1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1

100 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRONG COREL DRAW X6 (8)
    • 1.1. Cài đặt phần mềm Corel Draw X6 (9)
      • 1.1.1 Chuẩn bị (9)
      • 1.1.2 Cài đặt Corel Draw X6 (9)
    • 1.2. Khởi động và thoát khỏi chương trình (12)
      • 1.2.1. Khởi động (12)
      • 1.2.2. Thoát khỏi chương trình (17)
    • 1.3. Một số thao tác với tệp tin (17)
      • 1.3.1. Mở mới tệp tin (17)
      • 1.3.2. Mở tệp tin có sẵn (18)
      • 1.3.3. Lưu tệp tin (19)
    • 1.4. Xác lập giấy vẽ (19)
    • 1.5. Ẩn / Hiện lưới điểm (21)
    • 1.6. Phóng to/Thu nhỏ vùng vẽ (21)
      • 1.6.1. Công cụ Zoom (21)
      • 1.6.2. Công cụ Pan (0)
    • 1.7. Ẩn/ Hiện thước - Ruler (22)
    • 1.8. Bật/Tắt truy bắt đối tượng - Snap To Object (22)
    • 1.9. Vẽ hình cơ bản (23)
      • 1.9.1. Vẽ đường (23)
      • 1.9.2. Vẽ hình (26)
        • 1.9.2.1 Công cụ Rectangle (F6) (26)
        • 1.9.2.2 Công cụ Ellipse Tool (F7) (28)
        • 1.9.2.3 Các hình đa giác (Polygon (Y) (29)
      • 1.9.3. Tô màu nhanh cho đối tượng kín bằng bảng màu (33)
  • CHƯƠNG 2: HIỆU CHỈNH VÀ BIẾN ĐỔI HÌNH (46)
    • 2.1. Hiệu chỉnh hình vẽ (47)
      • 2.1.1. Sử dụng Group, UnGroup (47)
      • 2.1.2. Sử dụng Combine (47)
      • 2.1.3. Sử dụng Break Apart (48)
      • 2.1.4. Sử dụng Convert to Curve (48)
      • 2.1.5. Sử dụng Order (48)
      • 2.1.6. Sử dụng Align and Distribute (49)
    • 2.2. Biến đổi hình vẽ (50)
      • 2.2.1. Bo tròn góc hình vẽ (50)
      • 2.2.2. Biến đổi đường biên hình vẽ (51)
      • 2.2.3. Hàn các đối tượng (Weld) (52)
      • 2.2.4. Cắt đối tượng (Trim và Knife) (52)
        • 2.2.4.1 Cắt đối tượng Trim (52)
        • 2.2.4.2 Cắt đối tượng Knife (52)
      • 2.2.5. Giao các đối tượng (Intersect) (53)
      • 2.2.6. Xoay đối tượng (Rotate và Position) (53)
  • CHƯƠNG 3: TÔ MÀU, TẠO VĂN BẢN, TẠO HIỆU ỨNG TRONG COREL DRAW (63)
    • 3.1. Tô màu cho đối tượng (64)
      • 3.1.1. Công cụ Color Eyedropper (64)
      • 3.1.2. Công cụ Fill Tool (0)
        • 3.1.2.1. Uniform Fill (64)
        • 3.1.2.2. Fountain Fill (65)
        • 3.1.2.3. Pattern Fill (67)
        • 3.1.2.4. Texture Fill (68)
        • 3.1.2.5. PostScript Fill (68)
      • 3.1.3. Công cụ Mesh Tool (69)
      • 3.1.4. Công cụ Smart Fill Tool (69)
      • 3.1.5. Sao chép thuộc tính màu cho đối tượng (69)
      • 3.1.6. Công cụ Interactive Fill (70)
    • 3.2. Tạo văn bản (Text) (70)
      • 3.2.1. Tạo và soạn thảo văn bản (70)
      • 3.2.2. Thêm, xóa, hiệu chỉnh văn bản (71)
      • 3.2.3. Đặt văn bản lên một đường dẫn (72)
      • 3.2.4. Thay đổi chữ hoa, chữ thường (74)
    • 3.3. Tạo hiệu ứng cho đối tượng (76)
      • 3.3.1. Hiệu ứng DropShadow (76)
      • 3.3.2. Hiệu ứng Contour và Blend (78)
      • 3.3.3. Hiệu ứng Distort và Envelope (82)
      • 3.3.4. Hiệu ứng Transparancy (0)

Nội dung

CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRONG COREL DRAW X6

Cài đặt phần mềm Corel Draw X6

Corel Draw X6 là một chương trình đồ hoạ dễ sử dụng Các tính năng cũ được được hoàn thiện và rất nhiều tính năng mới được thêm vào Corel Draw X6 là nơi các hình vector ảnh bitmap và văn bản được hoà quyện với nhau trong một trang vẽ Một số tính năng trên Corel Draw X6 có thể kể đến như sau:

- Kết hợp nhiều trang vẽ với các kích cỡ khác nhau trong một file bản vẽ

- Cửa số Docker Object Manager quản lý đối tượng linh động và hoàn hảo

- Các tính năng chỉnh sửa văn bản mạnh mẽ như một chương trình xử lý văn bản cao cấp

- Công thức vẽ tương tác trực quan trên các Interactive Tools

- Vẽ thêm những dải tha thướt với công cụ tô màu Mesh Fill

- Công cụ Artistic Media mô phỏng các nét bút của hoạ sĩ

- Ảnh bitmap có thể chỉnh sửa ngay trong Corel Draw X6 với nhiều Filter và Plug-Ins hỗ trợ

- Các bảng màu đa dạng, nhiều chế độ pha trộn màu để tạo ra các bảng màu sắc riêng

- Hỗ trợ mạnh mẽ tách màu điện tử và in ấn

- Hỗ trợ xuất bản điện tử và thiết kế các trang Web với định dạng File PDF và ngôn ngữ HTML

- Yêu cầu về phần cứng của máy như sau:

 Intel Pentium 4, AMD Athlon 64 hoặc AMD Opteron

 Dung lượng đĩa cứng 1,5 GB

 Độ phân giải màn hình 1024 x 768 - Yêu cầu: Chuẩn bị phần mềm Corel Draw X6

 Cài đặt Corel Draw X6 - Bước 1: Xem hệ điều hành máy để cài đặt hệ điều hành 32bit hay 64 bit

+ Với hệ điều hành Window 7: Chuột phải vào Computer >> Properties + Với hệ điều hành Window 10: Chuột phải vào This PC >> Properties

- Bước 2: Sau khi xác định hệ điều hành 32bit hay 64bit >> Chọn phiên bản Corel Draw GraphicSuiteX6

+ Chạy file cài đặt kéo thanh cuộn xuống dưới cùng và chọn “I Accept”

+ Nhập mã Serial Number vào dưới lựa chọn I have a serial number or subscription code:

- Bước 3: Chọn Custom để bỏ các chương trình không cần cài đặt Có thể chọn Typical để cài đặt đầy đủ

- Tại đây có thể bỏ các lựa chọn khác và chọn Corel Draw X6 để cài đặt

- Bước 4: Corel Draw X6 tự động cài đặt

- Bước 5: Chọn Finish để hoàn tất cài đặt Corel Draw X6.

Khởi động và thoát khỏi chương trình

- Cách 1: Vào Start >> Program >> Corel Draw X6 >> Corel Draw X6

- Cách 2: Kích vào biểu tượng Corel Draw X6 trên nền màn hình

Sau khi khởi động màn hình đầu tiên của Corel xuất hiện khung màn hình Quick Start gồm 4 thành phần để khởi hoạt Corel Draw X6

Hình 1.1: Cửa sổ khởi động Corel Draw X6

- New blank document: Tạo khung cửa sổ mới để vẽ ảnh

Hình 1.2: Cửa sổ tạo khung bản vẽ

1 Name: Tên trang vẽ 2 Preset destination: Lựa chọn lưu 3 Size: Kích thước trang vẽ

5 Hướng giấy: Dọc hoặc ngang 6 Number of pages: Số trang 7 Primary Color mode: Chế độ màu chính 8 Rendering resolution: Chế độ phân giải

9 Preview mode: Chế độ hiển thị trang vẽ

 Ví dụ: Tạo 1 trang vẽ theo các thông số sau:

1 Name: hinhcoban 2 Preset destination: Custom

3 Size: A4 (Width: 210mm và heigh: 297mm) 4 Đơn vị đo: millimeters

5 Hướng giấy: khổ đứng 6 Number of pages: 1 trang 7 Primary Color mode: CMYK 8 Rendering resolution: 300dpi 9 Preview mode: mở rộng Enhanced - Open Recent: Mở những tệp tin hình ảnh đã xử lý

- Open other…: Gọi khung thoại Open Drawing để chọn tập tin hình ảnh đã lưu (mở cũ)

- New from template: Cho phép chọn những trang màn ảnh màu đã thiết lập sẵn

 Không gian làm việc của Corel draw X6:

Hình 1.3: Cửa sổ làm việc của Corel draw X6

Cho biết tên của sổ chương trình ứng dụng Corel Draw X6 và tên cửa sổ tài liệu tập tin đang mở

+ Restored Button (phóng to): Cho phép phóng to cực đại, hoặc thu nhỏ cực tiểu cửa sổ chương trình ứng dụng

+ Minimize Button (thu nhỏ): Thu nhỏ ẩn cửa sổ lên thanh tác vụ

+ Close Button (Đóng) : Cho phép đóng cửa sổ chương trình

Thanh Menu chứa đựng các Menu chức năng, các thao tác thường dùng liên quan đến các lệnh thực hiện tạo đối tượng và biến đổi đối tượng trong chương trình

Trên thanh Menu chứa đựng 11 Menu chức năng như sau:

+ File: Chứa đựng các chức năng liên quan đến thao tác tạo mới tập tin New, mở tập tin Open, lưu tập tin Save

+ Edit: Chứa đựng các chức năng liên quan đến các thao tác chỉnh sửa Undo/

Redo, sao chép tập tin Copy/Cut

+ Layout: Chứa đựng các chức năng thao tác trên trang giấy vẽ như: Thêm trang Insert Page, xoá trang Delete Page, đổi tên trang Rename Page, Thiết lập trang giấy vẽ

+ Arrange: Chứa đựng các chức năng thực hiện hiệu chỉnh và biến đổi đối tượng như: Hàn đối tượng Weld, cắt đối tượng Trim, kết hợp đối tượng Combine

+ Effect: Chứa đựng các chức năng đặc biệt thực hiện biến đổi đối tượng như quan sát qua thấu kính Lens, phối cảnh - Add perspective

+ Bitmap: Chứa đựng các chức năng cho phép thực hiện chuyển đổi ảnh Vector sang ảnh Bitmap - Convert to Bitmap, các hiệu ứng biến đổi trên ảnh Bitmap

+ Text: Chứa đựng các chức năng liên quan đến các thao tác tạo văn bản và hiệu chỉnh văn bản trong Corel Draw X6

+ Tool: Chứa đựng các chức năng liên quan đến việc chỉnh sửa các thông số hệ thống

+ Windows: Chứa đựng các chức năng liên quan đến việc sắp xếp lại các cửa sổ làm việc, cho phép chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ tài liệu làm việc đang được mở

- Thanh Thuộc Tính - Properties Bar:

Thanh đặc tính đặc trưng cho đối tượng được vẽ hay đặc trưng cho công cụ được chọn, nghĩa là:

+ Khi mở bản vẽ thanh đặc tính thể hiện thông tin trang giấy

+ Khi vẽ đối tượng thanh đặc tính chứa thuộc tính đối tượng

+ Khi chọn công cụ thanh đặc tính hiện đặc tính của công cụ

- Thanh Công Cụ - Tool Box:

Thanh công cụ chứa đựng các chức năng tạo và hiệu chỉnh đối tượng Thanh công cụ có 19 hộp công cụ Mỗi công cụ bên trong lại có những công cụ khác nữa, để mở những công cụ này kích chuột vào tam giác màu đen, chọn tên công cụ cần mở

1: Nhóm công cụ Picktool Phím tắt Space ||Ctrl + Space

2: Nhóm công cụ Shape Chỉnh sửa đối tượng

3: Nhóm công cụ Crop Cắt đối tượng

4: Nhóm công cụ Zoom, Hand Thay đổi vị trí, kích thước khung nhìn

5: Nhóm công cụ vẽ hình

6: Nhóm công cụ Smart Fill

7: Nhóm công cụ vẽ hình vuông

8: Nhóm công cụ vẽ hình tròn

9: Nhóm công cụ vẽ hình đa giác

10: Nhóm cong cụ vẽ các hình basic

13: Nhóm công cụ vẽ kỹ thuật, đo khoảng cách

14: Nhóm công cụ kết nối (Join)

16: Nhóm công cụ lấy, tô mẫu màu

19: Nhóm công cụ tô màu Fill

Hiển thị các trang giấy vẽ trong tập tin được chèn, đồng thời cho biết trang hiện hành đang được chọn, ta có thể thêm, xóa, đổi tên một trang giấy vẽ bằng menu Layout hay nhấp chuột phải Vùng Vẽ - Drawing Area Là khoảng trống trong cửa sổ màn hình, vùng vẽ rộng vô hạn, được dùng để vẽ tạm, không có tác dụng in ấn

- Cách 1: Vào File chọn Exit

- Cách 2: Nhấn biểu tượng Close góc trên cùng bên phải màn hình

- Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Alt +F4.

Một số thao tác với tệp tin

- Cách 1: Vào menu File >> New - Cách 2: Vào nút lệnh New (Ctrl + N) trên thanh công cụ

+ File tài liệu mới đầu tiên sẽ được gán tên mặc định tự động là Graphic1, Graphic 2 những tên file mặc định sẽ được gán tên mặc định sẽ được giữ nguyên cho đến khi file được lưu

Hình 1.4: Cửa sổ lưu file

+ Để tìm thấy tất cả các cửa sổ File đang mở và sắp xếp chúng một cách tự động trong cửa sổ chương trình ta vào WINDOW sau đó chọn:

+ Cascade: Xếp lớp + Title Hozitontally: dàn theo chiều ngang + Title Vertically: dàn theo chiều dọc

Hình 1.5: Chế độ dàn trang

Thủ thuật: Để thấy tất cả cửa số tài liệu mở và tự động sắp xếp chúng trong ứng dụng cửa sổ Corel Draw X6, chọn Cascade, Tile Horizontally, hoặc tiele Vertically từu menu lệnh Window

1.3.2 Mở tệp tin có sẵn Để mở một tài liệu hiện có, chọn một trong hai cách sau đây:

- Cách 1: Vào menu File >> Open (Ctrl + O) trên thanh công cụ

- Cách 2: Có thể mở nhiều File cùng một lúc bằng cách nhấn giữ Shift

Hình 1.6: Chế độ mở file có sẵn

Ngoài ra để mở ứng dụng khác được mở trong Corel Draw X6, Corel Draw X6 mở rộng cdr bằng cách vào File >> Import hoặc sử dụng tổ hợp phím Ctrl + I

- Cách 1: Click biểu tượng Save trên thanh công cụ chuẩn hoặc Ctrl + S hoặc menu File >> Save >> sử dụng các tuỳ chọn trong hộp Save:

+ Vession: Lưu File tương thích với những phiên bản trước nhưng sẽ làm mất một số hiệu ứng mà phiên bản có được

+ Thumb nail: Sử dụng để thể hiện hình ảnh thu nhỏ của nội dung mà tuỳ chọn

+ Selected Only: Lưu một số đối tượng xác định trung bình vẽ vào 1 File mới

- Cách 2: Lệnh Save - As (Lưu file đã sửa thành file mới hoặc bản sao)

Sử dụng lệnh Save as kết hợp với tuỳ chọn Selected Only tuỳ chọn này chỉ có hiệu lực khi các đối tượng được chọn trước lệnh Save as

Chọn đối tượng File >> Save as >> Selected Only nhập tên File chọn 1 kiểu

File và những tuỳ chọn khác nếu muốn click nút Save

- Mục File Name: Gõ nhập một tên duy nhất - Mục Save as type: Chọn một định dạng file như:

+ CDR- Corel Draw: định dạng mặc định của phần mềm Corel draw + CPT, GIF, JPEG, PNG: Định dạng file ảnh

+ AI: định dạng Abode Illustrator + EPS, SVG: định dạng vector chuyên dụng

Xác lập giấy vẽ

- Để thiết lập trang giấy vẽ vào Layout >> Page Setup - Hộp thoại Options xuất hiện chọn mục Layout >> chọn kiểu trình bày + Full Page: Trình bày dưới dạng trang đơn

+ Book: Chia trang thành hai phần bằng nhau theo chiều dọc

+ Booklet: Chia trang thành hai phần bằng nhau theo chiều dọc nhưng khi in các trang được ghép lại với nhau sao cho sau khi đóng gáy lại thành một cuốn sách nhỏ

+ Tent Card: Chia trang thành hai phần bằng nhau theo chiều ngang

+ Slide-Fold Card: Chia trang thành bốn phần theo chiều ngang lẫn chiều dọc

Sau khi in, sản phẩm được gấp theo chiều ngang trước và gấp theo chiều dọc sau

+ Top-Fold Card: Chia trang thành bốn phần theo chiều ngang lẫn chiều dọc Sau khi in, sản phẩm được gấp theo chiều dọc trước và gấp theo chiều ngang sau

+ Tri-Fold Brochure: Chia trang thành 3 phần theo chiều dọc Sau khi in thành phẩm được gấp theo chiều dọc của trang giấy

Thủ thuật Để hiển thị nhanh trang trước hoặc trang kế tiếp trong tài liệu, nhấn Page UP (trang trước) hoặc Page Down (trang sau)

Ẩn / Hiện lưới điểm

- Lưới là hệ thống đường kẻ ngang dọc không in ra được

- Chọn View >> Grid hoặc click chuột phải tại vùng trống của trang vẽ và chọn

- Để huỷ bỏ các chế độ, vào lại đường dẫn cũ và huỷ bỏ tuỳ chọn.

Phóng to/Thu nhỏ vùng vẽ

- Sử dụng công cụ Zoom - Trên thanh thuộc tính hoặc sử dụng phím Z

+ Zoom level: Cấp độ thu phóng + Zoom in: Phóng lớn F2

+ Zoom to Selected: Xem các đối tượng đang chọn (Shift + F 2 ) + Zoom to All Object: Xem tất cả các đối tượng (F 4 )

+ Zoom to Pag: Xem toàn bộ trang (F 4 )

+ Zoom to Width >> Heigth: Xem theo chiều rộng hoặc cao click vào Zoom to Width >> Heigth trên thanh thuộc tính

- Để Zoom To All Object trên hoặc ngoài trang tài liệu một cách nhanh chóng bằng việc click đôi nút Zoom Tool trong thanh công cụ

- Shift + F4: để quay lại chế độ zoom mặc định trong Corel Draw X6

+ Cuộn sang trái: Alt + Mũi tên sang trái + Cuộn sang phải: Alt + Mũi tên sang phải + Cuộn trênss: Alt + Mũi tên hướng trên + Cuộn xuống: Alt + Mũi tên hướng xuống.

Ẩn/ Hiện thước - Ruler

- Dùng để kiểm soát vị trí của đối tượng trên trang vẽ

- View >> Rulers hoặc Click chuột phải chọn View >> Rulers

- Xác định gốc thước nháy chuột vào góc trái trên của thước click và drag xuống dưới hoặc sang phải để lấy toạ độ O; O => di chuyển thước

- Nhấn giữ Shift click vào nơi giao nhau và drag chuột

Hình 1.7: Chế độ mở file có sẵn trên corel

- Để huỷ bỏ các chế độ, vào lại đường dẫn cũ và huỷ bỏ tuỳ chọn.

Bật/Tắt truy bắt đối tượng - Snap To Object

- Chế độ này cho phép một đối tượng đến gần đường lưới, Guidelines hay một đối tượng nào đó thì đối tượng tự động bắt dính lấy, sử dụng chế độ này khi cần tạo một vị trí chính xác để đặt đối tượng

+ Snap to Objects: Hút vào đối tượng + Snap to Grid: Hút vào lưới

+ Snap Grid as lines: Hút vào đường chỉ dẫn

- Để huỷ bỏ các chế độ, vào lại đường dẫn cũ và huỷ bỏ tuỳ chọn.

Vẽ hình cơ bản

1.9.1 Vẽ đường 1.9.1.1 Công cụ Free hand Tool

Công cụ Freehand Tool thực hiện vẽ tương tự như vẽ bằng một cây bút thật

Công cụ này có thể tạo ra các đường cong đóng hay mở hoặc các đường thẳng

- Bước 1: Chọn công cụ Freehand hoặc sử dụng phím F5 - Bước 2: Sau đó kéo rê chuột vẽ đường

Hình 1.8:Công cụ Free hand Tool

1.9.1.2 Công cụ 2-Point Line Tool

Công cụ 2-Point Line thực hiện vẽ những đường thẳng tạo nên từ 2 điểm di chuột - Bước 1: Chọn công cụ 2-Point Line trên thanh công cụ

- Bước 2: Chọn điểm 1 kéo rê chuột vẽ sang điểm 2 tạo thành đường thẳng

Hình 1.9: Công cụ 2-Point Line Tool

Công cụ Bezier Tool thực hiện vẽ những đường thẳng, đường cong và những vùng khép kín tượng tự như Freehand Tool

- Bước 1: Chọn công cụ Bezier trên thanh công cụ - Bước 2: Sau đó kéo rê chuột vẽ đường

Hình 1.10: Công cụ vẽ Bezier Tool

Công cụ Artistic Media Tool là công cụ rất hữu ích trong việc tạo hiệu ứng đường nét

- Bước 1: Chọn công cụ Artistic trên thanh công cụ

- Bước 2: Con trỏ chuột trên trang vẽ có dạng cây bút >> giữ chuột kéo trên trang vẽ và thả chuột để tạo hình vẽ >> chọn kiểu vẽ

+ Preset: Tạo ra đường vẽ với những đối tượng dọc theo cây bút

+ Brush: Tạo ra đường vẽ với những đối tượng dọc theo đường dẫn

+ Sprayer: phun ra một loạt những đối tượng theo kiểu được chọn trong danh sách có trong ô Spraylist File List

+ Calligraphic: Vẽ những đường tựa như được vẽ bằng bút sắt có độ nghiêng tùy theo hướng của đường dẫn

+ Pressure: Tạo ra những đường nét với hai tùy chọn Freehand Smoothing và Artistic Media Tool Width

Công cụ Pen dùng để vẽ đường thẳng, đường cong và vùng khép kín Với công cụ Pen, thực hiện vẽ những đường cong nhanh hơn Thực hiện vẽ tương tự như Bezier Tool nhưng có theo đường vẽ kèm theo con trỏ dễ dàng định hướng hơn Cấu trúc đường cong vẽ bằng Pen Tool tương tự như đường cong vẽ bằng Bezier Tool

- Bước 1: Chọn công cụ Pen Tool trên thanh công cụ, trang vẽ xuất hiện trỏ chuột sẽ có dạng

- Bước 2: Nhấn chuột lên trang vẽ để vẽ, khi vẽ xong double click chuột vào điểm cuối cùng để kết thúc đường cong vẽ bằng Pen Tool

- Bước 3: Tùy chọn các thuộc tính Pen tool

Là những điểm hình vuông (nhỏ) nằm cuối của một phân đoạn (thẳng hay cong)

- Đưa chuột vào nút, chuột sẽ biến đổi thành hình mũi tên đen và dấu cộng

Có 3 loại điểm uốn, chúng ta có thể thấy ở trên thanh Property:

- Make Node a Cusp: Tạo một điểm uốn nhọn

- Make Node smooth: Tạo một điểm uốn trơn

- Make Node Symmetrical: Tạo một điểm uốn đối xứng

- Mỗi nút trên đường cong (khi chọn nút đó bằng shape tool), sẽ xuất hiện điểm khiển

- Sử dụng điểm khiển kết hợp với điểm uốn để tạo ra những đường cong khác nhau Biến đường thẳng thành đường cong, vẽ một đoạn thẳng

- Dùng công cụ Shape tool nhấp vào nút - Để chọn nhiều nút, rê Shape tool bao quanh các nút cần chọn hoặc nhấn giữ phím Shift, nhấp chọn lần lượt các nút

- Dùng công cụ Shape tool nhấp vào điểm cần thêm nút hoặc nhấp vào nút muốn xóa

- Nhấp đôi hoặc nhấp vào các biểu tượng thêm nút, bớt nút trên thanh Property

6 Nối hai nút thành một nút

- Chọn 2 nút cần nối, (hai nút này phải nằm ở hai đầu mút của đối tượng hoặc thuộc hai đốitượng khác nhau)

7 Nối hai nút bằng một đoạn thẳng

- Chọn 2 nút cần nối - Nhấp vào biểu tượng Extend curve to close - Rê chuột để kéo

1.9.2 Vẽ hình 1.9.2.1 Công cụ Rectangle (F6)

Hình 1.11: Công cụ vẽ hình chữ nhật

- Bước 1: Chọn công cụ Rectangle hoặc sử dụng phím F6

- Bước 2: Chọn kiểu hình vẽ >> kéo rê chuột vẽ hình chữ nhật hoặc hình vuông + Khi hình mới được tạo, Corel Draw X6 sẽ tự động gán thuộc tính đường biên và màu tô (Fill) cho nó

+ Nhấn giữ Ctrl khi vẽ hình

+ Nhấn giữ Shift (Hình thể thay đổi từ tâm ra) + Nhấn giữ Ctrl + Shift (Hình thay đổi từ tâm có chiều cao, chiều rộng bằng nhau)

(Để vẽ hình vuông giữ phím Ctrl và kéo công cụ vẽ hình chữ nhật)

- Bước 3: Sau khi vẽ hình chữ nhật hoặc hình vuông trên thanh công cụ xuất hiện các thuộc tính để điều chỉnh:

1 Thuộc tính thay đổi chiều dài và chiều rộng của hình theo đơn vị đo hoặc tỉ lệ %

2 Thuộc tính quay hình theo góc: nếu muốn điều khiển từng góc: Shift + Click chuột để bỏ các điều khiển góc

3 Thuộc tính lấy đối xứng:

4 Thuộc tính bo góc: chọn 4 tuỳ chọn trên thanh thuộc tính, bật tắt các ổ khoá (cạnh) dùng công cụ Shape ( F 10 ) drag 1 điểm điều khiển của hình chữ nhật

+ Bo tròn các góc: Click (Round corner) + Góc cong vỏ sò: Click (Scalloped corner)

+ Góc vát: Click (Chamfered corner) 5 Thuộc tính mở rộng góc của hình chữ nhật 6 Thuộc tính kích thước đường viền:

7 Thuộc tính phá vỡ định dạng của hình

- Bước 1: Chọn công cụ Rectangle - Bước 2: Chọn kiểu hình chữ nhật >> kéo rê chuột vẽ hình chữ nhật

- Bước 3: Chọn các thuộc tính màu vàng, chọn kiểu bo tròn các góc

Thủ thuật: Để di chuyển nhanh từ chế độ chọn nút Rectangular sang Free hand, giữ Alt bất kỳ được đặt trong vùng chọn bằng Lasso sẽ được chọn

Hình 1.12: Công cụ vẽ hình Ellipse

Ellipse Tool dùng để vẽ những hình Ellipse hay hình tròn - Bước 1: Chọn công cụ vẽ hình Ellipse các tuỳ chọn thể hiện trên thanh thuộc tính hoặc sử dụng phím F7

- Bước 2: Chọn kiểu hình để vẽ >> kéo rê chuột vẽ hình Ellipse hoặc hình tròn

- Bước 3: Sau khi vẽ hình Ellipse hoặc hình tròn trên thanh công cụ xuất hiện các thuộc tính để điều chỉnh:

1 Thuộc tính thay đổi chiều dài và chiều rộng của hình theo đơn vị đo hoặc tỉ lệ %

2 Thuộc tính quay hình theo góc: nếu muốn điều khiển từng góc: Shift + Click chuột để bỏ các điều khiển góc

3 Thuộc tính lấy đối xứng:

4 Thuộc tính lựa chọn cung vẽ cho hình Có 3 tuỳ chọn trên thanh thuộc tính

+ Hình Ellipse hiển thị một hình Ellipse hoàn toàn + Hình vẽ cung: Click Pie

+ Hình quạt: Click Arc 6 Thuộc tính kích thước đường viền:

7 Thuộc tính phá vỡ định dạng của hình

- Bước 1: Chọn công cụ Ellipse - Bước 2: Chọn kiểu hình Ellipse >> giữ phím shift + Ctrl vẽ hình tròn

- Bước 3: Chọn các thuộc tính màu vàng:

1.9.2.3 Các hình đa giác Polygon (y)

Hình 1.13: Công cụ vẽ hình đa giác

 Các hình đa giác Polygon (y)

- Bước 1: Chọn công cụ Polygon từ hộp công cụ hoặc dùng phím tắt Y

- Bước 2: Chọn kiểu hình vẽ Polygon >> kéo rê chuột vẽ hình mặc định là hình ngũ giác

- Bước 3: Sau khi vẽ hình ngũ giác trên thanh công cụ xuất hiện các thuộc tính để điều chỉnh số cạnh của hình để tạo thành các hình như tam giác, ngũ giác, lục giác…

- Bước 1: Chọn công cụ Polygon từ hộp công cụ hoặc dùng phím tắt Y - Bước 2: Chọn kiểu hình vẽ Polygon >> kéo rê chuột vẽ hình mặc định là hình ngũ giác

- Bước 3: Tại thanh thuộc tính chọn vào hình ngũ giác điều chỉnh số cạnh xuống 3 >> tạo thành hình tam giác >> chọn màu vàng

 Các hình đa giác có dạng ngôi sao (Star Tool):

- Bước 1: Chọn công cụ Polygon từ hộp công cụ

- Bước 2: Chọn kiểu hình vẽ hình ngôi sao Star Tool >> kéo rê chuột vẽ hình mặc định là ngôi sao 5 cánh

- Bước 3: Sau khi vẽ hình ngôi sao trên thanh công cụ xuất hiện các thuộc tính để điều chỉnh số cạnh của hình để tạo thành các hình ngôi sao có số cánh như đã điều chỉnh

- Bước 1: Chọn công cụ Polygon từ hộp công cụ hoặc dùng phím tắt Y

- Bước 2: Chọn kiểu hình vẽ hình ngôi sao Star Tool >> kéo rê chuột vẽ hình mặc định là hình ngôi sao 5 cánh hoặc ngôi sao

- Bước 3: Tại thanh thuộc tính không thay đổi số cạnh hình ngôi sao 5 cánh > chọn màu vàng

 Các hình đa giác có dạng ngôi sao (Complex Star)

Công cụ Complex Star dùng để vẽ ngôi sao với các cạnh giao nhau

- Bước 1: Chọn công cụ Polygon từ hộp công cụ - Bước 2: Chọn dạng kiểu vẽ hình ngôi sao có các cạnh giao nhau Complex Star

>> kéo rê chuột vẽ hình mặc định là ngôi sao 10 cánh

- Bước 3: Sau khi vẽ hình ngôi sao trên thanh công cụ xuất hiện các thuộc tính để điều chỉnh số cạnh của hình để tạo thành các hình ngôi sao có số cánh như đã điều chỉnh

- Bước 1: Chọn công cụ Polygon từ hộp công cụ

- Bước 2: Chọn kiểu hình vẽ hình ngôi sao có các cạnh giao nhau Complex Star

>> kéo rê chuột vẽ hình mặc định là ngôi sao 10 cánh

- Bước 3: Tại thanh thuộc tính không thay đổi số cạnh hình ngôi sao 10 cánh >> chọn màu đỏ

 Vẽ hình xoắn ốc - spiral phím tắt A

Công cụ vẽ hình xoắn ốc Spiral Tool dùng để vẽ những đường xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ hay cùng chiều kim đồng hồ

- Bước 1: Chọn công cụ Polygon từ hộp công cụ - Bước 2: Chọn kiểu hình vẽ hình xoắn ốc Spiral Tool >> kéo rê chuột vẽ hình

- Bước 3: Sau khi vẽ hình xoắn ốc trên thanh công cụ xuất hiện các thuộc tính để điều chỉnh xuất hiện:

+ Số vòng xoắn + Kiểu xoắn đối xứng

+ Kiểu xoắn mở rộng dần, bước xoắn

Spiral Revolutions (Số vòng xoắn) Symmetrical Spiral (Kiểu xoắn đối xứng) Logarithmic Spiral (Kiểu xoắn có bước xoắn tăng dần) Spical Expansion Factor (Hệ số mở rộng bước xoắn)

- Bước 1: Chọn công cụ Polygon từ hộp công cụ - Bước 2: Chọn kiểu hình vẽ hình xoắn ốc Spiral Tool >> kéo rê chuột vẽ hình

- Bước 3: Sau khi vẽ hình xoắn ốc trên thanh công cụ xuất hiện các thuộc tính để điều chỉnh

1.9.2.4 Công cụ vẽ các hình đặc biệt

Nhóm công cụ vẽ các hình cơ bản như các hình đặc biệt, hình mũi tên, hình sơ đồ, hình dạng sao

- Bước 1: Chọn công cụ Basic Shapes Tool từ hộp công cụ - Bước 2: Chọn kiểu hình vẽ >> sau đó kéo rê và vẽ hình

- Bước 3: Sau khi vẽ hình trên thanh công cụ xuất hiện các thuộc tính để điều chỉnh

- Bước 1: Chọn công cụ Basic Shapes Tool từ hộp công cụ - Bước 2: Chọn kiểu hình Banner shapes >> kéo rê chuột vẽ hình

- Bước 3: Sau khi vẽ hình trên thanh công cụ xuất hiện các thuộc tính để mặc định

+ Basic Shapes : Các hình dạng đặc biệt

+ Arrow Shapes : Các hình dạng mũi tên

+ Flowchar Shapes : Các hình dạng sơ đồ

+ Star Shapes : Các hình dạng ngôi sao

+ Callout Shapes : Các hình dạng lời thoại

1.9.3 Tô màu nhanh cho đối tượng kín bằng bảng màu

- Bước 1: Chọn đối tượng cần tô màu

- Bước 2: Click chuột trái lên thanh thước màu nằm thẳng đứng bên phải màn hình hiển thị

+ Nếu click chọn vào ô có nghĩa là bỏ chọn màu tô nền cho đối tượng + Biểu tượng Click chọn để di chuyển bảng màu

+ Biểu tượng Click chọn để mở rộng bảng màu - Bước 3: Click vào 1 màu cho đối tượng

Hệ thống kiến thức Chương 1 1 Yêu cầu về lý thuyết

 Trình bày được các khái niệm trong cơ sở dữ liệu;

 Trình bày được vai trò của SQL;

 Trình bày được tổng quan về cơ sở dữ liệu quan hệ;

 Trình bày được các sơ lược về SQL

2 Yêu cầu về bài tập: Xác định được các khóa

3 Hệ thống các công thức đã học:

 Thiết lập trang vẽ - Xác lập giấy vẽ: Layout >> Page Setup - Ẩn/Hiện lưới điểm: View >> Grid

- Sử dụng công cụ Zoom: Trên thanh thuộc tính hoặc sử dụng phím Z - Ẩn/Hiện thước – Ruler: View >> Rulers

- Bật/Tắt truy bắt đối tượng - Snap To Object: View >> Snap to

 Công cụ vẽ hình cơ bản

- Công cụ Rectangle (F6) : Công cụ vẽ hình chữ nhật hoặc giữ Ctrl để vẽ hình vuông

- Công cụ Ellipse Tool (F7) : Công cụ vẽ hình Ellipse hoặc giữ Ctrl vẽ hình tròn

- Các hình đa giác Polygon (y): Công cụ vẽ các hình đa giác, hình ngôi sao, hình xoắn ốc

4 Các bài tập chương 1 BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 1: VẼ CÁC HÌNH CƠ BẢN, LOGO

- Mở phần mềm Corel Draw X6 và thực hiện vẽ các hình cơ bản và lưu file tại D:\Corel\hinhcoban1.cdr

1 Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm

2 Hình chữ nhật 1: 18x26mm, màu trắng và hình chữ nhật 2:14x20mm, màu xanh lam (bo góc 2

1 Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm

2 Hình lục giác: 24x24mm, màu hình là 2cm) trắng

1 Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm

2 Hình mái nhà: 1 hình tam giác 16mm, màu trắng

3 Hình chữ nhật: 6 hình theo chiều dọc 1x12 mm, 1 hình chiều ngang 20x1mm và 24x1mm, màu trắng

1 Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm

2 Hình thân máy trên: 1 hình theo chiều dọc 18x13mm bo góc 0.7mm, màu trắng; và 1 hình 14x9mm màu xanh

3 Hình thân máy dưới: 1 hình chữ nhật 23x2mm bo góc 2 cạnh dưới 1.7mm màu trắng và hình chữ nhật 3x1mm màu xanh

1 Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm

2 Hình khóa: 1 hình Ellipse 19x24mm, màu trắng và hình Ellipse 15x20mm chỉ có đường viền màu trắng

1 Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm

2 Hình liên kết: 2 hình Ellipse 15x13mm, màu trắng

Bước 1: Vẽ hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm

 Chọn hình Ellipse >> giữ phím Ctrl >> vẽ hình chữ tròn với kích thước 45x45mm Chọn hình tròn >> Chọn màu xanh tạo hành hình tròn Bước 2: Vẽ hình chữ nhật 1 Vẽ hình chữ nhật kích thước 18x26mm hướng dọc

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật

 Chọn công cụ Rectangle >> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 18x26mm hướng ngang

 Chọn hình chữ nhật nhập lại số đơn vị bo góc 4 cạnh là 2mm

>> Chọn màu trắng 2 Vẽ hình chữ nhật kích thước 14x20mm

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 14x20mm nằm dọc

>> Chọn hình chữ nhật >> nhập lại số đơn vị bo góc 4 cạnh là 2mm

Bước 1: Vẽ hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse

>> giữ phím Ctrl >> vẽ hình chữ tròn với kích thước

45x45mm >> chọn màu xanh đậm Bước 2 Vẽ hình lục giác: 24x24mm, màu trắng

 Click vào công cụ vẽ hình đa giác >> vẽ hình đa giác

 Click vào hình đa giác vừa vẽ >> nhập lại số cạnh là 6 >> nhập lại với kích thước 24x24mm >> chọn màu trắng

Bước 1: Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse

>> giữ phím Ctrl >> vẽ hình chữ tròn với kích thước

45x45mm >> chọn màu xanh đậm Bước 2: Hình mái nhà: 1 hình tam giác 16x8mm, màu trắng

 Click vào công cụ vẽ hình đa giác >> vẽ hình đa giác

 Click vào hình đa giác vừa vẽ >> nhập lại số cạnh là 3 >> nhập lại với kích thước 16x8mm >> chọn màu trắng Bước 3: Hình thân nhà: 6 hình chữ nhật theo chiều dọc 1x6mm, 1 hình chữ nhật chiều ngang 20x1mm và 24x1mm, màu trắng

1 Vẽ 6 hình chữ nhật theo chiều dọc 1x6mm

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật

 Chọn công cụ Rectangle >> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 1x6mm nằm dọc

 Sử dụng chuột phải kéo di chuyển hình chữ nhật (sao chép hình chữ nhật) >> Ctrl +

2 Vẽ 1 hình chữ nhật chiều ngang 20x1mm và 24x1mm, màu trắng

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 20x1mm

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 24x1mm

Bước 1: Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse

>> giữ phím Ctrl >> vẽ hình chữ tròn với kích thước

45x45mm >> chọn màu xanh đậm

Bước 2: Hình thân máy trên: 1 hình theo chiều dọc 18x13mm bo góc 0.7mm, màu trắng; và 1 hình 14x9mm màu xanh

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật >> Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 18x13mm >> chọn màu trắng >> Chọn hình chữ nhật >> nhập lại số đơn vị bo góc

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật >> Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 14x9mm

Bước 3: Hình thân máy dưới: 1 hình chữ nhật 23x2mm bo 2 góc cạnh dưới 1.7mm, màu trắng và hình chữ nhật 3x1mm màu xanh

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật >> Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 23x2mm >> Chọn màu trắng >> Chọn hình chữ nhật >> nhập lại số đơn vị bo góc 2 cạnh dưới là 1.7 mm >> chọn màu trắng

 Chọn công cụ Rectangle >> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 3x1mm >> chọn màu xanh

Bước 1: Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse

>> giữ phím Ctrl >> vẽ hình chữ tròn với kích thước

45x45mm >> chọn màu xanh đậm

Bước 2: Hình khóa: 1 hình Ellipse 19x24mm, màu trắng và hình Ellipse 15x20mm chỉ có đường viền màu trắng

1 Vẽ hình Ellipse 19x24mm, màu trắng:

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse

>> vẽ hình chữ Ellipse kích thước 19x24mm

>> chọn màu xanh trắng 2 Vẽ hình Ellipse 15x20mm chỉ có đường viền màu trắng:

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse

>> vẽ hình chữ Ellipse kích thước 15x20mm

 Click chuột phải vào hình Ellipse 15x20mm chọn Ojbect Properties >> tại mục color

Bước 1: Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse

>> giữ phím Ctrl >> vẽ hình chữ tròn với kích thước

45x45mm >> chọn màu xanh đậm Bước 2: Hình liên kết: 2 hình Ellipse 15x13mm, màu trắng

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse

>> vẽ hình chữ Ellipse kích thước 15x13mm

 Click chuột phải vào hình Ellipse 15x13mm chọn Ojbect Properties >> tại mục color chọn màu trắng

 Click vào hình Ellipse 15x13mm sử dụng tổ hợp phím Ctrl + C >> Sử dụng tổ hợp phím Ctrl + V để paste thêm 1 hình Ellipse 15x13mm >> kéo thả để lồng 2 hình Ellipse tạo hình liên kết

 Đặt tên trang vẽ là: mau hinh co ban2 Hình 1:

1 Vẽ hình tròn màu xanh 47x47 mm 2 Vẽ hình biểu tượng face:

+1 hình chữ nhật với kích thước 6x24mm nằm dọc, bo góc cạnh 1 là 9mm, màu trắng;

+ 1 hình chữ nhật với kích thước 6 x12 mm nằm ngang, màu trắng;

+ 1 hình chữ nhật với kích thước 6x6mm

+ 1 hình tròn 32x32mm, màu vàng

+ 1 hình tam giác 30x32mm màu vàng 2 Hình tròn: 23x23mm màu trắng 3 Hình cái cốc: hình chữ nhật có kích thước 9x8mm màu vàng nằm ngang, màu trắng 4 Hình quai cốc: hình ellipse có kích thước: 3x4 mm màu vàng

1 Vẽ hình biểu tượng facebook

Bước 1: Vẽ hình tròn màu xanh 1 Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse

>> giữ phím Ctrl >> vẽ hình chữ tròn với kích thước

45x45mm >> chọn màu xanh nhạt Bước 2: Vẽ hình biểu tượng face màu trắng kết hợp giữa 3 hình chữ nhật bo góc 1 Vẽ hình chữ nhật kích thước 6x24mm, màu trắng, bo cạnh 1 là 9mm

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật >> Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 6x24mm >> Chọn màu trắng

 Chọn hình chữ nhật >> nhập lại số đơn vị bo góc cạnh 1là 9mm >> chọn màu trắng 1 Vẽ hình chữ nhật kích thước 12x6mm, màu trắng

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật >> Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 12x6mm

>> Chọn màu trắng 2 Vẽ hình chữ nhật có kích thước 6x6mm nằm ngang, màu trắng

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật >> Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 6x6mm

 Xếp chồng 3 hình chữ nhật >> tạo thành hình biểu tượng facebook Bước 3: Chọn toàn bộ hình facebook >> Ctrl + G để nhóm đối tượng thành 1 Group

Bước 1: Vẽ hình định vị: kết hợp giữa hình tròn và hình tam giác

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse

>> giữ phím Ctrl >> vẽ hình chữ tròn với kích thước

 Click vào công cụ vẽ hình đa giác >> vẽ hình đa giác >> Click vào hình đa giác vừa vẽ >> nhập lại số cạnh là 3 >> nhập lại với kích thước

30x32mm >> chọn màu vàng >> Click vào hình tam giác >> chọn thuộc tính góc quay nhập 180 o

 Giữa phím Shift >> chọn 2 hình tròn và hình tam giác >> chọn

Intersect để thành 1 đối tượng hình định vị Bước 2: Vẽ hình tròn có kích thước: 23x23 mm

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse

>> giữ phím Ctrl >> vẽ hình chữ tròn với kích thước

23x23mm >> chọn màu trắng Bước 3: Vẽ hình cái cốc hình chữ nhật có kích thước 9x8mm

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật >> Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 9x8mm

>> Chọn màu vàng Bước 4: Vẽ cái quai hình ellipse có kích thước: 3x4 mm

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse

>> vẽ hình chữ Ellipse với kích thước

 Click chuột phải vào hình Ellipse 3x4 mm chọn Ojbect Properties >> tại mục color chọn màu vàng Bước 5: Chọn toàn bộ hình định vị >> Ctrl + G để nhóm đối tượng thành 1 Group

- Mở phần mềm Corel Draw X6 và thực hiện vẽ các hình cơ bản và lưu file tại D:\Corel\hinhcoban3.cdr

Logo Thông điệp Logo Key Note

Yêu cầu: Vẽ lại các mẫu thiết kế logo của các hãng

1 Vẽ và điều chỉnh hình tròn, nhập và hiệu chỉnh chữ LG để vẽ logo LG 2 Vẽ và điều chỉnh hình chữ nhật để vẽ Logo Adidas

3 Vẽ và điều chỉnh hình chữ nhật, hình tam giác và hình tròn để vẽ hình Thông điệp

4 Vẽ và căn chỉnh hình tròn, ellipse và hình chữ nhật để vẽ logo Key Note

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse

>> giữ phím Ctrl >> vẽ hình tròn bên trong >> Chuột phải chọn Properties Object >> Chọn màu trắng tại mục Color >> Chọn cung hình tròn là Pie >> quay góc 90 0

 Chọn hình tròn vừa tạo đường viền màu trắng >> Ctrl + Q và F10 >> chọn 2 điểm trên hình cung >> click add note >> Chọn Break curve >> Ctrl + K tách và kéo đoạn chữ L xuống dưới

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse

>> giữ phím Ctrl >> vẽ hình tròn nhỏ cạnh chữ L Bước 2 Logo Adidas

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật >> Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật >> chọn màu đen >> Sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Q và F10 để phá vỡ định dạng >> điều hình các hình chữ nhật theo mẫu Adidas

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật >> Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật >> chọn màu đen

HIỆU CHỈNH VÀ BIẾN ĐỔI HÌNH

Hiệu chỉnh hình vẽ

- Dùng để nhóm các đối tượng lại với nhau thành một khối chung

- Chọn các đối tượng cần nhóm vào hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + G

Trước khi group: 2 đối tượng riêng biệt Sau khi group: Thành 1 đối tuợng

Hình 2.1: Nhóm các đối tượng với nhau

- Thực hiện tách riêng từng đối tượng trong nhóm - Tách nhóm bằng lệnh Arrange >> Ungroup hoặc sử dụng tổ hợp phím Ctrl+U

- Tách tất cả các nhóm trong bản vẽ thành những đối tượng riêng biệt bằng lệnh

Arrange >> Ungroup All Ví dụ:

Trước khi ungroup: 1 đối tượng Sau khi Ungroup: Thành 2 đối tuợng riêng biệt

Hình 2.2: Tách đối tượng 2.1.2 Sử dụng Combine nhấp biểu tượng trên thanh thuộc tính >> chọn Combine, hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl +

- Sử dụng để tách đối tượng thành nhiều thành phần - Chọn đối tượng và thực hiện lệnh Arrange >> Break Apart hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + K

2.1.4 Sử dụng Convert to Curve

- Sử dụng Convert to Curve chuyển biên các đối tượng được vẽ bằng các công cụ như Rectangle, Ellipse Tool về dạng biên cong để biến đổi nhanh bằng công cụ Pick

- Để chuyển biên vào Arrange >> Convert to Curve

- Sử dụng các lệnh Combine, Group hoặc Convert To Curves trên các đối tượng trong Docket Object Manager bằng việc chọn các đối tượng, click chuột phải và chọn một lệnh từ tành menu pop - up

- Đây là nguyên tắc chủ yếu khi nhiều đối tượng nằm chồng lên nhau Mặc định những đối tượng mới đứng trước, đối tượng cũ đứng sau

- Để sắp xếp thứ tự các đối tượng:

+ Arrange >> Order >> To Front of Page: Mang đối tượng đang chọn lên trước tất cả các đối tượng khác bên trong hoặc ngoài trang vẽ hoặc sử dụng tổ hợp phím

+ Arrange >> Order >> To Back of Page: Mang đối tượng đang chọn xuống sau tất cả các đối tượng khác hoặc sử dụng tổ hợp phím Shift + Page Down

+ Arrange >> Order >> To Back of Layer: Mang đối tượng đang chọn xuống sau một lớp hoặc sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Page Up

+ Arrange >> Order >> To Font of Layer: Mang đối tượng đang chọn lên trên một lớp hoặc sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Page Up

+ Arrange >> Order >> Forward One: Mang đối tượng đang chọn lên trước một lớp hoặc sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Page Up

+ Arrange >> Order >> Back One: Mang đối tượng ra phía sau một lớp hoặc sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Page Down

+ Arrange >> Order >> In Font Of: Một con trỏ hình mũi tên màu đen xuất hiện cho phép chỉ định đối tượng, và đối tượng đang chọn sẽ được đặt ngay trên đối tượng vừa chỉ định

+ Arrange >> Order >> Behind: một con trỏ hình mũi tên màu đen xuất hiện cho phép chỉ định đối tượng, và đối tượng đang chọn sẽ được đặt ngay sau đối tượng vừa chỉ định

+ Reverse Order: Lệnh này đảo ngược vị trí trước sau của các đối tượng đang chọn

2.1.6 Sử dụng Align and Distribute

- Căn giữa các đối tượng với nhau và giữa các đối tượng với trang vẽ - Sử dụng lệnh Arange >> Align and Distribute >> chọn:

+ Align left: Căn đối tượng về phía trái đối tượng chuẩn (phím tắt L) + Align Right: Căn đối tượng về phía phải đối tượng chuẩn (phím tắt R) + Align Top: Căn đối tượng về phía bên trên đỉnh của đối tượng chuẩn (phím tắt T)

+ Align Bottom: Căn đối tượng xuống cạnh đáy của đối tượng chuẩn (phím tắt B)

Align left Align Right Align Top Align Bottom

Hình 2.4: Căn chỉnh đối tượng

+ Align Centers Horizontally: Căn đối tượng theo tâm của chiều ngang đối tượng chuẩn (phím tắt E)

+ Align Centers Vertically: Căn đối tượng theo tâm của chiều đứng đối tượng chuẩn (phím tắt C)

+ Center to Page: căn tất cả các đối tượng được chọn vào giữa trang giấy vẽ (phím tắt P)

+ Center to Page Horizontally: Căn các đối tượng theo tâm chiều ngang của trang vẽ

+ Center to Page Vertically: Căn các đối tượng theo tâm chiều đứng của trang vẽ

Align Centers Vertically Center to Page

Biến đổi hình vẽ

2.2.1 Bo tròn góc hình vẽ

- Bước 1: Trong Corel có một công cụ bo góc các hình vẽ cơ bản vào Window

- Bước 2: Chọn chế độ bo cho hình vẽ trong công cụ Fillet/Scallop/Chamfer

+ Fillet: Bo tròn các góc + Scallop: Góc cong vỏ sò

+ Chamfer: Góc vát - Radius: Bán kính bo - Bước 3: Chọn Apply để thực hiện chế độ bo góc cho hình vẽ

2.2.2 Biến đổi đường biên hình vẽ

- Công cụ này xác định các thuộc tính cho đường biên về màu sắc, độ dày, kiểu đường biên cho đối tượng >> Chọn Outline Tool hoặc sử dụng tổ hợp phím F12

>> hộp thoại Outline Pen được mở ra, trong này chứa những thuộc tính đầy đủ nhất về đường biên như màu sắc, kiểu đường biên

Hình 2.6: Biến đổi đường biên

1 Color: chọn màu cho đường biên

2 Width: độ dày của đường biên

3 Style: Kiểu thể hiện đường biên (đứt nét, đường liền …) 4 Edit Style mở hộp thoại Edit Line Style: Tạo những kiểu đường viền mới

5 Corners: Các kiểu thể hiện góc của đường path

6 Line caps: Thể hiện đầu của đường mở

7 Arrows: Thực hiện những lựa chọn tạo mũi tên cho điểm đầu hoặc cuối của đối tượng 8 Calligraphy: Với những chọn lựa như Nib Shape (kiểu đầu bút), Stretch (thay đổi chiều dài nét bút), Angle (quay đầu bút) thực hiện hiệu ứng thay đổi chiều dày nét tùy

2.2.3 Hàn các đối tượng (Weld)

Thực hiện hàn đối tượng sẽ chồng lên nhau xóa mất đường biên và trở thành một đối tượng duy nhất

- Bước 1: Chọn các đối tượng cần hàn - Bước 2: Vào Arrange >> Shaping >> Weld

Hình 2.7: Hàn các đối tượng

- Hoặc chọn 2 đối tượng (click vào hình 1 giữa shift + click vào hình 2) >> trên thanh công cụ xuất hiện công cụ Weld

2.2.4 Cắt đối tượng (Trim và Knife) 2.2.4.1 Cắt đối tượng Trim

Thực hiện cắt đối tượng trên dưới một vùng đúng bắng đối tượng bên trên chồng lên nó

- Bước 1: Chọn các đối tượng cần cắt - Bước 2: Vào Arrange >> Shaping >> Trim

- Hoặc chọn 2 đối tượng (click vào hình 1 giữa shift + click vào hình 2) >> trên thanh công cụ xuất hiện công cụ Trim

Công cụ này dùng để cắt đối tượng vẽ trong Corel Draw X6

- Bước 1: Chọn đối tượng cần cắt

- Bước 2: Click chuột với công cụ Knife >> chọn đối tượng cắt như sử dụng dao bình thường >> chọn loại dao

Trước khi Weld Sau khi Weld

Trước khi Trim Sau khi Trim

+ Auto-Close on Cut: Dùng cắt các đối tượng khép kín và chia đối tượng thành hai đối tượng khép kín rời nhau Nếu đối tượng cắt là không khép kín thì sẽ thay đoạn cắt bởi đường giao

+ Leave as One Object: Dùng cắt các đối tượng không khép kín Nếu cắt đối tượng khép kín thì sẽ làm cho đối tượng này nở ra, do đó sẽ làm mất màu tô của đối tượng bị cắt

2.2.5 Giao các đối tượng (Intersect)

Thực hiện cắt giao đối tượng trên dưới một vùng đúng bằng đối tượng bên trên chồng lên nó

- Bước 1: Chọn các đối tượng cần cắt giao - Bước 2: Vào Arrange >> Shaping >> Intersect

Hình 2.9 Giao các đối tượng

- Hoặc chọn 2 đối tượng (click vào hình 1 giữa shift + click vào hình 2) >> trên thanh công cụ xuất hiện công cụ Intersect

2.2.6 Xoay đối tượng (Rotate và Position) 2.2.6.1 Di chuyển đối tượng (Position)

Lệnh Position cho phép di chuyển một đối tượng từ vị trí này đến vị trí khác

- Bước 1: Chọn đối tượng cần di chuyển vị trí

- Bước 2: Vào Arrange >> Transformation >> Position hoặc bấm tổ hợp phím Alt + F7 một hộp thoại xuất hiện:

Trước khi Intersect Sau khi Intersect

Hình 2.10: Di chuyển đối tượng

1 Tọa độ tâm mới của đối tượng

2 Vị trí được chọn làm tâm của đối tượng

3 Số bản copy sau mỗi lần tịnh tiến

- Bước 3: Tùy chỉnh các thông số cần thiết rồi Apply

Lệnh Rotate cho phép xoay một đối tượng từ vị trí này đến vị trí khác

- Bước 1: Chọn đối tượng cần xoay vị trí

- Bước 2: Vào Arrange >> Transformation >> Rotate hoặc bấm tổ hợp phím Alt + F8 một hộp thoại xuất hiện:

Hình Error! No text of specified style in document Xoay đối tượng

3 Vị trí được chọn là tâm xoay của đối tượng

4 Số bản copy sau mỗi lần xoay

- Bước 3: Tùy chỉnh các thông số cần thiết rồi Apply

Hệ thống kiến thức Chương 2 1 Yêu cầu về lý thuyết

 Trình bày được các khái niệm trong cơ sở dữ liệu;

 Trình bày được vai trò của SQL;

 Trình bày được tổng quan về cơ sở dữ liệu quan hệ;

 Trình bày được các sơ lược về SQL

2 Yêu cầu về bài tập: Bài tập chương 2

3 Hệ thống các công thức đã học:

 Sử dụng Group (Ctrl + G/U): Dùng để nhóm/tách các đối tượng lại với nhau

 Sử dụng Combine (Ctrl + L.): Dùng để sát nhập hai hoặc nhiều đối tượng thành một đối tượng

 Sử dụng Break Apart (Ctrl+K): để tách đối tượng thành nhiều thành phần

 Sử dụng Order: Để sắp xếp thứ tự các đối tượng

Arrange >> Order >> Chọn thứ tự lên lớp, xuống lớp, lên trên cùng trang, xuống dưới cùng trang

 Sử dụng Arange >> Align and Distribute: để căn các đối tượng

 Biến đổi đối tượng: Chọn 2 đối tượng dùng Weld (Nối hoặc hàn) Trim(cắt),

Intersect (lấy phần giao) 4 Các bài tập chương 2 BTTH_C2_Bài 1: Thiết kế mẫu Cad visit theo mẫu sau:

- Mở phần mềm Corel Draw X6 và thực hiện vẽ các card visit và lưu file tại D:\Corel\Card visit1.cdr

- 1 hình kích thước 90x50mm màu trắng

1 Vẽ hình chữ nhật kích thước 90x50mm

- 1 hình kích thước 80x8mm màu đen - 2 hình kích thước 12x5mm

2 Tạo chữ ctc1, cao đẳng xây dựng số 1, www.ctc1.edu.vn

3 Chèn biểu tượng của trường

-1 hình kích thước 60x8mm, bo góc 5 mm màu vàng

- 1 hình kích thước 23x6mm, bo góc cạnh 3 là 5mm màu vàng

-1 hình kích thước 65x6mm màu, bo góc cạnh 1 là 4mm, màu vàng

3 Tạo hình tròn, chèn các biểu tượng thông tin, face, vị trí

4 Vẽ đường thẳng nối giữa các hình vuông

5 Chèn biểu tượng của trường

Bước 1: Vẽ hình chữ nhật:

- 1 hình kích thước 90x50mm màu trắng:

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 90x50mm >> chọn màu trắng

- 1 hình kích thước 90x45mm màu vàng:

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 90x45mm >> chọn màu vàng

- 1 hình kích thước 80x8mm màu đen:

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 80x8mm >> chọn màu đen

 Chọn hình chữ nhật vừa vẽ >> Chọn Shape Tool hoặc Ctrl + Q >> nhấn F10 >> chỉnh sửa hình theo như mẫu

- 2 hình Kích thước 12x5mm màu trắng:

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 12x5mm >> chọn màu trắng

 Chọn hình chữ nhật 12x5mm vừa vẽ >> Chọn Shape Tool hoặc Ctrl + Q >> nhấn F10 >> chỉnh sửa hình theo như mẫu >> sao chép hình (Ctrl + C) >> Chuột phải chọn Paste (Ctrl +D) >> lấy đối xứng để tạo hình thứ 2 Bước 2 Tạo chữ ctc1, cao đẳng xây dựng số 1, www.ctc1.edu.vn

 Chọn công cụ Text Tool >> nhập các chữ: ctc1, cao đẳng xây dựng số 1, www.ctc1.edu.vn >> chỉnh lại kích thước cho phù hợp

Bước 3 Chèn biểu tượng của trường:

 Mở file biểu tượng >> Click vào biểu tượng của trường >> Chuột phải chọn copy (phím Ctrl + C) >> sang vị trí quảng cáo >> Chuột phải chọn Paste (Ctrl + V)

Bước 1: Vẽ hình chữ nhật kích thước 90x50mm màu trắng:

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 90x50mm >> chọn màu trắng

Bước 2 Tạo hình chữ nhật:

- 1 hình kích thước 60x8mm, bo góc cạnh 1 là 5 mm màu vàng

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 60x8mm nằm dọc

>> Chọn hình chữ nhật vừa vẽ >> nhập lại số đơn vị bo góc cạnh 1 là 5mm

>> Chọn màu vàng - 1hình kích thước 23x6mm, bo góc cạnh 1 là 5mm màu vàng

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 23x6mm nằm dọc

>> Chọn hình chữ nhật vừa vẽ >> nhập lại số đơn vị bo góc cạnh 1 là 5mm

- 1 hình kích thước 65x6mm màu, bo góc cạnh 1 là 4mm, màu vàng

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 65x6mm nằm dọc

>> Chọn hình chữ nhật vừa vẽ >> nhập lại số đơn vị bo góc cạnh 1 là 4mm

Bước 3 Tạo hình tròn, chèn các biểu tượng thông tin, face, vị trí

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse >> giữ phím Ctrl >> vẽ hình chữ tròn với kích thước 6x6mm >> chọn đường viền màu vàng

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse

>> giữ phím Ctrl >> vẽ hình chữ tròn với kích thước

 Chọn vào biểu tượng (facebook, định vị hay điện thoại) >> đặt kích thước 5x5mm >> di chuyển vào trong vòng tròn >> giữ phím shift chọn hình tròn và hình biểu tượng

>> (Chọn Arrange >> Align and distribute >> Align Centers Vertically và Align Centers Horizontally) hoặc sử dụng phím tắt C và E

Bước 4 Vẽ đường thẳng nối giữa các hình vuông:

 Click vào công cụ Free handTool >> Chọn công cụ 2 Point line

>> chọn điểm 1 >> kéo chọn điểm 2 tạo thành đường thẳng >> chọn đường thẳng >> đặt đường viền là 1pt Bước 5 Chèn biểu tượng của trường

 Mở file biểu tượng >> Click vào biểu tượng của trường >> Chuột phải chọn copy (phím Ctrl + C) >> sang vị trí card visit >> Chuột phải chọn Paste (phím Ctrl + V)

BTTH_C2_Bài 2: Thiết kế mẫu Cad visit 2 theo mẫu sau:

- Mở phần mềm Corel Draw X6 và thực hiện vẽ các card visit và lưu file tại D:\Corel\Card visit2.cdr

- 1hình kích thước 90x50mm màu trắng - 1 hình kích thước 57x50mm màu đen - 1 hình kích thước 23x8mm màu vàng - 1 hình kích thước 4x12mm màu vàng - 1 hình kích thước 63x12mm màu vàng

2 Tạo chữ ctc1, cao đẳng xây dựng số 1, www.ctc1.edu.vn

3 Chèn biểu tượng của trường

- 1hình kích thước 90x50mm màu trắng - 1 hình kích thước 57x50mm màu đen - 1 hình kích thước 23x8mm màu vàng - 1 hình kích thước 4x12mm màu vàng - 1 hình kích thước 63 x 12mm màu vàng

2 hình lục giác kích thước 7x7mm và hình tròn kích thước 4x4mm đường viền màu vàng 3 Chèn các biểu tượng thông tin, face, vị trí

4 Tạo chữ họtên, thông tin số điện thoại, email, địa chỉ

Bước 1: Vẽ hình chữ nhật:

- 1 hình kích thước 90x50mm màu trắng

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 90x50mm >> chọn màu trắng

- 1 hình kích thước 57x50mm màu đen

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 57x50mm >> chọn màu đen

- 1 hình kích thước 23x8mm màu vàng

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 23x8mm >> chọn màu vàng

- 1 hình kích thước 4x12mm màu vàng

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 4x12mm >> chọn màu vàng

- 1 hình kích thước 63x12mm màu vàng

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 63x12mm >> chọn màu vàng Bước 2 Tạo chữ ctc1, cao đẳng xây dựng số 1, www.ctc1.edu.vn

 Chọn công cụ Text Tool >> nhập các chữ: ctc1, cao đẳng xây dựng số 1, www.ctc1.edu.vn >> chỉnh lại kích thước cho phù hợp

Bước 3 Chèn biểu tượng của trường

 Mở file biểu tượng >> Click vào biểu tượng của trường >> Chuột phải chọn copy (phím Ctrl + C) >> sang vị trí quảng cáo >> Chuột phải chọn Paste (Ctrl + V)

Bước 1: Vẽ các hình chữ nhật - Vẽ hình chữ nhật kích thước 90x50mm màu trắng

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 90x50mm >> chọn màu trắng

- 1 hình kích thước 60x8mm, bo góc 5 mm màu vàng

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 60x8mm nằm dọc

>> Chọn hình chữ nhật vừa vẽ >> nhập lại số đơn vị bo góc cạnh 1 là 5mm

>> Chọn màu vàng - 1hình kích thước 23x6mm, bo góc cạnh 1 là 5mm màu vàng

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 23x6mm nằm dọc

>> Chọn hình chữ nhật vừa vẽ >> nhập lại số đơn vị bo góc cạnh 1 là 5mm

- 1 hình kích thước 65x6mm màu, bo góc cạnh 1 là 4mm, màu vàng

 Click vào công cụ vẽ hình chữ nhật Chọn công cụ Rectangle

>> Vẽ hình chữ nhật với kích thước 65x6mm nằm dọc

>> Chọn hình chữ nhật vừa vẽ >> nhập lại số đơn vị bo góc cạnh 1 là 4mm

>> Chọn màu vàng Bước 2 hình lục giác kích thước 7x7mm và hình tròn kích thước 4x4mm đường viền màu vàng

 Click vào công cụ vẽ hình đa giác >> vẽ hình đa giác

Click vào hình đa giác vừa vẽ >> nhập lại số cạnh là 6 >> nhập lại với kích thước thước 7x7mm >> Chọn viền vàng

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse

Bước 3 Tạo hình tròn, chèn các biểu tượng thông tin, face, vị trí

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse >> giữ phím Ctrl >> vẽ hình chữ tròn với kích thước 6x6 mm >> chọn đường viền màu vàng

 Click vào công cụ vẽ hình Ellipse >> chọn hình Ellipse

>> giữ phím Ctrl >> vẽ hình chữ tròn với kích thước 6x6mm>> chọn màu vàng

 Chọn vào biểu tượng (facebook, định vị hay điện thoại) >> đặt kích thước 5x5mm >> di chuyển vào trong vòng tròn >> giữ phím shift chọn hình tròn và hình biểu tượng

>> (Chọn Arrange >> Align and distribute >> Align Centers Vertically và Align Centers Horizontally) hoặc sử dụng phím tắt C và E

Bước 4 Chèn biểu tượng của trường

 Mở file biểu tượng >> Click vào biểu tượng >> Chuột phải chọn copy (phím Ctrl + C) >> sang vị trí card visit >> Chuột phải chọn Paste (phím Ctrl + V)

TÔ MÀU, TẠO VĂN BẢN, TẠO HIỆU ỨNG TRONG COREL DRAW

Tô màu cho đối tượng

- Bước 1: Chọn công cụ Color Eyedropper

- Bước 2: Chọn đối tượng mẫu để hút màu, chọn chính xác vị trí của màu cần hút

- Bước 3: Chọn đối tượng cần tô để phun màu

Công cụ Fill Tool là công cụ tô màu của Corel Draw X6s cho phép tô một màu, tô nhiều màu, tô bằng mẫu Vecto, tô bằng mẫu Bitmap…

Chọn công cụ Fill Tool trong hộp công cụ hoặc bấm phím G thì thanh thuộc tính của công cụ xuất hiện như hình bên dưới

Công cụ Fill Tool cung cấp cho các 6 công cụ tô màu được liệt kê bên dưới:

- No fill: Khi chọn kiểu tô này đối tượng sẽ có Fill là rỗng hay nói cách khác là

Fill trong suốt hoàn toàn

- Uniform fill: Tô một màu

- Fountain fill: Tô nhiều màu cho đối tượng

- Vecto pattern fill: Tô bằng mẫu vecto

- Bitmap pattern fill: Tô bằng mẫu bitmap

- Tow - Color pattern fill: Tô màu bằng mẫu có sẵn và chỉ cho phép chọn hai màu

Công cụ Uniform Fill dùng để tô một màu cho đối tượng, cách thực hiện như sau:

- Bước 1: Chọn đối tượng cần tô màu

- Bước 2: Chọn công cụ Uniform Fill hoặc tổ hợp phím Shift + F11 >> Xuất hiện hộp màu như hình bên dưới:

Hình 3.1: Chế độ đồng màu

+ Models: chế độ màu mẫu + Mixers: chế độ màu hòa trộn + Palettes: chế độ bảng màu - Bước 3: Chọn chế độ màu >> chọn màu >> chọn OK

Công cụ Fountain Fill cho phép tô nhiều màu cho đối tượng có thể là 2 màu, 3 màu hoặc nhiều màu

- Bước 1: Chọn đối tượng cần tô màu

- Bước 2: Chọn công cụ Fountain Fill hoặc ấn phím F11 >> Xuất hiện các ô màu như hình bên dưới >> hiệu chỉnh các thuộc tính

Hình 3.2: Chế độ tô nhiều màu

1 Thuộc tính Type kiểu tùy chọn màu (4 kiểu)

+ Linear: Tô màu chuyển sắc theo đường thẳng

+ Radial: Tô màu chuyển sắc theo đường hình tròn

+ Conical: Tô màu chuyển sắc theo hình nón

+ Square: Tô màu chuyển sắc theo hình vuông

2 Thuộc tính di chuyển tâm màu chuyển sắc

3 Thuộc tính Color Blend: thực hiện pha trộn màu sắc với 2 tùy chọn

+ Two Color: pha trộn giữa 2 màu (From: nhấp chọn màu 1, To: chọn màu 2)

+ Custom: pha trộn giữa nhiều màu bằng cách click nháy vào thanh trượt màu >> chọn thêm màu

4 Thuộc tính Angle: Góc cho biết hướng của màu

- Bước 3: Chọn ô màu rồi chọn màu cần tô

- Bước 1: Chọn vào hình chữ nhật cần tô màu

- Bước 2: Chọn công cụ Fountain Fill hoặc ấn phím F11 >> Xuất hiện các ô màu như hình bên dưới >> hiệu chỉnh các thuộc tính sau:

+ Thuộc tính type: Chọn kiểu tô Linear tô màu chuyển sắc theo đường thẳng

+ Thuộc tính Color Blend: Chọn Custom pha trộn giữa nhiều màu >> chọn các dải màu sau

- Bước 3: Chọn ô màu rồi chọn màu cần tô

Công cụ Pattern Fill sử dụng để tô màu đối tượng theo mẫu tô có sẵn một nền - Bước 1: Chọn đối tượng cần tô

- Bước 2: Chọn công cụ Pattern Fill

- Bước 3: Chọn các thuộc tính như hình bên dưới:

+ 2-color: Tô theo mẫu được tạo bằng những hình hoa văn với 2 màu, một màu cho nền và một màu cho những hoa văn trên bề mặt

+ Full Color: Tô màu đối tượng bằng những mẫu đầy hoa văn và hình dạng với nhiều màu sắc khác nhau

+ Bitmap: Tô màu đối tượng bằng hình ảnh - Bước 4: Nháy đúp chuột vào mẫu cần lấy để tô cho đối tượng

Công cụ Texture Fill cho phép sử dụng để tô màu theo chất liệu:

- Bước 1: Chọn đối tượng cần tô

- Bước 2: Chọn công cụ Texture Fill - Bước 3: Chọn các thuộc tính như hình bên dưới

Hình 3.4 Chế độ tô màu theo chất liệu

- Bước 4: Nháy đúp chuột vào mẫu cần lấy để tô cho đối tượng

Công cụ PostScript Fill dùng cho máy in PostScript tô màu một cách đơn giản - Bước 1: Chọn đối tượng cần tô màu

- Bước 2: Chọn công cụ PostScript Fill

- Bước 3: Chọn các thuộc tính như hình bên dưới

Hình 3.5 Chế độ tô màu dùng cho máy in PostScript

- Bước 4: Nháy đúp chuột vào mẫu cần lấy để tô cho đối tượng

Công cụ Mesh Tool là dùng để tùy chỉnh lại các kiểu tô màu trong nhóm công cụ Fill Color để tùy chỉnh kéo thả các nút trên lưới

- Bước 1: Chọn đối tượng cần tô màu - Bước 2: Chọn công cụ Mesh Fill Tool >> Nhấp vào đối tượng để chọn từng vùng tô theo tổ hợp nút bao quanh

- Bước 3: Nhấp vào màu tô trên thanh thuộc tính chọn:

+ Curve smooth: Tạo độ trơn cho rìa màu

+ Copy màu Mesh: Từ đối tượng khác + Xóa chế độ màu Mesh

3.1.4 Công cụ Smart Fill Tool

Công cụ Smart Fill là một công cụ tô màu thông minh với công cụ này vùng được tô màu sẽ biến thành một đối tượng độc lập

- Bước 1: Chọn đối tượng cần tô màu

- Bước 2: Chọn công cụ Smart Fill Tool >> Nhấp vào đối tượng để chọn màu >> hòa trộn 2 màu để tạo ra màu mới

3.1.5 Sao chép thuộc tính màu cho đối tượng

Công cụ Attributes Eyedropper tương tự như công cụ Color Eyedropper nhưng

- Bước 1: Chọn công cụ Attributes Eyedropper

- Bước 2: Chọn đối tượng mẫu để hút màu tô

- Bước 3: Chọn đối tượng cần tô để phun màu vào

Công cụ Interactive Fill dùng để tô một màu, tô chuyển màu, tô mẫu có sẵn… và nó hoàn toàn có thể thay thế các công cụ tô màu trong nhóm công cụ Fill Tool

- Bước 1: Chọn đối tượng cần tô màu

- Bước 2: Chọn công cụ Interactive Fill - Bước 3: Chọn các thuộc tính như hình bên dưới

- Bước 1: Chọn hình chữ nhật cần tô màu:

- Bước 2: Chọn công cụ Interactive Fill - Bước 3: Chọn các thuộc tính Full Color pattern, màu xanh

Tạo văn bản (Text)

3.2.1 Tạo và soạn thảo văn bản

Công cụ Text Tool để tạo ra văn bản trên trang vẽ

- Bước 1: Chọn công cụ Text Tool - Bước 2: Click lên cửa sổ vẽ để tạo văn bản >> hoặc drag chuột xác định kích thước để tạo văn bản >> chọn các thuộc tính sau:

1 Thuộc tính thay đổi chiều dài và chiều rộng của hình theo đơn vị đo hoặc tỉ lệ %

2 Thuộc tính quay hình theo góc: nếu muốn điều khiển từng góc: Shift + Click chuột để bỏ các điều khiển góc

3 Thuộc tính lấy đối xứng:

4 Thuộc tính hiển thị danh sách các kiểu font chữ 5 Thuộc tính chọn kích thước chữ

6 Thuộc tính định dạng kiểu chữ: B (kiểu chữ in đậm), I (kiểu chữ in nghiêng), U (kiểu nét gạch dưới)

7 Thuộc tính thực hiện căn hàng cho văn bản

8 Thuộc tính định dạng văn bản

9 Thuộc tính chỉnh sửa văn bản hoặc vào Text >> Edit Text hoặc sử dụng tổ hợp phím Ctril + Shift + T

10 Thuộc tính nhập hiển thị chỉ dẫn

- Click vào công cụ Text Tool >> gõ dòng chữ

3.2.2 Thêm, xóa, hiệu chỉnh văn bản

Công cụ Pick cho phép chỉnh sửa và quay như các đối tượng như font, kích cỡ và kiểu chữ cho toàn bộ đối tượng Các thao tác này được thực hiện qua thanh thuộc tính

- Bước 1: Click chọn văn bản cần chỉnh sửa bằng công cụ chọn Pick Tool hoặc nhấn phím F8

- Bước 2: Dùng các phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển đế một vị trí trong đoạn văn bản >> gõ thêm văn bản hoặc sử dụng phím Delete để xóa kí tự phía sau con trỏ chuột và phím Backspace để xóa ký tự phía trước con trỏ chuột

- Bước 1: Chọn văn bản CTC cần thêm - Bước 2: Sử dụng công cụ Pick Tool nháy vào chữ CTC >> gõ thêm số 1

- Bước 1: Chọn vào văn bản cần hiệu chỉnh

- Bước 2: Chọn vào Công cụ Shape >> đinh dạng cho từng ký tự như tô màu, di chuyển khỏi vị trí

+ : Biểu tượng làm tăng chiều dài đoạn văn bản

+ : Biểu tượng làm tăng chiều cao đoạn văn bản

- Bước 1: Chọn văn bản CTC1 cần hiệu chỉnh - Bước 2: Sử dụng công cụ Shape Tool để hiệu chỉnh

- Bước 3: Sau đó Click vào ô vuông ở dưới các chữ để di chuyển và đổi màu cho văn bản >> Click vào biểu tượng làm tăng chiều dài đoạn văn bản

3.2.3 Đặt văn bản lên một đường dẫn (Fit text to Path) Đây là một hiệu ứng tạo một liên kết động giữa đường dẫn và văn bản khi một trong hai thành phần này bị sửa đổi thì hiệu ứng tự động cập nhật theo

Trong đó đường dẫn là một đối tượng đồ hoạ bất kỳ được vẽ trong Corel

 Đặt văn bản lên một đường dẫn:

Cách 1: Đặt văn bản lên một đường dẫn - Bước 1: Chọn cả văn bản và đường dẫn đang tồn tại - Bước 2: Vào Text >> chọn lệnh Fil Text to Path

- Bước 3: Thanh thuộc tính Text on Curve\Object xuất hiện >> sử dụng để thay đổi các tham số liên quan của hiệu ứng

Cách 2: Đặt văn bản lên một đường dẫn - Bước 1: Tạo đường dẫn cần đặt đối tượng

- Bước 2: Chọn công cụ Text Tool và di chuyển chuột đến đường dẫn >> con trỏ chuột biến thành chữ A kèm thì có thể click chọn đối tượng để văn bản đặt lên nó

- Bước 3: Gõ nội dung cho văn bản

- Bước 1: Chọn văn bản và đường dẫn

- Bước 2: Vào Text >> chọn lệnh Fil Text to Path

- Bước 3: Hiệu chỉnh màu chữ, bỏ đường viền của đường dẫn

 Hiệu chỉnh văn bản trên đường dẫn:

- Bước 1: Dùng con trỏ chuột với công cụ Text Tool >> click vào phần văn bản trong hiệu ứng >> sửa nội dung cho văn bản

- Bước 2: Chọn vào Công cụ Shape >> đinh dạng cho từng ký tự như tô

Khi điều chỉnh văn bản trong hiệu ứng bằng công cụ Shape có thể điều chỉnh khoảng cách cho toàn bộ ký tự trong văn bản bằng cách kéo mũi tên ngang xuất hiện dưới văn bản Và kết hợp phím Shift thì chỉ thay đổi khoảng cách cho từ

Sau khi tạo hiệu ứng có thể tách đường dẫn ra khỏi hiệu ứng bằng lệnh

- Bước 1: Click vào dòng văn bản trên đường path >> Chọn công cụ Pick tool - Bước 2: Bỏ đường viền của đường path

 Đặt văn bản vào bên trong một đường dẫn đóng:

Một phương pháp tương tác trực quan là nhập văn bản trực tiếp bên trong một đường dẫn đóng Phương pháp này khác với việc đặt văn bản bên trong một đường dẫn đóng

- Bước 1: Vẽ một đường Ellipse trên trang vẽ - Bước 2: Chọn công cụ Text Tool từ hộp công cụ - Bước 3: Kích chuột vào bên trong hình Ellipse và nhập nội dung văn bản

3.2.4 Thay đổi chữ hoa, chữ thường

Trong corel hỗ trợ thay đổi chữ hoa hay chữ thường văn bản

- Bước 1: Chọn văn bản cần thay đổi

- Bước 2: Chọn Text >> Change Case >> Thay đổi tùy chon:

+ Sentence Case sẽ chuyển đổi chữ hoa của ký tự đầu tiên của các câu

+ Lowercase sẽ chuyển toàn bộ ký tự thành chữ thường

+ UPPERCASE chuyển toàn bộ ký tự thành chữ hoa

+ Tile Case chuyển thành chữ hoa đầu từ

+ tOGGLE: sẽ chuyển thành trạng thái ngược với trạng thái hiện tại của các ký tự

- Bước 2: Chọn Text >> Change Case >> chọn UPPERCASE:

+ Hoặc chọn Text >> Change Case >> chọn Sentence Case

+ Hoặc chọn Text >> Change Case >> chọn Lowercase

+ Hoặc chọn Text >> Change Case >> chọn Tile Case

+ Hoặc chọn Text >> Change Case >> chọn tOGGLE

3.2.5 Thay đổi hình dạng văn bản

- Bước 1: Dùng công cụ Pick đánh dấu ký tự dạng Artistic Text muốn thay đổi hình dạng, vào Arrange chọn Convert to Curves hoặc nhấn Ctrl + Q, sau đó dùng công cụ Shape để thay đổi hình dạng

- Bước 2: Muốn tách rời từng từ hoặc từng ký tự dùng công cụ Pick đánh dấu rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl + K, dùng công cụ Pick tách rời

Muốn tách rời một từ (kể cả dấu) dùng công cụ Pick đánh dấu từ đó, nhấn tổ hợp phím Ctrl + Q, sau đó nhấn Ctrl + K hoặc vào Arrange/Break Apart, dùng công cụ

Thủ thuật: Để đảo ngược một số text về style được gán của nó, áp dụng lại style hoặc click

Tạo hiệu ứng cho đối tượng

Việc thêm bóng đổ cho đối tượng giúp mô phỏng chiều sâu giữa các đối tượng

Bóng đổ có thể áp dụng cho hầu hết các đối tượng trong Corel Draw X6: văn bản, ảnh tuy nhiên, không thể áp dụng hiệu ứng này cho các đối tượng được tạo từ hiệu ứng như nhóm hoà trộn (Blend), các đối tượng đồng mức (Contour )

Hiệu ứng này tạo ra một nhóm đối tượng liên kết bao gồm đối tượng góc và một bitmap là bóng đổ của đối tượng Khi thay đổi đối tượng gốc thì bitmap này cũng thay đổi theo

 Tạo hiệu ứng DropShadow - Bước 1: Click chọn đối tượng muốn làm bóng đổ

+ Đặt con trỏ chuột tại tâm đối tượng nếu muốn áp dụng hiệu ứng phối cảnh phẳng cho bóng đổ

+ Đặt con trỏ tại bờ dưới của đối tượng nếu muốn có hiệu ứng phối cảnh đáy

+ Đặt con trỏ tại bờ phía trái của đối tượng nếu muốn có hiệu ứng phối cảnh trái

- Bước 2: Chọn nhóm công cụ hiệu ứng >> Chọn công cụ DropShadow Tool trên thanh công cụ

+ : Trên đối tượng là tâm điều khiển gốc + : là tâm điều khiển ngoài

+ Thanh trượt: Sẽ thay đổi độ tăng mờ của bóng khi bạn kéo di chuyển - Bước 3: Thiết lập thuộc tính cho hiệu ứng Dropshadow:

1 Presets list: Chứa các kiểu bóng đổ 2 Add Preset: Thêm vào trong danh sách hiệu ứng bóng đổ

3 Delete Preset: Xóa một kiểu hiệu ứng 4 Drop shadow Offset: Điều chỉnh vị trí của bóng so với đối tượng ban đầu

5 Drop Shadow Opacity: Thay đổi độ mờ của bóng, giá trị trong ô thay đổi từ 0 tới 100

6 Shadow Feathering: Thay đổi độ mờ dần của bóng

7 Feathering Direction: Lựa chọn các kiểu hướng nhòe của biên bóng đổ

+ Inside: Hướng làm nhòe từ ngoài vào trong

+ Middle: Làm nhòe trung bình theo mỗi hướng

+ Outside: Hướng làm nhòe từ trong ra ngoài

+ Average: Chọn nhòe trung bình từ tâm ra

8 Feathering Edges: Cho phép bạn chọn các hình thức thể hiện phần nhòe ở biên bóng đổ

9 Shadow Color: Thực hiện thay đổi màu cho bóng

10 Copy Drop Shadow Properties: Thực hiện sao chép thuộc tính đổ bóng của một đối tượng này sang một đối tượng khác

- Bước 4: Sau đó, kéo điểm handle cuối đến vị trí của bóng đổ (điểm handle cuối này sẽ xuất hiện khi bắt đầu drag chuột)

- Trong một trường hợp có thể chỉ muốn giữ lại bóng đổ mà không cần đối tượng gốc Khi đó có thể tách nhóm bóng đổ, bằng cách vào Arrange\Separate sau đó xoá đối tượng gốc và chỉ giữ lại bóng của nó

- Nếu không muốn áp dụng hiệu ứng bóng đổ nữa, có thể thực hiện bằng cách sử dụng công cụ Dop Shadow Tool click lên nhóm bóng đổ, kế tiếp chọn lệnh Clear Drop Shadow trên thanh thuộc tính của công cụ này

- Bước 1: Click chọn đối tượng muốn làm bóng đổ là dòng chữ CHANEL

+ Đặt con trỏ chuột tại tâm đối tượng nếu muốn áp dụng hiệu ứng phối cảnh phẳng cho bóng đổ

- Bước 2: Chọn công cụ dropshadow Tool trên thanh công cụ - Bước 3: Sau đó, kéo điểm từ giữa chữ A cuối đến vị trí của bóng đổ

 Sao chép hiệu ứng Drop shadow

- Bước 1: Chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng chuyển thành

- Bước 4: Kích chuột vào hiệu ứng đã có

3.3.2 Hiệu ứng Contour và Blend 3.3.2.1 Hiệu ứng Contour

Hiệu ứng Contour hiện vẽ các đường đồng tâm nằm trong hoặc nằm ngoài đối tượng được chọn Các đường này sẽ có thuộc tính về màu sắc và độ dày theo đối tượng gốc và khoảng cách giữa hai đường đồng tâm do xác định

- Bước 1: Chọn đối tượng gốc cần áp dụng hiệu ứng

- Bước 2: Chọn nhóm công cụ tạo hiệu ứng >> Chọn công cụ Contour Tool trên thanh công cụ

- Bước 3: Kéo ra khỏi đối tượng để tạo các đường đồng tâm bên ngoài

- Bước 4: Thay đổi các thuộc tính trong hiệu ứng Contour Có thể xác lập số bước (Số đường đồng tâm) trên thanh thuộc tính Contour Tools cũng có thể chỉ định thêm một số tuỳ chọn về khoảng cách giữa các đường và sự biến thiên màu sắc qua thanh thuộc tính này

1 Presets: chứa những kiểu Contour được tạo mặc định trong Corel Draw X6

2 Nút Add Preset: Chọn danh sách hiệu ứng đã được tạo sẵn 3 Delete Preset: Xóa một kiểu Contour

4 To Center: Chỉ những đối tượng Contour xuất hiện hướng vào trong về tâm của đối tượng gốc

5 Inside: Những đối tượng Contoure xuất hiện trong đối tượng gốc 6 Outside: Những đối tượng Contoure xuất hiện ngoài đối tượng gốc 7 Contour Steps: Xác định số đối tượng Countour

8 Contour Offset: Xác định khoảng cách giữa các đối tượng Contour

9 Linear Contour Colors: Những màu của đối tượng Contour chuyển tiếp màu theo đường thẳng

10 Outline Color: Xác định màu đường biên của đối tượng 11 Fill Color: Xác định màu tô cho Contour cuối cùng

- Bước 1: Chọn hình tròn cần áp dụng hiệu ứng

- Bước 2: Chọn nhóm công cụ tạo hiệu ứng >> Chọn công cụ Contour Tool trên thanh công cụ

- Bước 3: Kéo ra khỏi đối tượng để tạo các đường đồng tâm bên ngoài

- Bước 4: Để mặc định các thuộc tính

- Bước 1: Đã có hiệu ứng Contour trong vùng Drawing - Bước 2: Chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng

- Bước 3: Vào Effects >> Copy Effects >> Contour From - Con trỏ chuột chuyển thành

- Bước 4: Kích chuột vào hiệu ứng đã có

Hiệu ứng blend tạo một loạt các đối tượng trung gian có liên kết với các đối tượng ban đầu, những đối tượng trung gian mang thuộc tính có những đặc điểm chuyển tiếp tùy thuộc một hay nhiều đối tượng ban đầu Sử dụng công cụ blend tạo ra những hiệu ứng đẹp mắt, đặc biệt là khi tô màu lan tỏa cho những đối tượng

Hiệu ứng này được áp dụng trên 2 đối tượng: Đối tượng đầu tiên và đối tượng cuối cùng gọi là các đối tượng điều khiển Các đối tượng này có thể là các hình đơn giản, hoặc cũng có thể nhóm nhiều đối tượng

Kết quả của hiệu ứng Blend gọi là nhóm Blend Nhóm Blend gồm 3 thành phần: Hai đối tượng chuyển tiếp và một nhóm đối tượng chuyển tiếp (Trung gian) được tạo ra bởi hiệu ứng Blend

Toàn bộ các đối tượng trong nhóm Blend là một liên kết động, có nghĩa là nếu thay đổi đối tượng điều khiển thì nhóm Blend cũng tự động thay đổ theo

- Bước 1: Click chọn đối tượng 1 để làm blend

- Bước 3: Click chọn đối tượng đầu và kéo cho đến đối tượng sau mà muốn tạo hiệu ứng Blend (Điểm handle cuối sẽ xuất hiện ngay sau khi bắt đầu drag chuột)

+ Biểu tượng là điểm điều khiển trên hai đối tượng gốc + Biểu tượng là chỉ hướng kéo

+ Biểu tượng : với tam giác trên là điểm điều khiển gia tốc biến đổi đối tượng, tam giác dưới là điểm điều khiển gia tốc biến đổi màu

- Bước 4: Thiết lập các thuộc tính của Blend

1 Presets: chứa những kiểu blend được tạo mặc định trong Corel Draw X6

2 Nút Add Preset: Chọn danh sách hiệu ứng đã được tạo sẵn

3 Blend objects: Thay đổi số bước chuyển tiếp giữa hai đầu đối tượng (chính là số đối tượng trung gian) và khoảng cách giữa hai đối tượng trong khối Blend

4 Blend Direction: Thực hiện quay khối Blend với một giá trị góc nhập

5 Direct Blend: chuyển tiếp màu trực tiếp giữa các đối tượng Blend từ màu của đối tượng đầu sang màu kế cận cho đến màu của đối tượng cuối

6 Clockwise Blend: chuyển tiếp màu của đối tượng Blend theo chiều kim đồng hồ trên bánh xe màu chuẩn

7 Counterclockwise blend: chuyển tiếp màu của đối tượng Blend theo chiều ngược kim đồng hồ trên bánh xe màu chuẩn

8 Object and Color Acceleration: thay đổi sự gia tăng hoặc giảm khoảng cách và chuyển tiếp màu sắc giữa hai đối tượng blend

9 More blend Options: những lựa chọn khác của blend

10 Starting and ending objects: bắt đầu và kết thúc các đối tượng của blend

11 Path Properties: thực hiện uốn khối blend theo một đường dẫn

- Bước 5: Thả nút chuột sẽ thấy được kết quả của hiệu ứng Blend

- Bước 1: Click chọn đối tượng là hình tròn nhỏ

- Bước 2: Chọn công cụ hiệu ứng >> chọn công cụ hiệu ứng Blend Tool trên thanh công cụ

- Bước 3: Chọn vào hình tròn nhỏ và kéo đến hình tròn lớn

- Bước 4: Chọn kiểu mặc định blend là Straight 8 step và thiết lập số đối tượng trung gian là 12

- Bước 5: Thả nút chuột sẽ thấy được kết quả của hiệu ứng Blend

Ví dụ 2: Tạo ra hình lưới từ 2 đường Path

- Bước 1: Click chọn đối tượng là đường path 1 muốn làm blend

- Bước 2: Chọn nhóm công cụ hiệu ứng >> công cụ Blend Tool trên thanh công cụ

- Bước 3: Chọn đường path 1 và kéo đến đường path thứ 2

- Bước 4: Chọn kiểu mặc định blend là Straight 20 Decel và thiết lập số đối tượng trung gian là 18

- Bước 5: Thả nút chuột sẽ thấy được kết quả của hiệu ứng Blend Điều chỉnh lại và đặt sang chế độ overlay (chế độ hòa trộn) tạo thành hiệu ứng Blend đẹp

 Sao chép hiệu ứng Blend

- Bước 1: Đã có hiệu ứng trong vùng Drawing - Bước 2: Chọn hai đối tượng cần tạo hiệu ứng

- Bước 3: Vào Effects >> Copy Effects >> Blend From >> con trỏ chuột chuyển thành

- Bước 4: Kích đúp chuột vào hiệu ứng đã có

3.3.3 Hiệu ứng Distort và Envelope 3.3.3.1 Hiệu ứng Distort Đây là cách biến dạng một đối tượng bất kỳ trong Corel Draw X6, tạo thành các đối tượng có hình dáng rất kỳ thú Hiệu ứng bóp méo có thể thực hiện theo 3 phương pháp: xô lệch (Push and Pull), tạo răng cưa (Zipper) và xoắn (Twister) có thể phối hợp cùng nhiều mức hiệu ứng này trên đối tượng được chọn

Ngày đăng: 01/07/2024, 19:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Cửa sổ tạo khung bản vẽ - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 1.2 Cửa sổ tạo khung bản vẽ (Trang 13)
Hình 1.1: Cửa sổ khởi động Corel Draw X6 - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 1.1 Cửa sổ khởi động Corel Draw X6 (Trang 13)
Hình 1.4: Cửa sổ lưu file - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 1.4 Cửa sổ lưu file (Trang 17)
Hình 1.5:  Chế độ dàn trang - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 1.5 Chế độ dàn trang (Trang 18)
Hình 1.6:  Chế độ mở file có sẵn - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 1.6 Chế độ mở file có sẵn (Trang 18)
Hình 1.7:  Chế độ mở file có sẵn trên corel - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 1.7 Chế độ mở file có sẵn trên corel (Trang 22)
Hình 1.8: Công cụ Free hand Tool 1.9.1.2. Công cụ 2-Point Line Tool - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 1.8 Công cụ Free hand Tool 1.9.1.2. Công cụ 2-Point Line Tool (Trang 23)
Hình 1.9: Công cụ 2-Point Line Tool   1.9.1.3 Công cụ Bezier Tool - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 1.9 Công cụ 2-Point Line Tool 1.9.1.3 Công cụ Bezier Tool (Trang 24)
1. Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
1. Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm (Trang 34)
Bước 1: Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
c 1: Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm (Trang 37)
Bước 1: Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
c 1: Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm (Trang 39)
1. Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
1. Hình tròn: 45x45mm, màu xanh đậm (Trang 41)
  Giữa  phím  Shift  >>  chọn  2  hình  tròn  và  hình  tam  giác   >>  chọn  Intersect  để thành 1 đối tượng hình định vị - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
i ữa phím Shift >> chọn 2 hình tròn và hình tam giác >> chọn Intersect để thành 1 đối tượng hình định vị (Trang 42)
Bước 1: Hình logo LG - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
c 1: Hình logo LG (Trang 43)
Bước 3. Hình Thông điệp - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
c 3. Hình Thông điệp (Trang 44)
Hình 2.1: Nhóm các đối tượng với nhau - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 2.1 Nhóm các đối tượng với nhau (Trang 47)
Hình 2.2: Tách đối tượng   2.1.2. Sử dụng Combine - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 2.2 Tách đối tượng 2.1.2. Sử dụng Combine (Trang 47)
Hình 2.4: Căn chỉnh đối tượng - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 2.4 Căn chỉnh đối tượng (Trang 49)
Hình 2.5: Bo tròn góc - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 2.5 Bo tròn góc (Trang 50)
Hình 2.6: Biến đổi đường biên - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 2.6 Biến đổi đường biên (Trang 51)
Hình 2.8: Cắt đối tượng - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 2.8 Cắt đối tượng (Trang 52)
Hình 2.7: Hàn các đối tượng - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 2.7 Hàn các đối tượng (Trang 52)
Hình 2.9 Giao các đối tượng - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 2.9 Giao các đối tượng (Trang 53)
Hình 2.10: Di chuyển đối tượng - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 2.10 Di chuyển đối tượng (Trang 54)
-1  hình  kích  thước  65x6mm  màu,  bo  góc  cạnh 1 là 4mm, màu vàng - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
1 hình kích thước 65x6mm màu, bo góc cạnh 1 là 4mm, màu vàng (Trang 56)
Bước 2. hình lục giác kích thước 7x7mm và hình tròn kích thước 4x4mm đường viền  màu vàng - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
c 2. hình lục giác kích thước 7x7mm và hình tròn kích thước 4x4mm đường viền màu vàng (Trang 61)
Hình 3.1: Chế độ đồng màu - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 3.1 Chế độ đồng màu (Trang 65)
Hình 3.2: Chế độ tô nhiều màu - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 3.2 Chế độ tô nhiều màu (Trang 66)
Hình 3.4 Chế độ tô màu theo chất liệu. - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 3.4 Chế độ tô màu theo chất liệu (Trang 68)
Hình 3.5 Chế độ tô màu dùng cho máy in PostScript - giáo trình thiết kế hình ảnh bằng phần mềm coreldraw ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 3.5 Chế độ tô màu dùng cho máy in PostScript (Trang 69)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w