Riêng ở Việt Nam, hiện nay đồ họa đang là một khái niệm mang tính tướng đối, bởi lĩnh vực này chia thành nhiều nghệ thuật khác nhau như tờ rơi, logo, biển quảng cáo, tranh cổ động… Nó đư
TỔNG QUAN VỀ ĐỒ HỌA
Khái niệm về đồ họa
Đồ họa là ngành cơ sở, là nền tảng của ngành Thiết kế đồ họa Đồ họa là hình thức nghệ thuật tạo hình lên các bề mặt hai chiều như tường, đá, vải, giấy, gỗ… phần lớn là trên giấy, với mục đích để thông báo, quảng cáo, truyền thông tin tới mọi người thông qua con đường thị giác
Từ thuở sơ khai, con người đã làm quen với ngôn ngữ giao tiếp bằng ký hiệu Đó là những hình khắc trên đá mô tả những chuyến đi săn hay xâm chiếm đất đai giữa các bộ lạc Lịch sử hình thành ngôn ngữ giao tiếp có từ rất lâu và khá đa dạng
Có thể kể ra ở đây như chữ tượng hình của người Ai cập cổ đại, chữ viết tay của người Trung Quốc hay những bản thảo của người trung cổ [6] [9]
Hình 1 - 1 Các hình v ẽ và ch ữ t ượ ng hình đượ c kh ắ c trên đ á ở Kim t ự tháp
Một số dạng khác của đồ họa có thể dễ bắt gặp như: tranh khắc trên kẽm, trên đá, trên gỗ, đồng …
Hình 1 – 2 Hình kh ắ c trên vách m ă ng đ á hang Đồ ng N ộ i (L ạ c Th ủ y, Hòa Bình)
Hình 1 – 3 Hình kh ắ c trên vách m ă ng đ á hang Đồ ng N ộ i
Hình 1 - 4 Hình kh ắ c trên vách hang Th ượ ng Phú (Qu ả ng Bình)
Hình 1 - 5 M ộ t s ố b ứ c tranh Đ ông H ồ trên gi ấ y gió
Ngày nay với công nghệ hiện đại ngoài việc chạm khắc bằng tay người ta có thể làm trên máy tính Cũng chính vì điều này mà các phần mềm đồ họa ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi
Hình 1 - 6 Nh ữ ng b ứ c tranh Ai C ậ p c ổ
Như vậy, đồ họa chính là việc thể hiện một tác phẩm lên bề mặt một chất liệu nào đó theo nhiều hình thức khác nhau như chạm khắc, vẽ, hoặc in ấn nhằm truyền tải thông điệp tới người xem thông qua con đường thị giác Nó mang ý nghĩa nghệ thuật nhằm mục đích quảng cáo, trang trí, làm đẹp và phục vụ con người.
Lịch sử đồ họa
Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của ngành đồ họa, ch ữ vi ế t (văn tự) và in ấ n là hai yếu tố quan trọng, mỗi giai đoạn lại có những phát minh mới thay thế cho các phát minh cũ Đó là lý do mà phái Constructivism cho rằng “Không có biên giới giữa nghệ thuật hàn lâm và đồ họa tạo hình” [9]
Danh từ Đồ họa (Graphic Art) được xem là có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Graphos hay Graphique (Graphein) có nghĩa là viết [9] ; tuy nhiên, trước khi có văn tự, con người đã truyền thông tin bằng phương thức nào?
- Giao tiếp bằng hình ảnh
Lịch sử đồ họa đã có một quá trình lịch sử lâu dài và thú vị với khởi đầu là những con chữ và hình ảnh Có thể nói những dấu hiệu đầu tiên của đồ họa giai đoạn này chính là việc giao tiếp bằng hình ảnh Đồ họa đã có từ xưa, khi con người tự tìm cho mình những hình thức biểu hiện qua thị giác để dẫn dắt đến một ý nghĩa nào đó, dần dần tạo nên kinh nghiệm quen thuộc bằng hình ảnh Từ những hình ảnh đó đã tạo nên các tín hiệu để con người truyền thông tin cho nhau
Hình 1 - 7 Hình ả nh và ch ữ Hy L ạ p c ổ đượ c ch ạ m kh ắ c trên đ á
9 Đi ngược lại dòng lịch sử, từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng các hình ảnh được vẽ lên hang đá nhằm đem lại lợi ích cho cuộc sống săn bắt, hái lượm hay đề phòng thú dữ,… [9]
Hình 1 - 8 B ứ c tranh trong hang độ ng Magura Cave, m ộ t trong nh ữ ng hang độ ng l ớ n nh ấ t t ạ i Bulgaria
Tranh hang động thời kỳ này chủ yếu mô tả các loài động vật (ngựa, bò, nai), hoạt động săn bắt và các sinh hoạt cộng đồng của con người
Những bức tranh này không những có giá trị về mặt thời gian mà chúng còn có sức hấp dẫn về thẩm mỹ Những hình ảnh được chắt lọc và khắc họa một cách giảu cảm xúc những cũng đầy bí ẩn về một thế giới đã từng được tồn tại hàng ngàn năm
Hình 1 - 9 “The great hall of the Bulls”( đượ c coi là m ộ t trong nh ữ ng b ứ c tranh độ ng v ậ t l ớ n nh ấ t đượ c phát hi ệ n cho đế n nay)
10 Bên cạnh các hình vẽ in trên vách đá, trên mặt đất; còn nhiều biểu hiện khác như các tín hiệu bằng tay và các dấu hiệu khắc trên đá, trên gốm v.v Những thứ đó được xem như một phương tiện truyền thông mang ý nghĩa trừu tượng, được xem là phuơng tiện nguyên thuỷ, bình dị để con người truyền thông tin với nhau [6]
Hình 1 - 10 Hình ả nh trên vách Tadrart Acacus (m ộ t dãy núi ở sa m ạ c Sahara)
Ngoài ra, có thể nói quảng cáo ngoài trời là lĩnh vực quảng cáo hình thành sớm nhất trong lịch sử, đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước đây, và gắn liền với sự ra đời của nghệ thuật từ khi chúng ta còn sống trong hang động và biết vẽ các hình ảnh lên những bức tường đá Có một điều rất thú vị, rằng người Ai Cập cổ đại chính là “ông tổ” của những tấm biển bảng to đẹp, văn minh như ngày nay Người Ai Cập cổ đại đã khắc những hình ảnh, ký hiệu lên đá và đặt tại những khu vực đông người qua lại để phổ biến luật và quy định của đất nước đến dân chúng
Hình 1 - 11 Hình ả nh kh ắ c trên đ á c ủ a ng ườ i Ai C ậ p
Như vậy, có thể nói rằng các hình ảnh xuất hiện trên các phiến đá chính là hình thức cổ xưa và sơ khai nhất của bảng biển quảng cáo ngoài trời
- Sự khởi đầu của ngôn ngữ hình ảnh
Sự phát triển tiếp theo của ngành đồ họa được thể hiện qua bảng chữ cái
Người Sumer đã phát minh ra chữ viết từ 3300 đến 3000 năm trước công nguyên Dù ngôn ngữ này rất khó đọc và còn khá sơ khai nhưng nó chính là những bước khởi đầu cho chữ cái về sau Những chữ cái đầu tiên được gọi là chữ tượng hình hay chữ hình nêm vì có hình dạng khá giống với những đối tượng được miêu tả [6]
Hình 1 - 12 Ngôn ng ữ vi ế t c ủ a ng ườ i Summer
Hệ thống chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại không sử dụng các hình vẽ trừu tượng mà nó được xây dựng dựa trên những sự vật, sự việc, hiện tượng cụ thể trong thế giới vật chất xung quanh Các ký tự rõ ràng và đầy đủ nhất miêu tả con người và các bộ phận trên cơ thể người Một số hình vẽ khác cũng được sử dụng phổ biến là động vật, chim, công cụ, vũ khí, đồ trang sức,…
Hình 1 – 13 Ch ữ vi ế t k ế t h ợ p v ớ i hình v ẽ có th ể đượ c xem là ti ề n thân c ủ a ngành thi ế t k ế logo gi ố ng nh ư quan ni ệ m c ủ a con ng ườ i ngày nay
Những tín hiệu, biểu tượng, chữ viết của phương Đông cũng đã hình thành từ những buổi đầu, vào thời kỳ bình minh của loài người Đã hơn 4.000 năm, kể từ khi ông Phục Hy vẽ ra những dấu ấn tượng hình của trời, đất, mây, núi, lửa, gió, (Tám
12 quẻ, được khắc trên mu rùa v.v) [9] Chữ viết cũng đã hình thành và phổ cập sau đó…
Tuy nhiên, các vết tích còn lại mà chúng ta tìm thấy được qua những công trình khai quật, nhiều hơn hết là thời Ðông Chu (1100 ÷ 770 trước Công nguyên) đến thời Khổng Tử thì cực thịnh Mãi đến năm 120 vào thời nhà Hán, có một vị quan tên là Xu Shen đã tổng hợp được gồm 9353 chữ Vị này cho rằng kể từ thời Tam Hoàng, Ngũ Ðế, khởi thuỷ của văn tự đã thay đổi Cho đến thời nhà Thanh, vua Khang Hy đã cho soạn bộ Hán tự với 40.000 chữ, tuy nhiên trong văn chương chỉ có 6000 chữ, số còn lại là những cổ ngữ phức tạp dùng vào thời Lão Tử, do đó ít dùng trong sinh hoạt hiện tại Nói như thế, bản văn ngày nay mà người phương Đông dùng có lẽ là một bản chữ Hán đã dịch lại từ một bản chữ Hán cổ của Lão Tử Ở phương Tây, bên những giao lưu, tiếp cận của một xã hội tổ chức cao, bắt buộc phải tạo nên một hệ thống thông tin, để rồi người Hy Lạp, La Mã, sau đến Ai Cập… đã có văn tự, những con chữ bao gồm 26 chữ cái, được kết hợp lại tạo thành một phương tiện thông tin đại chúng, sau cùng đưa đến một kỷ nguyên hoàn chỉnh của văn tự, mở đầu cho nền văn chương Kinh Thánh qua ngôn ngữ La Tinh gọi là
“Logos” hay lời phán”Parole” [9]
Sau đó, văn minh nhân loại bước sang một trang mới với sự ra đời của chữ La tinh, chính là hệ thống chữ mà chúng ta vẫn dùng cho đến ngày nay
1.2.2 Giai đ o ạ n đị nh hình và phát tri ể n (t ừ cu ộ c cách m ạ ng công nghi ệ p đế n n ử a đầ u th ế k ỷ XX)
Từ thế kỷ XV, qua cuộc cách mạng về kỹ thuật in ấn (điển hình là ngành in khắc gỗ, in kẽm) đã tạo ra nguồn sinh khí mới cho các cơ quan truyền thông, thúc đẩy sự ra đời của nhiều cơ sở xuất bản trên toàn Châu Âu Trong điều kiện như vậy, các họa sỹ cũng đã vào cuộc, phần lớn họ làm công việc minh họa các sách báo, nhất là kinh thánh v.v… Cơ sở in ấn ở Đức do Martin Schongauer, Durer thành lập đã tạo được danh tiếng trong ngành in ở Châu Âu [6]
CÁC LOẠI HÌNH ĐỒ HOẠ
Đồ hoạ độc lập
2.1.1 Khái ni ệ m Đồ họa độc lập, hay còn gọi là Đồ họa giá vẽ, là người họa sĩ trực tiếp sử dụng các công cụ đồ họa trực tiếp lên mặt chất liệu, hiệu quả nghệ thuật của việc vẽ trực tiếp lên mặt chất liệu tạo ra hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm mà không qua một công đoạn nào khác [12]
Trong đồ họa độc lập mỗi tác phẩm là riêng biệt, được đánh số và ký tên như một tác phẩm nghệ thuật, chứ không phải một bản sao Có ba kỹ thuật là khắc nổi, khắc lõm và khắc phẳng Các nghệ sĩ đồ họa làm việc với nhiều chất liệu như mực in, màu nước, màu dầu, màu sáp Bề mặt in thường là gỗ, kẽm, đá
Hình 2 - 2 Các s ả n ph ẩ m kh ắ c chìm
Hình 2 - 3 S ả n ph ẩ m kh ắ c ph ẳ ng
Đồ hoạ in ấn
2.2.1 Khái ni ệ m Đồ họa in ấn là quá trình sáng tác hình ảnh (tạo hình) một cách gián tiếp, đưa màu từ một khuôn in sang một bề mặt khác Sau công đoạn tạo hình trên chất liệu, người họa sĩ còn phải thực hiện một công đoạn chế bản khác (khắc, bôi màu, ấn loát…) để hoàn thành tác phẩm, và hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm còn phụ thuộc vào công đoạn chế bản
2.2.2 Đặ c đ i ể m Đồ hoạ in ấn có khuôn in, nên tác phẩm đồ họa thường có nhiều bản sao Vật liệu dùng làm khuôn in thường là ván gỗ, đá, kim loại Đồ hoạ in ấn có bốn ngành in chính đó là khắc gỗ, khắc kẽm (khắc kim loại), in đá và in lưới Ngoài ra còn có chine-collé (kỹ thuật in trên chất liệu giấy mỏng), collography, in độc bản, khắc nguội, chấm và nét, khắc nạo, linocut (in trên ván lót sàn), aquatint (kỹ thuật rắc nhựa thông lên bản in) và in bằng sáp ong (như trên vải hoa của người Mông) [12]
27 - Khắc gỗ: là kỹ thuật in khắc nổi cổ xưa nhất, có tại Trung Quốc từ thế kỷ thứ IX Trong kỹ thuật khắc gỗ, người ta dùng gỗ xẻ ngang cây (ngang thớ) để khắc và in những hình ảnh chi tiết tinh xảo Gỗ xẻ dọc thớ được dùng cho những bản in rộng, dễ khắc.
Hình 2 - 5 S ả n ph ẩ m t ừ khuôn in kh ắ c g ỗ
Quy trình khắc và in được thực hiện như sau: người nghệ sĩ vẽ phác lên tấm gỗ rồi dùng dao khắc đục hoặc khắc bỏ đi những phần không cần bắt mực Đường nét và hình khối có trên bức tranh sẽ nổi lên Các phần này được bôi mực bằng con lăn (ru-lô) Đặt một tờ giấy áp sát bề mặt bản in và vuốt tay, hoặc lăn ru-lô, hoặc in bằng máy rập nén chuyên dụng Như vậy các bề mặt không bị khắc bỏ đi sẽ để lại hình vẽ trên tranh in gỗ [12]
Với tranh in gỗ màu, người ta dùng từng bản in riêng cho mỗi màu Tiêu biểu cho loại hình này là các bản khắc cổ của tranh Đông Hồ tại làng Hồ, tỉnh Bắc Ninh
28 Tranh khắc gỗ dân gian như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống là những di sản quý của nền mỹ thuật Việt Nam
Hình 2 - 6 Tranh dân gian Đ ông H ồ kh ắ c g ỗ
Hình 2 - 7 Tranh dân gian Hàng Tr ố ng (k ế t h ợ p kh ắ c g ỗ và v ẽ )
29 - Khắc kẽm (khắc kim loại): Khắc kim loại là một nhánh phổ biến của kỹ thuật in khắc lõm intaglio Tranh khắc kim loại có khả năng diễn tả sự vật bằng phương pháp chấm, nét, tạo mảng một cách tinh vi, tỉ mỉ, chính xác để tạo nên vẻ hấp dẫn kì diệu Kỹ thuật này ra đời vào thế kỷ XV ở châu Âu, phần lớn là tranh in đen trắng, sau này mới phát triển thêm tranh in màu Bản in thường là một tấm kẽm, hoặc đồng
Bằng cách khắc nguội hoặc khắc nóng (còn gọi là khắc axit) kết hợp với các kỹ thuật khác như khắc nạo ("mezzotint"), rắc nhựa thông ("aquatint") người ta sẽ tạo ra các hình dáng, đường nét và các điểm lõm trên bề mặt bản in [12]
Khắc nguội: Dùng dao trổ có mũi nhọn tạo những nét và chấm trên bề mặt tấm kim loại [12]
Khắc nóng: Còn gọi là khắc axit Phủ kín hai mặt của tấm kim loại bằng một loại sơn hay vecni để chống lại sự ăn mòn của axit Dùng dao khắc có mũi nhọn để vạch, khía vào lớp phủ theo hình vẽ muốn có Nhúng tấm kim loại vào dung dịch axit, những chỗ kim loại lộ ra sẽ bị axit ăn mòn Tình thời gian cho đến khi sự thẩm thấu của axit vừa đủ độ sâu thì dừng lại Rửa sạch lớp phủ trên tấm kim loại bằng dầu hỏa hoặc dầu thông, việc chế bản đã hoàn tất [12]
Hình 2 - 8 Khuôn in kh ắ c kim lo ạ i
Hình 2 - 9 Các s ả n ph ẩ m t ừ khuôn in kh ắ c kim lo ạ i
30 - In đá: In đá (lithography) hay còn gọi là in thạch bản là loại hình in tiểu biểu cho phương pháp khắc phẳng [12]
Kỹ thuật chế bản in đá: Người ta phủ một lớp vecni hoặc một loại sơn đặc biệt lên mặt phẳng của tấm đá litho Dựa vào tính chất đối kháng của nước và mỡ trong mực in, người ta dùng bút chì mỡ (để tạo chất cứng) và dung dịch laque (để tạo chất mềm) vẽ lên mặt tấm đá litho đã mài phẳng và nhẵn Sau đó, hình vẽ được định hình trong dung dịch keo arabic để cho nước bám chặt vào những phần còn nguyên vẹn mà không đụng chạm đến phần có hình vẽ đã phủ keo Chờ cho lớp keo này khô hẳn (khoảng hơn 12 tiếng) việc chế bản đã hoàn tất [12]
Kỹ thuật in: Tiếp theo, người ta dùng nước rửa sạch tấm đá in, sấy khô mặt đá cho chắc cốt rồi tiếp tục xoa nước cho ướt đều Lăn mực đều lên mặt đá, đặt giấy in, hạ tấm nén của máy vào giấy nằm trên bản đá và quay qua trục lăn của máy in chuyên dụng Cuối cùng ta được một bản in có hình ngược với hình vẽ trên đá [12]
Hình 2 - 10 Khuôn in đ á (in th ạ ch b ả n)
- In lưới: hay còn được được gọi là in lụa Đây là một phương pháp in thủ công nhưng sản phẩm đạt được tương đối chất lượng nhờ kỹ thuật ép mực bằng gạc su trực tiếp qua mặt lưới xuống sản phẩm chứ không gián tiếp như kỹ thuật in ofset Kỹ thuật in lụa có thể in trên hầu hết các chất liệu khác nhau như giấy, bao bì nhựa, thủy tinh và đặc biệt là vải [12]
Ngày nay, khuôn in dành cho in lưới được thao tác trên máy tính sau đó in trên giấy decal hoặc in dưới dạng film âm hoặc dương bản tùy theo mục đích sử dụng
Ngoài khung lưới, một dụng cụ không thể thiếu khi thực hiện công nghệ in lưới này là một tấm vật liệu không thấm mực dùng để kéo lụa gọi là “dao” Dao gạt hồ in là công cụ dùng để đẩy, phết mực màu khiến mực thấm qua lưới in, chuyển mực lên sản phẩm cần in
Đồ hoạ máy tính
2.3.1 Khái ni ệ m Đồ hoạ máy tính là một hướng quan trọng của khoa học máy tính Là các phương pháp để “vẽ” hay hiển thị một hình ảnh nào đó trên màn hình máy tính.Như vậy, đồ hoạ máy tính là việc thiết lập, lưu trữ và xử lý các mô hình dưới dạng hình ảnh của chúng trên máy tính [12]
Cùng với sự phát triển của xã hội, đồ họa máy tính là công nghệ nền tảng và cốt lõi của rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các ngành liên quan đến hình ảnh kỹ thuật số như phim ảnh, trò chơi điện tử, màn hình điện thoại và máy tính, thiết kế đồ họa…Tính năng ảnh 2D và 3D trong đồ hoạ máy tính cho phép cửa lý dữ liệu ảnh một cách nhanh chóng, cho phép hiển thị những hình ảnh động, do đó có thể tạo ra những kết quả hay sản phẩm có chất lượng cao hơn, chính xác hơn, năng suất hơn và giảm chi phí thiết kế Đồ họa máy tính phát triển đi liền với việc ra đời nhiều phần mềm phục vụ ngành đồ họa như Corel draw, Photoshop, Paint…
Các loại hình thiết kế đồ hoạ máy tính
- Thiết kế truyền thông marketing [5] Đây là dạng phổ biến nhất của thiết kế đồ họa Các nhà thiết kế đồ họa trong lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị luôn kết hợp các nguyên tắc thiết kế, nghệ thuật với thông tin về tâm lý của người mua và xu hướng của người tiêu dùng
Truyền thông marketing có các mục đích cơ bản là thông báo, thuyết phục và nhắc nhở đối tượng nhận tin về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp Qua các nội dung thông điệp, doanh nghiệp thông báo cho khách hàng về sự có mặt của doanh nghiệp, của sản phẩm trên thị trường, thuyết phục họ về các ưu việt của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh, và nhắc nhở họ nhớ đến sản phẩm khi có nhu cầu
Các nhà thiết kế đồ họa sẽ tìm hiểu về các hồ sơ và xu hướng khách hàng khác nhau vào mỗi trường hợp nhất định Ngoài ra, họ là những người đi sâu vào nội bộ công ty để tìm hiểu thông tin mật thiết nhằm đáp ứng cho công việc Nhà thiết kế đồ họa marketing thường tạo ra các sản phẩm như billboard, bảng quảng cáo, bảng hiệu
32 và nhiều hơn nữa Ngày nay, họ cũng thiết kế đồ họa cho web bằng cách tạo đồ họa banner, hồ sơ xã hội, brochure kỹ thuật số, email marketing, và các nội dung kỹ thuật số khác
Hình 2 - 13 M ộ t s ố s ả n ph ẩ m truy ề n thông marketing
- Thiết kế nhận diện thương hiệu
Dạng thiết kế này là tạo ra nhận diện đặc trưng mạnh mẽ cho thương hiệu bằng hình ảnh trực quan Đưa sản phẩm của họ xuất hiện ở mọi nơi thông qua các phương tiện kỹ thuật số và in ấn Thiết kế nhận diện thương hiệu là làm việc với logo, kiểu
33 chữ và màu sắc Ba yếu tố này nên kết hợp với nhau để tạo ra sự độc đáo, mạnh mẽ và mang bản sắc hình ảnh riêng biệt cho thương hiệu Logo là sự thể hiện đặc trưng và các giá trị cơ bản của thương hiệu Chúng tiếp cận với khách hàng bằng cách gợi lên trải nghiệm, ký ức và cảm xúc [5]
Hình 2 - 14.Thi ế t k ế b ộ nh ậ n di ệ n th ươ ng hi ệ u
- Thiết kế UI ( giao diện người dùng) [5]
UI là tên viết tắt của cụm từ User Interface hay được dịch sang tiếng việt là giao diện người dùng Có thể hiểu một cách đơn giản, tất cả những gì hiển thị lên màn hình, người dùng truy cập vào ứng dụng trên máy tính cũng như các thiết bị điện tử thông qua phần mềm, nút ấn, thanh trượt… chính là UI ví dụ như màu sắc, font chữ, bố cục của trang web, những hình ảnh của web
Một UI tốt giúp người dùng tương tác dễ dàng bằng cách đưa ra một giao diện thân thiện, ưa nhìn, dễ điều hướng và dễ hiểu mà không cần hướng dẫn sử dụng Các sản phẩm cần thiết kế giao diện người dùng bao gồm các website, các ứng dụng điện thoại hoặc game
Vì vậy một trang web có đẹp hay không, bố cục có hợp lý hay không, có thu hút được người đọc hay không đề dựa vào khả năng thiết kế của các UI design
Hình 2 – 15 Thi ế t k ế giao di ệ n đ i ệ n tho ạ i
Hình 2 – 16 Thi ế t k ế giao di ệ n web - Thiết kế bao bì [5]
Thiết kế bao bì là thao tác rất quan trọng để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Bao bì của sản phẩm nói rất nhiều về sản phẩm bên trong nó, nó là ấn tượng đầu tiên của khách hàng khi nhìn thấy sản phẩm Thiết kế bao bì chủ yếu để việc nhận diện thương hiệu được dễ dàng hơn, tạo sự chú ý cho khách hàng, để họ quyết định có mua hay không
Hình 2 - 17 M ộ t s ố ví d ụ thi ế t k ế bao bì s ả n ph ẩ m
- Thiết kế ấn phẩm xuất bản [5] Đây là lĩnh vực thiết kế có mối liên hệ hết sức mật thiết trong quá trình in, ấn và xuất bản sách, tạp chí… Trong nhịp sống hối hả như hiện nay, việc trang bìa có hình thức bắt mắt và truyền tải được nội dung chính là một nhân tố quan trọng giúp ấn phẩm đó trở thành “best seller”
Thiết kế ấn phẩm xuất bản là làm việc với nhiều yếu tố như kiểu chữ, văn bản, bố cục, minh họa và hình ảnh, đồ họa, in ấn để tạo ra nội dung hấp dẫn người xem thông qua con đường thị giác
Các sản phẩm xuất bản thường là sách, tạp chí, danh mục, báo, catalogue, báo cáo thường niên
Hình 2 - 18 Thi ế t k ế sách và t ạ p chí
- Thiết kế đồ hoạ văn phòng phẩm
Thể loại thiết kế đồ họa văn phòng phẩm đề cập đến việc áp dụng nghệ thuật đồ họa tùy chỉnh cho sản phẩm sử dụng trong văn phòng như thiết kế và in logo, tên doanh nghiệp, slogan và đồ họa lên văn phòng phẩm mục tiêu làm nổi bật thương hiệu.Tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp, số lượng văn phòng phẩm mà họ sử dụng có thể là nhiều hay ít
Sản phẩm thường là danh thiếp (card visit), phong bì thư, giấy viết thư, tệp đựng tài liệu (folder), hóa đơn, menu…
Hình 2 – 19 Thi ế t k ế các s ả n ph ẩ m v ă n phòng ph ẩ m
- Thiết kế đồ họa chuyển động [5]
MỘT SỐ SẢN PHẨM THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
Thiết kế đồ họa Chữ
Đồ họa chữ (Typography) là nghệ thuật và quá trình sắp xếp chữ trên trang Chữ là trung tâm thông tin liên lạc bằng văn bản Typography tốt sẽ hỗ trợ việc tuyền tải thông tin Typography không tốt sẽ làm giảm thông tin liên lạc và có thể gây nhầm lẫn cho người đọc
* Cấu trúc kiểu chữ: Chữ là một yếu tố thiết kế và là một phần của letterform
Một kiểu chữ (typeface) là tập hợp các letterforms (ký tự chữ), số, và biểu tượng thống nhất bởi một thiết kế trực quan thông thường.Một kiểu chữ (typeface) là sản phẩm của nhà thiết kế §
* Font chữ: là thành phần mô tả hoàn chỉnh của kiểu chữ (typeface), weight và kích cỡ font Mô tả vật lý là mã máy tính được sử dụng để sản xuất các kiểu chữ trên máy tính Hai thuật ngữ này thường nhầm lẫn: font và typeface
3.1.2.1 Tông màu kiểu chữ (Typeface tone)
- Typeface thường có tone hoặc resonance (cộng hưởng), (typeface nhắc nhở người đọc về điều gì khác)
- Hãy thử chọn nhiều typeface với nhiều tone phù hợp với nội dung
Các kiểu typeface & các tone tương ứng
Nhấn mạnh từ hay cụm từ bằng cách thay đổi size, weight, color, boldness, hay tạo kiểu italic
Thiết lập hệ thống phân cấp loại và quy hoạch tổng thể typographic, và áp dụng nhấn mạnh một cách nhất quán
3.1.2.3 Lựa chọn kiểu chữ (typeface)
Thiết kế typography tốt phụ thuộc vào đặc tính rõ ràng, dễ đọc
Mức độ dễ đọc là cách xác định dễ dàng văn bản trong cụm từ ngắn như tiêu đề, dấu hiệu, khẩu hiệu, vv
Khả năng đọc là cách dễ dàng nhất để đọc rất nhiều văn bản: câu, đoạn văn và các trang của văn bản
3.1.2.4 Sử dụng nhiều tương phản Độ tương phản trong trang làm tăng hiệu suất thị giác Độ tương phản có thể là kích cỡ tương phản, contrast weight, hoặc màu sắc tương phản
Typeface tương tự có xu hướng xung đột, hai typeface khác xa nhau thì không xung đột
Sử dụng hai kích cỡ khác nhau của type form là "sự hài hòa đối lập”
Sử dụng quá nhiều tương phản trong nội dung làm giảm khả năng đọc Độ tương phản tốt nhất được sử dụng trong tiêu đề, đầu đề, và kiểu trang trí
* Tương phản độ dầy mỏng chữ
Liên quan đến việc sử dụng trọng lượng khác nhau của typeface, ví dụ sử dụng regular hay bold để tạo được tương phản
46 Hình ảnh cho thấy sự tương phản trong các tiêu đề, trích dẫn, chữ cái đầu, và phần nội dung
Weight contrast cũng liên quan đến việc sử dụng chữ và khoảng trắng
Kiểu tương phản với khoảng trắng hợp lý sẽ tạo ra cách nhìn trực quan, không cầu kỳ
Sử dụng color contrast cẩn thận có thể thu hút sự chú ý của người đọc
Color contrast quá tươi sáng có thể làm người đọc chú ý (ví dụ như chữ màu đỏ tươi trên một nền màu xanh sáng)
Trong thiết kế mà không có nhiều tuỳ chọn về màu sắc, nên sử dụng màu đen, trắng và màu xám để mô phỏng sự tương phản
Sự tương phản giữa màu xám và màu đen luôn mang lại hiệu quả
Card visit
Việc sử dụng card visit khi tiếp xúc gặp gỡ đối tác, khách hàng trong kinh doanh và trong giao tiếp nói chung không chỉ có giá trị về thương mại mà còn là nét văn hóa đẹp trong cuộc sống hàng ngày Tấm danh thiếp như một cầu nối để khởi đầu cho cuộc gặp gỡ và những mối quan hệ tốt đẹp sao đó Đối với cá nhân thì những thông tin như tên, chức vụ, đơn vị công tác được in trên name card sẽ thay lời giới thiệu chi tiết đến người đối diện Đối với doanh nghiệp thì tấm card visit ngoài cung cấp thông tin về công ty còn giúp khách hàng nắm được sơ bộ lĩnh vực, ngành nghề và sản phẩm hoặc dịch vụ công ty đang kinh doanh Chính vì vậy in card visit là ấn phẩm rất quan trọng đối với cá nhân và doanh nghiệp
Card visit là ấn tượng đầu tiên và lâu dài đối với khách hàng, đối tác tiềm năng của một cá nhân hay doanh nghiệp Vì vậy, card visit có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, công ty Hiện nay, những mẫu card visit đã trở nên vô cùng phổ biến và là vật không thể thiếu trong kinh doanh
Vậy Card visit là ấn phẩm được làm bằng giấy hoặc nhựa dùng để cung cấp thông tin cá nhân như họ tên, chức vụ, số điện thoại, email, địa chỉ, đơn vị công tác
Ngoài ra card visit còn cung cấp cả những thông tìn về ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh
Hình 3 - 41 Minh h ọ a m ẫ u card visit 3.2.2 Nguyên t ắ c c ơ b ả n trong thi ế t k ế card visit
Mục đích card visit là phục vụ cho việc cung cấp thông tin cơ bản của bản thân cho đối tác hoặc bạn bè, khách hàng Bên cạnh đó nó cũng thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như những nét văn hóa và đẳng cấp của công ty hay cá nhân
Thiết kế card visit cần nhiều tính thẩm mỹ, kỹ năng đồ họa, sấp xếp bố cục hợp lý, chọn thông số màu chuẩn in… Do đó người thiết kế cần nắm chắc một số quy tắc thiết kế card visit sau đây:
3.2.2.1 Hình dáng và kích thước của card visit
Card visit được thiết kế với hình dáng cơ bản là hình chữ nhật (tùy theo sở thích có thể thiết kế theo chiều dọc hoặc ngang tùy ý)
48 Kích thước card phổ biến nhất ở VN là 90 x 55mm, 90 x 50mm (đây là 2 size card visit đẹp nhất và phù hợp nhất với cỡ hộp đựng thẻ name card, các loại ví tiền ở Việt Nam), ngoài ra còn có các size 88 x 53mm, 85 x 50mm…
Ngoài hình chữ nhật cơ bản, còn có thể thiết kế card visit hình vuông, kích thước 50 x50mm hoặc 60×60 mm và các hình thức sáng tạo khác
Hình 3 - 44 M ẫ u card visit hình vuông
3.2.2.2 Cách trình bày thông tin
Sử dụng cả hai mặt card visit
Card visit phải được in đầy đủ các thông tin của doanh nghiệp như công ty, logo, slogan, địa chỉ, họ và tên chủ card visit, chức danh, số điện thoại, email, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Nếu có khẩu hiệu của công ty, nên để to và nổi bật
Các thông tin cách mép viền ít nhất 5mm
Cân bằng cỡ chữ để dễ đọc và hài hòa
Thống nhất với bộ phận nhận diện thương hiệu hoặc logo
Nên chọn cỡ chữ và tạo khoảng cách giữa các chữ hay dòng chữ cho phù hợp;
Bố cục thông tin trong danh thiếp cân đối, hài hòa giữa chữ và phần nền mà vẫn đầy đủ đủ thông tin cần thiết [3]
Hình 3 - 45 M ộ t s ố cách trình bày thông tin trong card visit
Một số cách bố cục card visit cơ bản:
- Mặt sau để logo, tên công ty, slogan.Mặt trước hiển thị những thông tin dưới dạng dòng Đây là phương pháp bố cục được sử dụng rất nhiều cho những mẫu card visit kinh doanh cho các công ty Các bạn có thể vào link để tham khảo kỹ hơn
Hình 3 - 46 Card visit công ty
- Mặt sau để hình ảnh và logo đối diện nhau Mặt trước 1 bên để nội dung 1 bên để hình ảnh và logo Điều quan trọng là logo mặt trước và mặt sau phải để cùng bên
Hình 3 - 47 Card visit công ty v ớ i thi ế t k ế hình ả nh và logo đố i di ệ n nhau
- Mặt sau để logo, tên công ty, slogan Mặt trước hiển thị những thông tin dưới dạng dòng với độ phủ full 1 mặt Tức là toàn bộ nội dung rất ít nhưng dàn trải gần như toàn bộ card visit
Hình 3 - 48 Card visit công ty v ớ i thi ế t k ế ít nôi dung nh ư ng tr ả i toàn card
- Mặt trước chọn 1 cạnh làm chuẩn, tất cả nội dụng canh theo cạnh đó Nội dung sẽ thiết kế theo kiểu dàn trải giống phương pháp số 3 trên phần cơ bản Cạnh còn lại có thể design trang trí theo ý riêng Mặt sau tùy chọn có thể thiết kế kiểu tự do hoặc canh theo 1 cạnh như mặt trước
Hình 3 - 49 Card visit công ty v ớ i thi ế t k ế m ặ t sau t ự do
- Mặt trước 2 phần nội dung đối xứng với nhau qua cạnh huyền của name card Mặt sau Chỉnh nội dung vào giữa để cân bằng mọi thứ
Hình 3 - 50 Card visit công ty
Màu sắc là một yếu tố quyết định của bản thiết kế, màu sắc nên hợp với phong thủy của chủ nhân card hoặc sử dụng màu logo của doanh nghiệp làm màu chủ đạo để dễ cho việc nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp Nếu khách hàng hoạt động trong ngành giải trí thì card visit cần màu sắc tươi tắn, rực rỡ như: đỏ, hồng, vàng; Nếu khách hàng chuyên nghành thực phẩm xanh – sạch thì màu xanh lá là lựa chọn thích hợp nhất;
Một số card visit về lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế thì có thể có phong cách thiết kế khác, mới lạ như bổ sung thêm hình ảnh vào card Thiết kế card visit cũng cần cân nhắc sao cho hài hòa về màu sắc, tránh lòe loẹt và rối mắt [1] [4]
Hình 3 - 51 Thi ế t k ế màu s ắ c card visit Đồng thời phong cách thiết kế cũng cần được thể hiện một cách nhất quán trên mọi sự hiện diện của thương hiệu ở bất cứ đâu
Hình 3 - 52 Card c ủ a ngân hàng Techcombank – s ử d ụ ng màu ch ủ đạ o c ủ a th ươ ng hi ệ u
3.2.2.4 Cách chọn Font chữ khi thiết kế
Font chữ là một phần nhỏ của card visit Tuy nhiên, những điều nhỏ lại tạo nên sự khác biệt lớn Vì số lượng chữ có thể trình bày trên card visit rất ít nên cần lựa chọn một font chữ phù hợp, tránh chọn quá nhiều kiểu font chữ trên cùng một mặt danh thiếp, tối đa là hai đến ba là phù hợp nhất Chữ nên để sắc nét, rõ ràng, giúp người đọc tiếp thu thông tin một cách tốt nhất Một card visit trang trọng và lịch sự thì nên để nền sáng, chữ đen; thiết kế đơn giản, chọn font chữ chuẩn để thiết kế Nếu muốn chèn ảnh nền hoặc hoa văn thì cũng chỉ nên chọn ảnh sáng và đủ mờ nhạt để không ảnh hưởng đến việc đọc chữ trên card [2] [3]
Hình 3 – 53 L ự a ch ọ n font ch ữ trong card visit
Phần lớn card visit được in trên giấy, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng của card visit cũng cần nắm rõ những nguyên tắc sau đây: