1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch tội ác chiến tranh xâm lược

12 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội Ác Chiến Tranh Xâm Lược
Tác giả Lý Huỳnh Khải, Duy Hoàng Hữu Huân, Nguyễn Thị Kiều Diễm, Lâm Khả Ái, Lê Cảnh Hiếu, Đặng Thị Hồng Thắm, Phạm Thị Quỳnh Giao, Nguyễn Thị Minh Châu, Huynh Hoàn Kim
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Tuy
Trường học Trường Đại Học Tài Chính - Marketing
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại bài thu hoạch
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 5,04 MB

Nội dung

liên quan đến các cuộc chiến tranh ở Việt Nam được lưu trữ tại một số bảo tang sẽ giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về sự khốc liệt, tội ác, hậu quả chiến tranh của các thế lực xâm lược

Trang 1

TRUONG DAI HOC

TAI CHINH — MARKETING

BAI THU HOACH TOI AC CHIEN TRANH XAM LUOC

TRUONG DAI HOC TÀI CHÍNH - MARKETING

MON: LICH SỬ DANG CONG SAN VIET NAM

Giang vién: NGUYEN THỊ TÚY

Nhóm thực hiện: Nhóm 5

Trang 2

DE TAI: TOI AC CHIEN TRANH XAM LUOC

Thành viên nhóm :

m Lý Huỳnh Khải Duy

Hoàng Hữu Huân

Nguyễn Thị Kiều Diễm

Lâm Khả Ái

Lê Cảnh Hiếu

Đặng Thị Hồng Thắm

Phạm Thị Quỳnh Giao Nguyễn Thị Minh Châu Huynh Hoàn Kim (nhóm trưởng)

Trang 3

NOI DUNG

ee 6%

o “ “

I Ly do chon dé tai

Dù chiến tranh ở Việt Nam đã lùi xa vào quá khứ nhưng những tàng tích do chiến tranh đề lại vẫn còn mãi với thời gian Như Bác Hồ đã từng nói “dân ta phải biết

sử ta”, hiểu được đạo lý đơn giản đấy chúng tôi - thế hệ sinh viên trẻ luôn từng ngày tìm hiểu về lịch sử của dân tộc và bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tắm lòng yêu nước của các thế hệ cha anh đi trước Từ đó cố gắng học tập và rèn luyện đề trở thành một công đân có ích cho đất nước Những hình ảnh, những đồ vật liên quan đến các cuộc chiến tranh ở Việt Nam được lưu trữ tại một số bảo tang sẽ giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về sự khốc liệt, tội ác, hậu quả chiến tranh của các thế lực xâm lược

đã gây ra cho người dân Việt Nam Từ đó đề thấy được dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã, đau đớn cả về tính thần lẫn thể xác nhưng dân tộc Việt Nam luôn có sự khát khao mãnh liệt, ý chí kiên cường vươn lên, hướng tới hòa bình, độc lập dân tộc

Thông qua môn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, chúng tôi may mắn có dịp ghé thăm Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh - tọa lạc tại số 28 Đường Võ Văn Tan, Thanh phố Hè Chí Minh Bảo tàng là một sự diễn đạt lịch sử trực tiếp về chặng đường tiễn tới nền độc lập của Việt Nam - một chặng đường đẫm máu đây những chết chóc

và bom min kéo dai gan hét ca thé ky 20 Là địa chỉ duy nhất của Việt Nam năm trong

hệ thống bảo tàng hòa bình Thế giới Bảo tàng được thành lập vào năm 975 với mục đích lưu giữ và trưng bày những chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Bảo tàng có tong diện tích hơn 3.000 mét vuông, với hơn 15.000

hiện vật trưng bày Các hiện vật bao gồm vũ khí, thiết bị quân sự, tài liệu lịch sử, hình

ảnh và chứng tích liên quan đến cuộc chiến tranh đầy gian khổ Từ năm 1995, theo ước tính bảo tàng này đón khoảng hơn 26 nghìn lượt khách Cho tới hiện nay con số này đã lên tới hơn 400 nghìn lượt Bảo tàng trưng bày những hiện vật, mô hình mô phỏng cũng như những hậu quả và di chứng nặng nề mà các cuộc chiến trong lịch sử

để lại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một địa điểm tham quan quan trọng ở

Trang 4

Thành phố Hồ Chí Minh Bảo tàng giúp du khách hiểu rõ hơn về lịch sử Việt Nam và

những hậu quả tàn khốc của chiến tranh

Hình I Bảo tàng Chiến Tích Chiến Tranh Bảo tàng gồm 3 tầng và có 8 chủ đề, mỗi tầng có chủ đề và những hiện vật riêng Những bức ảnh, tư liệu ở bảo tàng là minh chứng rõ ràng nhất cho sự dã man, tàn độc của quân đội Mỹ Những kiểu tra tấn, tàn sát thông qua tư liệu bất cứ ai cũng phải rùng mình Những trận thảm sát người dân được phản ánh đây đủ, sắc nét Ta có thể thấy rõ nhất qua chuyên đề” Tội ác chiến tranh xâm lược” của bảo tàng Đây là khu chuyên để lớn tại Bảo tàng, ở đây trưng bày 125 bức ảnh, 22 tài liệu và 243 hiện vật súng ống, lưới giáo, vũ khí và những tư liệu lich sử về những cuộc tản sát đẫm máu và nước mặt nhân dân ta của quân đội Mỹ

Trang 5

H Cảm nhận

1 Tham sat My Lai

Tham sat Mỹ Lai hay thảm sát Sơn Mỹ là một tội ác chiến tranh của Lục quân Hoa Kỳ gây ra trong thời gian Chiến tranh Việt Nam Trong tiếng Anh, vụ thảm sát này có tên My Lai Massacre, Son My Massacre hoặc Pinkville, trong đó Pinkville là tên địa danh của quân đội Hoa Kỳ đặt cho khu vực Mỹ Lai

Vào ngày l6 tháng 3 năm 1968 tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc xã Sơn Mỹ,

huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi), các

đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt từ 347 cho đến 504 thường dân không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thê Sự kiện thảm khốc này đã gây sốc cho dư luận Mỹ, Việt Nam, và thế giới, hâm nóng phong trào phản chiến và là một trong các nguyên nhân

dẫn tới sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ khỏi Việt Nam nam 1972

Khi cuộc thảm sát xảy ra trong làng chỉ có những người dân thường phân lớn là phụ nữ và trẻ em đang cô gắng tìm chỗ ân nắp trước sự cản quét của quân đội Mỹ, nhiều người trong làng vẫn còn đang nấu cơm sáng Lính Mỹ tiến hành quăng lụ đạn vào nhà mà không hề bận tâm xem trong nhà có gì, chúng xả súng vào cả những người nông dân đang làm việc trên cánh đồng lúa

Hình 3 Xác chết phụ nữ và trẻ em trên đường

Trang 6

Chúng tiễn hành đốt phá những làng xóm và tra tấn những bị bắt Có thê nói chúng không coi dân Việt Nam là người nữa Thật độc ác! Vụ thảm sát Mỹ Lai được thừa nhận rộng rãi như một tội ác và là hành động giết người hàng loạt nhắm vảo dân thường

Vụ thảm sát đã bị che giấu, trong báo cáo của quân đội Mỹ ghi rằng họ đã "tiêu diệt 128 binh lính kẻ thù mà không chịu bất cứ thương vong nào" Cho tới cuối năm

1969, vụ việc mới bị phát hiện Tuy nhiên, tòa án Mỹ đã không kết tội bất cứ sĩ quan

hay binh lính Hoa Kỳ nào sau vụ thảm sát này, ngoại trừ một chỉ huy cấp trung đội là William Calley bị tuyên án chung thân, nhưng chỉ I ngày sau, Tổng thống Mỹ ra lệnh

ân xá và Calley chỉ phải chịu quản thuc tai gia 3 năm rưỡi

Ronald Haeberle — tac g14 của bộ ảnh thảm sát Mỹ Lai, cựu phóng viên Mỹ ông

đã chụp được tổng cộng 60 bước ảnh ghi lại cảnh tượng kinh hoảng Trong đó có 40 ảnh trắng đen và 20 ảnh màu Đếm năm 1969 bộ ảnh thảm sát Mỹ Lai được ông đăng lên tạp chí Life, lần đầu tiên công bố với thể giới về sự thật kinh hoàng của vụ thảm sát Ông đưa ra quyết định công khai bộ ảnh đau thương với bỗn phận trách nhiệm là lương tâm nghề nghiệp của một phóng viên chiến trường

Vậy là sự thật rất có thê sẽ bị vùi lắp mãi mãi nếu như không có Ronal Haeberle tiết lộ, công khai các bức ảnh và những câu chuyện ông thấy ở Mỹ Lai khi đó

® Cảm nhận về cuộc thám sát

Nghe về sự kiện Mỹ Lai làm cho chúng em cảm thấy đau lòng và chắn động về mức độ tàn bạo mà con người có thế gây ra lúc chiến tranh Sự mắt kiêm soát và sự thất đức của một số binh sĩ Mỹ đã dẫn đến sự thảm họa này

Sự kiện Mỹ Lai là một ví dụ rõ ràng về việc làm thiếu đạo đức trong tình huống chiến tranh Nó nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết của việc đảm bảo quân đội và các

Trang 7

cá nhân trong đó tuân thủ các quy tắc đạo đức và pháp luật trong tất cả các tình

huống

Sự kiện Mỹ Lai cũng nhắn mạnh tầm quan trọng của những người lính và công dân đối diện với áp lực chiến tranh, những người luôn cố gắng bảo vệ quyền con

người và tôn trọng đạo đức ngay cả trong bối cảnh khó khăn nhất

Đứng trước những hình ảnh thảm khốc ấy chúng em thấy mình như được ở trong bối cảnh của cuộc chiên, cảm nhận như mình đang chứng kiên toàn bộ sự khôc liệt của chiến tranh Những nổi đau, sự mất mác, đau thương của người dân Việt Nam đã trải qua

Vụ thảm sát đến nay đã trôi qua 55 năm, những nhân chứng năm xưa từ cả hai

phía đã dần khuất bóng, nhưng những hình ảnh kinh hoàng về sự kiện sáng 16/3/1968

thì vẫn luôn còn mãi

Ngày nay, quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng phát triển, nhiều vết thương do chiến tranh gây ra trên đất liền và trong lòng người dân đã được chữa lành Nhưng, Mỹ Lai vẫn luôn ở đó trong dòng chảy lịch sử, nhắc nhở tất cả

chúng ta hãy trân trọng giá trị của hòa bình

2 Tham sát Thạnh Phong

Trong số các hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, có một hiện vật đặc biệt khiến các du khách lặng người mỗi khi chứng kiến Đó chính là chiếc ống cống - tang chứng của vụ thảm sát Thạnh Phong ở Bến Tre trong cuộc chiến tranh Việt Nam Vào đêm 25/2/1969, toán biệt kích hải quân My SEAL do Trung uy Bob Kerrey chỉ huy đã ập vào ấp 5, xã Thạnh Phong, huyện Phú Thạnh, tỉnh Bên

Tre.Sau khi xông vào nhà ông Bùi Văn Vát (66 tuôi) và bà Lưu Thị Cảnh (62 tuổi),

toán lính này đã cắt cô hai ông bà một cách đã man Ba đứa bé là cháu nội ông Vát đã

ân nấp trong chiếc ống công này nhưng vẫn bị lính biệt kích Mỹ bắt ra Sau đó, những

người lính Mỹ đã đâm chết hai cháu Bùi Thị Ánh (khoảng 10 tuổi) và Bùi Thị Nguyệt (khoảng 8 tuổi), mô bụng cháu Bùi Văn Dân (khoảng 6 tuôi) Thực hiện xong tội ác ở

nhà ông Vát, nhóm lính tiếp tục tàn sát các gia đình khác, giết chết L5 dân thường, bao gồm cả phụ nữ đang mang thai Người sống sót duy nhất là một em gái 12 tuổi tên Bùi Thị Lượm bị thương ở chân Năm 2001, Tạp chí New York Times và chương trình 60

Minutes II của đài truyền hình Mỹ CBS đã thực hiện một loạt phóng sự phanh phưi vụ

thảm sát Thạnh Phong Thượng nghị sĩ Bob Kerrey đã nhận trách nhiệm về vụ thảm sát Năm 2004, ông rút khỏi cuộc sống chính trị.Ngày 4/2/2009, nhân 40 năm ngày giỗ của các nạn nhân, bà Bủi Thị NhỊ - con gái ông Bùi Văn Vát đã hiến tặng ống công cho Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh làm hiện vật trưng bày.Hình ảnh chiếc ống công

Trang 8

tại nơi các chau bé bị lính Mỹ phát hiện và sát hại Ảnh chụp lại tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Không chỉ vậy, trong khi dân ta đang kêu khóc thì chúng cười sảng

khoái, chụp hình “lưu niệm” bên cạnh một phân thân thê của chiến sĩ ta (sản phẩm

bom đạn của chúng), chúng lấy xác người để làm chiến lợi phẩm

Hình 2.1 Hình ảnh ống công-nơi 3 em bé là cháu nội

ông Bùi Văn Vát an nap bi linh My phat hién và sát hại

¢ Cam nhận về cuộc thảm sát Thanh Phong

Cuộc thảm sát Thạnh Phong là một sự kiện đau lòng và đáng lên án trong lịch

sử chiến tranh Việt Nam Nó gây ra nhiều mất mát về người và tài sản, và đã gây đau đớn cho nhiều gia đình và cộng đồng Cuộc thảm sát này là một lời nhắc nhở về

những hậu quả đau thương của chiến tranh và tác động của nó đến dân thường Chúng

ta cần học từ những sự kiện như thảm sát Thạnh Phong đề không lặp lại những sai lam

của quá khứ và đề xây dựng một tương lai hòa bình và công bằng hơn

Thảm sát Thạnh Phong là một ví dụ đáng sợ về những tác động tiêu cực của chiên tranh lên dân thường Nó làm noi lên câu hỏi về đạo đức và luân lý trong chiên tranh, và góp phân làm tăng sự phản đôi về chiên tranh

3 Không quân Hoa Kỳ ném bom các khu vực dân sự ở miền Bắc Việt Nam

Trang 9

Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân Mỹ ra miền Bắc từ năm 1965 đến cuỗi năm 1968 va nam 1972, không quân Mỹ đã ném tổng cộng hơn 1.000.000 tan bom xuống miền bắc Việt Nam Trong 2 năm, với hai cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc, 412.283 lượt máy bay Mỹ xuất kích (Không quân Mỹ là 153.784 phi vụ, không quân hải quân và hải quân đánh bộ là 152.399 phi vụ) đã ném

xuống miền Bắc Việt Nam 973.300 tan bom đạn Con số này đã vượt xa 698.000 tấn

bom đạn mà Mỹ sử dụng trong cuộc Chiến tranh triều tiên và 550.000 tắn mà Mỹ sử

dụng trên Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai Bình quan

1 km vuông lãnh thô miễn Bắc hứng chịu 6 tấn bom, mỗi người dân miền Bắc hứng chiu 45,5kg bom Cac trận ném bom da lam chét hon 80.000 dan thuong, hon 120.000 người khác bị thương Sau đây là một số vụ máy bay Mỹ ném bom các mục tiêu dân

sự gây chết nhiều thường dân ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến đầu năm 1973:

Vụ máy bay B-52 của không quân Mỹ ném bom rải thảm xuống Bệnh viện Bạch Mai đêm 21 rạng ngày 22-12-1972 Vụ máy bay Mỹ ném bom Tòa Tổng đại diện Pháp ở

Hà Nội ngày 11-10-1972 (nay là Đại sứ quán Pháp ở Hà Nội), giết chết 5 người, trong

đó có bà bà Leya El Hakim, người A1 Cập, phu nhân của ông Susimi, Đại biện lâm thời

nước Cộng hòa Nhân dân Albani; phá hủy hầu hết tòa nhà này

Hình 5 Tàn dư của chiến tranh phá hoại miền Bắc

Trang 10

¢ Cam nhan Khong quan Hoa Ky ném bom cac khu wre dan sy 6

mien Bac Viet Nam

Các cuộc không kích của không quân Hoa Kỳ đã gây ra tan pha và thiệt hại đáng kê cho các khu vực dân cư, gây mắt mát về người và tài sản Các khu vực dân

sự, bao gồm trường học, bệnh viện, thị tran va làng mạc, đã bị phá hủy hoặc chiu tôn thương nghiêm trọng Những cuộc không kích này đã gây ra tử vong và thương tật cho hàng ngàn dân thường, bao gồm cả phụ nữ, trẻ em và người già Nó đã đề lại

những vết thương và đau đớn trong lòng người dân Chiến tranh Việt Nam đã trôi qua hơn 50 năm nhưng nó để lại nhiều quá khứ buồn đau và đây tự hào cho dân tộc Việt Nam Đây cũng là một quá khứ đáng hỗ thẹn cho đề quốc Mỹ Tội ác của đề quốc Mỹ

dé lai trên đất nước chúng ta những hình ảnh, nhưng tàng chứng hãi hùng, khủng

khiếp về việc tra tân dã man, tàn sát, ném bom, rải thuốc diệt cỏ, chất làm rụng lá cây, giết chết con người, những người Việt vô tội bị thảm sát,

Và chúng ta có vẻ như đang dần quên đi đề có được bình yên như ngày hôm nay dân tộc chúng ta, bao thế hệ ông bà cha ông chúng ta đã phải trải qua một cuộc chiến đẫm máu, biết bao sự hy sinh quên mình Một cuộc chiến được xây dựng bởi máu, bởi lòng đoàn kết và bởi một khao khát tự do mãnh liệt mà thế hệ trước với mong muốn giảnh lại một bầu trời tự do cho thế hệ con em mai sau

Chúng ta, những con dân Việt Nam đã và đang được sinh sống trong bình yên và tự

do, nhưng hãy luôn ghi nhớ rằng chúng ta thật may mắn vì những điều mà chúng ta có được ngày hôm nay được đánh đổi bởi xương máu của bao anh hình dân tộc đã đứng lên chống thực dân đô hộ đề trao cho chúng ta những giây phút bình yên này, hãy luôn ghi nhớ và mang lòng biết ơn đối với biết bao nhiêu thế hệ cha anh đã hy sinh cùng với lòng biết ơn đó chúng ta những thế hệ trẻ - tương lai của nước nhà cần không ngừng nô lực, phân đấu góp sức lực nhỏ bé của bản thân xây dựng đất nước đề đất nước sánh cùng “các cường quốc năm châu”

Ngày đăng: 01/07/2024, 17:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w