Đặt câu hỏi nhỏ “Nếu không có giao tiếp thì con người có thểsinh tồn và phát triển được không?”- Kỹ năng giao tiếp giúp bạn mở rộng các mối quan hệ của bản thân khi biết cách gắnkết tươn
KHUNG LÝ THUYẾT
Khái quát chung về giao tiếp
Giao ti p l ho t đ ng x c l p, v n h nh c c m i quan h gi a con ng i v i con ng i nh m th!a m"n nh ng nhu c#u nh$t đ%nh Giao ti p l qu tr(nh trao đ)i th*ng tin di,n ra gi a hai ng i Qu tr(nh đ đem l i s1 thay đ)i h nh vi cho c3 hai ph4a.
K6 n7ng giao ti p l nh ng c*ng c8 m ch9ng ta s: d8ng đê lo i b! nh ng r o c3n đê đ t đ =c hi u qu3 giao ti p.
Giao ti p l qu tr(nh h(nh th nh v ph t triên s1 ti p x9c gi a ng i v i ng i, đ =c ph t sinh t> nhu c#u ho t đ ng chung, bao g?m s1 trao đ)i th*ng tin, x@y d1ng chi c l =c t Ang t c, th ng nh$t tri gi c v t(m hiêu ng i kh c nh m đ t đ =c m8c đ4ch n o đ
K6 n7ng giao ti p l m t t p h=p nh ng quy tCc, ngh thu t, c ch Dng x:, đ i đ p đ =c đ9c r9t qua kinh nghi m th1c t h ng ng y gi9p mEi ng i giao ti p hi u qu3, thuy t ph8c hAn khi p d8ng thu#n th8c k6 n7ng giao ti p
1.2 Vai trò của kỹ năng giao tiếp tốt Dễ dàng thuyết phục và đàm phán
Cu c s ng lu*n đ =c di,n ra v mGi ng y ch9ng ta đHu ph3i s: d8ng giao ti p đê c thê đ t đ =c m8c đ4ch n o đ Khi sI h u k6 n7ng giao ti p t t, ch9ng ta sJ Dng x: v i c c t(nh hu ng x3y ra xung quanh v i s1 khKo lKo v t nh%
K6 n7ng giao ti p t t sJ l m t s=i d@y liLn k t gi a ng i v ng i Kh*ng nh ng th , ng y nay con ng i s: d8ng k6 n7ng giao ti p l m m t c*ng c8 đê điHu khiên mEi thD xung quanh.
Con ng i c thê liLn k t gi a ng i v v t v l m chM mEi thD th*ng qua giao ti p
V i kh3 n7ng giao ti p đ =c c3i thi n, c c th nh viLn trong nh.m sJ đo n k t hAn SJ kh*ng c m t th nh viLn n o c3m th$y m t m(nh hE ph3i g nh v c c3 nh.m S1 ph@n c*ng lao đ ng n y sJ th9c đPy nh ng c3m gi c t4ch c1c v m i quan h gi a nh ng th nh viLn v i nhau, gi9p c3i thi n tinh th#n v kinh nghi m l m vi c
Khi c c th nh viLn trong nh.m hiêu đ =c vai trQ cMa hE, vai trQ cMa nh ng ng i kh c v kR vEng cMa b n, hE c thê t p trung v o c*ng vi c cMa hE nhiHu hAn l nh ng v$n đH kh c I nAi l m vi c Khi giao ti p hi u qu3, xung đ t đ =c gi3i quy t r$t nhanh, nh@n viLn c thê qu3n lS kh i l =ng c*ng vi c t t hAn v gi3m thiêu s1 ph@n t@m L=i 4ch n y đ a đ n n7ng su$t l m vi c tuy t v i cho b n v c3 nh ng th nh viLn trong nh.m
1.3 Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp - Giao tiếp là nhu cầu cơ bản nhất của con người kể từ khi sinh ra cho tới tận lúc họ mất đi Một đứa trẻ vừa sinh ra chúng đã có nhu cầu giao tiếp để kết nối với mọi người thông qua việc cất tiếng khóc, tiếng cười thay vì phải sử dụng ngôn ngữ để nói - chúng có thể khóc thét khi đói bụng, cười khi được cưng nựng.
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội Xã hội là một cộng đồng mà ở đó con người tồn tại có sự liên kết và ràng buộc với nhau, con người kết nối với nhau thông qua giao tiếp Đặt câu hỏi nhỏ “Nếu không có giao tiếp thì con người có thể sinh tồn và phát triển được không?”
- Kỹ năng giao tiếp giúp bạn mở rộng các mối quan hệ của bản thân khi biết cách gắn kết tương tác với những người xung quanh, biết cách học hỏi, giao lưu để gắn kết các mối quan hệ lại Đây cũng là cơ sở để duy trì và phát triển cuộc sống Nếu không biết giao tiếp bạn sẽ trở lên cô lập với xã hội và điều đó thật đáng sợ.
- Kỹ năng giao tiếp giúp phối hợp hành động: Giao tiếp giúp con người thể hiện được ý nghĩ cũng như những hành động muốn biểu đạt và giúp mọi người hiểu được nhu cầu, mong muốn hay những gì người khác truyền đạt qua ngôn ngữ Trên cơ sở đó, tất cả sẽ cùng nhau phối hợp hoạt động để hướng đến mục đích chung.
-Giao tiếp tốt giúp bạn thành công dễ dàng hơn: Xã hội phát triển không ngừng mỗi ngày, nhu cầu đời sống tăng cao, và sự cạnh tranh cũng trở nên gay gắt Bạn có đủ kỹ năng làm việc, đủ chuyên môn nhiệt huyết nhưng lại yếu kém trong kỹ năng giao tiếp thì bạn sẽ rất khó phát triển - tiến bộ xa hơn trong công việc của mình Chính vì giao tiếp có ý nghĩa đặc biệt như thế mà người ta mới nâng tầm nó lên trở thành nghệ thuật giao tiếp.
Có 3 kiểu giao tiếp trong kinh doanh
Để giao tiếp tốt với cấp trên trong một doanh nghiệp thì bản thân chúng ta cần nhiều kỹ năng mà kỹ năng đầu tiên trong giao tiếp với cấp trên là biết lắng nghe Thay vì cứ phải suy nghĩ về việc mình sẽ nói gì khi họp hay gặp cấp trên, bạn nên chú ý lắng nghe những gì sếp nói Việc nghe tốt sẽ giúp bạn hiểu được cấp trên muốn gì, thích nói chuyện như thế nào Lắng nghe không chỉ là nghe bằng tai mà còn bằng trí, mắt, tim để nhận biết đúng sai phân tích và thấu hiểu
2.1.2 Thấu cảm Vậy nên kỹ năng thứ 2 khi giao tiếp với cấp trên trong doanh nghiệp là kỹ năng nghe thâú cảm Kỹ năng này đòi hỏi bản thân chúng ta cần tạo cho người giao tiếp với chúng ta một cảm xúc tốt, hứng thú với việc chia sẻ và tiếp tục trò chuyện bằng cách gợi mở và cho thấy bản thân yêu thích cuộc trò chuyện
2.1.3 Kỹ năng đưa ý kiến và kiềm chế cảm xúc Khi trong công việc bạn nên dành cho cấp trên một sự đánh giá thật chân thành, trung thực, khách quan, không bị tình cảm cá nhân chi phối Bởi có thể, một lúc nào đó, cấp trên của bạn đang căng thẳng trong công việc và những lời cấp trên nói khiến bạn nghe không được vừa tai Bạn nên biết môi trường làm việc là nơi không nên để cảm xúc lấn át Vì vậy, dù là vấn đề gì, bạn cũng đừng bực tức hay ủy mị khi giao tiếp với cấp trên Hãy duy trì cách nói và cường độ giọng nói vừa đủ nghe Nếu có vấn đề bạn bức xúc và muốn trình bày, bạn có thể gặp riêng cấp trên sau đó Điều này sẽ khiến cấp trên nghĩ bạn là người biết suy nghĩ thấu đáo, sẽ tin tưởng bạn hơn.
2.1.4 Tăng cường giao tiếp với cấp trên trong công việc Khi bạn có các ý tưởng hay hoặc chiến lược kinh doanh hợp lí trong thời điểm hiện tại Hãy mạnh dạn đề xuất ý kiến của bản thân vì có thể những ý tưởng của bạn sẽ giúp doanh nghiệp thành công hơn, nâng cao lợi nhuận Hãy nhớ rằng người chủ động sẽ tự tạo ra cơ hội cho mình, chứ không ngồi chờ cơ hội đến Khi đó bạn sẽ được cấp trên trọng dụng hơn bao giờ hết
Khi bạn gặp khó khăn cũng đừng im lặng mà hãy tìm những sự trợ giúp từ cấp trên.
Tuy nhiên, bạn vẫn phải là người giải quyết vấn đề đó chứ không phải chờ đợi và luôn dựa dẫm.
2.2 Kiểu 2: Giao tiếp với cấp dưới2.2.1 Tôn trọng và lắng ngheTôn trọng và lắng nghe ý kiến của cấp dưới khi họ báo cáo công việc hoặc đề xuất tham mưu đóng góp những ý tưởng tốt cho sự phát triển của bộ phận hay đơn vị cho người quản lí Tin tưởng và biết cách phát huy những điểm mạnh của cấp dưới, phân công công việc phải dựa trên nguyên tắc: Đúng người đúng chuyên môn, phù hợp với năng lực và sở trường của từng người.
2.2.2 Luôn giữ lịch sự Không để nhân viên lấn sân, coi thường, nhưng cũng đừng quá xa cách Một người cấp trên hoàn hảo là người luôn được nhân viên tin tưởng, tôn trọng, là nơi nhân viên tìm đến khi có khúc mắc trong công việc cũng như khi họ cần chia sẻ trong cuộc sống.
2.2.3 Nguyên tắc Rõ ràng, cụ thể, xúc tích, trọn vẹn, thận trọng khi giao tiếp với cấp dưới Chính xác, minh bạch, rõ ràng và công bằng Đối xử công bằng với cấp dưới, tránh định kiến, thiên vị Không được ép cấp dưới làm theo ý thích, tình cảm của mình, không nên buộc nhân viên này làm một việc rất khó còn nhân viên kia lại làm một việc rất dễ, khi khả năng như nhau, động viên họ tự lựa chọn, tỏ thái độ quan tâm, ưu đãi hơn đối với những người làm việc khó Đặc biệt, khi giao việc không được xuất phát từ ý đồ không trong sáng “giao cho việc khó, vượt quá khả năng, rồi nếu không làm được thì phê bình…” như vậy sẽ gây mâu thuẫn nội bộ.
2.3 Giao tiếp với đồng nghiệp 2.3.1 Không buôn chuyện trong giờ làm việc
“Buôn dưa lê, bán dưa chuột” chắc hẳn là sở thích của rất nhiều chị em Tuy nhiên trong giờ làm việc, bạn nên hạn chế điều này Nói chuyện phiếm sẽ làm bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và không được lãnh đạo đánh giá cao Chúng ta có thể chia sẻ những câu chuyện thú vị trong cuộc sống với nhau sau khi kết thúc công việc.
2.3.2 Tôn trọng đồng nghiệp Để tạo dựng mối quan hệ đồng nghiệp vững chắc và lâu dài, chúng ta cần phải tôn trọng, tin tưởng họ Không nên thể hiện bản thân hơn họ hay chê bai làm họ tổn thương Thay vào đó, hãy góp ý một cách tế nhị và khéo léo để họ cảm thấy được tôn trọng từ đó thay đổi theo hướng vui vẻ, tích cực.
2.3.3 Không nói xấu đồng nghiệp
Không chỉ ở nơi làm việc, nói xấu vốn là một hành vi thiếu tế nhị Ngoài những mối quan hệ bên ngoài xã hội thì hầu hết thời gian của chúng ta đều tiếp xúc với đồng nghiệp ở nơi làm việc Thay vì nói xấu làm ảnh hưởng đến tình cảm cá nhân, tạo ra một môi trường làm việc áp lực, thậm chí là dẫn đến tình huống dở khóc dở cười thì bạn nên dành những tình cảm tích cực cho đồng nghiệp.
Cấp trên sẽ nhìn nhận năng lực của từng nhân viên để đưa ra chế độ lương thưởng phù hợp Bạn không nên khoe mẽ về vấn đề này vì có thể làm người khác cảm thấy khó chịu, thậm chí là đố kị và ghen tị.
2.3.5 Biết giúp đỡ hoặc từ chối người khác khi cần Đôi khi, bạn có thể gặp một vài khó khăn trong công việc và cần đến sự giúp đỡ của người khác Vậy nên, trước đó bạn hãy giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp khi họ cần Tuy nhiên, đừng cố ôm hết mọi việc vào người Hãy biết cách để nói từ chối khi cần thiết.
2.3.6 Làm hết sức, chơi hết mìnhKhi làm việc, bạn cần nghiêm túc để hoàn thành những nhiệm vụ được giao Sau đó,ở các cuộc chơi, hãy hết mình để không khí trở nên vui vẻ, xây dựng mối quan hệ thân thiện với mọi người Biết đâu, bạn sẽ trở thành một người thú vị trong mắt đồng nghiệp.
GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG GIAO TIẾP
Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được thành lập năm 1994 trên cơ sở hợp nhất, sắp xếp các đơn vị sản xuất, lưu thông, sự nghiệp của ngành điện Năm 1994 cũng là năm đưa vào vận hành đường dây 500kV Bắc Nam thống nhất các hệ thống điện miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành hệ thống điện Việt Nam thống nhất.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thành lập ngày 22/6/2006 trên cơ sở chuyển đổi mô hình Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Năm 2010 (ngày 25/6/2010) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi mô hình Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước kiểm soát.
Ngày 28/2/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2018/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành (thay thế cho Nghị định số 205/2013/NĐ-CP ngày 6/12/2013), với một số nội dung chính như sau:
- Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.
- Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.
- Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM ELECTRICITY.
* Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
* Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia;
- Xuất nhập khẩu điện năng;
- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện;
- Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.
- Tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.
Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, EVN hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) và 9 công ty thủy điện/nhiệt điện thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng, 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC),Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI), Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT).
Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới Ở miền Nam, Điện lực vẫn trong tay chính quyền Mỹ - Ngụy Ở miền Bắc, ngành Điện cùng nhân dân bắt tay vào công cuộctái thiết đất nước, tiến tới xây dựng CNXH Từ công suất nguồn điện chỉ 31,5MW khi tiếp quản, ngành Điện đã không ngừng phát triển về quy mô nguồn, lưới, nỗ lực bảo vệ nguồn điện trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Đế quốc Mỹ.
Thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước đầu tiên chuyên trách lĩnh vực điện: Cục Điện lực (21/7/1955).
Xây dựng các nhà máy điện: NMTĐ Thác Bà công suất 108MW, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí 48MW, NMTĐ Đa Nhim công suất 160MW.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với cán bộ công nhân Nhà máy đèn Bờ Hồ (21/12/1954).
Những năm đầu đất nước thống nhất, việc tiếp quản các cơ sở điện lực được tiến hành nhanh gọn, đồng bộ với các ngành khác Tiếp nhận hệ thống điện miền Nam từ chính quyền Sài Gòn: ngày 01/5/1975, dấn ấn khởi điểm quản lý thống nhất ngành Điện Việt Nam.
Giai đoạn 1981- 1985: Thực hiện Tổng sơ đồ phát triển điện giai đoạn I.
Ngành Điện hoàn thành những công trình lớn, mang tầm chiến lược quốc gia về nguồn và lưới điện.
Xây dựng tuyến đường dây 220kV đầu tiên của Việt Nam: Hà Đông – Hòa Bình (khởi công 1979, hoàn thành 1981).
Việc thực hiện Tổng sơ đồ phát triển điện giai đoạn II, giai đoạn III đạt hiệu quả cao, tạo bước ngoặt lớn trongphát triển hệ thốngđiện Việt Nam thống nhất.
Xây dựng và đưa vào vận hành đường dây 500 kV Bắc – Nam, mạch 1, ghi dấu ấn thống nhất hệ thống điện toàn quốc (khởi công 1992, khánh thành 1994).
Khánh thành công trình Thủy điện Hòa Bình với công suất 1.920MW (1994).
Thành lập Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia (1994).
Thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam (1994), ghi dấu ấn ngành Điện bắt đầu sản xuất, kinh doanh, hạch toán tự trang trải.
Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập và không ngừng đổi mới, phát triển, hướng tới mô hình tập đoàn kinh tế mạnh, đáp ứng đủ điện cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước
Luật Điện lực chính thức được ban hành (2004), điều chỉnh tổ chức và hoạt động ngành Điện theo cơ chế thị trường.
Hệ thống điện đáp ứng tốc độ tăng trưởng phụ tải cao ở mức 12 – 15%/năm.
Khánh thành các nhà máy thủy điện: Ialy (720MW), Trị An (400MW).
Xây dựng Trung tâm Điện lực Phú Mỹ 4.000MW - trung tâm tuabin khí hỗn hợp lớn nhất Việt Nam.
Năm 2006, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ra đời trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, đánh dấu sự phát triển toàn diện, đổi mới của ngành Điện Việt Nam EVN khẳng định vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển ngành Điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và chất lượng cung cấp điện, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh của Quốc gia
Hệ thống điện lớn mạnh không ngừng, các nguồn điện ngày càng đa dạng:
Thủy điện, điện khí, năng lượng tái tạo,…; phát triển đồng bộ lưới truyền tải và hệ thống lưới điện phân phối Lĩnh vực dịch vụ điện từng bước được hoàn thiện và có nhiều đổi mới Các nhà máy thuỷ điện lớn nhất của đất nước như Sơn La, Lai Châu vào vận hành trong giai đoạn này
Xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy Thủy điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á: 2.400MW (khởi công 2005, khánh thành 2012, vượt trước tiến độ 3 năm).
Xây dựng và đưa vào vận hành các Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, Duyên Hải, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Ngành Điện Việt Nam tiếp tục đảm bảo cung cấp điện trong điều kiện tốc độ tăng trưởngphụ tải bình quân hơn 10%/năm Quy mô hệ thống điệnđã đứng thứ 23 thế giới,tổnthất điện năng đạt mức 6,7% - mức của các quốc gia tiên tiến. Đến nay, EVN cơ bản hoàn thành chương trình Điện khí hóa nông thôn, cấp điện tới 100% số xã và 99,47% hộ dân, toàn quốc; hoàn thành tiếp nhận cấp điện đến 11/12 huyện đảo của cả nước.
Khánh thành NMTĐ Lai Châu (1200 MW), (khởi công năm 2011, khánh thành năm 2016, hoàn thành vượt tiến độ 1 năm).
Tầm nhìn giá trị và sứ mệnh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và khu vực, đóng vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
2 Sứ mệnh: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của khách hàng với chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn.
EVN thắp sáng niềm tin.
4 Giá trị cốt lõi4.1 Chất lượng - Tín nhiệmEVN tôn vinh giá trị này với mục tiêu xây dựng niềm tin, sự tín nhiệm bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự trung thực và tinh thần trách nhiệm EVN cam kết với mọi đối tác sẽ luôn đảm bảo chất lượng là mục tiêu hàng đầu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
EVN mong muốn xây dựng phong cách điển hình của cán bộ công nhân viên (CBCNV) EVN là tận tâm, có tinh thần trách nhiệm cao Các thành viên của EVN luôn mang hết sức lực và trí tuệ để giải quyết công việc hiệu quả, hết lòng phục vụ để đem lại sự hài lòng cho khách hàng và vì hạnh phúc của nhân dân.
EVN là một tập đoàn lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên phạm vi rộng và có tính hệ thống cao Do đó, EVN coi trọng sự hợp tác và hài hòa, tôn vinh những giá trị này với mong muốn CBCNV EVN sẽ luôn hợp tác trên tinh thần trung thực, công bằng, sẵn sàng chia sẻ, gắn bó chặt chẽ để giải quyết được mọi vấn đề của hệ thống, cùng nhau phát triển, cùng nhau hành động vì sự thành công, tiến bộ của EVN, của mỗi thành viên trong hệ thống các đối tác của EVN.
Sáng tạo là đòn bẩy phát triển của EVN EVN mong muốn tạo môi trường thuận lợi để mọi người phát huy được sức sáng tạo, đổi mới công nghệ, quy trình quản lý để đem lại hiệu quả cao nhất, đưa EVN lên vị trí dẫn đầu lĩnh vực năng lượng trong nước và trong khu vực.
Chuẩn mực đạo đức
EVN hành động vì niềm vui, hạnh phúc của mọi người EVN xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, nhà đầu tư, xã hội bằng thiện chí, tình thân ái,tinh thần nhân văn.
Trong các hoạt động của EVN, con người luôn là trung tâm; trong nội bộ EVN, người lao động được coi là tài sản quý giá nhất giúp EVN đi đến thành công Mỗi thành viên EVN sẽ phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân theo nguyên tắc cơ bản này
3.2 EVN luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tận tâm với công việc, tận tụy với khách hàng
Phương châm hành động chủ đạo của EVN là làm tròn nghĩa vụ với tư cách là một tập đoàn kinh tế quan trọng của nền kinh tế và quốc gia Mọi thành viên EVN cam kết hành động vì lợi ích quốc gia, vì sự phồn vinh của Tổ quốc EVN hướng tới xây dựng hình ảnh đẹp về tinh thần trách nhiệm cao, về sự tận tâm, tận tụy trong từng công việc, hành động Mỗi thành viên EVN sẽ phấn đấu, hy sinh, không quản ngại khó khăn gian khổ thực hiện phương châm này.
3.3 EVN cam kết tôn trọng pháp luật, hành động khách quan, trung thực, công tâm và minh bạch
Mọi hoạt động của EVN luôn tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành, quy chế quản lý nội bộ của EVN và đơn vị Hơn thế , mọi thành viên của EVN sẽ luôn đi tiên phong trong việc thực thi và góp phần phát triển, hoàn thiện những quy định và quy chế này EVN tôn trọng các quy tắc, nghi thức trong giao tiếp; lịch thiệp, trung thực trong quan hệ; khách quan, minh bạch, công bằng và bình đẳng trong xử lý công việc với những người bên ngoài (khách hàng, đối tác, cộng đồng) cũng như với những người bên trong (người lao động, chủ sở hữu, người quản lý)
3.4 Sức mạnh trong mọi hành động của EVN là sự đồng thuận và trí tuệ tập thể
EVN phục vụ và đóng góp cho xã hội, cho nền kinh tế bằng kinh nghiệm và sự sáng tạo, bằng trí tuệ con người kết hợp với công nghệ hiện đại EVN luôn trân trọng những thành quả đã đạt được cũng những truyền thống vẻ vang của ngành và của dân tộc EVN coi tinh thần đoàn kết, hợp tác và lao động sáng tạo là nguồn súc mạnh tổng hợp để đạt được các mục tiêu đề ra.
3.5 EVN phấn đấu để xứng đáng với niềm tin của đất nước và nhân dân
EVN coi trọng cam kết với khách hàng, đối tác, trung thành với tinh thần của các giá trị cốt lõi, thực hiện cam kết bằng những hành động thiết thực EVN tin tưởng sẽ xứng đáng với niềm tin mà Đảng, Chính phủ, đất nước và nhân dân đã giao phó, sẽ giành được sự tín nhiệm của những người mà EVN phụng sự, sẽ xây dựng thành công hình ảnh tốt đẹp mà EVN mong muốn.
Các nguyên tắc giao tiếp tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam
CBCNV tuân thủ mặc đồng phục theo quy định, đeo biển tên trong thời gian làm việc và trong giao dịch công tác.
Tác phong giao tiếp ứng xử chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự. Đi đứng trong tư thế đàng hoàng, không quá vội vàng, không quá chậm chạp.
Không để tay trong túi quần trong quá trình giao tiếp. Đi lại đóng mở cửa nhẹ nhàng, trước khi vào phòng khác nên gõ cửa, khi ra khỏi phòng phải đóng cửa.
Không khoác vai, nắm tay nhau, nhìn chằm chằm vào ai hoặc chỉ trỏ vào phòng làm việc của người khác.
Không dựa vào tường hay bất cứ vật gì xung quanh khi nói chuyện. b.) Văn hóa chào hỏi Đứng với tư thế đĩnh đạc, mắt nhìn thẳng người đối diện thể hiện sự tôn trọng.
Giữ lưng thẳng, gật đầu chào Miệng cười, ánh mắt thân thiện thể hiện thiện chí.
Khi người được chào đang bận giao tiếp với người khác, có thể chỉ cần cười hoặc gật đầu. Đối tượng Cách thức chào Thời điểm chào
Xin chào Ông/Bà (Anh/Chị) Tạm biệt Ông/Bà (Anh/Chị) Bắt tay, cười và chào
Khi khách hàng đến Khi khách hàng về
Cấp dưới chào cấp trên Chào Anh/Chị Khi gặp lần đầu trong ngày Đồng nghiệp Xin chào Anh/Chị/Em Khi gặp lần đầu trong ngày
Thứ tự ưu tiên chào: Nhân viên chào cấp trên trước, khi được chào, cấp trên chào lại; Đồng nghiệp cùng cấp: người ít tuổi chào người nhiều tuổi trước.
Dùng tay phải để bắt tay, khi bắt tay, mắt nhìn thẳng người đối diện.
Bắt tay với tư thế bình đẳng (phụ nữ có thể ngồi) hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau Chỉ nên siết nhẹ biểu hiện sự nồng ấm thân thiết Bắt tay lần lượt từng người theo thứ tự đến trước, đến sau, người cao tuổi hơn, người có chức vụ cao hơn Khi ở vị trí xã hội thấp hơn, cần chờ đối tác chìa tay trước.
Không cúi lưng hay cầm cả hai tay của người đối diện khi bắt tay, không tỏ thái độ khúm núm, dù đối tượng là nhân vật quan trọng đến mức nào.
Không bắt tay quá lâu, lắc mạnh, lắc lia lịa, kèm theo cười nói oang oang, huênh hoang, toe toét, giơ cả hai tay không buông thõng hoặc thả lỏng tay hoặc biểu hiện sự hời hợt, lạnh nhạt, gượng ép khi bắt tay. c.) Văn hóa trong giới thiệu và tự giới thiệuGiới thiệu:
Giới thiệu người có địa vị thấp cho người có địa vị cao Giới thiệu tên kèm theo các chức vụ do người đó đảm nhiệm.
Giới thiệu người trong cơ quan trước với đối tác/người mới đến (ưu tiên giới thiệu theo chức vụ, tuổi tác từ cao đến thấp.
Với đối tác, giới thiệu ngắn gọn về tên, bộ phận làm việc trong đơn vị, tránh rườm rà cũng không đại khái, qua loa.
Thái độ khi tự giới thiệu lịch sự, khiêm nhường. d.) Văn hóa sử dụng danh thiếp
Luôn chuẩn bị sẵn danh thiếp để khi gặp đối tác có thể trao được ngay danh thiếp của mình thay lời giới thiệu đầu tiên, đặc biệt với đối tác người nước ngoài.
Danh thiếp có thể gửi kèm theo quà tặng, đồ lưu niệm, có thể dùng để thăm hỏi, cảm ơn.
Không dùng danh thiếp đã cũ, nhàu nát, gãy góc, bẩn.
Không viết những thông tin khác trên danh thiếp in sẵn.
Mẫu danh thiếp được sử dụng thống nhất theo quy định EVN và EVN SPC.
Người tự giới thiệu đưa danh thiếp trước và đứng lên khi đưa.
Người được giới thiệu đưa danh thiếp sau khi nhận được danh thiếp của người đối diện.
Giữ khoảng cách một cánh tay khi nhận danh thiếp Nhìn và xác nhận lại thông tin trên danh thiếp.
Nếu cần thiết, hỏi thông tin về cách phát âm tên hoặc bất cứ thông tin gì chưa rõ trên danh thiếp.
Khi trao đổi danh thiếp với nhiều người, hãy bắt đầu với người ở vị trí cao nhất.
Khi trao đổi danh thiếp với hai nhóm, hãy bắt đầu với người đứng đầu của cả hai nhóm.
Chú ý đưa danh thiếp tay trái và nhận bằng tay phải. e.) Văn hóa trò chuyện
Diễn đạt bằng những câu nói ngắn gọn, dễ hiểu và truyền cảm, thể hiện thái độ thân thiện,vui vẻ và hòa đồng.
Sử dụng những từ ngữ đơn giản, rõ ràng và chính xác, không dùng những từ trừu tượng hoặc quá chuyên môn.
Nói đủ nghe, không nên nói khi đang ăn cũng như đang nhai kẹo cao su.
Nói “tôi” để diễn tả ý kiến của chính mình với người đối diện. f.) Văn hóa trong ứng xử với đồng nghiệp Giữa lãnh đạo với nhân viên:
Khi gặp lãnh đạo, nhân viên phải chào trước, thể hiện sự kính trọng lễ phép.
Lãnh đạo cũng phải đáp lại bằng cách chào hỏi thân thiện/có thể gật đầu mỉm cười đáp lại Cần thiết phải nói câu xin lỗi khi quá vội hoặc đang nghe điện thoại.
Giữa nhân viên với nhân viên:
Người ít tuổi chào người lớn tuổi trước.
Các CBCNV khi gặp nhau phải chào hỏi lịch sự, đúng mực. g.) Văn hóa trong giao tiếp điện thoại
Trả lời không muộn quá 3 hồi chuông.
Khi gọi đi, câu đầu tiên: Chào hỏi + xưng danh, khi nhận điện thoại, câu đầu tiên: Alô + tên đơn vị/tên mình + xin nghe.
Nói chuyện qua điện thoại phải ngắn gọn, rõ ràng, giọng nói rành mạch, âm thanh vừa đủ, không quá lớn, tránh làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Không nên tranh cãi qua điện thoại Nếu cần thiết hãy giữ thái độ bình tĩnh, vấn đề không thể giải quyết qua điện thoại nên hẹn gặp để trao đổi trực tiếp.
Giọng nói lịch sự, lắng nghe lời người khác Không cắt ngang giữa chừng câu nói của người khác khi biết người ta định nói gì trước.
Kết thúc cuộc gọi bằng một lời chào hoặc cảm ơn và đặt máy nhẹ nhàng. Đặt chuông điện thoại đủ nghe (đặc biệt là điện thoại di động) để không ảnh hưởng người khác, đặc biệt trong sinh hoạt, hội họp, hội nghị… phải đặt đúng chế độ báo có cuộc gọi không để chuông báo.
Trường hợp người gọi để lại lời nhắn, người nhận điện thoại phải có trách nhiệm truyền đạt lại lời nhắn ngay khi có thể.
Không sử dụng điện thoại của cơ quan, đơn vị để thực hiện các cuộc nói chuyện vì mục đích cá nhân. h.) Văn hóa hội họp Nghi thức cuộc họp: Đến trước 3-5 phút trước khi cuộc họp bắt đầu Hiểu rõ những yêu cầu và nội dung cuộc họp Khi không tham gia cuộc họp với lý do chính đáng hoặc đến muộn phải thông báo với người tổ chức ngay khi có thể và trước khi cuộc họp được bắt đầu.
Nếu có những điểm chưa rõ trong cuộc họp thì phải trao đổi với người có trách nhiệm, tuân thủ điều hành của người chủ trì Điện thoại luôn ở chế độ rung.
Hạn chế nghe điện thoại trong giờ họp, chỉ nghe điện thoại khi đã ra khỏi phòng họp và thoả mãn 2 điều kiện: không phải là người đang thuyết trình, đang phát biểu, và không thuộc đối tượng chính của việc thuyết trình, phát biểu.
Không làm việc riêng trong giờ họp Tôn trọng ý kiến của người khác, không thể hiện thái độ tiêu cực, thiếu tinh thần xây dựng trong khi họp.
Chú ý lắng nghe ý kiến của người khác trước khi trình bày ý kiến của mình, tránh ngắt lời người khác Đăng ký/đưa ra tín hiệu xin phép trước khi phát biểu.
Vị trí ngồi trong buổi họp: o Trong các buổi họp có đối tác ngoài đơn vị:
Lãnh đạo cao nhất của đơn vị trong thành phần cuộc họp ngồi vào ghế chủ toạ Đối tác ngồi đối diện với Lãnh đạo cao nhất.
Người quan trọng thứ hai của đơn vị ngồi bên tay phải của Lãnh đạo cao nhất.
Người quan trọng thứ hai của đối tác ngồi phía bên tay phải của đối tác.
Các vị trí khác sắp xếp tiếp theo thứ tự ưu tiên (ngồi phía tay phải quan trọng hơn phía tay trái). o Trong các buổi họp nội bộ:
Lãnh đạo ngồi vào ghế chủ toạ được bố trí ở trung tâm quay mặt ra phòng họp nhằm bao quát hết các thành phần tham dự.
Người quan trọng ngồi ngay sau lãnh đạo, hoặc ở vị trí bên cạnh phía tay phải và tay trái của lãnh đạo.
Các vị trí khác sắp xếp tiếp theo thứ tự ưu tiên (ngồi phía tay phải quan trọng hơn phía tay trái), nên bố trí bảng tên, chức vụ những nhân vật quan trọng. i.) Văn hóa tổ chức tiệc và dự tiệc Bố trí chỗ ngồi khi dự tiệc:
VẬN DỤNG VÀO CHỦ ĐỀ
Đội ngũ nhân viên và ban quản lí tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam luôn phải tuân thủ những quy tắc về giao tiếp và ứng xử trong công ty khi làm việc Những quy tắc này giúp nhân viên tại công ty luôn thể hiện được thái độ tôn trọng đối với khách hàng cùng giao tiếp, đơn giản là từ cách chào hỏi khi gặp mặt, gọi tên bắt tay, nét mặt và sử dụng phù hợp với từng khách hàng và lứa tuổi vì đã có nhũng quy định bài bản và chính xác.
Những yêu cầu về trang phục và điệu bộ cử chỉ cũng rất phù hợp, đều là những cách để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác và đồng thời cũng là tôn trọng chính mình Tất cả những quy tắt này làm cho khách hàng càng thêm tin cậy, tín nhiệm. Đây là một nỗ lực cần thiết để quá trình giao tiếp diễn ra một cách có hiệu quả lâu dài.
Khi giao tiếp hiệu quả tin thần làm việc của mỗi nhân viên cũng giúp được cải thiện. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh Khi nhân viên hài lòng với công việc mọi nhiệm vụ sẽ được hoàn thành một cách hiệu quả với một thái độ tích cực Thất bại trong giao tiếp khi làm việc sẽ gây ra bối rối, bất công, cảm giác bực bội và chán nản.
Tuy nhiên, có những quy định đầy đủ và hẳn hoi như thế nhưng mỗi bản thân mỗi nhân viên luôn phải có trách nhiệm trong hoạt động giao tiếp của chính mình Phải toàn tâm, thật lòng muốn giao tiếp bền chặt và tôn trọng mỗi khách hàng, đồng nghiệp của chúng ta đây là một bước đến gần thành công hơn.