1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

áp dụng lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự và phân tích cách nghị sự của báo dân trí về vụ bắt cóc trẻ em ở phố đi bộ nguyễn huệ

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự và phân tích cách nghị sự của báo Dân trí về vụ bắt cóc trẻ em ở phố đi bộ Nguyễn Huệ
Tác giả Nguyễn Phương Anh, Hồ Linh Đan, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Minh Thư, Vũ Thu Trang
Người hướng dẫn TS. Lê Vũ Điệp
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Báo in và báo mạng – điện tử
Thể loại Bài tập giữa kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 544,78 KB

Nội dung

6 Các thông tin trên bị chi phối bởi hai vấn đề: Kinh nghiệm cá nhân trong quá trình truyền thông liên cá nhân, các chỉ số thực về độ quan trọng của một vấn đề nghị sự hoặc sự kiện.. Để

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

Vũ Thu Trang – TTQT50C11978

Hà Nội, tháng 4 năm 2024

Trang 2

- Phân công, theo dõi công việc

- Chọn tuyến sự kiện cho câu 1

- Thực hiện video điểm tin câu 1

- Tìm hiểu về nhiệm vụ và chức năng của báo chí

3 Nguyễn Thị Thanh Thảo TTQT50B11952

- Phân tích nhiệm vụ, chức năng của báo chí

- Thiết kế slide

- Thực hiện video điểm tin câu 1

4 Nguyễn Thị Minh Thư TTQT50C11955

- Điểm tin câu 2

- Biên tập nội dung

Trang 3

3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……….4

NỘI DUNG ………5

1 Áp dụng Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự và phân tích cách nghị sự của báo Dân trí về vụ bắt cóc trẻ em ở phố đi bộ Nguyễn Huệ ……… 5

1.1 Tổng quan về Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự……….5

1.2 Tổng quan về sự kiện ………7

1.3 Phân tích cách nghị sự của báo Dân trí ……… 7

1.3.1 Chương trình nghị sự truyền thông ……… 7

1.3.2 Chương trình nghị sự công chúng……….8

1.3.3 Chương trình nghị sự chính sách……… 9

1.3.4 Vòng lặp thông tin……….9

1.4 Đánh giá………9

1.5 Kết luận ………9

2 Áp dụng lý thuyết về chức năng, nhiệm vụ của báo chí để phân tích làm rõ việc thực hiện chức năng của báo Dân trí……… 10

2.1 Lý thuyết về chức năng, nhiệm vụ của báo chí………10

2.2 Phân tích việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của báo Dân trí……… 10

2.3 Kết luận ……… 20

3 Tổng kết……… …….21

LỜI CẢM ƠN ……… 22

PHỤ LỤC I TÀI LIỆU THAM KHẢO ……….23

PHỤ LỤC II TỔNG HỢP TIN VỀ VỤ BẮT CÓC ……… 24

PHỤ LỤC III ĐIỂM TIN MỤC XÃ HỘI CỦA BÁO DÂN TRÍ ………26

Trang 4

4

LỜI MỞ ĐẦU

Báo chí từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu khi nhắc đến truyền thông Như Denis McQuail đã đề cập trong cuốn sách McQuail’s Mass Communication theory, báo chí nằm ở vị trí đỉnh của tháp truyền thông, với sức ảnh hưởng rộng khắp đến tất cả các tầng khác của tháp Ở Việt Nam, theo Luật Báo chí 2016, báo chí chính là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng,

cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân Đó là những cơ sở

lý thuyết và pháp lý vô cùng vững chắc trong lĩnh vực truyền thông, tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn, những điều này sẽ được áp dụng như thế nào?

Với mong muốn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu tập trung làm rõ hai nội dung chính

Thứ nhất, nhóm chọn báo Dân trí và sự kiện “Vụ bắt cóc trẻ em ở phố đi bộ Nguyễn Huệ” để áp dụng Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự vào phân tích cách tờ báo này nghị sự

Thứ hai, nhóm sẽ tiếp tục đi sâu vào phân tích các nội dung được đăng tải trong một tuần trên mục Xã hội của báo Dân trí để làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí được báo Dân trí thực hiện như thế nào

Qua đó, nhóm hy vọng rằng, bài nghiên cứu sẽ giúp làm rõ hơn về cách mà báo chí, cụ thể là báo Dân trí, áp dụng các lý thuyết vào quá trình thực tiễn và có thể rút ra cho mình những bài học hữu ích để áp dụng vào quá trình làm việc sau này

Trang 5

Thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Setting Theory) là một trong những

lý thuyết truyền thông, mô tả sự ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng đến tầm quan trọng của việc xác lập thông tin đến công chúng

Do đó, trong quá trình truyền thông, những tin tức nào được nhắc tới thường xuyên, liên tục và nổi bật trên các nền tảng báo chí thì công chúng sẽ tự động coi đó là tin tức

và thông tin quan trọng nhất được cung cấp cho họ

1.1.2 Nội dung, đặc điểm chính

1.1.2.1 Mô hình hoá

Các thông tin được truyền đạt theo trình tự: Chương trình nghị sự truyền thông, chương trình nghị sự công chúng, chương trình nghị sự chính sách

Trang 6

6

Các thông tin trên bị chi phối bởi hai vấn đề: Kinh nghiệm cá nhân trong quá trình truyền thông liên cá nhân, các chỉ số thực về độ quan trọng của một vấn đề nghị sự hoặc sự kiện

1.1.2.2 Giả thiết và hai cấp độ của thuyết

a Giả thiết

Thuyết Thiết lập chương trình nghị sự gồm hai giả thiết cơ bản:

Giả thiết thứ nhất: Các cơ quan báo chí và truyền thông không phản ánh hiện thực;

họ chọn lọc và định dạng nó, thay vì chỉ tường thuật diễn biến của sự kiện

Giả thiết thứ hai: Nền truyền thông tập trung vào một số ít các vấn đề và chủ đề

khiến cho công chúng nhận thức rằng các vấn đề đó quan trọng hơn các vấn đề khác

b Hai cấp độ

Cấp độ 1: Gatekeepers sẽ chọn lọc thông tin mà họ cho là đáng để đăng tải, họ sẽ

cố gắng để thu hút được sự chú ý của người nghe, khiến người nghe tin rằng mình đang được thu nhận những thông tin trọn vẹn

Cấp độ 2: Khi đã nhận được sự quan tâm của người nghe rồi, truyền thông sẽ khéo

léo làm ảnh hưởng đến cách người nghe nghĩ gì về vấn đề đó

1.1.2.3 Cơ chế truyền thông

Năm cơ chế để thiết lập chương trình nghị sự được học giả G Ray Funkhouser của

Mỹ đưa ra trên cơ sở những nghiên cứu của Maxwell Mccombs và D.Shaw là:

- Cơ quan truyền thông lựa chọn theo quy trình của sự kiện

- Đưa tin nhiều về các sự kiện quan trọng và hiếm gặp

- Đối với những sự kiện ít có giá trị thông thường lựa chọn những phần có giá trị

về mặt thông tin để đưa tin

- Ngụy tạo ra những sự kiện có giá trị về mặt thông tin (hay còn gọi là tin dỏm)

- Đưa tin về những sự kiện không có giá trị về mặt thông tin theo hình thức như đưa tin về sự kiện có giá trị về mặt thông tin

Trang 7

1.3 Áp dụng Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự để phân tích cách nghị sự của báo Dân trí về sự kiện

1.3.1 Chương trình nghị sự truyền thông

Để làm rõ cách áp dụng Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự trong trường hợp

này, nhóm chọn phân tích cách truyền thông của báo Dân trí, cụ thể là trên trang web Báo điện tử Dân trí 2 Báo Dân trí là cơ quan ngôn luận của Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội, hiện có các ấn phẩm: Báo điện tử Dân trí; chuyên trang Dân sinh của báo điện tử Dân trí; báo in Lao động và Xã hội; Ấn phẩm Vì Trẻ em Ngày 15/7/2008, báo được Bộ Thông tin - Truyền thông chính thức cấp phép thành báo điện tử, và ngày 15/7/2020, Dân trí được Bộ Thông tin và Truyền thông trao giấy phép hoạt động mới và báo chuyển cơ quan chủ quản từ Hội Khuyến học Việt Nam về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Trong suốt thời gian hoạt động, báo Dân trí đã là một điểm hẹn tin tức tin cậy của nhân dân cũng như kiều bào ta ở nước ngoài với sự uy tín được công nhận qua các giải Báo chí Quốc gia thường niên

Để làm rõ chương trình nghị sự truyền thông về vụ bắt cóc trên, trước tiên, các tin tức về vụ bắt cóc đã được báo Dân trí đưa lên liên tục trong khoảng thời gian từ ngày 06/04 (thời điểm xảy ra vụ việc) đến ngày 10/04 (thời điểm vụ việc đã được giải quyết

về cơ bản, nữ nghi phạm đã bị khởi tố, hai cháu bé đã được đoàn tụ với gia đình), với số lượng trung bình 2-3 bài/ngày Đã có tổng cộng 12 bài báo xoay quanh thông tin về vụ việc hai cháu bé bị bắt cóc được đăng tải trên báo điện tử Dân trí

1 Theo bài báo: Toàn cảnh vụ bắt cóc 2 bé gái ở phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) với mục đích thâm độc (Báo Tiền Phong)

2 Địa chỉ web: https://dantri.com.vn/

Trang 8

8

Các bài báo đã khai thác nhiều khía cạnh của vụ việc, không chỉ chú trọng cập nhật diễn biến, mà còn đi vào khai thác hoàn cảnh của người mẹ bị lạc mất con cũng như động cơ của kẻ phạm tội qua những tin bài, hình ảnh và video quay tại hiện trường Các bài viết cũng được đăng tải lên nhiều vị trí của trang web, từ mục Trang chủ, mục Dân trí Spotlight đến mục Pháp luật và mục Xã hội

Hơn nữa, khi xem xét hệ thống các bài đăng về vụ việc của báo điện tử Dân trí, nhóm nhận thấy sự thành công khi thiết lập chương trình nghị sự công chúng còn đến

từ những hình triển khai của bài viết Những tiêu đề nổi bật với các cụm từ dễ gây chú

ý, kích thích sự tò mò của công chúng để ấn vào đọc bài được sử dụng nhiều trong chuỗi

12 bài đăng, ví dụ như: “Người mẹ khóc ròng”, “Cảnh sát phá án”, “Khởi tố kẻ bắt cóc”, “42 giờ chạy đua”, Hơn nữa, sapo của mỗi bài viết cũng đều rất chỉn chu, hoặc

là tóm tắt ngắn gọn để khán giả không bỏ lỡ thông tin vụ việc, hoặc trích chia sẻ của người trong cuộc để khán giả hiểu rõ hơn thông tin mà bài đăng truyền tải, từ đó dẫn dắt người đọc đi sâu hơn vào từng diễn biến của vụ việc

1.3.2 Chương trình nghị sự công chúng

Sau khi tin tức được đăng tải với tần suất cao, vụ việc đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng Theo như nhóm ghi nhận, các thông tin về vụ việc trên nhận được số lượt bày tỏ cảm xúc cao hơn so với các thông tin khác cùng ngày, chứng tỏ

thông tin này nhận được sự quan tâm lớn hơn từ công chúng Ví dụ, bài viết “42 giờ

chạy đua giải cứu 2 bé gái bị bắt cóc ở phố đi bộ Nguyễn Huệ” ngày 10/04/2024 đã thu

về gần 60 lượt bày tỏ cảm xúc, gấp nhiều lần những bài đăng cùng ngày và cùng chuyên

mục như “30.403 người mua cổ phiếu ROS, chỉ 95 nhà đầu tư yêu cầu bồi thường” (5 lượt bày tỏ cảm xúc), hay “Truy xét kẻ cầm dao tấn công hai bảo vệ chung cư ở Bình

Dương” (3 lượt bày tỏ cảm xúc)

Công chúng không chỉ chú ý nhiều hơn đến vụ việc, mà còn nhận thức được tính nghiêm trọng của nó và mong muốn cơ quan chức năng liên quan sớm giải quyết được

vụ việc, đảm bảo an toàn của hai cháu bé, đồng thời nâng cao ý thức về vấn đề an toàn của trẻ em tại nơi công cộng hơn

Trang 9

9

1.3.3 Chương trình nghị sự chính sách

Sau sự việc, chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra vấn đề về an ninh trật tự của địa phương, đồng thời yêu cầu các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho Quận 1 - trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh

1.3.4 Vòng lặp thông tin

Vòng lặp thông tin được thể hiện như sau: Đầu tiên, Dân trí đăng tin liên tục về thông tin vụ bắt cóc trẻ em trên phố đi bộ Nguyễn Huệ Sau đó người dân được tiếp cận thông tin, đưa ra những ý kiến và trở nên quan tâm đến vụ bắt cóc hơn Từ đó các cơ quan liên quan càng nỗ lực hơn trong việc đẩy nhanh tốc độ giải quyết của vụ án, người đứng đầu thành phố nơi xảy ra vụ việc cũng phải lên tiếng về vấn đề an ninh, an toàn của địa phương Và cứ thế, tin tức về vụ việc lại tiếp tục được đăng tải

1.4 Đánh giá cách nghị sự của Dân trí về sự kiện theo hai cấp độ của Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự

Ở cấp độ đầu tiên của thuyết Thiết lập chương trình nghị sự, báo Dân trí đã thành công thu hút được sự chú ý của công chúng, để công chúng thấy rằng họ đã và đang được thu nhận những thông tin đầy đủ về sự việc, từ hoàn cảnh gia đình nạn nhân cho đến động cơ gây án của nghi phạm

Ở cấp độ thứ hai của thuyết, báo Dân trí, với những thông tin đã đăng tải, đã làm cho công chúng nhận thấy tính nghiêm trọng của sự việc, cho rằng sự việc là vô cùng quan trọng,

họ bắt đầu bày tỏ sự quan tâm và nêu ra những ý kiến xoay quanh vụ việc trên

1.5 Kết luận

Báo Dân trí đã áp dụng hiệu quả Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự vào việc

đưa tin về vụ bắt cóc trẻ em gây xôn xao dư luận Việc đưa tin đã góp phần thu hút sự chú ý của cộng đồng, nâng cao nhận thức về vấn đề an toàn của trẻ em, đồng thời tạo áp lực lên cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc trong thời gian sớm nhất

Trang 10

10

2 Áp dụng lý thuyết về chức năng, nhiệm vụ của báo chí để phân tích làm rõ việc thực hiện chức năng của báo Dân trí trong thực tiễn

2.1 Lý thuyết về chức năng, nhiệm vụ của báo chí

Theo Điều 4 Luật Báo chí 2016, Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội

- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân

Chức năng, nhiệm vụ, của Báo chí được quy định trong Điều 4 Luật Báo chí 2016:

- Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân;

- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân;

- Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;

- Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam;

- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững

2.2 Phân tích việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của báo Dân trí

Trong khoảng thời gian một tuần (4/4/2024 – 11/4/2024), nhóm đã thực hiện theo dõi chuyên mục Xã hội của báo điện tử Dân trí và tổng hợp được 89 tin tức nổi bật từ chuyên mục này [Xem thêm tại Phụ lục 3]

Trang 11

11

2.2.1 Nhiệm vụ 1 Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp

với lợi ích của đất nước và Nhân dân

Đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của báo chí Hầu hết các bản tin ở chuyên mục Xã hội của báo Dân trí đều có chức năng cung cấp thông tin Các thông tin

xã hội bao gồm: thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước; thông tin về các thành tựu kinh tế - xã hội; thông tin về các vấn đề an ninh, quốc phòng; thông tin về các vấn đề văn hóa, xã hội; thông tin về các vấn đề quốc tế

- Thông tin được cập nhật kịp thời, nóng hổi: Báo chí phản ánh các sự kiện xã hội một cách nhanh chóng, giúp công chúng nắm bắt được tình hình thời sự một cách chính xác

- Thông tin chính xác, tin cậy: Các bản tin được đăng tải được kiểm chứng kỹ lưỡng, sử dụng những nguồn tin chính thống, uy tín

VD: Báo Dân trí đã sửa, đính chính thông tin sai lệch lan truyền trên mạng xã hội

bằng bài báo “Vụ nữ sinh ở Nha Trang tử vong: ‘Có 6 tài khoản mạng xã hội đăng tin sai’”

- Thông tin hữu ích cho nhà nước và Nhân dân: Các bản tin chuyên mục xã hội cung cấp thông tin cho người dân về tình hình xã hội trong nước và quốc tế hiện nay Đối với người dân, điều này góp phần nâng cao kiến thức và hiểu biết; từ đó, giúp công chúng có cái nhìn toàn diện, đúng đắn về vấn đề

2.2.2.2 Đánh giá

a Ưu điểm

- Đa dạng về chủ đề: Báo bao gồm các bài viết về nhiều lĩnh vực khác nhau như

xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí,…, cung cấp cho người đọc cái nhìn đa chiều

về các vấn đề trong nước và quốc tế

Trang 12

b Nhược điểm

Tuy nhiên, các bài đăng của báo Dân trí chưa thực sự đa dạng về quan điểm: Một số bài viết thể hiện quan điểm chính thống của báo, chưa chú trọng đến việc phản ánh quan điểm đa chiều của các bên liên quan

VD:

- Bài báo “Cháy nhà trong hẻm ở TPHCM, một người tử vong”: Bài báo chỉ đơn

thuần đưa tin về vụ cháy nhà, không có sự phân tích, đánh giá về nguyên nhân vụ cháy

và hậu quả của nó

- Bài báo “Hàng loạt tấm đan mương thoát nước trên quốc lộ 1 tiếp tục bị đập phá”: Bài báo lên án hành vi phá hoại tài sản công cộng, nhưng không đề xuất giải pháp

để ngăn chặn hành vi này

2.2.2 Nhiệm vụ 2 Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường

lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước

và thế giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ

xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Trang 13

13

- Phổ biến đường lối, chủ trương của chính quyền địa phương trong việc phát triển kinh tế - xã hội: i- phản ánh những thách thức xã hội các địa phương đang gặp phải, đồng thời phổ biến xây dựng các giải pháp; ii- phổ biến những chính sách mới của chính quyền nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân địa phương

- Nâng cao dân trí: Cung cấp thông tin chủ yếu về Chiến dịch Điện Biên Phủ; các

sự kiện xã hội hay các giải pháp cho những vấn đề xã hội còn tồn đọng tại địa phương

- Bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Tuyên truyền tình cảm gia đình; lòng tự hào và tinh thần đoàn kết dân tộc (2 bài báo)

Trong đó, tần suất các bản tin tuyên truyền cho ngày Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ chiếm phần lớn (trung bình 1 bài báo/ngày) Đây như một cách tuyên truyền, phổ biến sự kiện chào mừng ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ sắp tới

Về trách nhiệm đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ và phát huy những giá trị này trong xã hội hiện đại: Báo Dân trí đã

dành nhiều bài viết để giới thiệu về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về tình cảm gia đình, lòng yêu nước, tự hào dân tộc Các bài báo đã đề cập đến những câu chuyện gia đình đoàn tụ, hay các di sản văn hóa như đền Hùng, vịnh Hạ Long, cố đô Huế Bên cạnh đó, trong tuần này, báo Dân trí tập trung vào các sự kiện quan trọng như kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, công bố tài liệu về

Trang 14

14

Chiến dịch Điện Biên Phủ, hay việc khánh thành bức phù điêu Bác Hồ tại Đền Hùng Thông qua đó, báo Dân trí đã nỗ lực tuyên truyền những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần bảo tồn và phát huy những nét đẹp của dân tộc tới Nhân dân

2.2.2.3 Đánh giá

a Ưu điểm

- Phản ánh đa dạng các chủ đề liên quan đến đường lối chủ trương Đảng, ổn định

xã hội và phát huy truyền thống: Báo bao gồm các bài viết về nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,… góp phần giúp người đọc hiểu rõ hơn về chủ trương, đường lối của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Tuyên truyền hiệu quả: Báo đã đăng tải nhiều bài viết tuyên truyền một cách dễ hiểu, gần gũi với đời sống, góp phần nâng cao nhận thức của người dân

b Nhược điểm

- Chưa chú trọng đến việc tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng đối với các đối tượng khác nhau: Báo cần chú trọng hơn đến việc tuyên truyền đường lối chủ trương Đảng đối với các đối tượng khác nhau như: thanh niên, học sinh, sinh viên, người dân tộc thiểu số, để đảm bảo hiệu quả tuyên truyền

VD: Bài báo “Tư liệu quý về đoàn xe thồ, trâu kéo lương thực ra tiền tuyến Điện Biên Phủ” cung cấp thông tin quý giá về lịch sử, nhưng cách trình bày còn khô khan,

chưa thu hút được sự quan tâm của giới trẻ

2.2.3 Nhiệm vụ 3 Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện

quyền tự do ngôn luận của Nhân dân

2.2.3.1 Phân tích

Về tính phản ánh, những bài báo có thể được xem như một “tấm gương” phản

chiếu hiện thực xã hội Báo Dân trí đã thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sau

đó xử lý, biên tập và đăng tải trên trang báo của mình Nhờ vậy, người dân có thể tiếp

cận thông tin về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong xã hội, cả trong nước và quốc tế

Ngày đăng: 01/07/2024, 14:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w