TRẦN THỊ THU HIỀN LỚP: CQ57/22.05 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁ
Trang 1
TRẦN THỊ THU HIỀN LỚP: CQ57/22.05 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN
VÀ ĐỊNH GIÁ ATC THỰC HIỆN
Chuyên ngành: Kiểm toán
Mã số: 22 Giáo viên hướng dẫn: GS.TS.Ngô Thế Chi
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Thu Hiền
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
PHỤ LỤC ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6
1.1 KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG 6
1.1.1 Khái niệm Nợ phải thu khách hàng 6
1.1.2 Đặc điểm và tầm quan trọng của khoản mục Nợ phải thu khách hàng đối với công tác kiểm toán BCTC 7
1.1.3 Các thủ tục KSNB đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng 9
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 12
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục Nơ phải thu khách hàng 12
1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng 13
1.2.3 Các sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng
16
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 17
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 17
1.3.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng 28
1.3.3 Kết thúc kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng và tổng hợp kết quả kiểm toán 32
Trang 4KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ATC THỰC HIỆN 36 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ATC
36
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC 36 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC…… 38 2.1.3 Đặc điểm hoạt động của công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC…… 43 2.1.4 Quy trình chung kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC 46
2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ATC THỰC HIỆN 51
2.2.1 Giới thiệu về cuộc kiểm toán BCTC tại Công ty ABC do công ty TNHH Hãng kiểm toán và định giá ATC thực hiện 51
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách
hàng… 542.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ATC THỰC HIỆN 67
2.3.1 Những ưu điểm trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán 67 2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán 70 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên 72
Trang 5KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ATC THỰC HIỆN 75
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ATC THỰC HIỆN…… 75
3.2 YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ATC THỰC HIỆN 76
3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC 76
3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC 77
3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC 78
3.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 78
3.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 79
3.3.3 Giải pháp đối với giai đoạn kết thúc kiểm toán 81
3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 82
3.4.1 Về phía Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền: 82
3.4.2 Về phía công ty TNHH Hãng kiểm toán và Định giá ATC và các kiểm toán viên 83
3.4.3 Về phía hội nghề nghiệp 84
Trang 6KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 86
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 89
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATC Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 1.1 Các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch 18
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH Hãng kiểm toán và Định giáATC……… 40
Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm toán BCTC do công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Địnhgiá ATC thực hiện 47
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 1 Các thủ tục KSNB cơ bản đối với PTKH 11
Bảng 1 2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng 12
Bảng 1 3 Những gian lận và sai sót có thể xảy ra với khoản mục PTKH 16
Bảng 1 4 Dự kiến của KTV về rủi ro phát hiện 26
Bảng 1 5 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ bán hàng chưa thu tiền 30
Bảng 1 6 Kiểm tra chi tiết số dư Tài khoản 131 32
Bảng 2.1 Các mốc thời gian đánh dấu sự hình thành và phát triển của Công ty……… 36
Bảng 2.2.Tình hình tài chính năm 2020; 2022; 2022 43
Bảng 2.3 Danh sách các thành viên tham gia cuộc kiểm toán 56
Bảng 2.4 GTLV phân tích biến động tài sản 57
Bảng 2.5 Mẫu thư xác nhận của công ty TNHH Hãng kiểm toán và Định giá ATC 64
PHỤ LỤC
Trang 10Phụ lục 1 A270 - Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và biện pháp đảm
bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán 89
Phụ lục 2 A120 - Duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng 92
Phụ lục 3 A310 - Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động 94
Phụ lục 4 A240 - Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp 95
Phụ lục 5 A710 - GTLV của KTV xác đinh mức trọng yếu 97
Phụ lục 6 A600 - Đánh giá chung về KSNB của đơn vị 99
Phụ lục 7 D330 - Chương trình kiểm toán khoản mục PTKH 101
Phụ lục 8 Kiểm tra KSNB và khoản PTKH 111
Phụ lục 9 D340 - GTLV của KTV về số liệu tổng hợp và phân tích 112
Phụ lục 10 GTLV của KTV về đối chiếu số liệu chi tiết và tổng hợp 113
Phụ lục 11 D341 - Xác nhận công nợ 114
Phụ lục 12 Kiểm tra chi tiết các khoản phải thu khách hàng 115
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nóiriêng có nhiều biến động nhưng cùng với đó cũng có những bước thay đổi và pháttriển mạnh mẽ Trong thời điểm các nước vươn mình không ngừng để hội nhập,việc công khai hóa tài chính và tăng cường độ tin cậy của các thông tin tài chínhđang là vấn đề cấp thiết Cơ quan quản ký Nhà nước dựa vào BCTC của doanhnghiệp để kiểm tra, giám sát tính hình thực hiện nghĩa vụ của các doanh nghiệp đốivới ngan sách nhà nước Bên cạch đó, Báo cáo tài chính( BCTC) của doanh nghiệpcũng phải được công khai cho bên thứ ba như các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ,những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các quyếtđịnh đúng đắn Muốn vậy, BCTC cần được bên thứ ba đọc lập thực hiện kiểm tra,xác nhận về tình hình tài chính của doanh nghiệp Chính vì thế, tại Việt Nam hiệnnay, hoạt động kiểm toán độc lập ngày càng phát triển và luôn song hành với sựphát triển của doanh nghiệp Dịch vụ chính mà các công ty này cung cấp là kiểm
toán BCTC Báo cáo tài chính (BCTC) là một hệ thống số liệu và phân tích cho biết tình hình tài sản và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp BCTC được doanh nghiệp lập để phục vụ cho các đối tượng trong và ngoài
doanh nghiệp Để đạt được hiệu quả của kết quả kiểm toán, KTV phải tiến hànhthực hiện kiểm toán trên từng bộ phận của các thông tin được trình bày trên Báo cáotài chính và xem xét mối liên hệ giữa các thông tin này để đưa ra được ý kiến kiểmtoán một cách trung thực và khách quan nhất về tình hình tài chính của đơn vị
Trong các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, chỉ tiêu phải thu khách hàng…làmột chỉ tiêu quan trọng và ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu khác trên Báo cáo tàichính Đây cũng là khoản mục thường chiếm tỷ trọng lớn trên Bảng cân đối kế toánnên dễ xảy ra gian lận và sai sót.Với ý nghĩa giúo doanh nghiệp thu hồi vốn, duy trìsản xuất, kinh doanh, nên khoản phải thu khách hàng cần được doanh nghiệp phảnánh trung thực, đầy đủ và được theo dõi kịp thời Chính vì vậy mà trong các cuộckiểm toán, kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng luôn được ưu tiên thực hiện
Trang 12Với mong muốn được nghiên cứu sâu và tìm hiểu thực tế kiểm toán khoảnmục phải thu khách hàng cùng với việc thực tập tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán
và Định giá ATC, em đã có cơ hội tham gia quá trình kiểm toán tại các doanhnghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp thương mại Do đó, em được tiếp xúc,theo dõi, học hỏi và nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu về kiểm toán khoản mục phải thu
khách hàng, tìm hiểu lý luận và thực tiễn Do đó em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện” để có cái nhìn tổng quát hơn về kiểm toán khoản mục quan trọng này.
2 Tổng quan nghiên cứu
Đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàngtrong kiểm toán báo cáo tài chính” là đề tài được nghiên cứu của nhiều nhà khoahọc, luận văn thạc sỹ, luận văn của sinh viên các trường đại học, …
Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:” Hoàn thiện quy trìnhkiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính” cụ thểnhư: công trình nghiên cứu khóa luận:” Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục
nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty TNHH HãngKiểm toán và Định giá ATC thực hiện”, tác giả Trịnh Minh Nguyệt, năm 2021
Trong khóa luận, tác giả đưa ra các phương pháp nghiên cứu: duy vật biệnchứng, phương pháp duy vật lịch sử kế hợp với phương pháp so sánh, phương phápthống kê và phương pháp tổng hợp
Các mặt ưu, nhược điểm của khóa luận:
- Ưu điểm:
Tác giả đã thu hoạch được nhiều vấn đề thực tiễn về công tác kiểm toán tạicông ty được kiểm toán Việc thực hiện cuộc kiểm toán của công ty TNHH Kiểmtoán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC ) đảm bảo mục tiêu, yêucầu đặt ra theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và các quy định pháp lý khác cóliên quan Nhóm kiểm toán phân tích sâu và phân công, hoạch định nhiệm vụ rõràng Việc này tạo điều kiện cho thành viên trong nhóm kiểm toán tiếp cận công
Trang 13việc dễ dàng, phát huy tính sáng tạo chủ động, thành thạo trong công việc Các phầnhành được thực hiện khéo léo giúp quá trình triển khai, khai thác phần hành đạt hiệuquả cao và chính xác, đúng chế độ.
Tác giả đã rút ra được những ưu điểm, hạn chế trong quy trình kiểm toánkhoản mục nợ phải thu khách hàng của công ty
+ Về việc đánh giá, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng: tácgiả đã chỉ ra được vấn đề dùng bảng câu hỏi bảng tường thuật để đánh dánhHTKSNB của công ty là không phù hợp tuy nhiên cần đưa ra giải pháp cụ thể
+ Tác giả chưa đưa ra các bút toán điều chỉnh phù hợp với sai sót đã chỉ ranhư việc khách hàng chưa đánh giá lại khoản phải thu có gốc ngoại tệ, tác giả mớichỉ ra nhưng chưa đưa ra đề nghị chỉnh sửa cho khách hàng Tác giả cần kiểm tra kỹhơn các tài khoản đối ứng, để tìm ra những điểm sai sót trọng yếu, và đưa ra các búttoán điều chỉnh để giúp Doanh nghiệp khắc phục, tránh dẫn đến sai sót khi lên Báocáo tài chính
Thông qua quá trình nghiên cứu, tham khảo các công trình liên quan cùng đềtài rút ra những khoảng trong nghiên cứu trên từ đó hoàn thiện luận văn của mình
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với 3 mục tiêu:
- Nghiên cứu tìm hiểu và Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quytrình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do kiểmtoán độc lập thực hiện
Trang 14- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về quy trình kiểm toán khoản nợ phảithu khách hàng, phân tích làm rõ những tồn tại trong quy trình kiểm toán khoản nợphải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng kiểm toán vàĐịnh giá ATC thực hiện
- Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp và quy trình kiểmtoán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHHHãng kiểm toán và Định giá ATC thực hiện
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng
về quy trình kiểm toán phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty kiểmtoán độc lập thực hiện
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về quy trìnhkiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công tyTNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện Mọi số liệu minh họa được lấy
từ khách hàng kiểm toán do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thựchiện năm 2023
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau:
Phương pháp chung:
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp duy vật lịch sử kết hợp vói tư duy khoa học logic
Phương pháp cụ thể:
- Phương pháp tổng hợp tư liệu từ các nguồn khác nhau;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu;
- Phương pháp phỏng vấn, khảo sát thực tiễn tại đơn vị khách hàng…
6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, các danh mục tài liệu và phụ lục, nộidung chính của luận văn gồm 3 chương:
Trang 15Chương 1 Lý luận về kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Chương 2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện
Chương 3 Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn – GS.TS.Ngô Thế Chi vàcác anh chị trong công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC đã tận tình giúp
đỡ và chỉ bảo em trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệpnày một cách thuận lợi nhất Do thời gian tìm hiểu và kinh nghiệm còn nhiều hạnchế nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
ý kiến góp ý của thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2023
Sinh viên
Trần Thị Thu Hiền
Trang 16CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1 Khái niệm Nợ phải thu khách hàng
Khái niệm:
“Theo điều 18 của thông tư 200/2014/TT-BTC Phải thu khách hàng (TK 131)
được định nghĩa để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán nợ phảithu của DN với KH về việc DN cung cấp sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ,các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ PTKH còn phản ánh các khoản phảithu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB
đã hoàn thành Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay”
“Theo khoản 2, điều 17 của thông tư 200/2014/TT-BTC có chỉ ra rằng PTKH
bao gồm KPT mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất bán như: phải thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản giữa
mua-DN và người mua (là đơn vị độc lập với người bán, gồm cả các KPT giữa công ty
mẹ và công ty con, liên doanh, liên kết) KPT gồm phải thu tiền bán hàng xuất khẩucủa bên giao ủy thác thông qua bên nhận ủy thác”
Các khoản phải thu trên báo cáo tài chính là một phần tài sản mà doanh nghiệp
sẽ thu được trong tương lai, do đó hạch toán đúng đắn các khoản phải thu là yêu cầubắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp
Trên bảng cân đối kế toán, Phải thu khách hàng được trình bày tại:
Phần tài sản: phần A “Tài sản ngắn hạn”, gồm các khoản mục Phải thu
khách hàng ghi theo số phải thu gộp và các khoản dự phòng phải thu khó đòi sẽphản ánh số nợ phải thu thuần, tức giá trị thuần có thể thực hiện được Riêng khoản
phải thu dài hạn của khách hàng được trình bày trong phần B “Tài sản dài hạn”,
phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn tạithời điểm báo cáo
Phần nguồn vốn: được trình bày ở mục:”Người mua trả tiền trước” trong chỉ tiêu
“Nợ ngắn hạn” là số tiền nhận trước hoặc đã thu lớn hơn số phải thu khách hàng
Trang 17Căn cứ khoản 2 điều 6 thông tư 48/2019/TT-BTC :Đối với khoản phải thu đã
quá hạn thanh toán doanh nghiệp cần trích lập dự phòng:
30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn 6 tháng – dưới 1 năm
50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn 1 năm – dưới 2 năm
70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn 2 năm – dưới 3 năm
100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên
Trường hợp là doanh nghiệp kinh doanh ịch vụ viễn thông và doanh nghiệpkinh doanh bán lẻ hàng hóa lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu cước dịch vụviễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻhàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quáhạn thanh toán mức trích lập dự phòng là 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ
Khoản mục Nợ phải thu khách hàng được phản ánh thông qua tài khoản 131.Tài khoản này có sớ dư bên nợ và bên có, số dư bên nợ thể hiện số tiền còn phải thucủa khách hàng, bên có thể hiện số tiền nhận trước, số đã thu nhiều hơn số phải thucủa khách hàng chi tiết theo từng đối tượng
Khoản mục Phải thu khách hàng là một chỉ tiêu quan trọng trên Bảng cân đối
kế toán vì có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thôngthường nợ phải thu tăng lên thì tiền thu được từ bán hàng sẽ giảm xuống và ngượclại Bên cạnh đó, nếu nợ phải thu tăng lên cùng với sự gia tăng của hàng hóa, dịch
vụ tiêu thụ hay trao đổi là sự giảm xuống của hàng tồn kho, nguyên vật liệu…ngoài
ra khoản mục nợ phải thu cũng có quan hệ gián tiếp với một số tài khoản như thuếthu nhập doanh nghiệp khi nó là cơ sở để lập dự phòng phải thu khó đòi, do đó ảnhhưởng đến chi phí tài chính hoặc thuế giá trị gia tăng đầu ra…
Trang 18Không chỉ ảnh hưởng tới một số khoản mục trên BCĐKT như trên mà khoản
nợ phải thu còn có mối liên hệ với một số khoản mục khác trên bảng kết quả hoạtđộng kinh doanh như doanh thu, giá vốn hàng bán… Khoản mục phải thu kháchhàng có quan hệ mật thiết với dự phòng khoản Nợ phải thu khó đòi là khoản mụcluôn được đánh giá khá chủ quan bởi kinh nghiệm của Ban lãnh đạo của doanhnghiệp Việc kiểm toán có thể giúp tư vấn đánh giá các khoản dự phòng Nợ phảithu khó đòi một cách hợp lý
Tất nhiên cũng không loại trừ trường hợp khác do các khoản phải thu liênquan đến nhiều đối tượng có đặc điểm, điều kiện kinh doanh, quản lý và khả năngthanh toán khác nhau
Vì vậy, đây là khoản mục dễ xảy ra gian lận và sai sót
Khoản mục Phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng khá lớn, mang tính trọngyếu Kiểm toán nợ Phải thu khách hàng nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp
từ đó đưa ra mức độ tin cậy của tông tin tài chính, cung cấp thông tin, tài liệu liênquan là cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các khoản mục khác Kiểm toán Khoản mục
nợ phải thu khách hàng giúp kiểm tra tính trung thực của các loại tài sản, khoảndoanh thu đã thu tiền và doanh thu bán chịu trong kỳ trong doanh nghiệp, khả nănghoạt động trong tương lai qua các tỷ suất phản ánh khả năng thanh toán Ngoài rakiểm toán nợ phải thu khách hàng còn giúp kiểm tra tính chính xác của lợi nhuậntạo ra trong kỳ thông qua việc thu thập các bằng chứng về ghi tang hoặc giảm chiphí trong kỳ do phát sinh các khoản phải thu khó đòi hoặc không thể thu hồi được
Do đó nếu KTV không quan tâm đúng mức đến khoản mục này thì sẽ ảnh hưởng rấtnhiều đến các chỉ tiêu trên BCTC của đơn vị được kiểm toán và có thể dẫn đến đưa
ra báo cáo kiểm toán không thích hợp
Đây còn là chỉ tiêu mà những người sử dụng báo cáo tài chính của doanhnghiệp rất thường sử dụng để đánh giá khả năng chi trả cho các khoản nợ của doanhnghiệp khi đánh giá mối tương quan giữa công nợ và tài sản của doanh nghiệp Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng sẽ giúp đánh giá một phần về khả năngtài chính hiện tại của doanh nghiệp, cung cấp cho các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng
Trang 19thông tin để hỗ trợ cho việc dự đoán về tình hình hoạt động và tính liên tục củadoanh nghiệp trong tương lai để có thể có những quyết định đầu tư và cho vay.
Như đã trình bày, Khoản mục nợ phải thu khách hàng là một khoản mụcđược coi là một trong những khoản mục trọng yếu vì nó liên quan nhiều đến khoảnmục khác, đồng thời dễ xảy ra sai sót do vậy khi tiến hành kiểm toán, KTV cần nắmvững đặc điểm Phải thu khách hàng để xác định được nội dung, thời gian và phạm
vi kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng, đặt khoản mục này trong quan hệ vớicác khoản mục khác để kiểm tra sự hợp lý và tính chính xác số liệu giữa các tàikhoản, từ đó là tăng chất lượng của cuộc kiểm toán
1.1.3 Các thủ tục KSNB đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng.
Nợ phải thu và doanh thu có liên hệ chặt chẽ với chu trình bán hàng Nếuđơn vị không xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đói với chi trình bánhàng thì việc xảy ra sai phạm và rủi ro trên khoản mục doanh thu và nợ phải thu làđiều không thể tránh khỏi Vì vậy, hoạt động KSNB lf một công việc tất yếu củabản thân mỗi đơn vị nhằm đảm bảo rằng các bước công việc trong chu kỳ bán hàng
và thu tiền được thực thi hiệu quả và đúng đắn
KSNB đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng gồm những nội dung sau:
+ Xây dựng và ban hành các quy định về quản lý các công việc liên quan đếnPhải thu khách hàng như quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa
vụ của người hay bộ phận có liên quan đến xử lý các công việc xét duyệt và phêchuẩn bán chịu, ghi sổ các khoản nợ phải thu, xử lý các khoản nợ phải thu khóđòi…, quy định về trình tự, thủ tục KSNB thông qua trình tự, thủ tục thực hiện, xử
lý công việc
+ Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát nói trên:
tổ chức phân công, bố trí nhân sự; phổ biến, quán triệt về chức năng, nhiệm vụ;kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy định liên quan đến Phải thu khách hàng
Các bước công việc chủ yếu đối với KSNB khoản mục Phải thu khách hàng :
+ Phê chuẩn bán chịu: đồng thời với việc xem xét nhu cầu mua hàng, khảnăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ; doanh nghiệp còn cân nhắc khả năng thanh toán
Trang 20hay sự tín nhiệm đối với bên mua để phê chuẩn việc bán chịu một phần hay toàn bộ
lô hàng Nội dung của phê chuẩn bán chịu thường bao gồm: phương thức trả chậm,thời hạn và mức tín dụng trả chậm Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng đối vớidoanh nghiệp, góp phần hạn chế các khoản nợ khó đòi hoặc thất thu và làm cải thiệntình hình tài chính cho doanh nghiệp
+ Xử lý, ghi nhận và theo dõi các khoản Phải thu khách hàng: khi thực hiệngiao nhận hàng hóa hay cung cấp dịch vụ hoàn thành, doanh nghiệp lập và chuyển hóađơn tính tiền cho người mua Cùng với việc chuyển giao hóa đơn cho người mua, doanhnghiệp thực hiện ghi sổ theo dõi từng thương vụ về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ, theo dõi công nợ phải thu…Việc thực hiện ghi sổ phải được thực hiện một cách kịpthời, đúng đắn, đầy đủ, phù hợp với các nguyên tắc kế toán về ghi nhận các khoản Phảithu khách hàng Phải thu khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phảithu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn vàghi chép theo từng lần thanh toán Trường hợp bán hàng thu tiền ngay thì không phảnánh vào khoản Phải thu khách hàng
+ Đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn: để khách hàng có thể thanh toán nợ đúnghạn nhằm tránh tình trạng nợ quá hạn gây ứ đọng vốn cho doanh nghiệp, doanhnghiệp cần tham gia đôn đốc việc thanh toán nợ của khách hàng Doanh nghiệp cóthể sử dụng các biện pháp như: sử dụng biện pháp chiết khấu thanh toán để khuyếnkhích khách hàng thực hiện thanh toán tiền ngay hoặc thanh toán sớm; thực hiện bùtrừ công nợ giữa hai bên để giảm Phải thu khách hàng; khi gần đến hạn thanh toán,doanh nghiệp gửi thư thông báo khoản nợ cho khách hàng về khoản nợ đến hạnthanh toán để thúc giục thanh toán đúng hạn
Doanh nghiệp cần luôn theo sát các hoạt động của khách hàng để đảm bảođược khả năng thu hồi khoản nợ Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn trongkinh doanh không có khả năng thanh toán nợ đúng hạn thì doanh nghiệp cần thựchiện việc trích lập dự phòng theo đúng quy định và có những biện pháp thu hồingay khi mà khách hàng có khả năng thanh toán trở lại
Trang 21+ Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và xử lý tổn thất:dự phòng nợ phảithu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạnthanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách hàng
nợ không có khả năng thanh toán.Theo nguyên tắc thận trọng đòi hỏi phải lập dựphòng khi có những bằng chứng tin cậy về các khoản phải thu khó đòi
Mục tiêu kiểm soát chủ yếu, nội dung và các thủ tục kiểm soát được khátquát qua bảng sau:
Bảng 1 1 Các thủ tục KSNB cơ bản đối với PTKH Mục tiêu KSNB Nội dung và thể thức thủ tục kiểm soát
Đảm bảo nghiệp vụ liên
Trang 221.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục Nơ phải thu khách hàng
Mục tiêu kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng bao gồm mục tiêu tổngquát và các mục tiêu cụ thể
Mục tiêu tổng quát: KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp
để đưa ra ý kiến nhận xét về độ tin cậy của khoản mục Phải thu khách hàng Để đạt mụctiêu kiểm toán chung, KTV phải đạt được các mục tiêu kiểm toán cụ thể thông qua việcxác minh độ tin cậy của các cơ sở dẫn liệu liên quan đến mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể: trước khi tiến hành kiểm toán khoản mục Phải thu kháchhàng, KTV cần xác định được mục tiêu kiểm toán cụ thể (Cơ sở dẫn kiệu) chokhoản mục này
Bảng 1 2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng.
1 Đảm bảo tất cả các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn, dàihạn được ghi nhận trong sổ cái là hiện hữu tại ngày kết thúc
2 Đảm bảo tất cả các giao dịch bán hàng chưa thu tiền phát sinh tại ngày hoặc trước ngày kết thúc kỳ kế toán được ghi
3
Đảm bảo đơn vị sở hữu hoặc có quyền hợp pháp đối với tất
cả các khoản phải thu khách hàng được ghi nhận trên sổ cái
tại ngày kết thúc kỳ kế toán Tất cả các khoản phải thu
khách hàng không bị hạn chế quyền sử dụng, quyền sở hữu
hoặc các quyền lợi được đảm bảo khác, nếu không, tất cả
các hạn chế quyền sử dụng, quyền sở hữu hoặc các quyền
lợi được đảm bảo khác phải được xác định và thuyết minh
trong BCTC
R&O/Quyền và
nghĩa vụ
4 Đảm bảo dự phòng phải thu khó đòi được lập đầy đủ cho cáckhoản phải thu khách hàng khó đòi. V/Đánh giá
5 Đảm bảo các khoản phải thu khách hàng bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hối đoái phù hợp. V/Đánh giá
6
Đảm bảo tất cả các thuyết minh cần thiết liên quan đến các
khoản phải thu khách hàng ngắn hạn, dài hạn được lập chính
xác và các thông tin này được trình bày và mô tả phù hợp
trong BCTC
P&D/Trình bày
và thuyết minh
Trang 231.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng
Để có thể tiến hành kiểm toán khoản mục PTKH, kiểm toán viên phải dựa vào cácthông tin và tài liệu sau:
⮚ Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến quản lý PTKH mà đơn
vị đã xây dựng, ban hành và áp dụng trong công tác quản lí và kiểm soát nội bộ như:quy định về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của người hay bộ phận kiểm tra vàphê duyệt đơn đặt hàng;…
⮚ Báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh; Thuyết minh BCTC
Thông tin liên quan chủ yếu đến PTKH trên BCTC là chỉ tiêu Phải thu ngắnhạn của khách hàng (Mã số 131); Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211);Người mua trả tiền trước ngắn hạn (Mã số 312); Người mua trả tiền trước dài hạn(Mã số 332) trên Bảng cân đối kế toán và các nguyên tắc hạch toán kế toán PTKH
và các thông tin chi tiết khác về PTKH trên Thuyết minh BCTC
+ Các khoản phải thu ngắn hạn ( Mã số 130 ): là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh
toàn bộ giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn có kỳ hạn thu hồi đất đai còn lạikhông quá 12 tháng hoặc trong một chu kì kinh doanh thông thường tại thời điểmbáo cáo ( sau khi trừ đi dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi ), như: Phải thu củakhách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạchhợp đồng xây dựn , phải thu về cho vay và phải thu ngắn hạn khác…
Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 +
Mã số 136 + Mã số 137 + Mã số 139
+ Phải thu ngắn hạn của khách hàng (Mã số 131): chỉ tiêu này phản ánh số
tiền còn phải thu của khách hàng có kỳ hạn thu hồi còn lại không quá 12 thánghoặc trong một chu kì kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo Số liệu đểghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 131 “Phải thu củakhách hàng” mở theo từng khách hàng
+ Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210): là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn
bộ giá trị của các khoản phải thu có kỳ hạn thu hồi trên 12 tháng hoặc hơn một chu
Trang 24kì sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo như: Phải thu của kháchhàng , vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, phải thu nội bộ, phải thu về cho vay,phải thu khác (sau khi trừ đi dự phòng phải thu dài hạn khó đòi ).
Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 214 + Mã số 215 +
Mã số 216 + Mã số 219
+ Phải thu dài hạn của khách hàng ( Mã số 211 ): chỉ tiêu này phản ánh số
tiền còn phải thu của khách hàng có kỳ hạn thu hồi trên 12 tháng hoặc hơn một chu
kì sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉtiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”,
mở chi tiết theo từng khách hàng
+ Nợ ngắn hạn (Mã số 310): là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản
nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sảnxuất, kinh doanh thông thường, như: Các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, phảitrả người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, chi phíphải trả, phải trả nội bộ, doanh thu chưa thực hiện, dự phòng phải trả… tại thời điểmbáo cáo
Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 +
Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320 + Mã số 321 + Mã số
322 + Mã số 323 + Mã số 324
+ Người mua trả tiền trước ngắn hạn (Mã số 312): chỉ tiêu này phản ánh số
tiền người mua ứng trước để mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, bấtđộng sản đầu tư và doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp không quá 12 tháng hoặctrong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo (khôngbao gồm các khoản doanh thu nhận trước) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứvào số phát sinh Có chi tiết của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở chi tiếtcho từng khách hàng
+ Nợ dài hạn (Mã số 330): là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các
khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanhtoán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thôngthường tại thời điểm báo cáo, như: Khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các
Trang 25khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ thuê tài chính dài hạn… tại thời điểm báocáo
Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 335 +
Mã số 336 + Mã số 337 + Mã số 338 + Mã số 339 + Mã số 340 + Mã số 341 + Mã số
342 + Mã số 343
+ Người mua trả tiền trước dài hạn (Mã số 332): chỉ tiêu này phản ánh số
tiền người mua ứng trước để mua sản phầm, hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, bấtđộng sản đầu tư và doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp trên 12 tháng hoặc hơn mộtchu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo (không bao gồmcác khoản doanh thu nhận trước) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phátsinh Có chi tiết của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở chi tiết cho từngkhách hàng
⮚ Các sổ hạch toán liên quan đến các khoản PTKH, bao gồm sở hạch toánnghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán Các sổ hạch toán nghiệp vụ chủ yếu và phổ biếnnhư: Sổ (Thẻ) kho, Nhật kí bảo vệ kho, Nhật kí vận chuyển hàng hóa,… Các sổ kếtoán chủ yếu gồm sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của TK 131 như Số cái TK 131, sổchi tiết phải thu khách hàng theo đối tượng…và sổ kế toán các TK liên quan đếnPTKH như TK 511 đối với việc bán chịu, TK 521 đối với việc chiết khấu thươngmại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại mà khách hàng chưa thanh toán, TK111,112 đối với việc khách hàng trả nợ… Tên gọi cụ thể của từng loại sổ kế toántùy thuộc vào hình thức kế toán mà đơn vị áp dụng
⮚ Chứng từ kế toán: hóa đơn bán hàng (Hóa đơn thuế GTGT hay Hóa đơnthông thường), hóa đơn vận chuyển, phiếu xuất kho, biên lai thu tiền, bảng kêPTKH theo thời hạn, chứng từ về giảm giá, hàng bán bị trả lại, Biên bản đối chiếucông nợ, Bảng trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo thời hạn,…
⮚ Các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến PTKH như: kế hoạch bán hàng, đơnđặt hàng, chính sách bán hàng, chính sách thanh toán; quyết định đầu tư, hợp đồngbán hàng, hợp đồng kinh tế, bản quyết toán hợp đồng; các bảng kê, tài liệu trích lập
và hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi; các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiếtcủa các tài khoản có liên quan như: báo cáo HTK, báo cáo sản xuất, báo cáo tiêu
Trang 26thụ, báo cáo sản phẩm hoàn thành, báo cáo công nợ…
1.2.3 Các sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng.
Khoản mục Phải thu khách hàng là một trong những khoản mục quan trọngtrên BCTC, không những thế nó còn là một khoản mục dễ xảy ra sai phạm do bảnchất đặc biệt của khoản mục Các sai phạm này thường xuất phát từ trình độ yếukém của kế toán hoặc cũng có thể xảy ra do có sự gian lận tiềm ẩn trong bộ phậnbán hàng thu tiền Cách thức gian lận cũng như những sai sót xảy ra tại doanhnghiệp đối với khoản mục phải thu rất đa dạng Vì vậy trong quá trình thực hiệnkiểm toán, các rủi ro có thể gặp do chính nội tại KSNB nói chung cũng như trongcông tác kế toán nói riêng như sau:
Bảng 1 3 Những gian lận và sai sót có thể xảy ra với khoản mục PTKH Mục tiêu Giai lận và sai sót có thể xảy ra
Hiện hữu, phát sinh
DN có khả năng ghi nhận các KPT từ các nghiệp vụ kinh tế không thực sự diễn ra như xuất hóa đơn khống,
KH không có thật
Số dư KPT tại thời điểm cuối kỳ không phản ánh đúng KPT thực tế của doanh nghiệp, có thể sẽ bị ghi không lên hoặc có thể bị ghi giảm xuống
Đầy đủ KPT của DN không được ghi chép đầy đủ, không chi tiếtcác KPT theo đối tượng và theo đúng bản chất kinh tế
Quyền và nghĩa vụ
KPT bị phản ánh sai do bị đem đi cầm cô, chuyển nhượng, chiết khấu Sai sót có thể do cấn trừ công nợ nhầm lẫn giữa các khách hàng hay bù trừ công nợ giữa các đối tượng kháchhàng khác nhau mặc dù không có thỏa thuận bù trừ công
nợ giữa các bên
Đánh giá Việc lập các khoản dự phòng KPT không phù hợp, đánh giá không chính xác khả năng thanh toán của KH để
tăng chi phíPhân loại và trình
bày
Phân loại sai giữa các KPT, nhầm lẫn giữa KPT nhưng khác nhau về bản chất TK: ví dụ như PTKH- Phải thu nội bộ- Phải thu khác
Trang 271.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng cũng như kiểm toán các khoảnmục khác đều nằm trong quy trình chung của một cuộc kiểm toán BCTC Nội dungcủa quy trình kiểm toán Phải thu khách hàng gồm 3 giai đoạn:
+ Lập kế hoạch kiểm toán ( chuẩn bị kiểm toán)
+ Thực hiện kiểm toán
+ Kết thúc kiểm toán
Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng Nếu quy trìnhkiểm toán Phải thu khách hàng được thiết kế khoa học, phù hợp sẽ giúp KTV thuthập đầy đủ bằng chứng thích hợp, tiết kiệm được thời gian và chi phí kiểm toán,đạt được mục tiêu kiểm toán Đồng thời giúp kiểm toán viên tuân thủ các bước côngviệc kiểm toán theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Từ đó, nâng cao chấtlượng kiểm toán Phải thu khách hàng và kiểm toán BCTC doanh nghiệp Ngược lại,khi quy trình kiểm toán không được thiết kế khoa học, phù hợp sẽ khiến KTV khóthu thập đủ bằng chứng, tốn nhiều thời gian và chi phí cho công việc kiểm toánkhoản mục Phải thu khách hàng
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Theo VSA 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” thì Kế hoạch kiểm toán phải đượclập cho mọi cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợpnhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiệngian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoànthành đúng thời hạn Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc chotrợ lý kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán.Theo đó, việc lập kế hoạch kiểm toán đối với khoản mục PTKH thường được thựchiện theo các bước sau:
Trang 28Sơ đồ 1.1 Các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch
1.3.1.1 Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán là giai đoạn mà công ty kiểm toán và cácKTV thực hiện các bước công việc: đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán, lựa chọncác nhân viên thực hiện kiểm toán và ký kết các hợp đồng kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng: Chủ nhiệm kiểm toán và KTV chính
sẽ liên hệ với khách hàng, KTV tiền nhiệm thực hiện phỏng vấn và thu thập tài liệu,nếu cần thiết có thể đi thực tế tại khách hàng thu thập các thông tin về ngành nghềkinh doanh cũng như nhân tố bên ngoài bao gồm khuôn khổ lập và trình bày báocáo tài chính, cấu trúc tài chính, quyền sở hữu, đặc điểm tổ chức sản xuất Đối vớikhoản mục phải thu khách, cần chú ý đến những thay đổi về chính sách bán chịu, vềcác mặt hàng sản xuất và các điều kiện kinh tế Ví dụ doanh nghiệp trong giai đoạnthâm nhập hay mở rộng thị trường, do đó tăng thời gian bán chịu cho các kháchhàng, dẫn đến làm tăng đáng kể đối với khoản mục PTKH KTV cần nắm bắt đượccác thông tin đó làm cơ sở giải thích cho sự biến động của khoản mục PTKH
Để phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro trong các bước sau, KTV cần phảixem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán chunggồm
Trang 29các vấn đề quan trọng của kì trước hoặc kì có ảnh hưởng đến việc xác định rủi rocủa kì này như những thiếu sót về thủ tục kiểm soát, các sai phạm, hoạt động bấthợp pháp Hơn thế KTV cần chú ý tới những thay đổi trong kì này có thể dẫn tới rủi
ro, cũng như tính phức tạp của hoạt động kinh doanh của khách hàng để cân nhắccho việc tham khảo ý kiến của chuyên gia và qua đó đưa ra cơ sở cho việc thiết kếcác thủ tục kiểm toán phù hợp với rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá
Trong giai đoạn này, KTV nên xác định tất cả các bên có liên quan với kháchhàng, đặc biệt các bên liên quan có giao dịch mua hàng chịu và phát sinh các khoảnPhải thu khách hàng Các bên liên quan, các bộ phận trực thuộc, các chủ sở hữuchính thức của công ty khách hàng hay bất kỳ công ty chi nhánh, một cá nhân hay
tổ chức nào mà công ty khách hàng có quan hệ và các cá nhân tổ chức đó có khảnăng điều hành, kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới các chính sách kinhdoanh hoặc chính sách quản trị của công ty khách hàng Các giao dịch bán hàng vớibên liên quan cần được xem xét đã được công bố đầy đủ và phản ánh đúng bản chấtnghiệp vụ
+Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: với những kháchhàng thường xuyên, thông tin về khách hàng sẽ được lấy từ hồ sơ kiểm toán nămtrước, từ đó bổ sung thêm những thay đổi mà KTV thu thập được từ các tài liệu nhưgiấy phép thành lập, điều lệ công ty, các biên bản họp hội đồng quản trị, các vănbản luật, chế độ chính trị của Nhà nước có liên quan Nếu là khách hàng năm đầucông việc tiến hành sẽ bao gồm thêm những thủ tục quan trọng sau như: thu thậpcác thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng để nắm bắt được các quy trìnhmang tính pháp lý có ảnh hưởng đến khoản mục PTKH:
+ Giấy phép thành lập và điều lệ công ty: thông tin về ngành nghề kinh doanh hợppháp, mục tiêu hoạt động, các bên liên quan… có thể ảnh hưởng đến khoản PTKH
+ Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra cung cấp thông tin vềcác vấn đề đã nhận diện có thể ảnh hưởng đến khoản PTKH
Trang 30+ Biên bản họp hội đồng cổ đông, ban giám đốc về việc thông qua các quychế kiểm soát đối với quy trình bán chịu, các chính sách bán chịu và xét duyệt cácnghiệp vụ bán chịu có giá trị lớn, quyết định về xử lý nợ phải thu khó đòi.
+ Các hợp đồng bán hàng và các cam kết liên quan đặc biệt là các hợp đồng
có giá trị lớn với điều khoản tín dụng trong thời gian dài, các hợp đồng với các bênliên quan, khách hàng chủ yếu
Tìm hiểu việc lựa chọn, áp dụng các chính sách kế toán của đơn vị, nếu có sựthay đổi chính sách kế toán thì phải lưu ý lý do thay đổi
Đánh giá xem các chính sách kế toán áp dụng có phù hợp với hoạt động kinhdoanh của đơn vị không, và có nhất quán với khuôn khổ lập báo cáo tài chính và cácchính sách kế toán áp dụng cho nghành nghề mà khách hàng hoạt động không
Việc phân tích sơ bộ dựa trên những thông tin ban đầu thu thập được giúpKTV có cái nhìn tổng quát hơn về khách hàng, khả năng hoạt động và những biếnđộng quan trọng của các khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính mà cụ thể ởđây là biến động của khoản mục PTKH năm nay so với năm trước, nhằm khoanhvùng được những bất thường có khả năng sai phạm cao Sau đó, KTV sẽ xác địnhcác vùng có thể có sai sót trọng yếu đưa ra giải thích cho các chênh lệch bất thường,tổng hợp các rủi ro có thể dẫn đến sai sót trọng yếu đối với khoản mục Phải thukhách hàng và là cơ sở để đưa ra các cách tiệm cận kiểm toán đối với từng rủi ro
Xác định khả năng về những sai sót trọng yếu theo kinh nghiệm của nhữngnăm trước và rút ra từ những gian lận và sai sót phổ biến đối với khoản mục Phảithu khách hàng
Các t hủ tục phân tích:
Phân tích ngang (phân tích xu hướng): là việc phân tích dựa trên cơ sở so
sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC Các chỉ tiêu phân tích được sửdụng gồm:
+ So sánh số liệu khoản PTKH kỳ này với kỳ trước trong quan hệ với các
Trang 31khoản doanh thu bán chịu để xem xét xu hướng biến động của các khoản PTKH.
+ Phân tích cơ cấu Phải thu khách hàng trong tổng doanh thu trong kỳ, sosánh với kỳ trước để KTV có cái nhìn sơ lược về chính sách tài chính mà kháchhàng đang áp dụng
+ KTV so sánh giá trị các khoản nợ quá hạn của kỳ này với kỳ trước để đánhgiá kiểm soát của doanh nghiệp đối với các khoản phải thu đã hợp lý chưa
Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ
tương quan của các chi tiêu và khoản mục khác nhau trên BCTC
+ Phân tích cơ cấu nợ phải thu ngắn hạn trong tổng số nợ phải thu của doanhnghiệp để xem xét các khoản thu hồi trong thời gian gần của khách hàng
+ Phân tích ảnh hưởng của các khoản PTKH đối với khả năng thanh toán củadoanh nghiệp
+ Phân tích tỷ suất số vòng quay các khoản PTKH, thời gian một vòng quaycác khoản PTKH
Khi có cái nhìn tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp, KTV thực hiệnthu thập tài liệu và đánh giá quy trình kiểm soát nội bộ khoản Phải thu khách hàng
trên khía cạnh: độ tin cậy của thông tin về khoản mục PTKH, hiệu lực và hiệu quả
của hoạt động kiểm soát nội bộ PTKH, tìm hiểu quy trình bán hàng thu tiền và cáchoạt động kiểm soát chủ yếu Trong quá trình bán chịu hàng, trước khi xuất hàngcho khách hàng, công ty phải tiếp nhận đơn hàng và kí kết hợp đồng kinh doanhtrong đó ghi rõ điều khoản về bán chịu và thời hạn thanh toán đối với hàng hóacung cấp cho khách hàng Khi xuất hàng bán chịu cho khách hàng, kế toán phảikiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ để làm cơ sở ghi vào sổ chi tiết, sổtổng hợp một cách đầy đủ kịp thời, chính xác theo từng đối tượng Một trong nhữngđiểm nổi bật của hệ thống KSNB của khoản phải thu là khoản phải thu được kiểmtra đối chiếu thường xuyên với khách hàng
Hệ thống KSNB xét trên 2 cấp độ, cụ thể bao gồm:
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ ở cấp độ toàn doanh nghiệp, KTV cần tìm hiểu:
Trang 32+ Môi trường kiểm soát: bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữliệu của hệ thống KSNB Khi kiểm toán khoản PTKH cần xem xét đến việc quản lý,kiểm soát và thu hồi công nợ
+ Hệ thống kế toán: bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ sách kế
toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán Đốivới khoản PTKH cần xem xét công tác hạch toán có tuân thủ chế độ kế toán hiệnhành và phù hợp với các đặc trưng của doanh nghiệp, các chứng từ hợp pháp vàđược phê duyệt đúng thẩm quyền, các nghiệp vụ bán hàng thu tiền có được thu thập,phân loại và ghi sổ đúng đắn không
+ Thủ tục kiểm soát: các thủ tục này được xây dựng bởi nhà quản lý dựa trên
ba cơ sở cơ bản là nguyên tắc bất kiêm nhiệm; nguyên tắc phân công phân nhiệm;nguyên tắc phê chuẩn, ủy quyền KTV cần xác định đơn vị có xét duyệt các nghiệp
vụ bán chịu, phê chuẩn đầy đủ với hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, trích lập
dự phòng, có phân công phân nhiệm cho từng phòng ban cụ thể để quản lý và thuhồi công nợ
Tìm hiểu hệ thống KSNB theo từng chu trình kinh doanh chủ yếu, KTV cần tìm hiểu:
Phải thu khách hàng nằm trong chu kỳ Bán hàng- Thu tiền, vì thế cơ bản các
bước khảo sát KSNB của khoản mục này tương tự như các bước trong quy trìnhKSNB của chu kỳ Bán hàng - Thu tiền Bao gồm:
+ Thiết lập hệ thống câu hỏi sẵn về KSNB khoản Phải thu khách hàng Việcthiết lập hệ thống câu hỏi này phải theo trình tự đầy đủ và chặt chẽ KTV muốn lậpđược một hệ thống câu hỏi chặt chẽ đầy đủ thì phải có sự hiểu biết chặt chẽ vềKSNB khoản mục PTKH cũng như hiểu biết chặt chẽ về sự vận hành và quy chếkiểm soát đặc thù của mỗi đơn vị được kiểm toán
+ Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình KSNB các nghiệpvụkinh tế phát sinh liên quan đến việc hình thành khoản Phải thu khách hàng theoCSDL của chúng Khi khảo sát quá trình kiểm soát khoản mục này DN, ta cần phải
Trang 33lưu ý: các CSDL của quy chế KSNB như tính hiện hữu, tính hiệu lực và tính liêntục của quy chế KSNB, ngoài ra còn phải xem xét chú ý đến việc chấp hành và thựchiện các nguyên tắc này như thế nào trong DN Đồng thời với đó, KTV cũng luônphải đặt ra các câu hỏi nghi ngờ về tính hiệu lực, hiệu quả và liên tục của quy trìnhKSNB Những lưu ý phát sinh từ sự đặc thù và khác biệt trong KSNB của doanhnghiệp.
+ Trong doanh nghiệp để KSNB khoản Phải thu khách hàng thì nói chungphải thể hiện các điểm sau: quy định chặt chẽ về từng loại công nợ khi phát sinh và
xử lý; có hệ thống sổ kế toán chi tiết ghi chép, theo dõi từng loại công nợ và từngđối tượng: ghi chép đầy đủ, kịp thời, có hệ thống, phân loại; có sự xét duyệt và phêchuẩn cho từng loại công nợ; định kỳ có sự kiểm tra, xác nhận đối chiếu công nợ;quy định chặt chẽ về việc sử dụng tỷ giá ngoại tệ đúng quy định để hạch toán Phảithu khách hang
Thủ tục tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng.
Để thu thập được các thông tin trên thì KTV phải thực hiện các thủ tục như sau:+ Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về KSNB đốivới các khoản Phải thu khách hang: KTV yêu cầu các nhà quản lý của đơn vị cungcấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan như: quy định trích lập dự phòngphải thu khó đòi, quy định thực hiện đối chiếu công nợ vào cuối kỳ với các đốitượng phải thu, quy định về việc theo dõi các đối tượng công nợ …
+ Khi nghiên cứu các văn bản quy định về KSNB của đơn vị cần chú ý đếncác khía cạnh cơ bản:
Tính đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối cới các khâu quản lý khoảnPhải thu khách hàng như: khâu kiểm soát bán chịu, khâu thu tiền hàng bán chịu,khâu theo dõi và thanh toán công nợ với khách hàng…
Tính chặt chẽ và phù hợp các quy chế KSNB đó Ví dụ: đối với các quy định
về khâu kiểm soát bán chịu phải cho sự phê chuẩn của cấp có thẩm quyền (Đầy đủchữ ký của người có liên quan)
Trang 34+ Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB: mục tiêu chủ yếu của cáckhảo sát là về tính hữu hiệu, thường xuyên liên tục của các quy chế kiểm soát, cáchthức khảo sát rất đa dạng: KTV có thể phỏng vấn các nhân viên có liên quan trongđơn vị về sự hiện hữu của các bước kiểm toán đối với khoản Phải thu khách hàng,
kể cả tính thường xuyên hiện hữu vận hành của nó; thiết lập hệ thống câu hỏi sẵn vềKSNB khoản Phải thu khách hàng Hệ thống câu hỏi phải theo trình tự, đầy đủ vàchặt chẽ, phù hợp với mỗi công ty được kiểm toán sẽ giúp KTV thu thập đượcnhiều thông tin hơn qua việc điều tra này; kiểm tra các dấu hiệu các hoạt độngKSNB đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các khoản phải thu lưulại trên các hồ sơ, tài liệu (như: chữ ký của người xét duyệt bán chịu, biên bản đốichiếu công nợ…) Dấu hiệu của KSNB lưu lại trên hồ sơ, tài liệu là bằng chứngthuyết phục cao về sự hiện hữu và tính thường xuyên, liên tục các hoạt động kiểmsoát (sự vận hành của quy chế KSNB) trên thực tế
+ Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB đốivới khoản Phải thu khách hàng Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc sau:
- Phân công, phân nhiệm
- Bất kiêm nhiệm
- Phê chuẩn, ủy quyền
Đối với khoản Phải thu khách hàng: người chịu trách nhiệm ghi sổ kế toán theodõi các khoản công nợ phải thu có tham gia vào việc bán hàng, lập hóa đơn hay không;người thu tiền bán hàng với người đứng ra bán hàng có là một hay không?
Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát về HT KSNB và dựa vào kết quả đãthu nhập, KTV đánh giá rủi ro KSNB đối với khoản Phải thu khách hàng ở mức độcao, trung bình hay thấp đối với khoản mục Phải thu khách hàng Nếu HT KSNBđược thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiếm soát được đánh giá là thấp vàKTV có thể tin tưởng vào HT KSNB và ngược lại Trên cơ sở đó, KTV sẽ thiết kế
các thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu kiểm toán
Trang 351.3.1.4 Đánh giá mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Thứ nhất, đánh giá tính trọng yếu
Trọng yếu là khái niệm chỉ độ lớn (tầm cỡ), bản chất của sai phạm hoặc làđơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể, nếu dựa vào các thông tin này
để xét đoán thì sẽ không chính xác hoặc rút ra những kết luận sai lầm
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần đánh giá trọng yếu chotoàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục trên BCTC
+ Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: mức ước lượng ban đầu về tính trọngyếu là lượng tối đa mà KTV tin rằng BCTC còn có sai phạm trọng yếu nhưng có thểchấp nhận được Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu mang tính xét đoán nghềnghiệp của KTV, do đó có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán
+ Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục: KTVphân bổ mức trọng yếu ước tính ban đầu cho từng khoản mục trên BCTC, đó là saisót có thể chấp nhận được với từng khoản mục
+ Cơ sở để phân bổ: bản chất của khoản mục, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát được đánh giá cho từng khoản mục
Trang 36Thứ hai, đánh giá rủi ro kiểm toán:
Rủi ro kiểm toán (AR) là rủi ro (khả năng) mà KTV đưa ra ý kiến nhận xétkhông thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán vẫn còn sai sót trọng yếu
Rủi ro kiểm toán bao gồm 3 bộ phận: Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát vàrủi ro phát hiện
Rủi ro tiềm tàng (IR): là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ,
từng khoản mục trong BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽhoặc tính gộp, cho dù có hay không có hệ thống KSNB
Rủi ro kiểm soát (CR): là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp
vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hay tính gộp mà hệ thống kế toán
và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửachữa kịp thời
Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp
vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hay tính gộp trong quá trình kiểmtoán, KTV không phát hiện được
Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát quyết định đến khối lượng, quy mô,phạm vi chi phí, biên chế và thời gian kiểm toán Nếu rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát đều cao thì KTV phải dự kiến rủi ro phát hiện là thấp Có nghĩa là, trongtrường hợp này, KTV phải làm nhiều công việc kiểm toán với quy mô, chi phí kiểmtoán lớn Mức độ rủi ro phát hiện dự kiến luôn có mối quan hệ ngược chiều với mức độrủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Mối quan hệ này được minh họa qua bảng sau:
Bảng 1 4 Dự kiến của KTV về rủi ro phát hiện
Bảng trên đây minh họa về mối quan hệ giữa các loại rủi ro do KTV dự kiến
Trang 37thường được thực hiện ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Tuy nhiên,trong thực tiễn khi thực hành kiểm toán, nếu KTV có bằng chứng để điều chỉnh lạirủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thì rủi ro phát hiện cũng được KTV điều chỉnhlại.
Xuất phát từ mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong kiểm toán, để lập kế hoạchcho một cuộc kiểm toán, KTV thường biểu diễn mối quan hệ giữa các loại rủi rotrong kiểm toán theo công thức sau:
AR = IR x CR x DR DR =
Trong đó:
AR: là rủi ro kiểm toán (Audit risk)
IR: là rủi ro tiềm tàng (Inherent risk)
CR: là rủi ro kiểm soát (Control risk)
DR: là rủi ro phát hiện (Detection risk)
Kết quả DR sẽ là căn cứ để KTV dự kiến về quy mô, phạm vi công việc cầnkiểm toán thích hợp
Xác định phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu trong kiểm toán là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử íthơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một lại nghiệp vụ, sao chomọi phần tử đều có cơ hội được chọn Chọn mẫu kiểm toán sẽ giúp KTV thu thập
và đánh giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được chọn,nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể
Nhìn chung, các KTV phải giới hạn được các thử nghiệm kiểm toán trên cácphần tử của mẫu Nếu tiến hành thử nghiệm kiểm toán trên từng phần tử của toàn bộtổng thể thì sẽ quá tốn kém và mất quá nhiều thời gian trong khi đó phí kiểm toán
và thời gian kiểm toán không cho phép Hơn nữa, nếu KTV tiến hành kiểm tra trêntoàn bộ tổng thể thì vẫn chưa cung cấp được sự chắc chắn tuyệt đối bởi bên cạnh rủi
ro chọn mẫu vẫn tồn tại những rủi ro không chọn mẫu Ngoài ra, KTV chỉ có nghĩa
Trang 38vụ phát hiện các sai phạm trọng yếu, chứ không phải tất cả các sai phạm của báocáo tài chính, đồng thời vận dụng những kỹ năng và mức độ thận trọng hợp lý đểhình thành ý kiến về các sai phạm trọng yếu trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán đãthu thập.
Sau khi xem xét hoạt động kinh doanh của khách hàng và đưa ra kết luận sơ
bộ về mức độ rủi ro, từ đó KTV xác định phương pháp chọn mẫu Có 2 phươngpháp chọn mẫu thông dụng là: chọn mẫu thống kê và chọn mẫu phi thống kê:
Chọn mẫu thống kê:
+ Là việc sử dụng kỹ thuật tính toán toán học tính kết quả thống kê có hệthống
+ Các phần tử được chọn mẫu nhiên vào mẫu
+Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu bao gồm cảviệc định lượng rủi ro chọn mẫu
Chọn mẫu phi thống kê:
Trong phương pháp chọn mẫu phi thống kê, KTV không định lượng được rủi
ro chọn mẫu Thay vào đó, các kết luận được tiếp cận với các tổng thể như một căn
cứ phán đoán nhiều hơn
Trong từng trường hợp cụ thể, việc lựa chọn lấy mẫu thống kê hay phi thống
kê là tuỳ thuộc vào sự xét đoán nghề nghiệp của KTV về tính hiệu quả của từngphương pháp trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng được thiết kế thành ba phần:Các khảo sát nghiệp vụ, các thủ tục phân tích, các khảo sát chi tiết các số dư
+ Các thủ tục phân tích: xem xét số dư của khoản Phải thu khách hàng đã
hợp lý chưa, so sánh số dư các năm, thực hiện phân tích các tỷ suất như cơ cấu cáckhoản phải thu, số vòng quay nợ phải thu, xem xét ảnh hưởng của các khoản phảithu đến khả năng thanh toán
+ Các khảo sát nghiệp vụ: thu thập đầy đủ bằng chứng, kiểm tra sự phê duyệt
các nghiệp vụ bán chịu và cơ sở xét duyệt các nghiệp vụ bán chịu, tìm hiểu chínhsách bán của đơn vị
Trang 39+ Các khảo sát chi tiết các số dư: xem xét số dư đầu kỳ và cuối kỳ các khoản
Phải thu khách hàng , kiểm toán các cơ sở dẫn liệu về sự hiện hữu, CSDL tính toánđánh giá, CSDL cộng dồn, trình bày và công bố
1.3.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng.
Nội dung giai đoạn này gồm: khảo sát kiểm soát và thực hiện khảo sát cơ bảnđối với khoản mục Phải thu khách hàng
b) Khảo sát về sự vận hành các quy chế kiểm soát nội bộ về khoản mục Phảithu khách hàng
Nhằm kiểm tra tính hiệu quả trong vận hành của các quy chế KSNB, cụ thể là
sự hiệu quả và tính thường xuyên, liên tục trong vận hành của các quy chế kiểmsoát, các bước kiểm soát Kiểm tra xem các nghiệp vụ kinh tế ghi sổ có được kiểmsoát để chứng minh tính đúng đắn hợp lý của nghiệp vụ kinh tế hay không, có theođúng phê chuẩn về việc bán chịu cho khách hàng của doanh nghiệp hay không, quatrình thu tiền khách hàng có đang diễn ra theo đúng thỏa thuận giữa doanh nghiệp
Trang 40soát, ngăn ngừa hay hạn chế được sự lạm dụng hay lợi dụng chức năng, quyền hạntrong quá trình thực hiện công việc ví dụ như việc phê chuẩn quyết định bán chịu cóđúng thẩm quyền hay không, hay trong một công ty thì không thể kế toán kiêm làmluôn thủ quỹ…
a) Thực hiện thủ tục phân tích đánh giá tổng quát
Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm mụcđích so sánh đối chiếu tính chính xác, hợp lý và sự biến động của số dư các tàikhoản phải thu giữa năm kiểm toán hiện hành và các năm trước Việc lựa chọn quytrình phân tích, phương pháp và mức độ áp dụng tùy thuộc vào sự xét đoán chuyênmôn của KTV Có hai thủ tục phân tích thường được áp dụng là:
+ Phân tích xu hướng: KTV sẽ so sánh sự tăng giảm của khoản mục Phải thukhách hàng của năm kiểm toán hiện hành với những năm trước
+ Phân tích tỷ suất: KTV sẽ so sánh tỷ suất giữa khoản mục Phải thu kháchhàng với Doanh thu bán hàng của năm kiểm toán hiện hành với những năm trước
Từ hai thủ tục phân tích ở trên thì KTV sẽ thấy được sự biến đổi của khoảnmục Phải thu khách hàng để có những hướng kiểm toán cụ thể
b) Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh Phải thu khách hàng
Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh là kiểm tra việc ghi nhận trên sổ hạch toántrong quá trình kế toán liệu rằng có đảm bảo các cơ sở dẫn liệu cụ thể hay không
Bảng 1 5 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ bán hàng chưa thu tiền
Sự phát sinh Các thủ tục kiểm tra bao gồm :
- Kiểm tra Hóa đơn bán hàng tương ứng của khoản doanh thubán hàng chưa thu tiền đã ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toánchi tiết doanh thu
- Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng chưa thutiền (Ví dụ : Đơn đặt hàng, Hợp đồng thương mại hoặc kế hoạchbán hàng đã được phê chuẩn) tương ứng với nghiệp vụ đã ghi sổnói trên
- Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng chưa thu tiền nói trên có chứng từxuất kho, chứng từ vận chuyển tương ứng (nếu có) hay không