1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận xu thế toàn cầu hóa kinh tế

40 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 159,88 KB

Nội dung

Toàn cầu hóa là một quá trình phức tạp vượt qua biên giới của một quốc gia. Toàn cầu hóa kinh tế đã giúp gắn kết nền kinh tế và thị trường của một quốc gia với nền kinh tế thị trường thế giới và khu vực thông qua biện pháp tự do hoá, mở cửa thị trường trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Toàn cầu hóa giúp tập hợp các nền kinh tế quốc gia, cả chính trị, văn hóa, công nghệ… và các vấn đề kinh tế-xã hội và chính trị cũng làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Mặc dù, các quan điểm toàn cầu hóa vẫn còn nhiều tranh luận đối lập nhau, nhưng toàn cầu hóa kinh tế vẫn là xu hướng trên thế giới. Đây chính là thời cơ để Việt Nam có thể nghiên cứu, đánh giá và vận dụng để có những hành động cụ thể nhằm bắt kịp các nước có nền khoa học, kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, sự nghiệp đổi mới cũng chịu nhiều tác động từ xu thế toàn cầu hóa. Một mặt, toàn cầu hóa đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội hội nhập sâu, rộng vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa quốc tế. Mặt khác, toàn cầu hóa cũng đặt Việt Nam đứng trước hàng loạt thách thức khi mà toàn cầu hóa đang ngày càng bị các thế lực tư bản tài chính của các nước tư bản chủ nghĩa thao túng. Việc nhìn nhận được những cơ hội và thách thức có một vai trò hết sức quan trọng đối với nền Kinh tế Việt Nam, băng các bước đi vững chắc chúng ta đang từng bước tiến vào thị trường thế giới, và đang trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thế giới. Qua thực tiễn 20 năm đổi mới đã chứng minh con đường đổi mới theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng. Tuy còn một số hạn chế trong khi thực hiện, nhưng về căn bản đã đưa nước ta từ một nền kinh tế tập trung bao cấp kém phát triển, trở thành một nền kinh tế thị trường đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Nhận thức được xu thế toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay là hết sức cần thiết bởi chúng ta là những cán bộ quản lý kinh tế trong tương lai là những người trực tiếp điều hành nền kinh tế đất nước nên phải có được nhận thức đúng và rõ ràng xu thế hiện nay trên thế giới để có phương pháp học tập tốt hơn sau này trở thành những người lãnh đạo thực sự giỏi để đưa đất nước tiến bước trên con đường xã hội chủ nghĩa.

Trang 1

XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Nội dung nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Bố cục của đề tài 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 3

1.1 Khái niệm toàn cầu hóa 3

1.2 Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế 3

1.3 Tính tất yếu của xu thế toàn cầu hóa kính tế 3

1.4 Tác động của xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đối với các nhóm nước 6

1.4.1 Nhóm nước phát triển 6

1.4.2 Nhóm nước đang phát triển 7

CHƯƠNG II CÁC XU HƯỚNG TƯƠNG LAI CỦA TOÀN CẦU HÓA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 8

2.1 Các xu hướng tương lai của toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới 8

2.1.1 Sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi 8

2.1.2 Sự phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu 10

2.1.3 Sự tăng cường của chủ nghĩa bảo hộ 13

2.1.4 Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 15

2.2 Chiến lược của Việt Nam 17

2.2.1 Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam 17

2.2.2 Những chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam tròng thời kỳ mới 20

2.2.3 Giải pháp đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 32

KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kinh tế là ngành không thể thiếu được của mọi quốc gia trên thế giới.Chính vì thế, nó chiếm một vai trò quan trọng trong hệ thống nhà nước của mỗiquốc gia Không chỉ có vậy, lĩnh vực kinh tế còn ảnh hưởng đến mọi mặt củađời sống xã hội như chính trị, văn hoá, môi trường Do có vai trò quan trọngnhư vậy nên mỗi một thay đổi dù lớn hay nhỏ của ngành kinh tế đều ảnh hưởngđến sự phát triển chung của một quốc gia

Ngày nay, không thể phủ nhận rằng toàn nhân loại, mỗi quốc gia, mỗi đơn

vị kinh tế và mỗi người dân đang chịu ảnh hưởng sâu sắc từ xu thế phát triểnkhách quan của toàn cầu hóa Quá trình toàn cầu hóa là hiện tượng mới mẻ củalịch sử, bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, thương mại và đầu tư, đang lan rộng ra cáclĩnh vực khác của nền kinh tế và có tác động sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đờisống xã hội như chính trị, văn hóa, xã hội Tác động của toàn cầu hóa đối vớinền kinh tế trên thế giới cũng được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực đó

Trước sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa đối với đời sống xã hội nhưvậy có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này:

- Toàn cầu hóa là xu thế rất tích cực cho sự phát triển nền kinh tế của mỗiquốc gia

- Toàn cầu hóa là một xu thế tiêu cực nó làm ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực xãhội của mỗi quốc gia, nó làm ảnh hướng tới những giá trị chuẩn mực của đờisống, làm xói mòn những giá trị tốt đẹp của nhân loại

Với những quan điểm về tác động của toàn cầu hóa đối với nền kinh tế thếgiới như vậy Đòi hỏi chúng ta cần phải nghiên cứu và có cái nhìn toàn diện vềmọi khía cạnh dưới tác động của toàn cầu hoa, từ đó đưa ra được sự nhìn nhậnchung và để ra được những biện pháp tổng thể để hướng tới những giải pháp.Nhận thức được thực trạng của vấn đề này, tôi đã chọn "xu thế toàn cầu hóa nềnkinh tế thế giới " là đề tài nghiên cứu, chuyên ngành Địa lý kinh tế-xã hội thếgiới của mình

Trang 3

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu hiện trạng của xu thế toàn cầu hóa kinh tế, dự báo những xu thếtrong tương lai và phân tích chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trongtình hình mới

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay.Phạm vi nghiên cứu: Tác động của toàn cầu hóa đến kinh tế một số nước vàViệt Nam

4 Nội dung nghiên cứu

- Phân tích tính tất yếu của xu thế toàn cầu hóa kinh tế

- Những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa kinh tế

- Các tác động của xu thế toàn cầu hóa kinh tế đối với các nhóm nước

- Các xu hướng tương lai của toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và chiếnlược của Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Chương I: Khái quát về xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới

Chương II Các xu hướng tương lai của toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới vàchiến lược của Việt Nam

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: KHÁI QUÁT VỀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỀN KINH

TẾ THẾ GIỚI

1.1.Khái niệm toàn cầu hóa

Thuật ngữ toàn cầu hóa xuất hiện vào những năm 1950, với sự phố biến cácphương tiện vận tải có động cơ và sự gia tăng các trao đổi thương mại; và đượcchính thức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 của thể ký thứ XX

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội vàtrong nên kinh tê thế giới, tạo ra bởi môi liên kết và trao đôi ngày càng tăng giữacác quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v trênquy mô toàn cầu Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa hầu như đượcdùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay

"tự do thương mại" nói riêng Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòngchảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật,công nghệ, thông tin, văn hoá

1.2.Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế

Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình phát triển mạnh mẽ về phạm vi và quy môliên kết, hợp tác trong lĩnh vực kinh tế giữa các nước, các khu vực trên toàn thếgiới Bản chất của toàn cầu hóa kinh tế là tự do hóa kinh tế, trong đó các rào cảnkinh tế giữa các nước được giảm bớt hoặc dỡ bỏ

Trang 5

Mặc dù vậy, toàn cầu hóa kinh tế vẫn ở trong giai đoạn đầu của nó Lĩnhvực then chốt hợp tác toàn cầu hóa kinh tế văn chỉ là mậu dịch, tự do lưu thôngnguồn vốn và sức lao động còn là vấn để trong tương lai.

1.3.Tính tất yếu của xu thế toàn cầu hóa kính tế

Đây là hiện tượng tất yếu khách quan xảy ra do tác động của sự phát triểnlực lượng sản xuất và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước Thựcchất của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là việc tăng cường thực hiệncác mối quan hệ hợp tác, nhằm thúc đầy phát triển sản xuất trong điều kiện tồntại sự phân hóa giữa các nước:

- Trên thế giới có sự phân hóa về điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia nhưđất đai, khí hậu, khoáng sản Mỗi quốc gia có lợi thế nhất định trong sản xuấtmột số sản phẩm riêng nào đó mà những quốc gia khác không có Do vậy, sựhợp tác trong sản xuất và tiêu dùng như là nhân tố quan trọng của phát triển kinh

tế - xã hội

- Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật, sựkhác nhau về cách thức quản lý, đã dẫn đến sự chênh lệch về lực lượng sản xuấtgiữa các lãnh thổ Trên phạm vi toàn thế giới nảy sinh hiện tượng nghịch lý cónhững quốc gia có lực lượng sản xuất lớn nhưng các tài nguyên thiên nhiên hạnchế và các quốc gia khác thì ngược lại Điều đó đòi hỏi các quốc gia phải mởrộng phạm vi trao đổi và hợp tác với nhau về các lĩnh vực nồi trên

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến sự phân công laođộng và sản xuất chuyên môn hóa không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cònvượt ra ngoài Tính phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao của một số sản phẩm mànếu chi một quốc gia thì không thể sản xuất được, đòi hỏi phải có sự hợp lực củanhiều quốc gia Công nghệ sản xuất máy bay hoặc tàu vũ trụ là ví dụ điển hìnhcủa sự hợp tác Mặt khác sản xuất ngày càng phải tối ưu hoá, sản phẩm phải cótính cạnh tranh cao Có trường hợp, các nước phải nhập khẩu các loại hàng chonhu cầu, mặc dù họ có khả năng sản xuất được các sản phẩm đó nhưng với chiphí cao hơn Chính điều này giải thích về quy mô trao đổi thương mại rất lớn

Trang 6

giữa các nước công nghiệp phát triển Trong cán cân thương mại thể giới, cácnước công nghiệp phát triển chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch thương mạiquốc tế, trong khi đó các nước đang phát triển chỉ chiếm 30%.

- Nền kinh tế - xã hội thế giới xuất hiện một số vấn đề: sự gia tăng dân số,vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái, các vấn đềthanh toán quốc tế, khủng hoảng kinh tế thế giới Đây là những vấn đề đòi hỏiphải có sự hợp tác toàn cầu mới có khả năng khắc phục được

- Xu hướng phát triển đa dạng hóa trong nhu cầu tiêu dùng ở mỗi quốc gia

là cơ sở quan trọng của việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế Nền kinh tếphát triển, đời sống ngày càng được nâng cao đã làm xuất hiện thêm nhiều nhucầu mới Nhu cầu tiêu dùng đã vượt ra ngoài ranh giới quốc gia, đặc biệt là cácnhu cầu về văn hóa tinh thần Thế giới rất đa dạng về thiên nhiên, văn hóa, dinhdưỡng những hiểu biết của con người chỉ mới một phần nhỏ Nhu cầu vềkhám phá sự đa dạng của thế giới rất lớn là động lực quan trọng đối với xuhướng toàn cầu hóa

- Sự hình thành và mở rộng ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế là cơ sởquan trọng để thực hiện các mối liên hệ giữa các nước Sự phát triển của lựclượng sản xuất ở mỗi quốc gia ngày càng đòi hỏi mở rộng các mối liên kết hợptác với nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên, khả năng thực hiện việc hợp tác phụthuộc rất lớn vào các thể chế luật pháp quốc tế Sự hoạt động của các tổ chứcquốc tế là biểu hiện cụ thể của quan hệ sản xuất thế giới Từ sau năm 1950, sựhình thành các tổ chức quốc tế cùng hệ thống luật pháp đã tạo môi trường thuậnlợi cho xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh

Những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới

Quá trình toàn cầu hóa diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế - xãhội: Hoạt động kinh tế (thương mại, đầu tư, tài chính, du lịch ), khoa học vàcông nghệ, bảo vệ môi trường, chính trị, văn hóa thể thao Giữa các lĩnh vực

có mức độ toàn cầu hóa khác nhau Lĩnh vực kinh tế có mức độ toàn cầu hóamạnh nhất, trong khi đó lĩnh vực chính trị chưa có biểu hiện toàn cầu hóa nhiều

Trang 7

- Toàn cầu hóa về sản xuất: để phát triển sản xuất đòi hỏi phải có bốn yếu

tố cơ bản là nguồn vốn, lao động, tài nguyên (nguyên liệu, nhiên liệu, nănglượng) và kỹ thuật Thực tế cho thấy, trong phạm vi riêng mỗi quốc gia không

có đủ lợi thể cả 4 yếu tố cho tất cả các ngành kinh tế Do vậy, các nước cần phảitham gia phân công lao động quốc tế để phát huy được lợi thế đồng thời khắcphục được những hạn chế để phát triển sản xuất Những biểu hiện toàn cầu hóahoạt động sản xuất cũng có sự thay đổi Thời kỳ từ sau cách mạng công nghiệpđến thập niên 1980, biểu hiện của toàn cầu hóa là sự trao đổi vật chất Các nướckinh tế phát triển biến các nước kém phát triển thành thị trường tiêu thụ sảnphẩm công nghiệp và nơi cung cấp nguồn nguyên liệu, nhiên liệu Từ thập niên

1990 đến nay, toàn cầu hóa sản xuất là sự chuyển giao kỹ thuật công nghệ vàhợp tác trên cơ sở chuyên môn hóa

- Toàn cầu hóa về hoạt động thương mại: Sản phẩm sản xuất ra ở một quốcgia không chỉ tiêu thụ trong nước, mà còn mở rộng ra toàn thế giới Tổng kimngạch xuất nhập khẩu hàng hóa thế giới có giá trị lớn và tăng mạnh Giá trịthương mại tăng nhanh do sản xuất phát triển và điều kiện trao đổi hàng hóangày càng thuận lợi Mức độ mở rộng hoạt động thương mại của một nước cóảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước đó

1.4.Tác động của xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đối với các nhóm nước.

1.4.1 Nhóm nước phát triển.

Đây là các nước có nền kinh tế đã được phát triển sớm và với trình độ cao Cácnước này có nhiều lợi thế như nguồn vốn tích lũy lớn, cơ sở vật chất kỹ thuậthiện đại, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động cao Sản phẩm làm ra

có chất lượng tốt và giá thành thấp Do vậy, trong trao đổi quốc tế các nước kinh

tế phát triển thường có nhiều ưu thế hơn Toàn cầu hóa sẽ tạo cơ hội cho cácnước này mở rộng thị trường đối với các ngành kinh tế trong nước

a Tác động tích cực

Trang 8

Xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng có sự thay đổi Bên cạnhhoạt động đầu tư trực tiếp giữa các các nước phát triển với nhau, đã có nguồnvốn và kỹ thuật được chuyển sang đầu tư ở các nước đang phát triển để tận dụnglợi thế về nguồn tài nguyên, lao động rẻ Phần lớn các ngành công nghiệp hóachất, cơ khí, điện, dệt may ở các nước Nhật Bản, Pháp, Anh, Đức đều dựachủ yếu vào nguồn nguyên, nhiên liệu của các nước đang phát triển.

Xu thế toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho nền các nước phát triển thực hiệncách mạng chuyển dịch cơ cấu Các ngành áp dụng kỹ thuật hiện đại được ưutiên phát triển.Các ngành luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, sảnxuất hàng tiêu dùng thông thường bị thu hẹp nhường chỗ cho các nước đangphát triển Các thế hệ kỹ thuật lạc hậu được tận dụng bằng cách chuyển giaosang các nước đang phát triển

b Tác động tiêu cực

Xu thế toàn cầu hóa cũng gây cho các nước phát triển không ít khó khăn:

Tỉ lệ thất nghiệp cao do hợp tác lao động quốc tế, xu hướng nhập cư từ các nướcđang phát triển tăng

1.4.2 Nhóm nước đang phát triển.

Toàn cầu hóa là cơ hội thuận lợi để các nước lạc hậu có thể tiếp cận nhanhnhất các kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm và nguồn vốn lớn từ các nước phát triển

để hiện đại hóa nền kinh tế đất nước

Trang 9

b) Tác động tiêu cực

Toàn cầu hóa cũng gây cho các nước đang phát triển một số khó khăn nhưvấn đề nợ nước ngoài ngày càng trở thành gánh nặng đối với nhiều nước đangphát triển trên thế giới và nguy cơ làm mất dần bản sắc văn hóa truyền thống củadân tộc

Trang 10

CHƯƠNG II CÁC XU HƯỚNG TƯƠNG LAI CỦA TOÀN CẦU HÓA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 2.1 Các xu hướng tương lai của toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới

Theo thuật ngữ kinh tế, động lực của quá trình toàn cầu hóa có thể đượcbiểu hiện thông qua 3 xu hướng chủ đạo sau đây:

- Xu hướng thứ nhất, và là xu hướng có tác động sâu sắc nhất là sự thay đổi

về khoa học - công nghệ Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định lợi thếcạnh tranh và tốc độ phát triển của các quốc gia

- Xu hướng thứ hai là chuyển dịch lao động giữa các quốc gia và việc ngàycàng có nhiều Chính phủ theo đuổi chính sách tự do hóa, mở cửa thị trưởng vàloại bỏ những cản trở về mặt luật lệ đổi với các hoạt động kinh tế

- Xu hướng thứ ba là sự kết hợp của những công nghệ mới và những thịtrường tự do hơn, tạo điều kiện cho các khu vực kinh doanh ở nhiều nước có thểquốc tế hóa các hoạt động của mình, dệt nên một mạng lưới phức tạp hơn baogiờ hết các hoạt động liên kết với nhau trên bình diện toàn cầu

Cà 3 xu hướng này: tiến bộ công nghệ, tự do hóa kinh tế, quốc tế hóa sảnxuất - đã làm cho các quốc gia trở nên phụ thuộc lẫn nhau hơn về mặt kinh tế,tạo ra những cơ hội cũng như những thách thức về kinh tế, xã hội, chinh trị chưatừng có

2.1.1 Sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi

Giới chuyên gia nhận định nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đang giatăng tầm ảnh hưởng toàn cầu và hướng tới mục tiêu thiết lập trật tự thế giới mới

Thuật ngữ BRIC lần đầu xuất hiện trong báo cáo của Goldman Sachs năm

2001 để mô tả “sự trỗi dậy” của các nền kinh tế Brazil, Nga, Ấn Độ và TrungQuốc

Trang 11

Các lãnh đạo bốn nước trên đã gặp mặt không chính thức bên lề Hội nghịcấp cao G8 tại Nga vào tháng 7/2006 và đã tổ chức hội nghị cấp cao đầu tiênnăm 2009 Nam Phi được mời tham gia khối vào năm 2010 và kể từ đó nămquốc gia này đã tạo thành khối BRICS như hiện nay.

Với tầm nhìn về một hệ thống quản trị toàn cầu công bằng hơn, hướng tớimục tiêu tăng cường hệ thống đa phương bao trùm, BRICS tạo ra sức hút mạnh

mẽ với các nước trên thế giới, nhất là các quốc gia đang phát triển

Điểm chung của BRICS là họ là các quốc gia có dân số đông, diện tíchrộng, tiềm lực quân sự lớn Họ cũng là các nền kinh tế mới nổi có tiềm lựcmạnh, khi tổng GDP của các thành viên liên tục tăng trưởng ổn định trong hàngchục năm qua và dự kiến sẽ tăng mạnh trong nhiều năm tới

BRICS được xem là đối thủ địa chính trị hàng đầu của khối G7 Họ đã lập

ra các sáng kiến cạnh tranh với các mô hình của phương Tây Ví dụ, vào năm

2014, BRICS lập ra Ngân hàng Phát triển Mới được xem là một tổ chức thay thếcho Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế Ngoài ra, họ đã tạo ra một cơchế thanh khoản được gọi là Thỏa thuận dự trữ dự phòng để hỗ trợ các nướcđang gặp khó khăn với các khoản thanh toán Những sáng kiến này không chỉhấp dẫn với chính các nước BRICS, mà còn thu hút nhiều nền kinh tế đang pháttriển và mới nổi Đó là lý do vì sao nhiều nước bày tỏ mong muốn gia nhậpBRICS

BRICS được xem là nỗ lực của các nước thành viên nhằm lập ra giải phápthay thế cho các diễn đàn chính trị và tài chính quốc tế mà phương Tây có tầmảnh hưởng lớn Họ dường như mong muốn có được tiếng nói xứng đáng với vịtrí, tiềm lực của mình trên trường quốc tế

Các cuộc thảo luận giữa thành viên BRICS tập trung vào khả năng sử dụngcác loại tiền tệ thay thế cho đồng USD trong hoạt động thương mại quốc tế vàcủng cố Ngân hàng Phát triển Mới của nhóm

Trang 12

Để gia tăng tầm ảnh hưởng, BRICS có thể kết nạp thành viên mới vàotháng 8 tới đây Những cái tên tiềm năng được giới quan sát kể tới là Iran vàArgentina, 2 nước đã nộp đơn tham gia trong thời gian dài.

Nếu BRICS mở rộng, bổ sung thêm các nền kinh tế mới nổi và tiềm năngphát triển, họ có thể tiến tới mục tiêu đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP toàncầu Điều này sẽ mang lại cho BRICS tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đềkinh tế, chính trị trên thế giới Tuy nhiên, theo Japan Times, để có thể trở thànhmột mô hình đối thủ với G7 và thay đổi trật tự thế giới, BRICS hiểu rằng họcũng phải giảm sự phụ thuộc vào đồng tiền dự trữ hàng đầu: USD

BRICS đang thúc đẩy một thế giới không chỉ dùng đồng USD vì họ tinrằng một thế giới có nhiều đồng tiền dự trữ sẽ mang lại cho họ nhiều quyền tựchủ hơn về chính sách

2.1.2 Sự phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu

Chuỗi cung ứng toàn cầu là một hệ thống có phạm vi trải dài trên toàn thếgiới Chuỗi cung ứng cho phép một doanh nghiệp mua, sử dụng một hàng hóa,dịch vụ từ các quốc gia khác và thực hiện việc cung cấp, phân phối một sảnphẩm nào đó

Chuỗi cung ứng này sử dụng nguồn cung ứng quốc gia có chi phí thấp Đó

là việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ từ các quốc gia có chi phí lao động vàsản xuất thấp hơn so với quốc gia mà doanh nghiệp đặt trụ sở Chuỗi cung ứngnày thường sẽ bắt nguồn từ doanh nghiệp ở quốc gia phát triển với tư cách làngười mua và nhà cung cấp được đặt tại các khu vực khác trên toàn thế giới

Các chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay mang đến nhiều cơ hội cho bất cứdoanh nghiệp nào mong muốn tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế Một

hệ thống chuỗi cung ứng bền vững sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động xuấtnhập khẩu diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn

Trang 13

Xu hướng phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu mang đến cho các doanhnghiệp nhiều lợi ích như sau:

- Tiết kiệm chi phí

- Cơ hội để nắm giữ nhiều hàng tồn kho hơn

- Tiếp cận với nhiều đối tác tiềm năng

- Thời gian vận chuyển nhanh hơn

Xu hướng toàn cầu hóa đang dần lan rộng, chuỗi cung ứng toàn cầu cũng

có nhiều thay đổi Để thích ứng với điều này, các nhà cung ứng cần sử dụng cácứng dụng công nghệ, tạo ra môi trường tương tác trực tiếp giữa nhà sản xuất vàngười tiêu dùng Việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ hay tiền tệ cũng trở nên dễdàng hơn

Điều này chứng minh rằng công nghệ số và thương mại điện tử sẽ là giảipháp chủ đạo để thích ứng với sự thay đổi của chuỗi cung ứng và môi trườngkinh doanh biến đổi phức tạp Việc ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử

sẽ là xu thế phát triển của chuỗi cung ứng trong tương lai

Những xu hướng phát triển chuỗi cung ứng nổi bật năm 2024:

1 Phân tích Dữ liệu lớn (Big data and analytics)

Phân tích dữ liệu lớn trong chuỗi cung ứng là việc sử dụng các số liệu vềvận chuyển, thu mua, bán hàng, để phân tích và dự đoán các hoạt động trongtương lai, hạn chế các rủi ro xảy ra Từ việc phân tích dữ liệu và dự đoán, doanhnghiệp có thể khai thác triệt để sức mạnh của chuỗi cung ứng Ngoài ra, phântích dữ liệu lớn còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch và đưa ra quyếtđịnh phát triển đúng đắn, hiệu quả

2 Chuỗi cung ứng số hóa (Digital supply chains)

Trang 14

Chuỗi cung ứng số hóa là hình thức chuyển đổi và cải cách chuỗi cung ứng,trọng tâm là sự kết hợp các kỹ thuật, công nghệ mới vào tất cả các giai đoạn vàhoạt động của chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng số hóa bao gồm các yếu tố như: Khả năng hiển thị, khảnăng phục hồi và sự linh hoạt Xu hướng này sẽ sử dụng công nghệ nhưBlockchain, AI để tăng hiệu quả của quy trình làm việc cũng như quá trình thunhập, phân tích dữ liệu dữ liệu Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể cải thiện đáng kểthời gian và mức độ chính xác khi ra quyết định

3 Chuỗi cung ứng đàn hồi (Supply chain resilience)

Xây dựng chuỗi cung ứng đàn hồi giúp doanh nghiệp dự đoán được nhữngnguy cơ có thể xảy ra gây ảnh hưởng tới việc cung ứng hàng hóa Trọng tâm củamột chuỗi cung ứng đàn hồi là khả năng kháng cự và phục hồi Áp dụng chuỗicung ứng đàn hồi là phương pháp hiệu quả để tối ưu việc vận hành, tăng năngsuất và hạn chế các rủi ro cũng như thiệt hại có thể xảy đến cho doanh nghiệp

4 Trí tuệ nhân tạo và học máy

Trí tuệ nhân tạo và học máy được xem là một nền tảng để tích hợp các yếu

tố như: Con người, quy trình và hệ thống và các hoạt động của môi trường.Trong sự phát triển của công nghệ 5.0, trí tuệ nhân tạo và học máy sẽ tăngcường sự hợp tác giữa con người và robot Điều này sẽ tác động đáng kể đếntừng thành phần, giai đoạn của chuỗi cung ứng như lập kế hoạch, quản lý và đápứng Khi phát triển trí tuệ nhân tạo và học máy, doanh nghiệp sẽ phát triển thêmnhiều kiến thức, tạo dựng lợi thế cạnh tranh vượt trội

5 Robot

Với những tiến bộ công nghệ hiện đại, robot là công cụ hiệu quả giúp conngười các công việc như vận chuyển, giao hàng, dọn dẹp kho bãi… Mặc dù số

Trang 15

tiền đầu tư vào robot là khá cao, nhưng về lâu dài, sử dụng robot sẽ giúp doanhnghiệp tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

6 Bảo mật dữ liệu và an ninh mạng

Bảo mật dữ liệu là yếu tố quan trọng để quản lý rủi ro chuỗi cung ứng.Hiện nay, tình trạng bùng nổ dữ liệu khiến doanh nghiệp khó có thể tránh khỏinhững lỗ hổng bảo mật Những lỗ hổng này tạo cơ hội cho các cuộc tấn công,xâm nhập nhằm mục đích xấu với mạng lưới dữ liệu của doanh nghiệp

Điều này đồng nghĩa với việc những thông tin đối tác, khách hàng haythành phần trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có thể bị xâm nhập vàtruyền ra ngoài Vì vậy, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các giải phápnhư tường lửa, ứng dụng chống hack, nâng cao trình độ của nhân viên… để thựchiện tốt công tác bảo mật dữ liệu và an ninh mạng

7 Chuỗi cung ứng tuần hoàn và bền vững

Theo lý thuyết, chuỗi cung ứng xanh tuần hoàn là việc sản xuất, sử dụng,tái chế hoặc loại bỏ một sản phẩm nào đó theo chu kỳ khép kín Nhìn chung, cácchuỗi cung ứng tuần hoàn và bền vững có tiềm năng kinh tế khá lớn Chuỗi cungứng này sẽ phối hợp các hoạt động ở trước cũng như chiều ngược lại để tối đahóa các giá trị kinh tế và sinh thái

8 Logistics thông minh và Internet vạn vật

Nắm rõ thông tin và nhanh nhạy trước mọi thay đổi được xem là những lợithế cạnh tranh vượt trội của doanh nghiệp khi vận hành chuỗi cung ứng Trong

đó, internet vạn vật sẽ cung cấp cho doanh nghiệp thông tin chính xác theo thờigian về vị trí của sản phẩm, đặc tính, các dự đoán, tốc độ giao nhận hàng hóa.Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vàtối ưu hóa mạng lưới chuỗi cung ứng

Trang 16

9 Chuỗi cung ứng nhanh nhạy

Khác với chuỗi cung ứng truyền thống, chuỗi cung ứng nhanh nhạy yêu cầu

sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên cung ứng, đối tác để có thể quản lý dòngnguyên vật liệu, sản phẩm và dữ liệu chính xác Vận hành chuỗi cung ứng nhanhnhạy sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng phản ứng trước các rủi ro vàgián đoạn

Việc xây dựng chuỗi cung ứng nhanh nhạy sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng

sự linh hoạt để thích ứng với các thay đổi về nhu cầu khách hàng và nguồn cung.Tuy nhiên, để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo cho mốiquan hệ hợp tác được diễn ra liên tục Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên xem xétlại khả năng kết nối vật lý giữa nhà kho, bến cảng, đường cao tốc, đường thủy,đường hàng không với nhau

10 Xu hướng Nearshoring và Reshoring

Nearshoring (Sản xuất tại quốc gia lân cận) và Reshoring (Đưa sản xuất vềgần) là quá trình đưa việc sản xuất các mặt hàng của doanh nghiệp từ nướcngoài về quốc gia sở tại, nhằm tối ưu thời gian vận chuyển và chi phí Đây đang

là xu hướng mạnh trong những năm vừa qua và thời gian sắp tới Những căngthẳng trong quan hệ thương mại giữa Mỹ - Trung và Mỹ - Nga dẫn đến sự longại về tính bền vững của các nhà cung ứng ở xa

Theo khảo sát của Thomas, 64% các nhà sản xuất và chuỗi cung ứng ở Bắc

Mỹ sẽ chuyển các hoạt động sản xuất hàng hóa của mình trở lại Mỹ hoặcMexico thay vì đặt ở châu Á như trước để giảm các thách thức và rủi ro tiềm ẩn

2.1.3 Sự tăng cường của chủ nghĩa bảo hộ

Chủ nghĩa bảo hộ là thuật ngữ kinh tế học, chỉ việc áp dụng các biện pháp

để bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa (hay dịch vụ) của quốc gia bằng cách đưa racác rào cản thương mại đối với một số mặt hàng trong thương mại giữa các

Trang 17

nước Với chủ nghĩa bảo hộ, Chính phủ muốn bảo vệ hàng hóa sản xuất trongnước đối với hàng hóa cùng loại được nhập khẩu từ nước ngoài với giá thấphơn.

Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch thương mại có những ưu điểm cơ bản sau:

- Giảm được sự cạnh tranh của các hàng nhập khẩu (giảm bớt sự tác độngcủa hàng nhập khẩu với hàng sản xuất trong nước

- Bảo hộ nền sản xuất trong nước và giúp nền sản xuất trong nước tăngcường sức mạnh cạnh tranh trên thị trường nội địa

- Giúp nhà sản xuất trong nước tăng cường sức mạnh cạnh tranh để chốnglại sự xâm chiếm thị trường của các nhà sản xuất nước ngoài

- Giúp điều tiến và tái cân bằng thanh toán quốc tế của mỗi quốc gia, sửdụng hợp lý nguồn ngoại tệ thanh toán của mỗi nước

Bên cạnh những ưu điểm thì chủ nghĩa bảo hộ tồn tại những nhược điểm như sau:

- Làm tổn hại quá trình phát triển thương mại quốc tế một cách tự do, gây

ra sự cô lập kinh tế trước một xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức mạnhmẽ

- Gây nên sự ỷ lại, chậm phát triển, sự trì trệ trong sản xuất nội địa Kết quảbảo hộ cao thì sự cạnh canh thương mại đặc biệt trong những ngành công nghiệpchiến lược sẽ thiếu linh hoạt, hoạt động đầu tư sẽ kém hiệu quả (không thu hútđược sự đầu tư)

- Gây sự kém đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, chất lượng hànghóa Người dân trong nước có chủ nghĩa bảo hộ sẽ khó tiếp cận được với sự đadạng hàng hóa, chất lượng sản phẩm và phải chịu chi phí đắt đỏ hơn với nhữngquốc gia mở rộng, hội nhập sâu về thương mại

Hiện nay thì sự tăng cường của chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy nhất là ởcác nền kinh tế phát triển, những tổn thương mà các nền kinh tế đang phát triển

là hứng chịu dễ thấy, việc mà các nước phát triển nâng mức thuế nhập khẩuhàng hóa, hoặc là nâng cao các yêu cầu về kỹ thuật hàng hóa thì căn bản cácnước đang phát triển họ sẽ khó mà có thể cạnh tranh lại Như vậy thì nền kinh tế

Trang 18

họ sẽ chậm phát triển và chịu những tổn thất nặng nề Để một nền kinh tế toàncầu phát triển thì chủ nghĩa bảo hộ cần được áp dụng một cách đúng đắn và hợplý.

2.1.4 Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ

Trong thời kỳ phát triển như hiện nay thì khoa học công nghệ chiếm vị trícực kỳ quan trọng trong guồng máy vận hành của nhiều lĩnh vực: kinh tế, tàichính, giải trí, du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải… Cuộc chạy đua giành ưu thếcông nghệ đang diễn ra mạnh mẽ và gắn bó chặt chẽ với địa chính trị, trong đó

có sự cạnh tranh lớn hơn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc Lợi thế công nghệ sẽđược tăng cường bởi các công ty có tầm nhìn dài hạn, nguồn lực lớn và phạm vitoàn cầu

Sự hội tụ ngày càng tăng của các lĩnh vực và sự gia tăng cạnh tranh toàncầu, để tạo ra và nắm bắt lợi thế, đang thúc đẩy sự xuất hiện của các công nghệtiên tiến Các công nghệ và ứng dụng bắt nguồn từ nghiên cứu và phát triển sẽsẵn sàng để áp dụng nhanh chóng, cho phép các nước đang phát triển tận dụngnhững tiến bộ cốt lõi mới nhất, phát triển các ứng dụng toàn cầu trong các lĩnhvực thích hợp và đóng góp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Những thập kỷ tới cũng sẽ chứng kiến sự cạnh tranh toàn cầu ngày càngtăng đối với các yếu tố cốt lõi của ưu thế công nghệ, như nhân tài, tri thức và thịtrường, có khả năng đưa một số nước trở thành những nước đi đầu về công nghệmới hoặc bá quyền công nghệ mới Có một số xu hướng đang định hình bốicảnh công nghệ trong hai thập kỷ tới và mặc dù các công nghệ mới sẽ khôngxuất hiện đồng đều, nhưng chúng có khả năng tạo đột phá và động lực chung

Có một số xu hướng phát triển công nghệ mới trong nắm thời gian tới:

Trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục được đánh giá là một trong những công nghệnổi bật trong năm 2024 Bên cạnh đó, các xu hướng phát triển của công nghệ

Trang 19

liên quan an ninh mạng, điện toán lượng tử, tự động hóa, metaverse… cũngđược các chuyên gia dự đoán sẽ có những bước tiến vượt bậc trong năm 2024.

- Sự phát triển mạnh mẽ của AI:

Theo hãng nghiên cứu và tư vấn thị trường kỹ thuật số Gartner (Mỹ), năm

2024 tiếp tục sẽ là một năm phát triển mạnh mẽ của AI Gartner cho rằng, AI sẽtạo ra 10% tổng số dữ liệu của thế giới vào năm 2025 Trong khi đó, GoldmanSachs nhận định, AI có thể góp phần giúp GDP toàn cầu tăng lên 7% trong 10năm tới, tác động to lớn đến các doanh nghiệp và toàn xã hội

- Công nghệ theo hướng bền vững:

Một trong những xu hướng quan trọng khác của công nghệ trong năm 2024

đó là phát triển theo hướng bền vững, bao gồm công nghệ sạch, công nghệ xanh

và công nghệ khí hậu Báo cáo của Harvard Business Review chỉ ra rằng, việccứu Trái đất khỏi thảm họa sinh thái chính là cơ hội trị giá tới 12 nghìn tỷ USD.Chỉ riêng việc đáp ứng được nhu cầu phát triển bền vững trong các lĩnh vực nhưthực phẩm và nông nghiệp, thành phố, năng lượng và vật liệu, sức khỏe và hạnhphúc… đã đem tới những thay đổi to lớn Các nhà khoa học kỳ vọng tái chế, xeđiện, xây dựng, năng lượng xanh, công nghệ thu hồi carbon… sẽ là những lĩnhvực chiến lược, đạt được bước tiến nhảy vọt về công nghệ trong năm 2024, đểgóp phần hiệu quả vào mục tiêu phát triển bền vững của nhân loại

- An ninh mạng và điện toán lượng tử:

Trước các mối đe dọa ngày càng tăng nhanh này, các giải pháp công nghệđược thiết kế để tăng cường khả năng phòng thủ, bảo vệ dữ liệu trước các cuộctấn công của tội phạm mạng Các mối đe dọa mạng ngày càng trở nên tinh vihơn, do đó cuộc cạnh tranh để tìm ra các giải pháp mới, hiệu quả, tận dụng cáccông nghệ đột phá như AI ngày càng trở nên gay gắt Hệ thống quản lý tự độngcác mối đe dọa, bảo mật đám mây, quản lý danh tính, phân tích hành vi, bảo mật

Trang 20

chuỗi khối… được dự đoán nằm trong những cải tiến an ninh mạng hàng đầuvào năm 2024.

- Tự động hóa và siêu kết nối:

Năm 2024, tự động hóa công nghiệp được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển vàđổi mới, được thúc đẩy bởi Internet vạn vật (IoT), AI, máy học, công nghệ5G/6G… Các dữ liệu sẽ được AI phân tích theo thời gian thực để tối ưu hóahoạt động hậu cần và dự báo chính xác nhu cầu, qua đó giúp giảm thời giancũng như chi phí Những đổi mới trong công nghệ quản lý chuỗi cung ứng sẽđẩy nhanh dòng chảy hàng hóa Tự động hóa cũng giúp giảm tình trạng hoạtđộng kém hiệu quả và dư thừa Gartner dự báo, năm 2024 các tổ chức sẽ giảmđược khoảng 30% chi phí hoạt động bằng cách sử dụng các giải pháp tự độnghóa

2.2 Chiến lược của Việt Nam

2.2.1 Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam Tích cực:

- TCH KT thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của LLSX, đưa lại sự tăngtrưởng cao cho nền kinh tế thế giới Trong đó, cơ cấu kinh tế thế giới có bướcchuyển dịch mạnh về chất: Tỷ trọng các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụdựa vào công nghệ cao và tri thức tăng mạnh Đây là cơ hội và tiền đề hết sứcquan trọng cho sự phát triển và hiện đại hóa xã hội loài người Các nước có nềnkinh tế chậm phát triển nhờ tham gia TCH KT họ có điều kiện tiếp nhận cácnguồn lực phát triển từ bên ngoài như vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ chuyểngiao, kinh nghiệm tổ chức quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồnlực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên thúc đẩy nhanh sự tăngtrưởng kinh tế trong nước

Ngày đăng: 30/06/2024, 00:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w