Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế

MỤC LỤC

Chiến lược của Việt Nam

Sự phát triển mạnh mẽ thị trưởng toàn cầu dưới tác động của toàn cầu hóa đã cho phép các nước đang và chậm phát triển có thể tận dụng các nguồn lực của mình, nhất là nguồn lực lao động dồi dào để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong một số ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ. - Dưới tác động của quá trình TCH, những thành tựu của khoa học - công nghệ được chuyển giao nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi tạo điều kiện cho các nước đi sau trong sự phát triển kinh tế có điều kiện tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học - công nghệ để phát triển. Những tác động tiêu cực của quá trình TCH KT bắt nguồn từ nguyên nhân cơ bản là các nước công nghiệp phát triển, nhất là Mỹ hiện còn chiếm ưu thể trong nền kinh tế thế giới, thao túng quá trình TCH KT, lợi dụng quá trình TCH KT để tăng cường bóc lột các nước nghèo thu lợi nhuận độc quyền cao.

Những chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam tròng thời kỳ mới - Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trong cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy sức sáng tạo, ý chí và sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng xã hội phồn vinh, dân chủ, công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, môi trường hòa bình, ổn. Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để phát triển nền khoa học Việt Nam; phát triển mạnh khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm; thúc đẩy phát triển mô hình kinh doanh mới, kinh tế số, xã hội số. Đẩy nhanh chuyển đổi số đối với một số ngành, lĩnh vực đã có điều kiện, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, ứng dụng và phát triển công nghệ mới, ưu tiên công nghệ số, kết nối 4G và sau 5G, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (blockchain), in 3D, internet kết nối vạn vật, an ninh mạng, năng lượng sạch, công nghệ môi trường để chuyển đổi, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế.

Nâng cao tiềm lực và trình độ khoa học, công nghệ trong nước để có thể triển khai các hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới, tập trung phát triển công nghệ ưu tiên có khả năng ứng dụng cao, nhất là công nghệ số, thông tin, sinh học, trí tuệ nhân tạo, cơ điện tử, tự động hóa, điện tử y sinh, năng lượng, môi trường. Theo Chiến lược, kinh tế số bao gồm: Kinh tế số ICT là công nghiệp CNTT và dịch vụ viễn thông; kinh tế nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số, các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung với cầu và các dịch vụ trực tuyến trên mạng; kinh tế số ngành là hoạt động kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực. Các mục tiêu cơ bản về phát triển kinh tế số đến năm 2025 gồm có: Tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; và tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.

Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, giảm dần sự phụ thuộc tăng trưởng kinh tế vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô, lao động giá rẻ, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ, biến đổi mới sáng tạo thành tài nguyên vô tận cho tăng trưởng bền vững. Trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2021 - 2030, các nội dung KH&CN và đổi mới sáng tạo được thể hiện đồng bộ, xuyên suốt từ chủ đề của Chiến lược đến quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển, đột phá chiến lược và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển, bảo đảm được tính kế thừa, phát triển từ các thành công và có tính đến bối cảnh mới ở trong nước và quốc tế. Với các giải pháp cụ thể, Chính phủ yêu cầu phát triển mạnh mẽ KH&CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ; làm chủ một số công nghệ mới, công nghệ có tính chiến lược.

Đảng ta nhấn mạnh: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao và đề ra phương hướng, nhiệm vụ: “Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong nhà trường cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh, chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp và kỹ năng thực hành”. Hội nhập quốc tế đến năm 2030 là nhằm góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia; tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để sớm đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.

Các định hướng của Chiến lược hội nhập quốc tế phải được triển khai song song với quá trình phát triển nội lực và nhằm phát huy tối đa nội lực; gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực của các ngành, doanh nghiệp, quá trình tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng, miền, khu vực trong nước, quá trình đổi mới, nhất là đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh đổi mới trên tất cả các lĩnh vực để nâng cao hiệu quả của hội nhập quốc tế. - Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng cách tăng cường đổi mới kinh tế trong nước hướng vào xuất khẩu, đầu tư thiết bị và công nghệ tiên tiền, khai thác các ngành mà Việt Nam có lợi thể trước mắt và lâu dải, tăng cường cải cách hành chính, đặc biệt là tổ chức thực hiện.