Ngoài ra còn có nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Hoa và Nguyễn Lan Nguyên 2020 “Ảnh hưởng của Mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay” đã đưa ra cái nhìn tổng thể về
Trang 1BÁO CÁO CUỐI KỲ
ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1 Tên đề tài: Ảnh hưởng của mạng xã hội đến
hành vi và thái độ của sinh viên Trường Đại
học Ngoại thương
2 Nhóm số: 06
3 Những người tham gia thực hiện đề tài
Họ và tên
MSV
Lớp tín chỉ Nhiệm vụ được giao và mức
đóng góp
Chữ ký
Vũ Thị Ngọc Khánh
MSV: 2318950016
Anh 01 - KTCTQT
- Khoảng trống nghiên cứu
- Đề cương chi tiết Đoàn Bảo Ngọc
MSV: 2314950026
Anh 01 - KTCTQT
- Tình hình nghiên cứu
- Khoảng trống nghiên cứu
- Đề cương chi tiết Nguyễn Thiều Phương Chi
MSV: 2314950006
Anh 01 - KTCTQT
- Tính cấp thiết của đề tài
- Đề cương chi tiết
- Tiến độ thực hiện
Nguyễn Linh Chi
MSV: 2314950007
Anh 01 - KTCTQT
- Mục tiêu của đề tài
- Đối tượng và phạm vi của
đề tài
- Đề cương chi tiết Nguyễn Ngọc Anh
MSV: 2314950003
Anh 01 - KTCTQT
- Cách tiếp cận và PPNC của
đề tài
- Đề cương chi tiết
4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
4.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trong nhiều năm trở lại đây, mạng xã hội từ vị trí là công cụ giải trí của con người đã trở
Trang 2thành một phần không thể thiếu, liên quan trực tiếp đến mọi hoạt động đời sống và các mối quan hệ của chúng ta Trong đó có phần lớn sinh viên - thế hệ được tiếp xúc với mạng xã hội rất sớm và qua nhiều năm Một trong những nghiên cứu lớn nhất về mặt định lượng của mạng
xã hội phải kể đến Trần Thị Minh Đức - Bùi Thị Hồng Thái (2014) với “Sử dụng Mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam” Bằng việc đi sâu điều tra bằng bảng hỏi, nghiên cứu đã chỉ ra nhu cầu và thực trạng của sinh viên khi sử dụng Mạng xã hội cùng với đó là nhận định khi sinh viên càng có nhu cầu sử dụng Mạng xã hội cao thì họ càng dễ có nguy cơ chịu áp lực từ Mạng
xã hội
Ngoài ra còn có nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Hoa và Nguyễn Lan Nguyên (2020) “Ảnh hưởng của Mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay” đã đưa ra cái nhìn tổng thể về việc sử dụng Mạng xã hội, những ảnh hưởng của Mạng xã hội đối với mọi khía cạnh đời sống sinh viên từ gia đình, bạn bè, công việc làm thêm, học tập, Từ đó, ta thấy rằng Mạng xã hội không chỉ đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng đến hành vi, thái độ và cách cư xử của mỗi người
Trước đấy, cũng đã có nhiều những nghiên cứu về thực trạng sử dụng Mạng xã hội ở một
số trường Đại học nhất định ở các địa phương như Cù Thị Nhung (2023) với tác phẩm “Tác động của mạng xã hội đến học tập và đời sống của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh” hay Ngô Anh Huy (2021) cùng “Thực trạng sử dụng, ảnh hưởng của Mạng xã hội đối với hành vi
và sức khoẻ trong sinh viên trường Đại học Y dược - ĐHQGHN” Các tác phẩm này được đánh giá cao và ghi điểm trên những tạp chí khoa học nhờ tính cấp thiết và thực tế của đề tài
4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Khác với các bài nghiên cứu trong nước, ở nước ngoài các bài viết về sự phát triển và ảnh hưởng của mạng xã hội đến với con người cũng đã xuất hiện từ rất sớm với số lượng phong phú Các dữ liệu được đưa ra qua các khảo sát đã đưa ra các số liệu cần thiết, trong đó có thể
Trang 3kể đến Lee Rainie, Amanda Lenhart, Aaron Smith (2012) “The tones of life on social networking sites” Việc điều tra bằng bảng hỏi cùng việc sử dụng những số liệu của Project American Life (dự án về cuộc sống của người Mỹ) khiến cho bài viết thêm tính khách quan và khoa học về thói quen, xu hướng sử dụng và những tác động tích cực, tiêu cực của các trang Mạng xã hội đến nhiều độ tuổi và giới tính của người dân Mỹ
Nghiên cứu của tác giả Ahmed A Alsunni, Rabia Latif (2021) "Higher emotional investment in social media is related to anxiety and depression in university students" hay Fuat Tanhan, Halil İbrahim Özok, Alican Kaya, Murat Yıldırım về “Mediating and moderating effects of cognitive flexibility in the relationship between social media addiction and phubbing” đều là những bài viết quan trọng xác định những ảnh hưởng tiêu cực của Mạng
xã hội đến đời sống sinh viên
Cụ thể hơn, chúng ta có Bernard John Kolan, Patience Emefa Dzandza (2018) “Effect of Social Media on Academic Performance of Students in Ghana Universities: A Case Study of University of Ghana, Legon” và hội tác giả Neeru Saini, Garima Sangwan, Madhur Verma, Adarsh Kohli, Manmeet Kaur, P V M Lakshmi (2010) “Effect of Social Networking Sites
on the Quality of Life of College Students: A Cross-Sectional Study from a City in North India” và Ahmed A Alsunni, Rabia Latif về “Higher emotional investment in social media is related to anxiety and depression in university students” Các bài nghiên cứu nhìn chung đều xác định cụ thể những tác động của Mạng xã hội đối với thế hệ sinh viên ở nhiều khu vực khác nhau và tính hai mặt mà công cụ này đem lại cho thế hệ sinh viên
4.3 Khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu trên đã làm rõ được một số nội dung lớn như sau: Thứ nhất, khẳng định sự gia tăng và phát triển không ngừng của các trang mạng xã hội Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau như Facebook, Youtube, Twitter, và
Trang 4mỗi trang Mạng xã hội đều có những tác động riêng, ảnh hưởng khác đến hành vi và thái độ của người sử dụng
Thứ hai, các bài nghiên cứu đề chứng minh được mức độ sử dụng mạng xã hội ngày càng phổ biến Trong kỷ nguyên số như hiện nay, số lượng những người sử dụng mạng xã hội dường như gia tăng chóng mặt, độ tuổi người sử dụng cũng rộng hơn Điều này cũng là thách thức không nhỏ đến Chính phủ trong việc kiểm soát những vấn đề an ninh, an toàn trên không gian mạng
Thứ ba, sự tác động về thái độ và hành vi của Mạng xã hội đến sinh viên ngày càng tăng Việc gia tăng số lượng người sử dụng Mạng xã hội đồng thời cũng khiến số lượng sinh viên tiếp xúc với các trang mạng này nhiều hơn Tuy nhiên đặc trưng của thế hệ sinh viên là rất dễ
bị lung lay và xao động bởi những thông tin chưa được kiểm chứng trên các trang mạng hoặc luôn đi theo xu hướng, trào lưu mà có thể gây hại đến bản thân Chính vì thế có thể khẳng định rằng Mạng xã hội ngày càng gia tăng phạm vi ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của thế
hệ trẻ
Thông qua tóm tắt những nghiên cứu đã được thực hiện ở trên thế giới và Việt Nam, có thể thấy còn nhiều khoảng trống nghiên cứu trong lĩnh vực như việc chỉ nêu ảnh hưởng của mạng
xã hội đến kết quả học tập, chưa phân tích tập trung vào đối tượng sinh viên, nêu lên ảnh hưởng của thời gian sử dụng MXH lên cuộc sống, chưa phân tích hành vi, thái độ, hay các mối quan hệ xung quanh bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng mạng xã hội hoặc sử dụng mạng xã hội có liên quan đến các phản ứng tâm lý, nhưng những yếu tố trên mạng xã hội gây ra những yếu tố đó chưa được chỉ rõ
Tại Việt Nam, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng trong mô hình các nhân tố bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa thực sự đo lường mức độ bị ảnh hưởng của các nhân tố này hoặc chưa giải thích rõ tại sao những nhân tố này lại bị ảnh hưởng Đồng thời, với sự xuất hiện và phổ biến của nhiều loại hình nghiên cứu hiện có thường tập
Trang 5trung vào một số khía cạnh nhất định của mạng xã hội hoặc chỉ tập trung vào một nhóm sinh viên cụ thể Do đó, cần có một nghiên cứu toàn diện hơn xem xét tác động của nhiều loại mạng xã hội khác nhau đối với thái độ và hành vi của sinh viên từ nhiều nền tảng khác nhau Cũng từ tổng quan tình hình nghiên cứu trên, về vùng nghiên cứu, chúng em nhận thấy, dù
đã có nhiều đề tài, công bố khoa học về mạng xã hội, ảnh hưởng của mạng xã hội tới đời sống con người nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nhưng vấn đề “Ảnh hưởng của mạng xã hội đến thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Ngoại thương” vẫn chưa được đề tài nào
đề cập trực tiếp, phân tích chuyên sâu và do đó cần được tiếp tục làm rõ Đã có một số nghiên cứu nổi bật về vị trí, vai trò của mạng xã hội đối với thanh niên hoặc giới trẻ hiện nay, tuy nhiên việc bàn luận chuyên sâu về đối tượng sinh viên (một bộ phận đặc thù của thanh niên/ giới trẻ) vẫn là một đề tài mới Xác định được khoảng trống nghiên cứu này là tiền đề quan trọng để triển khai những nội dung tiếp theo của nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, đa số các nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, một
số nghiên cứu chọn các đối tượng có thể thuận tiện cho việc lấy dữ liệu, số lượng ít, vùng nghiên cứu nhỏ Tuy cỡ mẫu khi nghiên cứu thường nhỏ nhưng với độ đa dạng thấp làm giảm quy mô áp dụng của nghiên cứu tới các nhóm đối tượng khác Việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu vẫn còn hạn chế, đa số là phỏng vấn theo nhóm thay vì phương pháp phỏng vấn tay đôi, làm hạn chế lượng và chiều sâu của loại thông tin có thể thu nhập được
Tài liệu tham khảo TÀI LIỆU THAM KHẢO
5 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh công nghệ thông tin và truyền thông phát triển vượt bậc, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của hàng triệu người trên toàn thế giới, đặc biệt là giới trẻ và sinh viên Những nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok và Twitter không chỉ đơn thuần là công cụ giải trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, chia sẻ thông tin và hình thành các xu hướng xã hội Tuy nhiên, cùng với những lợi ích đó,
Trang 6mạng xã hội cũng mang đến nhiều thách thức và ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi và thái độ của người dùng, đặc biệt là sinh viên - những người đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách
Sinh viên Trường Đại học Ngoại thương là một nhóm đối tượng đặc thù, với đặc điểm là những người trẻ năng động, tiếp cận nhanh với công nghệ và có sự tương tác cao trên các nền tảng mạng xã hội Việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên không chỉ nhằm mục đích giải trí
mà còn phục vụ học tập, nghiên cứu và xây dựng các mối quan hệ xã hội Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội quá mức hoặc không đúng cách có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như giảm sút hiệu quả học tập, thay đổi hành vi xã hội, và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng mạng xã hội có thể tác động sâu rộng đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của sinh viên Chẳng hạn, mạng xã hội có thể là nơi phát sinh áp lực xã hội, khi sinh viên cảm thấy cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn và
xu hướng do bạn bè và cộng đồng trực tuyến đặt ra Điều này có thể dẫn đến tình trạng lo âu,
tự ti, và thậm chí là trầm cảm Ngoài ra, việc tiếp xúc với các thông tin không chính xác hoặc gây kích động trên mạng xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến quan điểm và thái độ của sinh viên đối với các vấn đề xã hội và chính trị
Đề tài "Ảnh hưởng của mạng xã hội đến hành vi và thái độ của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương" không chỉ mang tính thời sự mà còn rất cấp thiết trong việc cung cấp những hiểu biết sâu sắc về tác động của mạng xã hội đối với nhóm đối tượng này Thông qua nghiên cứu này, chúng ta có thể khám phá và xác định những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội, từ đó đề xuất các biện pháp và chiến lược nhằm tối ưu hóa lợi ích
và giảm thiểu những tác động bất lợi
Kết quả nghiên cứu sẽ mang lại một bức tranh toàn diện về mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội và các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của sinh viên Trường Đại học
Trang 7Ngoại thương Điều này không chỉ giúp các nhà quản lý giáo dục, giảng viên và phụ huynh
có những định hướng phù hợp mà còn cung cấp thông tin quan trọng cho việc xây dựng các chính sách và chương trình hỗ trợ sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả và an toàn Từ đó, góp phần xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, hỗ trợ sinh viên phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng và sức khỏe tinh thần
6 Mục tiêu đề tài
Nhận thấy được sự phủ sóng rộng rãi và lan truyền nhanh chóng của mạng xã hội hiện nay, nghiên cứu hướng đến tác động của mạng xã hội lên hành vi và thái độ của sinh viên đại học Trường Đại học Ngoại thương với 3 mục tiêu sau:
- Thứ nhất: Xác định mức độ ảnh hưởng của mạng xã hội đến hành vi và thái độ của sinh viên Đại học Ngoại thương
- Thứ hai: Nghiên cứu phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với sinh viên Đại học Ngoại thương
- Thứ ba: Đề xuất các biện pháp thiết thực đến với sinh viên nhằm cải thiện thái độ tích cực
về việc sử dụng mạng xã hội hiệu quả và hạn chế những tác động tiêu cực
7 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
7.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là tác động của mạng xã hội lên thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Trường đại học Ngoại Thương
7.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian : Nghiên cứu về tác động của mạng xã hội lên thái độ của sinh viên của trường đại học Ngoại Thương
- Phạm vi thời gian: Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2024
Trang 88 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
8.1 Cách tiếp cận
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội đến hành vi và thái độ của sinh viên, có thể sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để thu thập và phân tích dữ liệu Nhóm sinh viên nghiên cứu đề tài chọn cách tiếp cận định lượng với mục tiêu nhằm đo lường và phân tích mối quan
hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội và các hành vi, thái độ của sinh viên Cùng với đó, những
đề xuất về các biện pháp thiết thực đến với sinh viên nhằm cải thiện thái độ và hành vi sinh viên về việc sử dụng mạng xã hội hiệu quả cũng như hạn chế các tác động của mạng xã hội cũng sẽ được nêu ra trong nghiên cứu
8.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: khảo sát, thống kê số liệu, phân tích văn bản, so sánh, điều tra xã hội học, tổng hợp, Trong đó nhóm nghiên cứu đề tài dự định sẽ
sử dụng phương pháp khảo sát, phân tích tổng hợp nhiều nhất trong quá trình nghiên cứu đề tài:
8.2.1 Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế mô tả và tương quan
8.2.2 Dân số và mẫu nghiên cứu
- Dân số nghiên cứu: Sinh viên trường đại học Ngoại Thương
- Chọn mẫu:
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên và phân tầng để đảm bảo đại diện cho các nhóm sinh viên khác nhau (theo khoa, năm học, giới tính, học lực, v.v)
Kích thước mẫu: Khoảng 500 sinh viên cho phần định lượng
8.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Trang 9Định lượng:
Công cụ: Bảng câu hỏi
Nội dung: Các câu hỏi về tần suất sử dụng mạng xã hội, các loại mạng xã hội được sử dụng, và các hành vi, thái độ cụ thể như hành vi học tập, thái độ xã hội, mức độ căng thẳng, và mức độ hài lòng với cuộc sống
Thang đo: Sử dụng thang đo Likert 5 điểm
8.2.4 Phân tích dữ liệu
- Định lượng:
Phần mềm: Sử dụng SPSS hoặc R
Phân tích: Thống kê mô tả (tần suất, trung bình, độ lệch chuẩn), phân tích tương quan (Pearson/Spearman), và phân tích hồi quy (nếu cần) để kiểm tra mối quan hệ giữa việc
sử dụng mạng xã hội và các biến số hành vi, thái độ
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Nhóm nghiên cứu sẽ thu thập các nguồn dữ liệu thứ cấp thông qua các nguồn đáng tin cậy khác nhau, bao gồm các bài báo học thuật đã xuất bản, các bài báo, tin tức từ các nguồn Internet và các báo cáo được khuyến nghị cao từ các cơ quan chính phủ hoặc các cơ quan nghiên cứu đáng tin cậy về vấn đề nghiên cứu
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Nhóm nghiên cứu thu thập số liệu từ biểu mẫu khảo sát các sinh viên trường Đại học Ngoại thương về hành vi sử dụng mạng xã hội trong giai đoạn phát triển công nghệ như hiện nay để từ đó thu thập và xử lý được những thông tin cần thiết nhất cho quá trình nghiên cứu
8.2.5 Phương pháp phân tích dữ liệu:
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu hướng vào việc lượng hóa các mối quan hệ giữa cá nhân tố thông qua việc sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng Đối tượng khảo sát ở đây là sinh viên trường
Trang 10Đại học Ngoại thương Đề án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách thực hiện một cuộc khảo sát bằng bảng hỏi thông qua thang đo Likert 5 mức độ (rất không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý, rất đồng ý) được thiết kế sẵn bằng Google Form Các kết quả và thông tin được xác minh, lưu trữ qua Google Drive đồng thời phân phối qua Gmail, các bài đăng Facebook, Instagram, ứng dụng nhắn tin Messenger Bảng hỏi được thiết kế dựa trên những câu hỏi về xu hướng sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Ngoại thương và thái độ, hành vi của sinh viên đối với các mối quan hệ xã hội bên ngoài để từ đó nhóm nghiên cứu có được và dự đoán những thông tin để phục vụ cho quá trình xử lý thông tin và đưa ra được những kết quả chính xác nhất
Bảng 2.2 Khảo sát ảnh hưởng về việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học
Ngoại thương
THÓI QUEN SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI Ý KIẾN ĐÁNH
GIÁ
TQ2 Tôi thường dành hơn 2 giờ mỗi ngày trên mạng xã hội 1 2 3 4 5 TQ3 Mạng xã hội là một phần quan trọng trong cuộc sống
hàng ngày của tôi
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI HỌC TẬP Ý KIẾN ĐÁNH
GIÁ
HT1 Việc sử dụng mạng xã hội giúp tôi tìm kiếm thông tin
học tập dễ dàng hơn
HT2 Mạng xã hội làm giảm thời gian tôi dành cho việc học 1 2 3 4 5