1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Triết học: Phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

117 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Tác giả Nguyen Thi Nhu Hoai
Người hướng dẫn TS. Ha Thi Bac
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 33,43 MB

Nội dung

Với những đặc điểm và bản chất riêng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra những yêu cầu mới đối với việc phát triển con người toàn diện nhưngđồng thời nó cũng cung cấp các

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

NGUYEN THỊ NHƯ HOÀI

NGHIỆP LÀN THỨ TƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ NHƯ HOÀI

PHAT TRIEN CON NGƯỜI VIỆT NAM TOÀN DIỆN

ĐÁP UNG YÊU CÂU CUA CUỘC CÁCH MẠNG

CÔNG NGHIỆP LÀN THỨ TƯ

Chuyên ngành: Triết học

Mã số: 8229001.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Thị Bắc

1p” Aig) —

wp Hau Hap sử

Hà Nội, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của TS Hà Thị Bắc Các trích dẫn, số liệu trong luận văn là trung thực,

có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình

nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày 05 tháng T0 năm 2023

Tác giả

Nguyễn Thị Như Hoài

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ và giúp đỡ nhiệt tình của các

thầy cô trong Khoa Triết học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại

học Quốc gia Hà Nội Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Hà Thị Bắc đãluôn ủng hộ, động viên và hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện và

hoàn thiện luận văn này.

Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và các bạn học cùng lớp

cao học khóa QH 2021 đã luôn quan tâm, động viên cũng như tạo điều kiện tốt nhất

dé tôi hoàn thiện luận văn

Trong luận văn của tôi chắc chan vẫn còn những hạn chế và thiếu sót Do đó,tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể các bạnhọc viên để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm cảm on!

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2023

Tác giả

Nguyễn Thị Như Hoài

Trang 5

MỤC LỤC

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN CON

NGUOI VIET NAM TOAN DIEN DAP UNG YEU CAU CUA CUOC

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LÀN THỨ TƯ - 2-2 +¿ 15

1.1 Một số quan điểm về phát triển con người toàn diện 15

1.1.1 Quan điểm của C.Mác, Ph.Angghen và tư tưởng Hồ Chí Minh về phát

0012 CON NUT LOAN 811280 15

1.1.2 Quan điểm của Chương trình Phát triển Liên Hop Quốc (UNDP) và Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện - - 26 1.2 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động của nó đến việc phát triển con người Việt Nam toàn diện 2-2-5 scxccxzxzzeerxee 32

1.2.1 Khái quát về cuộc Cách mang công nghiệp lần thứ tư - 32

1.2.2 Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lan thứ tư đến việc phát triển

con người Việt Nam tOAN đÌỆN - << SH ky 38

1.3 Nội dung phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mang công nghiệp lần thứ tư - 2-25 secxzzeze+ 45 1.3.1 Phát triển thé WC cecccccscesesscessessessessessessssssessessessessecssssssssessesseesecsessessesess 46

1.3.2 Phát triển trí lực - kĩ lực ¿ +ceck+E+E+ES+keEkEEEEEErkrrkerkerrrrees 48

1.3.3 Phát triển tâm WUC oeeceeccsscescsssessessessesssescssessessessessesssssessessessessessesasesseess 52

CHUONG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN CON NGƯỜI VIET NAM TOÀN DIEN ĐÁP UNG YEU CAU CUA CUỘC CÁCH MẠNG CONG NGHIỆP LÀN THỨ TU VA MOT SO GIẢI PHÁP 56

2.1 Thực trạng phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mang công nghiệp lần thứ tư 2-2 2 scx=sze+ 56 2.1.1 Thực trạng phát triển thể lực của con người Việt Nam - 56

2.1.2 Thực trạng phát triển trí lực - kĩ lực của con người Việt Nam 67

2.1.3 Thực trạng phát triển tâm lực của con người Việt Nam - 76

2.2 Một số van dé đặt ra trong việc phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tw 84

Trang 6

2.2.1 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng còn chậm chưa tạo dựng được nên tảng

vật chất vững chắc cho sự phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu câu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ twr -:-5+52 84 2.2.2 Quy mô và chất lượng giáo dục - đào tạo chưa bắt kip với yêu câu pháttriên con người Việt Nam toàn điện của cuộc Cách mạng công nghiệp lân thứ

2.2.3 Môi trường văn hóa còn có một số biến đổi tiêu cực, chưa tạo dựng được

nên tảng tỉnh thân vững chắc để phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp

ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lân thứ tiư - - 88 2.2.4 Ảnh hưởng tiêu cực của sự bùng no công nghệ thông tin và truyền thông

đến việc phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc

Cách mạng công nghiệp lân thie fZ +- + + ©k+Sk‡E+E£+E£EEEEESE+Eerkerkerkerkee 90

2.3 Giải pháp phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu

của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 2-5 5x52 92

2.3.1 Đẩy mạnh phát triển kinh tế để tạo lập cơ sở vật chất vững chắc cho việc

phát triển con người Việt Nam toàn điện đáp ứng yêu câu của cuộc Cách mang công nghiệp lần thi tue eccecceccecesssscssssssesessesssssessessssesessssssseseessssssstssesesvessesee 92

2.3.2 Đối mới va phát triển hệ thong giáo dục - đào tao đáp ứng yêu cau xây

dựng con người toàn diện của cuộc Cách mạng công nghiệp lan thứ tư 94

2.3.3 Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh vì mục tiêu phát triển con người

Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu câu của cuộc Cách mạng công nghiệp lan thứ

2.3.4 Nâng cao vai trò của hệ thống chính trị, nhà trường và gia đình trong

việc phát trién con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cau của cuộc Cách

mạng công nghiệp lân thứ tiư - «5c St Sk+E‡EkEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkErkerkersree 98 TIEU KET CHƯNG 2 2-22 ©2£+SE+EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkrrei 102

KET LUẬN - ¿2252221221211 211211211 1111112112111 11 11 1y 103

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2 s+zx+£xezxe+se2 105

Trang 7

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp khác hăn về chất so với

các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây Đó là cuộc Cách mạng công nghiệp lầnthứ tư với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và những

ứng dụng của nó đã làm thay đổi mang tính đột phá nhiều lĩnh vực của đời sống xã

hội Theo Klaus Schwab: “Những thay đổi này sâu sắc đến mức, từ góc độ lịch sử

nhân loại, chưa bao giờ có một thời điểm vừa tràn đầy hứa hẹn vừa tiềm tàng hiểm

họa như lúc này” [81, tr 11] Bởi vậy, đối với mỗi quốc gia việc đánh giá, nhận thức

đúng vị trí, vai trò và tác động của nó đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội làmột yêu cầu cấp thiết đề phát huy tối đa các cơ hội và chủ động vượt qua những khó

khăn, thách thức mà cuộc cách mạng này tạo ra Đối với Việt Nam, do những điềukiện kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội đặc thù nên chúng ta chưa có cơ hội để tận

dụng được những thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó mà mới

chỉ có cơ hội tiếp cận và phát triển cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Cũng vì

lẽ đó, tốc độ phát triển của nước ta trong các thời kỳ trước còn chậm so với nhiều

quốc gia trong khu vực và trên thế giới Đề rút ngắn khoảng cách tụt hậu ngày cànglớn, việc vận dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuấtđược coi là biện pháp hữu hiệu nhất Nhân tố chủ chốt đề thực hiện sứ mệnh đó chính

là nguồn nhân lực chất lượng cao; do đó, đầu tư cho nguồn vốn con người là nhiệm

vụ cấp thiết hiện nay

Với những đặc điểm và bản chất riêng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ

tư đang đặt ra những yêu cầu mới đối với việc phát triển con người toàn diện nhưngđồng thời nó cũng cung cấp các phương tiện và tạo điều kiện cho sự phát triển conngười toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam nói chung

Trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực không chỉ dừng lại ở một mặt hay ở một khía cạnh nao đó ma là sự phát

triển toàn diện cả về thé lực, trí lực, kĩ lực và tâm lực dé người lao động có đủ sứckhỏe, tri thức, kĩ năng và phẩm chất phù hợp với trình độ phát triển của xã hội Nhưngtrên thực tế, sức khỏe thé chất và tinh thần của người lao động Việt Nam vẫn còn

nhiêu hạn chê; trình độ học vân và chuyên môn còn thâp; người lao động còn thiêu

Trang 8

kĩ năng, kĩ xảo trong quá trình làm việc; vì thế, tuy nguồn nhân lực của nước ta khádồi dao nhưng không được đánh giá cao Bên cạnh đó, người lao động, đặc biệt là

thanh niên có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm, ý thức

tuân thủ pháp luật Thực trạng đó cho thấy các phương diện thê lực, trí lực, kĩ lực

và tâm lực của người Việt Nam còn nhiều bất cập Do đó, việc tận dụng tot các cơhội, phương tiện và điều kiện thuận lợi mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tưđem lại dé thúc đây phát triển con người toàn diện chính là chiến lược quan trọng mà

nước ta can khan trương thực hiện Việc phát triển con người toàn diện chính là cam

kết đành cho tương lai của quốc gia, là sự chuẩn bị tốt nhất cho một thế hệ mới đáp

ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh làm kim chỉ nam và nền tảng tư tưởng trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa

xã hội nói chung và xây dựng nguồn lực con người nói riêng Những quan điểm ấy

đã đem đến một thế giới quan, một phương pháp luận đúng đắn để sự nghiệp pháttriển con người toàn diện đi đến thắng lợi Bối cảnh hiện nay đã cung cấp những luận

cứ thực tiễn chứng tỏ giá trị lý luận sâu sắc của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, những điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lầnthứ tư cũng đặt ra yêu cầu Đảng ta cần bổ sung và phát trién những quan điểm ấy saocho phù hợp với thời đại trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển con ngườiViệt Nam toàn diện Việc nghiên cứu một sỐ lý luận về phát triển con người toàn diệncủa các bậc tiền bối cũng như quan điểm về phát triển con người hiện đại là cơ sở,tiền đề để nghiên cứu thực trạng và giải quyết các vẫn đề đang đặt ra hiện nay

Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của việc nghiêncứu van đề phát triển con người toàn diện trong bối cảnh bùng né khoa học và côngnghệ, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển con người Việt Nam toàn điện đáp ứng yêu cau

của cuộc Cách mang công nghiệp lan thứ tư” làm đề tài luận văn của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Con người là đề tài được nhiều triết gia, nhà tư tưởng và nhà nghiên cứu lý luậnquan tâm luận giải Do đó, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề conngười và phát triển con người với nhiều mục đích khác nhau Các nghiên cứu liên quan

dén dé tài “Phát trién con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cấu của cuộc Cách

Trang 9

mạng công nghiệp lần thứ ne” có thé được chia thành ba góc độ sau đây:

- Thứ nhất, nghiên cứu mang tính lý luận liên quan đến van dé con người

và phát triển con người nói chung

Cuốn sách “Tw /ưởng triết học về con người” [86] của tác giả Vũ Minh Tâm(1996), Nxb Hà Nội đã hệ thống các tư tưởng triết học về vẫn đề con người trong lịch

sử nhân loại Qua việc nghiên cứu những quan điểm về con người của các trườngphái triết học, tác giả khẳng định mục đích cao nhất mà triết học Mác - Lênin luôn

hướng đến là loại bỏ sự tha hóa và hướng đến giải phóng con người

Trong công trình “Con người và phát triển con người trong quan niệm của

C.Mác và Ph.Angghen” [75] Nxb Chính trị quốc gia, tác giả Hồ Sỹ Quý (2003) đã

trình bày những luận điểm về con người và phát triển con người của C.Mác vàPh.Ăngghen dưới dạng các trích dẫn tư tưởng của hai ông Cuốn sách còn bao gồm

những bài viết của các tác giả khác nhau nhằm phân tích và làm sáng tỏ hơn quan

điểm về con người của C.Mác và Ph.Ăngghen

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2005) đã phân tích quan niệm của C.Mác

về bản chat và nguồn gốc của sự tha hóa con người trong công trình “Tw /ởng củaC.Mác về con người và giải phóng con người trong bản thảo kinh tế - triết học năm1844” [41], Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra conđường dé xóa bỏ hoàn toàn sự tha hóa chính là giải phóng toàn diện con người trêntất cả phương diện của đời sống xã hội

Cuốn sách “Con người và phát triển con người” [76], Nxb Giáo dục của tácgiả Hồ Sỹ Quý (2007) đã luận giải các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn

dé con người trên những khía cạnh như khái niệm con người, bản chat con người, con

người trong mỗi quan hệ với tự nhiên và van dé phát triển con người Đồng thời, tácgiả còn trình bày một số hướng nghiên cứu con người như: phát triển con người,nguôn lực con người, mối quan hệ giữa con người với các thành tô khác

Công trình “Mội số vấn dé lý luận và thực tiễn về phát triển con người toàndiện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” [47], Nxb Chínhtrị quốc gia - Sự thật của tác giả Nguyễn Thị Thu Hường (2023) đã trình bày một số

lý luận về phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

đặc sắc Trung Quốc Sau khi phân tích thực trạng phát triển con người toàn diện trong

Trang 10

quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, tác giả khái quát tình hình

phát triển con người Việt Nam và đưa ra một số kinh nghiệm phát triển con người

toàn diện của Trung Quốc có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam

Trong bài viết “Chiến lược phát triển con người của Đảng Cộng sản Việt Nam quaVăn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lan thứ XIT' [46], đăng trên tạp chí Triết học, số 3 tácgiả Lê Thị Hương (2018) đã làm nỗi bật nhận thức mới của Đảng Cộng sản Việt Nam vềvai trò đặc biệt quan trọng của sự phát triển con người với tư Cách vừa là mục tiêu, vừa là

động lực của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay

Bài viết “Quan điểm triết học Mác về sự tác động của Cách mạng công nghiệp

đến sự phát triển con người và ý nghĩa của nó trong điều kiện của Cách mạng côngnghiệp lần thứ tu” [35] của tác giả Nguyễn Minh Hoàn và Nguyễn Thị Thu Hường

(2019), đăng tạp chí Nghiên cứu con người, số 3 đã phân tích rất rõ quan điểm của triết

học Mác về bản chất con người và sự tha hóa con người trong thời đại Cách mạng công

nghiệp lần thứ nhất Các quan điểm của C.Mác và Ph.Angghen vẫn có ý nghĩa to lớntrong việc nhận thức về sự phát triển con người thời đại hiện nay

Tác giả Trương Thị Thanh Quý (2019) với bài viết “Tu ởng Hồ Chí Minh vềphát huy nhân tố con người và việc vận dụng của Dang ta trong quá trình phát triển”[79] đăng trên tạp chí Nghiên cứu con người, số 3 đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh

về phát triển nhân tố con người trên các phương điện: mét là, phát huy nhân tố conngười với tư Cách là trung tâm của sự phát triển; hai là, phát huy nhân tố con người

với tư Cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp Cách mang; ba là, phát

huy nhân tố con người với tư Cách là chủ thé sáng tạo xã hội mới

Với bài viết “Su vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh về con người trong Nghị Quyết Văn kiện Đại hội XIII của Dang” [39]

đăng trên tạp chí Nghiên cứu con người, số 2 các tác giả Bùi Mạnh Hùng và Lê Thế

Phong (2023) đã trình bày sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Nghị quyết Văn kiện Đại

hội XIII Sự vận dung, phát triển sáng tạo của Dang ta thê hiện ở một số quan điểm như:

nguồn lực con người là quan trọng nhất; phát triển con người toàn diện; xây dựng và pháthuy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; phát huy tối đa nhân tố con người

Có thé thấy, mặc dù được luận giải ở các phương diện khác nhau nhưng hau

Trang 11

hết các công trình nghiên cứu nêu trên đều tập trung phân tích một số nội dung căn

bản của triết học Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh va quan điểm của Đảng Cộng

sản Việt Nam về con người trên các khía cạnh như: bản chất con người và vai trò của

con người.

- Thứ hai, nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải pháp phát triển con

người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Tác giả Vũ Thiện Vương (2001) với cuén sách “Triết học Mác - Lénin vẻ con

người và việc xây dựng con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

[109], Nxb Chính trị quốc gia đã dành chương 2 dé làm rõ những yêu cầu khách quan

của việc xây dựng con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở

nước ta hiện nay Đồng thời, tác giả cũng phân tích thực trạng xây dựng con người ở ba

giai đoạn cơ bản: Con người Việt Nam truyền thống, con người Việt Nam trước đổi mới

và sau đổi mới Từ đó, tác giả chỉ ra những van dé đặt ra cần được giải quyết dé xây dựng

con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bài viết “Toàn cầu hóa và phát triển con người” [7], đăng trên tạp chí Nghiên

cứu con người, số 1 của tác giả Trương Văn Dũng (2015) đã hệ thống một số quan

điểm về toàn cầu hóa và triết lý về phát triển con người hiện nay Tác giả còn phântích một số thành tựu của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu phát triển con ngườitrên các khía cạnh của đời sông xã hội như kinh tế, an sinh xã hội, lao động và việclàm, xóa đói giảm nghèo Cũng trong bài viết này, tác giả cũng làm rõ những cơ hội

và thách thức của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Trong bài viết “Phát triển con người Việt Nam hiện nay: Một số khía cạnh canleu ý” [85], đăng trên tạp chí Nghiên cứu con người, số 3, tác giả Nguyễn Văn Sơn(2015) đã nêu ra bốn vấn đề cơ bản cần xem xét trong việc thúc đây phát triển conngười Mot là, phát triển kinh tế hài hòa với việc thực hiện các chính sách xã hội, thực

hiện tiến bộ và công bằng xã hội Hai là, phát triển nhằm thỏa mãn những yêu cầu hiện

tại nhưng không làm ton hại đến kha năng phát triển của thé hệ tương lai Ba ià, pháttriển kinh tế gắn liền với việc bảo tồn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thốngtốt đẹp của dân tộc Bon là, phát triển con người toàn diện không thể không phát triểndân chủ Mỗi vấn đề đưa ra đều được tác giả đề xuất giải pháp nhăm khắc phục tình

trạng đó.

Trang 12

Các tác gia Trần Đình Thảo và Bùi Thị Hoàn (2018) trong bài viết “Phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay” [88], đăng trên tạp chí Triết học,

số 1 đã đưa ra khái niệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo cả nghĩa rộng

và nghĩa hẹp Đồng thời, tác giả phân tích vai trò của nguồn nhân lực chất lượng caođối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay Đề phát triển nguồn nhân lực

đáp ứng yêu cầu của xã hội, tác giả cho rằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp có

sự chung tay, góp sức của các cá nhân và của cộng đồng

Tác giả Lương Đình Hải (2019) trong bài viết “Xây dựng và phát triển conngười Việt Nam hiện nay góp thêm một vài ý kiến” [26], đăng trên tạp chí Nghiên cứu

con người, số 5 đã chỉ ra hai Cách tiếp cận việc nghiên cứu con người là Cách tiếp

cận định tính và định lượng Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích thực trạng phát triểncon người ở nước ta trên các khía cạnh thành tựu và hạn chế; từ đó đề xuất một sốgiải pháp nhằm xây dựng và phát triển con người Việt Nam

Bài viết “Định hướng ưu tiên phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn

2021 - 2030” [28] của tác giả Lương Dinh Hải (2019), đăng trên tạp chí Nghiên cứu

con người, số 2 đã phân tích thực trạng phát triển của con người Việt Nam ở một sốphương diện như tầm vóc, đạo đức, lối sống Tác giả cho rằng định hướng phát triểncon người giai đoạn hiện nay cần được thay déi dé tạo ra nguồn nhân lực đáp ứngđược những đòi hỏi của xã hội Một số nội dung định hướng mà tác giả trình bày cóthé kế đến như: th nhát, phát triển thé lực, tam vóc; / hai, phát triển hợp lí tỉ lệgiữa nhân lực chất lượng cao và nhân lực tay nghề trung bình; thi ba, xác lập và pháttrién phẩm chat xã hội; trước hết trong đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức

Trong bài viết “Thực trạng phát triển con người ở Việt Nam hiện nay” [77],đăng trên tạp chí Nghiên cứu con người, số 4, tác giả Hồ Sỹ Quý (2019) đã trình bàythực trạng nhận thức lí luận về phát triển con người ở Việt Nam qua một sỐ giai đoạn

Đồng thời, tác giả phân tích những chuyền biến tích cực và đề cập đến những hạn chế

cũng như nguyên nhân trong việc phát triển con người ở Việt Nam hiện nay

Bài viết “Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Namhiện nay” [42], đăng trên tạp chí Nghiên cứu con người, số 4 của tác giả Trần ThịThu Huyền (2021) đã phân tích thực trạng về nguồn nhân lực ở Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

Trang 13

nguôn nhân lực của nước ta: một là, định hướng giáo dục nghề nghiệp từ sớm cho

học sinh; hai là, đào tạo việc làm; ba là, xây dựng chính sách đãi ngộ nhân tài.

Tác giả Nguyễn Dinh Tuan (2022) trong bài viết “Phát triển con người ở ViệtNam giai đoạn 2016 - 2020: Một góc nhìn từ phân tích chỉ số phát triển con người”[105], đăng trên tap chí Nghiên cứu con người, số 6 đã so sánh chỉ số HDI của Việt

Nam với các quốc gia khu vực Đông Nam Á và chỉ số HDI ở các tỉnh, thành nước ta

thông qua các chỉ số thành phần về thu nhập, giáo dục, sức khỏe Ngoài ra, tác giả

nêu ra một số thách thức đặt ra đối với Việt Nam như: HDI của Việt Nam còn thấp

so với nhiều quốc gia trong khu vực; tốc độ tăng trưởng HDI nói chung và các chỉ sốthành phần đang có xu hướng chững lại; sự chênh lệch chỉ số HDI giữa các địa

phương tương đối lớn

Trong luận án “Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng

ở Việt Nam hiện nay” [84], Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính

trị, Đại học quốc gia Hà Nội; tác giả Nguyễn Văn Sơn (2013) đã luận giải quan điểmcủa C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng quan điểm của C.Mác về phát triểncon người ở Việt Nam hiện nay luận chứng qua tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểmcủa Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người Trong chương 2, tác giả đãphân tích thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong việc phát triển con người ở ViệtNam hiện nay Qua đó, tác giả đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm pháttriển con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Tác gia Phạm Thị Doat (2014) với luận an “Phat triển con người toàn diện:

Từ học thuyết Mác đến tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam trong công cuộc đổi moi” [18], Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã trình bày hệ thống lý luận về phát triểncon người từ triết học Mác đến tư tưởng của Hồ Chí Minh và quan điểm của Dang ta

Trong chương 3, tác giả đã phân tích thành tựu và hạn chế trong việc phát triển con

người toàn diện ở Việt Nam những năm đổi mới Từ đó, tác giả đề xuất một số giải

pháp nhằm phat triển con người toàn diện trong bối cảnh đất nước đổi mới theo quan

điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Luận án “Vấn dé phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay” [6] củatác giả Phùng Danh Cường (2014), Học viện hành chính - Chính trị quốc gia Hồ Chí

Trang 14

Minh đã làm rõ một số vấn đề lý luận chung về phát triển con người toàn diện trongquan niệm của C.Mac, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản và một số nhận

thức chung về phát trién con người toàn diện Từ thực trạng và những vấn đề đặt ra

trong việc phát triển toàn diện con người ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã đưa ra một

số định hướng và giải pháp cơ bản dé phát triển con người toàn diện

Tác giả Phạm Xuân Hoàng (2016) với luận án “Kinh tế thị trưởng và sự pháttriển con người ở Việt Nam hiện nay” [36], Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

- Học viện Khoa học Xã hội đã phân tích quan niệm của chủ nghĩa Mắc, Hồ Chí Minh

và Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người Tác giả còn chỉ ra tác động của

nền kinh tế thị trường đối với vấn đề phát triển con người Sau khi phân tích thực

trạng phát triển con người, tác giả đã luận giải những vấn đề đặt ra đối với việc pháttriển con người Việt Nam hiện nay; từ đó đưa ra giải pháp nhằm thúc đây phát triển

con người.

- Thứ ba, nghiên cứu liên quan đến cuộc Cách mang công nghiệp lan thứ

tw và phát triển con người trong cuộc Cách mang công nghiệp lan thứ tư

Trong công trình “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [80], Bộ ngoại giao dich

va hiéu dinh, Nxb Thé gidi, tac gia Klaus Schwab (2016) da trinh bay béi canh lich str

va sự thay đối sâu sắc mang tính hệ thống của cuộc Cách mang công nghiệp lần thứ tư.Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích các xu hướng lớn trên các lĩnh vực vật chất, kĩ thuật

số và sinh học Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với kinh tế,doanh nghiệp, quốc gia, xã hội và cá nhân cũng được tác giả làm rõ

Cuốn sách “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vấn dé đặt ra với ViệtNam” [43], Nxb Quân đội nhân dân của tác giả Nguyễn Đắc Hưng (2018) gồm bachương đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước ta trong cuộc Cách mạngcông nghiệp lần thứ tư Trong chương 1, tác giả trình bay các cuộc Cách mạng côngnghiệp trên thế giới và xu thế mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.Chương 2 của cuốn sách đã chỉ ra hàng loại các vấn đề được đặt ra đối với Việt Nam

ở nhiều phương diện Ở chương 3, tác giả tập trung vào lĩnh vực giáo dục trong cuộcCách mạng công nghiệp lần thứ tư với các nội dung như giáo dục hệ giá trị trong bốicảnh hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo trước

sự bùng né của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

10

Trang 15

Tác giả Nguyễn Hồng Thu (2020) đã chủ biên công trình “Cách mang

công nghiệp lần thứ tư: Phản ứng chính sách của một số nước và gợi mở đối với

Việt Nam” [101], Nxb Khoa học xã hội đã khái quát được bản chất, đặc điểm và

tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến các lĩnh vực kinh tế,

xã hội, môi trường của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói

riêng Tác giả cũng đưa ra những đánh giá thiết thực về thuận lợi và khó khăn

của nước ta khi tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; từ đó, nêu

ra một số kiến nghị và đề xuất giải pháp

Tác giả Nguyễn Đình Bắc (2018) trong bài viết “Phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lan thứne” [1], đăng trên tạp chí Cộng sản, số 906 đã phân tích thực trạng phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thông qua tỷ

lệ số lượng và chất lượng người lao động qua dao tạo Từ đó, tác giả đưa ra một sốbiện pháp dé Việt Nam có thé khai thác nguồn vốn con người hiệu quả như day mạnhđổi mới căn bản, toàn diện đồng bộ giáo dục - đào tạo; đối mới thể chế và hoàn thiệnhành lang pháp lý từ Trung ương đến địa phương nhằm tạo môi trường thuận lợi pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao

Tác giả Lương Đình Hải (2018) với bài viết “Quan niệm về nguồn nhân lựctrong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay” [23], đăng trên tạp chíNghiên cứu Con người, số 4 đã phân tích khái niệm nguồn nhân lực dưới nhiều góc

độ Từ đó, tác giả đưa ra định nghĩa nguồn nhân lực là “tong hợp toàn bộ năng lực,

khả năng, tiềm tang, tai năng, thé lực, trí lực, kĩ năng, kĩ xảo, phẩm chất người của

lực lượng lao động trong độ tuổi lao động theo luật định, đang được sử dụng vàotrong quá trình lao động sản xuất của xã hội ở một thời kỳ xác định”

Trong bài viết “Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao hướng

tới cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam hiện nay” [27], đăng trên tạp chí Nghiên

cứu con người, số 3 tác giả Lương Đình Hải và Nguyễn Thành Trung (2019) đã phân tíchnền tảng lý luận khoa học của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc Cách mạngkhoa học - công nghệ và trình bày một số vấn đề liên quan đến cuộc Cách mạng công nghiệplần thứ tư Đồng thời, tác giả phân tích một số hạn chế trong việc phát triển nhân lực khoa

học và công nghệ ở Việt Nam; từ đó, xác định nội dung của Chiên lược quôc gia vê nhân

lãi

Trang 16

lực chất lượng cao, về nhân tài dé phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ.

Bài viết “Phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc

cách mang công nghiệp lan thứ tư theo tư tướng Hồ Chí Minh” [16], đăng trên tạp chí

Nghiên cứu Con người, số 1 của tác giả Nguyễn Hồng Điệp (2021) đã trình bày kháiquát về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và làm rõ những yêu cầu về pham chat,năng lực của con người Việt Nam hiện nay Tác giả chỉ ra những yêu cầu của con ngườiViệt Nam cần có: Mot là, có trình độ và kĩ năng lao động; hai là, khả năng thích ứng;

ba là, khả năng thực hành, khả năng thích nghi môi trường cạnh tranh công nghiệp;

bon là, yêu cầu về sự hoàn thiện giá trị con người Việt Nam

Tác giả Lương Dinh Hải (2021) trong bài viết “Môi trường mới trong cách mang

khoa học - công nghệ và sự phát triển con người hiện nay” [29], đăng trên tạp chí

Nghiên cứu con người số 1 đã phân tích sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm xuất hiện một dạng môi trường xã hội - môi trường thông tin thôngminh Môi trường mới với bộ nhớ xã hội kiểu mới đã tác động mạnh mẽ đến sự thay

-đổi của các ngành nghề, đến sự phát triển của văn hóa, đặc biệt tạo cơ hội dé con người

phát triển toàn diện

Mặc dù tiếp cận ở nhiều góc độ và phương diện khác nhau nhưng các công trìnhnghiên cứu nêu trên đều đã ít nhiều đề cập đến van đề phát triển con người trong cuộcCách mạng công nghiệp lần thứ tư Do đó, các công trình nêu trên đều là nguồn tài liệu

CÓ gia tri vé lý luận và thực tiễn dé tác giả tham khảo, vận dụng và làm cơ sở lý luậnvững chắc trong quá trình hoàn thiện đề tài “Phat triển con người Việt Nam toàn diệnđáp ứng yêu cau của cuộc Cách mạng công nghiệp lan thứ te”

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạngcông nghiệp lần thứ tư

- Phạm vi nghiên cứu:

Phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạngcông nghiệp lần thứ tư là một vấn đề lớn, có thể được tiếp cận ở những góc độ và mức

độ khác nhau Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu

nội dung phát triển con người toàn diện trên các phương diện thé lực, trí lực, kĩ lực và

12

Trang 17

tâm lực từ Văn kiện Đại hội Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (năm 2016)đến nay.

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Mục dich nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về phát triển con người Việt Nam

toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, luận văn làm

rõ thực trang va dé xuất một số giải pháp đây mạnh phát triển con người Việt Nam

toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Dé dat được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn cần thực hiện một số

nhiệm vụ sau:

+ Lam rõ một số van dé lý luận về phát triển con người Việt Nam toàn diện

đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

+ Phân tích thực trạng phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêucầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp

ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận:

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ

nghĩa duy vật lịch sử, hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người và phát triển con người

- Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lich sử và một số phương pháp nghiên cứu cụ thé như: phân tích - tổng

hợp, diễn dịch, quy nạp, logic - lịch sử

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn làm rõ được một số khái niệm công cụ và nội dung phát trién conngười Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ

tư Luận văn đã khái quát một số vấn đề đặt ra từ thực trạng; đề xuất một số giải pháp

nhăm đây mạnh việc phát triên con người toàn diện đáp ứng yêu câu của cuộc Cách

13

Trang 18

mạng công nghiệp lần thứ tư.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận vănLuận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển con người ViệtNam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thê được dùng làm tài liệu tham khảo phục

vụ hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập về vấn đề có liên quan

8 Kết cấuNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2chương và 6 tiết

Chương 1: Một số vẫn đề lý luận về phát triển con người Việt Nam toàn diệnđáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Chương 2: Thực trạng phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu

câu của cuộc Cách mạng công nghiệp lân thứ tư và một sô giải pháp.

14

Trang 19

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN CON NGƯỜI VIỆT NAMTOÀN DIỆN ĐÁP UNG YÊU CÂU CUA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG

NGHIỆP LÀN THỨ TƯ1.1 Một số quan điểm về phát triển con người toàn diện

1.1.1 Quan điểm cia C.Mác, Ph.Angghen và tư tưởng Hồ Chi Minh về

phát triển con người toàn diện

* Quan điểm C.Mác và Ph.Angghen về phát triển con người toàn diện

Mặc dù C.Mác và Ph.Ăngghen không có công trình nghiên cứu chuyên biệt bàn

trực tiếp về con người nhưng thông qua việc khảo cứu các tác phẩm của hai ông, những

tư tưởng, quan niệm về con người, phát triển con người được thé hiện một cách sâu sắc

và khoa hoc Có thể khái quát quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về van đề conngười và phát trién con người ở một số luận điểm cơ bản sau:

Một là, phát triển con người là thước đo của phát triển xã hội Không giốngcác triết gia duy tâm và siêu hình đề cập đến con người chung chung, trừu tượngC.Mác khang định tiền đề xuất phát của mình là “những cá nhân hiện thực, là hoạtđộng của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chat của họ” [51, tr 28-29] Theo quanniệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, những cá nhân cụ thể, có khả năng sống mới chính

là tiền đề xuất phát dé nghiên cứu lịch sử - xã hội Nét đặc trưng cơ bản của con người

là có ý thức và năng lực sáng tạo, chính điểm này tạo ra sự khác biệt căn bản giữacon người với các loài sinh vật khác Do đó, chỉ có con người mới nắm bắt các quyluật của tự nhiên, xã hội và biết chế tạo công cụ lao động, tham gia hoạt động sảnxuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của mình C.Mác khang dinh: “Viéc

sử dụng và sáng tạo ra những tu liệu lao động, tuy đã có mam mống ở một vài loài

động vật nào đó, nhưng vẫn là nét đặc trưng riêng của quá trình lao động của con

người, và vì thế nên Phran-clin đã định nghĩa con người là: “a toolmaking animal”,một động vật chế tạo dụng cụ” [56, tr 269]

C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng lực lượng sản xuất với hai yếu tô cơ bản là

người lao động và tư liệu sản xuất có tác động trực tiếp đến sự vận hành và phát triểncủa xã hội Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất là một trong những

nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi quan hệ sản xuất khi xã hội xuất hiện mâu thuẫn giữa

15

Trang 20

cái cũ và cái mới, giữa cái lạc hậu với cái tiễn bộ Quan hệ sản xuất mới ra đời tat yếu

kéo theo sự thay đôi của hình thái kinh tế mới phát triển hơn hình thái kinh tế trước

Do đó, xã hội luôn biến đổi theo chiều hướng đi lên nhờ vào sự phát triển của lực

lượng sản xuất Con người với khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động đã trởthành chủ thể của quá trình sản xuất Với vai trò to lớn của mình, con người là nhân

tố quyết định của lực lượng sản xuất Con người càng phát triển bao nhiêu thì lực

lượng sản xuất càng phát triển bấy nhiêu Trong khi đó, sự phát triên của lực lượng

sản xuất là tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của xã hội Có thể nói, trình độ củacon người chính là thước đo sự tiễn bộ của xã hội Nói chung, xã hội sẽ luôn vận động

và biến đổi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất, đặc biệt là nhân tố con người.Với những đặc điểm mang bản chất “Người”, con người đã chứng tỏ được tam quan

trọng của mình trong lực lượng sản xuất Trình độ của người lao động sẽ phản ánh

mức độ phát triển của xã hội và cũng là điều kiện dé thúc day xã hội

Hai là, phát triển con người toàn diện Người lao động với tư cách là nhân tố

chủ chốt quyết định sự phát triển của xã hội; do đó, mục tiêu mà C.Mác và

Ph.Ăngghen hướng đến chính là phát triển con người toàn diện ở mọi mặt Thông quahoạt động lao động sản xuất, con người luôn thay đôi và hoàn thiện bản thân C.Máckhang định: “Trong chính bản thân hành vi tái sản xuất, cái được biến đôi không chỉ

là những điều kiện khách quan mà ban thân những người sản xuất cũng biến đồi,tao ra trong mình những phẩm chat mới, phát triển và cải tao ban thân mình nhờ sanxuất tạo ra những lực lượng mới và những quan niệm mới” [59, tr 786-787] Hành

vi lịch sử đầu tiên dé con người có thé duy trì sự sống chính là lao động sản xuất déđáp ứng những nhu câu vật chất của mình mà nhờ hoạt động ấy con người ngày càngphát triển nên việc con người ngày càng hoàn thiện là một tất yếu tự nhiên Con ngườicần tuân theo quy luật của tự nhiên; do đó, phát triển toàn diện là quyền và tráchnhiệm của mỗi cá nhân C.Mác phân tích: “sứ mệnh, chức trách, nhiệm vụ của bất cứ

ai đều là phải phát triển toàn diện tat cả những năng lực của mình, ké cả năng lực tư

duy” [58, tr 171].

Triết học Mác khẳng định con người là một thực thể xã hội và “bản chất của

con người là tong hòa những quan hệ xã hội” [51, tr 19] Do đó, “chỉ có trong cộng

đồng cá nhân mới có được những phương tiện để phát triển toàn diện những năng

16

Trang 21

khiếu và do đó, chỉ có trong cộng đồng, mới có thé có tự do cá nhân” [8, tr 108]

Đồng thời, con người chỉ có thê phát triển bản tính chân chính của mình trong xã hội:

“Nếu như con người bam sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì do đó con người chỉ có

thể phát triển bản thân chân chính của mình trong xã hội” [50, tr 200]

Nội hàm của phát triển con người là phát triển đầy đủ cá tính Bởi vì, cá tính

chính là yếu tố thé hiện nét độc đáo, đặc sắc của mỗi người, giúp cá nhân này khác

biệt so với cá nhân khác C.Mác chỉ ra rằng “Con người là một cá nhân đặc thù nào

đó và chính tính đặc thù của nó làm nó thành ra một cá nhân và một thực thê xã hội

cá thể hiện thực” [58, tr 56-57] Cá tính của con người sẽ được sản sinh trong quá

trình lao động sản xuất, giúp bộc lộ bản chất Người Xuất phát từ bối cảnh xã hội tưbản, C.Mác và Ph.Ăngghen đều thấy con người đã bị mất đi tính độc lập và cá tính

“Trong xã hội tư bản có tính độc lập và cá tính, còn cá nhân người lao động lại mất

đi tính độc lập và cá tính” [52, tr 617] Từ đó, hai ông đã bày tỏ thái độ phê phán gay

gắt đối với giai cấp tư sản đương thời và chủ trương xóa bỏ tính tư sản, tính độc lập

tư bản và tự do tư sản Dé phát triển năng lực, cá tính của con người đầy đủ, C.Mácđưa ra luận điểm cho rằng con người cần có quyên tự do cá nhân Bàn về quyền tự

do cá nhân, ông khang định “Cái quyền được hưởng tính ngẫu nhiên mà không bị cantrở gì trong khuôn khô những điều kiện nhất định là cái mà cho tới nay người ta gọi

là tự do cá nhân” [51, tr 109] Chỉ khi nào con người có quyền làm chủ bản thân,được tự do theo đuôi sở thích thì mới có thé phát triển cá tính và năng lực theo cách

mà mình mong muốn

Theo Ph.Angghen, phương pháp duy nhất dé sản xuất ra những con người phát

triển toàn diện là kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục: “Như người ta có

thé đọc thay một cách chi tiết ở tác phâm của Rô-bơc Ô-oen, từ chế độ công xưởng đãnảy nở ra cái mầm mống của nền giáo dục tương lai, nó sẽ kết hợp lao động sản xuất

với trí dục và thể dục đối với tất cả những trẻ em trên một lứa tuổi nào đấy, coi đó

không phải chi là một phương pháp dé làm thêm nền sản xuất xã hội mà còn là mộtphương pháp duy nhất dé sản xuất ra những con người phát triển toàn diện” [56, tr 688]

Đề cao tầm quan trọng của trí dục và thé dục bởi vì hai ông nhận thấy mỗi cá nhân cần

có cả sức mạnh thể chất và sức mạnh trí tuệ mới có đủ khả năng cải tạo tự nhiên và xã

hội Ph.Angghen nhân mạnh thêm vé vai trò của giáo dục trong việc cải tạo và xây

17

Trang 22

dựng con người: “Muốn cải tạo ban tính chung của con người dé làm cho nó có được

kiến thức và những thói quen khéo léo trong một ngành lao động nhất định, nghĩa là

muốn cho nó trở thành một sức lao động phat triển và đặc thù, thì cần phải có một trình

độ học vấn hay giáo duc nào đó” [56, tr 257] Giáo duc cần đảm bảo tính toàn diện cácmặt trí lực, thê lực và kĩ thuật Việc kết hợp giữa lao động với giáo dục trí lực, thê lực

và kĩ thuật sẽ “nâng giai cấp công nhân lên cao hơn rất nhiều so với trình độ của giai

cấp quý tộc và tư sản” [54, tr 264]

Ba là, phát triển con người toàn diện gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và

văn hóa Phát trién con người toàn diện cần dựa vào nhiều yếu tố như kinh tế, văn hóa

và xã hội Do đó, phát triển con người toàn diện một Cách hiệu quả cần gắn liền vớiphát triển kinh tế - văn hóa va xã hội C.Mác khang định: “Ching ta tự làm nên lịch sử

của chúng ta, nhưng thứ nhất, chúng ta làm ra lịch sử với những tiền đề và những điềukiện xác định Trong số những tiền đề và điều kiện ấy thì những tiền đề và điều kiện

kinh tế, rốt cục giữ vai trò quyết định” [57, tr 642] Theo quan niệm của C.Mác và

Ph.Ăngghen, tiền đề kinh tế giữ vai trò chủ chốt giúp con người sáng tạo ra đời sốngvật chất và tỉnh thần từ đó làm nên lịch sử của chính mình Bên cạnh đó, ông luận giảithêm hoàn cảnh kinh tế và xã hội còn là yếu tố hình thành góp phan hình thành ý thức

và quan niệm của mỗi cá nhân: “Nhưng từ một tình huống là ý chí của những con ngườiriêng biệt, mà mỗi người trong số họ muốn cái mà cau tạo của cơ thé và những hoàncảnh bên ngoài, xét tới cùng là hoàn cảnh kinh tế (hoặc là hoàn cảnh cá nhân của chínhngười đó, hoặc hoàn cảnh xã hội nói chung) lôi cuốn” [57, tr 643]

C.Mác nhắn mạnh: “Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnhcũng tạo ra con người đến mức ấy” [51, tr 55] Điều kiện, hoàn cảnh càng thuận lợibao nhiêu thì con người càng phát triển bấy nhiêu; con người muốn phát triển bảnthân ở phương diện sinh học và xã hội bao nhiêu thì phải tạo ra hoàn cảnh và điềukiện thuận lợi bấy nhiêu Con người cần những điều kiện kinh tế - xã hội dé tồn tai

và phát triển; đến lượt nó, con người lại trở thành động lực thúc đây xã hội Do đó,phát triển con người toàn diện luôn phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội nhưnên tảng vật chất vững chắc

Phát triển con người toàn diện luôn song hành với phát triển văn hóa vì “mỗi

bước tiến lên trên con đường của văn hóa lại là một bước tiễn tới tự do” [55, tr 164]

18

Trang 23

Văn hóa chính là cội nguồn hình thành nên đời sống tinh thần của mỗi cá nhân, vậynên phát triển văn hóa là con đường giúp con người trở thành người tự do theo đúng

nghĩa Ngay từ đầu, con người đã biết tự phân biệt mình với các loài động vật khác ở

khả năng sáng tạo ra đời sống tinh thần Trong lao động sản xuất, con người khôngchỉ sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt phục vụ đời sống vật chất mà còn tạo ra nhữnggiá trị tinh thần C.Mác khẳng định: “Ở đây, những quan niệm, tư duy, sự giao tiếptỉnh thần của con người xuất hiện ra còn là sản phẩm trực tiếp của các quan hệ vật

chat của họ Đối với sự sản xuất tinh thần, đúng như nó biểu hiện trong ngôn ngữ của

chính trị, của luật pháp, của tôn giáo, của siêu hình trong một dân tộc thì cũng thế.Chính con người là kẻ sản xuất ra những quan niệm, ý niệm của mình” [51, tr 37].Văn hóa hay các giá trị tinh thần của con người không phải là thứ có sẵn, bất biến màđược bồi đắp và trở nên phong phú thông qua hoạt động giao tiếp của con người vớigiới tự nhiên và con người với con người Nhờ hoạt động giao tiếp này, con ngườingày càng trưởng thành, hoàn thiện bản thân Do đó, phát triển con người không chỉcần đặt trong mối quan hệ biện chứng với phát triển kinh tế - xã hội mà còn cần kếthợp với phát triển văn hóa

Bốn là, giải phóng con người và xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa dé pháttriển con người toàn diện Trong điều kiện của nền sản xuất tư bản, C.Mác đã nhậnthấy được sự tha hóa trong bản thân con người Con người đã ngày càng đánh mắtchính bản chất chân thật của mình Hậu quả của sự tha hóa đó làm “Bản chất có tínhloài của con người - giới tự nhiên cũng như tài sản tinh thần có tính loài của con người

- bị biến thành một bản chat xa lạ với con người” [58, tr 138] Từ đó, C.Mác đã đặtvấn đề vì sao và “làm thế nào mà con người đi tới chỗ tha hóa lao động của mình? Sựtha hóa đó có cơ sở thế nào trong bản chất của sự phát triển con người” [55, tr 144]

Lao động sản xuất được coi là cơ sở quyết định bản chất con người Tuy nhiên,

trong xã hội tư bản chủ nghĩa, kết quả lao động lại trở nên xa lạ và thống trị lại chính

người lao động Vì vậy, sự bất công trong kết quả lao động của người làm thuê đã dẫnđến tình trạng tha hóa của lao động Thêm vào đó, lao động bị tha hóa còn được bắtnguồn từ sự bat công giữa chính con người với con người Bởi trong điều kiện của nềnsản xuất tư bản chủ nghĩa, sức mạnh của đồng tiền mới có đủ khả năng thống trị tất cả.Chính bởi mối quan hệ bất công từ trong quan hệ giữa kết quả lao động với người lao

19

Trang 24

động và giữa con người với con người đã hình thành nên sự tha hóa của lao động Đây

cũng chính là nguyên nhân trả lời cho câu hỏi vì sao xã hội tư bản chủ nghĩa mặc dù

có lực lượng xã hội phát triển nhưng lại chưa thể thực hiện được mục tiêu phát triển

con người và xã hội vì xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn tồn tại đầy rẫy bất công, bat bìnhđăng và bóc lột giữa con người với con người Sự phát triển của lực lượng sản xuất

trong xã hội này mới chỉ là sự gia tăng về tư liệu sản xuất, tạo ra khối lượng vật chất

khống lồ chứ chưa phải là sự phát triển con người

C.Mác đã chỉ ra con đường giải phóng con người, xóa bỏ hoàn toàn sự tha

hóa đó là dùng bạo lực cách mạng lật đồ xã hội tư bản chủ nghĩa; sau đó xây dựng

xã hội cộng sản chủ nghĩa Bởi vì, “Chủ nghĩa cộng sản với tính cách là sự xóa bỏ

một cách tích cực chế độ tư hữu - sự tự tha hóa ay của con người - va do đó với tinh

cách sự chiếm hữu một cách thực sự bản chất con người bởi con người và vì con

người; do đó với tính cách là việc con người hoàn toàn quay trở lại với chính mình

với tư cách là con người xã hội, nghĩa là có tính chất người - sự quay trở lại nàydiễn ra một cách có ý thức và có giữ lại tất cả sự phong phú của sự phát triển đó.”[58, tr 167] Đồng thời, “Trong khuôn khổ của xã hội cộng sản chủ nghĩa, cái xãhội duy nhất mà trong đó sự phát triển độc đáo và tự do của các cá nhân không còn

là lời nói suông” [51, tr 644].

Xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa là điều kiện cần và đủ để con người pháttriển toàn diện Chỉ có trong xã hội cộng sản, con người mới có cơ hội hoàn thiện bảnthân, theo đuôi sở thích, phát triển năng lực và phát huy sức mạnh nội tại của củamình C.Mác viết: “Trong xã hội cộng sản, trong đó không ai bị hạn chế trong phạm

vi hoạt động độc quyền, mà mỗi người đều có thể tự hoàn thiện mình trong bất kỳlĩnh vực nào thích, thì xã hội điều tiết toàn bộ nền sản xuất, thành thử tôi có khả nănghôm nay làm việc này, ngày mai làm việc khác, buồi sáng đi săn, quá trưa đi đánh cá,

buổi chiều chăn nuôi, sau bữa cơm thì làm việc phê phán, tùy theo sở thích của tôi”

(51, tr 47] Va chỉ có công dân trong xã hội nay mới đạt được ý nghĩa là con người.

Như vậy, triết học Mác khăng định con người cần được phát triển toàn diện vềmọi mặt Mức độ phát triển của con người là tiêu chí cơ bản giúp chúng ta đánh giá

được trình độ phát triển của xã hội Phát triển con người luôn đặt trong mối quan hệ

biện chứng với phát triên kinh tê - xã hội va văn hóa Dé phat triên con người toàn

20

Trang 25

diện, con đường duy nhất là thiết lập được chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, đưa

con người vươn tới xã hội cộng sản chủ nghĩa - một xã hội có đầy đủ điều kiện vật

chất và tinh thần đảm bảo mỗi người có cơ hội phát triển toàn diện

* Tu tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diệnTrên cơ sở tiếp thu tư tưởng của các triết gia phương Đông, phương Tây, đặc

biệt quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mac - Lénin về phát triển con người, Hồ Chí

Minh đã xây dựng hệ thống tư tưởng về con người nói chung và phát triển con ngườinói riêng Cũng giống các bậc tiền bối, Người không có tác phẩm riêng nào chủ yếubàn về vấn đề con người nhưng xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình,

Hồ Chí Minh luôn coi con người là tài sản quý báu nhất của quốc gia và chú trọng sự

nghiệp xây dựng con người toàn diện.

Hồ Chí Minh đã kế thừa quan điểm của triết học Mác trong việc luận giải vấn

đề con người Người vận dụng và luận giải rằng con người chỉ là con người theo đúng

nghĩa khi sống trong môi trường xã hội và có quan hệ gắn bó với gia đình, làng xã,cộng đồng Điều này được thé hiện rõ nét trong định nghĩa của Hồ Chí Minh về con

người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em họ hàng, người thân, ban bẻ, nghĩa

rộng là đồng bào cả nước, rộng nữa là cả loài người” [63, tr 644]

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lựccủa cách mạng Việt Nam Ở giai đoạn lich sử lúc bay giờ, dân tộc ta đang trong tìnhcảnh ““một cổ hai tròng” nên mục tiêu trước mắt Người muốn hướng đến chính là giảiphóng toàn dân tộc, giành lại độc lập, tự do cho nhân dân Biện pháp duy nhất dé giảiphóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công chính là thực hiện cách mạng vô sản

Hồ Chi Minh khang định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường

nào khác con đường cách mạng vô sản” [69, tr 30] Khi giành được thắng lợi, chúng

ta cần tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội vì “Không có chế độ nào tôn trọng con người,chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằngchế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa” [68, tr 60] Mục tiêu cuối cùng chính

là đảm bảo cho con người có cuộc sông âm no, đầy đủ, tự do và hạnh phúc Người đặt

ra van dé: “Ta phải tính cách nào, nếu cần có thé giảm bớt một phần xây dựng dé giảiquyết van dé ăn và mặc của quan chúng được tốt hơn nữa, đừng dé cho tình hình đời

sông căng thăng quá Vân đê con người là hêt sức quan trọng Nhà máy cũng rât cân

21

Trang 26

có thêm, có sớm, nhưng cần hơn là con người” [65, tr 272] Người cũng khang định

thêm sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa có thành công hay không đều dựa vào nhân

tố con người Hồ Chí Minh nói: “chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sông vật chất

và văn hóa của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lây” [67, tr 556]

Tiếp thu quan điểm phát triển con người toàn diện của triết học Mác, Hồ ChíMinh chú trọng các khía cạnh hình thành nên phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân.Nội hàm của phát triển con người theo Hồ Chí Minh là phát triển toàn diện các

phương diện thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức và năng lực thầm mỹ Người cho rằngcon người phải vừa có “tài”, vừa có “đức” mới được coi là phát triển toàn diện Sinh

thời Hồ Chí Minh từng nói: “Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tàichính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chắng những không làm được gì lợi íchcho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa Nếu có sức mà không có tai ví như ông But

không làm hai gì, nhưng cũng không lợi ích gi cho loài người” [66, tr 172] Theo

Người, “Tài” và “Đức” là hai yếu tố luôn phải song hành với nhau; trong đó, đức làcái gốc, là cái có trước

Thành tố nền tảng đầu tiên dé con người phát triển toàn diện chính là thê lực

Hồ Chí Minh rất quan tâm đến van dé phát triển thé lực cho nhân dân Người khangđịnh: “giữ gìn dân chủ, xây dựng Nhà nước, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đếnsức khỏe mới thành công” [62, tr 212] Theo Người, nhân dân có sức khỏe tốt mới có

đủ sức mạnh đề xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Sức khỏe không chi đơn thuần là sự biéuhiện bên ngoài của thé xác mà còn cả yếu tố tinh thần bên trong Bên cạnh việc khangđịnh tam quan trọng của sức khỏe, Người còn kêu gọi mọi người chăm tập thé dục, bồidưỡng sức khỏe vì bản thân và cộng đồng Hồ Chí Minh viết: “Mỗi dân tộc yếu ớt tức

là cả nước yếu ớt, mỗi một dân tộc khỏe mạnh là cả dân tộc khỏe mạnh Vậy nên luyệntập thể dục, bồi bé sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước” [62, tr 212]

Đứng trước bối cảnh thực tiễn của đất nước, Hồ Chí Minh cho rằng một trong

những việc làm cấp thiết chính là nâng cao dân trí vì con người chính là chủ thé xâydựng xã hội chủ nghĩa, thúc day phát triển xã hội Người đã đưa ra một nhiệm vụ cấpbách là diệt “giặc dốt” đề tình trạng mù chữ ngày càng hẹp cả về quy mô lẫn số lượng.Người còn kêu gọi và phát động phong trào “bình dân học vụ”: “Những người đã biếtchữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ Những người chưa biết chữ hãy gắng sức

22

Trang 27

mà học cho biết đi Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, các người

giàu có thì mở lớp ở tư gia day cho những người không biết chữ ở làng xóm láng giéng,

các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ ham mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền,

những người làm chủ mình” [62, tr 36-37] Nhờ phong trào này, trình độ nhận thức,

sự hiểu biết của người dân dần được nâng cao, tình trạng “giặc đốt” được đây lùi

Tiếp thu quan điểm của triết học Mác về khoa học - kĩ thuật, Hồ Chí Minh nhận

thấy khoa học - kĩ thuật chính là lực lượng sản xuất trực tiếp Do đó, Người chủ trương

bồi dưỡng tri thức cho mỗi cá nhân, đặc biệt tri thức khoa học - kĩ thuật Bởi vì xã hội

ngày càng phát triển, con người phải có sự hiểu biết về khoa học - kĩ thuật mới có thétham gia vào quá trình lao động, làm chủ phương tiện và công cụ sản xuất Người viết:

“Máy móc cảng tinh xảo, nếu không có trình độ văn hóa và kĩ thuật thì không thé điềukhiển được Trước đây làm việc theo lối thủ công, nhưng bây giờ làm việc bằng máy

móc tinh xảo cả, nên việc học tập văn hóa, nâng cao trình độ kĩ thuật là cần thiết” [68,

tr 50] Từ đó, Người nhắc nhở phải tạo điều kiện thuận lợi dé người dân có thé nambat, học hỏi các giá trị khoa học - kĩ thuật hiện đại

Nhân dân có một sức khỏe khỏe mạnh, có vốn hiéu biết sâu rộng thôi thì chưa

đủ mà còn cần có tâm trong sáng, có đạo đức, có lý tưởng cách mạng Theo Hồ ChíMinh, nó là phẩm chat cần có của mỗi người dé không bi tha hóa trước những thói hư,tật xấu, trước sự công kích của các thế lực thù địch Do đó, bồi dưỡng, rèn luyện đạođức, xây dựng lý tưởng cách mạng là việc làm cần được thực hiện thường xuyên Ngườikhăng định: “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rènluyện bền bi hàng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng,vàng càng luyện càng trong” [66, tr 293] Đặc biệt, Người nhắn mạnh rằng các cán bộ,đảng viên càng cần có đạo đức vì chỉ có như vậy họ mới có thé lãnh đạo nhân dân trởthành công dân tốt, có ích cho đất nước Bác đã dặn dò trong Di chúc: “Đảng ta là một

đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự cần kiệm liêm chính, chí công

vô tư Phải giữ gìn Đảng ta trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy

tớ trung thành của nhân dân [69, tr 498] Cùng với việc rèn luyện đạo đức, bản lĩnh

chính trị và lý tưởng cách mạng cũng cần được bồi đắp từng ngày, từng giờ vì nếukhông sẽ như “người nhắm mắt mà đi” Như vậy, để xây dựng con người có đạo đức,

Hồ Chi Minh cho rằng cần phải bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mang cho mỗi người

23

Trang 28

dân Đồng thời, chúng ta còn phải tiền hành đấu tranh chống lại những thói hư, tật xấu

dé chúng không thé len lỏi vào trong tâm trí của mình

Đề xây dựng con người toàn diện, bồi đưỡng và nâng cao ý thức thâm mỹ cũng

là yếu tố cần thiết Trong xã hội luôn tồn tại hai mặt tốt và xấu, quan trong là chúng

ta biết tiếp thu, học hỏi những điều tích cực, tránh xa những thứ tiêu cực Đề nhận

thức được cái gì là xấu, cái gì là tốt, con người cần được giáo dục năng lực thẩm mỹ

Theo Hồ Chí Minh, kết quả của việc nâng cao ý thức thâm mỹ cho người dân là “làm

cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mắt dần đi”

[69, tr 558] Tuy nhiên, quan niệm về cái xấu, cái đẹp không phải cố hữu, bat biến mà

luôn vận động, biến đôi phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội Do đó, bên cạnh việc

kế thừa những giá trị quý báu, tốt đẹp của dân tộc, chúng ta cũng cần loại bỏ những

truyền thống đã lỗi thời, lạc hậu trở thành rào cản đối với phát triển của xã hội; đồng

thời, tiếp thu những giá trị tinh hoa, tiễn bộ của nhân loại

Nói chung, con người cần được phát triển đầy đủ ở các phương diện thé lực, tríluc, đạo đức và năng lực thẩm mỹ Vậy làm thé nào dé phát triển con người? Trướctiên, Hồ Chí Minh khang định cần xây dựng một nền giáo dục toàn diện dé sản sinh ranhững cá nhân vừa “hồng”, vừa “chuyên” Theo Người, mỗi người dân phải được giáo

dục và bồi dưỡng về mọi mặt: đức, trí, thé, mỹ Trong thư gửi các em hoc sinh nhân

ngày mở trường (24/10/1955), Người nhắn nhủ giáo dục gồm: “Thé dục: Đề làm thânthé khỏe mạnh, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung/ Trí dục: Ôn lại nhữngđiều đã học, học thêm những tri thức mới/ Mỹ dục: Đề phân biệt cái gì là đẹp, cái gì làkhông đẹp/ Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêutrọng của công” [65, tr 74] Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng phương pháp giáo dục hiệuquả là phương pháp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành Người viết: “Lý luận phảiđem ra thực hành Thực hành phải nham theo lý luận Lý luận cũng như cái tên (hoặc

viên đạn) Thực hành cũng như cái đích để bắn Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung

tung, cũng như không có tên Lý luận cốt dé áp dụng vào thực tế Chỉ học thuộc lòng,

dé đem loé thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng

thời học thì phải hành” [63, tr 472].

Phát triển con người toàn diện còn cần dựa trên nền tảng vật chất và nền tảngtinh thần vững chắc Hồ Chí Minh khang định nền tảng vật chất đóng vai trò vô cùng

24

Trang 29

quan trọng bởi vì “dân lay an lam gốc, có thực mới vực được đạo Nếu đói bụng thì các

cô, các chú nói gì hay mấy cũng không ai nghe” [62, tr 411] Đồng thời, Người nhắn

mạnh: “Tục ngữ có câu: có thực mới vực được đạo, vì thế kinh tế phải đi trước” [69,

tr 470] Do đó, Hồ Chí Minh chủ trương chú trọng phát triển kinh tế dé cải thiện chatlượng cuộc sống của nhân dân Bên cạnh yếu tố vật chất, xây dựng nền tảng tinh thanvững chắc cũng là nhiệm vụ không thê thiếu trong sự nghiệp phát triển con người Vănhóa là một bộ phận quan trọng, là nền tảng tinh thần của đời sông xã hội Do đó, mộttrong những nhiệm vụ hàng đầu là phát triển văn hóa kết hợp giữ gìn bản sắc của dântộc Nếu phát triển kinh tế góp phan nâng cao đời sống vật chat của người dân thì phát

triển văn hóa có tác dụng nâng cao đời sống tinh thần Trong xây dựng nền văn hóa,chúng ta vừa phải cố gắng kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, vừa

phải chủ động tiếp thu tỉnh hoa văn hóa của nhân loại Người nói: “Phát triển những

truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ

thế giới, để xây dựng một nên văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đạichúng” [64, tr 40] Động lực vật chất và động lực tinh thần chính là điều kiện cần và

đủ dé con người có cơ hội hoàn thiện bản thân trên mọi phương diện

Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn khắng định mỗi cá nhân cũng cần phát huy yếu tốchủ thê chủ động, tích cực rèn luyện, tu đưỡng bản thân Người cho rằng khuyến khíchcon người tham gia lao động sản xuất là biện pháp hữu hiệu thúc day con người pháttriển vì lao động góp phần nâng cao khả năng nhận thức của con người về các quy luật,

về các mối quan hệ với tự nhiên và xã hội Hồ Chí Minh viết: “Hoạt động sản xuất của

xã hội phát triển từng bước từ thấp đến cao Vì vậy, sự hiểu biết của người ta (về giới

tự nhiên, cũng như về xã hội) cũng phát triển từng bước từ thấp đến cao, từ cạn đến

sâu, từ một mặt đến toàn diện” [64, tr 121] và “do sự sản xuất vật chất mà nguoi tahiểu biết dan các hiện tượng, các tinh chat, các quy luật và mối quan hệ giữa người với

giới tự nhiên Lại do hoạt động sản xuất mà dan hiểu rõ mối quan hệ giữa người này

với người khác” [64, tr 121] Dé hoàn thiện bản thân, mỗi người cần có ý thức tự giác,

có ý chí phan đấu, tích cực trong lao động sản xuất, bồi đưỡng bản thân

Như vậy, Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm rất sâu sắc về phát triểncon người Người khẳng định con người cần được phát triển toàn diện trên các khía

cạnh thé lực, trí lực, dao đức và thầm mỹ Từ đó, Người đặt ra yêu cầu phải rèn luyện,

25

Trang 30

giáo dục va dao tạo con người theo các tiêu chí về đức, trí, thê, mỹ Hồ Chí Minh

khang định thêm ý thức cá nhân cần kết hợp với sức mạnh tập thé thì sự nghiệp phát

triển con người toàn diện mới gặt hái được nhiều thành công

1.1.2 Quan diém của Chương trình Phát triển Liên Hop Quốc (UNDP) và

Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện

* Quan điểm của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) về phát

triển con người toàn diện

Vẫn đề con người thường xuất hiện trong tư tưởng, quan điểm của các triết gia,các nhà chính trị Tuy nhiên, phải đến cuối thé ky XX, tổ chức chuyên nghiên cứu vềcon người - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development

Programme, viết tắt là UNDP) mới ra đời Đây là tổ chức đề cao con người với phương

châm: con người là yếu tô quan trọng, giữ vị trí trung tâm của quá trình phát triển kinh

tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc Trong báo cáo phát triển con người được công bố

lần đầu tiên năm 1990, UNDP đã khẳng định con người là nguồn vốn quan trọng nhấtcủa mỗi quốc gia: Của cải đích thực của một quốc gia là con người của quốc gia đó

Và mục đích của sự phát triển là để tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép con ngườiđược hưởng cuộc sống lâu dài, mạnh khỏe và sáng tạo [112, tr 9]

Cũng trong báo cáo này, UNDP đã đưa ra khái niệm sâu sắc về phát triển con

người: Phát triển con người là một quá trình mở rộng sự lựa chọn của con người Điềuquan trọng nhất của phạm vi lựa chọn rộng lớn đó là dé con người sống một cuộc sốnglâu dài và khỏe mạnh, được giáo dục và tiếp cận đến các nguồn lực cần thiết cho mộtmức sống cao [112, tr 10] Nội hàm của khái niệm “mở rộng phạm vi lựa chọn” củacon người bao gồm hai phương diện là mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực

lựa chọn của con người [107, tr 13] Trong đó, mở rộng cơ hội lựa chọn vừa mang ý

nghĩa mở rộng không gian lựa chọn, vừa là mở rộng quyền lựa chọn của mỗi cá nhântrong mọi lĩnh vực Tăng cường năng lực tự chọn có thê hiểu là khả năng đạt đến cácmục tiêu được lựa chọn và thực hiện các chức năng có liên quan một cách đầy đủ, hiệu

qua và lâu dài [107, tr 13] Việc mở rộng cơ hội lựa chọn là chìa khóa vàng giúp con

người được phát triển khỏe mạnh, nâng cao tri thức và kéo dài tuổi thọ

Theo quan điểm của UNDP, mục đích cao nhất của phát triển xã hội, xét đến

cùng là vì con người, chứ không chỉ đơn thuần là tăng trưởng kinh tế, gia tăng của

26

Trang 31

cải vật chất Hiện nay, ở một số quốc gia, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng cao

nhưng con người vẫn rơi vào tình cảnh thất nghiệp, nghèo đói; vậy nên, xã hội pháttriển không đồng nghĩa với việc con người phát triển Phát triển kinh tế, xây dựngnền tang vật chat vững chắc là điều kiện cần dé phát triển con người toàn diện; tuynhiên nó không phải là đích đến cuối cùng Mục tiêu chúng ta hướng đến là nâng cao

chất lượng cuộc sống dé con người được hưởng hạnh phúc

UNDP cũng luôn nhân mạnh về tầm quan trọng của việc phát triển con người

bền vững trong các báo cáo phát triển con người Nguyên tắc phát triển con người bền

vững được chỉ rõ trong Báo cáo năm 1994: thực chất của sự phát triển con người bền

vững là mọi người đều có quyền bình đăng trong việc mở rộng cơ hội ở hiện tại và

trong tương lai [113, tr 19] Trong những báo cáo tiếp theo, UNDP đã xác định nhữngyêu tô của quá trình phát triển con người bền vững là tăng cường năng lực và sức khỏe

(nâng cao thể chất, năng lực tinh thần - thông qua việc giáo dục, nâng cao trình độ, kĩ

năng); chia sẻ công bằng nguồn lợi (tạo sự công bằng trong tiếp cận cơ hội cho tất cảmọi người, đặc biệt là nhóm người yêu thế trong xã hội); sự phát triển của hiện tạikhông gây tác động tiêu cực đến thế hệ tương lai, xét cả về môi trường tự nhiên, xã hội,văn hóa, nguồn lực tự nhiên ); cơ hội tham gia vào sự phát triển [71, tr 40-41]

Đề phản ánh mức độ phát triển con người trong từng giai đoạn, UNDP đã đưa

ra chỉ s6 HDI (Human Development Index) như sự cụ thé hóa sự phát triển con ngườithành các chỉ số cụ thể Chỉ số HDI là chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp đo lường sựphát triển của con người trên ba phương diện: Sức khỏe, giáo dục và thu nhập củaquốc gia, vùng lãnh thé hoặc địa bàn địa phương của quốc gia, vùng lãnh thé trong

kỳ quan sát [97, tr 3].

Về phương pháp tính Chỉ số tông hợp HDI, từ năm 1990 đến năm 2010, chỉ

số này được tính theo phương pháp bình quân cộng ba chỉ số thành phần: Chỉ số sức

khỏe, chỉ số giáo dục và chỉ số thu nhập với công thức tính sau:

lsức khoẻ giáo dục X Ïthu nha

Trong do:

HDI : Chi số phát triển con người;

Istee knoe : Chỉ số sức khỏe, được tính thông qua chỉ tiêu tuổi thọ trung bình

27

Trang 32

tính từ lúc sinh; còn được gọi là tuổi thọ bình quân hay triển vọng sống trung bình

khi sinh; [97, tr 4]

Igiso auc : Chỉ số giáo dục, được tính thông qua 2 chỉ tiêu: Tỷ lệ dân số từ 15

tuôi trở lên biết đọc, biết viết và ty lệ nhập học các cấp; [97, tr 4]

Ttnunnap : Chỉ số thu nhập, được tính thông qua chỉ tiêu tổng sản phẩm trong

nước bình quân đầu người theo sức mua tương đương [97, tr 4]

Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, công thức tính HDI có sự điều chỉnh nhưsau: công thức tính Chỉ số tổng hợp HDI chuyền từ bình quân cộng giản đơn ba chỉ

số thành phần sang bình quân nhân đơn giản như sau:

HDIFS/Isirc khoẻ X lgiáo auc X Ïthụ nhập

HDI nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 (0 < HDI < 1) Trong đó, HDI thé hiện

trình độ phát triển con người ở mức lý tưởng nếu đạt tối đa bằng 1; HDI thể hiện không

có sự phát triển mang tính nhân văn khi tối thiểu bằng 0 Bốn nhóm được UNPD đưa ra

dựa vào chỉ số HDI dé xếp hạng phát triển con người ở các quốc gia, vùng lãnh thé hoặc

các địa phương, vùng, miền ở một vùng quốc gia, vùng lãnh thé [97, tr 5]:

+) Nhóm 1: HDI > 0,800 đạt mức rất cao

+) Nhóm 2: 0,700 < HDI < 0,800 đạt mức cao +) Nhóm 3: 0,550 < HDI < 0,700 đạt mức trung bình

+) Nhóm 4: HDI < 0,550 đạt mức thấp

Có thê thấy, chỉ số HDI phản ánh được sự phát triển con người trên các phương

diện sức khỏe (thể hiện qua tudi thọ trung bình tinh từ lúc sinh), tri thức (thé hiện qua

chỉ số giáo dục) và thu nhập (thé hiện qua tổng thu nhập quốc gia bình quân đầungười) Dựa vào chỉ số này chúng ta có thé đo lường, đánh giá mức độ phát trién con

người và chất lượng cuộc sống của người dân ở từng quốc gia, từng vùng miền một

cách chính xác Nhờ đó, các chính sách khác nhau sẽ được xem xét, lựa chọn và điềuchỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn Tuy nhiên, chỉ số HDI chưa thé hiệnday đủ quan điểm về phát triển con người toàn diện vì chỉ số này chưa phản ánh đượccác khía cạnh quan trọng khác của con người như: hòa nhập xã hội, công băng, hạnh

phúc, tự do [87, tr 6].

* Quan diém của Dang Cộng sản Việt Nam về phát trién con người toàn điện

28

Trang 33

Vận dụng quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh,

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao nhân tố con người; từ đó, đặt ra nhiệm vụ hàng

đầu trong giai đoạn hiện nay là phát triển con người toàn diện Điều này được chứng

minh rõ ràng qua quan điểm, chủ trương, đường lối của Dang trong các văn kiện Vănkiện Đại hội đại biểu toàn quốc Văn kiện Dai hội Dang lần thứ IX khang định: “Xâydựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thểchất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩatình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội” [9, tr.114] Nhìn chung, theo quan điểm của Dang ta thời kỳ này, nhiệm vụ hàng đầu là pháttriển con người toàn diện trên các phương diện thé lực, trí lực và tâm lực

Van đề xây dựng và phát triển con người tiếp tục được làm rõ trong quan điểm,

chủ trương của Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X Trong giai đoạn này, Đảng Cộng

sản Việt Nam chú trọng hoàn thiện các giá trị con người và bồi đưỡng các giá trị văn

hóa cho người dân Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân

cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế Bồi dưỡng các giá trị văn

hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực

trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” [10, tr 106].

Trong kỳ Văn kiện Đại hội tiếp theo, Đảng Cộng sản Việt Nam làm rõ vấn đềxây dựng nhân cách con người; đồng thời, dé ra phương hướng phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao trong tương lai Văn kiện Đại hội XI khẳng định: “Chú trọng xây

dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất,lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế

hệ trẻ” [11, tr 126], “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao

là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định day mạnh phát triển và ứng dụng khoa

học công nghệ cơ cấu lại nền kinh tế” [11, tr 128]

Trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,

Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn luôn quán triệt quan điểm: Con người vừa là mục tiêu,

vừa là động lực của sự phát triển xã hội Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII khẳng

định: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục

tiêu của chiến lược phát triển” [12, tr 126] Đảng ta đã đưa ra chủ trương mới phù

29

Trang 34

hợp với bối cảnh mới “xây dựng nền văn hóa và con người phát triển toàn diện, hướng

đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuan tinh than dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa hoc”

[12, tr 126] Phát triển văn hóa và phát triển con người luôn phải song hành với nhau.

Phát triển văn hóa vì mục tiêu xây dựng con người có nhân cách, lối sống lành mạnh,

có ý thức trách nhiệm Bên cạnh việc xây dựng con người dựa trên những giá trị nền

tang từ trước đến nay, Dang ta còn chỉ ra một giá trị mới cần được bồ sung trong nhân

cách con người đó là “khoa học” vì khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực

tiếp, là nguồn nội lực thúc day phát triển kinh tế - xã hội Bên cạnh việc chú trọng

công tác giáo dục tri thức, đạo đức, các giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc, giáo

dục khoa học cũng được ưu tiên hàng đầu

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển nhanh

chóng của khoa học và công nghệ, Đảng ta đã có những điều chỉnh nhất định trong

các quan điểm, chiến lược thúc đây phát triển con người toàn diện Văn kiện Đại hội

lần thứ XT tiếp tục khẳng định vi trí trung tâm của con người, dé cao nhân tố conngười và coi con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển: “Phát huy tối đa nhân

tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thé, nguồn lực quan trọng nhất và mục

tiêu của sự phát triển” [13, tr 215] Quan điểm ay duoc Dang ta van dung tu quanđiểm của chủ nghĩa Mac - Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của conngười đối sự phát triển của xã hội Hồ Chí Minh khang định: “Dễ mười lần khôngdân cũng chịu; khó trăm lần dân liệu cũng xong” [70, tr 280] Đề phát huy tối đa vaitrò là nguồn lực quan trọng nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương: “Xây dựngcon người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức,

trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc” [13, tr 213] và “Đào

tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân,

xã hội; có kĩ năng sống, kĩ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ

số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế (công dân toàn cầu)” [13, tr 232-233]

Trong các kỳ Văn kiện Đại hội trước, nội dung phát triển con người toàn diệntập trung chủ yếu ở các khía cạnh thể lực, trí lực và tâm lực, thì đến Văn kiện Đại hộilần thứ XIII, công tác đào tạo con người ở phương diện kĩ lực (kĩ năng sống, kĩ nănglàm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin) được chú trọng nhiều hơn Đảng ta đang

hướng đến xây dựng con người Việt Nam thời đại mới vừa mang giá trị truyền thống,

30

Trang 35

vừa mang giá trị hiện đại dé có thé đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn Trong giai

đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam cố gang thúc đây con người phát huy tinh

thần sáng tạo, nâng cao năng lực ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Từ đó,

Đảng ta thực hiện chủ trương: “Hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanhnghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển, chuyền giao, ứng dụng tiễn bộ khoa học và côngnghệ” [13, tr 141] Đồng thời, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII nhắn mạnh: “Đây mạnhphát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộcCách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế” [13, tr 231] Từ đó, Đảng ta

đã đưa ra nhiều chính sách, chiến lược nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và

phát triển con người Có thé thấy, Dang Cộng sản Việt Nam đã đưa ra những quan

điểm, chính sách, chiến lược sáng suốt, đúng đắn, đồng bộ có hiệu quả trong công tácxây dựng và phát triển con người phù hợp với yêu cầu của xã hội giai đoạn mới Nhìn

lại chặng đường đã qua, quan điểm về phát triển con người của Đảng ta ngày càng

sâu sắc và hoàn thiện

Qua phân tích có thé thay rang con người với khả năng chế tạo ra công cụ lao

động và ứng dụng khoa học - công nghệ đã chứng tỏ vị trí, vai trò to lớn của mình

trong lực lượng sản xuất Việt Nam cần dựa vào nhiều nguồn lực khác nhau nhưnguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn vật chat và nguồn vốn con người dé thúc đây pháttriển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, nguồn vốn tự nhiên không phải là vô cùng, vô tận

mà sẽ cạn kiệt theo thời gian Đối với một quốc gia có tiềm lực tài chính hạn hẹp nhưnước ta, phương tiện sản xuất, cơ sở hạ tầng chưa được đảm bảo như các nước trongkhu vực và trên thế giới thì việc dựa vào nguồn lực vật chất sẽ vô cùng khó khăn

Con người với những tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm và tinh thần sáng tạo đã và đang

chứng tỏ bản thân mình là nguồn vốn quý giá nhất Đảng Cộng sản Việt Nam luôncoi con người là trung tâm của moi phát triển, là yếu tổ chủ chốt đảm bảo cho sự phát

triển bền vững của đất nước Do đó, phát triển con người toàn diện là một trong những

chiến lược quan trọng được Đảng và Nhà nước nước ta quan tâm sâu sắc Trên cơ sở

lý luận của C.Mác và Ph.Angghen, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Dang Cộng sản ViệtNam, của UNDP và tình hình thực tiễn của đất nước, phát triển con người Việt Namhiện nay là nâng cao chất lượng con người theo các tiêu chí thể lực, trí lực, kĩ lực và

tâm lực dé môi cá nhân có đủ sức khỏe, năng lực, kĩ năng và pham chat đáp ứng yêu

31

Trang 36

câu ngày càng cao của bối cảnh bùng no khoa học và công nghệ hiện đại Với cách

hiểu như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tác giả sẽ tập trung phân tíchnội dung phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư ở các phương diện như: phát triển thể lực, phát trién trílực - kĩ lực, phát triển tâm lực

1.2 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động của nó đến việc phát

triển con người Việt Nam toàn diện

1.2.1 Khái quát về cuộc Cách mạng công nghiệp lan thứ tư

* Boi cảnh hình thành của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tưTheo Klaus Schwab, khái niệm “Cách mang” ám chỉ những thay đổi mang tính

đột phá và cấp tiến [80, tr 19] Chúng ta có thé hiểu rằng cách mạng công nghiệp là cuộc

cách mạng diễn ra trên lĩnh vực sản xuất giúp chuyên đổi từ sản xuất thủ công sang nền

sản xuất cơ khí Những phát triển đột phá và cấp tiền về khoa học, kĩ thuật và công nghệ

chính là nền tảng cho sự ra đời của các cuộc cách mạng công nghiệp Những thành tựukhoa học và công nghệ ấy đã làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, làm tăng chatlượng lẫn số lượng của sản phẩm góp phan thúc đây nền sản xuất phát triển

Lịch sử của xã hội loài người đã chứng kiến bốn cuộc cách mạng công nghiệpdiễn ra Mot là, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuộc Cách mạng côngnghiệp 1.0) Cuộc Cách mạng này diễn ra ở Bắc Mỹ và Tây Âu từ đầu thé kỷ XVIIIđến giữa thế kỷ XIX Với phát minh vĩ đại của James Watt về động cơ hơi nước, cuộcCách mạng công nghiệp lần thứ nhất là sự khởi đầu của nền công nghiệp sử dụngnăng lượng hơi nước và cơ giới hóa sản xuất Hai là, cuộc Cách mạng công nghiệplần thứ hai (cuộc Cách mạng công nghiệp 2.0) Cuộc cách mạng công nghiệp này dựatrên nền tảng là động cơ đốt trong và điện được bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ XIX đếnđầu chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời các dây

chuyên sản xuất trên quy mô lớn Nhờ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, các

dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn ra đời Ba la, cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ ba hay còn gọi là cuộc Cách mạng công nghệ số bắt đầu từ những năm

60 của thé ky XX Việc làm chuyên đổi công nghệ điện tử cơ học sang các thiết bịđiện tử kĩ thuật số góp phần thúc đây sản xuất hàng loạt dựa trên Internet và thiết bị

điện tử Bon là, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cuộc Cách mạng công nghiệp

32

Trang 37

4.0) dựa trên nền tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, đặc biệt là những

phát minh, sáng kiến trên các lĩnh vực: Vật lý, kĩ thuật số và sinh học

Nhìn chung, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai chủ yếu

là cách mạng về công cụ và phương tiện sản xuất, đến cuộc Cách mạng công nghiệplần thứ ba có thêm cách mạng về đối tượng lao động Cuộc Cách mạng công nghiệplần thứ tư không chỉ là cuộc cách mạng toàn diện về các yếu tố: người lao động, công

cụ, phương tiện lao động và đối tượng lao động mà đặc biệt cuộc cách mạng này tạo

nên sự “kết nối” giữa các yếu tố này [35, tr 10-11] Sự xuất hiện của cuộc Cách mạng

công nghiệp lần thứ tư không phải là ngẫu nhiên mà do những biến động nội tại của

thế giới:

Thứ nhất, hoàn cảnh kinh tế của thế giới dang lâm vào tình trạng khó khăn

Hầu hết các nước trên thé giới đều đối mặt với tình trạng nền kinh tế tăng trưởng

chậm lại, sức ép về năng lực cạnh tranh giữa các nước công nghiệp ngày càng lớn

Van đề đặt ra là tái cơ cấu kinh tế, thậm chí thay đổi căn bản mô hình phát triển kinh

tế để đạt được hiệu quả hơn Sau thời kỳ phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạngcông nghệ số (Cách mạng công nghiệp lần thứ ba), thế giới đã diễn ra cuộc khủnghoảng tài chính - kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 - 2010 Hơn thế, các quốc giaphát triển còn đứng trước nguy cơ mat dan các thị trường lớn ở châu A, Nam Mỹ vaĐông Âu vào tay các nền kinh tế mới nôi Từ cuộc khủng hoảng ấy, các nước lớn trênthế giới nhận thấy rằng muốn phát triển hiệu quả và bền vững cần điều chỉnh, thayđổi mô hình kinh tế Đồng thời, trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng hiện nay, cácsức ép về vấn đề an ninh năng lượng, an ninh môi trường đã đòi hỏi các nước trên thếgiới, nhất là các nước phát triển nghiên cứu, tìm ra các giải pháp công nghệ tổ chứclại sản xuất vì mục đích tối ưu hóa quá trình sản xuất và tiết kiệm tài nguyên, thân

thiện với môi trường.

Thứ hai, sự cạnh tranh kinh tế và công nghệ giữa nước lớn với nước lớn, giữa

nước lớn với các nước có nền kinh tế mới nổi diễn ra ngày càng gay gắt Cuộc cạnhtranh này sẽ phân định được đâu là quốc gia có tiềm lực hàng đầu thế giới Do đó,các nước công nghiệp lớn, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu phải tạo ra những bướcngoặt trên lĩnh vực khoa học và công nghệ để tiếp tục duy trì vi trí dẫn đầu nền kinh

tê thê giới Thêm vào đó, các quôc gia nay cũng tăng cường thiệt lập các rào cản ki

33

Trang 38

thuật, nhất là quy định về quyền sở hữu trí tuệ để hạn chế sự tiếp cận công nghệ mới

của các nước khác trên thế giới Đồng thời, nhiều quốc gia cũng quan tâm việc đầu

tư vào phát triển chất xám, trí tuệ con người vào các lĩnh vực công nghệ trọng điểm

Mục đích chung là tạo khoảng cách kinh tế va công nghệ giữa các nước phát trién

Thứ ba, trung tâm của cuộc cách mạng công nghiệp - các nước tư bản phát triển

đang thiếu nguồn lao động có kĩ năng và chi phí lao động cao Trong giai đoạn này,

tình trạng già hóa dân số và thiếu nguồn lực lao động đang là một van dé nan giải ở các

nước phát triển Đề bù đắp sự thiếu hụt lao động, các quốc gia này chú trọng việc đầu

tư phát triển khoa học và công nghệ dé gia tăng năng lực cạnh tranh với các nước côngnghiệp phát triển và nền kinh tế mới nồi Bên cạnh đó, chi phí trả công lao động ngày

càng cao do tính chất công việc phức tạp hơn, mức phí sinh hoạt cao, điều kiện làm

việc, phúc lợi xã hội đồng loạt tăng Do đó, các nước phát triển cũng cần đây mạnh

phát triển khoa học và công nghệ dé giải quyết bài toán về chi phí lao động

Thứ tw, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba tạo nền tảng quan trọng cho

sự ra đời của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bằng cách đặt các cơ sở hạ tầng

và xu hướng kĩ thuật quan trọng Trong đó, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

đã đặt nền tảng cho sự kết nối rộng rãi và phát triển của Internet Cơ sở hạ tầng kĩthuật số tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy cập nguồn thông tin không lồ một Cách

dễ dàng trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Ngoài ra công nghệ 3.0 tạotiền đề vững chắc cho sự phát triển của tự động hóa trong sản xuất; nhờ đó các robottrở nên ngày càng phổ biến Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn đánh dấu

sự phát triển về khả năng quản lý và phân tích dữ liệu, điều này chuẩn bị cho việc

triển khai trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong cuộc cách mạng tiếp theo Có thé thấy

rằng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đóng vai trò to lớn dẫn đến sự ra đời

và thúc đây phát triển cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

* Ban chất và đặc điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp lan thứ tw

Khái niệm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được xuất phát từ thuật ngữ

“công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) được đưa ra lần đầu tiên tại “Hội chợ công nghệ

Hannover” ở Cộng hòa liên bang Đức năm 2011 Vào năm 2012, khái niệm này chính

thức được đề cập trong bản “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” do chính

phủ Đức thông qua Trong đó, công nghiệp 4.0 được hiểu là kết nối các hệ thống

34

Trang 39

nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kĩ thuật số giữa công nghiệp,

kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong Đến năm 2016, khái niệm Cách mạngcông nghiệp lần thứ tư được Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) và giáo sư Klaus Schwas

- người sáng lập và chủ tịch điều hành WEF phổ biến rộng rãi ra toàn thế giới

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên nền tảng lý luận của các phátminh trong cuộc Cách mạng khoa học - công nghệ và tiền đề vật chất là cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ ba Sự phát triển mạnh mẽ của của các phát minh, lý thuyết

khoa học của cuộc Cách mạng khoa học - công nghệ là yếu tố trực tiếp cho sự ra đời

của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Nó đóng vai trò dan đường và quyết

định toàn bộ nền sản xuất công nghiệp và đời sống xã hội Do đó, tốc độ phát triểncủa sản xuất nói riêng và toàn xã hội nói chung trong cuộc Cách mạng công nghiệp

lần thứ tư phụ thuộc vào sự phát triển của cuộc Cách mạng khoa học - công nghệ Có

thể thấy, thực chất cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sản phẩm và chịu sự

chi phối của cuộc Cách mạng khoa học - công nghệ

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đặc trưng bởi sự kết hợp côngnghệ ở ba lĩnh vực là vật lý, kĩ thuật số và sinh học Nguyên tắc công nghệ căn bản củacuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là trí tuệ nhân tạo kết nối với các công nghệ

mới do Cách mạng khoa học - công nghệ tạo ra [27, tr 18] Trong đó, hoàng loạt công

nghệ mới trên lĩnh vực vật lý có thé ké đến như xe tự động lái, vật liệu mới, in 3D,robot thé hệ mới và công nghệ nano Cầu nối giữa các ứng dụng vật lý và kĩ thuật sốchính là Internet vạn vật (IoT) Ngoài ra, các yếu tố cốt lõi trên phương diện kĩ thuật

số còn là trí tuệ nhân tạo (AI) và đữ liệu lớn (Big data) Một trong những đột phá ngoạn

mục trong lĩnh vực sinh học là công nghệ gen Nó không chỉ được ứng dụng trong

ngành y tế mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với ngành nông nghiệp và sản xuất nhiên liệusinh học Trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các công nghệ kết hợp và bổ

trợ lẫn nhau đề đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của con người

Khi bàn về bản chất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, có rất nhiều

ý kiến trái chiều về van dé này Có quan điểm cho rằng, đó chỉ là những biểu hiệntiếp theo của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba chứ không thể coi đó là mộtcuộc cách mạng công nghiệp mới, thậm chí có người phản bác rằng nó chỉ là phần

mở đầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba chứ bản chất của nó không phải

35

Trang 40

là cuộc cách mạng công nghiệp này Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ

tư đến thời điểm hiện tại đã được thừa nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới,điều này được thê hiện thông qua những chính sách, chiến lược của các quốc gia trướctác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Nhìn chung, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo nên xu thế lớn vềcông nghệ nhờ những phát minh, sáng chế khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực

kĩ thuật số, vật lý và sinh học Cuộc cách mạng này đã và đang tác động sâu sắc đến

các mặt của đời sông xã hội, đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải có sự điều chỉnh

trong chiến lược và chính sách để tận dụng được tối đa cơ hội và hạn chế tối thiểu

thách thức Với sự thay đôi phương thức sản xuất nhờ ứng dụng tiễn bộ khoa học va

công nghệ hiện đại, tiên tiến, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đây lực

lượng sản xuất phát triển vượt bậc Phương thức sản xuất mới kết hợp hệ thông thực

- ảo đã dần được hình thành Máy móc trong các dây chuyền sản xuất được số hóa

bang các công nghệ như Internet van vat (IoT), trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây

để có thê làm việc và giao tiếp với con người Như vậy, cuộc Cách mạng công nghiệplần thứ tư không chỉ đơn thuần là cuộc cách mạng công nghệ mà nó là cuộc cáchmạng có khả năng thay đồi quan hệ sản xuất Nó hình thành nên các quan hệ mới tíchhợp giữa con người với máy móc, giữa máy móc với máy móc Đồng nghĩa rằng xãhội ngày càng đòi hỏi con người có tri thức, trình độ tay nghề; kĩ năng cao dé có thêvận hành máy móc, cải tiến nó phục vụ cuộc sống của mình Đồng thời, người laođộng cũng cần nâng cao tính kỷ luật, tính liên kết khi làm việc trong môi trường sảnxuất tự động hóa cao Mỗi cá nhân là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất đó;năng suất của người này có thé ảnh hưởng đến kết quả của người khác Hơn nữa, mối

quan hệ g1ữa con người với con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi khoa học và

công nghệ phát triển như vũ bão Con người có xu hướng giao tiếp nhiều hơn với máymóc mà lãng quên, thờ ơ, tránh giao tiếp với xã hội Từ bản chất nêu trên, cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư có một số đặc điểm nỗi bật như sau:

Một là, cuộc Cách mạng công nghiệp này diễn ra với tốc độ nhanh chóng Vớinhững đột phá công nghệ diễn ra trên nhiều lĩnh vực, thế giới của chúng ta đang pháttriển theo hướng số hóa, tự động hóa Biéu hiện của sự phát triển nhanh chóng của

cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự gia tăng chóng mặt của công nghệ vạn

36

Ngày đăng: 29/06/2024, 14:38

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w