Tuy nhiên, với yêu cầu và khuôn khổ của luận án cho phép, chúng tôi chỉ nghiên cứu Nho giáo chủ yếu với tư cách là một học thuyết chính trị - xã hội, được các triều đại phong kiến Việt N
Trang 1i ĐẠI HỌC QUỐC GIÁ HÀ NỘI —
TRƯỜNG ĐẠT HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYÊN THANH BÌNH
TRUYẾT CHINH TRI - XÃ HỘI CUA NHO BiÁ0
VÀ SỰ HH Hi “ CUA NÓ Ữ VIỆT NAM
(TỪ THÊ KY XI DEN NỨA ĐẦU THE KY XU
ey
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HOC
HÀ NỘI 2005
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
* ok
NGUYEN THANH BINH
HOC THUYET CHINH TRI - XA HỘI CUA NH0 GIAO
VA SỰ THÊ HIỆN CUANOO VIETNAM
-(TỪ THE KY XI DEN NUA ĐẦU THE KY XIX)
Chuyên nganh : Chủ nghĩa duy vat biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Ma số : 5.01.02
LUẬN AN TIEN SĨ TRIẾT HOC
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:
1 GS.TS Nguyễn Tài Thư
2 GS.TS Lê Văn Quán
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đâu là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi Những kết quả va nội dung của luận án là
trung thực, chưa được công bố ở những công trình
nghiên cứu khác
Tác giả
Nguyễn Thanh Bình
Trang 4" 1êăă -
"" K ẰẰ~ 2 Tình hình nghiín cứu liín quan đến đề tăi
3 Mục đích vă nhiệm vụ của luận ân - - -<+<<+s<e<s++ 1 11:00 VA PAM Vì HGHICH
CỨU : : ềevềằsS -hi SCTE CUU
"ốc ai 00U
7 Ý nghĩa thực tiễn vă khoa học của dĩ tăi -c+c<+s+s++s+ a MAE MUL csr cae ceccescecsscasanietebst vonensassnassenseneacsesccenarsaennieases PPM occ o síđ.ằíễ ẳ ẳằíằềễísộễ.eeeenaS Chuong 1 NHO GIAO VOI TINH CACH LA HOC THUYET CHÍNH TRI - XA HOI Ở TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 1.1 Cơ sở kinh tế - xê hội vă tiền đề tư tưởng đối với sự hình ¬ ¬
-1.1.1 Cơ sở kinh tế - xê hội của sự hình thănh Nho giâo
T 1.2 171 de w tuone Cho sự hình thănh Nho giâo
1.2 Một số tư tưởng cơ bản của Nho giâo về chính trị - xê hội
1.2.1 Quan điểm của Nho giâo về con người _ epee 1.2.2 Quan điểm của Nho _ ao về xê hội lý tưởng
1.2.3 Quan điểm của Nho giâo về đường lối trị nước (tư tưởng đức trị)
Chương 2 NHO GIÂO TRONG ĐỜI SỐNG TINH THĐN CON NGƯỜI VIỆT NAM DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN
2.1 Nho giâo trong hệ tư tưởng Nho - Phật - Lêo ở Việt Nam 2.1.1 Hệ tư tưởng va vai trò của hệ tư tưởng : :+-s++s++s+s+2 2.1.2 Hệ tư tưởng Nho - Phật - Lêo vă vấn đề lựa chọn tư t.›ag chủ ete vice Cal WOMAN lý xê hội
10
10 10
11
I1
12
12
Tế
12 14
17 18
43
40
61 61
61
Trang 52.2 Nho giáo ngày một trở thành công cụ tỉnh thân của các triều
¬ 1S,
2.2.1 Nho giáo dưới các thời Ngô, Dinh, Tiền Lê
777 Mine gino trong thi LY - lrấn,
“` 10 H(‹i|i
2.2.4 Nho giáo dưới triều Nguyễn (nửa đầu thé ky XIX)
Chương 3 VAI TRÒ CỦA NHO GIÁO TRONG VIỆC HOẠCH ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM 3.1 Chế độ phong kiến Việt Nam và đặc điểm của chế độ này
3.1.1 Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam
3.1.2 Một vài đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến Việt Nam
3.2 Nho giáo - cơ sở tư tưởng chủ yếu để định ra và thực hiện mm 6 5 â ê.s ss ă ấc 3.2.1 Quan điểm về xã hội lý tưởng của Nho giáo là sự định hướng Xã là mite dich của ditOng lỐt ỨC fTj < 5 - -:-.5
3.2.2 Việc thực hiện đường lối đức trị -:z222222222z2- 2.EE% 3.3 Nho giáo - cơ sở tư tưởng để chế định pháp luật và hoạch định việc giáo dục - khoa cử 6xx Ssv SE E SE ke erees 3.3.1 Chế định pháp luật để củng cố ngôi vua và ổn định trật tự xã hội
3.3.2 Hoạch định việc giáo dục - khoa cử để lựa chọn nhân tài
480/80A 8 0/07 ẽ nh NHUNG CONG TRÌNH NGHIÊN CUU CUA TAC GIA ĐÃ CÔNG BO LIÊN 4127 3/2001097354/.5) 2 007227272005
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2 2E SE SE tsEESE E1 test:
74
74 77 85
94
106 106 106
113
120
| ea 125
135 135 144
157
Trang 6CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ QUI ƯỚC
Đại Việt sử ký toàn thư : Toàn thư
Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Cương mụcChế độ phong kiến “ÔN EK
Chủ nghĩa tư bản OND
Giai cấp phong kiến (CPK.
Tu ban chu nghia : TBCN
Trang 71 Tính cấp thiết của đề tài.
Nho giáo với tư cách là học thuyết chính trị - xã hội xuất hiện ở Trung
Quốc và đã có mặt ở Việt Nam hàng ngàn năm Trong suốt quá trình hình
thành và phát triển của xã hội phong kiến (XHPK) Việt Nam, đặc biệt từ thế
kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tiếp
nhận và chủ yếu sử dụng Nho giáo làm hệ tư tưởng và công cụ để trị nước, đào
tạo ra những con người phù hợp với yêu cầu và mục đích của giai cấp phongkiến (GCPK) thống tri Là một bộ phận của kiến trúc thượng tang xã hội, là ýthức hệ và công cụ thống trị của các triều đại phong kiến Việt Nam, Nho giáo
đã ảnh hưởng đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội vàcon người Việt Nam, đến quá trình hình thành, phát triển của xã hội và CDPK
Việt Nam Bởi vậy mà như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, Nho giáo là một
bộ phận cốt lõi của di sản truyền thống dân tộc
Hơn một thập kỷ trở lại đây, trước những biến động hết sức phức tạp của đời sống xã hội, không chỉ ở nước ngoài, trong giới nghiên cứu Việt Nam đã
có xu hướng đặt lại, nghiên cứu trở lại vấn đề Nho giáo trên tỉnh thần phêphán nhằm gạn lọc, tiếp thu những nhân tố hợp lý, những giá trị chung của
Nho giáo Đã có nhiều ý kiến, kết luận trong nhiều bài viết, chuyên luận và
công trình nghiên cứu về sự thể hiện của Nho giáo ở Việt Nam trong lịch sử và
hiện nay Có người cho rằng, mọi hiện tượng tiêu cực của xã hội; đạo đức
nhân luân bị xuống cấp, bị xói mòn; kỷ cương, nề nếp từ trong gia đình đến ngoài xã hội không được tôn trọng là do đã có một thời chúng ta phê phán, bài xích Nho giáo Cũng có người cho rằng, để thúc đẩy xã hội Việt Nam phát
triển cần phải áp dụng triệt để công thức: kỹ thuật, công nghệ phương Tây với
Nho giáo và mô hình quản lý xã hội ở những nước phát triển có truyền thống
Nho giáo.
Rõ ràng, việc nhìn nhận, đánh giá về sự thể hiện của Nho giáo ở Việt Nam trong lịch sử và hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách đối với
Trang 8sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay Bởi vì có có như vậy mới góp phần giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa
truyền thống và hiện đại - một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của
xã hội Việt Nam ngày nay Để thực hiện nhiệm vụ hết sức phức tạp và khó khăn này, theo chúng tôi, một vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận là phải có
thái độ biện chứng, khách quan, toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể trong
việc nghiên cứu Nho giáo, cũng như sự thể hiện của nó trong xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử.
Có thể nói, từ khi du nhập vào Việt Nam, Nho giáo đã được các triều đại
phong kiến và các tầng lớp người Việt Nam tiếp nhận chủ yếu từ phương diện
học thuyết chính trị - xã hội, đạo đức Và ngay cả ở phương diện này thì phạm
vi, tính chất, mức độ tiếp nhận cũng khác nhau ở mỗi triều đại phong kiến và
trong từng giai đoạn phát triển của CDPK Sở dĩ như vậy, xét đến cùng là do
điều kiện kinh tế - xã hội, yêu cầu phát triển của CĐPK Việt Nam trong mỗi
giai đoạn quy định và nhu cầu cai trị, quản lý xã hội của các triều đại phong
kiến thống trị ở mỗi giai đoạn ấy chi phối Tất nhiên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống là nhân tố chủ yếu, có tính quyết định về phạm vi, mức độ
và tính chất của sự tiếp nhận này Chính vì vậy mà, Nho giáo được du nhập,
tồn tại ở Việt Nam không hoàn toàn là Nho giáo Trung Quốc , không được
tiếp nhận với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh, mà chỉ được tiếp nhận từng
mảng, tiếp nhận trên cơ sở có chọn lọc, có biến đổi và đơn giản hoá nhằm
phục vụ những nhiệm vụ chính trị thực tiễn của GCPK và dân tộc Điều này dễ
nhận thấy khi nghiên cứu sự thể hiện của Nho giáo ở Việt Nam từ thế kỷ XI đếnnửa đầu thế ky XIX
Nghiên cứu về sự thé hiện của Nho giáo ở Việt Nam thời phong kiến, từ
trước đến nay, đã có không ít công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, các công trình nghiên cứu đó chưa cho
chúng ta một cái nhìn khái quát, toàn diện và hệ thống về Nho giáo trong XHPK Việt Nam, đặc biệt là từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX.
Chính vì vậy mà chúng tôi cho rằng, vấn đề trên cần phải tiếp tục nghiên
cứu thêm trong luận án này Chúng tôi lựa chọn vấn đề: Học thuyết chính trị
Trang 9-xã hội của Nho giáo và sự thể hiện của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa
đâu thế kỷ XIX) làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án cũng chỉ hy
vọng góp phan làm sáng tỏ thêm sự thể hiện của Nho giáo trong thời gian đó.
Sự lựa chọn này, theo chúng tôi là bởi vì, đây là một thời kỳ mà Nho giáo với
tư cách là học thuyết chính trị - xã hội đã in đậm dấu ấn của nó trong tiến
trình vận động, phát triển của XHPK và bộc lộ tất cả những mặt, những yếu tố
tích cực và tiêu cực của nó.
Sự thể hiện của Nho giáo ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của xã hội và con
người Việt Nam trong lịch sử, như các lĩnh vực: Thế giới quan, chính trị - xã
hội, đạo đức, văn hoá, giáo dục - khoa cử, phong tục tập quán, tín ngưỡng
v.v Tuy nhiên, với yêu cầu và khuôn khổ của luận án cho phép, chúng tôi chỉ
nghiên cứu Nho giáo chủ yếu với tư cách là một học thuyết chính trị - xã hội, được các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp nhận và sử dụng làm hệ tư tưởng,
công cụ cai trị và quản lý xã hội, trong việc thực hiện những nhiệm vụ chính
trị thực tiễn đặt ra cho các triều đại phong kiến và dân tộc Cũng chính vì vậy
mà học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo là căn cứ chủ yếu để hình thành
đường lối Đức trị, xây dựng và thực thi pháp luật, kiến tạo và triển khai nền
giáo dục - khoa cử Nho học Và vì thế mà theo thời gian, Nho giáo không chỉ
ảnh hưởng và có vai trò trong các lĩnh vực chủ yếu này của đời sống xã hội và con người Việt Nam mà ngày càng trở thành công cu tinh than của các triều
đại phong kiến Việt Nam, đã thực sự đóng một vai trò nhất định trong sự hình
thành, phát triển của CĐPK Việt Nam.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Ở Việt Nam, liên quan đến đề tài từ trước đến nay, đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu Chúng tôi có thể khái quát một số thành quả nghiên cứu ở
hai loại hình chủ yếu sau:
Loại hình thứ nhất: Là những công trình nghiên cứu về Nho giáo thông
qua những tác phẩm kinh điển, sách vở của các nhà Nho Tiêu biểu cho loại
hình này là các công trình nghiên cứu của Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim,
Đào Duy Anh, Quang Dam.
Trang 10Trước hết phải kể đến cuốn Khổng học đăng của Phan Bội Châu và Nho
giáo của Trần Trọng Kim Trong hai cuốn sách này, thông qua việc trình bày, phân tích một số phạm trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo trong quá trình
hình thành, phát triển của nó, hai ông đều nhìn nhận Nho giáo không chỉ chủ
yếu là học thuyết chính trị - xã hội, học thuyết đạo đức mà còn là học thuyết
triết học Cả hai ông đều đặc biệt đề cao những yếu tố, nhân tố tích cực của
Nho giáo, coi đạo đức Nho giáo có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hoàn
thiện đạo đức con người và ổn định trật tự, kỷ cương của xã hội.
Sau hai cuốn sách trên, Đào Duy Anh viết Khổng giáo phê bình tiểu luận.
Theo ông, để nhận chân Nho giáo, cần phải có thái độ khách quan, toàn diện,
khoa học Từ phương pháp này, ông phan đối thái độ của một số tri thúc Trung
Quốc và Việt Nam lúc bấy giờ là coi Khổng học chỉ là vô dụng, là di hại, không
phù hợp với thời đại khoa học và dân chủ Đặc biệt là từ lập trường mác xít, ông
đã nghiên cứu, mổ xẻ, tổng hợp những nội dung cơ bản của Nho giáo, để từ đó
đi đến kết luận rằng, Nho giáo “dẫu nó không thích hợp nữa ở đời nay, mà côngdụng nó, sự nghiệp nó, vẫn trọn vẹn trong lịch sử, không ai có thể chối cãi hay
xoá bỏ di được” [1, tr I50].
Khác với hai thái độ cực đoan về Nho giáo, hoặc là sùng bái, ca ngợi, muốn làm sống lại Nho giáo, hoặc là mạt sát, phủ nhận hoàn toàn vai trò tích cực của Nho giáo, trong Nho giáo xưa và nay, Quang Dam cho rằng, Nho giáo
có cả mặt tích cực và tiêu cực Tuy nhiên, khi đánh giá mặt tích cực, hạn chế
của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội và con người Việt Nam
trong lịch sử và hiện nay, ở một số nhận định của tác giả, theo chúng tôi là
chưa thoả đáng, cần phải trao đổi thêm
Nhìn chung, những cuốn sách trên đây là những công trình khá bổ ích cho những ai quan tâm và nghiên cứu Nho giáo Song cũng do lập trường,
quan điểm, thái độ và mục đích nghiên cứu Nho giáo ít nhiều có sự khác nhau
ở mỗi một tác giả, cho nên những tư tưởng, phạm trù của Nho giáo chưa được
trình bày và phân tích một cách toàn diện và có hệ thống; một số nhận định,
đánh giá về Nho giáo chưa thật khách quan, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu.
Trang 11Loại hình nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu về sự thể hiện của Nho giáo
trong đời sống tinh thần của xã hội và con người Việt Nam từ thế kỷ XI đến
giữa thế ky XIX Có lẽ, loại hình nghiên cứu này được bat đầu từ Nguyễn Trường Tộ và sau này xuất hiện nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi với nhiều công trình, bài viết đáng ghi nhận, như của các Giáo sư (GS):
Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Vũ Khiêu, Trần Văn Giàu, Phan Ngọc, Trần
Đình Hượu, Nguyễn Tài Thư, Lê Sỹ Thắng, Phan Đại Doãn, Phan Văn Các, Lê
Văn Quán, Nguyễn Duy Hinh, Vũ Minh Tâm, Nguyễn Đức Sự, Trần Ngọc
Vuong, Phan Huy Lê, Tran Quốc Vượng, Ha Văn Tấn,
Trong những công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã bắt đầu từ
những mệnh đề, tư tưởng, phạm trù cơ bản của Nho giáo để nghiên cứu, xem
xét ảnh hưởng của nó trong các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội và con
người Việt Nam như: chủ nghĩa yêu nước, chính trị - xã hội, đạo đức, hệ tư
tưởng, văn hoá, giáo dục - khoa cử, thế giới quan,.v.v Có thể dé cập tới một số
công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây Trong cuốn Tir ứưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, từ việc trình bày lịch sử hình thành, phát
triển cùng những nội dung, tư tưởng cơ bản của Nho giáo, cố GS Cao Xuân
Huy đã viết rang:"Nho giáo là hình thái ý thức của giai cấp thống tri trong xã
hội phong kiến ở Trung Quốc và Việt Nam Đối với nó thì “nga luân, ngũ
thường, hay tam cương ngĩ thường, là những cái tuyệt đối", "là hằng tồn, là
phổ biến" [42, tr 203] Khi bàn về vị trí, vai trò của Nho giáo ở Việt Nam, tác
giả tập trung đề cập tới ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng Việt Nam thời Nguyễn Theo tác giả, nhằm chấn hưng Nho giáo và khôi phục địa vị của nó với
tinh cách là hệ tư tưởng của CDPK, nhà Nguyễn chủ yếu chấn hưng, khôi phục tư
tưởng tam cương, ngũ thường Nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triéu hình luật,
Thập điêu cũng là nhằm bảo vệ tam cương, ngũ thường mà thôi [42,tr 205, 206].
Trong cuốn Bàn về văn hiển Việt Nam của GS Vũ Khiêu, từ một quan
điểm đúng đắn rằng, "không thể có một thứ Nho giáo chung cho mọi thời đại,
một thứ Nho giáo nhất thành bất biến, thích ứng ở khắp mọi nơi, mọi lúc" cho
nên phải “tìm hiểu tư tưởng Nho giáo gắn liên với những điều kiện xã hội cụ
Trang 12thể trong đó nó đã nảy sinh, phát triển và suy tàn" [52,tr.151], tác giả đã lược qua về vị trí, vai trò của Nho giáo trong XHPK Việt Nam từ thời Lý - Trần trở
đi Về vị trí, vai trò của Nho giáo ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra những nhận định khách quan rằng, từ thời Lý Trần trở đi, Nho giáo được coi trọng va có điều kiện phát triển mạnh mẽ cho tới thời Lê sơ, Nho giáo giành được địa VỊ
độc tôn Về cơ bản, vai trò của Nho giáo trong những thời kỳ này là tích cực
thúc đẩy xã hội phát triển; đáp ứng được những đòi hỏi của chế độ quân chủ
trung ương tập quyền, góp phần ổn định đời sống xã hội và trật tự của XHPK,
đối với việc ra đời, phát triển CDPK và tư tưởng phong kiến [52,tr.154].
Nhưng từ thế kỷ XVI trở đi, Nho giáo đã bắt đầu suy tàn, bất lực và bộc lộ
những yếu tố hết sức tiêu cực và khi thực dân Pháp hoàn toàn đặt ách thống trị lên nước ta thì vai trò của Nho giáo đã chấm dứt Về ảnh hưởng của Nho giáo,
theo tác giả, chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của Nho giáo là các nhà Nho Theo
đó, tất cả những mặt tích cực, tiêu cực, tính chất bảo thủ, lạc hậu, phản động của Nho giáo đều bộc lộ ở nhà Nho, vì họ là những người tiếp thu tư tưởng
chính thống của Nho giáo, học tập và tuân thủ những điều răn dạy của Nho
giáo [52,tr.158].
Trong cuốn Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, các tác giả chỉ nghiên
cứu lịch sử Nho giáo Việt Nam từ thế kỷ XV đến đầu thế ky XX và ảnh hưởngcủa nó trong lĩnh vực gia đình, giáo dục - khoa cử Thông qua việc trình bày,các tác giả đã làm rõ nhận định rằng, "Nho giáo vào Việt Nam không còn giữ
nguyên vẹn như ở Trung Quốc, nó đã được "Việt Nam hoá" Các nhà Nho
Việt Nam vì công cuộc xây dựng xã hội và bảo vệ Tổ quốc đã tiếp nhận và
khai thác những yếu tố Nho giáo cho phù hợp với xã hội và đất nước mình
Nói cách khác là nhà Nho Việt Nam nặng về luân lý đạo đức, chủ yếu là hiếu
nghĩa, nặng về Khổng Tử, Mạnh Tử, Trình Hiệu, Trình Di, Chu Hy mà hầu
như không bàn đến tâm học của Lục Cửu Uyên và Vương Thủ Nhân "
[22,tr.9-10] Nhận định này cũng được các tác giả làm rõ thêm khi bàn về đặc
điểm của Nho giáo Việt Nam.
Trang 13Trong cuốn Bản sắc văn hoá Việt Nam, GS Phan Ngọc đã phân tích cho
thấy, những phạm trù cơ bản của Nho giáo như Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Nhà, Nước v.v khi vào Việt Nam đã bị khúc xa, đã được người Việt Nam tiép va biến nó Do vậy, những phạm trù này ở các nhà Nho Việt Nam có nội hàm rộng
hơn, phong phú hơn, mang nhiều yếu tố, tính chất nhân văn, nhân bản hơn Và
theo ông, chỉ như vậy, Nho giáo mới đóng một vai trò quan trọng đối với lịch sử
của dân tộc và ảnh hưởng nhất định đến nhiều mặt của văn hoá Việt Nam.
Công trình Nho học và Nho học Việt Nam của GS Nguyễn Tài Thư đã
có nhiều kiến giải mới về ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo đối với xã hội và
con người Việt Nam trong lịch sử Đề cập tới phạm vi, ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tác giả cho rằng, ảnh hưởng quan trọng
hơn của Nho giáo là trong lĩnh vực thế giới quan và nhân sinh quan Tác giả
khẳng định, các bộ phận khác của lịch sử tư tưởng Việt Nam như: Tư tưởng
chính trị, tư tưởng pháp quyền, tư tưởng đạo đức là những lĩnh vực tư tưởng
phản ánh trực tiếp quyền lợi của GCPK, cho nên những bộ phận này in đậmdấu ấn của Nho giáo hơn so với Phật giáo, Lão giáo Một điểm rất đáng chú ý
là khi đề cập tới ảnh hưởng của Nho giáo trong lĩnh vực tư tưởng chính trị - xã
hội, tác giả cho rằng, "trong tư tưởng yêu nước của các nhà yêu nước Việt
Nam có dấu vết của ba đạo” [116,tr.63] Đây là một trong những nhận định
mới của tác giả, khác với nhiều quan niệm cho rằng, ở Nho giáo không có tư
tưởng yêu nước (như quan niệm của Phan Ngọc, Lê Sỹ Thắng, v.v.).
Về vị trí, ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo ở Việt Nam trong lịch sử còn được đề cập, nghiên cứu ở nhiều công trình khác Như là các công trình: Lich si
tr tưởng Việt Nam (Tap I) do GS Nguyễn Tài Thư chủ biên; Lich sử tu tưởng
Việt Nam (Tập II) cua GS Lê S¥ Thắng; Lich sử tu tưởng Việt Nam (gồm 6 tập)
của Nguyễn Đăng Thục; Việt Nam văn hoá sử cương của Đào Duy Anh; Đến
hiện đại từ truyền thống của GS Trần Đình Hượu; Nho học ở Việt Nam - Giáo
đục và khoa cử của Nguyễn Thế Long; Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ
thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám của GS Trần Văn Giàu; Nho giáo với văn
hoá Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy, Bàn về đạo Nho của Nguyễn Khắc Viện,
Trang 14v.v Ngoài ra, những vấn đề trên cũng được nghiên cứu trong nhiều bài viết của
nhiều tác giả được tập hợp trong cuốn Nho giáo xưa và nay do GS Vũ Khiêu chủ
biên; Nho giáo tại Việt Nam do GS Lê Sỹ Thắng chủ biên; Văn hoá Việt Nam
xã hội và con người do GS Vũ Khiêu chủ biên; v.v
Ảnh hưởng của Nho giáo đến Việt Nam sâu sắc nhất, rõ ràng nhất là ở
các nhà nho, nhà tư tưởng Việt Nam Vì vậy, vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều người với nhiều công trình Đó là các công trình: Văn chương Nguyễn Trãi chuyên luận của Bùi Văn Nguyên; các bài viết trong Hội thảo
khoa học về Lê Thánh Tông (1442-1497) con người và sự nghiệp do trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức; Hồ Quy Ly của Nguyễn Danh Phiệt;
Nguồn suối Nho học và thơ ca Bạch Van cu sĩ của Lê Nguyên Luu, Ngô Thi Si những chặng đường thơ văn của Tran Thi Băng Thanh; Đặng Huy Trứ - Tư tưởng
-và Nhân cách do Đặng Việt Ngoan sưu tam -và biên soạn; v.v cùng nhiều bài viết khác của nhiều tác giả được đăng ở nhiều tạp chí nghiên cứu chuyên ngành, như
Tư tưởng triết học của Ngô Thị Nhậm của GS Lê Sỹ Thắng, v.v
Loại hình nghiên cứu thứ hai cũng được đề cập đến ở một số công trình tiêu
biểu trong mỗi một giai đoạn phát triển của XHPK Việt Nam Thời Lý có các bài
viết trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Lý Công Uẩn và vương triéu Lý, Hệ tư
tưởng thời Ly của GS Nguyễn Duy Hinh; thời Lý - Trần có các công trình Tim
hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần của Viện Sử học, Hệ tư tưởng Tran của GS.Nguyễn Duy Hinh, Về chế độ quân chủ quý tộc đời Trần của GS Nguyễn Hồng
Phong; thời Lê có Hệ tit tưởng Lê của GS Nguyễn Duy Hinh; thời Nguyễn có
các công trình Lich sử tư tưởng Việt Nam (Táp II) của GS Lê Sỹ Thắng, Hệ tw
tưởng Nguyễn của GS Nguyễn Duy Hinh và nhiều công trình khác của GS Trần
Văn Giàu, GS Nguyễn Tài Thư, GS Phan Huy Lê, v.v
Ngoài ra, liên quan đến đề tài mà chúng tôi nghiên cứu, từ trước đến nay
đã có rất nhiều bài viết được đăng ở các tạp chí Triết học, Văn học, Nghiên
cứu lịch sứ, Văn hoá - Nghệ thuật.
Nhìn chung, những công trình trên cho chúng ta nhìn nhận rõ hơn về sự thể
hiện của Nho giáo tại Việt Nam qua các giai đoạn phát triển của XHPK (từ thế
Trang 15kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX) Tuy nhiên, vấn đề trên do được đặt trong toàn bộ
các hệ vấn đề nghiên cứu về lịch sử tư tưởng, lịch sử triết học, lịch sử dân tộc,
được tiếp cận từ những góc độ khác nhau với những mục đích khác nhau, cho
nên vấn dé mà dé tài luận án nghiên cứu chưa được nghiên cứu day đủ, có hệ thống và hãy còn tồn tại nhiều ý kiến, quan điểm, nhận định khác nhau.
Tóm lại, ở hai loại hình nghiên cứu về Nho giáo và sự thể hiện của nó ở
Việt Nam trong lịch sử, từ trước tới nay, đã thu hút nhiều cơ quan, nhiều nhà
nghiên cứu Song cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách đầy đủ và hệ thống vấn đề mà luận án của chúng tôi quan tâm Đồng thời, qua những công trình nghiên cứu ấy, ngoài những quan điểm, đánh giá
thống nhất, vẫn còn tồn tại không ít những quan điểm, đánh giá khác nhau,
đôi khi đối lập nhau, ngay cả trong từng vấn đề Điều này cho thấy rằng,
việc nhìn nhận, đánh giá về Nho giáo nói chung, đặc biệt là Nho giáo với tư
cách là học thuyết chính trị - xã hội và sự thể hiện của nó ở Việt Nam trong
lịch sử nói riêng là những vấn đề phức tạp, không hề đơn giản, đòi hỏi phải
được nghiên cứu, làm rõ thêm.
Tiếp tục hướng nghiên cứu này, từ góc độ tiếp cận triết học, luận án cố
gắng trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản, chung nhất tronghọc thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo qua các giai đoạn hình thành vàphát triển của nó Những nội dung này, theo chúng tôi được tiếp nhận và ảnh
hưởng nhiều ở Việt Nam Đồng thời, nhằm minh chứng và cụ thể hơn, chúngtôi chỉ giới hạn nghiên cứu sự thể hiện của Nho giáo trong một số lĩnh vực cơ
bản của xã hội và con người Việt Nam, như tư tưởng chính trị - xã hội pháp
luật, giáo dục khoa cử và chỉ nghiên cứu vai trò của Nho giáo đối với tiến trình
hình thành, phát triển của CĐPK Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ
XIX Với khuôn khổ của một luận án tiến sĩ triết học, chúng tôi không có điều
kiện để nghiên cứu tất cả những vấn dé của Nho giáo Việt Nam Nó chỉ có thể
được tiếp tục ở những công trình nghiên cứu sau này của chúng tôi.
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án.
a) Mục đích: Hiểu biết đây đủ, toàn diện và hệ thống hơn về học thuyết
chính trị - xã hội của Nho giáo và nhất là sự thể hiện của nó ở Việt Nam trong
Trang 16một số lĩnh vực chủ yếu của đời sống tinh than của con người dưới CDPK và
vai trò của Nho giáo trong tiến trình hình thành, phát triển của CĐPK Việt
Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX.
b Nhiệm vụ: Để đạt mục đích trên, luận án tập trung làm rõ những nội
dung chủ yếu sau đây:
- Trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản trong học
thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo.
- Trình bày sự thể hiện của Nho giáo trong đời sống tinh thần của xã hội
và con người Việt Nam dưới CDPK
- Phân tích vai trò của Nho giáo trong việc hoạch định đường lối của
CĐPK Việt Nam.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là một số nội dung cơ bản trong học thuyết chính
trị - xã hội của Nho giáo và sự thể hiện của nó trong XHPK Việt Nam từ thế
kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX.
- Phạm vi nghiên cứu: Quan niệm của các nhà Nho, nhà tư tưởng Việt
Nam về Nho giáo cũng như thái độ và sự tiếp nhận Nho giáo của các triều đại
phong kiến Việt Nam trong việc xây dựng, phát triển CDPK, trong việc cai tri.
5 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án này là phương pháp
luận chung của triết học Mác-Lênin về con người và xã hội Trong đó chú
trọng kết hợp với một số phương pháp như: lịch sử và lô gích, phân tích và
tổng hợp, phương pháp đối chiếu, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá.
6 Đóng góp mới của luận án
Tiếp cận Nho giáo từ góc độ triết học và chính trị xã hội, luận án trình
bày một cách khách quan và có hệ thống những nội dung cơ bản trong học
thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo cũng như sự thể hiện của nó trong
XHPK Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX.
10
Trang 177 Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài.
- Đề tài góp phần làm sáng tỏ những đóng góp và hạn chế của Nho giáo trong
tiến trình hình thành và phát triển của CĐPK Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa dau thế kỷ XIX Trên cơ sở đó, đề tài cố gắng phân tích những căn cứ, nguyên nhân chủ yếu của những đóng góp và hạn chế của Nho giáo trong thời kỳ này.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy và học tập về Nho giáo và Lịch sử tư tưởng Việt Nam.
§ Cấu trúc của luận án.
Ngoài phan Mo dau, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung của luận án gồm 3 chương và 7 tiết.
11
Trang 18PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHO GIÁO VỚI TÍNH CÁCH LÀ HỌC THUYẾT
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
—_
_.
ee
1.1 Cơ sở kinh tế - xã hội va tiền dé tư tưởng đối với Sự hình thành Nho giáo.
Nho giáo xuất hiện ở Trung Quốc thời cổ đại do Không Tử (551 - 479 TCN)
sáng lập Tất nhiên trước Khổng Tử, “trước khi có một hệ thống học thuyết và đạo
lý gọi là Nho giáo, đã có những con người và những tầng lớp xã hội gọi là nho
xuất hiện" [34, tr.5] Những tư tưởng, nguyên lý cơ bản của Nho giáo đã nằm rải rác ở các bộ Thu, Thi, Lễ, Dịch Chính Khổng Tử đã san định những bộ
kinh này với tinh thần “thudt nhỉ bất tác” nhưng chủ yếu là tiép thu, hệ thống
và khẳng định những tư tưởng, nguyên lý của Nho gia, những bài học kinh
nghiệm của đạo trị nước ở các triều đại trước đây.
1.1.1 Cơ sở kinh tế - xã hội của sự hình thành Nho giáo.
La một học thuyết chính trị - xã hội, Nho giáo cũng nảy sinh, tồn tại trênmột cơ sở hạ tầng, một tồn tại xã hội nhất định
Thời đại Khổng Tử là thời kỳ mà xã hội Trung Quốc diễn ra những biến đổi sâu sắc trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trên lĩnh vực kinh tế: O Trung Quốc, đến thời Xuân Thu, là thời kỳ phát
triển mạnh mẽ của nên nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp Vào
khoảng thế kỷ XI - V (TCN), ở Trung Quốc đã xuất hiện những trung tâm
kinh tế, chính tri, văn hoá lớn.
Sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế đã ảnh hưởng, tác động to
lớn đến lính vực chính trị - xã hội No làm xuất hiện một cục diện mới trong
xã hội Trung Quốc - thời Xuân Thu, đó là "Triều đại nhà Chu suy sụp từ đầu
Đông Chu đến đây là hết han Tình trạng xen kế lẫn nhau giữa hình thái chiếm
hữu nô lệ cứ lùi dân và hình thái phong kiến cát cứ mới nảy sinh với xu thế
hướng tới tập quyền ngày càng mạnh mẽ cũng chấm dứt" [31,tr.21] Sự tác
12
Trang 19động đó trước hết và rõ rệt nhất là đối với các hình thức sở hữu ruộng đất và kết cấu giai cấp của xã hội Hệ quả tất yếu là, những mâu thuần vốn có và mới
nảy sinh trong lòng xã hội ngày càng sâu sắc, trầm trọng hơn, đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị bóc lột với giai cấp nông dân và các tầng lớp bị
thống trị, bị bóc lột khác Nếu như trước đây, như sách Kinh Thi viết: "Đất đai
thân dân dưới gầm trời này không ở đâu không phải là của vua" thì đến lúc
này, cái quyền sở hữu tối cao và tuyệt đối đó đã bị một lớp người mới lên (giai cấp địa chủ) có sức mạnh kinh tế tiến công và chiếm dụng Tình trạng mất đất,
mất dân đã làm cho giai cấp quý tộc nhà Chu suy yếu Và từ sự suy yếu về kinh
tế, đã dẫn tới sự suy yếu về địa vị và vai trò chính trị của nhà Chu Ngôi Thiên tử của nhà Chu chỉ còn là hình thức, trong khi đó, các nước chư hầu dùng chiến tranh để thôn tính lẫn nhau, “Chư hầu lấn quyền thiên tử, đại phu lấn quyền chư
hầu, tôi giết vua, con giết cha, trật tự xã hội rất là rối loạn" [I,tr.25 - 26] Tình
trạng đó càng làm cho xã hội thêm rối loạn, trật tự kỷ cương từ trong gia đình
đến ngoài xã hội theo mô hình và thể chế của nhà Chu bị vi phạm Bên cạnh đó
là tinh trạng trên yếu, dưới mạnh do tang lớp địa chủ mới lên ngày càng giàu có,
lấn at quý tộc cũ, "thậm chí tang lớp này còn chiếm cả chính quyền như họ Quý
thị ở nước Lỗ, họ Trần ở nước Té" [136,tr.25].
Rõ ràng, tình trạng chiến tranh liên miên giữa các nước chư hầu đã làm
cho đất nước suy kiệt, đời sống của nhân dân ngày càng đau khổ, cùng cực; sự
xuất hiện nhiều cuộc bạo động, khởi nghĩa của nông dân để phản kháng,
chống lại chế độ nha Chu; trật tự, kỷ cương xã hội ngày càng rối loạn; tất cả
đã uy hiếp sự tồn tại của chế độ cũng như cách tổ chức, quản lý xã hội của nhà
Chu và tạo ra một hợp lực đẩy nhà Chu đến bờ diệt vong Mặt khác, sự rối
loạn trật tự xã hội đã tạo ra mot tình trạng phi nhân tính, vô đạo đang thống tri
trong xã hội, làm cho các mối quan hệ giữa người với người đều bị biến dạng
ghê gớm.
Thực tiễn xã hội lúc bấy giờ đã đặt ra một vấn đề lớn: Cách tổ chức và
quản lý xã hội theo mô hình nhà Chu không còn thích hợp nữa Vậy cần phải
lam thế nào để thiết lập lại trật tự, kỷ cương của xã hội, và điều quan trọng
13
Trang 20hơn, là đưa xã hội vào thế ổn định để phát triển Việc nhận thức đúng đắn và
giải đáp có hiệu quả vấn đề này gắn liền và có mối quan hệ mật thiết với việc
lựa chọn mô hình xã hội cùng với phương thức quản lý nào để đưa xã hội Trung Quốc thoát ra khỏi tình trạng rối loạn, khủng hoảng và phát triển là nỗi
băn khoăn của thời đại và là nội dung chủ yếu trong đời sống tư tưởng chính trị của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ Chính vì vậy trong xã hội Trung Quốc
đã xuất hiện nhiều trung tâm, nhiều tụ điểm của những kể sĩ Mặc dù thành
phan xuất thân của tang lớp kẻ sĩ này là da dạng, phức tạp nhưng nhìn chung,
họ déu đứng trên lập trường của giai cấp, tang lớp mình mà phê phán (cải tao
hay xoá bỏ) trật tự xã hội cũ Tình hình trên đã tạo nên cục diện "Bách gia
tranh minh", "Bách gia chư tử" mà kết quả là làm xuất hiện nhiều nhà tư tưởng, nhiều học phái khác nhau trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc Sự ra đời của Nho giáo với tư cách là học thuyết triết học, học thuyết chính trị - xã hội,
đạo đức cũng từ bối cảnh đó
1.1.2 Tiên đề tư tưởng cho sự hình thành Nho giáo.
Sự ra đời của Nho giáo còn bắt nguồn (tiếp thu, kế thừa) ft đời sống tư
tưởng (tôn giáo, chính trị, đạo đức) của Trung Quốc từ trước đến bấy giờ, đặc
biệt dưới thời nhà Chu.
Về tôn giáo, nhà Chu đề cao tư tưởng "kính trời", "hợp mệnh trời", "thờ
thượng dé", "trời và người hợp nhất" Nhà Chu cho rằng, Trời (còn gọi là
thượng đế) là lực lượng có nhân cách, có ý chí và có uy quyền tuyệt đối.
Chính vì vậy mà nhà Chu cho rằng, vì nhà Ân không biết mệnh trời, hành
động không hợp với mệnh trời, do vậy Thượng đế đã trừng phạt và để cho nhà
Chu thay thế nhà Ân cai trị dân.
Về chính trị, những nhà tư tưởng của tầng lớp quý tộc nhà Chu khẳng định rằng, vì nhà Chu biết và làm theo "mệnh trời" mà được "nhận dan" từ tay
nhà Ân để "hưởng dân" và "trị dân" suốt đời; nếu kẻ nào chống lại "mệnh trời"
đó thì nhà Chu vâng mệnh trời và thay trời trừng phạt, chém giết Vua nhà
Chu là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất và mọi người trong xã hội đều là thầndân của nhà vua; vua là Thiên tử (con trời) được thay trời thống trị thiên hạ,
14
Trang 21cai trị dân Rõ ràng, tư tưởng chính trị dưới thời nhà Chu là hết sức phản động
nhưng lại được phủ lên một lớp son tôn giáo về "ý trời", "mệnh trời”.
Về đạo đức, tư tưởng đạo đức của nhà Chu lấy hai chữ Đức và Hiéu làm nòng cốt Từ quan niệm chính trị - tôn giáo "Trời và người hợp nhất", nhà Chu
khẳng định rằng, vì các bậc tiên vương nhà Chu có đức mà được sánh cùng
thượng đế, được thượng đế cho hưởng nước, hưởng dân , cho nên các vua đời
sau phải biết kính cái đức đó, phải biết bồi dưỡng nó để cho con cháu được
hưởng nước, hưởng dân lâu dài H/ế/ là thờ phụng tổ tiên, phải nhớ công lao của tổ tiên mà giữ gìn phép tắc tổ tiên để lại Có cái đức Hiếu như vậy, mới
nhận được mệnh trời mà được hưởng nước, hưởng dân mãi mãi Đây là một quan niệm đạo đức nhằm củng cố và tuyên truyền sự tồn tại vĩnh viễn địa vị
thống trị của tầng lớp quý tộc nhà Chu và nhà nước quý tộc Chu.
Nho giáo tiếp nhận vào hệ thống của mình những tư tưởng tôn giáo,chính trị, đạo đức trên đây của nhà Chu, về thực chất, cũng là sự tiếp nhận một
phương thức chính trị mà giai cấp thống trị của các triều đại trước đây đã thực
hiện là sử dụng thdn quyền dé củng cố và thực hiện vương quyền (tất nhiên
không chấp nhận sự lấn at của than quyền đối với vương quyền) trong việc cai tri.
Đến thời Khổng Tử, Nho giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội,
nó không thể không liên hệ mật thiết với đời sống kinh tế và phản ánh đời
sống kinh tế của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ Do vậy, để khắc phục tình
trạng rối loạn xã hội và đưa xã hội vào thế ổn định và phát triển, Nho giáo một
mặt, ở phương diện nào đó, vân thừa nhận và sử dụng sức mạnh của thần
quyền Nhưng mặt khác, mặt cơ bản, tư tưởng của Nho giáo phải khẳng định
địa vị đứng trên của vương quyền đối với thần quyền cũng như vị trí, vai trò
của con người trong những diễn biến của lịch sử
Thực ra, trong đời sống chính trị của Trung Quốc từ trước đến thời
Khổng Tử, các thế lực thống trị xã hội phải quan tâm, dù ở một mức độ nào
đó, đến đời sống của nhân dân, đến vai trò của người dân Điều này không
phải là ý muốn chủ quan của các thế lực thống trị xã hội mà nó phản ánh một
thực tế ở Trung Quốc (cũng như các nước phương Đông nói chung) là, địa vị
15
Trang 22thống trị xã hội không phải bao giờ và lúc nào cũng bị quyết định trực tiếp bởi
địa vị kinh tế Ngay trong Kinh Thư đã cho thấy nhiều tư tưởng thể hiện sự
quan tâm của tang lớp thống trị đến đời sống của nhân dân, đến vai trò của
dân, như tuy thừa nhận "mệnh trời” luôn có uy quyền tối cao, tuyệt đối, nhưng
lại thể hiện ra, thậm chí đồng nhất với "ý dan", "lòng dan" Những câu sau:
"Trời nhìn tự dân ta nhìn", "trời nghe tự dân ta nghe”, "su sáng suốt ở trời thể
hiện ra ở sự sáng suốt của dan" , "dan muốn gì trời cũng phải theo",v.v , không phải là ít trong cuốn sách này Điều này nói lên rằng, việc quan tâm
đến đời sống và vai trò của dân có ý nghĩa như một hằng số trong đời sống
chính trị ở các nước phương Đông.
« Như trên đã nói, dưới triều đại nhà Chu, địa vị và uy quyền của trời,
mệnh trời đã được vận dụng vào việc chống lại nhà Ân, vào việc luận giải để
biện hộ cho sự tồn tại vĩnh viễn của nhà Chu Tuy nhiên đến đầu thời Xuân Thu, sự suy yếu về mọi mặt của nhà Chu đã cho thấy, sự linh thiêng và bất khả
xâm phạm của than quyền đã bị xâm phạm; nó báo hiệu sự thắng lợi của
quyền lực trần thế trước quyền lực thần thánh Cho đến cuối thời Xuân Thu,
với sự suy đồi của tầng lớp thống trị, trật tự, kỷ cương xã hội theo mô hình nhà Chu ngày thêm rối loạn, sự khốn cùng của đời sống nhân dân đã làm lay
chuyển gốc rễ địa vị thống trị của thần quyền Bởi vậy, một vấn đề thực tiễn
dat ra cho các nhà tư tưởng, các học phái, các tầng lớp thống tri là phải tìm ra
và luận giải những công cụ, những phương thức cai tri mới
Sự xuất hiện Nho giáo cũng nhằm giải đáp nhu cầu mà thực tiễn của xã hội
Trung Quốc dat ra lúc bấy giờ Tuy nhiên khác với các "gia", "giáo" khác, Nho
giáo đặc biệt dé cao đạo đức, coi đạo đúc là công cụ, là phương thức cai trị, quan
lý xã hội có hiệu quả nhất cũng như trong việc trong việc đưa xã hội từ "loan" tới
"tri" Có nghĩa là ở Nho giáo, đạo đức và chính trị gắn chặt với nhau, và vì vậy có
thể nói, Nho giáo chủ yếu là học thuyết chính trị - xã hội đạo đức.
Sau khi xuất hiện, Nho giáo đã có quá trình tồn tại, phát triển gắn liền với
CDPK Trung Quốc Do bị chi phối bởi những điều kiện kinh tế - xã hội, dophải đáp ứng nhu cầu cai trị của GCPK trong mỗi một giai đoạn phát triển của
16
Trang 23CĐPK va do được tiếp nhận nhiều tư tưởng ở các học phái khác, cho nên
những nội dung tư tưởng của Nho giáo đã có những biến đổi, thay đổi.
1.2 Một số tư tưởng cơ bản của Nho giáo về chính trị - xã hội.
Nhìn nhận Nho giáo với tư cách là một hệ thống chỉnh thể, hoàn cảnh ra đời và phạm vi ứng dụng của nó, có thể khẳng định rằng, về cơ bản, Nho giáo
là một học thuyết chính trị - xã hội Nhận định này, chúng tôi xuất phát từ một
số căn cứ chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ hoàn cảnh ra đời của Nho giáo Như trình bày ở
tiết 1.1, Nho giáo ra đời chủ yếu từ thực trạng hết sức rối loan của xã hội
Trung Quốc thời cổ đại Mục đích của những người sáng lập và phát triển Nho
giáo là nhằm giải đáp vấn đề và nhiệm vụ thực tiễn của xã hội Trung Quốc đặt
ra lúc bấy giờ là sự cần thiết phải khắc phục cái "thực trạng" đó, phải ổn định
trật tự, kỷ cương của xã hội và dua xã hội từ "loạn" tới "trị" Do bị chi phối bởi hoàn cảnh xã hội và những yếu cầu của thực tiễn xã hội đặt ra như vậy, Nho
giáo không thể không đề cập đến những vấn đề chính trị - xã hội.
Thứ hai, xuất phát từ phạm vì ứng dụng của Nho giáo Với tư cách là một
bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, Nho giáo phản ánh những lợi ích trực tiếp và căn bản cũng như địa vị của các tầng lớp, giai cấp và mối quan hệ giữa những tầng lớp, giai cấp trong việc cai trị, quản lý xã hội trên lập trường của các tầng lớp, giai cấp thống trị xã hội Cho nên, Nho giáo về cơ bản là hệ
tư tưởng, là công cụ của các tầng lớp, giai cấp trong việc thống trị về mặt chính trị, tư tưởng đối với các tầng lớp, giai cấp xã hội khác.
Thứ ba, xuất phát từ cấu trúc và vị trí, mối liên hệ, vai trò của các bộ
phận cấu thành Nho giáo Có thể nói, với tư cách là một hệ thống, Nho giáo
đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và con người Trướchết và là chủ yếu, Nho giáo đề cập đến các mối quan hệ chính trị - xã hội.
Những phạm trù, những nguyên lý cơ bản của Nho giáo là phản ánh những
quan hệ ấy, những lĩnh vực khác nhau ấy Có nghĩa là, những phạm trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo chủ yếu phản ánh các quan hệ chính trị Và
nhằm những mục đích chính trị.
8 |V-Li/61E
Trang 24Nho giáo còn bao gồm học thuyết triết học, tức là Nho giáo cũng đưa ra
những quan điểm chung nhất về thế giới (vũ trụ, xã hội, con người) Ở Nho
giáo, những quan điểm triết học đó không chỉ là cơ sở, căn cứ cho việc hình thành học thuyết chính trị - xã hội, mà nó còn được cụ thể, bổ sung và phát
triển thêm trong học thuyết chính trị - xã hội.
Nho giáo cũng được coi là một học thuyết đạo đức, hay nói một cách
khác, học thuyết đạo đức là một bộ phận cấu thành của Nho giáo Bởi vì, với
tư cách là một học thuyết đạo đức, Nho giáo cũng đưa ra những quan niệm về
thiện, ác, đạo làm người cùng những chuẩn mực, những quy tắc, quy phạm
đạo đức để điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người trong các mối quan hệ
giữa con người với con người, giữa cá nhân với gia đình, nước, thiên hạ Hệ
thống những phạm trù, nguyên lý, chuẩn mực, nguyên tắc, quy phạm đạo đức
ấy trong học thuyết đạo đức Nho giáo không chỉ phản ánh các quan hệ đạo
đức mà còn phản ánh các quan hệ chính trị của xã hội và con người Do vậy,
những phạm trù, nguyên lý, chuẩn mực đạo đức còn là những phạm trù, nguyên lý, chuẩn mực chính trị, nhằm những mục đích chính trị.
Nói tóm lại, Nho giáo với tư cách là một hệ thống bao gồm nhiều học
thuyết: chính trị - xã hội, triết học, đạo đức Những học thuyết đó quan hệ chặt
chế với nhau và đan xen, thâm nhập vào nhau Tất nhiên, học thuyết chính trị
-xã hội là học thuyết chủ yếu nhất, có tính chất bao trùm.
Là một học thuyết chính trị - xã hội, Nho giáo chủ yếu đề cập đến những
vấn đề cơ bản, chung nhất: Quan điểm về con người, về xã hội lý tưởng
(XHLT) và về đường lối trị nước.
1.2.1 Quan điểm của Nho giáo về con người.
« Vấn đề con người là một trong những vấn dé cơ bản nhất, chủ yếu nhất
của Nho giáo Ở Nho giáo, vấn đề con người, ngay từ đầu đã được đề cập đến
và có thể nói, Nho giáo đặc biệt đề cao vai trò của con người, "coi con người
cùng với trời đất là tiêu biểu cho tất cả, va nói rõ: trời, đất, người là tam tài",
[31,tr.64] Bởi vì, trong quan niệm của các nhà Nho, vấn đề con người gắn liền
và liên quan trực tiếp đến việc củng cố, ổn định trật tự, kỷ cương của xã hội.
18
Trang 25Chính vi vậy mà trong Nho giáo, vấn dé con người được bàn luận trong ca học
thuyết triết học, học thuyết chính trị - xã hội và học thuyết đạo đức.
Trong tư tưởng về con người, vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu, cơ bản
và chung nhất là những quan niệm về bản tính và vai trò của con người.
Những quan niệm này được thể hiện trong cả Vũ trụ quan và Nhân sinh quancủa Nho giáo.
1.2.1.1 Quan niệm về bản tính của con người.
*Wấn dé Tính người là một trong những nội dung co ban của Nho giáo về con người GS Cao Xuân Huy cho đó là "vấn đề trung tâm của Nho giáo”,
Nguyễn Đăng Thục thì coi vấn đề này là "vấn đề trọng đại trong triết học
phương Đông", với GS Nguyễn Tài Thư thì đó là vấn đề luôn được "các nhà
tư tưởng phương Dong đặc biệt chú ý" Theo chúng tôi, đây còn là một trong
những vấn đề không chỉ được các nhà Nho bàn luận từ rất sớm mà còn là vấn
đề được tranh luận, bàn cãi nhiều nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc Bởi
vì vấn đề "Tính người" là một trong những cơ sở để từ đó, các nhà Nho đề
xuất ra học thuyết chính trị, đạo đức; là căn cứ để khẳng định tính tuyệt đối
của những nguyên lý cai tri và phục vụ lợi ích của GCPK thống tri.
Thực chất của vấn đề tính người là giải đáp một số nội dung cơ bản sau:
Bản tính của con người là gì? Do đâu mà có? Và nó có thể cải tạo (hoá) được
không và để nhằm mục đích gì ? Ai là người có thể cải tạo được nó và cải tạo
bằng phương thức nào? Lý giải những nội dung cơ bản này, trong Nho giáo
cũng diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng duy vật và duy tâm.
Ngay đầu cuốn sách Trung Dung, Khong Cấp đã đưa ra một nguyên lý cơ
bản về Tinh người: Mệnh Trời gọi là “tính”, phát triển thuận theo “tính” gọi là
“đạo”, tu theo “đạo” gọi là “giáo” [127,tr.88] Từ mệnh đề này, phần lớn các nhà
Nho đều cho rằng, "tinh" của con người có nguồn gốc từ trời, là nguyên lý tự nhiên
mà trời phú cho con người và con người bẩm thụ lấy Theo đó, tinh là cái bẩm sinh
ban đầu, là cái nguyên sơ mà con người có được nhờ trời Còn cái tính đó thiện hay
ác là phụ thuộc chủ yếu vào sự tu dưỡng, giáo hoá đạo đức sau này của con người.
Người đầu tiên đặt vấn đề về "tính người" trong phái Nho gia là Khổng
Tu Trong sách Luận ngữ, dé cập đến chữ "tinh", ông nói: “Bản tính người ta
19
Trang 26đều gần giống nhau, nhưng do chịu ảnh hưởng khác nhau mà thành khác xa „
nhau” [127,tr.527] Như vậy, theo Khổng Tử, tính của con người khi mới sinh
ra là hoàn toàn ngây thơ, trong trắng, tự nhiên, chưa bị thay đổi bởi ngoại cảnh
và các yếu tố xã hội Và cái bản tính ấy do bẩm thụ được ở trời, cho nên mọi
người đều có cùng bản tinh này Đặc biệt, ông khang định rằng, cái bản tính
ban đầu ấy của con người có thể bị biến đổi bởi các điều kiện, yếu tố ngoại cảnh,
bởi sự tu dưỡng đạo đức của con người
Nói chung, khi đề cập đến vấn đề "Tính người", dù Khổng Tử chưa luận ban,
giảng giải gì nhiều, nhưng quan niệm về "tính" của ông là tư tưởng cơ bản, đặt nền
tảng ban đầu để từ đó các nhà Nho về sau kế thừa, phát triển.
Từ thời Chiến Quốc trở về sau, vấn đề "tính người" mới thực sự được cácnhà Nho quan tâm, với nhiều quan niệm di biệt và tương đồng Sự tương đồng
và di biệt giữa những quan niệm ấy, xét đến cùng là do những điều kiện lịch
sử và nhu cầu cai trị của GCPK thống trị quy định, do địa vị và lập trường giai
cấp mà mỗi một nhà Nho đại diện, đặc biệt là từ sự kế thừa, phát triển hai
quan niệm đối lập nhau về "tính người" của Mạnh Tử và Tuân Tử
Từ trong quan niệm “Tính người” của các nhà Nho, có thể khái quát
thành một số nội dung cơ bản sau:
e Những quan niệm khác nhau về tính của con người Luận về bản tính
của con người, ở Nho giáo có bốn loại quan niệm.
Loại quan niệm thứ nhất: cho rang bản tính của con người vốn là thién.
Tiêu biểu cho loại quan niệm này là Mạnh Tử.
Trong “thuyết tính thiện”, Mạnh Tử cho rằng, bản tính của con người từ
khi mới sinh ra là do trời phú, cho nên vốn là thién Ông nói:
Bản tính của con người là thiện, cũng như nước phải chảy xuôi, từ
chỗ cao xuống chỗ thấp Người ta không ai là bất thiện, cũng như
không có loại nước nào là không từ chỗ cao chảy xuống chỗ thấp
[127,tr.736].
Làm rõ thêm nhận định này, ông đã đưa ra hình ảnh đứa trẻ khi mới sinh ra
vốn đã có sẵn tình cảm quyến luyến với cha mẹ, lòng yêu mến anh chị em của
20
Trang 27mình, ai cũng động lòng thương xót và muốn cứu đứa trẻ khi nhìn thấy nó sắp
té xuống nước [127,tr.669,670] Cái tình cảm động lòng thương xót này, ông
gọi là “Lương tri”, “Lương năng” Và từ đây mở rộng ra, theo Mạnh Tử, ai
cũng có Tứ đoan hay Tứ thiện tâm: Trắc ẩn chỉ tâm (lòng thương xót mọi
người), Cung kính chỉ tam (kính trên, nhường dưới), Tu ố chỉ tam (biết hổ
then), Thi phi chi tâm (biết nhận ra điều phải, trái) [127,tr.89,90] Theo ông,
Tứ đoan này là gốc, là đầu mối của Tit đúc hay Tứ thiện đức của con người: Trắc ẩn tri tam là đầu mối của đức Nhân, Tu 6 chi tâm là đầu mối của đức Nghĩa, Cung kính chi tâm là đầu mối cua đức Lẻ, Thi phi chi tâm là đầu mối
của đức 7rí Tất cả đều là những cái vốn có của con người; nó có sắn, vốn đầy
đủ trong “tâm” của con người [127,tr.744].
Đối lập với loại quan niệm trên là quan niệm của Tuân Tử Nếu Mạnh Tử
xuất phát từ những giá trị có tính xã hội và thiên về đạo đức để khẳng định bản
tính của con người là thiện, thì Tuân Tử lại xuất phát từ những nhu cầu bản
năng sinh vật, tự nhiên của con người là phóng túng, thích gì được nấy, là “thoả
mãn dục vọng”, “tự tư tự lợi” để cho rằng, tinh người là ác [127,tr.91] Ông noi:
“tất cả mọi người đều có chỗ giống nhau: đói thi muốn ăn, rét thì muốn ấm, mệt
thì muốn nghỉ, thích cái lợi, ghét cái hại, những cái đó người ta sinh ra vốn đã có
rồi, những cái đó thì ông Vũ và vua Kiệt cũng giống nhau” [135,tr.254] Theo
ông, những cái mà Khổng Tử gọi là “đạo nhân”, Mạnh Tử gọi là “thiện” hoàn toàn
do sự tu dưỡng (nguy) sau này của con người mà có Ông nói: “phàm bản tính là
do trời làm nên, không thể học được, cũng không thể làm ra được Còn lễ nghĩa thì
do thánh nhân tạo sinh ra, người ta có thể học mà biết, có thể làm mà thành”
[127,tr.90].
Nhu vậy, trong “thuyết tính thiện” của Mạnh Tử va “thuyết tính ác” của
Tuân Tử, dù có những yếu tố và cách lý giải khá hợp lý nhưng không thể tránhkhỏi tính chất trực quan, máy móc, siêu hình Mạnh Tử thì thiên về mặt xã
hội, đạo đức, còn Tuân Tử lại thiên về mặt bản năng, tự nhiên của con người
để lý giải bản tính vốn có của con người Các ông chưa nhận thức được rằng,
bản chất, bản tính của con người là sự thống nhất không thể tách rời giữa cái
21
Trang 28sinh vật và cái xã hội Chính sự khác nhau và hạn chế cơ bản này đã dẫn tới sự
đối lập giữa “thuyết tính thiện” và "thuyết tính ác” trong Nho giáo.
Tuy cũng cho rằng, bản tính của con người là cái nguyên sơ, vốn có ban đầu, nhưng khác với Mạnh Tử và Tuân Tử, Cáo Tử coi cái bản tính đó là
không thiện cũng không ác, mà chỉ là cái gì đó thuần tuý mộc mạc, ngây thơ
ví như tờ giấy trắng vậy [46,tr.1195] Ông giải thích rằng, cái tính tự nhiên của
người ta chẳng phân biệt thiện với ác, ấy cũng như dòng nước, chẳng phân biệt
phía Đông và phía Tây vay [127,tr.736]
Như vậy, trong quan niệm về “tính” của Cáo Tử, ít nhiều là chỉ cái bản năng
sinh vật, tự nhiên của con người; còn về mặt xã hội, tính người là thiện hay ác chỉ
có thể hình thành về sau và phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội, giáo dục.
Loại quan niệm thứ tư về “tính người” cho rằng, tính người có cd thiện có
cả ác Đây là loại quan niệm ở phần lớn nhà Nho từ thời Hán trở đi, dù được
mỗi một nhà Nho sử dụng bằng những thuật ngữ khác nhau Như Đổng Trọng
Thư thì, con người có hai ban tính thiện va ác; với Dương Hùng thì “Tính
người ta thiện ác lân lộn” [57,tr.400]; Vương Sung và các nhà Nho đời Tống
như Chu Đôn Di, Trương Tải, Trình Di, Chu Hy thi cùng cho tính người có ca
thiện có cả ác.
Dong Trọng Thu cho rằng, tính là có nguồn gốc từ trời: “trời ban có hai
khí âm dương, thân người ta cũng có hai bản tính thiện và ác” [57,tr.382]
Theo ông, cái tính ấy dù do trời phú cho, nhưng chưa hoàn toàn là thiện cũng
chưa phải là bất thiện Ông nói rõ rằng, “Gạo từ lúa mà ra, nhưng cây lúa chưa
phải hoàn toàn là gạo; cái thiện ở trong bản tính của con người mà ra, nhưng
bản tính chưa phải hoàn toàn là thiện ” [135,tr.309] Có nghĩa là theo ông,
cái “tính thiện” do trời phú cho con người chỉ tồn tại dưới dạng khả năng Nó
chỉ hoàn toàn là thiện trong con người là nhờ trời, nhờ sự giáo dục, giáo hoá
Mặt khác - mặt cơ bản là, để phù hợp với nhu cầu cai trị của giai cấp
thống trị và bảo vệ sự tồn tại vĩnh viễn cơ cấu giai cấp trong XHPK, ông tacho rằng, tính người có ba bậc: Tính toàn thiện chỉ có ở thánh nhân, tính chỉ
ác chỉ ở những người bi tri, tinh vừa thiện vừa ác ở những người trung bình
22
Trang 29(tầng lớp trung gian, trung dân) Và từ sự khác biệt về tính như vậy mà theo ông, cũng tất yếu dẫn tới sự khác nhau về dia vi, vai trò của ba tang lớp người này trong XHPK lúc bấy giờ Theo đó, các bậc thánh nhân vì tính của họ là
toàn thiện, cho nên họ ở địa vị là người nắm quyền thống trị, có trách nhiệm
thay trời trị dân, giáo dân; còn người bị trị, thậm chí ở một bộ phận trong tang
lớp trung gian vì tính của họ chỉ ác, gian tà, tham lam, hèn kém, cho nên họ là
những kẻ bị cai trị, là đối tượng của giáo hoá.
Tiếp tục quan niệm duy tâm về tính của Mạnh Tử và Đổng Trọng Thư,
Trình Hạo đã có những sự kiến giải mới về “tính của con người có cả thiện có
cả ác” Theo ông, tính của con người là thiện hay là ác là ở năng lực bẩm thụ ban đầu cái fính của thiên mệnh, cái tính khí bẩm và thái độ của mỗi người
trong việc đối nhân, xử thế mà thôi Theo đó, tính của người ta là thién nếu
bẩm thu được cái tinh của thiên mệnh - vi cái tính này bản nguyên của nó vốn
thiện; còn khi người ta bẩm thu cái tinh khí bẩm thì có thiện và ác Ông giải
thích điều này như sau: “Người ta sinh ra có cái khí bẩm, theo lý thì có thiện
có ác Có người từ lúc trẻ đã thiện, có người từ lúc trẻ đã ác, đó là do cái khí
bẩm tự nhiên vậy” [57,tr.486] Ngoài ra, theo ông, tính người thiện hay áccũng chi là tương đối do chỗ thái quá hay bất cập của con người: “Trac ẩn là
thiện, song khi không trắc ẩn mà trắc ẩn là ác; cương đoán là thiện, song khi
không cương đoán mà cương đoán là ác” [57,tr.487].
e Một nội dung cơ bản trong quan niệm về tính người của Nho giáo là
“tính người” có thể bị thay đổi, biến đổi.
Dù đứng trên lập trường nào và dù coi tính người là cái vốn có, ban đầu
do trời phú cho hay có nguồn gốc tự nhiên, di chăng nữa, các nhà Nho đều
đi tới khẳng định rằng, cái tính ấy không phải là nhất thành bất biến mà có thể
thay đổi được Tuy vậy về vấn đề này, ở mỗi nhà Nho lại có những ý kiến vừa
thống nhất vừa khác nhau.
Khổng Tử cho rằng, do “Tập” mà làm cho cái “tính lành” ban đầu của
con người bị thay đổi Cáo Tử quan niệm cái bản tính “không thiện cũng
không ác” ấy hoàn toàn bị thay đổi, phụ thuộc vào sự tu dưỡng, học tập sau
này của con người Mạnh Tử thì khẳng định cái “tính thiện” do trời phú cho có
23
Trang 30thể biến thành tính ác, người thiện biến thành bất thiện là do chỗ cái “tínhthiện” đó dễ bị biến mất, là do chỗ con người không biết “Tồn tâm thiện” (tức
là không bảo vệ nó, làm cho nó suy chuyển), không biết “Dưỡng tính thiện” (tức là không chăm sóc nó, không làm cho nó phát triển bình thường), là do
con người bị vướng, mê hoặc bởi ham muốn, dục vọng Còn Tuân Tử dù coi
bản tính con người là ác, là cái tự nhiên thế nào đi chăng nữa thì con người
cũng có thể thay đổi được Ông nói: “Tính là cái ta không thể làm ra được, nhưng có thể hoá đi được Tính (ở đây là tính thiện - TG) là không phải tự
nhiên có được, nhưng có thể làm cho nó có được” [57,tr.304] Cũng theo ông,
để cải biến cái tính ác thành tính thiện, điều quan trọng nhất là phụ thuộc vào
sự tu dưỡng, học tập của con người Theo Déng Trọng Thư, trở thành thiện
hay thành ác là do ý trời, do sự giáo dục, học tập đạo đức của con người; hoặc phụ thuộc vào hành động (sửa mình) thiện hay ác của con người như Dương
Hùng quan niệm.
Từ chỗ coi bản tính của con người có thể bị thay đổi, các nhà Nho đều đi
đến khẳng định rằng, điều quan trọng và là chủ yếu nhất là phụ thuộc ở sự tu
dưỡng, học tập, giáo dục đạo đức và suy nghĩ, hành động của con người Theo
đó, phương thức tốt nhất để con người giữ được bản tính thiện, trừ bỏ tính ác,
làm điều thiện, bỏ điều ác, là con người phải thật sự ân tâm trong việc tồn
tâm, dưỡng tính thiện, phải luôn suy nghĩ, hành động theo điều thiện, phải tu
dưỡng, học tập đạo đức luân thường để có được những phẩm chất đạo đức
nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; phải “tri”, “uy” hiên mệnh và hành động đúng theo ý
trời, đạo trời, phải trừ bỏ, tiết chế mọi ham muốn, dục vọng vật chất của con người theo tinh thần “tồn thiên lý, diệt nhân dục” Có như vậy, con người mới
hoàn toàn thiện, mới biết mình cao hơn động vật, mọi vật, mới biết nhân,
nghĩa, trọng lễ tiết, mới yên đứng vào chỗ thiện, mới vui theo lễ trời, mới được
hưởng lộc trời [57,tr.384], mới có thể sánh ngang cùng trời đất trong “tam tài”
(thiên - địa - nhân) và cùng trời đất hoá sinh vạn vật [127,tr.147].
Theo Nho giáo, mặc dù cái bản tính có thể thay đổi được và ai cũng có
khả năng trở thành thánh nhân, quân tử, nhưng kẻ tiểu nhân, tầng lớp bị trị do
luôn bị chi phối bởi vat dục và hoàn cảnh, lại chẳng biết, chang sợ “mệnh
24
Trang 31trời”, cho nên ngay từ khi mới lọt lòng, họ đã đánh mất đi cái mầm thiện vốn
có và khó có thể tận tâm trong việc tồn tâm, dưỡng tính được [85,tr.49,159].
Bởi vậy, những người này luôn suy nghĩ và làm điều bất thiện, do đó mà họ
luôn là người bị cai tri, bị giáo hoá Theo Đồng Trọng Thư, điều đó cũng là do
lẽ trời, ý trời Còn những bậc thánh nhân và quân tử vì tính của họ là toànthiện, lại luôn tận tâm trong việc tồn tâm, dưỡng tính, lại biết và sợ “mệnh
trời”, hành động luôn theo “ý trời”, “đạo trời”, cho nên họ luôn là người cai trị, giáo hoá người.
Rõ ràng, ở nội dung này cho thấy giữa các nhà Nho có nhiều quan niệm
tương đồng Trong những quan niệm tương đồng đó, có một điểm giống nhau
rất cơ bản là, các nhà Nho đều đề cao đến mức tuyệt đối hoá vai trò của tu
dưỡng đạo đức theo các chuẩn mực của Tam cương, Ngũ thường và phù hợp
với những yêu cầu của GCPK thống trị.
Tóm lại, những quan niệm về "tính người" của một số nhà Nho tiêu biểu
trên đây không thể không có sự khác nhau giữa họ, thậm chí ngay trong mỗi
giai đoạn phát triển của Nho giáo và CDPK Tuy nhiên, giữa những quan niệm
ấy vẫn có những điểm chung rất cơ bản Đó là:
Thứ nhất, quan niệm và sự luận giải về tính người là một trong những cơ
sở, tiền dé để từ đó, các nhà Nho đề xuất tư tưởng về vi trí, vai trò của conngười, của mỗi một giai cấp trong xã hội và xây dựng những học thuyết, tư
tưởng khác nhằm hoàn thiện con người và ổn định trật tự, kỷ cương xã hội,phù hợp với yêu cầu của CDPK và phục vụ lợi ích của GCPK thống trị.
Thứ hai, thông qua các biện pháp giáo dục, giáo hoá, các nhà Nho đều đi
tới mục đích chung là đề cao đến mức tuyệt đối hoá những nguyên lý, những
nội dung, những quy phạm đạo đức - chính trị của Nho giáo và những lời dạy
của các bậc Thánh hiền.
Thứ ba, dù có những yếu tố, nhân tố hợp lý (coi trọng việc giáo dục, tu dưỡng đạo đức, thừa nhận ở mức độ nhất định vai trò nỗ lực chủ quan của con
người trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người, v.v ),
nhưng về cơ bản, quan niệm về tính người của Nho giáo là duy tâm siêu hình
Nó đề cao đến mức tuyệt đối hoá vai trò của đạo đức, giáo dục đạo đức cũng
2
Trang 32như vai trò của trời, mệnh trời, của cá nhân nhà vua trong việc hoàn thiện conngười và ổn định, phát triển xã hội.
1.2.1.2 Quan niệm của Nho giáo về vai trò của con ngườiNhững quan niệm về nguồn gốc, bản tính con người của Nho giáo là cơ
sở, căn cứ và là nguyên lý xuất phát của quan niệm về vai trò của con người
-nội dung chủ yếu, cơ bản nhất trong quan điểm của Nho giáo về con người.
Như nhiều học thuyết khác khi đề cập đến vấn đề về vai trò của con
người, Nho giáo cũng đặt con người trong các mối quan hệ với thế giới (trời,
đất, vạn vật) và với xã hội (con người với con người, con người với xã hội).
Nho giáo là một trong những hình thái triết học, chính trị - xã hội từ đầu
đã nhìn nhận thế giới vạn vật như một chỉnh thể thống nhất, trong đó vũ trụ,
trời đất, vạn vật, con người luôn tồn tại trong mối liên hệ, quan hệ tương hỗ
với nhau Tuy nhiên trong những mối quan hệ đó, Nho giáo chủ yếu đề cập đến hai mối quan hệ cơ bản: mối quan hệ giữa trời và người và mối quan hệ
giữa con người với xã hội Vai trò của con người trong hai quan hệ này biều
hiện tập trung trong học thuyết "Dao lam người" của Nho giáo.
Thứ nhất: Vai trò của con người trong mối quan hệ với trời đất, vạn vật
Mặc dù coi vũ trụ, vạn vật đều có nguồn gốc từ trời và cùng trời đất là
một thể, nhưng phần lớn các nhà Nho ít dé cập tới mối quan hệ giữa con người
với giới tự nhiên mà chỉ coi con người là bộ phận cao nhất và đứng lên trênvạn vật Khi bàn về vai trò của con người đối với vạn vật, Nho giáo luôn cho
rằng, con người có thể sánh ngang với trời đất và cùng với trời đất hoá sinh
vạn vật Tuy nhiên, để có được vị trí và vai trò này, Nho giáo đòi hỏi conngười phải biết, phải thực hành đúng với "đạo trời", "mệnh trời", phải thờ trời,
kính trời, phải có đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín mà trời phú cho con người
Có nghĩa là, trong tư tưởng Nho giáo, vai trò của con người đối với vạn vật chỉ
có thể được thực hiện và được thừa nhận là phải dựa vào trời, phục tùng quyền
uy tối cao của trời Và vì vậy khi nói rằng, Nho giáo đề cao vai trò của conngười không phải là của mọi người nói chung và vô điều kiện
26
Trang 33Có thể khẳng định rằng, những mệnh đề "Vạn vật gốc ở trời" (Kinh Lô),
"Trời sinh ra người thì người phải lấy Trời làm gốc" (Kinh Thi) của Nho giáo không chỉ là tư tưởng về nguồn gốc, vị trí của con người mà điều quan trọng hơn, đó còn là cơ sở xuất phát để định rõ vị trí, vai trò của trời đối với
con người, vai trò cũng như thái độ, nghĩa vụ của con người đối với trời.
Bàn về trời và vai trò của trời đối với con người, xã hội, nhìn chung các
nhà Nho đều cho rằng, trời có đức, có đạo, có mệnh Chính vì vậy mà trời là
chúa té tối cao sinh ra tất cả, thống tri tất cả, quyết định tất cả trong can khôn,
vũ trụ, con người Dao đức của trời (Thiên đức), theo các nhà Nho, là sinh ra
và nuôi dưỡng muôn vật, con người Đức của trời còn được biểu hiện ở sự bao
dung tất cả mọi đức nhỏ, đức lớn khác của muôn vật, muôn loài, muôn người.
Tóm lại, cái đức của trời, như Khổng Cấp đã viết trong sách Trung Dung:
“Đức nhỏ thì sông suối chảy tuôn; đức lớn thì đôn hậu hoá dục muôn vật Đó
chính là duyên cớ khiến Trời Dat là lớn vậy” [127,tr.166]
Đạo cia trời là sự thể hiện cái đức của trời trong sự sinh ra và biến hoá
của muôn vật, muôn loài Cái đạo ấy, như sách Trung Dung đã viết:
Lớn thay, Đạo của thánh nhân! Mênh mông vô bờ, phát dục muônvật Cao vút tận trời cao Day đủ mà dồi dào thay, cương yếu lớn
của Lễ (Lễ - nghi) có ba trăm điều Quy tắc chi tiết của Lễ có ba
ngàn điều, đang chờ đợi bậc hiền nhân chân chính để được thi hành
[127,r.1561.
Cái "dao" ấy còn bao gồm tất cả mọi sự biến biến hoá hoá, qua qua lại lại
ở trong khắp vũ trụ, trời đất Con người nếu dựa theo nguyên lý "Thiên địa
vạn vật nhất thể" thì có thể biết được cái "đạo" ấy tồn tại, biến hoá ở khắp
moi nơi, ở trong muôn vật, muôn loài
Mệnh của trời là quyền uy, là sự thể hiện vai trò của trời đối với vạn vật,
muôn loài trong sự sinh thành, biến đổi, mất đi của mỗi loài Theo đó, cái tính,
cái đức của con người, việc con người trở thành thiện nhân, sự sang hèn, sinh
-tử, giàu - nghèo, v.v của con người, của mỗi người đều là mệnh trời, do mệnh
27
Trang 34trời và vì vậy con người không thể cưỡng lại được Nho giáo còn cho rằng, vì trời
là đấng "chí tôn", là chúa tể tối thượng, nên quyền uy của trời, mệnh trời là tuyệt
đối Vì vậy mà đối với loài người, đối với mỗi người: "tri thiên mệnh” (biết mệnh
trời) là một điều cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa sống còn Khổng Tử đã từng chỉ
rõ, một trong những tiêu chuẩn cơ bản của người quân tử là phải biết "mệnh trời” Ông nói: "Bất tri Mạng, vô di vi quân tử da" [127,tr.562] (không biết Mệnh Trời,
thì chang có thể làm người quân tử) Tất nhiên, biết mệnh trời thì phải sợ mệnh trời và theo Khổng Tử, việc "sợ mệnh trời" hay không là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt quân tử (người có đạo đức, kẻ thống trị) với tiểu nhân
(không có đạo đức, kẻ bị trị) Ông nói:
Người quân tử có ba điều kính sợ: sợ Mệnh Trời, sợ bậc đại nhân, sợ
lời dạy của Thánh nhân Kẻ tiểu nhân không biết mệnh Trời nên
không sợ, khinh nhờn bậc đại nhân; coi thường lời dạy của Thánh
nhân [127,tr.5 12].
Vai trò của con người là, khi đã "tri thiên mệnh”, "úy thiên mệnh" thì
điều cơ bản nhất là không được làm trái mệnh trời mà phải suy nghĩ, hành
động theo đúng đạo trời, mệnh trời Bởi nếu không như vậy thì sẽ mắc tội với
trời và bị trời trừng phạt.
Trời có đức, có đạo, có mệnh như vậy, con người cứ như thế mà bằng
lòng để thi hành cái đạo của mình sao cho phù hợp với cái đạo, cái mệnh của
trời, không được oán trách những cái chưa được hoặc đã mất, không được
mong gi thêm ngoài những cái đang có Như sách Trung Dung đã chi rõ:
Người quân tử căn cứ vào địa vị hiện tại của mình mà hành động,
không ham cái ở ngoài bổn phận của mình Ở vào dia vi giàu sang,
thì làm theo cách giàu sang; ở vào địa vị nghèo hèn, thì làm theo
cách nghèo hèn; ở vào địa vị di địch thì làm theo cách của di địch; ở vào cảnh hoạn nạn, thì làm theo cách của người trong hoạn nạn Quân tử dù ở vào cảnh nào cũng tự tìm thấy niềm vui của mình [Z7 f.118].
28
Trang 35Đến Déng Trọng Thư trở đi, các nhà Nho lại càng cường điệu, tuyệt đối
hoá cái "đạo", cái "mệnh", tức là cái uy quyền và vai trò của trời đối với con
người, vạn vật Theo đó, mọi hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và xã hội cùng tôn ti, trật tự của nó đều do trời sắp đặt, đều bị chi phối bởi mệnh trời Cái dao
này không bao giờ đổi khi trời chưa đổi (Thiên bất biến, đạo diệc bất biến).
Ngoài ra, các nhà Nho đều cho rằng, lòng trời vốn đem lại cái đức, cái phúc cho nhân quần và xã hội, còn những tai biến, rối loạn xảy ra trong tự nhiên, xã
hội dù cũng là do trời tạo ra nhưng là để trách bảo, trừng phạt con người khi
mà con người làm trái, làm hư hỏng, làm mất cái đạo trời và không tuân phục
mệnh trời Bởi vậy, "trị hay loạn, phế hay hưng là bởi người, chứ không phải là
trời" [57,tr.372] Cũng theo các nhà Nho, trời cũng có tôn ti, trật tự của trời,
cũng có người đứng đầu trong "cõi trời” đó là Thượng đế, do vậy, vì nhà, nước,
thiên ha do trời sinh ra lại đồng một thể với trời, cho nên, nhà cũng có tôn ti, trật tự và có người đứng đầu của nhà, nước cũng có tôn ti, trật tự của nước và
có người đứng đầu của nước, v.v Cái tôn ti, trật tự và uy quyền, địa vị của
người đứng đầu trong các "cơ cấu" ấy cũng không đổi và là tuyệt đối, vì cái
tôn tỉ trật tự ấy, cái địa vị ấy là do trời sắp đặt, là ý chí của trời, cái quyền uy
ấy là do được thừa hưởng cái quyền uy của đấng chí tôn, tối cao, tối thượng là
trời Như Mạnh Tử nói: “Trời không nói, chỉ thong qua đức hạnh và việc làm của
vua Thuan để ngầm tỏ ý trao thiên hạ cho vua Thuan!” {127,tr.731].
Như vậy, quan niệm của Nho giáo về vai trò của con người trong mối
quan hệ với trời, về cơ bản là duy tâm Trước trời, con người chỉ là một lực
lượng thụ động, nô lệ Vai trò của con người, theo các nhà Nho chỉ giới hạn,
thu hep ở việc đem cái "dao", cái "mệnh" của trời lưu hành trong khắp vũ trụ,
thiên hạ Thậm chí, Nho giáo còn khẳng định rằng, để thực hiện cái "vai trò"
ấy, con người cũng phải dựa vào trời, vào cái đấng chí tôn, tối thượng Tính
chất duy tâm, siêu hình trong quan niệm của Nho giáo về vai trò của con
người đối với vũ trụ, vạn vật còn biểu hiện ở chỗ, con người chỉ cần "tri thiên
đạo", "tri thiên mệnh” và hành động theo cái "tri" ấy thì có thể biết được bảnchất của con người, muôn vật, muôn loài
29
Trang 36Thứ hai: Vai trò của con người trong các mối quan hệ xã hội cơ bản 2 Việc phân chia các mối quan hệ xã hội của con người xuất phát từ việc các
nhà Nho nhìn nhận con người từ nhiều phương diện Từ phương diện đạo đức,
Nho giáo đề cập tới quan hệ Quân tử - tiểu nhân; ứ phương diện lao động xã
hội, Nho giáo bàn đến quan hệ Lao lực - lao tâm; tiv phương diện chính tri,
Nho giáo đề cập tới các mối quan hệ thống trị - bị trị, Vua (Thiên tử) - dân,
Vua - tôi, Quan - dân; tiv phương diện thiết chế xã hội, Nho giáo đưa ra các
quan hệ: trong gia đình, đó là các quan hệ: cha - con, chồng - vợ, anh - em,
trong xã hội, đó là các quan hệ: Bằng hữu (bạn bè), trên dưới, Thiên tử
-thiên hạ Ngoài ra, trong từng mối quan hệ ấy, còn có nhiều mối quan hệ
con Đúng như nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, con người trong Nho giáo bị
ràng buộc, chi phối bởi vô vàn những mối liên hệ chồng chéo, đan xen, hết sức
phức tạp Ứng với mối quan hệ ấy, Nho giáo lại đưa ra những quy phạm,
những chuẩn mực đạo đức để ràng buộc, cột chặt con người vào trong những
mối quan hệ này, định rõ trách nhiệm của con người với con người trong gia
đình, ngoài xã hội Những quy phạm, những chuẩn mực đạo đức - chính trị đó,
gộp chung lại thành cái Đạo làm người Thông qua các mối quan hệ của con
người trên đây và quan niệm về "Đạo làm người", có thể nhìn nhận rõ hơn
quan niệm của Nho giáo về vai trò của con người Tuy nhiên, vai trò của con
người được đề cập nhiều nhất và được quan tâm ở nhiều nhà Nho là ở trong ba
mối quan hệ cơ bản (Tam cương) với năm đức chủ yếu (Ngũ thường)
Trong gia đình, Nho giáo đưa ra ba mối quan hệ (cha - con, chồng - vợ,
anh - em) Tuy nhiên, chỉ có hai mối quan hệ được các nhà Nho tập trung lý
giải, đó là quan hệ cha con, chồng vợ
-Quan hệ cha - con là một trong ba mối quan hệ cơ bản của con người Để
duy trì mối quan hệ này cũng như duy trì trật tự, tôn ti trong gia đình nhằm
góp phan củng cố trật tu, kỷ cương, ổn định xã hội và ràng buộc trách nhiệm
giữa con người với con người, Nho giáo đưa ra hai chuẩn mực đạo đức "Từ" và
"Hiếu" Theo đó, cha mẹ phải thương yêu, dưỡng dục con cái; con cái phải
chăm sóc, kính trọng cha mẹ Tất nhiên, trong mối quan hệ này, các nhà Nho
lại đề cao vị trí của người cha là bề trên của con cái, sinh ra con cái, cho nên
30
Trang 37Nho giáo nhấn mạnh đức "Hiếu", tức là nhấn mạnh trách nhiệm, nghĩa vu của
con cái đối với cha mẹ Như Mạnh Tử đã nhiều lần khẳng định, trong các việc
phụng sự thì phụng sự cha mẹ là trọng đại hơn hết, là gốc vậy [85,tr.31].
Khổng Tử, Mạnh Tử và nhiều nhà Nho khác đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn của
người con có hiếu Đến Đổng Trọng Thu trở di, các nhà Nho càng đề cao vị
tri, uy quyền của người cha Dong Trọng Thư coi "cha là Trời của con"
[57,tr.379], là "giéng mối" của con cái Ngoài các nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, kính trọng, đức Hiếu của người con đối với cha là đòi hỏi người con
phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của cha Theo Nho giáo, người con có đạtđược đức Hiếu đó mới là người có nhân, nghĩa, lễ, trí Nhưng điều chủ yếu màNho giáo đề cao đức Hiếu, đức Từ cũng là nhằm duy trì vĩnh viễn chế độ tông
pháp và chủ yếu là địa vị thống trị của nhà vua, của kẻ thống trị Như sách Đạihọc ghi rõ: “Đạo hiếu [đối với cha] cũng chính là để thờ vua , dao từ [đối với
con] cũng chính là để sai khiến chúng dan” [127,tr.57].
Trong mối quan hệ chồng - vợ, Nho giáo đưa ra phạm trù "Nghĩa" Nghĩa
là chuẩn mực đạo đức để ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ giữa vợ - chồng
với nhau Theo đó, vợ chồng phải yêu thương và có trách nhiệm với nhau Tuy
nhiên, trong quan niệm của nhà Nho, địa vị xã hội và vai trò của người phụ nữ
nói chung được nhìn nhận, đánh giá thấp hơn so với người đàn ông Đặc biệt
từ Đổng Trọng Thư trở đi, các nhà Nho đều đòi hỏi người phụ nữ, người vợ
trong gia đình phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của người chồng, của cha
mẹ chồng Có như vậy, người vợ mới được coi là người có đạo đức, có tiết
hạnh - những cái mà các nhà Lý học Tống Nho cho là lớn hơn cả sự sống chết
(chết đói là việc nhỏ, tiết hạnh mới là việc lớn)
Trong xã hội (Nhà nước, thiên ha), Nho giáo chú ý nhiều nhất tới mối
quan hệ Vua - tôi (Quân - thần) Vua còn được gọi là Thiên tử (con trời) có sứ
mệnh to lớn nhất là thay trời để giáo dân, trị dân, do vậy vị trí của vua là cao
nhất, quyền uy của vua là tuyệt đối và bao trùm lên khắp thiên hạ
Trong Nho giáo, quan hệ vua - tôi lại bao gồm, bao trùm và phản ánh
nhiều mối quan hệ khác Khái niệm "Tôi" (bề tôi) là một khái niệm bao quát
nhiều đối tượng Thit nhất, "bề tôi" bao gồm mọi người nói chung dưới quyền
ot
Trang 38thống trị của nhà vua, ho là những người bi thống trị [128,tr.293]; r hai, "bề
tôi" bao gồm "dan" - lực lượng đối lập với tầng lớp thống trị gồm vua - quan;
thứ ba, bé tôi là những người giúp nhà vua trong việc cai tri, là tầng lớp quan
lại, hợp cùng với nhà vua thành tang lớp, giai cấp thống trị, có vai trò trị nước,
trị dân, giáo dân Dù nằm trong thành phần nào, cấp độ nào thì trách nhiệm, nghĩa vu của bề tôi đối với vua là phải trung, tận trung theo đúng cái "dao" mà
nhà Nho đã quy định: "Thần su quân di trung” (phụng sự vua phải hết lòng).
Ngoài ra, khi coi nhà nước là cái "gia đình lớn”, Nho giáo còn coi vua là cha
mẹ của dân, cho nên đức "trung" còn là đức “hiếu”; tận trung cũng là tận hiếu với vua Còn đối với bề tôi, vua phải làm theo "mệnh trời" là nuôi dưỡng, giáo
hoá, bởi vì họ cũng do trời sinh ra Nguyên tắc của việc dưỡng dân, giáo dân,
trị dân của nhà vua, theo các nhà Nho là phải dua theo "Lé" (Quân sử than di
lễ) Có như vậy, dân mới có đạo đức, mới có khuôn phép, v.v Và để thực
hành có hiệu quả việc trị dân, dưỡng dân, giáo dân, nhà vua phải có đạo đức,thường xuyên tu dưỡng đạo đức, phải thương yêu dân, phải hợp lòng dân, v.v
Tuy nhiên, trong quan niệm của Khổng Tử và Mạnh Tử về mối quan hệ
vua - tôi ít nhiều có tính nhân văn, nhân bản sâu sắc Như các ông đã từng nói:
"Nếu vua thương yêu (nhân) bề tôi thì bề tôi phải trung thành với vua" (Khổng
Tử) còn "vua coi bề tôi như chó ngựa, thì bề tôi coi vua như kẻ qua đường, vua
coi bề tôi như bùn rác, thì tôi coi vua như giặc thù” [46,tr.1062] và “ Vua chư
hầu làm nguy hại đến xã tắc thì phải phế bỏ đi và lập vua khác” [127,tr.758].
Các ông đưa ra các quy phạm đạo đức nhân, nghĩa, hiếu, trung cũng nhằmràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ lẫn nhau giữa nhà vua và bề tôi Nhưng từ
Đồng Trọng Thư trở đi, vua được coi là thiên tử, được thay trời để trị dân, trị
thiên hạ, cho nên uy quyền của vua cũng là uy quyền của trời, mọi người phải
tuyệt đối phục tùng một cách vô điều kiện Quyền lực và vai trò của nhà vua
đối với thần dân trong thiên hạ là tuyệt đối; ý chí, mệnh lệnh của vua được
xem là ý chí, mệnh lệnh của trời, kẻ nào làm trái sẽ bị nhà vua thừa lệnh của
trời mà trừng phạt Rõ rang, từ Dong Trọng Thư trở đi, vai trò của nhà vua,
của kẻ thống trị được đề cao đến mức tuyệt đối, còn vai trò của dân, của
32
Trang 39những người bị thống trị bị lu mờ Họ chỉ thể hiện cái vai trò đó ở việc tuân thủ một cách day đủ, nghiêm chỉnh quyền lực của nhà vua, kẻ thống tri.
Nhu vậy, khi đưa ra quan niệm về vai trò của con người trong các mối
quan hệ xã hội cơ bản, Nho giáo không hoàn toàn xuất phát từ con ngườichung chung, trừu tượng mà từ những con người trong những mối quan hệ xã
hội cụ thể, và chủ yếu là để từ đó luận chứng về vị trí, vai trò của con người
trong những mối quan hệ ấy Tất nhiên ở chừng mực nhất định, đặc biệt là ở
Khổng Tử, Mạnh Tử, khi bàn về vai trò của dân, Nho giáo đã đưa ra được
những quan niệm hợp lý, tiến bộ khi coi dân có vai trò nhất định trong việc tạo
ra của cải vật chất cho xã hội, trong sự hưng - vong, thịnh - suy, thành - bại
của triều đại, CDPK Mac dù vậy, về co bản, các nhà Nho đều hạ thấp vai trò
của dan, phủ nhận vai trò của dân trong tiến trình tiến hoá của lịch sử Ở đây
rõ ràng Nho giáo chưa đi đến quan niệm duy vật lịch sử về vai trò của dân với
tư cách là người sáng tạo, là động lực của sự phát triển của lịch sử Trong khi
đó, Nho giáo lại đề cao, tuyệt đối hoá vai trò của cá nhân nhà vua, của đạo đức
và sự tu dưỡng đạo đức của nhà vua, của bậc quân tử, kẻ thống tri trong những
diễn biến của lịch sử Vì vậy, dù đúng là Nho giáo đề cao con người, vai trò
con người, nhưng xét về thực chất, xét đến cùng, đó là những quan niệm duytâm siêu hình và cũng chỉ nhằm mục đích duy trì, bảo vệ trật tự, cơ cấu giai
cấp của XHPK và phục vụ địa vi, lợi ích của GCPK thống tri.
1.2.2 Quan điểm của Nho giáo về xã hội lý tưởng.
Xã hội lý tưởng là một khái niệm dùng để chỉ một chế độ xã hội, một trạng thái xã hội phát triển cao nhất và hoàn thiện nhất Cái chế độ, trạng thái
xã hội ấy không chỉ là mục đích cuối cùng và cao nhất của những ước vọng và
hoạt động của một giai cấp nhất định mà nó còn chi phối, định hướng toàn bộ
hoạt động của giai cấp ấy Nó phản ánh và bảo vệ những lợi ích kinh tế và
chính trị căn bản của một tập đoàn, một giai cấp xã hội nào đó (thường là tập
đoàn, giai cấp thống trị) Quan điểm về XHLT được thể hiện tập trung trong
học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo.
Như bất kỳ một học thuyết chính trị - xã hội nào khác, Nho giáo cũng
đưa ra quan điểm về một XHLT với những đặc điểm cơ bản của nó và những
33
Trang 40biện pháp chủ yếu để tạo lập, duy trì cái xã hội ấy Quan niệm về XHLT của
Nho giáo được hình thành một cách đầy đủ ở Khổng Tử, trên cơ sở lý giải
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn của xã hội
Đứng trước một xã hội hết sức rối loạn bởi chiến tranh, bởi những mâu
thuẫn và xung đột giai cấp "dường như không thể điều hoa" và với chức năng
là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, Nho giáo hình dung XHLT là một xã hội
ổn định, thái bình, đại đông, mọi người trong xã hội ấy đều sống hoà mục,
thân ái, bình đẳng Mong ước về một xã hội như vay, trong sách Luận ngữ, Khổng Tử chỉ rõ:
° Vua chư hầu hay quan đại phu (kẻ có nước, có nhà) chẳng lo ít dân
mà chỉ lo không đồng đều, chẳng lo nghèo, mà chỉ lo không được
an ninh Là vì hễ đồng đều thì chẳng nghèo, người hoà thì dân số
không ít, có an ninh thì nước nhà không nghiêng đổ [127,tr.510].
Trong thiên Lễ vận (sách Lé ký), Khổng Tử còn nói day đủ và cụ thể thêm về
mô hình của XHLT:
Sự thực hiện của đạo lớn là, thiên hạ là của chung, tuyển chọn người
hiền và cử người tài năng, nói điều tín và tu sửa hoà mục Cho nên
người ta không chỉ tôn kính cha mẹ mình, không chỉ thương yêu con
cái mình, còn khiến cho người già được sống trọn đời, người trai
tráng được sử dụng, trẻ thơ được lớn lên, người không vợ, người
không chồng, trẻ mồ côi, người không con, người tàn tật, tất cả đều
được chăm sóc [114,tr.76].
Từ quan niệm về XHLT của Nho giáo, có thể khái quát một số đặc trưng
cơ bản của xã hội đó như sau
Thứ nhất, XHLT là một xã hội thái bình, ổn định, có trật tự, có kỷ
cương, mọi cái trong xã hội đều là của chung, mọi người trong xã hội đều
có quyền lợi, được chăm sóc, đều bình đẳng, sống hoà mục, thân ái
Xuất phát từ sự phê phán thực trạng xã hội hết sức rối loạn lúc bấy giờ và
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, theo nhà Nho, một trong những đặc
trưng cơ ban của XHLT là xã hội phải ổn định, có trật tự, có kỷ cương, đồng
34