Tư tưởng này không những rất phổ biến ở các thời đại vua Trung Quốc mà còn là tư tưởng trị quốc của một số quốc gia phương Đông trong đó có Việt Nam Nho giáo được truyền vào nước ta từ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN
Tóm lược tư tưởng nhân trị của Nho giáo Tư tưởng này có giá trị tích cực
và hạn chế như thế nào trong lịch sử phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng
Giảng viên : Ts.Lã Khánh Tùng
Bộ môn : Lịch sử các học thuyết chính trị pháp lí
Sinh viên : Lưu Thị Vân Anh
Mã SV : 20061011
Ngày sinh : 10/3/2002
Lớp : K65B
Trang 2MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU 2
I.Tính cấp thiết của đề tài 2
II.Mục tiêu , phương pháp nghiên cứu 3
B NỘI DUNG 3
I Tư tưởng nhân trị của Nho giáo 3
1.Một số lí luận cơ bản về nhân trị 3
2.Nội dung tư tưởng nhân trị 3
II.Gía trị tích cực và hạn chế của tư tưởng nhân trị trong lịch sử phương Đông 5
1.Tích cực 5
2.Tiêu cực 5
III.Gía trị tích cực và hạn chế của tư tưởng nhân trị đối với Việt Nam 6
1.Qúa trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam 6
2 Gía trị tích cực của tư tưởng nhân trị 6
3.Hạn chế của tư tưởng nhân trị đối với Việt Nam 7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
A.MỞ ĐẦU I.Tính cấp thiết của đề tài
Nho giáo là học thuyết chính trị - xã hội lớn của Trung Quốc, ra đời từ rất sớm trong điều kiện nhà Chu đang bị suy yếu về địa vị kinh tế và vai trò chính trị Với chủ trương xây dựng đất nước thái bình thịnh trị theo khuôn mẫu của vua Nghiêu, vua Thuấn, tư tưởng trị quốc là một trong những nội dung chủ chốt của học thuyết chính trị - xã hội Nho giáo Trong đó , tư tưởng “nhân trị” là tư tưởng nổi bật của Nho giáo Trung Quốc Tư tưởng này không những rất phổ biến ở các thời đại vua Trung Quốc mà còn là tư tưởng trị quốc của một số quốc gia phương Đông trong đó có Việt Nam
Nho giáo được truyền vào nước ta từ những năm đầu công nguyên trong quá trình đô hộ của chính quyền phương Bắc Khi mới truyền vào Việt Nam, mặc dù lúc đầu sự thâm nhập và ảnh hưởng của nó có phần khó khăn hơn so với các học thuyết khác như Phật giáo và Đạo giáo Nhưng, trong quá trình phát triển của lịch sử, nó đã từng bước chiếm ưu thế và có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội và con người Việt Nam, góp phần vào việc hình thành các giá trị truyền thống của dân tộc Từ thời Lê, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống, ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tinh thần, tư tưởng ở nước ta Lúc ấy, nó đã trở thành công cụ phục vụ đắc lực
để trị nước, tổ chức nhà nước và quản lý xã hội của các triều đại phong kiến Việt
Trang 3Nam và cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại một số nét trong nhà nước pháp quyền của nước ta
II.Mục tiêu , phương pháp nghiên cứu
- Mục tiêu: Khái quát tư tưởng nhân trị của Nho giáo , ảnh hưởng tích cực
và tiêu cực đến phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng ; Đề ra giải pháp khắc phục những tiêu cực còn tồn tại
- Phương pháp nghiên cứu : sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phân tích tổng hợp , diễn dịch, quy nạp…
B NỘI DUNG
I Tư tưởng nhân trị của Nho giáo
Nho giáo là một hệ thống đạo đức , triết học xã hội , triết lí giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa Trong đó , con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức , đất nước thái bình , thịnh vượng
1.Một số lí luận cơ bản về nhân trị
trị quốc căn bản phải dựa vào đức nhân của người cầm quyền mà không phải dựa vào pháp luật như phái pháp gia chủ trương để cai trị xã hội
phục cao nhất , quyết định nhất chính là nhân cách của bản thân những người đại diện cho nhân và lễ thông qua cuộc sống của chính người đó 2.Nội dung tư tưởng nhân trị
* Cơ sở hình thành
hội Trung Hoa diễn ra nhiều biến đổi lớn về xã hội và chính trị
lấn áp thiên tử , danh thiên tử dần dần chỉ là hư danh
nông dân lâm vào tình cảnh khốn cùng
Khổng Tử cho rằng nguyên nhân sâu xa từ sự rối loạn và danh phận , mỗi người giữ lấy danh phận của mình Để lập lại trật tự xã hội , Khổng Tử cho rằng phải chính danh
Chính danh đòi hỏi sự tự giác chủ quan ,mọi người phải tự giác giữ lấy danh phận của mình ,khuôn mình theo chuẩn mực của Lễ Sự tự giác đó chỉ có thể thực hiện bằng việc tu dưỡng đạo nhân
Trang 4 Khổng Tử lấy con người làm căn bản , lấy nhân làm gốc
*Nội dung
bản.Sự thịnh vượng của một quốc gia tùy thuộc vào nhà cầm quyền như thế nào ,chứ không phải pháp luật
dưỡng đạo nhân -là những người có đạo đức cao quý;Khổng Tử gọi là người “quân tử”
phải là người tài đức
quân tử phải đạt được những tiêu chuẩn về tài và đức Để có được tài và đức thì người quân tử phải học đạo lí thánh hiền , biết phải trái mà sửa mình thành người đức hạnh Người quân tử phải học để trở thành người
có tài đức mới xứng đáng là người quản lí đất nước
được nghi thức , những nguyên tắc của nhà nước , những quy định của nhà nước về quản lí xã hội
tố nhà cầm quyền làm căn bản chứ không phải pháp luật , nhà cầm quyền phải tu dưỡng theo đạo nhân , phải là người có đạo đức pahir là người quân tử
Việc chính trị cốt ở chính tâm của người trị dân đạo đức của nhà cầm quyền sẽ ảnh hưởng và cảm hóa dân chúng ,dân chúng sẽ làm những điều thiện
làm cho dân hoàn thiện mình theo các giá trị đó
những phải làm cho dân no đủ mà còn phải giáo dân.Cách thức giáo dân trước hết là đem thân mình ra mà cảm hóa dân Vì vậy Nho giáo cho việc
tu dưỡng đạo đức của nhà cầm quyền là vấn đề cơ bản của công cuộc quản lí đất nước
đạo nhân đó cảm hóa lòng dân ,dạy dân dể dân dễ trị
đích vì sự hoàn thiện con người đối với các giá trị tinh thần đặc trưng của loài người tư tưởng nhân trị muốn hướng đến một nhà nước có trách nhiệm hoàn thiện con người với tư cách là con người , làm cho con người sống cận nhân tình
Trang 5II.Gía trị tích cực và hạn chế của tư tưởng nhân trị trong lịch sử phương Đông
1.Tích cực
học thuyết đạo đức, chính trị của các nhà Nho chủ trương con người sống
có trách nhiệm, vì đời, vì người, cứu người
cầu và trách nhiệm của mỗi người trong các mối quan hệ xã hội; góp phần điều chỉnh hành vi đạo đức của con người; đồng thời có ý nghĩa trong việc cai trị, quản lý xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống đạo đức xã hội ở một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam
tập trung, một xã hội hoà bình, ổn định, nề nếp, có trật tự trên dưới thuận hoà - tức là có Đạo và Lí Mẫu hình lí tưởng của Nho giáo là con người Quân tử, đó là người đạt được cả Đạo (đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bè bạn) lẫn Đức (bao gồm Nhân, Trí, Dũng)
vậy Nho giáo đề cao văn hiến, lễ nhạc và việc học hành Tư tưởng nhân trị của Nho giáo như vừa trình bày từ lâu đã ăn sâu vào xã hội phương Đông , trở thành một giá trị truyền thống quý báu và ngày nay vẫn có tác dụng giáo dục đáng kể
Đông tôn trọng kỷ luật và trật tự ,được sự ràng buộc nghiêm khắc của của
lễ giáo trong quan hệ gia đình và xã hội có thái độ trung thành và tín nhiệm với chế độ
2.Tiêu cực
Lễ trong Nho giáo là sợi dây kiềm chế suy nghĩ và hành động để con người tuân theo đạo đức, nhưng khi bị lạm dụng thì nó trở nên cứng nhắc theo một khuôn phép cũ, dẫn tới tư duy mang tính bảo thủ, tiêu cực Chính mặt hạn chế này của tư tưởng nhân trị Nho giáo đã để lại tàn dư cho đến tận ngày nay, nó trở thành phong tục, lối sống, nó thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của không ít người ở các nước phương Đông
Tư tưởng chính danh trong Nho giáo khi bị lạm dụng sẽ gây ra kìm hãm
tự do nhân cách, hạn chế sáng kiến mới của con người, làm cho con người luôn ở trạng thái nhu thuận, chỉ biết phục tùng
Tư tưởng chính danh của Nho giáo quá đề cao danh phận Một mặt nó giúp con người biết phấn đấu vươn lên, giành địa vị cao trong xã hội, nhưng nếu tư tưởng này bị lạm dụng thì sẽ khiến cho con người có tư tưởng hám danh, chạy theo danh, theo chức đến mức quên cả luân thường đạo lý
Trang 6III.Gía trị tích cực và hạn chế của tư tưởng nhân trị đối với Việt Nam
1.Qúa trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam
động cho dân tộc mình là một chân lí phổ biến , là một sự thực khách quan của các thời đại của các dân tộc
thuộc , Nho giáo lâu bền nhất và có sự ảnh hưởng sâu sắc nhất Tư tưởng trị vì trong lĩnh vực chính trị và học thuật suốt 2000 năm là tư tưởng Nho giáo Có nhiều nguyên nhân trong đó quan trọng nhất là sức sống của dân tộc
Trong hoàn cảnh thời trước nhất là khi giành được nền tự chủ dân tộc Việt Nam muốn tồn tại thì phải chọn lấy một ý thức hệ tích cực ,quan tâm đến con người , đến cuộc đời , đến xã hội , đến vận mệnh dân tộc
Nho giáo là học thuyết triết học, chính trị, đạo đức của Trung Quốc được hình thành và phát triển qua ba giai đoạn lớn, từ Nho thời Tiên Tần đến Nho Lưỡng Hán và Nho thời Tống - Minh - Thanh Được truyền vào Việt Nam từ đầu Công nguyên, tuy ban đầu vấp phải sự phản kháng của người Việt nhưng về sau Nho giáo đã dần được các triều đại Việt Nam chủ động tiếp nhận, sử dụng làm công cụ trị nước trong suốt nhiều thế kỷ cho đến khi chế độ phong kiến lụi tàn
2 Gía trị tích cực của tư tưởng nhân trị
dung, độ lượng với nhau Đức lễ, với hệ thống các qui định chặt chẽ đã giúp con người có thái độ và hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn phép Xét theo phương diện pháp luật thì lễ của Nho giáo có tác dụng tích cực trong việc duy trì trật tự, kỷ cương của xã hội, ngày nay chúng ta có thể kế thừa
cương và trật tự xã hội Nho giáo với các tư tưởng chính trị – đạo đức như
“Chính danh”, “Nhân trị”, “Nhân chính” luôn luôn là bài học quý giá và được vận dụng trong suốt lịch sử Việt nam
thì nước mới nghiêm; trong gia đình phải có gia pháp thì mới có trên có dưới Điều này đã tạo cho con người nếp sống trên kính dưới nhường Tư tưởng chính danh giúp cho con người xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để từ đó suy nghĩ và xử thế đúng trong các quan hệ xã hội
đức cá nhân, đặc biệt là chú ý đến đạo đức người cầm quyền (những người có chức, quyền)
Trang 7 Trong lịch sử dân tộc Việt nam đã có nhiều tấm gương sáng ngời về đạo đức của các vị vua, của các anh hùng hào kiệt Theo các nhà kinh điển của Nho giáo, người làm quan phải có đức, phải lấy nhân nghĩa, lấy chữ tín làm mục tiêu để cảm hóa lòng người, để cai trị Muốn vậy, phải đặt lợi ích của thiên hạ lên trên lợi ích của vua quan
xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân
đào tạo đội ngũ cán bộ công chức nhà nước có phẩm chất, năng lực gắn với nhu cầu của đất nước trong những giai đoạn cụ thể
3.Hạn chế của tư tưởng nhân trị đối với Việt Nam
việc và các mối quan hệ xã hội, dẫn đến buông lỏng kỷ cương phép nước
và vi phạm pháp luật Coi trọng đạo đức là cần thiết nhưng vì tuyệt đối hóa vai trò của đạo đức mà quên pháp luật là sai lầm
tưởng cục bộ địa phương Nhiều người vì quan hệ thân thuộc mà không dám đấu tranh với những sai lầm của người khác
mà trong thực tế một số cán bộ có thái độ ban ơn, cố tình lợi dụng kẽ hở của chính sách và luật pháp để trục lợi, móc ngoặc, hối lộ, cửa quyền….Thậm chí, một số người dùng tư tưởng gia trưởng để giải quyết các công việc chung Một trong những phẩm chất của người lãnh đạo là tính quyết đoán Nhưng quyết đoán theo kiểu độc đoán, chuyên quyền là biểu hiện của thói gia trưởng
bảo thủ là cơ sở cho tư tưởng tôn ti, tư tưởng bè phái, cục bộ, đề cao địa
vị, coi thường lớp trẻ, trọng nam khinh nữ… hiện nay vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ và hành động của không ít người
đã tạo nên những con người sống theo khuôn mẫu, hành động một cách thụ động Những tàn dư tư tưởng trên đang làm cản trở và gây khó khăn cho việc xây đựng đạo đức mới và xã hội mới ở nước ta hiện nay
tính nghiêm minh của pháp luật
Qua những điều phân tích ở trên có thể thấy rằng, tư tưởng nhân trị Nho giáo đã có ảnh hưởng đáng kể ở nước ta Sự tác động, ảnh hưởng này ở hai mặt vừa có tính tích cực, vừa có những hạn chế nhất định
Trang 8 Để xây dựng đạo đức mới cho cơn người Việt Nam hiện nay chúng ta cần
kế thừa mặt tích cực, đồng thời khắc phục và xóa bỏ dần những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng nhân trị Nho giáo Công việc này phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì và lâu dài
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 “Giáo trình lịch sử các học thuyết chính trị”-Nguyễn Đăng Dung( chủ biên)-Nxb đại học Quốc gia Hà Nội
2 “tư tưởng đạo đức của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến nước ta hiện nay”-Nguyễn Thị Thanh Mai
3 “ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRỊ QUỐC NHO GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY”-Bùi Quốc Hưng
4 “ảnh hưởng của nho giáo tới Việt Nam”-quantri123.com