Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích Luận án trình bày một cách hệ thống tư tưởng Nho giáo về giáo dục và ảnh hưởng của nó đến lĩnh vực giáo dục - khoa cử ở
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
PHẠM THỊ QUỲNH
ANH HUONG CUA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VE GIÁO DUC
TỚI LĨNH VỰC GIÁO DỤC - KHOA CỬ VIỆT NAM
TU THE KY XI DEN THE KỶ XV
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa hoc cua riêng tôi,
dưới sự hướng dan cua PGS’ TS Tran Nguyên Việt và TS Nguyễn Thanh Bình Những kết quả và nội dung của luận án là trung thực Các tài liệu tham
khảo có nguồn goc xuất xứ rõ rang.
Hà Nội, ngày 20 tháng O1 năm 2014
Tác giả
Phạm Thị Quỳnh
Trang 3MỤC LỤC
098171005 |
1 Lý đo chọn để tài ¿- 2 2s +E9EESEEEEE2E12E211111121121121111111 12111111 xe 1
2 Mục đích nghiên cứu va nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - ¿2 s22 £+Ee£E+EE+EzEzkerxerxerxee 4
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - - «5 «<< £++++sexss 4
5 Đóng góp của luận án - + 111v 191 HH ng ngư 5
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án -¿-¿ c s + xsE+t vs Eererererrrres 5
7 Kết câu của luận án ¿tt St SE 239312193511 EEEEEE111211211111511111512111 5121 ce2 5
TONG QUAN TINH HiNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SO THUẬT
NGU ĐƯỢC DUNG TRONG LUẬN ÁN -2-55ccccccccrxerreerkee 7
)/9)8))00)/ 0111 30
Chương 1: SỰ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VỀ GIÁO DỤC
VÀ MOT SO NOI DUNG CƠ BẢN CUA NÓ 2-575cccccccce 30
1.1 Điều kiện và tiền đề cơ bản cho sự ra đời tư tưởng Nho giáo về giáo
dục ở Trung QuỐC -¿- 2 5£ £+S£2E££EE£EE£EEEEEEEEEEE12212112211717171.212 21.1 Xe, 30
1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội cccccceiiirrrrrrerrrrrrrrrrrrrrrrrree 311.1.2 Tiên dé tư tưởng, văn NOG ceescecscesesssessesseesessessessessessessessestesesseeseesees 35
1.1.3 Vai trò sáng lập Nho giáo của Không Tử và lịch sử giáo dục
-khoa cứ Trung Quốc CO Gi ceeccessessessessesssessessessessssssessessessessecsessessesseeseeseess 38 1.1.4 Quan điểm của Nho giáo về con người và giáo duc con người 45 1.2 Một số nội dung cơ bản trong t ư tưởng của Nho giáo Trung Quốc về
ĐiIáO ỤC SG TH HH TH TH tr 57
1.2.1 Mục đích và nguyên tắc giáo AUC -s-s+cs+ccece+cezrscsee 57
1.2.2 Nội dung giáO AUC cv vvv hngnggnưyn 67 1.2.3 Phương pháp giáO AUC - «cv ket 81
Kt Wun ChUON T8 ẽ 95
Trang 4Chương 2: HỆ THÓNG GIÁO DỤC - KHOA CỬ ĐẠI VIỆT TỪ
THE KỶ XI DEN CUOI THE KY XV DƯỚI ANH HUONG CỦA
TU TƯỞNG NHO GIÁO VỀ GIÁO DỤC cccccvvcccvcrrrrrrea 98
2.1 Nho giáo ở Việt Nam trước thế kỷ XI - 2 + s++x++x+xczzsereee 98
2.1.1 Nho giáo trước thời Ngô, Dinh, Tiên LÊ -ccEEEt+E+t+t+esrssez 98 2.1.2 Nho giáo thời Ngô, Đình, Tien Lê 5+©5+©c<+cccsccereercee 103 2.2 Khái quát đặc điểm của hệ thống giáo dục - khoa cử Đại Việt từ thé
kỷ XI đến cuối thé kỷ X V -2 2222 SE E171 7121121121111 1062.3 Sự hình thành và phát triển hệ thống giáo dục - khoa cử thời Lý -
Tran và Hồ dưới ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về giáo dục 109
2.3.1 MUc Aich GidO AUC ng ố.ố e 109
2.3.2 Quy chế giáo dục - khoa CUP ceccecceccecsessessessessssssessessessessessussseeseesesses 113
2.3.3 Nội dung giáO UC chư, 121
2.3.4 Một số nhận xét sơ bộ về hệ thống giáo due khoa cu thời Lý - Tran
và HO veccecceccsssessessessessssssessessessessessussussusssessessecsecsussussuessessessessessesssesseeseeseeses 125
2.4 Hệ thống giáo dục - khoa cử thoi Lê Sơ thé ky XV trong điều kiện
NO 2180 AOC i0i011171757 128
2.4.1 MUc Aich GidO AUC ng ốốố.ốố e 128
2.4.2 Sự biểu hiện độc tôn Nho giáo trong quy chế giáo dục - khoa cw 131
2.4.3 Nội dung giáO AUC cv ng 140
2.4.4 Phương pháp ZidO (CĨỤC - s - < xxx kh, 145
2.4.5 Một số nhận xét về hệ thong giáo dục - khoa cử thời Lê Sơ 149 Kết luận chương 2 - 2-2-5522 E2 122127171 7121121121111 1111 11k 150
Chương 3: ĐÓNG GOP CUA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VỀ GIÁO
DUC DOI VỚI XÃ HOI ĐẠI VIỆT TỪ THE KỶ XI DEN CUỐI
THE KY XV VÀ BÀI HỌC LICH SỬ DOI VỚI SỰ NGH IEP GIÁO
DỤC NƯỚC TA HIEN NA.Y 2 2+2<‡EE‡EESEEEEEEEE2EEEEEErkerkerrees 153
Trang 53.1 Đóng góp của tư tưởng Nho giáo về giáo dục đối với xã hội Đại Việt
từ thé ky XI đến cuối thế kỷ XV -2- 2-5sSE+EEEEEE2E12E1221271 7121 rxe 153
3.1.1 Đóng góp của tư tưởng Nho giáo về giáo dục đối với quá trình xây
dựng và phát triển bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyên 158
3.1.2 Dong gop cua tư tưởng Nho giáo về giáo dục đối với việc dao
tạo nhân tài và xây dựng xã hội học lẬTD - 55555 ‡ + *+ssksseexssexeeess 160
3.1.3 Dong góp cua tu tưởng Nho giáo vé giáo dục đối với việc xây
dựng và hoàn thiện đạo đức Xã HHỘI << ESxESeEEeeekseeeseeeesee 164
3.2 Bài học lịch sử về phát huy những giá trị tích cực và khắc phục
những mặt hạn chế trong tư tưởng Nho giáo về giáo dục đối với sự nghiệp
giáo dục- dao tạo ở nước ta hiỆn NAY -c- SE sekrerersrersreerree 173
3.2.1 Vài nét về thực trạng nên giáo dục hiện nay ở nước f4 175 3.2.2 Ké thừa những giá trị tích cực của tư tưởng Nho giáo về giáo
dục trong điều kiện giáo dục Việt Nam hiện ndy c5 5555555552 178
3.2.3 Một số hạn chế chủ yếu trong tư tưởng Nho giáo về giáo duc can
khắc phục loại bỏ từ kinh nghiệm lich Sử -. c5cSc5c+eseeeesereeeeeere 183Kết luận chương 30a cccessescesseseessessecsscssesecssessessesssssesssessessesseeseeseess 190KẾT LUẬN 2-©5c 2< 2E2221 211221211271211 71121121 11 11.1 re 191
DANH MỤC CAC CÔNG TRINH KHOA HỌC CUA TAC GIÁ
LIEN QUAN DEN LUẬN AN.oe.oescesscsseessesssessesssessesssesssessesssessesssesseesseess 194
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO ccccccsccescssssseesssssseeeessssseeess 195
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đều biết, vấn đề con người và giáo dục, đào tạo con người
luôn là vẫn đề được các lĩnh vực khoa học quan tâm Đối với triết học, vấn đề
này được coi trọng đặc biệt, bởi lẽ nó liên quan đến sự hình thành và phát triển
thế giới quan, phương pháp luận của con người, tạo điều kiện cho con người nhận thức thế giới và cải tạo thế giới một cách phù hợp, đúng đắn hơn Trong
lịch sử triết học, vấn đề giáo dục con người đã được nhiều học thuyết đề cập,
thậm chí cho đó là vấn đề trọng tâm như trong học thuyết Nho giáo.
Nho giáo với tính cách là một học thuyết chính trị - xã hội do Không
Tử sáng lập ở Trung Quốc thời Xuân Thu và được du nhập vào Việt Nam từthời đầu Bắc thuộc Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của xã hội
phong kiến Việt Nam, bắt đầu từ thời Lý , các triều đại phong kiến Việt Nam
đã lựa chọn Nho giáo (trong đó có tư tưởng giáo dục ) làm công cụ chủ yếu
cho việc quản lý con người và xã hội, đào tạo nguồn nhân lực cho bộ máy nhànước đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ thực tiễn đặt ra trong việc xây
dựng, phát triển triều đại và đất nước về mọi mặt _ Từ đó, cùng với việc sửdụng Nho giáo làm “bệ đỡ” cho hệ tư tưởng thống trị, bản thân học thuyết này
đã trở thành cơ sở lý luận dé xây dựng và phát triển nền giáo dục - khoa cửcủa các triều đại phong kiến Việt Nam gần mười thế kỷ (từ nửa cuối thé kỷ XI
đến đầu thế ky XX).
Ngày nay ở nước ta, Nho giáo không còn giữ vai trò chi phối trong lĩnh
vực thượng tầng kiến trúc xã hội, song ảnh hưởng của nó vẫn còn lâu dài ở
nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội , đặc biệt là trong lĩnh vực giáo
dục và đào tao Sự ảnh hưởng đó luôn mang tính hai mat , tức là vừa tạo nên
những giá trị truyền thong dao dic , truyền thống hiếu họ c tôn sư trọng đạo , xây dựng phong trào “học không biết chán , dạy người không biết mệt mỏi” ,
Trang 7v.v vừa dé lại những tan dư không phải dé dang xóa bỏ trong ý thức thi cử,
đỗ đạt dé hiển danh, dù “cái danh” đó có phù hợp với “cái thực” hay không
Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam trong lich sử dé kế thừa biện chứng những yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế của nó về lý luận và thực tiễn giáo dục,
theo chúng tôi là hết sức cần thiết
Điều cần hết sức lưu ý là, trong đường lối xây dựng và phát triển đất
nước từ trước tới nay, Đảng và Nhà nước ta luôn khăng định vai trò to lớn của
giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hang dau, là động lực và nhân tố quantrọng nhất dé đào tạo nguồn lực con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa _,
hiện đại hóa đất nước Tiếp tục tư tưởng chiến lược này , Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định: “Giáo dục và dao tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi đưỡng nhân tải, góp
phan quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người ViệtNam Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và côngnghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát
triển”, và cần phải: “đây mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều
kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” [34; tr.77]'.
Dé đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, một vấn đề có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn cấp bách đang được đặt ra hiện nay là sự cần thiết phải
nghiên cứu trở lại tư tưởng giáo dục của Nho giao, ảnh hưởng cũng như đóng góp của nó đến lĩnh vực giáo dục - khoa cử Việt Nam trong lịch sử Nghiên
cứu tư tưởng giáo dục của Nho giáo một cách khách quan và có cơ sở khoa
học, chúng ta mới làm rõ được những giá trị cơ bản và những hạn chế chủ yéu
của Nho giáo nói chung, tư tưởng giáo dục của Nho giáo nói riêng , từ đó rút
' Từ đây trở di, số đầu tiên trong móc dùng dé chỉ thứ tự tài liệu tham khảo trong Danh mục tài liệu tham
khảo của luận án, sô tiép theo chỉ sô trang của tài liệu đó.
Trang 8ra những bai học kinh nghiệm cho sự phát triển và hoàn thiện nền giáo dục
của Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn dé tai “Ảnh hưởng
của tư tưởng Nho giáo về giáo dục tới lĩnh vực giáo dục - khoa cử ViệtNam từ thé kỷ XI đến thế ky XV” dé nghiên cứu trong luận án tiến sĩ triết
học của mình Thêm nữa, có thê nói, lịch sử giáo dục - khoa cử Việt Nam từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XV là giai đoạn khởi đầu của nền giáo dục truyền thống và theo thời gian, dần chịu sự chỉ phối mạnh mẽ của Nho giáo và Nho
học Chính nền giáo dục ấy đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng, phát
triển nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam và đến nửa cuối thế kỷ XV đã phat triển đến giai đoạn cực thịnh về mọi mặt Do Vậy, VIỆC
nghiên cứu một cách hệ thống và phân tích thấu đáo quy chế cũng như nộidung, phương pháp của nền giáo dục thời kỳ này không chỉ làm rõ thực chấtcủa nền giáo dục truyền thống, mà còn rút ra được những bai học bé ích cho
sự phát triển nền giáo dục hiện nay ở nước ta.
2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích
Luận án trình bày một cách hệ thống tư tưởng Nho giáo về giáo dục và ảnh hưởng của nó đến lĩnh vực giáo dục - khoa cử ở Việt Nam từ thế kỷ từ thế
kỷ XI đến cuối thế kỷ XV, từ đó làm rõ ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp giáo
dục và đào tạo ở nước ta hiện nay.
- Nhiệm vụ của luận an
Đề thực hiện mục đích trên, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản
sau đây:
+ Trình bày khái quát sự ra đời và những nội dung co bản cua tư tưởng
Nho giáo Trung Quốc về giáo dục
+ Phân tích quá trình ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về giáo dục đến lĩnh vực giáo dục - khoa cử ở Việt Nam từ thế kỷ XI đến cuối thế ky XV.
Trang 9+ Phân tích một số đóng góp chủ yếu của tư tưởng Nho giáo về giáo dục đối với xã hội Việt Nam từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XV và rút ra bài học lịch sử cho sự nghiệp đổi mới và phát triển nền giáo dục ở nước ta hiện nay.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: tư tưởng Nho giáo về giáo dục và ảnh hưởng của nó tới
lĩnh vực giáo dục - khoa cử Việt Nam từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XV
- Phạm vi nghiên cứu: tư tưởng Nho giáo về giáo dục; lĩnh vực giáodục - khoa cử ở Việt Nam từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XV; thực trạng vànhững van đề đặt ra đối với nền giáo dục nước ta trước nhu cầu đổi mới và
phát triển đất nước hiện nay.
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh va quan điểm của Đảng Cộng sanViệt Nam về con người và giáo dục - đào tạo con người
- Cơ sở tài liệu
Luận án được thực hiện trên cơ sở những tác phẩm chủ yếu của Nho
giáo, các bộ quốc sử của Việt Nam, các công trình nghiên cứu về Nho giáo
và về nền giáo dục - khoa cử ở Việt Nam đã được công bố
- Phương pháp nghiên cứu
Cùng với các nguyên tắc có ý nghĩa phương pháp luận trong nghiên
cứu lịch sử triết học, luận án chủ yêu sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử , kết hợp với các phương pháp : logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa nhằm tái hiện một cách toàn diện va khách quan ảnh hưởng và đóng góp của t ư tưởng Nho giáo về giáo dục trong
hệ thong giáo dục - khoa cử Việt Nam từ thé ky XI đến cuối thế ky XV
Trang 105 Đóng góp của luận án
- Trinh bày có hệ thống và toàn điện những nội dung chủ yếu trong
tư tưởng Nho giáo về giáo dục và ảnh hưởng của nó đến lĩnh vực giáo dục khoa cử Việt Nam từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XV
Phân tích một số đóng góp chủ yếu của tư tưởng Nho giáo về giáo dục thông qua hệ thống giáo dục - khoa cử đối voi xãhội Việt Nam thời phong kiến; từ đó rút ra bài học lịch sử cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục
Việt Nam hiện nay.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Y nghia lý luận
Luận án góp phan tìm hiểu, hệ thống hóa tư tưởng Nho giáo về giáo dục
và hệ thong giao duc - khoa cu Nho hoc Viét Nam ttr thé ky XI đến cuối thé
kỷ XV Trên cơ sở đó, luận án rút ra một số bài học cho việc phát triển sự
nghiệp giáo dục Việt Nam hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể dùng làm tai liệu tham khảo cho các nhà hoạch định
chính sách giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu
và giảng dạy môn Lịch sử triết học, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nho giáo,
Nho giáo ở Việt Nam, Lịch sử giáo dục Việt Nam
Luận án cũng có thé dùng làm tài liệu tham khảo dé cho các tác giả tiếp
tục đi sâu nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài.
7 Kết cầu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, phần
Nội dung của Luận án bao gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1: Sự ra đời tư tưởng Nho giáo về giáo duc và một số nội dung
cơ bản của nó, gôm 2 tiệt.
Trang 11Chương 2: Hệ thống giáo dục - khoa cw Đại Việt từ thé kỷ XI đến cuốithé kỷ XV dưới anh hương của tư tưởng Nho giáo về giáo dục, gồm 4 tiết.
Chương 3: Dong góp của tư tưởng Nho giáo về giáo dục đối với xã hội Dai Việt từ thé kỷ XI đến cuối thé kỷ XV và bài học lịch sử đối với sự nghiệp
giáo dục nước ta hiện nay, gôm 2 tiết.
Trang 12TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ MỘT SÓ THUẬT NGỮ ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN ÁN
Trung Quốc cũng như ở các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo thì Nho
giáo chủ yếu là một học thuyết chính trị - xã hội chi phối nhiều lĩnh vực, nhiều
mặt của đời sống xã hội và con người trong lịch sử Trong Nho giáo, các tư tưởng về triết học, chính trị - xã hội, đạo đức, giáo dục và quản lý xã hội của nó
đan xen, thâm nhập vào nhau Chính vì vậy, tư tưởng và ảnh hưởng, vai trò của
Nho giáo đến xã hội và con người được tiếp cận, nghiên cứu từ nhiều phương
diện, nhiều góc độ, với nhiều mục đích khác nhau Trong cuốn Thu mục Nho giáo Việt Nam, chỉ tính đến năm 2007 có đến 2005 đơn vị tư liệu về Nho giáo
Việt Nam và tư tưởng văn hóa Việt Nam, trong đó có 1342 đơn vị tư liệu tiếng
Việt, số còn lại là tư liệu chữ Hán, chữ Nôm, tiếng Trung, tiếng Pháp và tiếng Anh Đặc biệt, trong khoảng hai thập ký trở lại đây , có rất nhiều các Hội thảo
khoa học các cấp về Nho giáo được tô chức tại Việt Nam như : Vi tri, vai tro
và ảnh hưởng ciia Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam của Viện Triếthọc (1993), các Hội thảo quốc tế về Nho giáo tại Việt Nam (2001, 2004, 2006,2009 ), Hội thảo quốc tế Nghiên cứu tư tưởng Nho gia Việt Nam từ hướng
tiếp cận liên ngành (2007), Hội thảo quốc té Nho giáo Việt Nam và văn hóaĐông Á (2009), Hội thảo quốc tế Nho giáo Việt Nam truyền thống và đổi mới
(2011), Hội thảo quốc tế Mối quan hệ giữa Nho giáo và các trào lưu tư tưởng khác trong lịch sử tư tưởng Việt Nam và Hàn Quốc (2011)
Liên quan đến phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài, trên cơ sở
khảo cứu các công trình nghiên cứu về Nho giáo và ảnh hưởng của nó tới lĩnhvực giáo dục - khoa cử ở Việt Nam từ thế kỷ X I đến thé ky XV , có thê kháiquát một số thành quả đạt được va những vấn đề cần được tiếp tục làm rõ từ
nhiêu công trình nghiên cứu ở ba nhóm sau
Trang 131 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về Nho giáo và tư tưởng Nho giáo
về giáo dục tại Việt Nam
Những công trình nghiên cứu tiêu biểu về Nho giáo và tưởng Nho giáo về giáo duc thông qua những tác phâm kinh điên, sách vở của nhà Nho như các công trình nghiên cứu của Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh (trước Cách mạng tháng Tám ); Nguyễn Khắc Viện, Quang Đạm, v.v.
nhiên, nhân cách con người trong tư tưởng Nho giáo mà Phan Bội Châu
khăng định là nhân cách con người từ góc độ đạo đức Nho giáo, vì vậy cáinhân cách ấy không đủ khả năng và điều kiện dé phát triển toàn diện và do đó,
không hoàn toàn phù hợp với đòi hỏi của xã hội hiện đại ở nước ta.
Tác phẩm Nho giáo của Trần Trọng Kim là công trình nghiên cứu khá
hệ thống nhiều khái niệm, phạm tri, nguyên lý cơ bản của Nho giáo trong
lịch sử phát triển của chúng Cũng như Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim đặcbiệt đề cao những giá trị của Nho giáo trong bối cảnh mà đa số người Việt
lúc bay giờ hồ nghi, xa lánh Nho giáo Công trình này của Trần Trọng Kim
đã cố gắng làm rõ những ưu điểm của Nho giáo trong bối cảnh thực dânPháp đình chỉ nền cổ học nước nhà (năm 1919), cùng với sự phê phán , phủ
định sạch trơn các giá trị đích thực của Nho giáo do ảnh hưởng của văn hóa
phương Tây thời bấy giờ Tuy nhiên, sự nỗ lực đó của tác giả đã sa đà vào
Trang 14việc ngợi ca học thuyết này, tới mức cho rang , các tư tưởng triết học , chínhtrị - đạo đức trong lịch sử văn minh nhân loại đều không vượt ra khỏi phạm
vi của Nho giáo Rõ ràng, ở phương diện này , Trần Trọng Kim chưa thật sự
có quan điểm khách quan , toàn diện và khoa học trong việc nghiên cứu và
đánh giá về Nho giao, Nho học.
Không quá đề cao Nho giáo như Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh trong
tác phâm Khổng giáo phê bình tiểu luận nhìn nhận Nho giáo với thái độ khách quan, toàn điện và biện chứng hơn Ông phê phán thái độ cực đoan của
một số trí thức lúc bấy giờ coi Không học chỉ là vô dụng, di hại, không hợpthời đại Trái lại, khi đánh giá về Nho giáo, ông cho rằng, Nho giáo “dẫu nókhông thích hợp nữa ở đời nay, mà công dụng nó, sự nghiệp của nó vẫn trọn
ven ở trong lịch sử, không ai có thé chối cãi hay xoá bỏ đi được” [1; tr.150] Theo ông, cần phải nghiên cứu Nho giáo, vai trò và mối quan hệ giữa Nho
giáo với dân tộc ta trong lịch sử mới có thé hiểu được day đủ và đúng đắn lịch
sử dân tộc ta, cũng như nhiệm vụ của chúng ta trong xã hội hiện nay.
Nguyễn Khắc Viện trong cuốn Bàn về đạo Nho trình bày những quan điểmcủa đạo Nho về con người, xã hội và nhận thức qua những phạm trù Nhân, Lễ,Nghia và các sách kinh điển cử Nho gia, đồng thời trình bay những ảnh hưởngcủa Nho giáo đến tư tưởng và nền văn hóa Việt Nam trong các triều đại phong
kiến Việt Nam
Trong tác pham Nho giáo xưa và nay (được xuất bản cuối thé ky XX ),
Quang Dam với thái độ khách quan, biện chứng đã nghiên cứu và đánh giá
nội dung, ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo trong lịch sử ở cả hai mặt tích
cực và tiêu cực Theo Quang Dam, việc vạch ra mặt tích cực của Nho giáo,
Nho học không phải để “truy tặng, khen thưởng” nó mà cốt để “giữ gìn vàphát huy nham thúc day sự nghiệp chúng ta tiến lên” [31; tr.453] Và việc
vạch ra mặt tiêu cực của Nho giáo, theo ông, cũng không phải để “truy tố, bắt
Trang 15đền” nó mà chỉ nhằm mục đích “nhìn rõ và loại trừ tận gốc một cách khách quan và khoa học những hậu quả cụ thể của nó trong hệ tư tưởng và cuộc sống xã hội chúng ta ngày nay” [31; tr.454] Tuy nhiên, trong tác phẩm này, tác giả chưa dành một dung lượng cần thiết cho việc phân tích một số vấn đề
cơ bản của Nho giáo như: vũ trụ quan, đạo đức nhân sinh, chính trị - xã hội,
giáo dục và ảnh hưởng của nó đối với xã hội và con người Việt Nam trong
quá khứ cũng như hiện tại, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục - đào tạo con người.
Nhìn chung, các tác phẩm trên là những công trình nghiên cứu khá bồ ích
về Nho giáo Tuy nhiên, do lập trường, quan điểm và mục đích nghiên cứu cũngnhư do bối cảnh thời đại, cho nên một số nhận định, đánh giá về ảnh hưởng vàvai trò của Nho giáo đối với xã hội và con người nói chung, đối với lĩnh vực giáo
dục nói riêng cần phải được tiếp tục nghiên cứu, bô sung, làm rõ thêm.
2 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về ảnh hướng của tư tưởng Nho
giáo về giáo dục tới lĩnh vực giáo dục - khoa cử Việt Nam từ thế kỷ XI
đến cuối thé kỷ XV
Nghiên cứu quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam và vi trí, ảnh
hưởng của Nho giáo đối với xã hội va con người Việt Nam trong lịch sử, đặcbiệt trong lĩnh vực giáo dục - khoa cử phải ké đến những công trình của các tácgiả: Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Nguyễn Đăng Thục, Trần Văn Giàu, Vũ
Khiêu, Lê Sỹ Thắng, Nguyễn Tài Thư, Phan Đại Doãn, Phan Văn Các, Lê Văn
Quán, Nguyễn Đăng Duy, Trần Đình Hượu, Nguyễn Duy Hinh, Nguyễn Đức
Sự, Vũ Minh Tâm, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Thế Long,
Nguyễn Hùng Hậu, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Nga
Bàn về quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam, có khá nhiều tác
giả đề cập Hầu hết các tác giả trên đây đều thống nhất quan điểm răng, Nhogiáo du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên, và ở thời kỳ Bắc
thuộc, Nho giáo chưa có anh hương gì nhiêu đôi với xã hội và con người Việt
10
Trang 16Nam Trong bài viết Những vấn đề Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam,
tác giả Vũ Khiéu , đứng trên lập trường cuac hu nghĩa Mác - Lénin và vận
dụng phương pháp duy vật lich sử của triết học Mác - Lénin dé nghiên cứu
Nho giáo, đã đưa ra những nhận định khách quan , khoa học về tiến trình tiếp
biến Nho giáo ở Việt Nam Trong bài viết này, ông khăng định: “Không thê
có một thứ Nho giáo nhất thành bat biến , thích ứng ở khắp moi noi, mọi lúc”
[109; tr.13] Từ việc khái quát quá trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam, tác
giả cho rằng: “trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc và một thế kỷ sau ngày đất
nước ta giành được độc lập Nho giáo vẫn chưa có vai trò gì đáng kể trong xã
hội Việt Nam” [109; tr I5].
Tác gia Trần Nghĩa với bài viết Thue ban về thời điểm du nhập cùngtinh chất, vai trò cua Nho học Việt Nam thời Bắc thuộc cho rằng, quan diém
Nho học du nhập vao Việt Nam từ thời Triệu Da của Lê Tung - sử gia triều Lê
là thiếu cơ sở Băng những cứ liệu lich sử , tác giả đưa ra quan điểm : “Nhohọc Trung Quốc đã được quan lại thời Đông Hán chính thức đưa vào Việt
Nam từ những năm đầu Công nguyên” [145; tr.84] Tác gia cũng chia Nho
học Việt Nam thời Bắc thuộc ra làm hai loại khác nhau : Nho học do Tích
Quang, Nhâm Diên du nhập (là đạo Nho nguyên bản Tiên Tần pha trộn với
thần học thời Lưỡng Hán ) và Nho học do Sĩ Nhiếp truyền vào (là đạo Nho
nguyên ban được lồng ghép với tư tưởng đạo Phật và dao Lao) Bàn về vai tròcủa Nho học thời Bắc thuộc , tác giả đi đến kết luận : “Nho học chưa bao giờ
được lên ngôi , nếu không nói là trước sau chỉ đóng vai trò phụ trợ _, thuyết
minh cho đạo Phật về phương diện học thuật” [145; tr.89].
Tương tự như quan điểm trên, tác giả Nguyễn Thanh Bình trong bài viết
Về sự du nhập và phát triển của Nho giáo Việt Nam từ thoi Bắc thuộc đến triều
Lý cũng cho rằng Nho giáo thời Bắc thuộc chưa có ảnh hưởng nhiều đến xã hội
và con người Việt Nam Tác giả cũng phântích cách thức Nho giáo du nhập vào
11
Trang 17Việt Nam chủ yếu theo hai con đường “theo gót giầy quân xâm lược phong kiếnphương Bắc và giao lưu văn hoa’[59; tr.418].
Đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng , Nho giáo chỉ thực sự được
người Việt Nam lựa chọn và sử dụng là từ thời Lý trở đi Chang hạn, bộ
sách Lich sử tư tưởng Việt Nam (gồm 6 tập của Nguyễn Đăng Thục) là công trình khái quát về quá trình chuyển biến tư tưởng Việt Nam trong lich
sử Trong tập 5 của bộ sách này, tác giả trình bay về quá trình Nho giáo
ảnh hưởng và dần chiếm lĩnh vị trí trong quá trình lựa chọn hệ tư tưởng của
các triều đại phong kiến Việt Nam và dân tộc Việt từ thé ky XI trở đi Theotác giả, từ thời Lý “các vua chúa và phần lớn giới trí thức lãnh đạo triều
Ly, triều Trần vẫn tôn sùng Phật giáo, không phải thứ Phật giáo thuần túy
Đại thừa hay Tiểu thừa nguyên thủy, mà là Phật giáo Việt hóa với học phái Thảo Đường thời Ly, Trúc Lâm Yên Tử thời Trần Bởi thế mà, đồng thời
nhà vua cho xây cat chùa tháp, cũng sai xây cat Văn Miếu năm 1070 dé thờChu Công, Không Phu Tử, lập Quốc Tử Giám để cho con em trong nướchọc tập kinh điển Nho giáo Và đi đôi với các khoa thi Nho học để lấyngười làm việc nước, cũng thi cả Tam giáo cho xuất thân” [124; tr.14]
Tương tự với việc phác họa bức tranh chung về giáo dục như trên,
Nguyễn Đăng Thục cũng nêu những đặc điểm của giáo dục - khoa cử theo tỉnh thần Nho học ở các triều đại phong kiến Việt Nam về sau, chủ yếu làm rõ
chủ trương của các triều đại này khi lựa chọn Nho giáo thống lĩnh trong hệ tưtưởng của mình Mặc dù tác giả đã đưa ra những hạn chế của lối học từchương Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến nền giáo duc - khoa cử Việt Namđương thời, song việc cụ thé hóa mục đích, nội dung và phương pháp giáodục được các triều đại phong kiến Tran, Hồ, Lê sơ triển khai như thé nao thìtrong công trình này chưa đáp ứng được Chính vì vậy, công trình nhiều tập
của Nguyễn Đăng Thục tuy chủ yếu là mang tính liệt kê sự kiện, song dù ở
12
Trang 18mức độ nào di nữa, bức tranh giáo dục mà ông cé gắng phác họa, vẫn cònnhiều mảng thiếu văng, đòi hỏi phải được làm rõ.
Trong tác phẩm Bàn về văn hiến Việt Nam, tác giả Vũ Khiêu đã trình bày vị trí, vai trò của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thời Lý - Tran trở đi Theo ông, từ thời Lý - Trần trở đi, Nho giáo dần được nha nước phong kiến Việt Nam coi trọng và tạo nhiều điều kiện cho nó phát triển mạnh
mẽ, đến thời Lê sơ thì Nho giáo giành được dia vi độc tôn Về cơ bản, vai trò
của Nho giáo trong thời kỳ này là tích cực, góp phần thúc đây xã hội 6n định
và phát triển, đáp ứng được những đòi hỏi của chế độ quân chủ phong kiếntrung ương tập quyền Nhưng từ thế kỷ XVI trở đi, Nho giáo bắt đầu suy tàn,bat lực và bộc lộ những mặt tiêu cực Song độc tôn Nho giáo là gì; địa hạt độc
tôn của nó ra sao là những vấn đề còn bỏ ngỏ, đặc biệt là độc tôn trên lĩnh vực
giáo dục - đào tạo.
Cùng với quan điểm trên, Trần Văn Giàu trong tác pham Sự phát triểncủa tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám cho rằng,mặc dù dưới thời Lý - Trần, Phật giáo là tôn giáo có thế lực nhất, nhưng nhờviệc học tập và tuyên dụng quan lại chủ yếu bằng con đường khoa cử Nho học
mà Nho giáo nói chung, Nho học nói riêng đã vươn lên dù quá trình đó là
chậm chap Ong còn nhấn mạnh thêm rằng, tuy nhà Ly sing đạo Phật, nhưngmuốn trị nước, muốn củng cô chế độ phong kiến thì nhà Lý ngày càng dựa
vào Nho giáo [44; tr.63-64].
Khi trình bày về hệ thống giáo dục - khoa cử Việt Nam thời Lý - Trần (đặc biệt là thời Lý), hầu hết các tác giả đều tỏ ra e dè trong nhận định và sử
dụng cách viết nghiêng về những phán đoán hơn là bằng những lập luận chắc
chắn Chắng hạn, trong cuốn Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạng
tháng 8 - 1945 do Nguyễn Đăng Tiến chủ biên có viết: “Sử sách không ghi
chép gì về số lượng trường lớp (thời Lý - Trần), song chắc chắn không phải là
13
Trang 19ít, vì phải cung cấp số lượng nho sinh cho các kỳ thi ngày càng nhiều và đivào quy củ ở các triều đại về sau” [133; tr.19] Tương tự như vậy, Nguyễn
Tiến Cường trong Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến đưa ra nhận định: “Về mặt phát triển giáo dục từ khi nhà Lý lên ngôi (1009) cho đến năm 1076 không thấy sử sách nói mở trường học ra sao Nhung trong thời gian này mở rất nhiều chùa, có lẽ Lý Công Uan được học hành và trưởng thành từ nhà chùa nên rất chăm lo phát triển Phật giáo, coi đó
là quốc giáo” [22; tr.52] và: “Tiếc rằng sử sách không ghi chép gì để biếtQuốc Tử Giám có những tổ chức gì, chức quan nào, học sinh được chọn vàohọc là những ai, chế độ học tập và sau khi học ra làm gì ” [22; tr.98] Cũngtheo cách phán đoán như vậy, về đối tượng dự thi, tác giả viết: “Khi mới bắt
đầu có thi Hương, trong thời nhà Trần có lẽ chưa có quy định gì về tiêu chuân
dự thi, ai tự thấy có năng lực có thể xin dự thi Đời Lê từ khoa thi Hương đầu tiên có lẽ nhiều nhất cũng chỉ hạn chế ở mức con em nhà lương thiện như các
quy định về tuyên học sinh đi học các trường phủ, lộ và những người tuấn tútrong nhân dân vào học ở Quốc Tử Giám” [22; tr.161]
Hoặc như Nguyễn Đức Sự, trong tác pham Nho giáo và khía cạnh tôngiáo cua Nho giáo, có viết: “O thời Ly đã có nền giáo dục và thi cử theo
khuôn khổ của Nho học, nhưng chưa được tổ chức thường xuyên và chưa có
quy chế rõ ràng” [103; tr.149]
Tác giả Bui Xuân Đính trong công trình Giáo duc và khoa cu Nho học
Thăng Long Hà Nội, khi trình bày về nội dung học tập, sách giáo khoa, tài
liệu học tập từ thế kỷ XI đến thé ky XV đã viết: “Sách giáo khoa và các bậc học liên quan đến chương trình học Chương trình học lại liên quan đến các
nội dung và quy chế thi cử của từng vương triều, thậm chí có khi là của từngtriều vua Các sách giáo khoa từ thời Lý - Trần đến thời Lê sơ, Mạc ra sao,
chính sử và các sách đăng khoa lục không chép đầy đủ” [35; tr.36].
14
Trang 20Như vậy, sự phán đoán trên cơ sở các hiện tượng thực tế mà sử sáchghi chép và các biểu tượng về văn hóa - giáo dục còn lại như Văn Miếu, Quốc
Tử Giám, theo chúng tôi là khó tránh khỏi Vẫn đề là ở chỗ, từ các hiện tượng
và các biểu tượng đó, việc khái quát triết lý giáo dục ở thời Lý - Trần trên cơ
sở những nhu cầu chính trị - xã hội của thời đại là điều cần được làm rõ.
Ngoài những công trình nêu trên về thực trạng chứng cứ không đầy đủ
cho việc nghiên cứu nền giáo dục - khoa cử, còn có những công trình bàn về lĩnh
vực này trong quan hệ giữa Phật giáo và Nho giáo Tác giả Vũ Ngọc Khánh
trong Giai thoại các vi đại khoa Việt Nam cũng dua ra một số đặc điểm về hệthống giáo dục thời Lý - Tran: “Có một số nha chùa, có những vị sư tăng chủ trìcác việc thuyết pháp giảng kinh, và có lẽ cũng giảng dạy cả Nho, Phật, Lão:
Chắc rằng đồ đệ ở đây có nhiều, vì đã thấy xuất hiện nhiều vị (cả nam cả nữ) có học lực và tai văn chương kiệt xuất Các trường “dan lập” địa phương chắc cũng
có nhiều, vì sử sách đã ghi nhiều tên tuổi của các danh nhân Việc thi cử đã thuhút được nhiều học trò, những học vị như Tam khôi, Hoàng giáp dưới triều Trần
đã thấy xuất hiện Lại có sự phân biệt ra Kinh Trạng nguyên và Trại trạngnguyên (học vị này dành cho những người đỗ từ Thanh Hóa trở vào) Phật giáođược truyền bá khắp mọi nơi Lê Văn Hưu nhận xét: “bách tính quá nửa làmtăng, trong nước khắp nơi đều là chùa” Trần Nguyên Đán cũng tự phụ: cáctướng đều biết làm thơ v.v Như vậy sự học có lẽ phát đạt lắm” [64; tr.11] Điều
đó làm chúng ta không lay gi làm ngạc nhiên, bởi cả hai triều đại này đều tôn sùng Phật giáo, song không vì thế mà những nội dung tích cực của Nho giáo bị
khước từ trong giáo dục - khoa cử Day là van dé cần được làm rõ hơn dé thayđược mối quan hệ Tam giáo không chỉ trong đời sống tinh thần nói chung, mà
còn trong lĩnh vực giáo dục - khoa cử thời kỳ nảy nói riêng.
Trong tác phẩm Nho giáo và khía cạnh tôn giáo của Nho giáo, Nguyễn Đức Sự trình bày sự ra đời và phát triển của Nho giáo trong lịch sử trên quê
15
Trang 21hương của nó (Trung Quốc), đồng thời trình bày sự thâm nhập và diễn biếncủa Nho giáo ở Việt Nam và những khía cạnh tôn giáo của Nho giáo Ở công
trình này, mặc dù chủ yếu bản về khía cạnh tôn giáo của Nho giáo, song tác giả cũng dành một số trang phân tích quá trình lựa chọn hệ tư tưởng Nho
giáo, ảnh hưởng của nó trong lĩnh vực giáo dục - khoa cử từ thời Lý trở đi.
Ông khang định rat đúng rằng: “Sự phát triển của Nho giáo thời Lý biểu hiện
rõ rệt khiến người ta dễ thấy nhất là ở lĩnh vực giáo dục và khoa cử Có thê
nói, từ thời Lý việc giáo dục và khoa cử được tổ chức hăn hoi và có sự điềuhành trực tiếp của nhà nước phong kiến Cũng từ đây nền giáo dục và khoa cử
của nước ta được xây dựng theo mô hình của Nho giáo” [103; tr.147].
Trong tác pham Một số vấn dé về Nho giáo Việt Nam có đề cập tới Nho
giáo Việt Nam từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX và ảnh hưởng của nó trong
lĩnh vực gia đình, giáo dục - khoa cử Các tác giả của công trình này đã đưa ra
nhận định cho rằng, “Nho giáo vào Việt Nam không còn giữ nguyên vẹn như
ở Trung Quốc, nó đã được Việt Nam hóa < > Các nhà nho Việt Nam vì côngcuộc xây dựng xã hội và bảo vệ Tổ quốc đã tiếp nhận và khai thác những yếu
tố Nho giáo cho phù hợp với xã hội và đất nước mình” [23; tr.9-10] Tuynhiên, sự Việt Nam hóa Nho giáo như thế nào và tiếp thu nền giáo dục - khoa
cử của nó ra sao lại chưa được các tác giả làm rõ.
Phan Trọng Báu, trong cuốn Giáo duc Việt Nam thời cận dai, từ góc độ
tiếp cận sử học, đã khái quát sự hình thành và phát triển nền giáo dục - khoa
cử Việt Nam từ thời Pháp thuộc đến Cách mạng tháng Tám 1945 Tuy nhiên, trong chương mở đầu của cuốn sách này, trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đã
khái quát nền giáo dục - khoa cử Việt Nam từ khởi thủy đến triều Nguyễn déđưa ra nhận xét: “khi chế độ phong kiến đang thịnh thì nền giáo dục khoa cử
có thể đào tạo được những người có năng lực để giúp vua trị nước Còn khichế độ phong kiến suy yếu, kỷ cương lỏng lẻo thì nền giáo dục đó cũng không
16
Trang 22đáp ứng được ý muốn của giai cấp thống trị là tạo nên một tầng lớp nho sĩ có
thực tài dé duy tri mọi giuong mỗi của xã hội phục vụ cho chế độ phong kiến
đang trên bước đường tan rã” [7; tr.12] Quan điểm này của tác giả, theo
chúng tôi là một sự khái quát và đánh giá chưa thực sự khách quan, toàn diện;
và vì vậy, cần phải nghiên cứu thêm, đánh giá đầy đủ hơn Bởi vì, sản phẩm
của nền giáo dục - khoa cử Nho học ngay cả khi chế độ phong kiến Việt Namkhủng hoảng, suy yếu, song trên thực tế đã góp phần tạo ra những nhà tư
tưởng, văn hóa lớn của dân tộc.
Tác giả Trần Dinh Hượu , trong cuốn Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, đã khái quát lịch sử phát triển của Nho giáo Trung Quốc và
phân tích sự ảnh hưởng nhiều mặt của Nho giáo tới văn học Việt Nam giai
đoạn từ thế ky XV đến thé ky XIX Từ góc độ tiếp cận văn học, trong hai bàidau của cuốn sách , tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa Nho giáo và văn học
với nhận định: “Nho giáo hy vọng dùng văn chương dé giáo hóa_, động viên,
tổ chức, hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội” [60; tr.49] Đồng thời, ông
cũng chỉ ra một thực tế là , Nho giáo dan được nha nước chuyên chế phong
kiến dùng làm hệ tư tưởng chính thống và dùng chế độ khoa cử chọn người có
học cho đội ngũ quan liêu , cho nên thanh niên muốn có cuộc số ng nhàn hạ,
danh giá và sung sướng chỉ có con đường lựa chọn: di học, đi thi va làm quan.
Vì thế, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực cũng ton tại những ảnh hưởng tiêu cực như tâm lý chạy theo danh vị , sự ganh đua rèn luyện kỹ xảo viết văn, sự
gọt rũa khuôn sáo của thứ văn chương cử tử.
3 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về ý nghĩa của tư tưởng Nho giáo
về giáo dục đối với xã hội Việt Nam trong lịch sử và sự nghiệp phát triển
giáo dục nước ta hiện nay
Ý nghĩa của tư tưởng Nho giáo về giáo dục đối với xã hội Việt Namtrong lịch sử và đối với việc phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay, cũng
được nhiêu tác gia nghiên cứu.
17
Trang 23Cuốn sách Nho giáo tại Việt Nam là tập hợp những bài vié t trong Hội
thảo Vi trí, vai tro và anh hương của Nho giao trong lịch su tư tương Việt Nam
Trong bài viết Những vấn đề Nho giáo trong lịch sử tư tương Việt Nam, tác giả
Vũ Khiêu cũng thừa nhận Nho giáo đã giữ một vi trí đặc biệt, dong một vai tro quan trong trong đời sống tinh thần của nhân dân ta qua các thời kỳ lịch sử
“Nếu trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc và một thế kỷ sau ngày đất nước ta
giành được độc lập Nho giáo vẫn chưa có vai trò gì đáng ké trong xã hội ViệtNam, thì đột nhiên từ thời Lý - Trần, Nho giáo được coi trọng và có điều kiệnphát triển mạnh mẽ cho đến thời Lê sơ thì giành được di avi độc tôn” [109;tr.15] Nhưng sang thé ky XVI, XVII trở đi, nhất là ở thé ky XVIII, Nho giáo
đã bộc lộ những yếu tố hết sức tiêu cực ““việc học tập, thi cử trở thành một chỗ
mua quan bán chức, < > Nho giáo quán triệt trong toàn bộ nội dung kiến thức
của các tang lớp sĩ phu Nho giáo phát triển trong mối quan hệ xoắn xuýt vớiPhật giáo và Lão giáo < > nó thâm nhập vào đời sống của nhân dân và ảnh
hưởng sâu sắc đến tâm lý của dân tộc Nó dé lại những tàn dư dai dang ngay cảtrong xã hộ ¡ ta ngày nay” Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng , nghiên cứu Nhogiáo là nhằm “triệt để thanh toán những tàn dư hủ bại của Nho giáo , chúng tanhất định tiếp thu những nhân tổ tích cực, hợp lý của Nho giáo” [109: tr.21] và
dé “cai tạo hiện tại và xây dựng tương lai 109; tr I0].
Tác giả Trần Văn Giàu trong bài viết Đạo đức Nho giáo và đạo đức
truyền thống Việt Nam đã phân tích sự liên quan của đạo đức truyền thống ViệtNam với đạo đức Nho giá o và phân biệt sự giống và khác nhau giữa hai nền
đạo đức này Tác giả khăng định, Nho giáo thịnh đạt ở nước ta trên dưới 500 năm (tuy nó không độc chiếm trong đời sống tinh thần của người Việt ), đó là
thời gian Nhà nước có ý thức mở mang giáo dục, thi cử trên căn bản Nho giáo.
“Nhà nước Lê, Nguyễn ra sức cải tạo phong hóa nhân dân trên cơ sở Nho giáo
Bởi vậy ảnh hưởng Nho giáo rất lớn, nhất là trong các tầng lớp trên của xã hội,
18
Trang 24qua đó thấm vào dân” [109; tr.142] Kết thúc bai viết, tác giả đã chỉ ra một sốtan dư của Nho giáo cần phải quét sạch để xây dựng xã hội mới, đó là: “Thứ
nhất: tư tưởng đức trị, nhân trị, điều này trở ngại cho đường lối pháp trị xã hội chủ nghĩa; thứ nhì: chủ nghĩa gia đình, chủ nghĩa đồng tộc, phương châm tri đạo thân thân, điều này trở ngại cho sự thực hiện dân chủ, động viên tài năng; thứ ba: tư tưởng trọng quan khinh dân , nó làm nền cho th ứ chủ nghĩa quan
liêu, thơ lại mới” [109; tr.149] Theo chúng tôi, những nhận định trên của tác
giả về những tàn dư của Nho giáo cần phải được xem xét lại và nghiên cứu
thêm Đặc biệt, tư tưởng đức trị , nhân tri, theo chúng tôi không chỉ gây tro
ngại mà góp phần bổ sung (trên cơ sở cải tạo , phát triển) cho đường lối pháp
trị xã hội chủ nghĩa.
Trong bài viết Vi tri và vai trò của Nho giáo ở thời kỳ cực thịnh của chế
độ phong kiến Việt Nam, tác giả Nguyễn Đức Sự đứng trên lập trường của chủ
nghĩa duy vật lịch sử đã lý giải những nhu cầu xã hội giúp cho Nho giáo
chiếm được địa vị độc tôn ở thời Lê sơ , nhất là giai đoạn vua Lê Thánh Tôngtrị vì Những nhu cầu đó là: nhu cầu xây dựng và tô chức bộ máy nha nước
phong kiến trung ương tập quyên lớn mạnh và nhu cau củng có trậttự và ôn
định xã hội phong kiến ; nhu câu phát triển văn hóa và giáo dục khi chế độ
phong kiến tập quyền đã bắt đầu ồn định và triển khai theo quy mô lớn từ
triều Lý Đồng thời, tác giả cũng khang định, Nho giáo được độc tôn ở thé kỷ
XV nhất là ở thời Hồng Đức gắn với những hoạt động của tầng lớp nho sĩ từ
thời Tran cho đến thời Lê sơ , và “sự rực rỡ , huy hoàng” của Nho giáo được
thê hiện trong lĩnh vực giáo dục và thi cử [109; tr.427] Nhận định trên đây
của tác giả đã gợi ý cho chúng tôi đi sâu tìm hiểu quá trình ảnh hưởng của
Nho giáo trong lĩnh vực giáo dục - khoa cử từ thời Lý - Trần cho đến thời Lê
sơ Ngoài ra, trong bai viết này, tác giả cũng chỉ ra một số tác động tích cực
và tiêu cực của Nho giáo trong buổi thịnh thời nhất của nó Theo tác giả,
19
Trang 25những tác dụng tích cực của Nho giáo là : góp phần củng cô và phát triển chế
độ quân chủ tập trung ở nước ta ; góp phần làm cho sản xuất nông nghiệp và
trao déi hàng hóa được day mạnh hơn trước; làm cho nền giáo dục và lĩnh vựcvăn hóa tinh thần phát triển hết sức mạnh mẽ nhất là đưới triều Lê Thanh
Tông; đồng thời góp phan thúc đây lịch sử tư tưởng nước nhà tiễn lên một
bước mới Bên cạnh đó, theo tác giả, Nho giáo cũng thê hiện những mặt tiêucực ngay trong buôi thịnh thời của nó như : làm cho chủ nghĩa giáo điều vàbệnh khuôn sáo phát trién mạnh trong lĩnh vực tư tưởng và ý thức hệ _, trongđịa hạt giáo dục và khoa cử; Nho giáo làm cho những người gia nhập tầng lớpnho sĩ chỉ biết đề cao đạo tu thân và trị nước chứ không hè đếm xia đến nhữngtri thức về khoa học tự nhiên cũng như về các ngành sản xuất và lưu thông _,
ngày càng xa rời sinh hoạt kinh tế và 1 inh vực sản xuất của xã hội ; khi chiếm
được địa vị thống trị trên vũ dai tư tưởng , Nho giáo thời Lê sơ đã không tiếp
tục đi sâu khám phá những van dé về bản chat của đời sống và của vũ trụ, về
mối quan hệ giữa tinh t han và thé xác mà Phật giáo thời Ly - Tran đã dé cậpđến; lễ chế của Nho giáo ngày càng khắt khe và đẻ nặng lên con người
Tác giả Vũ Khiéu trong bài viết Nhân dân Việt Nam dưởi tác động cuaKhổng giáo, khi bàn về những di hại của Khong giáo trong đời sống của nhân
dân Việt Nam, đã đưa ra những ý kiến như : giam con người vào một trật tự phong kiến chặt chẽ từ trên xuống dưới ; gieo rắc vào trong đầu óc người ta tư
tưởng khinh rẻ lao động chân tay; tư tưởng khinh thường phụ nữ của Không
giáo cũng khuyến khích những thói tệ khinh vợ , đánh vợ, bạc đãi vợ ; chế
độ khoa cử của Không giáo khuyến khích sự truy cầu công danh , địa vi:
“người ta muốn đi hoc dé là m quan Không làm quan thi cũng làm ông khóa ,
ông đồ hoặc kiếm lay một chức tước địa vị gì đó trong lang xã < > thái độ
quan liêu cũng như tư tưởng địa vị là sản phâm của chế độ phong kiến và
được Không giáo khuyến khíc h, đã trở thành hiện tượng khá phổ biến trong
xã hội ta và kéo dai trong lịch sử” [109; tr.292].
20
Trang 26Ky yếu Hội thảo quốc tế Nho giáo Việt Nam và văn hóa Đông A (2009)
là tập hợp những bài viết của các học giả Việt Nam , Dai Loan, Trung Quốc
về Nho giáo và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam và các nước Đông Á khác
như: Nhật Bản, Triều Tiên Trong bài viết Về giá tri đương đại cua Nho
giáo ở Việt Nam, tac giả Vũ Khiéu đã khang định : “Nho giáo đã từng đóng một vai trò to lớn trong lịch sử Việt Nam và vẫn còn tiếp tục có tác dụng trong
xã hội ngày nay Nếu không đặt vấn đề nghiên cứu Nho giáo một cách
nghiêm túc thì chúng ta sẽ buông trôi cho sự phục hồi những nh ân tổ tiêu cực
của Nho giáo đồng thời cũng sẽ lãng phí những nhân tố tích cực mà Nho giáocòn có thé đóng góp vào sự nghiệp chúng ta hôm nay” [144; tr.161] Khi phântích về giá trị tích cực của Nho giáo trong quản lý đá — tnước, tác giả nhấn
mạnh: “trước hết là xây dựng bộ máy nhà nước day trí tuệ: đặc biệt là coi giáo
dục là quốc sách hàng đầu Người quân tử (hay kẻ sĩ) những tang lớp ưu tú
trong xã hội, những người tham gia quản lý đất nước, trước hết phải là những người có học và học giỏi và nhất thiết phải là người có đạo đức” [144; tr.160].
Các công trình nghiên cứu về lịch sử giáo dục cũng chỉ ra quá trình vàtac động của tư tưởng giáo duc Nho giáo trong lich sử Chang hạn, cuốn Lich
sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 do Nguyễn ĐăngTiến chủ biên là một công trình nghiên cứu nghiêm túc và công phu Công
trình gồm 7 chương khái quát lịch sử giáo dục Việt Nam từ khởi thủy đến
trước Cách mạng tháng Tám Đặc biệt, trong chương 2 và chương 3, tác giả
phác họa một bức tranh khá hoàn thiện về nền giáo dục nước ta từ thế kỷX đến thé ky XV dưới ảnh hưởng ngày càng rõ của Nho giáo Tuy nhiên, đó là
cách tiếp cận nền giáo dục truyền thong dưới góc độ lịch sử.
Lê Van Giang trong cuốn Lich sử giản lược hơn 1000 năm nên giáo ducViệt Nam đã dành một chương khái quát nền giáo dục Nho học Việt Nam từ
khởi nguyên đến đầu thế kỷ XX Tác giả cũng đưa ra một số nhận định, đánh
21
Trang 27giá tác dụng (cả mặt tích cực vả tiêu cực) của nên giáo dục Nho học, đồng thời
rút ra một số bài học, kinh nghiệm và truyền thong ma nén giao duc Nho hoc
dé lại có ý nghĩa thực tiễn và thời sự đối với nền giáo dục của nước ta hiện nay.
Đó là những kinh nghiệm thất bại mà chúng ta phải đề phòng: lối học giáo điều, sách vở, nhdi nhét, khuôn sáo; việc học tập sa vào văn chương phù phiếm
và lý thuyết suông; cái tệ hai cua lối học hư danh, chạy theo học vi, bằng cấp;
tư tưởng học để làm quan, để vinh thân, phì gia, cả họ được nhờ Bài học về tác
dụng to lớn của chế độ thi cử đối với giáo dục nói riêng và đối với xã hội nóichung Bai học về chú trọng tu đưỡng đạo đức [40; tr.74-75] Trong cuốn sáchnày, tác giả cũng khăng định, “Nho giáo cũng như nền giáo dục cũ truyền báNho giáo đã có tác dụng tích cực góp phần vào việc củng cố nhà nước và xã
hội phong kiến ở giai đoạn nhà nước và xã hội này mới hình thành và đang đi
lên Tác dụng củng có nay ở vào giai đoạn đó là phù hợp với yêu cầu phát triểncủa lịch sử Ở nước ta, đó là thời kỳ của các triều đại Lý, Trần và đầu nhà Hậu
LÊ” [40; tr.71-72] Tuy nhiên, theo chúng tôi, cách đánh giá trên đây chưa thực
sự khách quan, bởi trong lich sử, chính những nha tư tưởng lớn là sản phẩm
của nên giáo dục “giáo điều, nhồi nhét” ấy Van đề là ở chỗ, cần phải chỉ ra đó
là hạn chế lịch sử và đối với sự nghiệp phát triển nền giáo dục tiên tiễn hiệnnay ở nước ta, những hạn chế đó cũng là bài học quan trọng
Trong cuốn Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người, các tác
giả Nguyễn Thị Nga và Hồ Trọng Hoài đã trình bày, phân tích và đánh giá
những tư tưởng cơ bản của Nho giáo về con người và đào tạo con người; từ
đó phân tích những ảnh hưởng của Nho giáo đối với việc xây dựng con
người Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay Trong công trình của chúng tôi, việc nghiên cứu ảnh hưởng của
tư tưởng Nho giáo về giáo dục đối với nền giáo dục - khoa cử nước ta diễn
ra trong hai giai đoạn lịch sử sẽ phải làm rõ vân đê là, ngoài sự ảnh hưởng
22
Trang 28đó còn có thêm yếu tố khác là chủ trương của các triều đại phong kiến vànhững biến động của ton tại xã hội đã quy định nội dung và tính chất của
nền giáo dục đó như thé nào.
Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hung trong cuỗn Giáo duc Việt Nam
hướng tới tương lai - van dé và giải pháp đã khái quát thực trạng nền giáo dục Nho học Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, đồng thời cũng đưa ra những nhận xét về hạn chế và khăng định những điểm tích cực và hợp lý
trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo ở
nước ta hiện nay.
Hoàng Thu Trang trong Luận văn thạc sĩ Triết học 7 ứưởng Nho giáo
về giáo dục và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển giáo dục Việt Nam hiện
nay đã khái quát nội dung tư tưởng cơ bản của Nho giáo về giáo dục, chỉ ra một số ưu điểm nỗi bật và hạn chế chính của nó; từ đó phân tích ảnh hưởng
của một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo về giáo dục như phương châm
giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục đối với công cuộc đổi mới và
phát triển nền giáo dục Việt Nam hiện nay Tác giả cũng đưa ra một số kiếnnghị nhằm phát huy vai trò tư tưởng giáo dục của Nho giáo đối với việc pháttriển giáo dục Việt Nam hiện nay, tuy nhiên những giá trị, nhân tố tích cựccủa nó cần được cụ thé hóa và làm rõ thêm
Ngoài các công trình nghiên cứu nói trên , ở trong nước cho đến nay đã
có nhiều công trình nghiên cứu khoa học các cap , luận án tiến sĩ, luận văn
được công bồ như các tac giả : Nguyễn Bá Cường , Nguyễn Ngoc Quỳnh ,
Nguyễn Thị Lài, Lê Thị Thơm, La Thị Thu Thương Tuy nhiên, cũng tương
tự như các công trình nghiên cứu đã được nêu trên day , việc đi sâu phân tích
ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về giáo dục tới lĩnh vực giáo dục - khoa cử
ở Việt Nam từ thé kỷ XI đến cuối thế ky XV từ cách tiế p cận triết học chưa
được ban tới một cách toàn diện.
23
Trang 294 Những vấn đề cần được tiếp tục làm sáng tỏ trong luận án
Từ việc khảo sát các công trình nghiên cứu nêu trên liên quan đến đề
tài luận án, chúng tôi xác định nhiệm vụ của mình cần tiếp tục làm rõ một số phương diện ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về giáo dục đối với giai đoạn hình thành và phát triển hệ thống giáo dục của Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ
XI đến cuối thế kỷ XV, đồng thời nêu rõ ý nghĩa và hạn chế của hệ thống giáodục đương thời đối với sự nghiệp giáo dục- đào tạo ở nước ta hiện nay
Thứ nhất, cần phải khang định một điều là, tư tưởng Nho giáo về giáodục mà Không Tử là người khởi xướng đầu tiên đã có sức lan tỏa, có ảnhhưởng khá mạnh mẽ đến nền giáo dục không chỉ ở Trung Quốc, mà ở một sốnước đồng văn Trung Hoa trong lịch sử và hiện tại Bất kỳ thời đại nào, muốn
có nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thời đại
đó, đều phải chú trọng đến giáo dục Chính giáo duc và đào tạo là nguồn, là
cơ sở dé nhà nước mở các kỳ thi lựa chọn nhân tài cho bộ máy cai tri của
mình Do đó, tư tưởng giáo dục nói chung, của Nho giáo nói riêng, là hệ
thống các khái niệm, quan điểm làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách,hình thành nên nền giáo dục phù hợp Hệ thống giáo dục Nho giáo khá đadạng và phong phú, mang đầy đủ tính chất phức hợp của hệ thống vật chất và
hệ thống tinh thần, trong đó mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp giáodục và các hình thức tô chức giáo dục khá điển hình Giáo dục và đào tạo đitrước một bước, hệ thống khoa cử có sau, nhưng hoàn toàn không phải mang
tính phái sinh Chính vì vậy, làm rõ những nội dung căn bản trong tư tưởng
Nho giáo về giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực giáo dục - khoa cử Đại Việt từ thế kỷ XI đến cuối thé ky XV là việc làm cần thiết.
Thứ hai, luận án cần làm sáng tỏ sự tác động của tư tưởng Nho giáo về
giáo dục qua các giai đoạn lịch sử cụ thể tới sự hình thành và phát triển hệ thống giáo dục - khoa cử Đại Việt từ thé kỷ XI đến cuối thế ky XV; chỉ ra xu
24
Trang 30hướng đi lên của hệ thống giáo dục thời kỳ này trong sự song hành với vai tròcủa Nho giáo đối với lĩnh vực quản lý đất nước; đồng thời, luận chứng về quá
trình lựa chọn tất yếu hệ tư tưởng Nho giáo của các triều đại theo nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyền ngày cảng cao Sự tác động đó được hậu thuẫn của nhu cầu thời đại, cho nên phần lớn các kinh điển
Nho giáo được đưa vào sử dụng cho việc giảng dạy và khoa cử, làm cho các
hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục đất nước thiên về Nho giáo.
Chung quy lại, tất thảy những điều đó đã làm cho Nho giáo chiếm địa vị độctôn một cách đương nhiên ở thế ky XV dưới thời Lê sơ Luận án có nhiệm vụtrình bày, phân tích để làm rõ sự tác động của tư tưởng Nho giáo về giáo dụcqua các giai đoạn khác nhau, từ đó chỉ ra hệ thống giáo dục - khoa cử Đại
Việt có những bước chuyền về chất như thế nào.
Thứ ba, luận án cần tiếp tục làm rõ những đóng góp của tư tưởng Nho
giáo về giáo dục đối với lĩnh vực giáo dục - khoa cử Đại Việt từ thế kỷ XI đến
cuối thế kỷ XV, đồng thời rút ra bài học lịch sử về cách thức tiếp thu biện chứng
những yếu tố cần thiết cho sự nghiệp phát triển nền giáo duc nước ta hiện nay
* LUẬN:
Tư tưởng giao dục là một nội dung cơ bả n của Nho giao Do vậy, các
công trình nghiên cứu về Nho giáo nói chung và ảnh hưởng của Nho giáo tới
Việt Nam đều ít nhiều dé cập đến nội dung này ở mức độ nhất định tùy theo
mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Qua quá trình khảo cứu các công trình liên quan đến van đề Anh hưởng của tư tưởng Nho giáo về giáo duc tới
lĩnh vực giáo dục - khoa cử ở Việt Nam từ thé ky XI đến cuối thé ky XV chothấy, vấn đề này được nghiên cứu ở các khía cạnh và mức độ sau đây:
Thứ nhất, tư tưởng Nho giáo về giáo dục được trình bảy trong các công
trình nghiên cứu chung về Nho giáo và Nho giáo ở Việt Nam với ý nghĩa là
25
Trang 31một trong những nội dung cơ bản của học thuyết này Trong đó, tư tưởng giáo
dục “tu, té, trị, bình” được xem như là cach thức , con đường dé xây dung xa
hội quân chủ tập quyền có trật tu, kỷ cương va phon thịnh.
Thứ hai, về quá trình ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về giáo dục tới lĩnh vực giáo dục - khoa cử Việt Nam từ thé ky XI đến cuối thé ky XV, hau hết các nhà nghiên cứu đều cho rang _, từ khi du nhập vào Việt Nam cho đến
hết thế ky X , Nho giáo chưa có ảnh hưởng gì đáng kê tới xã hội và con
người Việt Nam Nho giáo chỉ thực sự được lựa chọn và sử dụng từ thời Lý
- Trần trở đi, đến thời Lê sơ thì Nho giáo giành được địa vị độc tôn trong lĩnh
vực giáo dục- khoa cử và chính trị.
Thứ ba, ý nghĩa của tư tưởng Nho giáo về giáo dục đối với xã hội Việt
Nam trong lịch sử và đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nước ta hiện nay,
các công trình nghiên cứu chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của Nho
giáo đối với xã hội phong kiến Đại Việt trong lịch sử, đồng thời cũng chỉ ra tính tất yêu cần kế thừa những giá trị và khắc phục những yếu tổ lỗi thời của
Nho giáo trong sự nghiệp phát triển giáo dục nước ta hiện nay
Nhìn chung, các công trình trên đây nghiên cứu Nho giáo và những ảnh
hưởng của nó dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trìnhnào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện dưới góc độ triết học ảnh hưởng của tưtưởng Nho giáo về giáo dục đến lĩnh vực giáo dục - khoa cử ở Việt Nam thờiphong kiến, đặc biệt giai đoạn đầu xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến
độc lập Đại Việt từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XV Trên sự kế thừa những thành quả trong những công trình nghiên cứu của các học giả tiền bối , chúng
tôi tiếp tục triển khai nghiên cứu, làm rõ quá trình ảnh hưởng của tư tưởng Nhogiáo về giáo dục đến lĩnh vực giáo dục - khoa cử Đại Việt từ thế kỷ XI đếncuối thế kỷ XV dưới góc độ triết học và rút ra bài học cho sự nghiệp giáo dục
của nước ta hiện nay.
26
Trang 325 Một số thuật ngữ được dùng trong luận án
- Nho giáo: Thuật ngữ Nho giáo được sử dụng trong luận án và nhiều
công trình nghiên cứu khác không chỉ , không phải là một tôn giảo Thuật
ngữ Nho giáo thực ra là viết tat c ta mệnh dé “di Nho học giáo dân”, tức là nhân mạnh, chú trọng đến khía cạnh ứng dụng, tác dụng và vai trò nội dung
của Nho học trong việc giáo dân, quản lý xã hội v.v.
- Thuật ngữ Nho học cũng là viết tắt của mệnh đề “Nho gia học thuyết”
(học thuyết của phái Nho gia ), là chỉ toàn bộ hệ thống tư tưởng và nền học
thuật của học phái này.
- Thuật ngữ Nho thudt rat ít được sử dụng trong các công trình giớithiệu, nghiên cứu về Nho giáo , Nho học Thuật ngữ Nho thudt là chỉ cách
thức, phương thức su dụng Nho học , Nho giao trong việc tri nước , giáo dân; hay nói cách khác , là phương pháp, cách thức ứng dụng , sử dụng Nho giáo
vào trong đời sống chính tri, xã hội
- Các thuật ngữ Khổng giáo, Khổng hoc là những thuật ngữ mà giớinghiên cứu phương Tây thường sử dung Trong nghiên cứu của họ , Khổnggiáo, Không học không phải là chỉ Nho giáo, Nho học của Không Tử mà chỉ
Nho giáo, Nho học nói chung Trong luận an, tác giả sử dụng thuật ngữ nay
dé muốn nhắn mạnh vai trò sáng lập Nho giáo của Không Tử
- Thuật ngữ Han hoc được sử dụng trong luận án là thuật ngữ dùng dé
chỉ nên học thuật thời Han và chữ Hán.
- Thuật ngữ tw tưởng Nho giáo về giáo duc là một hệ thông các quan
niệm, quan điểm về mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp giáo dục
của Nho giáo.
- Thuật ngữ hệ thống giáo dục - khoa cứ: Theo từ điền Tiếng Việt củaNguyễn Văn Đạm, hệ thống là “toàn bộ những điều hiểu biết về một đối
tượng trong đó mỗi thành phần chỉ tồn tại vì có những quan hệ với những
27
Trang 33thành phần khác và có một vi trí trong toàn bộ” [32; tr.365] Định nghĩa nayxác định hệ thống từ góc độ nhận thức luận, trong khi đó hệ thống cần được
hiểu như một đối tượng, khách thê tồn tại khách quan Do đó, theo chúng tôi, cần phải hiểu hệ thống như một đối tượng chỉnh thé được tạo thành từ các yếu
tố có liên quan mật thiết với nhau Mối quan hệ giữa các yếu tố ấy tạo nên cầu
trúc của hệ thống
Khái niệm hệ thống đòi hỏi phải xem xét đối tượng nghiên cứu như một chỉnh thê Do đó, phải quán triệt quan điểm khách quan và toàn diện để
nghiên cứu cái khách thé - chỉnh thé ấy, cũng như mỗi quan hệ giữa các yếu
tố cau thành cái hệ thống - chỉnh thé đó Đó là cách tiếp cận hệ thống phổbiến hiện nay
vé phan loai hé thong, hiện nay người ta thường đưa ra hai loại hệ
thống cơ bản, đó là hệ thống vật chất và hệ thống ý niệm tùy thuộc vào đặc
điểm của đối tượng Hệ thống vật chất thường đơn giản và không quá phức
tạp Hệ thống vật chất đơn giản bao gồm các yếu tố đồng loại có mối quan hệ
trực tiếp với nhau Loại phức tạp hơn gồm các yếu tố cấu thành nên các tiêu
hệ thống mang tính chỉnh thể tương đối trong một hệ thống lớn Các hệ thống
ý niệm là những hệ thống mà các yếu tố của chúng về thực chất là nhữngkhách thể ý niệm như các khái niệm, tư tưởng có liên quan nhất định với
nhau Hệ thống ý niệm là hệ thống các khái niệm của các khoa học khác nhau Khác với hệ thống vật chất, hệ thống ý niệm chỉ xuất hiện trong hoạt động
nhận thức của con người Như vậy, định nghĩa trên của Nguyễn Văn Đạm
thuộc loại thứ hai.
Từ việc xác định hệ thong va phan loai hé thong như trên, chúng tôicho rằng, hệ thống giáo dục - khoa cử vừa mang tính hệ thống vật chất (cáccấp giáo dục - đảo tạo và thi cử, là sự đầu tư của nhà nước và cá nhân cho lĩnh
vực giáo dục), vừa mang tính hệ thống ý niệm (sử dụng các khái niệm, ý
28
Trang 34niệm, lý luận, lý thuyết dé hoạch định đường lối giáo dục - khoa cử phục vụ
cho chiến lược quản lý và phát triển đất nước) Tuy nhiên, thuật ngữ hệ thong
giáo duc - khoa cử được sử dụng trong luận án chỉ là phạm vi xác định của lĩnh
vực giáo dục giáo dục - khoa cử.
- Thuật ngữ /inh vực giáo dục - khoa cứ: được sử dụng trong luận an
bao gồm ca hệ thống giáo dục - khoa cử bởi lẽ, lĩnh vực giáo dục còn có cả hình thức giáo huấn đạo đức mà các triều đại phong kiến nước ta coi đó là việc làm quan trọng không kém gì hệ thống giáo dục - khoa cử chính thống Mặt
khác, nói đến lĩnh vực giáo dục - khoa cử có mục đích lớn hơn hệ thống giáodục khoa cử, đó là lĩnh vực có những đặc điểm khác với các lĩnh vực khác như
sản xuât, quôc phòng an ninh, v.v.
29
Trang 35NỘI DUNG
Chương 1
SỰ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VE GIÁO DUC
VÀ MOT SO NOI DUNG CƠ BAN CUA NÓ
Nho giáo là một học thuyết chính tri- xã hội ra đời trong bối cảnh xã hội
Trung Quốc cô đại đầy biến động và phức tạp Mục đích của Nho giáo là dùngdao đức dé cảm hóa, giáo dục con người, đưa xã hội từ “vô đạo” thành “hữu
dao” mà phương pháp hiệu quả nhất là giáo duc Có thé nói, tư tưởng Nho giáo
về giáo dục là một hệ thống các quan niệm, quan điểm về mục đích, đối tượng,
nội dung và phương pháp giáo dục Tuy ra đời cách đây hơn 2500 năm, song
nhiều phương diện của nó cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị Do vậy, việc làm rõ những điều kiện và tiền đề cho sự ra đời Nho giáo nói chung, tư tưởng
về giáo dục của nó nói riêng là hết sức cần thiết không chỉ mang ý nghĩa lýluận về mặt nghiên cứu cơ bản, mà còn có ý nghĩa thực tiễn cấp bách đối với sự
nghiệp đổi mới và phát triển nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nước ta hiện nay.
1.1 Điều kiện và tiền đề cơ bản cho sự ra đời tư tướng Nho giáo về giáodục ở Trung Quốc
Nho giáo với tư cách là một học thuyết có tính hệ thống ra đời ở Trung
Quốc từ thời cổ đại, do Không Tử (551-479 tr.CN) sáng lập Tư tưởng củaông được các học trò đời sau tiếp tục và phát triển Đặc biệt ở thời sơ kỳ, điển
hình là Mạnh Tử (372-289 tr.CN) đã bé sung, hoàn thiện nội dung cơ ban cua
học thuyết này theo hướng duy tâm, cho nên người ta thường dùng khái niệm
Nho giáo Không - Mạnh Tuân Tử (313-238 tr.CN) tuy có nhiều quan điểm đối lập với Nho giáo Không - Mạnh, làm cho nhiều học giả không công nhận ông là nhà nho, song căn cứ vào nội dung và xét một cách toàn diện, mục đích
30
Trang 36cũng như tôn chỉ trong tư tưởng của ông _, cần phải thừa nhận răng , Tuân Tử
cũng là nhà nho (tất nhiên trong quan niệm vé thế giới của ông có nhiều yếu
tố duy vật ) Chính vì vậy, có thể nói, Nho giáo sơ kỳ là một hệ thống học
thuyết ở mức độ nhất định, mang tính đa nguyên, được hình thành về cơ bản trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc Đây là thời kỳ xã hội
Trung Quốc quá độ từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang phong kiến, với nhữngbiến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sông xã hội và con người
Với tư cách là một bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng xã hội
và là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, nội dung và tính chất của Nho giáo cũng bị quy định, chi phối bởi điều kiện kinh tế - xã hội (hay tồn tại xã hội) ở Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc, đồng thời phản ánh tồn tại xã hội ấy.
1.1.1 Điều kiện kinh té - xã hội
* Điễu kiện kinh tế
Khi nghiên cứu quá trình hình thành và tính chất của đời sống xã hội
nói chung, ý thức xã hội nói riêng ở những giai đoạn nhất định, triết học
Mác-Lénin đã chỉ ra rằng, “không phải ý thức của con người quyết định ton tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” [41, tr.578] Vì thế,
khi nghiên cứu tư tưởng của một thời đại lịch sử cụ thé , điều cốt lõi là chúng
ta phải năm rõ được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của thời đại đó Nho giáo ra đời ở thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc mà đúng như C.Mác đã khang định: “ không thé nhận định về một thời đại đảo lộn như thé căn cứ vào ý
thức của thời đại ấy Trái lại, phải giải thích ý thức ấy băng những mâu thuẫn
của đời sống vật chất, băng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất
xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội” [41, tr.578] Dựa trên cơ sở lý luận
và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lénin, nghiên cứu tư tưởng Nho
giáo về giáo dục, điều quan trọng là phải chỉ ra và phân tích rõ tình hình kinh
tế, chính trị - xã hội của thời Xuân Thu - Chiến Quốc làm nảy sinh và quyết định nội dung, tính chất của tư tưởng Nho giáo về giáo dục.
31
Trang 37Theo nhiều nguồn tai liệu từ trước đến nay cho thấy, vào khoảng từ thé
kỷ XII đến thế kỷ XI tr CN, tộc Chu từ phía Tây Bắc men theo sông Hoàng
Hà tiến vào đất Ân và tiêu diệt nhà Ân, lập nên nhà Chu Giai đoạn đầu của nha Chu (thế kỷ XII- thé ky VIII tr.CN), sử gọi là Tây Chu Thời kỳ này, du việc chế tạo và sử dụng đồ sắt chưa xuất hiện phổ biến, nhưng do tiếp thu những tiến bộ trong kỹ thuật sản xuất nông nghiệp của người An, do điều kiện thiên nhiên thuận lợi và nguồn lao động dồi dào, đồng thời kết hợp cách thức
tổ chức, quản lý sản xuất có tiến bộ hơn của cu dân du mục, cho nên ngườiChu đã tiễn xa hơn người Ân về mọi mặt Nhà Chu thực hiện (dù là trên danhnghĩa) chế độ quốc hữu về tư liệu sản xuất và sức lao động rất nghiêm ngặtnhằm biến toàn bộ tư liệu sản xuất và sức lao động thuộc quyền sở hữu của
mình Có nghĩa là, về nguyên tắc, ruộng đất và tất cả mọi thành viên đều
thuộc quyền quản lý của vua Chu Nhà Chu thành lập thành thị đại quy mô nơi ở của tầng lớp quý tộc thị tộc thống trị, để phân biệt với nông thôn - nơi ở
-của những người thị tộc bị nô dịch.
Từ thế ky VIII tr.CN, xã hội Tây Chu bước vào một thời kỳ có nhiềubiến động lớn lao , toàn diện kéo dai cho đến giữa thé kỷ thứ [I tr CN (còn
được gọi là thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc) Với việc chế tạo, sử dụng công
cụ sản xuất băng sắt khá phố biến vào trong quá trình sản xuất đã dẫn đến sự
phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp Chính
do sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp và nhu cau trao đổi hàng hóa gia tăng, cho nên thương nghiệp cũng bắt đầu khởi sắc Vào thế kỷ VI - V tr.CN, ở Trung Quốc đã xuất hiện những thành thị thương nghiệp buôn bán, xuất nhập nhộn nhịp ở các nước Hàn, Tê, Tần, Sở Thanh thị lúc nay đã có
một cơ sở kinh tế tương đối độc lập, từng bước tách ra khỏi chế độ thành thịthị tộc của quý tộc thị tộc vả dần trở thành những đơn vị, khu vực của tầng
lớp địa chủ mới lên Tầng lớp địa chủ mới lên ngày càng giàu có, và do có thế
32
Trang 38lực về kinh tế, cho nên tầng lớp này đã lấn at cái ưu thế sẵn có của tang lớp
quý tộc thị tộc cũ, thậm chí còn chiếm cả chính quyền như họ Quý thị ở nước
Lỗ, họ Tran ở nước Té Đây là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trang
trật tự xã hội đảo lộn “vua không ra vua, cha không ra cha, con không ra con”
diễn ra phổ biến - một bối cảnh xã hội quan trọng đưa đến sự nảy sinh, hình thành các học thuyết chính trị - xã hội, đặc biệt là học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo, trong đó có tư tưởng của Nho giáo về giáo dục.
Nhìn chung, đến thời Xuân Thu, nông nghiệp, thủ công nghiệp và
thương nghiệp Trung Quốc đã có bước phát triển mạnh mẽ Vào khoảng thế
kỷ XI - V tr.CN đã xuất hiện những trung tâm kinh tế - chính trị lớn như LạcDương, Hàm Dương Kinh tế phát triển, xã hội chuyên minh dữ dội tạo tiền
dé cho sự biến đôi trong lĩnh vực chính trị - xã hội và tư tưởng.
* Điều kiện chính trị - xã hội
Sự biến đôi và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã tác động đến
lĩnh vực chính trị - xã hội của Trung Quốc thời Tây Chu Thời kỳ này, sự
phân tầng xã hội chủ yếu dựa trên sự phân biệt người quân tử và tiểu nhânchứ không phải chủ yếu là sự phân biệt kẻ giàu - người nghéo trên cơ sở tài
sản hoặc kẻ trí - người ngu trên cơ sở tri thức Sang thời Đông Chu (Xuân
Thu - Chiến Quốc), do kinh tế phát triển mạnh, giai cấp quý tộc thị tộc Chu
bị mất đất, mat dân, địa vị kinh tế ngày càng sa sút Theo đó, sự phân biệt sang - hèn không còn chủ yếu dựa trên cơ sở huyết thống nữa mà chủ yếu
dựa trên cơ sở tài sản, sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng rõ rệt hơn Vi
thế, vai trò chính trị của nhà Chu, nói cách khác, vị thế thống lĩnh của Thiên tử trong hệ thống tổ chức phân phong chỉ còn là hình thức Do chiếm
được đất, được dân, cho nên các nước chư hầu của nhà Chu không chịuphục tùng uy quyên tối thượng và mệnh lệnh tối cao của Thiên tử nữa Các
nước chu hầu không những không chịu cống nạp phẩm vật theo quy định
33
Trang 39mà còn tiễn hành các cuộc chiến tranh thôn tinh lẫn nhau , đe doa các quyền
sở hữu tối cao về ruộng đất và thần dân của Thiên tử Hệ quả của những
biến động kinh tế cũng dẫn đến sự đa dạng trong kết cấu giai tầng của xã
hội Nhiều tang lớp mới xuất hiện (trong đó có kẻ sĩ ), những giai cấp, tang lớp cũ và mới đan xen nhau và mâu thuẫn với nhau ngày càng gay gắt Đó
là mâu thuẫn giữa tầng lớp mới lên có địa vị và thế lực về kinh tế trong xã hội nhưng lại không có (cả về mặt danh nghĩa) quyên lực chính tri với giai
cấp quý tộc thị tộc cũ của nhà Chu đang năm chính quyền nhưng lại ngàycàng suy yếu và mat dan địa vị thống trị về mặt kinh tế Mau thuẫn giữatang lớp sản xuất nhỏ, thợ thủ công, thương nhân với giai cấp quý tộc Chu.Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc nhà Chu và với tầng lớp địa chủ mới
lên đang ra sức bóc lột, tận dụng sức lao động của họ Thậm chí ngay trong
bản thân giai cấp quý tộc thị tộc nhà Chu cũng có nhiều mâu thuẫn Đó là những mâu thuẫn của thời kỳ lịch sử đang đòi hỏi giải thể chế độ nô lệ thị tộc, hình thành chế độ phong kiến Những mâu thuẫn này dẫn đến hệ quả
là, xã hội không còn trật tự , kỷ cương, không có đạo đức với những hành vi
phi đạo, phi đức.
Cuối thời Xuân Thu, chiến tranh ngày càng ác liệt, các nước nhỏ bịnước lớn tiêu diệt Sang thời kỳ Chiến Quốc, Trung Quốc lúc này chỉ còn lại
bảy nước mạnh tranh giành nhau (gọi là thất hùng), gồm các nước: Tần, Sở,
Tê, Hàn, Triệu, Ngụy và Yên [58; tr.699] Chiến tranh tàn khốc trên quy mô
lớn và liên tục giữa các nước chư hầu đã làm cho đời sống nhân dân lao
động ngày càng cùng cực hơn Mâu thuẫn giữa các giai cấp và những mâu
thuẫn xã hội khác ngày càng gay gắt hơn đã làm cho xã hội ngày thêm rối
loạn và nhà Chu đứng trước nguy cơ diét vong Giai cấp thống trị nhận thấyđiều đó và đã tiến hành một số biện pháp cải cách Đó là phong trào “biến
pháp” ở các nước: Ngụy, Triệu, Hàn, Tê, Tân suôt thời Chiên Quôc.
34
Trang 40Thực trạng xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc do kinh
tế phát triển, chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân cực khô, trật tự xã
hội rối loạn như vậy đã chứng tỏ cách thức tô chức, quản lý xã hội theo mô hình của nhà Chu không còn phù hợp nữa Vấn đề cấp bách đặt ra là phải lựa chọn mô hình xã hội nào và làm thế nào để thiết lập lại trật tự, kỷ cương cho xã hội, làm cho xã hội ôn định và phát triển Rõ ràng, đây là đòi hỏi tất yếu của tồn tại xã hội cần phải tìm ra cơ sở lý luận, hệ tư tưởng phù hợp nhằm thiết lập lại một trật tự xã hội mới Chính trong bối cảnh kinh tế,
chính trị - xã hội hỗn loạn ay da dan dén su xuat hién cua nhiéu hoc phai,nhiều học thuyết (gọi là “bách gia tranh minh”, “bach gia chư tử”) Trong quá
trình “tranh minh” đó đã sản sinh ra những nhà tư tưởng lớn và hình thành
nên những hệ thống triết học khá hoàn chỉnh như: Nho gia, Đạo gia, Mặc gia,
Âm dương gia, Pháp gia Nhìn chung, họ đều đứng trên lập trường giai cấp tầng lớp mình mà tranh luận, đả kích nhau, nhưng tất cả đều phê phán trật tự
-xã hội cũ, đề ra tư tưởng và biện pháp, con đường khắc phục và xây dựng -xã
hội tương lai theo nhận thức, quan điểm, lập trường giai cấp của mình Sự rađời của tư tưởng Nho giáo về giáo dục cũng trong bối cảnh ấy Không Tử và
sau đó là Mạnh Tử đã đề xuất học thuyết “đức trị” nhằm thực hiện đường lối
trị nước băng đạo đức Trong đó, đặc biệt là thông qua giáo dục và bằng giáo
dục, mọi người trong xã hội phải hoc đạo, “tu thân” tùy theo danh vi của mình
nhằm thực hiện lý tưởng “46 gia, tri quốc, bình thiên hạ”.
1.1.2 Tiền dé tư twong, văn hóa
Nho giáo nói chung và tư tưởng Nho giáo về giáo dục nói riêng ra đời
trong những điều kiện, một mặt là sự tiếp nối những thành quả về văn hóa và
tư tưởng của Trung Quốc cô đại từ Thương Chu đến Xuân Thu và mặt khác
do nhu cầu của thời đại Cùng với sự phát triển về kinh tế, thời kỳ này ở
Trung Quốc cũng đã có một nền văn hóa rực rỡ, đặc biệt là những thành quả
35