1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Triết học: Biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

219 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 219
Dung lượng 83,64 MB

Nội dung

Việc xử lý những vấn dé như: ở Việt Nam, giải phóng dân tộc và phát triển xã hội có mối quan hệ như thế nào, con đường phát triển xã hội vận động qua những giai đoạn nào, đâu là động lực

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

nee

LAI QUOC KHANH

CHUYÊN NGÀNH: CNDVBC&CNDVLS

MÃ SỐ: 62.22.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hướng dân khoa học: PGS Lê Mậu Hãn

PGS.TS Phạm Ngọc Thanh

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

của riêng tôi Các tư liệu được sử dụng trong luận án

là hoàn toàn trung thực Kết quả nghiên cứu củaluận án chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu của

tác giả nào khác.

LẠI QUỐC KHÁNH

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỤC LUC

9527.100005 ÔỎ |

1 Tính cấp thiết của đề tài -. ¿- ¿2s 221 211 1.11121121321121121111 11111 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tai eeccssssesssesssessssesssecssecsseessecsseessecsscesscesseessvesssesseessess 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cỨU - 6 S3 19 nhung re, 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2° 2 s+©+++Es£vxecrxerxeerxerrxerrrrrerre 7

5 Cơ sở ly luận và phương pháp nghiên cỨu - - 5 2G S2 S9 ve 8

6 Cái mới về mặt khoa học của Luận án 2-22 s+©xt£+szE+xtzxrzrxerrerrszrs §

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án - 5-5 ce re cEEExrrkrrrrrrcee 9

8 'Kết cấu của Luận án -¿ 2+ ©©+s+C+t SE xEEAE1221711711711211112121 11222 rxe 9

NOD DUNG 6001101557 3353444444 ,, 10

CHIƯƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH BIEN CHUNG CUA TƯ TƯỞNG HO

CHIÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIET NAM c5 10

1.1 Tiếp thu, vận dụng các phương pháp tư duy biện chứng - 10 1.2 Kế thừa một cách biện chứng các giá trị tư tưởng, văn hóa của dân tộc

và nhân Oa 2:2 c sues 62c1i6606212.10221312 21050815) 5505355: 817.0 341022E2392-312131123515284223L331 va 26

1.3 Cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh - 2 5+ +z++crxezxxerxee 54

CHIƯƠNG 2 BIEN CHUNG CUA TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE GIẢI

PH(ONG DAN TỘC THEO CON DUONG CÁCH MẠNG VÔ SAN Ở VIỆT

2.1 Hồ Chí Minh tiếp thu Luận cương của Lénin, lựa chọn con đường

cách mạng VÔ sản cu HH HH HH0 000 084030808090750480009 0080 66

2.2 Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc

theo con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam - - - Q H.Hnneeire 77

Trang 4

2.3 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc

theo con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam Ăn 98

* KGt ludin ChUON 2 nh 112

CCHƯƠNG 3 BIEN CHUNG CUA TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE XÂY

[LUNG CHE ĐỘ DÂN CHU NHÂN DAN DE TIEN LÊN CHỦ NGHĨA XA

HHIOI © VIET NAM 0001257 ‹1+1 114

3.1 Quá trình hình thành và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

về chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam - 2-55 ctzrxezrsrrrseee 114

3.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu của việc xây dựng chế độ

dân chủ nhân dân ở Việt Nam - ¿2+2 ©©2z++EExcEAEEEEAESEEEEEEkerrrrrrrrked 132

3.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 145

* Két ludin ChuONg 6h ẻ 170KET LUẬN 22 2© 2® SEv+ SE 11 13E21111111121177110111011e71E7Ee2121errrkee 172

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BÓ CỦA TÁC

GIIÁ LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN 52-26222222 EEEE21132E222112213ecrxe 179

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - 2 2° ®£+S££ E££k££E££kerxetrzervee 180

ii

Trang 5

MO DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

“Biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” là một

đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách hiện nay

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng

định: “Dang lấy chủ nghĩa Mác - Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”{34, tr 127] Dai hội [IX của Dang tiếp tục khang định:

“Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội

chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”, “tư tưởng

Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản

tinh thần to lớn của Dang và dân tộc ta”[35, tr 83, 84] Đại hội X của Dang đã tổng kết

những bài học lớn từ thực tiễn 20 năm Đổi mới, trong đó, bài học đầu tiên là: “trong

quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền

tảng chủ nghĩa Mác - Lénin và tư tưởng Hồ Chi Minh”[36, tr 70] Những quan điểm

trên của Đảng ta không chỉ là sự ghi nhận, đánh giá cao giá trị và vai trò của tư tưởng

Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, mà đồng thời còn đặt ra yêu

cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách đối với giới khoa học trong việc đi sâu nghiên cứu, làm rõ

nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh trong những năm qua đã khẳng

định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” là một trong những bộ

phận quan trọng cấu thành hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của Hồ Chí Minh

về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh là người yêu Tổ quốc,

yêu nhân dân một cách vô cùng sâu sắc Trong bối cảnh đất nước bị ngoại xâm, tư

tưởng và tình cảm yêu Tổ quốc, yêu nhân dân thể hiện thành tư tưởng và quyết tâm giải phóng dân tộc Vì thế, giành độc lập, tự do cho dân tộc là vấn đề đầu tiên, cơ bản,

xuyên suốt và chỉ phối mọi van dé khác trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh: “Không

có gì quý hơn độc lập tự do”[115, tr 108] Đồng thời, cũng chính vì lòng yêu Tổ quốc,

yêu nhân dân tha thiết, nên ngay từ đầu, suy tư của người cách mạng không dừng lại ở

vấn đề giải phóng dân tộc, mà đã hướng tới vấn đề xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp

Trang 6

sau khi dân tộc đã được giải phóng Hồ Chí Minh quan niệm “nếu nước được độc lập

mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lýgi”[107, tr 56] Định hướng xã hội đáp ứng được yêu cầu đó, theo Hồ Chí Minh, chính

là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Hồ Chí Minh quan niệm: “yêu Tổ quốc, yêu

nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân

dân mình mỗi ngày một no âm thêm, Tô quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”[ 1 12, tr 173] Như vậy, nếu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh - “tài sản tỉnh thần vô giá” của

dân tộc ta - là một nhiệm vụ lý luận quan trọng và cấp bách, thì trong đó không thể

không đi sâu nghiên cứu tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Tuy nhiên, chính tính chất khó khăn, phức tạp, lâu dài, gian khổ của thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội đã làm cho lý luận về chủ nghĩa xã hội trở thành một vấn đề phức tạp, bao quát nhiều tầng bậc, cấp độ nội dung, ý nghĩa Theo cách tiếp cận của

triết học Mác, bản thân những suy tư về chủ nghĩa xã hội không thé chỉ đừng lại ởnhững van đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội thuần tuý, mà phải đi tới những vấn đề

triết học, phải được triển khai trên lập trường, quan điểm và phương pháp triết học Với

Hồ Chí Minh cũng vậy Trong tư tưởng của Người, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam là một “cuộc chiến đấu không 18”, và vì thế, muốn giành được thắng lợi, không

thé không suy tư đến tận góc rễ, ngọn nguôn của mọi van dé Việc xử lý những vấn dé

như: ở Việt Nam, giải phóng dân tộc và phát triển xã hội có mối quan hệ như thế nào,

con đường phát triển xã hội vận động qua những giai đoạn nào, đâu là động lực của sựphát triển xã hội, đâu là căn cứ để xác định những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, quầnchúng nhân dân có vai trò gì trong sự nghiệp cách mang vì giải phóng va phát triển, v.v.,

đều đòi hỏi Hồ Chí Minh phải tư duy ở đâm triết học, trên cơ sở nên tảng triết học vàtheo phương pháp triết học Đặc điểm trên của đối tượng nghiên cứu cho thấy, vận

dụng cách tiếp cận triết học để làm rõ tính chất triết học của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là việc làm cần thiết và sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn, đầy đủ hơn

tư tưởng của Người về vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng này.

Việt Nam luôn kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, trong

bối cảnh hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp dé, mô hình chủ nghĩa

xã hội được triển khai trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã bộc lộ

Trang 7

nhiều hạn chế Những nước kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa buộc phải

tiến hành cải cách, đổi mới, cả về nhận thức lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xãhội Công cuộc đỗi mới toàn diện đất nước do Dang Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã đạt

được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử Nhận thức về chủ nghĩa xã hội vàcon đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện nước ta ngày càng rõ hơn Tuy

nhiên, sự chuyển đổi trong cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như phát

triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, v.v., - những vấn dé vốn rất mới so

với nhận thức trước Đổi mới về chủ nghĩa xã hội - đã khiến không ít người băn khoăn,

lo ngại về khả năng chệch hướng xã hội chủ nghĩa Bên cạnh đó, trong thực tiễn côngcuộc Đỗi mới, cùng với những thuận lợi và những thành tựu, còn có những khó khăn,

thách thức và cả những sai lầm khó tránh khỏi khiến chúng ta nếu không kịp thời nhận thức và giải quyết thì kha nang chệch hướng xã hội sẽ trở thành hién thực Trong bối

cảnh ấy, nghiên cứu và làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,đặc biệt là từ góc tiếp cận triết học, sẽ góp phần khẳng định tính đúng đắn của mục tiêu

đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời góp phần làm rõ con đường thực hiện mục tiêu này

Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, phát triển

tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam trong sự nghiệp déi mới hiện nay là vấn dé rất thiết thực, vừa cơ bản, vừa

cấp bách”[42, tr 147].

Với mong muốn góp phần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam từ góc tiếp cận triết học, chúng tôi lựa chọn đề tài “Biện chứng của tưtưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” cho Luận án tiến sĩ triết học,

chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Những nghiên cứu /iên quan đến dé tài “Biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh

về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” rất phong phú, có thể được phân loại như sau:

Thứ nhất, đó là những công trình nghiên cứu tu tưởng Hồ Chi Minh về chủ

nghĩa xã hội, bao gồm:

Trang 8

Một là những công trình trực tiếp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội Trong đó tiêu biểu có công trình của PGS.TS Phạm Ngọc Anh! và TS.

Hoàng Trang: “Tư tưởng Hồ Chi Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam”; GS.TS Hoàng Chí Bảo: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam”; Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng

Việt Nam”; GS Đặng Xuân Kỳ: “Dưới ánh sáng Tư tưởng Hồ Chí Minh”; TS Vũ ViếtMỹ: “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam”; GS.TS Pham Ngọc Quang: “Tìm hiểu quan điểm của Hồ

Chí Minh về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”; GS.VS Nguyễn Duy Quý: “Tư tưởng Hồ

Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường di lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam”, “Độc

lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội”; GS

Song Thành: “Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc”; GS.TS Nguyễn Phú Trọng: “Về

định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, v.v

Hai là những công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ

nghĩa xã hội Chắng hạn như các công trình: “Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” do GS Nguyễn Đức Bình chủ biên, “Những vấn đề lýluận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội” ở Việt Nam do GS.VS Nguyễn Duy Quý chủ biên v.v

Ba là những công trình nghiên cứu văn bản học liên quan đến tư tưởng Hồ ChíMinh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chẳng hạn tập trích “Hồ Chí Minh: Về chủ nghĩa

Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, công

trình đĩa CD - Room Hồ Chí Minh toàn tập (2001) với phần tra cứu chuyên đề tư tưởng

Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Trong những công trình nghiên cứu khoa học nói trên, các tác giả đã đi sâu

nghiên cứu và phác hoạ những nét cơ bản về cơ sở hình thành, những quan điểm cơ bản

và cả những đóng góp mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con

đường di lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tuy nhiên, chưa có công trình nào di sâu

nghiên cứu biện chứng của tư tưởng Hô Chi Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo

cách tiép cận của Luận án.

! Các công trình được xếp theo thứ tự ABC tên tác giả.

Trang 9

Thứ hai, đó là những công trình nghiên cứu triét học Hồ Chí Minh Có thé nêu ra

ở đây một số công trình như: “Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh” do GS Đặng

Xuân Kỳ chủ biên; “Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh” của GS TS Hoàng Chí Bảo;

“Một số van đề về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh” do

GS Song Thành chủ biên; “Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh” do GS.TS Lê Hữu Nghĩa chủ biên; “Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh” của TS Nguyễn Đức Đạt; “Tìm hiểu tư

tưởng triết học của Hồ Chí Minh” của GS.TS Hoàng Chí Bảo; “Tư tưởng triết học Hồ

Chí Minh” của GS Song Thành; “Tư duy biện chứng Hồ Chí Minh” của Hoàng Tùng,

Y.V

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu của các tác giả như cố Thủ tướngPhạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, GS Trần Văn Giàu, v.v., trong đó ít

nhiều dé cập tới những van đề triết học Hồ Chí Minh

Trong những công trình trên, vấn đề thế giới quan và phương pháp luận của Hồ

Chí Minh đã được tiếp cận và giải quyết ở nhiều góc độ khác nhau, và đang ngày càng

sáng tỏ Riêng về vấn đề phương pháp luận và phương pháp triết học của Hồ Chí Minh,

các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề xuất những khái niệm như “phép biện

chứng Hồ Chí Minh”, “phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh”, “tư duy biện chứng HồChí Minh”, “tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh”, “quan điểm biện chứng của Hồ ChíMinh”, “hạt nhân biện chứng” trong phương pháp Hồ Chí Minh, v.v Có thể nêu ra một

số ý kiến như sau:

Giăng Xanhtơni, một chính khách Pháp đã nhiều lần tiếp xúc với Hồ Chí Minh

nhận xét:

Điều đáng chú ý là, trái với những người đương thời đang cùng đi

những con đường song song với Cụ, Cụ đã tỏ ra không nô lệ với những lý

thuyết mà Cụ đang theo đuôi Nếu cho rằng, phương pháp tư tưởng, lý luận

và phép biện chứng của Cụ đã xa rời tư tưởng, triết học và đường lối chính

trị của Cụ thì thật là sai lầm quá hiển nhiên, về những vấn đề đó Cụ không

mơ hồ chút nào [7I, tr 59].

Singô Sibata, nhà sử học Nhật Bản, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu có

uy tín về cách mạng Việt Nam, về tư tưởng Hồ Chí Minh thì cho rằng: “ một trong những đặc điểm của phương pháp tư tưởng của Người là luôn luôn nắm vững quá trình

Trang 10

cu duy biện chứng, nắm vững một cách chính xác, và cùng một lúc tính phổ biến cũng

như tính đặc thù”[71, tr 92].

Năm 1993, tại Hội thảo khoa học về tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức tại Thừa

Thiên - Huế, tác giả Nguyễn Khoa Điềm có một bài tham luận về Con đường hình thành tư tưởng Hỗ Chi Minh, trong đó nêu ra khái niệm “phép biện chứng Hồ Chí

Minh” và nhận xét:

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chi Minh, một van đề có ý nghĩa thực

tiễn to lớn, một cống hiến đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phương

pháp luận duy vật biện chứng đã đạt đến trình độ mới trong cách xem xét và

giải quyết thực tiễn, vượt lên trên nhiều người đương thời trong thế hệ củaNgười dé trở thành người kế tục hiếm hoi những nhà sáng lập chủ nghĩa duy

vật biện chứng trong thời đại mới, trước một phương Đông day mâu thuẫn,

day biến cé [194, tr 23]

GS Song Thành thì khang định trong một công trình nghiên cứu của ông về Tir

tưởng triết học Hồ Chi Minh:

có thé nói có phương pháp biện chứng của Hồ Chí Minh, phương

pháp đó vẫn là phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng

đã được vận dụng và chuyên hoá vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, để xử

lý thành công những van đề do thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra, nó inđậm màu sắc Việt Nam - Hồ Chí Minh và bằng cái riêng đã làm phong phú

thêm cái chung [166, tr 328].

GS.TS Hoàng Chí Bảo, tác giả của nhiều công trình về triết học Hồ Chí Minh,

về phương pháp và phương pháp luận của Hồ Chí Minh thì quan niệm: “ phong cách

tư duy Hồ Chí Minh trước hết đó là phương pháp, đặc biệt là phương pháp tư duy sáng

tạo của Người Hồ Chí Minh là một nhà biện chứng mà sự ndi #ội ở Người là thuc

Trang 11

Nói đến phương pháp luận Hồ Chí Minh, chúng ta còn có thé phải

trình bày nhiều quan điểm khác nữa Nhưng, ở đây, chúng tôi chỉ tập trung

vào một điểm cơ bản nhất trong phương pháp luận Hồ Chí Minh mà cũng cóthể nói là điểm cơ bản trong mọi phương pháp luận, đó là hạt nhân biện

chứng [24, tr 37].

Kết quả của những công trình trên là những đóng góp quan trọng đối với lĩnh vực nghiên cứu phương pháp luận và phương pháp của Hồ Chí Minh Tuy nhiên, cũng

chua có công trình nào di sâu nghiên cứu biện chứng của tư tưởng Hô Chí Minh về chi

nghĩa xã hội ở Việt Nam theo cách tiếp cận của Luận án

Tóm lại, việc khảo sát tình hình nghiên cứu cho thấy, đề tài: “Biện chứng của tưtưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” có thé và cần phải được đặt ra

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu:

Làm rõ biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

dé khang định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từ đógóp phan cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ việc nhận thức và giải quyết một số vấn

đề đặt ra trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở hình thành biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh

về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Thứ hai, nghiên cứu vòng khâu thứ nhất trong biện chứng của tư tưởng Hồ Chí

Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đó là biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về

giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.

- Thứ ba, nghiên cứu vòng khâu thứ hai trong biện chứng của tư tưởng Hồ Chi

Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đó là biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh vềxây dựng chế độ dân chủ nhân dân để tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Thứ tu, nghiên cứu một số quan điểm mang tính biện chứng trong tư tưởng Hồ

Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam.

Trang 12

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

* Về nội dung:

- Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được xác

định bao gồm: Mét /à, quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường đi tới chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam qua hai giai đoạn giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản

và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để tiến lên chủ nghĩa xã hội; Hai /à, quan điểmcủa Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Thứ hai, biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được xác định là quá trình hình thành, phát triển một cách biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và những quan điểm mang tính biện chứng của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

* Vé tư liệu:

Để thực hiện Luận án, chúng tôi sử dụng các tác phẩm của Hồ Chi Minh được in

trong bộ Hồ Chi Minh toàn tập gồm 12 tập do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội

xuất bản lần thứ hai năm 1995 và 1996

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở ly luận:

Cơ sở lý luận của Luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật

lịch sử, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng Hồ Chí Minh và về chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam.

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện Luận án, chúng tôi đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp kết hợp lịch sử - lôgic, phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp,

phương pháp trừu tượng hoá, phương pháp thống kê - định lượng và phương pháp so

sánh, trong đó, phương pháp chủ yếu là phương pháp kết hợp lịch sử - lôgic.

6 Cái mới về mặt khoa học của Luận án

- Một là, khang định biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam được hình thành trên các cơ sở: Tiếp thu, vận dụng các phương pháp tư duy

biện chứng: Kế thừa một cách biện chứng nhiều giá trị tư tưởng, văn hoá của dân tộc và

nhân loại, của phương Đông và phương Tây, từ truyền thống đến hiện đại; Cuộc đời

Trang 13

cách mạng của Hồ Chí Minh với mục đích giải phóng triệt dé con người thông qua giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

- Hai là, luận giải quá trình hình thành và phát triển một cách biện chứng của tư

tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, qua vòng khâu tư tưởng về giải

phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản và vòng khâu tư tưởng về xây dựng

chế độ dân chủ nhân dân để tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Ba là, phân tích một số quan điểm mang tính biện chứng của Hồ Chi Minh về

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đó là quan điểm biện chứng tổng quát về con đường giải

phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để đi tới chủ nghĩa xã hội; quan điểm

biện chứng về học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm của các nước

anh em trong xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về mối quan hệ giữa

đặc trưng mục tiêu và đặc trưng phương thức của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, và về

mối quan hệ giữa con người và xã hội trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án

7.1 ¥ nghĩa lý luận:

Luận án góp phần khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong

nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh.

72.Ý nghĩa thực tiễn:

Luận án góp phần khăng định sự đúng đắn của đường lối Đổi mới theo định

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Luận án góp phần cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ việc nhận thức và giải

quyết một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện

nay.

8 Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu đã được công

bố của tác giả liên quan đến đề tài Luận án và danh mục tài liệu tham khảo Phần nội

dung gồm 3 chương, 9 tiết

B)°CR

Trang 14

NỘI DUNG

Chuong 1

CO SỬ HÌNH THÀNH BIEN CHUNG CUA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ PHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ứ VIỆT NAM

1.1 TIẾP THU, VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY BIỆN CHỨNG

1.1.1 Nhân tố biện chứng trong phương pháp tư duy truyền thống của dân tộc

Vị thế địa tự nhiên, địa chính trị, địa văn hóa đã quy định phương thức sống củangười Việt và trên cơ sở ấy quy định nên phương pháp tư duy của người Việt Trong

phương pháp tư duy ấy chứa đựng nhiều nhân tố biện chứng Đây là điều đã được nhiều

nhà nghiên cứu khẳng định Chẳng hạn, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng loại hình

văn hóa của dân tộc Việt Nam là trọng tĩnh (gốc nông nghiệp), trong đó đặc trưng về

mặt nhận thức là kiểu tư duy tổng hợp Kiểu tư duy tổng hợp có những đặc điểm là chiquan (xem xét đối tượng bằng con mắt của chính mình), cảm tính (trực giác) và kinhnghiệm (kiểm tra tính chân thực của tri thức bằng sự trải nghiệm của chính mình), songbao trùm lên tất cả là tính biện chứng Ông viết: “Tổng hợp kéo theo biện chứng - cái

mà người nông nghiệp quan tâm không phải là tập hợp của các yếu tố riêng rẽ, mà là

những mối quan hệ qua lại giữa chúng Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện

chứng là chú trọng đến mọi mối quan hệ giữa chúng - đó chính là đặc trưng tư duy của

văn hóa gốc nông nghiệp trọng tĩnh mà nông nghiệp lúa nước là điển hình”[170, tr 40]

Trong những cơ sở hình thành nên tư tưởng và phương pháp của Hồ Chí Minh,các giá trị tư tưởng, văn hóa của dân tộc có một vai trò quan trọng Đối với sự hìnhthành biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh, sự tiếp thu, vận dụng và phát triển cácnhân tố biện chứng trong phương pháp tư duy truyền thống của dân tộc có một vai trò

quan trọng.

Để làm rõ vấn đề Hồ Chí Minh tiếp thu phương pháp tư duy truyền thống của

dian tộc như thé nào, một trong những căn cứ quan trọng là dựa vào quan niệm và đánh

giá của Hồ Chí Minh về phương pháp tư duy ấy Hồ Chí Minh không bàn nhiều về

10

Trang 15

Đến tác phẩm Quang phục quân phương lược (1912), quan điểm của Phan Bội

Châu về chế độ xã hội tương lai đã được xác định rõ trong một tông lộ trình cách mạng:

“Tôn chỉ của Quang phục quân là đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam và

thành lập nước Cộng hoà dân chu”[12, tr 134] Như vậy con đường cách mạng Việt

Nam theo quan điểm của Cụ Phan là trước hết giải phóng dân tộc, sau đó kiến tạo chế

độ xã hội mới, khởi đầu từ chế độ dân chủ cộng hoà Cụ Phan viết về chính thể dân chủ

cộng hoà như sau: đó là “một chính thê rất tốt đẹp Quyền bính của nước là của chung

toàn dân do nhân dân quyết định Những dấu vết độc hại của chính thể chuyên chế

không còn nữa”[12, tr 135].

Có thể nói, từ chỗ “chú trọng” vào chế độ quân chủ lập hiến, dù trong đó vua chỉ

là hình thức, đến chỗ phê phán chế độ quân chủ, và đến “khuynh hướng” vào chế độ

dân chủ cộng hoà, đó là một bước tiến dài trong tư tưởng của Cụ Phan Bội Châu Tưtưởng về xây dựng chế độ dân chủ cộng hoà ở Việt Nam sau khi đánh đuôi thực dânPháp của Cụ Phan là một tư tưởng hợp lý, đúng đắn

Điều đặc biệt, đến những năm cuối đời, Cụ Phan đã hướng cảm tình về chủ nghĩaMác - Lénin, về chủ nghĩa xã hội Từ tác phẩm Truyện Pham Hồng Thái đến tác phâm

Xã hội chủ nghĩa, ta thay Cụ Phan đã có những nhận thức bước đầu về chủ nghĩa Mác

-Lênin, về chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, quan điểm của Cụ là, “không phải là tôi phảnđối chủ nghĩa xã hội Những sách về chủ nghĩa xã hội tôi đã có đọc nhiều, đã nghiêncứu rat kỹ, tôi vẫn công nhận rằng những lý thuyết ấy rất chính đáng, nhưng chưa có thé

thực hành ở xứ này được”[13, tr 370] Theo Cụ Phan, nhiệm vụ cấp bách của dân tộc

Việt Nam là giải phóng dân tộc, đó là nhiệm vụ phải làm trước, giống như người đangđói bụng, phải ăn mâm cơm để trước cửa Còn chủ nghĩa xã hội, tuy là mâm cơm ngon

hơn, nhưng mâm cơm ấy để trong nhà, “muốn được ăn cái mâm cơm ở trong nhà thìphải ăn cho hết cái mâm cơm ở trước cửa đi đã, rồi mới có đường đi vào trong nhà,

chúng ta đã không thèm để ý đến cái mâm cơm ở trước cửa, thì rút cục chúng ta chỉ

đứng ngoài thêm chảy nước miếng cục”[13, tr 370] Quan điểm của Cụ Phan ở đây là

rất rõ: Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội tốt đẹp, cần phải hướng tới, song trước hết phải giải phóng dân tộc, và sau khi giải phóng dân tộc, cần phải xây dựng chế độ dân

chủ cộng hoà trước khi xây dựng chủ nghĩa xã hội Tuy chưa thật rõ ràng, song Cụ

36

Trang 16

Khi nhận thức sự biến đổi của đối tượng, phương pháp tư duy truyền thống của người Việt Nam đã chú ý đến sự biến đổi cả về mặt chất và mặt lượng, và trong đó

thường nhấn mạnh đến quá trình tích luỹ về lượng, từ tích luỹ về lượng đưa tới sự biến

đổi về chat:

“Có bột mới got nên hd”;

“Một cây làm chang nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Phương pháp tư duy hướng tới nhận thức mối quan hệ và sự biến đổi của đối

tượng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh Người ta thấyrat rõ dau ấn của phương pháp tư duy truyền thống trong một ấn dụ có tính khái quát lýluận rất cao của Hồ Chí Minh về cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp:

“Nay tuy châu chấu đấu voi,

Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra”[109, tr 164].

Ở đây, xu thế khách quan trong sự biến đổi về chất của hiện thực đã được Hồ Chí Minh nhận thức và sẽ từng bước hiện thực hoá thông qua quá trình tích luỹ về

lượng dé đưa tới sự biến đôi về chất

Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng đã thấy ra tính không triệt để trong phương pháp

tư duy truyền thống ở chỗ nó chưa hướng tới sự phát triển mà mới dừng lại ở tính tuân

hoàn: “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”[105, tr 401] Hạn chế này

là khó tránh khỏi do đặc điểm của nền sản xuất gắn liền với những biến đổi có tính tuần

hoàn của tự nhiên và sự biến đổi chậm chap của đời sống xã hội do nền sản xuất ấy quy

định, nhất là trong một chế độ xã hội mà ở đó người lao động không phải là người chủ

thực sự của chính mình và của toàn xã hội.

Thứ ba, phương pháp tư duy của người Việt Nam có đặc điểm là luôn hướng tới

mục tiêu ngày càng tốt đẹp hơn Hồ Chí Minh chi rõ: “Người châu A - tuy bị người

pihương Tây coi là lạc hậu - vẫn hiểu rõ hơn hết sự cần thiết phải cải cách toàn bộ xã hộihiiện tại”[104, tr 35] Tư duy hướng tới cái mới, cái tốt tuy chưa hin đã mang tính cáchmạng, song rõ ràng là nó có tác dụng tích cực đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cánihân, cũng như của toàn thé cộng đồng dân tộc Đối với Hồ Chi Minh, việc phát hiện ra

đặc điểm nói trên trong phương pháp tư duy truyền thống của dân tộc Việt Nam

-12

Trang 17

phương pháp tư duy thẻ hiện nhân sinh quan tiến bộ - có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là

đối với việc xây dựng lý luận và tô chức hiện thực hoá con đường cách mạng đi tới chủ

nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì,

theo quan niệm của Hồ Chí Minh, suy cho cùng đó là sự hiện thực hoá - hiện đại hoá

những khát vọng ngàn đời của nhân dân Việt Nam về một xã hội tốt đẹp hơn

Thứ tư, phương pháp tư duy của người Việt Nam chú trọng tinh thực tế, tính

hiệu quả Ngay từ sớm, Người đã chỉ rõ, đối với người Việt Nam “một tim gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”[104, tr 263] Hồ Chí Minh đã nhiều lần lưu ý cán bộ Đảng, cán bộ Nhà nước rằng, người dân luôn quan tâm đến những gì giản dị, dễ hiểu, có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ, chứ không ưa những gi trừu tượng, khó hiểu, hoặc xa lạ Chính vì thế, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh

rằng, nhân dân chỉ thực sự hiểu được giá trị của độc lập dân tộc, của chủ nghĩa xã hội

khi các quyền lợi của họ được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của họ ngày càng

được nâng cao.

Có thể thấy rằng, những đặc điểm trên của phương pháp tư duy truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được hình thành nên trên cơ sở phương thức sống của

người Việt Nam Với “năng lực quan sát thiên bam”, ngudi Viét Nam chu trong moi

quan hé va tinh kha biến của tự nhiên, xã hội và con người Từ chỗ nhận thức được tính

khả biến của đối tượng, người Việt Nam hướng tới sự đổi mới, hướng tới cuộc sống

ngày càng tốt đẹp hơn về cả vật chất lẫn tỉnh thần, và trong quá trình đó, tính thực té,

tính hiệu quả được dé lên hàng đầu Những đặc điểm cơ bản ấy tạo nên một đặc điểm chung mang tính chỉnh thé, đó là tinh biện chứng tự phát, trong đó vai trò của chủ thể

được coi trọng Tính biện chứng tự phát của tư duy truyền thống người Việt Nam tuy chịu ảnh hưởng của quan niệm vẻ tính tuần hoàn trong sự biến đôi của tự nhiên, xã hội

và con người, song nói chung là tích cực và tiến bộ, nếu biết cách khai thác, phát huy

vẫn sẽ có ích trong quá trình hiện đại hoá.

Tiếp thu, vận dụng các nhân tố biện chứng trong phương pháp tư duy truyền

thống của dân tộc là một cơ sở hình thành biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam.

13

Trang 18

1.1.2 Nhân tố biện chứng trong phương pháp tư duy truyền thong phương

Đông

Ở phương Đông, mặc dù không phải là quê hương của khái niệm “phép biện

chứng”, song trong nhiều hệ thống triết học vẫn chứa đựng những nhân tố biện chứng

rất có giá trị Chang hạn như trong triết học truyền thống Trung Quốc Theo giáo sư

Trương Đại Niên, một trong những nhà nghiên cứu triết học rất có uy tín của Trung

Quốc, đặc điểm nỗi bật của các quan điểm biện chứng trong triết học Trung Quốc là coi

“biến hoá là một hiện tượng, nhưng là hiện tượng tồn tại thực” Các quy luật và nguyên

nhân của sự biến hoá thể hiện trong thuyết “phản phục” và thuyết “lưỡng nhất” Thuyết

phản phục có rất nhiều điểm tương đồng với quy luật phủ định của phủ định và quy luậtlượng chất của phép biện chứng trong triết học phương Tây Tuy nhiên, giữa chúng

cũng có điểm khác căn bản Theo quy luật phủ định của phủ định thì sự phát triển

dường như quay trở về điểm xuất phát, nhưng thực ra là ở một cấp độ cao hơn, cho nên

quá trình vận động là một quá trình tiến triển vô cùng tận, còn theo thuyết phản phục thì

sự quay trở về điểm xuất phát là quay về thực sự, cho nên quá trình vận động mang tính

tuần hoàn Thuyét lưỡng nhát thì lại có nhiều điểm giống với quy luật thống nhất và đầu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn), và thậm chí ở nhiều điểm, thuyết “lưỡng

nhất” còn có sự phát triển tinh vi hơn [xem 209, tr 92-163].

Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh cho thấy, Phật giáo, Đạo giáo và

Khổng giáo đều có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau đến sự hình thành tư tưởng

của Người, trong đó, Không giáo có ảnh hưởng mạnh hơn cả

Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình Nho học, được đào tạo khá bài bản về

Không giáo Chính Người đã nói: “Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nho An Nam

Thanh niên trong những gia đình ấy thường học Không giáo, ”[104, tr 477]

Khổng giáo không phải là một tôn giáo, mà là một hệ thống tư tưởng - văn hóa

hoàn chỉnh, trong đó những quan điểm tư tưởng được xây dựng trên một nền tảng

phương pháp luận chứa đựng nhiều hạt nhân biện chứng sâu sắc Chính vì thế, Hồ Chí

Minh không những đã kế thừa và phát triển nhiều giá trị tư tưởng Khong giáo có sức

sống trường tồn, mà còn tiếp thu được những nhân tố biện chứng trong hệ thống triết

học ấy Trong Luận án này, chúng tôi khảo sát những nhân tố biện chứng trong tư

14

Trang 19

tưởng của Không tử (thé hiện qua sách Luận ngữ), Mạnh tử (thé hiện qua sách Manh 0)

và Kinh Dịch là những nhà tư tưởng và những kinh sách tiêu biểu của Không giáo được

Hồ Chí Minh nhắc đến nhiều lần trong tác phẩm của Người.

a Nhân tố biện chứng trong phương pháp tư duy của Khổng tử Luận ngữ là trứ tác thé hiện rõ nét tư tưởng của Không tử dù rằng đây không

phải là tác phẩm của ông Trong Luận ngữ ta có thê thấy tư duy biện chứng của Khong

tử thé hiện tập trung ở việc ông xem xét tự nhiên, xã hội và con người trong trạng thái biến hoá không ngừng.

Về tự nhiên, trong chương Tử Han chép lời của Không tử khi ông nhìn dòng

sông chảy xiét: “Ôi, nước cứ vậy trôi đều đều! Ching kể ngày đêm”[Tử Han, 16]

Trong chương Dương Hoá thì ghi lời Không tử nói với học trò là Tử Hiến: “Trời có nói

gì chăng? Bốn mùa vận hành, các loài vật sinh sôi nảy nở Trời có nói gì chăng?” [Dương Hóa, 18] Rõ ràng, trong tư tưởng của Không tử, vũ trụ vạn vật nằm trong quá

trình vận động, biến hoá không ngừng Không có gì là tĩnh tại bất biến Tất cả đều đang biến đổi, tất cả đều đang “trôi đi” như dòng sông mãi mãi cuộn chảy.

Đối với xã hội, Không tử cho rằng, xã hội loài người cũng giống như giới tự nhiên, tức là luôn luôn vận động, luôn luôn biến hóa Chang hạn ông nói: “Té nhất biến, chí ư Lỗ; Lỗ nhất biến, chi ư Đạo "”[Ung Dã, 24].

Đối với con người, Không tử quan niệm rằng con người cũng không ngừng biến

đôi Sự biến đổi diễn ra ngay trong bản chất của con người Khong tử không quan niệmmột cách cứng nhắc bản chất con người là thudn thiện hay thuần ác Ông nói: “Tinh

tương cận dã, tập tương viễn dã [Dương Hóa, 2], có nghĩa là bản tính của con người

vốn tương tự nhau, xích lại gần nhau, cố kết với nhau Tuy nhiên, khi con người cố kết lại với nhau thành xã hội và cùng với sự vận động và phát triển của xã hội, bản chất con

người lại trở nên khác nhau - có thiện có ác, và trở nên xa cách nhau, phân biệt với nhau

- có quân tử, có tiêu nhân Để xây dựng được xã hội đại đồng thì trước hết phải xây

dựng nên những người quân tử Con đường dé tạo nên người quân tử là thông qua giáo

dục theo đạo Nhân - giáo dục của xã hội và tự giáo dục của mỗi người Như vậy, cùng

? “Nếu nước Té (theo nhân chính) biến đổi một lần thì sẽ tiến tới trình độ của nước Lỗ, nếu nước Lỗ (theo nhân chính) biến đổi một lần thì sẽ tiến tới trình độ văn minh, đúng như đạo của tiên vương”.

15

Trang 20

với sự vận động, biến đổi của xã hội, con người cũng không ngừng vận động, biến đổi.

Hơn nữa, còn có thể nhận thức và tác động vào sự vận động, biến đổi ấy.

Như vậy, trong tư duy của Không tử, biến hóa là hiện tượng phô biến, nhưng

biến hóa ở hiện tượng lại là biểu hiện của một cái Đạo bat biến Mọi sự biến đổi đều là

biểu hiện của Đạo và hướng tới Đạo Trong quan niệm của Không tử, đó là đạo Nhân,

xã hội phát triển tới trình độ thực hiện được đạo Nhân thì được gọi là Xã hội đại đồng.

b Nhân tố biện chứng trong phương pháp tư duy của Mạnh tử

Khi dé cập đến Khổng giáo, Hồ Chí Minh còn nhắc đến Mạnh tử và sách Manh

tư Trong sách Manh tu, tư tưởng về sự vận động, biến hoá của xã hội đã có một bướcphát triển cụ thé hơn so với Không tử

Thứ nhất, theo Mạnh tử, xã hội không ngừng biến đổi, và con người với tư cách

là chủ thể có thể tác động vào quá trình ấy Tuy nhiên, sự tác động cần phải theo hướngđem cái tiến bộ hơn để thay thé, cải tạo cái chưa tiến bộ Ông nói: “Ta từng nghe người

ta dùng lễ giáo Hoa Hạ để biến đổi tục man di, chứ chưa từng nghe chuyện biến theoman di”[Đằng Văn công thượng, 4] Tiến bộ là xu thế vận động tất yếu của xã hội mà

con người cần phải thuận theo Cho nên, kẻ làm vua mà “không hướng theo đạo đức,

cũng chẳng để tâm trí vào điều nhân, mà mình lại mong giúp cho đánh đâu được đó thìchính là phò tá một bạo chúa như vua Kiệt vậy Nếu cứ noi theo phép tắc đời nay (tànhại dân lành), ching biến đổi phong tục (ham giàu có và hiếu chiến), dẫu có giúp cho

được cả thiên hạ thì cũng không giữ nỗi trong một buôi sáng”[Cáo tử hạ, 9] Cải tạo xãhội trì trệ lạc hậu, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, đó mới là sự nghiệp chân chính và

là thước đo phẩm chất đạo đức và tài năng của người đứng đầu quốc gia Đây chính là

một tư tưởng biện chứng có ý nghĩa tích cực của Mạnh tử, phản ánh được nguyện vọng

của nhân dân - như Hồ Chí Minh đã nhận xét [xem 104, tr 35]

Thứ hai, mặc dù Mạnh tử coi trọng việc cải tạo xã hội, hướng xã hội tới một

trình độ phát triển cao hơn, song theo ông điều đó không thể được thực hiện một cách

tùy tiện, mà phải dựa trên cơ sở nhận thức và vận dụng một cách đúng đắn “thời” và

“thế” Người có tài trí là người biết nắm lấy thời và thế, nhân đó mà thực hiện thành

công sự nghiệp cải tạo xã hội Mạnh tử nói: “Dân là quý nhất, sau đó tới xã tắc, còn vua

có thể xem nhẹ Hễ vua chư hầu làm nguy hại xã tắc, ắt người ta lập vua mới”[Tận

l6

Trang 21

Tâm ha, 14] Tư tưởng “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” là một đóng góp to

lớn của Mạnh tử đối với triết học phương Đông Đây cũng chính là một giá trị được Hồ

Chí Minh kế thừa và đánh giá cao: “Trả lời một câu hỏi của vua, ông đã nói thắng thắn:

dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”[104, tr 35].

Thứ ba là “bất biến” Nếu như Mạnh tử nhắn mạnh tầm quan trọng của việc cải

tạo xã hội để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn và việc cải tạo Ấy được thực hiện trên cơ

sở sự kết hợp năng lực chủ quan của chủ thé với điều kiện khách quan, thì đồng thờiông cũng yêu cầu phải chú ý đến mặt đối lập của biến là bat biến Bản thân Mạnh tửluôn kiên trì với học thuyết mà ông đã xây dựng nên, dù rằng cũng như Khổng tử, lúc

sinh thời Đạo của ông không được những người đứng đầu xã hội sử dụng Ông đã từ

chối nhận bổng lộc của vua Té và bỏ nước Té ra đi vì không muốn thay đổi chí hướng

của mình Với những bậc đại trượng phu, một khi đã nhận thức được Đạo là cái bất biến

trong cái vạn biến của vũ trụ thì họ sẽ kiên trì Đạo của mình, nắm lấy cái không thay

đổi dé thay đối tắt cả, bat chấp ngoại cảnh như thé nào Mạnh tử nói: “Ở nơi rộng rãi trong thiên hạ, đứng chỗ chính vị trong thiên hạ, thi hành đạo lớn trong thiên hạ, lúc đắc chí thì cùng với dân noi theo chính đạo, khi bất đắc chí thì một mình tu thân hành đạo, cảnh giàu sang chang khiến buông lung, cảnh nghèo hèn chang đổi được tiết tháo, uy vũ

chang thể khuất phục, người như thế mới đáng gọi là bậc đại trượng phu”[Dang văncông hạ, 2] Cái chí bất biến muốn cải tạo xã hội loạn lạc, xây dựng một xã hội đại đồngcủa bậc đại trượng phu mà Mạnh tử là người phát ngôn cũng là điều mà Hồ Chí Minh

vô cùng tâm đắc Chính vi thế mà quan điểm “phú quý bat năng dâm, ban tiện bất năng

di, uy vũ bất năng khuất” của Mạnh tử đã được Hồ Chí Minh kế thừa và còn luôn coi đó

là phẩm chất không thể thiếu của người cách mạng, của người cộng sản chân chính

Tóm lại, cũng giếng như Khong tử, Mạnh tử không phải là nhà triết học chuyênchú vào van đề phép biện chứng, song khi đi sâu với những van dé xã hội và con người

vốn vô cùng phức tạp, các ông đã tiếp cận đến bản chất biện chứng của đối tượng, từ đó

hình thành nên những nhân tố biện chứng sâu sắc trong tư tưởng, trong phương pháp tư

duy của các ông.

c Nhân tô biện chứng trong Kinh Dịch

'/ 1/4443

17

Trang 22

Hồ Chí Minh là người am hiểu Kinh Dịch - một trong Ngũ Kinh của Không giáo

- là một bộ sách chứa đựng nhiều hạt nhân biện chứng sâu sắc Chang hạn, trong bài Lờithan vãn của bà Trưng Trắc, Hồ Chí Minh đã sử dụng một quan niệm về “biến” củaKinh Dịch Qué Kiền, hào thượng cửu (Hồ Chí Minh viết là “đương cửu”), /ời hào viết:

“Như con rồng lên cao quá thì có sự hối hận”, /oi /ượng viết: “Nhu con rồng lên quá

cao thì có hối hận, là đầy tràn thì không lâu dài vậy”, Văn ngôn giải thích: “Như conrồng lên quá cao thì có lỗi, là cái tai hại về sự cùng cực vậy” và “Như con rồng lên quá

cao, thì có lỗi, là cùng thời gian đến lúc cùng cực” Quẻ Kiền tượng trưng cho dương,cho trời, cho vua Sáu hào của qué Kién đều là hào dương (một nét liền), và từ hào cửunhất đến hào cửu ngũ đều thể hiện sự vận động phát triển đi lên, từ “rồng lặn chưa

dùng” đến “rồng bay trên trời”, và cũng chính đà tiến lên ấy khiến cho hào thượng cửu

rơi vào hoàn cảnh bắt lợi, báo hiệu sự suy vong, giống như con rồng mắt đầu Đúng như

nhiều nhà nghiên cứu triết học Kinh Dịch đã nhận định, toàn bộ sự sâu sắc trong tư

tưởng “biến hoá” của Kinh Dịch tập trung ở hào thượng cửu này, vừa biểu hiện toàn bộ

vận động đi lên của qué Kién, vừa là điểm nút ở đó xu thé vận động đi lên chuyên hoá thành mặt đối lập của nó Nó thể hiện tư duy biện chứng “vật cực tắc phản” Hồ Chí Minh đã vận dụng tư tưởng biện chứng của Kinh Dịch một cách tài tình để viết về vua

Khải Định, không chỉ đặc tả được hình ảnh của cá nhân ông vua này mà còn dự báo về

sự suy vong của nhà Nguyễn và một vận hội mới trong sự phát triển của dân tộc đangdần mở ra

Trong Thư gửi ông H (Thượng Huyền), Hồ Chí Minh đã bác bỏ quan điểm của

ông Thượng Huyền cho rằng từ “cách mệnh” được lấy ở Kinh Dịch, mặc dù trong Kinh

Dịch có từ “cách mạng” Trong bài này, khi bác bỏ quan điểm của ông Thượng Huyềncho rằng khái niệm “cách mệnh” được lấy từ Kinh Dịch, Hồ Chí Minh lưu ý ông ta phải

chú ý đến nội hàm của khái niệm này Hồ Chí Minh đã phân biệt nội hàm vốn có của từ ngữ “cách mệnh” trong triết học truyền thống Trung Quốc với khái niệm “cách mệnh”

theo nghĩa hiện đại, từ đó chỉ rõ, mặc dù trong Kinh Dịch, lời Thoán của quẻ Cách nói:

“Thiên địa cách nhỉ tứ thời thành, Thang Vũ cách mệnh, thuận hồ thiên nhi ứng hồ nhân,

cách chỉ thời, đại hĩ tai”, tức là có từ “cách mệnh”, song đây là “cách mệnh” theo nghĩa

truyền thống, chứ không có khái niệm “cách mệnh” theo nghĩa hiện đại Ý kiến tranh

18

Trang 23

luận nói trên của Hồ Chí Minh cho thấy, Người không chỉ nắm rõ mà còn am hiểu một

cách rất sâu sắc Kinh Dịch Việc tìm hiểu phương pháp tư duy biện chứng trong Kinh

Dịch sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về cơ sở hình thành biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh

về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Các nhân tố biện chứng trong Kinh Dịch là rất phong phú và sâu sắc Biến hóa làlinh hồn của Kinh Dịch “Dịch” tức là biến đổi, biến hóa Kinh Dịch được dịch ra tiếngAnh là The Book of Change - Kinh điển về sự biến đổi Các nhân tố biện chứng trong

Kinh Dịch thể hiện trên mấy phương diện sau: Tứ nhát, Kinh Dịch coi vũ trụ là một

quá trình vĩnh viễn vận động, biến hoá; Thứ hai, Kinh Dịch chỉ ra nguôn gốc của sự

biến hoá là do sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, các mặt đối lập nương

tựa, chuyển hóa, sinh thành, triệt tiêu nhau làm cho sự vật biến đôi; Thứ ba, Kinh Dịch nêu lên quy luật của sự vận động, biến đổi là “vật cực tắc phản”, song không bi quan,

yếm thé, mà luôn chủ trương: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bat tức”; Thứ tu,Kinh Dịch cho rằng, sự biến hóa của vũ trụ là thần diệu, song con người hoàn toàn có

thể nhận thức, biểu đạt và vận dụng sự biến hóa ấy dé làm nên đại nghiệp

Hồ Chí Minh không chỉ nói đến Dịch, mà trong cuộc đời của Người, từ chỗ thấu

hiểu sâu sắc lẽ biến hoá (dịch) của tự nhiên, xã hội và con người, hành xử của Người đãmang tính biến hoá, tính biện chứng cực kỳ sâu sắc Nếu suy tư theo phương pháp tư

duy biện chứng của Kin Dịch thì ta thấy rằng, suốt cả cuộc đời, Hồ Chí Minh đã luôn

suy nghĩ và hành xử một cách cực kỳ biến hoá, cực kỳ biện chứng Chẳng hạn, Người

đã thực hiện được trọn vẹn và rất tự nhiên những vai tro kép, thống nhất và chuyên hóa

của hai mặt đối lập: “Chủ tịch nước” - “Người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trướcmặt trận”, “Người lãnh đạo” - “Người day tớ thật trung thành của nhân dân”, v.v Có

thể kết luận rằng, các nhân tố biện chứng trong Kinh Dịch là một trong những cơ sở

quan trọng hình thành nên biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam.

Tóm lại, trên cơ sở tiếp thu và vận dụng các nhân tố biện chứng trong phương

pháp tư duy truyền thống của dân tộc và phương Đông, trong đó Khong giáo giữ một vịtrí quan trọng, biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh đã hình thành Không phải ngẫunhiên mà trong suốt cuộc đời cách mạng, Hồ Chí Minh đã luôn nhắn mạnh những quan

19

Trang 24

điểm mang tính phương pháp luận triết học biện chứng rất sâu sắc, đó là: “Thiên biến

vạn hóa”, “Tùy cơ ứng biến” và “Dĩ bất biến ứng vạn biến”.

sự xung đột giữa các ý kiến trái ngược nhau mà phát hiện ra chân lý, hay có thê nói, đó

là nghệ thuật phát hiện và chứng minh chân lý Trong số các nhà triết học Hy Lạp cỗ

đại có đóng góp đối với quan niệm về phép biện chứng, có thé ké tới các vị như Dênông(người được Arixtốt gọi là “nhà sáng lập phép biện chứng”), Sôcrát, Hêraclít, Platông,

Arixtốt Theo G.V.Ph Héghen: “Ở đây (trong triết học Hy Lạp cô đại - LQK), chúng ta

phát hiện ra khởi thuỷ của phép biện chứng, tức là, khởi thuỷ của sự vận động thuần tuý

của tư tưởng trong khái niệm, hơn nữa, chúng ta còn phát hiện ra mâu thuẫn vốn cótrong bản thân tổn tại khách quan (phép biện chứng chân chính)”[199, tr 253]

Ăngghen thì đánh giá: “Những nhà triết học Hy Lạp cô đại đều là những nhà biệnchứng tự phát, bẩm sinh, và Arixtốt, bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết học ấy,

cũng đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng”[93, tr 34]

Thời Trung Cổ, các nhà triết học kinh viện phương Tây vẫn sử dụng khái niệm

“phép biện chứng” Tuy nhiên, loại phép biện chứng này mang đậm tính kinh viện nên Héghen gọi đó là “phép biện chứng hình thức”.

Phép biện chứng đã có bước phát triển vượt bậc trong triết học cỗ điển Đức vớinhững tên tuổi kiệt xuất như Cantơ, Phíchtơ, Sêlinh, Hêghen Cantơ đã phân biệt hai

loại phép biện chứng là “biện chứng pháp lôgic” và “biện chứng pháp siêu

nghiệm”[xem 9, tr 35, 591-592] Héghen đánh giá rằng, quan niệm của Canto về phépbiện chứng cùng với thuyết “antinomie” của ông là bước tiến quan trọng nhất và sâu sắc

nhất của phép biện chứng trong triết học cận đại

20

Trang 25

G.V.Ph Hêghen là người có đóng góp đặc biệt quan trọng trong sự phát triển

của phép biện chứng Quan niệm của Hêghen về phép biện chứng và bản thân phép

biện chứng của Héghen, bat chấp tinh chat hạn chế của nó, vẫn là một thành quả to lớncủa tư duy nhân loại và là một trong những nguồn gốc trực tiếp của phép biện chứng

duy vật.

Hêghen không chỉ xem phép biện chứng là một phương pháp tu duy, mà ông

còn coi đó là nguyên ly phổ biến, phù hợp với mọi hiện tượng, tức là một loại vã tru

quan Héghen rất coi trọng nguyên tắc về sự vận động và quan niệm rằng: “Bản thân sự

vận động là phép biện chứng của tat cả cái gì tồn tai”[81, tr 271] Ong cho rằng, phépbiện chứng nghiên cứu những mâu thuẫn trong bản thân bản chất của đối tượng, vạch ra

những liên hệ nội tại và từ đó vạch ra cội nguồn và nội dung chân thực của sự vận động

và phát triển của đối tượng Quan niệm này đã đưa phép biện chứng bước vào một giai

đoạn phát triển mới.

Héghen đã trình bày một cách hệ thống các quy luật và các cặp phạm trù của

phép biện chứng Ông là người đầu tiên đã mô tả thế giới như một quá trình, cho rằng

“bản thân mọi sự vật đều là mâu thuẫn tự nó” Cho dù là thế giới tự nhiên, thế giới lịch

sử, hay thế giới tỉnh thần thì cũng đều là những quá trình tràn đầy mâu thuẫn, và chính

mâu thuẫn là nguồn gốc của mọi vận động, biến hoá và phát triển Ông nói:

Trong vũ trụ tuyệt nhiên không có sự vật nào mà chúng ta không théhoặc không cần thiết chỉ ra mâu thuẫn trong nó”, chúng ta “có thé phát hiện

ra mâu thuẫn trong những đối tượng thuộc mọi chủng loại, trong mọi biểu

tượng, khái niệm và ý niệm Nhận thức mâu thuẫn và đặc tính mâu thuẫn

trong nhận thức đối tượng như thế chính là bản chất của suy tư triết học [200,

tr 132].

Mác và Angghen đã nghiên cứu một cách sâu sắc phép biện chứng của Héghen,

và xác định nhiệm vụ là phải cải tạo triệt để phép biện chứng của Hêghen, không phải

chỉ ở việc “dựng nó lại” để thay ra hạt nhân hợp ly của nó, mà còn phải cải tạo bản thân

phương pháp của nó: “ phương pháp của Héghen dưới hình thái hiện có của nó, hoàn

toàn không thể dùng được Cho nên, trước hết cần phải phê phán đến nơi đến chốn

phương pháp của Hêghen”[90, tr 612].

21

Trang 26

Trước hết cần phải khang định rằng trong triết học Mác, phép biện chứng là

phép biện chứng duy vật Đây là điểm khác biệt về chất của phép biện chứng do Mác và

Ăngghen xây dựng với phép biện chứng của Hêghen Xuất phát từ quan điểm duy vat,

Mác và Angghen đã coi biện chứng là bản chất cố hữu của ban thân thế giới khách quan,

là biện chứng khách quan Biện chứng khách quan có thé được phản ánh vào trong đầu

óc con người và hình thành nên biện chứng chu quan Biện chứng chủ quan là sự phản

ánh biện chứng khách quan và những quy luật biện chứng bắt nguồn từ hiện thực khách

quan, chứ không phải là bắt nguồn từ tỉnh thần chủ quan hay ý niệm tuyệt đối Từ đó,

các ông đã làm cho khái niệm “phép biện chứng” có được nội dung thực sự khoa học

trên cơ sở chủ nghĩa duy vật, làm cho “phép biện chứng” lần đầu tiên trong lịch sử phát

triển của nó có được hình thái thực sự khoa học

Trong triết học Mác, phép biện chứng còn được hiểu là một phương pháp đôi lập

với phương pháp siêu hình: “ phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó

xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối quan hệ

qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu

vong của chúng ”[93, tr 38].

Phép biện chứng duy vật là một hệ thống khoa học được hình thành từ các

nguyên lý, quy luật và phạm trù trên cơ sở mối liên hệ nội tại của chúng Trong ba quy

luật của phép biện chứng duy vật, quy luật mâu thuẫn là quy luật căn bản nhất, là thực

chất và hạt nhân của phép biện chứng Lênin nói: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập Như thế là nắm được hạt

nhân của phép biện chimg ”[81, tr 240] Chính tính mâu thuẫn nội tại của sự vật đãquyết định sự vật là một quá trình phát triển vô hạn, phép biện chứng đã vạch ra bản

chất nội tại và quy luật của quá trình này, cho nên phép biện chứng “tức là học thuyết

về sự phát triển, đưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và và không phiến diện, họcthuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất

luôn luôn phát triển không ngừng”[79, tr 53] Với tư cách là học thuyết về sự phát triển,bản thân phép biện chứng duy vật là một học thuyết mở, nó cho phép không ngừng khái

quát, tổng kết và bé sung những phát hiện mới về các các hình thức vận động và phát

triển của hiện thực khách quan.

22

Trang 27

Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đặc biệt đánh giá cao phép biệnchứng duy vật, coi đây là wu điểm của chủ nghĩa Mác [xem 42, tr 51] Chính phép biện

chứng duy vật là cơ sở rất quan trọng nhất, xét về mặt phương pháp luận, hình thành

nên biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, biện chứng của tư tưởng Hồ Chí

Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói riêng.

Trong khuôn khổ những tác phẩm của Hồ Chi Minh được công bố trong bộ Hô

Chí Minh toàn tập (xuất bản lần thứ hai), chúng ta không có nhiều tư liệu đề qua đótrình bày đầy đủ quan niệm của Hồ Chí Minh về phép biện chứng duy vật Tuy nhiên,

nghiên cứu một số đoạn văn trong đó Hồ Chí Minh sử dụng các khái niệm “biện

chứng”, “duy vật biện chứng”, chúng ta có thể hình dung ra phần nào quan niệm củaNgười Trong bài Nói chuyện với đại biểu nhân dân thành pho Hải Phòng (30/5/1957),

khi nói về vấn đề “tiền đồ”[xem 111, tr 377-378], Hồ Chí Minh đã vận dụng quan điểm

biện chứng duy vật về mối quan hệ giữa cái chưng và cái riêng đễ cắt nghĩa cho đồng

bào hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa “tiền đồ riêng” của mỗi người và “tiền đồ

chung” của dân tộc Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng, tương lai của mỗi cá nhân phụ thuộc

vào tương lai của cả cộng đồng, của cả dân tộc Là một bộ phận của dân tộc, cá nhân

muốn lo lắng cho tương lai của mình thì phải lo lắng đến tương lai của toàn dân tộc, dân

tộc phát triển thì mỗi cá nhân cũng phát triển, trong tương lai của dân tộc có tương lai

của mỗi cá nhân Sẽ là không duy vật, không biện chứng nếu cái riêng cho rằng nó, với

tư cách là cái riêng, tức là một bộ phận cấu thành của cái chung, lại có thé phát triển mà

không liên quan gì đến sự vận động và phát triển của cái chung đang chứa đựng nó

Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng là một nét đặc sắc trong phương pháp biện chứng của Hồ Chí Minh Điều đáng lưu ý là, khi xử lý mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, Hồ Chí Minh luôn nhận

thức cái chung với tư cách là cái chung cụ thé, tức là cái chung như là tổng thể, chỉnh

thể của cái riêng, và cái riêng cụ thể, tức là cái riêng như là một bộ phận của cái chung Tất nhiên, Hồ Chí Minh cũng không bác bỏ quan niệm xem xét cái chung như là cái

chung trừu tượng, tức là như (huộc tính chung chứa đựng trong các cái riêng - chăng

hạn “trong mỗi người dân Việt Nam ai cũng có ít hay nhiều lòng yêu nước” - nhưng cái

chung trừu tượng ấy chỉ là hệ quả của cái chung cụ thé, và trong quá trình vận động, nó

23

Trang 28

phải chuyển hoá và hiện hình thành cái chung cụ thể Nghiên cứu quá trình hình thành

và phát triển của tư tưởng Hồ Chi Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, ta sẽ thấy

quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng đã được Hồ Chí

Minh vận dụng cực kỳ linh hoạt như thế nào

Trong bài Nói chuyện với cán bộ, đảng viên và thanh niên lao động Hải Phòng

(30/5/1957), Hồ Chí Minh lại đề cập đến một quan hệ biện chứng cơ bản khác, đó là

quan hệ biện chứng duy vật giữa var chất và tỉnh thần [xem 111, tr 383] Trong đoạn

trích này, ta càng thấy rõ Hồ Chí Minh đã hiểu phép biện chứng duy vật nhuần nhuyễn

đến mức nào Hồ Chí Minh đã phê phán những người nhận thức không đúng về mối

quan hệ giữa vật chất va tinh than, từ đó phủ nhận vai trò của sức mạnh tinh thần trong

đấu tranh cách mạng Những người này là duy vật, song là duy vật siêu hình, đã tầm

thường hoá quan điểm duy vật biện chứng về van đề cơ bản của triết học, chỉ nhắnmạnh một chiều vai trò quyết định của vật chất đối với tinh thần, tư tưởng Việc Hồ Chí

Minh nhắn mạnh đến yếu tố quyết định của tinh thần đối với sự nghiệp cách mạng của

dân tộc ta hoàn toàn không phải là đảo ngược quan hệ vật chất - tinh than, tức là duy

tâm, mà là nhắn mạnh đến vai trò tác động trở lại của tinh than, và đặc biệt, quan trong

hon, là nhắn mạnh đến yêu cầu phải xem xét mối quan hệ giữa vật chất và tinh than trong trạng thái động, chứ không phải trong trạng thái tinh, tức là phải biết dùng phương pháp duy vật biện chứng để xem xét vật chất và ý thức, cũng như sự chuyển

hoá qua lại giữa chúng Tại Đại hội If của Dang, Hồ Chí Minh đã so sánh phương pháp

“chỉ nhìn về vật chất, chỉ nhìn ở hiện trạng, chỉ lấy con mắt hẹp hòi mà xem” - tức là

phương pháp siêu hình, với phương pháp “không những nhìn vào hiện tại, mà lại nhìn

vào tương lai” - tức là phương pháp duy vật biện chứng, và thông qua những thắng lợi

cách mạng (thành quả của công cuộc cải tạo thế giới) để khẳng định rằng, người cách

mạng phải duy vật, song phải là duy vật biện chứng Rõ ràng, khẳng định rằng tinh thần

là quan trọng thì dường như duy tâm, nhưng do khang định ấy xuất phát từ tình hình

thực tế, từ nhận thức sâu sắc về sự chuyển hoá sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất nên hoá ra lại là duy vật biện chứng, còn khang định vật chất là quan trọng thì

dường như duy vật, nhưng do khẳng định ấy rút ra một cách giáo điều từ lý luận, lạikhông thấy được sự chuyên hoá từ sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất nên lại

24

Trang 29

hoá ra duy tâm và siêu hình Phải là người rất am hiều phép biện chứng duy vật thì mới

có được cái nhìn duy vật biện chứng như thế về vat chat và tinh thần

Cũng trong bài Nói chuyện với cán bộ, đảng viên và thanh niên lao động Hải

Phòng, Hồ Chí Minh còn đề cập đến một van dé quan trọng khác của phép biện chứngduy vật khi vận dụng nghiên cứu lịch sử [xem 111, tr 386] Theo Hồ Chí Minh, hiểuduy vật biện chứng thì phải khiêm tốn với nhân dân, không khiêm tốn với nhân dân thì

chưa hiểu biện chứng duy vật Rõ ràng, sự nhuần nhuyễn chủ nghĩa duy vật biện chứng

đòi hỏi phải thấy lực lượng có sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn nhất trong xã hội

chính là quần chúng nhân dân Nhân dân lao động là người làm nên lịch sử, là cội

nguồn của mọi sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội Suy cho đến cùng, họ là

người /àm nên biện chứng của lịch sử Những người học lý luận biện chứng mà đem lý

luận ấy đi “loè quần chúng”, tức là coi thường, đứng trên quần chúng, thì chính là đãthể hiện sự dét nát của mình, thể hiện mình chưa hiểu gì về thực chất của phép biện

chứng duy vật, cần phải “về học lại duy vật biện chứng”

Có thể thấy rằng, nội dung của những đoạn trích mà ở đó Hồ Chí Minh đề cậptrực tiếp đến “biện chứng”, “phép biện chứng duy vật”, tức là những quan điểm về mối

quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích của dân tộc, về mối

quan hệ của vật chất và tinh thần, về sức mạnh của quần chúng nhân dân trong lịch sử,

cũng đồng thời là những nội dung rất cơ bản trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí

Minh Những quan điểm trên được Hồ Chí Minh phát biểu rất nhiều lần trong các bài

nói, bài viết của mình Như thế cũng có nghĩa là, dù không phải lúc nào cũng trực tiếp nhắc tới phép biện chứng duy vật (bởi theo Hồ Chí Minh, nói và viết cho quần chúng

nhân dân mới biết đọc chữ quốc ngữ mà lúc nào cũng “biện chứng”, “duy vật” thì lại

chính là “không biện chứng”, “không duy vật”), song những nội dung cơ bản trong tư

tưởng Hồ Chí Minh chính là biểu hiện dưới hình thức đặc thù của phép biện chứng duy

vật, hay nói như Mác là “lôgic đặc thù của cái đặc thù”.

Tóm lại, tiếp thu, vận dụng các phương pháp tư duy biện chứng, từ các nhân tố biện chứng trong phương pháp tư duy truyền thống của dân tộc và phương Đông, đến

phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã có được cơ sở

25

Trang 30

phương pháp luận rất quan trọng dé xây dựng nên hệ thống tư tưởng của Người, trong

đó có tư tưởng về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với tính biện chứng sâu sắc

1.2 KE THỪA MỘT CÁCH BIEN CHUNG CÁC GIÁ TR] TƯ TƯỞNG,

VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI

Angghen đã viết: “Cũng như bat cứ học thuyết mới nào, chủ nghĩa xã hội trướchết phải xuất phát từ những tư liệu tư tưởng đã tích luỹ từ trước, mặc dù gốc rễ của nónằm sâu trong những sự kiện kinh tế vật chất”[92, tr 275] Bản thân Hồ Chí Minh luôn

ghi nhớ lời chỉ dẫn của Lénin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái

được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước dé lại”[109, tr 46] Chính vì thé,

Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển nhiều giá trị tư tưởng, văn hóa của dân tộc và

nhân loại để xây dựng nên hệ thống tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam Cách Hồ Chí Minh kế thừa các giá trị tư tưởng, văn hóa của

dân tộc và nhân loại - mà theo chúng tôi, cách kế thừa ấy rất biện chứng - vừa là một

biểu hiện biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vừa là

một cơ sở hình thành nên biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh, khi mà sự kế thừa ấy được thực hiện một cách có ý thức và thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời của

Hồ Chí Minh.

Trong Luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu sự kế thừa một cách biệnchứng của Hồ Chí Minh đối với một số giá trị tư tưởng, văn hóa của dân tộc và nhân

loại, từ truyền thống đến hiện đại, có liên quan trực tiếp đến vấn đề tư tưởng về chủ

nghĩa xã hội và con đường đi tới chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Những giá trị được kế

thừa và cách kế thừa các giá trị này được xác định dựa trên chính những quan điểm của

Hồ Chí Minh về các giá trị ấy

1.2.1 Giá trị tư tưởng, văn hoá của dân tộc

a Giá trị tư tưởng, văn hóa truyền thong

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được hình thành trước

hết trên cơ sở kế thừa một cách biện chứng giá trị tư tưởng, văn hóa của dân tộc Trong

các giá trị tư tưởng, văn hóa truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh đặc biệt đánh giá

cao chủ nghĩa yêu nước Người viết:

26

Trang 31

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý

báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại

sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mé, to lớn, nó lướt qua mọi

sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhắn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước

[109, tr 171].

Trong lịch sử, chủ nghĩa yêu nước biểu hiện ra ở những vị anh hùng của dân tộc,

ở ý chí kiên cường bat khuất của lớp lớp nhân dân sẵn sàng hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giành và giữ chủ quyền của dân tộc Tông kết lịch sử, Hồ Chí Minh chỉ rõ chủ

nghĩa dân tộc” là “động lực vĩ đại, và duy nhất”[104, tr 467] của xã hội Việt Nam Đối

với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước là động lực cách mạng, là cơ sở quan trọng hình

thành nên hệ thống tư tưởng của Người Chính Người đã khẳng định: “Lúc đầu, chính

là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin

theo Quốc tế thứ ba”[1 13, tr 128] Nhà nghiên cứu người Mỹ, Jules Archer đánh giá:

“Cụ Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ đi vào lịch sử với tư cách một người yêu nước vĩ đạinhất ”[71, tr 11]

Đánh giá cao chủ nghĩa yêu nước truyền thống, song Hồ Chí Minh khang định

cần phải xem xét chủ nghĩa yêu nước truyền thống một cách biện chứng.

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước là động lực vĩ đại và duy nhất của dân

tộc Day là chân lý, là cái bá: biến, là cái chung xuyên suốt lịch sử dân tộc Việt Nam.

Song với cái nhìn biện chứng, chủ nghĩa yêu nước lại luôn biến đổi cùng với thời gian,

cùng với sự biến đổi của đời sống xã hội, mang những hình thức riêng trong mỗi thời

kỳ lịch sử và ở những chủ thể khác nhau trong xã hội Chủ nghĩa yêu nước với tư cách

là thé thống nhất biện chứng giữa cái chung va cái riêng đã biểu hiện rõ trong lich sử

dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi dân

tộc ta phải đương đầu với thực dân Pháp xâm lược Biện chứng khách quan này đã

được Hồ Chí Minh phản ánh vào trong nhiều tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm Báo cáo về

Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ (1924) Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, với tư cách là cái chưng,chủ nghĩa yêu nước là động lực của moi cuộc đấu tranh, dù đó là cuộc đấu tranh của

? Trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước với tư cách là một giá trị truyền thống của dân tộc,

một động lực vĩ đại trong đấu tranh cách mạng đôi khi được nhắc tới dưới những khái niệm “tỉnh yêu nước”,

“lòng yêu nước”, “lòng ái quốc”, v.v., và đặc biệt là “chủ nghĩa dân tộc”.

pa

Trang 32

những người tham gia biểu tình chống thuế ở Trung kỳ năm 1908, hay của phong tràocủa các nhà buôn Việt Nam chống lại các nhà buôn người nước ngoài, của học sinh bãi

khóa, của vua Duy Tân chống Pháp, v.v Với tư cách là cái riêng, tức là những hình

thức cụ thể, thì “chiến tranh đã làm thay đổi chủ nghĩa dân tộc”[104, tr 466] Biện

chứng của lịch sử dạy người cách mạng rằng, phải nắm được chủ nghĩa dân tộc với tư

cách là cái chung, tức là động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của người Việt

Nam, song đồng thời cũng phải hiểu rằng, đó là năm cái chung đưới những hình thức cụthể của nó, là phát triển cái chung dưới hình thức riêng phù hợp với những điều kiện

lịch sử - xã hội mới Với Hồ Chí Minh, đó phải là chủ nghĩa dân tộc được hướng theo

con đường cách mạng vô sản, là chủ nghĩa dân tộc mang trong mình khả năng “biến

thành” chủ nghĩa quốc tế Trong thời đại mới, phải là chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu

nước như thế mới là nguồn sức mạnh vô địch đưa dân tộc Việt Nam đến sự giải phóng

Xem xét một cách biện chứng chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh khẳng định cần

phải “phát triển tinh thần yêu nước”:

tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý Có khi được trưng

bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy Nhưng cũng có khi cất

giấu kín đáo trong rương, trong hòm Bổn phận của chúng ta là làm cho

những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày [109, tr 172]

Cùng với chủ nghĩa yêu nước là tinh thân đoàn kết Đoàn kết tạo nên lực lượng

vật chất để thực hiện chủ nghĩa yêu nước Nếu chủ nghĩa yêu nước là mục đích, tôn chỉ

của mọi suy nghĩ, hành động của dân tộc Việt Nam thì trong hoàn cảnh đất hẹp, người

ít, lại phải đương đầu với những sức mạnh tàn phá ghê gớm của tự nhiên và xã hội,

phương thức duy nhất để thực hiện mục đích, tôn chỉ ấy là đoàn kết

Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra giá trị to lớn của tinh thần đoàn kết, dé kế thừa,

vận dụng và phát triển trong thời đại mới Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong tư

tưởng và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cách mạng.

Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược, tức là có tam quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa lâu

dài và xuyên suốt, trước hết là vì lâu dài và xuyên suốt trong lịch sử dân tộc Việt Nam,

đại đoàn kết luôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn vong của dân tộc Người chỉ

28

Trang 33

rõ: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn,

không ai thắng nỗổi”[109, tr 281].

Theo Hồ Chí Minh, trong các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta, ngoàichủ nghĩa yêu nước và tinh thần đoàn kết còn có chú nghĩa nhân đạo Đề thực hiện

được chủ nghĩa yêu nước thì cần phải đoàn kết Muốn đoàn kết thì phải dựa trên chủ

nghĩa nhân đạo Nhân đạo trong những ứng xử nội bộ dân tộc và nhân đạo trong ứng xử

với các quốc gia dân tộc khác Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói đến chủ nghĩa nhân đạo

của người Việt Nam, chăng hạn: “Chúng ta là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, công

lý, nhân đạo”[107, tr 136]; “Người Việt Nam có tiếng là nhân dao”[107, tr 151] Chủ

nghĩa nhân đạo biểu hiện ra ở lòng nhân ái, khoan dung, vị tha trước mỗi con người,

đặc biệt là những người đã từng mắc phải sai lầm, khuyết điểm; ở lối sống trọng tình

trọng nghĩa trong quan hệ giữa con người với con người, giữa dân tộc với dân tộc; ở sự

tôn trọng sự sống, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của mọi con người,

mọi dân tộc “Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người da tình, chí hiếu nhất”[1 10,

tr 60] Để đoàn kết toàn dân tộc, Hồ Chí Minh thấy rõ cần phải có lòng “khoan dung

đại độ” Sự nghiệp đấu tranh cách mạng của một chiến sĩ cộng sản quốc tế khiến Hồ Chí Minh thấy ra rằng, nhân đạo thé hiện bản chất chung của loài người: “Con người dù

là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình”[110, tr 60]; “Tuy phong tục mỗi dân mỗikhác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau, ấy là dân nào cũng yêu sự lành,

ghét sự dữ ”[107, tr 350]; va sức cảm hóa, sức chính phục lớn nhất của chủ nghĩa Mác

-Lênin đối với mọi người chính là chủ nghĩa nhân đạo cách mạng của nó: “Hiểu chủ

nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu sách màsống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được”[115, tr

554].

Điều cần lưu ý là trong tư tưởng Hồ Chi Minh, cũng giống như đối với chủ nghĩa yêu nước, tỉnh thần đoàn kết và chủ nghĩa nhân đạo với tư cách là các giá trị truyền thống cũng cần được xem xét một cách biện chứng, nghĩa là xem xét các giá trị ấy trong trạng thái khả biến và do đó, chủ thể của hoạt động thực tiễn cần chủ động và tích cực

cải biến các giá trị truyền thống cho phù hợp với sự biến đổi của lịch sử Chang hạn, đối với chủ nghĩa nhân đạo truyền thống, Hồ Chí Minh nói: “Nhân dân ta từ lâu đã sống với

29

Trang 34

nhau có tình có nghĩa như thế Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy

càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn

biến một nhà”[115, tr 554].

Nhu vậy, theo quan niệm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước, tinh than đoàn

kết và chủ nghĩa nhân đạo là những giá trị tư tưởng, văn hóa cơ bản, cấu thành khung

giá trị nền tảng cho toàn bộ các giá trị tư tưởng, văn hóa truyền thống của dân tộc Qua

sự kế thừa và phát triển của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành là động lực

vĩ đại của cách mạng, đại đoàn kết tạo nên lực lượng vật chất để đưa cách mạng đến

thành công và chủ nghĩa nhân đạo là giá trị thẩm thấu vào toàn bộ sự nghiệp cách mạng, làm cho sự nghiệp cách mang của dân tộc ta trở thành sự nghiệp “văn minh chiến thắng

bạo tàn” Các giá trị tư tưởng, văn hóa truyền thống của dân tộc qua sự kế thừa và pháttriển của Hồ Chí Minh đã kết tinh vào trong tư tưởng về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

b Đường lỗi cứu nước của các nhà yêu nước tiền bỗi

Nhiệm vụ lịch sử giải phóng dân tộc, phát triển đất nước được đặt lên vai Hồ Chí

Minh, và dé thực hiện thành công nhiệm vụ ấy, Người đã biết kế thừa, phát triển đường

lối cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối, trong đó nỗi bật là Phan Châu Trinh va

Phan Bội Châu.

* Đường lỗi cứu nước của Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh (1972-1926) - “nhà quốc gia chủ nghĩa gia”[106, tr 35] - là

người đã quan tâm, giúp đỡ và ít nhiều có sự định hướng đối với Hồ Chí Minh trong

những bước đi đầu trong sự nghiệp cách mạng.

Là một người yêu nước, nhận thức khá sâu sắc về tình hình xã hội Việt Nam

dưới chế độ thực dân, đường lối cứu nước mà Cụ Phan Châu Trinh cổ xuý và thực hiện

là “cùng với nhân nhân chí sĩ ba kỳ mà thức tỉnh nhân tâm, hợp quan, hợp xã, khai dân

trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, ai nay thấu rõ ngọn nguồn, đồng tâm hiệp lực đạp đỗ

cường quyền”[177, tr 102].

Cụ Phan Châu Trinh là người sớm thấy rõ sức mạnh của chi: nghia dan tộc được

hình thành, tôi rèn qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của cha ông ta.

Trong tác phẩm Pháp - Việt liên hiệp hậu chỉ tân Việt Nam (1911-1912), Cụ đã chỉ rõ:

“chủ nghĩa dân tộc vốn có gốc ở tính Trời, không kể là dã man, là bán khai, là văn minh,

'

30

Trang 35

nói chung đều có đặc tính ấy”[177, tr 51], vì thế, bất chấp sự đàn áp, thống trị tàn bạocủa các thế lực phong kiến phương Bắc, lớp lớp thế hệ người Việt Nam đã anh dũng

đứng lên, quyết giành lại độc lập chủ quyền cho dân tộc Dân tộc ta so với “hùm sói

Trung Quốc” tuy đất nhỏ, dân ít, song “cuối cùng có thể thắng được, giành giật sinh tồn

cho đến ngày nay, ngang nhiên là một nước lớn ở phương Nam”[177, tr 52-53], đó là

nhờ có “đặc tính tram nghị kiên nhẫn, độc lập bất khuất của dân tộc đời trước của Tô

quốc ta”[177, tr 53]

Thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước truyền thống, Cụ

Phan Châu Trinh cho rằng, “dân tộc ta, ngàn năm trước đây đã có cái đặc tính vĩ đại kia,

như lấy học thuyết hoạt bát ngày nay của châu Âu phê bình khuyến khích làm cho lớnmạnh, mở mang tìm tòi làm cho rạng rỡ, thì tiền đồ dân tộc ta tốt lắm thay”[177, tr 53].Quan điểm của Cụ Phan về khơi dậy, phát huy, hiện đại hoá chủ nghĩa dân tộc truyềnthống, coi đó là động lực giải phóng và phát triển đất nước là một tư tưởng lớn, ngangtầm thời đại, mà sau này, Hồ Chí Minh chính là người đã kế tục và hiện thực hoá

Theo đường hướng phát huy sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc, Cụ Phan cho rằng

trước hết phải “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, tức là mở mang nhận thức của

nhân dân, khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực tự cường của nhân dân, nâng cao đời

sống vật chất của nhân dân Cụ nói rõ hơn về đường lối của mình như sau: “dựa vào cái

lý thuyết nhân quyền dé mà cô động sĩ khí dân tình, hô hào quốc dân đồng bao đồng

tâm hiệp lực, kết đoàn hợp xã, dân tình thức tỉnh, kháng thuế cự sưu, tố giác tham quanlại nhũng, lại bất hợp tác từ cái này đến cái nọ, đến chừng đông tay vỗ nên bộp mà đoạt

lại lợi quyền [1 77, tr 103]

Như vậy, mặc dù mục tiêu cao nhất là “đạp đỗ cường quyền”, “đoạt lại lợiquyền”, tức là đánh đỗ phong kiến, đuôi hết ngoại xâm, giành lại quyền lợi cho dân tộc,

cho nhân dân, song trong bối cảnh các lực lượng phản động đang rất mạnh, mà thực lực

của ta còn yếu thì cần phải thực hiện các biện pháp cải cách, để làm cho thực lực của ta

mạnh lên đã Nếu ngay lúc này mà hô hào đấu tranh vũ trang để đánh đuổi thực dân, đánh đỗ phong kiến thì chi là day nhân dân vào vòng hy sinh oan uỗng, đây là điều mà -

theo Cụ Phan - thực tế đã chứng minh: từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, bao

31

Trang 36

cuộc cuộc đấu tranh đã nỗ ra, nhưng “rốt cuộc đâu vẫn hoàn đó, ching nhúc nhich được

chút nào”[177, 99].

Đó là một lý do khiến Cụ Phan Châu Trinh không đồng tình với chủ trương bạo

động của Cụ Phan Bội Châu Tat nhiên, còn một lý do quan trọng khác, đó là trong

đường lối của Cụ Phan Bội Châu có một nội dung là muốn dựa vào Nhật đẻ đuổi Pháp,

mà điều đó, theo Cụ Phan Châu Trinh, là hết sức sai lầm, chẳng khác gì “họ Lê cầu Thanh diệt Trịnh, họ Nguyễn cầu viện Pháp đình đánh Tây Sơn”, cho nên, nếu “phương pháp của ông Phan mà thành công thì quốc dân đồng bào chung quy vẫn nguyên cái

lưng con ngựa, chỉ thay người cưỡi mà thôi”[177, tr 102], thậm chí, Cụ còn nói rõ hơn:

“Nay nếu cầu mà được thì rước hùm beo vào giành giật nhau trong nhà cho là vui, đem rắn rết vào chiếm cứ trong nhà cho là tốt, thì kế cũng dở vậy”[177 tr 85] Từ đó,

Cụ rút ra kết luận: “một chủng tộc muốn như chủng tộc văn minh chỉ có tự lập tự

cudng”[177, tr 99] Đây là nhận xét rất xác đáng của Cụ Phan Châu Trinh.

Cụ Phan Châu Trinh chưa bàn nhiều về một xã hội tốt đẹp, song Cụ cũng đã nêu lên may quan điểm chung, đáng chú ý:

Trước hết, Cụ kịch liệt phản đối chế độ quán chủ Là người am hiểu Nho học,

am hiểu thực tế chốn quan trường, lại bước đầu tiếp thu tư tưởng, văn hoá dân chủ tưsản, Cụ phê phán chế độ quân chủ chuyên chế “trăm việc chánh trị vào một tay vua,

công việc triều đình cắm không cho dân nói đến”[177, tr 141], “ quốc gia luân lý của

ta từ xưa đến nay chỉ ở trong vòng chật hẹp hai chữ vua và tôi Không nói đến “dân và

nước” vì dân không được bàn đến việc nước”[177, tr 250], do vậy mà nảy sinh bao

điều tệ hai, chẳng hạn như: “dân với vua xa cách nhau quá, các quan ở giữa muốn làmchi thì làm, dân không có chỗ kêu ca”[177, tr 141], “ tuy có phép luật mặc lòng, nhưng mà cứ tự tay ông vua lập ra, chớ còn dân thì chẳng biết gì hết”, “cái phép luật thi hành rộng rãi hay là nghiêm nhặt là tuỳ theo cái lòng vui, buồn, thương, ghét của một

ông vua mà thôi, còn phép luật tuy có cũng như không”[177, tr 277], v.v Tóm lại,

“trong hai ngàn năm các nhà vua chang ngó ngàng chỉ tới cái lợi hai dân tộc, chi lo tính

toán mà đè nén cái trí dân để mà giữ chắc cái chìa khoá tủ sắt ngôi thiên tử cho con

cháu mình”[177, tr 275] Vì thế, “nước ta từ nay về sau chẳng những là quyền vua không nên tôn, mà ngôi vua cũng nên cất di”[177, tr 142] Để đánh đỗ triều đình phong

32

Trang 37

kiến, Cụ Phan Châu Trinh chủ trương kêu gọi người Pháp giúp đỡ Cụ đã cố gắng chứng minh cho những người đứng đầu chính quyền thuộc địa thấy rằng, đánh đó triều

đình phong kiến là có lợi cho chính người Pháp, cho mối quan hệ giữa người Pháp với

người Việt Nam.

Phê phán chế độ quân chủ, Cụ Phan chú trương chế độ dân chủ Cụ đã từng nói:Tôi là người hâm mộ văn minh dân chủ, ghét chuyên chế quân quyền; đau đớn vì quanlại tham lam, thương xót vì dân sinh khốn khó Vậy nên tôi sẵn lòng liều cả thân mạngtôi, ra gánh vác việc đời, trông mong có cứu lại cuộc hiểm nghèo được chút nào chăng!Qua so sánh với chế độ quân chủ, Cụ đã chỉ rõ tính ưu việt của chế độ dân chủ Theo

Cụ, trong chế độ dân chủ, “tự quốc dân lập ra pháp luật, đặt ra các cơ quan dé lo việc

chung cho mọi người Lòng quốc dân muốn thé nào thì được thé ấy, dẫu không hay lắm,

cũng không đến nỗi phải đè ép khốn nạn như tôi mọi người ta”[177, tr 283]; nếu quân

chủ là nhân trị (tức là một mình ông vua cai trị tất cả), thì dân chủ là pháp trị: “Quyềnhạn và bon phận của mỗi người trong nước, bất kỳ người làm việc nhà nước hay làngười thường, đều có pháp luật chỉ định rõ rang, Chỉ trừ khi nào xâm lấn đến quyền

hạn của người khác thì không được mà thôi”[177, tr 283] V.v

Để xây dựng một chế độ xã hội mới, tốt đẹp, Cụ Phan Châu Trinh nhắn mạnh phải biết kế thừa, phát huy nhiều giá trị tư tưởng, văn hoá truyền thống của dân tộc,

đồng thời phải biết học tập, kế thừa những giá trị tư tưởng, văn hoá của Âu châu, làm

cho “dân Việt Nam ai ai cũng đều biết nghĩa vụ đối với nước Việt Nam”[177, tr 263],

thì nhất định tiền đồ dân tộc nhất định sẽ vô cùng sán lạn

Điều quan trọng nhất, theo Cụ Phan, là nền chính trị mới phải quan tâm đến “hoạ

phúc” của nhân dân, phải là một nên chính trị nhằm làm cho “nước lợi dân giàu” Cụ

viết:

Hoa phúc của nhân dân gốc ở nền chính trị; mà chính trị tốt hay xấu

thì bắt đầu ở chỗ dùng người Nếu chính trị nhằm làm cho nước lợi dân giàu

thì lối ding người sẽ là công; dùng người công chính thì tài trí sẽ được phát

huy, mọi việc thực hành được chu tất Nếu chính trị nhằm vào tư lợi cá nhân,thì lối dùng người ắt là tư; dùng người đã thiên tư thì hối lộ nảy sinh, kỷ

cương rồi loạn [176, tr 275]

33

Trang 38

Như vậy, có thể thấy rằng, trong tư tưởng của Cụ Phan Châu Trinh chứa đựng rấtnhiều điểm tiến bộ Sai lầm căn bản của Cụ là muốn “y Pháp cầu tiến bộ”, “cậy Pháp tự

lập” - “may mà nước Pháp suy lòng bác ái bình đăng mà giúp đỡ, thì không chỉ không

có hại cho Pháp, mà lợi cũng rất nhiều, mà người Nam cũng ít mang hoạ”[177, tr 73]

-vì thế, con đường cứu nước của Cụ đã không thé đi tới thắng lợi cuối cùng

* Đường lỗi cứu nước của Phan Bội Châu Phan Bội Châu (1867-1940) - “nha cách mạng lão thành tiêu biểu cho chủ

nghĩa quốc gia”[106, tr 35] - cũng là một người dé lại những dấu ấn nhất định đối với

sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh

Phan Bội Châu là một nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thé ky XX Chính

Cụ Phan Châu Trinh, mặc dù không tán đồng đường lối bạo động, song vẫn đánh giá rấtcao về Cụ Phan Bội Châu, với những lời chẳng hạn như: “rất có chí khí, có nghị lực,nhẫn nhục, dám làm; có điều tin vào thì không chịu bỏ, dẫu có sam sét cũng không đổi.Nay sĩ phu khắp nước chưa ai có thé ví với ông ấy”[177, tr 66]

Phan Bội Châu chủ trương đấu tranh bằng bạo động Mà muốn tiến hành bạo

động thì một trong những điều quan trọng nhất là phải khơi dậy tinh thần yêu nước sục

sôi của các tầng lớp nhân dân Ý thức rất rõ sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc, Cụviết: “Nước ta ngày nay chỉ có thể trông cậy ở sự hoà hợp của mọi người mà thôi”[10, tr.169] Từ nhận thức như thế, Cụ Phan đã viết nên những áng văn hùng hồn dé kêu gọi

nhân dân thức tỉnh, đứng lên Lập luận cơ bản của Cụ Phan là: sở dĩ có dân tộc ta, và dân tộc ta có được một lịch sử hàng ngàn năm oanh liệt như vậy, là nhờ ở nhân dân: “

nếu không có dân ta Làm gì có nước, làm gì có nước Việt Nam”, và nếu đã như vậy,thì trước hiện trạng nước mắt nhà tan, trách nhiệm đứng lên cứu nước cứu nhà cũng là

trách nhiệm của nhân dân.

Thay ra vai trò và sức mạnh của nhân dân, song trước van dé đâu lực lượng nòng

cốt của sự nghiệp cách mạng, thì ta thấy ở Cụ Phan có sự lúng túng Đó là một hạn chế

mà do những điều kiện lịch sử, Cụ đã không thể vượt qua Song dù sao, quan điểm của

Cụ Phan về nhân dân với tư cách là lực lượng sẽ quyết định vận mệnh của darf toc là

một quan điểm đúng đắn Giáo su Tran Văn Giàu đã đánh giá: “Phan Bội Châu chưa

nhận thức đầy đủ vai trò của nhân dân trong lịch sử, nhưng trong tác phẩm của cụ, quần

34

Trang 39

chúng và ngay cả công nhân, nông dân đã xuất hiện, không phải như công cụ của mộtvài người biệt tài mà như lực lượng có ý thức về trách nhiệm cao cả của minh”[10, tr.

20] Cụ Phan cũng đã từng bước đầu tiếp cận đến quan điểm về vai trò của công nhân

và nông dân đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Để thực hiện được chủ trương bạo động, Cụ Phan Bội Châu còn cho rằng phải

nhờ sự giúp đỡ của nước ngoài, và nước đó là Nhật Bản Cơ sở của quan điểm “cầu

viện” chính là thuyết “đồng chủng, đồng văn” Trong cuộc đời cách mạng của Cụ Phan

Bội Châu, đây là một sai lầm đáng tiếc Cụ đúng khi nghĩ rằng, cách mạng Việt Nam

muốn thắng lợi thì một trong những điều kiện quan trọng là phải có được sự đồng tình,

ủng hộ của đông đảo bạn bè quốc tế, song Cụ sai khi chọn Nhật Bản, khi tin vào thuyết

“đồng chủng, đồng văn”, dé sau này chính Cụ đã phải ngậm ngùi than rằng:

“Suối cuồng chưa uống đã sinh cuồngĐồng chủng nghĩa tình thảy chuyện suông ”[12, 618]

Trong suy tư của Phan Bội Châu, vấn đề chế độ xã hội sau khi giải phóng dân tộc

cũng được Cụ dành cho sự quan tâm xứng đáng Tư tưởng của Phan Bội Châu về vấn

dé này đã trải qua mấy bước chuyên biến Như chính Cụ đã viết: “ năm Bính Ngọ

(1906) Tư tưởng lúc ấy, chuyên chú trọng về quân chủ lập hiến năm Tân Hợi

(1911) Tư tưởng mình lúc ấy lại khuynh hướng vào dân chủ cộng hoa”[13, tr 354].

Xuất phát từ quan điểm coi nhân dân là người tạo nên đất nước, quan điểm chungcủa Phan Bội Châu là phê phán chế độ quân chủ Trong Hải ngoại huyết thư (1906), Cụ

viết: “Lam còm cối gân sức của nghìn vạn sức người, đốc hết máu mỡ của nghìn vạn ức

người, tổ chức ruộng đất mà nghìn van ức người cày cấy lại để tạo thành nước Nước

vốn là nước của dân ta mà thôi, chỉ một người kia sao có được nước”[11, tr 196] Cụ

cho rằng, chính chế độ quân chủ mà trong đó “vua không biết có dân”, “quan lại khôngbiết có dân”, và “dan của nước không biết có nước (vi chỉ biết trung với vua)”[1l, tr.196] là một trong những nguyên nhân mắt nước, vì vậy phải “xoá bỏ chính thể quân

chủ, vì đó là một chính thể rất xấu vậy”[12, tr 135]

Trong tác phẩm Tán Việt Nam (1907), Cụ đã nêu lên “mười điều sướng”, mà

thực chất là hình dung của Cụ về một xã hội tốt đẹp trong tương lai [xem 11, tr 253]

35

Trang 40

Đến tác phẩm Quang phục quân phương lược (1912), quan điểm của Phan Bội

Châu về ché độ xã hội tương lai đã được xác định rõ trong một tông lộ trình cách mạng:

“Tôn chỉ của Quang phục quân là đánh đuôi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam và

thành lập nước Cộng hoà dân chủ”[12, tr 134] Như vậy con đường cách mạng Việt

Nam theo quan điểm của Cụ Phan là trước hết giải phóng dân tộc, sau đó kiến tạo chế

độ xã hội mới, khởi đầu từ chế độ dân chủ cộng hoà Cụ Phan viết về chính thé dân chủ

cộng hoà như sau: đó là “một chính thê rất tốt đẹp Quyền bính của nước là của chung

toàn dân do nhân dân quyết định Những dấu vết độc hai của chính thé chuyên chế

không còn nữa”[12, tr 135].

Có thể nói, từ chỗ “chú trọng” vào chế độ quân chủ lập hiến, đù trong đó vua chỉ

là hình thức, đến chỗ phê phán chế độ quân chủ, và đến “khuynh hướng” vào chế độ

dân chủ cộng hoà, đó là một bước tiến dài trong tư tưởng của Cụ Phan Bội Châu Tưtưởng về xây dựng chế độ dân chủ cộng hoà ở Việt Nam sau khi đánh đuôi thực dân

Pháp của Cụ Phan là một tư tưởng hợp lý, đúng đắn

Điều đặc biệt, đến những năm cuối đời, Cụ Phan đã hướng cảm tình về chủ nghĩaMác - Lénin, về chủ nghĩa xã hội Từ tác phẩm Truyện Pham Hong Thái đến tác pham

Xã hội chủ nghĩa, ta thấy Cụ Phan đã có những nhận thức bước đầu về chủ nghĩa Mác

-Lênin, về chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, quan điểm của Cụ là, “không phải là tôi phản

đối chủ nghĩa xã hội Những sách về chủ nghĩa xã hội tôi đã có đọc nhiều, đã nghiên cứu rat kỹ, tôi vẫn công nhận rằng những lý thuyết ấy rất chính đáng, nhưng chưa có thé

thực hành ở xứ này được”[13, tr 370] Theo Cụ Phan, nhiệm vụ cấp bách của dân tộc

Việt Nam là giải phóng dân tộc, đó là nhiệm vụ phải làm trước, giống như người đang

đói bụng, phải ăn mâm cơm dé trước cửa Còn chủ nghĩa xã hội, tuy là mâm cơm ngonhơn, nhưng mâm cơm ấy đẻ trong nhà, “muốn được ăn cái mâm cơm ở trong nhà thì

phải ăn cho hết cái mâm cơm ở trước cửa đi đã, rồi mới có đường đi vào trong nhà, chúng ta đã không thèm dé ý đến cái mâm com ở trước cửa, thì rút cục chúng ta chỉ

đứng ngoài thêm chảy nước miếng cyc”[13, tr 370] Quan điểm của Cụ Phan ở đây là

rất rõ: Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội tốt đẹp, cần phải hướng tới, song trước hết

phải giải phóng dân tộc, và sau khi giải phóng dân tộc, cần phải xây dựng chế độ dân

chủ cộng hoà trước khi xây dựng chủ nghĩa xã hội Tưy chưa thật rõ ràng, song Cụ

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 02:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w