Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển với tư cách là mộtkhông gian lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội của thành phố Nam Định theo các phương diện c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIET NAM HỌC VA KHOA HỌC PHÁT TRIEN
Vũ Đại An
LUẬN ÁN TIEN SĨ VIỆT NAM HOC
HÀ NỘI - 2020
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIET NAM HỌC VA KHOA HỌC PHÁT TRIEN
Vũ Đại An
Chuyén nganh: Viét Nam hoc
Mã số: 62220113
LUẬN ÁN TIEN SĨ VIỆT NAM HOC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 GS.TS Nguyễn Quang Ngọc
2 TS Vũ Kim Chỉ
XÁC NHAN NCS ĐÃ CHINH SUA THEO QUYẾT NGHỊ
CUA HOI DONG ĐÁNH GIA LUẬN ANChủ tịch hội đồng đánh giá Người hướng dẫn khoa học
Luận án Tiên sĩ
GS.TS Phạm Hồng Tung GS.TS Nguyễn Quang Ngọc
HÀ NỘI - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả củaluận án là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bat kì công trình nào khác.Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được
thu thập từ các nguồn khác nhau, có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan nay.
Hà Nội ngày tháng năm 2020
Tác giả
Vũ Đại An
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Dé hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắctới GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, TS Vũ Kim Chi, thầy cô không chỉ hướng dẫnkhoa học mà còn luôn động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm on tới tap thé giảng viên, cán bộ của Viện Việt Nam hoc
và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi về chuyênmôn trong quá trình tôi làm Nghiên cứu sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, người dân Nam Định đã cung cấp tàiliệu và tạo điều kiện để tôi có thé hoàn thành luận án này
Cuối cùng, xin gửi lời tri ân tới gia đình, bè bạn, những người luôn bên cạnh
động viên, khích lệ, sẻ chia, gánh vác công việc dé tôi có thé hoàn thành nhiệm vu
khoa học của mình.
Xin bày to lòng biết on sâu sắc nhât của tôi!
Tác giả
Vũ Đại An
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CHU VIET TẮTT 2- ¿22 E+SE2E2EE£EE£EEtEEEEEEEEEEEEerkerrkerkerrree 4
DANH MỤC BANG BIEU, SƠ ĐỎ, BẢN DO, HINH ẢNH . - 5
MỞ ĐẦU 22 5< 21 2t E1 212212711211 11211111211 T1 1111 1121010111111 111 errrey 7
Chương 1 TONG QUAN VE DIA BAN NGHIÊN CUU, LICH SỬ VAN DE,
CƠ SỞ LÍ THUYET VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 121.1 Tổng quan địa bàn thành phố Nam Định 2-2 s¿+£+£+++£x+zx++xzzrxee 12
1.1.1, Vi trí địa lý va sự thay đổi hành chính -.-¿+s+esEt+t+EvEtrt+Eerertsrrrerees 12
1.1.2 Điêu kiện tự nhiên, địa hìnhh - + + ©c+c+ESEeEeEEEEEEEkerkerkrrrerkee l61.1.3 Đánh giá chung về thành phố Nam Định hiện nay -5 : 191.2 Ngun tư liỆU 2-25 SE2EEEEE2EE2E2EE21E21E111121121111 21521111111 111 1c tr 20
1.2.1 Nguôn tư liệu Wu trib ceccecceccesscessessessesssessessesssessessesssssessessesstestessessessessee 20
1.2.2 Thư tịch và các công trình nghién CỨM .- «se sssssissekseeeseresrs 22
1.2.3 Nguồn tư liệu ảnh, bản đ - +5 EE+E‡EEEEEEEEEEEEEEErkrrrrerrrred 231.2.4 Nguồn tư liệu điền đã tại thành phố Nam Định - 2 2cs+cecsa 231.3 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề - + 2 2+s++£+E++E++zxerxezrezrerrxee 24
1.3.1 Các công trình nghiên cứu chung về hệ thong đô thị ở Việt Nam 24
1.3.2 Những nghiên cứu về thành phố Nam Định trước năm 1945 271.3.3 Những công trình nghiên cứu về thành phố Nam Định từ 1945 đến nay 291.4 Cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - 34
1.4.1 Một số khái niệm và lý thuyết nghién CỨU c5 csec+EeEerxereered 341.4.2 Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phân tích, xử lý số liệu 42
1.5 Tiu 1 1 47Chương 2 KHÁI LƯỢC QUA TRINH HÌNH THÀNH VÀ PHAT TRIEN
THÀNH PHO NAM ĐỊNH DEN NĂM 1986 ccscsssesssssssessesssecsssssesssecssecsseeseseseesees 49
2.1 Diện mạo đô thị Nam Định trước thời Pháp thuộc - ‹ -‹++-+++s<+<+2 49
2.1.1 Sự ra đời của đô thị Nam DUNN - - G 111113 VE*SVEkkvkkssskxes 49
DI Kin t6 Nga 52
2.1.3 Dân cư - Xã hội - Văn hÓa -. <5 1 E23 Ekkeeessse 58
Trang 62.2 Thành phố Nam Dinh dưới thời Pháp thuộc + 2s s2 +2 z+sz+x+xez 61
2.2.1 Quy hoạch và kiến thiết cơ sở hạ tang (0 (01 | ES 61
2.2.2 Kinh t cccccccccsssessessesssessessessssssessessssssessessussussuessessessusssessessessnsssessessessesseeescs 68
2.2.3 Dân cư - Xã hội - Văn NOGA - << << cv SE EEEEEEEEkkkk kg v32 75
2.3 Thành phố Nam Định giai đoạn 1945 - 1986 2-22 52+ s+£s+rEerEszrsrred 71
2.3.1 Quy hoạch, kiến thiết thành phó +: + ++s++E++E£+keteEeEsrrrerkerxee 71
2.3.2 Kinh 1, 8N nẼ8h he 81
2.3.3 Dân cư - Xã hội - Văn hÓd << << SE EEEEEEEEkkkkkk k2 87
2.4 Tid K6t 8n 6 ẽ ::ÖŒ- 90
Chương 3 THỰC TRẠNG THÀNH PHÓ NAM ĐỊNH
GIAI DOAN 1986 - 2018 ¿2:22 22222E22EE22122112711271211211211211 211 1c 92
3.1 Thành phố Nam Dinh giai đoạn (1986-1996) - S5 3+ *+vEsseerseeersserrs 92
3.1.1 Quản lý xây dựng đô fφ cv kg key 92
EU Kini na 95
3.1.3 Dân cư - Xã hội - Văn hÓA - -<c v9 ket 102
3.2 Thành phố Nam Định giai đoạn 1997-2018 -¿-¿ ++cx£xczxzrserxees 104
3.2.1 Quan ly xGy Aung AO ANE nan cố 104
4.1 Bối cảnh trong nước va quỐc tẾ - 2 2© +++E++EE+EE+2EE2EEEEEtrErrrrrkerreee 141
4.1.1 Các yếu tố quốc té và khi VUC cesseescessessesssessessessesssessessessesssessessesssssessees 1414.1.2 Các yeU tO (ONG NƯỚC 2-5c- 5252 SE‡EE‡EEEEEEEEEEEE21111111111 tre, 1424.2 Đặc điểm, vai trò của thành phố Nam Định trong mối liên kết vùng
Những cơ hội và thách thức trên con đường phát triễn - 2-5-5: 144
4.2.1 Đặc điểm, vai trò của thành phố Nam Định trong mối liên kết vùng 144
4.2.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức -: 152
Trang 74.3 Dự báo khuynh hướng biến đổi thành phố Nam Định - 2 25+ 156
4.3.1 Định hướng xây dựng và phát triển thành phố Nam Định 156
4.3.2 Dự báo và đánh giá khuynh hướng biến đổi thành phố Nam Định 1604.4 Đề xuất một số giải pháp phát triển thành phố Nam Dinh 165
4.4.1 Nhóm giải pháp CHUNG ch tnnngnHệt 165
4.4.2 Nhóm giải pháp cụ thể, - 5+5 +E+t‡EEEKEEEEEEEEEE11111111.11 11111 174
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN 2¿©222+‡2E2E2EE221221 2112112212121 tre 186
18801200897 )/842 621 4 ÔÒỎ 187PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CHU VIET TAT
CNH - HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DHQGHN Dai hoc Quéc gia Hà Nội
FDI Dau tu trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
GS Giáo su
GRDP Tổng sản phẩm trên địa ban (Gross Regional Domestic Product)HĐND Hội đồng nhân dân
HIX Hợp tác xã
KCN Khu công nghiệp
KHXH&NV Khoa học xã hội va nhân văn
LATS Luận án tiến sĩ
TTLTQG Trung tam luu trit Quéc gia
UBND Uy ban nhan dan
XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 9DANH MỤC BANG BIEU, SƠ DO, BAN DO, HÌNH ANH
I DANH MUC HINH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính thành phô Nam Định -. 2-52 5+ ©5++sz+cs+2 15Hình 1.2 Hệ thống sông hồ va địa hình thành phố Nam Định -. - 17Hình 2.1 Bản đồ thành phố Nam Định cuối thế kỷ XIX - - 51Hình 2.2 Bản đồ Thành phố Nam Dinh 1924 2 2 ¿+ x+E++E++££zEz+Ez+xzei 64Hình 3.1 Phân khu chức năng thành phố Nam Định - 2-5 2 s2 2+2 105Hình 3.2 Sơ đồ cấu trúc thành phố Nam Định - 2-2 2+2 x+x+£++Ez£+zxzzez 109Hình 3.3 Mật độ dân cư tại thành phố Nam Định 5 5-5 <+++<<+++<x+2 125Hình 4.1 Sơ đồ giao thông thành phố Nam Định 2-2 sz+sz+zs+cxze: 153Hình 4.2 Sơ đồ dự kiến điều chỉnh mở rộng ranh giới hành chính
thành phố Nam Định ¿- ¿- - ®SE+EE£EE+EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE17111 11111110 163
II DANH MỤC BANG
Bảng 2.1 Diện tích đồn điền của người Pháp lập tại thành phố Nam Định 73Bang 2.2 Phát triển nông nghiệp thành phố Nam Định giai đoạn 1960-1962 85Bang 3.1 Giá tri tong sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tinh
Nam Dinh (Gid so sénh 1994) 1 97
Bảng 3.2 Diện tích trồng trọt thành phố Nam Định giai đoạn 1991 - 1995 101Bang 3.3 Dân số trung bình và số nhân khẩu nông nghiệp thành phố Nam Định
bì )0s(00 500111 44 102
Bang 3.4 Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 - 2015 -. - 113
Bảng 3.5 Quy mô và tăng trưởng công nghiệp thành phố Nam Định
giai đoạn 2000 - 2 ÏŠ5 - tt HH HH HT TH TH HH HH TT nh 114
Bảng 3.6 Số lượng các công ty sản xuất tại 2 KCN thành phố Nam Định 116Bảng 3.7 Một số chỉ tiêu ngành thương mại dịch VỤ 5+ +-s+++<ss++s+ 118Bảng 3.8 Giá tri sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp giai đoạn 2010-2015 122Bang 3.9 Thống kê dân số thành phố Nam Định năm 1999, 2009, 2019 124
Trang 10Bảng 3.10 Tốc độ tăng/giảm dân số thành phố Nam Định
qua hai cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và 2019 . 126Bang 3.11 Lao động dang làm việc trong nền kinh tế quốc dân - 128Bảng 3.12 Lao động trong ngành công nghiệp thành phố Nam Định
giai đoạn 2000 - 21 Ñ 1h HH HH HH HH HH Thư 129
Bang 3.13 Phân bố lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
trên địa bàn thành phố Nam Định giai đoạn 2010-2016 ¿+55 +++<+++ss++ 130
II DANH MỤC BIEU DO
Biểu đồ 2.1 Diễn biến dân số của thành phố Nam Định giai đoạn 1954-1976 88Biểu đồ 3.1 Tổng sản lượng lương thực thành phó giai đoạn 1990-1995 100Biểu đồ 3.2 Quy mô lao động các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn
thành phố Nam Định tại thời điểm năm 2017 ¿ ¿©+2++++++zx++x++zsezex 115Biểu đồ 4.1 Số sinh viên tuyên sinh tại các trường trung cấp chuyên nghiệp,
cao đăng và đại học giai đoạn 2010 - 21Ó 2c 112112 11111111111 re 148
Trang 11MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tài
Năm 2016 dân số đô thị toàn cau là hơn 4 tỷ người, chiếm 54,3% dân số thé
giới Dự báo đến năm 2030 dân số đô thị sẽ tăng lên 5 tỷ người, chiếm 61% dân số
thé giới Đô thị hóa đang và sẽ diễn ra nhanh chóng nhất ở các nước đang pháttriển Tốc độ tăng dân sé trung bình là 2,3% mỗi năm trong giai đoạn 2000-2030,đưa tỷ lệ dân số đô thị của các nước đang phát triển từ 42% năm 2003 tăng lên
57% năm 2030 [131].
Các khu vực đô thị ngày cảng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng.
Quá trình đô thị hoá sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh
tế nhờ hiệu ứng tập trung, chang hạn như thị trường lao động sẽ có quy mô lớnhon và hoạt động hiệu quả hon, chi phí giao dịch thấp hơn và tri thức được lan tỏa
dễ dàng hơn.
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện đổi mới đất nước vào năm 1986, dân số đô thị
bắt đầu tăng nhanh Quá trình đô thị hóa nhanh chóng là một điểm nhắn quan trọngtrong quá trình phát triển của Việt Nam trong những thập kỷ qua Nếu như năm
1991, Việt Nam có tổng số 458 đô thị thì tính đến tháng 5/2019, cả nước có 833 đôthi, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 20 đô thi
loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại HI, 85 đô thị loại IV va 652 đô thị loại V, tỉ lệ
đô thị hóa đạt 38,5% [147].
Dân số đô thị hiện nay là 33.122.548 người, chiếm 34,4% tổng dân số cảnước Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực đô thị giai đoạn 2009 - 2019 là2,64%/năm, gấp hơn hai lần tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của cả nước và gấp sáulần so với tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực nông thôn cùng giai đoạn [78]
Thành phố Nam Định là một đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nam Định Nằm tại
vị trí trung tâm nam đồng bằng sông Hồng, Nam Định đã sớm trở thành một trung
tâm chính tri, văn hóa ngay từ thế ky XIII Năm 1262, với sự kiện vua Trần ThánhTông cho xây dựng phủ Thiên Trường đã đặt dấu mốc đầu tiên cho một đô thị Nam
Định sau này Trải qua suôt chiêu dài lịch sử với nhiêu sự phát triển thăng trâm,
Trang 12vùng đất này đã nhiều lần đổi tên như Thiên Trường, Vị Hoàng, Sơn Nam rồi Tran
Nam Định vào năm 1822, tỉnh Nam Định năm 1831.
Sang thế kỷ XX, với sự kiện Toàn quyền Đông dương ra nghị định NamĐịnh trở thành thành phố cấp III vào ngày 17/10/1921 đã là cột mốc đánh dau NamĐịnh trở thành một đô thị hiện đại, một thành phố với sự phát triển về công thương
nghiệp vượt trội so với xung quanh.
Trong những giai đoạn tiếp theo, với một bề dày truyền thống và vai trò quantrọng trong lịch sử, quá trình thay đối địa giới hành chính, Nam Định luôn luôn trởthành tỉnh ly của các tỉnh hợp nhất như Nam Hà (1965), Hà Nam Ninh (1976), rồitỉnh Nam Hà (1992) và tỉnh Nam Định từ 1996 đến nay
Có thé nói, bat đầu từ hành cung Tức Mặc — Thiên Trường đến Vị Hoàng rồiđến thành phố Nam Định hiện nay là một quá trình vận động, chuyền biến theo thời
gian để phát huy một cách có hiệu quả những lợi thế mà Nam Định đã và đang nắm
giữ Tính hiệu quả ở đây chính là sự phát triển của một đô thị đã được khang địnhvới những thành tựu vừa là nơi hội tụ vừa có sức lan tỏa cả về văn hóa, kinh tế và
chính tri.
Tuy nhiên, bước sang thời kỳ hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, thành phốNam Định sẽ làm cách nào để tiếp tục khẳng định vị thế đó Những lợi thế dé làmnên một trung tâm chính trị như Thiên Trường hay trung tâm kinh tế như VịHoàng và thành Nam vào dau thế ky XX có còn là nguồn lực phát triển đô thịNam Định hiện nay không và thành phố Nam Định sẽ phát huy những tiềm lực đónhư thế nảo
Từ việc nghiên cứu này, trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá quá trình phát triểncủa đô thị Nam Định trong lịch sử sẽ góp phần cho các nhà quản lý và hoạch địnhchính sách có nhận thức đúng đắn và toàn diện hơn về tiềm năng va thế mạnh củaNam Định Với mong muốn đóng góp vào việc giải quyết một vần đề cấp bách củathực tiễn hiện nay, nghiên cứu sinh chọn tên dé tài “Dé thi Nam Định: Quá trìnhhình thành, thực trạng và khuynh hướng biến đổi” làm chủ đề nghiên cứu của
luận án tiên sĩ chuyên ngành Việt Nam học.
Trang 132 Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án
2.1 Mục tiêu
- Nghiên cứu xác định những đặc trưng chủ yếu và khuynh hướng biến đổi
của đô thị Nam Định trong suốt quá trình hình thành và phát triển
- Đề xuất giải pháp góp phần thực hiện chủ trương xây dựng thành phố NamĐịnh trở thành trung tâm đồng bằng nam sông Hong
2.2 Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa và xác định cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu quá trình hình
thành, thực trạng và xu hướng biến đổi của thành phố Nam Dinh
- Khái quát quá trình hình thành và phát triển của thành phố Nam Định trongchặng đường lịch sử từ TK XIII cho đến năm 2018
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và khuynh hướng biến đổi củathành phố Nam Định
- Tư van, phản biện chính sách và chiến lược phát triển thành phố Nam Định
trong bối cảnh hiện nay
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển với tư cách là mộtkhông gian lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội của thành phố Nam Định theo các
phương diện chủ yếu như: thé chế; đô thi; hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian: phạm vi nghiên cứu của luận án là địa bàn thành
phố Nam Định hiện nay, bao gồm các xã ngoại thành, phường nội thành và một số
đô thị Việt Nam qua các thời kỳ Đối với đô thị cổ, do hạn chế về nguồn tư liệu thống
kê nên cho đến nay có rất Ít công trình nghiên cứu cấu trúc đô thị cô Việt Nam dựatrên những phân tích thực nghiệm mang tính chất hệ thống mà đa số là đánh giá đặc
Trang 14điểm và chức năng của các đô thị Đối với tiêu chí đánh giá đô thị hiện nay, mặc dùLuật Quy hoạch đô thi đã xây dựng hệ thống tiêu chí dé xếp loại đô thị song có théthấy một số tiêu chí về cơ sở hạ tầng, kiến trúc cảnh quan còn mang nhiều định tính
mà chưa cụ thê Điều đó lại càng khó khăn hơn khi áp dụng hệ thống tiêu chí hiện nay
dé quy chiếu lại các giai đoạn trước vì sự không đồng nhất về nguồn tư liệu Chính vìvậy luận án chỉ tập trung đánh giá về đô thị Nam Định dựa trên 3 tiêu chí chủ yeu laquy hoach, kién thiét d6 thi; Kinh tế: Van hóa — Xã hội — Kinh té Trong đó, từng giaiđoạn lịch sử sẽ tập trung giải quyết một số van đề sau:
+ Giai đoạn thành phố Nam Định dưới thời phong kiến cho đến năm 1945:Trinh bày khái lược lịch sử hình thành và biến đối của thành phố Nam Định với tư cách
là một đô thị trung đại và cận đại ở hạ châu thé sông Hồng: Giai đoạn 1945 đến 1986:Đánh giá khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Nam Định vừa kế thừa cáctiềm lực truyền thống vừa có những bước phát triển trong điều kiện lịch sử mới
+ Giai đoạn 1986 đến 2018: Trên cơ sở các tiêu chuẩn của phân loại đô thị do
Bộ Xây dựng ban hành đánh giá mức độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phốNam Định Phân tích thực trạng và đánh giá vai trò, vị trí của Nam Định trong mối
liên kết với các địa phương trong tinh và khu vực đồng bang nam sông Hong Từ đó
đề xuất giải pháp phù hợp với xu hướng biến đổi của Nam Dinh trong giai đoạn tới
4 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Xây dựng cơ sở lý luận với những tiêu chí cụ thể để làm căn cứ đánh giá
thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển thành phố Nam Định
- Góp phần tái hiện lại không gian lịch sử văn hóa thành phố Nam Định vớinhững đặc trưng của một đô thị trung tâm vùng duyên hải châu thé sông Hồng
- Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà quản lý, hoạch định
chính sách có thêm một góc nhìn về giá trị truyền thống, thực trạng và xu hướngbiến đôi của thành phố Nam Dinh Qua đó có thé đưa ra chính sách quy hoạch pháttriển thành phố Nam Định trong thời gian tới
- Luận án góp phần nghiên cứu về thành phố Nam Định băng phương pháp liênngành theo hướng tiếp cận khu vực học Nội dung luận án và hệ thống tư liệu thamkhảo được sưu tầm trong quá trình nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu phục vụ cho công
tác nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Việt Nam học, đô thị học, lịch sử đô thị
10
Trang 155 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
5.1 Về mặt lý luận
Luận án làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về quá trình hình thành và pháttriển đô thị, phương pháp đánh giá, phân loại vai trò, vị trí, tam quan trọng củathành phố Nam Định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định nóiriêng va vùng Nam đồng băng sông Hồng nói chung, khang định các yếu tố ảnh
hưởng tới phát triển và phát huy vai trò của thành phố Nam Định trong cả tiến trình
phát triển lịch sử của mình
Góp phan bé sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho phương pháp nghiên cứu khu
vực học hiện đại, đánh giá thực trạng phát triển và khuynh hướng biến đổi các đôthị trong bối cảnh hiện nay
5.2 Về mặt thực tiễn
Khái quát bức tranh tổng thể về quá trình hình thành, sự ra đời và phát triểncủa thành phố Nam Định từ thé ky XIII đến nay, trong đó có đánh giá mức độ CNH,HĐH và đô thị hóa của thành phố Nam Định sau hơn 30 năm đổi mới (giai đoạn từ
1986 đến 2018) với các tiêu chí trong lĩnh vực kinh tế, xã hội Đặc biệt là phân tíchtiềm lực và những nguyên nhân phát triển của thành phố Nam Định từ thời phongkiến cho đến thời Pháp thuộc, luận án sẽ phân tích những ưu điểm, tồn tại và hạnchế trong sự phát triển của thành phố Nam Định trong bối cảnh hiện nay Từ đónhận định khuynh hướng phát triển, đề xuất các giải pháp tăng cường phát huy cáctiềm lực sẵn có góp phan cho sự phát triển của thành phố Nam Định trong tương lai
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án baogồm 4 chương như sau:
Chương 1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu, lịch sử van dé, cơ sở lí thuyết và
phương pháp nghiên cứu.
Chương 2 Khái lược quá trình hình thành và phát triển thành phố Nam Địnhđến năm 1986
Chương 3 Thực trạng thành phố Nam Định giai đoạn 1986 — 2018
Chương 4 Đặc điềm và khuynh hướng biến đôi của đô thị Nam Định
II
Trang 16CHUONG 1 TONG QUAN VE DIA BAN NGHIÊN CỨU, LICH SU VAN DE,
CO SO Li THUYET VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU
1.1 Tổng quan địa bàn thành phố Nam Định
1.1.1 Vị trí địa lý và sự thay đổi hành chính
Thành phố Nam Định có vị trí địa lý phía đông giáp tỉnh Thái Bình và các
huyện Nam Trực, Mỹ Lộc; phía tây giáp các huyện Vụ Bản, Mỹ Lộc; phía nam giáp
các huyện Vụ Bản, Nam Trực; phía bắc giáp huyện Mỹ Lộc
Thời Hùng Vương, vùng đất này là bộ Lục Hải; thời Hán thuộc quận Giao
Chi Các sách Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiéu Năng Tĩnh và Đại
Nam nhất thong chí của Quốc sử quán triều Nguyễn cho biết sang tới thời Lý, vùng
đất này thuộc lộ Hải Thanh Đến đời Trần Thái Tông đổi tên là Thiên Thanh Năm
1262, vua Trần Thánh Tông đổi tên Thiên Thanh thành Thiên Trường Khu vựcthành phố Nam Định hiện nay với hai cung điện Trùng Quang và Trùng Hoa là thủphủ của phủ Thiên Trường, được coi là kinh đô thứ hai của vương triều Trần bên
cạnh kinh đô Thăng Long.
Thời thuộc Minh, vùng đất này thuộc huyện Mỹ Lộc của phủ Phụng Hóa
(phủ Thiên Trường đổi ra) Thời vua Lê Thái Tổ thuộc Nam đạo, đến năm 1466 đặtlàm Thiên Trường thừa tuyên, năm 1469 gọi là Sơn Nam thừa tuyên Thời HồngĐức gọi là xứ Sơn Nam; thời Tây Sơn nơi đây là thủ phủ của trấn Sơn Nam hạ.Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi tên là tran Nam Định Trong suốt giai đoạn thé
kỷ XVIII-XIX, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, khu vực thành phố NamDinh chính là ly sở của trần Sơn Nam Hạ
Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), huyện Mỹ Lộc được tách làm 2 là huyện Thượng Nguyên và huyện Mỹ Lộc thuộc phủ Thiên Trường (thời Tự Đức gọi là phủ
Xuân Trường) tỉnh Nam Định Thành phố Nam Định hiện nay là một phần đất của
cả hai huyện Thượng Nguyên và Mỹ Lộc.
Thời gian này, huyện Mỹ Lộc có 7 tổng (Đệ Nhất, Như Thức, Mỹ Trọng, Kim
Lũ, Cảo Môn, Đông Mặc, Ngũ Trang), địa phận thành phố Nam Định gồm các tổng
Đông Mặc, Mỹ Trọng và một phần các tổng Đệ Nhất, Như Thức, Cao Đài Huyện
Thượng Nguyên gồm 5 tổng (Cổ Viễn, Cao Đường, Đồng Phù, Hư Tả, Bách Tính);
địa phận thành phố Nam Định gồm có tổng Đồng Phù và một phan tổng Cao Đường
12
Trang 17Sách Nam Dinh dia dư chi mục lục của Nguyễn Ôn Ngọc cho biết vào cuối
TK XIX, khu vực thành phố Nam Định luôn trong cảnh thuyền bè chật bến, buôn
bán tap nap chỉ sau Hà Nội Lúc này thành phố Nam Định có tổng cộng 12 phố là:
VỊ Xuyên, Vĩnh Lại, Đô Xá, Đồng Lạc, Hai Cơ, Cửa Bắc, Vĩnh Ninh, Yên Lạc,
Đông Thành, Tả Trường, Định Tĩnh, Năng Tĩnh.
Sau khi chiếm được thành phố Nam Định, thực dân Pháp gap rút xây dựng
các cơ sở kinh tế công thương nghiệp Chính vì vậy, Nam Định nhanh chóng trở
thành một trung tâm công nghiệp lớn của Bắc Kỳ nói riêng, toàn xứ Đông Dươngnói chung Trên cơ sở đó, ngày 17/10/1921, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị địnhthành lập thành phố Nam Định được hưởng quy chế thành phố cấp III
Sau Cách mạng tháng 8/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa quy định trong Sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945, Nam Định là thành
phố đặt dưới quyền cấp kỳ (Bắc BO) và là đơn vị hành chính tương đương và tồn tại
song song với tỉnh Nam Định.
Ngày 24/1/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiếp tục ký sắc lệnh số 11 về việc tổ chức chínhquyền nhân dân tại các thị xã lớn Theo như tinh thần của sắc lệnh mới thì thànhphố Nam Định được gọi là thị xã Nam Định và trực thuộc sự quản lý của tỉnh Nam
Định và tương đương với các huyện khác trong tỉnh.
Tới năm 1950, sáp nhập 4 xã Lộc An, Mỹ Xá, Lộc Hoà, Lộc Hạ của huyện
Mỹ Lộc vào Thị xã Nam Dinh
Ngày 3/9/1957 Phủ Thủ tướng đã ban hành nghị định số 405/ TTg sáp nhậpthành phố Nam Định vào tỉnh Nam Định và đặt Ủy ban hành chính thành phố NamDinh trực thuộc sự chỉ đạo của Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định [109]
Ngày 8/8/1964, chuyển 5 xã: Lộc An, Lộc Hạ, Lộc Hòa, Lộc Vượng, Mỹ Xá
về huyện Mỹ Lộc quản lý
Năm 1965, hai tỉnh Hà Nam và Nam Định sáp nhập thành tỉnh Nam Hà,
thành phố Nam Định trở thành tỉnh ly tỉnh Nam Hà
Ngày 13/6/1967, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 76/CP về việc sáp
nhập toàn bộ huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định
13
Trang 18Năm 1975, hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình sáp nhập thành tỉnh Hà Nam
Ninh, thành phố Nam Định là tỉnh ly tỉnh Hà Nam Ninh, gồm 10 phường: Cửa Bắc,Năng Tĩnh, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Quang Trung, Trần Đăng Ninh, TrầnHưng Đạo, Trần Tế Xương, Trường Thi, VỊ Xuyên và 15 xã: Lộc An, Lộc Hạ, Lộc
Hòa, Lộc Vượng, Mỹ Hòa, Mỹ Hưng, Mỹ Phúc, Mỹ Tân, Mỹ Thắng, Mỹ Thành,
Mỹ Thịnh, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Trung, Mỹ Xá
Ngày 27/4/1977, sáp nhập 9 xã: Mỹ Thịnh, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Thành,
Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Phúc, Mỹ Hưng, Mỹ Trung vào huyện Bình Lục
Ngày 12/1/1984, sáp nhập 2 xã Mỹ Trung và Mỹ Phúc thuộc huyện Bình
Lục vào thành phố Nam Định
Năm 1985, phường Trường Thi được chia thành hai phường là Trường Thi
và Văn Miếu; phường Năng Tĩnh thành hai phường Ngô Quyền và Năng Tĩnh;
phường Cửa Bắc chia thành Cửa Bắc và Bà Triệu; phường Vị Xuyên thành Vị
Xuyên và Vị Hoàng; phường Tran Tế Xương thành Ha Long và Tran Tế Xương
Tháng 8/1991, tỉnh Hà Nam Ninh tách thành hai tỉnh là Nam Hà và Ninh
Bình, thành phô Nam Định là tinh ly của tỉnh Nam Hà Tháng 11/1996, tỉnh Nam
Hà lại tách thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam, thành phố Nam Định tiếp tục là
tỉnh ly của Nam Định Cùng với sự chia tách giữa hai tỉnh Nam Định và Hà Nam thì
đồng thời chuyên 7 xã Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Hà, Mỹ Thịnh, Mỹ Thành, Mỹ
Thắng, Mỹ Hưng thuộc huyện Bình Lục về thành phố Nam Định quản lý.
Ngày 2/1/1997, tiếp tục sáp nhập hai xã Nam Vân và Nam Phong của huyệnNam Ninh vào thành phố Nam Định Thành phố Nam Định lúc này có diện tích tự
nhiên 6.760 ha, dân số 263.600 người, được chia thành 25 phường, xã
Ngày 26/2/1997, Chính phủ lại tách 11 xã: Mỹ Trung, Mỹ Hưng, Mỹ Hà,
Mỹ Thang, Mỹ Thịnh, Mỹ Tiến, Mỹ Thuận, Mỹ Thành, Mỹ Tân, Lộc Hòa dé táilập huyện Mỹ Lộc Thành phố Nam Định sau khi điều chỉnh địa giới hành chínhcòn lại 3.887,02 ha diện tích tự nhiên, dân số 232.640 người, được chia thành 15
phường, 6 xã.
Ngày 6/9/1997, chuyên xã Lộc Hòa của huyện Mỹ Lộc vào thành phố NamĐịnh Thành phố Nam Định có 4.545,14 ha diện tích tự nhiên, dân số 240.784
14
Trang 19người, gồm 15 phường: Hạ Long, Trần Tế Xương, Vị Xuyên, Vị Hoàng, PhanĐình Phùng, Nguyễn Du, Quang Trung, Ngô Quyên, Bà Triệu, Năng Tĩnh, CửaBắc, Trần Hưng Đạo, Trường Thi, Văn Miêu, Trần Đăng Ninh và 7 xã: Nam Vân,
Nam Phong, Lộc Vượng, Lộc Hạ, Mỹ Xá, Lộc An và Lộc Hoà Ngày
29/9/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận thành phố Nam
Định là đô thị loại II.
Ngày 9/1/2004, thành lập phường Lộc Vượng trên cơ sở xã Lộc Vượng;
thành lập phường Lộc Hạ trên cơ sở xã Lộc Hạ; thành lập phường Thống Nhất trên
cơ sở một phần đất của các xã Lộc Vượng, xã Lộc Hạ, phường Quang Trung và VỊHoàng: thành lập phường Cửa Nam trên cơ sở một phần diện tích đất của xã NamPhong và xã Nam Vân; thành lập phường Trần Quang Khải trên cơ sở một phầndiện tích dat của phường Năng Tĩnh Thành phố Nam Định có 20 phường và 5 xã.Ngày 28/11/2011, Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Nam Định là đô thịloại I trực thuộc tỉnh Nam Định Ngày 16/7/2019, chuyên 2 xã Lộc Hòa và Mỹ Xáthành 2 phường Thành phố Nam Định có 22 phường và 3 xã với tổng diện tích
4.641 ha như hiện nay.
XÃ TÂN THÀNH HUYỆN NAM TRUC
HUYỆN VỤ BẢN ; CẤU XA NAM TOAN
XÃ NGHĨA AN
Hình 1.1 Bản đồ hành chính thành phố Nam Định
(Nguồn: UBND thành phố Nam Định)
15
Trang 201.1.2 Điều kiện tự nhiên, địa hình
Tinh Nam Định nam giữa hai con sông Hồng và sông Day Tính chat châuthổ của vùng hạ với những đặc điểm dốc tự nhiên trong tỉnh Nam Định khiến cho
sông Hồng tại đây phải phân ra nhiều chi lưu để có thé thoát nước nhanh ra biển,
trong đó quan trọng nhất là sông Nam Định (sông Đào), rồi đến sông Ninh Cơ.Sông Dao là sông vận chuyên nước thứ 3 của sông Hồng sau trạm Sơn Tây Như thế
có nghĩa là tỉnh Nam Định chịu sức ép rất lớn của nước sông Hồng và thuỷ triều
biên Đông Điều này cũng cắt nghĩa tam quan trọng của hệ thống đê sông, đê biển
và các dòng sông chỉ chít trong nội đồng Hệ thống sông ngòi đóng vai trò đặc biệtquan trọng trong tiến trình lịch sử của tỉnh Nam Định nói chung và thành phố NamĐịnh nói riêng Không chỉ đóng vai trò cung cấp phù sa mà còn cung cấp nước phục
vụ tưới tiêu và giao thông đường thuỷ Hon nữa, với vị trí gần sông giáp biên, NamĐịnh có nhiều điều kiện dé phát huy lợi thế kiểm soát vùng cửa sông duyên hải, cửangõ của đất nước
Khu vực thành phố Nam Định hiện nay nằm sát sông Hồng (sông Thái Bình)
và được bao bọc bởi hai con sông là sông Đào (sông Nam Định) và sông Vĩnh Giang.
Sông Hồng và ngã ba Tuần Vường có thể coi là cửa ngõ đường thuỷ vàoNam Định, có ý nghĩa to lớn không chỉ về quốc phòng mà còn cả trên lĩnh vực kinh
tế Bên cạnh dòng chảy chính, sông Hồng và hệ thống chi lưu chang chit đã san sinh
ra một khu vực đất đai phì nhiêu không chỉ cấu tạo nên hình hài của Nam Định như
hiện nay mà còn là một trọng những yếu tố hình thành nên lịch sử, văn hiến của cả
vùng hạ lưu này.
Sông Vị Hoàng không phải là con sông dài và cũng không trực tiếp đồ rabiển, song lại có vị thé đặc biệt quan trọng Sách Hoàng Việt nhất thong dư địa chí
đã viết: “Cửa Liêu như yết hau, Vị Hoàng như then chốt” [26, tr 450] dé nói lên vai
trò quan trọng của dòng sông này đối với Nam Định Với hai điểm đầu và cuối đều
là ngã ba giữa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Day Vào thế kỷ XVII-XVII,
sông Vị Hoàng án ngữ tuyến đường thủy từ biển vào Thăng Long, từ miền đất phía
nam với phố Hiến, Thăng Long Đây cũng là tuyến đường chiến lược cho các cuộc
16
Trang 21hành binh và vận chuyên lương thực từ Thăng Long vào vùng Thanh Nghệ Bêncạnh đó, dòng sông Vị Hoàng cũng đã thê hiện vai trò quan trọng trong giao thương
với các thi trường nội dia và nước ngoài VỊ trí hợp lưu giữa sông Vi Hoàng và sông
Day chính là vùng đất Độc Bộ (Yên Nhân - Y Yên) đã được ghi chép nhiều trong
các hôi ký của người nước ngoài vào giai đoạn này.
(Nguôn: Thuyết minh điều chỉnh quy hoạch chung thành pho Nam Định
đến năm 2025)
Sông Vĩnh Giang không có lưu lượng nước lớn như sông VỊ Hoàng hay sông
Đào nhưng lại có vai trò đặc biệt đối với giao thông đường thuỷ dưới thời Trần Từ
kênh Phụ Long, sông Vĩnh Giang chảy qua các cung Đệ Nhị sang cung Đệ Nhất, cung Đệ Tam, làng Văn Hưng vòng qua Liễu Nha lên cung Trùng Quang, Trùng
17
Trang 22Hoa rồi chảy tiếp qua chùa Phổ Minh, qua làng Hậu Bồi, Phú Oc dé cuối cùng đồvào kênh Tiểu Cốc, nhập vào dòng An Tiêm Dòng sông Vinh đã nối toàn bộ cáccung điện, cùng hệ thống điền trang thái ấp của các quan lại nhà Trần với nhau, trở
thành con đường du ngoạn của vương phi công tử nhà Trần Dọc theo dòng sông,bên cạnh các làng Liễu Nha trước kia là vườn liễu, làng Lựu Phố trước kia là vườn
lựu, làng Phương Bông là nơi múa hát phục vụ cung đình, làng Văn Hưng là nơi
bình văn thơ còn có các điền trang thái ấp Lộc Quý của Trần Thủ Độ, Hậu Bồi củaTrần Quang Khải Đặc biệt hơn nữa, nơi đây cũng là nơi đồn trú của đội quân Thiên
Thuộc, một đội quân bản địa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tôn
thất nhà Trần
Pat đai Nam Định non một nửa có tuôi đời hơn 1000 năm, va già một nửa cótuổi đời dưới 1000 năm Về phía bac và phía nam đường bờ biển thé kỷ X được
đánh dấu bởi một vùng côn cát cô trên con đường vạch từ cửa sông Dao (ngã ba
sông Day) đến xã Nam Hồng huyện Nam Trực
Cũng chính vì yếu tô địa lý như vậy mà khảo sát hệ thống các di chỉ khảo cổ
học thời tiền sử cũng như hệ thống các di tích thờ các nhân vật từ thời Hùng Vương
cho đến nhà Đinh đều tập trung tại địa bàn các huyện phía bắc của tỉnh như Vụ Bản,
Ý Yên, Thành phố Nam Định và một phần phía bắc của huyện Nam Trực ngày nay.Còn công cuộc khan hoang của các huyện Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu,Nghĩa Hung thì được trải dai từ thế kỷ XV đến thé ky XIX
Khu vực tiến nhanh nhất là đi từ cửa Trà Lý đến cửa Hà Lạn, tập trung tại hai
bên tả hữu ngạn cửa Ba Lạt Khu vực thứ hai là cửa Đáy, mà nước cũng như phù sa
van chủ yếu từ sông Hồng dé vào sông Day, qua sông Dao Khu vực Giao Thuỷhàng năm được bồi khoảng 90ha và khu vực Nghĩa Hưng khoảng 32 ha Dat phù sasông Hồng còn rất phì nhiêu, ngay cả vùng đất mặn, nhất là đất mặn và ít, nếu được
rửa mặn thì năng suất cây trồng sẽ rất cao [69, tr 76].
Về địa hình, nhìn chung địa hình thành phố Nam Định tương đối băng
phẳng, cao độ từ 0,3 + 5,7m Thềm phía Nam sông Đào thuộc một địa hình bãi bồi
cao, trong khi phần phía Bắc sông thuộc địa hình bãi bồi thấp, có niên đại cô hơn
18
Trang 23Thành phố Nam Định có hướng dốc địa hình từ Tây sang Đông Tuy cùng làsốc phù sa, nhưng đất đai khu vực phía Nam màu mỡ, thuận lợi cho việc canh tác hơnhan khu vực phía Bắc Phía Nam là khu vực những làng hoa, cây cảnh nỗi tiếng xãNam Điền, xen lẫn với ruộng lúa Đất ở đây thuộc lọai phù sa ít chua, ít glây, tốt nhấtcủa tỉnh Nam Định Trong khi đó phía Bắc, ở những khu vực không làm nhà cửa thìchỉ trồng lúa Vùng này có năng suất lúa thấp nhất tỉnh Nam Định, vì thổ nhưỡng
thuộc lớp phù sa cô glay hóa mạnh Có thé nói giá trị nông nghiệp khu vực phía Bac
sông không cao Riêng những dải bãi bồi ngoài sông có đất phù sa bồi mới hàng năm,
là khu vực đặc biệt hấp dẫn cho việc trồng hoa, màu, tuy diện tích không lớn
1.1.3 Đánh giá chung về thành phố Nam Định hiện nay
- Thành phố Nam Định là trung tâm kinh tế, chính trị - xã hội của tỉnh NamĐịnh, là đầu mối giao thông giao lưu hàng hoá giữa các tỉnh và huyện lân cận, có hệthống giao thông đối nội, đối ngoại thuận tiện bao gồm cả đường sắt, đường thuỷ vàđường bộ là những động lực cơ bản thúc đầy phát triển kinh tế - xã hội của đô thị
- Năm trong vùng châu thổ sông Hồng, Nam Định có nền văn hóa dân gianphong phú với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa đa dạng với các loại hình nghệthuật như hát chèo, hát văn, rối nước cùng nhiều hội làng truyền thống với các
hoạt động như vật võ, bơi trải, rước kiệu Đặc biệt khu di tích hành cung Tức Mặc
- Thiên Trường là một khu di tích lịch sử văn hóa lớn, có nhiều giá trị Nơi đây từng
là một trung tâm văn hóa lớn trong suốt thế kỷ XIII-XIV và chứng kiến nhiều sựkiện thăng trầm của vương triều Trần trong lịch sử nước ta Qua mỗi thời kỳ lịch sử,dấu tích vật chất và giá trị tỉnh thần của di tích đã gắn bó sâu đậm trong đời sống
của người dân khu vực nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung Xung quanh di
tích còn có dấu tích của nhiều cung điện, chùa chiền khác của thời Trần như Đệ Tứ,
Hậu Bồi, Lan Hoa, Bảo Lộc Tat cả tạo nên một quan thé di tích lớn có giá trị lớn
trong việc giáo dục truyền thống dân tộc cho nhiều thế hệ mai sau cũng như việctham quan du lịch cho tất cả du khách trong và ngoài nước
- Về hạ tang đô thị và không gian kiến trúc: thành phố Nam Định là mộttrong những đô thị có hệ thống hạ tầng khá hoàn chỉnh, mật độ đường giao thông
cao, hệ thống cây xanh, chiếu sáng đô thị được quan tâm đầu tư, tạo hình ảnh đô thị
19
Trang 24khang trang Trung tâm nội thành được quy hoạch kiến trúc từ thời Pháp thuộc với
hệ thống đường hình ô bàn cờ cùng hệ thống công viên, vườn hoa chạy đọc theo bờ
sông Dao Cho đến ngày nay, quy hoạch kiến trúc đó cơ bản không thay đổi Ngoài
ra, một số khu đô thị mới của thành phố cũng đã được triển khai, với hệ số lấp đầykhá cao, tạo hình ảnh đô thị phát triển khá sầm uất
- Các mối liên kết nội vùng đã được tô chức khá tốt, đặc biệt là thông qua
quốc lộ 10 và quốc lộ 21 Hiện trang và các định hướng phát triển, đặc biệt là về ha
tầng kỹ thuật cho thấy thành phố Nam Định đang và sẽ được bổ sung các hạ tanggiao thông quan trọng dé kết nối tốt hơn với Thủ đô Hà Nội, với hành lang kinh tếven biên Bắc Bộ cũng như với trục động lực phát triển Bắc - Nam của toàn quốc
- Mục tiêu về kinh tế xã hội của thành phố Nam Định là trở thành trung tâmcủa vùng nam Sông Hồng Tiêu chí lớn nhất là Nam Định có thê tạo thành thế chân
vạc với trục phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long phía Bắc Tuy nhiên,
dé đạt được tiêu chí này trong tương lai, cần có những chiến lược kinh tế rat rõ ràng,tập trung vào một số ngành mũi nhọn, có khả năng khuếch tán cao, không đầu tư
dàn trải.
- Trong chiến lược kinh tế chung của tỉnh, dai ven biển tất nhiên có vai tròquan trọng Vì vậy, cần có sự nối kết chặt chẽ giữa thành phố và khu vực ven biển.Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ khai thác khu vực ven biển này như thế nào, cho mục
dich gì và nối thành phô Nam Định với điểm nào ven biển.
1.2 Nguồn tư liệu
1.2.1 Nguồn tư liệu lưu trữ
Tài liệu lưu trữ là nguồn tư liệu được quan tâm đầu tiên Tài liệu lưu trữkhông chỉ được đánh giá là nguồn sử liệu gốc, có độ tin cậy cao mà đây còn là
nguồn tư liệu đối chứng dé kiểm tra, đánh giá tinh chân xác của các nguồn tư liệu
khác Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, đặc biệt quan tâm đến các khối tài liệu
lưu trữ hiện dang được lưu giữ tại TTLTQG I, TTLTQG II, Chi cục Văn thư lưu
trữ tỉnh Nam Định và Cục Thống kê tỉnh Nam Định
Đối với khối tài liệu lưu trữ tại TTLTQG I, ở khối tài liệu tiếng Pháp sẽ tập
trung khảo cứu tại các phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ
20
Trang 25và Tòa sứ Nam Định Các hệ thống văn bản liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội
tổ chức bộ máy quản lý và những bước ngoặt quan trọng trong sự hình thành vàphát triển thành phố Nam Định thời thuộc địa (1884- 1945)
Nguồn tư liệu tại TTLTQG III là những tài liệu liên quan đến quá trình quyhoạch và phát triển thành phố Nam Định thời kỳ hiện đại của các phông Phủ Thủ
tướng, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Hành chính
Kháng chiến Liên khu 3 Đặc biệt là các tài liệu liên quan đến việc quy hoạch và pháttriển đô thị Nam Định từ sau năm 1954 Khối tài liệu liên quan đến việc Rumani giúpViệt Nam quy hoạch và phát triển đô thị Nam Định những năm 1973, 1974
Tài liệu lưu trữ tại Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh Nam Định chứa đựng những
thông tin quan trọng về quá trình phát triển và hội nhập của thành phố Nam Địnhtrong những thập niên cuối TK XX - đầu TK XXI Các tài liệu, báo cáo tổng kết
liên quan đến quy hoạch, tổng kết của các ngành và địa phương là nguồn tư liệu vô
cùng quan trọng cung cấp những thông tin có độ tin cậy cao dé phục vụ cho việc dựbáo tình hình phát triển của thành phố Nam Định trong tương lai
Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm tới các công trình thống kê về tình hìnhkinh tế xã hội của tỉnh Nam Dinh nói chung và thành phố Nam Định nói riêng doCục Thống kê Nam Định thực hiện trong thời gian qua Đó là các công trình: Kế:quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp tỉnh Nam Định năm 2002,Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2003, Niên giám thống kê tỉnh Nam Định từ năm
2000 đến năm 2017, Kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm
2012 tỉnh Nam Định, Niên giám thống kê thành phố Nam Định 2000 đến 2017 Ngoài ra, bộ sưu tập Tư liệu vùng dong bằng sông Hong do Bộ Khoa học và Côngnghệ biên soạn là khối tư liệu cung cấp các số liệu về tình hình phát triển kinh tế -
xã hội ở vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2000 -2016 Trong đó, có tư liệu vềdân số, diện tích, đơn vị hành chính của Nam Định năm 1997; các số liệu thống kê
về cơ cầu GDP, sản lượng công nghiệp, nông lâm nghiệp, thủy sản so với năm trướccũng được thống kê khá đầy đủ Từ đó có thể so sánh sự phát triên kinh tế - xã hộicủa Nam Định với các tỉnh khác trong vùng cùng thời điểm nghiên cứu Các kết quảnghiên cứu thống kê đã giúp luận án có cái nhìn hệ thống về các vấn đề liên quan
tới chủ đề nghiên cứu đồng thời tiết kiệm đáng ké thời gian va chi phí nghiên cứu
21
Trang 261.2.2 Thư tịch và các công trình nghiên cứu
Trước hết, luận án khai thác nguồn tư liệu đa dạng và phong phú ở các bộchính sử của các triều đại quân chủ ở Việt Nam như: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại
Việt sử lược Mặc dù nguồn tư liệu về khu vực Nam Định trong các bộ chính sửcòn khá tản mát nhưng đã cung cấp những thông tin có giá trị về quá trình hình
thành và phát triển của vùng đất trong suốt chiều dài của lịch sử
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về địa dư Nam Định cũng góp phần
quan trọng làm sáng tỏ nhiều van dé quan trọng trong diễn biến phát triển của thành
phố Nam Định Đặc điểm của các cuốn địa chí viết riêng về Nam Định là tư liệu
khá phong phú của từng địa phương thuộc tỉnh Nam Định, không chỉ trình bảy quá
trình phát triển, biến đổi của từng địa phương qua các thời kỳ lịch sử mà còn nói rõcác vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán
Ngoài ra, những ghi chép của người phương Tây về Nam Định là nguồnthông tin rat đa chiều và có giá tri Từ TK XVI, các giáo sĩ phương Tây đã có mặt ởNam Định để truyền giáo Trong suốt hành trình của mình, họ không ngừng ghi
chép và nghiên cứu về địa dư và con người ở mỗi vùng đất họ đi qua Luận án rất
quan tâm đến những ý kiến đánh giá của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer,Thống xứ Bắc Kỳ Henri Cucherousset, Gourou về vị thế và tiềm năng của thànhphố Nam Định ở cuối TK XIX đầu XX
Cùng với các ghi chép của người phương Tây thời thuộc địa, còn có một sốcác nghiên cứu của các học giả trong nước liên quan đến đô thị Nam Định Đặc biệt
là từ sau khi Việt Nam tiễn hành đổi mới đất nước, nghiên cứu về các đô thị trởthành một lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả ở Việt Nam Đó làcác nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Ngọc liên quan tới hệ thống cảng biểnvùng Đông Bắc Việt Nam TK XI - XIX, nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Chỉliên quan đến vai trò hành cung Thiên Trường và gần đây nhất là các nghiên cứucủa tác giả Trần Thị Thái Hà liên quan đến sự hình thành và phát triển của thànhphố Nam Định từ thế kỷ XIII đến TK XIX đã cho những lát cắt khác nhau về
Nam Định qua từng thời kỳ.
22
Trang 27Ngoài ra, không thể không nhắc đến những công trình nghiên cứu của cácnhà nghiên cứu trẻ khác đi sâu phân tích, đánh giá những khía cạnh khác nhau vềkinh tế, xã hội thành phố Nam Định thời hiện đại Các công trình nghiên cứu di
trước đã cho phép luận án kế thừa những nguồn tư liệu và những nhận định, đánh
giá về tiềm năng và tình hình phát triển của thành phố Nam Định trong từng giai
đoạn lịch sử của dân tộc.
1.2.3 Nguồn tư liệu ảnh, bản đồ
Đối với nguồn tư liệu bản đô, luận án sẽ khai thác tại các trung tâm lưu trữ,Thư viện Quốc gia Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Nam Định, Sở Xây dựng tỉnh NamĐịnh, Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định Bên cạnh đó, việc kế thừa nguồn tưliệu bản đồ của các nhà nghiên cứu di trước là một việc làm cần thiết nhằm bổ sungnguồn tư liệu còn thiếu sót
Đối với nguồn tư liệu ảnh nghiên cứu sinh tập trung khai thác các hình anh
về thành phố Nam Định thời thuộc địa tại Bao tàng tỉnh Nam Định, các hình anh vềthành phố Nam Định sau năm 1945 tại Thông tấn Xã Việt Nam và một số lượng lớnảnh do chính nghiên cứu sinh thực hiện trong quá trình điều tra khảo sát tại thực địa
1.2.4 Nguồn tư liệu điền dã tại thành phố Nam Định
Trong quá trình thực hiện luận án, sé cần phải tiến hành nhiều đợt khảo cứutại địa bàn thành phó Nam Định dé hình dung và kiểm chứng một số vấn đềnghiên cứu cụ thể của luận án Các thông tin, hình ảnh về những con đường, góc
phó, địa danh của thành phố Nam Định được khảo cứu và kiểm tra một cách kỹ
lưỡng qua quá trình nghiên cứu điền đã, đặc biệt là nguồn tư liệu văn bia, thần tíchthần sắc và hồi ức của những nhân chứng về những thời đoạn thăng trầm của lịch
sử thành phố Nam Định
Như vậy, nguồn tư liệu nghiên cứu về Nam Định là rất phong phú Luận ántập trung chủ yếu vào khai thác các tài liệu, tư liệu lưu trữ và các số liệu thống kênhằm đưa ra những nhận định đánh giá về tình hình thực trạng của thành phố NamĐịnh trong quá khứ và hiện tại đồng thời dự báo những triển vọng phát triển trong
tương lai.
23
Trang 281.3 Tong quan lịch sử nghiên cứu van đề
1.3.1 Các công trình nghiên cứu chung về hệ thống đô thị ở Việt Nam
Sau năm 1945, Việt Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân thống nhất nước nhà Bởi vậy, các nghiên cứu thời kỳ này ở Việt Nam chủyếu phản ánh đời sống kháng chiến, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và chống giặc ngoại
xâm dé góp phần vào công cuộc giải phóng đất nước Các nghiên cứu về tình hình
kinh tế xã hội nói chung và đô thị nói riêng chỉ thực sự được quan tâm ở những thập
niên cuối của TK XX, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc đồi mới
Đầu tiên đó là công trình nghiên cứu Đô thi cổ Việt Nam [128] của tập thé
tác giả ở Viện Sử học Việt Nam do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm
1989 Cuốn sách gồm 2 phần chính: Ở nội dung thứ nhất, các tác giả đi vào khái
quát hóa diễn biến và đặc điểm của đô thị cô ở Việt Nam từ đó đặt ra những van đề
của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam thời kỳ hiện đại; Ở phần thứ hai, cuốn sách giới
thiệu một số đô thị cổ ở Việt Nam như Cổ Loa, Luy Lâu, Hoa Lu, Hà Nội, VânĐồn Mặc dù chỉ viết về các đô thị từ TK XVIII trở về trước và không viết riêng
về Nam Định nhưng đây được đánh giá là một trong những công trình nghiên cứutiên phong và là nền tảng cho lĩnh vực nghiên cứu đô thị học ở Việt Nam từ khía
cạnh lịch sử, đặc biệt là cách đánh giá về quá trình hình thành, phát triển của các đô
thị cổ Việt Nam
Nối tiếp thành công của đô thị cổ Việt Nam, các tác giả Nguyễn Thừa Hỷ,
Nguyễn Văn Đăng và Đỗ Bang (2000), với công trình nghiên cứu Đô thi Việt Nam
dưới thời Nguyễn [33], tập thé tác giả đã cắt một lát cắt thời gian dé đi sâu vào
nghiên cứu những diễn biến của đô thị Việt Nam dưới thời Nguyễn - triều đại quân
chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam Đây là thời kỳ bắt đầu manh nha những biểuhiện ban đầu của quá trình Âu hóa các đô thị ở Việt Nam dưới tác động của quá
trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Đông Tây Ngoài Thăng Long và Huế là 2 đô thị có
vai trò quan trọng thì cuốn sách chủ yếu đánh giá những đô thị cảng Việt Nam như
Hải Phòng, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn cùng những giao thoa, biến đổi kinh tế
-xã hội của các đô thị giai đoạn tiền thực dân và thực dân Mặc dù cũng không đềcập tới Nam Định song cuốn sách đã cung cấp một nguồn tư liệu quan trọng về đô
thị ở Việt Nam, đặc biệt là xu thé hướng ra biên và đây mạnh phát triển thương mai
24
Trang 29Bước vào thời kỳ hội nhập, đô thị trở thành một lĩnh vực nghiên cứu có sức
hấp dẫn lớn đối với các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau Quá trình đô thịhóa đòi hỏi những nghiên cứu lý luận chuyên sâu và nghiêm túc về những khía cạnh
khác nhau của đô thị và quá trình đô thị hóa.
Tiếp cận ở khía cạnh khoa học quan lý có thé kế đến các công trình nghiên
cứu Đồ thi Việt Nam, tập 1 do Bộ xây dựng biên soạn năm 1995 [2] Đây là cuốnsách có phương pháp tiếp cận mới về đô thị học để đưa ra những dự đoán, quy
hoạch đô thị trong tương lai Cuốn sách dành một chương riêng đề tiếp cận hệ thống
đô thị Việt Nam thông qua quá trình hình thành và phát triển, những đặc trưng chủ
yếu của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam Từ đó đưa ra đánh giá tổng hợp về các
nguồn lực tác động đến mạng lưới đô thị Việt Nam Tuy nhiên, đô thị Việt Nammới chỉ khái quát ở tầm vĩ mô mà chưa di sâu nghiên cứu từng đô thị nhưng phan
nao đã cung cấp cho tác giả cái nhìn tổng quát về đô thi thế giới và Việt Nam dé
phân tích, so sánh với đô thị ở Nam Định.
Bên cạnh đó các công trình: Quy hoạch và quản lý đô thị của Trần Đình Ty;
Đô thị Việt Nam thời kỳ quá độ của Nguyễn Thị Thiềng, Phạm Thúy Hương, Patrick
Gubry, Franck Castiglioni, Jean- Michel Cusset; Quan ly môi trường đô thị ở Việt
Nam của Nguyễn Minh Ngọc và Hoàn thiện mô hình tổ chức và quản lý đô thị HàNội, luận cứ và giải pháp của Nguyễn Quang Ngọc, Đoàn Minh Huấn, Bùi Xuân
Dũng (đồng chủ biên) Các nghiên cứu này đã áp dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu liên ngành hiện đại để phân tích, đánh giá thực trạng từ đó đưa ra những giải
pháp nhằm phát triển đô thị ở Việt Nam hiện nay
Ở khía cạnh lịch sử, có thể kế đến công trình Lich sử đô thị Việt Nam - Turliệu và nghiên cứu của tập thê cán bộ, giảng viên Khoa Lịch sử Trường Đại họcKhoa học xã hội và nhân văn, Dai học Quốc gia Hà Nội [38] Đây là một tuyển tậpcông trình các bài viết khai thác các khía cạnh khác nhau của đô thị Việt Nam tronglịch sử Tuy nhiên, các nghiên cứu trong cuốn sách vẫn chủ yếu nghiên cứu, phân
tích các vấn đề của đô thị Việt Nam thời quân chủ mà chưa dành nhiều sự quan tâm
nghiên cứu về đô thị Việt Nam cận hiện đại.
25
Trang 30Gần đây nhất có thé ké đến bộ sách Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ
1859 - 1954 gồm 2 tập của tác giả Nguyễn Đình Tư [115] Đây là một công trìnhnghiên cứu đồ sộ, có hệ thống về quá trình thiết lập và hoàn bị chế độ cai trị của
thực dân Pháp ở Nam Kỳ trong vòng gần một thế kỷ Công trình đã trình bày mộtcách đầy đủ, hệ thống về cách thức tổ chức, cũng như những thay đổi trong bộ máy
chính quyền ở tất cả các cấp, chính sách cai trị trên hầu hết các lĩnh vực ở Nam Kỳ,xuyên suốt hơn 100 năm Trong tập 1 của bộ sách, tác giả đã giới thiệu quá trìnhhình thành và mô hình tổ chức quản lý nhiều đô thị tiêu biểu ở Nam Kỳ như: SàiGòn, Chợ Lớn, Long Xuyên, Mỹ Tho Hệ thong tư liệu, các nhận định, đánh giá
của tác giả là nguồn thông tin quan trong dé chúng tôi tiến hành so sánh và đối
chiếu để làm sinh động hơn kết quả nghiên cứu của mình
Ngân hàng Thế giới (2011) với báo cáo Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam, đã
đánh giá các khía cạnh và phương diện chính của quá trình đô thị hóa tại Việt Nam,
đồng thời xác định các xu hướng, cơ hội, thách thức và ưu tiên chính sách ưu tiên
mà chính phủ cần giải quyết để thực hiện mục tiêu nói trên Những kết quả phân
tích của báo cáo cung cấp cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ hơn về các yếu tố căn
bản trong quá trình đô thị hóa của Việt Nam, làm rõ những thách thức mà Việt Nam
đang đối mặt và xác định những lĩnh vực cần phân tích thêm dé giúp các nha hoạchđịnh chính sách giải quyết các thách thức này [46]
Năm 2014, nhà xuất bản Tri Thức cho ra mắt tuyên tập Phát triển đô thị bên
vững, các cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và thực tiễn Day là an pham
do cơ quan phát triển Pháp AFD dành cho “Khóa học mùa hè” được tô chức đào tạo
về các phương pháp phân tích trong các ngành khoa học xã hội cho các sinh viên,giảng viên, nhà nghiên cứu và những người làm trong lĩnh vực phát triển Phần 1
của tuyển tập là các tham luận đánh giá về đô thị dưới góc nhìn lịch sử, chính trị,
địa lý, kinh tế và các cách tiếp cận Phần hai là công cụ, phương pháp xây dựng vàquy hoạch đô thị, lãnh thổ, mô hình vận động của đô thị Có thé nói tuyên tập đãgiới thiệu nhiều phương pháp mới mẻ và hiện đại, giúp cho người đọc tiếp cậnnhững mảng chỉ tiết nhất về đô thị [131]
26
Trang 31Năm 2018, GS Nguyễn Quang Ngọc cho ra mắt cuốn sách Nồng thén và đô
thị Việt Nam - Lịch sử, thực trang và khuynh hướng biến đổi Đây là tuyên tập các
nghiên cứu của tác giả về nông thôn và đô thị Việt Nam với 3 phần là Nông thôn
Việt Nam, Đô thị Việt Nam và Tổ chức và quản lý nông thôn - đô thị Các bài viếttrong tuyên tập đưa ra các đánh giá về quá trình phát triển, giao thoa, biến đổi của
cả nông thôn và đô thị Nội dung cuốn sách có rất nhiều luận điểm đánh giá vềnguồn gốc và quá trình hình thành đô thị, góp phan lý giải quan hệ nông thôn, đô thịViệt Nam là mối quan hệ thường xuyên, trực tiếp và quy định lẫn nhau [48]
Các công trình nghiên cứu lấy đô thị làm đối tượng nghiên cứu, vì thế gầngũi hơn với dé tài và trong một số trường hợp, có gián tiếp đề cập đến đô thị NamDinh Tuy nhiên, van dé mới chỉ được giải quyết trên bình diện rộng Đô thị NamĐịnh có được nhắc đến, nêu ra cũng chỉ như những dẫn chứng chứ ít tìm kiếm đặc
thù của đô thị này.
1.3.2 Những nghiên cứu về thành phố Nam Định trước năm 1945
Trong suốt chiều đài của lịch sử dân tộc, Nam Định được biết đến như mộtvùng đất có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng, một vùng đất giàu truyềnthống văn hóa Bởi vậy ngay từ rất sớm, những địa danh nơi đây sớm được biênchép trong những cuốn địa du của các triều đại như Lich triéu hiến chương loại chí,
Đại Nam nhất thống chí, Hoàng Việt nhất thống du địa chi Bén cạnh đó là các tác
phẩm tỉnh chí như: Nam Dinh tân biên chí lược của Khiéu Năng Tĩnh (1915); NamĐịnh tinh địa du của Nguyễn Ôn Ngọc (1893); Nam Dinh tinh địa du chí mục luccủa Ngô Giáp Đậu (1916) Ngoài ra không thé không nhắc đến cuốn Dia dir Nam
Định do nguyên thanh tra các trường Nam Định là R.E.Michel soạn năm 1929 Đây
là cuốn sách đã được hiệu sách Mỹ Thắng phố Hàng Song, Nam Định xuất banphục vụ chương trình day học lớp sơ dang và bằng sơ học yếu lược do đó vănphong viết ngăn gon, đơn giản và dé hiểu, chỉ viết những nét khái quát nhất về địagiới, địa hình và dân số Đặc điểm của các cuốn sách này là nghiêng về phần thống
kê chứ ít đánh giá Bên cạnh đó, do địa bàn thành phố Nam Định lúc này chưa được
thành lập, vẫn thuộc 2 huyện Mỹ Lộc, Thượng Nguyên nên khó khăn trong việc
chắt lọc thông tin riêng về thành phố Nam Định
27
Trang 32Đối với các công trình nghiên cứu về Nam Định của người nước ngoài, đến
đầu TK XX mới xuất hiện những công trình nghiên cứu về tỉnh Nam Định Banđầu, những nghiên cứu về Nam Dinh năm trong tong thé chung của những nghiên
cứu về Bắc Kỳ Trong số này có thé ké đến công trình nghiên cứu của G Dauphinotvới nhan đề Le Tonkin en 1909: Extrait du bull Economique de I'Indochine Đây là
tap thứ 3 trong bộ sách nghiên cứu về tình hình kinh tế, xã hội Bắc Kỳ dau TK XX
Ở đây, thành phố Nam Định được nhắc đến dưới khía cạnh là một trong những nơi
tập trung dân cư lớn và khá phát triển của Bắc Kỳ cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Hải
Dương, Hưng Yén [136]
Tiếp đến có thé kê đến cuốn Xứ Bắc Kỳ ngày nay do Thống xứ Bắc Ky Henri
Cucherousset biên soạn, được Nhà in Edition de L’veil Economique Hà Nội xuất bảnnăm 1924 [29] Cuốn sách có tổng cộng 20 chương dé cập tới nhiều thay đổi kinh tế -
xã hội của Bắc Kỳ dưới bàn tay cai trị của người Pháp như công cuộc trị an, bảo hộ
của nhà nước Pháp, công cuộc cải tạo thủy lợi, xây dựng đường giao thông và kỹ
nghệ buôn bán của người phương Tây và người bản xứ Trong cuốn sách này, thànhphó Nam Định được nhắc đến như một đô thị lớn được người Pháp quan tâm xây
dựng và quy hoạch Chính vì vậy, cùng với Hải Phòng, Hòn Gai thì Nam Định có cơ
sở hạ tầng đô thi và vệ sinh dịch té tốt nhất Bắc Kỳ
Đặc biệt không thé không nhắc đến công trình nghiên cứu Người nông dân
châu thổ Bắc Kỳ của Pierre Gourou xuất bản năm 1936 [53] Đây là một công trình
nghiên cứu rất công phu và nghiêm túc về tình hình địa lý nhân văn của Bắc Kỳ đầu
TK XX như khí hậu vùng châu thổ sông Hồng, chống lụt lội, quá trình hình thành
và di dân, tập quán canh tác Trong tác phẩm này, Nam Định được tác giả dé cậpđến khá nhiều với những thống kê rat chi tiết về mật độ dân số cao và quá trình khaihoang lấn biến
Năm 1933, lần đầu tiên Nam Định trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập
trong chuyên khảo La Province et la ville de Nam Dinh của Camille Chapoulart
[134] Cuốn sách đã giới thiệu tương đối day đủ về tinh và đô thi Nam Dinh ở các
khía cạnh như về lịch sử, địa lý, nông nghiệp, thủy lợi, đê điều, đường sá, cầu công,
28
Trang 33ngân hàng, trường học Bên cạnh đó, cuốn sách còn cung cấp cho độc giá khá
nhiều hình ảnh đặc sắc về Nam Định những năm 1928 - 1930 Đây có thể coi làcông trình nghiên cứu của người nước ngoài chuyên sâu và có giá trị nhất về thànhphố Nam Định nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung trước năm 1945
Ngoài ra cũng có thé nhắc tới cuốn Foire exposition, décembre 1941 de Nam
Dinh ville et province [135] Thực chat đây như một cuốn cam nang giới thiệu tổng
quan về tình hình kinh tế - xã hội, các điểm nỗi bật của tình và thành phố Nam Định
dé phục vụ cho hội chợ triển lãm được tổ chức vào tháng 10/1941 Tuy nhiên,những thông tin trong cuốn sách này là nguồn sử liệu có giá trị để bô khuyết nhữnghạn chế của nguồn tư liệu về thành phố Nam Định thời thuộc địa
1.3.3 Những công trình nghiên cứu về thành phố Nam Định từ 1945 đến nay
Đối với các công trình nghiên cứu liên quan đến lịch sử, văn hóa truyền
thống, đầu tiên phải kế đến cuốn sách Thanh Nam xưa của tác giả Vũ Ngọc Lý, Sở
Văn hóa Thông tin Nam Dinh đã cho xuất bản năm 1997 [43] Đây là một côngtrình biên khảo công phu và tỉ mi về thành phố Nam Định trong lich sử Từng góc
phố, con đường được tác giả khảo cứu và giới thiệu chi tiết đến người đọc Cuốn
sách cung cấp rất nhiều tư liệu điền đã quan trọng cho các công trình nghiên cứu về
Nam Dinh sau này.
Tiếp đến là công trình Nam Định đất nước con người do Phạm Vĩnh biênsoạn đã cung cấp nhiều thông tin cần thiết cho người đọc khi tìm hiểu về đất nướccũng như con người Nam Định [129] Cuốn sách là tổng hợp nhiều kiến thức về các
lĩnh vực khác nhau, được tác giả kết cấu thành 8 phan, nhung kha ngan gon da bao
quat day đủ nội dung về điều kiện tự nhiên, lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh,địa giới hành chính, kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định Trong đó, phần lịch sửtác giả nêu ngắn gọn nguồn gốc hình thành con người, dòng họ và các tôn giáo, vănhóa của tỉnh Đối với nội dung kinh tế - xã hội, tác giả nêu khái quát các thành phầnkinh tế của tỉnh, giới thiệu một số công ty đầu tư vào Nam Định Ngoài ra, tác giả
cũng cung cấp nhiều số liệu mới phục vụ cho quá trình nghiên cứu về Nam Định từ
sau khi tỉnh được tái lập.
29
Trang 34Năm 2002, Tỉnh ủy Nam Định phối hợp với Khoa Lịch sử, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tiến hành biên soạn cuốn Dia chí Nam Định
[69] Đây là một công trình đồ sộ và có ý nghĩa rất quan trọng Cuốn sách đã quy tụ
được nhiều chuyên gia đầu ngành ở các lĩnh vực khác nhau cùng tiến hành nghiêncứu về tinh Nam Định Cuốn sách được biên mục thành các phần theo các lĩnh vựccủa đời sống kinh tế xã hội, trong mỗi phan lại được trình bày theo diễn tiến thời
gian Đây được đánh giá là một trong những công trình địa chí biên soạn công phu
và hiện đại Các thông tin liên quan đến thành phố Nam Định được nam tan mát ởnhiều vị trí, chương mục của cuốn sách Tuy nhiên đây vẫn được đánh giá là nguồn
tư liệu rất quan trọng đối với quá trình thực hiện luận án
Năm 2004, Tap chí Di san văn hóa dành hắn một mục có nhan dé Di sản vănhóa Nam Định với 10 bài viết đánh giá về các di sản văn hóa vật thê và phi vật thê
của tỉnh Nam Định từ truyền thống đến hiện đại Trong bài Xứ Nam - câu chuyện
của những dòng sông, GS Trần Quốc Vượng đã đánh giá vai trò đặc biệt quan trọngcủa các con sông frong tiến trình lich sử của Nam Định, đặc biệt là đối với côngcuộc dựng nước và giữ nước cũng như phát triển kinh tế trong quá khứ và tương lai
Từ mạng lưới đường sông, Nam Định có thể dễ dàng ngược lên Hà Nội, QuảngNinh và tiến vào vùng Thanh Hóa, Nghệ An Giao thông đường thủy sớm phát triểncũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng di dân, đi làm ăn xa của
người Nam Định.
Cùng chung quan điểm với GS Trần Quốc Vượng, PGS TSKH Nguyễn Hải
Kế trong bài viết Nên cảnh, vị thé Thiên Trường trong boi cảnh Đại Việt thé kỷXII- XIV được đăng tại Hội thảo khoa học Chiến thắng Đông Bộ Đầu và Thái sưTran Thủ Độ năm 2011 đã đánh giá vùng đất Thiên Trường vào TK XIII nằm trong
hệ thống đường sông chăng chịt, mang lại một nguồn lợi nông nghiệp, ngư nghiệp,
thương mại khá lớn cho chính quyền nhà Trần Cũng chính hệ thống sông ngòi này
đã trở thành hậu cứ quan trọng bậc nhất giúp cho nhà Trần 3 lần chiến thăng quân
Mông — Nguyên [35].
Cũng đề cập đến ảnh hưởng của địa hình, vị trí địa lý đối với truyền thống
dựng nước, giữ nước cũng như văn hóa của người dân Nam Định, PGS.TSKH
30
Trang 35Nguyễn Hải Kế còn loạt bài như: Từ guy hương Tức Mặc đến hành cung Thiên
Truong - Quá trình lich sử, tự nhiên và tâm thế của Vương triều Trần - Đại Việt TKXIII in trong kỷ yếu hội thảo khoa học Luận cứ khoa học tổ chức kỷ niệm 750 nămThiên Trường - Nam Định (1962 - 2012); Văn hóa truyền thống ở Nam Định nhìn
từ góc độ dia lý, lịch sw đăng trên tap chí Văn hóa nghệ thuật, số 230, tháng 8/2008.Trong các bài viết này, tác giả một lần nữa khăng định với những điều kiện thuận
lợi về hệ thống giao thông đường thủy và canh tác nông nghiệp nên từ sớm Nam
Dinh đã là nơi góp phan day nghiệp của nha Dinh, nhà Trần rồi trở thành phên daucủa Thăng Long dưới nhà Lê, địa bàn tranh chấp liên miên của các tập đoàn phongkiến Lê - Trịnh với Mac Tat cả những yếu tố môi trường, địa lý, lịch sử đó đã gópphần hình thành nên đặc trưng văn hóa, kinh tế truyền thống của người Nam Định,noi bật là những tín ngưỡng, địa danh, hình thành làng xã luôn gắn với quá trìnhkhai hoang lắn biển, cải tạo đồng ruộng canh tác
Tác giả Nguyễn Thị Phương Chi với bài báo Vai tro của đô thị Thiên
Trường với Thăng Long dưới thời Trần đã đi sâu phân tích vai trò của ThiênTrường với kinh đô Thăng Long dưới thời Trần từ đó cho thấy vai trò trung tâmchính trị thực sự của hành cung Thiên Trường đối với sự phát triển của Đại Việt
TK XIII- XIV Từ vai trò đó, tác giả khẳng định Thiên Trường là một đô thị được
ra đời xuất phát từ nhu cầu riêng của nhà Trần Mặc dù không có bề dày lịch sử
như Thăng Long song đô thị Thiên Trường có một uy lực đặc biệt đối với vua và
hoàng tộc nhà Trần cũng như là đối với cac địa phương khác trong cả nước lúcbấy giờ [3]
Tác giả Đỗ Thị Hương Thảo với Diện mạo trường thi Hương cuối cùng ởBắc Kì - Trường thi hương Nam Định, in trong Một chặng đường nghiên cứu lich sử(2006-2011) Tác giả đã tiếp tục kế thừa các nghiên cứu đi trước và khai thác cácnguồn tư liệu mới dé từ đó đánh giá vai trò của thành phố Nam Định trên các khía
cạnh quân sự, văn hóa, giáo dục.
Tác giả Nguyễn Quang Ngọc với công trình nghiên cứu Hệ thong cảng biểnvùng duyên hải Bắc Bộ TK X- XIX đã cung cấp những cứ liệu quan trọng về sự dịch
chuyên dần xuống phía nam của hệ thống thương mại Dang Ngoài TK XVI - XVIII
3l
Trang 36Đây là tiền đề cho sự hình thành đô thị Vị Hoàng trong giai đoạn này Bên cạnh đó,
đề tài cũng đã giới thiệu khái quát quá trình kiến tạo, hình thành vùng đất Nam Định
từ xa xưa cho đến TK XIX [48]
Tác giả Tran Thị Thái Hà với nghiên cứu Tir hành cung Thiên Trường tới đôthi Vị Hoàng (TK XIII- XIX) đã trình bày về quá trình hình thành và phát triển của
thành phố Nam Định trong gần 7 thế kỷ từ khi là hương Tức Mặc dưới thời Trần
cho đến đô thị Vị Hoàng dưới thời Nguyễn Từ việc đánh giá vai trò của vùng đất
Thiên Trường đến mô tả về vùng đất Vị Hoàng vào TK XVII-XVIII, tác giả khangđịnh đô thị Vị Hoàng là sự tiếp nối, kế thừa hành cung Tức Mặc - Thiên Trường
dưới góc độ lịch sử - văn hóa [26].
Trên khía cạnh quản lý kinh tế - xã hội hiện đại, tác giả Chu Viết Luântrong cuốn Nam Định, thé và lực mới trong TK XXI đã khái quát nên bức tranhtoàn cảnh sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định cũng như các huyện,thị, các doanh nghiệp tiêu biểu; những nhân tố mới cũng như các tiềm năng trongphát triển sản xuất - kinh doanh, trong các lĩnh vực xã hội, từ đó hình dung rõ nét
sự phát triển của Nam Định trong tương lai [44] Cuốn sách được kết cau gồm 7
phần, được viết bang hai thứ tiếng Việt - Anh (tiếng Anh chỉ có ý nghĩa thamkhảo) Đây là cuốn sách tổng hợp các thông tin về vùng đất và con người Nam
Định trong quá khứ và hiện tại, cũng như tiềm năng kinh tế, thế mạnh, cơ hội đầu
tư trong tương lai Trong đó, tác giả dành một chương riêng dé mô tả về lịch sử vàvăn hóa Nam Định thông qua phần làm quen với đất và người Nam Định Mộtphan riêng bao quát toàn cảnh nền kinh tế, trong đó phân tích khá rõ về các ngànhkinh tế, sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế; Phần nữa tác giả cũng khái quát vềcác dạng kết cầu hạ tầng của Nam Định
Tác giả Trần Thị Thái trong cuốn chuyên khảo Đảng bộ tỉnh Nam Định
lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã
trình bày có hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối, quá trình lãnh đạo, tổ
chức thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa từ năm 1997 đến năm 2007 của Đảng bộ tỉnh Nam Định Trên cơ sở đó, tác
32
Trang 37giả đưa ra những nhận xét khách quan nhằm tổng kết những thành công, hạn ché,
đúc rút bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo chuyển dich cơ cấu kinh tế
giai đoạn 1997 — 2007 [71].
Tác giả Phùng Mỹ Linh với chủ đề Chính sách và giải pháp của tỉnh NamĐịnh doi với phát triển nguồn nhân lực giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa đã trìnhbày những vấn đề lý luận về chính sách và giải pháp phát triển nguồn nhân lực giámđốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh; thực trạng chính sách và giải phápcủa tỉnh Nam Định đối với phát triển nguồn nhân lực giám đốc doanh nghiệp nhỏ và
vừa; quan điểm và một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực giám đốc doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020 Kết quả nghiên cứucủa luận án cũng đã góp phần cung cấp những cứ liệu quan trong dé hoạch địnhphát triển cho đô thị Nam Định trong thời gian tới [41]
Tác giả Lê Ánh Dương thực hiện luận án kinh tế nông nghiệp về Nghién cứu
sinh kế hộ nông dân ở vùng ven thành phố Nam Định đã tiễn hành điều tra xã hội
học để đánh giá thực trạng sử dụng vốn và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của
người nông dân ở vùng ven thành phố Nam Định Từ đó tác giả đi đến nhận định
nét nông nghiệp, nông thôn vẫn là đặc trưng của vùng ven thành phố Nam Định.Các nghề nghiệp sinh kế ngoài nông nghiệp đa dạng, quy mô nhỏ nhưng ổn địnhnhất vẫn là vào khu công nghiệp, vào nhà máy Nghé khác cũng bắt đầu hình thành
như bán hàng, kinh doanh nhà trọ, xe ôm, giúp việc Bên cạnh đó, khó khăn gặp
phải là nguồn nhân lực đông về số lượng nhưng hạn chế về tay nghề Cơ sở hạ tầng,
mạng lưới giao thông chưa đáp ứng yêu cầu đi lại và vận tải, ảnh hưởng đến sinh
hoạt và sản xuất của các hộ dân, đặc biệt cần được quan tâm và xem xét [24]
Như vậy có thê thấy, cho đến nay rất nhiều khía cạnh của đô thị nói chung và
thành phô Nam Định nói riêng đã được nghiên cứu một cách nghiêm túc và thu đượcnhững kết quả đáng ghi nhận Các nghiên cứu tiếp cận ở góc độ lịch sử - văn hóa đãđánh giá được những giá trị, vi thế, vai trò của thành phố Nam Định trong tiến trìnhlịch sử dân tộc trên các khía cạnh chính tri, quân sự - quốc phòng, kinh tế, văn hóagiáo dục Tat cả các nghiên cứu đều đi đến một nhận định chung là Nam Định cónhững tiềm năng và tiền đề to lớn cho sự phát trién và hội nhập trong TK XXI
33
Trang 38Các nghiên cứu tiếp cận ở góc độ kinh tế, khoa học quản lý đã bước đầu đi
vào phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân và dự báo những vấn đề trong quá
trình phát triển nói chung và đô thị hóa nói riêng của thành phố Nam Định hiện nay
như việc làm, đổi mới doanh nghiệp, thu hút đầu tư, an sinh xã hội Mặc dù vậy,nghiên cứu về thành phố Nam Định hiện vẫn còn những khoảng trống cần phải giải
quyết như sau:
Thứ nhất, hầu hết các công trình đều tập trung nghiên cứu cả tỉnh Nam Định,nếu có riêng thành phố Nam Định thì chủ yếu đi vào làm sáng tỏ một số khía cạnh,hoặc một số vấn đề Một số công trình mới dừng ở mức mô tả chung chung mà
chưa có đánh giá sâu sắc Đặc biệt chưa thực sự có những công trình có tầm kháiquát cao về thành phố Nam Định ké từ khi thành lập cho đến ngày nay
Thứ hai, các nghiên cứu chưa mang tính liên ngành sâu sắc Khi tiến hành
tập hợp các kết quả nghiên cứu ta chưa nhận ra một sự liên hệ thật sự rõ ràng giữa
các ngành khoa học, lĩnh vực nghiên cứu trên cùng một đối tượng nghiên cứu Điềunày sẽ làm cho các ngành chưa tận dụng được hết tiềm năng lẫn nhau trong quátrình nghiên cứu.
Thứ ba, việc nghiên cứu chủ yêu dựa vao tư liệu thứ cấp mà chưa chú trọng
khai thác tư liệu nguyên gốc, phân tích các số liệu thống kê, đặc biệt là tư liệu điền
dã thực tế Điều này khiến cho các nghiên cứu dễ đi đến hiện tượng khúc xạ thôngtin khiến tính chân xác của thông tin bị ảnh hưởng
Tựu chung lại, việc nghiên cứu về thành phố Nam Định còn nhiều hạn chế.Nhìn bề ngoài có vẻ như ở đâu, công trình nào vấn đề trên cũng đã được nhắc đến,
nhưng một nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện, xuyên suốt các giai đoạn lịch sử
thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
1.4 Cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Một số khái niệm và lý thuyết nghiên cứu
1.4.1.1 Đô thị
Đô thị là khu vực tập trung đông dân cư với mật độ dân số cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp Nơi đây là trung tâm chính trị,hành chính, kinh tế, văn hóa có vai trò thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội củamột vùng lãnh thổ, một địa phương, quốc gia [58]
34
Trang 39Khi xem xét mỗi đô thị, GS Nguyễn Quang Ngọc đưa ra hai tiêu chí là độ kết
tụ và ngưỡng dan SỐ Trong đó độ kết tụ là biểu hiện mức độ tập trung của các côngtrình kết cầu hạ tầng kỹ thuật và nhà ở với mật độ cao hơn hắn khu vực nông thôn
Ngưỡng dân số là số dân tối thiểu cư trú trong ranh giới đô thị [49, tr 237]
Đối với việc phân loại đô thị, có nhiều cách phân loại đô thị, tuỳ theo cách tiếpcận khác nhau: Theo tiêu chí riêng lẻ có phân loại theo quy mô dân số, theo chứcnăng hành chính - chính trị, theo cấp hành chính - chính trị va theo tính chất sản xuất
Theo Tiêu chí tông hợp là dựa trên sự tổng hợp nhiều tiêu chí dé phục vụ cho quản lý
nhà nước Ở Việt Nam theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQHI3, ngày 25/5/2016
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì các đô thị được phân thành 05 loại là Đô thị loại
đặc biệt, đô thị loại I, H, Ill, IV Các tiêu chí phân loại đều dựa trên vị trí, chức năng
là một trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành cấp huyện trở lên Quy mô dân số, mật
độ dân só, tỷ lệ phi nông nghiệp theo mỗi cấp độ tương ứng với mức độ khác nhau
Các đô thị cao hơn sẽ được phân bổ ngân sách nhiều hơn nên nhiều địa phương nỗlực dé nâng loại đô thị bằng cách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang dé đáp ứng tiêu chí
của loại đô thị mà không chú ý đến nhu cầu trước mắt của người dân
Về đặc điểm của đô thị, có thé khái quát một số nét chính như sau:
- Các đô thị là trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật nên
đây cũng là nơi tập trung các cơ quan nhà nước, là đầu mối của nhiều cấp, nhiềungành quản lý Vì là trung tâm nên đô thị có một sự ảnh hưởng nhất định tới các
vùng khác như kinh tế, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, văn hóa - xã hội
- Đô thị là nơi tập trung dân cư với mật độ cao Dân cư đô thị được hợp
thành từ nhiều vùng miền khác nhau, mang tính hợp cư hơn là quần cư so với cácvùng nông thôn vì vậy tính có kết cộng đồng thấp Người dân đô thị có thói quen sửdụng pháp luật nhiều hơn so với người dân nông thôn
- Đô thị là nơi tập trung các cơ sở hạ tầng vật chất quan trọng như giao
thông, liên lạc, điện, nước, công trình xây dựng Mặc dù vậy, các tiêu chí cơ sở hạ
tầng và kiến trúc cảnh quan tại Việt Nam còn mang tính chất định tính, chưa có tiêu
chí cụ thể
35
Trang 40- Các đô thị là trung tâm dịch vụ, du lịch Chất lượng dịch vụ ở đô thị thường
tốt hơn ở nông thôn, tuy nhiên bên cạnh đó đô thị cũng là nơi phát sinh nhiều vấn đềnhư thất nghiệp, tội phạm, ô nhiễm; tình trạng quá tải thường xuyên của các dịch vụ
công như trường học, bệnh viện, giao thông
- Ở đô thị Việt Nam hiện nay vẫn có sự đan xen giữa khu vực đã đô thị hoávới các khu vực ngoại vi (đang được đô thị hoá) Vì vậy vẫn còn mang nhiều nét,nhiều yếu tố nông thôn (về kết cấu hạ tang, kiến trúc xây dựng, hoạt động kinh tế -
xã hội, cách sinh hoạt, lối sống ), hoặc là các đơn vị hành chính nông thôn trực
thuộc Việc tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam chưa có sự phân biệt giữa
mô hình chính quyền đô thị với mô hình chính quyền nông thôn
- Ngày nay, khái niệm đô thị còn được dùng chỉ các lãnh thổ nhân tạo vớinhiều chức năng khác nhau như đô thị sinh thái, đô thị công nghệ cao, đô thị thôngminh Với quan niệm đa dạng như vậy, nghiên cứu thành phố Nam Định dưới đâychỉ đề cập với tư cách là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, trong đó bao gồm
cả nội thành và ngoại thành.
1.4.1.2 Đô thị cổ
Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm hay một tiêu chí cụ thể đề đánh giá
về quy mô hoặc phân loại chính xác đô thị cổ Việt Nam Do hạn chế về nguồn tưliệu thống kê nên cho đến nay có rat it công trình nghiên cứu cấu trúc đô thị cổ ViệtNam dựa trên những phân tích thực nghiệm mang tính chất hệ thống mà đa số làđánh giá đặc điểm và chức năng của các đô thị
Đặc điểm cơ bản dé nhận thấy nhất của đô thị cô Việt Nam đó là gồm hai bộ
phận đô và thị Nghĩa là một bên là không gian trung tâm chính tri, hành chính (đô)
và một bên là chợ, thương mai (thị) [128, tr 30] Nói đến đặc điểm này có thé thayrằng có những nơi chỉ mang tính chất chính trị, được đặt trị sở cai trị của cả vùng
mà không có sự trao đổi hàng hóa hoặc sản xuất cung cấp hậu cần cho trung tâm
chính trị thì cũng chưa phải là đô thị Loại thứ hai không nên đưa vào khái niệm đô
thị là nơi chốn chỉ mang tính thương mại mà không có yếu tố chính trị Tại ViệtNam có rất nhiều các làng nghề thủ công truyền thống, nghề nghiệp chính là sản
36