1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt

248 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

; ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN THỊ THU HƯƠNG

CAU TRÚC GAY KHIEN - KET QUATRONG TIENG ANH VA TIENG VIET

LUAN AN TIEN Si NGON NGU HOC

Hà Nội - 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOCGIAHANOL

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ THU HƯƠNG

CAU TRÚC GÂY KHIỂN - KET QUA

TRONG TIENG ANH VÀ TIENG VIET

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữMã so: 60.22.01.01

LUẬN ÁN TIEN SĨ NGON NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1.GS TS Hoàng Văn Vân

-2 PGS TS Nguyễn Hong Côn

Hà Nội - 2010

Trang 3

MỤC LỤCTrang phụ bìa

LO1 CaM (9: ¡ididiiiiiiiáäẢ ILỜI CAM ON ene nent eden ene cnet eee ng snes eneeneeneeenee snes IMục lục Q0 QQ Q2 HH ng ĐH HH nhu vn nà IIDanh mục những chữ viết tắt c2 nh esse VIPHAN MO DAU

1 Lý do chon dé tài c1 1122111211111 Thy ngu 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu _ -. -2 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án -. -+ 3

4 Ý nghĩa của luận án cc C22221 111122 111111111112 net 4

5 Phương pháp nghiên cứu -. cccccS Sàn s2 vvy 46 Ngữ HOU cọ nọ HH HH ee eneneeeeaeeaeaeneeneee ones 57 Cái mới của luận án 222222 6

8 Bố cục của luận Ane eee ceecceeccceeeccueceeueceeueceuececuucceeeeeeeennseess 6

Chương 1

TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ THUYET

1.1 Tình hình nghiên cứu cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh 8

1.1.1 Cách tiếp cận theo hướng lôgíc học cc<< c5 111.1.2 Cách tiếp cận theo hướng ngữ nghĩa - 55-52 121.1.3 Cách tiếp cận theo hướng chức năng -c c2 16

1.1.4 Cách tiếp cận theo hướng loại hình -. c c2 555cc sse2211.2 Các quan niệm về cau trúc gây khiến - kết qua trong tiếng Việt 25

il

Trang 4

1.2.1 Quan điểm của Nguyễn Kim Thản .- 52c c2 c<s2 26

1.2.2 Quan điểm của Nguyễn Thị Quy - - << 261.2.3 Quan điểm của Diệp Quang Ban c c7 c2 se2 271.2.4 Các tác giả khác SH SH HH nh ng 271.3 Cơ sở lí thuyết về cau trúc gây khiến - kết quả 28

1.3.1 Định nghĩa cau trúc gây khiến - kết quả -cc<<<5: 28

1.3.2 Nhận diện cấu trúc gây khiến - kết quả -. ccccs5: 30

1.3.2.1 Cau trúc lôgích của cau trúc gây khiến - kết quả 30

1.3.2.2 Cau trúc ngữ nghĩa của cau trúc gây khiến - kết quả 32

1.3.2.3 Hình thức cú pháp của cấu trúc gây khiến - kết quả 351.4 Quan điểm và cách tiếp cận của luận án về cấu trúc

gây khiến - kết quả - - cc S11 S nh vớ 38' `) -:nẫầỊẠăă 40

Chương 2

KHAO SÁT CẤU TRÚC GÂY KHIỂN - KET QUÁ

TRONG TIENG ANH

2.1 Đặc điểm chung của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh 422.1.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh 422.1.1.1 Tác thể gây khiến c2 1111112221111 11 12x xy 43PN0.:aiiầđaÝÝ 442.1.1.3 Tác động gây khiến Lc c2 2211122211111 22x sài 452.1.1.4 Kết quả gây khiến - c2 1111122221111 251kg 41

2.1.1.5 Mối quan hệ giữa tác động gây khiến và kết quả gây khiến 49

2.1.2 Dac điểm ngữ pháp của cấu trúc gây khiến - kết qua trong tiếng Anh 532.2 Các kiểu cấu trúc gay khién - két qua trong tiéng ẢAnh 56

2.2.1 Cau trúc gây khiến - kết quả hình thái hoc - - - 56

IV

Trang 5

2.2.1.1 Đặc trưng ngữ pháp của cấu trúc gây khiến - kết quả hình thái học 56

2.2.1.2 Đặc trưng ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả hình thái học 582.2.2 Cau trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính . -c«: 63

2.2.2.1 Đặc trưng ngữ pháp của cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính 64

2.2.2.2 Đặc trưng ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính 65

2.2.3 Cau trúc gây khiến - kết quả cú pháp -c << 55 79

2.2.3.1 Đặc trưng ngữ pháp của cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp 802.2.3.2 Đặc trưng ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp S6

2.2.3.3 Ý nghĩa của động từ make trong cấu trúc

gây khiến -kết quả cú pháp tiếng Anh -. - 103

2.3 Tid K6t ooo cece cece ắ.Ắ 109

Chương 3

KHAO SÁT CẤU TRÚC GÂY KHIỂN - KET QUATRONG TIENG VIỆT

3.1 Vấn đề nhận diện cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt 111

3.1.1 Phân biệt cấu trúc gây khiến - kết quả với cấu trúc cầu khiến 111

3.1.2 Van dé phân biệt cấu trúc gây khiến - kết quả và

cấu trúc có gia ngữ chỉ kết quả và tân ngữ chỉ dich thể 113

3.2 Đặc điểm chung của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt 1 14

3.2.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết qua trong tiếng Việt 114

3.2.1.1 Tác thể gây khiến -cLc c1 2222211111111 xxx se 1153.2.1.2 Bị thỂ 00000111122 211 1111111111 1n nn cv vớ 116

Trang 6

3.2.2.2 Phân loại cau trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt 122

3.2.2.3 Hiện tượng ngữ pháp hoá của một số động từ gây khiến

trong tiếng ViỆT Q0 TT HS TH TT nh rêg 125

3.3 Các kiểu cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Viét 128

3.3.1 Cau trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính - - 128

3.3.1.1 Đặc trưng ngữ pháp của cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính 1283.3.1.2 Đặc trưng ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính 130

3.3.2 Cau trúc gây khiến - kết quả cú pháp - <<: 137

3.3.2.1 Đặc trưng ngữ pháp của cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp 137

3.3.2.2 Đặc trưng ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp 142

3.4 Tiểu kết L HH n Tnhh 149

Chương 4

PHAN TÍCH DOI CHIEU - CHUYEN DỊCH CẤU TRÚC

GAY KHIEN - KET QUA TRONG TIENG ANH VA TIENG VIET4.1 Đối chiếu cấu trúc gây khiến - kết qua trong tiếng Anh

và tiếng ViỆT L L0 0022 TT TT n ng nước 151

4.1.1 Những điểm tương đồng giữa cau trúc gây khién- kết quả

của tiếng Anh và tiếng ViỆt c2 Q22 nhớ 1524.1.1.1 Sự tương đồng về mặt ngữ nghĩa -¿ - 25c <<52 1524.1.1.2 Sự tương đồng về mặt ngữ pháp -c<s 1594.1.2 Những nét khác biệt giữa cau trúc gây khiến- kết quả

tiếng Anh và tiếng ViỆ -.Lc Q22 011112221111 nhàn 160

4.1.2.1 Những khác biệt về mặt ngữ pháp của cấu trúc

gây khiến- kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt 1614.1.2.2 Những điểm khác biệt về ngữ nghĩa của cau trúc

gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt 172

VỊ

Trang 7

4.2 Khả năng chuyển dich cau trúc gây khiến - kết qua

giữa tiếng Anh và tiếng 1 1774.2.1 Chuyên dich từ tiếng Anh sang tiếng Việt cc<55: 1774.2.2 Chuyên dich từ tiếng Việt sang tiếng Anh -«- 181

4.2.3 Cách thức chuyền dịch về mặt cấu trúc -<<<<s: 1834.2.3.1 Tương đương về cấu trúc cc c7 22111222 ei 1834.2.3.2 Không tương đương về cấu trúc c ¿2-2 ssss°: 1834.3 Một số đề xuất liên quan đến việc dạy, học và dịch cấu trúc

gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt 185

lu 0 ae a 185

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ

LIÊN QUAN DEN LUẬN ÁN c2 111221111 211k vn xyn 194

TÀI LIEU THAM KHẢO cc c2 2222111111111 55555 rem 195PHỤ LỤC 1 1112221111111 1115551511111 2x se 205

VII

Trang 8

Vig: động từ chi kết qua

Vine infinitive verb (động từ nguyên dang)

Trang 9

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF

Merger! To remove this page, please

register your program!

PDF Merger

VY Merge multiple PDF files into one

vY Select page range of PDF to merge

v Extract page(s) from different PDF

files and merge into one

Trang 10

PHAN MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Trong cuộc sống hang ngày, chúng ta thường xuyên phải sử dungngôn ngữ theo nhiều cách khác nhau để diễn đạt những sự việc xảy ra có liênquan với nhau theo quan hệ nhân qua Chang hạn cùng một nội dung là người

thợ săn đã bắn chết con cáo chúng ta có thể có những cách diễn đạt sau:(0.14) Con cáo chết vì người thợ săn đã bắn nó.

(0.1b) Người thợ săn đã bắn con cáo nên con cáo chết.

(0.1c) Người thợ săn đã bắn chết con cáo.

Khác với các câu (0.1a) và (0.1b) sử dụng các liên từ để chỉ mối quanhệ nguyên nhân (người thợ săn bắn con cáo) và kết quả (con cáo chết) vớihình thức là một câu ghép, câu (0.1c) lại biểu hiện mối quan hệ này bằng mộtcâu đơn có vị ngữ gồm một vị từ ngoại động biểu thị nguyên nhân (bắn) và

một vị từ trạng thái biểu thị kết quả (chết) Trong các tài liệu ngôn ngữ học,kiểu cấu trúc kiểu này thường được gọi là cấu trúc gây khiến (causativeconstructions) hoặc cấu trúc gây khiến - kết qua (causative - resultative

Theo McCawley (1968), xét vé mat nghia biểu hiện, cấu trúc gây khiến- kết qua là cấu trúc bao gồm hai sự kiện nguyên nhân và kết quả Về mặt thời

gian, sự kiện nguyên nhân phải xảy ra trước sự kiện kết quả, về mặt lô gích,

việc xảy ra sự kiện kêt quả phụ thuộc hoàn toàn vào sự kiện nguyên nhân, có

' Thuật ngữ construcrion có thé được dich là cấu trúc hoặc kết cau Trong luận án này chúng tôi dùng thuật

ngữ cấu trúc dé dich construction, còn thuật ngữ kết cau được dùng dé dịch thuật ngữ structure.

Trang 11

nghĩa là mối liên hệ của hai sự kiện phải nằm trong phạm vi cho phép ngườinói suy luận răng sự kiện kết quả không thể xảy ra ở thời điểm mà sự kiệnnguyên nhân chưa xảy ra Xét chăng hạn các câu tiếng Anh (và các câu dịchtiếng Việt tương đương) sau đây:

(0.2) I caused John to go.

(Tôi đã làm cho John đi rồi.)(0.3) I opened the door.

(T6i mo cua.)

(0.4) I sent John to the drugstore.

(Tôi phái John đến cửa hang được phẩm (va John đã đến đó).)

Nội dung của tất cả những câu trên (0.2, 0.3 và 0.4) đều làm chongười nói tin rằng đã xảy ra việc “John đi” và “cửa mở”, do tác động gâykhiến (làm cho, mở, phái) của chủ thê “tôi”; và hai sự kiện kết quả này chắc

chan sẽ không xảy ra nêu trước đó “tôi” không tác động đến John và cái cửa.Cấu trúc gây khiến - kết quả đã được chú ý từ lâu trong ngôn ngữ học

và gần đây đã trở thành chủ đề của nhiều cuộc tranh luận của nhiều nhànghiên cứu ngữ pháp Sở dĩ như vậy bởi vì cấu trúc gây khiến - kết quả liênquan đến nhiều vấn đề lý thuyết quan trọng của ngữ pháp nói chung và việcphát triển những lý thuyết ngữ pháp mới nói riêng.

Một trong những vấn đề gây tranh luận hiện nay là cấu trúc gây khiến- kết quả có tính phô niệm hay loại hình Một số tác giả khác (như Evans 1994)cho răng cau trúc gây khiến - kết qua không phải là hiện tượng phổ niệm: cónhững ngôn ngữ không có cấu trúc gây khiến - kết quả như tiếng Kayardild

(cf Evans 1994), trái lại có những ngôn ngữ có nhiều cấu trúc gây khiến - kếtquả mà tiếng Anh là một ví dụ Một số tác giả khác (chăng hạn Song 2001)cho rằng cấu trúc gây khiến - kết quả là hiện tượng có mặt trong hầu hết các

ngôn ngữ nhưng bên cạnh những đặc điểm chung về mặt ngữ nghĩa các cấutrúc này lại có những điểm khác biệt nhất định về mặt ngữ pháp ở các ngôn

ngữ.

Trang 12

Để góp phần làm sáng tỏ thêm các đặc điểm loại hình và phổ niệmcủa cau trúc gây khiến - kết quả, chúng tôi chọn cấu trúc gây khiến - kết quảtrong tiếng Anh và tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu luận án tiễn sĩ Dựa trênviệc phân tích đối chiếu ngữ liệu cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anhvà tiếng Việt, luận án sẽ tìm hiểu những nét tương đồng và dị biệt của câutrúc này trong hai ngôn ngữ, khảo sát cách thức chuyên dịch cấu trúc gâykhiến - kết qua từ tiếng Anh sang tiếng Việt, từ đó góp phần giải đáp các van

đề hữu quan Có thể nói luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên

cứu đối chiếu và chuyên dịch cấu trúc gây khiến - kết quả Anh - Việt.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là cấu trúc gây khiến - kết quả trongtiếng Anh và tiếng Việt hiện đại Về phạm vi nghiên cứu, luận án giới hạn vào

nghiên cứu các đặc điểm ngữ nghĩa và các phương thức thể hiện cấu trúc gâykhiến - kết quả trong câu đơn tiếng Anh và tiếng Việt, đối chiếu chúng vớinhau để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt trong hai ngôn ngữ Xuấtphát từ đặc thù của từng ngôn ngữ, luận án sẽ đi sâu vào khảo sát các kiểu cautrúc gây khiến - kết quả sau: (i) Cau trúc gây khiến - kết quả cú pháp; (ii) Cau

trúc gây khiến - kết quả từ vựng tinh; (iii) Cau trúc gây khiến - kết quả hìnhthái học (trong tiếng Anh); và (iv) Một số động từ có vai trò thể hiện điểnhình trong cấu trúc gây khiến - kết qua trong tiếng Anh và tiếng Việt; điển

hình là động từ make (làm), have/ get (sai/ bao), lam, 3 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

1 Điểm luận lại các cách tiếp cận khác nhau về cấu trúc gây khiến- kết quảtrong ngôn ngữ học, trên cơ sở đó xác lập một cách tiếp cận của luận án đốivoiu câu trúc gây khiên - két qua

Trang 13

2 Mô tả cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt trên haibình diện ngữ nghĩa (nội dung) và ngữ pháp (hình thức);a

3 Đối chiếu nhăm chỉ ra những tương đồng và khác biệt về mặt ngữ nghĩa và

ngữ pháp của cau trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt.

4 Khảo sát cách thức chuyền dịch các cấu trúc gây khiến - kết quả từ tiếngAnh sang tiếng Việt và ngược lại.

4 Ý nghĩa của luận án

Về mặt lý luận, thông qua đối chiếu cấu trúc gây khiến - kết quả trongtiếng Anh và tiếng Việt luận án sẽ góp phan làm rõ hơn các đặc điểm phổniệm và loại hình của cấu trúc gây khiến - kết quả; chỉ ra những điểm tươngđồng và di biệt trong tiếng Anh và tiếng Việt để từ đó làm rõ sự khác biệt vềmặt loại hình giữa hai ngôn ngữ, gắn với hai nền văn hoá khác nhau và hai tậpquán sử dụng ngôn ngữ khác nhau Kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ

đóng góp vào việc mô tả cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt nói

riêng và so sánh cấu trúc gây khiến - kết quả của tiếng Việt với các ngôn ngữkhác nói chung về các mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa.

Về thực tiễn, luận án sẽ góp phần giúp người dạy và học tiếng Anh và

tiếng Việt có cái nhìn đầy đủ và hệ thống hơn về cấu trúc gây khiến - kết quả

của hai ngôn ngữ Anh - Việt, nâng cao khả năng sử dụng kiểu cấu trúc này

trong hoạt động giảng dạy, học tập và giao tiếp, tránh được những lỗi do sựkhác biệt về đặc điểm loại hình ngôn ngữ Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của

luận án còn giúp cho những người làm công tác dịch thuật nắm được cáchthức chuyển dich cấu trúc gây khiến - kết quả tránh được những lỗi thườnggặp khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án là phương pháp mô tả vàso sánh đôi chiêu.

Trang 14

Phương pháp mô tả được dùng chủ yếu để khảo sát đặc điểm ngữ nghĩavà ngữ pháp của các cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếngViệt Cơ sở mô tả ở đây chính là các mối quan hệ ngữ nghĩa và quan hệ cúpháp của cấu trúc gây khiến - kết quả trong câu đơn tiếng Anh và tiếng Việt.

Các phương pháp mô tả chủ yếu được áp dụng để phân tích mô tả cấu trúc

ngữ nghĩa - ngữ pháp là các phương pháp phân tích vai nghĩa, phân tích thành

phần câu và các thủ pháp phân tích quen thuộc như cải biến, tỉnh lược, chêm

ngôn ngữ đích dé mô tả và đối chiếu cau trúc gây khiến kết qua.

Cùng với việc đối chiếu về mặt cấu trúc, luận án cũng áp dụng phương

pháp đối chiếu chuyên dich dé tìm ra các phương thức chuyền dịch cấu trúc

gây khiến - kết quả từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.

Trong quá trình khảo sát bên cạnh các phương pháp mô tả và phân tíchđối chiếu, luận án cũng sử dụng nhiều thủ pháp nghiên cứu khác như: phânloại, thống kê, mô hình hoá.

xuất bản ở nước ngoài và Việt Nam.

- Các sách tiếng Anh và tiếng Việt do người bản ngữ viết.

Trang 15

- Các bài báo về cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt

được đăng trên các tạp chí ngôn ngữ học trong và ngoải nước.

Danh mục các tài liệu được trích dẫn làm ngữ liệu này xin xem ở phần

phu lục.

7 Cái mới của luận án

Đây là luận án đầu tiên phân tích đối chiếu cấu trúc gây khiến - kết quảtrong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm tìm hiểu đặc điểm của cấu trúc gây khiến

- kết quả và cách thê hiện của chúng trong hai ngôn ngữ.

Luận án đã phát hiện ra những tương đồng và dị biệt trong cách sử

dụng các kiểu cấu trúc ngữ pháp đề thê hiện ý nghĩa gây khiến - kết quả giữa

tiếng Anh và tiếng Việt, góp phan làm sáng tỏ các đặc điểm loại hình và phổ

niệm của cấu trúc gây khiến - kết quả trong các ngôn ngữ Luận án cũng đã

tìm hiểu cách thức chuyên dịch cấu trúc gây khiến - kết quả giữa hai ngôn

ngữ, từ đó đưa ra những gợi ý giúp người dùng tránh mắc lỗi sử dụng cấu trúc

gây khiến - kết quả khi học tiếng Anh và tiếng Việt như một ngoại ngữ.8 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo va phụ lục,

luận án gồm bốn chương như sau:

Chương | trình bày cơ sở lý thuyết của luận án và tình hình nghiên cứu.

Cụ thé, luận án sẽ khảo sát khái niệm cau trúc, gây khiến, gây khiến không có

kết quả, gây khiến có kết quả, phân biệt một số kiểu gây khiến - kết quả nhưgây khiến - kết quả trực tiếp, gây khiến - kết quả gián tiếp, một số quanniệm về gây khiến - kết quả, định nghĩa và các tiêu chí nhận diện cấu trúc gây

khiến - kết quả; luận án cũng điểm qua quan niệm về cau trúc gây khiến - kết

quả theo một vài cách tiếp cận khác nhau.

Chương 2 khảo sát cấu trúc gây khiến - kết qua trong tiếng Anh ở hai

bình diện kết học và nghĩa học; trong đó luận án tập trung vào nghiên cứu các

Trang 16

đặc điểm ngữ nghĩa, các thành tố nghĩa trong cấu trúc gây khiến - kết quả, vànhững phương tiện thé hiện ý nghĩa gây khiến - kết quả trong tiếng Anh trêncác phương diện cú pháp, hình thái và từ vựng, và một số động từ có vai tròquan trọng trong cấu trúc gây khiến - kết quả của tiếng Anh.

Chương 3 khảo sát cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt Đitheo cách tiếp cận của chương 2, chương 3 bắt đầu khảo sát cấu trúc gâykhiến - kết quả từ bình điện ngữ nghĩa: khái niệm gây khiến - kết quả; sau đóchuyển sang khảo sát cau trúc gây khiến - kết quả theo ba nội dung: cấu trúc

gây khiến - kết quả cú pháp, cau trúc gây khiến - kết quả từ vựng tinh, và mộtsố động từ có vai trò quan trọng trong cấu trúc gây khiến - kết quả ở tiếng

Chương 4 thảo luận những nội dung chính được nghiên cứu ở chương 2và chương 3, thiết lập những điểm tương đồng va di biệt của cấu trúc gâykhiến - kết quả trong hai ngôn ngữ Anh và Việt ở hai bình diện kết học vànghĩa học; sau đó luận án đề xuất cách thức chuyền dịch cấu trúc gây khiến -kết quả giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

Phần kết luận tóm tắt lại những nội dung chính được nghiên cứu trongluận án, nêu một số hạn chế của luận án và gợi ý hướng nghiên cứu trongtương lai.

Trang 17

CHƯƠNG 1

TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYET

1.1 Tình hình nghiên cứu cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh

Cho đến nay đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về cấu trúc

gây khiến - kết quả trong các ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Anh nói

riêng, đáng chú ý là: William Frawley (1992), Talmy (1988), Lewis (1973),

Jae Jung Song (1991, 2001, 2005), Anna Wierzbicka (1987, 1988, 1996,2006), Cliff Goddard (1997, 1998, 2005), Jasper Holmes (1999) Trong công

trinh “ Linguistic Typology Morphology and Syntax” Jae Jung Song da dua raviệc phan loại loại hình học của cau trúc gây khiến - kết quả dựa trên đặcđiểm hình thái học Trong số 3 loại gây khiến - kết quả theo sự phân loại loạihình học thì loại gây khiến - kết quả hình thái học trong nhiều năm đã nhận

được sự chú ý của hầu hết các nhà nghiên cứu Gần đây Song (1996) đã

chứng minh răng sự nhắn mạnh thái quá về loại gây khiến - kết quả hình thái

học đã góp phần vào việc chưa quan tâm đúng mức đến các loại gây khiến

-kết quả khác, đặc biệt là loại cấu trúc gây khiến - -kết quả cú pháp trong cácngôn ngữ trên thé giới Dựa trên cơ sở dữ liệu của 613 ngôn ngữ ông đã đưara một cách phân loại hình học khác trong đó có 3 loại cấu trúc gây khiến -

kết quả khác nhau là: loại COMPACT, loại AND và loại PURP (cụ thể hơn,

xem mục 1.1.4 dưới đây) Mặc dù nghiên cứu của ông chưa có sức thuyếtphục lớn nhưng công trình của ông cũng đã có đóng góp rất lớn cho việcnghiên cứu cấu trúc gây khiến - kết quả.

Anna Wierzbicka, trong công trình “The Semantics of Grammar” cũngđã dành gần 20 trang để viết về cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh

Trang 18

và so sánh cấu trúc này trong tiếng Anh với những ngôn ngữ khác như tiếng

Nhật, tiếng Hindi, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Nga.

William Frawly (1992) trong công trình “Linguistic Semantics” (Ngữ

nghĩa học) lại đi sâu về cấu trúc ngữ nghĩa quan hệ của cấu trúc gây khiến

-kết quả Ông đưa ra cách nhìn lôgíc về cấu trúc gây khiến - -kết quả giữa haisự kiện; hai đặc tính của gây khiến - kết quả - sự trực tiếp của nguyên nhân vàmức độ tham gia của các thành phần - có ảnh hưởng đến cấu trúc bề mặt củacấu trúc gây khiến - kết quả; các thành phần trong một sự kiện gây khiến - kết

quả, mối quan hệ giữa các thành phần và sự giải mã của mối quan hệ này.

Trong công trình “Semantic Analysis A Practical Introduction” (Phan

tích ngữ nghĩa Dan luận thực hành) Goddard bàn về vai trò của tir because(bởi vì) trong việc giải thích cấu trúc gây khiến - kết quả Ông còn đưa ra

cách giải thích cho cau trúc gây khiến - kết quả với những động từ make (làm),have (bảo), break (vỡ/ làm vỡ), clean (lau) va kill (giết chết).

Rober D Eagleson (1983) cũng nhắc đến các động từ gây khiến - kết

quả trong công trinh“Grammar: its Nature and Terminology” (Ngữ pháp:Bản chất và Thuật ngữ).

Trong công trình “Longman English Grammar” (Ngũ pháp tiếng AnhLongman), Alexander dé cập đến vai trò có ý nghĩa nhấn mạnh khi dùng cau

trúc gây khiến - kết quả với mục đích muốn ai đó làm việc gì cho chúng ta.

Cấu trúc gây khiến - kết quả còn được nhắc đến ở một số công trìnhnghiên cứu khác như “Guide to Patterns and Usage in English” (Hướng dan

các mau thức va cách sử dung trong tiếng Anh) của A.S Hornby; “A NewApproach to English Grammar on Semantic Principles” (Một cách tiếp cận

ngữ pháp tiếng Anh mới trên các nguyên tắc ngữ nghĩa học) của Dixon.

Trang 19

Trong nghiên cứu của mình Dixon đã gọi động từ gây khiến - kết quả là“making verb” (động từ khiến tác) và phân chia chúng thành nhiều loại khácnhau tuỳ theo cách kết hợp của chúng với các yếu tố khác.

Jasper Holmes (“The Syntax and Semantics of Causative Verbs”, 1999)khi nói về cú pháp va ngữ nghĩa của động từ gây khiến - kết quả, ngoài việcgiải thích một động từ gây khiến - kết quả bằng cấu trúc chủ đề - vị ngữ, ôngđã mô hình hoá cách giải thích này dé thé hiện rõ ý nghĩa của động từ gâykhiến - kết quả Ví dụ:

KILL:[ CAUSE (x, [BECOME (y, [DEAD ])])]

(i) cách tiếp cận theo hướng lôgíc học, (ii) cách tiếp cận theo hướng ngữ

10

Trang 20

nghĩa, (iii) cách tiếp cận theo hướng chức năng, và (iv) cách tiếp cận theohướng loại hình.

1.1.1 Cách tiếp cận theo hướng lôgíc học

Cách tiếp cận cấu trúc gây khiến - kết quả theo hướng lôgíc có nguồn

gốc từ triết học Nhiều nhà triết học đã cho rằng dù quan hệ nhân - quả là gìthì nó cũng được hình thành từ tư duy của con người Trong công trình

“Enquiries Concerning the Human Understanding” (Những nghiên cứu liên

quan đến sự hiểu biết của con người), Hume (1902 [1777]) đã khang định

rằng nguyên nhân và kết quả chỉ là những sự kiện mà chúng ta thấy là “luôn

luôn gắn kết với nhau”.

Trong công trình có nhan dé “System of Logic” (Hệ thông của lôgíc)Mill (1960 [1843]) (chương 4) cố gắng giải thích quan hệ nhân - quả

(causation) tính theo “những chuỗi các sự kiện xảy ra đều đặn” Ông lập luận

rằng dé nói là A gây ra B thì chỉ nói là B xảy ra ngay sau A và tat cả những gìtương tự như A luôn luôn được theo sau bởi những gì tương tự như B.

Từ quan điểm ngữ nghĩa học, những cố gắng để định nghĩa quan hệ

nhân - quả theo “những chuỗi các sự kiện xảy ra’ đều đi đến những van déphức tạp Trước tiên, trong một số trường hợp B luôn luôn theo sau A màkhông do A gây ra; ví dụ như cái chết luôn theo sau sự ra đời nhưng thật vô lý

khi nói rằng sự ra đời gây ra cái chết Thứ hai, một sự kiện nguyên nhân có

thể xảy ra cùng lúc với sự kiện kết quả; ví dụ một cái bút chì có thể chuyềnđộng vi tay người cầm bút đang chuyển động Thứ ba, sự miêu tả của cảHume và Mill đều hướng đến việc giải thích “những luật nhân - qua” hơn là

những cách dùng hằng ngày của từ “because”, và khó biết được là họ có thé

áp dụng thế nào với những câu như: “Anh ấy đi vì bị cô ấy xúc phạm.” hay

“T6i cưới cô ay vì tôi yêu cô ây.”.

11

Trang 21

Một hướng khác dé định nghĩa quan hệ nhân - quả là cấu trúc tương tác,ví dụ như cấu trúc ngữ pháp trong câu:

Nếu X không xảy ra thì Y đã không xảy ra.

Nhà ngôn ngữ học Masayoshi Shibatani (1976) đã mô tả tình huống

nhân - quả như một mỗi quan hệ giữa hai sự kiên, một sự kiện xảy ra vào thời

điểm T¡ va một sự kiện xảy ra và thời điểm T> sau Tì¡, và việc xảy ra của sựkiện thứ hai “phụ thuộc hoản toàn” vào việc xảy ra vào thời điểm thứ nhất Sựphụ thuộc của hai sự kiện này phải đến mức nó cho phép người nói cảm nhận

được tác động mà sự kiện thứ hai sẽ không xảy ra tại một thời điểm cụ thể

nếu sự kiện thứ nhất không xảy ra Shibatani đề nghị là ý niệm của“BECAUSE” có thê được phân tích theo cấu trúc tương tác và phủ định như:

“nếu sự kiện X không xảy ra thì sự kiện Y cũng không xảy ra” Mỗi quan hệ

giữa hai sự kiện X và Y được hiểu theo cách lập luận “Sự kiện Y xảy ra vì sựkiện X đã xảy ra” Shibatani cho rằng mối quan hệ giữa hai sự kiện này cũngtương tự như khi chúng được đặt trong cấu trúc tương tác và phủ định “Nếu

không có X thì cũng không có Y”.

1.1.2 Cách tiếp cận theo hướng ngữ nghĩa

Nhà ngôn ngữ hoc Leonard Talmy (1988) đã đưa ra một cách phân tíchkhác về mối quan hệ nhân quả Ông đưa ra một lược đồ cho “hệ thống ướclượng co bản” mà ông gọi là “tính động” (force dynamics) Giả thuyết nàyđược coi như là “một sự khái quát quan niệm ngôn ngữ học truyền thống về

quan hệ nhân quả” Hệ thống này được dựa trên những ý tưởng về một sự đối

lập giữa hai thực thể biểu lộ một lực nội tại Một trong những thực thể này là

trung tâm - nội lực/bị thé (the Agonist) Đối lập với bi thé là yêu tổ lực thứ hai- kháng lực/ tác thé (the Antagonist) Van dé nổi bật trong bat cứ một chuỗi

lực nào là liệu bị thé sẽ bộc lộ hướng lực của nó hay sẽ bị lan at bởi mộtkháng lực mạnh hơn.

12

Trang 22

Từ quan điểm ký hiệu học, một sơ đồ không bao giờ đứng một mình;nó luôn phụ thuộc vào một hệ thống những lời chú thích Talmy miêu tả cácchuỗi động lực bằng những biểu đồ, những yếu tố cơ bản có thé được trìnhbày qua 4 nội dung với những ký hiệu được quy ước như sau:

(i) những thể lực; trong đó |] thể hiện nội lực, C) thé hién khang

luc; (ii) hướng nội lực; trong đó > thé hiện hướng về phía hành động, e thểhiện hướng về phía tĩnh; (ii) sự cân bằng của các lực; trong đó + thé hiện

thực thể mạnh hơn, — thé hiện thực thé yếu hơn; và (iv) kết quả của sự tương

tác lực; trong đó ———>— thể hiện sự hoạt động, ——®— thể hiện sự khônghoạt động.

Những dạng tính động cơ bản nhất không bao gồm sự thay đổi theo thời

gian có thể được trình bày trong những ví dụ được thể hiện qua các sơ đồ

dưới đây:

(1.1) ¬

+ L ° The ball kept rolling because of the wind blowing on it.

——>— (Qua bóng cứ lăn vì gió thôi vào nó (qua bóng).)

(1.2)

-( + ` The shed kept standing despite the gale wind blowing against it.

~~~" (Nhà kho vẫn đứng im mặc dù một con gió mạnh đang théi.)

{ > ) + | _ The log kept lying on the incline because of the ridge there.\

° (Khúc gô vẫn năm dưới dôc vì cái gờ ở đó.)

Sơ đồ 1.1 Những sơ đồ thé hiện tính động cơ bản nhất

Những câu đưa ra minh họa được chọn từ lĩnh vực vận động, nhưngtheo Talmy, chúng nên được lấy cân bằng từ lĩnh vực tâm lý hay xã hội Sơ đồ

13

Trang 23

(1.1) và sơ đỗ (1.4) tương ứng với những câu có chứa từ “because” Chúng biểu lộ

một bị thể với nhiều hướng về phía tĩnh hay hoạt động bị lan at bởi một tác thé

mạnh hơn.

The ball’s hitting it made the lamp topple from the table.

(Việc quả bóng chạm vào nó làm cho cái đèn đồ ra khỏi ban.)

The water’s dripping on it made the fire die down.

(Việc nước nhỏ xuông ngọn lửa lam cho nó tat.)

Sơ đồ 1.2 Những sơ đồ chỉ tính động phức tạp hơn

Sự chuyển đổi thời gian được chỉ ra theo sự quy ước của mũi tên cho sự thayđối của kháng lực vào phía trong hay ra khỏi sự tác động, và gạch chéo trên đườngkết quả phân chia trạng thái trước và sau của hành động.

Theo Talmy, những sơ đồ này là một sự chứng minh tuyệt vời về mặt kýhiệu học, là một sự mô tả nhìn thấy được không thé tự nó truyền tải được một ý

14

Trang 24

Thực tế, chính Talmy đã chứng minh quan điểm này khi ông giải thích

một cơ sở chung cho bốn kiểu tinh động (1.2 a,d, ; 1.3 a,b) mà có thể xem như

“thiết lập nên các loại gây khiến - kết quả nói chung”.

Bốn loại (1.2 a,d; 1.3 a,b) có chung một đặc điểm mà tất cả các loạikhác không có; đó là trạng thái gây khiến hành động của nội lực là cái đối lập

của hướng hành động nội tại của nó.

Theo Cliff Goddard, quan niệm này về quan hệ nhân quả vẫn còn nhiềuvấn đề còn phải nghiên cứu tiếp Trước tiên, định nghĩa được đưa ra phụthuộc vào thuật ngữ “resultant” (kết quả), mà nghĩa của từ này có lẽ đã bao

gồm cả khái nệm “because” (bởi vì) Thứ hai, toàn bộ hệ thong dựa vào một

khái niệm “force” (lực) mơ hồ về nghĩa; “force” là một khái niệm vật lý ở

đây quan điểm của Talmy về “xu hướng nội tại” (intrinsic tendency) giống

với quan điềm siêu hình cũ mà tat cả những gì chuyển động hay tao ra một tác

động thì đều đang biểu lộ một năng lực dé làm như vậy.

Trong công trình “Semantic Structures” (Cau trúc ngữ nghĩa) RayJackendoff (1990) đã dựa vào những ý tưởng của Talmy dé đề xuất cách phântích của mình về “nguyên nhân” (cause) Trong phan lý giải, Jackendoff đã sử

dụng chức năng ngữ nghĩa AFF (affect - tác động) dé nêu lên hướng hành động

của khái niệm ngôn từ AFF có hai hướng tranh luận, hướng thứ nhất tương ứngVỚI vai trò ngữ nghĩa của người hành động và hướng thứ hai tương ứng với người

tiếp nhận hành động Ray Jackendoff giả sử rằng cặp nội lực - kháng lực (agonist

- antagonist) của Talmy có thé được xem như là cặp bị thé - tác thé (patient - agent)trong đó nội lực (agonist) là bị thé (patient) và kháng lực (antagonist) là tác thé

Trong công trình nay Ray Jackendoff cũng đã giới thiệu một chức năng

CS mới, chức năng CS này bao gồm một “thông số thành công” CS” đưa ra

sự áp dụng của lực với một “kết quả thành công”, CS” đưa ra sự áp dụng của

15

Trang 25

lực với một “kết quả chưa xác định”, và CS” đưa ra sự áp dụng của lực vớimột “kết quả không thành công” Ký hiệu CAUSE trước đây được thay thê

bằng ký hiệu CS” như dưới đây.

Harry forced Sam to go away.

(Harry bat Sam di)

Điều này chỉ ra rằng tác thê Harry đang có ảnh hưởng tích cực đến bị thể

Sam, và kết quả là Sam thực hiện hành động đi chỗ khác.

Nếu CS" được thay thế vào vị trí của CS” trong sơ đồ trên chúng ta sẽcó “Harry đã thuyết phục Sam đi.”(Harry persuaded Sam to go away) vi trongtrường hợp này kết quả (Sam có đi hay không) vẫn chưa được thê hiện trong câu.

Cliff Goddard cho răng hệ thống này của Jackendoff được trình baykhá chỉ tiết Tuy nhiên, nó cũng đã bị lãng quên như hệ thống của Talmy vìnó khó hiểu và lòng vòng Rõ ràng là thuật ngữ CS” khó hiểu hơn CAUSE mà

nó thay thé Và điều quan trong là chức năng CS được giải thích theo từ“outcome” (kết quả), một thuật ngữ mà ban thân nó đã chứa nghĩa “because”

(bởi vi) Cliff Goddard cũng đưa ra kết luận là Talmy và Jackendoff đã khôngthành công trong việc giải thích quan hệ nhân quả từ khía cạnh ngữ nghĩa học.

1.1.3 Cách tiếp cận theo hướng chức năng

Hệ thống ngữ pháp qua đó phương thức phan ánh được thé hiện là hệ

thống chuyên tác (transitivity) Hệ thống chuyên tác, theo Halliday (1994,2004), phân thế giới kinh nghiệm thành một tập hợp các kiểu quá trình

16

Trang 26

(process types) có thể xử lý được Trên nguyên tắc, một quá trình gồm ba

thành phan:

- Bản thân quá trình;

- Các tham thể trong quá trình;

- Các chu cảnh liên quan đến quá trình.

Các khái niệm quá trình, tham thé và chu cảnh là những phạm trù ngữnghĩa giải thích một cách khái quát nhất các hiện tượng của thế giới hiện thựcđược thể hiện trong các cấu trúc ngôn ngữ Tuỳ theo từng kiểu quá trình cáckhái niệm này sẽ được cụ thể hơn và có thể khác.

Trong ngôn ngữ tự nhiên, hệ thống chuyên tác có thé được phân chia ra

thành 6 kiểu quá trình: (i) Quá trình vật chất với cấu trúc Hành thé + Quá

trình + Dich thé; (ii) Quá trình hành vi với cấu trúc Ứng thé + Quá trình +

Hiện tượng: (iii) Quá trình tinh thần với cấu trúc Cảm thé + Quá trình + Hiệntượng: (iv) Quá trình phát ngôn với cau trúc Phát ngôn thé + Quá trình + Tiếpthể; (v) Quá trình quan hệ với hai kiểu cấu trúc Đương thể + Quá trình +Thuộc tính thể và Biểu hiện + Quá trình + Giá trị; và (v1) Quá trình hiện hữuvới cau trúc Quá trình + Hiện hữu thé.

Các quá trình vật chất (material processes), quá trình tinh thần (mentalprocesses) và quá trình quan hệ (relational processes) là ba kiểu quá trìnhchính trong hệ thống chuyền tác tiếng Anh Các quá trình vật chất là nhữngquá trình mà ý thức của chúng ta có thé dé tiếp cận nhất và trong hau hết lịchsử của ngôn ngữ học các quá trình này là trung tâm của sự chú ý Quá trình

vật chất là các quá trình “hành động” Chúng diễn đạt khái niệm một thực thểnào đó “làm” một cái gì đó - mà có thể được thực hiện “sang” một thực thê

Trong quá trình vật chất, M.A.K Halliday (1994) sử dụng các kháiniệm hành thể, quá trình, đích thé Hanh thé (Actor) là “chủ ngữ lôgíc” theo

17

Trang 27

thuật ngữ truyền thống va có nghĩa là kẻ gây ra hành động: vi dụ trong Themouse ran up the clock (con chuột chạy lên chiếc đồng h6) thi The mouse làhanh thé.

Quan điểm truyền thống về chuyên tác trong nền ngữ học châu Au là:

(1) Mỗi quá trình đều có một Hành thé.

(2) Một số quá trình, nhưng không phải tat cả, cũng có tham thé thứ haivà M.A.K Halliday gọi là Dich thé (Goal).

b Cú hai tham thể

The lion caught the tourist

Hanh thé Quá trình Đích thể

(Con sư tử vồ người khách du lịch.)

Tương tự với cách đặt van đề của Fillmore (1968), Halliday (2004) giải

thích rằng trong cả hai trường hợp con sư tử đều làm một cái gì đó; nhưngtrong (a) hành động bị giới hạn vào con sư tử; trong khi trong (b) hành độngđược hướng tới hay được mở rộng tới người khách du lịch Thuật ngữ Dich

thể hàm ý “được hướng tới”; một thuật ngữ khác được sử dụng trong chứcnăng này là bị thé/ thụ thé (Patient) Chúng ta có thé hỏi về các quá trình này,

hay, “dò” chúng, theo cách nay: What did the lion do? (Con su tử làm gi?);What did the lion do to the tourist? (Con su tử làm gì người khách du lich?).

18

Trang 28

Mặt khác, nhìn từ góc độ người khách du lịch, quá trình không phải là “hànhđộng” mà là “sự kiện” Vì vậy chúng ta có thé hoi What happened to thetourist? (Cái gì xảy ra với người khách du lịch thế? Người khách du lịch làm

sao thé?) Nếu có Dich thé trong quá trình đồng thời với Hành thé, thì sự thể

hiện có thé xuất hiện dưới một trong hai hình thức; chủ động, the lion caught

the tourist (con sư tử vo người khách du lịch), hoặc dạng bi động the touristwas caught by the lion (người khách du lịch bi con sử tử vo).

Quá trình vật chat không cần thiết phải là các sự kiện vật chất chúng cóthê là những hành động, những sự kiện trừu tượng.

The mayor resigned

Hành thê Quá trình(Ông thị trưởng từ chức.)

The mayor dissolved the committee

Hanh thé Qua trinh Dich thé(Ông thị trưởng giải tán uy ban.)

Những cú này vẫn được đối xử về ngữ pháp trong ngôn ngữ như là

những kiểu hành động; các câu hỏi đò sẽ là What did the mayor do? (Ông thị

trưởng làm gi?), What did the mayor do to the committee? (Ông thị trưởng làm

gi uy ban?) Vì quá trình trở nên trừu tượng hơn cho nên sự phân biệt giữaHành thé va Dich thé trở nên khó khăn hơn.

Khi nói về chuyển tác và dang, Halliday đề cập đến sự phân biệt giữanội hướng và ngoại hướng Tham biến ở đây là kiểu tham biến mở rộng Hành

thê được tham gia vào quá trình, có phải quá trình được mở rộng ra khỏi Hànhthé, sang một thực thé khác hay không? Vi vậy the lion chased the tourist

19

Trang 29

(Con sư tử đuôi người khách du lịch) có quan hệ với the lion ran (con su tử

chạy) “Con sư tử chạy” là nội hướng (the lion ran) hoặc được mo rộng sangmột tham thé khác - ngoại hướng (the lion chased the tourist).

Theo cách nhìn này thì tham biến (cú) không phải là tham biến mở rộngmà là tham biến gây khiến Ở góc độ nay, the lion chased the tourist không có

quan hệ nhiều với the lion ran bằng the tourist ran (người khách du lịch chạy):“người khách du lịch chạy; sự chạy được kích động bởi chính người du khách(nội hướng, the tourist ran) hoặc bởi một tác thể bên ngoài (ngoại hướng, the

lion chased the tourist) Mẫu thức do cách phân tích này tao ra được gọi là

mẫu thức “khiến tác” Hai cú the lion chased the tourist/ the tourist ran taothành cặp khiến tác ! phi kiến tác (Chi tiết hơn về chuyền tác và khiến tác, xin

xem Hoàng Văn Vân 2006)

Trong tiếng Anh một số lượng lớn các động từ được thê hiện theo kiểunày, chăng hạn như The lion woke the touristl The tourist woke cũng là một

cặp khiến tác! phi khiến tác người khác du lịch là Hành thể trong cú này và

Dich thé trong cú kia Chính người khách du lịch lại là người thôi không ngủtrong cả hai trường hợp Một số ví dụ khác.

(1.11) The boat sailed / Mary sailed the boat.

(Con thuyén chay / Mary lai con thuyén.)

(1.12) The cloth tore / the nail tore the cloth.

(Manh vai rach / chiéc dinh lam rach manh vai.)(1.13) Tom’s eyes closed / Tom closed his eyes.

(Mat Tôm nhăm lại / Tôm nhăm mắt lại.)

(1.14) The rice cooked / Pat cooked the rice.

(Cơm nấu / Pat nau cơm.)

(1.15) My resolve weakened / the news weakened my resolve.

(Quyết tâm của tôi bị giảm/ tin tức làm quyết tâm của tôi bi giảm đi.)

20

Trang 30

1.1.4 Cách tiếp cận theo hướng loại hình

Trong công trình “A Universal - Typological Perspecfive ” (Phối cảnhloại hình và phổ Niệm), Song (1996) lay dữ liệu từ nhiều ngôn ngữ nhưngông lại phân tích quan hệ gây khiến - kết quả trên cơ sở của những ngôn ngữtong hợp tính như tiếng Anh, tiếng Pháp Ông phân chia cấu trúc gây khiến- kết quả ra thành 3 loại cơ bản và lần lượt đặt tên cho chúng băng tiếng Anhlà: loại AND (gây khiến - kết quả phối hợp), loại PURP (gây khiến - kết quảmục đích) và loại COMPACT (gây khiến - kết quả tổng hợp) Song cho rằngtrong một ngôn ngữ cụ thể có thể có nhiều loại cấu trúc gây khiến - kết quảnhưng sự đa dạng như thé trong một ngôn ngữ có thé là biểu hiện của sự thayđổi theo thời gian của chính ngôn ngữ đó Theo Song, loại AND và loại

PURP là những cấu trúc 2 mệnh dé, và loại COMPACT là cấu trúc một mệnhdé và loại COMPACT là kết quả của sự thay đổi theo thời gian từ hai loại kia.

Cấu trúc gây khiến - kết quả loại AND là một cấu trúc hai mệnh đề cóquan hệ nhân quả Một mệnh đề chứa động từ chỉ nguyên nhân (Veause) vàmệnh dé kia chứa động từ chỉ kết quả (Veriec:) Trong loại cau trúc gây khiến -

kết quả AND này, động từ chỉ nguyên nhân luôn đứng trước động từ chỉ kết

quả Trong dang AND điển hình, đường ranh giới giữa các mệnh đề là từ

AND, ví dụ

Si (So (. [Veause ] ) S2 + AND + So ( -[Veftect ] ) S2) Vị

(1.16) Thang bé đánh con chó và con chó chạy.

Một số ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Anh có cau trúc gây khiến - kết quả giống nhưdạng AND điền hình này:

(S› [ Veause ] AND)S; [ Vettect )

(1.17) She whistled and the dog came running.

(Cô ấy huýt sáo và con chó chạy dén.)(Song, 1996)

21

Trang 31

Theo Song, thông thường hơn là những ngôn ngữ coi AND như một

phụ tố Phụ tố này có thé ở Veause (động từ chỉ nguyên nhân), Verrecr (động từ

chỉ tác động) hoặc cả hai.

Không phải tat cả các cau trúc với AND đều dùng dấu hiệu ranh giới

giữa các mệnh đề của cấu trúc gây khiến - kết quả Có những ngôn ngữ đánhdau zêrô giữa các mệnh đề và Song gọi những cau trúc kiểu này là cấu trúcgây khiến - kết qua “covert AND” (AND ngam/ ân).

Cấu trúc gây khiến - kết quả loại PURP bao gồm 2 mệnh đề, trong đómệnh đề đưa ra sự kiện X được thực hiện vì mục đích nhận ra sự kiện Y Các

mệnh đề có thê được nối với nhau bởi một yếu tố chỉ mục đích.

Si (52( [V me | ) S2 + PURP + [ Veause ] S¡

hoặc §¡ ( [Veause | S2 ( -[Vertect | ) S + PURP) S,(1.18) J was forced to come outside (Austen, 64)

(Tôi bi buộc phải di ra ngoài.)

Không giống như cau trúc gây khiến - kết quả dạng AND, Veause và

Verfect của cầu trúc gây khiến - kết quả loại PURP có thể đảo trật tự cho nhau.

Cấu trúc khiến kết quả loại COMPACT gồm các cấu trúc gây khiến kết quả từ vựng và hình vị trong đó yếu tố nguyên nhân và yêu tố kết quảđứng gần nhau Cấu trúc này xuất hiện trong một số ngôn ngữ như Basque,Guaranis, Nancowry, Alutor, Pháp, Ý, Tây Ban Nha Cau trúc gây khiến - kết

-quả loại này là dạng một mệnh đề Song sử dụng công thức dưới đây chodạng lý tưởng của cấu trúc gây khiến - kết quả loại COMPACT.

Si ( [Veause ] + [Viet ] ) Si

Loại gây khiến - kết quả COMPACT có thể xuất hiện ở các ngôn ngữtheo nhiều cách Song cho rằng cấu trúc gây khiến - kết quả loại COMPACT

22

Trang 32

là kết quả của sự rút gọn về mặt ngữ pháp của loại AND và loại PURP, tuynhiên, hầu hết loại COMPACT đều xuất phat từ loại PURP.

Trong loại gây khiến - kết quả COMPACT, Song còn phân chia ra

thành 4 loại nhỏ:

+ Gây khiến - kết quả thể hiện qua tiền tô và hậu tố

Trong ngôn ngữ Basque có hậu tố gây khiến - kết quả: -eraziVi dụ: azken - ean kotxe - a 1bil - eraz-I d-u-te

(1.19) Finally, they have made the car work (Song, 2001)(Cuối cùng ho đã làm cho chiếc xe hoạt động được.)

Trong ngôn ngữ Guaranis có tiền tố gây khiến - kết quả: mbo (“to do”hoặc “to make”).

trong ngôn ngữ Alutor (Song, 2001) Ví dụ:

Unyunyu - ta © - t - imful - avo - tkô - nin lla

(1.21) The child makes mother miss him/her.(Đứa bé lam cho mẹ nó nhớ nó.)

Không có tài liệu nào nói rõ về sự đóng góp của các loại phụ tố gây

khiến - kết quả trong các ngôn ngữ trên thế giới nhưng từ sự chiếm ưu thế của

hậu tố so với tiền tố và sự ít xuất hiện của trung tố và phụ tố chu cảnh

(circumfixes) chúng ta có thể thấy rằng hậu tố gây khiến - kết quả nhiều hơncác phụ tố gây khiến - kết quả khác Mặt khác, Song (1996: 25) thực hiện một

23

Trang 33

quan sát dựa trên dữ liệu của 613 ngôn ngữ đã thấy rang số lượng ngôn ngữdùng hậu tổ gây khiến - kết quả nhiều hơn nhiều so với các loại phụ tố khác.

+ Gây khiến - kết quả thể hiện qua hình vị tự do:

Song khăng định rằng trong một số ngôn ngữ như tiếng Pháp, tiếng Ý,

tiếng Tây Ban Nha động từ chỉ nguyên nhân có thể là hình vị tự do Nhữngngôn ngữ này sử dụng một loạt các động từ dé diễn tả nguyên nhân và kết quả.Động từ thé hiện nguyên nhân thường mang nghĩa “to do” (làm) hoặc “to make”(buộc) Ví dụ:

(1.22) They made me repeat the story (Dixon)

(Ho bắt tôi nhắc lại câu chuyện.)

Vì động từ chỉ nguyên nhân là một hình vị tự do cho nên những yếu tố

như yếu tố phủ định có thể đứng giữa động từ nguyên nhân và động từ kết

+ Cấu trúc gây khiến - kết quả phái sinh zêrô (Zero - Derivation):

Một số ngôn ngữ không có cau trúc gây khiến - kết quả nhưng vẫn diễntả mối quan hệ nhân quả với cùng những cấu trúc được dùng cho những mục

dich không gây khiến Hiện tượng nay có thé thấy ở tiếng Hy Lạp và tiếngTrung Quốc hiện đại Các yếu tổ nguyên nhân và kết quả trong cau trúc nay

không thê tách rời nhau Các động từ gây khiến kết quả từ vựng là những ví

dụ cho loại cấu trúc gây khiến - kết quả phái sinh zêrô này, chang hạn động từ

“kill” (giết chết) trong tiếng Anh bao gồm cả nghĩa của động từ “to cause”

(gây nên) và nghĩa của động từ “to die” (chết).

Song đưa ra chú ý là trong một vải ngôn ngữ dường như không có cautrúc gây khiến - kết quả loại COMPACT, chang hạn như tiếng Djaru và tiếng Luo.

Đánh giá cách phân tích của Song một số tác giả cho rằng mặc dù Songđã sử dụng đữ liệu của 408 ngôn ngữ trong nghiên cứu của mình nhưng côngtrình của ông chưa thực sự thành công Moore và Polinsky (2003) cho rằng

24

Trang 34

Song đã không chú ý đến chiều sâu của vấn đề mà quá nặng về dàn trải theo

chiều rộng Toops (1993) cho rằng các ngôn ngữ Balto - Slavic không đượcdùng làm dữ liệu mặc dù chúng có mặt trong nhiều nghiên cứu.

De Haan (1998) cho rang sự phân loại theo AND/ PURP/ COMPACT

là mơ hồ và mối quan hệ giữa ba loại cấu trúc gây khiến - kết quả này là

Luận án này đã đề cập đến 4 cách tiếp cận khác nhau; mỗi cách tiếp cận đều

có những ưu điểm và hạn chế riêng Nghiên cứu của Talmy và Jackendoff

được trình bày khá chỉ tiết nhưng khó hiểu và lòng vòng Hoặc những nghiêncứu của Song là chưa sâu và không được khảo sát ở nhiều ngôn ngữ chính vàsự phân loại các kiểu cấu trúc gây khiến - kết quả còn chưa rõ ràng Dù vậy,

nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học đã có những đóng góp rất lớn cho việcnghiên cứu cấu trúc gây khiến - kết quả và là cơ sở cho những nghiên cứu sau

1.2 Các quan niệm về cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt

Trong Việt ngữ hoc, mặc du còn ít những công trình nghiên cứu về cautrúc gây khiến - kết quả, một số tác giả như Nguyễn Kim Thản (1977/ 1999),Cao Xuân Hạo và Nguyễn Thị Quy (1995), Nguyễn Minh Thuyết (1998),Nguyễn Văn Hiệp (1998) cũng đã sơ bộ đề cập đến cấu trúc này khi nghiên

cứu về động từ và cấu trúc câu tiếng Việt.1.2.1 Quan điểm của Nguyễn Kim Thản

25

Trang 35

Công trình “Động fừ trong tiếng Việt” của Nguyễn Kim Thản có thê

được coi là công trình đầu tiên đề cập nhiều đến động từ gây khiến - kết quả

trong tiếng Việt Theo Nguyễn Kim Thản (1977), trong tiếng Việt động từgây khiến - kết quả thuộc nhóm động từ ngoại hướng, được dùng dé biểu thị

những hoạt động thúc đây, cho phép, giúp đỡ hay cản trở sự thực hiện củanhững hoạt động khác Đặc điểm ngữ pháp của động từ gây khiến - kết quả là:

Si Vị S2 V2

(1.23) Giap cam em choi.

Các động từ gây khiến - kết quả thường thường đòi hỏi hai bố ngữ Bồngữ thứ nhất bao giờ cũng là một danh từ (S; trong dạng thức trên) biểu thịđối tượng mà hoạt động do động từ gây khiến chuyên tới, hay S; biểu thị đối

tượng chịu sự thúc day, giúp đỡ hay cản trở hoặc được sự giúp đỡ của S¡ B6ngữ thứ hai bao giờ cũng do một động từ (V; trong dang thức trên) biểu thi,

động từ V> biểu thị hoạt động của S, và là kết quả của sự thúc đây, giúp đỡ,

can trở hay cho phép của S; Tuy có quan hệ về mặt ý nghĩa như vậy nhưng

về mặt ngữ pháp, V> lại không có quan hệ tường thuật với S2 Ở trong câu, V>không phải là vị ngữ vì nó không thể được hình thức hoá như một vị ngữ

thông thường; ví dụ không thể được sự phụ thêm của những hư từ chỉ thể thời Nguyễn Kim Thản không phân biệt động từ gây khiến - kết quả với độngtừ sai khiến (cầu khiến).

-1.2.2 Quan điểm của Nguyễn Thị Quy

Khác với Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Thị Quy (1995) cho rằng cần

phải phân biệt cấu trúc gây khiến - kết quả với cấu trúc cầu khiến Cấu trúc

cầu khiến có cau tao cú pháp và nghĩa biểu hiện gồm vị tổ là động từ nói năng

chỉ sự sai khiến, chủ ngữ chỉ một thực thể có năng lực điều khiển thực thể

khác, tân ngữ chi dich thể của sự sai khiến và là thực thé nhận lệnh, đồng thờicũng là động thé/hanh thé trong quan hệ với nội dung lệnh, và một bố ngữ chỉ

26

Trang 36

nội dung lệnh Nội dung lệnh này là việc, sự thể mà động thể ở tân ngữ thựchiện.

Ví dụ:

(1.24) Giám đốc buộc nó thôi việc.

(1.25) Cô giáo gọi hai học sinh đọc bài (Diệp Quang Ban)

Ngược lại, trong cấu trúc gây khiến - kết quả, tác thé có thé có năng lực

điều khiển (nếu là con người) hoặc không có năng lực điều khiến (nếu là vậthoặc các hiện tượng tự nhiên) Động từ tham gia vào cấu trúc này không phải

là động từ chi sự nói năng và bị thé có thé là con người và có thé là vật vô trivô giác Ví dụ:

(1.26) Nó đánh tôi ngã.

(1.27) Cơn lốc hôm qua đã làm sập nhà.

1.2.3 Quan điểm của Diệp Quang Ban

Diệp Quang Ban (2004) gọi cấu trúc gây khiến - kết quả là “Cau chứachủ ngữ nguyên nhân” Ông cho rang trong tiếng Việt, câu chứa chủ ngữnguyên nhân là kiểu câu khá phức tap cả về phương diện cau trúc cú pháp lẫnvề phương diện nghĩa biểu hiện Tác gia đã trình bày rất chi tiết và cụ thé về

cách phân loại kiêu câu có chủ ngữ chỉ nguyên nhân.

Theo Diệp Quang Ban, cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt

thuộc về kiểu câu đơn 2 thành phan có 2 bé ngữ, một bé ngữ đối thé và một

bổ ngữ nội dung hay hệ quả Ví du:(1.28) Chuột chạy vỡ đèn.

(1.29) Họ đánh chết con chó.1.2.4 Các tác giả khác

Trong “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, các tác giả Mai Ngọc Chừ,Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến (1992) cho rằng kiểu câu gây khiến

27

Trang 37

được xếp vào kiêu câu có vị ngữ là động từ ngoại động, đòi hỏi 2 bổ ngữ và

kiểu câu gây khiến nảy có 3 kiểu nhỏ sau:a Câu chỉ hệ quả, ví dụ:

(1.30) Bão đồ cây.

b Câu khiên động, ví dụ:

(1.31) Thay giáo gọi em Nam đọc bài.

c Câu đánh giá, thừa nhận, ví dụ:(1.32) Họ báu ông ta làm đại biếu.

1.3 Cơ sở lí thuyết về cầu trúc gây khiến - kết quả1.3.1 Định nghĩa cấu trúc gây khiến - kết quả

Định nghĩa chính xác cấu trúc gây khiến - kết quả không phải là điều dễ

dàng Cách định nghĩa đơn giản nhất về cấu trúc gây khiến - kết quả có lẽ làdựa vào những đặc điểm của tình huống được diễn đạt bằng cấu trúc gâykhiến - kết quả như một số nhà nghiên cứu đã từng đề xuất.

Theo Nedjalkov và Silnitsky (1973: 1), Comrie (1989: 165 - 166), cầutrúc gây khiến - kết quả là một thuật ngữ ngôn ngữ học chỉ một tình huốnglớn, phức tap bao gồm 2 tình huống nhỏ hay 2 sự kiện thành phan: (i) sự kiện

nguyên nhân trong đó người gây ra hành động làm một việc gì đó để đưa đếnmột sự kiện khác tức là tác động gây khiến, và (ii) sự kiện được gây ra trongđó người thực hiện hành động thực hiện một hành động hay tiễn hành một sựthay đổi về điều kiện hay trạng thái như là hành động kết quả của người gâyra, tức là kết quả gây khiến.

Theo Masayoshi Shibatani (1992), hai sự kiện sẽ tạo nên tinh huốnggây khiến - kết quả nếu chúng thoả mãn các điều kiện sau:

a Mối liên hệ giữa chúng phải làm cho người nói tin rằng sự kiện kết quả xảyra vào thời diém t¿ va sự kiện nguyên nhân xảy ra vào thời điêm t¡ trước t¿.

28

Trang 38

b Mối liên hệ giữa hai sự kiện phải làm cho người nói tin rằng việc xảy racủa sự kiện kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào việc xảy ra của sự kiện nguyên

Theo đó, câu tiếng Anh sau đây biểu thị một tình huống gây khiến - kết quả:

(1.33) Elizabeth made the chef eat the leftovers.

(Elizabeth buộc người dau bếp phải ăn những thức ăn thừa.)

Ở câu trên, vì muốn những thức ăn còn lại phải được ăn hết, người gâyra hành động (Elizabeth) đã làm (hay đã nói) một điều gì đó, và kết quả làngười thực hiện hành động (hay người đầu bếp) thực hiện hành động ăn

những thức ăn còn lại.

Trước tiên, hành động của người gây ra hành động được diễn tả bằng vị

ngữ nguyên nhân made, và hành động của người thực hiện hành động đượcdiễn tả bang vị ngữ tác động eat; những vị ngữ nay là những động từ riêngbiệt về mặt từ vựng Thứ hai, hành động của người gây ra hành động được théhiện bang một thuật ngữ đơn giản của gây khiến - kết quả Mặt khác, cumdanh từ bị thể và vị ngữ của kết quả không ở những vị trí quan trọng trong câunhư cụm danh từ tác thể và vị ngữ của nguyên nhân Chăng hạn cụm danh từ

bị thể trong câu (1.33) về mặt ngữ pháp là cụm danh từ tân ngữ trực tiếp, cụm

danh từ này có khả năng làm chủ ngữ của câu bị động tương ứng, ví dụ:

The chef was made to eat the leftovers by Elizabeth.

(Người đầu bếp bi Elizabeth buộc phải ăn những thức ăn thừa.)

Vị ngữ của kết quả cũng không phải là một động từ thực thụ vì nókhông có những dấu hiệu của động từ như thời, số , ví du:

*Elizabeth makes the chef eats the leftovers.

Các cấu trúc có những đặc điểm như trên được coi là cấu trúc gây khiến

- kết quả.

29

Trang 39

Cách định nghĩa cấu trúc gây khiến - kết quả thiên về ngữ nghĩa trênđây chưa hăn đã được áp dụng thoả đáng cho tất cả các ngôn ngữ bởi nhữngsự khác biệt loại hình về mặt ngữ pháp Trong thực tế, từ lâu cau trúc gâykhiến - kết quả đã được chú ý và đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứuvề loại hình học cú pháp hay những lĩnh vực liên quan khác (chang han, Palmer

1994, Song 1996) Chính sự khác biệt về mặt loại hình của cấu trúc gây khiến kết quả ở các ngôn ngữ khiến cho việc tìm ra một định nghĩa phổ quát về là nóđiều khó khăn, nếu như không nói là không thể Trong tình hình đó, có lẽ cách

-tốt nhất, thay vì định nghĩa, nên tìm cách nhận diện cấu trúc gây khiến kết quảqua việc chỉ ra các đặc điểm chung mà nó có thể có ở các ngôn ngữ.

1.3.2 Nhận diện cấu trúc gây khiến - kết quả

Các công trình nghiên cứu về cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng

Anh cho thấy, dé nhận diện kiểu cấu trúc này các nhà nghiên cứu thường dựavào các đặc điểm chung về (i) cau trúc lôgíc, (ii) cau trúc ngữ nghĩa, và (11)hình thức cú pháp của nó, như sẽ trình bày cụ thể dưới đây.

1.3.2.1 Cau trúc lôgíc của cấu trúc gây khiến - kết quả

Theo Frawley (1992), nếu khái niệm gây khiến - kết qua là mối quan hệ

giữa một sự kiện gây tác động và sự kiện kết quả thì chúng ta có thể phân tích2 sự kiện này theo một lôgíc Theo quan điểm này, một quan hệ gây khiến -

kết quả là quan hệ néu/thi (if/then) Vi dụ cấu trúc “Mary forced Bill to get a

job” la dang X > Y:

(1.34) If Mary forced Bill, then Bill got a job.

(Nếu Mary ép Bill, thi Bill có một công việc.)

Đây là một giải pháp hap dẫn bởi lẽ nó thé hiện được sự phụ thuộc kéotheo - một đặc trưng của quan hệ nhân quả Tuy nhiên, câu Smoking causes

cancer (hút thuốc gây nên ung thư) không phải như vậy Xét về lôgíc của hiệntượng này, có sự liên quan giữa hút thuốc và bệnh ung thư nhưng nếu chúng

30

Trang 40

ta đưa câu này vào cau trúc logic “if smoking, then cancer” (Nếu hút thuốc thibị ung thư) thì sẽ rất là không đầy đủ Tuy nhiên, nếu chúng ta giới hạnkhoảng cách ngữ nghĩa giữa X và Y thì chúng ta có thể áp dụng được đặc

điểm này của cấu trúc gây khiến - kết quả.

Sự giới hạn như vậy cũng được Stalnaker (1968) và Lewis (1973) dé

cập tới Khi xem xét lôgíc ở dạng phủ định -X —> -Y chúng ta sẽ loại bỏ được

những yếu tô xen vào giữa Ví dụ:

Rain increases water reserves

(Mua làm tăng nguồn nước dự trữ).

Nếu chúng ta dùng dạng logic X > Y “Nếu mưa thì mực nước dự trữ

tăng” thì câu này không phải luôn luôn đúng Nếu đất cứng và nước chảy đihết sau khi mưa thì mặc dù có mưa nhưng nước dự trữ không tăng Nếu chúng

ta dùng dạng lôgíc phủ định thì chúng ta sẽ có một kết quả tốt hơn “Nếukhông có mua, thì mực nước dự trữ không tăng”: -X > -Y.

Tuy nhiên “Nếu không mưa thì mực nước dự trữ không tăng” ( X > Y) cũng không hoàn toàn đúng Có thể lượng nước dự trữ vẫn tăng lên mặc

-dù không có mua mà vì có một nguồn nước không được biết trước Dé loại bỏ

những khả năng như vậy chúng ta dùng điều kiện “In the closest possible

world” (trong thế giới có khả năng gần nhất).

Trở lại với trường hợp Smoking causes cancer, nêu dùng dạng logicphủ định và điều kiện chúng ta sẽ có: “Nếu không hút thuốc thì không bị ungthư trong mối liên hệ giữa hút thuốc lá và ung thư” Cách hiểu này không loạibỏ được khả năng mắc bệnh ung thư mặc dù là không hút thuốc Vì thế cấutrúc logic của gây khiến - kết quả là: - Y > - X Sử dụng cấu trúc này chúngta sẽ có: “Nếu mực nước dự trữ không tăng thì không có mưa trong mối liên

hệ giữa mưa và mực nước dự trữ” và “trong trường hợp có nhiêu khả năng

31

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN