1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Việt Nam học: Vùng đất Lam Sơn - Tiếp cận từ các nguồn tư liệu văn học và văn hóa dân gian

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 2

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIET NAM HỌC VA KHOA HỌC PHAT TRIEN

NGUYEN ĐÌNH NGHĨA

Chuyên ngành: Việt Nam họcMã số: 62220113

LUẬN AN TIEN SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:1 GS.TS Trần Ngọc Vương

2 PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh

Hà Nội - 2021

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu cua riêng tôi dưới sự hướng

dẫn khoa học của GS.TS Trần Ngọc Vương và PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh Các

nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới batkỳ hình thức nào trước đây.

Nêu phát hiện bât cứ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả

Nguyễn Đình Nghĩa

Trang 4

LỜI CÁM ƠNTôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

Ban Lãnh đạo Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Phòng Khoa học

Công nghệ và Đào tạo, Phòng Nghiên cứu Khu vực học đã tạo mọi điều kiện thuận

lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

GS.TS Trần Ngọc Vương và PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh đã định hướng

nghiên cứu và tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Các nhà chuyên môn tại các Viện đào tạo, các trường đại học trong nước, Ban lãnh

đạo và đồng nghiệp tại Trường Đại học Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch Thanh Hóa đã tạođiều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tư liệu, khảo sát thực địa.

UBND các xã, huyện; cán bộ các phòng, ban dang làm việc tai UBND huyện ThọXuân, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Thường Xuân đã nhiệt tình hợp tác và cung cấp tài liệu địaphương cho tôi trong quá trình điền dã và khảo sát thực địa.

Tác giả

Nguyễn Đình Nghĩa

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2 191v ST T TT TH 4

1 Lý do chọn đề tài -cc 1121111221112 1111k xnxx re 42 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu -cc <<: 63 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 22522 ss+ssss 64 Phương pháp nghiên CỨU -.cS2c 2S Ế

5 Đóng góp của luận aN ccc cee eee tere nhe 9

6 Câu trúc luận án -.<cccceeeeeseeeeeeseeser — 9

Chương 1 TONG QUAN LICH SỬ NGHIÊN CỨU VAN DE, CƠ SỞ LÝTHUYET, DIA BAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ TƯ LIỆU - 10

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề -. 10

1.1.1 Những công trình nghiên cứu từ góc độ dia lí 10

1.1.2 Những công trình nghiên cứu từ góc độ lịch sử 10

1.1.3 Những công trình nghiên cứu từ góc độ văn hóa 12

1.1.4 Những công trình nghiên cứu từ góc độ văn học 14

1.2 Cơ sở lý thuyết và một số khái niệm . 5c s5: 161.2.1 Cơ sở lý thuyết: Lý thuyết tiếp cận khu vực học - - 16

1.2.2 Một số khái niệm QSnnnn Tnhh nhàn 181.2.2.1 Cái thiêng - không gian thiêng 18

1.2.2.2 Biểu tượng - hệ biểu tượng -.- - 222cc 2 21122211112 xy 191.2.2.3 Van hóa - van hóa tâm lĩinh - <<: 231.3 Téng quan về địa bàn nghiên cứu -.c <2 261.3.1 Xác định phạm vi vùng đất Lam Sơn - - - 22 2 ++s+£e£++xz£ec+z 261.3.2 Khái quát đặc điểm vùng đất Lam Sơn - 2-2 +©c++c++x++s+es 311.3.2.1 Didu kién tu MiG o- 31

1.3.2.2 Đặc điểm hình thành dân cư -+-©++++£xterxerkrrrrtrerkrrrrrrek 32I 6u 37

1.4.1 Nguồn tư liệu văn học và văn hóa dân gian -¿ 5: 5+ s25: 37

Trang 6

1.4.1.1 Nguồn tư liệu văn học dân gian, văn hóa dan gian . - 371.4.1.2 Nguồn tư liệu văn học VIẾT -¿- - ¿52 SSt2EEEEE2EEEEEEEEEEErErkerrkes 381.4.2 Một số nguồn tư liệu khác ¿+ 2 + 2+SSE£E£+E+E£EeEEeErxerxrrrrxeree 42

Chương 2 LAM SƠN - MỘT VUNG DAT THIENG QUA NGUON TƯ

LIEU VĂN HỌC - 5-52 21 12121511 21212111 1111111101111 erre 45

2.1 Lam Sơn - vùng đất phát tích của triều đại qua hai lần thịnh trị 45

2.2 Lam Sơn - vùng dat của những địa danh lich sử - 5 5¿ 492.3 Lam Sơn - một vùng dat thiêng qua tác phẩm văn học viết 602.3.1 Lam Sơn trong tác phâm văn học nhà Nho ¿- 2 2552552 602.3.2 Lam Sơn trong sang tác của các vị hoàng để 5: scs+sccxsez 702.3.3 Lam Son trong tác phẩm của người chí sĩ yêu nước -: 742.4 Lam Sơn - một vùng đất thiêng qua truyện kể dân gian 782.4.1 Những địa danh gan với các câu chuyện có yếu tố huyền bí, linh

001052777 ố „

2.4.2 Những vi địa danh do Lê Lợi đặt tên - 5c ScSs+sseeeesee 81

2.4.3 Những vi địa danh do dân gian đặt tên - - 55 Sc + ssscrsseres 88Chương 3 LAM SƠN - MỘT HỆ BIEU TƯỢNG TRONG TÁC PHAM

NGHỆ THUẬT NGON TỪ 2 2 +E£EE£EE£EEEEEEEE2E121121121 21.21 re 93

3.1 Biểu tượng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 2 2s 2+5: 933.1.1 Biéu tượng của tinh thần đoàn kết dân tỘc - - - + + cx+x+xerererers 933.1.2 Biểu tượng của tính chính nghĩa theo học thuyết Nho giáo 99

3.2 Hệ biểu tượng về các nhân vật lịch sử 2-5 s52 ecxszzeereee 102

3.2.1 Biểu tượng về người anh hùng sáng nghiỆp - ¿2-5 2s+ccz+szs+2 1023.2.2 Biểu tượng về nhân cách hoàng dé theo học thuyết Nho giáo 1053.2.3 Biểu tượng về người trí thức Nho sĩ - văn thần - -: 110

3.2.4 Biểu tượng về các võ tướng - trung thần - 2c2+s+cs+£erx+cee 1133.2.5 Biểu tượng về người liệt nữ anh hùng và quan chúng nhân dân 115

3.3 Lam Son - biểu tượng của triều đại nhà Lê và tinh thần yêu nước

chống ngoại xâm của dân tộc - 2 - SE E1 112212111211 xe, 118

Trang 7

Chương 4 LAM SƠN - MOT VUNG VAN HÓA TÂM LINH DAC SAC 125

4.1 Những yếu tố tâm linh được thé hiện trong văn học - 1254.1.1 Hội thỀ ¿+52 +s9SE2E2 E921 1 21E21217121211171112111111011 1111.1111 crg 1254.1.2 Mộng báo, điềm báo, linh ứng ¿5 5 + x+2++£++E+2E++E+zx+zxzxees 131

4.1.3 Thuật tướng số, phong thủyy ¿2 2 +S2+E+EE+E££E+E£E+EE+EerEerezkerxes 136

4.2 Những yếu tố tâm linh được thể hiện qua một số loại hình văn hóa

4.2.3 Không gian lễ hội và diễn xướng dân gian - - - + + s+s+s+s+s+2 167

KET LUẬN 2-52 SE 2 EE212121221211 2111210111111 1111 01111111111 re 180

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN

QUAN DEN LUẬN ÁN 52 2S E2 2112122112121 errree 183

TÀI LIEU THAM KHẢO À - 2-52 S2S£+S£2EE2E£EC£EeEEEEEerkerkrrxrrkrree 184

PHỤ LỤC

Trang 8

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Có một thực tế, những vùng đất phát tích của các triều đại phong kiến luôn

là đề tài mà các sử gia và học giả vừa phải tìm cách để lưu ký, ghi nhận, vừa phảidày công tìm hiểu lý do vì sao những nơi ấy lại tạo nên những triều đại như vậy.Vùng đất Lam Sơn cũng nằm trong nhóm đối tượng đó với hàng loạt câu hỏi cần

làm sáng tỏ; tập trung ở hai van dé trọng tâm: Tại sao vùng đất Lam Son lại tạo ratriều đại nhà Lê Sơ? Và triều đại nhà Lê Sơ có tầm quan trọng như thế nào tronglich sử Việt Nam? Từ lúc chính sử bắt đầu ghi chép về các triều đại ở nước ta (kế

từ thời Triệu Đà), cho đến tận triều Lê Sơ, Lê Lợi là vị vua đầu tiên được ghi

chép đầy đủ, rõ ràng về lich sử, nguồn gốc, gia pha, ho hàng nội ngoại Việc cóthé suy nguyên về nguồn gốc dòng họ Lê ở Lam Sơn với ý nghĩa là đất khởi gia,

đất phát tích của một trong những triều đại trị vì lâu nhất trong lịch sử Việt Nam

(khoảng 300 năm), đã tạo cho Lam Sơn một vi thế đặc biệt quan trọng Nhà Lê Sơnói chung và Lam Sơn nói riêng đã trở thành đề tài có sức hút mạnh mẽ với văn

chương các thời đại.

Lam Sơn là vùng đất thang mộc của một trong những triều đại quan trọngbậc nhất trong lịch sử Việt Nam với những ảnh hưởng sâu rộng về văn hóa, lịch sửđất nước, cùng với đó là tên tuổi, sự nghiệp và đóng góp của các danh tướng, danhthần lừng lẫy Chính vì vậy, nghiên cứu Lam Sơn là nghiên cứu một vùng đất vừacó tính lịch sử, vừa có tính văn hóa, tâm linh Cho tới nay, đã có rất nhiều côngtrình thuộc các chuyên ngành khác nhau lay Lam Son làm đối tượng nghiên cứu,như từ góc độ sử học, văn hóa học, ngôn ngữ, dân tộc học, nhân học, văn học Tuy nhiên, nghiên cứu vùng đất Lam Sơn từ cách tiếp cận liên ngành, bằng cácphương pháp của khu vực học, thì vẫn chưa có kết quả đáng kể Những nghiên cứunhằm mục đích xây dựng một bức tranh tổng thé, đa diện về vùng đất Lam Sơn trên

các phương diện địa chính trị, địa văn hóa, từ đó xác định vai trò của nó trong suốt

chiều dài lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam có thể nói vẫn còn rất khiêmtốn Đây chính là khoảng trống để chúng tôi tiếp cận khi nghiên cứu vùng đất

Trang 9

Lam Sơn với tư cách là một khu vực, có những đặc trưng về điều kiện tự nhiên,lịch sử, văn hóa xã hội riêng.

Trong lịch sử Việt Nam, nhà Lê là một trong những triều đại lớn Gắn liềnvới triều đại này là Lam Kinh - Lam Sơn, vốn được người Việt coi là một vùng đấtthiêng Vùng đất này đã được lựa chọn trở thành đề tài của rất nhiều tác phẩm vănhọc, đồng thời cũng là đối tượng được phản ánh trong kho tàng văn hóa dân gianphong phú Vì vậy, bên cạnh việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đi trước vềlịch sử, văn hóa - xã hội, nhân học, luận án tập trung khai thác những mô tả về LamSơn, trong đó có cả những thông tin về điều kiện tự nhiên, lịch sử và con người củavùng đất này, từ nguồn tư liệu văn học thành văn và tư liệu văn hóa dân gian(folklore), qua đó góp phần cung cấp thêm thông tin, làm giàu thêm kiến thức về

vùng đất đặc biệt này.

Có thể thấy, bộ phận văn học thành văn quan trọng, đặc sắc nhất viết về

vùng đất Lam Sơn chủ yếu là văn hoc chữ Hán, mà tập trung ở thé văn tiêu biểunhất thế ky XV là thé phú Do vậy, nghiên cứu về Lam Sơn, luận án cơ bản dựatrên nguồn tư liệu văn học thời trung đại Có thé coi việc khảo sát trên cơ sở nguồntư liệu văn học cũng chính là nghiên cứu Lam Sơn qua con mắt của các học giả,

các tác giả văn chương trong nhiều thời kỳ Những nội dung, tư tưởng, sự kiệnvề vùng đất Lam Sơn được thể hiện trong văn học và văn hóa dân gian đồng thờicũng chính là cái nhìn, sự cảm nhận, quan điểm của các văn sĩ, thi sĩ và cả quầnchúng nhân dân đối với các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử củavùng đất Lam Sơn Chính vì vậy, các nội dung này nhiều khi không thật trùngkhớp với các sự kiện được ghi chép trong sử liệu mà chỉ là các “ảnh chụp” của tácphẩm văn chương, được phản ánh, được tô đậm hoặc làm mờ nhạt đi, thậm chí cóphan được khúc xạ qua cái nhìn của tác giả văn chương Điều này có thé thấy rõqua áng văn nỗi tiếng Lam Son Lương thủy phú, bai đại phú duy nhất trong lich sửviết về vùng đất Lam Sơn của vua Lê Thánh Tông như một ví dụ điển hình.

Từ những lý do đã nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Vàng dat Lam Sơn Tiếp cận từ các nguồn tư liệu văn học và văn hóa dân gian” dé thực hiện luận ánTiên sĩ của mình.

Trang 10

-2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

- Luận án nhằm mục đích phục dựng một bức tranh mang tính biểu trưng về

vùng đất Lam Sơn trên cơ sở những dữ kiện được phản ánh trong các nguồn tư

liệu văn học và văn hóa dân gian Việt Nam, góp phần làm giàu thêm những thôngtin và nhận thức về vùng đất địa linh - nhân kiệt này.

- Nghiên cứu vùng đất Lam Sơn cũng nhằm mục đích góp phần bổ sung

thêm những tư liệu, những bằng chứng, những kiến giải mà nó cũng là nhữngnhiệm vụ đang đặt ra thách thức trong giới khoa học xã hội.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Sưu tầm và phân loại các nguồn tài liệu văn học và văn hóa dân gian liên

quan đến vùng đất Lam Sơn.

- Trên cơ sở nguồn tư liệu văn học và văn hóa dân gian, chat lọc, phân tích,khái quát hóa nhằm xây dựng một bức tranh tổng hop phan ánh những đặc trưngcơ bản về lịch sử, con người và văn hóa vùng đất Lam Sơn thông qua hệ thốngcác biéu tượng đặc trưng.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là vùng đất Lam Sơn trên các chiềucạnh lịch sử, con người, văn hóa được phản ánh trong các nguồn tư liệu văn họcvà văn hóa dân gian.

3.2 Pham vi nghiên cứu3.2.1 Về không gian

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vùng đất Lam Sơn được giới hạn chủ yếutrong địa phận 4 huyện (theo địa giới hành chính hiện nay) là Thọ Xuân, ThườngXuân, Ngọc Lặc, Lang Chánh, với nhân tố lõi chính là khu Lam Kinh, xã XuânLam, thị tran Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

3.2.2 Về thời gian

Luận án nghiên cứu các nội dung liên quan tới vùng đất Lam Sơn đượcphản ánh qua nguồn tư liệu văn hóa dân gian và văn học từ thế kỷ XV đến nay,

Trang 11

trong đó chủ yếu tập trung vào nguồn tư liệu văn hoc chữ Hán được sáng tác từ

thé kỷ XV đến thé kỷ XVIII.

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu khu vực học

Khu vực học là một khoa học liên ngành với đối tượng nghiên cứu là không

gian văn hóa Trong luận án, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tông thể vùng đất

Lam Sơn từ các chiều cạnh: điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hóa - xã hội.Việc nghiên cứu này được thực hiện với nhiều cấp độ khác nhau nhăm đưa tới

một nhận thức đầy đủ, toàn diện về vùng đất Lam Sơn được phản ánh trong

nguồn tư liệu văn học và văn hóa dân gian.

4.2 Phương pháp tiếp cận liên ngành

Cho đến nay, cách tiếp cận liên ngành đã dan trở nên phổ biến, được

nhiều lĩnh vực khoa học sử dụng rất hiệu quả, khắc phục được những hạn chế

của cách tiếp cận đơn ngành Tuy vậy, dé có thé vận dụng phương pháp liên ngành

một cách hiệu quả trong các đề tài nghiên cứu vẫn là một việc không đơn giản.

Với cách hiểu liên ngành là đồng thời sử dụng tối thiểu từ hai phương pháp

nghiên cứu chuyên ngành trở lên đối với một đối tượng nghiên cứu và các phương

pháp này có quan hệ mật thiết với nhau, phải được đặt bình đẳng cùng nhau, không

phân biệt chính phụ, luận án đã đồng thời sử dụng một số phương pháp nghiên cứucủa các ngành khoa học xã hội - nhân văn vào khảo sát vùng đất Lam Sơn Trong đó,

với mục đích làm nổi bật các biểu tượng đặc trưng của không gian lịch sử văn hóavùng Lam Sơn qua nguồn tư liệu văn học, luận án tập trung sử dụng một sé phuong

pháp cơ ban là phương pháp phan tích van hoc sử, phương pháp nghiên cứu văn hoadân gian, phương pháp hồi có, phương pháp phân tích sử học, phương pháp tiếp cậnvà phân tích văn hóa nhằm nghiên cứu về lịch sử, con người, mối quan hệ xã hộigiữa các tộc người trong các giai đoạn lịch sử của vùng đất này.

4.3 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Khi nghiên cứu về vùng đất Lam Sơn trong quá khứ cũng như hiện tại, cần

thiết phải áp dụng phương pháp phân tích - tổng hợp nhằm đi đến những đánh

Trang 12

giá về vùng đất này, làm rõ hơn những đặc trưng mang tính riêng biệt, tạo nên bản

sắc riêng so với các vùng đất khác Để có được kết quả phân tích một cách chính

xác, luận án đã sử dụng nguồn tư liệu chính là tư liệu văn học và văn hóa dân gian,bên cạnh đó còn sử dụng một sỐ nguồn tư liệu khác như tư liệu lịch sử, địa chí, gia

phả, văn bia, sắc phong

4.4 Phương pháp so sánh doi chiếu

Luận án sử dụng nhiều nguồn tư liệu và tài liệu khác nhau Đối với tư liệusử học như các bộ cô sử được dịch va được tái bản nhiều lần nên rất khó xác

định được tư liệu sốc; nhiều thư tịch, tư liệu văn học được tuyển chọn qua các

tuyển tập, sao chép qua nhiều lần , do vậy cần áp dụng phương pháp so sánh, đốichiếu dé chuẩn hóa thông tin giữa bản dịch và nguyên tác Có thé thấy sự kết hợpđồng thời các nguồn tư liệu, tài liệu với phương pháp so sánh - đối chiếu là phùhợp dé góp phan giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra trong luận án.

4.5 Phương pháp hệ thong - cau trúc

Theo phương pháp này, không gian văn hóa Lam Sơn được coi như một hệthống riêng gồm nhiều thành tố như địa lí, lịch sử, xã hội, văn hóa Trong mỗiyếu t6 lại có các yếu tố nhỏ hơn Đồng thời, tác giả luận án chú ý đến những mốiliên hệ ngoài hệ thống, hay mối liên hệ ngoài cau trúc Do là liên hệ giữa không

gian văn hóa Lam Sơn với các vùng xung quanh, qua các mối liên hệ đó có thê thu

được những nhận thức sâu sắc hơn về khu vực nghiên cứu Phương pháp này đượctác giả áp dụng để phân chia nội dung các chương của luận án thành các mục và

tiêu mục trong mối liên hệ với nhau về mặt cấu trúc và nội dung.

4.6 Phương pháp điền dã

Điền dã là một phương pháp không thé thiếu trong quá trình thực hiện đề tài.Nghiên cứu đã tiễn hành 5 đợt khảo sát trực tiếp tại các huyện Thọ Xuân, ThườngXuân, Ngọc Lặc, Lang Chánh trong khu vực Lam Sơn để thu thập thông tin, tưliệu, gặp gỡ, phỏng vấn người dân và chính quyền địa phương nhằm bổ sung vàkiểm tra các thông tin đã xuất hiện trong các nguôn tư liệu thành văn.

Trang 13

5 Đóng góp của luận án

- Về mặt lý luận, các kết quả nghiên cứu của luận án là sự thể nghiệm một

cách tiếp cận mới đối với một không gian lịch sử - văn hóa, đó là, không tiếp cận

thông qua các dữ kiện lịch sử - xã hội trực tiếp mà thông qua lăng kính cảm nhậncủa các nhà văn, nhà thơ và người dân được thể hiện bằng các biểu tượng văn

chương, các loại hình văn hóa dân gian, truyền thuyết về lịch sử, nhân vật và cácsự kiện cơ bản của khu vực này Kết quả nghiên cứu của luận án cũng góp phầnbổ sung thêm những tư liệu, những bang chứng, những kiến giải mà nó cũng là

những nhiệm vụ đang đặt ra thách thức trong giới khoa học xã hội.

- Về mặt thực tiễn, các kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm

những thông tin về vùng đất địa linh nhân kiệt Lam Sơn với tư cách là một khônggian lịch sử - văn hóa, có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho nhữngcông trình địa chí của địa phương và những nghiên cứu khác về khu vực này.

6 Cau trúc luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung

của luận án được trình bày trong 4 chương:

Chương 1: Tổng quan lịch sử nghiên cứu van dé, cơ sở lý thuyết, địa bànnghiên cứu và cơ sở tư liệu

Chương 2: Lam Sơn - một vùng đất thiêng qua nguồn tư liệu văn học

Chương 3: Lam Sơn - một hệ thống biểu tượng trong tác phẩm nghệ thuật

ngôn từ

Chương 4: Lam Sơn - một vùng văn hóa tâm linh đặc sắc.

Trang 14

Chương 1

Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, cơ sở lý thuyết,

địa bàn nghiên cứu và cơ sở tư liệu

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu van dé

1.1.1 Những công trình nghiên cứu từ góc độ địa lí

Từ góc độ địa lí học lịch sử, khu vực Lam Son đã được tìm hiểu ít nhiều quacác công trình nghiên cứu về địa chí Thanh Hóa từ rất sớm như: Di dia chí củaNguyễn Trãi [dẫn theo 125], Lich triéu hiến chương loại chí của Phan Huy Chú [45],

Hoàng Việt dự địa chí của Phan Huy Chú [47], Hoàng Việt nhất thống du địa chí của

Lê Quang Dinh, Đại Việt dia du toàn biên của Phương đình Nguyễn Văn Siêu [143],

Đại Nam nhất thống chí do Phạm Trọng Điềm phiên dịch [139] và trong các địabạ, địa dư, địa chí của các làng, xã, huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa Trong đó, nhiều địadanh thuộc khu vực Lam Sơn cũng được đề cập trong các tài liệu, truyền thuyết vềLê Lợi, các vị công thần và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Trong các công trình nghiên

cứu về địa danh làng xứ Thanh, Pia chí Thanh Hóa [172], Tên làng xã Thanh Hóa

[12], đã thống kê tương đối đầy đủ những làng bản gắn liền với các sự tích dân gianvề Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Tuy nhiên, trong các công trình này, các tác giả thường nghiên cứu địa danhLam Sơn ở góc độ là một thực thể tự nhiên - xã hội mà chưa làm rõ hiệntượng vùng đất này được thể hiện bằng các phương thức đặc thù của văn học và

văn hóa dân gian, đặc biệt là chưa tập trung làm rõ quá trình các địa danh gắn với

cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở vùng đất này đã được thiêng hóa như thế nào Việcnghiên cứu cái “thiêng” của các địa danh vùng đất Lam Sơn sẽ góp phần nhận thứcđầy đủ hơn về giá trị văn hóa của các thực thé tự nhiên ở vùng đất này.

1.1.2 Những công trình nghiên cứu từ góc độ lịch sử

Lịch sử vùng đất Lam Sơn, nhất là lịch sử cuộc khởi nghĩa chống Minh phát

tích từ khu vực Lam Sơn đã được nhiều bộ sử chính thức thời Lê, thời Tây Sơn vàthời Nguyễn như Đại Việt sử ký toàn thư [108, 109], Đại Việt sử ký tiễn biên

10

Trang 15

[142], Kham định Việt sử thông giám cương mục [128] đành riêng những quyền,những chương, trình bày cụ thé và trang trọng Nhiều học giả nổi tiếng, bat đầu từNguyễn Trãi cho đến Ngô Sĩ Liên, Hồ Sĩ Dương, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú,

Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố cũng đã chăm chú sưu tầm,

tập hợp tư liệu lịch sử vùng đất này, đặc biệt là về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Những công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, công trạng của cácnhân vật gắn liền với khởi nghĩa Lam Sơn (trong đó chủ yếu là các công thần

đất Lam Sơn) dưới góc nhìn lịch sử chiếm một khối lượng hết sức đồ sộ, phong phú.

Tiêu biểu như: Đại Việt Sử ký toàn thy [108, 109] của Ngô Si Liên và các sử thầntriều Lê; Lam Sơn thực lục in trong Nguyễn Trãi toàn tập [125]; Đại Việt thông sử

của Lê Quý Đôn [59]; Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú [4T];

Khởi nghĩa Lam Sơn của Phan Huy Lê, Phan Dai Doãn [104]; Những tài liệu nay

khai thác các nhân vật chủ yếu dưới khía cạnh danh nhân, tiểu sử, chú trọng đề cậpvai trò của họ trong tiến trình của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Một số công trình về

sau này, trên cơ sở dựa vào những thông tin mà chính sử đã đề cập rồi thâm định,

đối chiếu với các thông tin trong gia pha và truyền thuyết dân gian dé biên soạn cácbài giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, công trạng của các nhân vật.

Sách sử địa phương, tiêu biểu như Lich sử Thanh Hóa [14], Địa chíThanh Hóa [172]; Võ tướng Thanh Hóa trong lịch sử dân tộc [158]; 35 vị khaiquốc công thân Lam Sơn [20] trong chủ trương ngợi ca truyền thống anh hùng củavùng đất và con người Xứ Thanh, đã viết về khởi nghĩa Lam Sơn thời Lê, về thờigian nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu ở đất Thanh Hóa trong cảm hứng tự hào,ngợi ca Đáng chú ý, có đề cập đến vai trò của đội ngũ công thần, quan lại ngườiThanh Hóa trong thời Lê So, cũng như đã phác dựng rõ nét chân dung, phẩm chatcủa những công thần, chủ yếu là các võ tướng đã tham gia nhiều trận đánh, cómặt khắp nơi trong quá trình đi đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.

Nhiều cuộc hội thảo như hội thảo kỷ niệm 600 năm sinh Lê Lợi; hội thảo

khoa học quốc gia về Lê Lợi và Thanh Hóa trong khởi nghĩa Lam Sơn được tổ

chức tại Thanh Hóa; hội thảo bàn về địa điểm tổ chức hội thề Lũng Nhai do

11

Trang 16

Viện Sử học phối hợp với UBND huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa tổ chức,

đã khai thác triệt để thông tin từ các tài liệu nguyên gốc, các bộ sử cũ của Việt

Nam và Trung Quốc, đặc biệt là các nguồn tư liệu thực địa, khảo cô học, dân tộchọc, văn hóa học, văn học, nghệ thuật dân gian, cùng với cập nhật các thành tựunghiên cứu trong nước và quốc tế, giúp hình dung về bức tranh cuộc khởi nghĩaLam Sơn và hình ảnh anh hùng dân tộc Lê Lợi một cách rõ ràng, cụ thể, gần VỚI SỰ

thật lịch sử hơn tất cả những phác thảo trước đây.

Khởi nghĩa Lam Sơn còn trở thành đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứunước ngoài, nhất là các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Nga vớinhững công trình tiêu biéu như bộ sưu tập tư liệu của Viễn Đông Bác cô Pháp,chương trình nghiên cứu về gia phả, văn bia khởi nghĩa Lam Sơn và vương triềuLê của Takao Yao ở Đại học Hiroshima, Nhật Bản.

Năm 2019, cuốn sách Vương triéu Lê 1428-1527 do Nguyễn Quang Ngọcchủ biên [15] là công trình nghiên cứu tập hợp và tổng kết tương đối đầy đủ, kháchquan về một trong ba vương triều rạng rỡ võ công, văn trị thời văn hóa ThăngLong, văn minh Đại Việt, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của đất nước, củakinh đô Đông Kinh Đây là nguồn tư liệu hết sức quý báu, là cơ sở cho việc

nghiên cứu lịch sử khu vực Lam Sơn.

Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vùng đất Lam Sơn gắnvới cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và sự hình thành nhà Lê ở thế kỷ XV Tuy nhiên, đâyđều là nghiên cứu dựa trên các cứ liệu lịch sử Chưa có nhiều công trình nghiêncứu quá trình cuộc khởi nghĩa và các nhân vật lịch sử “đi” từ hiện thực vào tácphẩm nghệ thuật ngôn từ (bao gồm cả tác phẩm văn học viết và văn học dân

gian) với việc được sáng tạo thành một hệ thống các biểu tượng vừa phản ánh tưtưởng, văn hóa của một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, vừa mang nhữnggiá trị bền vững của lịch sử dân tộc.

1.1.3 Những công trình nghiên cứu từ góc độ văn hóa

Những sinh hoạt về văn hóa ở khu vực Lam Sơn đã được tìm hiéu, nghiên

cứu từ rất sớm Trong đó phải kế đến những ghi chép của Phan Huy Chú trongLịch triều hiến chương loại chí [4T] Tác giả đã khảo cứu một cách cơ bản các

12

Trang 17

nghỉ lễ trong lễ hội Lam Kinh Tác giả Hoàng Anh Nhân trong cuốn Lễ tuc, lễ hộitruyền thong xứ Thanh [128] đã chỉ ra đặc điểm riêng của lễ hội Lam Kinh so với tatcả các lễ hội dân gian khác trên vùng đất Thanh Hóa Theo đó, lễ hội Lam Kinh tậptrung tất cả các nghỉ lễ và trò chơi từ các lễ hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói về

Lê Lợi, cho thấy đây là lễ hội có quy mô lớn trong và ngoài tỉnh.

Trong cuốn sách Truyén thong các làng văn hóa Tho Xuân [181], Hoang

Tùng đã khảo sát trên phạm vi huyện Thọ Xuân những lễ hội, tín ngưỡng dân gian

chủ yếu nói về Lê Lợi Khi tìm hiểu về các lễ tục, lễ hội ấy, tác giả đã chỉ rađược mối quan hệ giữa các truyền thuyết dân gian về Lê Lợi và lễ hội.

Trong bài viết Văn hóa dân gian các dân tộc vùng Lam Sơn và người anh

hùng dân tộc Lê Lợi [9], tác giả Vương Anh cho biết, những lễ tưởng niệm gắnvới tục thờ cúng Lê Lợi và các nhân vật khởi nghĩa Lam Son đã đi vào đời sốngvăn hóa của đồng bào Thái, Mường ở một số địa phương khu vực cáchuyện Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Ngọc Lặc Ở những nơi này, ngườidân cho rằng, các tục lệ và thờ cúng đó có nguồn gốc từ thời khởi nghĩa Lam Sơn,

với mục đích tôn vinh vua Lê và nghĩa quân trong thời gian nghĩa quân Lam Sơnhoạt động ở Thanh Hóa.

Trong sách Thanh Hóa chư than lục của Lê Xuân Ky, Hoàng Hùng, ThíchTâm Minh [99], khi chép về bách thần xứ Thanh dưới thời nhà Nguyễn, đã đề cập

đến sự tích và nơi thờ cúng một số nhân vật tham gia hội thé Lũng Nhai.

Luận án tiễn sĩ Tục thở cúng các nhân vật lịch sử tham gia Hội thé Lting

Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa [68] của Hà Dinh Hùng nghiên cứu nguồn thư tịch,

truyền thuyết, gia phả, sắc phong dưới góc độ văn hóa học, qua đó đã cung cấp vàbổ sung thêm vào hệ thống tư liệu về nhân vật lịch sử tham gia hội thé Ling Nhainăm 1416 ở Thanh Hóa Từ những kết quả thực tiễn khảo sát hệ thống thờ cúng (di

tích, điện thờ, tập tục, nghi lễ ), luận án cho thấy tính chất đa dạng và phạm viảnh hưởng, sức lan tỏa của tục thờ cúng trong đời sống tinh thần của nhân dân.

Thông qua nghiên cứu thực chứng từ các thực hành nghi lễ thờ cúng nhân vật lịch

sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa, luận án đã góp phần nhận diện và

13

Trang 18

khang định giá tri, sự biến đôi của tục thờ.

Bài viết “Văn hóa dân gian chống xâm lược trên đất Lam Sơn” của HoàngKhôi in trong Nét văn hóa Xứ Thanh [94] đã chỉ ra những biéu hién cua vanhóa dân gian chống xâm lăng vùng Lam Sơn phan ánh trong văn học dân gian,trong trò diễn dân gian và trong nhiều phong tục tập quán của các tộc người vùngLam Sơn Tác giả cũng chỉ ra, văn hóa dân gian chống xâm lăng ở Lam Sơn

không phải là văn hóa về một vùng địa hình mà là văn hóa về một vùng dân cư.

Trong bài viết “Không gian văn hóa Lam Sơn” in trong kỷ yếu hội thảokhoa học Anh hùng dân tộc Lê loi và nhân dân Thanh Hóa [144], tác giả Mai VănTùng và Lê Thị Thanh Thủy đã áp dụng lý thuyết khu vực học để bước đầu xáclập cơ sở lý luận, định vị không gian văn hóa Lam Sơn trong phạm vi cụ thể gồm

4 huyện: Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Thường Xuân Nghiên cứu cũng chỉ

ra các đặc trưng tiêu biểu của không gian văn hóa Lam Sơn nhưng mới chỉ dừnglại ở cấp độ khái quát của một bài hội thảo khoa học.

Như vậy, từ góc độ văn hóa, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vùng đấtLam Sơn ở các cấp độ khác nhau Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào đi sâunghiên văn hóa tâm linh của vùng đất này qua nguồn tư liệu văn học và một sốloại hình văn hóa dân gian Việc nghiên cứu văn hóa tâm linh của vùng đất LamSơn từ các nguồn tư liệu văn học và một số loại hình văn hóa dân gian sẽ góp

phần làm rõ quá trình giao thoa, tiếp biến văn hóa của các tộc người nơi đây,

cũng như diễn trình Kinh hóa, Nho hóa văn hóa - điểm làm nên nét riêng chovăn hóa của vùng dat này so với các vùng đất khác.

1.1.4 Những công trình nghiên cứu từ góc độ văn học

Dat Lam Sơn của tắc giả Vũ Ngọc Khánh, Son Anh [87] có lẽ là công trình

đầu tiên nghiên cứu về khu vực Lam Sơn ở nhiều phương diện, trong đó cóphân tích một số tác phẩm văn học, xác định vị trí một số địa danh của khu vựcLam Sơn trong sự gắn bó với các truyền thuyết.

Trong công trình Chủ nghĩa yêu nước trong văn học thời kỳ khởi nghĩa LamSơn [123], Bùi Văn Nguyên đã tập hợp nhiều tư liệu văn học dân gian và văn học

14

Trang 19

viết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Hoàng Tiến Tựu trong bài nghiên cứu Bước dau tìm hiểu sáng tác dângian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn in trong Sáng tác dân gian về Lê Lợi và

cuộc khởi nghĩa Lam Sơn [137] đã có những nghiên cứu quan trọng về nguồn tư

liệu văn học dân gian liên quan đến vùng đất Lam Sơn như thống kê về số

lượng, chất lượng, nội dung của mảng tư liệu này Trong nghiên cứu này, ôngcũng chỉ ra đặc điểm chung của truyền thuyết về Lê Lợi trong hệ thống truyền

thuyết Việt là tính chất kết hợp: vừa là văn nghệ, vừa là lịch sử hiện thực gắnchặt với lý tưởng, cái có song song hòa lẫn với cái không - một đặc điểm lớn

của sáng tác dân gian về đề tài lịch sử.

Đặc biệt, truyền thuyết về khởi nghĩa Lam Sơn và Lê Lợi là mảng có nhiềucông trình nghiên cứu hơn cả Công trình Lê Lợi con người và sự nghiệp của VũNgọc Khánh [91] nghiên cứu tương đối đầy đủ về anh hùng Lê Lợi - không chi làanh hùng lịch sử mà còn là một hình tượng, một hiện tượng độc đáo trong lịchsử văn học dân g1an nước ta.

Lê Lợi, Nguyễn Trãi và đất Lam Sơn của Vũ Ngọc Khánh [93] (dựa trên cơ

sở hai cuốn sách trước kia của ông là Lê Lợi con người và sự nghiệp và Dat Lam

Son) là một cuốn sách được biên soạn công phu, đề cập đến nhiều khía cạnh về Lê

Lợi, Nguyễn Trãi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Năm 1997 đến năm 2018, đã có một số công trình lấy truyền thuyết về Lê Lợi

và khởi nghĩa Lam Sơn làm đối tượng trung tâm của nghiên cứu như: Truyén thuyết

và cổ tích Lam Son của Vũ Ngọc Khánh [86], Truyền thuyết Lam Sơn của Nguyễn

Sơn Anh [7], Bình định vương Lê Lợi và truyền thuyết dân gian trong khởi nghĩaLam Son của Trần Thị Liên in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Anh hùng dân tộc LêLợi và nhân dân Thanh Hóa với khởi nghĩa Lam Son [144 tr 245-256], Khởi nghĩaLam Sơn trong tác phẩm văn học nghệ thuật của Pham Minh Tri in trong Ky yếuHội thảo khoa học Anh hing dân tộc Lê Lợi và nhân dân Thanh Hóa với khởi nghĩaLam Son [144, tr 439-451]

Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hoc Lam Son ở nhữnggóc độ khác nhau Tuy nhiên, những công trình này chủ yếu dựa trên nguồn tài liệu

15

Trang 20

văn học dé mô tả hình tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu, mô tả cuộc khởi nghĩa dưới

ánh xạ của văn học - tức là chỉ đơn thuần dừng ở việc nghiên cứu một nhân vật văn

học, một tác phẩm văn học, mà chưa có những nghiên cứu mang tính tong thé về cả

vùng đất Lam Sơn Việc sử dụng duy nhất phương pháp nghiên cứu văn học chỉ có

thé làm rõ một vài phương diện về vùng đất Lam Sơn chứ chưa đưa đến một nhận

diện đầy đủ và khái quát.

Như vậy, ở các công trình trên, tác phâm văn học, tư liệu văn hóa dân gian là

đối tượng nghiên cứu Do vậy, điểm khác biệt của luận án này là văn học và văn

hóa dân gian chỉ là nguồn tư liệu Đối tượng chính của luận án là các đặc trưng của

vùng đất Lam Sơn được mô tả, ánh xạ, phản ánh qua tư liệu văn học và văn hóa dângian từ các chiều cạnh: địa lý, lịch sử và văn hóa Trong đó, ở chiều cạnh địa lý, luận

án tập trung làm rõ cái “thiêng” của vùng đất Lam Sơn qua việc nghiên cứu và phân

tích các địa danh gắn với cuộc khởi nghĩa; ở chiều cạnh lịch sử, luận án tập trung

làm rõ hệ thống các biểu tượng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và các nhân vật lịch sử

tham gia cuộc khởi nghĩa; ở chiều cạnh văn hóa, luận án tập trung làm rõ đặc trưng

văn hóa tâm linh của vùng đất này được thé hiện qua văn học và một số loại hình vănhóa dân gian.

1.2 Cơ sở lý thuyết và một số khái niệm

1.2.1 Cơ sở lý thuyết: Lý thuyết tiếp cận khu vực học

Khu vực học (area studies) là một khoa học liên ngành Khi đề cậptới khái niệm “&# vực”, nhiều nhà nghiên cứu chú ý đến khái niệm khônggian Yumio Sakurai cho rang: “Khu vực là không gian có đặc trưng riêng”[206] Theo ông, các lĩnh vực khoa học đã chia toàn cầu và những phạm vi khônggian ra thành các yếu tổ như nước, môi trường, địa hình, khí hậu, dân tộc ; và

khu vực là một loại không gian tổng hợp các yếu tố như thế để hình thành

tính đặc trưng Đặc trưng khu vực là kết quả tác động giữa môi trường tự nhiênvà môi trường nhân văn, trong đó môi trường tự nhiên là yếu tố quan trọng nhất.Kết quả đó hình thành nên một cảnh quan riêng là tính đặc trưng của khu vực.Như vậy, quy mô của một khu vực hoàn toàn do phạm vi nghiên cứu của nhà

nghiên cứu khu vực quyết định.

16

Trang 21

Theo cách hiểu này thì không gian trong khu vực học không đơnthuần là không gian địa lý mà quan trọng phải là hoạt động của con người với cácmối quan hệ tương tác giữa con người và xã hội tồn tại trong không gian đó.

Theo Yumio Sakural, “Khu vực học là một bộ môn khoa học nghiêncứu những cảnh quan hay môi trường riêng của từng khu vực và cảnh quan đó làbiểu hiện tính đặc trưng của khu vực” [206] Theo ông, cảnh quan khu vực là kết

quả của sự kết hợp giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn.

Trong Nông thôn và đô thị Việt Nam lịch sử, thực trạng và khuynhhướng biến đổi, Nguyễn Quang Ngọc cũng cho rằng khu vực học là nghiên cứuvề không gian nhưng phải là một không gian có con người sinh sống Mục đíchcủa khu vực học là đạt tới những nhận thức tổng hợp về một không gian xã hội -văn hóa, trong đó mối liên hệ mật thiết giữa các lĩnh vực hoạt động của con ngườivà quan hệ tương tác giữa con người với điều kiện tự nhiên được nghiên cứumột cách đầy đủ Mỗi khu vực phải được xem như một hệ thống hoàn chỉnh Hệthống này bao gồm các hệ thống con và bản thân nó là một bộ phận nằm trong

hệ thống lớn Mức độ chuyên sâu của khu vực học tương ứng với phạm vi

không gian nghiên cứu Sự phát triển của khu vực học là một khoa học liên ngànhkhông ảnh hưởng đến các khoa học chuyên ngành mà trái lại còn góp phần thúc

đây khoa học chuyên ngành [119].

Theo các nhà khu vực học người Đức, thuộc Viện Nghiên cứu GIGA Đức

thì “nghiên cứu khu vực học nên được nghiên cứu dong thoi voi khu vuc hoc sosánh” [207] Nếu nghiên cứu khu vực học nhằm mục đích “hiểu biết” về đối tượng

nghiên cứu thì nghiên cứu khu vực học so sánh nham mục đích “giải thích”, nghiêncứu so sánh mang tính sâu sắc hơn, làm rõ đặc trưng của từng khu vực và lý giảiđược sự khác biệt giữa các khu vực.

Với mục đích làm nỗi bật đặc trưng riêng, dấu ấn riêng của vùng đất Lam Sontừ các chiều cạnh địa lý, lịch sử và văn hóa qua nguồn tư liệu văn học và văn hóa dân

gian, luận án đã tiếp cận van dé từ lý thuyết khu vực học và phương pháp tiếp cậnliên ngành Ap dụng lý thuyết khu vực học và tiếp cận liên ngành, luận án có thé xác

17

Trang 22

định được phạm vi vùng đất Lam Sơn, nghiên cứu các yếu tố của vùng đất Lam Sơn

đặt trong mối quan hệ tương tác giữa các điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội

va con n8ười.

1.2.2 Một số khái niệm

1.2.2.1 Cái thiêng - không gian thiêng

Vùng đất thiêng Lam Sơn được tạo nên bởi những di tích lịch sử gắn VỚI

cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, những đền thờ, nơi tưởng niệm các nhân vật lịch sử cócông trong cuộc khởi nghĩa, hay những vật thể tự nhiên, các con vật giúp Lê Lợi vànghĩa quân thoát nạn Cái “thiêng” của vùng đất Lam Sơn cũng gắn liền với những

thói quen, tập tục của đời sống tôn giáo - tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc

vùng Lam Sơn.

Có nhiều định nghĩa về “cái thiêng”, “không gian thiêng” Tuy nhiên, ở luậnán này, chúng tôi chủ yếu dựa vào quan điểm của Durkheim về “cái thiêng” khi ông

nghiên cứu các hiện tượng tôn giáo và khái niệm “không gian thiêng” của Dé

Quang Hưng dé áp dụng vào giải mã không gian lich sử - văn hóa cụ thê của Lam

Sơn Trong cuốn Những hình thức sơ dang của đời sống tôn giáo, E Durkheim cho

rang: “Tất cả các tín ngưỡng tôn giáo đã được biết tới, dù đơn giản hay phức tạp đềucó cùng một tính chất chung: Chúng giả định một sự phân loại về các sự vật hiện

thực hay tâm tưởng mà con người hình dung được thành hai loại đối lập nhau, nói

chung được gọi bằng các từ ngữ khác nhau, thể hiện khá chính xác ở hai từ “cái thể

tục” (Frofane) va “cais thiêng liêng” (Sacré) Sự phân chia thé gới thành hai lĩnhvực: lĩnh vực này bao gém tat cả những gì thiêng liên và lĩnh vực kia bao gồm tất cả

những gì thé tục, là nét khu biệt của tư duy tôn giáo, tín ngưỡng, huyền thoại, chuyệnma quỷ, truyền thuyết, là những biểu tượng hay hệ thong biểu tượng thé hiện bảnchat cua các sự vật thiêng liêng, các tính năng và quyền năng được gán cho chúng,

lịch sử của chúng, các quan hệ của chúng với nhau hoặc với các sự vật thé tục” [dẫntheo: 188, tr.139] Về khái niệm không gian thiêng, Đỗ Quang Hưng nhấn mạnh rằng

không chỉ hiểu đây là không gian trong các nha thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánhthất, chùa, đạo, quan ma con được hiéu theo nghĩa rộng là không gian tâm linh,

18

Trang 23

không gian thiêng mà chính đời sống tôn giáo tín ngưỡng cộng đồng ấy tạo ra [75].

Như vậy, con người góp phần quyết định tạo ra “không gian thiêng” chochính mình và cộng đồng; ngược lại, cũng không gian thiêng ấy lại góp phầnkhông nhỏ dao luyện chính họ Trong phạm vi luận án này, chúng tôi chỉ tập trung

làm rõ: cái thiêng, không gian thiêng của vùng đất Lam Sơn đã được tạo ra như thế

nào qua nguồn tư liệu văn học ké từ thé ky XV - khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa?

1.2.2.2 Biểu tượng - hệ biểu tượng

a Trong tiếng Hán, “biểu tượng” là một từ ghép Trong đó, “biéu” cónghĩa là “bày ra”, “trình bày”, “dấu hiệu” dé người ta nhận biết một điều gì đó;

còn “tong” có nghĩa là hình tượng Biểu tượng là một hình tượng nào đó được

phô bày ra, trở thành một dấu hiệu, ký hiệu tượng trưng, nhằm diễn đạt một ýnghĩa mang tính trừu tượng.

Theo Từ điển biểu tượng của Liungman, “những gì được gọi là biểu tượngkhi nó được một nhóm người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một nghĩa là đại diệncho chính ban thân no” [61, tr.12] Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ

biên, biểu tượng có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là hình ảnh tượng trưng, nghĩa thứ

hai là hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còngiữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt Có thêthấy rang, những định nghĩa về biêu tượng của các bộ từ điển có sự tương đồng khixem biểu tượng là cdi đại diện, biêu hiện cho cái gì đó, ngoài nó và khác nó Đó cóthé là một vật, một hình ảnh, một hành vi, một nghi thức, nghỉ lễ có tính “ýniệm” được xã hội thừa nhận Có thé coi biểu tượng gồm hai thành tố: “Cái biéu đạt”và “Cái được biểu đạt” [189, tr 66, 67].

Các tác giả của công trình Tir kí hiệu đến biểu tượng đã khảo sát, phân tíchquan niệm của các nhà nghiên cứu về cái biểu đạt và cái duoc biểu đạt của biểu

tượng và chia thành ba nhóm quan niệm khác nhau Với quan điểm cái được

biểu đạt văng mặt và được hiểu trực tiếp từ cái biểu đạt, một số nhà nghiên cứu đã

đồng quy tất cả những gì thuộc về các hình thức biểu hiện văn hóa tinh thancủa loài người như lễ hội, nghi thức, huyền thoại, tôn giáo, hình ảnh ân dụ nghệ

19

Trang 24

thuật, khái niệm và công thức khoa học, lịch sử, ngôn ngữ đều là biểu tượng.Tiêu biểu cho quan niệm này là E Cassier và Ch Pierce Nhưng, nếu coi cái đượcbiểu đạt phải được hiểu gián tiếp, ngoài cái biểu đạt thì biểu tượng là một dang kýhiệu đặc biệt, nó gắn liền với nội dung tư tưởng nào đó, đến lượt nội dung đó lạidùng làm bình diện cho một nội dung khác, thông thường là nội dung có giá trị văn

hóa cao hơn “Nó làm trung hòa ý nghĩa thứ nhất, biến một ký hiệu chỉ có chức

năng thông tin thuần túy thành sự biểu dat văn hóa” [58] Những đại diện tiêubiểu cho quan niệm này có thé kể đến Iu Lotman, Todorov va các nhà phân tâmhọc S Freund, Carl Jung Loại ý kiến thứ ba coi biểu tượng là một hiện tượng

thiêng liêng, thần bí, một thông điệp của đắng tối cao gửi đến con người.

Như vậy, những luận giải về mối liên hệ giữa hình thức và nội dung củabiểu tượng, quan niệm về hai thành tố cái biéu đạt va cái được biéu đạt của biểutượng không hoàn toàn trùng khớp nhau, điều đó đã làm nên tính phong phú, đadạng về biéu tượng Biéu tượng không đơn giản là khái niệm dùng dé gọi tên, địnhdanh sự vật, hiện tượng với nghĩa có định, bat biến; không thé là sản phâm của ý

thức cá nhân nào đó Biểu tượng thuộc về văn hóa, mang tâm thức cộng đồng, có

tính chất cô xưa, huyền bí; ý nghĩa của nó đã vượt lên trên vỏ vật chất ngôn ngữmà nó đa mang, hàm ân những thông điệp văn hóa tinh thần của nhân loại.

Mỗi tác phẩm văn học là một cách ứng xử của nhà văn trước lịch sử Nhàvăn có thé sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu dé sáng tạo hình tượng phản ánh nhậnthức đời sống xã hội Mặt khác, nhà văn vẫn phải sử dụng các phương tiện biéu đạtkhác để chuyền tải những giá trị năm ngoài kha năng tri nhận trực tiếp của conngười, trong trường hợp này biểu tượng là một phương tiện hữu dụng nhất.Biểu tượng nghệ thuật dù là mội hình ảnh, một lối sống, một nghỉ thức, một tínngưỡng hữu hình hoặc vô hình thì ý nghĩa của nó cũng luôn vượt lên tính trực

quan, quy ước của ngôn ngữ phổ quát, dùng sự đa dang của đời sống văn hóa, tưtưởng dé diễn đạt ý niệm về nó “Biểu tượng ton tại trong tác phẩm văn học như

một công cụ kiến tạo văn bản nghệ thuật, song bản thân nó cũng là một văn bản”[58, tr 41] Trước khi xuất hiện trong tác phẩm nghệ thuật, nó thuộc về văn hóa.

20

Trang 25

Nó có thể du hành từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình nghệ thuật khác, từtác phẩm này sang tác pham khác bởi khả năng kết nối liên văn hóa, liên văn bản.Cơ chế tạo nghĩa của biểu tượng nghệ thuật vừa xuất phát từ mẫu gốc, vô thứctập thể, văn hóa folklore vừa gắn kết với ý thức chủ quan của chủ thê sáng tạo.ĐỀ giải mã biểu tượng, chúng ta phải phỏng đoán, liên tưởng, tưởng tượng, phảitruy tầm nguồn gốc bởi những trầm tích văn hóa lắng đọng, phủ bóng qua thờigian Do đó, ý nghĩa của biểu tượng trong tác phẩm không thuộc về quy ước chủquan của chủ thể sáng tạo mà cứ thế mở rộng bất tận cùng với sự đa dạng, phongphú, sự giàu có về kiến văn tư tưởng, văn hóa của chủ thê tiếp nhận.

Tác phẩm van học là một thực thé sinh động Giá trị của tác phẩm thoát khỏi

ý đồ sáng tạo nghệ thuật ban đầu của nhà văn, chịu sự chi phối, tác động của cộng

đồng tiếp nhận Giá trị của tác phẩm không ngừng được khơi sâu cùng lịch đạitrong mối quan hệ giữa tác giả và bạn đọc cùng với sự cộng hưởng của yếu tổvăn hóa, thời đại làm nên độ mở về giá trị cho tác pham thông qua hệ thống biểutượng nghệ thuật như là chất liệu ngôn ngữ đặc biệt Vì lẽ đó, con đường để giải

mã một biểu tượng nghệ thuật không thể là tư duy duy lí, giản ước theo lối rút gọn

mà cần chú ý đến ngữ cảnh văn bản, cái khái quát trong mạch ngầm văn bản cũngnhư những phương thức nghệ thuật mà nha văn sử dung dé kiến tạo thế giới biểutượng trong tác phẩm.

b Hệ biểu tượng: Vấn đề hệ biểu tượng cũng có rất nhiều quan điểm khácnhau Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, khi xem xét cấu tạo và

cách xếp đặt của biểu trưng, J Lacan cho rằng: “Hệ biểu tượng chỉ loại hiện tượng

mà khoa phân tâm học quan tâm trong chừng muc chúng được cầu trúc như mộtngôn ngữ” [42, tr XXII], còn S Feurd lại nhắn mạnh đến mối quan hệ giữa cái vỏvật chất/bên ngoài và nội hàm được biểu dat/bén trong, ông cho rằng “Hệ biểu

tượng là tập hợp những biểu tượng có ý nghĩa ồn định có thé tìm thấy trong cácsản phẩm khác nhau của vô thức” [42, tr XXII] Theo Jean Chevalier va Alain

Gheerbrant thì “Hệ biểu tượng, một mặt tập hợp các quan hệ và các giải thích gắnvới một biểu tượng, chẳng hạn hệ biểu tượng về lửa, mặt khác tập hợp các biểu

21

Trang 26

tượng đặc trưng cho một truyén thống, như hệ biểu tượng Pháp truyền Kinh Thánhhay hệ biểu tượng của người Maya, hệ biểu tượng nghệ thuật Roman ; cuối cùnglà nghệ thuật giải thích các biểu tượng, bằng phân tích tâm lí, bằng dân tộc học so

sánh, bằng cơ chế và kĩ thuật của sự tích hội” [42, tr XXII] Có thé hiểu rằng, hệbiểu tượng là tập hợp, hệ thống những biểu tượng có chung nguồn gốc hoặc cơ chế

nay sinh từ hệ hình tư tưởng, văn hóa, tín ngưỡng cộng đồng.

Nhìn từ triết học của sự tồn tại, con người có ba mối quan hệ chính, đó là:

tự nhiên, cộng đồng nhân loại, lịch sử - văn hóa Đây cũng chính là ba thành tố

làm nên ba hệ biểu tượng cơ bản trong văn học Lam Sơn, gồm: hệ biểu tượng tu

nhiên, hệ biểu tượng con người, hệ biểu tượng văn hóa cong đồng Tuy nhiên, từ

biểu tượng văn hóa đến biểu tượng văn học là hành trình nhà văn tạo mã mớicho thé giới biểu tượng Con người tạo ra thế giới nhờ biểu tượng, thông qua biểutượng nhận thức thế giới Nghĩa nguyên sơ của biểu tượng có thể do ngẫu nhiênhoặc từ những quy ước mà có, gắn với quá trình tư duy tập thể Biểu tượngthuộc về văn hóa, nó có thể dịch chuyên từ thời đại này sang thời đại khác hoặcmat đi nếu như giá tri/y nghĩa của nó không được con người tái tạo, bồi đắp Vậynên, khi những biểu tượng ấy trở thành biểu tượng nghệ thuật, đòi hỏi nhà văn cấpmã mới sao cho nó thực hiện được chức năng liên văn hóa, liên văn bản, kết nốivới đời sống đương đại Không phải tất cả biểu tượng văn hóa xuất hiện trong tácphẩm văn học đều trở thành biểu tượng nghệ thuật mà chỉ có những biểu tượngđược nhà văn tái lập mã mới, thiết lập được kênh giao tiếp với đời sống đương đạimới trở thành biểu tượng nghệ thuật Thế giới biểu tượng nghệ thuật ấy đã diễn đạthiệu quả nhất, chuyển tải hữu dụng nhất những khát vọng, thông điệp của nhà văn

về lịch sử và văn hóa dân tộc trước đời sông đương đại.

Mỗi tác phâm là một cách ứng xử của nhà văn trước lịch sử và văn hóa.Phương tiện dé nhà văn thé hiện cách ứng xử ấy không chỉ có ngôn ngữ mà còn

có thế giới biéu tượng Khảo sát nguồn tư liệu văn học về Lam Sơn, không ngạc

nhiên khi nguồn tư liệu ay thé hiện một hệ thống các biểu tượng tự nhiên, conngười, văn hóa, tín ngưỡng Chương 3 của luận án sẽ đi sâu khảo sát và phân

22

Trang 27

tích các biểu tượng cơ bản, tìm hiểu những phương thức kiến tạo và ý nghĩa củatừng hệ biểu tượng để qua đó thấy được bản chất của lịch sử và văn hóa qua cáinhìn của các tác giả về vùng đất Lam Sơn, những bài học nhân sinh rút ra cho hậuthé từ lich sử và văn hóa dân tộc thông qua các hệ biểu tượng.

1.2.2.3 Văn hóa - văn hóa tâm linha Khái niệm văn hóa

Một trong những khái niệm căn bản cần được làm rõ trong luận án là “vănhóa” Có thể gộp lại thành một số nhóm định nghĩa về văn hóa sau đây:

- Định nghĩa theo hình thái giá trị của văn hóa:

“Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh than, được nhân loại sáng tạo ra

trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội; các giá trị ấy nói lên trình độphát triển của lich sử loài người" [134, tr 61].

- Định nghĩa theo hình thái biểu tượng của văn hóa, trong tuyên bố chung của

UNESCO năm 2002 đã viết:

“Van hóa nên được dé cập đến như là một tập hop cua những đặc trưng về tâm

hon, vat chất, tri thức và xúc cam của một xã hội hay một nhom người trong xã hội va

nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ

thong giá trị, truyền thong và đức tin” [dẫn theo: 54].

- Định nghĩa theo hướng bao quát, tổng hợp, theo bề rộng nội hàm khái

niệm văn hóa:

“Van hóa với tu cách là tổng thể các dấu hiệu tỉnh thân, vật chất, trí tuệ

và tình cảm đặc biệt, xác định tính cách cua một xã hội hay một nhóm xã hội Nó

bao hàm không chỉ các nghệ thuật và khoa học, mà còn cả lối sống, các

quyên cơ bản của sự ton tại nhân sinh, những hệ thong giá trị, các truyền thống

và các quan niệm” [216, pp 41].

Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh ton cũng nhự mục

đích cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết,đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ

cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở, đi lại và các phương thức sử dụng Toàn

bộ những sáng tao và phát minh đó tức là văn hoá” [114, tr 431].

23

Trang 28

Khi nhận thức về văn hóa và năng lực biểu trưng của con người, Phạm Đức

Dương trong Việt Nam - Đông Nam A, ngôn ngữ và văn hóa cũng đưa ra quan điểm

về “thế giới” khá tương đồng với ba không gian xã hội của H Lefebvre đề

xuất Ông cho rằng, “con người sống đồng thời với ba thế giới”:

(1) Thế giới thực tại: hữu hình, hữu hạn và khả tri, tồn tại khách

quan ngoài con người Đó là môi trường tự nhiên, là cái có trước.

(2) Thế giới ý niệm: vô hình, vô hạn và bất khả tri, là sự phản ánh thế

giới thực tại và trí óc của con người, tao ra một thé giới ý niệm Nó không có

kích thước, không cân do đong đếm được, và nằm gọn trong bộ não của con người.(3) Thế giới biểu tượng: cầu nối giữa thực tại với ý niệm Thế giới ý

niệm vì bất khả tri nên người ta phải dùng những biểu tượng để khả tri hóa nó.

Bởi bản chất của con người là muốn trình bày ra những điều ở trong óc của anh

ta Vì thế, biểu tượng là cái thay thế, làm cầu nối giữa thế giới ý niệm và thế giớithực tại bằng cách đưa cái vô hình, vô hạn, vô khả tri vào cái hữu hình, hữu han,khả tri dé con người có thé cảm nhận được cái thế giới ý niệm [55, tr 102-107].

Vu Minh Giang trong South - east Asian culture Vs East Asian culture A

case study of Vietnam and Japan cho rằng đặc trưng của “văn hóa truyền thống”

tạo ra bởi các thành tố sau:

(1) Điều kiện tự nhiên - môi trưởng sinh thái: tao ra các dạng thức văn hóa

(Ví dụ: dạng thức văn hóa gan/trén sông nước: can dam, linh hoạt, mềm dẻo, dễ

hình thành một cảnh quan riêng, biểu hiện tính đặc trưng của khu vực Van

hóa là một loại cảnh quan do hai loại môi trường tác động lẫn nhau tạo ra.

Vì thế mà văn hóa mới có tính đặc trưng” [206, tr 313-324].

Khu vực học, từ mục tiêu chung của một khoa học liên ngành, mong

24

Trang 29

muốn đưa ra những nhận thức tổng quát về một khu vực, tiếp cận không giandưới dạng không gian văn hóa hay không gian lịch sử - văn hóa, trong do:

“Một khu vực (area) không thể bị giới hạn bởi các đường biên quốc gia hay

ranh giới hành chính hiện đại, và do đó không thể có một “quy mô” xác định nào

đó Trái lại, “khu vực” chính là những không gian văn hóa - lịch sử có chủ thể xác

định là những cộng đông người cụ thể với những đặc trưng (characteristics) và một

bản thé/ban sắc (identity) văn hóa nào đó” [178, tr 338-347].

Ở đây, địa bàn được chọn dé nghiên cứu là vùng Lam Son, vùng đất chủ yếucó người Việt - Mường - Thái sinh sống Lam Sơn là một phạm vi ở đó có những

tộc người sông và sáng tạo văn hóa gắn với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

b Văn hóa tâm linh

Tác giả Nguyễn Dang Duy trong cuốn Văn hóa tâm linh quan niệm:“Văn hóa tâm linh được hiểu là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trongcuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tínngưỡng tôn giáo” [53, tr 26] Nhà nghiên cứu Tran Đình Sử trong bài viết Văn

học và văn hóa tâm linh khẳng định: “Xét về góc độ nhân loại văn hóa tâm linh

là một bình diện của văn hóa các tộc người gắn với các phong tục tập quán cốđịnh trong ngôn ngữ, đúc rút thành các motif, các mẫu gốc thi pháp của các truyệnkể truyền thống” [148] Tác giả Dang Văn Bài trong bài viết Tản mạn về văn hóatâm linh cua người Việt lại cho rằng: “Van hóa tâm linh là thái độ ứng xử văn hóa

của con người đối với các lực lượng siêu nhiên, than linh với người đã khuất" [10].Quan điểm về văn hóa tâm linh của các nhà nghiên cứu ké trên tuy chưa

thống nhất nhưng cùng đề cập đến diện mạo chung của văn hóa tâm linh gắn với đờisông tinh than của con người Xuất phát từ sự gặp gỡ trong những quan diém đó,chúng tôi coi văn hóa tâm linh là một bình diện văn hóa của các tộc người gắn vớinhững giá trị văn hóa thiêng liêng vừa vô hình vừa hữu hình trong đời sống tinh thầncủa nhân dân.

Lam Sơn là một vùng văn hóa tâm linh đặc sắc bởi nó gan với cuộc khởinghĩa Lam Sơn và triêu đại nhà Lê Sơ, với những giá trị văn hóa vô hình và hữu

25

Trang 30

hình rất thiêng liêng như: tín ngưỡng, tôn giáo và nhiều lễ hội di liền với hệ thốngđình, đền, chùa, miéu gắn với các nhân vật lịch sử có công trong cuộc khởi nghĩatrải khắp vùng đất này.

1.3 Tống quan về địa bàn nghiên cứu

1.3.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

1.3.1.1 Xác định phạm vi vùng đất Lam Sơn

Đối tượng nghiên cứu của luận án là vùng đất Lam Sơn Vì vậy, việcxác định phạm vi vùng đất Lam Sơn có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó sẽ là căn cứđể chúng tôi đưa ra những kiến giải, kết luận khoa học Vùng đất Lam Sơn màluận án nghiên cứu chính là không gian địa lý, dân cư khu vực Lam Sơn vớinhững giá trị lịch sử - văn hóa gắn liền với hoạt động của nghĩa quân Lam Sơngiai đoạn từ năm 1416 đến 1423 (chủ yếu trên phạm vi địa bàn các huyện miền núiThanh Hóa) Những dấu tích lịch sử - văn hóa gan với cuộc khởi nghĩa Lam Sơntrên vùng đất này dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, cho đến nay vẫn cònđược lưu dấu ở những địa danh tự nhiên như núi Chí Linh, núi Dầu, núi Mục, sông

Lương (sông Chu) và nhiều tên làng, tên đất, di tích lịch sử, đặc biệt là trong

sinh hoạt lễ hội, diễn xướng dân gian, tín ngưỡng, tập tục của cộng đồng các dântộc khu vực Lam Sơn Định vị được “lõi” của vùng đất Lam Son sẽ góp phan quantrọng vào việc xác định phạm vi ngoại điên của không gian lịch sử - văn hóa đặcbiệt này.

Văn bản cô nhất hiện tồn nói về vị trí Lam Sơn có thé là bản Bình Ngô

đại cáo do văn thần Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết ra vào khoảng tháng 12 năm

1427 Tuy nhiên, trong văn bản này, chúng ta mới chỉ biết Lam Sơn là nơi pháttích của Lê Lợi, “Ta đây phát tích Lam Sơn, nương thân hoang đã”, mà chưa biếtrõ thêm về phạm vi của vùng đất này.

Văn ban thứ hai cho biết nhiều hơn về vi trí Lam Son là cuốn Lam Sơn thựclục Theo Đại Việt sử ký toàn thu, “Tháng 12, ngày mong 6, vua sai làm sách Lam

Son thực lục, vua tự làm bài tựa, ký là Lam Son động chu’ [108, tr 382] “LamSơn động chủ” là danh xưng thời Lê Lợi còn làm chủ một đơn vị hành chính

26

Trang 31

(động) ở Lam Sơn trước khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra Due dia chí của

Nguyễn Trãi cho biết: “đến thời nhà Hồ đổi Thanh Hóa là tran Thanh Đô, có 1huyện, 4 châu, 59 động: huyện Thọ Xuân có 14 động; châu Na Quan có 12 động;

châu Lương Chính; châu Tam có 10 động” [173, tr.231] Như vậy, động ở đây là đơn

vị hành chính tương đương với xã Trong đoạn mở đầu Lam Sơn thực lục có chép về

vị trí của Lam Sơn như sau: “Tang tổ cua vua ho Lê, tên hiy là Hoi, người thôn Như

Ang, huyện Lương Giang (nay là huyện Thụy Nguyên), phủ Thanh Hoa (Lê Hoi)làm nghề thay cúng, một hôm di chơi, thấy bay qua bay lượn ở núi Lam Sơn nhưdáng đông người hội họp, cho rang đó là đất tốt, do đó dời nhà đến ở day” [113,

ở Mường Giao Lão, trong có gò Tiên Ban, lấy chiêu Sơn ở xã An Khoái làm án,

phía trước có nước Long Sơn, bên trong có nước Long Hồ là đấy xoáy ruột ốc

(thôn Như Ang), bên hữu nước hô bao quanh, phía ngoài chân núi xâu hạt ” Nhàsư nói xong, vua dem (hài cốt) thân phụ táng ở xứ ấy Đến giờ Dan về đến thôn

Giao Xá Ha, nhà sư biến lên trời Vì thế lập điện Tiên Du ở day Ở động Chiêu

Nghi thì dựng am nhỏ (tức là chỗ có mộ Phật Hoàng) Đó là gốc phát tích vậy”[173, tr 46].

Đại Việt sử ký toàn thư mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697) ghi cụthé hơn về đơn vị hành chính quê hương của Lê Lợi: “Vua họ Lê, tên húy là Lợi,

người hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, tran Thanh Hóa Ở ngôi 6 năm, thọ51 tuổi, táng ở Vĩnh Lăng” [108, tr 301].

Sau khi Lê Lợi lên ngôi, Lam Sơn được lấy tên là Lam Kinh Tác phẩm văn

! Theo sách Đại Nam nhất thống chí: “Núi Lam Son: lại có tên là Du Sơn, ở cách huyện Thụy Nguyên 52

dặm về phía tay; mạch núi từ phía tây - bắc qua sông Lương kéo đến, núi đá chỗ lên chỗ xuống vươn ra đất

bằng, nôi vọt lên một ngọn núi đất, dưới núi là nhà cũ của vua Lê Thái Tổ” [tr 224-225].27

Trang 32

học đầu tiên nhắc đến địa danh Lam Kinh có lẽ là bài Phú múi Chí Linh củaNguyễn Trãi: “Rồng thiêng bay chừ trên Lam Kinh” Sách Đại Việt sử ký toàn

thư cũng chép, vào năm “Quy Sửu, (Thuận Thiên} năm thứ 6 {1433}, (Minh TuyênDuc năm thứ 8) Mùa thu, tháng 8, giáng con trưởng Tư Tê làm Quận vuong, lay

con thứ Nguyên Long kế thừa tong thống Vua về Lam Kinh” [108, tr 383].

Về không gian của Lam Kinh, sách Lịch triều hiến chương loại chí củaPhan Huy Chú - nhà sử học cuối Lê, đầu Nguyễn đã mô tả rat cụ thé như sau:“Điện Lam Kinh dang sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bên nước non

xanh biếc, rừng ram um tum Vĩnh lăng của Lê Thái Tổ, Thiệu lăng của Lê Thánh

tông và lăng của các vua nhà Lê đều ở đấy cả” [45].

Sách Đại Nam nhất thống chí cũng chép rang: “Lam Kinh nhà Lê: ởphía đông núi Lam Sơn tại xã Quang Thi, huyện Thụy Nguyên, phía nam trông ra

sông Lương, phía bắc gối dau vào núi, là đất cơ nghiệp của Lê Thái Tổ" [56,tr 238-230].

Nếu như khu Thiên Trường - Tức Mặc (Nam Định) là nơi hành dinh, phủđệ của quý tộc nhà Trần thì Lam Kinh lại là nơi thực hành nghi lễ thờ cúng tô tiênvới điện miéu và lăng tâm của các vua Lê và hoàng hậu.

Như vậy, xét về phạm vi là quê hương của Lê Lợi và nhà Hậu Lê thìLam Sơn hay Lam Kinh thuộc đơn vị hành chính của một động, một hương

(hương Lam Sơn), tức là tương đương với đơn vị hành chính của một xã Phạm viđịa bàn Lam Sơn và Lam Kinh ngày nay thuộc xã Xuân Lam, thị tran Lam Sơn],huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Lam Sơn, Lam Kinh - quê hương của Lê Lợi

chính là “hạt nhân” của không gian lịch sử - văn hóa Lam Sơn.

Tuy nhiên, “vùng đât Lam Sơn” mà luận án nghiên cứu không chỉ giới hạn

! Trong bài viết “Thử xác định dia bàn hương Lam Sơn đầu thế kỷ XV”, TS Phạm Văn Tuấn - Giám đốcTrung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Thanh Hóa, đã căn cứ vào sử liệu và sự phân cấp quản lý hành chính địaphương thời Trần, nhận định rằng: hương Lam Sơn đầu thế kỷ XV là một đơn vị hành chính rộng lớn, có thểthống hạt cả các xã, thôn, phường, sách mà ngày nay tương đương với địa bàn các xã Thọ Minh, Thọ Lập,Xuân Thiên, Xuân Lam, một phan thị tran Lam Son (huyện Thọ Xuân); xã Kiên Thọ, Vân Am, Nguyệt Án,Phúc Thịnh (huyện Ngọc Lặc); xã Ngọc Phụng và thị trấn Thường Xuân (huyện Thường Xuân) Như vậy,

hương Lam Sơn là một vùng rộng, “bao” cả một phan thượng du Thanh Hóa, xung quanh sông Chu, sôngÂm mà làng Cham - quê hương Lê Lợi, là khu trung tâm.

28

Trang 33

trong phạm vi vùng đất Lam Sơn được các nhà nghiên cứu trước đây xác định màtrên cơ sở lấy vị trí quê hương của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi - khu di tích LamKinh - làm trung tâm và mở rộng ra theo phạm vi hoạt động của nghĩa quân ởmiền thượng du tỉnh Thanh Hóa (chủ yếu là các huyện miền núi tỉnh Thanh

Hóa hiện nay) Vùng đất Lam Sơn mà luận án nghiên cứu gắn liền với không gian

văn hóa Lam Sơn, một không gian văn hóa được tạo nên từ cộng đồng Việt Mường - Thái từ thế kỷ XV với những giá trị lịch sử - văn hóa gắn liền với hoạtđộng của nghĩa quân Lam Sơn, mà chủ yếu là ở địa bàn các huyện Ngọc Lặc,

-Thường Xuân, Lang Chánh với những dấu tích vẫn còn lưu giữ ở hàng loạt địa

danh như núi Pù Ring (Chí Linh), núi Lam Sơn, núi Chủ Sơn, núi Dầu, núi Mục,

sông Lương (sông Chu), sông Cầu Chày, Thác Ma Hao, suối Rượu, suối Lá cùnghàng loạt tên làng, tên đất do Lê Lợi và nghĩa quân đặt tên, cũng như nhiều di tíchlịch sử, những tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa được hình thành, gắn liền với cuộckhởi nghĩa Lam Sơn và các nhân vật lịch sử có công trong cuộc khởi nghĩa Có thể

coi bốn huyện này là nơi tập trung đầy đủ nhất những giá trị lịch sử - văn hóa đặc

trưng của vùng đất Lam Sơn.

Dẫu vậy, phạm vi nghiên cứu mà chúng tôi xác định ở đây chỉ mang tính

tương đối Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có thể mở rộng phạm vi của

4 huyện này dựa trên các tiêu chí: 1) Về tộc người, phải phản ánh được mối quan

hệ giữa người Kinh - Mường - Thái; 2) Về địa lí, phải nằm trong vùng khángchiến giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà quê hương của Lê Lợi làtrung tâm.

3) Về các giá tri lịch sử - văn hóa, phải được tạo nên từ cuộc khởi nghĩa

Lam Son va các nhân vật lịch sử tham gia cuộc khởi nghĩa; 4) Về văn học và

các loại hình văn hóa dân gian, phải gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Chúng tôi xác định phạm vi khu vực Lam Sơn trên bản đồ tỉnh Thanh Hóa hiệnnay theo H.1 Ban đồ hành chính tinh Thanh Hóa và H.2 Pham vi hành chính củavùng đất Lam Sơn (Xem phụ lục 1).

Nhìn vào bản đồ 2, có thé xác định vị trí hiện nay của vùng đất Lam Sơn

29

Trang 34

như sau: Diện tích của vùng đất Lam Sơn là: 2.483,8 km”, phía bắc giáp huyện BáThước; phía đông bắc giáp huyện Câm Thủy; phía tây bắc giáp huyện Quan Sơn;phía tây giáp nước bạn Lào; phía tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía nam giáp cáchuyện Như Xuân, Như Thanh; phía đông nam giáp huyện Triệu Sơn, Thiệu Hóa;phía đông giáp huyện Yên Định.

Như đã trình bày, luận án tiễn hành nghiên cứu về ving đất Lam Sơn qua

nguồn tư liệu văn học (chủ yếu là văn học viết giai đoạn thế kỷ XV-XVIII va vănhóa dân gian Điều đáng nói là, vùng đất Lam Sơn trong tác phẩm văn học và văn

hóa dân gian không hoàn toàn trùng khớp với phạm vi đơn vị hành chính màchúng tôi đã xác định ở trên Nguồn tư liệu văn học về Lam Sơn được phô rộng

trong một không gian suốt từ Nghệ Tĩnh tới Lạng Sơn với nhiều loại hình tác phẩm

khác nhau.

Trong đó, chỉ tính riêng các sáng tác dân gian về Lê Lợi và nghĩa quân Lam

Sơn trong giai đoạn hoạt động ở Thanh Hóa và Nghệ An cũng đã tạo nên mộtvùng truyền thuyết Lam Sơn Vì vậy, trong quá trình khảo sát các tư liệu văn họcvà văn hóa dân gian, chúng tôi có sự mở rộng, liên hệ ra ngoài địa giới Lam Sơn

khi cần thiết Thao tác này sẽ góp phan làm nồi bật hơn những đặc trưng riêng củavùng đất từ các chiều cạnh: địa lí, lịch sử và văn hóa Trong đó, ở chiều cạnh địalí, luận án tìm hiểu tiến trình “thiêng” hóa vùng đất này qua văn học Ở chiềucạnh lịch sử, luận án làm rõ quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và các nhân vậtlịch sử “đi” từ hiện thực vào văn học, được văn học phản ánh, trở thành các hệbiểu tượng phản ánh tư tưởng, văn hóa của thời đại và góp phần hình thành nên

văn hóa dân tộc Ở chiều cạnh văn hóa, luận án tập trung làm rõ yếu tố tâm linh

được phản ánh qua văn học và văn hóa dân gian, từ đó góp phần làm rõ đặc trưngcủa vùng văn hóa Lam Sơn so với các vùng văn hóa khác của cả nước.

30

Trang 35

1.3.2 Khái quát đặc điểm vùng đất Lam Sơn1.3.2.1 Điều kiện tự nhiên

Do nam ở vi trí cửa ngõ nối liền đồng bằng với trung du miền núi nên vùngđất Lam Sơn vừa có đặc điểm tự nhiên đặc trưng của vùng đồng bằng, vừa có đặc

điểm tự nhiên đặc trưng của vùng trung du, miền núi Thanh Hóa Lam Sơn có dòngsông Chu - con sông lớn thứ hai của tỉnh chảy qua cùng hệ thống sông, suối chằng

chịt chảy vào sông Cầu Chày, sông Âm (sông Um), sông Hép Phía tây là dãy núi PùRing (Chí Linh) và hệ thống núi đôi gối lên nhau, tạo thành thé núi đồi trùng điệp.

Nơi đây có diện tích đôi núi chiếm tỉ lệ lớn với đặc điểm chính là núi thấp,

đổi cao Phần núi đổi chạy dài từ phía đông bắc, qua phía bắc sang phía tây,

tây nam cho đến vùng đổi núi thấp phía nam Địa hình vùng Lam Sơn thấp dantheo hướng tây bắc - đông nam, do vậy, sông ngòi ở đây phần lớn đều chảy theohướng này Trong đó, hệ thống sông Mã đóng vai trò quan trọng trong việc hìnhthành và tồn tại của tiêu đồng bằng cũng như trong đời sống kinh tế, văn hóa, xãhội của cả tỉnh Thanh Hóa Hệ thống đó bao gồm sông Chu và các sông suối là

chi lưu của nó như sông Cầu Chay, sông Đặt Các chi lưu sông suối dày đặc này

có tác dụng gom nước từ các nguồn trên vùng núi đồ vào sông Chu, tạo nênvùng phù sa màu mỡ doc hai bờ sông.

Về khí hậu, vùng Lam Sơn có đầy đủ những đặc điểm khí hậu của cả nước:nắng lắm, mưa nhiều, gió Lào và lụt Vùng trung du có nhiệt độ cao vừa phải, mùa

đông tương đối lạnh, có sương muối nhưng ít Mùa hè nóng vừa phải, khu vực phíanam nóng hơn do ảnh hưởng của gió tây Mưa khá nhiều, đặc biệt ở khu vực Lang

Chánh, Thường Xuân (trên 2.000 mm/năm), Hồi Xuân (1.870 mm/năm) Độ âm lớn,gió không mạnh lắm Thiên tai chủ yếu là mưa lớn, gió tây khô nóng, rét đậm kéodài, lũ đột ngột, kế cả lũ bùn đá, lũ ống và lũ quét Lượng mưa cao, có khả năng gây

lũ ống, lũ quét vào tháng 7, tháng 8 Trong khi đó, ở vùng đôi núi cao Yên Khươngcủa Lang Chánh, Yên Nhân, Bát Mọt, Xuân Khao của Thường Xuân, nền nhiệt độ

nói chung thấp, mùa đông khá rét, nhiệt độ thấp nhất có thé dưới 0C, Sương muối

nhiêu và một sô nơi có sương giá với tân suat 1 ngày/năm Khi có sương giá, sương

31

Trang 36

muối làm cho một số cây ăn quả có thê bị chết hàng loạt.

Với đặc điểm địa lý tự nhiên như vậy, khu vực Lam Sơn đã góp phầnlàm cho Thanh Hóa trở thành địa phương chuyền tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ.Tính chuyền tiếp thé hiện khá rõ ở nhiều phương diện như: địa - địa hình, địa - văn

hóa, địa - lịch sử và địa - ngôn ngữ.

Hiện nay, Lam Sơn có hệ thống đường giao thông hết sức quan trọng, trong

đó có sân bay quân sự Sao Vàng, đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 47 chạy qua LamSơn đã thực sự trở thành vùng đất mở rất thuận lợi cho việc hội nhập, giao lưu với tấtcả các vùng miền trong, ngoài tỉnh Lam Sơn cũng có đường đi tắt qua Triệu Sơn -

Như Xuân để vào Nghệ An, hoặc trực tiếp đi sang nước Lào theo tuyến ThườngXuân - Bat Mot, hoặc theo đường Ngọc Lac - Lang Chánh - Bá Thước - Quan Hóa

dé sang tinh Hua Phan Từ Lam Sơn cũng có thé đi được đến tỉnh Hòa Bình theo conđường Yên Định, Vĩnh Lộc đi Phố Cát (Thạch Thành) Nếu theo đường sông Chu,gặp sông Mã ở Ngã Ba Giang (Thiệu Hóa), chúng ta có thé đến được hầu khắp cácvùng trong, ngoài tỉnh Hơn nữa, thông qua tuyến đường Hồ Chí Minh, Lam Sơn còn

có thé giao lưu thuận lợi với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với cảng biển và khu

kinh tế tổng hợp Nghi Sơn và các vùng phát triển khác trong nước.

Tính chất chuyền tiếp, lưỡng phân về vị trí địa lí và những đặc điểm về tựnhiên trên đây chính là yếu tố quan trọng dé tạo nên những đặc điểm riêng về cưdân và lịch sử, văn hóa - xã hội của khu vực này Trong suốt chiều dai lịch sử, Lam

Sơn đã trở thành điểm hẹn của cộng đồng các tộc người, trong đó chủ yếu là người

Kinh, Mường, Thái từ các địa phương khác nhau, nhưng mang theo những sắc tháivăn hóa, những kinh nghiệm sản xuất đa dạng hội tụ về đây khai phá thiên nhiên,lập nghiệp, sinh sống và cùng tạo nên tính độc đáo của văn hóa Lam Sơn.

1.3.2.2 Đặc điểm hình thành dân cư

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi, Lam Son từ rất lâuđã trở thành vùng đất hội tụ, cộng cư của nhiều tộc người mà sớm nhất là của

người Việt - Mường cô Tuy vậy, cư dân khu vực Lam Sơn lại ít được nhắc đến

trong các thư tịch cô Đến thời Lê, sách Dir dia chí của Nguyễn Trãi chỉ nhắc tới32

Trang 37

người Man Lão, Sơn Lão để chỉ các dân tộc thiểu số nói chung (trong thư tịchthời Lý, Trần, Lê, chữ “Man Lão”, “Sơn Lão” để chỉ các dân tộc Tày, Mường,Thái và các dân tộc thuộc Ai Lao, Chiêm Thành) Tuy nhiên, có thé khang

định rằng, từ xưa, nơi đây đã là một trong những địa ban cư trú của cư dân Việt

-Mường cô Sách Địa lý hành chính tỉnh Thanh Hóa đã có những nhận định vềvùng đất này như sau: “Người ta gặp ở đây các thung lũng màu mỡ của vùng

Mường Khoòng, Mường Ông (Bá Thước), Mường Đanh (Lang Chánh) Các cánhđồng, các thung lũng trông lúa cũng là nơi cư dân đông đúc, nơi hình thành nêncác Mường lớn với các dòng họ nối đời làm Lang đạo Các nguồn tài liệu khảo cổ

học chứng tỏ rằng khu vực này có con người cư trú từ rất lâu đời Công cuộc khai

quật các di chỉ khảo cổ học đô đá cũ ở hang Lang Cháng huyện Bá Thước (giápvới huyện Lang Chánh thuộc khu vực Lam Sơn) cho thấy con người có mặt ở vùngnày đã hang vạn năm” [168, tr 163].

Thuở xa xưa, vùng núi này là nơi sinh tụ của người Mường, sau đó làngười Thái, Thổ, Kho Mi, Dao và sau này, khoảng chừng mấy thé kỷ gần đây là

người HˆMông, người Việt (Kinh) Nhiều dữ liệu cho thấy, một bộ phận người

Mường đã có mặt từ rất sớm ở vùng núi xứ Thanh.

Theo sự khảo sát, nghiên cứu của Robequain trong công trình TỉnhThanh Hóa thì: ở Thanh Hóa, vùng người Mường thường là các cư dân có mặt đã

lâu đời Các chòm lúng ở đây tuy có người Mường trong nội tỉnh, hoặc ở Ninh

Bình di cư vào mà ở xen kẽ với nhau hoặc có nơi là người Kinh từ đồng bằngThanh Hóa chuyền lên lâu đời rồi hóa thành người Mường Nhưng xét kỹ thì ở các

thung lũng rộng và màu mỡ như Sa Lung, Thiết Ống, Hồ Điền, Cô Ling, vùng có

núi thấp (Ngoc Lac, Cam Thủy) thì người Mường đã ở đây từ rất xưa, “Nhữnglàng Mường ở đây thường có hàng rào tre dan bao quanh nhà và vườn có trồngrau, mít, du đủ, chuối Giữa các nhà ở cách xa nhau, nhiều đường nhỏ chạy

ngang doc thường thắng góc với nhau Quanh làng, trên các swon đôi thoai thoải,

một bãi cỏ ngắn và có nhiều cau đã thay thé cho rừng bị khai phá từ lâu Đó là

quang cảnh của hau hết các chòm Mường ở Ngọc Lặc, phía Tây Cam Thuy va

33

Trang 38

Đông Quan Hóa Từ đó toát lên cảm giác của một cuộc sống đã xưa, thâm nhập

từ từ và có suy nghĩ, tính toán của một sự ổn định” [140, tr 88].

Ở vùng đất này, mối quan hệ giao thoa Việt - Mường cũng diễn ra khámạnh mẽ và dé lại dấu ấn trên nhiều phương diện Làng Việt ở những vùng bán sơn

địa, nơi tiếp giáp giữa người Mường và người Kinh còn mang dáng dấp của những

làng Mường Những làng cô xưa của người Việt - Mường hay Mường - Việt phầnlớn nằm dọc ven các con sông, nhiều nhất sông Mã, rồi đến các sông Hoàng, CầuChày, Tống Giang, Hoạt Giang.

Về mặt lịch sử, mối quan hệ Việt - Mường đã có từ trong cội nguồn Lịch

sử xứ Thanh gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc, hầu hết những dấu mốc lịch sử

quan trọng ở xứ Thanh đều diễn ra trong không gian văn hóa Việt - Mường.

Trải qua nhiều thế ky, dân cư vùng Lam Sơn ngày càng đông đúc Cư dânLam Sơn đã cùng sinh sống, tham gia đấu tranh chống ngoại xâm giữ làng bản,

thôn xóm Nơi đây cũng là vùng đất của nhiều dòng đã có những đóng góp quan

trọng vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Tuy nhiên, với địa thế hiểm trở lại

cách xa sự cai quản của chính quyền trung ương, những dòng họ lớn ở Lam Sơn

luôn tiềm ấn nguy cơ trở thành những thé lực cát cứ hoặc thường trực có thé gây áplực đối với triều đình khi công tác quản lý có phần lơi lỏng hoặc khi triều đìnhbước vào giai đoạn suy yếu.

Trong tiến trình lịch sử, vùng Lam Sơn luôn diễn ra quá trình tiếp nhận, bổsung các bộ phận cư dân từ các vùng khác đến như Hòa Bình, Tây Bắc vào quãngthế kỷ XI, XI, thậm chí có một bộ phận mới tới khoảng vài trăm năm nay Theo sốliệu điều tra dân số năm 2009, tại các huyện miền núi vùng Lam Sơn, SỐ lượng cư dântheo xếp theo thứ tự từ cao đến thấp là: Kinh, Mường, Thái, H Mông, Dao, Kho mu.

Hiện tại, vùng Lam Sơn là địa bàn đa sắc tộc với 7 dân tộc cùng sinh sống:

Kinh, Mường, Thái, Dao, Thỏ, HMông, Kho mu Các dân tộc thiểu số chủ yếu cưtrú ở tiểu vùng đôi núi phía tây Tiểu vùng trung du là địa bàn cư trú dài lâu củangười Kinh.

Cư dân Lam Sơn có thể được chia thành hai lớp: lớp bản địa là những cư34

Trang 39

dân Việt - Mường có từ thời xa xưa; và lớp cư dân di cư từ nơi khác (các tỉnh kháchoặc từ Trung Quốc) đến cách nay hàng chục thế kỷ Các dân tộc thiểu số ở vùngnúi Thanh Hóa hầu hết đều di cư từ các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu vàoThanh Hóa đã nhiều đời Người Thái đến từ vùng Tây Bắc và Lào, người Mường

đến từ Hòa Bình, người Dao từ Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Quảng Ninh Những biến động về dân cư

Sau thế kỷ X - thé kỷ bản lề về phục hưng văn hóa dân tộc, nhà nước phongkiến độc lập, tự chủ từ Tiền Lê - Lý - Trần - Hậu Lê, cho đến Tây Sơn và Nguyễnđều thực hiện chính sách phong thưởng đất đai cho công thần Chính vì chính sáchđó, nhiều trang ấp, đồn điền và làng xóm mới lại tiếp tục ra đời Cộng vào đó làcác cuộc di dân tự do của các lưu dân, dòng họ từ nhiều nơi đến cũng làm cho sựkhai phá đất đai thêm nhanh chóng Theo các thần phả, gia phả, bia ký và truyềnthuyết dân gian, chúng ta biết có những làng được thành lập vào thế kỷ X, có làngđược thành lập vào thế kỷ XI, XII, XII, có làng lại thành lập vào thế kỷ XIXhoặc đầu thế kỷ XX Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ lịch sử, do chiến tranh, giặc giã,

dịch bệnh và lũ lụt, có những làng rất ôn định và phát triển bền vững, nhưng cũng

có làng phiêu tán, rồi có những làng lúc tan, lúc hợp

Ở khu vực Lam Sơn, từ thời Lý - Trần đã có đê sông Chu và việc đắp đêđược triều đình quan tâm ở mức độ nhất định Từ đó mà hàng loạt các làng ven đê rađời Đặc biệt, thời Hậu Lê, Lam Sơn là quê hương của Lê Lợi và nhiều khai quốc côngthần đầy thế lực, việc khai hoang vỡ đất rất được chú trọng, cộng với việc ưu tiên mở

mang hệ thống kênh đào (như kênh đào Chủ Sơn nối với sông Hoàng, kênh từ Banh

Thạch ra sông Chu, và kênh từ Xuân Lập - Xuân Minh đồ ra sông Cầu Chày ) cũnggóp phần làm gia tăng sự phát triển kinh tế và mở mang làng xóm Ngược lại vớitình hình trên, vào thế kỷ XVI, Lam Sơn là trung tâm của công cuộc trung hưng nhà

Lê, nhưng đồng thời cũng là bãi chiến trường tàn khốc của chiến tranh Trịnh - Mạc,đã làm hàng loạt xóm làng phải phiêu dạt đi nơi khác Nhưng đến khi nhà Lê trung

hưng vững chắc và năm quyền thống lĩnh rộng khắp thì các làng xóm phiêu tán liềnxuất hiện trở lại một cách đông đúc và nhộn nhịp hơn trước

35

Trang 40

Cho đến cuối thế kỷ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược và cai trị nước

ta), trên địa bàn khu vực Lam Sơn (bao gồm cả phía tả ngạn và hữu ngạn

sông Chu), các làng xóm phần lớn đã phủ kín các vùng đồng bằng, nhưng ở

khu vực trung du, miền núi của huyện với hơn 50% diện tích đất đai thì dân cư vẫn

còn rất thưa thớt Lúc này, rừng Lam Son còn dang phủ khắp đồi núi Ngoài khu

vực cư trú của đồng bào Mường - Việt ở vùng Thủy Chú (Xuân Thắng) và hương

Lam Sơn, hay sách Mục Sơn, sách Vạn Lại (có từ thời Trần - Hồ), còn phần lớn

đều chưa có người cư trú Ngay địa bàn xã Xuân Phú - giáp ranh với Thường Xuân,một bộ phận người Thái (mang ho Vi, họ Hà ) mới di cư từ Thường Xuân, Như

Xuân tới Còn đồng bào dân tộc Mường thì nhận gốc từ Ngọc Lặc và Hòa Bình

sang Sự di cư của đồng bào dân tộc Mường và Thái đến vùng đất Lam Sơn diễn

ra phô biến vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Vì vậy, tất cả các nhóm cư dân

mới đến đây vẫn còn nhớ rất rõ nguồn gốc của mình.

Đến những năm dau thế ky XX, nhằm thúc đây quá trình khai thác thuộc địaở Thanh Hóa nói chung và khu vực Lam Sơn nói riêng, thực dân Pháp đã chomở mang các hệ thống đường giao thông liên huyện, nối liền đồng bằng với miềnnúi và thành lập một loạt đồn điền (Mã Hùm, Vạn Lại, Phúc Địa ), đồng thời choxây dựng hệ thống đập Bái Thượng - một công trình thủy điện lớn nhất Đông

Nam Á khi Ấy Từ đó, diện mạo Lam Sơn đã có sự thay đổi cơ bản với chiều

hướng vừa tích cực vừa tiêu cực Ven hệ thống nông giang, nhiều làng xóm lại tiếp

tục được dựng lên Lần theo dấu vết của việc thực dân Pháp chiếm đất, mở đồnđiền, hoặc khuyến khích lập nhà thờ Thiên Chúa giáo ở một số địa phương, chúngta còn biết một cách chắc chắn rằng, đó cũng là thời gian mà hàng trăm ngàn dâncư ở Bắc Kỳ (gồm Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Sơn Tây, Hải Dương, HưngYên ) được chiêu mộ dé làm việc, sinh sống ở “vùng đất hứa” Vì vậy, có nhữnglàng xã như Phúc Đại (Quảng Phú), Vạn Lại (Xuân Châu), hay một số làng xã ởXuân Hưng phần lớn dân cư đều là người gốc Bắc.

Như vậy, trên suốt chiều dài lịch sử, các thế hệ khai phá và mở đất ở địa bànkhu vực Lam Sơn mang nguồn gốc khác nhau, có bộ phận đến trước, có bộ phậnđến sau, nhưng khi đã sống xen kẽ, tất cả đều có kết thành những cộng đồng làng,

36

Ngày đăng: 09/06/2024, 23:28