Chính nhân dân là người lưu truyền tác phẩm trên để tác phẩm trên được lan rộng ra khắp mọi miền, để tác phẩm này quen thuộc với tất cả quần chúng và trở thành 1 trong những câu truyện c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ: II NĂM HỌC: 2020- 202 1
Học phần:
Hình thức thi: Thi thực hành
Ngày thi: 21/05/2021
Đề thi: 01
Giảng viên: Đặng Hoài Thu
Sinh viên: Trần Tiến Hợi
Mã sinh viên:60DVH11097
Mã lớp:VH6015-N02
Hà Nội, 2021
Trang 2Lớp: VHTT11A
2
Câu 1: Từ một hiện tượng văn hóa dân gian Việt Nam, anh chị hãy phân tích tính tập thể và tính diễn xướng của văn hóa dân gian
Bài Làm
1 Khái niệm:
- Tính tập thể: là tập thể nhân dân( nhân dân là người sáng tạo ra, tiếp nhận và lưu truyền văn hóa dân gian) Tính tập thể là tính cộng đồng
- Tính diễn xướng: là làm tái hiện lại các hoạt động lao động, sản xuất… môi trường tự nhiên, xã hội được tạo dựng lại Nghĩa hẹp: “diễn xướng” được hiểu là có diễn(có các hoạt động, sự việc được miêu tả lại) và có xướng(nói năng,ca hát) nhưng thông thường người ta vẫn hiểu 2 yếu tố đó gắn bó với nhau
2 Ví dụ và phân tích:
Ví dụ: Truyện cổ tích Quan Âm Thị Kính
Giới thiệu: “ Quan Âm Thị Kính” là 1 câu truyện cổ tích Việt Nam Câu chuyện nói về cuộc đời của Thị Kính và quá trình của nàng vượt qua các khó khăn trở ngại và rồi cuối cùng nàng trở thành Phật bà Quan Âm
- Tính “tập thể”:
Nguồn gốc: Có 2 giả thuyết nói về nguồn gốc của câu truyện trên:
Theo nghiên cứu của ông Hoa Bằng, thì tác giả sử thi là ông Nguyễn Cấp (? ?), một tác gia đầu thế kỉ XIX Ông là người ở thôn Thượng, -
xã Nguyên Khiết, huyện Thọ Xương ; nay thuộc Hà Nội Sau khi đỗ Giải nguyên năm Quý Dậu (1813), ông được bổ chức quan, lần lượt trải đến tri phủ Thiên Trường (1829) Sau vì một chuyện lôi thôi trong kiện tụng mà vợ ông có dính líu, ông bị bắt giam, nhưng trốn
Trang 3Lớp: VHTT11A
3
được Nhờ ông Nguyễn Công Trứ bấy giờ đang làm tán tương quân
vụ ở Lạng Giang che chở, nên ông ẩn tu ở đây Tác phẩm Quan Âm Thị Kính ợc ông sáng tác vào lúc cuối đời, đã thể hiện phần nào đư tâm sự u uất của ông Ngoài ra, trong tài liệu chùa Bổ Đà nói, sư cụ Nguyễn Đình Cấp dựa vào phong quang trang Tiên Lát (chùa Bổ Đà)
để tả ngôi chùa trong cốt truyện Quan Âm Thị Kính
Theo Đỗ tộc phả ở Bắc Ninh do ông Dương Xuân Thự cung cấp, thì
sử thi Quan Âm Thị Kính do ông Đỗ Trọng Dư (1786 - 1868) sáng tác Ông là người xã Đại Mão, huyện Siêu Loại, xứ Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) Đỗ h ng cống năươ m 1819, ông được bổ chức quan, lần lượt trải đến tri phủ Quốc Oai Ở đây, ông bị kiện là thu tiền của dân không hợp lệ nên bị bãi chức (vì xin một chức vị trong phủ không được, mà một nho sinh đã làm đơn kiện ông), phải về nhà dạy học Chán nản với thế sự, ông soạn Quan Âm Thị Kín để tỏ lòng h Năm 1876, con ông là cử nhân Đỗ Trọng Vĩ chép lại, đến năm 1948, thì tác phẩm (bản bằng chữ Quốc ngữ) được in ra (trên bản in đề rõ là của ông Đỗ Trọng Dư)
Tác phẩm trên có thể là do 1 trong 2 tác giả sáng tác nhưng ta không thể phủ nhận rằng, người dân lao động cũng tham gia 1 phần vào để hoàn thiện tác phẩm này Chính nhân dân là người lưu truyền tác phẩm trên để tác phẩm trên được lan rộng ra khắp mọi miền, để tác phẩm này quen thuộc với tất cả quần chúng và trở thành 1 trong những câu truyện cổ tích của Việt Nam Đó là tính “tập thể”: Nhân dân là người sáng tạo, tiếp nhận và lưu truyền văn hóa dân gian
Tập thể phức tạp về xã hội và thành phần tư tưởng:
Công xã nguyên thủy: Tất cả các cộng đồng dân cư
Phong kiến: Nông dân, thợ thủ công, tiểu thương, trí thức bình dân
Tư bản: Nông dân, công nhân, thợ thủ công, tiểu thương, trí thức bình dân
Trang 4Lớp: VHTT11A
4
Hiện nay: Tri thức, nông dân, công nhân, thợ thủ công
Qua nguồn gốc của tác phẩm ta đã thấy được sự phức tạp của xã hội và thành phần tư tưởng trong văn hóa dân gian Người sáng tác có thể là tầng lớp trí thức bình dân, cũng có thể là nông dân và tác phẩm này được lưu truyền qua các tầng lớp nhân dân khác nhau, nên hệ tư tưởng của mỗi tầng lớp nhân dân cũng khác nhau qua đó làm cho tác phẩm trở nên đa dạng trên nhiều khía cạnh và câu truyện dưới góc nhìn của các tầng lớp khác nhau cũng
có các ý nghĩa khác nhau
Bản chất của đặc trưng: Qua tác phẩm ta có thể thấy được rằng:
Không phải tất cả người dân đều là tác giả của văn hóa dân gian
Mối quan hệ sẽ nằm giữa cá nhân với tập thể trong quá trình sáng tác, biểu diễn, thưởng thức văn hóa dân gian
Không có nghĩa là toàn bộ nhân dân lao động mỗi người một câu, một chữ là tạo nên tác phẩm mà sẽ có quy trình:
Cá nhân đầu tiên sáng tác Tiếp nhận và phổ biến Lưu truyền và sáng tạoSửa chữ và bổ sung
Văn hóa dân gian dần trở thành tài sản chung của nhân dân lao động chứ không của riêng ai
Bản chất của ý thức tập thể tổ chức sáng tạo văn hóa dân gian:
Tác phẩm “Quan Âm Thị Kính” là 1 tác phẩm được lưu truyền rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân Trong mỗi tầng lớp nhân dân lại có
sự thay đổi thêm bớt để phù hợp với tầng lớp đó Như ta có thể thấy rằng: Khi tác phẩm “Quan Âm Thị Kính” được chuyển thành vở chèo và được biểu diễn ở sân đình thì tác phẩm này sẽ mang ý nghĩa là phê phán chế độ phong kiến hà khắc… Còn khi ở trong
Trang 5Lớp: VHTT11A
5
chùa thì câu truyện này lại có ý nghĩa là răn dạy mọi người sự từ bi,
sự trí tuệ, đức nhẫn nhục… Qua đó ta rút ra được rằng:
Sự tôn trọng cái chung: Ai cũng có thể thêm bớt, thay đổi, bổ sung, sử dụng, làm cho hiện tượng văn hóa sinh động hơn, thay đổi theo tác giả mà không
ai có ý kiến
Điều này thể hiện rằng hiện tượng văn hóa dân gian này có sự từ chối bản quyền, truyền thống dân tộc phù hợp với tâm lý tập thể, tập thể hóa
Biểu Hiện: Tính tập thể được biểu hiện trong quá trình sáng tạo tác phẩm Trong quá trình sáng tạo quần chúng vừa là tác giả vừa là người biểu diễn cũng chính là người tiếp nhận văn hóa dân gian Ngđó ười dân lao động sáng tác sau ngđó ười dân lao động lại biểu diễn và người nhận cũng chính là người dân lao động Hay những tác phẩm văn hóa dân gian ban đầu do tập thể tạo nên qua thời gian tác phẩm sẽ được nhân dân chỉnh sửa dần ( dị bản ) tiếp tục lại chuyển đổi theo thời gian
- Tính “diễn xướng”: Từ những tác phẩm truyện, thơ… nhân dân ta đã biết biến tấu và thêm các hành động, các giai điệu vào cho thêm sinh động Và nó chính là tính diễn xướng trong văn hóa dân gian Như ta có thể thấy, ban đầu tác phẩm “Quan Âm Thị Kính” đầu tiên chỉ là câu truyện được truyền miệng Nhưng với sự khéo léo, sáng tạo của nhân dân lao động, câu truyện được ghép các đoạn nhạc và dựng các hành động, và trở thành 1 vở chèo nổi tiếng Đầu tiên vở chèo được diễn tại sân đình của các ngôi làng Sau đó điều kiện xã hội Việt Nam từ Pháp thuộc về trước chưa có điều kiện dàn dựng sân khấu quy mô lớn, nên các nhà trò thường chỉ chọn diễn vài phân cảnh hoặc thuần túy là màn độc thoại của nhân vật nào.Mãi đến thập niên 1950, trong bối cảnh nghệ thuật sân khấu được đặt lên hàng ưu tiên phát triển văn hóa cấp quốc gia, mới có các đoàn nghệ thuật tại địa phận Việt Nam Cộng hòa dựng nguyên tuồng, ghép thêm lời
Trang 6Lớp: VHTT11A
6
nhạc và giai điệu cách tân Đặc biệt, vở chèo Oan bà Thị Kính của ban Phụng Minh được chính phủ thâu băng phát cho các đại sứ quán hải ngoại làm quà đãi khách quốc tế và quảng bá văn hóa cổ truyền Tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thập niên 1960, lão nghệ sĩ Trùm Thịnh đã gia công chắp các tích trò và câu ca phổ biến nhất thành vở chèo Quan Âm Thị Kính hoàn chỉnh Ngay sau đó, trường Ca kịch Dân tộc đưa vở này cùng
vở Tấm Cám vào giáo trình, buộc mọi sinh viên ban chèo phải biết diễn xuất trước khi thành nghề.Thập niên 1990, lần đầu tiên Nhà hát Kịch Việt Nam cải biên Quan Âm Thị Kính sang thoại kịch
Qua đó ta thấy rằng: văng hóa dân gian được tồn tại dưới 3 dạng:
Tồn tại ẩn( tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian)
Tồn tại cố định( bằng văn tự)
Tồn tại hiện( thông qua diễn xướng)
Tồn tại bằng diễn xướng là tồn tại đích thực
Câu 2 ( 3 điểm): Phân tích sự ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến các thành tố khác của văn hóa dân gian, chứng minh bằng một hiện tượng văn hóa dân gian cụ thể
Trong cuộc sống hiện tại xã hội Việt Nam tồn tại rất nhiều tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau, nhưng có thể nói thờ Mẫu là một tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa đích thực, mặc dù trong quá trình phát triển, nó đã thu nhận không ít những ảnh hưởng của Đạo giáo, Phật giáo và thậm chí cả Nho giáo Mặc dù
xã hội hiện tại đã phát triển với nhiều bước tiến khoa học hiện đại nhưng Đạo mẫu ngày càng phát triển và có vị trí quan trọng trong xã hội bởi nó không những phát triển và cũng là một tín ngưỡng phổ biến tồn tại song song với các tôn giáo lớn khác như đạo hật, bởi thế trong rất nhiều ngôi P Đình, Đền Chùa
Trang 7Lớp: VHTT11A
7
của người Việt có sự kết hợp giữa thờ Phật và thờ Mẫu Qua đó ta có thể thấy rằng tín ngưỡng thờ Mẫu có 1 sức ảnh hưởng không hề nhỏ tới văn hóa của người Việt, đặc biệt là văn hóa dân gian Việt Nam
- Trước hết tín ngưỡng thờ Mẫu đã làm ảnh hưởng tới nghệ thuật ngôn từ dân gian Nghệ thuật ngôn từ dân gian được tồn tại dưới nhiều dạng: như thơ, ca dao, văn tự, các câu truyện truyền thuyết, các câu truyện truyền miệng, ca từ… Đạo Mẫu đã ảnh hưởng đến sáng tác thơ ca, đã có rất nhiều bài thơ viết về đạo Mẫu, về các vị được thờ trong đạo Mẫu Không những thế, từ việc thực hành nghi lễ thờ cúng trong đạo Mẫu đã gắn liền 1 loại hình nghệ thuật đó là Hát Chầu Văn Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn trau chuốt nghiêm trang, chầu vă được coi là n hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và hát cung nh ở Huế.đì Hát văn có nhiều hình thức biểu diễn bao gồm là hát thờ, hát thi, hát hầu (hát phục vụ hầu đồng, lên đồng), và hát văn nơi cửa đền, cửa đình, mỗi hình thức lại phục vụ cho 1 mục đích khác nhau Đạo Mẫu còn có 1 hệ thống các câu truyện truyền thuyết về sự ra đời của các nhân vật được thờ tự vô cùng phong phú và đa dạng Như truyền thuyết về thánh mẫu Liễu Hạnh 3 lần hạ phàm, truyền thuyết về mẫu Thượng Ngàn giúp đỡ nghĩa quân Lam Sơn… Những truyền thuyết này đã đóng góp 1 phần lớn làm giàu thêm kho tàng văn hóa dân gian Những truyền thuyết thuyết này các nhân vật luôn là những người có xuất thân khác thường, người là con của vua trời hạ phàm, người
là con của vua cha Bát Hải Động Đình… Họ luôn có các quyền năng, các tài phép lạ để giúp dân cứu người Qua những chi tiết đó, đã góp phần làm thêm phần huyền ảo của văn hóa dân gian, từ đó tăng thêm phần hấp dẫn của những câu truyện Và từ những câu truyện này đã gieo cho nhân dân 1
Trang 8Lớp: VHTT11A
8
niềm tin vào đạo Mẫu, rằng khi khó khăn hoạn nạn sẽ được các Mẫu phù
hộ, ban phước
- Tín ngưỡng thờ Mẫu còn ảnh hưởng đến các tạo hình dân gian Đạo Mẫu
đã tạo ra 1 kiến trúc mới là kiến trúc Phủ thờ Không gian thờ tự gồm: Hậu cung (cung cấm): là nơi thâm nghiêm đặt ban thờ Mẫu, thuờng là Tam Tòa Thánh Mẫu hoặc Tứ Tòa Mặt Tiền của Hậu Cung: là một ban thờ lớn (Công Đồng Tứ Phủ) ban thờ này gồm 3 lớp tính từ phía hậu cung trở ra Lớp thứ nhất giữa là Ngọc Hoàng Thượng Đế hai bên là Quan Nam Tào và Bắc Đẩu Lớp thứ 2 là gồm 5 vị Quan lớn (Ngũ vị Tôn Quan) lớp , thứ 3 là hai Ông Hoàng là ông Hoàng Bảy và ông Hoàng Mười.Hai bên
tả hữu của cung thờ nêu trên là động Sơn Trang và cung Đức Thánh Trần, Phía dưới của ban thờ Công Đồng Tứ Phủ thường là thờ Quan Ngũ Hổ và trên 2 thanh xà ngang hình thượng Thanh Xà và Bạch Xà Đạo Mẫu còn ảnh hưởng kiến trúc của các ngôi chùa, tạo nên kiến trúc “ Tiền Phật, Hậu Thánh”, nghĩa là phía trước sẽ là Đại Hùng bảo điện thờ Phật, còn phía sau sẽ là hậu cung thờ Mẫu, Thánh Không những thế tín ngưỡng thờ Mẫu còn tác động nên việc tạo hình tượng thờ, mỗi 1 nhân vật là một nguồn gốc khác nhau lại có những trang phục màu sắc khác nhau, cầm các dụng
cụ khác nhau… Từ đó ta thấy được rằng dưới tác động của tín ngưỡng thờ Mẫu, nghệ thuật tạo hình và điêu khắc ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn
- Nghệ thuật diễn xướng: Đạo Mẫu đã đem đưa nghi lễ hầu đồng và hát trầu văn trở nên phổ biến Nghi lễ chầu văn trong đạo Mẫu, hay còn gọi là hầu đồng, hiểu một cách đơn giản là hình thức diễn xướng dựa trên cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời ca trau chuốt, cùng các nghi
lễ nghiêm trang và hình thức múa để con người có thể giao tiếp với thần linh Khác với hát ca trù, quan họ cổ hay hát xẩm - hát chầu văn hầu thánh
là sự kết hợp cả dân ca và dân vũ Hình thức hát văn cũng rất phong phú, gồm hát thờ, hát thi, hát hầu (phục vụ hầu đồng, lên đồng) và hát nơi cửa
Trang 9Lớp: VHTT11A
9
đền,“hầu bóng” là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian tổng hợp mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam, trong đó có âm nhạc, văn học, vũ đạo, kịch câm, mỹ thuật Mỗi nhân vật thờ là 1 giá hầu, mỗi giá hầu là 1 bài nhạc, là 1 lời ca khác, là 1 điệu múa khác nhau Một điều đặc biệt, các thanh đồng và cung văn không cần phải tập luyện để khớp với nhau mà hoàn toàn diễn theo ngẫu hứng Có những giá hầu “bốc đồng” làm cho khán giả dự hầu cùng vỗ tay nhún nhảy vui nhộn như mình ang trong vai đ diễn Chỉ một vuông chiếu l m sân khấu với những đạo cụ đơn giản nhưà , đao, kiếm gỗ, mồi nến, quạt giấy, dải lụa, h ng, nến… vậy mà hàng ươ chục các bóng Quan lớn, Chầu bà, ông Hoàng, bà Chúa, Thánh Cậu, Tiên
Cô được các thanh đồng thể hiện làm cho người dự lễ xem hầu bị mê mẩn hút hồn Qua đó ta thấy được sự tác động của tín ngưỡng tới diễn xướng dân gian Chầu văn là 1 loại hình âm nhạc cổ nhưng dưới sự tác động của tín ngưỡng thờ ẫu, chầu văn như được thổi hồn vào và trở nên sinh M động hơn, tín ngưỡng thờ Mẫu đã cho đã góp phần tạo nên những điệu múa cho chầu văn Như ta đã nói ở trên, mỗi giá hầu là 1 nhân vật,1 lời văn, là 1 bài nhạc, là 1 điệu múa khác nhau, những điệu múa này đơn giản chỉ là cách hành động như chèo đò, múa kiếm, múa cờ hoặc là rải hoa…đó là những hoạt động rất bình thường, nhưng dưới tác động của tín ngưỡng thờ Mẫu, những điệu múa đó được “Thiêng”hóa lên, càng trở nên đẹp hơn và đặc sắc hơn
- Tâm thức dân gian: Tín ngưỡng thờ Mẫu đóng vai trò vô cùng quan trọng
và đã in sâu vào tâm thức của mỗi người dân Việt Vì các nhân vật trong tín ngưỡng thờ Mẫu luôn được biết đến là người có quyền năng thiên biến vạn hóa nên ác Mẫu, các Thánh là nơi gửi gắm những điều cầu mong, c những niềm tin của người Việt trong đó Người Việt tìm đến Mẫu là để được an ủi và để đc sự chở che từ người mẹ khi khó khăn hoạn nạn Tín ngưỡng thờ Mẫu như là 1 liều thuốc để xoa dịu và an ủi tâm hồn của con người Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng tạo ra sự sợ hãi trong tâm thức người
Trang 10Lớp: VHTT11A
10
Việt, người Việt sợ bất kính, xúc phạm Mẫu sẽ bị quở phạt Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng con người tới cuộc sống thực tại ko phải cuộc sống sau khi chết, với sự thành tâm cầu xin, họ dễ đạt đc ước mong trong hiện tại Trong tâm thức người Việt ín ngưỡng thờ Mẫu có chức năng giáo dục t đạo đức, định hướng cho thế hệ sau một nhân cách sống cao đẹp Xuất phát từ điểm này mà tín đồ đến với những cơ sở thờ Mẫu sẽ luôn nhớ và
tự hào về những công lao, sự cống hiến của những vị thần đã “sống khôn, thác thiêng”, cho đến những nhân vật đã được lịch sử hóa, tín ngưỡng hóa.Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện ước mơ của người dân vê sư sinh sôi nảy nở đem lại cuộc sống ấm no Đồng thời, nó cũng chính là lòng tin của con người vào sự linh thiêng của các vị Thánh Mẫu và thể hiện đạo lý
“uống nước nhớ nguồn” trong tâm thức của người Việt
Câu3 (4 điểm): “Các nhà nhân học cũng quan tâm đến vị trí của văn hóa dân gian trong chu trình của cuộc sống hàng ngày, trong mỗi môi trường xã hội của nó và trong thái độ của những dân tộc bản xứ đối với văn hóa dân gian của chính họ”
(Folklore- Thế giới một số công trình nghiên cứu cơ bản, viện nghiên cứu văn hóa,Nxb khoa học xã hội,2005 tr90)
Bằng những hiểu biết của mình về lý luận và thực tiễn của văn hóa dân gian anh (chị) hãy phân tích và chứng minh nhận định trên
Bài Làm
Các nhà nhân học đã thực sự quan tâm đến văn hóa dân gian, họ đã có những sự quan tâm nhất định đến việc phân loại các lĩnh vực trong đời sống thường ngày nào thuộc văn hóa dân gian.Như Bascom, giáo s nhân ư học của trường Đại học California ở Berkeley ý thức đầy đủ về những khó