1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân gian truyền thống dân tộc sán dìu trên địa bàn xã bình dân, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh

33 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân gian truyền thống dân tộc Sán Dìu trên địa bàn xã Bình Dân, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Nguyễn Đăng Kiếm
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thảo
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương
Chuyên ngành Quản Lý Lễ Hội Và Tổ Chức Sự Kiện
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Những động thái tích cực trên đang là tiền đề bệ phóng đưa khu kinh tế Vân Đồn cất cánh phát triển toàn diện.Trên góc độ phát triển tài nguyên nhân văn phục vụ du lịch trước mắt và lâu d

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC

Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thảo

Học viên: Nguyễn Đăng Kiếm

Lớp: Cao học Quản l礃Ā Văn hóa K12

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Đặc điểm tình hình

Vân Đồn là huyện đảo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, có tổngdiện tích tự nhiên hơn 2.170km2 trong đó diện tích đất tự nhiên trên 553,2km2,bao gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Cái Bầu là lớn nhất với diện tíchhơn 300km2 Tổng số hộ dân là 12.532 với 47.635 người; huyện có 12 đơn vịhành chính (11 xã, 01 thị trấn)

Vân Đồn có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là cácngành kinh tế biển như nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, du lịch nghỉ dưỡng, sinhthái biển đảo… Từ những chủ trương, quyết sách lớn của Đảng và Chính phủ phêduyệt xây dựng khu Hành chính - Kinh tế đặc biệt, những năm gần đây Vân Đồnđang thu hút mạnh mẽ các dự án động lực như: dự án Cảng hàng không quốc tế vàkhu đô thị Bắc Cái Bầu, dự án khu phi thuế quan - khu công nghiệp sạch, công trình

hạ tầng thiết yếu như: dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Vân Đồn - MóngCái cùng các tuyến đường trục chính nối các khu chức năng chính của khu kinh tếVân Đồn, cùng với đó hệ thống thông tin liên lạc, dịch vụ du lịch ngày càng đượcnâng cao thu hút du khách trong nước và quốc tế Những động thái tích cực trênđang là tiền đề bệ phóng đưa khu kinh tế Vân Đồn cất cánh phát triển toàn diện

Trên góc độ phát triển tài nguyên nhân văn phục vụ du lịch trước mắt vàlâu dài trong tiến trình gia tăng đô thị hóa Vân Đồn hiện nay, đang đặt ra yêu cầucấp bách giữa áp dụng khoa học công nghệ trong phát triển nền kinh tế tri thứcvới phát huy các giá trị văn hóa dân gian truyền thống bản địa giàu bản sắc (vănhóa tâm linh, phong tục tập quán, nghi lễ tín ngưỡng, lễ hội truyền thống Vân Đồn(xã Quan Lạn), lễ Đại phan (xã Bình Dân) nhằm đưa các giá trị văn hóa này trởthành sản phẩm OCOP phi vật thể phục vụ phát triển du lịch đang là mối quantâm trăn trở mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đặt ra cần giảiquyết

Trong bối cảnh chung đó, đặt vấn đề bảo tồn, phát huy lễ hội Đại phan vàcác giá trị văn hóa dân gian của người Sán Dìu trên địa bàn huyện Vân Đồn thôngqua khảo sát, nghiên cứu có hệ thống và khoa học là việc làm cấp thiết góp phần

Trang 3

phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cũng là phù hợp với chính sách dân tộccủa Đảng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực tế sau hơn 60 năm bị gián đoạn, đến năm 2008, Lễ hội Đại phan đượcphục dựng ở xã Bình Dân đã có giá trị to lớn về mặt văn hóa trong đời sống cộngđồng người Sán Dìu nói riêng và nhân dân nói chung Lễ hội Đại phan góp phầnvào việc tôn vinh các giá trị truyền thống của người Sán Dìu, đó là biết ơn đối vớithiên nhiên, với tổ tiên…, là dịp để các thế hệ trẻ tham gia, chứng kiến các giá trịvăn hóa truyền thống của dân tộc tự hào với truyền thống văn hóa của tổ tiên để

có ý thức bảo tồn Lễ hội cũng là dịp để người Sán Dìu và các dân tộc anh em trênđịa bàn huyện tụ họp, vui chơi và giao lưu với nhau, gắn kết cộng đồng làng xóm,cũng như các mối quan hệ họ tộc… góp phần quảng bá giá trị văn hóa dân giantruyền thống phục vụ cho hoạt động du lịch của địa phương Đây là việc làm kịpthời, có giá trị thiết thực của Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh để bảo tồn cácgiá trị văn hóa của người Sán Dìu xã Bình Dân nói riêng và toàn huyện nói chung

Tuy nhiên đề tài nghiên cứu khoa học của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchmới dừng lại ở việc phục dựng nguyên gốc lễ hội Đại phan, các bước tiếp theosau phục dựng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội cùng các giá trị văn hóadân gian truyền thống của người Sán Dìu từ đó đến nay do nhiều nguyên nhânchưa thực hiện được đã làm hạn chế việc phát huy giá trị phục vụ du lịch cũngnhư phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa bàn

Mặt khác, Lễ hội Đại phan và các giá trị văn hóa dân gian của người SánDìu (vật thể, phi vật thể) được lưu giữ, truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ kháctheo cách truyền khẩu và thực hành thành thói quen (hầu như không có văn bản,cũng như các phương tiện lưu giữ hình ảnh, âm thanh) Do đó, việc nghiên cứu,bảo tồn Lễ hội Đại phan nếu không được các cơ quan chức năng, các ngành, cáccấp quan tâm tiến hành kịp thời thì những người già cùng các thầy cúng am hiểu

về lễ hội này sẽ dần mất đi, những tư liệu truyền khẩu sẽ bị thất truyền, Lễ hộiĐại phan và các giá trị văn hóa dân gian của người Sán Dìu trên địa bàn huyện cónguy cơ mất hẳn

Trang 4

Bởi lẽ đó, nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian của ngườiSán Dìu ở Vân Đồn không những phù hợp với tinh thần Nghị quyết TW 5 khóaVIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc” và Nghị quyết số 33 (Hội nghị Trung ương 9 khóa XI) “Về xây dựng vàphát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đấtnước”, mà còn giúp cho việc phát huy những giá trị này trong nhịp sống đươngđại, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, phục vụ văn hóa du lịch,góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện trước mắt và lâu dài.

Với những lý do trên học viên lựa chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trịvăn hóa dân gian truyền thống dân tộc Sán Dìu xã Bình Dân, huyện Vân Đồn,

tỉnh Quảng Ninh” làm tiểu luận bộ môn Chính sách văn hoá.

2 Cơ sở pháp l礃Ā

- Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật số32/2009/QH12 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa năm 2001;

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14;

- Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy địnhchi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật tín ngưỡng, tôn giáo;

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2010 của Chínhphủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửađổi bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa;

- Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dântộc;

- Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, ngày 06/7/1998 về xây dựng vàphát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

- Nghị quyết số 33-NQ/TW (Hội nghị Trung ương 9 khóa XI) ngày09/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêucầu phát triển bền vững đất nước;

- Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đếnnăm 2020”;

Trang 5

- Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”;

- Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch “Quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ

sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vậtthể quốc gia”;

- Quyết định số 4071/QĐ-UBND ngày 01/11/2007 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộcthiểu số tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 1296/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninhđến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 786/2006/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt đề án “Phát triển kinh tế - xã hội khu kinh tế Vân Đồn,tỉnh Quảng Ninh”;

- Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh QuảngNinh về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc phê duyệt đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 173/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của UBND tỉnh QuảngNinh phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vân Đồnđến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 31/5/2016 về phát triển dịch vụ, du lịchhuyện Vân Đồn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 35/2016/NQ-HĐND ngày 10/8/2016 thông qua Quyhoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030;

Trang 6

- Quyết định số 3594/QĐ-UBND ngày 27/9/2016 của UBND huyện VânĐồn về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Vân Đồn đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Thông báo số 499-TB/HU ngày 30/10/2019 của Thường trực Huyện ủytại Hội nghị giao ban thường kỳ ngày 28/10/2019;

- Thông báo số 465/TB-UBND ngày 05/11/2019 của UBND huyện ý kiến chỉđạo của UBND huyện về việc thực hiện Thông báo số 499-TB/HU ngày 30/10/2019của Thường trực Huyện ủy tại Hội nghị giao ban thường kỳ ngày 28/10/2019

- Trên cơ sở bảo tồn để nhân rộng và phát huy các giá trị văn hóa vật thể,phi vật thể truyền thống đặc trưng của người Sán Dìu gắn với phát triển kinh tế

du lịch, góp phần thúc đẩy đời sống kinh tế - xã hội phát triển trong lộ trình trởthành Khu hành chính - kinh tế Vân Đồn

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Khảo sát giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc Sán Dìu trên địa bàn

- Bảo tồn và phát huy công năng nhà Văn hóa dân tộc, miếu thờ Thànhhoàng làng ở xã Bình Dân

- Bảo tồn thông qua hình thức các lớp truyền dạy để phát huy các giá trịvăn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống trọng tâm: trang phục, ẩm thực; cây

Trang 7

trồng, vật nuôi; âm nhạc, dân ca dân vũ; trò chơi dân gian; ngữ văn dân gian vàtiếng nói, chữ viết; nghề thủ công truyền thống; nghi lễ cấp sắc; lễ Đại phan.

PH N IIẦ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN GIAN TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC SÁN DÌU

XÃ BÌNH DÂN, HUYỆN VÂN ĐỒN

1 Thực trạng dân số

Vân Đồn là huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên khoảng2171,33km2 (trong đó diện tích đất tự nhiên 581,83km2, phần vùng biển rộng1.589,8km2), phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Tiên Yên, Đầm Hà, phía ĐôngNam giáp huyện Cô Tô, phía Tây giáp thành phố Cẩm Phả và thành phố Hạ Long

Dân số huyện Vân Đồn trên 47.000 người, được phân bố trên 12 xã, thị trấn,với 9 tộc người: Kinh, Sán Dìu, Hoa, Dao, Tày, Mường, Thái, Nùng, Sán Chay(Cao Lan, Sán Chỉ) Mỗi dân tộc đều có những sắc thái và đặc trưng văn hóa riêngcủa mình tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú đóng góp quan trọng trongquảng bá mảnh đất con người Vân Đồn với khách du lịch trong nước và quốc tế.Người Sán Dìu là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất đứng thứ hai sau ngườiKinh chiếm 12,95% dân số toàn huyện, có mặt ở hầu hết các địa phương tronghuyện: Đông Xá, Hạ Long, Bình Dân, Đoàn Kết, thị trấn Cái Rồng…trong đó tụ cưđông nhất tại xã Bình Dân là 1.382 người, chi m 95% dân s toàn xã.ế ố Đờisống kinh tế của tộc người này chủ yếu là nông nghiệp, khai thác lâm thổ sản

Nghiên c u t p t c và nghi l chu kỳ vòng đ i c a t c ngứ ậ ụ ễ ờ ủ ộ ười SánDìu s giúp chúng ta hi u sâu nh ng giá tr văn hóa phong phú c a hẽ ể ữ ị ủ ọđóng góp vào kho tàng văn hóa các dân t c Qu ng Ninh nói chung,ộ ảtrong đó có Vân Đ n Vi c nghiên c u này giúp chúng ta nh n th c đ yồ ệ ứ ậ ứ ầ

đ văn hóa c a m t t c ngủ ủ ộ ộ ười được tích lũy, ch t l c tr i qua hàngắ ọ ảngàn năm l ch s , đó có nhi u nghi th c, nghi l đ c s c, trong đó cóị ử ở ề ứ ễ ặ ắ

l Đ i phan ễ ạ

Trang 8

Quá trình hành nghề, người được cấp sắc ở bậc cao nhất là chủ trì Đạiphan (phan chúy) Những người được cấp sắc không nhất thiết phải làm nghềthầy cúng, nhưng muốn làm thầy cúng thì phải qua lễ cấp sắc Lễ Đại phan ở xãBình Dân còn cấp sắc cho phụ nữ là vợ thầy cúng hay phụ nữ không có gia đìnhhoặc không có con Theo quan niệm của đồng bào, người phụ nữ được cấp sắckhi chết các con không phải làm lễ phá ngục, ăn huyết của mẹ, linh hồn khôngphải qua 18 ngục, được đi lên cầu, phong tước làm “tương nữ” làm quan ở thiênđình và linh hồn vợ chồng luôn ở bên nhau, được thần thánh công nhận.

Người được cấp sắc phải theo thầy học chữ Hán Nôm, học cúng Trước

đó, họ phải chuẩn bị tiền, của khi nào đã đủ điều kiện mới tổ chức lễ Cấp sắc.Tục Cấp sắc của người Sán Dìu là sự cột chặt con người trong phạm vi bản làngbằng những sợi dây khe khắt của thần quyền

Từ sáng sớm người chủ lễ (phan chúy) đã làm lễ cấp sắc theo danh sáchnhững người có nhu cầu do Thông dẫn sư tập hợp từ trước lễ hội cung cấp

Lễ cấp sắc có 2 hình thức: Cấp sắc tại lễ hội Đại phan; cấp sắc tại gia đình.

Trang 9

- Cấp sắc tại lễ hội Đại phan: phải có từ 15 – 20 thầy cúng, trước đó các

thầy tổ chức viết sớ điệp thông báo về thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội Đạiphan và cử người mang điệp từ tới các vùng có người Sán Dìu Ai có nhu cầucấp sắc thì mua và gửi hồ sơ về Đạo tràng

- Cấp sắc tại gia đình: Gia đình phải đi mời được 9 thầy cúng thì mới đủ

điều kiện tổ chức làm lễ cấp sắc

Dù tổ chức tại lễ hội Đại phan hay tại gia đình thì nghi lễ cấp sắc cũngtuân thủ các quy định của các thầy, trong đó có 2 thầy làm chủ lễ cùng các thầygiúp việc Thầy thứ nhất là Thầy cả là người cấp pháp cho đệ tử Thầy thứ hai

làGia bổ chức sư Các thầy như Chứng Minh, Bảo Quý, Truyền Phép, Kết Quy,

Đinh Đẩu, Dẫn Đàn là những người dẫn dắt đệ tử thực hành các nghi lễ Ngoài

ra, còn có hai người chuyên dâng lễ lên tất cả các ban thờ gọi là Đông hoàngcông và Tây mẫu vương

Lễ cấp sắc có 3 cấp:

- Cấp thứ nhất là Pháp sư (Sô ca): Pháp sư có quyền hạn thấp, chỉ được cầukhấn, trả lễ thông thường như: cúng hạn, giải hạn, kỳ yên nhà, làm ma cho nhữngngười đàn ông, đàn bà chết bình thường, không được làm ma cho những người họcthầy ở cấp cao hơn mình Người cấp sắc được thay tên gọi theo tên mới được gọi làPháp danh, nhưng tên này chỉ được sử dụng khi hành nghề thầy cúng Sau khi đượccấp sắc, muốn được cấp sắc ở cấp cao hơn thì phải lấy Điệp tử Điệp tử do Phanchủ thay mặt thiên đình cấp, cấp cho các đệ tử thông qua Đại phan

Trong trường hợp người được cấp sắc lần thứ nhất, nếu cha truyền chocon, anh truyền cho em mà sống chung trong một gia đình thì không phải lập báthương thờ Bản sư mà chỉ làm thêm một ấn Phật đặt ngang hàng với bát hương tổtiên Trường hợp người được cấp sắc đã ra ở riêng hay không phải gia truyền mà

đi học của dòng họ khác thì sau khi được cấp sắc phải lập bát hương thờ thầy cả,bát hương được đặt ở bên trái ngang với bát hương tổ tiên Người được cấp sắclần đầu được sắm thanh la, não bạt, tù và…Mỗi khi có cúng lễ, thầy cả gọi đihọc nghề: quy cách viết sớ, luyện giọng đọc, cách nhảy múa ma, bắt quyết yểmbùa và quy trình một lễ cúng

Trang 10

- Cấp thứ hai là Chức sư (chếch ca), chức vị này được cấp ấn chức sư vàđược khắc họ, tên pháp danh của thầy vào ấn Người được cấp sắc lần thứ haitên pháp danh cũng được thay đổi Chức sư có quyền cao hơn Pháp sư đó là cóthêm quyền cưỡng chế, trừ ma và được xã hội tôn kính Những người hành nghềthầy cúng sau khi có chức Pháp sư cần thiết phải tổ chức lễ cấp Chức sư.

- Cấp thứ ba là Thứ gia Tổng xuyến, chức vị này yêu cầu phải có thời gianhành pháp lâu năm

Cả ba chức vị này đều có quyền hành pháp và truyền pháp cho đệ tử cấpdưới mới học

Trong nghi lễ cấp sắc có các điệu múa rất phong phú như: Múa hànhquang nghênh tiếp thần và tống thần Múa hành quang còn thể hiện vui chơi vàlao động sản xuất như: Hoàng mẫu giã gạo, xay thóc, trồng cây, chải đầu và thủyngưu vọng nguyệt; Hoàng mẫu xây đập, đào kênh…

Thông thường một lễ cấp sắc bao gồm 10 bước chính (thỉnh thánh, phát giấy

thông hành đi mời thánh, đàn tế, khao quân, dâng sớ báo cáo tổ tiên, trình sớ để đượccấp ấn và cấp sắc, cúng bát tiên, đi lấy nước Hà Bá, cấp phép, làm lễ khao quân)

Tiến trình của mỗi bước được diễn ra từ khoảng 1 đến 2 tiếng Nội dungcủa các bước chủ yếu là hát, nhảy, đọc sớ…Nhạc cụ dùng để nhảy và hát làthanh la, não bạt, cùng tù và

Suốt những năm qua, lễ cấp sắc ở Bình Dân chỉ được tổ chức duy nhấtmột lần vào năm 2008 tại lễ hội Đại phan, cấp sắc được cho trên 20 thầy cúng ởcác cấp khác nhau, ở nhiều địa phương như Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà,Bắc Giang, Vĩnh Phúc…còn hình thức cấp sắc tại gia đình do những yêu cầu vềviệc mời thầy (09 thầy) theo quy định cùng những thủ tục liên quan đến kinh phítương đối lớn nên hình thức này chưa có gia đình nào ở Bình Dân mời thầy tổchức tại gia đình được

Như vậy có thể thấy, hơn 60 năm qua, tại Bình Dân mới tổ chức được mộtlần cấp sắc cho hơn 20 thầy thông qua lễ hội Đại phan, trong đó số lượng thầyđược cấp sắc ở Vân Đồn rất ít (06 đến 07 thầy) còn lại là cấp sắc cho các thầy ởđịa phương khác Do không tổ chức Đại phan thường xuyên, nên số lượng thầy

Trang 11

cúng ở Vân Đồn ngày càng giảm hiện chỉ còn 4 – 5 thầy trong đó ít tuổi nhấtcũng khoảng gần 60 tuổi, còn người cao tuổi nhất đã trên 80 tuổi Năm 2008 xãBình Dân phải mời các thầy ở địa phương khác đến mới đủ số lượng 20 thầy để

tổ chức lễ Đại phan

* Hát Soọng cô

Soọng cô là làn điệu dân ca độc đáo của dân tộc Sán Dìu Trước kia vàomỗi dịp xuân về, những dịp nông nhàn, lễ hội hay các đám cưới hỏi, đám mừngnhà mới…thanh niên nam nữ dân tộc Sán Dìu thường tìm nhau hát Soọng cô.Tóm lại, Soọng cô hiện diện trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa xãhội làng xã, truyền tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Sán Dìutrong đời sống thường ngày được thể hiện qua lời ca, tiếng hát, là môi trườnggìn giữ văn hóa tộc người, do đó Soọng cô không những là nét đẹp văn hóa phục

vụ nhu cầu văn hóa văn nghệ của nhiều tầng lớp người Sán Dìu ở nhiều lúc,nhiều nơi mà còn là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong lễ hội Đại phan

Năm 2015, phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với UBND xã BìnhDân thành lập câu lạc bộ hát Soọng cô, với 22 thành viên Năm 2016, 2017UBND huyện đã lập hồ sơ gửi Hội Văn nghệ Dân gian tỉnh Quảng Ninh trìnhHội Văn nghệ Dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân giancho 04 cụ: Tô Thị Tạ, Trương Thị Choong, Trương Thị Chúc, Tô Văn Quảng làthành viên của câu lạc bộ Soọng cô Bình Dân Từ khi thành lập, câu lạc bộ này

đã có tổ chức tham gia giao lưu với các câu lạc bộ Soọng cô ở các tỉnh như BắcGiang, Vĩnh Phúc…

Hiện nay các thành viên câu lạc bộ Soọng cô Bình Dân tuổi đời ngày càngcao (người ít tuổi nhất cũng trên 40 tuổi, người nhiều tuổi nhất 70 tuổi) Việc tổchức truyền dạy để thu hút thế hệ trẻ của câu lạc bộ còn mang tính tự phát, nhỏ

lẻ chưa tổ chức được thành những lớp học bài bản, bên cạnh đó sự du nhập âmnhạc đương đại đang là mối quan tâm chung của tuổi trẻ, do đó Soọng cô chưathấm vào được lớp trẻ, chưa tạo nên được niềm yêu thích của lớp trẻ với Soọng

cô Bình Dân

* Vũ điệu hành quang

Trang 12

Vũ điệu hành quang về mặt bản chất là sự tích hợp giữa các nghi lễ vànghi thức xuyên suốt phục vụ các nội dung chạy đàn, cúng tế, cầu an, cầu mùa,xua đuổi tà ma, dịch bệnh trong lễ hội Đại phan Trong một chỉnh thể âm nhạcdiễn xướng, cầu khấn hòa quyện với nhau, vũ điệu hành quang tạo nên mộtkhông gian vừa tôn vinh những giá trị nghi lễ, vừa lan tỏa lay động thổi bùng lênngọn lửa cho phần hội.

Những năm qua, kể từ khi lễ hội Đại phan Bình Dân được phục dựng(năm 2008), đã góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc SánDìu, đồng thời vũ điệu hành quang (vũ điệu chủ đạo của lễ Đại phan) được chọntham gia Liên hoan văn hoá các dân tộc Việt Nam năm 2009 đã được đánh giá làtiết mục đặc sắc, do đó được chọn là tiết mục đặc biệt tham gia vào trình diễnbản sắc các dân tộc Quảng Ninh tại Lễ hội Carnaval thường niên của tỉnh

3 Thực trạng lễ Đại phan

Đại phan với ý nghĩa là lễ cầu an, cầu mùa, xua đuổi tà ma, dịch bệnh tạimột cộng đồng làng, xã hoặc cộng đồng người Sán Dìu Lễ Đại phan là hoạtđộng tín ngưỡng dân gian có quy mô lớn, tích hợp nhiều yếu tố văn hóa đặctrưng của người Sán Dìu ở tỉnh Quảng Ninh như: các phong tục tập quán, nghithức thờ tự, âm nhạc, ca, múa, mỹ thuật để tạ ơn trời đất, thần linh cho mưathuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bản làng no ấm và cầu khấn sự chở che trongnhững mùa vụ tiếp theo

Sơ khai, Đại phan là lễ cầu mùa sau đó cùng với sự phát triển của xã hộingười ta đã lồng vào đó để cấp những sớ điệp (then chây) cần thiết (do NgọcHoàng công nhận) và cấp các loại sắc phong cho thầy cúng…Trong lễ Đại phantrước đây có tổ chức các trò chơi như: múa lân rồng, trò chơi dân gian của làng

Lễ Đại phan huyện Vân Đồn đã ăn sâu vào tiềm thức của các già làng dântộc Sán Dìu và được lưu truyền, kể lại cho các thế hệ con, cháu Tuy nhiên, để

có thể tổ chức được lễ Đại phan thì rất tốn kém kinh phí và không phải năm nàocũng tổ chức được, lễ Đại phan được tổ chức lần cuối tại xã Đoàn Kết huyệnVân Đồn vào năm 1944 (Giáp Thân) và đã bị thất truyền hơn 60 năm Đến năm

2008 dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (nay là Sở VH&TT)

Trang 13

thực hiện đề tài nghiên cứu “Sưu tầm, nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn vàphát huy giá trị văn hóa dân gian cổ truyền của người Sán Dìu ở tỉnh QuảngNinh”, lễ Đại phan đã được tổ chức phục dựng lại đáp ứng sự mong đợi củađồng bào dân tộc Sán Dìu Lễ Đại phan năm 2008 đã trở thành ngày hội khôngchỉ của riêng người Sán Dìu mà trở thành ngày hội của nhân dân huyện VânĐồn và dân tộc Sán Dìu trong và ngoài tỉnh.

Miêu tả hình thức biểu hiện, quy trình thực hành, các sản phẩm vật chất,tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể, khônggian văn hóa liên quan…

Lễ Đại phan không nhất thiết tổ chức theo thời gian một chu kỳ hoặc định

kỳ mà thường tổ chức vào dịp nông nhàn, sau vụ cấy, vụ thu hoạch hoặc vàomùa xuân Địa điểm tổ chức lễ tại những nơi bị thiên tai, dịch bệnh, ốm đau,mùa màng thất bát…Tại nơi thiên tai xảy ra liên tục sẽ được tổ chức nhiều hơn,

ví dụ: Lục Ngạn (Bắc Giang) từ năm 1953 đến năm 1957 đã tổ chức lễ Đại phan

5 lần Thời gian tổ chức lễ Đại phan phụ thuộc vào thầy cúng xem ngày, ngày đóphải là ngày hoàng đạo và phải chọn giáp sinh thì mới đủ điều kiện tổ chức LễĐại phan thường được tổ chức vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch và

lễ hội thường diễn ra từ 5 đến 7 ngày

Công tác chuẩn bị cho tổ chức lễ Đại phan được chuẩn bị trước vài tháng.Người Sán Dìu chọn ra một ông chủ lễ (phan chúy) là thầy cúng cao tay gọi làPhan chủ Phan chủ đứng ra thành lập Ban tổ chức, ban tổ chức thường từ 15đến 20 người gồm những thầy cúng có tên tuổi ở các làng quanh vùng Ban tổchức sẽ cử ra các tiểu ban gồm:

- Thông dịn slay (thông dẫn sư): là người học cao, hiểu rộng, văn hay chữđẹp để chỉ huy và viết sớ điệp Và cử người mang điệp tử tiếp thị tới vùng ngườiSán Dìu cư trú, ai có nhu cầu cấp sắc thì đăng ký mua, gửi hồ sơ trích nganggồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, tên pháp danh đạo tràng

- Bảo Quý Say (thầy Bảo Quý): là người đảm bảo nghi lễ cấp sắc theođúng nghi thức của Đạo giáo

Trang 14

Trong suốt thời gian chuẩn bị, Ban tổ chức đã thông báo cho bà con từ xứĐông (Quảng Ninh), xứ Đoài (Vĩnh Phúc), xứ Bắc (Bắc Giang)…cùng bà conlân cận ở làng, xóm dưới chuẩn bị rước Thành hoàng đến địa điểm làm lễ(Thành hoàng là biểu tượng cho sức mạnh, tình đoàn kết cộng đồng làng xóm),rước các giống cây trồng (trong đó đặc biệt là thóc giống); những gia đình nào

có người quá cố do nghèo chưa làm được tang lễ nhân dịp này dẫn hồn ngườichết về làm lễ nhập ma

Ban tổ chức sẽ chuẩn bị trước tất cả mọi điều kiện để tổ chức lễ như: Địađiểm mở lễ: chọn một khu ruộng hoặc một bãi đất trống ở gần rừng là trung tâmcủa nhiều làng bản; các vật dụng dùng trong ngày lễ: làm hình Sơn Đại nhânbằng tre sau đó lấy giấy màu dán lên, chọn bò và lợn làm vật tế thần, chọn haicây gỗ để chuẩn bị cho lễ leo đao, chuẩn bị củi cho lễ lội than…

Sau một thời gian dài hơn 60 năm cho đến khi Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch Quảng Ninh tiến hành phục dựng lễ hội Đại phan (năm 2008), đã gópphần tái hiện toàn bộ diễn trình cùng một số giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể…của dân tộc Sán Dìu, đồng thời vũ điệu hành quang (vũ điệu chủ đạo của lễ Đạiphan) được chọn tham gia Liên hoan văn hoá các dân tộc Việt Nam năm 2009 đãđược đánh giá là tiết mục đặc sắc, do đó được chọn là tiết mục đặc biệt tham giavào trình diễn bản sắc các dân tộc Quảng Ninh liên tục tại Lễ hội Carnavalthường niên của tỉnh Sức lan tỏa của Lễ hội cũng đã góp phần khôi phục vàthành lập được câu lạc bộ Soọng cô Bình Dân, hàng năm tổ chức tham gia giaolưu với các câu lạc bộ Soọng cô ở các tỉnh như Bắc Giang, Vĩnh Phúc…

4 Một số giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể

tạo ra để thỏa mãn nhu cầu sử dụng và nhu cầu thẩm mỹ Ngoài ra nó còn biểuhiện cho những giá trị văn hóa của mỗi tộc người, thông qua đó có thể thấy đượctâm hồn của tộc người đó Trang phục được tạo thành từ sự kết hợp hai bộ phận:

Y phục và trang sức Trang phục của người Sán Dìu gồm có trang phục namgiới, nữ giới; trang phục mặc thường ngày và mặc trong các dịp lễ, tết:

Trang 15

Trang phục nam giới: Áo năm thân, cổ cao, có hò cài khuy bên phải, ốngtay hẹp, áo chỉ dài quá gối một chút, áo màu nâu hoặc màu chàm Ở hai tà trướccủa áo có hai túi, hai túi may không có khóa, cúc bấm.

- Quần màu nâu hoặc màu trắng, cắt theo kiểu chân què, cạp lá tọa, thắtlưng màu chàm hoặc màu xanh

chân, khăn đội đầu, túi đựng trầu, thắt lưng màu và một số trang sức đơn giản Áo củangười phụ nữ Sán Dìu gồm áo ngắn và áo dài

- Áo ngắn (yếm): Áo yếm là một mảnh vải hình thoi, gồm có bốn cạnh, trên đầumỗi cạnh là một dây dài dùng để buộc khi mặc, hai dây trên buộc lên cổ, hai dây ngang

eo buộc sau lưng Yếm có thể có nhiều màu như màu xanh, trắng, hồng, vải hoa…nhưng thông thường màu sắc yếm được nhiều người dùng nhất là yếm có màu trắng

- Áo dài: là áo được người phụ nữ khoác bên ngoài yếm, áo có màu chàm, đượctạo thành từ bốn mảnh vải, cổ cao nẹp trơn, hình chữ V, không đính khuy, xẻ tà hai bên

Cổ áo có may ba đường chỉ màu trắng, đường chỉ màu trắng dưới cùng có chèn mộtđường chỉ màu đỏ Hai bên mép áo may nẹp màu trắng, khi mặc người phụ nữ bẻ mép

áo sang hai bên để hai viền nẹp trắng đó lộ ra ngoài Hai cánh tay áo dài ngang mép áobên dưới, tay áo rộng từ nách khâu hẹp dần

- Váy gồm 6 đến 8 mảnh vải ghép lại với nhau, không khâu, cùng đính trên cạpváy, mảnh này chờm lên mảnh kia từ 15cm đến 20cm, trên thân váy có nhiều nét gấp ởchỗ đính vải trên cạp váy Cạp váy thường màu trắng, không trang trí hoa văn, dùng đểđính các mảnh vải lại với nhau, hai bên đầu cạp váy có hai dây buộc

- Thắt lưng: là những tấm vải màu (xanh, đỏ hoặc trắng) dài khoảng 1m, rộng30cm, dùng để thắt vào ngang lưng giữa cạp váy và áo, khi thắt buộc bên cạnh sườn, để

rủ hai đầu thắt lưng xuống dưới theo thân váy

- Xà cạp thường màu chàm hoặc màu trắng, là hai mảnh vải chéo hình tam giác,khổ 15 - 20cm, dài 1,5 - 2m

- Khăn đội đầu: là một mảnh vải hình vuông, màu chàm, bên trong là khăn vấntóc, sau khi vấn tóc người phụ nữ chùm khăn bên ngoài, tạo thành hình mỏ quạ nhưcách đội khăn của người Kinh

Trang 16

- Trang sức: gồm khuyên tai, nhẫn, vòng cổ, vòng tay, đặc biệt là túi đựng trầu.Túi đựng trầu giống như một múi bưởi được may và thêu rất công phu Túi được thêubằng chỉ nhiều màu với nhiều họa tiết trang trí đẹp Miệng túi được luồn từ 4 – 8 sợi dâytết bằng chỉ nhiều màu Đầu dây tết nút và tua dài đeo một chuỗi xu đồng để vắt qua vai

ra sau lưng giữ túi trước ngực không bị tuột xuống khi người ta lấy trầu Bên cạnh túitrầu còn phải kể đến con dao cau với cái vỏ được chạm khắc rất công phu, thường đượcchị em Sán Dìu luôn đeo bên thắt lưng vào những dịp hội hè, lễ tết

Thường ngày phụ nữ và đàn ông Sán Dìu đi guốc mộc đẽo bằng gỗ hoặc tre

chính trong một ngày: bữa trưa từ 10 giờ đến 11 giờ, bữa tối từ 18 giờ đến 19giờ, ngoài ra còn hai đến ba bữa phụ vào buổi sáng, chiều, đêm; các bữa chínhđều lấy cơm làm chính, nhưng trong bữa ăn, kể cả trong các bữa cỗ như Tết,

cưới xin, lễ hội đều phải có nồi cháo ỉn (cháo trắng nấu loãng bằng vạc chảo).

Ăn cơm và ăn cháo đi đôi với nhau

Ngoài ra còn có canh gà bản địa nấu với rượu và lá ngải cứu; gà sốngthiến; cạ xáy; thịt muối; cháo khoai, sắn; các loại rau, củ; các loại bánh: gù, do,tài lồng êt, trôi; xôi 7 màu; rượu nếp

* Nghề thủ công truyền thống: Mỗi dân tộc đều có nghề truyền thống đặc

trưng riêng của mình, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh sinh hoạt Đối với người Sán Dìunhìn chung nghề thủ công chưa phát triển, mang tính chất tự nhiên, sản phẩm thủ côngchủ yếu phụ vụ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ cho gia đình Hiện nay các nghềthủ công đặc trưng của đồng bào Sán Dìu hầu như không còn

- Nghề đan lát: Trước đây , người Sán Dìu ai cũng thành thạo với nghề đan lát;nguyên vật liệu chủ yếu là tre, nứa, song, mây…Đồng bào sản xuất ra các vật dụngdụng phục vụ cho sinh hoạt như: nong, nia, giần, sàng, bồ đựng thóc, đơm đó…

- Nghề mộc: Ít người biết và chỉ làm được một số nông cụ, gia cụ phục vụ trongsinh hoạt gia đình

- Nghề nề: Là nghề mới xuất hiện trong đồng bào Sán Dìu

Ngày đăng: 08/04/2024, 17:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w