1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt NamPhát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -o0o -

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP

HÀ NỘI - NĂM 2024

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm Seminar tổng thể luận án họp tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), đổi mới sáng tạo được coi là một trong những chỉ số phát triển quan trọng, là yếu tố định hướng trung tâm phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam Tại Đại hội XIII của

Đảng Cộng sản Việt Nam, lần đầu tiên cụm từ “đổi mới sáng tạo” với tư cách là thuật ngữ

riêng đã được đưa vào Văn kiện Đổi mới sáng tạo được xác định là một nội dung của đột phá chiến lược thứ nhất trong ba đột phá chiến lược phát triển giai đoạn 2021 – 2025, đổi mới sáng tạo chính là cơ sở, động lực cho sự phát triển Văn kiện Đại hội XIII nêu rõ: “Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN, , nhất là những thành tựu của cuộc CMCN 4.0, để KH&CN thực sự là động lực chính của tăng trưởng kinh tế.”

Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở nước ta, một trong những giải pháp then chốt chính là phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia (ĐMST) theo hướng lấy doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo làm trung tâm Trong Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo 2021 - 2030 ở nước ta đã đặt ra yêu cầu phát triển hệ thống ĐMSTQG với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là trung tâm; các tổ chức nghiên cứu, đại học, là các chủ thể nghiên cứu mạnh và các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, các tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp là các chủ thể đóng vai trò thiết yếu Nghị quyết số 52-NQ/TW đã đề ra nhiệm vụ: Xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tập trung vào các công nghệ cốt lõi của cuộc CMCN 4.0 Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt, có tính đột phá đối với các trung tâm đổi mới sáng tạo

Những năm gần đây, các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (KNST) ở nước ta đã nhận được sự quan tâm, định hướng, ưu tiên chính sách của Nhà nước cũng như sự ủng hộ của các chủ thể liên quan Bên cạnh những thành tựu đạt được, các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở nước ta vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều các khó khăn, thách thức lớn như: khó khăn về vốn; khó khăn về cơ sở vật chất, nghiên cứu phát triển; sự yếu kém về kỹ năng quản trị, điều hành kinh doanh, xúc tiến, quảng bá phát triển; hạn chế về khả năng xử lý các thủ tục hành chính cần thiết…Để giải quyết khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như trên, việc xây dựng các tổ chức hỗ trợ KNST, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST có ý nghĩa quan trọng, giúp giảm bớt các rủi ro và khó khăn của các doanh nghiệp khởi nghiệp phải đối mặt trong giai đoạn đầu thành lập, tạo điều kiện để các doanh nghiệp khởi nghiệp có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, học hỏi lẫn nhau hình thành một hệ sinh thái KNST

Trang 4

Hiện nay, những cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở nước ta đang liên tục phát triển và mở rộng, điều này giúp có thêm nhiều cơ hội doanh nghiệp khởi nghiệp mang đến những đột phá và sự thay đổi cho nền kinh tế nước nhà Phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST chính là mô hình tổ chức hỗ trợ mới gắn với sự phát triển mạnh mẽ của các start-up và sự bùng nổ của công nghệ Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực thi mô hình trên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, pháp luật Việt Nam chưa có hành lang pháp lý và chính sách riêng phù hợp, còn nhầm lẫn trong cách hiểu về mô hình trên cũng như lúng túng, chưa mạch lạc trong thiết kế chính sách tác động đến nhóm đối tượng tham gia hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KNST và phát triển loại hình tổ chức hỗ trợ nói trên

Về mặt lí luận, cho tới nay, các nghiên cứu về chính sách phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST còn rời rạc, chưa thực sự thống nhất, dễ gây ra những cách hiểu phân tán, chưa làm nổi bật được hiện trạng và đặc biệt là chưa đưa ra được giải pháp phát triển phù hợp với đặc thù của Việt Nam Đặc biệt, chưa có nhiều nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ khoa học quản lý kinh tế, phân tích đánh giá về vai trò quan trọng của quản lý nhà nước, đặc trưng của thể chế, tác động tạo môi trường, thúc đẩy hoạt động của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST từ chính sách vĩ mô, trong điều kiện đặc thù KT-XH ở nước ta

Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, với mong muốn góp phần khám phá cơ sở lý luận và đề xuất giải pháp chính sách phù hợp để phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp

khởi nghiệp sáng tạo, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam” để nghiên cứu, làm luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế

.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở luận giải về cơ sở lý luận và thực trạng `phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam dưới góc độ quản lý kinh tế, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở nước ta đến năm 2030, tầm nhìn 2045

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển cơ sở ươm tạo

doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, lựa chọn khung lý thuyết cho nghiên cứu luận án

Hai là, phân tích thực trạng và chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập

và nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2023

Trang 5

Ba là, làm rõ các cơ hội, thách thức, nhận diện những khó khăn đối với phát triển các

cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam Trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam, luận án nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:

(i) Có những nội dung và tiêu chí nào để đánh giá sự phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST dưới góc độ khoa học quản lý kinh tế? Những yếu tố nào tác động đến sự phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST?

(ii) Thực trạng phát triển các cơ sở ươm doanh nghiệp KNST ở Việt Nam thời gian qua như thế nào? Hạn chế, bất cập và nguyên nhân là gì?

(iii) Những quan điểm và giải pháp cần thiết nào để phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KSNT ở Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

dưới góc độ của quản lý kinh tế, trong đó tập trung nghiên cứu các nội dung của quản lý như xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST, ban hành chính sách phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST, tổ chức bộ máy thực hiện phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST và hoạt động thanh tra, kiểm tra việc phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam

* Phạm vi về không gian: Luận án tập trung tìm hiểu phân tích thực trạng phát triển các cơ sở

ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam

* Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu, đánh giá sự phát triển cơ sở ươm tạo doanh

nghiệp khởi nghiệp sáng tạo từ 2016 (khi Chính phủ phê duyệt Đề án 844 - Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia), trong đó tập trung đánh giá thay đổi cải cách trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, năm 2018 (sau khi Luật DNNVV có hiệu lực) đến năm 2023, trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đến năm 2030, tầm nhìn 2045

5 Những đóng góp mới của luận án

5.1 Những đóng góp mới về lý luận

Trang 6

(i) Luận án góp phần hệ thống hoá, bổ sung và làm mới một số khía cạnh lý thuyết cho khung phân tích về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở góc độ khoa học quản lý kinh tế như: Hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến cơ sở ươm tạo, doanh nghiệp KNST, phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST, mục tiêu và vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

(ii) Dựa trên lý thuyết của khoa học quản lý kinh tế, luận án đưa ra nội dung của phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy trình quản lý, bao gồm: (1) Hoạch định chiến lược, chính sách phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST; (2) Thiết lập bộ máy quản lý, thực hiện chiến lược, quy hoạch các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST; (3) Khuyến khích đầu tư, ứng dụng và thực hiện công nghệ tại các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST; (4) Kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

(iii) Luận án đã đề xuất quan điểm, giải pháp có tính khả thi nhằm đẩy mạnh sự phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành 05 chương như sau:

Chương 1 Tổng quan nghiên cứu về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu

Chương 4 Thực trạng phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

Chương 5 Quan điểm và giải pháp phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Nghiên cứu các vấn đề lý luận về cơ sở ươm tạo doanh nghiệp

a) Các công trình nghiên cứu quốc tế b) Các công trình nghiên cứu trong nước

Trang 7

1.1.2 Nghiên cứu đặc điểm, sự phát triển của doanh nghiệp KNST và cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

a) Các công trình nghiên cứu quốc tế b) Các công trình nghiên cứu trong nước

1.1.3 Nghiên cứu chính sách của Nhà nước nhằm phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

a) Các công trình nghiên cứu quốc tế b) Các công trình nghiên cứu trong nước

1.2 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

1.2.1 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Trên cơ sở phân tích tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy các công trình có liên quan đến đề tài rất phong phú và đa dạng Những công trình này có ý nghĩa tham khảo quan trọng đối với nghiên cứu sinh khi thực hiện đề tài Các công trình nghiên cứu trước đã xây dựng cơ sở lý thuyết vô cùng phong phú với những quan điểm, cách tiếp cận đa dạng về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nói chung và một số khía cạnh phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Các công trình nghiên cứu cho thấy phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là cần thiết và tất yếu của quá trình phát triển Có

thể khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước như sau:

Một là, một số các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước phân tích về cơ sở ươm

tạo và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển cơ sở ươm tạo qua quá trình phát triển của hệ sinh thái KNST quốc gia

Hai là, một số nghiên cứu đã chỉ ra nội hàm của phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp,

vai trò của Nhà nước được thể hiện thông qua việc định hướng chiến lược cho phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp Nhà nước cần tạo tạo cơ sở thuận lợi cho các đối tượng, định hướng, hướng dẫn hành động của các đối tượng này; Nhà nước cũng cần ban hành các chính sách cũng như các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho phát triển doanh nghiệp KNST diễn ra thuận lợi

Ba là, một vài nghiên cứu đã cung cấp bức tranh tổng thể về thực tiễn phát triển cơ sở

ươm tạo, phân tích và đánh giá kết quả của việc ban hành và thực hiện một số chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp Ngoài ra, một số giải pháp về chính sách đã được các tác giả đưa ra trong các nghiên cứu này

Tóm lại, một số nghiên cứu bàn tới chủ trương, chính sách phát triển cơ sở ươm tạo, tuy nhiên trong thực tiễn hoạt động KNST cũng như chính sách hỗ trợ các đối tượng là doanh nghiệp KNST và cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST chưa được nghiên cứu sâu dưới góc độ pháp lý và chính sách phát triển các đối tượng này Trong khi hoạt động KNST ngày càng phổ biến hơn, với nhiều hình thức đa dạng và đang nhận được nhiều kỳ vọng, sự quan tâm trong chính sách phát triển cộng đồng doanh nghiệp nói chung và start-up nói riêng

Trang 8

1.2.2 Những khoảng trống khoa học cần tiếp tục nghiên cứu

a) Về mặt lý luận: Các tài liệu nghiên cứu trước đây đã cung cấp một cách nhìn cụ thể

đối với từng vấn đề liên quan tới hệ thống đổi mới sáng tạo, nhưng chưa làm rõ, đầy đủ các yếu tố để phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam, một trong những thành phần trụ cột của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, chưa chỉ ra nguyên nhân của

những điểm hạn chế cũng như những giải pháp cụ thể

Vẫn còn thiếu vắng nghiên cứu, phân tích có tính hệ thống trên bốn mảng vấn đề, đó là: (i) cơ sở lý luận cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST, chưa có nghiên cứu nào làm rõ khái niệm cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST; nội dung và tiêu chí đánh giá ở góc độ khoa học quản lý; (ii) có rất ít nghiên cứu phân tích về thực tiễn và yếu tố tác động, ảnh hưởng tới sự phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam; (iii) các nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu về vai trò của cơ sở ươm tạo; chưa có những nghiên cứu cụ thể ở góc độ khoa học quản lý phân tích và làm rõ mô hình, giải pháp cụ thể để phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST phù hợp với từng giai đoạn và định hướng phát triển của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia trong bối cảnh quốc tế hiện nay; (iv) một số nghiên cứu bước đầu phân tích vai trò quản lý của Nhà nước nhằm phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST, tuy

nhiên chưa làm rõ sự quản lý của Nhà nước cần cụ thể những nội dung nào

Luận án sẽ nghiên cứu, hình thành khung lý thuyết về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST: Xác định nội dung cần tập trung hỗ trợ cho đầu tư cho cơ sở ươm tạo (như: đào tạo nhân lực, đầu tư hỗ trợ tài chính, cơ sở dữ liệu về KHCN, cơ sở hạ tầng hay hoạt động xúc tiến mạng lưới liên kết); Xác định các tiêu chí đánh giá cơ sở ươm tạo và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ sở ươm tạo; cơ chế chính sách quản lý và phát triển các cơ sở ươm tạo theo thông lệ quốc tế, có điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam (căn cứ theo giai đoạn phát triển, định hướng phát triển của nền kinh tế, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và bối cảnh quốc tế)

b)Về mặt thực tiễn: Khi phân tích đánh giá về hiệu quả hoạt động của cơ sở ươm tạo,

doanh nghiệp KNST, các nghiên cứu đa phần đánh giá hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung mà chưa đi sâu vào nghiên cứu về cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST Tại Việt Nam, một số nghiên cứu liên quan đến khởi nghiệp thường chỉ là các báo cáo và phân tích thống kê về thực trạng tình hình khởi nghiệp nói chung, đánh giá về môi trường, một số khía cạnh của quá trình khởi nghiệp như việc huy động vốn của các doanh nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định/quyết định khởi nghiệp, tài chính cho khởi nghiệp Các nghiên cứu chỉ nhìn nhận hiệu quả doanh nghiệp khởi nghiệp ở góc độ vi mô, chưa có cái nhìn về tổng thể

về cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST với toàn xã hội Các đánh giá về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST dưới góc độ của các nhà quản lý còn mờ nhạt, chưa tổng thể

Chưa có nghiên cứu phân tích đánh giá về cơ chế chính sách của nhà nước, phân tích hiện trạng tình hình hoạt động và phát triển cơ sở ươm tạo trong hệ sinh thái KNST ở Việt

Trang 9

Nam trong thời gian qua cũng như thiếu vắng các đề xuất giải pháp, khung chính sách hỗ trợ nhằm cải thiện, khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của các cơ sở ươm tạo trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; các giải pháp nhằm phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST trong thời gian tới

Qua thống kê phân tích trên cho thấy, vẫn còn thiếu vắng nghiên cứu có tính hệ thống cơ sở lý luận về cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST; cơ sở thực tiễn và những yếu tố tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh mới, công nghệ thay đổi nhanh chóng và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay Vì vậy, việc nghiên cứu này là cần thiết để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, góp phần lấp “khoảng trống” mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập để tìm ra giải pháp thúc đẩy sự phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST ở góc độ khoa học quản lý kinh tế

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua phần phân tích tổng quan cho thấy nghiên cứu về hoạt động ươm tạo doanh nghiệp, KNST là vấn đề đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở những phương diện và khía cạnh khác nhau trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo Mỗi công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, ít nhiều đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST trên cả phương diện lý luận, chính sách và thực tiễn Kết quả nghiên cứu của các công trình này được coi là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả luận án kế thừa và tiếp tục triển khai trong quá trình nghiên cứu đề tài

Ở Việt Nam, đã có những công trình nghiên cứu về doanh nghiệp KNST, vườn ươm khởi nghiệp hay cở sở ươm tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Mặc dù số lượng các công trình khá khiêm tốn nhưng những công trình này ít nhiều đã có những đóng góp nhất định trong việc làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, cũng như đã đưa ra được những đánh giá, phân tích một số hạn chế bất cập trong thực tiễn đối với cơ sở ươm tạo này Tuy nhiên, bên cạnh đó có thể nhận thấy, một số vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST vẫn còn chưa được nghiên cứu, làm rõ, một số vấn đề đã được đặt ra nhưng lại chưa được giải quyết thấu đáo

Để thực hiện có hiệu quả việc nghiên cứu đề tài luận án, tác giả cho rằng, cùng với việc kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu đã được công bố, cũng cần xác định rõ được cơ sở lý thuyết nghiên cứu, trong đó, có các lý thuyết nghiên cứu áp dụng, đặt ra các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, đặc biệt là việc thiết kế khung phân tích theo định hướng nghiên cứu của đề tài.Phát triển ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói chung là một nhu cầu cấp bách và khách quan Cơ chế, hính sách khi được áp dụng để hỗ trợ cho một đối tượng cụ thể là cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST, là một thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo

Trang 10

cần phải được xem xét trong bối cảnh tác động, phù hợp với mức độ và tính chất, điều kiện đặc thù của hệ sinh thái khởi nghiệp như: chính sách hỗ trợ trực tiếp vào các doanh nghiệp khởi nghiệp, chính cách đối với các nhà nghiên cứu, tổ chức cung cấp đầu vào cho khởi nghiệp sáng tạo… Các chính sách này cũng cần được xem xét trong tổng thể của hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong mối tương quan với các chính sách khác như công nghiệp, đầu tư, tài chính, đào tạo…

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO 2.1 Lý luận chung về phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST 2.1.1.1 Khái niệm cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

Khái niệm cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (business incubator) được hình thành tại Mỹ

từ những năm 1950 (Adkins, 2002), tới những năm 1980 khái niệm này được hình thành và phát triển sang khác nước khác Ban đầu, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp là trung tâm hỗ trợ các doanh nghiệp non trẻ phát triển trong những giai đoạn đầu

Theo Viện quản trị kinh doanh nhỏ của Mỹ (The US Small Business Administration),

cơ sở ươm tạo doanh nghiệp là nơi cung cấp không gian, vị trí làm việc cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp hoặc các doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng với mức chi phí thấp hơn so với việc họ phải tự thuê hay mua vị trí kinh doanh (Udell, 1998) Cơ sở hạ tầng của cơ sở ươm tạo được đặc trưng bởi khả năng truy cập của các doanh nghiệp và có sự tập trung về một số tiện tích, như có phòng hội nghị, máy vi tính, dịch vụ hành chính văn phòng tập trung, có cơ sở tiếp nhận và vận chuyển, có một số dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ tư vấn kinh doanh

Theo Stal & Ctg (2016) chỉ ra rằng cơ sở ươm tạo doanh nghiệp cung cấp một môi trường phù hợp cho việc nuôi dưỡng những doanh nghiệp vừa và nhỏ trú ẩn, đặc biệt là những công ty dựa trên công nghệ Các vườn ươm doanh nghiệp cung cấp cung cấp cơ sở vật chất, hỗ trợ các dịch vụ, kiến thức về thị trường, công nghệ, pháp lý và tiếp cận các nguồn hỗ trợ nhằm tận dụng các nguồn lực hiện có và hợp lực nuôi dưỡng giữa các doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là, các vườn ươm cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp khởi nghiệp để phát triển những ý tưởng sáng tạo và biến chúng thành những công ty thành công

Mạng lưới các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp tìm kiếm nguồn tài trợ, tìm kiếm các nhà quản lý, kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp với nhà đầu tư thiên thần, các quỹ đầu tư mạo hiểm Ngoài việc cung cấp vốn, các quỹ đầu tư còn có vai trò tích cực trong việc hỗ trợ quản lý, kiểm soát doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển danh mục đầu tư (Hellmann và Puri, 2002) Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp còn hỗ trợ các kết nối với những viện nghiên cứu, chuyên gia tư vấn chiến lược (Schwartz và Hornych, 2010), kết nối các doanh nghiệp với nhau Việc phát triển mạng lưới

Trang 11

doanh nghiệp cũng có giá trị lớn trong việc phát triển sự hiểu biết và năng lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp (Bruneel et al., 2010)

Hình 2.1 Tóm tắt quá trình phát triển của các loại hình cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST trên thế giới (Nguồn:tác giả tự xây dựng, 2023)

Để thể chế hóa các định hướng chính sách, chiến lược thành hành động cụ thể; đưa ra cơ chế, giải pháp là đường dẫn cho cách thực thi; kiểm tra giám sát, đánh giá hiệu quả việc thực thi, làm rõ bản chất của đổi mới sáng tạo, KNST, phân cấp việc quản lý, hỗ trợ phát triển

doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nghiên cứu sinh đề xuất khái niệm: “Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là nơi có điều kiện theo quy định pháp luật để cung cấp nguồn lực, dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh” khái niệm này tương đồng với các văn bản quy phạm pháp luật hiện này, tác

giả bổ sung hoàn thiện

2.1.1.2 Đặc điểm của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

Để làm rõ đặc điểm của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST, nghiên cứu sinh xuất phát từ bản chất mô hình tổ chức và hoạt động của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh làm rõ các đặc điểm của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST như sau:

Một là, về chủ thể tham gia: Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hệ

sinh thái khởi nghiệp là “tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa: các chủ

• Business Incubator - Ươm tạo Doanh nghiệp khởi nghiệp

BA • Business Accelarator - Thúc đẩy (tăng tốc) kinh doanh

Startup Hub

• Startup Hub (BI + BA = one stop shop service) - Điểm cầu hỗ trợ DN khởi nghiệp sáng tạo

Trang 12

thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại); tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng,…); và các cơ quan liên quan (trường đại học, các cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công,…) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp,…) tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương” (Mason, C & Brown, R., 2014)…Như vậy, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST hay hệ sinh thái KNST bao gồm các tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và các chủ thể hỗ trợ doanh nghiệp KNST phát triển Có thể làm rõ hơn về các chủ thể tham gia cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST bao gồm:

+ Nhà đầu tư: Bao gồm các tổ chức (công lập, tư nhân, công tư), cá nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm và các tổ chức tài chính khác đầu tư vốn vào các cơ sở ươm tạo Họ có thể tham gia dưới hình thức nhà đầu tư thiên thần hoặc quỹ đầu tư mạo hiểm

+ Chuyên gia và cố vấn: Các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý, tiếp thị, pháp lý, tài chính, công nghệ, v.v., cung cấp kiến thức và kinh nghiệm cho các cơ sở ươm tạo Cố vấn giúp hướng dẫn và phát triển các chiến lược kinh doanh hiệu quả cho các cơ sở ươm tạo

+ Đối tác chiến lược: Bao gồm các công ty, tổ chức và cá nhân có thể cung cấp các nguồn lực, công nghệ, hoặc cơ hội thị trường cho các cơ sở ươm tạo Đối tác chiến lược giúp mở rộng mạng lưới và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

+ Các trường đại học và viện nghiên cứu: Đóng vai trò cung cấp kiến thức, nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, cũng như cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

+ Cộng đồng doanh nghiệp: Gồm các tổ chức doanh nghiệp khác, hiệp hội doanh nghiệp, và các mạng lưới kết nối doanh nhân Cộng đồng doanh nghiệp tạo môi trường giao lưu, hợp tác và học hỏi lẫn nhau giữa các cơ sở ươm tạo…

+ Các cơ quan quản lí nhà nước: Gồm các cơ quan quản lí nhà nước về KH&CN, cơ quan quản lí nhà nước trung ương và địa phương đóng vai trò (i) hỗ trợ về pháp lí, chính sách và luật pháp của nhà nước (về thành lập cơ sở ươm tạo, thành lập tổ chức đầu tư mạo hiểm, thuế, cơ chế thoái vốn, v.v.); (ii) cơ sở hạ tầng dành cho cơ sở ươm tạo (các khu không gian làm việc chung, cơ sở – vật chất phục vụ thí nghiệm, thử nghiệm để xây dựng sản phẩm mẫu, v.v.); (iii) vốn và tài chính (các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư cá nhân, các ngân hàng, tổ chức đầu tư tài chính, v.v.); (iv) văn hóa khởi nghiệp (văn hóa doanh nhân, văn hóa chấp nhận rủi ro, mạo hiểm, thất bại); (v) các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp, các huấn luyện viên khởi nghiệp và nhà tư vấn khởi nghiệp; (vi) các trường đại học; các khóa đào tạo, tập huấn cho cá nhân, nhóm cá nhân khởi nghiệp; nhà đầu tư khởi nghiệp; (vii) nhân lực cho cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp; (viii) thị trường trong nước và quốc tế…

Trang 13

Những chủ thể này phối hợp và tương tác với nhau để tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển và thành công của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

Hai là, về loại hình tổ chức: Các loại hình cơ sở ươm tạo có thể được phân chia thành

các danh mục khác nhau dựa trên mục tiêu, mô hình hoạt động và lĩnh vực hỗ trợ… Chẳng hạn, theo lĩnh vực hoạt động, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp bao gồm cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo không giới hạn, cơ sở ươm tạo chuyên ngành, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp Internet, và cơ sở ươm tạo doanh nghiệp ảo Ngoài ra, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp thường cung cấp không chỉ dịch vụ hỗ trợ kinh doanh mà còn một cán bộ quản lý làm việc toàn thời gian để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư và phát triển Khoảng thời gian ươm tạo thông thường kéo dài từ 1 đến 3 năm, tùy thuộc vào mục tiêu và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp khởi nghiệp

Theo mô hình hoạt động, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bao

gồm 2 nhóm: (1) cơ sở ươm tạo công lập (thuộc các sở/ngành, trường đại học, viện nghiên

cứu ); (2) cơ sở ươm tạo tư nhân (thuộc các doanh nghiệp, tập đoàn, doanh nghiệp FDI

và các hình thức không sử dụng NSNN khác)

Ba là, về đối tượng: Đối tượng của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

chính là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (đối tượng, mô hình tổ chức và hoạt động của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo khác với các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa)… Bảng dưới đây cho thấy sự khác biệt về đối tượng, mô hình tổ chức và hoạt động của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST với ươm tạo DNNVV, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KHCN:

Bảng 3.1 Phân biệt mô hình tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp KHCN

Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Startup)

Theo Nghị định 94/2020/NĐ-CP quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm ĐMST Quốc gia thì: “Doanh nghiệp KNST là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”

Tổ chức ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST là tổ chức cung cấp một số dịch vụ hỗ trợ cho cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như: cơ sở vật chất - kỹ thuật, tư vấn, đào tạo, huấn luyện, nâng cao năng lực, đầu tư, hỗ trợ đầu tư, truyền thông Doanh nghiệp KNST có thể có một tầm nhìn về sự phát triển và mở rộng nhanh chóng, được đặc trưng bởi sự chấp nhận rủi ro cao để đổi lại là cơ hội tăng trưởng nhanh chóng, do đó doanh nghiệp khởi nghiệp thường phụ thuộc vào các nguồn vốn bên ngoài như vốn đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần hoặc quỹ đầu tư để tài trợ cho việc phát triển sản phẩm, tiếp thị và mở rộng kinh doanh

Trang 14

Cơ sở ươm tạo Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME)

Là doanh nghiệp đã vượt qua mô hình doanh nghiệp KNST và trở nên ổn định hơn với mô hình kinh doanh đã được kiểm chứng, sản phẩm hoặc dịch vụ được phát triển, và một cơ sở khách hàng nhất định SME có thể tập trung vào việc hoàn thiện hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho một nhóm đối tượng cụ thể Các doanh nghiệp này thường ưu tiên sự ổn định, lợi nhuận và giữ chân khách hàng hơn là sự phát triển nhanh chóng, do đó có xu hướng chấp nhận rủi ro ở một mức độ thấp hơn so với doanh nghiệp KNST Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 24/7/2017, đưa ra thuật ngữ “Cơ sở ươm tạo DNNVV là cơ sở cung cấp các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết cho các tổ chức, cá nhân hoàn thiện ý tưởng kinh doanh, phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn mới thành lập”

Cơ sở ươm tạo Doanh nghiệp khoa học công nghệ

Là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ KH&CN để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (Điều 58, Luật Khoa học và công nghệ 2013)

Luật Công nghệ cao có số 21/2008/QH12 được Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 13/11/2008 thì “CSƯT doanh nghiệp công nghệ cao là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, hỗ trợ cần thiết để ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao”

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, 2022)

Có thể thấy, đối tượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là khác với doanh nghiệp nhỏ và vừa (truyền thống), và vì vậy ươm tạo doanh nghiệp KNST cũng khác với DNNVV, chính sách cho cơ sở ươm tạo các loại hình doanh nghiệp này cũng khác nhau (liên quan đến chính sách đầu tư mạo hiểm)

Bốn là, về nội dung hoạt động: Tác giả Adrew Duff (2009) đã chỉ ra 2 nội dung quan

trọng khi xây dựng các mô hình cơ sở ươm tạo: các mô hình phải giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tiến nhanh hơn trong vòng đời phát triển của mình; các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp

khởi nghiệp cần tập trung vào các hoạt động phát triển kinh doanh

2.1.2 Phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

2.1.2.1 Khái niệm phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST

Ở góc độ tiếp cận của khoa học quản lý kinh tế, nghiên cứu sinh cho rằng: Phát triển cơ

sở ươm tạo doanh nghiệp KNST là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định và thông qua các công cụ khác nhau thực hiện một hệ thống các nguyên tắc có chủ ý nhằm thúc đẩy sự hình thành và hoạt động có hiệu quả các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST Chủ thể thực hiện phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST chính là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối tượng phát triển là các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KNST được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 29/06/2024, 06:02

Xem thêm: