1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Bước đầu tìm hiểu giá trị lịch sử- văn hóa của Văn miếu Mao Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương

81 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 22,19 MB

Cấu trúc

  • 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài khóa luận (12)
  • 6. Bố cục của khóa luận....................---- 2 se t9EtSEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEvEkrrsrereee 6 Ij:708/9)8)10ic7...'”."^®ồ.5”.” (13)
  • CHUONG 1: KHÁI QUÁT VE HAI DUONG VA LICH SỬ VĂN MIEU (0)
    • 2.1.1. Cảnh quan, kiến trÚC.........................--- se: ccttSEEtSEEEESEEEEEEscrrrerrrree 17 2.1.2. Hệ thống di vật.......................... 2-6 tt 2E EEEEEE1122121122212E1EEEE sec 23 2.2. Hoạt động thờ tự tại Văn Miễu............................... re 27 2.2.1. Hoạt động thờ tự tại Văn Miếu............................-2©t. 2s cnregEe nen 27 2.2.2. Các vị danh Nho được thờ tự tại Văn Miếu (24)
    • 2.2.3. Lễ hội truyền thống Văn Miếu Mao Điễn............................-2..s 37 2.3. Vai trò của Văn Miếu Mao Điền đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Hải DDương............................-- -- c9 119011 ng KH ng cay 41 2.3.1. Truyền thống và thành tựu Nho học của Hải Dương (từ 1705 - 1919) 41 2.3.2. Vai trò của Văn Miếu Mao Điền đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo của địa phương hiện nay.............................. --- -5-5<- ừỠỪrtủii (44)

Nội dung

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài khóa luận

Khóa luận bước đầu đưa ra một cái nhìn tổng thể, khái quát về lịch sử ra đời, tồn tại, phát triển và quá trình trùng tu, tôn tạo di tích Văn Miếu Mao Điền

Bước đầu phác thảo về hiện trạng khu di tích Văn Miếu Mao Điền, đồng thời đề xuất một số phương hướng, giải pháp cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát triển di tích. Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của khóa luận giúp ích trong quá trình học tập, nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của bản thân tôi, đặc biệt là nghiên cứu về di tích Nho học, di tích lịch sử - văn hóa và việc bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương cũng như ở Việt Nam hiện nay.

Bố cục của khóa luận 2 se t9EtSEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEvEkrrsrereee 6 Ij:708/9)8)10ic7 '”."^®ồ.5”.”

Ngoài 3 phần chính: Mở đầu, Nội dung và Kết luận, khóa luận còn có phần Bảng tra các từ viết tắt, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục Phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về Hai Duong và lịch sử của Văn Miéu Mao Điền Chương 2: Giá trị văn hóa của Văn Miếu Mao Điền

Chương 3: Công tác bảo tồn và phát triển Văn Miếu

KHÁI QUÁT VE HAI DƯƠNG VA LICH SỬ VAN MIEU MAO DIEN

1.1 Hải Dương qua các giai đoạn lịch sử

Hải Dương là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, phía Bắc giáp Bắc

Ninh và Bắc Giang, phía Đông và Đông Bắc lần lượt giáp với thành phố Hải

Phòng và tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Tây Nam tiếp giáp với tỉnh Hưng Yên Tỉnh Hải Dương cùng với thành phố Hải Phòng và một phần đất thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên, Thái Bình hợp thành mảnh đất xứ Đông cô kính, gần như nam trọn trong lưu vực sông Thái Bình, có vị trí chiến lược quan trọng, là phên dậu phía Đông của kinh thành Thăng

Long xưa và thủ đô Hà Nội hiện nay Manh đất địa linh nhân kiệt này chính là nơi sinh thành của biết bao văn nhân, võ tướng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Theo sách “Đại Nam nhất thống chí”, thời kỳ Hùng Vương, Hải Dương là bộ Dương Tuyền Thời Bắc thuộc lần 1 (nhà Triệu và nhà Hán), Hải Duong thuộc huyện An Định, và một phần (huyện Kinh Môn ngày nay) thuộc huyện

Khúc Dương, đều thuộc quận Giao Chỉ thời thuộc Hán Dưới chế độ Bắc thuộc lần 2 (Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, Tan, Lưu Tống, Nam Tè,

Lương) kéo dài từ năm 43 đến 543 SCN, Hải Dương được xác định thuộc huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ Thời thuộc Tùy (581- 618), Hải Dương van thuộc huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ Đến thời thuộc Đường (618 - 907), Hải Dương thuộc trấn Hải Môn, sau đổi lại là Hồng Châu Dưới thời Đinh - Tiền Lê (968 - 1009), triều đình chia cả nước ra làm các đạo, Hải Dương vẫn thuộc đất Hồng Châu; thời Lý (1010 - 1225) thuộc Hồng lộ, sau đổi lại là lộ Hải Đông Thời Tran (1226 - 1400), đổi lại thành lộ Hồng, sau lại đổi thành lộ Hải Đông; về sau, lộ Hải Đông được tách làm 4 lộ: Hồng Châu thương, Hồng

Châu hạ, Nam Sách thượng và Nam Sách hạ Thời kỳ đô hộ của nhà Minh

(1407 - 1227), cả nước được chia làm 17 phủ, địa vực Hai Dương thuộc hai phủ Lạng Giang và Tân An Sau thăng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê

Lợi lên ngôi vua lập ra Nhà Hậu Lê hay còn gọi là Lê Sơ, chia nước ta thành

5 đạo thì đất Hải Dương thuộc Đông đạo Dưới triều vua Lê Nhân Tông (1454

- 1459), niên hiệu Diên Ninh, chia làm hai lộ: Nam Sách Thượng và Nam

Sách Hạ; đến năm Quang Thuận thứ 7 (1466), đất nước được phân làm 12 thừa tuyên, Hải Dương thuộc Nam Sách thừa tuyên, sau đó đến năm 1469 đổi làm Hải Dương thừa tuyên gồm 4 phủ, 18 huyện Năm Hồng Đức thứ 21 (1490), các thừa tuyên lại được đổi thành các xứ và đến khoảng giữa năm

1509, đời vua Lê Tương Dực, niên hiệu Hồng Thuận (1509 - 1516) gọi là trấn

Hải Dương Sau khi chiếm ngôi của vua Lê (năm 1527), Mạc Đăng Dung cho tách các phủ Thuận An của trấn Kinh Bắc, phủ Khoái Châu, Long Hưng,

Kiến Xương, Thái Bình của trấn Sơn Nam nhập vào tran Hải Dương và đổi thành Dương Kinh, lấy huyện Nghi Dương làm trung tâm Sau khi nhà Mạc bị lật đổ, niên hiệu Quang Hưng nhà Lê (1578 -1599) lại đổi về tran Hải Dương, trả lại các phần đất của các tran mà nhà Mạc nhập vào Dương Kinh trước đó.

Năm Cảnh Hung thứ 2 (1741), triều vua Lê Hiển Tông, tran Hải Dương được chia làm 4 đạo: Thượng Hồng, Hạ Hồng, Đông Triều và An Lão, đặt chức

Tuần thủ Thời Tây Sơn, phủ Kinh Môn thuộc vào trấn Yên Quảng, đến năm

1802, thời vua Gia Long, Kinh Môn lại thuộc về tran cũ, lúc này gồm 4 phủ và 18 huyện, lệ thuộc vào Bắc thành Bốn phủ là Thượng Hồng, Ha Hồng,

Nam Sách và Kinh Môn; 18 huyện gồm: Đường An, Đường Hào, Cam Giang,

Tứ Kỳ, Vĩnh Lại, Thanh Miện, Gia Lộc, Chí Linh, Thanh Lâm, Thanh Hà, Tiên Minh, Giáp Sơn, Đông Triều, Kim Thành, Thủy Đường, An Lão, An

Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), triều đình đổi Thượng Hồng thành phủ Bình Giang, Hạ Hồng thành phủ Ninh Giang, còn hai đạo Đông Triều và An Lão thì đặt làm hai huyện Đầu năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đổi làm tỉnh

Hải Dương Tỉnh Hải Dương khi ấy còn có tên gọi khác là tỉnh Đông, bao

8 x gồm: phủ Thượng Hồng (gồm các huyện: Đường Hào, Đường An, Cẩm

Giàng, Thanh Miện, Tứ Kỳ, Vĩnh Lại), phủ Nam Sách (có các huyện: Thanh

Lâm, Chí Linh, Thanh Hà, Tiên Minh), phủ Kinh Môn (gồm các huyện: Giáp

Sơn, Đông Triều, An Lão, Nghi Dương, Kim Thanh, Thủy Đường, An Dương.

Năm Tự Đức thứ 5 (1852), Hải Dương có tất cả 5 phủ (Bình Giang, Ninh Giang, Nam Sách, Kinh Môn và Kiến Thụy) và 19 huyện Cuối thế kỷ XIX, năm Thành Thái thứ 10 (1898), tách hai huyện An Dương, An Lão lúc này thuộc phủ Kiến Thụy, huyện Thủy Nguyên lúc này thuộc phủ Kinh Môn và huyện Tiên Lãng thuộc phủ Nam Sách dé thành lập tỉnh Kiến An.

Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dé tiện cho việc chỉ đạo tác chiến, các huyện Đông Triều, Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn được chuyến về tỉnh Hồng Quảng vào năm 1947 Kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, các huyện này lại thuộc Hải Dương Năm 1960, huyện Đông Triều được cắt hắn về tỉnh Hồng Quảng và huyện Vĩnh Bảo trước đó cũng đã được cắt về Hải Phòng Từ năm 1960 trở đi, tỉnh Hải Dương bao gồm

12 huyện, thị xã: Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Thanh Miện, Bình Giang,

Cam Giang, Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thanh, Thanh Hà, Chi Linh và thị xã

Ngày 26/01/1968, Ủy Ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số 504/ NQ-TVQH phê chuẩn việc hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng, gồm 20 huyện và 2 thị xã, thủ phủ đóng tại thị xã Hải Dương.

28 năm sau, ngày 06/01/1996, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết chia tách tỉnh Hải Hưng thành 2 tỉnh:

Hải Dương và Hưng Yên Từ tháng 1 - 1997, thủ phủ của tỉnh Hải Dương là thị xã Hải Dương Đến tháng 8 - 1997, Chính phủ ra Nghị định số 88/ND-CP nâng cấp thị xã Hải Dương thành thành phố Hải Dương Như vậy, từ thời điểm này, tinh Hải Duong bao gồm 1 thành phố và 11 huyện, gồm: Ninh

Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Thanh Miện, Bình Giang, Cam Giang, Thanh Ha,

Kim Thành, Nam Sách, Kinh Môn va Chi Linh Hiện nay, Hai Duong là một tỉnh có diện tích khoảng 1662 km? với dân số trên 1.703.492 triệu người (theo số liệu điều tra năm 2009), năm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nằm trên trục giao thông quan trọng nối thủ đô Hà Nội với thành phố Hải Phòng và nhiều trục giao thông quan trọng khác, giúp liên kết Hải Dương với các tỉnh, thành khác ở Bắc Bộ.

Như vậy, trải qua hơn 2000 năm lịch sử, vùng đất Hải Dương ngày nay đã nhiều lần thay đổi tên gọi cũng như phân cách hành chính, địa giới, gan liền với tên gọi “tỉnh Đông” Manh đất Hải Dương - hạt nhân của xứ Hải Đông (xứ Đông) xưa - là nơi tiếp nhận mạnh mẽ văn hóa xứ kinh kỳ, cũng là nơi hội tụ, giao thoa va kết tỉnh của các giá trị văn hóa Đó là nguồn nội lực mạnh mẽ cho quá trình lich sử vận động và phát triển của mảnh dat này.

1.2 Lịch sử của Văn Miếu Mao Điền

Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử, người sáng lập Nho giáo, nhà tư tưởng vĩ đại thời Xuân Thu buổi mạt kỳ, nhà hoạt động chính trị và giáo dục xuất sắc, người biên soạn những bộ sách kinh điển bất hủ, trở thành một triết gia lỗi lạc thời cổ đại Học thuyết của ông từng bước được hoàn thiện, có ảnh hưởng sâu sắc đến nền giáo dục, chính tri, văn hoá của Trung Quốc và nhiều nước láng giéng trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, nói đến hệ thống di tích thờ tự của Nho giáo thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội là có lịch sử lâu đời nhất Sự ra đời của hệ thống Văn Miếu cấp tỉnh đến thời nhà Nguyễn mới được thực hiện triệt để, mặc dù thời kỳ trước đó, Nho giáo đã đạt thế thượng phong dưới thời Lê Sơ Triều đình nhà Nguyễn cũng hết sức đề cao Nho giáo, cũng chỉ đến thời Nguyễn, đất nước mới thực sự thống nhất từ Bắc chí Nam Là một tỉnh có truyền thống văn hiến, hiếu học, trọng người hién tài, Hải Dương cũng có một hệ thống di tích thờ tự Nho học như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước, đứng đầu trong

KHÁI QUÁT VE HAI DUONG VA LICH SỬ VĂN MIEU

Cảnh quan, kiến trÚC . - se: ccttSEEtSEEEESEEEEEEscrrrerrrree 17 2.1.2 Hệ thống di vật 2-6 tt 2E EEEEEE1122121122212E1EEEE sec 23 2.2 Hoạt động thờ tự tại Văn Miễu re 27 2.2.1 Hoạt động thờ tự tại Văn Miếu -2©t 2s cnregEe nen 27 2.2.2 Các vị danh Nho được thờ tự tại Văn Miếu

Văn Miếu là nơi thờ Không Tử - người được xem là “khai sáng” của

Nho giáo và Nho học cùng các học trò xuất sắc của Ngài Ở Việt Nam, ké từ

Văn Miếu đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội năm 1070 (tháng 8 năm Canh

Tuất), các triều đại phong kiến sau này, đặc biệt là dưới triều Nguyễn, đã cho dựng xây thêm Văn Miếu ở các tỉnh Theo ghi chép của Quốc Sử quán triều Nguyễn trong “Đại Nam nhất thống chí” thi dưới triều Nguyễn, cả nước có tat cả 28 Văn Miếu, bao gồm cả Văn Miếu ở kinh sư và Văn Miếu ở các tỉnh.

Tuy nhiên, trái qua những thăng trầm của lịch sử nước nhà, hiện tại về cơ bản, Việt Nam chỉ còn 9 Văn Miếu (trong đó có 2 Văn Miếu cấp trung ương và 7 Văn Miếu cấp tỉnh, thành) Sự hình thành các Văn Miếu chính là biểu thị của tư tưởng chủ đạo trong việc tôn vinh truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.

Trong hệ thống Văn Miếu của cả nước, Văn Miếu Mao Điền có lịch sử lâu đời Văn Miếu Mao Điền xưa thuộc tổng Mao Điền, phủ Bình Giang, tran Hải Dương, nay thuộc thôn Mao Điền, xã Câm Điền, huyện Câm Giàng, tỉnh Hải Dương Từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình bề thế, uy nghỉ với kiến trúc chính bao gồm hai tòa nhà lớn 7 gian áp sát vào nhau, có mái cong vút, trạm tré hình rồng, phượng, với quy mô rộng tới 10 mẫu gồm nhiều hạng mục công trình kiến trúc văn hóa được quy hoạch cân đối và đẹp mắt như Bái đường, hậu cung, Đông vu, Tây vu, gác khuê văn, gác chuông, gác trống, đài nghiên, tháp bút, Nghi môn, Thiên quang tỉnh và miéu Khai

Thánh - nơi thờ thân phụ và thân mẫu của đức Không Tử.

Hiện tại, khu di tích Văn Miếu Mao Điền vẫn đang tiếp tục được trùng tu, hoàn chỉnh về quy hoạch kiến trúc Nghi môn - cửa chính bước vào khu di tích mang ý nghĩa khởi đầu cho công việc có tính chất thiêng liêng Đây cũng là ranh giới phân định giữa bên ngoài ồn ào, náo nhiệt với bên trong là không khí thanh tịnh, lễ nghi Từ Nghi môn di vào, hai bên tả - hữu đang dự kiến dựng lên các tắm bia khắc tên ghi công của gần 500 tiến sỹ đã thành danh qua

185 kỳ thi từ năm 1075 đến 1919 Tiếp theo đó, bước vào cây cầu nối vào khu chính diện mà hai bên là hd nước trong xanh - “Thiên quang tỉnh” (nơi lưu giữ ánh sáng của trời) mô phỏng theo Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhưng được

Hải Dương sáng tạo, cải biên thành hai hồ hình vuông cân xứng hai bên

Ngay trước mắt ta là hình ảnh của cây gạo cô thụ được cho là có số tuôi tương ứng với sế năm khu Văn Miéu Mao Điền chuyển về đây, khoảng trên 200 năm tuổi (từ những năm 1740 - 1800 cho đến nay) biểu tượng cho sự no đủ, sum vay Hình ảnh cây gạo hơn 200 tuôi nằm bên Thiên quang tỉnh đánh dấu thời điểm Văn Miếu được chuyên từ xã Vĩnh Lại về sáp nhập với trường thi

Hương ở xã Mao Điền Cây gạo này đã chứng kiến bao biến có lịch sử lớn lao của vùng đất hiéu học này Ngoài các hạng mục công trình, nơi đây còn được đầu tư trồng xen rất nhiều cây xanh, càng tôn thêm vẻ thanh tịnh của Văn

Miếu Quần thể di tích Mao Điền được bố trí theo kiến trúc cân xứng Kiến trúc này không chỉ thể hiện hài hoà bên ngoài mà còn thể hiện sự cân đối bên trong toà Hậu cung - không gian đặc biệt thiêng liêng - nơi thờ 8 vị đại khoa có công với Hải Dương.

Là một công trình có kiến trúc văn hóa uy nghị, bề thế, lại nam ngay bên quốc lộ 5 theo hướng Hải Phòng - Hà Nội nên từ xa đã có thé dé dàng nhìn thấy tam quan đồ sộ của Văn Miếu, đây là công trình được xây dựng lại trên nền cũ của chính nó vào năm 1995 Công Tam quan được xây dựng bằng gạch ngói, vôi vữa, bao gôm: Chính môn, Tả môn và Hữu môn Tả môn và

Hữu môn ở hai bên của Chính môn, có câu trúc giông hệt nhau - hình vòm cung, mái chồng diêm, hai tầng tám mái lợp ngói theo kiểu vấy hến - đối xứng qua Chính môn Công lớn ở giữa là Chính môn, kiến trúc đồ sộ hơn hẳn Tả, Hữu môn, có cấu trúc hai phần rõ rệt: phần thượng và phần hạ Phần hạ của Chính môn có bình đồ vuông, kích thước 3,7m x 3,7 m, cao 2,8m, bốn góc là bốn trụ biểu lồng đèn khối hộp chữ nhật; phía trên đỉnh trụ được trang trí với đề tài chim phượng “lá lật” được biến cách: bốn hình phượng chụm bụng vào nhau, đầu chúc xuống, đuôi và cánh hướng lên trên; phía dưới được trang trí hình tượng hỗ phù dữ ton Ngoài ra, hai bên của công hình vòm còn có hai cửa số hình chữ Thọ (#) cách điệu, phía dưới được trang trí hình tượng tứ linh đắp nỗi Phần thượng Chính môn có bình khối hình chữ nhật cũng được thiết kế theo kiểu chồng diém hai tang tám mái, lợp ngói vay hến.

Phía trên mái ở chính giữa là hình tượng mặt trời lửa và hình rồng cách điệu ở các tàu đao cong vút Thượng Chính môn còn được thiết kế ba cửa cuốn hình vòm tạo nên sự thông thoáng, hài hòa cho tổng thé Ở chính giữa hai tang mái được khắc 4 chữ lớn “ngưỡng chi di cao” (Zi) có nghĩa là “ngưỡng trông cao vời” Chiều cao tính từ nền đến nóc của Chính môn là 5,7m khiến cho Tam quan trở nên uy nghi, bê thê nơi “cửa Không, sân Trình”.

Giác chuông và gác trông

Với kiến trúc truyền thống hai tầng tám mái được làm hoàn toàn bằng gỗ lim, lầu chuông và lầu trống nằm ngay đầu hồi của hai dãy nhà giải vũ và có hình dáng giống nhà Thủy đình (nhà này thường được thiết kế trên hồ để cho vua chúa, quan lại ngày xưa xem biểu diễn múa rối nước) Gác chuông có chuông đồng nặng 1042kg, đường kính miệng 1,15m, cao 1,5 m; gác trống có trống Đại, đường kính miệng 1,5m, chu vi tang trồng là 5,65m, dai 1,88m.

Theo tục xưa, tiếng chuông, tiếng trống là tiếng tập hợp các học trò khi thầy giáo có việc cân hoặc đê báo giờ giải lao, tan học cho học sinh.

Tòa Đông vu và Tây vu

Tòa Đông vu nằm ở phía bên tay phải từ phía cổng vào và quay mặt về hướng Tây Nơi đây có thời đã từng là nơi tụ họp, nhập trường của những trí thức Nho học theo nghiệp khoa bang Day là một tòa nhà 5 gian bình đồ hình chữ nhật được xây dựng theo kiểu tường hồi bít đốc, kiến trúc giá chiêng đơn giản với 6 hàng chân cột, mỗi hàng bao gồm 4 cột, trong đó có 2 cột cái và 2 cột quân, cột quân là hàng cột hiên Mỗi hàng cột đều có một bộ vì kèo ở phía trên đỉnh cột có kết cầu kiểu giá chiêng hình chữ “T” đỡ hai kẻ mái Các bộ vì kèo được liên kết với nhau bằng hệ thống xà thượng và xà hạ giúp cho tòa nhà được liên kết khá chắc chắn Toàn bộ cột, kèo được làm bằng gỗ lim rất vững chãi.

Hình thức trang trí của tòa Đông vu khá đơn giản, phần lớn là chạm khắc bong kênh trên kẻ mái và quá giang Chủ đề trang trí chủ yếu là vân mây, hoa lá cách điệu khá đơn giản và mang nét chắc khỏe Tường và hai đầu hồi được xây bằng gạch, duy có mặt trước của nhà Đông vu là có 4 cửa lớn và một cửa số Trước đây cả bốn khung cửa này đều không có cánh giúp nhận được lượng ánh sáng tự nhiên lớn hơn khiến cho nội thất tòa nhà không bị tối.

Lễ hội truyền thống Văn Miếu Mao Điễn -2 s 37 2.3 Vai trò của Văn Miếu Mao Điền đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Hải DDương c9 119011 ng KH ng cay 41 2.3.1 Truyền thống và thành tựu Nho học của Hải Dương (từ 1705 - 1919) 41 2.3.2 Vai trò của Văn Miếu Mao Điền đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo của địa phương hiện nay - -5-5<- ừỠỪrtủii

Theo điển lễ, Văn Miếu là nơi tổ chức đại lễ của triều đình Nếu tại

Kinh đô, nhà Vua đích thân đến làm chủ lễ tế Không Tử và Tứ Phối thì ở các trấn, lộ, xứ giao cho các quan Trấn thủ, Tổng đốc tiền hành tế Thập triết theo nghỉ thức trang trọng nhất Tham gia hành lễ có các quan chức, cử nhân, Tiến sĩ và nho sinh từ các phủ, huyện về theo y phục cô truyền (những người ít học và phụ nữ không được tham dự) Hàng năm chọn hai ngày "Định" đầu tháng trọng xuân và trọng thu (tháng 2 và tháng 8 âm lịch) làm lễ chính.

Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, do ảnh hưởng của chiến tranh và những định kiến về văn hoá nho giáo, hoạt động tế lễ ở Văn Miếu Mao Điền cũng như các văn chỉ tại nhiều làng, xã bị xem nhẹ Theo đó hệ thống di tích này xuống cấp nghiêm trọng, hầu hết các văn chỉ và đồ thờ bị huỷ liệt, nghi lễ tổ chức thất truyền.

Năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới của Dang và Nhà nước, hau hết các di tích lịch sử văn hoá được các cấp chính quyền địa phương quan tâm vận động nhân dân tham gia công đức tôn tạo Năm 1990, Văn Miếu được tu bổ cấp thiết bằng sự đóng góp của cán bộ và nhân dân xã Cam Điền Năm 1992, Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Văn Miếu là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia Năm 2002, UBND tỉnh Hải Dương thực hiện dự án trùng tu, tôn tạo Văn Miếu với quy mô lớn và khánh thánh vào ngày 20/4/2004 Nội thất thờ tự tại di tích đã được điều

37 chỉnh, bổ sung Tại đây, ngoài việc thờ chính Khổng Tử còn phối thờ thêm 8 vị đại khoa Nho học (trong số đó có 7 vị gốc Hải Dương) là những danh nhân hàng đầu của đất nước gồm: Chu Văn An, Tuệ Tĩnh, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư

Mạnh (thời Trần), Nguyễn Trãi, Vũ Hữu (thời Lê Sơ), Nguyễn Binh Khiêm và Nguyễn Thị Duệ (thời Mạc) Đây chính là một việc làm sáng tạo nhằm tôn vinh truyền thống văn hiến tỉnh Đông.

Từ năm 2005, lễ hội Văn Miếu Mao Điền được phục dựng và nâng cấp quy mô cấp tỉnh Lễ hội do Sở Văn hoá Thông tin (nay là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch) kết hợp với UBND huyện Cẩm Giàng tô chức Yêu cầu đặt ra là nội dung lễ hội cần mang đậm nét văn hoá dân tộc, tôn thờ Khổng Tử phải gắn liền với việc tôn vinh truyền thống "hiếu học và tôn sư trọng đạo" của các thế hệ người Hải Dương, thu hút du lịch và góp phan đây mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh nhà Ban tổ chức lễ hội đã tiễn hành nghiên cứu, khai thác và kế thừa di sản văn hoá tại quê hương các danh nhân được thờ cũng như một số làng khoa bảng tiêu biéu dé tổ chức lễ hội ngày càng phong phú, hấp dẫn.

Sau 5 năm nghiên cứu phục dựng (2005 - 2009), lễ hội Văn Miéu Mao Điền đã đi vào ổn định Hàng năm có hai kỳ: Lễ hội xuân thường diễn ra trong hai ngày 17 - 18/2 vào lễ hội thu diễn ra một ngày vào 20/8 âm lịch.

Năm 2014, lễ hội mùa xuân kéo dài tới ba ngày, tức là từ ngày 17/2 đến 19/2 âm lịch Trước ngày hội nửa tháng, Ban tổ chức lễ hội được thành lập: Lãnh đạo Sở Văn hoá, Thé thao và Du lịch làm Trưởng ban tổ chức Giám đốc Bảo tàng tỉnh làm Phó trưởng ban Thường trực và mời 01 lãnh đạo UBND huyện

Cẩm Giang làm Phó ban Cơ cấu tổ chức gồm 4 tiểu ban thành viên tham gia.

Thành phần của Ban tổ chức được phân ra làm trưởng, phó các tiểu ban phụ trách từng phần việc của lễ hội như: nội dung, khánh tiết tuyên truyền, hậu cần tài chính và an ninh, vệ sinh, y tê.

Nội dung lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và phần hội Phan tế khai hội diễn ra từ sáng sớm ngày 17/2 Ngày trọng hội (18/2) từ 7 giờ sáng, các đoàn

' khách mời và nhân dân thập phương đã kéo về đông vui tấp nập, không khí lễ

| hội càng thêm rao rực trước cờ hoa, khẩu hiệu Tại sân Bái đường, kỳ đài ' được dựng lên hết sức trang trọng với dòng chữ "LỄ hội truyền thống Văn

' Miếu Mao Điền", hai bên phông chính đặt hai bản trích ca ngợi về đạo học của Tiến sĩ Nho học Thân Nhân Trung năm Đại Bảo, Nhâm Tuất (1442) và

} thư gửi các em học sinh năm học đầu tiên sau ngày nước nhà độc lập (1945) của

Chủ tịch Hồ Chí Minh Thành phần tham gia lễ hội gồm có đại biểu Ban Tuyên

| giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Dao tạo, Hội nhà báo tỉnh Hải Dương, Hội Sử học tỉnh Hải Dương, một số ban ngành của tỉnh,

| các doanh nghiệp, một số trường THPT, THCS, Tiểu học và trường chuyên

| nghiệp trong tỉnh, cùng với đông đảo nhân dân và khách thập phương.

Ngay sau man biểu diễn trống hội và tiết mục văn nghệ chào mừng, đồng chí Trưởng phòng Văn hoá Thông tin huyện lên tuyên bố lý do, giới

| thiệu đại biểu; lãnh đạo Sở Văn hoá, Thẻ thao và Du lịch tỉnh Hải Dương lên

| đọc diễn văn ca ngợi truyền thống "hiếu học và tôn sư trọng đạo" của các thế hệ người tỉnh Đông, đồng thời kêu gọi các cấp, ngành hữu quan, quan tâm

' hơn nữa đến việc đây mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh

' nhà và phần tế khai hội Tiếp theo, các đại biểu, khách quý và toàn thể nhân dân lần lượt dâng hương tưởng niệm Không Tử và các bậc đại khoa Nho học ' tiêu biểu cho truyền thống văn hiến tỉnh Đông Lễ dâng hương diễn ra trong

' không khí trang trọng, thành kính Kết thúc dâng hương có tiết mục diễn

| xướng van nghệ dân gian khá độc đáo tạo nên dấu ấn văn hoá đặc biệt của lễ

: hội, đó là hoạt động lễ chữ Nội dung thể hiện gồm 6 chữ Hán "Tiên học lễ,

| hậu học văn” hay 4 chữ “Văn hiến tự tài” Tiếng trống giục, tiếng phách điểm lúc nhanh, lúc chậm đã tạo nên không khí lễ hội thực sự sôi động, hấp dẫn thu hút người xem.

Ngày đăng: 29/06/2024, 05:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN