Thêm vào đó, do chưa có đề tài nào tiếp cận hoạt động kinh doanhdịch vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài nên các khía cạnh pháp lý đi kèm liên quanđến pháp luật đầu tư không được chú
Trang 1BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ThS CAO THANH HUYEN
Hà Nội — 2023
Trang 3Lời cam đoan và ô xác nhận của giảng viên hướng dẫn
LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
kết luận, số liệu trong khóa luận tot nghiép la trung thuc, dam bao
độ tin cay./.
Xác nhận cua Tác giả khóa luận tốt nghiệp
giảng viên hướng dân (Ký và ghi rõ họ tên)
il
Trang 4MỤC LỤC
// ;-g/7.:02 000070Ẻ0Ẻ0Ẽn8Ẻ8 i LOU CAM GOAN GƯaadđdđddidđiiađadđddddaaaaaaađiia4Ý ii 772/7 iii
I Tinh cấp thiết của đề tài - - - c nnT T3 21111111 1212111110101011101 012 11 xa l
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài - ¿2-5-2 cscs ‡E‡E£EEEEEEEEEEEEEEeEeErrrrrrrrree 3
2.1 Cơng trình tromg nue - c c1 113132211111 11 9111111110 1111 KH kknnnnknnnHvv nnrey 3 2.2 Cơng trình nước ngồi - Q0 HH TS ng v1 TT ng key 4
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - ¿5 SE 3 1E E1 11111111111 111111 1111101 r0 6
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài cece SE ‡EEEEE2EzEeEeEeErrrrrrree Ỷ
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ©2252 Ss+E2E‡E£EeEEEEEEEEEEEEEErkrkrkerrei 7
1.1 Khai quát về dịch vu logisfiCs 5-5 SE SE 12111515121E11111111111111 111 xe 10
1.1.1 Khai niệm dịch vụ ÏogÏSfÏCS c2 1111111333333 2 2111111111155 111 111 10
1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ Ï0ÒÏSÏCS - HH ket 12
1.1.3 Phan loại dịch vụ logÏSfÏCS - - - - 111k vu 15 1,1,4 ‘Vai trồ của dịch vụ lop ÏSÙÍCS sis.s:essieconnoinsonininneannianidiinLasdiaSnLlDLADDLSEL4AHAS5A4005601884 17
1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư nước ngồi 181.2.1 Khai niệm nhà đầu tư nước ngồi - 2 + 2+sSE+E£EE£E£EE2EEEE2ECEEEEcrkrrerrred 181.2.2 Lich sử hình thành va phát triển của hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics 191.2.3 Khai niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh dich vu logistics 211.2.4 Cac yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dich vụ logistics của nhà đầu tư
nước ngồi tại Việt Nam - SH TH HH HH 22
Trang 51.3 Pháp luật về kinh doanh dịch vu logistics của nhà đầu tư nước ngoài 231.3.1 Khai niệm pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài
tad Viet Nam 2 aaaAịị 23
1.3.2 Hé thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế về hoạtđộng doanh dich vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 241.3.2.1 Cac quy phạm pháp luật quốc gia - + + 2 252 +E2E2E2E£E+E£EvEeErrkrkreea 241.3.2.2 Cac quy phạm pháp luật quốc tẾ cece + +SEE+E+E+E+E£E£E£EEEEEEErkrkrsrkea 251.3.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư
nude ngoai tai Viet NAM 88 a 26
1.3.4 Sw cần thiết của pháp luật trong điều chỉnh hoạt động kinh doanh dich vulogistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - 2 2 S25 SE 1212121 rrrrree 28TIỂU KET CHUONG - 55:25: 22+22222212E122112212211211221.21211.121 re 29CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VE KINH DOANH DỊCH VU LOGISTICSCUA NHÀ DAU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM - - - 2 2 c+e+x+xzxzxzrzes 302.1 Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dich vu logistics tại Việt Nam302.1.1 Chủ thể kinh doanh dich vụ ÍogiSfÏ€S 5-5: St EEEEEEEE 2111121212111 1x 302.1.2 Nội dung các điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logisties - - - + ssscs¿ 322.1.3 Quyên lựa chọn điều kiện kinh doanh dich vụ logistics thuận lợi hon của nhà dau tư
RGN LE) | ä 41
2.2 Hop đồng dịch vu logistics 0.ccccccccccscscsesscececeeececscsesssescacevevscscscssssssssasessvetsesees 422.2.1 Các nguyên tac cơ bản của hop dong dich vụ logistics - 5-52 ©cc5sccccsc: 422.2.2 Chú thể của hợp dong dịch vụ logiSfiCS - - 5S tt SE E1 gerrryeg 422.2.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp dong dịch vụ logistics 422.2.3.1 Quyển và nghĩa vụ của nhà dau tư kinh doanh dịch vụ logisties : - 5-52 422.2.3.2 Quyển và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng dich vụ logistics :c5s5a 452.2.4 Giới hạn trách nhiệm của nhà dau tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt
Trang 62.3 Quan lý nha nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư nước
Irgnäi tí XI DSO «secon snsrse no nnemenra soerewenes comes cenemenaes,anorene samntomren sneer enema emacs eens 50
2.4 Giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh dich vu logistics của nhađầu tư nước ngoài tại Việt Nam - E11 1 1 1 E2 1111121111101 1211111011111 01 1 re 52TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 5:5: t2 t2 2222122211212 re 54CHƯƠNG 3: MỘT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE KINH DOANHDỊCH VU LOGISTICS CUA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 55
3.1 Định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về kinh doanh dịch vụ
logistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - G525 SS*SE 121212 cEcrrrree 353.2 Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về kinh doanh dich vu logisticscủa nhà đầu tư nước ngoài tai Việt Nam - - 5 + TS 12111 1E151E11111111111111 1151 xe 56TIỂU KET CHƯNG 3 5-52 SE SESE2E9EEE12121E11 21211111 2121112111111111111 011101 1x0 ó1KẾT LUẬN - - E21 121 1 1 1511511 11111111111111111111111111110111 11 110111111111112 111 rey 62DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 22-25 SE+E£E£E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEeEerrrereree 63
PHU LUC 22 68
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thi trường, thương mại dịch vụ là lĩnh vực đã và đang hứa hẹn sẽsong hành cùng với thương mại hàng hóa trong tiến trình gây dựng sự phát triển, hòanhập của nền kinh tế Việt Nam so với các cường quốc kinh tế khác trên thé giới Xã hộiphát triển càng cao thì càng đòi hỏi các dịch vụ cung cấp phải thé hiện được tinh ưu việt,toàn điện với mục đích đảm bảo lợi ích tốt nhất đối với khách hàng sử dụng
Dich vu logistics, ngành dich vụ cung cấp đa dạng, tổng hợp một số hoặc tất cả các
dịch vụ giao nhận kho vận, dịch vụ vận tải đa phương thức , đã chứng minh được
những ưu điểm nỗi trội của mình và những lợi ích kinh tế - xã hội vô cùng lớn có thékhiến cho khách hàng hoàn toàn yên tâm và thỏa mãn về sự phong phú, tính hiệu quảcủa dich vu Cụ thé, theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Chỉ số Hiệu quả Logistics(LPI), công bố năm 2018, Việt Nam đứng thứ 39/160 nước tham gia nghiên cứu, tăng
25 bậc so với năm 2016 và vươn lên đứng thứ 3 trong các nước ASEAN Việt Nam cũng
là nước có xếp hạng ở tốp đầu trong các thị trường mới nổi Tốc độ tăng trưởng ngànhbình quân hàng năm từ 14-16%, số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao,đóng góp quan trọng trong việc đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khâu của Việt Nam 10tháng đầu năm 2022 lên 616,30 tỷ USD, tăng 14,06 % so với cùng kỳ năm 2021
Trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực, vai trò và tầm quan trọng của dịch vụlogistics càng được khăng định và trở thành cầu nối cho sự phát triển, mở rộng giao lưuthương mại giữa Việt Nam không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn vươn ra tầm quốc
tế Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ logistics đối với nền kinh tế trong từnggiai đoạn phát triển của đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnhtranh và phát triển ngành dich vu logistics Việt Nam đến năm 2025, trong đó, dé ra 06
mục tiêu, 60 nhiệm vu cụ thé với nhiêu giải pháp toàn diện, nhăm đưa ngành này vượt
! Xem: “Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022: Tìm giải pháp phát triển logistics xanh”, Trang thông tin điện tử Bộ
Công thương Việt Nam Nguôn truy cap: tim-giai-phap-phat-trien-logistics-xanh.html Truy cập ngày: 06/03/2023.
https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/dien-dan-logistics-viet-nam-2022-1
Trang 8qua những khó khăn, thách thức, đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế của đất nước Cùng với đó, Việt Nam đã va đang day mạngtiến trình hội nhập kinh tế quốc tế khi mà chúng ta đã tham gia ký kết nhiều cam kếtquốc tế khác nhau liên quan tới mở rộng thị trường dịch vụ logistics của nhà đầu tư nướcngoài tại Việt Nam, qua đó mở rộng và phát triển toàn diện thị trường logistics Việt Nam,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vu logistics Việt Nam học hỏi, giao
lưu kinh nghiệm với những giá tri bài học, chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệplogistics nước ngoài.
Theo thông bao của Bộ Công Thuong, tại thời điểm năm 2022, cả nước có hơn 4.000công ty logistics đang hoạt dong’, trong đó “Số lượng doanh nghiệp Việt Nam nhiễunhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng nhưkinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứnglogistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Chính
vì vậy, ở cả chiêu mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước déu bị hạn chế về “sânchơi ””“, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh Trong khi
đó, hiện 80% thị trường logistics Việt Nam nằm trong tay công ty nước ngoài.Š Đây làmột tín hiệu khá khả quan bởi nó đã phần nào đáp ứng được mục tiêu hội nhập quốc tế
trong lĩnh vực kinh doanh dịch vu logistics tại Việt Nam.
Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận rằng số lượng vốn đầu tư nước ngoài này vào ViệtNam không hoàn toàn dựa trên sự thuận lợi của các điều kiện gia nhập thị trường màViệt Nam đang áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài Có rất nhiều yếu tố đang can trởmột doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dich vu logistics tại Việt Nam nhưng nôi bật
? Xem: “Phát triển ngành dịch vụ logistics trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Cổng thông tin điện tử Viện chếmn lược và chính sách tài chính -— Bộ Tài Chính Nguồn truy - cập:
https://mof gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/I/chi-tiet-tin?d DocName=MOFUCM195235 Truy cập ngay: 06/03/2023.
3 Xem: “Triển vọng tích cực của dòng vốn ngoại vào logistics”, Báo Pau tw Online Nguồn truy cập:
https://baodautu.vn/trien-vong-tich-cuc-cua-dong-von-ngoai-vao-logistics-d160622.html Truy cập ngày: 06/02/2023.
+ Xem: “80% thị trường logistics trong tay nước ngoài, Báo Giao thông Nguồn truy cập:
https://www.baogiaothong
vn/80-thi-truong-logistics-trong-tay-nuoc-ngoai-chi-phi-viet-nam-qua-cao-d550646.html Truy cập ngày 06/03/2023.
5 Ông Winkerbauer Lars, Có van cấp cao của IPP Air Cargo phát biéu tại Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp cung cấp dich vụ logistics” do Bộ Công thương tổ chức sáng 28/4/2022.
2
Trang 9nhất vẫn phải kế đến là những hạn chế trong thực trạng pháp luật Việt Nam về kinhdoanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Một số khía cạnh pháp
lý có thé kế đến đó là điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, yếu tố về quản ly nhanước hay thậm chí là sự thiếu hụt trong quy định pháp luật điều chỉnh về kinh doanhdich vu logistics trong hoạt động thương mại điện tử Nhận thức được tầm quan trọng,tinh cấp thiết của việc nghiên cứu, phân tích vấn đề này nham mục đích nâng cao hơnnữa hiệu quả, vai trò của hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư nướcngoài tại Việt Nam, tác giả xin được phép lựa chọn đề tài “Thực trạng pháp luật về kinhdoanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” cho khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Công trình trong nước
Luận văn, luận án
- Bùi Thái Hà (2012), Pháp luật Việt Nam về kinh doanh dịch vụ logistics, Luận văn
thạc sĩ Luật học, giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Văn Dũng, Trường Đại học Luật HàNội.
Tác giả góp phan làm rõ những van dé lý luận liên quan đến dịch vụ logistics cũngnhư pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động logistics Qua quá trình nghiên cứu, tácgiả đưa ra một số định hướng, kiến nghị nhằm đây mạnh quá trình hoàn thiện hệ thốngpháp luật điều chỉnh toàn điện về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam
- Hà Thị Lan (2019), Pháp luật về điều kiện dau tư kinh doanh dich vụ logistics ởViệt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, giảng viên hướng dan TS Đồng Ngọc Ba, Trường
Đại học Luật Hà Nội.
Theo đó, tác giả nghiên cứu những vấn đề lí luận và pháp luật về điều kiện đầu tư
kinh doanh dịch vụ logistics Phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp
luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam; từ đó đưa ra một số
kiến nghị nhăm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vẫn đềnày.
Trang 10- Phạm Hồng Hanh (2019), Pháp luật vé logistics — Thực trạng và giải pháp hoànthiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, giảng viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Minh Hang,
Trường Đại học Luật Hà Nội.
Trước tiên, tác giả đi vào nghiên cứu những vấn đề lí luận và pháp luật về dịch vụlogistics Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về dịch vụ logistics, từ đó đề xuất một
số giải pháp nhăm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
Tạp chí khoa học
- Ths Tạ Thị Thùy Trang (2018), “Pháp luật Việt Nam về dịch vụ Logistics tronghoạt động thương mại điện tử”, Tap chí Nghiên cứu lập pháp, sô 17 (369), tháng 9/2018
Tác giả chỉ ra, phân tích khái niệm logistics và đi vào làm rõ các quy định pháp luật
Việt Nam có liên quan điều chỉnh về dịch vụ logistics trong hoạt động thương mại điện
tử, trong đó phân tích chủ yếu các hạn chế còn tồn tại trong thực trạng pháp luật điềuchỉnh vấn đề này Qua đó, tác giả đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm xâydựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển và khăng định giá trị của dịch vụ logisticstrong hoạt động thương mại điện tử, đồng thời nhấn mạnh vai trò của nhà nước trongviệc tìm ra các biện pháp thích hợp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực thi các quy
1 &originCreation=20230322042022 Truy cập ngày 20/03/2023.
Mục đích của bài nghiên cứu là để trình bày và phân tích thực trạng liên quan đếnnăng lực của hệ thống logicstics quéc gia tại Việt Nam Trong đó, tại mục IV.2 của bainghiên cứu, nhóm tác giả đã phân tích ngắn gọn khung pháp lý Việt Nam điều chỉnh về
4
Trang 11dich vụ logistics, trong đó chủ yếu tập trung làm nổi bật những hạn chế, bất cập trongquy định tại các văn bản pháp luật điều chỉnh chung và điều chỉnh chuyên ngành về van
đề này Tuy nhiên, hầu hết các văn bản pháp luật là đối tượng được phân tích đã bị thaythế bởi các văn bản pháp lý khác trong những năm gần đây Do đó, giá trị tham khảo đến
từ công trình này chủ yếu đến từ việc giải thích cho những thay đổi cơ bản về một số nộidung trong quy định pháp luật điều chỉnh về logistics ở thời điểm hiện tai
Website
Duane Morris (2018), “Vietnam Logistics Law — New Decree 163 — Nothing To See
Here?”, Mondaq Nguồn truy cập:
_https://www.mondaq.com/inward-foreign-investment/664236/vietnam-logistics-law-new-decree-163-nothing-to-see-here Truy cap ngay 20/03/2023.
Bài viết này trình bày các thay đổi liên quan đến văn bản pháp lý mới nhất về logistics
ở Việt Nam Theo đó, chủ yếu tập trung phân tích các điểm mới của Nghị định của Chínhphủ số 163/2017/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2017 quy định về kinh doanh dịch vụLogistics (Nghị định số 163/2017/NĐ-CP), bao gồm việc điều chỉnh về tổ chức, hoạtđộng của các doanh nghiệp vận tải, tiêu chuẩn nghề nghiệp, quản lý vận tải đường bộ vàvận tải nội địa Bài viết cũng giải thích những điểm còn chưa rõ ràng của Nghị định số163/2017/NĐ-CP và đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp dé thích nghi với nhữngthay đổi này Tuy nhiên, tác giả cũng nhận định răng Nghị định số 163/2017/NĐ-CPkhông mang lại những thay đổi đáng ké cho ngành vận tải và logistics ở Việt Nam.Trên đây là một số nguồn tài liệu nổi bật, hữu ích dé sinh viên — tác giả khóa luậntham khảo khi nghiên cứu, giải quyết đề tài “7c trang pháp luật về kinh doanh dịch
vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” Tuy nhiên, trong giới hạn nănglực tìm kiếm của mình, tác giả chưa tìm được bat kỳ công trình khoa học nào nghiên cứu
cụ thé, đi sâu vào thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics của đối tượng nhàđầu tư này
Các công trình nghiên cứu nêu trên nhìn chung đã trình bày một cách khái quát, dễ
hiểu về các van đề lý luận liên quan đến dịch vụ logistics, kinh doanh dich vu logistics,hoạt động kinh doanh dịch vu logistics cua nha đầu tư nước ngoài và pháp luật về kinh
5
Trang 12doanh dich vu logistics tại Việt Nam của nha đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó, hầu hếtcác đề tài nghiên cứu đều đã cho tác giả một bản tổng hợp chỉ tiết các khía cạnh phápluật về kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam và đưa ra được phương hướng hoànthiện pháp luật và kiến nghị cụ thể, cơ sở lý luận, thực tiễn đi kèm với những kiến nghị
đó đối với một số bat cập còn tồn tại trong quy định pháp luật điều chỉnh về van dé này
Tuy nhiên, tác giả nhận thay rang, các luận văn, khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về dịch
vu logistics chưa thực sự gan liền được nhiều yếu tô thực tiễn trong quá trình phân tíchthực trạng pháp luật Thêm vào đó, do chưa có đề tài nào tiếp cận hoạt động kinh doanhdịch vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài nên các khía cạnh pháp lý đi kèm liên quanđến pháp luật đầu tư không được chú ý đến nhiều, trong khi đối với nhà đầu tư nướcngoài kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam, yếu tố đầu tư sẽ đi trước va chi phốiđến yếu tố kinh doanh thương mai Cụ thé là việc giải quyết về cách quy định các điềukiện đối với nhà nước ngoài tại Điều 4 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP theo hướng điềukiện kinh doanh hay một loại điều kiện nào khác vẫn chưa được quan tâm đúng mức.Trong phạm vi khóa luận cua mình, bên cạnh việc kế thừa, tác giả đã triển khai các nộidung đã được giải quyết tại các công trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo, sẽ cố gắng tậptrung để cung cấp thêm những góc nhìn, đánh giá khách quan và phương hướng giảiquyết đôi với các van đề, khía cạnh còn tồn đọng nêu trên
3 Y nghĩa khoa học và thực tiễn
Về ý nghĩa khoa hoc, trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiệnhành về kinh doanh dịch vụ logistics cua nha dau tư nước ngoài tại Việt Nam và thựctiễn hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài, tác giả đưa ranhững đề xuất hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư nướcngoài tại Việt Nam phù hợp với yêu câu và bối cảnh trong giai đoạn hiện nay và tăngcường hiệu quả quản lý nhà nước cao nhất về lĩnh vực này
Khóa luận tốt nghiệp bổ sung thêm cái nhìn mới về các khía cạnh pháp luật vềhoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dưới góc
độ kinh doanh kết hợp với góc độ đầu tư khi một nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các
hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam.
6
Trang 13Về ý nghĩa thực tiễn, các giải pháp hoàn thiện pháp luật liên quan đến hoạt độngkinh doanh dich vu logistics cua nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà tác giả đề xuất
sẽ góp phan đảm bảo tổng thê hoàn thiện pháp luật thương mại nói chung, đáp ứng yêucầu của tự do thương mại, bắt kịp với xu hướng phát triển của hoạt động thương mạiđiện tử đối với kinh doanh dịch vụ logistics cua nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục dich nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và cơ sở pháp lý về sự cần thiết phảihoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam.
Thứ hai, phan tích vai trò, vi tri của dịch vu logistics; đánh giá thực trạng pháp luật
về kinh doanh dich vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đề nêu bật những
bất cập hạn chế còn tổn tại.
Thứ ba, đề xuất phương hướng, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch
vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được những mục đích nêu trên, khóa luận tốt nghiệp xác định những nhiệm
vụ nghiên cứu cụ thể sau:
Thứ nhất, làm rõ những vẫn đề lý luận cơ bản về dịch vụ logistics, hoạt động kinhdoanh dich vu logistics cua nhà dau tư nước ngoài tại Việt Nam và pháp luật Việt Nam
về kinh doanh dich vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài
Thứ hai, nêu và đánh giá những bắt cập, hạn chế trong các quy định pháp luật, cũngnhư thực tiễn thực thi pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics cua nhà dau tư nước
ngoài tại Việt Nam.
Thứ ba, đưa ra những định hướng, kiến nghị phù hợp nhăm góp phan hoàn thiện phápluật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu
tư nước ngoài.
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối twong nghiên cứu
Trang 14Nhăm đạt được những mục tiêu đề ra, trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung vàonhững đối tượng nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, một số vẫn đề lý luận cơ bản về dịch vụ logistics; hoạt kinh doanh dich
vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài; pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics củanhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Đây là cơ sở để phân tích, làm rõ thực trạng phápluật và thực tiễn thực thi pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại này
Thứ hai, các quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu tưnước ngoài tại Việt Nam, trong đó, phân tích cụ thể, sâu sắc cả quy định của pháp luậtViệt Nam và quy định tại một số điều ước, cam kết quốc tế có liên quan mà Việt Nam
đã tham gia ký kết Việc nghiên cứu đối tượng này giúp tác giả đưa ra những đánh giá
về thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics cua nhà đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của nha đầu tư nước ngoài ở ViệtNam trong thời gian vừa qua Việc nghiên cứu đối tượng này giúp tác giả đưa ra đượcnhững đánh giá khách quan về thực tiễn thực thi pháp luật điều chỉnh hoạt động kinhdoanh dich vu logistics của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, là cơ sở cho việc đề xuất,xây dựng định hướng cụ thé và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhăm nâng caohiệu quả thực thi pháp luật về kinh doanh dịch vụ lo gistics của nhà đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam.
Pham vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của một đề tài nghiên khóa luận tốt nghiệp, tác giả tiễnhành thực hiện đề tài này trong giới hạn một số văn bản pháp luật có liên quan với khônggian, thời gian nghiên cứu được xác định cụ thể như sau:
(i) Các văn bản pháp luật: Các văn bản pháp luật Việt Nam điều chỉnh về kinhdoanh dich vu logistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(ii) Thời gian: Nghiên cứu các vấn dé lý luận cơ bản về kinh doanh dich vụlogistics của nhà dau tư nước ngoài trong xuyên suốt lịch sử hình thành, phát triển củaloại hình dịch vụ này Bên cạnh đó, đối với việc nghiên cứu pháp luật về nhà đầu tư nướcngoài kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam được cập nhật mới nhất có thé tính thời
8
Trang 15điểm nghiên cứu này được hoàn thành.
(iii) Không gian: tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thựcthi các quy định pháp luật có liên quan tại Việt Nam.
6 Phương pháp nghiên cứu
Dé nghiên cứu đề tài, sinh viên đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác —Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các định hướng, quan điểm củaĐảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng hệ thốngpháp luật thương mại nói chung và pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng Khóa luận cũng sử dụng những phương pháp
nghiên cứu truyền thống chủ yếu như sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích nhằm làm rõ những van dé ly luận, thực trạng phápluật về kinh doanh dịch vu logistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Thư hai, phương pháp duy vật biện chứng, lịch sử được sử dụng khi phân tích qua
trình phát triển của logistics trên thế giới và tại Việt Nam
Thứ ba, phương pháp đánh giá, tong hợp dé đưa ra các kết luận, nhận định chung từcác kết quả nghiên cứu
7 Kết cau của khóa luận
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, và phụ lục, Khóa luậnđược kết cấu thành ba Chương, bao gồm:
Chương 1: Khái quát về kinh doanh dịch vụ logistics và pháp luật về kinh doanh dịch
vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Chương 2: Thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics của nha đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ
logistics của nha đâu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trang 16CHUONG 1: KHÁI QUÁT VE KINH DOANH DỊCH VU LOGISTICS VÀPHAP LUẬT VE KINH DOANH DỊCH VU LOGISTICS CUA NHÀ ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM1.1 Khai quát về dich vụ logistics
1.1.1 Khai niém dich vu logistics
Logistics có nguồn gốc từ công tac hậu cần nhằm phục vụ và duy trì hoạt độngcủa quân đội, tuy nhiên với sự phát triển của nền kinh tế, logistics ngày càng được ápdụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu, nhằm giảiquyết bài toán hiệu quả kinh tế khi nhu cầu con người ngày càng tăng nhưng nguồn tàinguyên, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất lại có giới hạn
Bản chất của hoạt động logistics là tong hợp các hoạt động quan ly dong luânchuyên hàng hóa, vật tư từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ và đến tay người tiêu dùng
Trong chuỗi các hoạt động của dich vụ logistics, vận tải được coi là hoạt động kinh doanh
chủ yếu nên đôi khi có một số quan niệm cho rang logistics là một hoạt động vận chuyềnhàng hóa, là một loại hình vận tải đa phương tiện Tuy nhiên, chúng ta cần phải làm rõrằng logistics không phải một dịch vụ đơn lẻ mà luôn là một chuỗi các dịch vụ về giaonhận hàng hóa như: làm các thủ tục, giấy tờ; tổ chức vận tải; lưu kho, lưu bãi; phân phốihàng hóa do đó thuật ngữ này sẽ luôn ở dang số nhiều — LOGISTICS Qua quá trìnhphát triển trong suốt hàng thập kỷ qua, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về dịch
vu logistics.
Dưới góc độ la một môn khoa hoc: Logistics là một môn khoa hoc đa lĩnh vực
liên quan trực tiếp đến tìm kiếm các khả năng mới dé nâng cao hiệu qua dòng vật tư trên
CƠ SỞ giải quyết các nhiệm vụ như dự báo nhu cầu và lập kế hoạch về dự trữ, xác định
công suất sản xuất và vận tải thích hợp, quản lý quá trình xếp đỡ, vận chuyên từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ, lập kế hoạch phối hợp cung ứng, sản xuất kho bãi và phân phối
hàng hóa.”
5 Bùi Thái Hà (2012), Pháp luật Việt Nam về kinh doanh dich vụ logistics, luận văn thạc sỹ luật học, giảng viên
hướng dân: T.S Nguyên Văn Dũng, Trường Dai học Luật Hà Nội, tr 6.
10
Trang 17Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng: logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí lưutrữ, chu chuyên các nguồn tài nguyên hay yêu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên —nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ hàng hóa tới tận tay người tiêudùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Theo quan điểm của WTO: logistics được định nghĩa là chuỗi cung ứng dịch vụ,bao gồm lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự dịch chuyên và lưu kho hàng hóa, dịch
vụ và thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng Dịch vụ logistics truyền thong bao gom cac dich vu van tai, kho bai, giao
nhận, các dich vụ giá tri gia tăng của bên thứ ba (như làm việc theo yêu cầu của kháchhàng).Š
Dưới góc độ pháp luật Việt Nam và quốc tế: Trước đây, pháp luật Việt Nam đã
có quy định về logistics dưới hình thức là dịch vụ giao nhận hàng hóa tại Luật Thươngmại năm 1997 Từ năm 2004, Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Quốc tế (FLATA) cùngvới Hiệp hội Giao nhận vận tai, Logistics và Khai quan châu Âu (CLECAT) đã thốngnhất thuật ngữ “Dịch vụ giao nhận” là Logistics’ Tuy nhiên, khái niệm logistics trongthực tiễn đã phát triển cao hơn và khác đi nhiều so với dịch vụ giao nhận truyền thống,
từ đó đòi hỏi cần phải mở rộng nội hàm khái niệm logistics
Trước sự đòi hỏi khách quan, pháp luật Việt Nam lần đầu tiên quy định về kháiniệm dich vụ logistics với nội dung đã có sự mở rộng, rõ ràng hơn so với cách hiểu cũ
Cụ thé, Luật Thương mai năm 2005 quy định: “Dich vu logistics là hoạt động thươngmại, theo đó thương nhân tô chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận
hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hai quan, các thu tục giấy tờ khác, tu
vấn khách hang, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác cóliên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao Dịch vụlogistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stic"19,
7 Bùi Thái Hà (2012), Pháp luật Việt Nam về kinh doanh dich vụ logistics, luận văn thạc sỹ luật học, giảng viên
hướng dẫn: T.S Nguyễn Văn Dũng, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 7.
8 Bùi Thái Hà (2012), Pháp luật Việt Nam về kinh doanh dich vụ logistics, luận văn thạc sỹ luật học, giảng viên
hướng dẫn: T.S Nguyễn Văn Dũng, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 7.
° Bùi Thái Hà (2012), Pháp luật Việt Nam về kinh doanh dich vụ logistics, luận văn thạc sỹ luật học, giảng viên hướng dan: T.S Nguyễn Văn Dũng, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 8.
!9 Điều 233 Luật Thương mại năm 2005.
II
Trang 18Dựa trên các cách hiểu như vậy, chúng ta có thé định nghĩa dịch vụ logistics theo
hai hướng:
Một là, theo nghĩa hẹp, dịch vu logistics gan như tương tự với hoạt động giaonhận hàng hóa, giống với định nghĩa của Luật Thuong mại năm 2005 Theo cách hiểunày, logistics được hiểu là việc tập hợp các yếu tô hỗ trợ cho quá trình vận chuyền sản
phẩm, hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ Với cách hiểu này, dich vu logistics
mang nhiều yếu tố vận tai và co phần không khác biệt nhiều so với hoạt động của ngườicung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức
Hai là, theo nghĩa rộng, dịch vu logistics có phạm vi rộng hơn, bắt đầu từ giaiđoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới được tận tay của người tiêu dùng cuối cùng.Theo cách hiểu này, dịch vụ logistics bao gồm cả quá trình nhập nguyên liệu đầu vàocho quá trình sản xuất ra hàng hóa, và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối dé đến tayngười tiêu dùng cuối cùng Điều này sẽ giúp phân biệt nhóm nhà cung cấp từng dịch vụđơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuế hải quan với một nhà cung cấp dịch
vụ logistics chuyên nghiệp, chủ thé đảm bảo toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành
và đưa hàng hóa tới khách hàng cuối cùng, đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ phải có chuyênmôn nghiệp vụ cao đề có thể cung cấp trọn gói dịch vụ cho các nhà sản xuất
Trong phạm vi khóa luận tốt nghiệp, tác giả sẽ dựa trên khái niệm về dịch vụlogistics theo nghĩa rộng để đưa ra những nhận định, đánh giá của mình đối với thực
trạng quy định pháp luật có liên quan.
1.1.2 Đặc điểm của dich vụ logistics
Với tính chất đa dạng và phức tạp, logistics mang các đặc điểm cơ bản sau:Thứ nhất, chủ thể trong quan hệ kinh doanh dịch vu logistics
Chủ thé trong quan hệ dịch vụ logistics gồm hai bên: thương nhân cung cấp dich
vụ logistics và khách hàng sử dụng dich vu logistics Trong đó, thương nhân cung cấpdịch vụ logistics sẽ phải đáp ứng một số yêu cầu của pháp luật để có thể thực hiện hoạtđộng kinh doanh dịch vụ logistics, ví dụ như điều kiện về đăng ký kinh doanh, dịch vụlogistics Trong khi đó, khách hang sử dụng dich vụ logistics là những chủ thể có hànghóa cân gửi, cân nhận, có nhu câu sử dụng dịch vụ giao nhận Ở đây, khách hàng là tô
12
Trang 19chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng một số hoặc toàn bộ dịch vụ thuộc chuỗi dịch vụlogistics “Khách hàng có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân Kháchhàng của dịch vụ logistics có thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải chủ sở hữuhàng hóa Trong một số trường hợp, khách hàng của dich vu logistics là đại diện của
chủ sở hữu hàng hóa, được chủ sở hữu hàng hóa uy thác thực hiện việc giao nhận hang
hàng hóa”!!.
Thứ hai, logistics có thể coi là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp kinhdoanh dich vu logistics trên các khía cạnh chính, bao gom logistics sinh ton, logisticshoạt động va logistics hệ thong
Một là, logistics sinh tồn là hoạt động đáp ứng các nhu cầu cơ bản, thiết yếu Cụthé là người kinh doanh dịch vụ logistics luôn có thé biết một cách khái quát nhất kháchhàng của mình cần gi, khi nao cần, cần như thé nào và ở đâu dé từ đó có thé chuẩn bịtrước một số hoạt động ban đầu Do đó, logistics sinh ton cũng tương đối 6n định và cóthé dự đoán được trước, với vai trò cung cấp nền tảng cho logistics hoạt động.!2
Hai là, logistics hoạt động là hoạt động mở rộng nhu cầu cơ bản bằng cách liênkết các hệ thống sản xuất các sản phâm Logistics liên kết các nguyên liệu thô mà doanhnghiệp cần trong quá trình sản xuất, các công cụ sử dụng nguyên liệu thô đó trong quátrình sản xuất và phân phối sản phẩm có được trong quá trình sản xuất Logistics hoạtđộng không thé dự đoán được trước khi nào máy móc sẽ có sự có, cần gi dé sửa chữa va
sẽ tồn bao nhiêu thời gian dé sửa chữa máy móc đó Do đó, logistics hoạt động chỉ liênquan đến sự vận động và lưu kho của nguyên liệu vào trong, qua và đi ra khỏi doanhnghiệp và làm nền tảng cho logistics hệ thống
Ba la, logistics hệ thong liên kết các nguồn lực cần có trong việc giữ cho hệ thốnghoạt động Những nguồn lực này bao gồm thiết bị, phụ tùng thay thế, nhân lực và đàotạo, tài liệu kỹ thuật, các thiết bị kiểm tra, hỗ trợ Các yếu tố này là không thé thiếu và
!! Nguyễn Viết Tý, Nguyễn Thị Dung (chủ biên) (2020), Giáo trinh Luật Thương mại Việt Nam Tập II, Nxb Tư
pháp, Trường Đại học Luật Ha Nội, tr 173.
!? Phạm Hồng Hạnh (2019), Pháp luật về logistics — Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, luận văn thạc sỹ luật học, giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Hằng, Trường Dai học Luật Hà Nội, tr 13.
13
Trang 20cần được phối hợp nhuan nhuyễn với nhau dé duy trì sự hoạt động của một hệ thống sảnxuất hay lưu thông.
Tóm lại, logistics sinh tổn, logistics hoạt động và logistics hệ thống không táchrời nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho nhau và xây dựng chuỗidây chuyền logistics
Thứ ba, dich vu logistics có chức nang hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệpĐặc điểm này thé hiện ở chỗ nó tồn tại chi dé cung cấp sự hỗ trợ cho các bộ phậnkhác nhau của doanh nghiệp Logistics hỗ trợ quá trình sản xuất, hỗ trợ cho sản phẩmsau khi được di chuyển quyền sở hữu từ người người sản xuất sang người tiêu dung, sảnxuất được logistics hỗ trợ thông qua quản lý sự di chuyên và lưu trữ nguyên vật liệu đivào và thành phẩm đi ra trong doanh nghiệp
Thứ tư, logistics là một dich vụ rat da dang
Logistics thé hiện tu cách dich vu của mình thông qua việc người kinh doanh dich
vụ thực hiện các hoạt động nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng.Chính vi vậy, hoạt động của logistics đối với từng loại yêu cầu cụ thé khác nhau sẽ khácnhau, hoàn toàn không theo một khuôn khổ nhất định nào
Thứ nam, logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận;vận tải và giao nhận gắn lién trong một hệ thống mang tính đông bộ cao
Qua các giai đoạn phát triển, logistics đã làm cho khái niệm vận tải giao nhậntruyền thống ngày càng da dang và phong phú thêm Từ chỗ thay mặt khách hàng déthực hiện các công việc đơn lẻ như thuê tàu, lưu cước cho tới cung cấp trọn gói mộtdịch vụ vận chuyên từ kho người bán tới kho người mua đúng nơi, đúng lúc để phục vụnhu cầu khách hàng Từ chỗ được nhận ủy thác trở thành bên tự nhân danh chính mìnhtrong hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước pháp luật đốivới toàn bộ hành vi cung cấp dich vụ của mình Ngày nay, khách hàng yêu cầu chủ thécung cấp dịch vụ phải tổ chức quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải,cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho,phân phối hàng hóa đúng noi, đúng lúc Với sự phát triển ở mức độ cao với day tínhphức tạp như vậy, người vận tải giao nhận trở thành người cung cấp dich vụ logistics
14
Trang 21Thứ sau, logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải da phương thứcNhững năm 60 — 70 của thé ky XX, người gửi hang hóa chỉ cần ký hợp đồng vantải với một người kinh doanh dich vận tải đa phương thức — gọi tắt là MTO Sau đó, chủthê này sẽ chịu trách nhiệm tô chức toàn bộ việc vận chuyền hàng hóa từ khi nhận hàngcho đến khi giao hàng bằng một chứng từ duy nhất, là chứng từ vận tải đa phương thức.Tuy nhiên, chủ sở hữu hàng hóa luôn cần một biện pháp đảm bảo cao hơn cho hợp đồngmua bán của mình nên họ vẫn cần một bên lên kế hoạch cung ứng, mua hàng hóa, giámsát moi sự di chuyên của hàng hóa dé đảm bảo đúng loại hàng hóa được giao đến đúngđịa điểm, thời gian Vai trò đảm bao nay thuộc lĩnh vực hoạt động của dịch vụ logistics.
1.1.3 Phân loại dịch vu logistics
Thứ nhất, căn cứ vào hình thức tô chức hoạt động logistics, dich vụ logistics cóthể được phân loại thành:
Một là, logistics bên thứ hai (2 PL — Second Party Logistics) là việc quản lý các
hoạt động logistics truyền thống như vận tải hay kho vận Bắt nguồn từ việc hoạt độnglogistics bao gồm logistics bên thứ nhất (1 PL — First Party Logistics), theo đó, chủ sởhữu hàng hóa tự mình tô chức và thực hiện hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của
ban thân Tuy nhiên, đây không được coi là hoạt động kinh doanh dich vu logistics bởi
bản chat của 1 PL là hoạt động tự cung, tự cấp của doanh nghiệp mà không tồn tại bat
kỳ mối quan hệ dịch vu logistics với bên nào khác Do đó, kinh doanh dịch vu logistics
chỉ thực sự bắt đầu từ 2 PL, khi mà các công ty không sở hữu hoặc không có đủ phươngtiện, cơ sở hạ tầng có thể thuê ngoài các bên cung cấp dịch vụ logistics nhằm cung cấpphương tiện thiết bị hay dịch vụ cơ bản
Hai là, logistics bên thứ ba (3 PL — Third Party Logistics) là các hoạt động do
một công ty cung cấp dịch vụ logistics thực hiện trên danh nghĩa khách hàng của họ, cóthể là toàn bộ quá trình quản lý logistics hoặc chỉ một số hoạt động có chọn lọc
Ba là, logistics bên thứ tư (4 PL — Fourth Party Logistics) là chủ thé tích hợp cácnguồn lực, khả năng và công nghệ của mình và của các tổ chức khác để thiết kế, xâydựng và cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư van logistics, quản tri
15
Trang 22vận tải 4 PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất,làm thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
Gần đây, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, đã hình thành nên một
hình thức logistics mới — Five Party Logistics (5 PL) Đây là chuỗi dich vu logistics có
su tham gia hỗ trợ của thương nhân hoạt động thương mại điện tử Chuỗi dịch vụ logisticsbên thứ năm hoạt động tương tự như các chuỗi bên thứ ba, bên thứ tư nhưng sử dụng hệ
thong quản lý điện tử dé thực hiện việc điều hành chuỗi !3
Thit hai, căn cứ vào toàn bộ quá trình logistics, dich vu logistics có thé được phân
Logistics thu hôi (Reserve Logistics): bao gồm toàn bộ những hoạt động như một
bộ phận của dây chuyền cung ứng, tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm soátcông việc chu chuyền và lưu kho hàng hóa, cùng các dịch vụ và thông tin có liên quan
từ địa điểm xuất phát đến nơi tiêu thụ như một hoạt động dịch vụ logistics thông thường.Tuy nhiên, chúng vận hành theo chu trình ngược nhằm mục đích thu hồi lại hàng hóa,tái chế, thay thế, tái sử dụng lại các nguyên liệu, làm mới, sửa chữa, thay thế thiết bị hoặcphục hồi sản phâm bởi các ly do không kiểm soát được như hỏng hóc, thay thé hàng do
“7 Dịch vụ xếp do container, trừ dich vu cung cấp tại các sân bay
2 Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển
'3 Nguyễn Viết Tý, Nguyễn Thị Dung (chủ biên) (2020), Giáo trinh Luật Thương mại Việt Nam Tập II, Nxb Tư
pháp, Trường Dai học Luật Hà Nội, tr 176, 177.
16
Trang 233 Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
4 Dịch vụ chuyển phát
5 Dich vụ đại ly vận tai hang hóa.
16 Các dich vụ hỗ trợ vận tải khác
17 Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vu logistics và khách
hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.”
1.1.4 Vai trò của dịch vu logistics
Thi nhất, logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế như cung cấp,sản xuất, lưu thông, phân phối; mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế Trong giaiđoạn hiện nay, yếu tố quốc gia không còn là trở ngại quan trọng, các rào cản về chính trịđang từng bước được cải thiện, quyền tự do giao dịch của các doanh nghiệp được mởrộng Vi vậy, logistics với hoạt động van tải giao nhận sẽ đây mạnh sự lưu thông hànghóa trên thị trường quốc tế
Thứ hai, logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyêncủa sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện tới sản phâm đầu
ra đến tay người tiêu dùng cuối cùng Nhà sản xuất muốn tối ưu hóa quá trình sản xuấtnhăm đạt lợi nhuận cao hơn thì phải hạn chế được tất cả chi phí không chỉ trong hoạtđộng sản xuất mà còn trong các lĩnh vực khác như vận tải, lưu kho Tất cả hoạt độngnày có thể được kiểm soát bằng hệ thống logistics tiên tiễn, có sử dụng công nghệ thôngtin hiện đại nhăm tạo chu trình lưu chuyển khép kín, từ đó hạn chế được chỉ phí thừa
Thứ ba, logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác tronghoạt động sản xuất kinh doanh Dé đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, nhà quản lý phải đưa ra những hoạch định trong tương lai Với vai trò hỗ trợ,
logistics giúp nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác những van dé như vậtliệu cung ứng, lưu trữ trong kho dé giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả sanxuất kinh doanh
Thi’ tr, logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi và hoàn thiện dịch
vụ vận tải giao nhận, đảm bảo yêu tố đúng thời gian — địa điểm Dịch vụ vận tải giao
17
Trang 24nhận đứng trước những yêu cầu mới đòi hỏi hàng hóa phải được phân phối một cách linhhoạt, đồng thời phải tìm cách duy trì một lưu lượng hàng hóa trong kho nhỏ nhất (tránhhàng tồn đọng) Do đo, giao nhận vận tải vừa phải đáp ứng giao hàng kịp thời, đúng lúcvừa phải dam bảo thực hiện mục tiêu không dé hàng tồn kho Dé đáp ứng nhu cầu nay,
giao nhận vận tải phải nhanh, thông tin kịp thời chính xác và có sự ăn khớp giữa các quá
trình trong vận chuyên giao nhận Vì vậy, dịch vụ vận tải giao nhận phải không ngừngthay đối, hoàn thiện
Thứ năm, phát trién dich vu logistics một cách hiệu quả sẽ góp phan tăng nănglực cạnh tranh của nên kinh tế Các quốc gia đang tham gia ngày càng nhiều vào xu thétoàn cầu hóa, khu vực hóa Các doanh nghiệp có sự liên kết mạnh mẽ với hệ thốnglogistics toàn cầu sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế trong quá trình tiếp cận,
khai thác các thị trường khác nhau Qua đó, đem lại một nguồn lợi kinh tế lớn cho toàn
nền kinh tế không chỉ cho riêng quốc gia đó mà còn cả trên phạm vi khu vực, thé giới.1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh dịch vu logistics của nhà đầu tư nước
ngoài
1.2.1 Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài
Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạtđộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài được xác địnhtheo tiêu chí là: (i) quốc tịch (đối với cá nhân), theo đó ai không có quốc tịch Việt Namthì được coi là nhà đầu tư nước ngoài; (ii) nơi đăng ký thành lập là ở nước ngoài (đối với
tổ chức)
Với định nghĩa đã nêu, nhà đầu tư nước ngoài có những đặc điểm cơ bản sau đây:Thứ nhát, nhà đầu tư nước ngoài mang “quốc tịch nước ngoài” Quốc tịch của nhàđầu tư nước ngoài được thể hiện tại chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếuđối với nhà đầu tư là cá nhân; giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khácxác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức
Tiưmứ hai, tô chức là nhà đầu tư nước ngoài có trụ sở chính tại nước ngoài Có nghĩarằng, trước khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam, tổ chức này đã phải được thành lập và
18
Trang 25hoạt động một cách chính thức tại nước ngoài — trụ sở chính sẽ được ghi nhận tại giấy tờchứng minh tư cách pháp lý của tổ chức đó, qua đó, giúp phân biệt nhà đầu tư nước ngoài
là tổ chức với doanh nghiệp Việt Nam
Tứ ba, nhà đầu tư nước ngoài có nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.Dau tư nước ngoài là sự chuyên dịch vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác dé tiến
hành hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận Đề nguồn vốn này được đưa
vào đầu tư tại Việt Nam, ngoài việc nhà đầu tư nước ngoài đó phải đáp ứng được cácđiều kiện tiếp cận thị trường và quy định pháp luật có liên quan về ngành nghề đó, cơquan nhà nước có thâm quyền cũng phải thâm định về nguồn vốn, khả năng góp vốn củanhà đầu tư thông qua các giấy tờ chứng minh về năng lực tài chính '
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics
Thứ nhất, trên thé giới, logistics manh nha xuất hiện từ trước năm 1850, khi quânđội các nước phương Tây cần vận chuyên vũ khí, lương thực và thông tin liên lạc, cáckho chứa thường năm dọc theo tuyên đường hành quân của họ
Đến thé ky XIII, tại Mông Cô, hệ thống logistics có tô chức và hiệu qua của các
ky binh đặc biệt nỗi tiếng Cu thé, quân đội được chia thành các quân đoàn và mỗi quânđoàn sẽ chở gia súc, thực phâm, hành lý đi cùng trên xe Các túp lều được dựng lên vừa
là nơi ở của bộ đội, vừa là nơi chăn thả gia súc Mọi thứ đều được sắp xếp cân thận, cấtgiữ nhẹ nhàng để dễ dàng vận chuyên hơn Mô hình này thực sự phát triển vào thờiNapoleon Các kho chứa vật tu di động xuất hiện và các khu vực đông dân cư giúp việctiếp tế trở nên dé dàng hơn.!Š
Logistics đã phát triển rất nhanh chóng và trở thành một chủ đề được bàn tới tronggiới kinh doanh Nếu giữa thé ky XX, rất hiếm doanh nhân hiểu được logistics là gì thìđến cuối thế kỷ này, logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, mộtcông cụ hữu hiệu mang lại thành công cho doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất lẫn
! Tường Thanh Thảo (2017), Pháp luật về hình thức góp vốn của nhà dau tư nước ngoài tại Việt Nam và thực tiễn
áp dụng tại tỉnh Bắc Ninh, luận văn thạc sĩ luật học, giảng viên hướng dẫn: TS Trần Thị Bảo Ánh, Trường Đại
học Luật Hà Nội, tr 6.
'S Xem: “Ngành logistics xuất hiện từ khi nào?”, Vietnam Express Nguồn truy cập:
https://vnexpress.net/nganh-logistics-xuat-hien-tu-khi-nao-4378872.html Truy cập ngày: 11/03/2023.
19
Trang 26trong khu vực dịch vu!® Phải đến những năm 1990, logistics mới được hưởng vị trí xứngđáng với tầm quan trọng của ngành công nghiệp này trong hoạt động kinh doanh Nồibật phải ké đến giai đoạn những năm 1960 — 1970, các doanh nghiệp bắt đầu quan tâmhơn đến cách thức quan lý dé dam bảo quá trình cung cấp sản phẩm hàng hóa cho kháchhàng khi mà cách mạng container trong ngành vận tải đã gây được tiếng vang lớn về độ
an toàn và đáng tin cậy của mình, từ đó tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của vận tải
đa phương thức (đã được phân tích tại Mục 1.1.4 của khóa luận) Với sự phát triển củathương mại toàn cầu, đây cũng chính là giai đoạn logistics đã trở thành một lĩnh vựcquan trọng của kinh tế Các công nghệ mới như container và máy bay đã giúp chologistics trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn trong việc vận chuyền hàng hóa trên toàncầu Gần đây nhất, với sự phát triển của công nghệ thông tin từ đầu những năm 2000,logistics đã được kết nối mạnh mẽ hơn và có thê xử lý được dữ liệu và thông tin nhanhchóng hơn Việc áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tao và blockchain có thé
giúp cho logistics trở nên thông minh và an toàn hon và từ đó hoạt động kinh doanh dich
vụ logistics sẽ được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn, đáp ứng với tiến bộ nền khoahọc kỹ thuật thế giới
Thứ hai, tại Việt Nam, ké từ năm 1954, nước ta đã có hoạt động giao nhận hàng
ở cảng biển và ở những đường biên giới Trong giai đoạn năm 1954 — 1975, người giaonhận năm vai trò độc quyền ở miền Bắc Việt Nam Những hoạt động chính về hàng hóađược đưa vào trong nước là tiếp nhận hang hóa được gửi từ các tàu biển Do đây làthời kỳ chiến tranh nên hoạt động kho nhận chủ yếu được diễn ra với mục đích phục vụcho các cuộc chiến, và có rất ít vai trò trong việc xây dựng kinh tế nước nhà
Các tô chức giao nhận quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn này vẫn còn phân tánvới việc các đơn vị xuất nhập khẩu tự đảm nhận việc tổ chức chuyển chở hàng hóa củamình Đến năm 1970, Bộ thương mại (nay là Bộ Công thương) đã thành lập hai tổ chứcgiao nhận là Cục kho vận kiêm Tổng Công ty giao nhận Ngoại thương và Công ty giao
nhận đường bộ với mục đích tập trung dau môi quản lý, chuyên môn hóa khâu vận tải,
‘6 Vũ Thị Nhung (2009), Pháp luật về dich vụ logistics ở Việt Nam những ván đề lý luận và thực tiễn, luận văn thạc
sỹ luật học, giảng viên hướng dan: T.S Bùi Ngọc Cường, Trường Dai học Luật Hà Nội, tr 11.
20
Trang 27giao nhận Năm 1976, Bộ Thương mại quyết định sáp nhập hai tô chức trên lại thànhmột công ty giao nhận duy nhất, lấy tên là Tổng Công ty giao nhận và kho vận Ngoạithương (Viettrans) — cơ quan duy nhất tiễn hành tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu trên cơ sở nhận ủy thác của các đơn vị xuất nhập khẩu.
Từ năm 1986, với chính sách mở cửa, ngày càng nhiều không chỉ doanh nghiệpViệt Nam mà thậm chí là các đơn vị nước ngoài đã được phép tiếp cận, mở rộng thịtrường logistics đầy hứa hẹn về tiềm năng phát triển của Việt Nam Trải qua hơn 30 nămphát triển sau đôi mới nền kinh tế, hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam
đã đón nhận, gặt hái rất nhiều những thành tựu khả quan không chỉ thé hiện ở số lượngdoanh nghiệp kinh doanh dịch vu logistics ngày càng tăng mà còn ngay cả ở cơ cau đadạng các hoạt động dịch vụ, nguồn vốn đầu tư nước ngoài hay con số đóng góp vào nềnkinh tế quốc dân Dựa trên triển vọng và tín hiệu khả quan của ngành dịch vụ này, nhànước Việt Nam đã đưa ra mục tiêu đến năm 2025 với dự kiến tỷ trọng đóng góp củangành dịch vu logistics vào GDP đạt 8% — 10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15% —20%, ty lệ thuê ngoài dich vu logistics đạt 50% — 60%, chi phi logistics giảm xuốngtương đương 16% — 20% GDP, xếp hang theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI)trên thế giới đạt từ 50 trở lên”,
1.2.3 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh dich vu logistics
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về kinh doanh dịch vụ hay hoạt động kinhdoanh nhưng tựu trung lại kinh doanh được hiểu là phương thức hoạt động kinh tế trongđiều kiện tổn tại nền kinh tế hàng hóa, gồm tông thé những phương pháp, hình thức vaphương tiện mà chủ thé kinh tế sử dụng dé thực hiện các hoạt động kinh tế của mình(bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, cung ứng dịch vụ ) trên cơ sở vận dụng quy luậtgia tri cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu sinh lời cao nhất Dưới góc độpháp lý, kinh doanh được hiểu là: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một sốhoặc tat cả công đoạn của quá trình từ dau tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cungứng dịch vụ trên thị trường nhắm mục dich tim kiêm lợi nhuận”'Š.
! Xem: “Logistics Việt Nam nhìn lại để bước tới”, Trang thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải Nguồn truy cập:
https://mt.gov.vn/vn/tin-tuc/57729/ogistics-viet-nam-nhin-lai-de-buoc-toi.aspx Truy cập ngày 11/03/2023.
! Khoản 21 Điêu 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
21
Trang 28Dich vụ logistics với bản chất là hoạt động thương mại, trong đó thương nhân tô
chức thực hiện một số công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyên, lưu kho, lưu bãi, làm
thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mãhiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận vớikhách hàng đề hưởng thù lao
Như vậy, có thé hiểu, “kinh doanh dich vụ logistics là việc thương nhân có thểthực hiện liên tục một số công đoạn cua qua trình cung ung dich vu logistics trên thịtrường trong diéu kiện cụ thé nhằm mục dich tìm kiếm lợi nhuận”
Qua khái niệm nêu trên, ta rút ra được một số đặc điểm của kinh doanh dịch vụlogistics như sau: (i) Chủ thê thực hiện hoạt động kinh doanh phải là thương nhân; (ii)Hoạt động kinh doanh dịch vu logistics mang đặc điểm của một hoạt động thương mạinói chung là được thực hiện nhằm mục đích sinh loi; (11) Trong hoạt động kinh doanhdich vụ logistics, thương nhân được thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động trong
chuỗi dịch vụ logistics như nhận hàng, vận chuyền, lưu kho, lưu bãi ; (iv) Hoạt động
kinh doanh các dịch vụ cụ thê trong chuỗi dich vụ logistics là hoạt động kinh doanh cóđiều kiện, theo đó thương nhân cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh cụ thé được quyđịnh tại các văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh về logistics tại Việt Nam.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vu logistics của nhà
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Ở nước ta, dịch vụ logistics dang trong giai đoạn đầu của sự phát triển và bị đặttrong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ Trong quá trình kinh
doanh dịch vụ logistics, không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam mà cả các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ này tại Việt Nam cũng sẽ phải chiu
một số yêu tô ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động kinh doanh
Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng: đây có thé xem là một trong những yếu tố ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics Tuy trong thời giangần đây, cơ sở hạ tầng, đường sá đã được quan tâm nâng cấp nhằm tạo điều kiện cho quá
trình lưu thông của các hoạt động thương mại, theo nhận định của các chuyên gia, hệthông cơ sở hạ tầng của nước ta vẫn còn kém, hạ tầng giao thông vận tải vẫn còn nghèo
22
Trang 29nàn, quy mô nhỏ, bồ trí bất hợp lý, và kém chất lượng nhất là đối với cơ sở hạ tầng tạicác tỉnh thành miền núi, có tốc độ phát triển kinh tế chậm hơn so với các đơn vị hành
chính khác trong cả nước Từ đó, chi phí cho quá trình thực hiện dich vụ logistics tăng
lên, làm giảm tính cạnh tranh và ảnh hưởng đến sự phát triển của logistics Việt Nam
Tứ hai, về tô chức quản ly và thủ tục hành chính: hoạt động quan lý nhà nướctại Việt Nam về logistics hiện nay có sự tham gia cua nhiều bộ, ban, ngành trong từnghoạt động cụ thể, mà mỗi ngành chủ quản lại có những thủ tục riêng Mặc dù công tác
cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam đã được thực hiện một cách công khai, thường
xuyên trong những năm gan đây, thực tế khi tham gia cung cấp dich vụ logistics, doanhnghiệp nước ngoài vẫn cần phải thực hiện, trải qua rất nhiều các thủ tục hành chính phứctạp và tốn nhiều thời gian'°
Thứ ba, về môi trường pháp lý: Mặc dù số lượng doanh nghiệp nước ngoài kinhdoanh dich vụ logistics tại Việt Nam ngày càng tăng qua các năm với thi phần chiêm tỷtrọng lớn trong quy mô ngành, lĩnh vực, các rào cản về pháp lý vẫn là một yếu tô thườngtrực ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp này Một số khía cạnh pháp lý đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến việc gia nhậpthị trường và thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vu logistics tại Việt Nam có thé kêđến đó là điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, yêu tô về quản lý nhà nước hay thậmchí là sự thiếu hụt trong quy định pháp luật điều chỉnh về kinh doanh dịch vụ logistics
trong hoạt động thương mại điện tử
1.3 Pháp luật về kinh doanh dich vụ logistics của nha đầu tư nước ngoài
1.3.1 Khái niệm pháp luật về kinh doanh dịch vu logistics của nha đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam
Như đã nêu ở trên, kinh doanh dịch vu logistics của nha đầu tư nước ngoài là việcthương nhân nước ngoài có thể thực hiện liên tục một số công đoạn của quá trình cungứng dịch vụ logistics trên thị trường Việt Nam trong điều kiện cụ thể nhằm mục đíchsinh lợi Đây được coi là nội dung pháp lý quan trọng, không thê thiếu trong hệ thống
! Bùi Thái Hà (2012), Pháp luật Việt Nam về kinh doanh dịch vụ logistics, luận văn thạc sỹ luật học, giảng viên
hướng dân: T.S Nguyên Văn Dũng, Trường Dai học Luật Hà Nội, tr 22.
23
Trang 30pháp luật của mỗi quốc gia nói chung và ở nước ta nói riêng, qua đó giúp quản lý hoạtđộng logistics đã và đang diễn ra tại Việt Nam Trong khi đó, pháp luật là hệ thống quytắc xử su chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện dé điều chỉnhcác quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước”°.
Từ đó có thê hiểu, “pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics cua nha dau tu nướcngoài tại Việt Nam là tổng thé các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩmquyên ban hành, điều chỉnh mối quan hệ phát sinh trong quá trình nhà dau tư nước ngoàithực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam nhằm dap ung mục tiêuquản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đó”
1.3.2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế về hoạt
động doanh dich vu logistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1.3.2.1 Các quy phạm pháp luật quốc gia
Ở Việt Nam, kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Namđược điều chỉnh đưới nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực cụ thé Mér /a, LuậtThương mại năm 2005 từ Điều 233 đến Điều 240, Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quyđịnh về kinh doanh dịch vụ logistics Hai /à, các quy định pháp luật liên quan điều chỉnhdịch vụ logistics bao gồm: Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Doanh nghiệp năm 2020,Luật Dau tư năm 2020 và các văn bản hướng dan Ba /d, các văn bản pháp luật chuyênngành điều chỉnh cụ thê về từng dịch vụ thuộc chuỗi dịch vụ logistics như Bộ luật Hànghải năm 2015, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bồ sung), LuậtGiao thông đường bộ năm 2008, Luật Đường sắt năm 2017 (sửa đổi, bỗ sung) va các văn
bản hướng dẫn
Hoạt động kinh doanh dich vụ logistics là hoạt động thương mại nên việc áp dụng
pháp luật để điều chỉnh hoạt động này trước hết cần tuân thủ quy định tại Điều 4 LuậtThương mại năm 2005 Theo quy định tại Điều này, hoạt động thương mại cần phải tuântheo Luật Thương mại và pháp luật có liên quan Nếu đó là các hoạt động thương mại
đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó Trong trường
20 Nguyễn Minh Đoan (chủ biên) (2020), Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp,
Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 212.
24
Trang 31hợp hoạt động thương mại không được quy định trong cả Luật Thương mại và các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ Luật Dân sự.
Khóa luận nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vu logistics do nha đầu tư nướcngoài thực hiện Vì vậy, các vấn đề về hình thức, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiệnhoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài trên lãnh thổViệt Nam còn chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư năm 2020 và các văn bản hướng dẫn
có liên quan Khoản 1 Điều 4 Luật Dau tư năm 2020 quy định: “Hoat động dau tư kinhdoanh trên lãnh thé Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Dau tư và luật khác có
liên quan”.
1.3.2.2 Các quy phạm pháp luật quốc tế
Các điều ước quốc tế điều chỉnh sự dịch chuyển hàng hóa quốc tế, mặc dù chưahoàn thiện, nhưng là bộ phận rất quan trọng của pháp luật về kinh doanh dịch vụ logisticscủa nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Ở một số khu vực như ASEAN, NAFTA cóquy định pháp luật về vận tải xuyên biên giới giữa các nước trong khu vực Việt Namtrong những năm vừa qua đã tham gia ký kết nhiều hiệp định, điều ước quốc tế liên quanđến dịch chuyên hàng hóa giữa Việt Nam với một số quốc gia, khu vực, lãnh thé trên thégiới Gần đây nhất có thể kế đến Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam — Liên minhchâu Âu (EVFTA) Việc tham gia ký kết hiệp định không chỉ thúc day kim ngạch xuấtkhâu của Việt Nam sang các nước EU, mà còn giúp gia tăng nhu cầu sử dụng dich vulogistics Đây chính là cơ hội để Việt Nam tăng cường hop tác, thúc đây logistics pháttriển Hay Hiệp định CPTPP được ký kết vào năm 2018 và có hiệu lực từ năm 2019 giúpthúc day hoạt động logistics giữa Việt Nam và các nước thành viên của CPTPP, bao gồm
Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Ban, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru va
Singapore.
Đối với điều kiện kinh doanh dich vụ logistics tại Việt Nam: Khoản 1 Điều 5 LuậtThương mại năm 2005 quy định: “Truong hợp diéu ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định ap dụng pháp luật nước ngoài, tập quan
thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy
định cua diéu ước quốc té đó” Theo đó, các cam kết tai các điêu ước quôc tê mà Việt
25
Trang 32Nam tham gia ký kết sẽ luôn được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có sự khác nhaugiữa điều ước quốc tế đó với quy định của Luật Thương mại năm 2005 Bên cạnh đó,khoản 4 Điều 4 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về việc nếu nhà đầu tư nướcngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điềukiện kinh doanh dịch vu logistics thì nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tưquy định tại một trong các điều ước đó.
Đối với hoại động kinh doanh dich vu logistics: Theo Khoản 5 Điều 4 Luật đầu
tư năm 2020: “5 Đối với hợp đông trong đó có ít nhất một bên tham gia là nhà dau trnước ngoài hoặc tô chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu tư, các bên
có thé thỏa thuận trong hop đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán dau
tư quốc tế nếu thỏa thuận đó không trải với quy định của pháp luật Việt Nam.”
Theo đó, trong quan hệ hợp đồng có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, tôchức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, pháp luật Việt Nam cho phép các bên được cóquyền thỏa thuận pháp luật nước ngoài dé điều chỉnh quan hệ giữa họ Chính vì lý donày, bên cạnh các điều ước, hiệp định quốc tế nêu trên, pháp luật của một quốc gia cụthé (có thé là quốc gia nơi mà nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch tại đó) sẽ được áp dungtrong hoạt động kinh doanh dịch vu logistics nếu các bên trong hợp đồng có sự thỏathuận về việc lựa chọn pháp luật áp dụng như nêu trên Tuy nhiên, quy định này chỉ áp
dụng đối với hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics theo hình thức hợp đồng.
Nếu nhà đầu tư lựa chọn các hình thức đầu tư khác thì vẫn phải tuân theo nguyên tắc lựachọn thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật
Thương mại năm 2005.
1.3.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về kinh doanh dich vụ logistics của nhà đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay, pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam đề cập tới các nội dung cơ bản sau:
Một là, quy định về điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụlogistics tại Việt Nam Đề kinh doanh dịch vụ logistics, điều kiện tiên quyết mà phápluật đặt ra là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện
26
Trang 33kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật”! Theo đó, các dịch vụ cụ thêtrong chuỗi dịch vụ logistics là các ngành nghề kinh doanh có điều kiện Nhà đầu tưnước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam ngoài tuân thủ các điều kiện đượcquy định chung thì cần đáp ứng các điều kiện khác được quy định tại các điều ước, camkết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết ví dụ như đối với điều kiện kinh doanh đốivới nhà đầu tư nước ngoài đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải
Hai là, quy định về hợp đồng dich vu logistics Nội dung nay sẽ bao gồm cácquyền và nghĩa vụ của từng bên trong quan hệ hợp đồng cung cấp dịch vu logistics baogồm quyền và nghĩa vụ vụ của doanh nghiệp kinh doanh dich vụ logistics và khách hàngnhận cung cấp dịch vụ logistics Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về giới hạn tráchnhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm của nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch
vu logistics.
Ba là, quy định pháp luật về quan ly nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dich
vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài Nội dung này bao gồm việc quản lý của các Bộngành, chính quyền địa phương thông qua việc ban hành chính sách, quy định pháp luật;kiến tạo cơ sở hạ tang cũng như môi trường kinh doanh dich vụ logistics của nhà dau tunước ngoài; hoạt động kiểm tra, giám sát, cấp phép chuyên ngành và các hoạt động khácliên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ này của nhà đầu tư nước ngoài
Bon là, quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động kinhdoanh dich vu logistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Khi xảy ra tranh chapliên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics cua nhà đầu tư nước ngoài tại ViệtNam, các bên có thể sử dụng các phương tiện giải quyết tranh chấp như thương lượng,hòa giải, trọng tài hoặc đưa ra giải quyết tại Tòa án Việc giải quyết tranh chấp liên quanđến hoạt động kinh doanh dich vu logistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đòihỏi sự can trọng và tim đúng phương tiện giải quyết tranh chấp phù hợp dé đảm bảoquyền lợi của các bên được bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điềuước, hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết
?! Khoản 1 Điều 234 Luật Thuong mại năm 2005.
27
Trang 341.3.4 Sự cần thiết của pháp luật trong điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ
logistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Việc có pháp luật dé điều chỉnh hoạt động kinh doanh dich vu logistics của nhađầu tư nước ngoài là rất cần thiết vì nó sẽ giúp đảm bảo sự minh bach và công bang tronghoạt động kinh doanh của nha đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam
Các lý do chính là:
Thứ nhất, tạo điều kiện công bằng cho các doanh nghiệp địa phương Nếu không
có pháp luật dé quan lý hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực
logistics, các doanh nghiệp địa phương sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với những
nhà đầu tư này Pháp luật sẽ giúp tạo điều kiện công bằng cho các doanh nghiệp địa
phương và giúp tăng cường sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh dịch vu logistics tại Việt Nam.
Thứ hai, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dung Như một dich vụ cung cấp nhữngsản phẩm va dịch vụ cho người tiêu dùng, việc có pháp luật dé quản lý hoạt động kinhdoanh của nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp dam bảo quyên lợi cho người tiêu dung Nhađầu tư sẽ phải tuân thủ các quy định về chất lượng sản phẩm, an toàn, đảm bảo quyền
lợi cho người tiêu dùng.
Thứ ba, tăng cường sự minh bạch và chuyên nghiệp Pháp luật sẽ giúp tăng cường
sự minh bạch và chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoàitrong lĩnh vực logistics tại Việt Nam Việc có pháp luật sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoàituân thủ các quy định về thuế, hải quan, chứng từ, giấy tờ để đảm bảo hoạt động kinhdoanh đúng pháp luật và mang lại hiệu quả kinh tế
Thi tr, tăng cường quản lý và kiểm soát: Pháp luật sẽ giúp tăng cường quan lý
và kiểm soát hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực logisticstại Việt Nam Việc này sẽ giúp đảm bảo răng các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tưnước ngoài đáp ứng được các yêu cau về an toàn, bảo vệ môi trường, dam bảo quyền lợicho người tiêu dùng và đáp ứng các yêu cầu pháp lý
Tim năm, thu hút đầu tư và nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế:Việc có pháp luật dé quản lý hoạt động kinh doanh dich vụ logistics của nhà dau tư nước
28
Trang 35ngoài sẽ g1úp tạo nên một môi trường kinh doanh thuận lợi va hap dân đôi với nhà đâu
tư nước ngoài Điêu này sẽ giúp tăng cường sự tin tưởng và nâng cao hình ảnh của Việt
Nam trên trường quôc tê.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1Trong Chương 1, tác giả đã sử dung các phương pháp phân tích, hệ thống nhằmlàm nổi bật những nội dung lý luận quan trọng liên quan đến dịch vụ logistics, hoạt độngkinh doanh dịch vụ logistics và pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vu logistics củanhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Cụ thể, tác giả đã phân tích các quan điểm khoahọc, từ đó xây dựng được các khái niệm, đặc điểm về dịch vụ logistics, hoạt động kinhdoanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và pháp luật có liênquan Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra được lịch sử hình thành và phát triển của hoạt độngkinh doanh dich vụ logistics trên thế giới và tại Việt Nam; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh dịch vu logistics của nha đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và sự cầnthiết của pháp luật trong điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của chủ thénày Nội dung Chương 1 cung cấp hệ thống lý thuyết nền tang, cơ sở lý luận vững chắc choviệc nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn về kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam tại Chương 2, bao gồm các nội dung pháp lý về điều kiện về chủthé, điều kiện kinh doanh, hợp đồng dịch vụ logistics, quản ly nhà nước nước và giải quyếttranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics
29
Trang 36CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHAP LUẬT VE KINH DOANH DỊCH VỤLOGISTICS CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
2.1 Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vu logistics tại Việt
Nam
2.1.1 Chủ thể kinh doanh dich vu logistics
Theo khoản 13 Điều 9 Luật Đầu tư năm 2020, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
có quốc tịch nước ngoài, tô chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạtđộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam Trong khi đó, chủ thé kinh doanh dịch vụ logisticsđược quy định tại khoản 1 Điều 234 Luật Thương mại năm 2005 như sau: “Thuong nhânkinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logisticstheo quy định của pháp luật” Theo đó, về mat nguyên tắc chung, Luật Thuong mại năm
2005 giới hạn chung chủ thé kinh doanh dịch vụ logistics chỉ có thé là doanh nghiệp
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Namcần đáp ứng điều kiện về chủ thé như sau:
Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài phải là thương nhân Theo quy định tại khoản 1Điều 6 Luật Thương mại năm 2005, thương nhân bao gồm tô chức kinh tế được thành
lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng
ký kinh doanh Đối với các nhà đầu tư Việt Nam, tư cách thương nhân của họ được xácđịnh thông qua Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan đăng ký kinhdoanh có thâm quyền tại Việt Nam Trong khi đó, tại khoản 1 Điều 16 Luật Thương mại
năm 2005, thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận Theo
quy định này, nhà đầu tư nước ngoài được công nhận tư cách thương nhân khi đầu tưkinh doanh tại Việt Nam nếu đáp ứng một trong hai điều kiện: (i) Được thành lập, đăng
ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài Trong trường hợp này, nhà đầu
tư nước ngoài sẽ cần có Giấy chứng nhận đăng ký thành lập do cơ quan nhà nước cóthâm quyên ở nước ngoài cấp dé chứng minh tu cách thương nhân cho cơ quan quan lýnhà nước về đầu tư của Việt Nam; (ii) Được pháp luật nước ngoài công nhận tư cách
30
Trang 37thương nhân Ví dụ: Luật Thương mại Cộng hòa Pháp quy định thương nhân là người
thực hiện những hành vi thương mại và đó là nghề thường xuyên của ho.”
Thứ hai, trên thực tế, nếu căn cứ vào tiêu chí có đăng ký kinh doanh dé nhận diệnthương nhân, có nhiều chủ thê kinh doanh khác nhau được công nhận là thương nhân, ví
dụ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã Tuy nhiên dé kinh doanh dich vụ logisticstại Việt Nam, thương nhân phải hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp.” Theo quy địnhtại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên
riêng, có tai sản, có tru sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ky thành lập theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” Doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp
tư nhân và các loại hình công ty như công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cô phần Tương tự như Luật Thương mại năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm
2020 không đặt ra sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước
ngoài Theo đó, nếu các nhà đầu tư là thương nhân nước ngoài thỏa mãn các tiêu chíđược quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì được xác định làdoanh nghiệp và có thé kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam nếu đáp ứng được cácđiều kiện khác đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam được phân tíchtại Mục 2.1.2 đưới đây Mặt khác, nếu thương nhân nước ngoài đang không hoạt động dướihình thức doanh nghiệp, khi có dự định đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam, nhàđầu tư đó có thé lựa chọn hình thức đầu tư thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua côphan, phần vốn góp trong doanh nghiệp dé thông qua doanh nghiệp hiện thực hóa dự định đầu
tư của mình Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoai còn có thé thành lập hiện diện thương mại tạiViệt Nam dưới hình thức hợp đồng hop tác kinh doanh dé kinh doanh dịch vụ logistics
Tuy nhiên, quy định về khái niệm dịch vụ logistics tại Luật Thương mại năm 2005hiện nay đang có sự ảnh hưởng nhất định tới cách hiểu đúng thế nào là một thương nhânkinh doanh dịch vụ logistics Theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại năm 2005,thương nhân chỉ cần thực hiện một hành vi quy định tại Điều này đã là thực hiện dịch vụ
Ths Lê Văn Tranh (2020), “Thuong nhân theo pháp luật thương mại Việt Nam”, Tạp chi Nghiên cứu lập pháp,
số 13 (413), tháng 7/2020 Nguồn truy cập: http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/2
10588/Thuong-nhan-theo-phap-luat-thuong-mai-Viet-Nam.html Truy cập ngày 10/03/2023.
3 Khoản 1 Điều 243 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân kinh doanh dịch vu logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vu logistics theo quy định của pháp luật”.
31
Trang 38logistics Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không đúng về bản chất của hoạt động
logistics, theo đó logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi hoạt động
liên tục, có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau, bao trùm từ giai đoạnnhập nguyên nhiên liệu đầu vào đến khi tiêu thụ sản phẩm cuối cùng Tác giả Ths PhạmHồng Hanh trong công trình nghiên cứu Pháp luật về logistics — Thực trạng và giải pháphoàn thiện có chỉ ra rằng: “tham khảo các quy định về dịch vu logistics ở các nước như:Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Singapore cho thấy các nước déu cho răng dich vu logistics làmột chuỗi cung ứng dịch vụ có mắt xích với nhau”?° Do đó, quy định của Luật Thương
mại năm 2005 như hiện nay sẽ không giúp phân biệt dịch vu logistics với các dịch vu
đơn lẻ khác như dịch vụ vận chuyên hàng hóa Theo đó, điều này dễ dẫn đến tình trạngcác doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ thuộc chuỗi dịch vụ logistics sẽ nhằm tưởngrằng doanh nghiệp đó đang thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics Do đó, khiđăng ký kinh doanh sẽ chỉ ghi tên mã ngành cụ thể của loại dịch vụ đó (Ví dụ: Vận tảihàng hóa bằng đường bộ - 4933) hoặc đăng ký kinh doanh dưới mã ngành kinh doanh
dich vụ logistics — 52292 nhưng lai chỉ ghi một hoạt động kinh doanh dich vụ nhỏ lẻ ở
phần mô tả chỉ tiết
2.1.2 Nội dung các điều kiện dau tư kinh doanh dịch vụ logistics
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP, có thêthấy: nhà đầu tư nước ngoài cần phải đáp ứng đồng thời các điều kiện chung đối với mọithương nhân kinh doanh dich vu logistics ở Việt Nam tại khoản I và khoản 2 Điều nàyvới các điều kiện riêng đối với nhà dau tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thé là thànhviên của tổ chức WTO cung cấp dich vu logistics tại Việt Nam Mac dù bên cạnh Camkết WTO, Việt Nam còn tham gia vào nhiều các cam kết, điều ước, hiệp định với nhiềuvùng lãnh thổ, khu vực, quốc gia khác, tuy nhiên trong giới hạn của bài khóa luận tốtnghiệp này, tác giả chỉ tập trung phân tích các điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài khikinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam được ghi nhận tại Biểu cam kết WTO, đã đượcnội luật hóa tại Nghị định số 163/2017/NĐ-CP
24 Phạm Hồng Hạnh (2019), Pháp luật về logistics — Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, luận văn thạc sỹ luật học,
giảng viên hướng dân: PGS.TS Nguyên Minh Hăng, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 53.
32