Trên cơ sở đánh giá thực trạng khai thác lễ hội đền Bạch Mã, tôi sẽ đưa ra một sé khuyén nghi, dé xuất với mong muốn tác động vào ý thức của người dân địa phương trong việc bảo ton và ph
Trang 1DOAN TH] MOAI
TAL DUNG VÀ KHAI THAC LE HỘI
NHAM PHÁT TRIEN DU LICH BIA PHƯƠNG
(Trường hop LỄ hội Đần Bạch Mã, Nghệ An)
KHOA LUẬN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2012-X
Ha Nội - 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIENG VIET
ĐOÀN THỊ HOÀI
TÁI DỰNG VÀ KHAI THÁC LỄ HỘI NHẰM PHAT TRIEN DU LICH DIA PHƯƠNG
(Trường hợp Lễ hội Đền Bạch Ma, Nghệ An)
KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trang 3giáo ở Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt — Trường Dai học Khoa học Xã hội
và Nhân văn (Đại học Quốc Gia Hà Nội) đã cùng với tri thức và tâm huyếtcủa mình dé truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tôi suốt thời gian học tập
tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Lê Nguyễn Lê, người cô đã
| trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt và chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn thiết
thực và những chỉ dẫn khoa học quý báu cho tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Phòng văn hóa thể thao huyện
Thanh Chương, Ban văn hóa xã Võ Liệt, Ban quản lí di tích lịch sử đền Bạch
Mã đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát và khai thác
tư liệu liên quan đến đề tài khóa luận.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian cũng như về kiến thức và kinh
ị nghiệm, những khiếm khuyết trong khóa luận này là điều không tránh khỏi.
Tôi rat mong tiêp tục nhận được sự chỉ dan của các thay cô và sự góp ý của
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết
quả nghiên cứu trong Khóa luận là trung thực Khóa luận này chưa từng
được công bồ trong bất kỳ công trình nào Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Sinh viên Đoàn Thị Hoài
Trang 5MỤC LỤC
0627.100007 |
1 Ly do chon 1 0Š |
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU 5 «+ + + + ##xE+*££+e£exeeeeseeexe 2
3 Lich sử nghiên cứu vấn đề - ¿+ ©s+©++s++x+xeExeExerxerxrrerrerrrrrrrrrrvee 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2-2 +++©++++++z++z++xezxezx+srszxeex 5
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu :- + ++s++s+z+zz++s++ 6
6 Bố cục của '0 70 7
Chương 1 VAI TRÒ CUA LỄ HỘI DOI VỚI PHÁT TRIEN DU LỊCH 8
1.1 Một số lý luận chung về lễ hội và du lịch 2-5555: 8
ăn: m.< 8
mm» n wnnớớ.ố 17
1.2 Giá trị văn hóa của lễ hội trong xã hội hiện nay - 23
1.2.1 Lễ hội mang giá trị có kết cộng đẳng -: s5s+cscxecsesrxesea 23 1.2.2 Giá trị hướng về cội nguồn của lễ hội CO IFuyÊMN -s-©5:©5255+ 55+ 24
1.2.3 Giá trị văn hóa tâm linh của lễ hội -+©c5se++cc+sccce 24
1.2.4 Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh than của lễ hội cổ truyễn 25
1.2.5 Giá trị bảo tôn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của lễ
Oi CO UUYEN RE Mạ 26
1.2.6 Gid tri kinh tế của lễ hội cổ truyền ¬— = 26
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa lễ hội và du lịch - 27
1.3.1 Tác động của lễ hội đối với phát triển dụ lịch -.-2 se se+e+tszsztsxz 27
1.3.2.Tác động của hoạt động du lịch đến lễ hội ở địa pDhƯƠNg .- 29 Tiéu két chwong 88 ẽaA433ýÝ 33
Chuong 2 LE HOI DEN BACH MA: NGUON GOC VA SU TAI DUNG 35
2.1 Đền Bạch Mã- nơi diễn ra lễ hội -. 2522522 c2vczerxerxrrrrrer 35
2.2 Nguồn gốc và quy trình tô chức lễ hội đền Bạch Mã 40
Trang 62.2.1 Nguôn góc của lễ hội đền Bạch Mã -.:- + ©5+©5s5c+Sz++zvsrsrseei 40 2.2.2 Quy trình tổ chức lễ hội đền Bạch Mã hiện nay - -: ©5:-: 41
đao Cả Trình GAT ỦỨNG , rasoinasearnene rrsnssspasssesses arecesns xeswses omens thrnanansa nen 48
Tid ket ChWONG 7# nẽn Ô 52
Chuong 3 KHAI THAC LE HOI DEN BACH MA PHAT TRIEN DU LICH
DIA PHƯƠNG: THUC TRANG VA NHUNG KHUYEN NGHỊ, 53 3.1 Thực trạng hoạt động du lich tại lễ hội đền Bạch Mã 53
3.1.1 Thục trang đâu tư xây dựng cơ sở ha tang, cơ sở vat chất kỹ thuật 53
3.1.2 Thực trang tổ chức quan lý hoạt động của lỄ hội -ccsccccccceo 55
3.1.3 Thực trạng lượng khách du lịch tham gia lễ hội -.-. -: -+: 56
3.1.4 Thực trạng doanh thu từ lỄ hội - 2+ + + ©++++++xe+xertexezxezxeres 57
3.1.5 Thực trạng giữ gìn vệ sinh môi trường tại lễ hội -:-s- 58
LÝ ý sccm en name onsen ex savan vas ean ne names mera coena cesnversseee rescaeasouiea peeks neti hi sSEtat hes 58
3.2 Những khuyến nghi cc.ccccccccccsesssesssessssessessseessecsseessecsecsesseeseeseeseeanen 59
3.2.1 Khuyến nghị về việc bảo tôn các giá trị của lễ hội đền Bạch Mã 59
3.2.2 Khuyến nghị cho phát triển du lịch lễ hội huyện Thanh Chương 61
I0 8.70) 8n 66 KET LUAN hd 67
TÀI LIEU THAM KHAO W000 cccsscsssessessesssssesssecssccssecssecsscssecsecseanecneeneenes 69
32108909900): 0 4 72
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một phần không thê thiếu trong cuộc
sống, một phần do điều kiện kinh tế được nâng cao, mặt khác du lịch là một
trong những hình thức giúp con người giải tỏa những căng thắng, áp lực trong
cuộc sống, giúp con người lấy lại năng lượng để tiếp tục công việc Trong các
loại hình du lịch, du lịch thông qua lễ hội là một trong những hình thức hấpdẫn đối với nhiều du khách Tại Việt Nam, số lượng du khách đến với lễ hội
và đình, đền, chùa, miéu chiếm một ty lệ rất lớn, đặc biệt là khách du lịch
trong nước Hiểu được nhu cầu của du khách, nhiều địa phương đã tái dựng
các lễ hội truyền thống, khai thác lễ hội thành các sản pham du lich nhằm thu
hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến địa phương
Với bề dày lịch sử văn hóa trải dài hàng nghìn năm, ở Việt Nam đã hình
thành rất nhiều lễ hội truyền thống giá trị Tuy nhiên, do quá trình lịch sử gan
liền chiến tranh, thiên tai, nhiều lễ hội đã bi mai một, thậm chí biến mat trong
đời sống của nhân dân Trước tình hình này, trong những năm qua, Đảng và
Nhà Nước đã quan tâm đầu tư tái dựng nhiều lễ hội Đồng thời, nhiều địaphương cũng đã chủ động, nỗ lực “làm sống lại” các lễ hội truyền thống -
từng niềm tự hào của họ.
Theo đó, lễ hội truyền thống đã được tái hiện trên quy mô lớn và mỗi nơi mang những sắc màu riêng, làm nên tính đa dạng cho bức tranh toàn cảnh lễ
hội truyền thống ở Việt Nam Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng phục dựng lễ hội một cách thành công với một hướng đi tích cực.
Nghệ An được biết đến là một tỉnh với bề day lịch sử và truyền thống lâuđời, có vị trí địa lý và văn hóa khá đặc biệt, nằm trong khu vực Bắc Trung bộ
Hiện nay, tại Nghệ An còn lưu giữ lại được những di sản quý như đền Con,
Đền Chiêu Trưng, Đền Ông Hoàng Mười, hay một số những cụm di tích nỗitiếng như cụm di tích Hoàng Trù, mộ Hoàng Thị Loan Hang năm có rất
Trang 8nhiều lễ hội được diễn ra trong tỉnh, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước Đặc biệt năm 2001, tỉnh đã tiến hành phục dựng lại lễ hội Đền
Bạch Mã Việc tái dựng lễ hội này được đông đảo bà con nhân dân hưởng
ứng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân Đồng thời, làm đa
dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của tỉnh, góp phần bảo tồn
và phát huy giá trị lễ hội truyền thống, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên
nhân văn.
Mặc dù vậy, việc tái dựng và khai thác lễ hội đưa vào phục vụ phát triển
du lịch tỉnh Nghệ An gặp phải một số quan điểm khác nhau Điều này có nghĩa là công tác tái dựng và khai thác lễ hội của tỉnh Nghệ An cần tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh, bé sung nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của
du khách và nhân dân.
Do vậy, tôi lựa chọn đề tài “Tái dựng và khai thác lễ hội nhằm phát triển
du lịch địa phương (Trường hợp đền Bạch Mã, Nghệ An)” với mong muốn việc tái dựng và khai thác các giá trị của lễ hội sẽ góp phần vào việc phát triển
du lịch địa phương và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa tỉnh Nghệ An Thông qua việc nghiên cứu, tôi hi vọng có thể thông qua đây đưa ra những khuyến nghị để góp phần bổ sung hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng lễ hội phục vụ phát triển du lịch của tỉnh.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trước hết, với tư cách là một người con của địa phương, việc tìm hiểu về
sự tái dựng và thực trạng hoạt động của lễ hội đền Bạch Mã - Thanh Chương, giúp bản thân tôi hiểu rõ hơn về lễ hội truyền thống văn hóa trên mảnh đất quê hương mình Bên cạnh đó, khóa luận này được hoàn thành còn là nguồn tài liệu góp phần giới thiệu rộng rãi với mọi người những giá trị văn hóa tại lễ
hội đền Bạch Mã hiện đang lưu truyền Việc nghiên cứu quá trình tái dựng và
khai thác lễ hội đền Bạch Mã phục vụ phát triển du lịch, thông qua đó xác
Trang 9định các điều kiện nhằm khai thác, tái dựng và sử dụng các lễ hội cho mục
tiêu phát triển du lịch trong phạm vi tỉnh Nghệ An Ngoài ra, tôi sẽ tổng quan
và tiếp tục tìm hiểu làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến
hoạt động du lịch và lễ hội, trên cơ sở đó đánh giá tác động của hoạt động du
lịch đối với kinh tế - xã hội, văn hóa (lễ hội) và môi trường Trên cơ sở đánh
giá thực trạng khai thác lễ hội đền Bạch Mã, tôi sẽ đưa ra một sé khuyén nghi,
dé xuất với mong muốn tác động vào ý thức của người dân địa phương trong
việc bảo ton và phát triển các giá trị văn hóa; đưa lễ hội truyền thống của địa
phương trở thành lễ hội phục vụ du lịch mà không làm mat đi tính linh thiêng
của lễ hội, góp phần nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế của địa phương.
3 Lịch sử nghiên cứu van đề
Vấn đề nghiên cứu các lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch dù
chỉ nổi lên trong những năm gan đây nhưng đã được các nhà khoa học quan
tâm đặc biệt.
Lễ hội từ trước đến nay là sản phẩm tinh thần không thé thiếu của nhân
dân ta, đã có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả viết về lễ hội truyền thống
như: Lễ hội cổ truyền (Viện Văn hóa dân gian, 1992), Lịch lé hội (Lê Trung
Vũ, Nguyễn Hồng Dương, 1993), Tir điển lễ hội Việt Nam (Bùi Thiết, 1993),Nhập môn khoa học đu lịch (Trần Đức Thanh, 2000), Lễ hội Việt Nam trong
sự phát triển du lịch (Duong Van Sáu, 2004), Tuyến điểm du lịch (Bùi Hải
Yến, 2005), Giáo trình tổng quan du lịch (Sở Giáo dục Hà Nội, 2005), Phong
tục lễ hội Việt Nam (Lê Đức Luận, 2007), Du lịch văn hóa- những van dé ly luận và nghiệp vụ (Trần Thúy Anh, 2014) Những năm gần đây cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, kinh tế xã hội phát triển, nhu
cầu vui chơi, du lịch ngày càng lớn, nhiều lễ hội được phục dựng, các tour,
tuyến du lịch được hình thành Các công trình nghiên cứu lễ hội gắn với du
lịch cũng được nhiêu học giả quan tâm, đặc biệt là các lễ hội lớn ở các địa
Trang 10phương trong cả nước Một số công trình nghiên cứu về sự phục dựng lễ hội
truyền thống như: Phục dựng lễ hội Xuân Phả, Thọ Xuân, Thanh Hóa, Phuc
dựng lễ hội Lam Kinh, Thanh Hóa (Bùi Quang Thắng, 2005), Phục dung lễ
hội Kiếp Bạc, Hải Dương (Bùi Quang Thắng, 2006)
Bên cạnh đó, tại nước ta, cũng có một số bài viết nghiên cứu về lễ hội,
du lich, du lịch lễ hội như: Nhập môn khoa học du lịch (Trần Đức Thanh,
2000), Da dang hóa các hoạt động di tích-lễ hội qua con đường du lịch (Trần
Nhoãn, 2002), Có phải lễ hội truyền thong như một hiện tượng tâm linh và có
tính truyền thong (Lương Hồng Quang, 2011), Quản tri lễ hội và hình ảnh
điểm đến (quản trị giúp gì cho việc xây dựng hình ảnh điểm đến) (Lương Hồng Quang, 2012), Du lịch di sản Quan điểm và nguyên tắc phát triển Hội
thảo khoa học phát triển du lịch trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Những
vấn dé đặt ra (Trần Đức Thanh, 2012), Hội thảo quốc tế Du lịch lễ hội và sự
kiện (Đại học Kinh tế & Trường Quản lí công nghiệp du lịch, Đại học Hawal,
2013), Vai trò của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế (Nguyễn Quyết, Võ
Thanh Hải 2015).
Trong những năm gan đây, nghành du lịch nhận được sự quan tâm lớn
của Đảng và Nhà Nước, tạo cơ chế chính sách dé nghành du lịch có điều kiện
phát triển, bắt kịp với xu hướng thế giới Đồng thời, Đảng và Nhà Nước đã
phê duyệt nhiều chính sách tạo hành lang pháp lý cho ngành du lịch phát triển
nói chung và phát triển du lịch nhân văn nói riêng, cụ thé có: Luật di sản văn
hóa và văn bản hướng dân thi hành (2003), Luật du lịch (2005) Năm 2013,
Thủ tướng Chính Phủ thông qua quyết định số 201/QĐ-TTg về “ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” nêu ra những quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Thanh Chương là không chỉ là quê hương của những vị anh hùng dân tộc
như trung tướng Nguyễn Dé (biệt danh là Ba Trung), anh hùng phi công
Trang 11Nguyễn Ngọc Độ, anh hùng liệt sỹ Nguyễn Xuân Cần, anh hùng Hoàng Đình Kiền, anh hùng Nguyễn Quang Trung mà còn là mảnh đất với những di tích lịch sử nổi tiếng như đền Hai Hầu (xã Xuân Tường), đền Bạch Mã, đình Võ Liệt (xã Võ Liệt) Đặc biệt, khi nhắc đến Thanh Chương chúng ta không thé
không nhắc đến lễ hội đền Bạch Mã, lễ hội lớn nhất của huyện Tuy nhiên, đến nay chỉ có một số tác giả nghiên cứu, tìm hiểu và viết bài về đền Bạch Mã
song còn rất ít, sơ lược và ngắn gọn, hầu như chỉ nói chung chung một cách
khái quát.
Một số bài viết của các tác giả được đăng trên Cổng thông tin điện tử Thanh Chương, Cổng thông tin điện tử Nghệ An, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Báo Nghệ An Cụ thể có các bài viết như: Thanh Chương: Khai hội Đền Bạch Mã (Hữu Thịnh-Huy Thu, 2015), Linh thiêng dé Bạch Mã (Dam Thuong, 2016), Nó mic tray hội đền Bạch Mã (Minh Quý, 2016) Mặc dù vậy, đây cũng là những nguồn tư liệu tham khảo quan trọng dé tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Sau khi nghiên cứu lịch sử vấn đề, tôi nhận thấy lễ hội truyền thống có khả năng trở thành sản phẩm du lịch nhân văn đặc biệt tại một tỉnh có tiềm năng như Nghệ An Đồng thời qua đây, tôi nhận thấy, việc sử dụng lễ hội trong phát triển du lịch là bước đi đầu tiên, vẫn đang trong quá trình vừa thực hiện, vừa học hỏi và đang gặp phải nhiều quan điểm, ý kiến tranh luận khác nhau Điều đó chứng tỏ đây là vấn đề mới thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia và các nhà hoạt động du lịch Lễ hội đền Bạch Mã cũng đang trong quá trình thử nghiệm, vừa phục dựng, vừa điều chỉnh để phù hợp nhằm đạt được kết quả tốt hơn.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình khai thác và tái dựng lễ hội đền Bạch Mã nhằm phát triển du
lịch.
Trang 13- Quá trình khai thác lễ hội được sử dụng trở thành một sản phẩm du lịch thu hút du khách Đánh giá tài nguyên nhân văn thông qua tiềm năng di
sản văn hóa, những chính sách, cơ chế, quy hoạch
- Dé xuất và nêu ra một số khuyến nghị để khai thác lễ hội truyền thống trở thành sản phẩm du lịch của Nghệ An thông qua lễ hội đền Bạch Mã.
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguon tư liệu
Đê thực hiện Khóa luận này, tôi sử dụng chủ yêu các nguôn tư liệu sau:
- Tai liệu thành văn: Sách chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, khóa luận tot nghiệp, bài viét, sách báo, tạp chi, văn ban,
- Tài liệu điền dã thu thập được thông qua việc đi thực tế lễ hội đền Bạch
Mã tại huyện Thanh Chương và phỏng vấn các cán bộ văn hóa, những người cao tuôi tại địa phương Đây là nguồn tài liệu quan trọng góp phần không nhỏ vào quá trình nghiên cứu của đề tài.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Dé thực hiện đề tài này người viết đã vận dụng linh hoạt nhiều phương
pháp nghiên cứu Các phương pháp chủ yếu được sử dụng là:
e Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Trên cơ sở thu thập thông tin
tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, đài, tivi, tạp chí, mạng internet, , từ đó chọn lọc để có cái nhìn khái quát, những nhận xét và đánh
Trang 14giá ban đầu về vấn đề nghiên cứu, cụ thể là công trình di tích và lễ hội đền
Bạch Mã thuộc xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
e Phương pháp nghiên cứu thực dia (điền dã): Đây là phương pháp
nghiên cứu cơ bản để khảo sát thực tế, được sử dụng để thu thập số liệu,
thông tin chính xác, khách quan về đối tượng nghiên cứu Trong quá trình làm
đề tài, người viết đã đi khảo sát tại huyện Thanh Chương để có thêm thông tin
thực tế bên cạnh những tài liệu thu thập được.
e Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích và tổng hợp các tài liệu
liên quan đến đề tài, từ đó đề xuất các khuyến nghị trong phục dựng, khai thác
Lễ hội đền Bạch Mã phục vụ phát triển du lịch địa phương.
6 Bố cục của đề bài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung chính của đề tài gồm 3 phan:
Chương 1: Vai trò của lễ hội đối với phát triển Du lịchChương 2: Lễ hội đền Bạch Mã: Nguồn gốc và sự tái dựngChương 3: Khai thác lễ hội đền Bạch Mã phát triển du lịch: Thực trạng
và những khuyến nghị
Trang 15Chương 1VAI TRO CUA LE HỘI DOI VỚI PHÁT TRIEN DU LICH
1.1 Một số lý luận chung về lễ hội va du lịch
1.LI Lễhội
1.1.1.1 Khai niệm
Việt Nam là đất nước có nền văn hóa lâu đời với hơn 54 dân tộc anh em
chung sống, cùng đóng góp những phong tục tập quán, những nét văn hóa đặc
trưng của mỗi tộc người, mỗi vùng đất cho nền văn hóa dân tộc Trong số đó,
lễ hội là đặc trưng cho mỗi tộc người, mỗi tôn giáo làm cho nền văn hóa của
dân tộc đặc sắc, độc đáo hơn.
Lễ hội là một loại hình tiêu biểu trong di sản văn hóa phi vật thé Trong
Luật Di Sản Văn hóa Việt Nam năm 2005 đã chỉ ra: “Văn hóa phi vật thê hay
còn gọi là văn hóa tỉnh thần bao gồm toàn bộ những sản pham do hoạt độngsản xuất tỉnh thần của con người sáng tạo ra như phong tục, tập quán thê hiệntrong lối sống, trong các mối quan hệ xã hội của con người, các quy ước théhiện mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và tổ tiên, với
lực lượng siêu nhiên mà con người tin tưởng Đó là toàn bộ tri thức liên quan
đến việc sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự sống và phát triển con người
như sản xuất lương thực, thực phẩm, y học dân gian, văn hóa âm thực, nghề
thủ công Đó là các loại hình nghệ thuật ngôn từ như truyện kể, ca dao, dân
ca, thành ngữ, tục ngữ Đó là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như âm nhạc,
múa rối, sân khấu, các hình thức trình diễn cho đến kiến trúc, điêu khắc, trangtrí, hội họa ” [17].
Theo khoản 1 điều 2 mục I, Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật
thể của UNESCO năm 2003, chỉ ra rằng: “Di sản văn hóa phi vật thể được
hiểu là các tập quán, các hình thức thé hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm
theo đó là những công cụ, đô vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên
Trang 16quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá
nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ Được chuyên giao từ thế
hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và các
nhóm người không ngừng tái tạo dé thích nghi với môi trường và mối quan hệ
qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng
đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người Vì những mục
đích của Công ước này, chỉ xét đến những di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với các văn kiện Quốc tế hiện hành về quyền con người, cũng như những yêu
cầu về sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng, các nhóm người và cá nhân,
và về phát triển bền vững” [30].
Hiên nay, có rất nhiều định nghĩa về lễ hội với những quan điểm khác
nhau của các nhà nghiên cứu Trên thực tế, đã xuất hiện các quan điểm, ý kiến sau đây: Có quan niệm chia tách lễ và hội thành hai thành tố khác nhau trong
cấu trúc lễ hội Theo Bùi Thiết thì “Lễ là các hoạt động đạt tới trình độ cao hơn, trong đó có các hoạt động văn hóa truyền thống” [25]; còn nhà nghiên
cứu Thu Linh lại có quan điểm: Lễ (cuộc lễ) phản ánh những sự kiện đặc biệt,
về mặt hình thức lễ trong các dip này trở thành hệ thống những nghi thức có tính chất phổ biến, được quy định một cách nghiêm ngặt nhiều khi đạt đến
trình độ một “cái diễn hóa” cùng với không khí trang nghiêm đóng vai trò chủ
đạo Đây chính là điểm giao thoa giữa lễ và hội, và có lẽ, cũng vì vậy, người
ta thường nhập hai từ lễ và hội [6, tr.27].
Theo Nguyễn Quang Lê, thi bat kỳ một lễ hội nào cũng bao gồm hai hệ
thống đan quyện và giao thoa với nhau:
e Hệ thống lễ: Bao gồm các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian và tôn giáo
cùng với các lễ vật được sử dụng làm đồ lễ mang tính linh thiêng, được chuẩn
bị rất chu đáo và nghiêm túc Thông qua các nghi lễ này con người được giao
cảm với thê giới siêu nhiên là các thân thánh (các nhiên thân và nhân thân),
Trang 17do chính con người tưởng tượng ra và họ cầu mong các thần thánh bảo trợ và
có tác động tốt đẹp đến tương lai cuộc sống tốt đẹp của mình
e Hệ thống hội: Bao gồm các trò vui, trò diễn và các kiểu diễn xướng
dân gian, cụ thể là các trò vui chơi giải trí, các đám rước và ca múa dân
gian.v.v - chúng đều mang tính vui nhộn, hài hước, song đôi khi chưa thé tách
ra khỏi việc thờ cúng [5, tr.5-9].
Dinh Gia Khánh quan niệm: “đặc điểm cơ bản của văn hoá dân gian
(trong đó có lễ hội) là tính nguyên hợp tức nói rằng quan hệ nghệ thuật ấy
người ta nhận thức hiện thực như một tổng thé chưa bị chia cat” [3, tr.12].
Nghiên cứu Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển đu lịch, Dương Văn Sáu
cho rằng: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên một
địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một số
sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp biểu hiện cách ứng
xử văn hoá của con người với thiên nhiên- thần thánh và con người với xã
hội” [20, tr.35].
Phạm Quang Nghị cho rằng: “Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng, có
tính phổ biến trong cộng đồng xã hội, có sức lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân
dân tham gia Là sản phẩm sáng tạo của các thế hệ tiền nhân để lại cho hôm nay,
lễ hội chứa đựng những mong ước thiết tha vừa thánh thiện, vừa đời thường, vừa thiêng liêng, vừa thế tục của bao thế hệ con người” [9, tr.96].
Ngô Đức Thịnh quan niệm rằng: “lễ hội cổ truyền là một hiện tượng văn
hoá dân gian tổng thé”, “lễ hội là một hình thứ diễn xướng tâm linh" và diễn
giải: Tính tông thé của lễ hội không phải là thực thé “chia đôi” như người ta quan niệm mà nó hình thành trên trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh - lịch sử hay là một thần linh nghề
nghiệp nào đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn hoá phái
sinh để tạo nên một tổng thé lễ hội cho nên một trong lễ hội phần lễ là phần
gốc rễ chủ đạo, phần hội là phần phát sinh tích hợp [27,tr.37].
10
Trang 18Trần Bình Minh cho rằng: “lễ và hội hoà quyện, xoắn xít với nhau để
cùng nhau biểu thị một giá trị nào đó của một cộng đồng Trong lễ cũng có
hội và trong hội cũng có lễ” [8, tr.120].
Nguyễn Tri Nguyên thi khẳng định: Lễ hội là sự thé hiện, là sự phát lộ của ký ức văn hoá dân tộc Giống như gien di truyền, ký ức văn hoá chứa đựng hàm lượng thông tin các giá trị văn hoá của quá khứ qua các truyền thống văn hoá dân tộc, tạo nên bản sắc và sự đa dạng văn hoá, cũng thiết yếu đối với sự sống con người tựa như sự đa dạng sinh học trong thế giới tự nhiên
[10, tr 54-56].
Phan Đăng Nhật cho rằng: “Lễ hội là pho sử khổng 14, ở đó tích tụ vô số
những lớp phong tục tín ngưỡng, văn hoá nghệ thuật và cả sự kiện xã hội
-lịch sử quan trọng của dân tộc” và “ Lễ hội còn là bảo tàng song về các mặt
sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Việt Chúng đã sống, đang sống và
dưới đặc trưng của mình chúng tạo nên sức cuốn hút và thuyết phục mạnh mẽ
nhất” [33, tr.24].
Như vậy, các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau hai thành tố cấu
trúc nên lễ hội (phần lễ tức là nghi lễ, là mặt thứ nhất: tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng, linh thiêng: phần hội tức là hội hè, là mặt thứ hai: vật chất, văn hoá
nghệ thuật, đời thường).
Nhìn chung các thuật ngữ để chỉ lễ hội đều có ý nghĩa khá thống nhất:
Lễ hội là một nhu cầu văn hoá của con người không thé thiếu, nó mang tính
cộng đồng được diễn ra trên một địa bàn dân cư nhất định, được xác định
trong một thời gian cụ thê.
Lễ hội là sản phẩm của xã hội quá khứ, được truyền lại tới ngày nay và
nó được người dân, cộng đồng tiếp nhận và thực hành trong đời sông văn hóa
tín ngưỡng.
Là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, lễ hội vừa mang
tính độc đáo, vừa phong phú đa dạng của dân tộc Việt Nam Có thể coi lễ hội
11
Trang 19là hình ảnh thu nhỏ của nền văn hóa dân gian cỗ truyền Bởi lẽ, trong lễ hội
bao gồm hầu như đầy đủ các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như văn
học dân gian, truyền thuyết, thần thoại, văn tế, cao dao hò vè ; về nghệ thuật
biểu diễn dân gian có diễn xướng, sân khấu dân gian, các làn điệu dân gian ;
về tôn giáo có phong tục và các tín ngưỡng dân gian gồm các nghỉ lễ, nghi
thức, các trò diễn Chính vì lẽ đó, nó không chỉ là một hiện tượng văn hóa
dân gian mà lễ hội còn là một hiện tượng lịch sử Nó phản ánh khá trung thực
và rõ nét bản lĩnh và bản sắc dân tộc cùng với nguyện vọng, ước muốn, tâm
linh của nhân dân trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước
Nhiều yếu tố văn hóa tinh thần được lễ hội bảo lưu từ thế hệ này sang
thế hệ khác, trở thành di sản văn hóa truyền thống vô giá của dân tộc Đó
chính là kho tàng các giá trị thuộc về tỉnh hoa văn hóa, mang bản sắc văn
hóa dân tộc ta.
Lê Trung Vũ và Nguyễn Hồng Dương khái quát: “Hội làng là sinh |
hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng làng, xuất phát từ nhu cầu
cuộc sống, từ su ton tại và phát triển cho cả làng, sự bình yên cho từng cá
nhân, niềm hạn phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ;
sự sinh sôi của gia súc; sự bội thu của mùa màng; mà từ bao giờ đã quy tụ
niềm mơ ước chung vào bốn chữ “Nhân khang, vật thịnh” hay “ Quốc thái
dân an” [34, tr.28].
1.1.1.2 Cau trúc của lễ hội.
Theo Lê Văn Kỳ trong Lễ hội cổ truyền thì lễ hội bao gồm 2 phan: phan
lễ và phần hội [33,tr.67].
s* Hệ thống lễ
Lễ trong lễ hội là một hệ thống các hành vi, động tac nhằm biểu hiện
lòng tôn kính của dân làng với các thần linh, lực lượng siêu nhiên nói chung,
với Thành hoàng nói riêng Đồng thời lễ hội cũng phản ánh những nguyện
vọng, mơ ước chính đáng của con người trước cuộc sông đây ray những khó
12
Trang 20khăn mà bản thân họ chưa có khả năng để cải tạo Lễ trong lễ hội không đơn
lẻ, nó là một hệ thống liên kết có trật tự cùng hỗ trợ nhau, thường gồm: lễ
rước nước, lễ mộc dục, lễ tế gia quan, đám rước, tế đại tế, lễ túc trực, lễ hèm.
- LỄ rước nước: Trước khi vào đám một ngày làng cử hành lấy nước giữa
sông, giếng rước về đình hoặc đền Nước thường được đựng vào chóe sứ hay
bình sứ đã được lau chùi sạch sẽ Người ta múc nước bằng gáo đồng, lúc đô
nước phải đỗ qua miếng vải đỏ ở miệng bình, sau đó bình nước được đưa lên kiệu rước về nơi thần linh ngự trị.
- LỄ mộc dục: công việc này thường được giao cho những người có uy
tín đảm nhiệm Họ thắp hương dâng lễ rồi bắt đầu tiến hành công việc một
cách cẩn thận Thời gian thần được tắm là hai lần : lần thứ nhất tắm bằng
nước làng vừa lấy về, lần thứ hai tắm bằng nước ngũ vị Sau đó nước ngũ vịđược giữ lại một để các vị hương lão, chức sắc nhúng tay, xoa vào mặt mình
một ít như hình thức “ hưởng ân thánh” Còn mảnh vải đỏ thì xé nhỏ chia cho
dân làng đeo vào tay dé “ lay khước”
- Lễ tế gia quan: là lễ khoác áo mũ cho tượng thần, bài vị hoặc cũng có
thể là mũ được triều đình ban cho theo chức tước, phẩm hàm lúc đương thời
hoặc mũ áo hàng mã đặt làm thờ ở nơi thần an ngự Đến ngày hội những thứ
đó được phong gói cân thận rồi đặt lên kiệu rước về đình Khi mọi việc xong
xuôi làng vào tế một tuần trước long kiệu gọi là tế gia quan
- Đám rước: là hình ảnh tập trung nhất của lễ hội, là biểu trưng nhất của
sức mạnh cộng đồng đang vận động trước mắt mọi người một cách tráng lệ
mà vẫn thân quen Đám rước đón vị thần từ nơi đài ngự (đền, miếu) về đình
được tô chức lễ hội để ngài xem hội, dự hưởng các lễ vật được dâng lên từtắm lòng thành kính rất mực của toàn thé dân làng
- Tế đại tế: là nghi thức quan trọng nhất của buổi lễ Khi bài vị hoặc thần của buổi lễ đã được rước ra đình thì ban tế lễ thực hiện chương trình buổi lễ, bày lễ vật lên để tế lễ và dâng 6 tuần rượu trăng Trong buổi lễ chủ tế thực
hiện tat cả các công việc trong buôi lễ và được mặc quan áo riêng.
13
Trang 21- Lễ túc trực: khi kiệu được rước về đình đặt tại giữa sân đình và cử ra 4
người trông coi kiệu được gọi là lễ túc trực.
- LỄ hèm: đó là nghỉ lễ mô phỏng lại những hành động gi tiêu biểu nhất của người được tổ chức thờ cúng trong buổi lễ hay người ta làm lễ hèm để mô phỏng một trò chơi dân gian nào đó Các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần
nghi lễ với những nghi thức nghiêm túc, trọng thể, mở đầu ngày hội theo thời
gian, không gian Phần nghi lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính
tưởng niệm lịch sử, hướng, về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng
dân tộc lỗi lạc có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội Nghi lễ tạo
thành nền móng vững chắc, tạo một yếu tô văn hoá thiêng liêng, một giá trị
thâm mỹ đối với toàn thé cộng đồng người đi hội trước khi chuyển sang phần xem hội Vì vậy có thé nói lễ là phần đạo của con người, nó chỉ phối mọi suy
nghĩ và hành động của con người.
+» Hệ thống hội
Hội được tổ chức nhân dịp kỷ niệm một sự kiện quan trọng nào đó và
liên quan đến cộng đồng như làng, bản nhằm đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của cộng đồng mang tính cộng đồng cả về tư cách tô chức lẫn
mục đích của nó Hội còn là một hệ thống trò chơi diễn ra phong phú, đadạng Đó là sự cộng cảm cần thiết về phương diện tâm lý sau những ngày
tháng lao động vất vả với những dồn nén cần được giải toả và thăng bằng trở lại Mọi người vào hội để lãng quên nỗi vất vả, nhọc nhan và cả những điều
ác, sự bất công mà hướng tới niềm vui, sự sống và những tương lai tốt đẹp
trong thời gian tới Bởi vậy mà hội thường được kéo dài hơn lễ rất nhiều và được diễn ra sôi động, vui vẻ hơn Trong hội có thé kể đến các trò sau đây
theo đặc trưng tương đối của nó:trò chơi mang tính phong tục (kéo co ), trò
chơi mang tính thượng võ (đánh đu, đấu vật ), trò chơi mang tính nghề (thôi cơm thi, đánh cá, cấy lúa ), các trò giải trí (cờ người, hát bài chòi, đồ vui ),
các hình thức hội hè vui chơi khác: lên đông, tướng sô Hội là đê vui chơi
14
Trang 22thoả thích đến mức thái quá để có được niềm vui vì những trò chơi đó dược
phép vượt qua khuôn khổ nghỉ lễ, tôn giáo, tudi tác, dang cấp Mọi người
đến với lễ hội trong tinh thần cộng cảm, hồ hởi, sảng khoái và hoàn toàn tự
nguyện Ngoài vui chơi giải trí, ngoài gặp gỡ bạn bè, mọi người về dự lễ
hội còn cảm thấy mình được thêm “lộc hội” Vì thế hội thường rất đông và
nhộn nhịp.
Tóm lại, lễ là tong thé nghi thức thể chế hoá trật tự, sắn liền với sự tích
và quyền năng của Thần, diễn đạt mối quan hệ Người / Than Hội thường được diễn ra bên ngoài thần điện, xung quanh thần điện hay mở rộng đến toàn
bộ lãnh thổ cộng đồng, đến từng gia đình Hội mang hai tính chất: chúc mừng thần linh và hưởng ân huệ mà thần linh ban cho Không nhất thiết có hội là
phải có lễ và ngược lại Hội hát quan họ Bắc Ninh không có lễ, không có quy
định thể chế hoá mà cứ đến hẹn lại lên Nhưng khi lễ và hội đã kết hợp thành
lễ hội thì giữa lễ và hội có mối quan hệ tuy khác biệt mà vẫn là cơ bản Hội cơ
bản vẫn là đời thường, lễ cơ bản vẫn là đời thiêng Trong thực tế giữa lễ và hội khó có thể tách rời mà hoà quyện lại với nhau cả về phần lễ và phần hội,
cả đạo lẫn đời đều là một cuộc vui lớn của cộng đồng nhằm đáp ứng yêu cầu giải trí, tín ngưỡng, thi thố tài năng, biểu dương sức mạnh, tái hiện cuộc sống
trong trường kỳ lịch sử Lễ hội không phải là mê tín dị đoan mà là một cách
ứng xử thông minh khôn ngoan của con người đối với sức mạnh vô hình hay
hữu hình mà họ không lý giải được Lễ hội trở thành một hiện tượng văn hoá
tong hợp thoả mãn nhu cầu tâm linh, tâm lý, vật chất của con người Lễ hội làhoạt động sinh hoạt văn hoá xã hội không thể thiếu của con người mọi thờiđại, mọi dân tộc
1.1.1.3 Ý nghĩa của lễ hội truyền thống
Như chúng ta đã biết, lễ hội có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc thê hiện
tư tưởng, tình cảm, thái độ của người dân đối với thế giới đã khuất Không chỉvậy, thông qua lễ hội, con người tưởng nhớ tới công đức, ông bà tổ tiên thông
15
Trang 23qua việc thờ cúng Lễ hội cũng là địa điểm dé mọi người thi thé tài năng, với
nhiều trò chơi dân gian như: đua thuyền, đánh đu, ném còn, hát giao duyên,
hát đối đáp, hát bài chòi, đánh cờ người, tạo điều kiện để người dân gần gũi
nhau hơn, hiểu nhau và cùng nhau tham gia tích cực để dành chiến thắng
trong các trò chơi.
Lễ hội được xem như là một điểm văn hoá sống, một bảo tàng sống của
người Việt từ cỗ đại đến nay, đồng thời có tác dụng bảo lưu phát triển bản sắc
văn hoá Đối với mỗi cá nhân, lễ hội trở nên thân thiết, thiêng liêng, mãnh
liệt Đó là biểu hiện giá trị của một cộng đồng: Qua lễ hội, con người dường
như lấy lại niềm tin, động lực sau những khó khăn của cuộc sống thường
nhật Lễ hội cũng là dịp để con người vươn lên đời sống văn hoá cao hơn và
bộc lộ hết tinh hoa của mình Lễ hội là nơi nhắc nhở người ta sống mực
thước, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn Bên cạnh đó, lễ hội là nơi thể
hiện năng khiếu thâm mĩ của cộng đồng, tất cả phải được chuẩn bị hết sức chu
đáo Hơn nữa, lễ hội khuyến khích tài năng lao động và vui chơi, đề cao cái
cao cả, cái bi, cái hài của cuộc sống.
Chính vì thế, lễ hội có vai trò quan trọng không chỉ trong đời sống hàng ngà với ý nghĩa văn hoá mà nó còn là một trong những khuôn mẫu chuẩn mực
để con người noi theo Do vậy, nếu muốn lễ hội nước ta giữ được bản sắc thì
chúng ta cần khắc phục một số mặt tiêu cực như thương mại hoá các hoạt
động mê tín dị đoan, tệ nạn đánh bạc tập quán lạc hậu
Lễ hội đền Bạch Mã trong đời sống cư dân địa phương
- Giáo dục cho tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống
“ Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền bối có công,
xây dựng bảo vệ Tổ Quốc, quê hương.
- Nhằm bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, tinh thần của nhân dân
- Tạo ra sự giao lưu văn hóa, thể dục thể thao cho con em trong toàn
huyện cũng như các vùng lân cận, đưa lễ hội trở thành sinh hoạt truyền thống
16
Trang 24nhân dân, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tâm linh tạo ra điểm tham quan di tích
lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh lễ hội đền Bạch Mã tôn vinh giá trị
thiêng liêng, vừa thỏa mãn nhu cầu văn hóa tỉnh thần của nhân dân, góp phần
thắt chặt quan hệ xã hội
- Là một hình thức sinh hoạt tổng hợp, lễ hội cấu thành hai yếu tố, tương ứng với mặt tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng, linh thiêng, hai yếu tổ lễ và
hội gắn bó, hòa quyện với nhau mà không làm thân
- Lễ hội đền Bạch Mã hướng con người tới cái “thiêng”, gan bó người
ta lại với nhau, có sức lôi cuốn, hấp dẫn các tầng lớp xã hội, trở thành nhu cầu
khát vọng của nhân dân.
1.12 Dulich
1.1.2.1 Khái niệm
Trong Từ điển Tiếng Việt do Viên Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện
Ngôn Ngữ học thì “du lịch là đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi mình ở” [32]
Khái niệm du lịch trong Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 được nêu ra
như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm thảo mãn, đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất đỉnh” [16, tr.9]
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ
chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải
nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không
quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du
hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi
năng động trong môi trường sống khác hắn nơi định cư.
Theo khoản 4, (Điều 4, chương I), Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy
định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tô tự nhiên di tích lịch
17
Trang 25sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản đề hình
thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [16]
Khoản 2, (Điều 13, chương II) Luật du lịch Việt Nam năm 2005 quy
định “Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cô, kiến trúc, các
công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thé, phi
vật thé khác có thé sử dung phục vu mục đích du lịch” [16].
Các quan niệm về du lịch đã bao quát các yếu tố liên quan đến nhu cầu
con người trong hoạt động du lịch Nó tác động trực tiếp đến hệ thống các
thiết chế văn hóa có liên quan để đáp ứng nhu cầu du lịch của con người như
hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, hệ thống công viên, vườn bách thảo, bảo
tàng để đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ dưỡng, tìm hiểu khám phá
văn hóa của con người.
Căn cứ vào mục đích, nhu cầu của từng chuyến tham quan du lịch, có thể
chia ra nhiều loại hình du lịch khác nhau:
Du lịch thiên nhiên là loại hình du lich mà mối quan tâm chủ yếu của
người đi du lịch là thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, tận hưởng và
thưởng thức phong cảnh thiên nhiên núi rừng, song hồ, biển đảo và hệ thống
thực vật hoang dã như rừng Cúc Phương, Biển Cửa Lò, Nha Trang
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mối quan tâm chủ yếu của conngười là tìm hiểu khai thác những giá trị văn hóa tiêu biểu, tìm hiểu truyền
thống lịch sử, các phong tục tập quán, các lễ hội truyền thống, các nền văn
hóa nghệ thuật của nơi đến đi du lịch Cụ thể như Thánh địa Mỹ sơn, phố cô
Hội An, các lễ hội tiêu biểu như lễ hội cùa Hương, lễ hội đền Hùng
Du lịch xã hội là loại hình mà đối với ho sự tiếp xúc giao lưu với những
người khác là yếu tố quan trong của chuyến đi, nó gần với loại hình du lịch
văn hóa vì mục tiêu cuối cùng của họ là thông qua giao tiếp dé hiểu biết khám
phá thêm các yêu tô văn hóa và đời sông xã hội.
18
Trang 26Du lịch giải trí là loại hình du lịch thu hút những người mà lý do của họ
trong chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ Loại hình này gan với
du lịch thiên nhiên.
Du lịch tôn giáo là loại hình du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng
đặc biệt của những người theo đạo phái khác nhau, họ đến nơi có ý nghĩa tâm
linh hay vị trí tôn giáo được tôn kính.
Ngoài ra còn có các loại hình khác như du lịch hoạt động, du lịch thể
thao, du lịch sức khỏe
Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau thì người ta lại có những cách chia
khác nhau Song, việc phân chia loại hình du lịch cũng chỉ mang tính chất
tương đối, bởi vì du lịch còn liên quan tới các yếu tố văn hóa khác Hơn nữa
trong hoạt động du lịch, con người cũng thỏa mãn nhu cầu trong từng chuyến
du lịch, có thể vừa tìm hiểu truyền thống văn hóa, vừa kết hợp nghỉ dưỡng,
giải trí, vừa hoạt động thé thao
1.1.2.2 Đặc điểm của du lịch lễ hội văn hóa
Du lịch lễ hội văn hóa là một loại hình của du lịch văn hóa Du lịch lễ
hội văn hóa được hiểu là hoạt động mà khách du lịch muốn thỏa mãn nhu cầu
tìm hiểu truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán, lịch sử tín ngưỡng dân
gian thông qua việc tham dự, chứng kiến các hoạt động của lễ hội Chính vì lẽ
đó, du lịch lễ hội văn hóa có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, du lịch lễ hội văn hóa luôn gắn với thời gian mở hội nên
thường xuyên diễn ra theo mùa vụ Các lễ hội ở Việt Nam chủ yếu được tô chức vào mùa xuân, một số ít được tổ chức vào mùa thu Do vậy, các yếu tố
mùa vụ của lễ hội sẽ chi phối tới các thiết chế phục vụ hoạt động du lịch lễ
hội như hệ thống tài nguyên du lịch, quy hoạch các tuyến điểm du lịch, các
hoạt động dịch vụ, cơ sở lưu trú cũng phải tuân theo yếu tố mùa vu Vì thế,
việc chuẩn bị các yếu tố phục vụ các hoạt động du lịch lễ hội phải có sự sắp
xếp khá chu đáo và khoa học.
19
Trang 27Thứ hai, du lịch lễ hội thường gắn liền với thời gian, không gian và địa
điểm nhất định Đó không phải là thời gian và không gian bình thường - “đó
là những thời điểm mạnh, là không gian thiêng Thời gian này được quy định
san, mọi người chờ nó đến” [33, tr.13] Thời gian, không gian thiêng và tính
thiêng của lễ hội ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút, hấp dẫn khách du lịchđến với lễ hội Nếu thời gian và không gian tổ chức lễ hội được “thiêng hóa”thì nghi lễ của lễ hội cũng được “thiêng hóa” Đó là tình cảm cộng đồng
thiêng liêng và hình thành quy tắc đạo đức thiêng liêng và nó trở thành một ý
thức tập thể, nó trở thành nhu cầu phải được duy trì và củng có, lôi cuốn, thu
hút con người về thế giới thiêng Đây là một đặc điểm khác biệt của du lịch lễ
hội mà không loại hình nào có được.
Thứ ba, du lịch lễ hội là một hoạt động văn hóa sâu sắc vừa có ý nghĩa
lịch sử vừa mang giá trị nghệ thuật độc đáo Trên thực tế, người ta đi du lịch
đến một nơi khác dé trải nghiệm những thứ mới mẻ, khác với nơi minh đang
sinh sống Chính vì thế, khi khai thác, nghiên cứu trong phát triển du lịch thì
chúng ta cần khai thác, nghiên cứu tìm hiểu các bản sắc dân tộc, văn hóa từng vùng, từng tộc người Sự phong phú và sâu sắc về văn hóa của hoạt động du lịch và lễ hội được thể hiện qua nội dung, hình thức và tổ chức lễ hội Khác với loại hình du lịch khác, không chỉ chứa đựng yếu tổ trong việc ứng xử giữa
con người với con người, con người với thiên nhiên, du lịch lễ hội còn chứa
đựng yếu tố lịch sử và nghệ thuật như một vấn đề cốt yếu và được kết tỉnh
trong lễ hội rất đậm nét.
Thứ tu, du lich lễ hội là sự khám phá văn hóa Khi tham gia vào hoạt
động du lịch lễ hội, du khách sẽ có cơ hôi bước ra khỏi cuộc song thường nhật
nhàm chán để bước vào một cuộc sống khác biệt hoàn toàn ở nơi khác, được
tiếp xúc với những điểm mới lạ, khác biệt so với địa phương mình “Nơi đến
du lịch với những lễ hội càng đặc trưng bao nhiêu, càng khác lạ bao nhiêu về
phong tục tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng và các giá trị cuộc song thì càng
hấp dẫn du khách bấy nhiêu”.
20
Trang 28Thứ năm, du lịch lễ hội có quan hệ chặt chẽ biện chứng với hệ thống di
tích va các công tình kiến trúc nghệ thuật Thực tế cho thấy, di tích và lễ hội
chính là nguyên liệu gốc dé sản sinh ra các điểm du lịch, trong đó lễ hội và hệ
thống di tích gắn kết chặt chẽ với nhau “Ở đồng bằng Bắc bộ gần như thành
một quy luật là chỉ có lễ hội gan với những nhân vật lich sử, những sự kiện, di
tích lịch sử thì lễ hội đó mới bền chắc và phát triển rộng ra ngoài tầm của một
làn, một vùng, đạt tới tính chất quốc gia” [28, tr.327] Do vậy, khi chúng ta
khai thác lễ hội để phát triển du lịch bên cạnh việc bảo tồn các giá trị văn hóa
lịch sử truyền thống cũng cần bảo tồn các di tích đảm bảo tính nguyên bản
của nó.
1.1.2.3 Du lịch- động lực để phát triển kinh tế xã hội
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thé thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước Về mặt kinh tế, du lịch mang lại cho nền
kinh tế những giá trị to lớn và hết sức quan trọng bằng việc thông qua việc
tiêu dùng của du khách đối với các sản phâm của du lịch Chính vì thế, các
mỗi quốc gia với phạm vi và mức độ khác nhau, đã tập trung đầu tư mọi nguồn lực cũng như ban hành các thể chế, chính sách liên quan nhằm nỗ lực
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành du lịch phát triển
Theo Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (The World Travel & Tourism
Council), tổng mức đóng góp của ngành này cho nền kinh tế toàn cầu đạt
khoảng 7,6 nghìn tỷ USD, chiếm 9,5% GDP năm 2014 Mặc dù, nghành du
lịch không chiếm tỷ trọng lớn nhưng đây là ngành tăng trưởng nhanh nhất.
Theo thống kê, năm 20114 ngành du lịch Việt Nam đón 7,87 triệu lượt
khách du lịch tăng 4% so với năm 2013 Ở Việt Nam, nghành du lịch đóng góp
vào 4,6% GDP Đây là con số mức đóng góp trực tiếp của ngành du lịch và lữhành Việt Nam vào GDP năm 2014, tương đương 182 nghìn ty đồng Dự đoán
mức đóng góp này lên 7,9% năm 2015 và đạt 370 nghìn tỷ đồng (4,8% tổng GDP) vào năm 2025.(Nguôn: Hội đồng du lịch và lữ hành thé giới)
21
Trang 29Ngoài ra, nghành du lịch có tong đóng góp là 367,2 nghìn tỷ đồng vào
GDP của ngành du lịch, tương đương 9,3% tổng GDP Tổng mức đóng góp là
khái niệm rộng hơn đóng góp trực tiếp vào nền kinh tế gồm cả chỉ đầu tư ngành du lịch, lữ hành, chi đầu tư của chính phủ hỗ trợ ngành bằng nhiều cách
khác như hàng không, vận tải, dịch vụ bảo vệ, và mua bán hàng hóa dịch
vụ nội địa bởi những giao dịch trực tiếp từ ngành du lịch như dịch vụ thựcphẩm, vệ sinh mua bởi những khách sạn, xăng dầu hàng không
Không chỉ vậy, du lịch cũng được đánh giá là ngành quan trọng tạo
nhiều việc làm cho xã hội, chiếm 8% lao động toàn cầu Theo thống kê, cứ
mỗi một việc làm trong ngành du lịch ước tính tạo ra 2 việc làm cho các
ngành khác Đồng thời, du lịch cũng là nghành sử dụng lao động nhiều vượt trội so với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần
ngành khai khoáng, và gấp 3 lần ngành tài chính Ngoài ra, ngành du lịch
đóng vai trò quan trọng trong thúc đây mậu dịch quốc tế
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán
cân thu chỉ của đất nước Du khách quốc tế đi du lịch và mang theo ngoại tệ
vào đất nước có địa điểm du lịch mà họ muốn đến, làm tăng thêm nguồn thu ngoại té của đất nước đó Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với
những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài Trong phạm vi một
quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém
phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa
Mặt khác, ngành du lịch là nghành góp phan giải quyết vấn đề việc làm ở
mỗi vùng, mỗi quốc gia Bởi lẽ, các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động Chính vì thế, du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập
cho người lao động, giải quyết các van đề xã hội liên quan.
Như vậy, qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy vai trò và ý
nghia quan trọng của ngành du lịch là không thé phủ nhận được
22
Trang 30Trên thực tế, để thúc đây du lịch phát triển cần có sự tác động của nhiều
yếu tố khác nhau Một trong những yếu tố, động cơ thúc đây sự phát triển du
lịch chính là lễ hội Lễ hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển
du lịch nói chung và là về du lịch tâm linh nói riêng.
1.2 Giá trị văn hóa của lễ hội trong xã hội hiện nay
Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa dân gian có tính lịch sử lâu đời và mang
tính dân tộc vô cùng sâu sắc, được sinh ra, tồn tại và có xu hướng phát triểnmạnh trong xã hội hiện nay.
Lễ hội được xem như là một loại hình văn hóa sinh hoạt tinh thần mangtính tập thể, nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, củng cố ý thức cộng đồng Nócũng là chỗ dựa tỉnh thần của nhân dân, đồng thời lễ hội phản ánh và chứa
đựng nhiều mặt của đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội.
Có thể nói rằng, lễ hội là một thành phần không thể thiếu trong cuộcsống con người, tự nó mang những giá trị quan trọng trong đời song xã hội,
nhất là trong thời kỳ hội nhập và phát triển như hiện nay.
1.2.1 Lễ hội mang giá trị cỗ kết cộng đồng
Lễ hội chính là dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng và chất kết dínhtạo nên sự cố kết của cộng đồng Bởi lẽ, lễ hội do cộng đồng tô chức và cũng
do cộng đồng thưởng thức, cảm nhận.
Mỗi một cộng đồng được hình thành và tổn tại trên cơ sở của những nềntang gan kết do cùng nơi cư trú trên một lãnh thé Đó là sự gắn kết về sở hữutài nguyên và lợi ích kinh tế, cũng là sự gan kết bởi nhu cầu đồng cảm trong
các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa Chính vì lẽ đó, lễ hội là môi trường góp phần quan trọng tạo ra niềm cộng sinh, cộng cảm của sức mạnh
Trang 31bối cảnh đó, lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố kết trong cộng đồng “Moi hoạt động diễn ra trong các lễ hội ấy
đều thể hiện tính cố kết cộng đồng, mang tính biểu trưng nhằm kêu gọi, tập
hợp quần chúng nhân dân trong một vòng tay lớn” [20, tr.74] Chính vì thế,
tính cộng đồng và cố kết cộng đồng là nét đặc trưng và là giá trị văn hóa tiêu
biểu nhá của lễ hội truyền thống
1.2.2 Giá trị hướng về cội nguồn của lễ hội cỗ truyền
Như chúng ta đã biết, tất cả mọi lễ hội đều hướng về cội nguồn Đó là
nguồn cội tự nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra, cái nguồn cội đất nước, dân tộc, làng xóm, tô tiên, nguồn cội văn hóa Mặt khác, hướng về nguồn cội
là một nét đẹp trong tâm thức của người Việt Vì vậy, trong xã hôi hiện đại, lễ
hội thường gắn liền với đi du lịch.
Lễ hội là nơi tái hiện lại cuộc sống của quá khứ và hiện tại bằng các
hình thức lễ tế và trò diễn khác nhau Bởi lẽ, lễ hội là nơi mà cuộc sống lao
động sáng tạo và chống lại thiên tai của nhân dân được thể hiện bằng những
hoạt động sinh hoạt tỉnh thần hết sức sinh động, hấp dẫn.
Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, các giá trị truyền thống văn hóa
có nguy cơ bị mai một Hơn hết, con người có nhu cầu tìm về cội nguồn tự
nhiên của mình, với mong muốn hòa mình vào môi trường thiên nhiên, tìm
lại nguồn gốc và bản sắc văn hóa của mình trong cái chung của văn hóa nhân
loại Đó là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng được
nhu cầu của con người trong mọi thời đại.
1.2.3 Giá trị văn hóa tâm linh của lễ hội
Trong mỗi con người mỗi quốc gia, ngoài đời sống vật chất thì còn tồn
tại cả đời sống tâm linh Đó là đời sống hướng về cái cao cả, cái thiêng liêng,
chân - thiện - mỹ mà con người ước muốn, tôn thờ trong đó có niềm tin tôn giáo Chính tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội góp phần làm thỏa mãn về nhu cầu
đời sống tâm linh của con người, đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sông hiện
24
Trang 32hữu “Con người có thé phô bay tất cả những gì tinh túy đẹp dé nhất của bản
thân qua các hội thi tài, qua các hình thức trình diễn nghệ thuật, cách thức ăn
mặc lộng lẫy đẹp dé khác hắn ngày thường tat cả đó là trạng thái thăng hoa
từ cuộc sống hiện thực, vượt lên trên đời sống hiện thực Nói cách khác, lễ hội
đã thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh, đối lập và cân
bằng với cái trần tục của đời sông hiện thực” [27, tr.8].
Trong quá trình lao động sáng tạo, nhiều lúc con người bất lực trước tự
nhiên, họ phải nhờ tới sự che chở của tô tiên dòng tộc hay thành hoànglàng Họ cầu mong thần linh phù hộ cho cuộc sống của họ được hạnh phúc,bình an và may mắn Và chỉ có trong lễ hội, cộng đồng dân cư mới có dịp
được thỏa mãn đời sống tâm linh, thăng hoa từ đời sông hiện thực và hưởng
thụ các giá trị của đời sống tâm linh “Thông qua những hình thức biểu hiện
của mình, lễ hội không phải là mê tín dị đoan mà là cách ứng xử thông minh,
khôn ngoan của con người đối với sức mạnh vô hình hay hữu hình mà họ
chưa nhận thức được Lễ hội trở thành một hiện tượng văn hóa tong hop lamthỏa mãn nhu cầu văn hóa tâm linh và tâm lý vật chất của con người Bản chatcủa lễ hội là sự tổng hop và khái quát cao đời sống vật chat, tinh thần của
người dân trong xã hội ở từng giai đoạn lịch sử” [20, tr.89].
Lễ hội với các hình thức lễ tế, dâng lễ vật, cầu nguyện thần linh tự nó
mang trong mình văn hóa tâm lĩnh.
1.2.4 Giá trị sáng tao và hưởng thụ văn hóa tinh than của lễ hội cỗ
truyền
LỄ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng của
nhân dân, do nhân dân đứng ra tổ chức, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt xã
hội và hưởng thụ các giá trị văn hóa tính thần và tâm linh Họ chìm vào không
khí linh thiêng của lễ hội, mà ở đó giữa họ không có một rào cản hay phân
biệt địa vị xã hội nào cả mà họ hòa mình cùng nhau để sáng tạo và hưởng thụ
văn hóa của mình.
25
Trang 33Mọi người cùng nhau hành hương, cùng nhau tưởng tượng, cùng nhau
chiêm bái về cái thiêng và do đó, trong những thời điểm đó, lễ hội lại nảy sinh
ra những giá trị văn hóa mới mang tính lịch sử thời đại.
1.2.5 Giá trị bảo ton, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
của lễ hội cỗ truyền
Không chỉ là tắm gương phản chiếu nền văn hóa dân tộc mà lễ hội còn là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hóa dân tộc ấy Trong một năm với bao vat va, áp lực của cuộc sống thì mới vang lên những tiếng trống,
tiếng chiêng, tưng bừng cờ hội Lúc đó con người mới có cơ hội gặp nhau,
cùng nhau giải trí, hưởng thụ văn hóa cùng nhau Khi con người hóa thân
thành văn hóa, văn hóa biến đổi con người, một “bảo tàng sống” về văn hóa dân tộc được hồi sinh, sáng tao và trao truyền qua các thế hệ Đồng thời tạo ra không gian văn hóa cho các làn điệu dân ca, dân vũ, các trò chơi được tô chức
sôi nối.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, khi mà sự nghiệp bảo tồn, làm giàu
và phát huy văn hóa truyền thống văn hóa dân tộc trở nên quan trọng hơn bao
giờ hết, thì lễ hội cô truyền lại thêm phan trọng trách là nơi bảo tồn và phat huy bản sắc văn hóa dân tộc tại cộng đồng làng xã Việt Nam.
1.2.6 Giá trị kinh té của lễ hội cỗ truyền
Lễ hội là hoạt động văn hóa tinh thần của nhân dân, giá trị to lớn của lễ
hội không chỉ ở phương diện văn hóa mà còn có giá trị kinh tế, góp phần thúc
đây kinh tế - xã hội phát triển.
Lễ hội tạo nên môi trường du lịch tâm linh hấp dẫn Nó là nhân tố tao
nên sự thư giãn tinh thần, sự biểu hiện cách ứng xử văn hóa với thiên nhiên,
với thần thánh, với cộng đồng xã hội Nhờ có không khí linh thiêng, vui tươi ngày lễ hội mà mỗi chúng ta trút bỏ được những ưu tư, muộn phiền của cuộc
sống, từ đó thúc đây quá trình lao động sáng tạo tạo ra nhiều hơn nữa của cải
vật chất cho xã hội.
26
Trang 34Lễ hội chứa đựng những truyền thống văn hóa phong phú kết hợp với hệ
thống di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, là những lời mời gọi tha thiết
khách du lịch đến với lễ hội Thực tế, thế giới đang hướng đến một sự phát triển bền vững, một nền công nghiệp sạch, trong dé du lịch chiếm một vị trí
quan trọng đặc biệt.
Với ngành du lịch, lễ hội cỗ truyền là một án phẩm đặc biệt, giới thiệu
vùng đất, con người, văn hóa đặc sắc ở các vùng miền cho du khách trong và ngoài nước Do đó, lễ hội tự nó mang trong mình giá trị kinh tế đặc biệt “kinh
tế du lịch tâm linh”.
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa lễ hội và du lịch
Lễ hội và du lịch là hai lĩnh vực có mối quan hệ chặt ché với nhau, tác
động qua lại và thúc đây nhau cùng phát triển Trên thực tế, mối quan hệ giữa
du lịch và lễ hội là mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa Khang định mối
quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa và kinh tế UNESCO cho răng: “Hễ nước nào
tự đặt ra cho mình mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà tách rời môi trường văn
hóa thì nhất định sẽ xảy ra mat cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn
hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ mắt di rất nhiều ” [31, tr.19-22].
Mối quan hệ giữa lễ hội và du lịch là mối quan hệ biện chứng, những giá
trị văn hóa đặc sắc của lễ hội truyền thống sẽ có tác động thức đây du lịch
phát triển, còn các yếu tố tiêu cực, phản giá trị thi sẽ cản trở hoặc kìm hãm sự
phát triển du lịch Ngược lại, sự phát triển du lịch sẽ tác động trở lại đối với việc bảo tồn, phát huy,tái dựng các giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống
hoặc cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực làm biến đổi lễ hội truyền thống.
1.3.1 Tác động của lễ hội doi với phát triển du lịch
Trang 35toan thường nhật dé hoà mình vào những niềm vui, những hoạt động tại đây.
Lễ hội được coi là một trong những tài nguyên du lịch văn hóa đặc biệt hấp dẫn Nếu như tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi thì tài nguyên du lịch văn hoá thu hút du khách bởi tính phong phú, đa dạng và truyền thống cũng như tính địa phương của nó Như chúng ta đã biết, lễ hội là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể Những yếu tố tinh thần được lễ hội bảo lưu, lưu truyền từ đời này sang đời khác và trở thành di sản văn hoá vô giá Mặt khác, văn hoá là một trong những yếu tố thúc day và là động cơ đi du lịch của du khách Như vậy, xét dưới góc độ thi trường thì các yếu tố chứa đựng trong môi trường lễ hội vừa là yếu tố cung vừa góp phan hình thành yếu tố cầu của hệ thống du lịch Tầm tác động, ảnh hưởng và sức hấp dẫn của các lễ hội phụ thuộc nhiều vào quy mô cũng như tính chất của chúng Một lễ hội có quy mô càng lớn cùng với tính chất đặc biệt quan trọng của nó được đánh giá có sức hấp dẫn lôi cuốn không chỉ khách du lịch trong nước mà còn khách du lịch quốc tế một cách đông đảo.
Nghành du lịch được biết đến như là một nghành kinh tế mũi nhọn của
Việt Nam, một nghành “công nghiệp không khói” Mang trong mình tính mùa
vụ, lễ hội chủ yếu vào mùa xuân, là lúc “nông nhàn” tạo điều kiện cho sự phát triển của các tour, tuyến du lịch liên hoàn để du khách khai thác, khám phá các giá trị văn hóa truyền thống được chứa đựng trong kho tàng lễ hội mùa xuân, từ đó du khách được “ hòa mình trong một không gian văn hóa đặc sắc của từng địa phương, được hòa mình trong tinh cảm cộng đồng sâu sắc, thẩm nhậm các giá trị văn hóa của mỗi địa phương được chung đúc và kiểm nghiệm
qua thời gian” [20, tr.285].
Không những thế, lễ hội được xem là một trong những yếu tố làm phong phú, đa dạng hấp dẫn các chương trình du lịch, các tour du lịch góp phần thu hút đông đảo du khách tham quan Nếu chúng ta kết hợp các tour du lịch, kết hợp du lịch văn hóa với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng sẽ góp phần tăng tính
28
Trang 36hấp dẫn của chương trình du lịch đáp ứng nhu cầu du khách tạo nên sự phát
triển đồng bộ các hoạt động du lịch mang tính liên hoàn, dịch vụ này thúc day
dich vu kia phat triển, thậm chí kích thích cả sản xuất như sản xuất hàng tiêu
dùng, hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, kích thích làng nghề truyền
thống
1.3.1.2 Tác động tiêu cực
Lễ hội là hoạt động cộng đồng có giá trị văn hóa tín ngưỡng tâm linh rat
lớn, thu hút đông đảo các tang lớp nhân dân tham gia, khoảng cách giữa hoạt
động tín ngưỡng với hoạt động mê tin di đoan rất nhỏ, mong manh.Chính vì
lẽ đó, khi lễ hội trở thành một hoạt động du lịch thì các yếu tố tiêu cực như bói toán, xóc thẻ, đồng cốt tướng số, buôn thần bán thánh của lễ hội có
nguy cơ trỗi dậy rất mạnh, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh phong tục tập
quán và nét đẹp văn hóa, ảnh hưởng đến hình ảnh của du lịch Hau hết, các lễ
hội được tô chức trong một thời gian và không gian nhất định nên trong
những ngày chính hội lượng khách tăng nhanh gây ra ách tắc giao thông, mất
an toàn về tài sản, sức khỏe và tính mạng của du khách, do đó cũng ảnh
hưởng lớn đến chất lượng hoạt động du lịch Đồng thời, các hiện tượng móc
túi, cướp giật, ăn xin mọc lên làm xấu đi hình ảnh con người và văn hóa
dân tộc điểm đến.
Lễ hội mang trong mình tính thời vụ, do tính chất đó dẫn đến sự phụ
thuộc của hoạt động du lịch vào các lễ hội, gây ra sự cứng nhắc, thiếu
chủ động.
1.3.2 Tác động của hoạt động du lịch đến lễ hội ở địa phương.
1.3.2.1 Tác động tích cực.
Du lịch được xem là môi trường để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền
thống được chứa đựng trong lễ hội, đảm bảo cho sự lưu giữ các giá trị văn hóa
từ thế hệ này sang thế hệ khác Sự truyền tụng này được thực hiện thông qua
việc tiếp cận giao lưu giữa khách du lịch với các hoạt động của lễ hội và
29
Trang 37người dân địa phương Lễ hội như là một bảo tàng sống động về lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc còn du lịch chính là môi trường để “ bảo tàng
sống” được phô diễn ra một cộng đồng lớn, vượt qua biên giới địa phương
khu vực Chính điều đó àm cho các giá trị của lễ hội được hình thành và lưugiữ trong từng khách du lịch và tiếp tục hình thành nên những giá trị mới
Du lịch được coi như là chất xúc tác để lễ hội được bảo tồn một cách
chặt chẽ và bền vững hơn Bởi lẽ, nhu cầu khách du lịch lễ hội luôn muốn khai thác tính độc đáo, bản sắc truyền thống và sự khác biệt của địa phương, vùng diễn ra lễ hội Bên cạnh đó du lịch cũng tạo ra cho lễ hội truyền thống
những sắc thái mới, sức sống mới
Mặt khác, du lịch còn tạo ra su giao thoa văn hóa góp phần làm giàu cho văn hóa truyền thống của cha ông ta, nhằm phổ biến rộng rãi văn hóa địa phương, văn hóa tộc người tới mọi miền Tổ quốc thông qua hoạt động du
lịch Đồng thời du lịch cũng góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người
và truyền thống văn hóa dân tộc đối với bạn bè thế giới, tăng cường sự giao
lưu lẫn nhau giữa các quốc gia, mỗi vùng miễn, tạo ra sự gắn kết trong quan
hệ ngoại giao và đường, lối đối ngoại của Đảng.
Ngoài ra, việc du lịch gan kết và tác động vào lễ hội truyền thống làm cho lễ hội truyền thống không chỉ là một hoạt động văn hóa tỉnh thần vui chơi
giải trí đơn thuần, mà lễ hội truyền thống có giá trị về kinh tế Thông qua việc
tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, phát triển các loại hình dịch
vụ mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách, tạo nên sự gan két chat ché giữa văn hóa và kinh tế đã làm nổi bật vai trò to lớn trong sự gắn kết của nghành
du lịch với lễ hội.
1.3.2.2 Tác động tiêu cực
Bên cạnh tác động tích cực, hoạt động du lịch cũng có ảnh hưởng tiêu
cực đến các lễ hội Dương Văn Sáu cũng cho rằng: “Khi hoạt động du lịch
mang tính liên nghành liên vùng và xã hội hóa cao sẽ dê làm mât sự cần
30
Trang 38bằng dẫn tới phá vỡ khuôn mẫu truyền thống của địa phương trong quá trình
diễn ra lễ hội” [20, tr.288].
Do bản chất của lễ hội là mang tính thời vụ và các lễ hội thường tập
trung vào khoảng thời gian nhất định và không kéo dài đã gây ra một số hạn
chế nhất định Sự tăng lên nhanh chóng của khách du lịch trong khoảng thời
gian ngắn có thé gây quá tải, gây sức ép cho môi trường lễ hội, gây 6 nhiễm
môi trường tự nhiên, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân cư địa phươngsau mùa du lịch Bên cạnh đó, hiện nay số lượng các công trình phục vụ du
lịch tăng lên nhanh chóng với mục đích thương mại tạo ra những hệ lụy về
cảnh quan, ý nghĩa và như cầu của nhân dân Hoạt động du lịch còn ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường văn hoá địa phương Dé đáp ứng nhu cầu của
du khách, vì lợi ích kinh tế trước mắt nên các lễ hội truyền thống được đưa ra
diễn một cách thiếu chuyên môn, thiếu tính tự nhiên gây trò cười cho du
khách Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết về nguồn gốc, ý nghĩa và các hành
vi của lễ hội, người ta đã giải thích một cách sai lệch, thậm chí bậy bạ các giá
trị đó Như vậy những giá trị văn hoá đích thực của cộng đồng đáng lẽ ra cần
phải được tôn trọng thì lại đem ra làm trò tiêu khiển, mua vui cho du khách
Từ đó, giá trị truyền thống dần bị mờ nhạt và dần bị mai một do bị lạm dụng
về mục đích kinh tế.
Trong điều kiện xã hội hiện nay, tình trạng mê tín dị đoan ngày càng
phát triển dẫn đến nạn chùa giả, di tích giả làm mat đi lòng tin của du khách.
Từ đó, đạo đức của con người cũng bị suy giảm gắn với nhiều hiện tượng tiêucực Không chỉ vậy, du lịch là môi trường tốt để một số bộ phận nhân dân trục
lợi nhau, gia tăng tệ nạn xã hội như tình trạng bán hàng rong, hàng giả, chèo
kéo khách, bắt chẹt khách để kiếm lợi; tình trạng nghiện hút, ăn xin, mại dâm Mặt khác, một số kẻ đã lợi dụng môi trường lễ hội linh thiêng, chứa
đựng những giá trị tâm linh sâu sắc, để hành nghề mê tín dị đoan, bói toán khiến nhiều lễ hội mất đi nét đẹp văn hoá truyền thống.
31
Trang 39Hơn thế nữa, trong xã hội hiện nay, quan hệ gia đình, dòng họ, làng bản
vốn đã rời rạc nay còn lỏng lẻo hơn do nhu cầu phục vụ du lịch, do lối sống,
mức sống thay đổi khi tiếp xúc nhiều loại khách du lịch và có các nguồn thu
khác nhau từ du lịch Bên cạnh đó giáo dục gia đình cũng bị suy giảm do cả
người lớn và trẻ em đều mải kiếm tiền từ việc phục vụ du lịch
Quá trình giao lưu giữa khách du lịch và nhân dân địa phương giữa các
vùng làm tăng lên sự căng thắng do không hiểu biết lẫn nhau hay do những
khác biệt về tôn giáo, văn hoá, chính trị giữa du khách và công đồng dân cư.
Ngoài ra, còn có thể dẫn đến những bất hoà giữa dân cư địa phương và các
nhà cung ứng du lịch.
Việc biết ơn và thờ phụng tổ tiên, những vi anh hùng dân tộc, những
chiến sĩ hy sinh vì dân, vì nước đôi khi trở thành mê tín di đoan và tệ hại hơn
là thường bị thương mại hoá Chính vì vậy mà nó ảnh hưởng rất lớn đến việc
phát triển du lịch.
32
Trang 40Tiểu kết chương 1
Từ phần cơ sở lý luận trên có thể thấy rằng, lễ hội có vai trò quan trọng
đối với văn hóa - xã hội Lễ hội trở thành dịp cho con người hành hương về
với cội nguồn, bản thể của mình Lễ hội trở thành nhu cầu văn hóa cần thiết
và chính đáng của tất cả mọi người Chính vì lễ hội được lưu truyền trực tiếp
từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành mạch ngầm nối kết giữa quá khứ,hiện tại và tương lai.
Du lịch lễ hội là một loại hình du lịch đóng vai trò to lớn trong sự phát
triển của ngành du lịch Việt Nam Ngày nay, nhiều lễ hội đã và đang được
đưa vào khai thác để phục vụ hoạt động du lịch Các lễ hội này nhằm tôn vinh
văn hóa truyền thống, thắt chặt thêm mối quan hệ giữa du lịch và lễ hội nói riêng, du lịch với văn hóa nói chung, mở ra nhiều cơ hội giao lưu văn hóa,
quảng bá hình ảnh của địa phương tới du khách
Về mặt lý thuyết, du lịch là một phạm trù độc lập với lễ hội Lễ hội là
một sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật phản ánh lại chính cuộc sống vậtchất và đời sống tâm linh của cộng đồng xã hội Những giá trị về mặt văn hóacủa lễ hội được xác định trong một không gian lịch sử nhất định, nếu ra khỏi
những không gian và phạm vi cộng đồng đó, lễ hội sẽ mat đi những giá trị vốn có của nó Lễ hội không thể “đóng gói” bán cho du khách hàng ngày
được Đối với du khách, lần đầu có thể thấy mới lạ và hấp dẫn, nhưng nếu làmnhư vậy một cách đều đặn, thường xuyên thì về lâu dài, du khách cũng sẽ mất
đi cảm giác thích thú đó.
Việc khai thác tổ chức tốt các lễ hội dân gian đáp ứng nhu cầu của nhân
dân, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, kinh tế - xã hội của cộng
đồng, không chỉ mang đến những thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh
du lịch mà còn giúp tăng nguồn thu ngân sách địa phương có lễ hội Với đặc
điểm du lịch lễ hôi là diễn ra trong thời gian và không gian nhất định nên nó
33