1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển du lịch bền vững tại làng Nôm Đại Đồng - Văn Lâm - Hưng Yên

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển du lịch bền vững tại làng Nôm Đại Đồng - Văn Lâm - Hưng Yên
Tác giả Nguyễn Thị Tuyến
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thuận
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Việt Nam học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 21,4 MB

Nội dung

Ở Việt Nam, chủ trương phát triển ngành du lịch trong những năm tới đã được Dang và nhà nước ta đề ra ngay tại nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX :“Phát triển du lịch thực sự t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN ae PHOGHN

) KHOA Mas NAM mee VÀ TIENG VIỆT

ÁN

NGUYÊN THỊ TUYẾN

"CHUYỂN DICH CƠ CAU KINH TẾ THEO HƯỚNG

“HÁT TRIÊN DU LICH BEN VỮNG TẠI LÀNG NOM |

ĐẠI gna: VAN LAM - AUN YEN

KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP DAI HỌC

NGÀNH: VIỆT NAM HỌC ©

Hệ đào tạo: Chính quy

Khóa hoc: QH-2012-X

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT _

NGUYEN THỊ TUYẾN

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

NGANH: VIET NAM HỌC

Hệ dao tao: Chính quy Khóa học: QH-2012-X

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thuận

Hà Nội, 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Thuận đã

luôn tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thànhkhóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa Việt Nam học và Tiếng Việt — Trường Dai học Khoa học Xã Hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà

Nội đã tạo một môi trường thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Đại Đồng, nhân dân làng Nôm đã

nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình khảo sát, điều tra thực tế.

Đề tài này tôi hoàn thành trên cơ sở nỗ lực nghiên cứu của bản thân,

còn có sự kế thừa, tổng hợp tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước.

Nhưng do tính chất phức tạp của đề tài, trình độ của bản thân còn hạn chế,

nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự giúp đỡ vàgóp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cô và các bạn để bản khóa luận

hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm on!

Hà Nội, ngày 17, tháng 05, năm 2016

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Thuận

Những thông tin, số liệu, đữ liệu đưa ra trong khóa luận được trích dẫn

có đầy đủ về nguồn gốc Những số liệu thu thập và tong hợp của cá nhân đảm

bảo tính khách quan, trung thực.

Nếu có gì sai, tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn.

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Tuyến

Trang 5

DANH MỤC BANG

Bảng 1: Các hình thức dịch vụ ở làng Nôm -. - 5< <cs<ss+sseeese 37 Bang 2: Thu nhập bình quân theo đầu người hàng năm của làng Nôm và tỉnh

Hưng Yên giai đoạn 2013 - 2015 - -ccccsretereerrrrrrririririrrrrie 38

Bảng3 : Khách du lịch đến tỉnh Hưng Yên và làng Nôm giai đoạn 2010 - 2015 38

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

UBND: Ủy Ban Nhân dân

ICOMOS (International Scientific Committe in Tourism culture): Hội đồng

Quốc tê các di chỉ va di tích

UBND: Ủy Ban Nhân Dân

UNWTO: Té chức Du lich thế giới

HĐND: Hội đồng nhân dân

SVHTH & DL: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Trang 7

MỤC LỤC

671101 Ủ::41‡⁄24115 ,:)H |

1 Lý do chọn đề tài - 222v rrrttrrrrrrrrr rrerrrrrrried |

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨu: -. -+5+s+s+c+c+csxseexss2 ve se, 2

3 Phương pháp nghiên CỨU - - - 22-555 S++x+xxereretrrerrrrrrrrrrrrrrrree 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU ¿- - «+ +*+xeeexererketsrkerrrsrxrrrree 3

5 Lịch sử nghiên cứu đề tài :-©++©+sv2xttEEvEEketEkrtErrrrkrrrrrrrrrrerrrrrree 3

6 Bố cục và nội dung chính của khóa luận 25-5552 cscscscrecs 4

CHUONG 1 CO SỞ LÝ LUẬN LIEN QUAN DEN DE TÀI 5

1.1 Du lịch văn hoá -. - ceseeeseesessecesseessesesneseseeseseessseeseeeeateeneees 5 1.2 Tài nguyên du lịch văn hoa 55 5< << «<< s<xss2—AĂDDD.

1.7 Tính mùa vụ của du lỊC]h - - -< G << S1 ng ng ngư 12

1.8 Khái niệm phát triển du lịch bền vững 2255 cszreeced 12

Tidu két churomg 8n ÍàộiDỪỖ¿+4 15CHUONG 2 DIEU KIEN TU NHIEN, DIEU KIEN KINH TE XA HOIPHAT TRIEN DU LICH VĂN HOA TAI LANG NÔM 16

2.1 Lich sử hình thànhh - Ăn HH ng ng 16

2.2 Điều kiện tự nhiên 2- 2-5222 czzcz 2z crerrrrerrees — 16

2.3 Điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội Lang Nom từ năm 1945 - 1986 17

2.3.1 Kit nh = H 17

2.3.2 Tổ chức, đặc điểm xã hội của cư dân lang Nôm - 2-s+¿ 18

2.3.3 Một số phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa dân gian: 20

Trang 8

2.4 Tài nguyên du lịch - -°-+++*+t+t#ttttttttrtttrtrtttrtrrrrirrrer 21

2.4.1 Tài nguyên văn hoá vat thể - “- ÔỎ 21

2.4.2 Tài nguyên văn hoá phi vật ¡II - Ô 25 2.5 Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch -c s- 28

2.5.1 Cơ sở hạ tầng — vật chất kỹ thuật - - 55555 ccscrcreereerree 28

2.5.2 Hệ thong, lao THONG eeeeeessessesceeeeeeeseeesesseseseesessesensesessessesseeeenees 29

2.5.3 Hệ thống thông tin liên lạc - 5+©s<+rereerkerrerrerrkrrerrree 29

2.5.4 Môi trường - - + 6+2 +3 vn 191 19111011 1 T1 HH HH hư 29

3.1.6 Cán bộ quản lý nhà nước về du lịch -2- 2 s2«2©szzszxe+es 35

3.1.7 Phương tiện vận chuyển khách du lịch -5- <2scs2c5ze: 35

3.1.8 Công tác xúc tiễn và quảng bá du lịch -2- 2 52©cs2©cscserxeee 35

3.2 Đánh giá thực trạng hoạt động phát triển du lich van hoa tại làng

h8 À 36

3.2.1 Những mặt đã dat đượỢC SG SG S2 S321 S vn HH ng re 36

3.2.2 Những mặt hạn chế 2 2s z+xEE£E+k£EESEEEEEEEEEEEECEerrkrrrrkerrres 39

Tiểu kết chương 3 -2- 222-2222 2 E212E32271312711171117110111 11.11 1e 42

CHƯƠNG 4 MOT SO DE XUẤT KIÊN NGHỊ GOP PHAN PHÁT

TRIEN DU LICH LANG NÔM -2 ©22c22SEEErEEeEeerreerred 44

Trang 9

4.1 Đề xuất, kiến nghị với UBND tinh Hưng Yên và SVHTT & DL tính

Hưng Yên - - - 222 2nsnttttttttrttrttrtrrtrrrertirriirrririrrririie 44

4.2 Kiến nghị với chính quyền địa phương -e- 45

4.3 Giải pháp về tổ chức quản lý -cccc -ccccrrrrreevee 45

4.4 Giải pháp về cơ sở vật chất và nguồn lực 46

4.5 Giải pháp về sản phẩm du lịch 25cccccccccrceceecre 46

4.6 Giải pháp về thị trường và khách du lịch cccccccccee 47

4.7 Giải pháp về tuyên truyền, xúc tiến và quảng bá 48

4.8 Giải pháp tăng cường hợp tác với các địa phương khác 49

4.9 Tổ chức các sự kiện du lịch - 5 5+©5+c+cz+czxexvereerrrseree 50

4.10 Khai thác phát triển 4m thực phật giáo nhằm thu hút khách du lịch 51

4.11 Kết nối du lich làng nghề với du lich văn hóa tai làng Nôm 53

Tiểu kết chương 4 cccocccccccerrrrrerrrereemm 55

KET LUAN 0 HẤ ÔỎ 56

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -. -22 ©2255 cscsecced 58

DANH MUC ANHo.oo ., HHHH , 60

Trang 10

1 Ly do chọn dé tài

Ngày nay, càng ngày cảng có nhiều người dân coi du lịch là một nhu

cầu không thể thiếu Du lịch được xác định là ngành kinh tế quan trọng trên

phạm vi toàn thế giới Voi nhiều quốc gia, du lịch là ngành tạo thu nhập chính

cho nền kinh tế quốc dân Ở Việt Nam, chủ trương phát triển ngành du lịch

trong những năm tới đã được Dang và nhà nước ta đề ra ngay tại nghị quyết

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX :“Phát triển du lịch thực sự trở thành một

ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở

khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch

sử, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt

trình độ phát triển du lịch của khu vực” [7]

Làng Nôm nằm trong tỉnh Hưng Yên, nơi có vị trí quan trọng nam

trong vung van hoa Đồng bang châu thé Sông Hồng đậm da bản sắc, tuy

không có tài nguyên du lịch về rừng, núi và biển, nhưng lại giàu tài nguyên du

lịch nhân văn Những cảnh quan sinh thái, những di tích lich sử, văn hoá, kiếntrúc, những nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, cùng với các loại hình văn

hoá nghệ thuật dân gian chính là những tài nguyên du lịch nhân văn tạo nên

tiềm năng du lịch văn hóa của làng nói riêng và của tỉnh Hưng Yên nói chung

Làng Nôm đã từng là một làng có nghề buôn bán nhỏ khá phát triển

từ khoảng năm 1945 đến năm 1986 Song trong một giai đoạn dài, làng

chủ yếu làm nghề nông, kinh tế khó khăn Để khôi phục lại thời hưng

thịnh của mình, đồng thời cũng nhận thức xu thế của thời đại, chính quyền

cùng nhân dân làng Nôm đã cùng nhau thực hiện một cuộc chuyển mình

mang tính bước ngoặt: ngoài làm nông và buôn bán nhỏ chuyển sang

ngành dịch vụ hay đúng hơn là bước đầu khai thác và phát triển du lịch

văn hóa dựa trên những thê mạnh của mình.

Trang 11

Trong những năm qua, tại làng Nôm, nguồn tài nguyên du lịch nhân

văn phong phú của làng đã từng bước được khai thác, cơ sở vật chất phục vụ

du lịch đang dần được bổ sung và hoàn thiện Tuy nhiên, thực tế cho thấy,

việc phát triển du lịch ở làng Nôm còn mang tính tự phát, manh mún, chưa

tương xứng với tiềm năng hiện có.

Việc đánh giá đúng tiềm năng cũng như thực trạng phát triển du lịch

hiện tại nhằm đề xuất một số biện pháp thúc đây phát triển du lịch văn hóa

bền vững tại làng Nôm là một vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn Đây

là lý do và cũng là mục tiêu mà tôi đặt ra khi lựa chọn thực hiện khóa luận

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển du lịch bền vững tại làng

Nôm - Đại Đồng - Văn Lâm - Hưng Yên”

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

Tổng quan một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Làm rõ quá trình chuyển mình từ buôn bán nhỏ sang khai thác tiềm

năng phát triển du lịch tại làng Nôm.

Phân tích, đánh giá những điều kiện phát triển du lịch văn hoá, thực trạng hoạt động du lịch văn hoá và phát triển sản phẩm du lịch văn hoá của

làng Nôm về tiềm năng, lợi thế có sẵn, những thuận lợi và khó khăn của làng

trong quá trình phát triển du lịch

Đề xuất một số giải pháp có thể vận dụng góp phần phát triển sản

phẩm du lịch văn hoá làng Nôm

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện khoá luận, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phuong pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu: (khoá luận sử dụng

phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp):

+Thu thập nguồn số liệu thứ cấp: từ các kết quả nghiên cứu, sách báo,

tạp chí, các trang web điện tử, các tài liệu, báo cáo của cơ quan quản lý du

lịch và chính quyền địa phương.

Trang 12

+ Thu thập số liệu sơ cấp: bằng việc khảo sát thực địa, phỏng vấn các

cán bộ địa phương và một số người dân ở nơi đây.

Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích mối quan hệ giữa du lịch và

văn hoá, phân tích tuyến điểm du lịch.

Phương pháp nghiên cứu thực địa, điền da.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: tình hình kinh tế của làng Nôm trước năm 1945

và thực trạng phát triển du lịch tại làng hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu:

e Không gian: tài nguyên du lịch nhân văn của làng Nôm.

e Thời gian: sử dụng tài liệu từ năm 1945 đến nay, thời gian nghiên cứu

2013 - 2015.

5 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Đã có một số công trình nghiên cứu và phóng sự viết về làng Nôm:

+ Luận văn thạc sĩ khu vực học (bằng tiếng Anh): “Nom village:

trational and renovation”, Nguyén Thi Thuy Hang, 2013 Luan van nay nghiên cứu xuyên suốt những biến đổi của lang Nom từ 1945 đến năm 2010.

+ Khoá luận tốt nghiệp: “Làng Đại Đồng (Nôm) - với sự phát triển du

lịch văn hoá tỉnh Hưng Yên”, Ngô Thị Duyên, 2012; Đại học văn hóa.

+ Cuốn: “Làng Nôm - con người và lịch sử”, Phùng Nghiệp; NXB Hội

nhà văn Việt Nam Cuốn sách này mô tả thời kỳ buôn bán hưng thịnh cùng

với quá trình lụi tàn của nghề buôn bán ở làng Nôm"

Trang 13

Tất cả những tài liệu trên, đều đề cập đến điều kiện tự nhiên, nền tảng

kinh tế, xã hội tại làng nhưng chưa đề cập đến vấn đề phát triển du lịch văn

hoá, hoặc có đề cập nhưng rất sơ lược cũng như chưa đưa ra những dé xuất cu.

thé cho việc phát triển du lịch của làng.

6 Bố cục và nội dung chính của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận bao gom bốn chương:

Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài

Chương II: Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội phát triển dulịch văn hoá tại làng Nôm

Chương II: Thực trạng hoạt động du lịch văn hoá và phát triển sản

phẩm du lịch văn hoá của làng Nôm

Chương IV: Một số định hướng và giải pháp góp phần phát triển du

lịch văn hoá bên vững ở Làng Nôm

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN LIEN QUAN DEN DE TÀI

1.1 Du lịch văn hoá

Có nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch văn hoá Dưới đây tôi xin

đưa ra một số dịnh nghĩa tiêu biểu: |

Theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích (ICOMOS): “Du lịch văn

hoá là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá các di tích và di chỉ Nó

mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc di tu, bảo

tồn Loại hình này trên thực tế đã chứng minh cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hoá - kinh tế -

xã hội”.[2]

Theo luật du lịch Việt Nam thì: “Du lịch văn hoá là hình thức du lịch

dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn

va phát huy những giá tri văn hoa truyền thống”.[15]

“Du” có nghĩa là “đi chơi”, “lịch” có nghĩa là “trải nghiệm”, du lịch có

nghĩa là “đi chơi để trải nghiệm” “Văn” có nghĩa gốc là làm cho đẹp hơn,

“hoá” có nghĩa gốc là biến hoá, biến đối, “văn hoá” là biến đổi cho thành dep

“Du lịch văn hoá” là “đi chơi để trải nghiệm cái đẹp” [16]

Như vậy Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch dựa trên cơ sở khai

thác các giá trị di sản văn hóa dân tộc và được tổ chức một cách có văn hóa.

[5; 98]

1.2 Tài nguyên du lich văn hoa

Từ góc nhìn du lịch thì văn hoa là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn

của du lịch Như vậy, chúng ta có thé hiểu: “tài nguyên du lịch văn hoá gồm

truyền thống các văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch

su, cách mạng, khảo cô, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thê và phi vật thê khác có thê sử dụng với

Trang 15

mục đích phục vụ du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hap dẫn du lịch” [8; 33]

Tài nguyên du lịch văn hoá gồm hai loại tài nguyên du lịch văn hoá vật

| thể và tài nguyên văn hoá phi vật thé, trong đó:[14; 38]

Tài nguyên du lịch văn hoá | Tài nguyên văn hoá phi vật thé

vat thé

- Di san thé giới vat thé - Di sản văn hoá thé giới truyền miệng

- Di tích lịch sử văn hoá, | và phi vật thé

danh thang cap quốc gia và | - Các lễ hội truyền thống địa phương - Nghề và các làng nghề thủ công

- Các cô vật và bảo vật truyền thống

quốc gia - Văn hoá nghệ thuật

- Văn hoá âm thực.

- Thơ ca và văn học

- Văn hoá ứng xử, phong tục, tập quán.

- Văn hoá các tộc người.

- Các phát minh, sáng kiến khoa học

- Các hoạt động văn hoá, thể thao, kinh

tế, xã hội.

1.3 Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch: Các khái niệm về sản phẩm du lịch rất đa dạng do

được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau nhưng hầu hết có sự thống nhất

trong việc xác định những đặc điểm chung của sản phẩm du lịch.

Theo Michael M Cotlman: “Sản phẩm du lịch là một tông thé bao

gồm các thành phần không đồng nhất vừa hữu hình, vừa vô hình” Tính hữu hình được thể hiện cụ thể như: thức ăn, đồ uống, các sản phẩm lưu niệm

còn tính vô hình được thê hiện là các dịch vụ du lịch, các dịch vụ bỗ trợ khác.

Trang 16

Robert Christie Mill lai cho rang san phẩm du lịch có bốn chiều định vị là

điểm hấp dẫn du lịch, cơ sở vật chất du lịch, vận chuyển du lịch, lòng hiếu

khách [ 8; 31]

“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu

cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” (Luật du lịch, điều 4, khoản

10) Các dịch vụ trong đó bao gồm: dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyền, dịch

vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin hướng

dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

“Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách,

được tạo nên bởi sự kêt hợp của việc khai thác các yêu tô tự nhiên, xã hội với

- việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất, kỹ thuật và lao động tại một cơ sở,

một vùng hay một quốc gia nào đó” [8; 32]

Tóm lại, sản phẩm du lịch được cấu thành bởi nhiều yếu tố UNWTO

đã đưa ra hai nhóm chính cấu thành bản chất của sản phẩm du lịch [8]:

Nhóm thứ nhất bao gồm các yếu tố tự nhiên:

- Điều kiện khí hậu

- Tính hấp dẫn, sự đa dạng của tài nguyên du lịch

- Đa dạng về tài nguyên văn hoá, lịch sử, khảo cô.

- Nằm ở vị trí có khả năng tiếp cận tốt với thị trường mục tiêu hoặc có

hướng tốt dé dàng cho nhu cầu phát triển các sân bay, cảng bién cần thiết

- Khả năng tiếp cận nguồn nước đồi dảo

- Lòng hiếu khách của người dân tại điểm đến

Nhóm thứ hai là nhóm các đặc điểm tự tạo:

- Hệ thống giao thông tốt, có khả năng tiếp cận dễ dàng tới các vùng

khác nhau trong cả nước, có sân bay tương xứng.

Tất cả các đặc điểm đó tập hợp lại và hình thành nên sản phẩm du lịch

Trang 17

San phẩm du lịch văn hoá

Sản phẩm du lịch được hiểu là tất cả các dịch vụ hàng hoá do các doanh

nghiệp có chức nắng kinh doanh du lịch cung cấp cho khách nhằm thoả mãn

nhu cầu của họ Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi sự kết hợp giữa các yếu tố

tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất và lao động Sản phẩm văn hoá là sản phẩm

do con người tạo ra và được sinh ra trước sản phẩm du lịch Một sản phẩm du

lịch trước hết là một sản phẩm văn hoá Nó sẽ được trở thành sản phẩm du

lịch khi nó được sử dụng vào hoạt động kinh doanh du lịch nhằm thoả mãn

các khách du lịch [8; 33,34]

Sản phâm văn hoá Sản pham du lịch

Bên vững, tính bất biến cao.

Mang nặng dấu 4n cộng đồng,

dấu ấn cư dân bản địa

Dùng cho tất cả các đối tượng

khác nhau, phục vụ mọi người.

Sản xuất ra không phải để bán,

chủ yếu để phục vụ đời sống

sinh hoạt văn hoá - tỉnh thần của

cư dân bản địa.

Chú trọng giá trị tinh thần, giá

trị không thể đo hết được bằng

hiện qua ân tượng, cảm nhận,

Thích ứng cao, tính khả biến cao.

Mang nặng dấu ấn của các cá nhân, các

Gia tri văn hoá đi kèm với các giá tri

kinh tế - xã hội Giá trị đo được bằng giá

hình, biểu hiện thông qua những chỉ tiêu

kinh tế thu được

Trang 18

Sản phẩm du lịch văn hoá vừa là một sản phẩm du lịch, vừa là một sản

ẩm văn hoá Chúng vừa có sự gan bó giông nhau vừa có sự khác biệt San

doanh du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách Đồng thời, sản phẩm

du lịch văn hoá cũng là một sản phẩm du lịch được khai thác và sử dụng trong

các chương trình du lịch văn hoá [8].

Cũng gần với đặc điểm của sản phẩm du lịch thì đặc điểm của sản phẩm

du lịch văn hoá vừa là hữu hình, vừa vô hình, quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra gần như đồng thời, chỉ có thé đánh giá được sau khi đã sử dụng xong.

Sản phẩm du lịch văn hoá được cấu thành bởi ba yếu tố chính là: yếu tố

tài nguyên du lịch văn hoá (di tích, lễ hội, truyền thuyết, ), yếu tố dịch vụ

(dịch vụ tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận

chuyén ), yếu tô môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội.

Tài nguyên du lịch văn hoá là yếu t6 góp phan quan trọng nhất trong

việc tạo ra bản sắc đặc trưng cho điểm du lịch và đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra sức hút đối với các thị trường khách du lịch Vì thế có thê coi

tài nguyên du lịch văn hoá là điều kiện tiên quyết tạo nên hoạt động du lịch, là yếu tố cơ sở để xây dựng sản phẩm du lịch văn hoá Tất cả những gì con

người muốn sáng tạo ra đều nhằm tăng thêm giá trị cho du lịch.

Dịch vụ du lịch: Quá trình khách du lịch hưởng thụ các giá trị tài

nguyên cũng là quá trình du khách sử dụng các dịch vụ của du lịch Dịch vụ

du lịch là những phương tiện làm cầu nối cho du khách để tiếp cận với các giátrị của tài nguyên Vì vậy, các hoạt động du lịch cần thông qua hình thức, nộidung hoạt động của mình để giới thiệu với khách du lịch những đặc thù của

tài nguyên.

Môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội: có ảnh hưởng

trực tiếp đến chất lượng và độ bền vững của tài nguyên du lịch văn hoá Môi trường tự nhiên trong sạch có lợi cho sức khoẻ con người Môi trường kinh tế

Trang 19

_ xã hôi với các điều kiện kinh tế tốt, cơ sở hạ tầng tiện nghỉ, người dân hiểu biết sẽ giúp khách cảm thấy an tâm, dễ chịu hơn khi đến điểm du lịch.

1.4 Tuyến điểm du lịch

1.4.1 Điểm du lịch

Là nơi đến của khách trong khoảng thời gian nhất định trên tuyến du

lịch, là nơi có tài nguyên du lịch được khai thác cho các hoạt động du lịch.

Xét về mặt lãnh thổ điểm du lịch có quy mô nhỏ nhưng khi thể hiện trên bản

đồ du lịch đó là những điểm riêng biệt Dù có quy mô nhỏ nhưng trong thực

tế điểm du lịch cũng chiếm một diện tích có quy mô nhỏ khác nhau, có thể

tương đối lớn, ví dụ: điểm du lịch Ngũ Hành Sơn, điểm du lịch Hội An, điểm

du lịch địa đạo Vĩnh Méc,

Theo điều 4 của Luật Du lịch năm 2005: “Điểm du lich là nơi có tài

nguyên du lịch hấp dẫn có khả năng thu hút khách du lịch”.

Điểm du lịch là một đơn vị lãnh thổ du lịch, nơi tập trung tài nguyên du

lịch (tự nhiên, kinh tế, lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hay một công trình riêng biệt phục vụ du lịch hay kết hợp cả hai [12; 113] Vì thế điểm du lịch có thể

được phân thành hai loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng Với mỗi điểm

du lich thời gian lưu trú của khách du lịch tương đối ngắn (không quá 1 - 2

ngày) Một điểm du lịch tốt cần phải có môi trường (tự nhiên và văn hoá xã

hội) trong lành có các điều kiện đảm bảo các dịch vụ tối thiểu cho khách du

lịch (khách sạn, thông tin liên lạc, an uống, mua sắm hàng lưu niém ).

1.4.2 Các tuyến điểm du lịch

Các tuyến điểm du lịch được xem là sản phẩm du lịch đặc biệt, dựa vào

hệ thống đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không, hệ thống đô

thị và các cơ sở lưu trú cũng như giá trị của các điểm đến du lịch để hình

thành nên các tour du lịch có thé đáp ứng được nhu cầu tham quan du lịch của

khách quốc tế và khách trong nước [12]

10

Trang 20

Tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức không gian du lịch tạo nên bởi

nhiều điểm du lịch khác nhau Cơ sở để xác định tuyến du lịch là các điểm du

lịch và hệ thống giao thông thuận tiện Do vậy, tuyến du lịch có thể là tuyến

đường bộ tuyến đường sắt, tuyến đường thuỷ, tuyến đường hang không Đối

với cấp quốc gia có thể là tuyến nội vùng hoặc tuyến liên vùng, đối với cấp

tỉnh có tuyến du lịch nội tỉnh Tuyến du lịch cũng có thể là tuyến du lịch tổng

hợp với các điểm du lịch có chức năng khác nhau (du lịch sinh thái, du lịch

văn hoá, du lich thể thao, ) hoặc là tuyến du lịch chuyên đề với các điểm du

lịch có cùng chức năng [12]

1.5 Xúc tiến du lịch

Xúc tiến du lịch có vai trò rất quan trọng trong hoạt động marketing.

Bản chất của hoạt động xúc tiến này chính là truyền tin về sản phẩm và doanh |

nghiệp tới khách hàng dé thuyết phục họ dua ra quyết định mua hàng Vì vậy,

có thể gọi đây là hoạt động truyền thông marketing Nó cung cấp thông tin

cho khách hàng và những giải pháp về những mối quan hệ nội bộ cũng như mối quan hệ thị trường Truyền thông thiết lập sự rõ rang, sự định vị và giúp

du khách nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của sản phẩm, dịch vụ

Theo Luật du lịch thì: “Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền,

quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đây cơ hội phát triển du lịch”.[16; 4]

1.6 Khách du lịch

Khách du lịch là đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình hướng dẫn

du lịch của hướng dẫn viên, là đối tượng của các đơn vị phục vụ du lịch và

kinh doanh du lịch [4; 10]

Dé trở thành một khách du lịch, con người phải hội tụ các điều kiện sau:

- C6 thời gian rỗi.

- Co khả năng thanh toán.

- C6 nhu câu được thoả mãn.

11

Trang 21

Nhà kinh tế học người Áo, Lozep Stander định nghĩa: “Khách du lịch

là hành khách xa hoa, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả

mãn những nhu cầu cao cấp mà không theo đuôi mục đích kinh tế” [4; 10]

1.7 Tính mùa vụ của du lịch

Trong một số tài liệu mùa hay thời vụ du lịch là hiện tượng hoạt động

du lịch lặp đi lặp lại khá đều đặn vào một số thời điểm trong năm Theo nghĩa

này thì mùa vụ du lịch đồng nhất với thời vụ du lịch [9; 121 ]

Tính mùa vụ du lịch tại một đơn vị lãnh thé nào đó tập hợp các biến

động có tính chu kỳ theo thời gian trong năm của cung và cầu du lịch.

Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch được xác định bởi tính thời gian

thích hợp nhất trong năm bởi các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức

khoẻ của du khách và số thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc triển khai

các hoạt động du lịch.Tính mùa vụ của tài nguyên dù lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng khai thác đầu tư quy hoạch kinh doanh du lịch được đánh giá cho

tài nguyên tự nhiên và nhân văn [9]

Một điểm du lịch có thể có một hoặc nhiều mùa vụ du lịch, tuỳ thuộc

vào kha năng đa dạng hoá của các loại hình du lịch do |

Mùa du lịch chính: là khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách du

lịch lớn nhất, trong giai đoạn này, số lượng khách là khá 6n định.

1.8 Khái niệm phát triển du lịch bền vững

Khái niệm phát triển du lịch bền vững: là một bộ phận không thể

tách rời khỏi khái niệm phát triển bền vững chung Ngay từ những năm 1980,

khi các vấn đề phát triển bền vững được đề cập đến và được nghiên cứu, thì

đã có nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm đưa ra các yếu tố ảnh

hưởng của quá trình phát triển du lịch có liên quan đến phát triển bền vững.

Du lịch là một ngành kinh tế tông hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt và sự

phát triển của tài nguyên du lịch gắn liền với môi trường [20]

12

Trang 22

Theo luật Du lịch xác định: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch, đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tôn hại đến khả năng đáp ứng

nhu cầu về du lịch của tương lai” [19; 12]

Các nguyên tắc cơ bản dam bảo sự phát triển du lịch bền vững [20]:

Khai thác và sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm thiểu

các chất thải ra môi trường.

Phát triển phải gắn liền với việc bảo tồn đa dạng tính nhân văn Tính

đa dạng về về văn hoá - xã hội là những nhân tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn của du lịch, làm thoả mãn nhu cầu đa dạng (nhu cầu về tham quan,

nghiên cứu) của khách du lịch, đồng thời tăng cường sự phong phú về sản

phẩm du lịch |

Chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với cộng đồng địa phương: khuyến khích

và tạo điều kiện cho họ tham gia vào các hoạt động du lịch Việc khuyến khích

và hỗ trợ cộng đồng cư dân địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch một mặt giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, tăng khả năng hiểu

biết Mặt khác, làm tăng thêm ý thức trách nhiệm của họ đối với tài nguyên

và môi trường: khuyến khích họ cùng ngành du lịch nâng cao chất lượng của

sản phẩm du lịch việc tham gia của cộng đồng cư dân vào các hoạt động dulịch còn giữ được các bản sắc văn hoá, môi trường, lối sống và truyền thống,

đó là những nhân tổ quan trọng để thu hút khách du lịch

Chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên - môi trường cho

mọi đối tượng liên quan.Để phát triển du lịch bền vững, đòi hỏi cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ lao động trực tiếp được đào tạo cơ bản về

mọi mặt (chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, nhận thức về bảo vệ tài nguyên

Và môi trường).

Nếu được trang bị tốt những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và

những kiến thức về bảo vệ tải nguyên môi trường thì một nhân viên phục

vụ có thé truyền đạt và làm cho du khách có ý thức trách nhiệm và nhận thức

13

Trang 23

đúng về việc bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ những giá trị văn hoá

truyền thống.

Nâng cao trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch.

Các hoạt động này cũng phải đảm bảo tính trung thực, đầy đủ và có

trách nhiệm.

Nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường tự nhiên,

văn hoá, xã hội và các giá trị nhân văn khác Đồng thời, sẽ tăng khả năng đáp

ứng các nhu cầu của khách đối với các sản phẩm du lịch.

Coi trọng thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu.

Hoạt động này không chỉ đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động kinh

doanh mà còn đảm bao cho sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ

chế chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên môi trường

Những nguyên tắc cơ bản trên đây nếu thực hiện đầy đủ sẽ đảm bảo

chắc chắn cho sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch, phát triển bềnvững chính là chìa khoá cho sự thành công lâu dài của ngành du lịch.

Ý nghiã của việc phát triển du lịch bền vững Việc phát triển du lịch bền vững có ý nghĩa rat lớn đối với văn hoá,kinh tế, xã hội và môi trường của mỗi địa phương, dân tộc và mỗi quốc gia,

mà cụ thể là:

Sự bền vững về kinh tế: sự bền vững về kinh tế tạo nên sự thịnh vượng

cho tất cả mọi tang lớp trong xã hội, va dat được hiệu qua giá tri cho tất cả

mọi hoạt động kinh tế Điều cốt lõi đó là sức sống và phát triển của các doanh

nghiệp và các hoạt động của các doanh nghiệp đó có thé được duy trì lâu dai.

Sự bền vững xã hội: tôn trọng nhân quyền và sự bình đăng cho tất cả

mọi người trong xã hội Phải phân chia lợi ích một cách công bằng, với trọng

tâm là giảm đói nghèo Chú ý đến những cộng đồng địa phương, duy trì tăng

trưởng đến những hệ thống, những chế độ đời sống của họ, thừa nhận và tôn

trọng những nền văn hoá khác nhau và tránh được mọi hình thức bóc lột

14

Trang 24

Sự bền vững về môi trường: bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên không thé thay mới và quý hiếm đối với cuộc

sống con người Hạn chế tối thiểu sự ô nhiễm không khí, đất và nước Bảo tồn

sự đa dạng sinh học và các tài nguyên thiên nhiên đang tồn tại.

Sự bền vững về văn hoá: Phát triển du lịch bền vững có ý nghĩa to lớn

trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống trong đó

bao gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể Cùng với đó là việc quảng

bá nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của địa phương, quốc gia, cộng đồng

quốc tế nhằm thu hút khách du lịch và tạo điều kiện phát triển đời sống, kinh

tế cho người dân địa phương

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, khoá luận đã nghiên cứu những vấn đề lý luận nói

chung và du lịch bền vững nói riêng Qua nghiên cứu, khoá luận rút ra được những quan điểm sau đây:

Để hướng tới phát triển du lịch bền vững cần phải hướng tới 4 mục

tiêu đó là: Hoạch định phát triển bền vững và hiệu quả; nâng cao lợi ích kinh

tế -xã hội cho cộng đồng địa phương; gìn giữ di sản văn hoá và giảm thiểu

những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Phát triển du lịch phải dựa trên những cơ sở bền vững có nghĩa là phải

đảm bảo hiệu qua về kinh tế cũng như đảm bảo những công bang xã hội va

dân tộc đối với cộng đồng địa phương.

Dựa vào những cơ sở lý luận trên, tôi sẽ tiễn hành tìm hiểu, nghiên

cứu những thế mạnh, tiềm năng để phát triển du lịch, cụ thể là du lịch văn

hóa bền vững tại làng Nôm, trên co sở đó dé xuất những phương hướng

giải pháp khai thác phát triển tiềm năng to lớn này.

15

Trang 25

CHƯƠNG 2

ĐIỀU KIEN TỰ NHIÊN, DIEU KIỆN KINH TE XÃ HỘI PHÁT

TRIEN DU LICH VAN HOA TẠI LANG NOM

2.1 Lich sử hình thành

Với vị trí và điều kiện địa lí thuận lợi, vùng Dâu xưa sớm có các lớp

dan cư Việt cổ đến khai phá lập làng.Với làng Cau Nôm, lịch sử hình thành

vẫn còn nhiều mảng trống Hiện nay, trong và quanh làng Nôm chưa phát

hiện được một di chỉ khảo cỗ nào xác định thời điểm hình thành làng Tuy

nhiên, một số tư liệu có thể làm cơ sở cho việc tìm hiểu lịch sử làng Nôm xưa.

Thời Lê sơ - qua Bia Sung Tao Linh Thung Tự Bi Ký còn lưu tại chùa

Linh Thông thì làng Nôm là thôn Tùng Kiều, xã Tùng Xá, huyện Siêu Loại,

phủ Thuận An, tran Kinh Bắc vào khoảng đầu thời Lê Trinh, có lẽ do kiêng

húy Trịnh Tùng, nên đổi thành tên Đồng Cầu, tổng Đồng Xá và vẫn thuộc

các làng, phủ Đến đầu thế kỷ XIX, trong sách “Tên làng xã Việt Nam” có ghitrong tổng Đình Tổ có xã Đại Đồng gồm ba thôn: Đông, Đoài và thôn Vân,không thấy có tên Cầu Nôm Sự ghi chép chưa rõ ràng này gây khó khăn cho

việc xác định đơn vị hành chính, không rõ khi đó làng Nôm thuộc xã nào, đã

đổi tên thành Đại Đồng chưa? Hay vẫn giữ tên cũ? Như vậy, làng Nôm vàođầu thế kỷ XIX trực thuộc xã, tông nào trong tình hình tư liệu hiện nay, vẫn

còn là một khoảng trống [10]

Sau khi thực dân Pháp xâm lược chúng cắt làng Nôm vào huyện Văn

Lâm, tỉnh Hưng Yên Năm 1948,xã Đại Đồng được thành lập thi làng có tên

là làng Đại Đồng - làng Nôm.

2.2 Điều kiện tự nhiên

Vi trí địa ly

Từ thủ đô Hà Nội, xuôi theo quốc lộ 5, rẽ tay trái theo đường xe lửa Hà

Nội - Hải Phòng qua ga Lạc Đạo, đi thêm 5km chúng ta vào dia phận của một

16

Trang 26

ice nỗi tiếng đã đi vào ca dao cô: “Đồng nát thì về cầu Nôm - con gái no

- mồm về ở với cha”.

Làng Nôm thuộc xã Đại Đồng - huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên, một

tỉnh năm ở trung tâm đồng bằng Sông Hồng, là cửa ngõ phía Đông của Hà

Nội, Hưng Yên có 23km quốc lộ 5A (làng Nôm chỉ cách quốc lộ 5A 5 km) và tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua địa phận xã Đại Đồng Làng

Nôm cách Hà Nội 30km về phía Tây, cách thành phố Bắc Ninh 25km Phía

Bắc giáp với làng Đại Bi, phía Tây giáp với làng Lộng Thượng, phía Nam

giáp với Làng Đồng Xá, phía Đông giáp với làng Việt Hung.

2.3 Điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội Làng Nôm từ năm 1945 - 1986

2.3.1 Kinh tế

a Nghề buôn bán

Làng Nôm nằm trong vùng có nhiều làng thủ công đúc đồng, gò đồng

truyền thống nỗi tiếng, có đường giao thông thủy bộ thuận lợi, trong thời cô là

trung tâm kinh tế, văn hóa, quân sự, tôn giáo và thương mại Những điều kiện

đó đã giúp cho làng sớm hòa nhập vào luồng kinh tế hàng hóa và lấy nghề

xoong dé kiếm sống qua ngày, người làng Nôm tiến đến buôn chuyền các loại

mặt hàng của nghề sản xuất đồng, mở cửa hiệu hoặc làm đại lý thu gom mua

bán đồng nát ở các thành phó, thị xã, thị trấn lớn của miền Bắc và miễn

Trung Với nghề buôn đồng, người làng Nôm đã mở rộng thị trường đến hầu

như toàn bộ vùng đồng bằng, vùng nông thôn và thành thị Cuộc sống bận rộn

với nhộn nhịp với lãi suất lớn, vượt hắn lên so với nghề nông, đã làm cho làng

Nôm trở thành làng giàu có Nghề buôn đồng đã làm xuất hiện một tang lớp

17

Trang 27

ảnh nghé [6]

q b Nghề nông

Nghề buôn phát triển đã tác động đến nhiều mặt đời sống cuả làng,

trước hết là đến sở hữu ruộng đất: ruộng đất công không còn ton tai, ruộng

ị thuộc sở hữu tập thể rất mờ nhạt, tuyệt đại bộ phận ruộng đất trong làng

thuộc sở hữu tư nhân, và trong số này, hầu hết thuộc sở hữu của các gia đình,

sau một thời gian làm ăn phát đạt trở về làng tâu ruộng Tuy vây, với mức độ

không nhiều và trên phần ruộng đó, phần lớn họ giao cho anh em, họ hàng sử

dụng, một số tô chức sản xuất nông nghiệp theo kiểu thuê mướn nhân công

để hàng năm họ từ các thành phó, thị xã trên khắp miền Bắc trở về làng vào

ngày 11 tháng Giêng dự hội làng và thờ cúng dòng họ mình Những người

không có cửa hàng, cửa hiệu chỉ ở làng để đi buôn chuyến, buôn vặt, họ có

nhiều ruộng đất nhưng cho phát canh thu tô với lãi suất thấp Chính vì vậy ởlàng Nôm không xuất hiện một tầng lớp địa chủ giàu lên từ nông nghiệp [6]

2.3.2 Tổ chức, đặc điểm xã hội của cư dân làng Nôm

Cấu trúc vật chất của làng xóm của làng Nôm với tư cách là làng buôn

nhìn chung không có gì khác biệt so với làng Việt truyền thống Vẫn là đường

làng, ngõ xóm, kín cổng cao tường, vẫn đình chùa Có chăng là nhà cửa đa

phần được xây dựng theo kiểu mới nhất, được “ngói hóa” và trên những xóm

ngõ trung tâm, các nha từ đường của các họ chen nhau phô bay, trong khi

những họ kém thế, phải để từ đường dòng họ ở nơi khuất nẻo trong làng

Cơ chế tô chức xã hội ở nơi đây gồm ngõ xóm, dòng họ, phe phái,

phường hội và bộ máy quản lí làng xã Tuy nhiên, sự phát triển của nghề buôn

cũng ảnh hưởng khá mạnh tới các quan hệ xã hội trong làng Chỉ trừ các quan

hệ trong dòng họ, còn các quan hệ của các thiết chế khác nói chung là lỏng lẻo, bị đồng tiền chi phối [6]

18

Trang 28

ị Sự phát triển của nghề buôn cũng tác động mạnh mẽ tới tâm lí người

k Nôm, đa số người làng không chú trọng tới việc mua quan, bán tước, tới

| giành và giữ một địa vị trong xã hội, lang xã ma ho chỉ chú trọng tới di

'uôn, tới lợi nhuận Cũng do sự phát triên của buôn bán mà không tránh khỏi

' những tâm lí thích khuyếch, hướng đại hoặc gây ra những hiềm kị, cách

` biệt giữa hai khối người làm nông và đi buôn, người làng và người ngụ cư.

Nghề buôn phát triển tác động đến phong tục tập quán và tôn giáo tín

ngưỡng của làng, thể hiện ở việc con trai, con gái trong làng thường đi lấy vợ,

lấy chồng ở các làng buôn, làng có nghé thủ công khác C6 bàn, ma chay,

cưới xin, khao lão linh đình hơn han các làng Việt truyền thống Những quy

định về thờ cúng vào những ngày tế lễ, hội làng, đình chùa nhà từ đường được

phô trương 4m ï Những kiêng ki, chọn ngày lành tháng tốt, chọn giờ đi, chọn

giờ về, chọn thế, chọn hướng được thực hiện cần thận, đắn đo [6]

Với tất cả những nét khác biệt kể trên, có thể nói, làng Nôm là làng

buôn bán đặc biệt, khác ngay cả với một số làng cùng buôn đồng như với làng

Sặt (Trang Liệt - Từ Sơn), làng Yên Lạc (Châu Giang - Hải Hưng) hoặc khác

với các làng buôn khác như Phù Luu (Hà Bắc), Da Ngưu (Hải Hưng),

Tuy nhiên, dù nghề buôn đồng phát triển, mang lại cho làng Nôm một

số đặc thù và thay đổi thì trong bối cảnh của xã hội phong kiến chưa tạo ra

được sự thay đôi dé phá vỡ thiết chế làng Nôm cổ truyền trở thành một trung tâm buôn bán với những phố phường, với những cửa hàng, cửa hiệu sam uất,

người mua người bán nhộn nhịp, khác han với một làng Việt làm nông nghiệp

hay buôn bán bình thường khác.

Gần bến mươi năm qua, ké từ khi hòa bình lập lại năm 1954, dưới tác

động của những chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước Việt Nam, cuộc sông, bộ mặt làng Nôm đã có nhiều đổi khác Những người phụ nữ xưa kia

chỉ quen buôn bán, ăn trắng, mặc trơn, nay đây mai đó và những người đàn

ông không quen việc nghề nông nay họ phải quay về học cày, học bừa, học

19

Trang 29

Ax;”?

i làm nông nghiép, số đông người buôn bán xưa, đều coi như “no đâu, 4m đây”,

không còn quay về sinh sống tại làng Cuộc sống nhộn nhịp, náo nhiệt theo

nhịp độ sôi động của thương trường xưa kia đã mat đi mà thay vào đó là cuộc

sống theo nhịp điệu mùa vụ của sản xuất nông nghiệp Có một thời, những

chủ trương “ngăn sông cấm cho” đã gây ra những tác động xấu tới những

làng quê khác đặc biệt với làng Nôm - một làng buôn có tiếng đã bị “nông

nghiệp hóa”, trở lại và cùng chung số phận với nó là những làng nghề đúc

đồng ở vùng châu thé này, đã một thời gan bó chặt chẽ với làng Nôm Vẻ trù phú giàu có của một làng quê buôn bán xưa đã thay bằng một làng Nôm tiêu điều, nghèo đói của những người nông dân quanh năm chân nắm tay bùn mà

vẫn “ăn bữa hôm, lo bữa mai” Làng Nôm ngày nay so với ngày xưa như lời

của đa số các cụ mà chúng tôi đã gặp để điều tra hồi cố “ngày xưa được một

trăm thì giờ chỉ là một” hoặc như chết hắn Một sự chết hắn bởi sự đứt đoạn

truyền thống Vài năm nay, dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, làng Nôm tự đánh thức mình để tự tìm thấy lại mình trong câu “phi thương bất phú” Gần nửa trong

số 122 hộ, tiếp tục buôn bán, duy trì giới hạn trong địa vực là chợ Nôm

2.3.3 Một số phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa dân gian:

Nhìn chung, lịch thờ cúng, hội hè đơn giản, không dày đặc, trong suốt

năm như ở đa sô các làng làm nông Trong cả năm chỉ trừ tháng Giêng có kì

hội hai ngày và tháng 8 có một ngày đã lôi cuốn sự tham gia của cả làng Trên

thực tế, chỉ có kì hội tháng Giêng là dân làng tham gia đầy đủ, còn thang 8 tuy

có lễ lớn kèm theo ăn uống, nhưng dân làng đi vắng nhiều Còn các kì khác,

lễ thức chỉ diễn ra trong kì mục, chức sắc và các cụ Điều này một phần dođặc điểm của làng Nôm.

Một hiện tượng độc đáo ở làng Nôm là có sự chuyển dịch ngày hội

làng Bình thường, các làng Việt ở châu thổ Sông Hồng tổ chức lễ hội (chính

Vào ngày sinh và ngày mat của thần làng) Theo đó thì làng Nôm phải mở hội

20

Trang 30

› ngày 10 thang 2 (ngày sinh của Thánh) và ngày 10 tháng 8 (ngày hóa).

hưng trên thực tế ngày 10 tháng 2 làng lại tế Không Tử, làm lễ tế Đinh

' @fuân tế), còn ngày kỉ niệm ngày sinh thành hoảng lại được tổ chức trong các

`wpày 10 đến 12 tháng Giêng Đây là hiện tượng chưa bao giờ bắt gặp trong

phi đi điền dã ở các lang lân cận, các làng thu công và nông nghiệp Không có

một cụ già nào giải đáp được lý do và thời điểm xảy ra sự chuyến dich đó.

Điều này liên quan đến nghề buôn Do bận rộn gần như quanh năm trên

thương trường nên làng phải chuyển kì chính tiệc vào tháng Giêng mà cư dan

ở mọi làng Việt Bắc Bộ coi là “tháng ăn chơi” làng Nôm cũng phải tuân theo

lịch sinh hoạt của cả cộng đồng.

Đồng tiền đã trở thành trọng tài của những mối quan hệ trong làng Đời

| sống văn hóa và tư tưởng của làng buôn cơ bản giống làng nông nghiệp

truyền thống nhưng đang có xu hướng đơn giản hơn đi và thực dụng hơn.

Tất cả những điều đó han dang và mãi mãi là van đề khoa học có tính

thời sự dé Đảng bộ, chính quyền xã và mỗi người dân làng Nôm cần suy nghĩ

để định ra một hướng phát triển kinh tế xã hội cho mình trên cơ sở kế thừanhững mặt tốt đẹp của truyền thống cũ, thực hiện được dân giàu nước mạnh

2.4 Tài nguyên du lịch

2.4.1 Tài nguyên văn hoá vật thể

* Công làng

Có thé nói rằng công làng Nôm là một trong những chiếc công đẹp vào

loại nhất xứ Bắc bởi chỉ cần nhìn vào cổng người ta biết ngay là làng có

người đỗ đạt, làm quan to trong triều Trên nóc cổng, mặt trước còn ba chữ

đại tự “Đồng Cầu môn”- cửa làng Đồng Cầu, mặt sau đề bốn chữ “ Ất Mão

niên tạo” xây dựng năm At Mão 1855 Mặt trước gồm bốn cột, hai cột quân

và hai cột cái được đắp đấu bát lồng đèn, trên là hai quả giành giành phượng,

mỗi quả gồm bốn con phượng quay bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc Trước

còn đôi câu đối: Nguyên xuất Đồng Giang lưu vạn mạt - khí chung ngắt lĩnh

21

Trang 31

ền kha (nước sông Đồng chảy ra khỏi nguồn thì đầy - khí thiêng được

Being đúc ở ngọn Ngat Lĩnh tỏa về các dòng họ) Ở đây còn mang một hàm ý

yi dân làng Nôm vượt ra khỏi công làng thì thịnh vượng (rất tiếc một số

đến nay đã mờ) Hai cột quân trên có hai con nghé dáng chom về phía

như muốn ngăn chặn những kẻ tà tâm muôn vào làng Mặt sau còn bôn

trên đó đắp hoa sen biểu tượng cho sự viên mãn tròn day.

¢ Dinh làng

Ngôi đình làng Nôm thờ thánh Tam Giang (di từ công phía Đông sang

cổng phía Tây men theo đường gạch lát nghiêng), tương truyền ngôi đình thờ

Đức Thánh Tam Giang, là tướng dưới thời hai Bà Trưng, có công đánh giặc

đứu dân, cứu nước và hiển linh giúp Lê Đại Hành đánh thắng quân Tống,

được vua sắc phong là “Hộ Quốc Phúc Thần” Đình tọa theo hướng ĐôngNam (theo mạch linh khí phong thủy của làng) Đây là hướng ít gặp, thông

thường đình Bắc Bộ theo hướng Tây Nam là hướng thuận theo mệnh của

nhiều người

Đình làng Nôm được xây dựng theo hình chữ tam, phía trước công gồm

5 gian đại bái, tiếp đó là ba gian chính đường, hai bên có tả vu, hữu vu được

làm thông nhau không phân gian, cuối cùng là phần hậu cung (cung cấm)

Trong cung có bài vị của ngài, nơi đây chỉ mở cửa vào dịp đại lễ Bên ngoài

cửa có ba bức hoành phi đề bốn chữ: thánh cung vạn tuế, vạn cô anh phong,

hinh hương cảm than( được làm năm Thành Thái At Mùi) Bên chính đường

có bảy bức đại tự: Uy nghi phục kiến, vạn cổ anh linh, thượng dang tối linh, vạn thọ vô cương, linh thông hiển hựu, khánh thành hội, càn khôn hợp đức(

được làm vào những năm Giáp Thân, Đinh Mão, Ất Sửu thời vua Khải Định).

Ngoài cửa đình là bức đại tự: Đồng Lĩnh Chung linh( linh khí của làng Đồng

Cầu được chung đúc từ ngọn núi Ngất Lĩnh — cũng có một số quan điểm dịch

là: tiếng chuông thiêng trên đỉnh núi Đồng) Ở đây còn lưu giữ 14 bức đại tự,

20 câu đối cỗ, một số viết dạng chữ Triện va chữ Lệ tuyệt đẹp, cùng với

22

Trang 32

những đồ thờ tự có giá trị cao như kiệu bát cống, long đình, bát biểu Trong

đình lưu giữ 18 sắc đạo phong, đạo lâu nhật là đạo thời vua Bao Đại Bên

ngoài đình phía trước tường và cột trụ bậc lên xuống được xây bằng đá xanh.

Nằm trầu bên ngoài cửa đình là hai con rong đá được chạm khắc tinh xảo,

rồng có bốn móng, đầu mọc sừng, thân uốn lượn có vây (đây là kiểu rồng

mang dáng dấp đặc trưng nhà Nguyễn) Ké đó là hai ông voi chau có kích

thước tương đối như thật, tổng thể công trình mang những nét kiến trúc của

thời cuối Lê đầu Nguyễn.

+ Hệ thống nhà thờ tô

Chín ngôi từ đường của bảy dòng họ lớn đều có kiểu kiến trúc hướng ra

hồ nước thuận theo phong thủy của làng Các ngôi nhà thờ có cấu trúc giống

nhau, tiền là tam quan, hậu là nhà thờ được ngăn cách với nhau bởi một

không gian sân tĩnh mịch Tam quan gồm ba cửa, cửa chính chỉ mở trong dip

đại lễ:Như Xuân Tế, Thanh Minh, Vu Lan, Nhật Ky trên tam quan thường

ghi các bức đại tự: Nguyễn Từ đường, Phùng Dai Tông, Tạ Tộc Từ, Dé Tộc

Từ, Phùng Tộc Bính Chi, Đan Từ đường cùng với những câu đối ca ngợi công đức của tô tiên hay nhắc nhở con cháu làm đúng chức năng xuân tự thu

thường Thật hiếm có làng nào lại có số lượng nhà thờ tổ nhiều như ở làngNôm, điều này thể hiện truyền thống trân trọng thờ phụng cội nguồn dòng tộc

của người dân trong làng.

%% Giếng đá cô

Nhắc đến làng quê Việt Nam, thì hình ảnh “cây đa, giếng nước, sân

đình” đã gắn liền trong tâm khảm mỗi người Tuy nhiên, theo dòng thời gian, qua quá trình nông thôn hóa thì giờ đây hình ảnh ấy đã trở nên hiếm hoi đối với người dân Việt Thế nhưng, ở làng Nôm, tổng thé nay vẫn còn được giữ

nguyên vẹn Chiếc giếng cô duy nhất của làng được đặt trước sân đình, sau

bao năm vẫn năm đó như một chứng nhân lịch sử.

23

Trang 33

Giếng được xây bằng đá xanh có niên đại hàng nghìn năm Trên đó có

bốn đại tu:” âm hà tư nguyên” Giéng làng là linh khí là mắt rồng của làng.

Tắt cả đều ngoảnh mặt ra hồ nước của làng theo phong thủy thuận ngũ hành.

Bởi theo thuyết phong thủy thì làng Nôm có hình thế tuyệt đẹp, hình nhân dẫn

mach tả thanh long hữu bạch hỗ [6]

“+ Chùa Nom:

Chùa Nôm hay còn được gọi là: chùa Đại Đồng hoặc chùa Thông, tên

tự là Linh Thông Cổ Tự được xây từ thời Lý theo kiểu nội công ngoại quốc.

Ngôi chùa là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng bởi sự đồ sộ, khuôn viên rộng

rãi và những công trình kiến trúc độc đáo đã thu hút hàng nghìn khách du lịch.

Trước kia, chùa Nôm là một cái am nhỏ nằm giữa một rừng thông,

nhưng trải qua hàng nghìn năm, rừng thông không còn nữa có chăng chỉ còn

trong kí ức của người dân Dan trải qua thăng tram, biến có của lịch sử am bị

đồ người ta mới xây dựng trên nên chùa Nom như ngày nay [6]

Chùa Nôm nằm giữa một khu đất cao, rộng về ở phía Đông Bắc của

thôn Đại Đồng Ngôi chùa tọa trên khoảng đất rộng 8000m2, xung quanh

được bao bọc bởi những bức tường bang đá ong Các công trình kiến trúc

trong chùa được bồ trí hài hòa theo một khuôn viên khép kín

Chùa Nôm bao gồm bảy phần chính, đầu tiên là cổng chùa xây theo

kiểu Tam quan trước kia là cổng nhỏ và chỉ để một lối vào chính giữa rộnghơn và hai lối phụ được xây bằng gạch Nhưng đến năm 2008, chùa được

trùng tu cổng Tam Quan với vật liệu chủ yếu bằng gỗ lim, lối đi vào chính

giữa rất rộng và hai lối phụ nhỏ hơn.Chiếc công rất bề thế, đồ sộ được chạm

khắc với những hoa văn họa tiết rất tinh xảo bởi những nghệ nhân lành nghề

Tam quan cao 25m đây là một trong những chiếc cổng lớn nhất Đông Nam A được thiết kế theo kiểu đấu sen chồng chóp toàn bằng gỗ lim đường kính của

cột rộng đến Im Công được thiết kế theo kiểu nhị tầng, trên tầng hai có một

quả chuông khánh đồng đề: Phong điều vũ thuận - Quốc thái dân an.

24

Trang 34

Tiếp đến là tiền đường gồm bảy gian, phía trước hai hồi có hai cột trụ.

FYrên hai cột trụ có viết hai câu đối: “thiện ác trực không tam giới địa” “

Ï trăng tram phổ độ thập phương nhân” được dịch là: “thiện ác thang ngay ba

i giới, thăng trầm ba độ khách mười phương” Câu đối thứ 2 là: “thăng trầm

hữu độ kỉ tiên tri họa phúc võ môn nhân tự triệu” và được dich là: “khi lên

khi xuống vẫn đủ đường ta - họa phúc không có cửa cho người ta tránh khỏi.

Hậu cung có cấu trúc khá đơn giản, ở gian thứ 2 của hậu cung dé hai

cửa lách vừa là để lấy ánh sáng vừa là lối đi ra hành lang hai bên Ở phần

hành lang được bố trí rất nhiều tượng khác nhau: đầu tiên là hệ thống Bát bộ Kim Cương, tiếp đến là tượng Tứ Bồ Tát, hệ thống tượng thứ 3 là Thập Bát

La Hán và cuối cùng là bàn thờ Đức Long Thần ngồi bên ngai vàng được che vải đỏ ở cuối dãy hành lang Điều đặc biệt là tại chùa Nôm còn đến hơn một

trăm pho tượng cô bằng đất như Tam Thanh, Tam Thể, A Di Đà, Phật Bà, bát

Bộ Kim Cương, thập bát La Hán hàng nghìn năm tuổi

Từ năm 2000, khuôn viên chùa đã có nhiều sự thay đổi Bên trái củangôi chùa cỗ là một khu thủy đình, khuôn viên khoảng bảy sào ao, giữa có

một ngôi thủy đình tam mái được thiết kế theo kiểu chồng rường, ở giữa có

tượng phật quan âm bồ tát đứng ban phúc, tay cầm bầu nước thánh, cầm cành dương liễu Đi vào khu thủy đình, phải đi qua chiếc cầu đá bắc theo hình mui

rùa gồm 36 phiến đá, 27 chiếc cột đá Trên mặt cầu có những hình hoa sen

biểu tượng của đạo Phật dẫn phúc Phía trước cầu có 2 ngọn tháp Cửu liên

hoa và một lư hương đúc bằng đồng hun Mặt trước của lư hương và tháp Cửu

Liên Hoa có đề: “Linh Thông Cổ tự” viết bằng chữ Hán.

Chùa Nôm là một ngôi chùa tuyệt đẹp, là một điểm nhắn trong quần thê

Trang 35

Theo lịch sử ghi lại rằng, vào đầu công nguyên, có người con gái họ

ở trang Vân Mẫu, thuộc bộ Vũ Hinh tên là Tĩnh có một người con trai

tên là Tam Giang có thiên tư, tướng mạo khác thường Tam Giang lớn lên văn

võ song toàn, vừa đúng lúc Hai Ba Trưng phất cờ khởi nghĩa, ông chiêu mộ

quân sĩ, tham gia và được cử làm Điện Tiền Đô chỉ huy sứ tướng quân Một

lần khi đem quân đánh giặc đến địa phận trại Đồng Cầu, trang Đồng Xá,

huyện Siêu Loại, thấy có một ụ đất lớn có hình long hỗ ôm ấp, sơn thủy uốn

quanh, liền cho quân sĩ lập đồn phòng thủ, làm lễ cáo trời đất và xuất quân đi

đánh giặc Hán Sau khi thu được 65 thành, khôi phục bờ cõi, Tam Giang xin

phép Trưng Vương trở về nhận sở trại Đồng Cầu, trang Đông Xá và sinh cơ

lập nghiệp ở đó Nhân dân trong trại sinh sống yên 6n và xin Tam Giang ở

trang trại, trước làm đồn sở, sau làm nơi thờ tự Tam Giang đồng ý, ba năm

sau, Mã Viện kéo quân sang xâm lược nước ta, Tam Giang lại chiêu tập quân

sĩ ra trận, nhưng thế giặc mạnh, quân ta bị thua, Tam Giang chạy về trại Đồng

Cầu Giặc đuôi theo, Tam Giang cùng mẹ va vợ xuống thuyền ở bến đò sông

Nguyệt Đức Thế cùng, ông dùi cho thủng thuyền, ông cùng mẹ, cùng vợ,

chìm xuống sông Từ đó, để tỏ lòng thành kính, dân làng đã thờ mẹ và vợ của

ngài tại chùa Nôm, còn ông thì được thờ tại đình làng Khi mỗi độ tết đến

xuân về, dân làng rước kiệu, bát hương của Thánh ra chùa để mời mẹ và vợ

về đình làng chung vui ngày tết, đồng thời ki niệm tướng Tam Giang khao

quân đầu xuân trước khi xuất trận [6]

Trải qua thế hệ này đến thế hệ khác, phong tục tốt đẹp đó không

những không bi mat di ma còn được tổ chức thường niên vào ngày 11 tháng

Giêng.

Làng Nôm ngoài việc làm ăn buôn bán thì cũng là làng nông nghiệp

trồng lúa nước nên hình thành lễ rước nước là không thể thiếu Phong tục này

không biết có tự bao giờ nhưng đã được người dân nơi đây chọn ngày mồng

26

Trang 36

tháng Giêng để tiến hành đại lễ Bắt đầu từ đó, ngày mồng 10 và 11

Giêng hàng năm chính là ngày hội lớn của làng.

e Các nghỉ lễ hội làng Nom:

Lễ rước nước

Lễ rước nước được tô chức vào ngày mồng mười tháng Giêng hàng

năm, nghỉ lễ này chính là màn khai hội xuân.

Sáng sớm ngày mông mười, sau khi trang phục đã chỉnh té, đoàn rước

nước lên đường ra giếng tại chùa Nôm tiến hành nghỉ lễ lay nước và rước nước.

Nước ở giếng chùa trước khi làm lễ rước thì không cho phép ai được

tắm rửa hay sử dụng để đảm bảo sự trong sạch, thanh cao của một lễ vật dâng

lên thánh.

Theo người dân nơi đây tiến hành lễ rước nước là lấy dong nước trong

sạch, tinh khiết ở nơi thờ Phật thanh tịnh về dé tắm thánh, thé hiện lòng thành

kính, biết ơn đến vị thần được thờ Đồng thời, nói lên ước mơ nguyện vọng

của cư dân định cư canh tác nông nghiệp trong vùng sông nước cầu cho mưa

thuận gió hoà, mùa mang tươi tốt, bội thụ.

Lễ rước nước một loại hình văn hoá dân gian, một nghi thức tâm linh

đặc sắc biểu hiện tín ngưỡng cầu nước của những cư dân sống với nền văn

minh lúa nước ven sông Hồng Đến nay, lễ rước nước vẫn được cư dân nơi

đây kế thừa duy trì, phát huy những giá trị lịch sử, ý nghĩa giáo dục truyền

thống sâu sắc và vai trò lớn trong sự gắn bó cộng đồng làng xã.

Ở hội làng Nôm thì tế lễ là nghi thức bắt buộc , chiếm một vi trí trang trọng trong ngày hội và được tiến hành đầy đủ Việc tiến hành tế lễ được dânlàng chuẩn bị rất cần thận từ nhiều tháng trước ngày mở hội

Vào đầu giờ chiều ngày mồng 10, sau tuần hương cuộc đại lễ bắt đầu

bằng lễ tế thằn.Hội lệ quy định dâng 6 tuần rượu cầu mong một năm mới an

lành, mưa thuận gió hòa cho nhân dân được ấm lo, hạnh phúc.

27

Trang 37

ỉ Thông qua các khâu chuẩn bị và lễ tế ở làng Nôm đã thé hiện được tinh thần uống nước nhớ nguồn của người dân nơi đây Không những thế, chính

4 truyền thống này đã làm dày thêm nét văn hóa đặc sắc của làng, tạo tiền đề

F phát triển các thế mạnh du lịch.

: Lễ rước

Lễ rước nước được tiến hành vào sáng ngày 11 Đội rước lên tới 120

Ỉ người tham gia và đi cùng đoàn có hàng nghìn người

Dẫn đầu đám rước là hình ảnh con rồng lửa do 12 chàng trai điều

' khiển, lúc thì như rông bay lên trời, khi thì uôn lượn mêm mai đâu luôn qua

đuôi, vừa đi vừa múa theo nhịp sênh tiền Sánh bước theo sau đó là hình ảnh.

hai con kì lân, sư tử dân đầu với mục đích dân đường và xua đuôi tà ma.

Hội làng Nôm có đặc điêm khác biệt so với các nơi khác Đó là do đây

chính là nơi thờ một vị tướng quân sự, nên trong đình có bộ chấp kích, bộ bát

bửu nội bộ và có năm thanh kiếm, trong đám rước tại lễ hội có năm ông cụ

mặc quần áo lễ cầm năm thanh kiếm này để cùng đi vào đoàn.

2.5 Cơ sở hạ tang phục vụ phát triển du lịch

2.5.1 Cơ sở hạ tầng — vật chat kỹ thuật

Cơ sở hạ tang là yếu tố cau thành quan trọng của sản phẩm du lịch, nó

| góp phần đáng kế vào việc tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn của điểm du lịch,

trong việc tạo dựng hình ảnh của điểm du lịch trong tâm trí du khách Đặc

điểm và mức độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tạo nên sự khác biệt

của sản phẩm du lịch so với các khu vực khác Là tiêu chí quan trọng trong

việc lựa chọn điểm đến của du khách.

Trong những năm qua, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, huyện Văn Lâm nói chung và xã Đại Đồng nói riêng đã triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tang bao gom: giao thong, diénlực, bưu chính viễn thông, các công trình thuỷ lợi phat triển nông nghiệp

28

Trang 38

nông thôn Việc phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt

động du lịch phát triển.

2.5.2 Hệ thống giao thông

Hiện tại việc vận chuyển hành khách chủ yếu bằng phương tiện giao

thông đường bộ.Việc di lại từ Hà Nội về làng Nôm tương đối dé dang va

nhanh chóng.Các tuyến điểm liên xã, liên huyện trong vùng đến nay đã được

cải tạo, nâng cấp và làm mới góp phần đi lại thuận tiện hơn trước rất nhiều.

Đặc biệt, dưới sự đầu tư của trụ trì chùa Nôm - Đại Đức Thích Đồng

Huệ - làm một con đường nối liền đường 385 (kéo dài từ quốc lộ 5, di qua xã Đại Đồng) dẫn thắng đến địa bàn làng Nôm đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi

nhằm thu hút khách du lịch đến với nơi đây.

2.5.3 Hệ thống thông tin liên lạc

Sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ của ngành bưu chính viễn thông

quốc gia, đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển thông tin liên lạc của tỉnh Hưng Yên nói chung, xã Đại Đồng nói riêng Tỉnh đã đầu tư, nâng cấp mạng lưới trang thiết bị và công nghệ, phát triển mạng lưới các trạm, các bưu cụcrộng khắp

Việc phủ sóng toàn bộ mạng điện thoại di động đến từng ngõ xóm góp

phần phục vụ khách du lịch tốt hơn, tiện lợi hơn Ngoài ra, với các hình thức phục vụ như giải đáp thông tin cho khách, dịch vụ Internet cũng tạo điều

kiện thuận lợi cho khách khai thác, sử dụng trong thời gian tham quan, lưu trú

trên địa bàn xã.

2.5.4 Môi trường

Địa phận làng Nôm được bao bọc bởi những cánh đồng rộng lớn và ítchịu yếu tố gây ảnh hưởng làm ô nhiễm khí thải, nước thải của các nhà máy,khu công nghiệp.Đồng thời, do ý thức tự giác của người dân, đường làng ngõ

xóm tại nơi đây luôn được dân làng quét dọn, tạo nên một môi trường không

khí vô cùng thoáng mát và trong lành.

29

Trang 39

Với vị trí địa lý địa lý, điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng thuận lợi,

ị đóng góp vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và

Ï đụ lịch nói riêng tại làng Nom.

Tỉnh Hưng Yên nói chung, làng Nom nói riêng có nguồn tài nguyên

văn hoá khá đa dạng và phong phú, là lợi thế quan trọng tạo tiền đề cho việc

phát triển du lịch văn hoá và các sản phẩm du lịch văn hoá Với một thế mạnh

và đặc thù riêng vốn có của mình đã tạo cơ hội cho đầu tư phát triển du lịch,

hình thành các điểm, cụm, tuyến du lịch, các chương trình du lịch làm đòn

bẩy thúc day phát triển du lịch của tỉnh.

Hiện nay, kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên đã có những bước chuyển

mình mạnh mẽ góp phần thúc đây phát triển du lịch, thu hút khách du lịch

trong và ngoài tỉnh Bên cạnh đó, sự phát triển chung của vùng đồng bằng Sông Hồng, đặc biệt là của các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc cũng góp phần hỗ trợ cho phát triển các vùng kinh tế xã hội nói chung,

trong đó có du lịch và du lịch văn hoá Hưng Yên phát triển.

Tiểu kết chương 2

Với vị trí địa lý địa lý, điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng thuận lợi,

làng Nôm có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch văn hóa, tạo đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của làng.

Thông qua những tài liệu thực tế được trình bày trong chương này, có

thé khẳng định được rằng làng Nôm có nguồn tài nguyên văn hoá khá đa dạng

và phong phú, là lợi thế quan trọng tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch văn

hoá và các sản phẩm du lịch văn hoá Với một thế mạnh và đặc thù riêng vốn

có, làng Nôm có điều kiện thuận lợi, tạo cơ hội cho đầu tư phát triển du lịch,

hình thành các điểm, cụm, tuyến du lịch, các chương trình du lịch làm đòn bẩy thúc đầy phát triển du lịch, đặ biệt là du lịch văn hóa.

30

Trang 40

Hiện nay cùng với những bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc phát

triển du lịch, thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh Hưng Yên cũng như

: của vùng đồng bằng Sông Hồng, du lịch văn hóa tại làng Nôm đang đứng

trước một vận hội mới, đây tiêm năng.

31

Ngày đăng: 29/06/2024, 04:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w