LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Vai tro của không gian thực hành văn hóa đổi với việc duy trì và bảo ton di sản phi vật thể, khảo sát trường hợp trò Xuân Phả ở
Trang 1[E TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN DHOGHN |
_ KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIENG VIET
sok
_ Lê Thị Thy An
: VAL TRÒ CUA KHONG GIAN THUC HANH VAN HOA
| DOL VỚI VIỆC DUY TRÌ VÀ BAO TON DI SAN PHI VAT THE
(TRƯỜNG HỢP TRO XUAN PHA, Ở XÃ XUAN TRƯỜNG, |
._ HUYỆN THỌ XUAN - THANH HÓA )
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐHQGHN
KHOA VIET NAM HỌC VÀ TIENG VIET
KKK
Lê Thi Thùy An
VAI TRO CUA KHONG GIAN THUC HANH VAN HOA
DOI VOI VIEC DUY TRi VA BAO TON DI SAN PHI VAT THE
(TRUONG HOP TRO XUAN PHA, O XA XUAN TRUONG,
HUYỆN THO XUAN - THANH HOA )
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành dé tài khóa luận tốt nghiệp nay, trước hết tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo trong khoa Việt Nam học va Tiếng việt — Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn — DHQGHN, những người đã trang bi kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học
tập Tôi hi vọng với những kiến thức mà thầy cô đã truyền dạy, hướng dẫn
cùng với những gì thu nhận được trên ghế giảng đường, chúng tôi sẽ có cơ hội
vận dụng những kiên thức đã học vào công việc, cuộc sông.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình chu đáo của nghệ nhân: Bùi Văn Hùng( cung cấp tư liệu, danh sách
nghệ nhân, giới thiệu về nghè Thành Hoàng làng ), người đân làng Xuân Phả
và các em học sinh trường THCS Xuân Trường Và đặc biệt, tôi xin trân trọng
cảm ơn TS Đặng Hoàng Giang, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, thầy đã
nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn
thành khóa luận này.
Do thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chếnên khóa luận của tôi chắc hắn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót
Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo cô giáo cùng toàn thê các
bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn
Sau cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Việt Nam học và
Tiếng việt — Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn thật đồi dao sức
khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạtkiên thức cho thê hệ mai sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Vai tro của không
gian thực hành văn hóa đổi với việc duy trì và bảo ton di sản phi vật thể,
khảo sát trường hợp trò Xuân Phả ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân —
Thanh Hóa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi; Những ý kiến tham
khảo, trích dẫn của các tác gia đều có nguồn gốc và chú thích cụ thể, rõ ràng Đề tài này chưa được công bố và không trùng lặp với bất cứ mộtcông trình nào trước đây.
Hà Nội, ngày 24thang năm 2017
- Tác gia khóa luận
Lé Thi Puy An
Trang 5MỤC LỤC
LOI CẢM ON 5-5-5 ST 1 1E 1111101511111 1111111115111111511111EEEEEEr re, 1
LOI CAM ĐOAN s21 1e 2
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề -¿ s- s+s+ts+EEEESEE2EE2EEE2EE2E1EE2Ee2Ee2EecEecrees 8
2.1 Các nghiên cứu về không gian thực hành văn hóa -2-c¿ 82.2 Các nghiên cứu về trò Xuân Phả 2 2 5+¿ ¬ 10
3 Mục tiêu nghiÊn CỨU - - c- c1 122122311 111118128112 1191 H1 nh ng rệc wees 12
4 Đối tượng nghiên Cứu 2© +x*+Ek+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEECEEecErsre 12
6 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu -2 zz2cs¿ 13
6.1 Phương pháp tiếp cận - ¿52 s+xSSEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEeErrrrrereo 13
6.2 Phương pháp nghiên CỨU - 5 5+ +2 + E2 E2 #+2EE£E£E£ 3 Excrecrv czkg 13
7 Bố cục của khóa luận - 22s SsSESSE SE S318 25555 21515151511115 111151 14
CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN NHUNG VAN DE
LIEN QUAN DEN TRO XUAN PHA, Ở XA XUAN TRUONG, HUYỆN
THO XUAN oo esscessesssesossssecssuessvsssvesssecssesssecsssesssssusssasessesasesecenevesaseneeesaeeeseee 15
1.1 Khái niệm không gian thực hành van hóa 5 55 5< xxx 15
1.2 Khái quát về trò Xuân Phả 2-22 S+kSEeEEE2EE2EEE122127112E1E222E Xe 16
1.2.1 Khái niệm vẻ trò điễn 2-2 2+2 £EEEEE1EEEEEE212721171E2211 22 ce l6
1.2.2 Nguồn gốc — cơ sở hình thành trò diễn 2 ©2s+2zs2EEzccec 18
1.2.3 Diện mạo trò Xuân Phả 2G S2 S2 SE 3E SE SE EEEExe se sryg 20
1.2.4 Những giá trị tiêu biểu của trò Xuân Phá 2©c++se2czczcze: 21
1.Về phương điện ngôn ngữ 2-©-s22xt2EEtSEESEEESEEESEEEEEEEEEErerrrree 212.Về phương diện nội dung -2 ¿+ +k+EEEEEEEEEEEEtEEECEEEErEErrcrrre 233.Về phương diện âm nhạc và ca ImÚa SE +2 EE++E+ESEEESsEErssseca 25
1.3 Khái quát về địa bàn nghiên cứu s=++k++EE£EEE+EEEtEEttExxerrxrrred 27
3
Trang 61.3.1 Điều kiện kinh tế, văn hóa — xã hội - + 5scccerezerxez 27 1.3.2 Một số hình thức diễn xướng dân gian cô truyền có tại địa bàn 28
1.4 Tiểu kết 06,0 117 30
CHƯƠNG 2 KHÔNG GIAN THỰC HANH CUA TRO XUAN PHẢ 3 I
2.1 Không gian địa lý — nhân văn của lằng - c cv csexexeeseeecee 31
2.2 Lễ hội Xuân Phả - ©E SE +ESE 2 8232312325 5211111511111 EEcE 34
2.2.1 Chuẩn bị lực lượng cho lễ hội 22-2 +E+EE+EvEE+ErEerxzrereee 34 2.2.2 Lễ Tế Thanh Hoàng 2 ¿ 2© £+S+EE+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrerred 35
0: 0D 35
2.Các đoàn trò được trình diễn theo thời gian 2- 5 s+s+xss+ 36
2.3 Không gian thiêng — Nghè đệ nhất 2-2 2562 2xx, 36
2.4 Các thế hệ nghệ nhân và sự tham gia của người dân vào trò diễn 38
2.5 Nhân tố bên ngoài: thị trường giải trí 2-22 2e e+xesrxerxererrr 41 2.6 Tiểu kết chương 2 c2 St keEkeEESEEEEEE211211211111111111151111171 1e 44 CHƯƠNG 3 ẢNH HƯỚNG CỦA KHÔNG GIAN THỰC HÀNH ĐÓI VỚI
VIỆC DUY TRI TRO XUAN PHẢ 2-22 2 +E+EEE+EEE+EEeEEEvrkesrvrre 45
3.1 Tính ổn định và năng động trong thực hành trò diễn - 45
3.1.1 Tính ổn định - -©-¿©-s+2s+ES+EEE2EEEEEEEEEE1271271121111111 1.1 try 45
EM) no áo 46 3.2 Gia tang các cơ hội thực hành - 5 5+ +22 22+ +E+zckeseeeeereerxee 49
3.3 Tính kế thừa giữa các thế hệ -2- 2+ ©s+S2EEEEEEE2112517171e2Ex xe 503.4 Tiếp tục phát huy giá trị của trò Xuân Phả trong bối cảnh hiện nay 523.5 Tiểu kết chương 3 c-©ce+CE<+EEEEE11211211112211111 11211111 cee 53
KET LUAN woceecceccsssesssessssssessesssessessscssussussssessucsussasesevsuecsuesetssuessecseteneeraseneeanes 55
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -2- 22 cetxcExkerrerrreed 57
:060000005" 60
4
Trang 7DANH MUC CHU VIET TAT
ĐHQGHN: : Đại học Quốc gia Hà Nội
GS, PGS : Giáo sư, Phó giáo sư
KH&KT : Khoa hoc va Kỹ thuật
KHXH&NV : Khoa hoc xã hội va nhân van
: The United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization (Tô chức Khoa học, Giáo dục va Van hóa của Liên
UNESCO " k
hiệp quôc)
Trang 8DANH MỤC BAN ĐỎ VÀ CAC BANG
Bang 2.3: Sơ đồ bé trí ban thờ “Nghè”
Bang 2.4.1: Chỉ số về độ tuổi tham gia vào Trò diễn
Bảng 2.4.2: Chỉ số về giới tính tham gia vào trò điễn
Bảng 2.4.3: Chỉ số về mức độ tham gia biểu diễn của các nghệ nhân
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Các di sản văn hóa truyền thống, đặc biệt là các đi sản văn hóa phi vật
thể như: ca nhạc, trò chơi, diễn xướng dân gian luôn tồn tại và phát triển
trong môi trường diễn xướng riêng, đặc biệt là trong các lễ hội Nếu không có
không gian thực hành văn hóa nói chung và các lễ hội nói riêng thì các di sản
này không còn giá trị vốn có của nó Theo nhà nhân học C-harles Keyes :
“Van hóa vừa là biểu hiện của sự thích ứng của con người đối với bối cảnh
sống của họ, vừa là một tập hợp những bối cảnh mà con người phải thích ứng”.[7, Tr 5] Mặt khác, “Bối cảnh văn hóa thay đổi sẽ tạo nên những bối
cảnh mới cho thực hành văn hóa tổn tại và phát triển” [24, Tr 1] Rõ ràng,
sức sống của các di sản văn hóa phụ thuộc rất lớn vào không gian thực hanhcủa chúng.
Trong các hình thái “trò dién” và “diễn xướng” dân gian, thì trò Xuân
Phả, ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là một trong những
hệ thống trò diễn có giá trị nhiều mặt về nghệ thuật diễn xướng tông hợp Trò
Xuân Phả chứng tỏ sự hòa hợp giữa nghệ thuật cung đình và nghệ thuật dân
gian, thê hiện một bản sắc văn hóa riêng có của một địa phương, của vùng đất
Thanh Hóa có bề dày lịch sử, văn hóa, là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”
Tháng 9/2016, Trò Xuân Phả đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thểcấp Quốc Gia Mỗi năm, vào ngày 9 và 10 tháng 2 âm lịch hàng năm, hội trò
Xuân Phả được tổ chức long trọng tại nghè làng Xuân Phả - bảo đảm cho sự
tôn tại sinh động của một loại hình di sản văn hóa văn nghệ dân gian đặc sac.
Có thể nói, trong bối cảnh các loại hình văn hóa phi vật thể đang đối diện
nguy cơ mai một, trò Xuân Phả là một di sản văn hóa phi vật thể còn được lưu
giữ khá tốt Vậy câu hỏi đặt ra: tại sao cộng đồng địa phương còn duy trì được
thực hành sinh hoạt văn hóa này? Chúng tôi cho rằng, thực tế này có liên quan mật thiết với sự tồn tại của không gian thực hành văn hóa Do đó, nghiên cứu
Trang 10không gian thực hành của trò Xuân Phả ở xã Xuân Trường không chỉ giúp lí
giải nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại lâu bền của một trò diễn xướng dân gian,
mà còn gợi mở cho các bên liên quan — đặc biệt là các nhà quản lí văn hóa địa
phương các giải pháp cần thiết để bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa
phi vat thé trong bối cảnh hiện nay Từ những lí do vừa nêu, tác giả chon dé
tài: “Vai trò của không gian thực hành văn hóa đối với việc duy trì và bảo tồn
di sản phi vật thể, khảo sát trường hop trò Xuân Phả ở xã Xuân Trường, huyện Tho Xuân — Thanh Hóa” để làm khóa luận tốt nghiệp Đại học năm2017.
2 Lịch sử nghiên cứu vần đề
Đề tài khóa luận của tác giả đề cập đến vấn đề không gian thực hành
văn hóa của một trò diễn ở một làng nên không gian thực hành văn hóa trong
Khóa luận thực chất là không gian làng Vì vậy, khóa luận có mối liên hệ gầngũi với các nghiên cứu xem làng như một không gian thực hành văn hóa củacộng đồng Dưới đây tác giả xin trình bày khái quát các nghiên cứu về không
gian thực hành văn hóa cũng như các nghiên cứu về trò Xuân Phả
2.1 Các nghiên cứu về không gian thực hành văn hóa
Nghiên cứu về làng nói chung và không gian văn hóa nói riêng đã được
rât nhiêu nhà nghiên cứu quan tâm từ rât sớm Trong đó phải kê đên một sô
công trình tiêu biêu như:
Công trình Sự biển đổi văn hóa làng nghề ở châu thé sông Hồng từ năm
1986 đến nay: Phân tích sự biến đổi văn hóa của một loại hình làng đặc thù ở
vùng châu thổ sông Hồng: làng nghề Trong công trình này, tác giả phân tích
một số khía cạnh như:Biến đối không gian, cảnh quan và di tích; Biến đổi một
số quan niệm và quan hệ xã hội; Biến đổi tín ngưỡng, lễ hội và phong tục tập
quán (Van hóa phi vật thé) [21]
Trong công trình Cau chuyện làng Giang (Các khuynh hướng, giá trị
và khuôn mẫu trong một xã hội đang chuyển đối) Các tác giả đã giới thiệu
Trang 11một bức tranh văn hóa xã hội của một vùng nông thôn đang chuyển đổi, với
nhiều yếu tố đan xem trong đó bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực Nó vừa
có vai trò thúc đây sự phát triển của xã hội vừa làm phong phú thêm bức tranh
làng quê [17, Tr 10].
Trong công trình Văn hóa cổ truyền trong làng — xã Việt Nam hiện
nay, Phan Thanh Tá đã vận dụng quan điểm cấu trúc xã hội của Joseph
H Fichter — xem văn hóa cô truyền như là một cấu trúc tổng thé và vận dung
khái niệm định chế xã hội - văn hóa của xã hội học dé phân tích điện mạo văn
hóa cổ truyền trong khu vực làng xã ngoại thành Hà Nội Thông qua đó, tác giả rút ra được nhiều nhận định thú vị về sự biến đối chức năng của văn hóa
cổ truyền trong điều kiện mới [18, Tr 7-8].
Trong công trình Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay, từ hướng tiếp cận của nhân học văn hóa, Tác giả Nguyễn Phương Châm phân tích sự biến đổi văn hóa của làng xã trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Công trình đề cập đến các ấn đề như: bối cảnh lý thuyết và thực
tiễn của quá trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa và biến đổi văn hóa ở các
làng quê hiện nay; Những xu hướng biến đổi của đời sống kinh tế, xã hội và
văn hóa của các làng Đồng Ky, Trang Liệt và Đình Bảng trong quá trình đô
thị hóa va công nghiệp hóa [1, Tr 7]
Nghiên cứu không gian thực hành nhã nhạc cung đình Huế và âm nhạc
cổng chiêng Tây Nguyên, nhóm tác giả Lê Hồng Lý, Đào Thế Đức, Nguyễn
Thị Hiền, Hoàng Cam lập luận rằng dé bảo tồn di sản văn hóa, một trong những điều kiện tiên quyết là phải bảo tồn môi trường văn hóa - mảnh đất
sống của các thực hành văn hóa như dân ca, âm nhạc cổ truyền, lễ hội truyền
thống Nhưng không nhất thiết là phải bảo ton cái gốc, hay thiết lập nên mô
hình truyền day hoàn toàn mới mà lại tach han ra khỏi môi trường diễn xướng
của chúng [11] Nhà văn hóa Nguyên Ngọc, trước thực trạng mai một của văn
hóa truyền thống và “chảy máu céng chiéng” ở vùng Tây Nguyên, đã khẩn
thiết kêu gọi một cách tiếp cận đúng đắn trong công tác bảo tổn di sản — tức là
9
Trang 12bao tồn không gian cổng chiêng Tây Nguyên chính là phải bảo tồn nó trong
không gian lang [16]
Nhu vậy, khi dé cập tới văn hóa làng trong bối cảnh hiện nay, các tác giả
đều chỉ ra mối liên hệ giữa biến đổi cấu trúc không gian làng với sự thay đổi
của nếp sống, nhận thức và các thực hành văn hóa của người dân.
2.2 Các nghiên cứu về trò Xuân Phả
Trong đề tài trò diễn và diễn xướng dân gian của người Việt ở Thanh Hóa thì đã có nhiều công trình, bài báo nghiên cứu về van dé này Tuy nhiên chưa
có nhiều đề tài đi sâu vào nghiên cứu giá trị lịch sử, văn hóa đa dạng của trò
Xuân Phả Với phạm vi của một đề tài khóa luận do sinh viên thực hiện, ở
đây, tác giả tập trung điểm qua một số vấn đề liên quan trực tiếp tới Trò Xuân
Phả đã được nghiên cứu cụ thể dưới đây.
Trước hết, trong các công trình đã nghiên cứu về trò Xuân Phả có nhiều
công trình nghiên cứu có giá trị, đặc sắc nhất phải ké đến là cuốn “Khao sát
trò Xuân Phả”( năm 1997) do tác giả Hoang Anh Nhân(chủ biên), cùng với
các tác giả khác: PGS Phạm Minh Khang, Nghệ sĩ ưu tú Hoàng Hải Cuốn
sách đã miêu tả chỉ tiết và sâu sắc về nguồn gốc của làng Xuân Phả, nghệ
thuật trò Xuân Phả(nghệ thuật múa, âm nhạc, phục trang va vi trí của trò
Xuân Phả trong hệ thống trò diễn Việt Nam Có thể nói rằng, qua thời gian
nghiên cứu điền dã tại làng Xuân Phả, các tác giả đã có những cái nhìn chi
tiết, cụ thể về toàn bộ hình ảnh trò Xuân Phả từ góc độ văn hóa, âm nhạc.
Trong đó trò Xuân Phả là sự kết hợp giữa nghệ thuật cung đình và nghệ thuật
dân gian Nghiên cứu của các tác giả có giả trị khảo cứu lớn và đầy đủ về Trò
Xuân Phả, làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này.
Nghiên cứu về trò Xuân Phả sớm nhất là cụ Đỗ Om — một nhà giáo ở
làng Xuân Phả, cũng là một nghệ nhân diễn trò Xuân Phả Cụ đã viết một bài
báo giới thiệu về trò Xuân Phả đăng trên báo Tràng An số 12 năm 1935 Cụ
Om là một trong những người có công lớn trong việc thu thập và tông hợp trò
10
Trang 13_ LUKmmmww w
Xuân Phả ngay từ những năm đầu thé ki XX Trong tai liệu ghi chép lại của
dòng họ Đỗ ở làng Xuân Phả, Cụ đã có những miêu tả đầu tiên về lịch sử,
trang phục, nhạc cụ, điệu múa Tuy nhiên do điều kiện địa phương những
nghiên cứu này còn mang dâu ân cá nhân và chưa được nhiêu người biet đên.
Từ góc độ âm nhạc và múa, có cuốn “Nghệ thuật múa dân tộc Việt Nam”
Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1987 của tác giả Lâm Tô Lộc cũng đã dé cập đến
những vấn dé liên quan tới trò diễn này Cuốn sách cũng có nhắc đến những
nét đặc sắc của trò Xuân Phả về nghệ thuật biểu diễn, âm nhạc và làn điệu của
trò diễn Những miêu tả đã khái quát được về cơ bản năm trò diễn trong trò
diễn Xuân Phả
Nghiên cứu tiếp theo của tác gia Vũ Ngọc Khánh: Điều tra và tìm hiểu về điệu múa Tú Huan ở Thanh hóa, Tạp chí nghiên cứu Nghệ thuật số 2, năm
1978, tác giả đã phụ trách sưu tập “trò Ngô” ở Thanh hóa xuất Bản năm 1988.
Trò Ngô ở Đông Sơn, Thanh Hóa qua cái nhìn của tác giả có nhiều điểm
tương đồng với trò “Ngô Quốc” của Làng Xuân Phả, là cơ sở cho sự so sánh
sau này.
Năm 1993, tác giả Hoàng Anh Nhân và Lê Huy Trâm, trong cuốn “Khảo sát làng văn hóa xứ Thanh” Nxb Khoa học xã hội, 1993 cũng đã đề cập tới
Làng Xuân Phả với trò diễn Xuân Phả đặc sắc.
Như vậy, với những giá trị điển hình và độc đáo của mình, Trò Xuân Phả
đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước quan tâm nhiều thập kỷ qua Tuy
nhiên phần lớn các tác phẩm đều đứng từ góc độ âm nhạc mà chưa đi sâu nhìn
từ góc độ văn hóa của địa phương Hi vọng với khảo sat thực tế và tong hợp
nguồn tài liệu có được, tác giả sẽ phần nào giải mã được những giá trị văn
hóa, lịch sử và những biến đổi chức năng, vai trò của không gian thực hành
văn hóa của trò diễn Xuân Phả hiện nay Khóa luận này có sự kế thừa và tiếp
nối từ đề tài NCKHSV năm 2015: “Giá trị văn hóa của trò diễn Xuân Phả, ở
Xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”
11
Trang 143 Mục tiêu nghiên cứu
_ Làm rõ khái niệm không gian thực hành văn hóa và vận dụng khái niệm này dé xác định không gian thực hành của trò Xuân Phả
- Phân tích vai trò của không gian thực hành đối với việc duy trì trò chơi
Xuân Phả.
- Gợi mở các giải pháp góp phần bảo tồn trò Xuân Phả trong bối cảnh
hiện dai.
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là không gian thực hành văn
hóa của trò Xuân Phả (yêu tô câu thành, vai trò, chức năng ).
Không gian ở đây bao gồm các không gian thực hành văn hóa truyền
thống như lễ hội, Nghè làng; cho đến các không gian diễn xướng trong các
chuyên lưu diễn
5 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Khóa luận tập trung khảo sát trò Xuân Phả tại làng
Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Về mặt thời gian: Khóa luận nghiên cứu về các hoạt động của trò Xuân
Phả trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 1995 trở lại đây Theo các
nghệ nhân cao tuổi làng Xuân Phả, lần tổ chức hội làng và diễn trò lần cuối
cùng vào năm 1948 Đến năm 1967, ngôi Nghè của làng bị phá, không còn
nơi tô chức hội làng, nên từ đó hình thành đội múa trò đi phục vụ theo yêu
cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ mà thôi Mãi tới năm 1990, địa
phương lại mới bắt đầu tìm tòi, khôi phục và phát huy từ những “mảnh ghép”
rời rạc Và từ năm 1995, thì trò Xuân Phả chính thức được sinh hoạt và tổ
chức đều đặn vào hội làng hàng năm Vì vậy, tác giả chọn mốc thời gian năm
1995 làm giới hạn thời gian cho dé tai.
12
Trang 15- 3 l
6 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp tiếp cận
Khóa luận vận dụng 3 phương pháp:
- Phương pháp tiếp cận của Sử học: tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo
chiều lịch đại để đánh giá, phân tích sự vận động của chủ thê qua các giai
đoạn lịch sử quan trọng và sự bảo lưu các giá trị của chủ thể đó trong giai
đoạn hiện nay.
- Phương pháp tiếp cận của Nhân học : thông qua các trải nghiệm thực địa,
thâm nhập vào đời sống của cộng đồng và diễn giải ý nghĩa của các khuôn mẫu, các lựa chọn, các thực hành văn hóa theo quan điểm của người dân địa phương.
- Phương pháp tiếp cận của Xã hội học: nghiên cứu môi trường xã hội,
cau trúc và các quan hệ xã hội ảnh hưởng đến trò Xuân Phả.
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng 2 phương pháp chính:
- Phương pháp nghiên cứu tư liệu: đọc, tham khảo, trích dẫn các
nguồn tài liệu trên thư viện, tạp chí, luận văn, tài liệu ở bảo tàng nhân
học(Trường Dai học KH XH & NV, DHQGHN) và nguồn tài liệu trên | Internet có liên quan đến không gian thực hành văn hóa nói chung và
trò Xuân Phả nói riêng.
- Phuong pháp nghiên cứu định tính: Trong quá trình thực địa, tác giả
khóa luận sử dụng 2 kĩ thuật cơ bản của phương pháp nghiên cứu định
tính: phỏng vấn sâu và quan sát tham dự Tác giả đã tham gia phỏngvấn sâu các bác nghệ nhân, người dân và các em học sinh ở địaphương, đồng thời vừa quan sát vừa tham gia trò diễn trong lễ hội và
sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
13
Trang 161 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục Tài liệu tham khảo,
khóa luận chia làm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và tổng quan những vấn đề liên quan đến trò
Xuân Phả ở xã Xuân Trường, huyện Tho Xuân — Thanh Hóa
Chương 2: Không gian thực hành của trò Xuân Phả ở xã Xuân Trường,
huyện Thọ Xuân
- Chương 3: Ảnh hưởng của không gian thực hành đối với việc duy trì
trò Xuân Phả
14
Trang 17CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN NHỮNG VAN ĐÈ
LIÊN QUAN DEN TRÒ XUAN PHA, Ở XA XUAN TRƯỜNG, HUYỆN
THO XUAN
1.1 Khai niệm không gian thực hành văn hóa
Khái niệm Không gian thực hành văn hóa rât gân gũi với khái niệm
Không gian văn hóa Do đó, trước khi làm rõ khái niệm không gian thực hành
văn hóa, tác giả muốn trình bày một số nội dung cơ bản của khái niệm không
gian văn hóa.
Theo Ngô Đức Thịnh, có thể hiểu không gian văn hóa trên 2 cấp độ: cụ
thể và trừu tượng Trong ý nghĩa cụ thể, không gian văn hóa là một không
gian địa lý xác định, mà ở đó một hiện tượng hay một tô hợp hiện tượng văn hóa nảy sinh, ton tại, biến đổi và liên kết với nhau như một hệ thống Trong ý
nghĩa trừu tượng, không gian văn hóa là một “trường” (mượn khái niệm
trường của vật lý) bao chứa một hiện tượng hay tổ hợp các hiện tượng(một
nền văn hóa tộc người, quốc gia hay khu vực) có khả năng tiếp nhận và lan
tỏa (ảnh hưởng), tao cho nên văn hóa đó một không gian rộng hay hẹp khác.nhau [20, Tr.39].
Từ khái niệm không gian văn hóa, chúng ta có thể hiểu không gian
thực hành văn hóa như là một môi trường cụ thể cho phép một hiện tượng văn
hóa ra đời, tôn tại và được thực hành dé đảm bảo sự kế thừa gid trị giữa các
thể hệ trong một cộng đông Được hình thành, duy trì và phát triển trong một
bối cảnh không gian nhất định, cho nên, nếu bị mat đi bối cảnh dién xướng
hoặc môi trường thực hành, những loại hình văn hóa truyền thống nay sé có
nguy co bị mai một hoặc rất khó có thé duy trì được Ví du, như nhiều nghiên
cứu đã chỉ rõ, đối với đi sản phi vật thé “ không gian văn hóa céng chiêng” thì
céng chiêng là loại hình âm nhac truyền thống của cộng đồng các tộc người ở
Tây Nguyên, được diễn tấu trong bối cảnh văn hóa rất đặc thù của họ, trong
các nghi lễ của gia đình và cộng đồng như mừng lúa mới, đâm trâu, kêt nghĩa,
15
Trang 18mừng nhà mới Khi mà những lễ hội, nghỉ lễ cộng đồng va gia đình, đặc biệt
có liên quan tới ray, rừng, và lúa, hầu như không còn được tổ chức nữa thì sinh hoạt trình tấu cổng chiêng vì thế cũng mai một, bản thân nhạc cu cồng
chiêng dần mất đi chức năng tôn giáo và giá trị truyền thống dưới tác động
của những thay đổi xã hội [28, Tr 1] Điều này cho thấy một vai trò không
thể phủ nhận của không gian thực hành văn hóa đối với việc duy trì và bảo
tồn một di sản phi vật thể.
Để có không gian diễn xướng, sinh hoạt, duy trì và lan tỏa một loại hình
trò dién vừa mang yếu tố cung đình vừa có màu sắc dan gian như trò Xuân Pha thì không gian thực hành của trò diễn này bao gồm nhiều các nhân tổ bên
trong (cảnh quan làng, không gian thiêng, lễ hội, nghệ nhân) và nhân tổ bên
ngoài (thị trưởng giải trí)
Cùng với sự vận động của thời gian, không gian thực hành văn hóa cũng
không ngừng vận động và biến đổi Tuy nhiên, sự biến đổi này không đồng
đều theo các vùng văn hóa Chang hạn, không gian thực hành văn hóa bị biến
đổi nhanh ở các khu vực đô thị lớn, nơi diễn ra nhiều sự giao lưu, tiếp biến
văn hóa của các vùng hay các quốc gia Trong khi ở khu vực nông thôn và
miền núi thì tốc độ này diễn ra chậm hơn Vì vậy khi nghiên cứu về không
gian thực hành văn hóa cần đặt nó trong bối cảnh cụ thê của xã hội
1.2 Khái quát về trò Xuân Phả
1.2.1 Khải niệm về trò diễn
“Diễn xướng” và “Trò diễn” dân gian trước hết là những loại hình nghệ
thuật bat nguon va tôn tại từ trong dân gian; xuât hiện trong dân gian, phục vụ
cho đời sông văn hóa tinh thân của nhân dân.Yếu tô cầu thành nên trò diễn và
diễn xướng dân gian bao gôm: văn thơ, âm nhạc, múa, tạo hình diễn xuất
Diễn xướng trước hết đã thé hiện qua tên gọi bao gồm hai yếu tố là yếu tố
_ “diễn” va yêu tô “xướng”.
16
Trang 19“Diễn” là hành động biểu diễn các động tác của tay, chân , mặt, dau :
“xướng” bao gôm các mặt : hát, nói, nói vân, nói thơ Hai yêu tô trên găn bó
mật thiết với nhau tạo thành diễn xướng.
Theo PGS Vũ Ngọc Khánh thì: “Diễn xướng là có diễn, có xướng và đứng
là một phương thức biểu hiện của quần chúng trong sinh hoạt văn nghệ”[13,
tr 1].
Còn trò Xuân Phả là một trò diễn: bao gồm hai yếu tố là “trò” và “diễn”.
Yếu tố “diễn” là hành động chân, tay, đầu, mặt nhằm mục đích diễn tả, diễn
cảm; còn yếu tố “trò” là nghệ thuật diễn đạt cốt truyện cổ tích “ “Có tích mới
dịch nên trò”- đó là cau nói truyền miệng trong dan gian “Tích” là cốt truyện
kể trong dân gian, còn “trò” là nghệ thuật diễn đạt cốt truyện, chứa đựng
những hình tượng nhân vật trong truyện”[13; tr 12].
Ví dụ: Trong trò Chiêm Thành, Ông chúa chống nạnh giật vai từ trong di ra
sau đó múa điệu tung hoa tiến lên phía trước (trò).
Con đường hình thành và phát triển của Diễn xướng va Trò diễn là một quá
trình phát triển từ thấp đến cao “Hình thành từ dân ca, dân vũ “ca” và “vũ”
kết hợp lại thành diễn xướng Diễn xướng mang thêm cốt truyện thể hiện
bằng nhân vật hình thành nên Trò diễn Sau này sự phát triển lên mức độ cao
hơn nữa của trò diễn dân gian về cả chất lượng và quy mô đã tạo nên màn sân
khấu dân gian( như nghệ thuật chèo)”[ 13; tr 14].
Có thé nói rằng “Trò dién dân gian” là những loại hình nghệ thuật dân gian
đặc sắc, là một phan của lịch sử của văn hóa dân tộc, bước chuyền tiếp trong
quá trình phát triển từ thấp đến cao của nghệ thuật dân gian Việt Nam nói
chung và nghệ thuật dân gian Thanh Hóa nói riêng.
Trò Xuân Phả, một tổ khúc mang tính diễn xướng, là nghệ thuật tổng hợp.
Vì thế, nó là nơi hội tụ nhiều loại nghệ thuật khác như múa, âm nhạc, trang
phục, diễn xuất làm phương tiện thể hiện sự phong phú đa dạng của nộidung trò diễn
17
Trang 20Trong khóa luận này, tác giả sẽ khai thác các yêu tô trên đê làm cơ sở đê
chỉ ra vai trò của không gian thực hành văn hóa trong trò diễn này.
1.2.2 Nguon gốc — cơ sở hình thành trò diễn
Với đặc trưng văn hóa nông nghiệp của cộng đồng người Việt xưa, Làng
quê Việt Nam đã hình thành nên nhiều phong tục tập quán đặc trưng Đó là
những lễ hội dân gian mà diễn xướng và trò diễn là một trong những sinh hoạt
văn hóa quan trọng trong những dip lễ hội dân gian - tổn tại trong phần Hội
của lễ hội Trò diễn đã trở thành yếu tố gắn bó mặt thiết, là một bộ phận của lễ
hội.
Trò diễn và diễn xướng dan gian Thanh Hóa có từ lâu đời, trải qua các thời
kì lịch sử khác nhau(gắn liền với truyền thuyết của các nhân vật lịch sử có
công giúp dân khai hoang lập ấp, chống giặc ngoại xâm qua các thời Nhà Tùy, Nhà Hồ, Nhà Lí, Nhà Trần ) Nhưng được đặc biệt sáng tác nhiều và
phát triển mạnh vào thời Nhà Lê, nhiều trò diễn được sang tác trong cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn; làng có công thần lớn hoặc lưu quan là công thần Nhà
Lê; làng có truyền thống múa hát, lễ hội lớn Vì quy giới hạn của đề tài nên
tôi xin liệt kê vào một sô thân tích có liên quan đên trò Xuân Phả như sau.
Làng Tứ Bôn xưa kia có tên gọi làng Kẻ Bon, là một vùng dat cổ, nơi đâybảo lưu một số lượng lớn ca dao, tục ngữ và một hệ thống trò diễn “PháoNgò, Trò Bôn” Làng này thờ hai vị nhân thần thời Hậu Lê và có một hệ
thống khóa trò trong đó có một số trò có trong hệ thống trò Xuân Phả
Ngoài ra còn có hệ thống trò Rủn làng Viên Khê, Đông Sơn, Trò diễn đền
Thánh Tến(xã Hoằng Quỳ, Hoằng Hóa), Trò diễn làng Mưng(xã Trung
Thành, Nông Cống)
Từ các trò diễn trên có thé nói, sự hình thành dién xướng lễ nghi vùng sông
Chu là từ hoạt cảnh, lễ nghi còn đơn giản Trong diễn xướng ở đây điều đặc
biệt là không chỉ múa còn có hát Những trò diễn này có thể có từ trước Theo
tác giả Hoàng Anh Nhân thì “ từ đời Lí Trần ở nước ta có một trò “một mẹ
18
Trang 21mười con” “Theo tải liệu sưu tầm điền dã ở Thanh Hóa thì trò “ một mẹ mười
con” hay “một mẹ mười hai con” còn giữ được ở ít nhất 16 làng Trò này
được gọi là trò Tú Huan hay còn gọi là Lục Hồn Nhung” Theo Lê Quý Đôn
trong Kién Văn Tiểu Lục thì trò Ngo ra đời ít nhất từ thế ki XIII dưới thời
nhà Trằn”[ 15; tr 31] Đến triều nhà Lê có thêm múa Bình Ngô phá trận và
Chư hau lai triều, điệu múa này được sáng tác trong dân gian, có hình thức
chặt chẽ có thể đưa vào cung đình Tuy nhiên đến thời Lê Thánh Tông, giáo
phường bị đuôi ra khỏi cung đình, hai điệu múa này cũng bị dẹp bỏ nhưng nó
không mat đi mà hòa vao sinh hoạt văn hóa dân gian của các làng Theo GS Đào Duy Anh thì : “Tàn tích của khúc múa Chư hầu lai triều là điệu múa
Xuân Phả ở Thọ Xuân , gần Lam Sơn”.
Xuân Pha có quan hệ nhiều mặt với Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đặc biệt thé hiện trong các di tích của Lang “Thành Hoang làng Xuân Pha
hiệu là Đại Hải Long Vương, nhiều triều vua đều sắc phong là Thượng
Thượng Đẳng tối Linh Đại Vương Theo khuôn thức tế lễ, thờ phụng ở các lang xã Việt Nam thời phong kiến thì Thượng dang thần chỉ được đặt mũ bình
thiên và khoác tam áo màu đỏ lên ngai thờ Nhưng ngai thờ Thanh Hoàng
làng Xuân Pha lại khoác tắm áo vóc màu vàng, có thêu hoa văn như áo hoàngbao Tam áo này được giữ đến cuối năm 1967, khi ngôi nghé đệ nhất bị phá
thì tắm áo bào cũng bị hủy”[ 15; tr 35]
Làng Xuân Phả là một làng gần nhất với quê hương Lê Lợi, lại là nơi dừng
chân nghỉ ngơi và tập luyện của Bình Ngô Phá trận, Chu hau lai triều của của
vua quan nhà Lê mỗi lần yết tế Lam Kinh, nếu truyền thuyết này là sự thực thì
rất có lí khi làng Xuân Phả tập hợp được nhiều nét của múa Chư Hầu lai triều
nên hình thành nên hệ thống ngũ trò một cách hoàn thiện hơn, gần với điệu
múa nguyên gốc hơn Sự gần gũi ấy thể hiện trong lời hát, làn điệu , biểu
diễn, múa và nhạc Khi quan sát các trò, chúng nhằm mục đích tiến cống
_ Việt Nam, ca ngợi đất nước thái bình thịnh trị, tùy thuộc vào mỗi địa phương
mà có những cách thé hiện khác nhau.
19
Trang 22Với trò Tú Huan, Hoa Lang thì chưa xác định được nó nhằm chỉ dân tộc
hay địa phương nào Ở Xuân Phả trò này được hóa trang quy mô hơn cả có
mặt nạ, mũ gỗ, miệng đỏ, ria mép; đạo cụ có ngựa, kì lân Có ý kiến cho rằng
Hoa Lang có nguồn gốc từ một nước nào đó ở Châu Âu nhưng đầu thời Lê Sơ
thì chưa cho thấy sự thông thương này Trò Tú Huan hay ở Xuân Phả được gọi
là Lục Hồn Nhung; trang phục có mũ đan như rễ, mặt nạ gd sơn trắng, động
tác nhảy ngồi x6m, có hú, có quay tại chỗ Những nơi khác Tú Huân lại gần
với trò có tích: chuyện bà mẹ có mười hai con và đặt tên cho các con
Trò Ngô: trò Ngô rất phô biến ở Thanh Hóa và đều có nội dung người Ngô
quốc( ở Trung Quốc) sang tiến cống Việt Nam Ở Xuân Phả, trò Ngô đều là
trò diễn nghi lễ sứ Ngô đến khan vai chúc tụng.
Ngày nay các trò diễn được biểu diễn trong trò Xuân Phả thường được tổ
chức vào ngày 9 và 10 tháng 2 âm lịch hàng năm với lễ rước tại nghè thờ
Thành Hoàng làng Xuân Phả “Theo các cụ cao tuổi trong làng như Đỗ Thuyết — cụ vừa là người cao tuổi trong làng vừa là nghệ nhân biểu diễn thì
ông cha truyền lại trò này vào nửa cuối thé ki XV đưới thời Nhà Lê”[ 15; tr.48] Còn ngôi nghè thì mới được xây dựng lại khang trang như ngày nay.
1.2.3 Diện mạo trò Xuân Phả
(Ở phần này tác giả xin phép không đi sâu vào trình bày các nét trong
một trò diễn bao gồm các mặt: trang phục, đạo cụ, nhạc cụ, biểu dién và cuối cùng là lời hát mà sẽ đưa vào phần phụ lục).
Không gian sinh hoạt của lễ hội Xuân Phả đó là nghè Thành Hoàng Làng.Trong lễ rước, các trò diễn sẽ đi theo thứ tự:
1.Tré Hoa Lang: Dẫn đầu trò là điệu múa Kì Lân rồi đến ông chúa và quân lính Sau cùng là hai lính hầu cưỡi ngựa khi đi nước kiệu.
2 Trò Chiêm Thành: dẫn đầu là hai ông Phỗng đi hàng đôi vừa đi vừa múa
hát Sau ông Phỗng là đoàn của Chúa và quân lính
20
Trang 23-3 Trò Ai Lao: Dẫn đầu là Voi rồi đến Hỗ Hai con vật oai hùng này vừa đi
vừa biểu diễn tính cách đường bệ và tính khôn của mình Với ông Hở thi
ngoài vai diễn còn tham gia trực tiếp vào việc dẹp đám Cuối cùng vẫn là
Chúa và quân lính.
4 Trò Tú Huân: Dẫn đầu đoàn trò là bà mẹ chống gậy và người con vừa đỡ
mẹ vừa đấm lưng, vừa diu mẹ bước đi, có lúc làn động tác giã trầu cho mẹ.
5 Trò Ngô Quốc: Dẫn đầu đoàn trò là thầy địa lí, tay cầm bản, vừa đi vừa tìm
người xem đất, cần lấy hướng nhà Thay thuốc thì tay cầm dao câu, Vừa đi
vừa tìm người xem mạch kê đơn Người bán kẹo thì dao hang i 61 ”[15; tr.
48,49].
Đoàn điễu hành đến trước cửa nghinh môn của nghè làng, trò nào xếp theo trật tự của trò ấy, người vây xem lộ vẻ thành kính với thành hoàng làng( xin
xem phan phụ lục).
1.2.4 Những giá trị tiêu biểu của trò Xuân Phả
1.Về phương diện ngôn ngữ
Lời ca trong trò diễn nay chỉ có ở ba điệu là Tú Huan, Hoa Lang và Ngô Quốc Với trò Ngô Quốc đó là điệu Chèo Bát, Chèo cạn trong trò Hoa Lang,
điệu múa Tú Huan Trong dân ca phan lời giữ một vai trò vị trí rất quan trọng.Trước hết nó có ý nghĩa văn học và phản ánh nội dung của từng thé loại vănhọc Tiếp đến nó còn tạo sự hai hòa, uyén chuyén cho lan diéu
Trong tro Xuan Pha, phan lời ca của mỗi bài hát mang một nội dung diễn ta
khác nhau Vì được lưu truyền trong dân gian nên có những dị bản khác nhau
Nếu so sánh lời cũ và lời mới thì nội đung của chúng khác nhau
Như điệu Chèo sâu trong trò Ngô Quốc:
“ Kì này anh quyết đi tu
Ăn chay nằm mộng ở chùa Hồ Sen
Anh thấy cô mình má phấn răng đen
21
Trang 24Nam mô di phật, bỏ quên mắt chùa,
Ai mua tiêu cảnh thì mua ”( xin xem thêm phan Phụ lục)
Lời mới:
“Chèo thuyền thấy ánh trăng trong
Qua bao ghénh thác nhưng lòng vẫn vui
Anh chống, em chéo, kia có ai xuôi
Trăng lên trang sáng, đẹp đôi chúng mình.
Hát lên đi hỡi người xinh ”
Trong điệu Tú Huân:
“Tú Huan là Tú Huan ta
Sớm đậy rửa mặt đeo hoa ăn trầu
Tú Huan kia hỡi Tú Huan
Mẹ đi đánh trống lấy phần con ăn.”
Lời mới:
“Gỗ đến đây rồiThuyén xuôi gõ nhịp chung tay ta chèo
Đã đến đây rồi
Ngày mai qua hết thác ghénh lại đi.”
“Ngoài những từ chính những từ đệm trong dân ca Việt Nam và Thanh
hóa nói riêng, Trò Xuân Phả đã góp phần quan trọng trong việc nắn cân uốn
điệu, tạo cơ sở cho việc phát triển các làn điệu dân ca”[ 15; tr 81]
22
Trang 25Ví dụ: phần lời ca trong bài Hoa Lang có những từ đệm như: í, a, khoan hò
khoan, dô hò đô Trong bài Tú Huan là: i, mà, ơi, hỡi, a Những tiếng đệm
trong điệu chèo sâu trong trò Ngô Quốc: i, mà, ơi hỡi, ôi a.Và những tiếng
đệm trong điệu chèo cạn trong Trò Hoa Lang: a, hỡi ối aji a Cùng vơi chức
năng của tiếng đệm, thủ pháp đảo từ, đảo câu, lặp câu là hiện tượng rất phổ
biến trong cấu trúc lời ca của mỗi thể loại âm nhạc Chính những điều này đã làm nên giá trị ngôn từ sâu sắc cho lời hát của mỗi trò diễn trong hệ thống trò
diễn Xuân Phả.
Ngôn ngữ được sử dụng trong lời hát của trò Xuân Phả mang đặc trưng
của đân ca Thanh hóa, được hình thành trên cơ sở kế thừa nền âm nhạc truyền
thống lâu đời và đặc điểm lịch sử dân tộc Là một tỉnh nằm giáp danh với
miền Trung, nên ngữ điệu tiếng nói Thanh Hóa cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.
Tiếng địa phương do đó mà cũng được sử dụng nhiều trong lời hát, như:
“Ta ghét con mắt ấy thay
Yêu nhau nó rang lông mày nó lên”
(Lời hat trong điệu Tú Huan)
“ Cha con đã về ở têQuần quan áo áo rê rê cả đường”
(Lời hát trong điệu Tú Huan)
Tuy nhiên không vì thế mà nó làm mất đi sự đặc sắc của các lời hát này, mà
nó làm phong phú thêm bản sắc địa phương của dân ca Thanh Hóa nói chung
và của địa phương Xuân Phả nói riêng.
2 Về phương diện nội dung
Văn hóa nói chung, trò diễn nói riêng là bức tranh phản ánh hiện thực lịch
sử, cho dù có hư câu và ước lệ dén đâu đi nữa thì trò diễn cũng chứa đựng côt
lõi của hiện thực cuộc sông và thời đại Trò Xuân Phả mô tả cảnh năm
23
Trang 26phương đến chau, múa hát những tiệt mục đặc sắc của các quôc gia đên mừng
nhà vua và triều đình Đại Việt trong một cuộc đại lễ long trọng.
Miêu tả trò Xuân Pha , trước hết ta nói đến hệ thống nhân vật mang giá trị
nhân văn và giáo dục sâu sắc Trong mỗi trò diễn, các nhân vật thường xuất
hiện là: ông chúa, mế Mường, quân lính ( trừ trò Tú Huan không có Ông
Chúa) Đây là các nhân vật quen thuộc trong truyện dân gian Việt Nam cũng
như đã từng xuất hiện ở các loại hình nghệ thuật dân gian khác Động tác múa
của các nhân vật, không chỉ thể hiện tính cách của từng nhân vật mà còn thể
hiện sự thành kính, nét phong tục truyền thống của mỗi dân tộc, thể hiện các mối quan hệ: quân thần, mẹ con, và trên hết là tình bang giao giữa các quốc
gia Cách thức thể hiện của trò Xuân Phả cũng được đưa vào nhiều yếu tố hài hước mang tính giễu nhại cảnh tiếp Xứ của triều đình phong kiến Chính vì vậy, Trò Xuân Phả mang âm hưởng cung đình Việt Nam nhưng cũng rất gần
gũi với hình thức diễn xướng dân gian Trò Xuân Phả còn thé tinh thần đoàn kết dân tộc sâu sắc qua các bài múa tập thể, mang chủ nghĩa yêu nước, lòng tự
hào dân tộc sâu sắc về một thời kì thịnh tri của dân tộc ta.
Trong hệ thống diễn xướng dân gian Thanh Hóa, cũng có rất nhiều trò diễn
tương tự các trò trong trò Xuân Phả Nhưng phan lớn trong số chúng thường
là lời đối đáp giữa các nhân vật, phần múa rất ít Riêng hệ thống trò Xuân Phảlại lấy nghệ thuật múa là chính nên giá trị của nó về mặt tạo hình rất lớn Đây
cũng là nơi bảo tồn nhiều giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc không chỉ trên
phương diện âm nhạc mà còn trên phương diện phong tục tập quán, văn
học Trò Xuân Phả được duy trì trong lễ hội Xuân Phả được tô chức vào
tháng 2 Âm lịch hàng năm, xét từ góc độ truyền thống, điều này có ý nghĩa
lớn đối với việc bảo tồn một giá trị văn hóa phi vật thê của dân tộc.
Đối với địa phương, trò Xuân Phả là dịp để mọi người ôn lại một kí ức hào hùng của ông cha, được chiêm ngưỡng những điệu múa truyền thống va hòa mình vào các nhân vật trong trò diễn Nó còn thé hiện sự sáng tạo của ông cha
ta phong phú về mặt nội dung, đặc sắc về thé loại.
24
Trang 27phương diện âm nhạc và ca múa
hết ở phương diện nghệ thuật múa là một loại nghệ thuật tham gia
kuến xướng, trong nhiều trò thì nghệ thuật múa giữ vai trò chủ đạo Nhất
, trò không có lời ca như trò Chiêm Thanh, trò Ai Lao, từ đầu đến cuối
Lgừ dụng động tác múa kết hợp với tiết tấu của một số nhac cụ gõ hoặc các
4 h thức diễn xướng có trang phục để chuyển tải nội dung.
by oai hình múa trong trò Xuân Phả, có những nét nổi bật lên là:
Trò nào cũng đều có Chúa, quân và cũng diễn động tác múa vái chào
Thành Hoàng làng, từ chân bước đến tay dâng hương, từ lúc đứng đến lúc
quỳ, các động tác đều nghiêm trang cung kính, rất gần với động tác múa cung
đình.
Nhân vật trong điệu múa chủ yếu là nam Không có điệu múa nữ nào độc
lập, nên múa trò Xuân Phả mang tình vui khỏe và có phần hài hước Một số
điệu múa nhân vật mang mặt nạ, chang những tao tính cách riêng mà còn gây
ấn tượng khá mạnh mẽ
“ Nghệ thuật múa trong trò Xuân Phả đang có chiều hướng phát triển từ
cấu trúc đơn giản đến phức tap dé truyền tải được những tình tiết phức tạp của
tính Trò.”[ 15; tr 73]
Điểm nổi bật nhất trong trò Xuân Phả là rất tôn trọng nội dung múa, các
điệu múa có quy luật chặt chẽ:
- _ Từng trò một trong hệ thống đều có vũ đồ han hoi( khi múa có vũ đồ là
khi khả năng hình thành của thể loại múa đã ôn định).
- Quy cách múa cũng được quy luật chặt chẽ và sử dụng nhiều động tác
như múa tay, múa chân, múa có đạo cụ( cờ, quạt, gươm, giáo ), múa décúng tế, múa có hóa trang
“ Đặc biệt những điệu múa trong trò Xuân Phả đã sử dụng động tác giật
_ vai, lắc đầu, múa toàn thân, nhảy nhỏ là hiện tượng hiểm có ở nhiêu điệu
25
Trang 28g loại Vì vậy có thể nói rằng: nghệ thuật múa trong trò Xuân Phả đã
điêu múa lẻ, không hoàn chỉnh cả hệ thống như trò Xuân Phả”[ 15; tr 98].
Múa trong trò Xuân Phả có nhiều tư thế động tác gần gũi với chèo như:
Múa quạt, chèo thuyén ; gần gũi với tuồng như: trụ kí, guộn tay và mang
tính cách điệu khá rõ Đồng thời cũng có nhiều ý kiến cho rằng đó là do ảnh
hưởng của yếu tố nghệ thuật truyền thống bản địa.
Giá trị của múa trò Xuân Phả nằm ở chỗ, trò Xuân Phả vừa tôn trọng
cách thức múa, vừa mở rộng để tiếp thu dan ca như hát chèo thuyền trong trò
Ngô Quốc, hát trong trò Tú Huan Thời gian vừa múa vừa hát của những trò này khá dài, làm giảm đi không khí cung đình của trò diễn Múa nghi lễ mà
lại thành đân dã Điều đặc biệt này cũng làm nên sự phân biệt của trò Xuân
Phả với các điệu múa khác.
Tiếp đến ở phương diện âm nhạc, trong âm nhạc dân gian Thanh Hóa,
yếu tổ lễ nghi trong diễn xướng đã đóng một vai trò rất quan trọng.Từ yếu tố
diễn xướng này đã làn nổi bật lên các thé loại âm nhạc Một hiện tượng phổ
biến trong dân ca Thanh Hóa là phần hát luôn đi cùng phần múa, hai yếu tố
múa và âm nhạc luôn gắn bó với nhau Mục đích chính ở phần nghiên cứu
này là xác định vj trí của nghệ thuật âm nhac trong trò Xuân Phả.
“Trong trò Xuân Phả, các động tác múa luôn mang tính chủ đạo, còn phần
âm nhạc chỉ làn nhiệm vụ khác họa, chắp cánh cho vũ điệu thêm sinh động
giàu khả năng biểu hiện”[15; Tr 75] Âm nhạc trong trò diễn Xuân Phả gồm
hai phân Đó là phần nhạc hát và nhạc cụ gõ như: trống, não bạt, sênh, mõ
Những nhạc cụ này đảm nhiệm hai phần chức năng: thuần túy đệm cho múa
và chức năng đệm cho phần hát ở các đoạn múa chèo thuyền của điệu Hoa
Lang và Ngô Quốc.
Các nhạc cụ gõ đệm cho múa chủ yếu là trống, thanh la và sênh Khả
năng diễn tau và sức biểu hiện của nó vô cùng phong phú Những nhạc cụ này
26
Trang 29không chỉ gây không khí hoặc cầm nhịp, mà chúng còn tạo dựng những nét
đặc trưng của các trò diễn và mô hình tính cách nhân vật Sự thay đổi nội
dung của từng trò diễn luôn được bộ gõ biến hóa kịp thời cho phù hợp với
hình tượng nhân vật Do vậy nên chức năng của những nhạc gõ này không thể
thiếu được Các nhạc cụ gõ nay đã kết hợp một cách khéo léo và thuần thục
với ngôn ngữ múa Đặc biệt là các điệu lắc đầu, lắc vai, lắc hông hoặc các
động tác khuỳnh chân, lết chân
“Các nhạc cụ trong trò Xuân Phả đã đi theo lối đối vị nhiều tang với
phan hát Mỗi bài hát trong hai trò Hoa Lang và Ngô Quốc đều có những nét độc đáo của riêng mình Trong mọi trường hợp phần đệm không lắn át lời ca,
không mất đi sự truyền cảm trong các giai điệu của trò diễn Các nhạc cụ gõ
đã làm nồi bật những nét đặc trưng của tính ca xướng trong làn điệu” [ 15; tr.
82,83].
Ngoài việc duy trì tính thống nhất và tiết tấu trong các trò diễn Những nhạc cụ còn góp phần quan trọng tạo không khí sinh động và trang nghiêm
cho nghi thức của lễ nghi, hoặc mô tả tính cách điệu trong những trò diễn của
người đóng giả các con vật hay các kiểu mặt nạ khác nhau
Từ đó có thể thấy âm nhạc trong trò Xuân Phả là sự kết hợp của các yếu
tố tiết tau bộ gõ với phần hát trong một số đoạn Chèo thuyén Vai trò nỗi bat
của âm nhac là tính dién xướng, tính tổ khúc và tính dân vũ kết hợp với các
giai điệu đặc trưng để tạo nên phong cách riêng của thê loại.
1.3 Khái quát về địa bàn nghiên cứu
1.3.1 Điều kiện kinh tế, văn hóa — xã hội
Thời kì trước năm 1945, dưới chế độ phong kiến và thời kì Pháp thuộc thi
nông thôn Việt Nam được chia thành các làng nhỏ chứ không hề có đơn vị
hành chính xã như ngày nay Xuân Trường thời bấy giờ tồn tại hai làng là
_ Xuân Pha( còn gọi là làng Láng) và Cao Trường.
27
Trang 30Từ năm 1945 đến nay, chính quyền xã Xuân trường được thành lập sau
Cách Mạng Tháng Tám lấy số dân của hai làng Xuân Phả và Cao Trường sáp nhập lại, hai làng này cách nhau bởi con đê và bãi màu Cuối những năm 70
của thé ki XX thì dân làng Cao Trường di dời vào bên trong đê, sáp nhập
cùng làng Xuân Phả để tạo thành một khu dân cư tập trung như xã Xuân
trường ngày nay được chia thành 9 thôn.
Theo tổng điều tra dân số năm 1999, Xuân Trường có số dân 5.182 người(
không tính những người đã cắt hộ khẩu đi vào nam làm ăn), chủ yếu là dân
tộc Kinh Xuân trường có một ngôi chùa Tạu( ở đầu làng) một số các cụ cao
tuổi theo đạo Phật sinh sống quanh đây Và một nhà thờ đạo Thiên chúa giáo
ở giữa làng đa số giáo dân đều sinh sống ở xóm này Như vậy xã Xuân
Trường theo hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo.
Trước đây do hệ thống tiêu thoát nước kém nên mỗi mùa lũ lụt là xã Xuân
Trường gan như biến thành hòn đảo nhỏ Đồng trước bãi sau đều bị ngập ung.
Đất trật người đông, dân không có nghề phụ nên Xuân Trường luôn là xã nghèo trong khu vực Ngày nay nhiều người phải bỏ xứ mà tha hương, thường thì người dân chuyển vào miền Nam khu vục Tây Nguyên, Lâm Đồng, Bình
Dương, TP Hồ Chí Minh đi làm ăn Đa phần thanh niên đi làm công nhân,
thợ hồ
Xã Xuân Trường có trò Xuân Phả rất nổi tiếng Ngày nay mọi người biết
đến Trò Xuân Phả qua Những lần biểu diễn ở Festival Huế hay đại lễ một
nghìn năm Thăng Long — Hà Nội vừa qua Dưới chế độ cũ trò Xuân Pha
thường được mời đi biểu diễn tại hoàng cung phục vụ vua chúa và triều thần
Khoảng thời gian 1936-1941 nhà Cầm quyền Pháp tại Đông Dương có kế
hoạch đưa trò Xuân Phả sang Pari dé biểu diễn nhưng không thành.
1.3.2 Một số hình thức diễn xướng dân gian cỗ truyền có tại địa bàn
Nhìn từ mặt cấu trúc và hình thức nghệ thuật cho đến nội dung các trò thì
trên địa bàn Thanh Hóa có một hệ thống trò được bảo lưu ở một số ít làng
28
Trang 31CO NHAC CO B-ỢTÔ CA 0M CC CV N NOT CC
RR TW MÔ
LG: xxx RF
Trong đó, tiểu biểu có làng Tứ Bôn, Làng Viên Khê(huyện Đông Sơn) Riêng
trò Tú Huan chỉ ở huyện Thọ Xuân mới nam trong hệ thông trò Xuân Phả mà
không đứng độc lập Ngoài ra còn có 15 điểm khác được phân bố ở các làng
thuộc đôi bờ Sông Mã và Sông Chu Tuy nhiên không có một hệ thống trò
diễn nào còn nguyên vẹn và tiếp tục được duy trì đầy đủ như trò Xuân Phả.
Ở làng Tứ Bôn có một hệ thống trò diễn, được diễn vào dịp lễ hội của làng.
Hệ thống trò diễn này cứ 10 hoặc 15 năm mới được diễn một lần, bao gồm
tám trò: Trò Rước kiệu, trò đánh cờ người, trò Tiên phường, trò Thủy
phường, trò Ngô phường (hay trò Ngô quốc), trò Lan phường( hay còn gọi là trò Hoa Lang), trò Lăng Ba Khúc và trò Tú Huan Trong tám trò này có ba trò
Ngô quốc, Hoa Lang và Tú Huan tuy kết cấu trò có đôi chỗ khác nhau, nhưng
về cơ bản giống các trò mang tên này trong hệ thống trò Xuân Phả.
Hệ thống trò Viên Khê trong lễ hội nghè Sâm cũng có một số trò(Hoa
Lang, Tú Huan, Chiêm Thành, Ngô Quốc) có nét tương đồng với trò Xuân
Phả.
Ngoài ra trong hệ thống trò Triéng( huyện Yên Định) có trò Lào và Trò
Ngô, hệ thống trò Chí Cường ở (huyện Thiệu Hóa) cũng có hai trò này Trò
Lào ở hai lang này từ kết cau động tác múa đến âm nhạc đều giống như trò AI
Lao trong Trò Xuân Phả Còn so với trò Ngô ở Xuân Phả thì chỉ là trò gây
cười dẹp đám được biểu diễn trên đường đi từ đình giáp đến nghè làng
Các hệ thống trò vừa kể trên đều có quan hệ chặt chẽ với việc thờ cúng
Thành Hoàng Làng Nơi thờ thành hoàng là nơi tụ hội văn hóa trên nhiều
phương diện.
Vì không có điều kiện đi sâu vào giới thiệu các Trò này nên tác giả chỉ nêu
ra một số Trò có liên quan và có nét tương đồng với trò Xuân Phả để mọi
người tham khảo.
29
Trang 32Không gian thực hành văn hóa là một môi trường cụ thể cho phép một
hiện tượng văn hóa ra đời, ton tại và thực hành dé đảm bảo sự kế thừa gid tri
giữa các thé hệ trong một cộng dong.
Mặc dù cùng với thời gian, xã hội và môi trường diễn xướng có nhiễu sự thay đổi nhưng không thé phủ nhận, trò Xuân Phả van là một trò dién được
lưu giữ khá nguyên vẹn Cùng với những giá trị đặc sắc về nhiều mặt như ngôn từ, nội dung, trang phục, ca múa Trò Xuân Phả con mang nhiều lớp
văn hóa khác nhau từ bình dân Phật giáo, Đạo giáo đến các lớp văn hóa ngoại
nhập khác.
Vậy để có thể duy trì và phát huy những lớp giá trị văn hóa này, thì
không gian thực hành văn hóa của trò Xuân Phả bao gồm những gi và nó có
tác động như thế nào đến trò diễn này? Những câu hỏi này sẽ được tác giả
trình bay ở chương 2.
30
Trang 33i CHUONG 2 KHONG GIAN THUC HANH CUA TRO XUAN PHA
j 2.1 Không gian địa ly — nhân văn của làng
: Xã Xuân Trường có địa lí hành chính thuộc huyện Thọ Xuân một huyện
nằm ở khu vực trung du của tỉnh Thanh Hóa Xã Xuân Trường có diện tích
Ỉ tổng thé 4,96 km? — trong đó khu vực dân cư chiếm hơn 80 ha, đất ruộng 3
Pm? và gần 1 km? đất bãi Theo tổng điều tra dan số năm 1999, Xuân Trường
ị có số dân 5.182 người( không tính những người đã cắt hộ khẩu đi vào Nam
làm ăn).
Xã Xuân Trường nằm kề phía Tây thị trấn huyện Thọ Xuân “Nếu theo địa
giới thì vùng “túi đựng nudc”(Dinh Mùi Khó) thuộc hai xã Xuân Trường và
ị Xuân Hòa Đây cũng là vùng đất sinh tụ của 12 xứ Láng sau này”[15; tr 7].
: Xã Xuân Trường hiện nay, xưa kia là địa ban cu trú của 6 xứ Lang: Láng
| Trang, Láng Thượng Vôi, Láng Sở, Láng Trung Thôn, Láng Đông Thôn,
Ỉ Láng Ha Xã Xuân Trường: Phía Đông Nam giáp với xã Tây Hỏ; Phía Tây
| Nam có xã Xuân Giang: Phía Tây Bắc giáp với xã Xuân Hòa và phía Bắc và
Ỉ đông giáp với dòng sông Chu Chạy qua trung tâm xã có tỉnh lộ 506 đi Lam
' Sơn, Triệu Sơn và TP Thanh Hóa Xuân Trường cách quốc lộ 47 Thanh Hóa
-Sao Vàng khoảng 10km và cách cảng hàng không -Sao Vàng khoảng 12 km về
} phía Tây Muốn sang tả ngạn sông Chu thì phải đi đò hoặc qua cầu Hạnh
' Phúc.
Làng Xuân Phả thuộc xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Làng xưa kia năm ở một vùng đất rộng lớn nhưng trũng, quanh năm nước
| mênh mông (gọi là cái “phá” hoặc cái “pha”) “Giải thích về tên gọi Xuân Pha
| có ý kiến cho rang: Xuân là mùa xuân, Phả là một vùng nước lớn Lang Xuân
Phả như viên ngọc quý nôi lên giữa vùng sóng nước mênh mông.”[15, Tr 9]
Chứng minh cho tên gọi này Trước tiền đường của Nghè làng có câu đối:
Xuân du lai thủy thảo
Phả ngoại kiên minh châu.
31
Trang 34Theo gia phả của các dòng họ lớn trong làng thì tên gọi Xuân Phả bắt đầu
xuất hiện từ thế ki XVII, sau khi nhà Hậu Lê xây dựng chính quyền trung
ương tap quyền và phong thần cho các vị thành hoàng làng Theo đó Thành
hoàng làng Xuân Phả được phong là Thượng Thượng Đăng Tôi Linh Đại
Vương.
Trong làng Xuân Phả được chia làm 5 thôn Trước kia, mỗi khi đến hội
làng thì mỗi thôn phụ trách một trò trong hệ thống ngũ trò Xuân Phả để biểu
diễn Điều này cho thấy tinh thần đoàn kết cũng như sự gắn bó mật thiết của dân làng Hoạt động kinh tế chủ yếu ở đây là sản xuất nông nghiệp, Vì vậy
các đạo cụ, trang phục và động tác trong trò diễn cũng mạng một phần đáng
dấp của hoạt động trồng lúa nước như các động tác: giã gạo, chèo thuyén
Cũng giống như nhiều làng quê khác ở Thanh Hóa, Làng có nhiều truyền
thuyết gắn với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, được người dân truyền miệng như
một cách dé lưu lại niềm tự hào về làng quê va tổ tiên mình Hiện nay trong văn hóa làng Xuân Phả có hàng chục các di tích mang theo các truyền thuyết
này như: di tích cây đa Láng Tỉnh, Nghè đệ nhất, Vườn quan, Đền đệ nhị,
Cánh đồng hộ nhị, nhà Bia
Làng Xuân Phả không phải là nơi đất rộng người đông nhưng là làng nằm
trong khu vực đóng quân của khởi nghĩa Lam Sơn, vì vậy đây được coi là một
tụ điểm trong các sáng tác dân gian về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân
Minh Tinh thần của cuộc khởi nghĩa cũng như chí khí của quân và dân ta
được lưu lại trong các tác phẩm truyền thuyết, di tích, truyện cổ tích, tục ngữ
ca dao Và Trò Xuân Phả chính là một minh chứng rõ nhất cho mỗi quan hệ
mật thiết với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Trước hết, trò Xuân Phả được hình thành trên một mảnh đất gắn liền với
nhiều sự kiện lịch sử cũng như các truyền thuyết dân gian Thông qua đó, trò
diễn này đã thầm thấu được một phần hồn cốt của dân tộc, vừa là tàn dư của
điệu múa “Chư hau lai triều”(như đã phân tích ở chương 1), vừa mang đặc
32
Trang 35của những nét dân gian của vùng đất Thanh Hóa “Trò Xuân Phả cũng
L trong hệ thống ngũ trò ở Thanh Hóa nhưng Là ngũ trò thống nhất, đại
‘ n cho từng nước hoặc từng bộ tộc Ngũ trò Xuân Phả gồm năm “nước trò”:
‘ Lang, Chiém Thanh, Ai Lao, Tu Huan, Ngô Quốc Còn những trò ở noi
như ở Viên Khê có tám đến mười hai trò, không nơi nào đủ năm trò như
in Pha.”
Ngũ trò Xuân Phả được bảo lưu trên địa bàn gần Lam Sơn, nên cảm
pong về Chư Hầu lai triều ở Xuân Phả rõ hơn bat cứ địa phương nào”.[14; tr.
| Trò Xuân Phả được bảo lưu tương đối trọn vẹn ở một làng Nhưng nó có
sống lâu bền không chỉ ở một địa phương mà rộng hơn nữa với vai trò là
Bot hệ thống trò diễn độc đáo có giá trị về nhiều mặt.
Làng Xuân Phả cũng giống như những làng quê khác của Việt Nam, mang
| ưng đặc trưng của không gian văn hóa làng: tính tự trị, tự cung tự cấp vì
ly hệ thống trò Xuân Phả ở đây được duy trì khá nguyên ven và ít chịu sự
Ấn đổi từ bên ngoài
: Xét về mặt nhân văn, Làng Xuân Phả là mảnh đất có truyền thống hiếu học,
mời dân ở đây có ý thức trong việc bảo tồn các di sản của cha ông để lại Vì
trò Xuân Phả được truyền từ đời này qua đời khác.
Nếu không có một vùng đất giàu truyền thống đấu tranh và có tinh thần yêu
: c, lòng tự hào dân tộc thì trò Xuân Phả đã không thể duy trì được một
lên mạo đặc sắc như ngày nay Dé bảo tồn hệ thống trò này, Chúng tôi khái
k At các đặc điểm của Làng như:
Lang nằm trong một không gian đậm đắc các yếu tố huyền thoại và lịch
sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Làng có cảnh quan sông nước, làng quê hữu tình và có truyền thống
múa hát, lễ hội lớn.
33
Trang 36Làng có bề dày lịch sử và có quan hệ nhiều mặt với các địa phương
khác trong tỉnh.
Như vậy, không gian địa lí nhân văn của lang Xuân Pha đóng một vai trò
quan trọng trong việc hình thành nên môi trường diễn xướng của trò Xuân
Phả và đưa trò Xuân Phả trở thành một hoạt động văn hóa truyền thống của
làng.
2.2 Lễ hội Xuân Phả
Lễ hội Xuân phá được tổ chức vào mùng 9, mùng 10 tháng 2 âm lịch hàng
năm Trong thời kì trước năm 1990 do điều kiện của địa phương thì trò diễn
này không được duy trì thường xuyên Từ năm 1990 với chủ trương của Đảng
và nhà nước, Lễ hội Xuân Phả được khôi phục khá nguyên vẹn.
Lễ hội lang Xuân Phả nhằm tưởng nhớ công ơn của vị Thanh hoàng làng
Đại Hải Long Vương; là sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân làng, gồm
các trò diễn và trò chơi dân gian độc đáo So với lễ hội truyền thống thì Lễ hội Xuân Phả ngày nay được tổ chức bao gồm: ngày đầu tiên: làng tô chức lễ tiên
hiền, rước văn, rước sắc, thi kéo co vòng loại giữa 9 làng trong xã và làm lễ
cáo; ngày thứ hai: tổ chức phần lễ và hội thi làm cỗ, lễ tế Thành hoàng, đặc
biệt là thi múa trò Xuân Phả giữa các làng.
Trước khi diễn ra trò diễn din gian Xuân Phả, các nghỉ lễ chính trong lễ hội
đã được các cụ cao niên và người dân trong làng long trọng tiễn hành
-2.2.1 Chuẩn bị lực lượng cho lễ hội.
Từ ngày mồng bốn tháng hai, các giáp trong làng hop, chọn một số người
khỏe mạnh từ 25-40 tuổi với tiêu chuẩn có kỹ thuật múa hát, trong năm không
có đại tang hay tiểu cớ, hòa thuận trong gia đình cũng như với dân làng dé
tham gia vào đội Múa Trò, ôn luyện thành thục các điệu múa Ngày nay việc
tuyển chọn không còn khắt khe như trước nhưng vẫn mang tinh thần của lễ
_ hội truyền thống.
34
Trang 37'_ Ngày mông chín tháng hai, các giáp dựng cờ Ngũ Hành cách Thành Hoàng
bừng 300 m, bày bàn thờ trong sân Nghè Chiều mông chín tháng hai, tại nhà
„ Từ Cả (người đứng dau làng) làm lễ rước văn về Nghè.
2.2 Lễ Tế Thành Hoàng
4 Sáng ngày mười thang hai, các giáp lần lượt rước cỗ xôi lên Nghè làm lễ tế
F Thành Hoàng, cộc tế theo đúng khuân thức, quy định của triều đình phong
E kién từ trang phục đến nghỉ thức tế lễ “Gồm có: 3 ông Mạnh Bái, 6 Bồi Bái,
: 2 Đông Tây xướng và 8 thị vệ cầm binh khí đứng hai bên Ong Mạnh Bái
ẳ dâng hương đến cửa Nghè, quỳ xuống, ông Từ trong Nghè đỡ tiếp dâng vào
| bàn thờ, ông Từ Ca đánh tiếng kẻng, người ding hương ở cửa đứng dậy, lui ra
ị gân, về vị trí làm tiếp theo sự dẫn chương trình của ông Đông xướng và Tây
F xướng cho đến khi kết thúc”[31, Tr 1] Tế lễ xong, mọi người ra về, các con
' Trò trong các điệu múa của các giáp chuẩn bị trang phục cho cuộc trình diễn
F vào buổi chiều.
2.2.3 Hội làng Xuân Phả
| 1.Ra dam.
Chiều ngày mười thang hai, các giáp lần lượt rước đoàn múa trò vào Nghè
Í múa hát, các đội trò đi theo đội hình nghiêm chỉnh theo tiếng trong m6, nao,
bat Đội hình đoàn Trò được xếp như sau:
Di đầu người cầm long có gắn biển hiệu của trò giáp mình Chang hạn
đội trò Ai Lao thì có biển hiệu là: “Ai Lao đồ tiến cống” Tiếp đó là đội nhạc
F (gdm 1 trống cái, 1 đôi não bat, mõ, thanh la), đội hình mang cờ ngũ sắc và cờ
F Trò
_— Đoàn trò Ngô Quốc trên đường diễu hành có thêm trò vui khôi hài của ông
| thầy địa lý, tay cầm địa bàn vừa đi vừa chỉ trỏ tìm hướng Anh Ngô bán thuốc
ị Bắc (giả dạng người Tàu) vai đeo giương thuốc, tay cầm dao cầu, vừa đi
È miệng hô: ”Ai thuốc ” Anh bán kẹo hai tay bê met kẹo, vừa di vừa rao:
kẹo -kẹo ơ làm cho cuộc rước thêm vui.
35
Trang 38F Trò Ngô Quốc khi đi ngoài đường vào đám mỗi người một cái ô Tàu Đoàn
; trò Hòa Lan có Ky Lân, ngựa dẫn đầu Đoàn Ai Lao có voi, hé, biểu hiện sự
; hing diing, oai phong Doan trò Chiêm Thành trong trang phục áo mũ, mặt nạ
một màu đỏ rục tượng trưng cho dân tộc mình Doan trò Tú Huan mặc áo màu
xanh nước biển Từ bà mẹ già đến đàn con đều đeo mặt na di trong khung
vuông bang vải Di sau đoàn là các cụ già, nam nữ thanh thiếu niên trong giáp
với gương mặt hân hoan, tự hào về đoàn trò của mình Tiếng trống, mõ vang
rộn với cờ đỏ, lọng xanh, các đoàn trò đi giữa, hai bên đường dân làng đón
chào hoan hi
2.Các đoàn trò được trình diễn theo thời gian.
- Chiều ngày mùng 10: Trò Hòa Lan, trò Ai Lao, trò Chiêm Thanh.
- Ngày II: buổi sang quan viên trong làng làm lễ cúng Thành hoàng băng
cỗ chay, buổi chiêu diễn trò Ngô Quồc và trò Tú Huân.
Ngoài ra trong phân hội làng còn diễn ra một số trò chơi dân gian như: trò
kéo hội, trò chạy giải
Hội làng Xuân Phả không chỉ là nơi lưu giữ truyền thống thờ cúng Thành
Hoàng làng cùng với các nghi thức tế lễ quan trọng của ông cha ta mà nó còn
là một môi trường biểu diễn chính cho hệ thống trò Xuân Phả Đây cũng là
sinh hoạt văn hóa đầu tiên tạo điều kiện cho trò Xuân Phả được mọi người
biết đến và lưu truyền “Lễ hội là môi trường diễn xướng của nhiều loại hình
văn hoá nghệ thuật dân gian”[28, Tr 1] Bởi vậy, một trong những hoạt động
ưu tiên của công tác bảo tồn di sản văn hoá là bảo tồn và khôi phục lễ hội,môi trường để các loại hình diễn xướng dân gian được trình tấu, trao truyền,
và quảng bá một cách truyền thống, tự nhiên, bền vững nhất
2.3 Không gian thiêng — Nghè đệ nhất
“Làng có nhiều đình chùa, miếu mạo Nhưng lớn nhất và khang trang
_nhất là ngôi nghè thờ Thành hoàng làng”[15, Tr 8] Nghè được xây dựng trên
ngôi dat cao dau làng, có chính tâm như kiểu nhà sàn Trước chính tâm là tiên
36
Trang 39ị đường rộng, hai bên có hai nhà giải vũ, giữa là sân lát gạch rộng và mọi sinh
7 hoạt tế lễ hội hè, múa hát, trò Xuân Phả thường diễn ra ở đây Trước Nghè là
công nghĩnh môn cao, có một cửa chính và hai cửa phụ Trong chính điện và
tiền đường đều có các bệ thờ đặt long ngai, bát hương, hòm sắt, ngựa thờ, hạc
thờ Trên Long ngai có bài vị của Thành hoàng làng.(VỀ sự đích của ngôi
Nghè đệ nhất và cách bố trí trong Nghè xin xem thêm phan phụ lục)
Hơn nửa thế ký trước, nghè đã không còn nữa Vì không có không gian
thiêng nên từ khi được nhen nhóm trở lại (1990), hội Xuân Phả chỉ còn lưu
truyền được những ca khúc trong số các khúc đoạn của diễn xướng Thậm
chí, phải lấy một số ca khúc của hội làng làm chính, và chỉ có thê biểu diễn
trên sân khấu của nhà văn hóa xã hoặc tại sân chùa Tạu (Hội Long tự) nằm
cách nghè cũ về phía Bắc khoảng 150m Theo nghệ nhân Bùi Văn Hùng — phụ trách đội trò Xuân Phả: “Nghệ nhân còn thì trò quý còn Nhưng muốn
thiêng thì nhất định phải trả trò Xuân Phả về nghè” “Tất cả sự cố gắng của
các nghệ nhân làng Xuân Phả sẽ không bao giờ tạo ra được không khí đặc
trưng của lễ hội làng vì không được đối diện, “phụng sự” cũng như không tin
là có lĩnh vị thần chủ của làng ngự trên ban thờ, nên cần phải trả trò Xuân Phả
về “đúng chỗ của nó” (Nghè làng) thì mới có tính thiêng được”[30, Tr 1]
Trong thời gian gần đây, dưới sự quyên góp của dân làng và nguồn ngân
sách của chính quyền thì Nghè đệ nhất đã được xây dựng lại, trong các công
trình được đề xuất xây dựng bao gồm: Nghè Thành Hoàng, nhà Giải Vũ và
công Nghinh Môn thì chỉ có nghè được xây dung(xin xem phụ lục) Sau thời
gian điền đã và tham khảo tài liệu, tôi đã khái quát được cách bố trí ban thờ
trong nghè và mô hình kiến trúc Nghè Thành Hoàng làng Xuân Phả như sau:
37