1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Một số giải pháp duy trì và nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới ở huyện Gia Lâm hướng tới thành lập quận

57 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 12,52 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA MOI TRƯỜNG, BIEN DOI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ

MOT SO GIAI PHAP DUY TRI VA NANG CAO HIEU QUA XAY DUNG NONG THON MOI O HUYEN GIA LAM HUONG TOI

THANH LAP QUAN

Ho va tén sinh vién: Nguyễn Duy Thái

Lớp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 59

Mã sinh viên: 11174140

Hệ: Chính quy

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thanh Huyền

Hà Nội, tháng 04 năm 2021

Trang 2

LOT NOI DAU 5° © < << << 9 S3 se eeseeeeevee 1 CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE NÔNG THÔN MỚI

1.1.4 Đô thị hóa Ăn HH TH HH HH nh nh nh 71.1.5 Nông thôn mới và hiệu quả xây dựng nông thôn mới 7

1.2 Vai trò của xây dựng nông thôn mới trong qua trình đô thị hóa khu vựcM3: 8

1.3 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Việt Nam - «+ 9

1.3.1 Tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao 9

1.3.2 Tiêu chí xây dựng huyện trở thành quận -« 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN GIA LAM HUONG TỚI THÀNH LAP QUẬN 15

2.1 Giới thiệu khái quá tình hình kinh té - xã hội huyện Gia Lâm 15

2.2 Đánh giá van đề xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm giai đoạn "00 0202011 54A 15

2.2.1 Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thanh uỷ Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời

sống nông đâN” - ¿- ¿+ +k+Sk+Ek£EE9EE2E12E12E21717111211711211111 711111111 xe 15 2.2.2 Kết quả đạt chuẩn nông thôn mới - 2 2s s2 s+z++se+: 18

Trang 3

2.3 Xây dựng xã nông thôn mới nâng cao tại huyện Gia Lâm 18

2.4 Mục tiêu xây dựng huyện Gia Lâm trở thành quận 2021 — 2025 30

2.5 Gan van đề xây dựng nông thôn mới với mục tiêu phát triển thành quận

của Ga LAM - 2213303330331 13111 111 EESnSnnnnnnnnnggg 1 vvvvveg 32

CHƯƠNG 3:CÁC GIẢI PHÁP KÉT HỢP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VỚI QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA KHU VUC VEN ĐÔ 34

3.1 Bài học rút ra từ quá trình xây dựng nông thôn mới - 34 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới 35 0n ,ÔỎ 39

Trang 4

DANH MỤC TU VIET TAT

Từ viết tắt Giải nghĩa

NTM Nông thôn mới

NTMNC Nông thôn mới nâng cao

KT - XH Kinh tế - Xã hội UBND Ủy ban nhân dân

HĐND Hội đồng nhân dân

Trang 5

DANH MỤC BANG, HÌNH VE

Tên bang Trang Bảng 1 Các tiêu chuẩn đơn vị hành chính quận 12

Bảng 2 Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí Quy hoạch 19 Bảng 3 Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí Giao thông 21 Bang 4 Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí Trường học 22 Bảng 5 Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí Tổ chức sản xuất 26 Bảng 6 Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí Y tế 27 Bảng 7 Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao 39

huyén Gia Lam

Bang 8 Đánh gia các chỉ tiêu của huyện Gia Lâm với tiêu chuan 30 đơn vi hành chính quan

Trang 6

LOI CAM ON

Dé hoàn thành luận văn này ngoài su no lực của ban thân, em đã nhận được

sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan thực tập cũng như các thầy cô trong Khoa.

Trước tiên em xin bay tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, TS Nguyễn Thi Thanh Huyền, người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến trong quá

trình em thực hiện và hoàn thành luận văn.

Em cũng xin chân thành cảm ơn tới tất cả các thầy cô trong Khoa Môi trường, Biến đổi Khí hậu và Đô thị - trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã dạy bảo em trong suốt bốn năm học qua dé em có thể có được những kiến thức vững chắc về chuyên ngành này.

Em xin gửi lời cảm ơn đến các anh/chị là cán bộ trong phòng Quản lý Khoa hoc kỹ thuật — Viện Quy hoạch đô thi và nông thôn Quốc gia và các anh/chi là cán bộ phòng Kinh tế huyện Gia Lâm đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong

quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Duy Thái

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân nghiên cứu dưới

sự hướng dẫn của thầy giáo, TS Nguyễn Thị Thanh Huyền và các cán bộ, chuyên viên tại phòng Quan lý khoa học kỹ thuật — Viện Quy hoạch đô thi và nông thôn Quốc gia

Trong quá trình thực hiện, em có tham khảo một sô tài liệu, luận văn tôtnghiệp va các sách báo có liên quan đên đê tài, tuy nhiên em không sao chép, cat

ghép các báo cáo hoặc chuyên đê của người khác; nêu sai phạm em xin chịu kỷluật với Nhà trường.

Hà Nội ngày tháng nămSinh viên thực hiện

Nguyễn Duy Thái

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài, tên đề tài

Từ cuối thế kỷ XX, vào thời kỳ Đổi mới (1986) đặc biệt là giai đoạn cuối

những năm 90, Việt Nam đã chứng kiến quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh đáng kế về cả quy mô lẫn tốc độ Nhiều đô thị mới được thành lập, các đô thị lớn như thành phô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Da Nang, Quang Ninh

dần mở rộng địa giới hành chính Với cách phát triển theo mô hình “vết dầu loang”, những vùng nông thôn của các đô thị này bắt đầu chịu tác động của quá trình đô thị hóa và dan dan sẽ phát triển dé trở thành một phan của đô thị Sự biến đổi này

kéo theo những thay đổi nhanh chóng về địa giới hành chính, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tang của vùng nông thôn vốn đã ton tại trong một khoảng thời gian dài Dé

thích ứng với những thay đổi mạnh mẽ đó, cần phải có những chính sách, biện

pháp phù hợp dé các địa phương có thé bắt kịp với sự chuyên đổi từ một khu vực

lấy nông nghiệp làm trọng tâm tới việc xây dựng một đô thị với sự đa dạng sinh kế, cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học, công nghệ,

Tại Hà Nội, quá trình đô thị hóa khu vực ven đô vẫn đang diễn ra cụ thé là việc các huyện ngoại thành dần được nâng cấp trở thành các quận nội thành Điển hình như: quận Long Biên thành lập năm 2003, quận Hoàng Mai thành lập năm 2004, năm 2008 quyết định điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính, chia huyện Từ Liêm dé thành lập 2 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm năm 2013 Dự kiến trong giai đoạn 2020 — 2025 sẽ có thêm 5 quận mới được thành lập trên cơ sở địagiới hành chính là huyện Gia Lâm, huyện Đông Anh, huyện Thanh Trì, huyện ĐanPhượng và huyện Hoài Đức.

Huyện Gia Lâm cùng với 4 địa phương có kế hoạch phát triển thành quận đều có chung đặc điểm là khu vực tập trung phát triển nông nghiệp của thành phố

Hà Nội Trong giai đoạn 2010 — 2020 đều là những huyện đạt kết quả rat cao trong chương trình xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân Từ năm 2018, các huyện tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao theo các tiêu chí đánh giá trong Quyết định 4212/QĐ-UBND ngày 20/08/2018 của thành phố Hà Nội Đồng thời trong giai đoạn này, Gia Lâm cũng cần triển khai kế hoạch đưa đơn vị huyện trở thành cấp Quận trong giai đoạn 2020 — 2025 dựa theo các tiêu chí được quy định tại Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH và Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH.

Trang 9

Vi vậy, khi tiến hành 2 nhiệm vụ này cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng dé tìm

ra những vấn đề chung, từ đó có sự đầu tư hiệu quả nguồn lực tránh chồng chéo

các nội dung với nhau Đặc biệt là phải tận dụng những nén tảng, kinh nghiệm sẵn có trong giai đoạn xây dựng hệ thống nông thôn mới về các mặt kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng dé năm bắt được điểm yếu, điểm mạnh của các xã, kip thời có những phương án dé đưa xã đạt đủ tiêu chuẩn của phường sau khi huyện đã được công nhận là Quận nội thành thành phố Hà Nội.

Do đó, em chọn đề tài: “Một số giải pháp để duy trì và nâng cao hiệu quả

xây dựng nông thôn mới ở Huyện Gia Lâm hướng tới thành lập Quận ” để làm

dé tài cho chuyén dé thuc tap cua minh.

2 Tổng quan nghiên cứu

Nguyễn Duy Thắng (2009) cho rằng vùng ven đô là nơi ghi nhận sự biến chuyên trong cơ cấu kinh tế, cụ thé là sự chuyền đổi từ kinh tế nông nghiệp sang các ngành kinh tế phi nông nghiệp Có thê coi vùng ven đô là khu vực chứa sự giao

thoa, pha trộn văn hóa xã hội giữa nông thôn và thành thị Vì thế, nghiên cứu sự phát triển vùng ven là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc định hướng sự phát

triển đô thị.

Nguyễn Thị Bích Hồng (2013) đưa ra mối quan hệ giữa nông nghiệp với

thành phố văn minh hiện đại, gắn vấn đề phát triển nông nghiệp với vấn đề phát triển thành phố thông minh.

Phạm Huỳnh Minh Hùng (2017) đã làm nổi bật tầm quan trọng của chủ thể

nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới Nhưng tác giả mới phân tích chỉ tiết hiệu quả xây dựng nông thôn mới tại các khu vực thuần nông mà chưa đề

cập tới các địa phương xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa.

Bùi Văn Tuan (2017) chỉ ra những thay đối trong kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng đặc biệt là van đề sinh kế của huyện ngoại thành Từ Liêm trong quá trình phát triển thành 2 quận nội thành của thành phố Hà Nội Địa phương có xu hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, chuyển đổi phần lớn đất nông nghiệp sang mục dich sử dụng khác.

Trang 10

3 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích hiện trạng thực tế quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao cho

các xã đã được công nhận đạt chuan nông thôn mới Từ đó đề xuất giải pháp nâng

cao hiệu quả kết hợp xây dựng nông thôn mới với quá trình đô thị hóa khu vực ven đô đề trở thành một đô thị

4 Phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: là toàn bộ 20 xã và 2 thị tran thuộc Huyện Gia Lâm - Về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2020

4.2 Tiêu chí nghiên cứu trong đề tài

- Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao - Bộ tiêu chí xây dựng huyện trở thành quận

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Tìm kiếm, thu thập, các thông tin, dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn trong đó có các nguồn thông tin từ mạng Internet; các thông số dữ liệu của Tổng cục thống kê; các tài liệu, báo cáo của nơi thực tập và của các phòng ban nơi địa phương

nghiên cứu

5.2 Phương pháp đối chiếu so sánh

Đối chiếu các số liệu thu thập được với các tiêu chí được quy định cụ thé dé đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của dia phương Từ đó có những đánh giá, phân tích, rút ra những kinh nghiệm, giải pháp cho vấn đề

5.3 Phương pháp phân tích

Tổng hợp các số liệu, đữ liệu, thông tin đã được thu thập, chỉ ra những mối

quan hệ giữa các số liệu được đề cập trong bài viết, đưa ra những lập luận với dẫn

chứng dựa trên cơ sở sô liệu thực tê.

Trang 11

6 Giới thiệu kết cấu chuyên đề

Ngoài phan Lời nói dau và phan Kêt luận, chuyên dé có kêt câu gôm 3chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nông thôn mới Việt Nam

Chương 2: Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm hướng tới phát

triển thành Quận

Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới kết

hợp với quá trình đô thị hóa huyện Gia Lâm

Trang 12

CHUONG 1: CO SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE NONG

THON MOI VIET NAM

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Vùng nông thôn

Nông thôn là vùng tập trung sinh sống của tập hợp có phan lớn là nông dân Tập hợp này chủ yếu tham gia các hoạt động kinh tế nông nghiệp, có môi trường

văn hóa xã hội đặc trưng, phân biệt rõ ràng với đô thị.

Nông thôn Việt Nam được định nghĩa là địa giới không thuộc phạm vi nội thành, nội thị của các thành phố Nông thôn Việt Nam là những địa phương mà người dân chủ yếu sinh sông băng nghề nông trên lãnh thổ Việt Nam, được quản

lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND cấp xã 1.1.2 Vùng ven đô

Khái niệm “vùng ven đô” chỉ mới đưa vào nghiên cứu với các vấn đề có

liên quan tới đô thị từ đầu thế kỷ 21 “Vùng ven, peri-urban” là cụm từ thường được sử dụng trong nghiên cứu sự đô thị hóa tại các nước đang phát triển Theo

Micheal Leaf thì “Từ vùng ven đô (peri-urban) là do sự kết hợp giữa hai từ peripheral (ngoại biên) và urban (đô thị)”.

Vùng ven không mang tính chất cố định xét theo mặt địa lý Vùng ngoại vi (ngoại thành) có xu hướng tiếp tục mở rộng thêm ra bên ngoài cùng với các hoạt động xâm chiếm khu vực nông thôn Như vậy, mặc dù đều bị tác động giống nhau bởi những lực kinh tế - xã hội song vùng ven của các vùng đô thị vẫn có những khác biệt sâu sắc về sự phát triển kinh tế, kinh tế - chính trị và văn hóa của từng

quốc gia, từng khu vực trở nên khác nhau Theo Terry McGee, “Vàng ven là một vùng nóng đang có chuyển động đô thị hóa Vùng này là điểm quá độ và vùng chuyển tiếp, là khu đệm giữa nông thôn và thành thị, giữa cái yên tĩnh và cái sôi động, giữa cái bảo thủ của nông dân và cái thoáng mở của thành thị, là nơi chuyển

đổi nhu cầu của nông dân vào đô thị và ngược lại mang lối sống của đô thị vào nông dan’’.

Về mặt hành chính địa giới thì vùng ven không chỉ được định nghĩa bao gồm các khu vực quận/huyện bao quanh nội thành thành phó Vùng ven được xem là các quận mới nam ở vi trí chuyên tiép giữa khu vực trung tâm và ngoại thành.

Trang 13

Vùng ven đô là vùng vành đai chuyên tiêp giữa một đô thị lớn và nông thôn

xung quanh, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa đô thị đó, nhưng vẫn còn mang

trong mình nhiêu yêu tô của văn hóa nông thôn, nên không hăn là nông thôn mà

cũng chưa phải là đô thị thực sự.

Dù có nhiều định nghĩa theo nhiều góc độ khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều có chung một quan điểm vùng ven là vùng đệm, vùng chuyền tiếp đang đô thị hóa từ vùng nông thôn sang vùng đô thị là vùng giáp ranh với đô thị.

Như vậy, vùng ven đô là vùng đang bị đô thị hóa tác động mạnh mẽ, có xu hướng hình thành nên quận mới được phát triển từ địa giới huyện đã tồn tại trước đó Đây là khu vực chịu ảnh hưởng rất lớn từ quá trình đô thị hóa thế nhưng lại chưa đạt được đủ tiêu chuẩn dé được áp dụng những bộ tiêu chí đánh giá đô thị.

Trong giai đoạn chuyên tiếp, các địa phương áp dụng bộ tiêu chí xây dựng nông

thôn mới như một công cụ đê đo đạc sự phát triên của mình.1.1.3 Đô thị

Đô thị là khu vực tập trung dân cư với mật độ dân số cao, chủ yếu là lao động là việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, thường

sẽ trở thành trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành của một miễn lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc của một vùng trong tỉnh, trong huyện.

Theo GS.TS Nguyễn Đình Hương, khái niệm này có một số điểm cần lưu ý như sau:

“Thứ nhất, đô thị là trung tâm tổng hợp, có vai trò và chức năng trong nhiều mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội hoặc là một trung tâm chuyên ngành có vai trò tập trung vào một mặt nào đó như công nghiệp, du lịch, giao thông Một đô thị là trung tâm tổng hop của một vùng hay một tỉnh có thé cũng là trung tâm

chuyên ngành của một vùng liên tỉnh hoặc toàn quốc Do đó, việc xác định một

trung tâm tổng hop hay chuyên ngành còn phải căn cứ vào vị trí của đô thi đó trong một vùng lãnh thô nhất định

Thứ hai, quy mô dân sô toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4.000 người trở lên; mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1000 người/km trở lên; mật độ dân số trên diện

tích đất xây dựng đô thị đạt từ 5000 người/km? trở lên.

Thứ ba, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên Lao động phi nông nghiệp bao gồm:

Trang 14

- Lao động công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp.

- Lao động xây dung cơ bản.

- Lao động giao thông vận tải, bưu điện, tín dụng, ngân hàng.

- Lao động thương nghiệp, dich vu, du lịch.

- Lao động trong các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, phục vu nghiên cứu khoa học, kỹ thuật

- Cac lao động khác ngoài khu vực sản xuất nông nghiệp.”

1.1.4 Đô thị hóa

Theo các chuyên gia của Liên hợp quốc, thì “Đô thị hóa (Urbanization) là

một quá trình liên quan đến hai giai đoạn hoặc hai đặc trưng: (1) sự di chuyền của người dân từ nông thôn đến các vùng đô thị, nơi mà con người chủ yếu làm các nghề phi nông nghiệp; (2) sự chuyển đổi của con người từ lối sống nông thôn sang lỗi sống đô thị với những giá trị, thái độ và hành vi của đô thị.” Những khác biệt quan trọng của giai đoạn thứ nhất là mật độ dân số, chức năng kinh tế và những khác biệt quan trọng của giai đoạn thứ hai là các yếu tô xã hội, tâm lý và hành vi.

Tóm lại, có rất nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về đô thị hóa, nhưng nhìn một cách tông quát nhất, có thé xem đô thị hóa là quá trình chuyền đổi từ nông thôn sang đô thị và có thể nhận diện bằng một số biểu hiện như sự tập trung dân cư đông: chuyền đổi chiến lược sinh kế, nghề nghiệp từ nông nghiệp là chủ yếu sang công nghiệp và dịch vụ; thay đổi về đời sống văn hóa, các mỗi quan hệ xã hội; hệ qua không gian — môi trường gồm những biến động trong yếu tổ tạo

thị và yếu tố kết tụ không gian trong cấu trúc của từng cộng đồng cũng như của hệ

thông các quân cư.

1.1.5 Nông thôn mới và hiệu quả xây dựng nông thôn mới1.L5.1 Khdi niệm nông thôn mới

Nông thôn mới là một chương trình được Chính phủ phê duyêt về việc vận động nhân dân ở khu vực nông thôn cùng chung tay góp sức xây dựng nhà ở, thôn, xã sạch đẹp, cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, môi trường quanh không gian sinh sống Đồng thời, nâng cao hiệu quả phát triển sản xuất nông nghiệp — công nghiệp — dich vụ một cách toàn diện và có hệ thống, dam bảo được thu nhập, đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho người dân trong khu vực.

Trang 15

Ngày 04/06/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyét định 800/QĐ-TTg về “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 —

2020” với mục tiêu sẽ đạt được tỉ lệ 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 và nâng tỉ lệ lên 50% vào năm 2020

1.1.5.2 Hiệu quả xây dung nông thôn mới

Trải qua chặng đường 25 năm thực hiện công cuộc đôi mới dưới sự lãnhđạo của Đảng, nông nghiệp và nông thôn cả nước đã gặt hái được nhiêu thành tựu

to lớn Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, nhìn chung còn chưa có sự

tương xứng với lợi thê san có của nên nông nghiệp nước nhà

Mặt khác, các khu vực nông thôn đang phát triển trong tình trạng thiếu quy

hoạch, kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện còn yếu kém,

đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng Đời sống vật chất

và tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao và sự chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn dẫn tới sự phát sinh của các

vân đê xã hội bức xúc

Với phương hướng phát triển như hiện nay, xây dựng nông thôn không còn chỉ gắn với nông nghiệp mà còn phải xoay quanh vấn đề đô thị hóa, khả năng phát triển kinh tế, khả năng tiếp nhận văn hóa xã hội của các khu vực khác vào vùng nông thôn Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trong hàng dau của đất nước, góp phan cải thiện và nâng cao đời sống vật chat, tỉnh thần cho người dân sinh sống ở khu vực nông thôn trong điều kiện phát triển

1.2 Vai trò của xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa

khu vực ven đô

Huyện ngoại thành của một đô thị là một khu vực ven đô đặc trưng có đặc điểm tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh, do đó nhiệm vụ xây dựng huyện Nông thôn mới tất yếu phải gắn với quá trình đô thị hóa Nhiệm vụ mở ra các yêu cầu

cao hơn đối với “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” nhằm

định hình khu vực dân cư và cơ sở hạ tầng sao cho phù hợp với quá trình công nghiệp hóa — hiện đại hóa trên dia bàn cấp huyện Từ đó, đưa các mục tiêu của chương trình góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, tạo hiệu quả sử dụng lực lượng lao động

cap huyện cao nhat.

Trang 16

Mặt khác, các nguồn lực về kinh tế, tài nguyên, con người của khu vực

ngoại thành thường không day đủ, dồi dào như tại các đô thị phát triển Vì vậy nhiệm vụ xây dựng huyện nông thôn mới cần phải tiến hành từng bước, chia từng giai đoạn để có thể tính toán nguồn lực có thê phù hợp với các nội dung đầu tư trong quy hoạch Có thé chú trọng vào phát triển các tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt như hệ tống hạ tầng giao thông, hệ thống giáo dục, hệ thống y tế trước, đan xen vào đó là kế hoạch phát triển các tiêu chí phụ với thời gian 5 —

10 năm.

1.3 Tiéu chí xây dựng nông thôn mới của Việt Nam

1.3.1 Tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

giai đoạn 2016-2020”;

Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn

Căn cứ Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/1 1/2017 của Thủ tướng Chính phủ về “Điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”

Ngày 20 tháng 08 năm 2018, UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định 4212/QĐ-UBND về “Bộ tiêu chi xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thành phố

Hà Nội giai đoạn 2018 — 2020” Theo đó quy định xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao phải đáp ứng đủ 19 tiêu chí phân loại theo 6 nhóm: Quy hoạch, hạ tầng

kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, giáo dục — y tế - văn hóa, cảnh quan môi trường, hệ thống chính trị - quốc phòng, an ninh — hành chí công.

1.3.1.1 — Nhóm tiêu chi Quy hoạch

Nhóm tiêu chí Quy hoạch gồm 2 nội dung, đề cập chủ yếu đến vấn đề lập quy hoạch xây dựng chỉ tiết cho nông thôn Xã đạt chuẩn tiêu chí cần có quy hoạch được phê duyệt theo Thông tư số 02/TT-BXD ngày 01/03/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn Đồng thời các xã phải ban hành phương án, quy định quản lý quy hoạch và tô chức thực hiện theo quy hoạch.

Trang 17

1.3.1.2 — Nhóm tiêu chí Ha tang kinh tế - xã hội

Nhóm tiêu chí này gồm 8 tiêu chí, quy định cụ thé nhiệm vụ phát triển ha tang kinh tê - xã hội trực tiép mà các xã cân phân đâu hoàn thành:

Về giao thông: Tiêu chí Giao thông với các nội dung chủ yếu tập trung đánh giá tỉ lệ hoàn thành các tuyến đường trục xã, liên xã, liên thôn; tỉ lệ nhựa hóa, bê tông hóa các tuyến đường theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm Quy định về việc bé trí đèn tín hiệu, biển báo giao

thông, gờ giảm tốc tại các nút giao của đường Cùng với đó là việc các xã phải có

phương án bảo trì, bảo dưỡng và quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ

sau đầu tư, đảm bảo theo đúng quy định, không phá hủy cảnh quan môi trường.

Về thủy lợi: Các tiêu chí Thủy lợi dam bao đủ đáp ứng yêu cầu dân sinh và

theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ; đảm bảo việc cung cấp đủ nước

tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp; có quy chế quản lý, sử dụng, kế hoạch duy tu,

bảo trì, nâng câp bảo đảm sử dụng hiệu quả các công trình đã được đâu tư.

Về điện: Hệ thông điện theo quy chuẩn phải đạt các chỉ tiêu về trạm biến áp

phân phối, đường dây trung áp, đường dây hạ áp và đường dây dẫn về hộ gia đình sau công tơ điện Đánh giá tỉ lệ sử dụng điện lưới quốc gia thường xuyên và an

toàn của các hộ gia đình Quy định kế hoạch nâng cấp, cải tạo lưới điện hàng năm,

quản lý sử dụng điện trên từng địa bàn.

vẻ trường học: Đề được đánh giá Đạt tiêu chí Trường học, các xã cần có đủ trường ở cả 3 cấp Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia Trong đó có tối thiểu 01 cấp trường mam non hoặc tiểu hoc đạt chuan mức độ 2 về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học Đi kèm với đó là các cơ chế quản lý sử dụng hiệu quả các trường học đã được đầu tư.

Về cơ sở vật chat văn hóa: Các xã phải có nhà văn hóa hoặc hội trường danăng; các thôn, cụm dân cư có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt cộng đông, cóc các

sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của xã, của thôn.

Về hạ tang thương mại nông thôn: Tiêu chí này đánh giá việc các xã có chợ hoạt động phù hợp với nhu cầu của người dân; có mô hình siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi tong hợp đạt chuẩn theo quy định; không dé xảy ra các tụ điểm kinh

doanh trái phép, xuât hiện các chợ cóc.

Trang 18

Về thông tin và truyền thông: Các xã cần có day đủ hệ thống đài truyền thanh, hệ thống loa đến 100% các thôn, vận hành hoạt động của đài truyền thanh

xã phải đúng quy định của UBND thành phố; xã ứng dụng công nghệ thông tin trong các công tác quan lý, điều hành và triên khai đầy đủ các dịch vụ công trực tuyến theo kế hoạch.

Về nhà ở dân cư: Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn cần lớn hơn 95%, không dé xuất hiện tình trạng nhà tạm bợ dột nát.

1.3.1.3 Nhóm tiêu chí Phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nông dân

Nhóm tiêu chí này gồm4 tiêu chí, chủ yếu tập trung xây dựng các nội dung liên quan tới thu nhập của người dân, các biện pháp tỉ lệ hộ nghèo đa chiều, gia

tăng tỉ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm Có kế hoạch triển khai các mô hình tổ chức sản xuất như Hợp tác xã hay mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao.

1.3.1.4 Nhóm tiêu chí Giáo dục - y tế - văn hóa

vẻ giáo duc và đào tao: Các xã cần đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; đạt chuẩn và duy trì đạt chuan phô cập giáo dục Tiểu học và THCS mức độ 3, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học

Về y té: Tiêu chí này đánh giá xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, tỉ lệ người tham gia bảo hiểm y tế, tỉ lệ tiêm chủng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khu vực.

Về văn hóa: Các thôn, các làng đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định 1.3.1.5 Nhóm tiêu chí Cảnh quan — Moi trường

Các tiêu chí trong nhóm tiêu chí Cảnh quan — Môi trường quy dinh chi tiệt

về các nội dung liên quan đên hệ thông nước sạch; tô chức vệ sinh môi trường;

phân loại và xử lý rác thải; các quy định vê việc mai táng; các quy định vê dam

bảo an toàn thực phâm và vệ sinh môi trường

1.3.1.6 Nhóm tiêu chí Hệ thống chính trị - Quốc phòng, an ninh - Hành chính

Các xã cần đảm bảo duy trì trật tự an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang xã vững mạnh, đúng quy định; hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương hàng năm Tổ chức huy động lực lượng Dân quân tự vệ, lực lượng Dự bị

Trang 19

động viên trong thực hiện nhiệm vụ và xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống về

Quốc phòng - An ninh.

1.3.2 Tiêu chí xây dựng huyện trở thành quận.

Theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đơn vị hành chính quận phải đạt các tiêu chuân sau:

“1) Quy mô dân số từ 150.000 người trở lên.

2) Diện tích tự nhiên từ 35km” trở lên.

3) Số đơn vị hành chính trực thuộc (phường) có từ 12 đơn vị trở lên.

4) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1

ban hành kèm theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13.

5) Hệ thong cơ sở hạ tang đô thị đạt quy định tai Phu lục 2 ban hành kèm

theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngay25/5/2016.”

Kết hợp các tiêu chí yêu cầu trong cả 2 Nghị quyết trên, bộ tiêu chí thành lập quận được xây dựng với tổng cộng 28 tiêu chí thuộc các nhóm: “Quy mô dân sô; cơ câu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội; hệ thống công trình hạ tầng xãhội; hạ tầng kĩ thuật đô thị; vệ sinh môi trường; kiến trúc, cảnh quan đô thị.”

Bảng 1 Các tiêu chuẩn đơn vị hành chính quận

TT Các tiêu chuẩn Đơnvj | Tiêu chuântính Quận

I | Nhóm các tiêu chuẩn về quy mô dân số

1 | Quy mô dân số Người > 150.000

I | Nhóm các tiêu chuân về cơ câu và trình độ phát trién kinh tê - xã hội

1 | Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất % >6,292 | Thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước Lần 1.053 | Tỷ lệ hộ nghèo trung bình 3 năm gần nhất % <6,95

4 Ty trọng công nghiệp, xây dựng va thương mai, dịch % 90vụ trong cơ câu kinh tê

Trang 20

5_ | Cân đối thu chi ngân sách Dư

6 | Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp % 90

II | Nhóm các tiêu chuẩn về hệ thống công trình hạ tang xã hội

1 | Tỷ lệ nhà ở kiên cố, bán kiên cố % >90

2 | Đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng MZ”/người >43 | Dat xây dung công trình công cộng cấp đơn vị ở MZ”/người >15

4 | Cơ sở giáo dục, đào tạo cấp đô thị Cơ sở >3

5 | Công trình văn hóa cấp đô thị Công trình >1

6 | Công trình thể dục, thể thao cấp đô thị Công trình >1

7 | Cơ sở y tế cấp đô thị Tan >24

8 | Công trình thương mại, dịch vụ cấp đô thị Công trình >1

II | Nhóm các tiêu chuẩn về ha tang kỹ thuật đô thị

1 | Tỷ lệ đường đô thi được chiếu sáng % > 952 | Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh % >95

3 | Mật độ đường giao thông đô thị Km/km? >10

4 | Tỷ lệ đường khu nha ở, ngõ xóm được chiếu sáng % >65HI | Nhóm các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường

1 oh ie _— ngập úng có giải pháp phòng chống, % >20

2 | Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom % > 90

3 | Ty lệ sử dung hình thức hỏa táng % >25

4 ne a nước thải đô thị được xử lý dat quy chuẩn kỹ % > 50

5 | Dat cây xanh công cộng trên địa bàn MZ”/người >5

IV | Nhóm các tiêu chuẩn về kiến trúc, cảnh quan đô thị

1 Ty lệ tuyến phố văn minh đô thị tinh trên tong số trục % > 40

pho chinh

Trang 21

2 |Số lượng dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị Dự án >2

Số lượng không gian công cộng của đô thị (không giansinh hoạt cộng đồng, công viên, vườn hóa, quảng

3 | trường, khu vực đi bộ -được tổ chức là không gian mở, Khu al

có diém vui chơi, giải trí phục vụ đời sống tinh than

của dân cư đô thị)

Công trình kiến trúc tiêu biểu (lịch sử văn hóa, di sản, ;4 | danh thắng có ý nghĩa quốc gia va quốc tế hoặc đã Cap

được co quan nhà nước có thâm quyền công nhận)

Có công trình

câp tỉnh

Nguồn: Dé án Đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm thành quận đến năm 2025.

1.3.2.1 Các quy định bồ sung khác

Tại điểm b, điểm c, khoản 2, Điều 31 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH

ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định:

“ b) Thành lập đơn vị hành chính đô thị ở miễn núi, vùng cao, biên giới hoặc khu vực có giá trị đặc biệt về di sản văn hóa, lịch sử và du lịch đã được cấp

có thẩm quyên công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế thì tiêu chuẩn quy mô dan số có thể thấp hơn nhưng phải đạt từ 50% trở lên, các tiêu chuẩn còn lại phải đạt quy định tại Chương I của Nghị quyết nay ”

“ ©) Việc thành lập đơn vị hành chính do thị trên cơ sở 01 don vị hành chính cùng cấp mà không làm tăng đơn vị hành chính thì không áp dụng khoản 2, điểm a khoản 3 các điều 4, 5 và 6, khoản 2 và khoản 3 Điều 7, khoản 2 Điều 8 va Điêu 9 của Nghị quyết này ”

Do đó, với phương án chuyền nguyên trạng huyện Gia Lâm thành quận Gia

Lâm sẽ không cần xét đến các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính phường trực thuộc; chuyển nguyên trạng các xã, thị tran thuộc huyện Gia Lâm thành các phường (không làm tăng số lượng đơn vị hành chính cùng cấp) Ngoài ra, đối với những xã, thị tran có di tích được xếp hạng cấp quốc gia và quốc tế thì tiêu chuẩn quy mô dân số có thé thấp hơn nhưng phải đạt từ 50% trở lên và vẫn phải đảm bảo day đủ các tiêu chuan quy định còn lai.

Trang 22

CHUONG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TẠI HUYỆN GIA LAM HUONG TỚI THÀNH LAP QUAN

2.1 Giới thiệu khái quá tinh hình kinh tế - xã hội huyện Gia Lam

Gia Lâm là huyện ngoại thành năm ở cửa ngõ phía Đông của thành phó Hà Nội, cách trung tâm thành phố 8km với tông diện tích 117km” Vị trí địa lý giáp ranh với nhiều tỉnh thành lân cận: phía Bắc giáp huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh; Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên; Phía Nam giáp huyện

Thanh Trì và tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai.

Hiện nay, huyện Gia Lâm có tổng cộng 22 đơn vị hành chính trực thuộc, được phân chia theo 3 khu vực, ngăn cách nhau bởi dòng sông Đuống gồm:

- Cum Bắc Đuống: thị tran Yên Viên và các xã Yên Viên, Yên Thường, Dương Hà, Ninh Hiệp, Dinh Xuyên, Phù Đồng, Trung Mau.

- Cụm Nam Đuống: thị trấn Trâu Quy (huyện ly) và các xã: Cổ Bi, Đặng

Xá, Dương Xá, Phú Thị, Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi.

- Cum sông Hồng: Đông Dư, Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức, Đa Tốn, Kiêu Ky. Tổng dân số toàn huyện là 286.265 người (năm 2019) với mật độ dân số

khoảng 2.756 người/km” Dân số được dự báo sẽ đạt mức 350.000 người vào giai

đoạn 2025 khi đại đô thị Vinhomes Ocean Park được đưa vào vận hành đầy đủ.

2.2 Đánh giá van đề xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm giai

đoạn 2010- 2020

2.2.1 Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về “Phát triên nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sông nông dân”.

2.2.1.1 Hiện trạng thời điểm bắt dau thực hiện Chương trình năm 2010 a) Về quy hoạch

20/20 xã chưa có đồ án quy hoạch xã nông thôn mới; có 2/20 xã đã có quy hoạch sử dụng đất; 1/20 xã có quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH- Môi trường Do đó về cơ bản các xã chỉ quản lý về quy hoạch trên cơ sở quy hoạch

chung xây dựng huyện Gia Lâm tỷ lệ 1/5000 đã được UBND Thành phó phê duyệt tại Quyết định số 47/2009/QĐ-UBND ngày 20/01/2009 (Theo Báo cáo 16/BC-BCD ngày 19/07/2019 cua 16/BC-BCD Chương trình xây dựng NTM huyện Gia Lâm)

Trang 23

16 b) Về hạ tang kinh tế xã hội:

Giao thông: 87% đường trục xã, liên xã; 80,65% đường trục thôn, liên thôn;

76,3% đường ngõ xóm; 15,62% đường trục chính nội đồng được bê tông hóa hoặc

nhựa hóa; trong đó sử dụng tốt 66,9% đường trục xã, liên xã; 37,58/135,95 đường trục thôn, liên thôn; 18,7 % đường ngõ xóm; 4,38% đường giao thông nội đồng.

Thủy lợi: Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất do các xã quản lý có

354,93 km, đã kiên cố hóa 94,91 km (26,74%), trong đó 82,34 km còn tốt (23.2%),

12,57 km xuống cấp và 244,31 km là mương đất.

Điện: Có 100% số xã sử dụng điện lưới, 100% số hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn Nhưng hệ thống điện chiếu sáng công cộng ở các xã còn

thiêu, chưa đáp ứng được yêu câu dân sinh.

Trường học: 29/70 trường học 3 cấp (THCS, Tiểu học, Mam non) đạt chuẩn quốc gia; đạt 41,43%.

Cơ sở vật chất văn hóa: 20/20 xã chưa có trung tâm văn hóa thể thao xã;

118/159 thôn, xóm có nhà văn hóa và nơi sinh hoạt cộng đồng, đạt 74%%; 30/159

thôn, tổ din phố được công nhận thôn, tổ dân phố văn hóa, đạt 18,9%; tỷ lệ Gia đình văn hóa đạt 86,7%.

Cơ sở hạ tầng nông thôn : Có 18 chợ, trong đó 5 chợ đạt chuẩn ở các xã (Cô Bi, Đình Xuyên, Kiêu Ky, Ninh Hiệp và Yên Viên).

Thông tin và truyền thông: 20/20 số xã có điểm bưu điện văn hóa xã hoặc

bưu điện khu vực, trong đó có 9 điểm bưu điện văn hóa cần được nâng cấp trang

thiết bị; 44% số thôn được kết nối mạng Internet, trong đó 12 thôn chưa đảm bảo chất lượng đường truyền.

Nhà ở dân cư: tại 20 xã có 45.887 ngôi nhà cao tang, kiến cố 1 tang; 14.992 nhà cấp 4 và 104 nhà tạm, Tỷ lệ nhà ở dân cư đạt chuẩn nông thôn mới 99,9%.

(Theo Báo cáo 16/BC-BCĐ ngày 19/07/2019 cua BCD Chương trình xâydựng NTM huyện Gia Lâm)

Trang 24

c) Kinh tế và tô chức sản xuất

Thu nhập bình quân đầu người: đạt 17,9 triệu đồng/người/năm Tỷ lệ Hộ

nghèo: 6,25% Ty lệ lao động có việc làm đạt: 99,5%, hang năm đã tạo việc làmcho trên 8.000 lao động (Theo Báo cáo 16/BC-BCD ngày 19/07/2019 của BCD

Chương trình xây dựng NTM huyện Gia Lâm)

Tổ chức sản xuất nông nghiệp: có 21 HTX DVTH nông nghiệp hoạt động;

kinh tế trang trại từng bước phát triển, có 188 hộ nông dân sản xuất theo mô hình

trang trại, giai trai (chủ yêu là chăn nuôi và thủy sản); sản xuất nông nghiệp đang từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh: rau an toàn Văn Đức, Đặng Xá, Lệ Chi, vùng quả Đa Tốn, Kiêu Ky, Đông Dư; vùng hoa, cây cảnh

hình thành xã Lệ Chi, Đa Tốn, Phù Đồng, ;vùng chăn nuôi bò sữa và bò thịt ở các

xã ven đê sông Đuống va ven sông Hong Tuy nhiên công tác chuyền đổi từ diện tích lúa giá trị kinh tế thấp sang hoa cây cảnh, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao

chưa mạnh mẽ; mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực còn rất

hạn chế; Giá trị sản xuất nông nghiệp/ 1 ha canh tác đạt: 110 triệu đồng.

d) Van hóa - xã hội và môi trường

Giáo dục: tỷ lệ học sinh đến tuổi mầm non đến trường đạt 74,1%; tỷ lệ học

sinh đến tudi đi học tiểu học đạt 100%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 98%;

lao động có việc làm qua đào đạt 50%.

Y tế: tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm đạt 49,8%; tỷ lệ trẻ em đưới 5 tuổi bị suy dinh đưỡng thê thấp còi đạt 18,1%.

Môi trường và an toàn thực phâm: 20/20 xã chưa đạt tiêu chí về Môi trường và An toàn thực phẩm.

Sử dụng nước sạch: 91,83% tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp

vệ sinh; trong đó 16,7% tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch.

(Theo Báo cáo 16/BC-BCĐ ngày 19/07/2019 cua BCD Chương trình xây

dung NTM huyện Gia Lâm)

e) Hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị ở nông thôn đang tiếp tục được củng cố, kiện toàn; cơ

bản đáp ứng nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế và quản lý xã hội, an

ninh trật tự cơ ban: tại 20 xã có 20 Đảng bộ với 354 chi bộ trực thuộc, 5.473 Dang

Trang 25

viên 20/20 Dang bộ dat hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên (Theo Báo cáo

16/BC-BCD ngày 19/07/2019 cua 16/BC-BCD Chương trình xây dung NTM huyện Gia Lâm)

2.2.2 Kết quả đạt chuẩn nông thôn mới

Trai qua quá trình 10 năm xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện Gia Lâm đã được thành phố công nhận nhận 20/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới Theo đó:

- _ Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: 20 xã.

- Ty lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới: 100%.

Trong do:

- Nam 2013 huyện có 2 xã đạt: Da Tén và Yên Viên.

- Năm 2014 huyện có 5 xã đạt: Bát Tràng, Kim Lan, Cô Bi, Phú Thị và Đình

- Nam 2015 huyện có 8 xã đạt: Dương Xá, Đông Dư, Duong Hà, Kiéu Ky,

Văn Đức, Yên Thường, Đặng Xá và Phù Đồng.

-_ Năm 2016 huyện có 2 xã đạt: Kim Sơn và Dương Quang.

- Năm 2017 huyện có 3 xã đạt: Trung Mau, Ninh Hiệp và Lệ Chi.

Ngay sau khi có 20/20 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt 100% số xã, Huyện ủy - UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành của huyện thực hiện rà soát 09 tiêu chí huyện đạt chuân NTM Qua rà duyệt tự đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn có 9/9 tiêu chí đạt theo Bộ tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới quy định tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ

tướng Chính phủ Năm 2018, huyện Gia Lâm chính thức được công nhận là huyện

nông thôn mới.

2.3 Xây dựng xã nông thôn mới nâng cao tại huyện Gia Lâm

Ngay sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2017, huyện Gia Lâm đã tiếp tục tiến hành mục tiêu các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo Quyết định 4212/QĐ-UBND ngày 20/08/2018 của UBND thành

phố Hà Nội về “Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 — 2020” Theo đó, các xã được công nhận đạt tiêu chuẩn cần

phải đáp ứng được 19 tiêu chí thuộc 6 nhóm được xây dựng trên nên tảng các tiêu chí đã có khi thực hiện nông thôn mới giai đoạn trước: các chỉ tiêu cũ được quy định chỉ tiết hơn; bổ sung thêm nhiều yếu tốn thêm các nội dung trong từng nhóm tiêu chí để phù hợp với hoàn cảnh và tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2018 — 2020 định hướng đến năm 2025.

Trang 26

Từ năm 2018 cho đến nay, huyện Gia Lâm mới chỉ có 02 xã được công

nhận đạt chuân nông thôn mới nâng cao (Yên Viên và Phù Đồng); đang hoàn thiện

hồ sơ trình Thành phố công nhận nông mới nâng nâng cao cho 02 xã (Bát Tràng và Dương Xá) Các xã còn lại đều đang tiếp tục hoàn thiện nốt các tiêu chí còn

thiếu, dự kiến sẽ hoàn thành hết các chỉ tiêu trong giai đoạn 2021 — 2025.

Tổng hợp đánh giá việc thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 20 xã trên địa bàn huyện Gia Lâm được chia thành 3 mức độ:

- Pat: Các xã được đánh giá đạt 1 tiêu chí khi đáp ứng được day đủ yêu cầu, quy định của tiêu chí đó tại thời điểm được đánh giá chấm điểm.

- Co bản đạt: Các xã được đánh giá cơ bản đạt 1 tiêu chí khi xã đã dap ứng

được một phần nội dung của tiêu chí đó (>70%), phần nội dung còn lại đã có kế hoạch thực hiện hoặc đang trong thời giai tiễn hành va được dự kiến

sẽ hoàn thành trong thời giai tới.

- _ Chưa đạt: Các xã được đánh giá chưa dat 1 tiêu chí khi chưa đáp ứng được phan lớn nội dung của tiêu chí đó tại thời điểm đánh giá cham điểm.

Phần tiếp theo của chuyên đề sẽ tập trung phân tích tình hình thực tiện tiến độ các tiêu chí của 20 xã giai đoạn 2018 — 2020 (Nội dung chi tiết “Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thành pho Hà Nội giai đoạn 2018 — 2020” tại

Phụ lục I của Chuyên đề).

2.3.1 Tiêu chí Quy hoạch

Nhóm tiêu chí Quy hoạch là nhóm đầu tiên được đề cập trong hệ thống tiêu chí đánh giá, đồng nghĩa với vai trò làm nền tảng dé xây dựng cho các nhóm tiêu chí khác Các xã cần tối thiểu đạt mức cơ bản hoàn thành tiêu chí Quy hoạch để có sự chuẩn bị tốt cho các nhóm tiêu chí tiếp theo.

Bảng 2 Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí Quy hoạch

Kết qua thực hiện Kết quả thực hiện

STT Tên xã STT Tên xã

Đạt | CB đạt | Chưa đạt Đạt | CB đạt | Chưa đạt

I1 | Yên Viên X II | Ninh Hiệp x

2 | Phi Déng x 12 | Kim Son x

3 | Duong Xá X 13 | Kim Lan x4 | Bat Trang x 14 | Lé Chi x

5 | CéBi x 15 | Đông Du x

Trang 27

6 | Đình Xuyên X 16 | Dương Hà X

7 | ĐaTốn X I7 | Yên Thường x

8 | Kiéu Ky x l8 | Van Đức x

9 | Dang X4 x 19 | Trung Mau x

10 | Phú Thi X 20 | Dương Quang XxNguôn: Phong Kinh tế huyện Gia Lam

Tính tới thời điểm 31/12/2020, có tổng cộng 12/20 xã cơ bản đạt tiêu chí về

Quy hoạch trong Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao Hiện nay, công tac quy

hoạch huyện Gia Lâm đang triển khai thực hiện theo chỉ đạo của UBND Thành

phố tại văn bản số 4891/UBND-ĐT ngày 10/10/2018 về việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thủ đô và đừng thực hiện quy hoạch chung huyện Gia Lâm để tổ

chức lập điều chỉnh phân khu đô thị N9, N10, N11 tỷ lệ 1/2000 (Theo Kế hoạch 76/KH-UBND ngày 19/02/2021 cua UBND huyện Gia Lâm)

Việc triển khai công tác quy hoạch của từng địa phương là yếu tố nền tảng, giúp địa phương xây dựng một nền móng vững chắc và có định hướng rõ ràng trong kế hoạch phát triển trong giai đoạn tới Việc lập quy hoạch có tác dụng xác định các thông số liên quan tới không gian kiến trúc làm nền tảng cho việc thực hiện các đề án sử dụng đất, phát triển CSHT, cải tạo, chỉnh trang xây dựng đô thị

mới; định hướng đầu tư đầu tư cho quá trình phát triển đô thị dựa trên trên cơ sở

tương thích với khả năng kinh tế - hội và xu hướng phát trién thực tế; day mạnh cơ chế bảo đảm cung cấp đầy đủ, bền vững và quản lý có hiệu quả cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng Từ đó giúp quản lý có hiệu quả việc sử dụng, điều chỉnh, mua bán và đầu tư phát triển đất đai cho mọi mục đích xây dựng đô thị.

2.3.2 Tiêu chí Giao thông

Giao thông cũng là một tiêu chí quan trọng mà huyện Gia Lâm cần day mạnh thực hiện ở tất cả các xã Với quan điểm giao thông đi trước, mở đường cho kinh tế - xã hội phát triển, giao thông đóng vai trò tiên quyết khi muốn xây dựng

bất kỳ một hệ thống nào và cần phải có đầy quy hoạch giao thông động, giao thông tĩnh phục vụ cho quá trình đầu tư xây dựng đúng tiến độ, đúng mục đích và đảm

bảo hiệu quả trong cân đôi ngân sách.

Trang 28

Bang 3 Đánh giá kết qua thực hiện tiêu chí Giao thông

srr] Tênxã Kết quá thực hiện ST Tên xã Kết quá thực hiện

10 | Phu Thi X 20 | Dương Quang X

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm Năm 2020, báo cáo của UBND huyện Gia Lâm cho thấy: 12/20 xã cơ bản đạt chuẩn tiêu chí giao thông, có hệ thống đường trục xã, liên xã; đường trục thôn, xóm và đường liên thôn; hệ thống đường ngõ xóm được bê tông hóa hoặc nhựa

hóa đạt tỷ lệ 100%.

13/20 xã có các nút giao đường trục xã, liên xã, thôn, xóm được bồ trí hệ thống báo hiệu đường bộ, đạt tỷ lệ trên 50%; 07/20 xã chưa dat, đạt tỷ lệ dưới 50% (Bát Tràng, Đình Xuyên, Kim Lan, Dương Xá, Đặng Xá, Dương Quang, YênThường);

16/20 xã cơ bản đạt tỷ lệ có các tuyến đường trục liên xã, liên thôn trong khu dân cư có tính chất đô thị có cây xanh, hè đường cho người đi bộ đạt tỷ lệ 50% trở

lên; 04/20 xã (Cô Bi, Phú Thị, Kim Lan, Dương Hà) chưa đạt, tỷ lệ đưới 50%.

18/20 xã cơ bản đạt, tỷ lệ hệ thống rãnh thoát nước trong khu dân cư được đậy nắp đảm bảo chịu lực đạt tỷ lệ trên 50% (10 xã đạt tỷ lệ cao trên 90%: Yên

Viên, Phú Thị, Đình Xuyên, Đông Dư, Văn Dức, Dương Hà, Đặng Xá, Kim Sơn,Lệ Chị); có 02 xã chưa dat, đạt tỷ lệ đưới 50% (Kiêu Ky, Dương Quang).

01/20 xã đạt (Yên Viên), tỷ lệ đường trục chính nội đồng duoc bê tông hóa,

nhựa hóa đạt 50%; 12 cơ bản đạt, đạt tỷ lệ 25% trở lên; Ø7 /20 xã chưa đạt, tỷ lệ

Ngày đăng: 08/04/2024, 02:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w