1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa đối với đời sông dân cư ven đô

65 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa đối với đời sống cư dân ven đô
Tác giả Đặng Thúy An
Người hướng dẫn TS. Đặng Thị Vân Chi
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Chuyên ngành Việt Nam Học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 17,34 MB

Nội dung

Làng Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội là một làng cô có lịch sử hình thành va phát triển lâu dài, nằm ở vị trí ven đô, chịutác động liên tục của quá trình đô thị hóa vừa tự nhiê

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN ˆ

KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIÊNG VIỆT

ĐĂNG THUY AN

DE TAL TAC DONG CUA QUA TRINH BO THI HOA,

HIỆN ĐẠI HOA DOT VỚI ĐỜI SONG CU DAN VEN BO

(QUA KHAO SAT LANG CO CU DA, XA CU KHE,

HUYỆN THANH OAI, HA NOD

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

NGÀNH VIỆT NAM HOC

Hiệ đào tạo: Chính quy

Khóa học: QH-2012-X

HA NOI, 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA VIET NAM HỌC VÀ TIENG VIỆT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan dé tài nghiên cứu“Tức động của qua trình đô thị

hóa, hiện đại hóa đối với đời sống cư dân ven đô (qua khảo sát làng cỗ Cự

Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà NộÙ” là một công trình

nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Ts Đặng Thị Vân

Chi Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học, bảng biểu phục vụ cho luận

văn được tác giả thu thập từ những phần khác nhau có ghi rõ trong phần tài

liệu tham khảo Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số số liệu, nhận xét,

đánh giá của các tác giả và cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú

thích nguồn gốc Nếu phát hiện có bất cứ gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu

trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 15, tháng 5 năm 2016.

Trang 4

viên hướng dẫn TS Đặng Thị Vân Chi, đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời

gian viết Khóa luận tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn quý Thay, Cô trong khoa Việt Nam học và

tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình truyền

đạt kiến thức trong những năm em học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu

trong quá trình học không chỉ là nền tang cho quá trình nghiên cứu khóa luận

mà còn là hành trang quý báu dé em bước vào đời một cách vững chắc và tự

tin.

Xin cam ơn bac Vũ Van Trung- Chủ tịch xã Cự Khê, ông Vũ Van

Thân-Hội trưởng hội người cao tuổi xã Cự Khê, bác Vũ Văn Thành- Thân-Hội trưởng Thân-Hội

Khuyến học làng Cự Đà và cô Lê Thị Tuyết vì đã tạo điều kiện thuận lợi cho

em thu thập số liệu cũng như những tài liệu cần thiết liên quan đến đề tài tốt

nghiệp này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng dé thực hiện dé tài này một cách hoàn chỉnhnhất, song trong quá trình thực hiện không thé tránh khỏi được những thiếu

sót nhất định của bản thân Vì vậy, em mong nhận được sự góp y của quý

Thay, Cô giáo và các bạn để khoá luận được hoàn chỉnh hơn

Cuối cùng, em xin kinh chúc quý Thầy, Cô dồi dao sức khỏe và thànhcông trong sự nghiệp cao quý.

Em xin chân thành cảm on!

SVTH: Đặng Thúy An

LZ4

Trang 5

CNH: Công nghiệp hóa

HDH: Hiện đại hóa

DTM: Đô thị mới

KĐT: Khu đô thị

KCN: Khu công nghiệp

UBND: Ủy ban nhân dân

CIENCO 5: Tổng công ty công trình giao thông 5

Trang 6

Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế làng Cự Đà trước và sau khi thu hồi đất (%) khảo

sát năm 2011 và 2014 [ 144] - - «+ x*++k+skEvreEsresreserrereeeseeeeeerke 34

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đỗ 2.1 Cơ cấu kinh tế của làng Cự Đà trước khi thu hồi đất (năm 201 1) 34 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu kinh tế của làng Cự Da sau khi thu hồi đất (năm 2014) 35

Trang 7

PHAN I MO DAU 010 2o":4 1

1 Tính cấp thiết của đề tai ecccesesssescsssssscessncessnsesessneeeesnseeesnnneecsnseecssstecsneess |

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề -: 2+ 22+ 22222 v2 2111211112121 rrk 2

3 Mục tiêu nghiÊn CỨU - - 5 52c S111 HH HT ng ng nàn gkp 5

4 Đối tượng và phạm Vi nghiên CỨU . «5 55+ S+ + £+£seseEeeeseseee 5

5 Phương pháp nghiên CỨU - - 2 5-2552 S2 32x93 ve 5

6 Nội dung nghiên CỨU - - - 52+ 522222 1⁄3 nh ng ng 6

NOI DUNG m ””.4 7CHUONG 1 TONG QUAN VE LANG CU ĐÀ TRUYEN THONG 7

1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên va lich sử hình thành -5- +: 7

1.1.1 Điều kiện tự nhhiÊN - 2+-©cte+Ete+E+EvEExvEEEEEEEEEEEEEEEtEEkeerrerrrerrrerrrsrrrsres 7

1.12 Qua trình hình thành, tên gọi cua làng và lịch sử CU dân 9

1.2 Tình hình kinh té ccccsccccsessesseessesssessesssecsessscssessscssesssecssessseseveneeaeeens 13

1.3 Không gian cư trú và tổ chức hành chính 2- 2 se: l6

1.4 Sinh hoạt văn hóa .- 5 5G 2G 13 93111 E3 3 S3 E1 ng ng ng 18

TIỂU KET CHƯNG I 22-222©++£+EE+E£EEEEESEEEEEEEEErEEErrrrerrre 22

CHUONG 2 BIEN DOI SINH KE CUA NGƯỜI DÂN CU ĐÀ DƯỚI

TÁC ĐỘNG CUA QUA TRÌNH DTH, HĐH 222222 222222252 23

2.1 Khái niệm đô thị hóa và hiện đại hóa - «6s cv ss se rsers 23

2.1.1 Đô thị hóÓa:: ©2cc22222++12EEEEEEEAvEEEE111111111111210121111111111111 re 23 2.1.2.Hiện đại ÏhÓAđ - - 65s StSsSkEkeESEEEESEEEEEEEEEESESEEEESEEEEEEEEkrrerererecrsre 23

2.2 Đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước - 24

2.3 Lang Cự Đà trong quy hoạch đô thi vùng Hà Nội 25

2.4 Quá trình biến đổi cơ cầu kinh tế và thành phần dân cư ở làng Cự

Đà dưới tác động của việc thu hồi đất -s-csxcrxvvxevrxesrecer 26

2.4.1 Quá trình thu hồi đất va sự thay đổi mục đích sử dụng đất 26

2.4.2 Sự biến đổi sinh kế của cư dân và sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế 29

Trang 8

TIỂU KET CHUONG 2 . - 5-5255 22+t2EteEEeEEtrrtrrrrrrerrkrrre 37

CHƯƠNG 3 SỰ THAY ĐỐI CUA LANG CU ĐÀ DƯỚI TÁC ĐỘNG

CUA QUÁ TRÌNH DTH, HĐH 2 5+2St2ttereerkerrrrerrrrke 38

3.1 Thay đổi về mặt chính trị - 2-©5+©2+2x++trxrerttrrxrrrrrrrrrrree 38

3.2 Sự thay đổi của không gian sống và bộ mặt làng quê - - 39

3.3 Những biến đổi trong đời sống văn hóa và lỗi sống của người dân 40

3.4 Một số vấn đề đặt ra .¿-:2-2ct2 t2 221 2110211211211 43 TIỂU KET CHƯƠNG 3 -. 2-22 5SSS222EeSEeEEEEEkrreerkerrrerkrrred 46

PHAN III KẾT LUẬN À -2- 2-5252 S222EEESEEEEEeEEerkereerrereree 47

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-52 sxe+xxccez 48

Trang 9

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đô thị hóa (DTH), hiện đại hóa (HĐH) là một quá trình tất yếu khách quan có tính toàn cầu với sự chuyển đổi sâu sắc và toàn diện trên tất cả các

lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, ở khu vực nông thôn Ở Việt Nam hiện

nay, công cuộc đổi mới đã đưa đất nước ta dần bước khỏi cuộc khủng hoảng

kinh tế và cuộc sống của người dân đang có những thay đổi cơ bản và toàn

diện Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, công cuộc DTH, HĐH được đây mạnh,đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt

Tuy nhiên, quá trình DTH, HDH cũng dang đặt ra nhiều vấn đề cần phải

giải quyết Các Đại hội Đảng gần đây đều nhận định: cũng như ở nhiều quốc

gia đang phát triển khác, sự phát triển về đời sống vật chất ở nước ta không tỉ

lệ thuận với chất lượng sống, với đời sống văn hóa tỉnh thần và các giá trị đạo

đức xã hội cần thiết để phát triển hài hòa và bền vững Đánh giá tình trạng suy

thoái đạo đức đang diễn ra, văn kiện Đại hội XI đã chỉ rõ: “Môi truéng văn

hóa bị xâm hại, lai căng thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và địch vụ độc hại làm suy đổi dao đức, nhất là trong thanh thiếu niên, rất dang lo ngại ” [8]

Đối với vùng nông thôn, DTH gắn liền với công cuộc CNH, HDH- yếu

tố căn bản phá vỡ xã hội tiểu nông truyền thống và thiết lập xã hội hiện đại- là

một quá trình mở, liên tục và không giới hạn Những thành tựu đạt được

không phải là kết quả của một thời gian ngắn mà là quá trình xây dựng có tính

kế thừa của nhiều thế hệ, mang nhiều diện mạo khác nhau và cũng đạt được

nhiều kết quả khác nhau Trong mỗi giai đoạn, chính sách đổi mới, quá trình

DTH, HDH đã có những tác động đến biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội và đời

sống của nhân dân ở nước ta.

Trước xu hướng DTH, HĐH đang diễn ra với tốc độ cao đã làm

diện mạo của các làng xã đổi thay nhanh chóng, những di sản văn hóa vật chất

của cộng đồng làng xã như di tích lịch sử văn hóa, không gian và bản sắc văn

|

Trang 10

lịch sử cũng đang có nguy cơ bị mai một và đỗ vỡ.

Như vậy, thách thức của ĐTH, HĐH đối với văn hóa và lối sống

truyền thống là rất lớn Tuy nhiên,việc biến đổi sinh kế, biến đổi lối sống cho

phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh xã hội là một nhu cầu tất yếu Vấn dé đặt

ra là, cần phân tích một cách đầy đủ hơn về tác động của DTH, HĐH đối với

đời sống kinh tế xã hội làng xã Làm thế nào để quá trình này diễn ra gắn bó

một cách hữu cơ với những cái đã có và đang tồn tại để cùng phát triển một

cách bền vững? Thực tế đã chứng minh DTH, HĐH có thé làm thay đổi nhanh

diện mạo của một khu vực nào đó và tất nhiên, cũng ít nhiều làm thay đối lối sống của cộng đồng xã hội ấy Trong công cuộc đổi mới, DTH, HDH hiện naythì sự vận động và phát triển của làng Việt vùng châu thổ Bắc Bộ không theo

quy luật và giản đơn như những biến động đã từng diễn ra trong lịch sử Vì

vậy, nghiên cứu những tác động của quá trình DTH, HĐH là một việc làm cần

thiết, nhằm rút ra những bài học, đề xuất các giải pháp, hướng tới mục tiêu

phát triển bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng một xã hội văn

minh, thịnh vượng Làng Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội là một

làng cô có lịch sử hình thành va phát triển lâu dài, nằm ở vị trí ven đô, chịutác động liên tục của quá trình đô thị hóa vừa tự nhiên, (tự phát) vừa cưỡng

bức (trong quy hoạch chung của dự án phát triển thủ đô), do đó tôi chọn làng

Cự Da để khảo sát “Tác động của quá trình đô thị hóa,hiện đại hóa đổi với

đời song cw dân ven đô” như một nghiên cứu trường hợp làm đề tài khóa luận

tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề

Xét trên phương diện nghiên cứu làng xã Việt Nam nói chung, có thé nói,

từ lâu làng xã đã trở thành đối tượng quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa

học trong nước và quốc tế Ngay từ những năm dau thế ky XVII, làng xã Việt

Nam đã được các thương nhân và giáo sĩ phương Tây chú ý khi họ đặt chân

Trang 11

đến Việt Nam Suốt chặng đường lịch sử từ đó cho đến nay, các nghiên cứu

về làng xã Việt ngày càng nhiều và có chất lượng.

Trong những đề tài khoa học nghiên cứu sự thay đổi của làng xã Việt

Nam và gắn nó với đời sống thực tiễn, chúng tôi nhận thấy có khá-nhiều công

trình đã đề cập đến những chuyên mình của nông thôn, làng xã Việt Nam va

những giải pháp trước những thay đổi đó Ngay từ năm 1986, khi công cuộc

đổi mới của nước ta mới đang manh nha và bước đầu được thực hiện, Cuộc

hội thảo “Làng xã và vấn đề xây dựng nông thôn mới” của trường Đại học

Tổng hợp đã nâng thêm một bước chất lượng các công trình nghiên cứu làng

xã gắn với đời sống thực tiễn và có đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao

nhận thức về làng xã Việt Nam trong thời kì mới Trong những năm gần đây,

sự chuyển mình của làng xã Việt Nam trong bối cảnh CNH, HĐH của đất

nước ngày càng được chú ý nhiều hon Có thể kể đến cuốn “Quản ly nông

thôn nước ta hiện nay: Một số vấn đề và giải pháp” của Phan Đại Doãn

(1996), các luận văn Thạc sĩ của nhiều tác giả như “Chuyển dịch cơ cấu kinh

té nông nghiệp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”

của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt.

Về quá trình DTH, CNH và tác động của nó đối với làng xã có thể kể

công trình nghiên cứu Những biến đổi kinh tế - xã hội ở Dịch Vọng trong qúa trình đô thị hóa từ Làng, Xã thành Phường thuộc đề tài “Nghiên cứu, điều tra

quá trình đô thị hóa từ Làng, Xã thành Phường của Hà Nội, các tôn tại và giả

pháp khắc phục” do Trịnh Duy Luân làm chủ nhiệm thực hiện năm 1999,

Công trình này cho thấy một góc nhìn về quá trình ĐTH vùng ven đô qua một

lang cụ thể Từ những kết quả nghiên cứu khảo sát, các tác giả đã đi vào phân

tích những biến đổi về kinh tế - xã hội tại Dịch Vọng do tác động của CNH,

DTH đem lại như sự gia tăng đột biến về dân số và sự chuyển đổi cơ cấu nghề

nghiệp nhanh chóng Mặc dù đời sống kinh tế của người dân Dịch Vọng có

khá hơn so với trước khi trở thành phường nhưng chủ yếu là do người dân nơi

đây nhận tiền “đền bù, bán đất và có nhà cho thuê, chứ không phải do chuyển

3

Trang 12

bước vào tuổi lao động chưa được trang bị vốn văn hóa, kiến thức, tay nghề

để thích ứng với đòi hỏi lao động công nghiệp và các ngành nghề khác” Đây

chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp và xuất

hiện các tệ nạn xã hội như trộm cắp, nghiện hút

Ngoài các công trình nghiên cứu kể trên, còn có nhiều tác phẩm khác cũng đề cập đến vấn dé này như: Những biến đổi về giá trị văn hoá truyền

thống ở các làng ven đô Hà Nội trong thời ky đổi mới của Ngô Văn Giá

(2007), Biến đổi của văn hóa đô thị Hà Nội - Thực trạng và giải pháp của

Phan Đăng Long (2010) Cùng nhiều bài viết khoa học trên các Tạp chí Xã

hội học, Tạp chí Tam ly học, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, tạp chí Nghiên cứu

con người như: Biến đổi kinh tế - xã hội ở vung ven đô Hà Nội trong quá

trình đô thị hóa của Nguyễn Hữu Minh và đồng nghiệp; Một số biến đổi trong

quan hệ ứng xử và sử dụng thời gian của người dân vùng chuyển đổi từ xã lên

phường của Nguyễn Đình Tuấn; Mot số giải pháp nhằm giải quyết ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội của TS.

Nguyễn Văn Ang; Vùng ven đô cua Việt Nam: việc quan ly hành chính sựphát triển đô thị của Hà Nội của Michael Leaf

Nghiên cứu về lang Cự Đà truyền thống có thể kể đến luận văn tốt

nghiệp của Nguyễn Việt Trung, khoa Lịch sử, trường Đại học tổng hop (nay

là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) thực hiên năm 1991.

Đề tài của luận văn có tên là “Làng Cự Đà từ khi thành lập đến đầu thế kỷ

XX”, Luận văn này chủ yếu dựa vào các tư liệu địa phương như gia phả của

một số dòng họ được viết vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, văn bia

tại các di tích, các thư tịch cé, dé phác họa ra lịch sử hình thành làng và luận

văn cũng chỉ nghiên cứu làng Cự Đà từ khi thành lập đến đầu thế ky

XX Cuốn “Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) truyền thống và biến đổi” của Bùi Xuân Đính xuất bản năm 2009 là cuốn sách tập hợp

các làng nghề thủ công truyền thống của huyện Thanh Oai Trong cuốn sách

4

Trang 13

làng Cự Đà được nhắc đến nhưng tác giả chủ yếu nói về tình hình phát

Như vậy, tuy đã có một số nghiên cứu về làng Cự Đà nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào khảo sát về tình hình của làng trước những tác

động của quá trình ĐTH, HĐH trong gần 10 năm trở lại đây Trên cơ sở kế

thừa những nghiên cứu của người đi trước và thực trạng quá trình ĐTH nông

thôn đang diễn ra mạnh mẽ trên cả nước, chúng tôi chọn đề tài “Tác động của

quá trình ĐTH, HĐH đối với đời sống của người dân vùng ven đô qia khảo

sát làng Cự Đà, xã Cự Khê huyện Thanh Oai, Hà Nội” Qua báo cáo khoa học

này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp vào những hiểu biết chung về làng một cách toàn điện, từ quá trình hình thành va phát triển tới nay,đồng thời nêu lên

những thay đổi của làng trước tác động của quá trình DTH, HDH đang diễn ra

ngày càng mạnh mẽ hiện nay.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu những đặc trưng cơ bản

của làng Cự Đà trên các mặt điều kiện tự nhiên và lịch sử hình thành, kết cấukinh tế, xã hội của làng truyền thống dé từ đó nhận diện những thay đổi của

làng Cự Đà trên các mặt kinh tế, xã hội và văn hóa trước những tác động của

quá trình DTH, HDH thời hiện dai |

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đổi tượng nghiên cứu: Như tên đề tài đã nêu rõ, đối tượng nghiên cứu

của bài báo cáo khoa học này là làng Cự Đà xưa và trong quá trình DTH,

HDH ngày nay.

Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu làng Cự Đà dựa trên các lĩnh vực về

điều kiện tự nhiên, lịch sử kinh tế, xã hội từ khi ra đời cho đến nay, đặc biệt

giai đoạn từ 2008 cho đến nay

Š Phương pháp nghiên cứu

Dé tiến hành nghiên cứu dé tài “Cự Đà và những nhân tế làm biến đổi 16

sống của làng hiện nay” tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

Phương pháp hệ thống cấu trúc nghiên cứu các yếu tố hình thành làng Cự Đà

5

Trang 14

phương pháp quan trọng phỏng vấn trực tiếp người dân, thu thập số liệu và xử

lý số liệu.

Phương pháp phân tích, tong hợp những tu liệu và tai liệu hiện có liên

quan đến đề tài, từ đó đưa ra những nhận định chung nhất về làng cổ Cự Đà

và làm rõ những biến đổi trong đời sống của cư dân trong làng.

6 Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo của chúng tôi có 3 chương

chính:

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VỀ LANG CU ĐÀ TRUYEN THONG

CHƯƠNG 2 : BIEN DOI SINH KE CUA NGƯỜI DAN DƯỚI TAC

ĐỘNG CUA QUA TRINH DTH, HĐH

CHƯƠNG 3: SU THAY DOI TRONG ĐỜI SONG CƯ DAN LANG

CU DA DUGI TAC DONG CUA QUA TRINH DTH, HDH

Trang 15

CHUONG 1 - ;

TONG QUAN VE LANG CU DA TRUYEN THONG

1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên va lịch sử hình thành

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Cự Đà là một làng cổ ven đô điển hình trong số các làng xã ven sông vùng châu thé Bắc Bộ, nằm men theo dòng sông Nhuệ, thuộc địa phận xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội Làng tọa lạc trên một vùng đất

trũng phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km

và cách khu vực trung tâm quận Hà Đông tầm 5km về phía Đông Nam Trên ban dé hành chính thì Cự Đà nằm gon trong toa độ địa lý là 20°55’ vĩ Bắc và

105°47? kinh Đông, ở độ cao 22m so với mực nước biển

Về diện tích, Cự Đà là một làng nhỏ, chỉ khoảng 700.000m?, chạy dài

bên hữu ngạn sông Nhuệ khoảng 78m Theo số điền bạ của làng Cự Đà cổ thì

“năm Gia Long thứ tu (1805), tức là cách ngày nay 210 năm, làng có điện

tích là 183 mẫu 5 sào Bắc Bộ Còn theo bản địa bạ đời vua Duy Tân thứ ba

(1909), tức là cách ngày nay 116 năm, kể cả diện tích ruộng dat, tha ma, ao

chuôm, gò đồng, thi làng Cự Đà có diện tích là 190 mẫu 2 sào Bắc Bo” [5]

.Như vậy có thé thay, cơ bản về mặt đất đai làng Cự Đà không có nhiều biến

động (điền bạ ít hơn so với địa bạ là vì điền bạ chỉ là đất ruộng, còn địa bạ là

tính cả thổ cư, tha ma, ao chuống )

Trước mặt làng Cự Đà là dòng sông Nhuệ, phía Bắc giáp làng Phú Diễn

(xã Hữu Hòa hay còn gọi là Hữu Thanh Oai), phía Nam giáp làng Khúc Thủy

(xã Cự Khê) và làng Thượng Phúc (xã Tả Thanh Oai), phía Tây là cánh đồng

rộng giáp với đồng ruộng làng Xốm (thuộc phường Yên Nghĩa, quận Hà

Đông, Hà Nội) Làng có hình dáng dài và hẹp, nằm đọc theo khúc cong của

sông Nhuệ nên giao thông khá thuận lợi trên cả đường bộ lẫn đường thủy.

Người Cự Đà hoặc khách đến làng có thể đi lại bằng nhiều lối khác nhau Ranh giới của làng trước đây được phân định bởi hai cổng đầu và cuối làng.

7

Trang 16

Ngày nay ranh giới đầu làng được xã định bởi một trụ gạch cao khoảng 2m,

vuông vức 40cm, ốp đá cẩm thạch và khắc dòng chữ: ĐỊA PHẬN THÔN CỰ

ĐÀ- 1992.

Về đường bộ, Cự Đà nằm ở cửa ngõ của kinh thành Thăng Long xưa.

“Theo sách Lư sử điển yếu điều lệ soạn năm Cảnh Thịnh thứ 2 (1794) thì

làng Tả Thanh Oai có đường Thiên lý Tây đạo chạy qua, làng này đối diện

với làng Cự Da qua dong sông Nhuệ Từ lang Cự Đà nếu tính theo đường chim bay ra quốc lộ 1A - trước đây goi là đường Thiên lj- khoảng cách là

15m” [5] Đây là vị trí khá thuận lợi để người dân đi lại và vận chuyển hàng

hóa, phát triển thương mại bằng đường bộ.

Về đường thủy, làng nam trên bờ sông Nhuệ, tức Nhuệ Giang- một con

sông nhỏ, phụ lưu của sông Đáy Sông dài khoảng 76km, chảy ngoằn nghoèo

gần như theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua địa phận thành phố Hà Nội vàtỉnh Hà Nam Điểm bắt đầu của nó là cống Liên Mạc, lấy nước từ sông Hồng

trong địa phận quận Bắc Từ Liêm (thành phố Hà Nội) và điểm kết thúc là

sông Phủ Lý khi hợp lưu vào sông Đáy gần thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam).

Sông chảy qua các quận, huyện, thị tran gồm quận Cầu Giấy, huyện Từ Liêm,

Thanh Trì, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên và cuối cùng đổ

vào sông Day ở thành phố Phủ Lý Diện tích lưu vực của nó khoảng 1.075km?

(phần bị các đê bao bọc) Ngoài ra, nối sông Đáy với sông Nhuệ còn có các

sông nhỏ như sông La Khê (qua quận Hà Đông), sông Tô Lịch, sông Vân

Đình, sông Duy Tiên, sông Ngoại Độ v.v )

Trong lịch sử phát tiên kinh tế, văn hóa, xã hội của Cự Đà nói riêng và

khu vực huyện Thanh Oai nói chung, sông Nhuệ đã có những đóng góp quan

trọng Ngoài phát triển giao thông đường thủy, mọi sinh hoạt của người dân

trong làng đều gắn bó với dòng sông Hau hết các ngõ trong làng đều chạy ra

tận mép nước với những bến sông Đó cũng là kết cấu hình xương cá đặc

trưng của làng Quy hoạch tự nhiên của làng theo mô hình “nhất cận thị, nhị

8

Trang 17

có điều kiện phát triển thương mại Quan sát cho thấy những công trình quan

trọng của làng như: đình, chùa, miếu, chợ, trụ sở thôn xóm, đều có hướng

nhìn ra sông Làng gồm có 16 xóm chạy theo hình xương cá dan ra 16 bến

sông, trong đó có 10 bến đá, 6 bến gạch Đó là những bến sông phục vụ cho

sinh hoạt của người dân và cho thuyền bè cập bến, vận chuyển hàng hóa qua

lại Hiện nay, chứng tích còn sót lại của một thời buôn bán hưng thịnh củalàng ven sông là cột cờ được dựng năm 1929 và hai giang đăng bằng đá hình

cóc ôm nắm cơm đợi đèn đứng nép bên bến sông Trong kí ức của nhũng

người cao tuổi thì cho tới những năm 50- 60 của thế kỉ XX, sông Nhuệ vẫn tấp nập thuyền bè vận chuyên hàng hóa lưu thông đến các nơi trong vùng.

Tuy nhiên, hiện nay sông Nhuệ đã “chết? do không còn dòng chảy làm cho

môi trường tự nhiên của Cự Đà đang bị ô nhiễm nặng Yếu tố ven sông cũng

không còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hoá, xã hội như trước đây.

Như vậy, với vị trí khá thuận lợi cả về giao thông đường bộ lẫn đường

thủy nên ngay từ khi thành lập làng, cư dân Cự Đà đã tận dụng sự ưu đãi của

tự nhiên phát triển buôn bán thương mại và sau này du nhập một số nghề chế

biến nông sản như làm tương, làm miễn, nấu rượu, bên cạnh nghề nôngtruyền thống và hiện nay những nghề thủ công này trở nên nổi tiếng, gắn với

tên tuổi của làng.

1.1.2 Quá trình hình thành, tên gọi của làng và lịch sử cư dân

Lang Cự Đà hiện nay là một làng cổ nằm trong vùng châu thé Bắc Bộ, có

lịch sử hình thành từ khá sớm, cô xưa hơn so với bên tả ngạn sông Hồng.Tại

khu vực huyện Thanh Oai các nhà khảo cé học đã tìm thấy những dấu vết của

văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn Đây là những bằng chứng vật chất

cho biết cư dân Việt cổ đã sinh sống tại vùng đất này khoảng 4000 năm cách

ngày nay.

Bên cạnh những di chỉ mang đậm nét văn hóa bản địa, những di chỉ

biểu hiện sự giao thoa với văn hóa Hán đã được phát hiện Có thể nói vào thời

9

Trang 18

này rất sớm nhằm mục đích tìm con đường đi lại từ vùng Nam Trung Quốc

qua nước ta rồi tiến tới thôn tính khu vực xung quanh Nhiều ngôi mộ Hán

được phát hiện ở huyện Thanh Oai Tại địa phận làng Cự Đà hiện còn một

ngôi mộ Hán rất lớn, được nhân dân gọi là mả Đống Già mà xưa kia các cụ

cao tuổi trong làng thường gọi là Mả Già Một sự kiện quan trọng cho chúng

ta thêm thông tin khang định chắc chắn về giả thiết này là vào năm 2005, khi chùa Cự Đà (Linh Minh tự) trùng tu đã phát hiện nền móng chùa ngày xưa là

một am thờ được xây bằng gạch có họa tiết hoa văn thời Đông Hán, niên đại

vào khoảng 2000 năm cách ngày nay.

Từ những dấu vết khảo cé học kể trên, kết hợp với lời kế của các cụ cao tuổi trong làng, có thé thay răng khu vực huyện Thanh Oai nói chung và làng

Cự Đà từ xa xưa đã có người Việt định cư “Trong suốt chiều dài lịch sử với

vị trí khá chiến lược, huyện Thanh Oai luôn là vùng đất được triều đình

phong kiến quan tâm Đặc biệt, khu vực sông Đỗ Động (Thanh Oai) được

nhiều sử sách nhắc đến Sách Đại Việt Sử kí toàn thư có ghi về việc Đôc Cảnh

Thạc chiếm Đỗ Động Giang vào năm 966

Cũng theo sử cũ, khoảng cuối thé kỉ X, vùng Thanh Oai cũng là nơi dung

chân của Lê Hoàn trên đường đi đánh quân Tổng Hiện nay doc bên bờ sông

Nhuệ có nhiễu di tích thờ Lê Đại Hành, nằm ở phía Bắc của làng Cự Đà” [6]

Nhu vậy, thông qua những dấu vết khảo cổ học cũng như những ghi chép

trong chính sử, có thể thấy rằng khu vực Thanh Oai và Cự Đà ngày nay là nơi

cư trú của con người từ khá sớm Câu đối trên công vào làng Cự Đà đã ca

ngợi lịch sử lâu đời của làng:

“Cư tụ thiên niên thành ấp Cự

Thanh liên nhất đới dẫn giang Đà”

( Dịch nghĩa: Tụ lại ngàn năm thành làng Cu,

Xanh liền một giải theo sông Đà).

10

Trang 19

gia phả họ Đinh: “vào khoảng thé ki XVII trở về trước, Cự Đà có tên là Ngô

Khê, giữa thé ki XVI mới cải danh thành Cự Đà Đến dau thé ki XX, vào năm

1907 khi số định trong làng dat-trén 200 suất, vị Tiên chỉ và viên Lý trưởng ở

làng mới làm tờ trình lên quan tri huyện Thanh Oai xin nắng cấp từ đơn vị

thôn lên thành xã Cự Đà, thuộc tỉnh Hà Đông Đến năm 1959, khi Nhà nước

Việt Nam dân chủ cộng hòa tiễn hành cải cách hành chính, thôn Cự Đà thuộc

xã Cự Khê, gom ba làng là Cự Đà, Khúc Thủy và Khê Tang” [5] Tir đó xã

Cự Khê thuộc huyện Thanh Oai, thuộc tỉnh Hà Đông, từ ngày 1/8 năm 2008

đến nay thuộc thủ đô Hà Nội

Khảo sát một số tên làng quanh vùng cho thấy, việc đặt tên làng đều dựa

vào địa hình, địa vật có sẵn Ví dụ: làng Bối Khê có nghĩa là khe nước bên lưng sau làng; làng Khê Tang có nghĩa trồng cây dâu tằm trên khe nước; làng

Khúc Thủy có nghĩa là dòng nước uốn khúc quanh co, Có lẽ tổ tiên của vùng đất này khi đến đây khai phá đã nhìn thấy nơi này đồng chiêm nước

trũng, nhiều sông ngòi, đầm ao, khe nước nên đã dựa vào đặc điểm địa hình

dé đặt tên cho làng

Về trường hợp làng Cự Đà, như đã trình bày ở phần trên, cách ngày nay

khoảng hơn ba thế kỉ, làng có tên là Ngô Khê có nghĩa là khe nước có nhiều

cây vông Xét về địa hình của lăng thì tên gọi này khá hợp lý vì làng có địa

hình thấp, xưa kia phía sau làng vẫn còn nhiều khe nước, ao chuôm, nhiều cây

mọc rậm rạp quanh làng và đồng ruộng thì thường xuyên trong cảnh “ chiêm

Se, gié lụt” Có thể khởi thủy, ở khu vực này mọc nhiều cây ngô đồng (cây

vông) dân làng khai phá làm nhà và đất cày cấy nên đã đặt tên như vậy.

Một câu hỏi đặt ra là vì sao đến giữa thé ki XVII làng lại đổi tên thành

Cự Đà Theo Hán Việt tự điển thì Cự có nghĩa là lớn lao, to lớn; Đà có nghĩa

là sườn núi nhô lên, bên núi, hiểm trở Như vậy Cự Đà có nghĩa là bên sườnnúi to hiểm trở, không phù hợp với địa hình của vùng này.

I1

Trang 20

cứu gia phả các dòng họ lớn trong làng như họ Trịnh, họ Vũ, họ Vương, họ

Đinh cho thấy “các dong ho này lập nghiệp tại thôn Ngô Khê từ thê ki XVI — XVII Họ Đinh là đông định nhất mặc dit học-hành không cao nhưng luôn

nắm được những chức trách quan trọng trong bộ máy quản lý làng xã Họ Vũ

có nhiều người thành đạt, giàu có, họ Trịnh von la dong đỗi cua Trinh Khả,

một trong những người tham gia Bộ chỉ huy quân sự Lam Sơn, chuyển cư từ

Thanh Hóa ra Qua khảo sát Bản địa bạ mang mã số DT.12/E10 dưới triều

Nguyễn, lưu trữ tại Kho lưu trữ Trung ương II thì quả thực có thôn Cự Đà

thuộc xã Tử Đà, tổng Từ Minh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Hà Trung, tinh Thanh

Hóa Bản địa bạ này do chính Ban Sắc mục, Hương ký khai báo chỉ tiết về

tình hình ruộng đất của thôn vào năm Minh Mạng thứ 15 (1 834) Có lẽ các dongho trên khi chạy loạn ra Bắc tránh nạn và lập nghiệp ở đây đã đem theo

cả tên làng như một hoài niệm cũ về quê xưa đất cit” [5}.

Để lý giải việc đổi tên từ Ngô Khê thành Cự Đà, ngoài căn cứ vào một số

tư liệu cổ kết hợp suy luận nêu trên, còn dựa vào bối cảnh làng xã cỗ truyền

thé ki XVI- XVII ở nước ta dé xem xét “Sử cũ cho biết vào thời đại loạn, Lê

sơ suy yếu, họ Mạc lên ngôi, trong nước đã xảy ra nội chiến kéo dài Năm

Dinh Hợi ( 1527), Thái sư An Hung Vương Mac Dang Dung ép vua Lê Cung

Hoàng nhường ngôi cho mình lập ra triều Mạc, tồn tại ở vùng châu thé Bắc

Bộ gần 66 năm (1527- 1592), trải qua năm đời vua: Đăng Dung, Đăng Doanh,

Phúc Hải, Phúc Nguyên, Mậu Hợp Song năm Quý Tị (1533), một số cựu thần

nhà Lê đứng đầu là Nguyền Kim lập Lê Duy Ninh là con trai thứ của Lê

Chiêu Tông, mẹ là Phạm Thị Ngọc Quỳnh, cháu năm đời của Lê Thánh Tông

lên làm vua (tức Lê Trang Tông), đặt hiệu là Nguyên Hòa, mở đầu cho thời kì

sử gọi là Lê Trung Hưng Tháng 12 năm 1540, Nguyễn Kim kéo quân từ Ai

Lao về đánh Nghệ An, hào kiệt các nơi theo về giúp rất đông Cuối năm 1543,

Lê Trung Hưng chiếm được Tây Đô (Thanh Hóa) Nước ta từ đó hình thành

“Nam- Bắc triều” Từ Thanh Hóa, Nghệ An trở vào do Lê Trung Hưng cai

12

Trang 21

quản (Bắc triều) Hai bên Lê- Mạc nội chiến tàn khốc kéo dài gần 50 năm

(1543- 1592) Như vậy, nhà Lê Trung Hưng với vai trò tô chức của Trịnh

Kiểm- con rễ của Nguyễn Kim và tiếp theo là Trịnh Tùng (con Trịnh Kiểm)

đã mở rộng phạm vi tranh chấp và đây nhà Mạc ra khỏi Thăng Long và châu thể Bắc Bộ vào tháng Chạp năm Nhâm Thìn tức đầu năm 1593 Trong thời kì

đại loạn đó, họ Trịnh ở Thanh Hóa đã di cư về đất Ngô Khê Do sẵn có lợi thể

về kinh tế, chính trị dong họ này làm ăn phát đạt và có uy tín nhất trong lang.

Đến nửa cuối thế ki XVII (khoảng từ năm 1650- 1680) nạn cướp nổi lên ở

đây, triều đình Lê - Trịnh ra chỉ dụ đổi tên làng xóa số địa dang Ngô Khê cũ,

họ Trịnh mới lấy Cự Đà thuộc xã Tử Đà, tổng Từ Minh, huyện Hoằng Hóa,

tỉnh Thanh Hóa đặt tên cho làng Ngô Khê để tưởng nhớ về vùng đất cố hương” [5] Về sau này, dù làm ăn ở xa nhưng thương nhân Cự Đà vẫn lấy tên

này gắn với thương hiệu của họ.

1.2 Tình hình kinh tế

Trong lịch sử nước ta, lúa nước là cây trồng quan trọng bậc nhất củangười Việt ngay từ buổi đầu khai mở vùng châu thô Bắc Bộ Qua quá trình

canh tác, nhịp điệu sinh trưởng của cây lúa đã hình thành nên nhịp điệu của

lối sống cho cư dân vùng đất này Trong hầu hết các làng xã, sản xuất nông

nghiệp là phương thức mưu sinh chủ đạo, nhưng trong thời gian rảnh rỗi

người nông dân đã tìm mọi cách tăng thêm thu nhập bằng các nghề khác nhau

để cải thiện cuộc sông Điều đó đã làm hình thành nên nền kinh tế hỗn hợp:

nông nghiệp kết hợp với tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp Có thể nói, đây

là một cơ cấu kinh tế điển hình và khá phố biến ở các làng quê Việt Nam vùng

châu thé Bắc Bộ trong lịch sử Không có làng Việt thuần nông hoàn toàn và

cũng không có làng Việt chỉ có kinh tế tiểu thủ công nghiệp và thươngnghiệp Chính cơ cấu kinh tế linh hoạt này đã hình thành nên khả năng thích

nghi nhanh, tự điều chỉnh khi có những tác động cả từ nội sinh và ngoại sinh

cho cư dân khu vực làng xã ở nước ta.

13

Trang 22

tại một cơ cấu kinh tế đặc trưng nói trên Tuy nhiên, do những khác biệt về

điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý cũng như truyền thống văn hóa, tập quán của

cư dân ở đây mà Cự Đà có những đặc điểm riêng biệt Sự khác biệt ấy thể

hiện ở sự phát triển mạnh của tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp bên cạnh

nghề nông nghiệp truyền thống Qua khảo sát tôi nhận thấy một số nguyên

nhân hình thành nên cơ cấu kinh tế ở làng như sau:

Điều kiện tự nhiên của làng với địa hình châu thô thấp ở vùng hữu ngạn

sông Hồng nên thường xuyên bị ngập úng Đây là một vùng chiêm trũng,

ruộng ít lại thuộc loại ruộng xấu nên canh tác nông nghiệp rất khó khăn Phần

lớn đất nông nghiệp ở đây chỉ canh tác được một vụ, vì vậy, năng suất cây

trồng thấp Nếu chỉ đơn thuần làm nghề nông sẽ không đủ cung cấp lương

thực, đảm bảo cuộc sống cho người dân Theo một lẽ tự nhiên, làng đã sớm

phát triển nghề phụ, đầu tiên là thương nghiệp, sau này là thủ công nghiệp với

nghề làm tương, làm miến Hoạt động thương nghiệp ở làng Cự Đà đã xuất

hiện và phát triển từ khá sớm nên kinh tế của làng so với các làng khác trong

vùng có khá giả hơn Từ đầu thế kỉ XX đường làng đã được lát gạch Đặc biệt,

từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1933, người Cự Đà đã dịch chuyển

tới Hà Đông, Hà Nội, Vĩnh Phúc, vào Sài Gòn, buôn bán, làm thầu khoán và

từ đó thương hiệu có chữ Cự đã được phát triển mạnh thời bấy giờ Một số

chủ doanh nghiệp lớn đã về làng xây nhà, kè đá, xây bến lên xuống sông

Nhuệ, mua cột đèn bằng thép đúc từ Pháp về dựng đọc theo bờ sông, dùng

máy nỗ cung cấp điện cho làng trong dịp hội làng từ năm 1929 Nghề làm

tương, làm miến ban đầu chỉ là nghề phụ trong lúc nông nhàn để tăng thêm

thu nhập qua quá trình phát triển, sản phẩm tương, miến Cự Đà đã có thương

hiệu và được thị trường chấp nhận Một số hộ đã mở rộng quy mô sản xuất,

Ứng dụng công nghệ máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt

cho nhu cầu của thị trường, trở thành những cơ sở sản xuất có tên tuổi.

14

Trang 23

Nhờ ở vị trí cửa ngõ thủ đô lại nằm ven sông Nhuệ - khu vực có mật độ

làng nghề lớn của huyện Thanh Oai - làng Cự Đà có điều kiện dé phát triển buôn bán và các nghề thủ công Trong quá trình phát triển, một số người dân

đã thoát li nghề nông dé trở thành những người buôn bán chuyên nghiệp Tuy vậy, nhìn chung trong xã hội truyền thống, phần lớn người dân ở Cự Đà vẫn

duy trì cả ba nghề đó là làm nông, thủ công nghiệp và buôn bán.

Như vậy, trong cơ cấu kinh tế truyền thống ở Cự Đà, nông x nghiệp tuy

được duy trì như là nền tảng cơ sở, thủ công nghiệp có những bước phát triển

nhất định nhưng thương nghiệp trong nhiều thế kỉ liên tục đã trở thành một

nghé quan trọng, có vai trò lớn trong hoạt động sinh kế của làng Ngoài vị trí

là một làng ven sông, có diện tích đất canh tác ít, chất lượng ruộng thấp thì

việc ở gần các làng nghề cũng là một yếu tố tạo điều kiện cho việc buôn bán

và thủ công nghiệp phát triển ở đây Nhìn lại lịch sử phát triển của làng cho

thấy vào thé ki XVII- XVIII, làng đã là một làng buôn kết hợp với làm nông

nghiệp Vì vậy cho đến nay tập quán buôn bán đã trở nên phổ biến ở làng.

Cuối thé ki XIX đầu thế ki XX là giai đoạn buôn bán phát triển thịnh đạt nhất

của người Cự Đà Một bộ phận thương nhân đã chuyên ra những đô thị lớn

làm ăn và xây dựng được thương hiệu trên thương trường với quy mô rất lớn

mang theo tên làng như Cự Doanh, Cự Chân, Những doanh nhân thành đạtnày tuy không còn sinh sống ở làng nhưng những ảnh hưởng của họ đã làm

thay đổi diện mạo, lối sống của cư dân trong làng và góp phan hình thành nên

tng lớp tư sản Việt Nam vào những năm đầu thế ki XX Cho tới ngày nay,

buôn bán vẫn trở thành một nghề chính của phan lớn phụ nữ trong làng Hiện

nay có khoảng 80% phụ nữ trong làng tham gia hoạt động mưu sinh này

nhưng chủ yếu là buôn bán nhỏ.

Chính những điều kiện thuận lợi về điều kiện kinh tế của một làng

vừa làm nông nghiệp, vừa làm nghề thủ công nghiép lại vừa buôn bán phát

| đạt đã tác động lớn đến việc hình thành lối sống của người dân Cự Đà trong

xã hội truyền thống Chúng ta có thể hình dung trước đây (cuối thế kỉ XIX

15

Trang 24

đầu thế ki XX) làng Cự Đà như một khu phố nhỏ, tấp nap thuyền bè buôn bán

trên bến sông, nhà được đánh số, có điện thắp sáng mỗi khi có việc làng

Như vậy, điều kiện tự nhiên và vị trí cư trú là tiền đề quan trọng quyết

định sư lựa chọn phương thức mưu sinh của cư dân làng Cự Đà Với vi trí ven

sông, trước đây Cự Đà phát triển thương mại, nghề thủ công bên cạnh nông

nghiệp Hiện nay, khi yếu tố ven sông không còn, đất canh tác nông nghiệp bị

thu hồi, chuyển đổi mục dich sử dụng, người dân bắt buộc phải chuyển đổi

phương thức mưu sinh mới thì tình hình kinh tế của cư dân làng đang có nhiều

bến đôi.

1.3 Không gian cư trú và tô chức hành chính

Không gian cư trú của làng Việt nói chung và Cự Đà nói riêng bao hàm

nhiều chức năng, vừa là nơi cư trú cũng vừa là nơi sinh hoạt cộng đồng.

Những hình ảnh quen thuộc như “cây đa, bến nước, sân đình” là nơi gắn kết

mối quan hệ giữa các thành viên, cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng

của cư dân trong làng Điều làm nên sự khác biệt lớn nhất ở Cự Đà so với các làng khácở vùng châu thô Bắc Bộ là không gian cư trú ở đây khá chật hẹp,

vừa để ở vừa để sản xuất, kinh doanh Nhà ở, sân vườn của tất cả các hộ sản

xuất nghề thủ công hoặc các hộ “ăn theo” như phơi bột, bó miến đều trở

thành nơi đặt thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất, phơi hoặc bán sản phẩm.

Khu vực sinh hoạt công cộng như các góc đình, chùa, đường làng cũng đều

được tận dụng làm nghề Không gian cư trú của làng tuy nhỏ hẹp nhưng cũng

bao gồm các cảnh quan điển hình của một làng quê như: cổng làng cỗ kính,

đường làng lát gạch nghiêng; đền, chùa làng; nhà cửa, vườn, chạy dọc theo

sông Nhué.

Có thể nói, Cự Đà là một làng quê khá điển hình của nông thôn Bắc Bộ

Việt Nam, tiểu vùng sông Nhuệ Nơi đây chứa đựng nhiều di san văn hóa làng như đình, chùa, miếu, và một khối lượng lớn nhà cổ truyền thống xen kẽ

nhà biệt thự mang phong cách Pháp Đây là một làng Việt cổ hiếm hoi còn sót

lại ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, tuy nhiên, không gian cô kính có một không hai

16

Trang 25

ấy đã gần như biến mắt dạng chỉ trong một thời gian rất ngăn do hàng loạt các

ngôi nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm đã bị chính những người dân trong

làng phá bỏ chỉ sau vài tháng nhận tiền đền bù đất nông nghiệp Thay vào đó

là những ngôi nhà cao tầng hiện đại, tiện nghỉ trong khắp các ngõ xóm ở làng.

Trong lịch sử hàng ngàn năm tồn tại Cự Đà đang bước vào giai đoạn biến

động khốc liệt nhất và cũng nhiều mắt mát nhất Biết bao giá trị đáng lẽ phải được giữ gìn, bỗng chốc bị phá hủy Cả một quần thé kiến trúc cổ kính thuần

Việt, đan xen hài hòa với những biệt thự cô kiểu Pháp trong một không gian

thanh bình bên dòng sông Nhuệ đã bị cơn bão đô thị hóa làm cho biến dạng,

vừa cổ, vừa kim lẫn lộn.

Việc phá vỡ cảnh quan ngôi làng cô này có nhiều lý do Trong đó, lý do

chính là dân số của làng ngày càng tăng, đất thô cư vốn chật hẹp nên cuộc

sống của người dân ở đây khá khó khăn Không ít gia đình có nhiều thế hệ

cùng chung sống dưới một mái nhà chật chội Bây giờ có tiền, họ muốn thay

đổi, phá nhà cổ hoặc nhà cũ để xây dựng nhà kiên có, ba hoặc bốn tang rộng

rãi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cũng là điều dễ hiểu Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận lối sống “tiêu dùng gây chú ý” đang ngày càng xuất hiện với mức

độ cao ở làng Cự Đà Tình trạng mua sắm, sữa chữa, xây nhà mới nêu ở trêntrở nên nhộn nhịp chỉ xuất hiện ở đây sau khi nhận tiền đền bù đất nông

nghiệp.

Với sức ép của tăng dân số và cơ khí hóa sản xuất nghề thủ công, yêu cầu

một không gian rộng, đủ để lắp đặt máy móc thiết bị nên diện tích vườn nhà

truyền thống ngày càng thu hẹp Hệ thống giao thông trong làng đã được bê

tông hóa, cổng làng Cự Đà hiện đang còn nhưng quá nhỏ bé, làm can trở giao

thông của người dân trong làng Tuy nhiên, chúng van là một di sản, một dấu

ấn còn sót lại của quá trình phát triển trong lịch sử hình thành làng Tại đây, phần lớn các ngõ xóm trong làng đều chạy vuông góc với sông Nhuệ, lấy con

đường cái làm tâm điểm, từ đó các hàng quán mọc lên san sát nhau.

17

Trang 26

Nhìn một cách tông quát, không gian cư trú làng Cự Đà trước đây là không gian mở, hướng đến cộng đồng, đến quan hệ hàng xóm, láng giềng, nay

đang dần chuyển sang một không gian mới, vừa mở, vừa đóng, đủ để duy trì

quan hệ một cách xã giao nhưng vẫn lưu lại chút gần gũi của một thời “tối lửa

tắt đèn có nhau” trong xã hội nông nghiệp truyền thống.

Về tổ chức hành chính, trước đây làng Cự Đà cũng như hầu hết các làng

Việt cổ truyền khác cùng tổn tại song song hai bộ phận quản lý làng xã, đó là

bộ máy hành chính được Nhà nước công nhận và bộ phận tự trị ở làng, đứng

đầu là đội ngũ sắc mục Ở nhiều thời điểm, bộ máy tự trị đã thực sự nắm

quyền quản lý làng xã Đây cũng là đặc điểm chung, phổ biến ở các làng xã

Việt Nam trong xã hội truyền thống.

Bộ phận quản lý hành chính ở làng xã đứng đầu là bộ máy chức dịch,

trên nguyên tắc là đại diện của làng chịu trách nhiệm với chính quyền trung

ương, đồng thời cũng là công cụ của chính quyền trung ương dé quản lý làng

xã, song trên thực tế quyền hạn này thường bị hạn chế và bị thao túng bởi đội

ngũ sắc mục địa phương Trong khi đó, bộ phận tự quản của làng, mặc dù dodân bầu ra để đảm dương một số công việc mang tính lễ nghi của làng nhưnglại nắm quyền lực lớn, điều hành và lũng đoạn làng xã

Bên cạnh những tổ chức hành chính của Nhà nước cũng như bộ phận tự trị của làng xã, người dân Cự Đà còn bị chi phối bởi nhiều tổ chức tự trị khác

dựa trên các mối quan hệ về dong họ, giới tính, tôn giáo, địa vực, trong đó

tiêu biểu là tổ chức Giáp và Họ ở Cự Đà.

1.4 Sinh hoạt văn hóaNhư nhiều làng Việt vùng châu thổ Bắc Bộ, sinh hoạt văn hóa của dân

làng Cự Đà gắn bó với các đi tích lịch sử văn hóa như đình, đền, chùa, miếu

Di tích lich sử văn hóa luôn là không gian tâm linh,4n tàng những giá trị tinh

thần của mỗi vùng quê Chúng đã trở thành biểu tượng, ân chứa trong chúng

là lịch sử, văn hóa cùng nhiều giá trị tinh thần của cả cộng đồng cư trú trong

khuôn viên của làng Không gian tâm linh này, ngoài ý nghĩa ca ngợi truyền

18

Trang 27

thống lịch sử nó còn đóng vai trò bảo vệ con người khỏi những thế lực thù

địch, thiên tai, tính sở hữu cộng đồng hay duy trì niềm tin Cự Đà cũng vậy, lễ

hội gắn với di tích lịch sử đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc

sống của mỗi người dân ở làng Là một làng cỗ nên phần lớn di tích ở Cự Đà

đều đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và cách mạng hiện đại Đây cũng

là một làng giàu có trong lịch sử nên dù đất chật, người đông nhưng nhiều

công trình tâm linh đã được xây dựng khá quy mô Các di tích quan trọng hiện

còn ở làng gém: Dinh Vật, Quán Đình Hát, Miếu lang, Am thờ Đức Chau Bà, chùa Linh Minh, Đàn thiên địa, Văn Chỉ và hệ thống nhà thờ họ, chi họ.

Trong đó, đình và miếu Cự Đà là những công trình kiến trúc thời Nguyễn còn

nguyên vẹn và có quy mô lớn Nơi đây thờ hai vị thành hoàng làng là lực

lượng nhiên thần (Vũ Lôi Hùng uy) và nhân thần (Hoang Thông Dai vương).

Vũ Lôi Hùng uy là một trong tứ pháp- tín ngưỡng bản địa của cư dân với khát

vọng mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt Hoằng Thông đại vương, tương truyền người có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất

nước ở thế kỷ X

Gắn với các di tích kế trên là những lễ hội diễn ra hàng năm trong làng

Cũng như nhiều làng quê khác, mỗi năm làng Cự Đà thường tổ chức khá

nhiều dịp cúng lễ, trong đó hội làng là dịp tế lễ quan trọng nhất Các tiết lễ, lễ

hội thường được tô chức vào đầu năm, là lúc nông nhàn.

Vào ngày 1, 2 và 3 Tháng Giêng làng tổ chức lễ động thé Day là một

phong tục của cư dân nông nghiệp, những người chức sắc trong làng tiến hành

cuốc nhát cuốc đầu tiên trong năm để lấy may, cầu cho một năm được mùa

Thông thường trước khi tiến hành động thé, dân làng tổ chức cúng tế ở Thành

Hoàng và Am thờ bà chúa Đây cũng là lễ đầu tiên trong năm ở miếu làng.

Trong nửa đầu tháng Giêng hầu như ngày nào làng cũng có lễ ở miếu Đây

cũng là dịp dân làng sửa lễ đền miéu để cầu Thành Hoàng làng phù hộ cho gia

đình, làng xã làm ăn phát đạt, được mùa.

19

Trang 28

Đến ngày mông 7 tháng Giêng làng tổ chức lễ Khai Hạ, với ý nghĩa mở

đều một năm mới Lễ này được tô chức khá đơn giản, gọn nhẹ Thường chỉ có

viên Thủ từ và Tiên chỉ làng sửa một lễ nhỏ tới mang tới cúng tại miéu.

Ngày 8 tháng Giêng, lang tổ chức lễ Tiên thọ Tất cả những người cao

tuổi trong làng từ 70 trở lên đến khao lão, mừng thọ.

Ngày 10 tháng Giêng, tổ chức Giao Quan Mục dich của le này là tăng

cường sự đoàn kết giữa các giạp trong làng Trong lễ Giao Quan, 5 đương cai

(người đứng đầu 5 giáp Thượng, Hạ, Trung, Đông, Nam) sửa soạn lễ đến

cúng tại miếu Vào những năm hội, tại lễ này các đương cai của giáp phân

công việc, chuẩn bị cho lễ Kỳ Phúc.

Ở Cự Đà, hội lớn nhất trong năm là hội Lệ hay còn gọi là Đại Kỳ Phúc,

được tổ chức hai lần trong năm vào ngày 14 tháng Giêng và 12 tháng 5 Lễ Đại Kỳ Phúc diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng là lễ cuối cùng của tháng

Giêng, Lễ thường bắt đàu từ chiều ngày 13 tháng Giêng (vào năm có hội, lễ

này bắt đầu từ sáng ngày 13) đến ngày 21 của tháng Cùng với các lễ của

| tháng Giêng, trong năm hau như tháng nào cũng tổ chức tế thánh, tuy nhiên số

buổi lễ không nhiều như tháng Giêng Ví dụ như lễ tế Thiên Dia được tô chức

vào ngày rằm hàng tháng Các giáp được phân công tế theo từng quý, giáp

nào đến lượt đăng cai làm giáp trưởng (giáp có trách nhiệm chính trong lễ hội

làng) được miễn.

Ngoài ra ở làng còn một số lễ cúng tế khác như lễ Thượng Điền (ngày

mong 1 tháng Hai âm lich, được tổ chức ở miéu và lập đàn tế Than Nông, còn

gọi là đàn Tiến Nông) Vào các ngày tiết chính trong năm, làng cũng tổ chức

tế lễ ví dụ như tiết Thanh Minh (ngày 3 tháng 3), lễ Kỳ Yên (ngày 15 tháng

3), lễ Đoan Ngọ (ngày 5 tháng 5), tết Trung Nguyên (ngày 15 tháng 7), lễThường Tân (còn gọi là lễ cúng Hồng Cốm vào ngày 1 tháng 8), lễ Hạ Điền(ngày 26 tháng 10), lễ Lạp Tiết (ngày 2 tháng Chạp), Các tiết lễ này được

phân cho từng giáp tổ chức tế lễ

Trang 29

“ Theo kí ức của những bậc cao niên trong làng, vào tháng 5 âm lịch

hàng năm, làng tổ chức hội ca xướng Đây là dịp những người giàu có trong

làng bỏ tiên thuê những đội hát về phục vụ bà con, những người giầu có

- thường ngôi thưởng du, cẩm trịch trồng chau Hội ca xướng ở làng Cự Da là

một hội khá nồi tiếng trong vùng, thu hit nhiều người không chỉ trong làng

mà còn ở những làng khác tới tham dự ”[S] Hiện nay, tục lệ này không còn

nữa, nghi lễ cũng đã rút gọn lại, phạm vi hẹp chỉ trong Ban khánh tiết của

làng.

Đây là những phong tục của cư dân nông nghiệp, cầu cúng trời đất với

mong muốn mang tới một mùa màng bội thu Tuy ở Cự Đà vai trò của nông

nghiệp không lớn nhưng những nghĩ lễ mang tính nông nghiệp vẫn còn được

bảo lưu Đồng thời do là một làng làn nghề buôn bán, tâm lý tôn trọng sùng bái than linh, coi trọng việc thờ cúng thé hiện rất rõ qua việc nhiều kì lễ được

tổ chức trong năm Hau hết các lễ được tổ chức khá long trọng, nhiều thủ tục

Tườm rà.

21

Trang 30

thống và hiện đại, nét cũ và nét mới, đan xen là di sản mà làng Cự Đà mang

theo trong quá trình ĐTH, HĐH trên cả-nước Do ở địa thế “nhất cận thị, nhị

cận giang” nên trước kia làng phát triển kinh tế nhanh hơn các làng lân cận

trong vùng Nền kinh tế hỗn hợp: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và

thương nghiệp đã tạo nên một Cự Đà phong lưu, sam uất với những mái ngói

thâm nâu trên các ngôi nhà gỗ cổ truyền thống có hàng trăm năm tuổi Sang thời kỳ hiện đại, những thay đổi của làng luôn gắn chặt và phản ánh những

thay đổi của đất nước Đặc biệt kể từ khi Dang cộng sản Việt Nam tiến hành

Đổi mới toàn điện trên các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, làng Cự Đà bắt đầu

có những thay đôi mạnh mẽ Mặc dù vậy, nhiều nét văn hóa truyền thống như

Hội làng, lễ tế Thiên Địa vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm chưa mai một,

những di tích như đình, chùa, miếu làng còn được bảo tồn khá nguyên vẹn

Nhưng, không ai dám chắc rằng làng cũ không nhường chỗ cho phố mới và

lối sống thành thị xô bồ không lan at nền nếp làng quê thanh bình và cổ kính

22

Trang 31

CHƯƠNG 2 .

BIEN DOI SINH KE CUA NGƯỜI DAN CU DA DƯƠI

TAC DONG CUA QUA TRINH DTH, HĐH

2.1 Khai niệm đô thị hóa và hiện đại hóa

2.1.1 Đô thị hóa:

Trong tác phẩm “Đô thị Việt Nam” Đàm Trung Phường cho rang: “đô thi

hóa là quá trình chuyển dịch hoạt động nông nghiệp phân tán sang hoạt động

phi nông nghiệp tập trung trên một số địa bàn thích hợp” Mặt khác, cũng

theo tác giả này: “đô thị hóa cũng bao gom quả trình di cư từ nông thôn ra thành thị, tập trung ngày càng nhiều dân cư trong những vùng lãnh thổ

hạn chế, gọi là đô thị” [7]

Còn theo Báo cáo của Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà

Nội, “quả trình đô thị hóa được nhìn từ hai góc độ, một mặt đó là “quá trìnhhình thành và phát triển các điểm dân cư được tập hợp lại và phổ biến lỗi

sóng thành thị, đồng thời phát triển các hoạt động khác nhau để phục vụ sựtôn tại và phát triển trong cộng đồng đó ”; mặt khác, “đô thị hóa cũng là quá

trình mở rộng biên giới lãnh thé đô thị do nhu cẩu công nghiệp hóa, thương

mại, dich vụ và giao lưu quốc tế - là sự tăng trưởng về không gian đô thị từ

phát triển dân số và phát triển sản xuất” [1 1].

Tóm lai, DTH là quá trình biến déi va phân bố các lực lượng sản xuất

trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức

và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo

chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa khoa học kỹ thuật và tăng quy mô dân sé.

2.1.2.Hiện đại hóa:

Theo cách hiểu thông thường, HĐH là quá trình “làm cho mang tính chất

của thời đại ngày nay” Đó là quá trình biến đổi từ tính chất truyền thống cũ lên trình độ tiên tiến của thời đại hiện nay.

Theo ý nghĩa về kinh tế- xã hội, HĐH là quá trình chuyên dịch căn bản

_ từ xã hội truyền thống lên xã hội hiện dai, quá trình làm cho nền kinh tế và

đời sống xã hội mang tính chất và trình độ của thời đại ngày nay.

23

Trang 32

kL Tóm lại HDH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động

sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ theo những qui

trình công nghệ phương tiện phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát

triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra năng xuất lao động hiệu quả và trình

độ văn minh kinh tế xã hội cao.

2.2 Đường lỗi phát triển kinh té của Đảng và nhà nước

DTH, HĐH là một quá trình tất yếu dé chuyên một nền nông nghiệp lạc

hậu thành một nền nông nghiệp hiện đại Trên thé giới, quá trình này diễn ra

và đã thành công ở nhiều nước May thập ky gần đây, PTH, CNH, HDH nông

thôn ở những nước công nghiệp mới (NICs) cũng được luận bàn, khái quát

thành kinh nghiệm và mô hình hắp dẫn.

“Bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, nước ta là một nước nông nghiệp

lạc hậu, sản xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu Bởi vậy, DTH, CNH, HĐH là

nhiệm vụ chiến lược, có tam quan trọng đặc biệt hàng đầu của toàn Đảng,

toàn dân ta, cả trước mắt cũng như lâu đài, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển,

tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, làm cơ sở để ổn định tình

hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên minh công nông, đẩy nhanh quả

trình DTH, CNH, HDH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ” [9]

DTH, CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương lớn

của Đảng và Nhà nước, được hình thành và phát triển khá sớm trong quá trình

thực hện đổi mới Hội nghị Trung ương 7 (khóa VII) đã đưa ra những nội

dung cơ bản của công nghiệp hóa Tiếp đến Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã

xác định: “Đặc biệt chú trọng DTH, CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn”.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 và Nghị quyết 06/NQ-TW của Bộ Chính

trị khóa VII, Nghị quyết Đại hội Đảng khóa IX đã xác định cụ thể hơn về nội

dung DTH, CNH, HDH nông nghiệp và nông thôn, Hội nghị Trung ương 5

(khóa IX) đã ra nghị quyết về day nhanh DTH, CNH, HĐH nông nghiệp,

nông thôn thời kỳ 2001 — 2010.

24

Ngày đăng: 29/06/2024, 04:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Ph ÔIC ông - Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa đối với đời sông dân cư ven đô
Hình 1. Ph ÔIC ông (Trang 58)
Hình 2. Một góc KĐT Thanh Hà. - Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa đối với đời sông dân cư ven đô
Hình 2. Một góc KĐT Thanh Hà (Trang 58)
Hình 4. Quang cảnh của làng Cự Đà hiện nay. - Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa đối với đời sông dân cư ven đô
Hình 4. Quang cảnh của làng Cự Đà hiện nay (Trang 59)
Hình 6. Triên lãm tranh “ Chúng tôi vẽ làng” của nhóm họa sỹ G39. - Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa đối với đời sông dân cư ven đô
Hình 6. Triên lãm tranh “ Chúng tôi vẽ làng” của nhóm họa sỹ G39 (Trang 60)
Hình 7. Một số hoạt động trong triển lãm. - Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa đối với đời sông dân cư ven đô
Hình 7. Một số hoạt động trong triển lãm (Trang 61)
Hình 8. Sở Du lịch thành phố Hà Nội về khảo sát tiềm năng du lịch làng Cự - Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa đối với đời sông dân cư ven đô
Hình 8. Sở Du lịch thành phố Hà Nội về khảo sát tiềm năng du lịch làng Cự (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w