1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Du lịch: Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang

194 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN HOÀI NHÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUONG DAI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN HOÀI NHÂN

Chuyén nganh: Du lich

(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS TRIỆU THE VIET

Hà Nội, 2013

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIET TAT

DANH MỤC BANG BIEU, SO DO HINH ANHMO DAU

1 Ly do chon dé tai 72 Mục đích nghiên cứu đề tài 83 Đối tượng va phạm vi nghiên cứu 94 Lịch sử nghiên cứu vấn dé 9

5 Phuong pháp nghiên cứu 11

6 Dong góp của đề tài 127 Bồ cục của luận văn 13

Chương 1 TONG QUAN NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE DU

LỊCH VĂN HÓA VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU DU LỊCH VĂN HÓA

CHAM AN GIANG 4

1.1 Những van đề lý luận về văn hóa và du lich văn hóa 14

1.1.1 Văn hóa, văn hóa dân tộc 141.1.2 Du lịch và du lịch văn hóa 18

1.1.3 Mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa 251.1.4 Vai trò của văn hóa trong phát triển du lịch 291.1.5 Điều kiện dé phát triển du lịch văn hóa 30

1.1.6 Các nguyên tắc khai thác và phát triển du lịch văn

hóa 311.2 Những lĩnh vực nghiên cứu của du lịch văn hóa 32

1.2.1 Vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa

1.2.2 Vấn dé thị trường và khách du lịch văn hóa 33

Trang 4

1.2.3 Van dé tổ chức, quản lý du lich văn hóa1.2.4 Vấn đề nhân lực trong du lịch văn hóa

1.2.5 Van dé tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa1.2.6 Van dé bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch

1.2.7 Du lịch văn hóa và điểm đến du lịch

1.2.8 Du lịch văn hóa và van đề xây dựng sản phẩm du

lịch đặc thù của địa phương

1.3 Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du

lịch văn hóa

1.3.1 Bai học kinh nghiệm trong nước

1.3.2 Những bài học kinh nghiệm của nước ngoai

Tiểu kết chương 1

Chương 2 THỰC TRẠNG KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM PHỤCVỤ PHAT TRIEN DU LICH TINH AN GIANG

2.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh An Giang và văn hóa của

người Chăm An Giang

2.1.1 Dac điểm tự nhiên

2.1.2 Dac điểm lịch sử, xã hội

2.1.3 Người Chăm ở Việt Nam và người Chăm ở tỉnhAn Giang

2.1.4 Những giá trị văn hóa Chăm tiêu biểu ở An Giang2.1.4.1 Văn hóa vật thể

2.1.4.2 Văn hóa phi vật thé

2.2 Tìm hiểu thực trạng khai thác văn hóa Chăm trong du

71

Trang 5

văn hóa Chăm

2.2.3 Các sản phẩm du lịch văn hóa Chăm

2.2.4 _ Thị trường và khách du lich văn hóa Chăm AnGiang

2.2.5 Nhân lực trong du lịch văn hóa Chăm An Giang

2.2.6 _ Tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa Chăm An

2.2.7 _ Tổ chức quản lý du lịch văn hóa Chăm

2.2.8 Bảo tồn di sản văn hóa Chăm trong du lịchTiểu kết chương 2.

Chương 3 MỘT SO GIẢI PHAP GOP PHAN PHAT TRIEN DU

LICH VAN HOA CHAM O AN GIANG

3.1 Những căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1 Căn cứ luận

3.1.2 Chủ trương chính sách của tỉnh An Giang

3.1.3 Chiến lược phát triển du lịch An Giang3.1.4 Thực tiễn du lịch An Giang

3.2 Những giải pháp cu thé phát triển du lịch văn hóa Chăm

tỉnh An Giang

3.2.1 Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất của du lich

văn hóa Chăm An Giang.

3.2.2 Giải pháp về sản pham du lịch văn hóa Chăm An

3.2.3 Giải pháp về thị trường và khách du lịch văn hóa

Cham An Giang

129

Trang 6

Giải pháp về tăng cường, quảng bá xúc tiễn du lịch

van hóa Chăm An Giang 134

Giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa Chăm trong du

Trang 7

DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TÁT:ĐBSCL = Đồng bằng sông cửu long

VHTT = Văn hóa thểthao

VHTT&DL = Văn hóa thể thao và du lịch

UNESCO = Tổ chức Giáo duc, Khoa học và Van hóa của Liên hợp quốcUBND = Uy ban Nhân dân

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU Trang

Bảng 2.1 Hiện trạng khách du lịch đến An Giang giai

đoạn 2002 — 2012 72Bang 2.2 Bang thu nhap du lich tinh An giang, giai

doan 2002-2012 74Bang 2.3 Lao động trong ngành du lich An Giang giai

đoạn 2008 — 2012 106

DANH MỤC BIÊU ĐÒ Trang

Biểu dé 2.1 Hiện trạng khách du lịch Quốc tế đến Việt

Nam giai đoạn 1995 — 2011 102

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do mục đích chọn đề tài

Trong nền văn hóa đặc sắc, rực rỡ của người Chăm ở tỉnh An Giang, những néttruyền thống là một thiết chế văn hóa vô cùng quan trọng và nổi bật Thiết chế này đượcxem như sự hội tụ, kết tinh va thăng hoa của nhiều giá trị bản sắc văn hóa, thé hiện đầyđủ, tổng hợp va thể hiện nhiều nhất đời sống sinh hoạt, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng,nghệ thuật của cộng đồng người Chăm địa phương Đồng thời, đây cũng chính lànhững sinh hoạt văn hóa mang tính mở, sống động và tập trung nhất của cộng đồng này.

Với những giá trị và đặc điểm như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạtđộng du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa ở Việt Nam, ma trực tiếp là ở tinh An Giangtrong nhiều năm qua, các lễ hội truyền thống của người Chăm noi đây đã trở thành mộttrong những yếu tô thu hút sự quan tâm đầu tiên của du khách và các đơn vị kinh doanh

du lịch khi đến với vùng đất này cũng như đến với nền văn hóa Chăm Điều đó một mặt

tạo nên những nét mới trong hoạt động du lịch, đưa hoạt động du lịch văn hóa Chăm trở

thành một đặc trưng rat quan trọng và mang tính tiêu biểu của địa phương Nhưng mặtkhác, quan trọng hơn, hoạt động du lịch cũng có những thúc đây và tác động trở lại đốivới văn hóa truyền thống của người Chăm và đây là một van đề rat quan trọng cần sớmđược nghiên cứu một cách đầy đủ Có như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị của vănhóa Chăm nói trên mới có hiệu quả và đúng hướng Ở nước ta, ngành du lịch luôn được

Nhà nước quan tâm và văn hóa dân tộc phục vụ cho hoạt động du lịch cũng đã được các

nhà chuyên môn khai thác Các yếu tố văn hóa đặc sắc của từng dân tộc, từng vùng miền

tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng Ở Việt Nam hiện nay du lịch

văn hóa đang trở thành xu thế chủ đạo trong chiến lược phát triển du lịch Xu thế đóđược thể hiện trong Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII : “ Phát triển du lịch tươngxứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái môitrường xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử

9

Trang 10

và khu danh lam thăng cảnh”[30, tr.194] Trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng vànhà nước ngay từ đầu đã xác định "Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trongtrong đường lối phát triển kinh tế-xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước " (chỉ thi 46/CT-TW Ban Bí Thư Trung ương Đảng khoá VII, ngày10/1994) và "Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn " ( Văn

kiện Đại hội Dang IX và X).

An Giang là một vùng đất với sự sáng tạo của con người đã tự giữ lại trong lòngmình những tài sản vô cùng quý giá Những giá trị văn hóa ấy đã tạo cho An Giang cómột vẻ đẹp riêng, một phong cách riêng Ở An Giang cũng có những tiềm năng đề pháttriển du lich, đặc biệt là văn hóa dân tộc Chăm - một dan tộc có bề dày văn hóa lâu đời

song rải rác ở các tỉnh Miền Trung cho đến tận Miền Tây Nam Bộ nước ta.

Chính điểm đặc biệt của An Giang với những di sản văn hóa Chăm cùng với phongcảnh thiên nhiên hữu tình, tình cảm con người nông hậu chất phát đã tạo ra sức hấp dẫndu lich đặc biệt Bản sắc văn hóa độc đáo được phan ánh trong các thánh đường uy nghỉcô kính trong sắc cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những trường ca (Ariya) bia ký, trong các lễhội truyền thống dân gian, trong những làng điệu dân ca đằm thắm chứa chan và vũ điệuChăm rừng rực bốc lửa đắm say quyến rũ lòng người, hay trong cả đời sống dân dã bìnhdị của một làng nghề truyền thống của dân tộc An Giang chính là điểm dừng chân hấp

dẫn, gol mở đối với du khách Do vậy, các giá trị văn hóa Chăm An Giang cần được xem

xét một cách đầy đủ và khai thác một cách tốt hơn đề phục vụ cho du lịch Xuất phát từyêu cầu trên, cùng với thực tế cho đến hiện nay đây vẫn là một vấn đề còn đang bỏ ngỏvà chưa được quan tâm đúng mức mặc dù tiềm năng du lịch văn hóa còn rất lớn.

Từ những suy nghĩ và đánh giá trên, là một người làm công tác văn hóa nhìn nhận

du lịch ở góc nhìn văn hóa, tác giả luận văn mạnh dạn chọn đề tài “Khai thác những giátrị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An giang” làm luận văn tốt nghiệpCao học du lịch Mong muốn của tác giả là cần quan tâm hơn nữa trong việc phát triển dulịch văn hóa ở An Giang và phản ánh được tính cấp thiết của việc bảo tồn, phát huynhững giá trị của văn hóa Chăm gắn với việc phát triển du lịch ở An Giang hiện nay.

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

10

Trang 11

Mục đích chung

Mục đích của luận văn là tập hợp và hệ thống hóa tư liệu một cách khái quát vềvăn hóa Chăm An Giang Phân tích và chi ra những yếu tố mà văn hóa Chăm góp phanvào thúc đây và phát huy các giá trị văn hóa Chăm trong hoạt động du lịch của tỉnh An

Giang hiện nay.

Mục đích cụ thể

Đề thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

- Trình bay những lý luận cơ bản về văn hóa, du lịch, về mối quan hệ văn hóa va

du lịch.

- Tìm hiểu thực trạng khai thác các giá trị văn hóa Chăm trong hoạt động du lịch

tại tỉnh An Giang hiện nay.

- Phân tích, đánh giá những mặc tích cực cũng như những tác động tiêu cực, hạn

chế mà hoạt động du lịch mang lại hoặc gây ra cho những giá trị văn hóa Chăm, từ đóđưa ra những kiến nghị và đề xuất giải pháp nhằm phục vụ tốt hơn cho việc bảo tồn vàphát huy những giá trị của văn hóa Chăm trong hoạt động du lịch theo hướng bền vững

Pham vi nghiên cứu

Nghiên cứu những giá trị của văn hóa nhằm phục vụ cho phát triển du lịch ở AnGiang Nhưng đề tài giới hạn vào việc xem xét, đánh giá về chất lượng của hoạt động du

lịch văn hóa Chăm tại An Giang.

4 Lich sử nghiên cứu van đề

Từ trước đến nay văn hóa Chăm luôn là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn của các nhàkhoa học trong và ngoài nước Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm đaphần tập trung đi sâu vào các công trình lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc,

11

Trang 12

múa và một số nghỉ lễ tôn giáo nhưng việc kết hợp bảo tồn, phát triển văn hóa Chăm

trong khai thác và hoạt động du lịch tại An Giang chưa được tác giả nào nghiên cứu mộtcách toàn diện.

Các công trình nghiên cứu về lễ hội dân tộc Chăm được ghi chép rải rác ở nhiềunguồn tư liệu Từ thư tịch cổ của Trung Quốc, Việt Nam như Han thu, Luong thu, Cựuđường thư, Nam Sử, Thuỷ kinh chú, Phi biên tạp luc dén những nhà thám hiểm nhưMarco Polo, Linh mục Odiric de Pordenone ( Chuyến đi công du châu A từ năm 1318-1330) cũng có ghi chép về một số lễ hội Chăm Các nhà nghiên cứu Việt Nam như PhanXuân Biên (Văn hóa Chăm, 1991), Ngô Văn Doanh (Văn hóa Chăm, 1994; Khi viết vềvăn hóa Chăm, các tác giả đều đề cập đến lễ hội song đó chỉ là những ghi chép chung,chưa phải công trình chuyên khảo về lễ hội.

Về các tháp Chăm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dan tộc Chăm có các tác phẩm :Truyền thuyết về các tháp Chăm ( Bộ Xuân Hỗ, 1995), Tháp Chăm sự thật va huyén

thoại ( Ngô Văn Doanh, 1994) , các tac giả đã ghi chép lai lịch sử ra đời và hiện trạng

của một số di tích tháp Chăm, phù điêu, bia ký cô của người Chăm.

Về tôn giáo tín ngưỡng người Chăm, mảng đề tài này được nhiều nhà nghiên cứutâm đắc Bản dịch của Đào Trọng Luỹ từ nghiên cứu của Aymonier M.E (1891)- Người

Chàm và những tín ngưỡng của họ, Mah Mod (1975) với bài Bước dau tìm hiểu vẻ tôn

giáo tín ngưỡng cua người Chăm, Tôn giáo của người Chăm Việt Nam của tác giả Phan

Văn Dốp (1992), Tat cả các nghiên cứu đều được ghi chép tỉ mi đời sống hiện thực củadân tộc Chăm gan chặt với tôn giáo, tín ngưỡng của họ.

Về âm nhạc và múa Chăm có các tác phẩm : Nghệ thuật biểu diễn truyền thốngChăm của Tô Ngọc Canh, Lê Đông Hải (1995), Vai tro âm nhac trong lễ hội dân gianChăm An Giang ( 1999), Ý nghĩa dân gian hai điệu múa Chăm : múa quạt Pi diễn ( múacon công) và múa Juak apui ( múa đạp lửa) — Bỗ Xuân Hỗ (2003), Nghiên cứu của Nghệ

sỹ nhân dân Dang Hùng (1993) - Duy tri và phát triển nghệ thuật múa truyền thống mộtsố dân tộc Miễn Nam Việt Nam có đề cập đến múa dân gian Chăm.

Các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên là nguồn tư liệu quý giá, nhữngnét chấm phá, gợi mở một cách nhìn khái quát về văn hóa Chăm Như vậy, có thê thấy

12

Trang 13

rằng, trong các giá trị văn hóa: Tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, văn học, nghệ thuật, kiến trúc

của người Chăm nói chung và của người Chăm ở tỉnh An Giang nói riêng, trong những

năm qua, đã được quan tâm nghiên cứu đưới nhiều phạm vi và góc độ khác nhau Tuynhiên, việc tiếp cận một cách trực tiếp, tong thé các gia tri van hóa cua cộng đồng ngườiChăm ở tỉnh An Giang khai thác trong hoạt động du lịch thì vẫn là vấn đề còn đang bỏ

ngõ và chưa được quan tâm đúng mức Luận văn “Khai thác những giá trị của văn hóa

Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An giang ” tác giả luận không đi sâu vào vẫn đề lýluận của văn hóa Chăm mà chỉ kế thừa những thành tựu khoa học của những nhà nghiêncứu đi trước dé quan sát từng loại hình trong văn hóa Chăm, thu thập những tư liệu trongthực tế, từ đó định hướng việc khai thác, bảo ton và phát huy những giá trị văn hóa Chăm

Đề tài luận văn nhìn nhận đối tượng nghiên cứu là các giá trị văn hóa vật thể vàvăn hóa phi vật thé trong tổng thé các giá trị văn hóa Chăm tại tinh An Giang.

Phương pháp cụ thể

Vận dụng những kiến thức được trang bị, tiếp thu qua quá trình học tập, qua tìmhiểu thực tế tại địa phương, đồng thời dựa vào nguồn tài liệu kinh điển, các văn kiện Dai

hội Đảng, Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết, các báo cáo tong két chuyén nganh va cac

công trình nghiên cứu có liên quan dé thực hiện luận văn qua các phương pháp chính:

- Phương pháp thu thập tải liệu (văn bản học): tìm tai liệu từ tạp chí, sách bảo thu

viện, các nguồn tài liệu từ các ban ngành của tỉnh : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm, Ban quản lý di tích, Tạp chí dân tộc học và một sốtài liệu nghiên cứu của đồng nghiệp có liên quan về văn hóa Chăm và hoạt động du lịch

An Giang.

13

Trang 14

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây là phương pháp quan trọng luôn sửdụng, nhằm phân tích tổng hợp tài liệu, thông tin có liên quan nhằm tìm ra tính chất đặcthù, đặc trưng của địa bàn nghiên cứu, khái quát hóa, mô hình hóa các yếu tô nghiên cứutrên quan điểm phát trién bền vững.

- Phương pháp miêu thuật: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả và thuật lạinhững gì quan sát được hay nói cách khác là sự tái hiện lại những sự vật, hiện tượng,

trạng thái tâm lý con người một cách chỉ tiết trong quá trình nghiên cứu đã chứng kiến và

trải nghiệm tại địa phương.

- Phương pháp thử nghiệm: Luận văn có sử dụng phương pháp thử nghiệm xây

dựng các sản phẩm du lịch, chương trình du lịch văn hóa Chăm trong việc tô chức hoạtđộng du lịch từ đó đề xuất giải pháp áp dụng vào thực tế nham kiêm chứng hiệu quả đạtđược của van đề được đưa ra có tính khả thi hay không.

- Phương pháp xã hội học: Thông kê, điều tra, so sánh, hỏi ý kiến những nha

nghiên cứu, những trí thức Chăm, cùng với sự quan sát cá nhân, nghiên cứu tài liệu.

- Riêng phương pháp khảo sát thực địa, điều tra bảng hỏi, tác giả thực hiện khảo

sát trên mẫu có chủ định Chon mẫu có chủ định là cách lựa chọn dua trên cảm quan của

tác giả Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo răng nó bao hàm được tất cả các trường hợp Tácgiả tiến hành khảo sát trên 100 phiếu, trong đó: người dân địa phương là 45, khách du

lịch là 5Š người.

- Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên

cứu chuyên ngành du lịch học để khai thác và làm rõ nội dung về tô chức du lịch, tư vấn,hỗ trợ tổ chức, hướng dẫn các chương trình du lịch tới du khách tham quan.

Bên cạnh các phương pháp nêu trên tác giả còn sử dụng một số phương pháp khoahọc khác nhăm hỗ trợ thực hiện đề tài một cách hiệu quả nhất.

6 Đóng góp của đề tài

- Phân tích, đánh giá những giá trị của văn hóa Chăm — nguồn lực cho phát triển du

lich tại tinh An Giang.

14

Trang 15

- Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm làm căn cứ cho việchoạch định các chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thaovà Du lịch trong việc giải quyết tốt môi quan hệ giữa văn hóa Chăm đối với sự phát triển

du lịch tại tỉnh An Giang hiện nay.

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính củaluận văn được trình bày theo bố cục gồm 3 chương:

Chương 1 Tổng quan những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa và việc nghiên cứu du

lịch văn hóa Chăm An Giang.

Chương 2 Thực trạng khai thác văn hóa Chăm phục vụ phát triển du lịch tỉnh An Giang.Chương 3 Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa Chăm ở An Giang

15

Trang 16

PHẢN NỘI DUNG

Chương 1.

TONG QUAN NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE DU LICH VĂN HÓA VÀ VIỆCNGHIÊN CỨU DU LỊCH VĂN HÓA CHĂM AN GIANG

1.1 Những van đề lý luận về văn hóa và du lịch

1.1.1, Văn hóa, văn hóa dân tộc

L111 Khái niệm văn hóa

Từ xa xưa, hai chữ “văn hóa” đã sớm xuất hiện trong ngôn ngữ loài người, đặc biệtở những quốc gia được coi là cái nôi của văn minh nhân loại.

Ở phương Đông, từ “văn hóa” xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ Trung Quốc.Ngay từ trước Công nguyên, ở đời Tây Hán, trong bài “ Chi Vũ” sách “Thuyết Uyên”,Lưu Hương đã viết : “Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức rồi sau mới dùngvũ lực” Pham dùng vũ lực với người bất phục tùng, dùng văn hóa không thay đôi đượcthì sau đó sẽ “trừng phạt” Như vậy văn hóa được dùng đề đối lập với vũ lực.

Ở phương Tây, trong nền văn minh cô đại Hy Lạp, từ văn hóa (cultus) có nghĩa làtrong trọt Từ nghĩa trồng trọt dan dan biến thành gieo trồng trí tuệ, tinh thần Như vậy,trong quan niệm của người cô đại, dù phương Đông hay phương Tây, văn hóa đã mang ý

nghĩa giáo hóa con người.

Như vậy, nói văn hóa là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực,

bản chất của con người, nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội Do đó, khái niệmvăn hóa chứa đựng bản chất nhân văn, nhân bản Cơ sở của mọi hoạt động văn hóa làkhát vọng vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ Có thể coi là 3 trụ cột vĩnh hăng cua suphat triển văn hóa nhân loại Chừng nào, cái chân, cái thiện, cái mỹ bị lãng quên, chừngđó văn hóa sẽ xuống đốc.

Cũng như moi sinh thé khác trong vũ trụ, con người cũng là bộ phận của giới tự

nhiên, chiu sự quy định chặt chẽ của giới tự nhiên Nhưng khác với những sinh vật khác,

con người còn có một “ khoảng trời riêng”, một phan tự nhiên thứ hai do con người tạo rabằng lao động và tri thức của mình Phần tự nhiên đó chính là văn hóa Nếu giới tự nhiên

16

Trang 17

là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, thì văn hóa là cái nôi thứ hai, ở đó toàn bộ đờisống tinh thần của con người được hình thành, được nuôi dưỡng và phát triển Con ngườikhông thê tồn tại nếu tách rời giới tự nhiên, cũng như con người không thé trở thành conngười nếu tách rời môi trường văn hóa.

Vi văn hóa là phát huy những năng lực ban chất của con người, là sự thé hiện đầyđủ nhất chất người, nên văn hóa có mặt ở bất cứ họat động nào của con người, dù đó làhoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội hay cách cư xử, giao tiếp cho đếncả những suy tư thầm kín nhất Các khái niệm như nhân cách văn hóa, văn hóa lao động,

văn hóa chính trị, đang ngày cảng được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ xã hội Tuy

nhiên, điều đó không loại trừ sự ton tại những lĩnh vực riêng của văn hóa, nghĩa là nhữnghoạt động không thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị hay xã hội Những lĩnh vực riêng của

văn hóa mà người ta nói ở đây cũng không phải chỉ là những hoạt động đang thuộc sự

quản lý hành chính của nhà nước thông qua ngành văn hóa Hoạt động của ngành văn hóa

là hoạt động sản xuất ra các giá trị tinh thần nhằm giáo dục con người có khát vọng

hướng tới cái chân, cái thiện, cải mỹ và khả năng sáng tạo ra chân, thiện, mỹ trong đời

sống Với ý nghĩa đó, văn hóa bao gồm hoạt động về giáo dục, khoa học, văn học nghệthuật, đạo đức, lỗi sống v.v.

Trong bản thảo NHẬT KÝ TRONG TU, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Vì lẽ sinhtồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ chosinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạovà phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạtcùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầuđời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [51, Tập 3, tr.43 I].

Ở khái niệm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một số những sản phẩm do conngười sáng tạo ra, trong đó có văn hóa vật thể (những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày vềăn, mặc, ở ); có văn hóa phi vật thể (ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,văn học, nghệ thuật) Chữ “giá trị” được ấn đưới câu “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích

của cuộc sông nhu câu đời sông và đòi hỏi của sự sinh tôn” Những sản phâm do con

17

Trang 18

người phát minh ra mà Chủ tịch Hồ Chí Minh liệt kê nêu trên phải là những sản phamnhằm phục vụ cho con người, có nghĩa là chứa đựng những giá trị Như vậy, Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã đưa ra một khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng.

Trong Hội nghị liên Chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tạiVenise, ông Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO đưa ra khái niệm:

"Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnhvực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tat cả những gi làmcho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đếntín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” [87, tr.19 - 22]

“ Văn hóa là tổng thé sống động các hoạt động sáng tạo ( của các cá nhân và cáccộng đồng) trong quá khứ và hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo đó đã hìnhthành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu — những yếu tố xác định đặc

thù riêng của mỗi dân tộc”.[66, tr 14]

Đây là khái niệm được đưa ra trong bối cảnh thế giới còn có sự phân biệt văn hóa

dân tộc lớn, dân tộc nhỏ, văn hóa dân tộc này cao, dân tộc kia thấp, văn hóa dân tộc này

văn minh, văn hóa dân tộc kia lạc hậu Khái niệm nêu trên có ý nghĩa chính trị rất lớn vềviệc khang định mỗi dân tộc có bản sắc riêng Quan điềm này càng được khẳng định tạitại Hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mêxicô dé bắt đầu thập kỷ văn hoá UNESCO Hội nghịnay có hơn một nghìn đại biểu đại điện cho hơn một trăm quốc gia tham gia từ ngày 26/7đến 6/8 năm 1982, người ta đã đưa ra trên 200 định nghĩa, nhìn nhận văn hóa với một ýnghĩa rộng rãi hơn, coi văn hóa như một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo vềtinh thần, vật chat, tri thức, tình cảm khắc họa lên một cộng đồng gia đình, làng xóm,vùng miền, quốc gia, xã hội Cuối cùng Hội nghị chấp nhận một định nghĩa như sau:

“Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tong thể những nét riêng biệt về tinh thần vàvật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ngườitrong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyềncơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng” [101,

18

Trang 19

Khái niệm trên vừa nói đến văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, vừa nói đến hệgiá trị và đặc biệt là nêu lên “những nét riêng biệt về văn hóa của một xã hội hay một

nhóm người trong xã hội” Như vậy, khái niệm trên cũng là khái nệm văn hóa theo nghĩa

rộng, kèm theo đó là quan điểm công nhận mỗi dân tộc dù lớn hay nhỏ đều có bản sắcvăn hóa riêng biệt Với ý nghĩa đó, văn hóa có mặt trong bất cứ hoạt động nao của conngười, du đó là hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh than, hay trong quan hệ giaotiếp ứng xử xã hội, trong thái độ đối với thiên nhiên.

Theo PGS,TSKH Trần Ngọc Thêm trong “Cơ sở văn hóa Việt Nam” đã đưa ra mộtđịnh nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất vàtinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn trong sự

tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.” [75, tr 13]

Từ những định nghĩa đã nêu, xét thay văn hóa có phạm vi nội ham rất rộng, nó chỉtoàn bộ những hoạt động, sáng tạo của con người về vật chất, tinh than và ứng xử Đó lànhững hoạt động và sáng tạo có ích cho đời sống của con người, cho xã hội loài người và

cho thế giới xung quanh Theo phân loại của UNESCO, văn hóa có các thành tố:

- _ Văn hóa vật thé: chỉ khía cạnh vật chất kỹ thuật của những sản phẩm do con ngườisáng tạo ra, nó mang dấu ấn của một cộng đồng dân tộc trong từng thời kỳ lịch sử nhất

1.1.1.2 Văn hóa dan tộc

Văn hóa dân tộc được hiểu và trình bảy dưới các quan niệm khác nhau:

Quan niệm thứ nhất: đó là đồng nhất văn hóa dân tộc với văn hóa của dân tộc đó,

trình bay lịch sử văn hóa dân tộc chỉ như là lịch sử văn minh của riêng một dân tộc.

19

Trang 20

Quan niệm thứ hai: văn hóa dân tộc là toàn bộ văn hóa của một đất nước, cư trútrên mảnh đất quốc gia, chỉ có văn hóa từng tộc người, không có văn hóa dân tộc/quốc

Quan niệm thứ ba: văn hóa dân tộc là cộng đồng văn hóa dân tộc/quốc gia, đây lànền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dang sắc thái văn hóa tộc người Khái niệmdân tộc/quốc gia chỉ một quốc gia có chủ quyền, trong đó phan lớn công dân gắn bó vớinhau bởi những yếu tố tạo nên một dân tộc Quan niệm thứ ba này hiện nay đang là quanniệm chiếm số đông bởi các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa dân

Hau hết các nhà nghiên cứu và các nhà du lịch học đêu trả lời du lich có từ thờitiên sơ —su, thời cô đại, trung dai cận đại: Di tìm kiêm ăn, di chơi, di thăm bạn bè, dicông chuyện, đi ngăm cảnh lạ, ngăm sông núi, non nước, biên cả, hoặc đi xem hội

Về nguồn gốc chữ nghĩa, từ du lich là một từ gốc Hán Theo ““hán tự tố nguyên”,thì du lich có ý nghĩa là đi chơi và trải nghiệm đời sống “*du = di choi; lich = trảinghiệm” Nhu vay, từ nghĩa gốc từ du lich đã nói lên mục đích của du lịch không chi dichơi ma còn dé học hỏi và trải nghiệm Người Trung Quốc gọi tourism là du lãm với ýnghĩa là đi chơi dé nhận thức Câu nói tục ngữ dân gian của Việt Nam như cũng đã décập đến van dé này từ xưa : “Di một ngày dang, học một sàng khôn” cũng mang ý nghĩavề du lịch Vậy mục dich của du lich là dé trải nghiệm, để khám phá, dé tìm hiểm văn

hóa, tìm biệt đên cai mới hơn Dé đáp ứng nhu câu đó của du lịch người lam công tac du

20

Trang 21

lịch cần phải được dao tạo, cần có vốn hiểu biết về văn hóa, đặc biệt là những hiểu biết vềvăn hóa liên quan đến du lịch như những di tích lịch sử, những phong tục tập quán,những lễ hội, tín ngưỡng dân gian, ké cả văn hóa âm thực, văn hóa địa phương dân cư nơicó những điểm tham quan du lịch.

Du lịch là một khái niệm rộng mang tính trùu tượng, được khái quát theo nhiềucách hiểu khác nhau của mỗi người Do đó, hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhauvề thuật ngữ này.

Theo các chuyên gia tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp ở Roma - Italia (21/8— 05/9/1963) thì khái niệm du lịch được hiểu: “Du lịch là tong thé các mối quan hệ, hiện tượngvà các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hanh trình và lưu trú của cá nhân hay tập thé ởbên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến

lưu trú không phải là nơi làm việc của ho”.

Còn đối với Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) thì “Du lịch được hiểu là tong hợp các

mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú

của cá nhân hay tập thé ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình.

Nơi họ đên không phải là nơi làm việc của họ.”

Ở Việt Nam, du ngành du lịch chi mới phát triển trong khoảng một thé ky nay, nhưngcũng đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra.

Du lịch “ là (kinh tế) 1, một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của conngười ở ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, ditích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật 2, Một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệuquả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóadân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài đem

lại tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lạihiệu quả rất lớn; du lịch có thể coi là hình thức xuất khâu hàng hóa và lao động dịch vụ

tại chỗ ” [80, tr.684].

21

Trang 22

Du lịch “ là tong hop cac mỗi quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình

và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việcthường xuyên cua ho Theo định nghĩa của Hunziker và Kraff ” [68, tr 7]

Sự di chuyền và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi nhằm mục đíchphục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ trình độ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặckhông kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các

cơ quan chuyên nghiệp cung ứng.

“ Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nay sinh trong quatrình đi chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của các nhân hay tậpthé ngoai noi cư trú với mục dich phục hoi sức khỏe, nâng cao trình độ nhận thức tai chỗvề thế giới xung quanh ”.[68, tr L4].

Du lịch nhìn chung là “ Di chơi và Trải nghiệm” Con người biết đi từ thời tiền sử,khi đã đứng được trên hai chân Lúc đầu đi là để kiếm cái ăn, sau là đi công chuyện, di

chơi hoặc kết hợp cả hai [6, tr.20].

Tuy nhiên, quan trọng và phô biến nhất là định nghĩa về du lịch được dùng làm căn

cứ pháp lý trong Luật Du lịch Việt Nam, được ban hành năm 2005 Theo đó, “ Du lịch là

các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyêncủa mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ đưỡng trong mộtkhoảng thời gian nhất định ” [ 83, chương I, điều 4]

Bên cạnh định nghĩa du lịch, trong hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực này còn cónhiều khái niệm quan trọng khác Đó là:

Khách du lich/du khách (Tourist): “là khách thăm viếng, lưu trú tai một quốc gia hoặc

một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với các mục đích

như: nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tôn giáo, thể thao.” [71,

tr 24]

Khách tham quan (Excursionist): “ là loại du khách thăm viếng lưu lại ở một nơi nào

đó dưới 24 giờ và không lưu trú qua đêm.” [71, tr 24]

22

Trang 23

Khách du lịch quốc té (International tourist): là những người lưu trú ít nhất là mộtđêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mụcđích khác nhau ngoài hoạt động dé được trả lương ở nơi đến.

Trong trường hợp cụ thé của Việt Nam, Luật Du lich năm 2005 xác định “ Khách dulịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch;

công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoai du lịch.” [83,

chương V, điều 34, khoản 31.

Khách du lịch nội địa/khách trong nước (Domestic tourist): là người đang sốngtrong một quốc gia, không kế quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải nơi cư trúthường xuyên trong quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất 24 giờ và không quá một

năm với các mục đích khác nhau ngoài hoạt động đê được trả lương ở nơi đên.

Trong trường hợp cụ thé của Việt Nam, theo Luật du lịch năm 2005, “ Khách du lich

nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoai thường trú tại Việt Nam di du lịch trong

phạm vi lãnh thổ Việt Nam.” [83, chương V, điều 34, khoản 2].

Cộng đồng chủ (Host community): “ là cộng đồng địa phương noi mà du lịch cónhững tác động lớn nhất, cả tích cực lẫn tiêu cực Du khách không những mang đến thunhập, công ăn việc làm, tương tác văn hóa mà còn có cả những quan ngại về môi trường.”

[26, tr 04]

Tài nguyên du lịch: “là cảnh quan thiên nhiên, di tích lich sử, di tích cach mang, gia trị

nhân văn, công trình lao động sáng tao của con người có thé được sử dụng nhằm thỏa mãnnhu cầu du lịch; là yếu tô cơ bản dé hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sựhap dan du lich.” [71, tr 27]

Sản phẩm du lịch: “là sự kết hop hàng hóa va dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp ly tàinguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch.” [71, tr.

44- 45]

Từ định nghĩa trên, có thé khái quát về sản pham du lịch như sau:

Sản phẩm du lịch = Hàng hóa và dịch vụ du lịch + Tài nguyên du lịch

23

Trang 24

Phát triển du lịch bền vững

Tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc tô chức ở Rio đe Janeiro(Brazil) năm 1992, WTO (Tổ chức du lich thé giới) đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm “du lich

bên vững” như sau:

“Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt dộng du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu

hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôntạo các nguồn tài nguyên cho cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai Du lich bềnvững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xãhội, thâm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạngsinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con

người” [87, tr 27]

Đối với Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bềnvững nói riêng, cũng đã được quan tâm nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong những năm gầnđây trên cơ sở tiếp thu các thành quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn trên thế giới, có đốichiếu với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta Trong đó, khái niệm về phát triển du lịchbền vững luôn gắn với khái niệm chung về phát triển bền vững và một quan điểm nhìn chungđang được nhiều người tán thành là:

“ Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên vànhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu da dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi íchkinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tàinguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa dé phát triển hoạt động du lịch trong tương lai;cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương ”.

[36, tr 40]

1.1.2.2 Khai niệm du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa “1a loại hình du lịch mà du khách muốn được thâm nhận bề dày văn

hóa của một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tập quáncòn hiện diện.” [71, tr 30]

24

Trang 25

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 tại chương I, Điều 4, Khoản 20 có ghi “ Du lịchvăn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồngnhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thông” [83, tr 11].

Bên cạnh những loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh,

du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩmđặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế Du lịch vănhóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm van hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, ké cảnhững phong tục tín ngưỡng để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơitrên thế giới Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phongtục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội đề thỏa mãn nhu cầu của họ.

Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gan liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễhội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo Khách du lịch ở các nước phát triển thườnglựa chọn những lễ hội của các nước để tô chức những chuyến du lịch nước ngoài Bởithế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cảithiện cuộc sống của người dân địa phương.

Ngày nay, hầu như người ta đã khá quen thuộc với khái niệm văn hóa được tiếpcận từ nhiều góc độ khác nhau Vì thế, đã xuất hiện nhiều cụm từ ghép với từ văn hóa vínhư: văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, văn hóa giao tiếp mang ý nghĩa nộihàm yếu t6 văn hóa trong lĩnh vực đó Hay những cụm từ chỉ về một loại hình văn hóanhư: văn hoá nghệ thuật, văn hoá 4m thực Cũng có khi các cụm từ được chỉ cho cả mộtngành nghề như: kinh té văn hóa, du lịch văn hóa

Du lịch văn hoá đôi khi được xem như một ngành trong ngành kinh tế văn hóa, tứcngành kinh doanh có sử dụng yếu tố văn hóa Tuy nhiên, bản thân nó là một loại hình du

lịch nằm trong ngành du lịch, được gọi là ngành công nghiệp không khói, thực chất là

ngành kinh doanh.

Rõ ràng về mặt khái niệm thi hai cụm từ “du lịch văn hóa” va “văn hóa du lịch”mang ý nghĩa hoàn toàn khác han nhau Tuy nhiên, đôi lúc người ta vẫn sử dụng mộtcách lẫn lộn, nhằm lẫn với một ý nghĩa duy nhất là một “loại hình du lịch” mà hiện nayđang được hết sức quan tâm.

25

Trang 26

Thực ra vấn đề khai thác các yếu tô (giá trị) văn hóa dé làm kinh tế không phải làmới, người ta còn gọi là “kinh tế trong văn hóa” Từ rất lâu, con người đã nhận thức đượcrằng các sản phẩm văn hóa, giá trị văn hóa không chỉ có ý nghĩa về mặt giá trị tinh thần,đem đến hiệu qua xã hội mà còn có thé mang lại hiệu quả về kinh tế thông qua việc conngười khai thác, sử dụng như thế nào Vì vậy, ngành du lịch, được coi là ngành “thời

thượng” trong thời đại ngày nay đã không bỏ qua ý nghĩa đó Bên cạnh các loại hình du

lịch truyền thống và các loại hình du lịch đang thịnh hành như: du lịch nghỉ dưỡng, du

lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch thé thao mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch

hành hương thì loại hình du lịch văn hóa đang được chú trọng khai thác.

Người ta phân chia ra nhiều loại hình du lịch riêng biệt để khảo sát, nghiên cứu vềnhu cầu, đối tượng nhằm định hướng cho mục tiêu khai thác hiệu quả các tiềm năng dulịch sẵn có của từng loại hình ở địa phương cụ thể Tuy nhiên, hiện trạng cho thấy, ngàynay hau như các loại hình du lịch thường được lồng ghép, kết hợp nhau Với sự phát triểnphong phú của đời sống, nhu cầu của con người cũng phát triển đa dang hơn Người ta đidu lịch không chỉ mục đích nghỉ dưỡng, nâng cao thé chất đơn thuần Ngày càng cho thấynhu cầu giao lưu, khám phá thế giới của con người là vô cùng lớn, trong đó có khám pháthiên nhiên, con người, văn hóa và chính bản thân họ Nếu như du lịch sinh thái là mộtloại hình du lịch ở đó con người được thỏa mãn nhu cầu khám phá tự nhiên đồng thời vớiviệc được hòa mình vào tự nhiên thì du lịch văn hóa cho người ta những hiểu biết về conngười và những nền văn hóa di theo, dé từ đó con người xích lại gần nhau hơn, có cáinhìn về cuộc đời nhân văn hơn và thế giới vì thế sẽ trở thành nhỏ bé hơn, thân ái

hơn.Trong quá trình đi du lịch nghỉ dưỡng hay chữa bệnh, hành hương đi chăng nữa

người ta vẫn cần được đáp ứng về nhhu cầu khám phá văn hóa, đó là lý do cho loại hìnhdu lịch văn hóa có cơ sở phát triển, lồng ghép hầu hết vào các loại hình du lịch khác.

Khi nói đến du lịch văn hóa tức tiếp cận văn hóa từ du lịch, thông qua du lịch, thựcchất là việc khai thác và biến sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch Là một sản phamkinh doanh nên đó là sản phẩm hàng hóa hay gọi đúng hơn là sản phẩm hàng hóa vănhóa, một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, qua tiêu thụ không hề mat đi như những sản

26

Trang 27

phẩm hàng hóa thông thường khác mà còn được nhân lên về mặt giá trị tỉnh thần và hiệu

quả xã hội.

Văn hóa nhìn từ góc độ du lịch thì nó là nguyên liệu mà là nguyên liệu gốc Vì thếbuộc phải qua “chế biến” mới có thê trở thành hàng hoá - dịch vụ dé buôn bán trên thịtrường, đó chính là sự đầu tư, xây dựng điểm du lịch văn hóa dé khai thác Về van đề nàycũng có nhiều ý kiến khác nhau Có ý kiến cho răng việc khai thác các giá trị văn hóaphục vụ cho du lịch vừa đem lại lợi ích về kinh tế vừa phát huy các giá trị ấy thông quagiới thiệu, quảng bá chúng với du khách Nhưng cũng có ý kiến cho rằng việc khai thácay là hành vi “phá hoại văn hóa” thông qua việc người ta tận dụng, khai thác triệt để cácdi tích, cảnh quan văn hóa cho mục đích kinh doanh làm phá vỡ cảnh quan, biến dạng ditích, chăng hạn như việc xây dựng hệ thống cáp treo, các quay dịch vụ, hang động tựtạo một cách tràn lan, thậm chí tự phát Quan điểm thứ hai này xuất phát từ tình hìnhthực tế đây đó một số nơi đã vì mục tiêu lợi nhuận mà tiến hành khai thác một cách 6 ạt,thiếu tính toán và thiếu tôn trọng tính giá trị nguyên bản của một thực thé văn hóa mà chỉthiên về kinh tế Các quan điểm trái ngược mang tính bảo thủ, cực đoan thiên về bảo tồnnguyên trạng hay tận dụng khai thác kinh doanh triệt để đều không đúng đắn Một nhậnthức đầy đủ và khôn ngoan trong du lịch văn hóa là lay văn hóa làm hạt nhân (gồm di tíchvăn hóa, sản phâm văn hóa, cảnh quan văn hóa, cơ sở thiết chế văn hóa, không gian vănhóa gọi chung là giá trị văn hóa) với tất cả giá trị nguyên thuỷ của nó mà linh hồn sốngchính là “ấn tượng” nó để lại trong lòng du khách thông qua những gì được tiếp cận, từđó có thê thu nhỏ hình ảnh trong tâm thức mang về sau cuộc hành trình, bên cạnh sự thoảmãn được đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ một cách tốt nhất Đó chính là “văn hóa du

Văn hóa du lịch là một vấn đề không kém phần quan trọng trong công tác tô chứcdu lịch nhưng hầu như nó ít được quan tâm như khi người ta bàn về “du lịch văn hóa”.

1.1.3 Mi quan hệ giữa du lịch và văn hóa

Nhiều năm qua ở nước ta, có một bai học, một kinh nghiệm hết sức thuyết phục là

văn hoá trong du lịch ở nước ta vừa như là mục tiêu mang tính định hướng, vừa như là

một quan điểm khẳng định rằng, văn hoá là nội dung, là bản chất đích thực của du lịch

27

Trang 28

Việt Nam, tạo nên tính độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn nhất của các sản phẩm du lịch ViệtNam, góp phan tao dựng hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế.

Du lịch là một hoạt động thực tiễn xã hội của con người, nó được hình thành nhờ

sự kết hợp hữu cơ giữa 3 yếu tố người du lịch, tài nguyên du lịch và môi giới du lịch.Người du lịch là chủ thể du lịch, tài nguyên du lịch là khách thé du lịch, nganh du lich la

môi giới cung cấp su phục vụ cho người du lịch Xét theo phạm trù văn hoá xã hội, dulịch là một hoạt động văn hoá cao cấp của con người Bởi văn hoá là mục đích mà du lịchhướng tới, là nguyên nhân nội sinh của nhu cầu du lịch Dù người đi du lịch nhăm mụcđích gì (thăm thân, tìm hiểu, nghiên cứu, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng ) hoặc theo phươngthức nào (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không ) thì mục đích cuốicùng là nhằm thoả mãn những nhu cau của bản thân, dé cảm nhận, thụ hưởng những giátrị vật chất và tinh thần do con người tạo ra ở một xứ sở ngoài nơi cư trú thường xuyên

của họ Nói cách khác du lịch là hành vi ứng xử của con người với môi trường tự nhiên

và xã hội nhằm phục vụ lợi ích cho họ và là hoạt động có lợi cho việc thúc đây phát triển

trí tuệ của loài người.

Đó là nhận định mang tính tổng quát còn biểu hiện cụ thể của mỗi quan hệ mậtthiết giữa văn hoá và du lịch được thé hiện qua các khía cạnh:

Văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch (nguồn nguyên liệu dé hình thànhnên hoạt động du lịch) Khi nói văn hoá là nguồn nguyên liệu dé hình thành nên hoạtđộng du lịch, tức là chúng ta nói đến vật hút / đối tượng hưởng thụ của du khách Nguồnnguyên liệu văn hoá có hai loại cơ bản: Văn hoá vật thể là những sáng tạo của con ngườitồn tại, hiện hữu trong không gian mà có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác, chăng hạn

những di tích lịch sử văn hoá, những mặt hang thủ công, các công cụ trong sinh hoạt, sản

xuất, các món ăn dân tộc Văn hoá phi vat thé như: lễ hội, các loại hình nghệ thuật, cáchứng xử, giao tiếp Theo quan niệm của ngành du lịch, người ta xếp các thành tố văn hoávào tài nguyên nhân văn (đối lập với tài nguyên tự nhiên như: biển, sông hồ, núi rừng,hang động ) cụ thé là: Các di tích lịch sử - văn hoá; hàng lưu niệm mang tính đặc thùdân tộc; âm thực; lễ hội; các trò chơi giải trí; phong tục, tập quán, cách ứng xử, giao tiếp;

tín ngưỡng, tôn giáo; văn học - nghệ thuật.

28

Trang 29

Vi vậy mà văn hoá là điều kiện và môi trường dé cho du lich phát sinh và pháttriển Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá là một trong những điều kiện đặctrưng cho việc phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương Gia tri củanhững di sản văn hoá: di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, các hình thức nghệ thuật,các tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị,xã hội, các cơ sở văn hoá nghệ thuật, các bảo tàng là những đối tượng cho du khách

khám phá, thưởng thức, cho du lịch khai thác và sử dụng Sự khai thác và thu lợi nhuận

từ tài nguyên, việc xây dựng các khu điểm du lịch đều phản ánh trí tuệ và sức sáng tạocủa loài người Chính những tai nguyên này không chỉ tạo ra môi trường và điều kiện chodu lịch phát sinh và phát triển mà còn quyết định quy mô, thé loại, chất lượng và hiệu quảcủa hoạt động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương.

Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá còn được biểu hiện qua hành vi ứng xử, đạo

đức trong phục vụ, hay trong giao dịch kinh doanh du lịch Thực chất của mối quan hệ

giữa văn hoá với kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng (hay vai trò của

văn hoá trong phát triển kinh tế) đã được khẳng định Nói cách khác, hành vi kinh doanhmuốn có được thành công phải được thực hiện một cách văn hoá Có thê gọi chung là

nghệ thuật kinh doanh hay văn hoá kinh doanh.

Xét ở một khía cạnh khác, mỗi quan hệ mật thiết này được thé hiện: nếu muốn pháttriển du lịch cần phải có một môi trường du lịch tốt (bao gồm cả môi trường tự nhiên vàmôi trường nhân văn - hai yếu tố này không tách rời) Môi trường tự nhiên như: không córac ban, nguồn nước sạch, không viết vẽ lên đá môi trường nhân văn đó là di tích đượcgiữ gìn, cư dân, nhân viên làm việc ở nơi du lịch phải có văn hoá, tố chất văn hoá, cơ chếchính sách, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh

Tri thức, thông tin xã hội, cách ứng xử, hiểu biết tâm lý du khách là những độnglực hữu hiệu thúc đây sự phát triển du lịch.

Ngược lại đối với văn hoá, du lịch cũng thể hiện một vai trò hết sức quan trọngtrong mối quan hệ này Du lịch trở thành phương tiện dé truyền tải và trình diễn các giátrị văn hoá của một địa phương, một dân tộc dé mọi khách du lịch trong nước va quốc tế

khám phá, chiêm ngưỡng, học tập và thưởng thức.

29

Trang 30

Nhờ có du lịch mà sự giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, các quốc gia được tăng

cường và mở rộng.

Du lịch còn là phương tiện dé đánh thức va làm trỗi dậy các giá trị văn hoá dân tộcđang bị chìm lang hoặc mai một dan theo thời gian trước những biến cô của lịch sử Daycó thể là các công trình kiến trúc cổ, một tập quán sinh hoạt, một làn điệu dân ca, mộtmón ăn dân tộc thé hiện trình độ mỹ thuật văn hoá, kỹ thuật của các thời đại đã qua.

Nhờ có du lịch mà các tài sản văn hoá đó được khôi phục, khai thắc và tôn tạo, phục vụ

cho nhu cầu được thầm nhận những giá trị của những di sản đó.

Xét ở góc độ kinh tế, nhờ có du lịch đã tạo ra một nguồn thu nhập cho phép các địaphương tích luỹ và phát triển kinh tế — xã hội; trong đó có văn hoá Nhờ đó các tài sảnvăn hoá được bảo vệ, tu sửa, tôn tạo đồng thời với việc xây dựng mới các cơ sở văn hoávà làm phong phú thêm các giá trị văn hoá đương đại Chính vì văn hoá và du lịch có mốiquan hệ tương tác/lẫn vào nhau như vậy nên văn hoá và du lịch không thé tách rời nhauvà càng không thê đối lập nhau.

Như vậy có thể xác nhận một luận điểm: du lịch là một hoạt động văn hoá mangtính tổng hợp, hay nội hàm của du lịch là văn hoá và tính văn hoá đó được thé hiện hoặcrõ ràng hoặc ấn hiện xuyên suốt các mặt hoạt động du lịch Các hoạt động chủ yếu của du

lịch bao gồm: ăn, ở, du ngoạn, mua săm, vui chơi giải trí (nhu cầu nội tại của con

người ) thì trong tất cả các hoạt động đó ngoài việc dé làm thoả mãn nhu cau đời sốngthiết yếu của mọi thành viên trong xã hội đều mang những đặc trưng văn hoá, khát vọngvề văn hoá - thé hiện sự ngưỡng mộ, theo đuổi đối với nền văn hoá của nơi khác Dukhách có thé bỏ những căn phòng với tiện nghi cao cấp dé được sống trong các căn nhàsan, nhà lá đơn sơ, có thé bỏ phương tiện giao thông hiện đại đề đi thuyền độc mộc, đi xexích lô lọc xọc trên những đường phố cổ, có thể bỏ những món ăn quen khẩu vị déthưởng thức những món “khó chơi”, sẵn sàng tiêu tốn một khoản tiền lớn để mua đặc sản

của nước khác “Những vật mà du khách có thé nhìn thấy, ăn, sờ, cầm năm được tuy là

loại vật chất cụ thể nhưng trong đó đều bao chứa loại văn hoá tinh thần nào đó mà dukhách đi xem, đi mua, đi ăn, điều chủ yếu nhất mà họ chọn không phải là bản thân vật

chất mà ở chỗ thoả mãn nhu câu tâm lý tìm cái mới, cái lạ, cái đẹp” Vì thế du lịch mặc

30

Trang 31

du là một ngành kinh tế trong đó bao hàm nội dung hoạt động kinh tế, nhưng về tổng thé

du lịch là một hoạt động văn hoá - một sinh hoạt văn hoá xã hội của loài người.

1.1.4 Vai trò của văn hóa trong phát triển du lịch

Văn hóa có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển toàn điện đất nước về kinhtế, chính trị, xã hội, trong đó du lịch là một ngành kinh tế đang trở thành mũi nhọn trongchiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thế kỷ XXI Chính những giá trị văn

hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc là điểm hấp dẫn đặc biệt, là động lực mạnh mẽ cho

du lich phát triển Bởi vì đối với du lịch bền vững, văn hóa trở thành tài nguyên tạo nênsự hấp dẫn có chiều sâu đối với du lịch Và sở đĩ du lịch là ngành kinh tế có sức thu hútmạnh mẽ bởi vì trong nó hàm chứa nội dung văn hóa sâu sắc và phong phú.

Trong Luật Du lịch Việt Nam được ban hành năm 2005 thì tài nguyên du lịch được

xác định là “cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lich sử - văn hóa, công trìnhsáng tao của con người và những giá trị nhân văn khác có thé được sử dụng nhằm đápứng nhu cầu du lịch, là yếu tố co bản dé hình thành các khu du lịch, tuyến du lịch, đô thịdu lịch” [83 chương I, Điều 4].

Các di tích lịch sử - văn hóa, các di sản văn hóa có mặt hầu hết ở các địa phươngtrên cả nước từ miền xuôi lên miền ngược, từ Bắc vào Nam, từ nông thôn đến thànhthị đó là lợi thế để ngành du lịch phát huy các di sản văn hóa trong tổ chức hoạt động du

lịch Có thê nói rằng tiềm năng to lớn của du lịch Việt Nam nằm trong văn hóa dân tộc.

Cùng với các di tích lịch sử văn hóa được xem như những tài nguyên tinh thì các

loại hình văn hóa phi vật thể là tài nguyên động của du lịch Việt Nam Tính chất độngcủa nó đặc biệt do gắn liền với hoạt động của con người, tái hiện, tái tạo bản thân conngười trong quá khứ và hiện tại làm song lai lịch sử trong tính toàn ven, tinh hình tượngcụ thể cảm tính, sinh động của nó, tạo nên môi trường du lịch độc đáo và sức hấp dẫn kỳ

lạ đối với khách du lịch từ nơi xa đến ( những lễ hội dân gian, những chương trình nghệthuật cô truyền, những làn điệu dân ca, những công trình kiến trúc, điêu khắc )

Văn hóa là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch Môi trường thiên nhiên và môitrường văn hóa, nhân văn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với du lịch Vì chính nó lànguồn tài nguyên, là yếu tố co sở cho phát triển du lịch Ngày nay xu hướng du lich sinh

31

Trang 32

thái, du lịch cảnh quan và du lịch văn hóa đang trở thành những loại hình du lịch chủ yếutrong xu thé phát triển của ngành du lịch Thực tế cho thấy trên thế giới quốc gia nào cótruyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều danh lam thắng cảnh thì quốc gia đó có thị trườngdu lịch hấp dẫn.

1.1.5 Điều kiện để phát triển du lịch văn hóa

Trong mối quan hệ với văn hóa, du lịch là yếu tố quan trọng day mạnh giao lưuvăn hóa giữa các vùng, miền trong nước và giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới Suphát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc tran hưng và bảo tồn các di

sản văn hóa Du lịch đã tạo nên điều kiện thúc day kinh tế - xã hội của các địa phương vàcủa các dân tộc phát triển Nói một cách khác, du lịch đã có tác động quan trọng vào đời

sống văn hóa của xã hội.

Tiếp xúc với những giá trị văn hóa, khách du lịch sẽ có những hiểu biết toàn diện,

những tình cảm lành mạnh trong sáng, thông qua đó con người xây dựng những quan

niệm đúng đắn về thế giới của chính mình, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp,quyết định sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội.

Trong thời gian du lịch, du khách thường sử dụng các dich vụ, hàng hóa và tiếpxúc trực tiếp với dân ở địa phương Thông qua các cuộc tiếp xúc đó, cả khách và cả dâncư địa phương đều được trau đồi và nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau về văn hóa và lich sử,về phong tục tập quán Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ được sử dụng một phần choviệc tu bé di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục va phát huy các di sản vănhóa phi vật thể, đặc biệt khôi phục và thúc đây các ngành nghề thủ công truyền thống,văn hóa nghệ thuật truyền thống, tín ngưỡng dân gian phục vụ du lịch.

Tóm lại: giữa du lịch và văn hóa luôn có mối quan hệ biện chứng, mối quan hệ

này càng thể hiện rõ trong sự liên kết giữa bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử - vănhóa, các giá trị văn hoá với tư cách như bộ phận trọng yếu của nguồn tài nguyên du lịch.Ở đây, giao lưu là một trong những thuộc tính cơ bản của văn hóa, nó biểu hiện sinh độngthông qua sự vận hành của các di sản văn hóa mà du lịch đã góp phần không nhỏ vào việcthực hiện thuộc tính này Du lịch là cầu nối giữa các bộ phận dân cư thuộc các nền vănhóa khác nhau trên thé giới, đồng thời tạo lập mối quan hệ trực tiếp giữa quá khứ, hiện tại

32

Trang 33

và tương lai của mỗi dân tộc Điều đó chứng tỏ giữa du lịch và văn hóa luôn gắn bókhang khít với nhau, nương tựa vào nhau dé cùng tôn tai và phát triển Văn hóa là nguồntài nguyên nhân văn vô cùng phong phú đặc sắc có thé tạo ra các sản phẩm du lịch độcđáo dé thu hút khách du lịch Du lịch văn hóa đang trở thành một loại hình du lịch phổbiến và có hiệu quả cao Hoạt động du lịch cũng có những tác động tích cực đối với vănhóa Du lịch chính là cầu nối dé thúc day, trao đổi, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia,cộng đồng các dân tộc, là động lực góp phần phát triển, giữ gìn, bảo tồn, phát huy truyềnthống văn hóa của dân tộc.

1.1.6 Các nguyên tắc khai thác và phát triển du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyềnthống dân tộc, kế cả những phong tục tập quán, tín ngưỡng dé tạo sức hút đối với kháchdu lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu,khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏamãn nhu cầu của họ.

Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ những lễhội văn hóa và cũng là nơi tồn tại các sinh hoạt đời thường Khách du lịch ở các nướcphát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước dé tô chức những chuyến du lịchnước ngoài Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòngchảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.

1.1.6.1 Bảo vệ môi trường và bảo vệ nét văn hóa

Đây là một trong nguyên tắc cơ bản, quan trọng cần tuân thủ bởi các giá trị của nó:- Việc bảo vệ môi trường là quyết định sự tồn tại và duy trì nét văn hóa chính của

các mục tiêu hoạt động của du lịch văn hóa.

- Bảo tồn du lịch văn hóa gắn bó mật thiết môi trường tự nhiên, sự xuống cấp, sự

suy thoái đồng nghĩa với sự xăm thực đi xuống của hoạt động du lịch văn hóa.1.1.6.2 Giữ gin và phat huy bản sắc văn hóa cộng đông

Hoạt động du lịch phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóacộng đồng, phải có sự kế thừa không vì lợi ích kinh tế chung hay cá nhân mà làm phá vỡtruyền thống và làm biến đổi những giá trị văn hóa địa phương và dân tộc.

33

Trang 34

1.1.6.3 Giúp cộng đồng địa phương tao cơ hội việc lam, mang lại lợi ích

cho người dân bản địa

Ở những nước đang phát triển như Việt Nam, nền tảng phát triển phần lớn khôngdựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vàonguồn du lich tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc Những sản phẩm du lịch vănhóa này tao ra giá trị rất lớn cho ngành du lịch, mà còn đóng góp đáng ké cho sự pháttriển kinh tế, chính trị, xã hội thông qua sự phát triển của hoạt động du lịch sẽ tạo cơ hộirất nhiều việc làm cho người dân địa phương.

1.2 Những lĩnh vực nghiên cứu của du lịch văn hóa

1.2.1 Vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa

Theo giáo trình Kinh tế du lịch của GS-TS Nguyễn Văn Đính, PGS-TS Trần ThịMinh Hòa của Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội “là cơ sở vật chất kỹ thuật trong dulịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc khai thác các tiềm năngdu lịch tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầucủa du khách trong suốt cuộc hành trình du lịch.” [28, tr.85]

Co sở vật chất kỹ thuật phải da dang hóa và chuyên môn hóa theo từng địa phương

và từng loại địa hình và loại hình du lịch như: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch

nghỉ biển, du lịch chữa bệnh theo đặc thù của địa phương cơ sở vật chất kỹ thuật đềucó thành phần giống nhau như: cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, Tuynhiên, từng loại hình du lịch khác nhau sẽ có các công trình bé sung dac biét dé sir dungtài nguyên du lich phục vụ cho khai thác loại hình du lich cụ thé nào đó Điển hình nhưđối với du lịch nghỉ biển cần công trình bổ sung phục vụ tắm biển, bãi tắm,

Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa cần đảm bảo sự hợp lý, tối ưu

trong đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng du lịch, nhưng ngoài thông lệ quốc tẾ, còn

phải có phần đặc thù của nó Theo các tuyến, điểm du lịch đã được quy hoạch chi tiết,

phải từng bước xây dựng hệ thống đường xá, phương tiện vận chuyên, cơ sở lưu trú:khách sạn, nhà hàng, nơi mua sắm; phương tiện thông tin liên lạc theo tiêu chuẩn quốctẾ, càng hiện đại, càng thuận lợi càng dễ thu hút khách Tuy nhiên, bên cạnh phần thông

lệ quốc tế, trong du lịch còn có những phần cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng mang đậm bản

34

Trang 35

sắc văn hoá dân tộc hấp dẫn du khách Ví như tại các danh thắng, các khu cảnh quan phảigiữ được con đường gập ghéng uốn khúc qua các sườn núi, ven sông, lên các hang động,chùa chién mới là du lịch Không thé hoặc nhất quyết không được bê tông hoá/gạch hoá/đá hoá hoàn toàn những con đường quanh co, uốn lượn, đó là “phần hồn” của điểm du

lịch Đánh mất phần hồn ay, giá tri cua cua du lich sẽ bi giảm sút va chat lượng du lịch

cũng sẽ bị suy giảm Hay trong điểm du lịch là các ngôi làng, đô thị cô, khi quy hoạch,xây dựng phải đảm bảo không làm ton hại đến không gian, bảo tồn những con đường cổ,nhà cô, cây cầu cô, chợ, nơi sinh hoạt của cộng đồng cư dân thì điểm này mới khẳng địnhđược những giá trị đặc sắc, riêng có của nó một cách đầy đủ Ké cả trong trang thiết bịkhách sạn, nhà hàng cũng vậy, ngoài phần quốc tế, phải tăng tỷ lệ cơ sở vật chất, thiết bịhạ tầng mang phong cách riêng như: tạo dáng kiến trúc, trang trí nội thất, hoa văn trang

trí, các vật dụng làm từ các đồ thủ công truyền thống như: thêu ren, lụa, gốm, da, coi

1.2.2 Van dé thị trường và khách du lịch văn hóa

Tiếp cận theo kinh tế chính trị học, thị trường du lịch là một bộ phận của thị trườngchung một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch phản ánh toànbộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các thôngtin kinh tế kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch Tiếp cận theo hướngmarketing du lịch, thị trường du lịch là “tập hợp người mua và người bán sản phẩm hiệntại và tiềm năng Người mua với tư cách là người tạo ra thị trường du lịch và người bán

với tu cach là người tạo ra ngành du lịch” [59, tr.112].

Thị trường khách du lịch văn hóa được xác định dựa trên những giá trị về văn hóaở địa phương, yếu tố tâm lý, tuổi tác, nhu cầu sở thích của du khách Đối với một số thịtrường khách du lịch quốc tế, có thé khai thác loại hình du lịch văn hóa để phục vụ dukhách yêu thích tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc Đối với thịtrường nội địa, du lịch văn hóa thu hút hầu hết sự quan tâm, tham gia của cư dân địaphương và các vùng lân cận Bên cạnh đó, những du khách thuộc lứa tuổi về hưu, trung

niên, khách có thu nhập và trình độ văn hóa ở dạng trung bình, cũng là những thị

trường khách du lịch thường quan tâm, yêu thích loại hình du lịch văn hóa Tiếp cận đượcvấn đề thị trường và khách du lịch lễ hội nhằm tạo cơ sở lý luận vững chắc trong việc đề

35

Trang 36

xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch văn hóa của người

Chăm ở An Giang.

1.2.3 Van đề tổ chức, quản lý du lịch văn hóa.

Theo từ điển bách khoa Việt Nam, quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thốngcó tổ chức thuộc các giới khác nhau, đảm bảo thực hiện những chương trình và mục tiêucủa hệ thống đó Do tính chất lao động của con người, quản lý tồn tại trong mọi xã hội,ở bat kì lĩnh vực nào và trong bat cứ giai đoạn phát triển nào Quản lý là “một khoa học,dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát triển của các đối tượng khác nhau, quy luật tựnhiên và quy luật xã hội, đồng thời, quản lý còn là một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều kiếnthức xã hội, tự nhiên hay kỹ thuật Những hình thức quản lý có ý thức luôn gắn liền vớihoạt động có mục tiêu, có kế hoạch và được thực hiện qua những thé chế xã hội đặc biệt”

[80, tr.580].

Dựa vào khái niệm trên để nghiên cứu van đề tổ chức, quan ly du lịch van hóa.Điều này thể hiện rõ hai nhiệm vụ chính của quản lý du lịch văn hóa: 1) là việc xây dựnghoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến du lịch văn hóa 2)

là tham gia tổ chức điều hành văn hóa theo một quy trình đã định trước.

Người quản lý hoạt động du lịch văn hóa phải nắm vững các giá trị văn hóa Pháthuy các giá trị văn hóa Chăm trong du lịch đồng thời chú trọng đến công tác bảo tồn.

1.2.4 Vấn đề nhân lực trong du lịch văn hóa

Nhân lực trong du lịch văn hóa là nội dung cơ bản của việc tô chức, thực hiện hoạtđộng du lịch Trong đó, có hai nội dung cơ bản là tô chức bộ máy, nhân sự, phân côngnhiệm vụ điều hành các hoạt động du lịch văn hóa và công tác bảo ton các giá trị văn hóa.Tính văn hoá còn được biểu hiện bởi thái độ ứng xử, hiểu biết rộng, thói quen chính xáckhoa học của người môi giới du lịch nhất là người thiết kế sản pham và đặc biệt là hướngdẫn viên du lịch - người trực tiếp hướng dẫn khách du lịch tham quan, tìm hiéu.

Ngoài ra, chính quyền địa phương cần xác định vai trò quan trọng của chủ thể vănhóa; đó chính là cư dân địa phương Đề hoạt động du lịch văn hóa thực sự trở thành mộthoạt động mang ý nghĩa văn hóa và phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho

36

Trang 37

người dân Chăm tỉnh An Giang thì cần phải đào tạo, phát triển được nguồn nhân lực phục

vụ du lịch văn hóa là người dân địa phương.

1.2.5 Vấn đề tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa là một hoạt động mang tính tổng hợp cao, đa dạng và phức tạp, đòihỏi có sự tham gia của nhiều lĩnh vực kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục, Trong đó, hoạtđộng tuyên truyền, quảng bá du lịch lễ hội góp phần quan trọng nhằm thu hút ngày càngnhiều du khách đến tham quan du lịch ở An Giang.

Theo các tài tài liệu “tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch” của các tác giả,tuyên truyền du lịch theo nghĩa thông dụng là “giải thích rộng rãi để thuyết phục mọingười tán thành, ủng hộ, làm theo” bằng nhiều hình thức khác nhau dé truyền đạt thôngtin như báo viết, báo nói, báo hình, sách, tập gấp, người tiếp cận công chúng với nhiềumục đích về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Nói rộng ra tuyên truyền bao gồm cảviệc quảng cáo và các hoạt động xúc tiễn Tuyên truyền du lich là một hệ thống thông tinvề du lịch được các quốc gia, các địa phương, các doanh nghiệp du lịch, các cá nhân tiếnhành nhằm thu hút đông đảo nguồn khách du lich và gia tăng khả năng chi tiêu của kháchdu lịch đối với dịch vụ và hàng hóa Tuyên truyền du lịch đóng một vai trò quan trọngtrong sự phát triển du lịch của một đất nước, một địa phương, một doanh nghiệp du lịch.

Trong từ điển Việt — Việt, quảng cáo được giải thích là “sự trình bày, giới thiệurộng rãi cho nhiều người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng” Theo tài liệu“tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch”, quảng cáo du lịch là một bộ phận củatuyên truyền du lịch, bản chất của quảng cáo du lịch là tổng hợp các biện pháp sử dụngdé phố biến những tài nguyên du lịch, các cơ sở dịch vụ, các điều kiện đi du lịch chonhân dân trong nước và người nước ngoài nhằm mục đích thu hút khách du lịch, pháttriển du lịch của đất nước và phát triển các hoạt động sản xuất — kinh doanh du lịch.

Hiện nay, đối với du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, các phương tiệnthường được sử dụng để quảng cáo bao gồm: báo, đài, internet, phim ảnh, ấn phẩm bằng

băng hình, đĩa hình, các tạp chí chuyên ngành, băng rôn, màn hình đặt nơi công cộng

hay các chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thé thao và các hội chợ triển lãm

trong và ngoài nước, xúc tiến tại chỗ.

37

Trang 38

1.2.6 Van dé bảo ton di sản văn hóa trong du lịch

Điều 2, Chương I, Luật đi sản văn hóa Việt Nam xác định tương đối đầy đủ nộihàm và tính chất của di sản văn hóa, đi sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phivật thé và di sản văn hóa vật thé, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá tri lịch sử, văn hóakhoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam.

Thông qua đó, các khái niệm di sản văn hóa phi vật thé và vật thé cũng được xác

định rõ, đó là:

Trong văn kiện Trung ương lần thứ 5, khóa VIII, Dang ta đã xác định: “Di sản văn

hóa là tài sản vô giá, gan két cong đồng dân tộc, là cốt lõi của ban sắc dan tộc, cơ sở dé

sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, pháthuy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, baogồm cả văn hóa vật thê và phi vật thể” [30, tr.63] Vì vậy, việc giữ gìn nguyên vẹn và đầyđủ các giá trị đích thực của di sản văn hóa là rất quan trọng: đồng thời cần quan tâm đầutư, tôn tạo các di sản văn hóa dan tộc nhằm phát triển chúng thành sản pham du lich van

hóa nói chung và du lich lễ hội nói riêng.

- Dị sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề,trình điễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác

phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối

sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghé thủ công truyền thống, tri thức về y dược học côtruyền, về văn hóa âm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và tri thức dân gian khác

- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, baogồm di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, VÌvậy, việc bảo ton va phát huy các gia tri văn hóa của người Chăm tao điều kiện chongành du lịch tinh An Giang phát huy được thé mạnh của tỉnh Bên cạnh đó, bảo tồn disản văn hóa trong du lịch là một trong những yếu tố cần thiết đảm bảo phát triển du lịch

bên vững.

38

Trang 39

1.2.7 Du lịch văn hóa và điểm đến du lịch

Theo định nghĩa của UN-WTO (2004): “điểm đến du lịch là một không gian vậtchất mà du khách ở lại ít nhất là một đêm Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như cácdịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày Nó có cácgiới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trongthị trường Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan nhưmột cộng đồng tô chức và có thê kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch

lớn hơn”.

Sản phẩm du lịch văn hóa là một trong những sản pham du lịch quan trọng tạosức hấp dẫn du khách đến với điểm đến An Giang Nếu được quy hoạch và phát triểntheo hướng bền vững, gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dântộc Chăm thì trong tương lai không xa, An Giang sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách với

loại hình du lịch văn hóa.

Theo bài giảng Marketing điểm đến du lịch của PGS.TS Trần Thị Minh Hòa:điểm đến du lịch (Destination) “là những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả nănghấp dẫn du khách; hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả và đảm bảo phát triển bền

chat kỹ thuật, cơ sở hạ tang dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch”.

Tại Điều 4, Luật Du lịch Việt Nam 2005 giải thích từ ngữ: “Sản phẩm du lịch làtập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du

lịch” Các dịch vụ đó bao gồm: dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyền khách, dịch vụ lưu

trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí

Vậy, có thể hiểu sản phẩm du lịch là những cái nhằm đáp ứng nhu cầu và mongmuốn của khách du lịch, nó bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi chodu khách, được tạo nên bởi yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một

39

Trang 40

vùng, một cơ sở nào đó Sản phâm du lịch bao gồm 2 thành phần quan trọng là tài nguyêndu lịch và các dịch vụ và hàng hóa du lịch Do đó, sản phẩm du lịch vừa mang tính hữuhình vừa mang tính vô hình Sản phẩm du lịch văn hóa là sự kết hợp giữa hàng hóa vàdịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý các giá trị văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,tìm hiểu về văn hóa của du khách.

Sản phâm du lịch đặc thù được xác định trên cơ sở phân tích những lợi thế, sự khácbiệt, nổi bật mang tính đặc trưng về tài nguyên du lịch của tỉnh An Giang so với các tinhvùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Mặt khác, các chuyên gia của Tổ chức du lịch thế giới,

khi làm dự án VIE/89/003 đã đánh giá Việt Nam là nước có tiềm năng du lịch, trong đó lễhội dân gian được xem như một bộ phận của tiềm năng ay Trong đó, van hóa cua người

Chăm An Giang là một bảo tàng sống động, là nơi lưu trữ những hoạt động tín ngưỡng,tôn giáo, những sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, Tất cả sẽ tạo nên một sản phẩm du lịchđặc thù cho tỉnh An Giang, mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Chăm Đây cũng làđiểm nhấn, tạo sự khác biệt, độc đáo giữa du lịch văn hóa tỉnh An Giang và các tỉnh khác

ở Duyên Hải Nam Trung Bộ Bên cạnh đó, phát triển du lịch văn hóa của người Chăm

tinh An Giang sẽ giải quyết được vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho tinh,không trùng lắp với sản phẩm du lịch của các tỉnh khác Có như thế, tài nguyên du lịchvăn hóa của người Chăm tỉnh An Giang mới được khai thác một cách hiệu quả và bền

1.3 Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa

1.3.1 Bài học kinh nghiệm trong nước

s* Du lịch văn hóa tinh Quảng Nam

Các di sản văn hóa Hội An vừa hội tụ những đặc trưng, những tinh hoa của văn

hóa dân tộc, vừa thể hiện những nét riêng có của một vùng văn hóa truyền thống; đượcđánh giá là “đỉnh cao của sức sáng tạo Việt Nam” Không những mang ý nghĩa về mặtlịch sử văn hóa, mà nhiều di tích ở Hội An còn là những tac phẩm kiến trúc nghệ thuật vôgiá, có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà nghiên cứu; du khách tham quan trong và

ngoai nước.

40

Ngày đăng: 29/06/2024, 04:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w