1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Kiến thức về đau ốm và sự lựa chọn cách chữa trị của người Tày ở nông thôn miền núi tỉnh Yên Bái (nghiên cứu trường hợp xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên)

148 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN THU QUỲNH

KIÊN THỨC VE ĐAU OM VÀ SỰ LỰA CHỌN CÁCH

CHỮA TRỊ CỦA NGƯỜI TÀY Ở NÔNG THÔN MIÈN NÚI

TINH YEN BAI

(NGHIEN CUU TRUONG HOP XA KIEN THANH, HUYEN TRAN YEN)

LUAN VAN THAC Si LICH SU

HÀ NỘI - 2013122

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THU QUỲNH

KIEN THUC VE DAU OM VA SU LUA CHON CACH CHUA

TRI CUA NGUOI TAY O NONG THONMIEN NUI TINH YEN BAI

(NGHIEN CUU TRUONG HOP XA KIEN THANH, HUYEN TRAN YEN)

LUAN VAN THAC Si LICH SU

Chuyên ngành Dân tộc học

Mã số: 60 22 70

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: PGS TS NGUYEN VĂN CHÍNH

HÀ NỘI - 2013123

Trang 3

09000900777 130

1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài <5 se se se ssSssexsexserserserssssserserserse 130

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề -<-s-sscss©sseEsserssteserssersersserssorsersserssere 1323 Đối tượng, phạm Vi nghiên cứu -s- 5s sssssseEssesssexsersserseesserssesz 1404 Cơ sé lý thuyết và phương pháp nghiên cứu -2 s°-scsscssessecssess 1415 Cấu trúc của luận VAM sessssssesssesssessesssesssessesssessscsssssscssnsssessscesscsssssscssssssesseeaseeseees 147

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VE DIA BAN NGHIÊN CỨU -. -s°css©cssecse 149

1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Kiên Thành -e-s<scsssssessesssessesse 1491.2 Một số đặc điểm kinh tế xã hội của xã Kiên Thành s s- <2 157

1.3 Vài nét về người Tày ở địa phương

Tidu Két ChUONg 2 1h 194CHUONG 3: LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC CHỮA TRỊ, -. -«-<s 195

3.1 Lựa chọn phương thức Cha TỆ o5 <5 5< <5 ng g0 000960 e 195

BADD TU CHIR AT nneẽ4 4::.a 195

3.1.2 Tìm đến khu vực y học dân Qidn vececcceccesvessessesseeseessessessessessessessessessessessessessees 1973.1.3 Khám chữa bệnh ở trạm y tế và bệnh VIEN cecececcsseccssestsssscecssescsseerssvsnssvereavenears 2033.1.4 Chữa trị đồng thời ở nhiều khu vực y tế khác nhai 5c©cs5cc5csc5s 2053.2 Các yếu tố ảnh hướng tới lựa chọn chữa tri .s s-sc se ssssessessessess 207

126

Trang 4

3.2.1 Quan NE than tOC an ẻẻố.ea 207

3.3.2 Kiến thức VỀ AAU OM cecsesscessesssesssesssessesssesssessesssesssessssssessusssusssesssessesssecssessseseess 2083.3.3 Điều kiện kinh té cecccscecscssscsssessesssesssessssssscssessssssecsssssusssusssecsuecsesssecsssssesasecssessecs 2093.3.4 Điêu kiện giao MONG - 55+ ©c+ESESEEEEE 2 E221211211211211.1111 21 1e xe 211

Tidu Két ChUONG 60 213CHƯƠNG 4: CAC DICH VU Y TE O DIA PHUONG ccssessssssssssesssesssssessseseseeseees 214

4.1 Khu vực y học đân Gian << s0 000908968566 214

400970001275 229

127

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

UBND Ủy ban nhân dân

TH Tiểu học

THCS Trung học cơ sở

PTTH Phổ thông trung học

THCN Trung học chuyên nghiệp

CD, DH Cao dang, dai hoc

BHYT Bao hiém y té

KTL Không trả lời

NGO Tổ chức phi chính phủ

128

Trang 6

DANH MỤC CÁC BANG, BIEU

Danh mục biéu đồ TrangBiểu đồ 0.1: Trình độ học van của người trả lời bảng hỏi 21Biểu đồ 1.3 Tỉ lệ hộ gia đình người Tay phân theo các nguồn thu chính 4I

Biểu đồ 1.4 Tỉ lệ các hộ gia đình sử dụng các nguồn nước khác nhau 43Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ người dân sử dụng thuốc nam của các bà lang 78

Biéu đồ 3.2 Quan niệm của người dân về tác dụng phụ của thuốc Tây 79Biểu đồ 3.3 Tỉ lệ người khám chữa bệnh ở trạm xá phân theo thôn bản 93

Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ người dân tin rằng cúng bái góp phần khỏi 6m 98Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ bệnh nhân đến khám chữa tại trạm xá phân theo nhóm tuổi 101

Danh mục bảng

Bảng 0.2: Nghề nghiệp của người trả lời bảng hỏi 21Bảng 1.1: Số hộ, nhân khẩu trong xã Kiên Thành phân theo dân tộc 35

Bảng 1.2: Quy mô gia đình của người Tày ở xã Kiên Thành 36

Bảng 2.1 Thống kê một số một số cách lí giải về “ốm đau” và “bệnh tật” 52

của người dân

Trang 7

DẪN LUẬN1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Lý do chọn đề tài

Óm đau bệnh tật là vấn đề xuyên suốt của mọi cộng đồng bởi con người luôn phảiduy trì sức khỏe hay đối mặt với tình trạng đau yếu Do đó, họ phải có những hình dungvề cơ thể, kiến thức về đau ốm, cách chăm sóc một cơ thể khỏe mạnh Tất cả nhữngkiến thức ấy không chỉ đơn thuần là những trải nghiệm mang tính cá nhân mà còn do tưduy của cả cộng đồng quy định Và đó là sản phẩm đúc kết tư duy của nhiều thế hệ dựatrên kinh nghiệm từ thời nguyên thủy cho đến các xã hội hiện đại Trong trường rộng lớncủa các nghiên cứu về văn hóa tộc người, tìm hiểu van dé chăm sóc sức khỏe trong nhânhọc góp phần đem lại những lí giải về kiến thức, thái độ và thực hành y tế của ngườitrong cuộc ở các xã hội khác nhau Vì thế, cùng với những nghiên cứu văn hóa xã hộikhác, nghiên cứu về chăm sóc y tế góp phần khám phá, hiểu biết thêm về văn hóa tộc

Các nghiên cứu trong nước đề cập nhiều tới vấn đề chăm sóc sức khỏe của người

dân Tuy vậy, vẫn ít người quan tâm tới hành vi lựa chọn trong chữa trị, nó diễn ra nhưthé nào trong bối cảnh văn hóa và không gian tộc người cụ thé? Nó là sản phẩm của

những tính toán duy lý cá nhân hay được quy định bởi kiến thức, niềm tin và các thiếtchế truyền thống?

Với mong muốn trả lời những câu hỏi đó, góp phần tìm hiểu những lí giải của ngườitrong cuộc về ốm đau, chúng tôi lựa chọn đề tài “kiến thức về đau ốm và lựa chọn trongchữa trị của người Tày ở nông thôn miền núi tỉnh Yên Bái, nghiên cứu trường hợp xãKiên Thành, huyện Trấn Yên”.

Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu kiến thức về ốm đau và hành vi lựa chọnchữa tri của người dân tai dia ban một xã miền núi phía Bắc Đề trả lời được câu hỏi

nghiên cứu chính đó, chúng tôi mong muốn giải quyết được các vấn đề sau:

- Quan niệm, sự phân loại vê ôm đau, bệnh tật của người dân:

130

Trang 8

Kiến thức về ốm đau của người dân luôn có độ chênh với tri thức khoa học Ngườidân giải thích hiện tượng đau ốm bang thế giới quan, kinh nghiệm của họ, nhiều khinhững giải thích đó còn mang đậm mau sắc tôn giáo, huyền bí thậm chí có phan phi lý.Phải tìm hiểu được kiến thức, quan niệm của người dân về ốm đau đề hiểu các kiến thứcay chi phối như thé nào tới các thực hành chăm sóc sức khỏe.

- Sự lựa chọn các khu vực chữa tri (khu vực y học chuyên nghiệp, y học dân gian

hay tự chữa tri), quá trình chữa tri của người dân khi ốm đau như thé nao:

Đây có thể là một hành động hoặc là chuỗi hành động của người ốm và gia đình họkhi gặp phải các vấn đề về sức khỏe Hành động của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình

văn hóa thâm thấu vào, là sự phản ánh của các hệ giá trị, tư duy và hình ảnh cộng đồng.

Do đó, sự lựa chọn các khu vực chữa tri bao giờ cũng chịu ảnh hưởng bởi kiến thức,niềm tin về đau ốm và cách thức chữa trị Đặc điểm, tính sẵn có của các khu vực chữa trịmở ra các lựa chọn cho người dân Trong khi đó, khả năng chỉ trả cũng có vai trò rấtquan trọng đối với lựa chọn khu vực chữa trị và cả quá trình chữa trị Mặt khác, chúng tôicũng duy trì quan điểm cho rằng mỗi con người chịu sự chi phối của nhiều mối quan hệ

trong cộng đồng (cau trúc, thiết ché, quan hệ mạng lưới ), do đó, các mối quan hệ này

sẽ tác động lên quyết định chữa trị.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Chúng tôi hi vọng nghiên cứu này sẽ đóng góp một mô tả sâu về kiến thức, hành vilựa chọn của người dân ở khu vực nông thôn trong việc chăm sóc sức khỏe Với lối tiếpcận toàn thé, sự lựa chọn chữa trị bệnh tật được hiểu như là một quá trình chịu ảnh hưởngbởi nhiều yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau Chúng tôi hi vọng tiếp cận này sẽmang tới một cái nhìn đầy đủ về van dé chăm sóc sức khỏe này.

Trong thực tiễn, những người làm công tác y tế cũng thừa nhận mối quan hệ giữabệnh tật và văn hóa là hiển nhiên và có tác động tới sức khỏe con người, họ không phủ

nhận thế giới quan quy định đến suy nghĩ và thực hành về thuốc Nhiều người vẫn nghĩ y

học hiện đại được chào đón ở các nước dang phát triển, nhưng không han vậy, trongquan điểm của người bệnh, nhiều khi, tác động của hệ thống y té hiện dai không đượcđánh giá cao hơn y học dân gian; thậm chí kể cả khi hệ thống y học hiện đại rất pho bién,

131

Trang 9

người dân vẫn tự chữa trị Và việc làm rõ những điều đó có tính ứng dụng cao (Chen,

L.C, Kleinman, A., Ware, N.C.: 275-299, 1993; Foster, G.M., Anderson, B.G., 1978:

Do đó, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa quan niệm về đau ốm và thực hành chăm sócsức khỏe của nghiên cứu này cũng có đóng góp thực tiễn đối với công tác chăm sóc sứckhỏe cho người dân tộc thiểu số Nhiều băn khoăn vẫn dé ngỏ về hành vi khám chữabệnh của người dân tộc thiểu số: tại sao họ lại tự chữa trị nhiều hơn là tìm tới bệnh viện?tại sao họ lại sử dụng đồng thời nhiều phương pháp chữa trị khác nhau? do chưa có sựthấu hiểu cặn kẽ quan niệm của người dân Về các chính sách của Nhà nước trong chămsóc sức khỏe cho người dân tộc thiểu số, đã có nhiều câu hỏi đặt ra về hiệu quả của chínhsách ấy, như chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo có khả năng can thiệp vào hànhvi khám chữa bệnh của người dân tộc thiểu số như thế nào? Vai trò thực sự của cácchương trình truyền thông tuyên truyền chăm sóc sức khỏe? Chúng tôi cũng hi vọng

răng với việc mô tả kĩ lưỡng, sẽ có thê giải thích được một phân những câu hỏi đó.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong nhân học Việt Nam, mảng nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe đã được quantâm nhưng chưa phải là chủ đề được đông đảo nhà nghiên cứu theo đuôi Những năm ganđây, chủ đề này được chú ý vì tính ứng dụng của nó Nhiều kết quả nghiên cứu đượcphục vụ trực tiếp cho các dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng Nhưng không chỉ có cácnhả nhân học mới quan tâm tới chăm sóc y tế như là một vấn đề của văn hóa xã hội Mày học, y tế công cộng cũng xây dựng nhiều nghiên cứu trong bối cảnh riêng của từngcộng đồng Ngoài ra, những cuộc điều tra, khảo sát thường kỳ đã đóng góp nguồn thôngtin chính xác, cập nhật và các đánh giá sát với thực tế chăm sóc sức khỏe ở khu vực nông

Trang 10

T.M., 1996:12) Ở Việt Nam có thé thấy hai khuynh hướng khá phổ biến là: 1) mô tảtruyền thống chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh văn hóa; 2) các khảo sát thực trạng chăm

sóc y tế với những những ngụ ý phê phán bất bình đăng trong thụ hưởng chính sách của

Nhà nước 3) Khuynh hướng tiếp cận sinh thai chủ yếu được thé hiện dưới các miêu thuậttri thức bản địa về chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đôi khi hướng tiếp cận sinh thái cũngđược nhắc tới trong những giải thích của tác giả khi cho răng các hành vi ăn uống, chămsóc sức khỏe cũng được coi là cơ chế thích nghi của con người với môi trường sống.

Trước đây, nghiên cứu dân tộc học trong nước vẫn đề cập đến các hoạt động chămsóc sức khỏe trong các mô tả sâu về văn hóa truyền thống của nhiều tộc người khác nhau.Phần viết này không chiếm nhiều trong toàn bộ khảo tả nhưng tương đối kỹ, bao giờcũng mô ta kỹ và cố gang lý giải các kiêng ki trong chăm sóc sức khỏe Càng về thờigian gần đây, càng có nhiều miêu tả rất tỉ mi, chỉ tiết về kiến thức, thực hành y tế củangười dan Với dân số đông, người Kinh được quan tâm nhiều, hàng loạt cuốn sách, bàiviết ra đời ở mọi khía cạnh chuyên biệt nhất Đồng thời, cũng xuất hiện nhiều nghiên cứu

xã hội học chỉ ra sự khác biệt trong lựa chọn chăm sóc y tế giữa các nhóm cư trú ở các

khu vực khác nhau Còn với cộng đồng dân tộc thiểu số, nhiều tác giả viết rất sâu, trong

đó các kiêng ki được đặc ta và giải thích cặn kẽ.

Đóng góp lớn nhất của khuynh hướng tiếp cận giải thích văn hóa này là trình bàyquan niệm, kiến thức của người dân về ốm đau - van đề kinh điển trong nghiên cứu nhânhọc y tế Thông thường, người ta tự nhận biết tình trạng bệnh tật của mình bằng các giácquan Định nghĩa và cách phân loại bệnh tật chịu sự ảnh hưởng bởi thế giới quan, quanniệm về tôn giáo tín ngưỡng, thậm chi là những niềm tin mơ hồ chính người dân cũngkhông thé lý giải được Cách giải thích nguyên nhân 6m dau vừa mang tính khoa hoc vừamang tính siêu hình Người ta cho răng ốm đau có thé do tác động của thời tiết, chế độ

làm việc, chế độ ăn uống sinh hoạt, quan hệ xã hội hay do sự tách rời của linh hồn khỏicơ thể, sự trừng phạt của các thần (Nguyễn Văn Thăng, 2006) Thế giới quan đó ảnhhưởng tới các chữa tri của người dân, dẫn với việc họ sẽ lựa chọn việc chữa trị băng thảodược hay tìm đến các cơ sở y tế Hoặc trong nhiều trường hợp, người bệnh tìm đến thầycúng, cầu xin chữa khỏi và chịu các nghỉ thức phức tạp, sử dụng bùa chú, rồi kết thúc

133

Trang 11

bằng nghi lễ buộc chỉ vào tay để hồn không rời khỏi cơ thể người bệnh (Đặng Thị Hoa,

Không Thị Kim Anh, 2004).

Chủ đề chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ sơ sinh được tiếp cận nhiều vì ở đâycòn bảo lưu nhiều thực hành chăm sóc sức khỏe đặc biệt, hiện rõ những dấu ấn tôn giáotín ngưỡng, quan niệm về sự ué tạp/ trong sạch cũng như các quan niệm khác về sự cânbang trong cơ thé người Hau hết các dân tộc ở Việt Nam đều cho răng máu của ngườiphụ nữ sau khi sinh hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt là “vay ban”, sẽ làm anh hưởng tớinhững đắng thiêng liêng (Nguyễn Thi Song Hà, 2005; Nguyễn Thi Qué Loan, 2006; BềViết Đăng, 1971) Sản phụ kiêng đến những nơi thờ cúng, không ra gian nhà lớn, khôngngồi cạnh bếp nau ăn hay nơi tiếp khách Điều đó ảnh hưởng nhiều tới hành vi tìm kiếmsự chữa trị của người dân, thậm chí, trong nhiều trường hợp ảnh hưởng không tốt tới sứckhỏe của người bệnh Trước đây, nhiều phụ nữ phải chịu những kiêng ki ngặt nghèo,nhiều khi hà khắc như phải sinh con trong những căn lều ở trong vườn, trong rừng vìkiêng “vận xui”, “máu bân” Người dân có niềm tin rằng việc tuân thủ/ hoặc không tuân

thủ kiêng ki có liên quan tới sức khỏe của sản phụ, cua đứa trẻ theo một cách riêng nao

đó mà chính bản thân họ cũng chưa chắc đã định hình cụ thể được.

Mặt khác, những nghiên cứu kiểu này có tính ứng dụng rất cao, vì nhà nước và cáctô chức phi chính phủ liên tục triển khai nhiều cuộc điều tra về thực trạng chăm sóc sức

khỏe của bà mẹ, trẻ em Điều này cũng giống nhân học thế giới, phân nhánh nhân học ytế ra đời và phát triển vì những nhu cầu của thực tế, có nhiều chương trình cung cấp,khảo sát chất lượng dịch vụ y tế cần tới vai trò của những nhà nhân học (Schultz, E.A.

& Lavenda, R.H.2001) Ở Việt Nam, nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡngcủa bà mẹ trẻ em, HIV/ AIDS, sức khỏe cộng đồng đã dẫn đến yêu cầu chú trọngnghiên cứu những vấn đề thiết thực này Tuy vậy, có sự khác biệt giữa nghiên cứu củacác nhà dân tộc học so với xã hội học hay y tế công cộng Các khảo sát ngoài dân tộc học

thường chỉ xem trọng thông tin định lượng, thống kê tình trạng sức khỏe, bệnh tật, nhu

cầu của người dân với các ngụ ý chính sách Nghiên cứu dân tộc học thuần túy vẫn chútrọng mô tả tỉ mỉ về quan niệm, các tập tục truyền thống của người dân trong vấn đề sinh

đẻ, chăm sóc thai — sản phụ và trẻ sơ sinh.

134

Trang 12

Không chỉ dừng lại ở mô tả đơn thuần, các nhà nghiên cứu cô gắng đi tìm lời giảicho câu hỏi cái gì chi phối hành vi chăm sóc sức khỏe của người dân ở khu vực nông

thôn? Ở thời điểm hiện tại có những biến chuyên gì xảy ra so với truyền thống trong quá

Hầu hết các tác giả đều thừa nhận người dân cúng bái khi bị ốm đau do quan niệmvề phần xác và phần hồn luôn han sâu trong tâm trí từ nhiều đời nay Do đó, nhiềunghiên cứu đặt trọng tâm tìm hiểu vấn đề niềm tin tôn giáo gây ảnh hưởng như thế nàotới việc chăm sóc sức khỏe, và có hay không sự thay đôi hành vi chữa trị khi có yếu tốtôn giáo mới đi vào Nguyễn Văn Thang đã tìm hiểu rất kĩ cách giải thích mang tính tôngiáo về nguồn gốc bệnh tật trong nghiên cứu động thái ứng xử với bệnh tật của ngườiHmông Tác giả cho rằng tín ngưỡng truyền thống ảnh hưởng tới cách giải thích siêuhình về ốm đau Người Hmông theo tín ngưỡng đa thần giáo, họ tin có sự tồn tại củaphần hồn trong cơ thể con người, động, thực vật, và tình trạng sức khỏe của mỗi người sẽphụ thuộc vào trạng thái của linh hồn tồn tại bên trong hay di chuyển ra ngoài cơ thé.

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tật là do linh hồn rời khỏi thể xác, điều này

dẫn tới cách chữa bệnh rất pho biến là gọi hồn Mặt khác, sự trừng phạt của các nhiên

thần cũng gây ra tình trạng đau ốm, bệnh tật của con người Tác giả cũng cho rằng tôngiáo mới — đạo Tin lành du nhập vào làm thay đổi quan niệm và hành vi ứng xử với bệnh

tật của người dân (Nguyễn Văn Thắng, 2006).

Ở một bình diện khác, một số nhà nghiên cứu chọn hướng xem xét điều kiện kinh tếvà chính sách y tế tác động tới xu hướng chữa bệnh của người dân như thế nào Cónhững nơi, người dân gần như “buộc” phải dùng thuốc nam khi mắc các bệnh nhẹ hoặcbệnh nan y vì không có một lựa chọn nào khả dụng hon, chỉ có thuốc nam mới phù hợpvới túi tiền của họ (Nguyễn Bảo Đồng, 2005) Trong khi đó, một trong những nguyên

nhân chính gây nên khó khăn trong việc cải thiện tình hình chăm sóc sức khỏe của người

dân tộc thiêu số là chất lượng của dịch vụ y tế chưa tốt Chính chất lượng dịch vụ y técông yếu kém, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn và việc chậm thay đổi hành vi chămsóc sức khỏe tạo thành vòng luân quan mãi không cải thiện được chăm sóc y tế (ĐoànKim Thắng, 2007) Cùng quan điểm này, Hoàng Thị Lê Thảo cho rằng cơ chế chính sách

135

Trang 13

của Nhà nước, sự thay đôi điều kiện kinh tế gia đình, trình độ học van là các yếu tố chính

làm thay đổi hành vi ứng xử trong phòng và chữa bệnh của người Nùng Tác giả miêu tả

kỹ lưỡng sự biến đổi trong quan niệm, định nghĩa về bệnh tật và quá trình chữa bệnhđồng thời áp dụng lý thuyết sự lựa chọn duy lý vào phân tích hành vi (Hoàng Thị LêThảo, 2009) Dù vậy những miêu tả chưa cho người đọc thấy rõ các quyết định, hành vi

chăm sóc, điều trị bệnh là quyết định duy lý dựa trên sự cân nhắc kỹ càng giữa chi phí,

lợi ích như thế nào Bản thân cách tiếp cận này cũng khó đem lại một sự giải thích thỏađáng vì tìm kiếm khu vực chữa trị không đơn thuần là một hành vi duy lý Tính duy lýcủa nó có lẽ được thê hiện khi người nhà bệnh nhân lựa chọn và mong chờ một kết quảtốt nhưng không phải khi nào người ta cũng tính tới nguyên tắc an toàn, tránh rủi ro choviệc chữa bệnh được Đó là chưa kể tới các truyền thống văn hóa đã quy định nên cáchhành xử ở mỗi cộng đồng người, con người sinh ra ở đâu sẽ chịu ảnh hưởng của cấu trúcxã hội, của thiết chế ấy.

Hành vi tìm kiếm điều trị chăm sóc sức khỏe cho người bệnh được cho là ảnh

hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, do vậy, một cái nhìn toàn diện là cần thiết Nguyễn

Van Chính là người đưa ra một nghiên cứu mẫu mực về chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và

trẻ em ở khu vực nông thôn Tác giả cho một bản mô tả đầy đủ về thực hành chăm sóc trẻ

sơ sinh và sản phụ ở nông thôn Việt Nam qua nghiên cứu trên diện rộng với các mẫu có

tính đại diện cho nông thôn miền núi phía Bắc, miền Trung và Đồng bang sông CửuLong Một thực trạng thường thấy là thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh và sản phụ ở nôngthôn chịu ảnh hưởng rất lớn của thói quen, kiến thức và niềm tin tôn giáo Đồng thời,

thực hành chăm sóc sức khỏe nói chung, chăm sóc trẻ sơ sinh và sản phụ nói riêng cũng

chịu sự quy định của điều kiện kinh tế gia đình; tình trạng nghèo đói là một trong nhữngnguyên nhân chính cản trở người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng (Nguyễn

Văn Chính, 2006).

Tương tự, trong công trình của mình, David Craig mô ta khá cụ thé về những kiếnthức chữa trị và thực hành y tế thường ngày của người dân nông thôn Việt Nan Ngườidân nông thôn không tìm tới một khu vực y tế duy nhất mà thường có bệnh thi vái tứphương David Craig cho rang hành vi tìm kiếm nhiều khu vực y tế khác nhau như vậy

136

Trang 14

hình thành do điều kiện lịch sử: ảnh hưởng các yếu tố văn hóa Trung Hoa, sang thời ky

cận đại lại bắt đầu ảnh hưởng Pháp và phương Tây Còn việc thường xuyên tự chữa trịđược cho là bắt nguồn từ việc chữa trị bằng đông y (Craig, D., 2002).

Tiếp cận chăm sóc sức khỏe dưới góc độ kinh tế chính trị được nhiều nghiên cứuhướng tới Tất cả khảo sát đều đưa ra một thực trạng kinh tế kém phát triển, tình trạngchăm sóc y tế của người dân ở nông thôn, đặc biệt là khu vực dân tộc thiểu số còn gặpnhiều khó khăn Cơ sở vật chất tạm bợ, trang thiết bị y tế thiếu, số bác sĩ với trình độ chủyếu là chuyên tu, tại chức mới chỉ đáp ứng chưa được 50% nhu cầu, bệnh viện luôn ởtrong tình trạng quá tải phô biến ở mọi vùng nông thôn Có rất nhiều người dân tự điềutrị, không đến bệnh viện dé khám bệnh Nhiều trường hợp không được khám, chữa bệnhkip thời đã nặng hơn, chữa tri tốn kém và thời gian điều trị cũng kéo dài (Đức Thuận,2010) Thiếu cơ sở vật chất y học hiện đại và ưu thế về khả năng tài chính là một trongnhững yếu tố tác động tới ứng xử với bệnh tật của người dân nông thôn; tỉ lệ mắc bệnh ở

người nghẻo là 13%, trong khi ở những người giàu có chỉ là 7% Tỉ lệ người dân tộc

thiểu số có sức khỏe yếu và tỷ lệ suy dinh đưỡng rất cao do điều kiện nước sạch, vệ sinhmôi trường, chất lượng bữa ăn ở vùng sâu vùng xa còn kém Tỉ lệ khai thác dịch vụ y tếcông ở nông thôn cũng ở mức thấp Trên 50% số người bị ốm tự điều trị cho mình, 12 —14% đến trạm y tế để được điều trị và số còn lại đi khám bác sĩ tư hoặc lên tuyến trên(Đôn Tuấn Phong, Amador F., Romero J.J., 2007) Cư dân sống ở vùng sâu vùng xa, cáctộc người dân tộc thiểu số càng it có cơ hội tiếp cận các dịch vụ công cơ bản vì giaothông khó khăn, tình trạng nghẻo đói ở mức cao, trình độ học vấn thấp và chất lượngdịch vụ y tế cấp cơ sở vẫn còn rất hạn chế Hiện nay, mạng lưới y tế cơ sở đảm đươngnhiệm vụ chăm lo sức khỏe, trực tiếp giải quyết những sự cố cho khoảng 75% dân số.Nhung vẫn có tới 98,8% trạm y tế xã hoạt động chỉ với 4 - 7 cán bộ, trong đó cán bộ có

trình độ đại học là 8,5%; trung học 73,2% va sơ học 12,44% (Quỳnh Hương, 2009).

Tap quan sinh hoạt của người dân tộc thiêu số cũng được coi là quá cũ kỹ, lạc hậu,không tốt cho sức khỏe, vì thế chính sách của Nhà nước phải làm sao thay đổi được tư

duy, thói quen chăm sóc sức khỏe của người dân Nguyễn Văn Quyết khảo sát trongtrường hợp tác động của yếu tố kinh tế, xã hội đến hai tộc người (người Kinh với các

137

Trang 15

nhóm dan tộc thiểu số) là tương đương nhau thì vẫn tồn tại rất nhiều khác biệt trongchăm sóc sức khỏe sinh sản Sự khác biệt duy nhất ở đây là tập quán văn hóa, tâm lý tộc

người và trình độ học vấn (Phạm Văn Quyết, 2006) Hay bằng phương pháp thống kê xã

hội học, nhiều người cũng cho thấy các tập quán cũ ở người thiểu số có liên quan chặt

chẽ với tỉ lệ bệnh tật cao Tình trạng sử dụng nước sạch, vệ sinh nhà ở, tỉ lệ sử dụng cáccông trình phụ, mức độ vệ sinh môi trường không đảm bảo vệ sinh dẫn tới bệnh tật

đường hô hấp, đường tiêu hóa ở một người Dao rất cao (54,24% và 10,51%) (Đàm KhảiHoàn, Nguyễn Đình Học, Nguyễn Hương Nga, 2003) Do đó, một khuyến nghị tăngcường mạng lưới chăm sóc sức khỏe cũng như vai trò của tuyên truyền là cần thiết

Trên cơ sở khẳng định tập quán cũ vẫn tồn tại như là trở lực trong việc nâng cao

chất lượng chăm sóc y tế ở người dân tộc thiểu số, các khảo sát cũng chỉ rõ sự bất bình

đăng trong việc thụ hưởng các chính sách y tế nói riêng, chính sách phát triển kinh tế xãhội nói chung Do sự thiếu thốn cơ sở vật chất y tế ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, Nhànước bu đắp bằng việc thực hiện cấp phát thé bảo hiểm y tế cho người nghèo, khu vực

khó khăn Tuy vậy, chính sách cap phát thẻ BHYT có thé làm thay đổi hành vi chữa trị

hay làm tăng chất lượng chăm sóc sức khỏe của người dân vẫn chỉ là niềm tin có tính lí

trí nhiều hơn là một thực tế được chứng minh Báo cáo của Nhà nước đưa ra kết quả khả

quan: “Hệ thống y tế nông thôn được quan tâm xây dựng đã và đang trở thành tuyếnchăm sóc sức khoẻ ban đầu quan trọng của nhân dân: hệ thống y tế thôn đã được mởrộng, nâng cấp, bình quân 1 trạm y tế xã có 0,63 bác sỹ và 1 vạn dan có 1 bác sỹ” (Tổngcục thống kê, 2006) Tuy vậy, con số 1 van dân có 1 bác sỹ không phải chỗ nào cũnggiống nhau, với điều kiện địa hình núi non, chia cắt như miền núi và kiểu cư trú rải ráccủa người dân tộc thiểu số thì tỉ lệ đó không có ý nghĩa lớn lao Dịch vụ y tế chưa tốt,điều kiện đinh dưỡng, vệ sinh kém và chủ yếu tự điều trị bệnh nên tỉ lệ tử vong mẹ và trẻem giữa người Kinh và các dân tộc thiêu số chênh nhau rat lớn Tỉ suất chết trẻ em và tỉsuất chết trẻ em đưới 5 tuổi ở thành phô Hồ Chí Minh ở mức 1,05% còn ở tỉnh miễn núi

như Kon Tum lại lên tới 8,6% Luôn tồn tại mức bat bình đăng trung bình về tử vong trẻ

em Việt Nam, chủ yêu ở phụ nữ nghẻo và con cái của họ Những yêu tô góp phân vao su

138

Trang 16

bat bình dang tử vong quan sát được bao gồm: trình độ học van, yếu tố dân tộc va chỉ số

nghéo (Knowlegs, J.C., 2010).

Các tộc người thiểu số ở tỉnh Yên Bái cũng là đối tượng khảo sát của nhiều cuộcđánh giá về tình hình chăm sóc sức khỏe, chất lượng của mạng lưới dịch vụ y tế Năm1999, văn phòng UNFPA Hà Nội tiễn hành dự án VIE 97/ P03 nghiên cứu định tính vaitrò của mạng lưới nhân viên y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Yên Bái.

Sau đó, năm 2000, Hội đồng dân số cũng phân tích tình hình dịch vụ sức khỏe sinh sảntrong khu vực y tế nhà nước tại bảy tỉnh, trong đó có Yên Bái.

Các báo cáo đều trình bày những yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng tới nhậnthức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe Hoạt động kinh tế của người dân tộc chủ yếuvẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tự cung tự cấp Hau hết các xã người dântộc thiểu số sinh sống có điều kiện kinh tế rất khó khăn, có nhiều nơi tỉ lệ các hộ gia đìnhthuộc diện thiếu ăn hơn 1 tháng chiếm 33,8% (Hoàng Quý Tỉnh, Nguyễn Thị Thùy Linh,Nguyễn Hữu Nhân, 2007) Địa bàn rừng núi, kinh tế không phát triển hạn chế nhiều tớiviệc triển khai và hiệu quả công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho người dân Diện tíchcác xã rất rộng, từ bản tới trung tâm xã phải đi cả ngày đường; việc đi lại, khám bệnh gặp

nhiều khó khăn vì vậy người bệnh ngại đi khám tại trạm xá Nhiều gia đình còn du canh,

du cư hoặc định cư ở vùng sâu vùng xa đi lại càng khó khăn, khả năng tiếp cận dịch vụ ytế càng khó Vẫn tồn tại tinh trạng sinh nhiều con, đẻ dày, chưa thực hiện việc chăm sóc

và bảo vệ sức khỏe sinh sản Ngoài ra, trình độ học vấn thấp, dân trí chưa cao, phong tục

tập quán lạc hậu cũng là vấn đề lớn Đến 1999 chỉ có 81% số xã đạt phổ cập tiêu học vàchống mù chữ, 80% dân số ở vùng cao của tỉnh chưa biết chữ hoặc tái mù chữ, tỉ lệ trẻem 11 — 14 tuổi đi học trung học cơ sở đạt 54%, tỉ lệ trẻ em 15 — 17 đi học trung học phổthông đạt 25%, ở vùng cao chỉ đạt 6,3% Trong khi đó lực lượng cán bộ y tế mỏng, trangthiết bi còn thô sơ và it oi cũng khó đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người

dân Trong nhiều năm qua, đã có những nỗ lực của nhiều chương trình y tế và chăm sóc

sức khỏe được trién khai như chăm sóc sức khỏe ban dau, chương trình dinh dưỡng, tiêmchủng mở rộng, phòng chống sốt rét hạn chế được những bệnh dịch phổ biến với các

139

Trang 17

dân tộc thiểu số như sốt rét, tả, ly, đậu mùa Tuy nhiên, cho đến nay, chăm sóc sức khỏecho người dân tộc thiêu số ở Yên Bái vẫn là một vấn đề cần quan tâm rất nhiều.

Gần đây có nhiều cuộc điều tra trên phạm vi toàn quốc có tiến hành tại Yên Bái,trong đó có số liệu của tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản năm 2006.Nguồn số liệu này chỉ dừng lại ở phạm vi nông thôn và cụ thé tới từng huyện của tỉnh

Yên Bai sé rat hữu ich cho nghiên cứu của chúng tôi.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứuĐịa điểm nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Yên Bái là

một tỉnh miền núi ở phía Bắc Việt Nam có nhiều dan tộc thiểu số sinh sống, có điều kiện

tự nhiên khắc nghiệt, địa hình đổi núi khó khăn cho giao thông, thường chịu những ảnhhưởng nặng nề của thiên tai như lũ quét, lở đất vào mùa hạ, sương mudi vào mùa đông.Người dân nông thôn chủ yếu canh tác nông nghiệp lâm nghiệp Canh tác lúa nước và

nương rẫy đóng vai trò chính yếu trong nông nghiệp, việc khai thác nguồn lợi từ rừngcũng đang suy giảm dan do điều kiện tự nhiên thay đổi và sự hạn chế của Nhà nước Chấtlượng sống của người dân chưa cao, các dịch vụ công ở khu vực nông thôn vẫn còn thiếu

thốn nhiều Tỉ lệ nghèo rất cao, 26,5% so với tỉ lệ nghèo của cả nước là 14,2% (Tổng cục

thống kê, 2011) Tỉ lệ các cơ sở y tế công dành cho nông thôn được xây dựng kiên cốmới chỉ đạt mức 51,57% Hầu hết các xã chưa có cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, chỉ có11,32% trong tổng số xã có cơ sở khám bệnh và nhà thuốc tư nhân (Tổng cục thống kê,2010) Chất lượng sống và cơ sở vật chất của y tế chưa cao có tác động tới chăm sóc sức

khỏe của người dân.

Xã Kiên Thành là xã miền núi đặc biệt khó khăn (theo phân loại của Nhà nướctrong Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi va vùngsâu, vùng xa 135 năm 1998) Xã có 734 hộ gia đình, cư dân chủ yếu làm nông nghiệp với

87,7% hộ canh tác nông lâm nghiệp, 7,2% hộ chỉ làm lâm nghiệp Đây là khu vực sinh

sống chủ yếu của các tộc người: Tày, Hmông, Dao Điều kiện kinh tế xã hội của hai tộcngười ở đây còn hết sức khó khăn.

140

Trang 18

4 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu4.1.Cơ sở lý thuyết

Tiếp cận toàn thể

Nỗ lực của chúng tôi nhằm tìm hiểu kiến thức và lựa chọn chữa trị khi đau 6m củacon người bị chi phối bởi cách tiếp cận toàn thé Ở cách tiếp cận toàn thé này, con ngườiđược hiểu như là một sản phẩm văn hóa, mà ở đó anh ta phản ánh toàn bộ xã hội và các

áp lực xã hội, hành động của anh ta bị xác định bởi cấu trúc mà anh ta sống trong đó.Trong nỗ lực tìm hiểu về con người, các nhà nhân học thường tiếp cận con người ở bachiều cạnh: cấp độ cá nhân, cấp độ xã hội và cấp độ chính trị Trong đó, tiếp cận con

người ở cấp độ xã hội là một đặc trưng của tiếp cận cấu trúc luận và thuyết biểu trưng.Và ở cấp độ đó, việc phân tích con người được đặt trong bối cảnh văn hóa xã hội (Nancy,S.H & Margaret M.L., 1987:8) Đối với các vấn đề sức khỏe, những hình dung của conngười về cơ thê, cấu trúc bên trong, cũng như là những quan niệm về nóng/ lạnh, quanniệm về máu chịu ảnh hưởng của nền tảng văn hóa xã hội (Helman, C.G., 1990: 11).

Khái niệm “om dau” (sickness) và “bệnh tật ”(disease): Bác sĩ và bệnh nhân cócách nhìn rất khác nhau về “6m — khỏe” kể cả khi có cùng một nền tang văn hóa Nhữngquan điểm của bác sĩ và bệnh nhân được định hình từ những hệ thống tri thức khác nhau,

do đó, những cách chữa trị cũng được thực hiện khác và có hiệu năng khác nhau Định

nghĩa thế nào là “khỏe mạnh” và “ốm đau” giữa các cá nhân, nhóm xã hội cũng khônggiống nhau (Helman, C.G, 1990: 87-97) Những quan niệm của mỗi cá nhân, mỗi nhóm

người trong những văn hóa khác nhau, bối cảnh khác nhau về sức khỏe, bệnh tật sẽ dẫntới hành vi tìm kiếm quá trình chữa trị không giống nhau Trong nghiên cứu nay, chúng

tôi sẽ tìm hiểu những khuôn mẫu ốm dau của người dân, những kiến thức và cách phânloại bệnh tật của họ Trong bối cảnh cụ thể, họ sẽ có lý giải như thé nao là ốm đau, bệnhtật, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốm dau là gì, và họ có hình dung gi về cơ thé khi ốm.

Khái niệm các khu vực chữa trị (medical sectors): Một cơ sở đề phân loại sự lựa

chọn của người dan trong việc tim kiếm phương thức chữa trị bệnh tật là sự phân loại

khu vực chữa trị Theo lý thuyết của Athur Kleinman, hệ thống y tế là một đa nguyên vănhóa bao gồm các khu vực: “y học thường thức” (popular sector), “y học dan gian” (folk

141

Trang 19

sector) và “y học hiện đại” (professional sector) Kleinman lưu ý rằng mỗi khu vực chữa

trị có kiến thức mô hình giải thích khác nhau về tình trạng sức khỏe của con người

(Helman, C.G., 1990: 55-71) Ví dụ: người dan tự chữa tri lý giải về tình trạng “6m đau”của mình theo một cách riêng, nhưng khi đến bệnh viện, bác sĩ lại giải thích khác Khi

một người bị óm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, họ sẽ đứng giữa lựa chọn tự chữa tri, y hoc

dân gian hay y học hiện dai; người bệnh là trung tâm của mang lưới chữa tri.

Hình 1: Mô hình đa nguyên về hệ thống y tế gồm 3 khu vực

Bệnh nhânlựa chọn

chữa tri

(Nguồn: Tổng hợp, vẽ lại từ Helman, C.G., 1990: 55-71)

Với kiến thức, quan niệm khác nhau, mỗi khu vực chữa trị sẽ đưa ra mô hình giảithích khác nhau về “ốm đau” Kleinman đã đưa ra mô hình giải thích (explanatorymodel) và sự lựa chọn phân cấp trong chữa trị bệnh.

Mô hình giải thích về 6m đau của người dân gồm các yếu tô (Kleinman, A., 1980:

+ Tri thức và niềm tin về dấu hiệu, định nghĩa, phân loại ốm đau;

+ Tri thức về nguyên nhân gây bệnh, sự tiến triển của bệnh và mức độ trầm trọng của nó;+ Tri thức và niềm tin về các phòng ngừa đau ốm và cách chăm sóc sức khỏe.

Mô hình giải thích có sự khác biệt giữa các khu vực y tế, bởi ở mỗi khu vực y té

trên, người dan và người thực hành chữa tri lai có tri thức va cách giải thích khác nhau vê

142

Trang 20

ốm đau, bệnh tật Chúng tôi chu ý việc tìm hiểu kiến thức của người dân về ốm dau, họđưa ra các lý giải và phân loại như thé nào Kiến thức về đau ốm chính là một trong cácyếu tô quan trọng chi phối đến sự lựa chọn chữa trị của người dân.

Ba mô hình hành vi lựa chọn trong chữa tri:

+ Lựa chọn đồng thời: cùng lúc chữa ở nhiều thầy thuốc ở những khu vực y tế khác nhau,theo đuổi nhiều biện pháp chữa trị;

+ Lựa chọn phân cấp: người bệnh lần lượt tìm đến các liệu pháp khác nhau;+ Lựa chọn hỗn hợp: kết hợp hai mô hình trước.

Ở đây, Kleinman đã phân tích hành động lựa chọn trong một bối cảnh văn hóa của

người bệnh dé đưa ra sự giải thích - xem xét hành động dưới cách tiếp cận toàn thé mà ở

đó hành vi lựa chọn chữa tri bị chỉ phối bởi:

+ Khả năng cung cấp dịch vụ ở các khu vực y tế;

+Tri thức về bệnh tật, các cách lí giải, phân loại ốm đau;

+ Khả năng chi trả của gia đình bệnh nhân.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ sự lựa chọn của người bệnh, cóhay không sự lựa chọn nhiều hình thức chữa trị khác nhau, sự lựa chọn ay có đúng bi chiphối bởi 3 yếu tố như trên đã nêu hay không, hay nó còn bị chi phối bởi các yếu tô khác

nữa Đặc biệt, chúng tôi lưu ý tới quan niệm, các cách lí giải 6m đau của người dân.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập tài liệu ở thực địa: Đề thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi

sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: quan sát tham gia; phỏng vấn sâu; bảng hỏi cấu

trúc; thảo luận nhóm; thu thập tài liệu báo cáo ở địa phương Trong đó quan sát tham gia

vẫn là phương pháp trọng tâm vì những ưu điểm của nó trong mô tả dân tộc học.Chúng tôi có 2 đợt điền da chính:

Dot 1: 15 — 29/8/ 2011): Chúng tôi thu thập thông tin chung về tình hình kinh tế, xãhội của xã, làm quen với địa ban và ghi chép một số số liệu thống kê cơ bản về bệnh tậttrong số bệnh án của trạm y tế xã trong 6 tháng cuối năm 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm2011 (tông số 2752 ca khám bệnh) Số liệu được nhập vào phần mềm SPSS dé xác định

cơ câu độ tuôi, giới, dân tộc, bệnh tật của những bệnh nhân đên khám ở trạm xa.143

Trang 21

Đợt 2: 10 tháng 2 tới 01 tháng 4 năm 2012: Thực hiện bảng hỏi, phỏng vấn sâu,

quan sát tham gia.

+ Khảo sát bằng bảng hỏi cấu trúc: chủ yếu xoay quanh các nội dung chính:- Hoan cảnh kinh tế, nhân khẩu học của các gia đình.

- Tình trạng ốm đau hiện nay của các thành viên trong gia đình.- Lựa chọn khu vực chỡa tri, phương pháp chữa tri và phí tồn.

- Đánh giá, quan điểm của người dân về các khu vực chữa trị khác nhau.

Việc lựa chọn mẫu là ngẫu nhiên, cỡ mẫu được đưa ra theo nguyên tắc chọn cỡ mẫu

xã hội hoc (theo Krejcie, R.V., Morgan, D.W., Determining sample size for research

activities, Educational and psychologogical measurement, vol 30 1970, pg 607 — 610.

Kỹ thuật xây dung bang hỏi được tham khảo từ: Bernard, H.R., Handbook of methods in

cultural anthropology, Walnut Creek, Lanham, New York, Oxford, AltaMira Press,

1998) Chúng tôi thực hiện 45 bang hỏi (15 bang hỏi/ 1 thôn) ở ba thôn tập trung chủ yếu

người Tày là An Thịnh, Kiên Lao và Đồng An của xã Kiên Thành, tỉ lệ bảng hỏi được

thực hiện trên tổng số hộ của từng thôn là tương đương nhau, ở mức từ 28 — 30% Tổngsố hộ ở các thôn Đồng An, Kiên Lao, An Thịnh tương ứng là 50, 53 và 51 hộ Tổng số hộkhẩu của ba thôn này là 154 hộ.

Biểu đồ 0.1: Trình độ học vấn của người trả lời bảng hỏi

CD DH

Nguồn: Nguyễn Thu Quỳnh, Điều tra bảng hỏi, tháng 2 năm 2012144

Trang 22

Trình độ học vấn của những người trả lời bảng hỏi chủ yếu là THCS (cấp 2) với tỉ lệ

67%, tỉ lệ có trình độ tiểu học (cấp 1) đứng thứ hai với 18% Có 9% người trả lời đã họctrung học chuyên nghiệp hoặc trường nghề, 4% đã qua trung học phô thông (cấp 3), chỉcó 2% đã qua cao đăng hoặc đại học.

Bảng 0.2: Nghề nghiệp của người trả lời bảng hỏi

4 75.609

80.00% TÔ ĐẤU

Cánbộviên Nôngdân Họcsinh Buônbán Phụtrách

chức sinh viên nhỏ đoàn thê

Ngu6n: Nguyễn Thu Quỳnh, Điều tra bảng hỏi, thang 2 năm 2012

Tương ứng với báo cáo của xã về nghề nghiệp chính của người dân nơi đây chủ yếu

làm nông nghiệp và lâm nghiệp 75,6% số người trả lời bảng hỏi của chúng tôi là nông

dân, chỉ có 8,9% là cán bộ, viên chức đang làm việc tại xã, 4,4% làm buôn bán nhỏ 4,4%

trong số người trả lời bang hỏi làm công tác đoàn thé và chỉ có 2,2% là học sinh sinh

+ Phỏng van sâu: tiến hành phỏng vấn sâu như một cuộc trò chuyện với mọi người,

chúng tôi phân loại ra thành các nhóm khác nhau dựa trên sự khác biệt về giới tính, độtuổi, nghề nghiệp, vai trò trong xã hội Chúng tôi cũng dành nhiều thời gian trò chuyệnvới những người giữ vai trò thầy thuốc nam của cộng đồng, cán bộ y tế ở trạm xá xã và ytế thôn bản Lang nghe câu chuyện của họ dé có thể hiểu được những trải nghiệm trong

quá trình chữa tri bệnh tật như thế nào.

Trong quá trình điền đã, chúng tôi đã tiến hành hơn 30 cuộc trò chuyện khác nhau.Toàn bộ các cuộc trò chuyện này đều được ghi âm và có đánh mã số theo thời gian thực

145

Trang 23

hiện và tên của người trả lời và số thứ tự cuộc phỏng vấn đó (có những trường hợp chúng

tôi tiễn hành nhiều cuộc phỏng van khác nhau trong vài ngày).

Vị dụ: KT.2012.MrTuyen01.amr, trong đó, KT là Kiên Thanh; 2012 là năm thực

hiện cuộc phỏng vấn; MrTuyen: là tên người trả lời, 01: là số thứ tự băng ghi âm cuộcphỏng van.

Tương tự, khi gỡ băng, chúng tôi cũng tạo mã số theo trình tự này trên từng tên fileword Trong nội dung file word đó có ghi rõ ràng ngày tháng thực hiện cuộc phỏng van.

+ Thảo luận nhóm: Chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm dé lắng nghe ý kiến của

nhiều người cùng một lúc, những tranh luận, trao đôi của họ về bệnh tật, nguyên nhân

gây ra bệnh tật, thái độ của bác sĩ Chúng tôi thực hiện được 5 cuộc thảo luận nhóm tai

địa bàn Các cuộc thảo luận nhóm này không được chúng tôi chủ ý sắp xếp mà ngẫu

nhiên ngồi cùng vài người đang nói chuyện về chủ đề chữa trị ốm đau, cách chăm sóc

sức khỏe một người nào đó trong gia đình Khi đó, chúng tôi cùng ngồi nói chuyện, lắngnghe và cùng tham gia nói chuyện để hướng cuộc thảo luận tập trung vào nội dung xuyên

+ Tiếp cận các nguồn báo cáo, ghi chép của địa phương: Các báo cáo kinh tế xã hộicủa xã: các báo cáo này đem lại hình dung chung về tình hình kinh tế xã hội, các chínhsách phát triển kinh tế xã hội nói chung, y tế nói riêng đã được triển khai tại địa phương,

những chuyền biến trong đời sống của người dân Tiếp cận nguồn tài liệu về chăm sóc

sức khỏe ở trạm y tế sở tại: Các cơ quan y tế luôn có thông tin về tình hình chăm sóc sức

khỏe người dân theo năm Chúng tôi đã tìm đến những nguồn tài liệu này để biết được

những thông tin chung nhất về chăm sóc y tế, tình trạng cơ sở vật chất y tế của địaphương Trạm xá xã luôn có thống kê thường niên về các loại bệnh, số lượng bệnh nhân,

tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử vong Những thống kê cụ thé này giúp chúng tôi nắm được thực trang

Trang 24

Phương pháp phân tích

+ Với các nghiên cứu đi trước: phân tích, so sánh các nghiên cứu của nhiều tác giảkhác nhau dé khái quát lên được xu hướng nghiên cứu, thành quả họ đã làm được là gì.Các nghiên cứu đó đã đóng góp gì cho việc khám phá những quan niệm về bệnh tật, cách

chữa trị, chăm sóc sức khỏe của người dân nông thôn.

+ Với các nguồn tài liệu về chăm sóc sức khỏe:

- Phân tích các văn ban của các cơ quan y tế dé thấy được chủ trương chính, mụctiêu, và các hoạt động cụ thé trong chăm sóc sức khỏe cho cư dân nông thôn là gi.

- Phân tích và tổng hợp số liệu thống kê của xã: Cơ cấu bệnh tật trong xã là gì: loạibệnh gi hay mắc nhất, ở độ tuổi, giới nào; số lượng người mắc bệnh trong các năm: độtuôi, giới nào hay đến khám ở trạm xá, số lượng người mắc bệnh tăng hay giảm qua các

năm ra sao, tỉ lệ sinh, tử vong Tình trạng sử dụng thuốc tây, thuốc nam của người dân:

số lượng thuốc cấp phát hàng năm, thống kê số người lấy thuốc từ một số bà lang trongvùng; công tác y tế dự phòng được thực hiện như thế nào ở xã.

+ Với các nguồn dữ liệu định tính và định lượng

- Sử dụng phần mềm phân tích số liệu định lượng (phần mềm SPSS phiên bản 13.0)

- Lập các hồ sơ phỏng van, hồ sơ thực hiện bảng hỏi với từng cá nhân Khi phântích sẽ đối chiếu kết quả phỏng van, kết quả thực hiện bảng hỏi với điều kiện của từng cá

nhân đó (giới, tình trang sức khỏe, độ tuổi, nghề nghiệp ) dé hiểu được những lý giải

của họ.

5 Cấu trúc của luận văn

Dẫn luận

Chương 1: Sơ lược về dia bàn nghiên cứu

Chúng tôi trình bày những nét khái lược nhất về điều kiện tự nhiên, tình hình kinhtế xã hội của khu vực nghiên cứu Một số thông tin liên quan đến vệ sinh dịch tễ cũng

được phân tích vì đây là những yếu tô ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

147

Trang 25

Chương 2: Quan niệm về ốm đau

Trong chương này, chúng tôi mô tả quan niệm của người dân về “ốm đau”, quan

niệm này có sự khác biệt với các ly giải cua bác sĩ về “bệnh tật” Dựa vào kinh nghiệmtruyền đời, người dân phân biệt được các loại ốm đau và nguyên nhân gây ra Sự phânloại ốm đau ấy chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi thế giới quan, tín ngưỡng Do đó, bên ngoàinhững nguyên nhân thuộc về thiên nhiên, lao động, nguồn nước uống, thực phẩm, conngười cũng có thé bị “ốm” do ma làm hại Tuy thuộc vao nguyên nhân va biểu hiện bệnh

tật mà người dân có cách chữa tương ứng.

Chương 3: Lựa chọn phương thức chữa trị

Người dân thường tự chữa trị trong những trường hợp có thể dựa vào kiến thức bảndia dé xác định, phân loại đau ốm và tìm kiếm thuốc Khi tình trạng đau ốm vượt quá khả

năng chữa trị của mình, họ sẽ tìm tới khu vực chữa trị khác như khu vực dân gian hoặc

khu vực y học hiện đại Sự kết hợp đồng thời nhiều cách chữa ở các khu vực chữa trị

khác nhau cũng thường xuyên xảy ra.

Chương 4: Các dịch vụ y tế ở địa phương

Lựa chọn chữa tri không chỉ chịu ảnh hưởng bởi quan niệm, kiến thức về đau ốm

của người dân cũng như khả năng chỉ trả của gia đình họ mà còn liên quan đến tính sẵncó của các dịch vụ y tế ở địa phương Nhìn chung, việc tiếp cận khu vực y học hiện đại

khó khăn hơn khu vực y học dân gian Khu vực y học chuyên nghiệp ở địa phương mới

chỉ đảm bảo được khâu khám chữa bệnh ban đầu đối với các loại bệnh thông thường.Tiếp cận bệnh viện tuyến huyện/ tỉnh tương đối khó khăn trong điều kiện giao thông cách

trở và nguôn tai chính của người dân còn hạn hẹp.

Kết luận

148

Trang 26

CHƯƠNG 1

SƠ LƯỢC VE DIA BAN NGHIÊN CỨU

1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Kiên Thành

Trang 27

Nguồn bản đồ xã Kiên Thành: Nguyễn Thu Quỳnh chụp lại Bản đồ xã Kiên Thànhdo UBND huyện Trấn Yên vẽ và phê duyệt năm 2007, Tỉ lệ 1/10.000

Nguồn bản đồ Liên hệ khu vực ở góc phải:

http://www.yenbai.gov.vn/vi/map/Pages/bando.aspx truy cập ngay 20/06/2012

Ghi chú: Bản đồ xã Kiên Thanh và toàn bộ chú thích có mau đen trang, tac gia tu vélại các chú thích và tên các thôn dé dé quan sát.

e Vị tri địa lý

Xã Kiên Thành có diện tích 86,67 km”, nằm ở phía Tây bắc của huyện Trấn Yên,

tỉnh Yên Bái, cách trung tâm huyện Trấn Yên 15km Phía Bắc giáp xã Hoàng Thắng củahuyện Văn Yên, phía Tây và Tây bắc giáp xã Mỏ Vàng và Viễn Sơn, huyện Văn Yên.Phía Đông và phía Nam giáp xã Quy Mông và Xã Y Can, xã Lương Thịnh huyện TrấnYên Phía Tây Nam giáp xã Hồng Ca của huyện Trấn Yên Phía Đông Bắc giáp huyệnVăn Chan.

© Địa hình

Khu vực huyện Trấn Yên có địa hình chuyển tiếp từ trung du lên miền núi XãKiên Thành năm trong khu vực núi có địa hình cắt xẻ, núi hiểm trở Toàn bộ các đỉnh núi

cao đều có sườn dốc, bị chia cắt rất sâu bởi những rãnh hẹp Xã Kiên Thành có một

thung lũng ở trung tâm xã (tạm gọi là thung lũng trung tâm), bao bọc lấy thung lũng nàylà các dãy núi cao Đứng ở thung lũng trung tâm xã nhìn ra tứ bề núi xung quanh cảm

thấy các khối núi như đan vào nhau làm cho đường đi lối lại rất ngoắt ngoéo Điều kiệnđịa hình núi cao, cắt xẻ như vậy nên phân bố các thôn bản không tập trung và giao thôngrat bat tiện Chỉ có khu vực trung tâm xã năm trong thung lũng dé dàng đi lại hơn cả, cònlại toàn bộ các thôn, bản đều nằm trên các sườn hoặc đỉnh núi.

Các thôn ở khu vực thung lũng trung tâm xã gồm có: thôn An Thịnh, Yên Thịnh,Cát Tường, Kiên Lao Riêng thôn Đồng An nằm ở phía cuối của thung lũng, cách trungtâm xã khoảng 15 — 25 phút đi xe máy tùy thuộc vào điều kiện thời tiết hoặc khoảng 45phút đi bộ Những thôn trung tâm này nằm trên trục đường giao thông của xã, đườnggiao thông ở khu vực này đã được san ủi tương đối bằng phăng, tuy vậy mỗi khi mùa

150

Trang 28

mưa tới vẫn còn rất lầy lội Đoạn đường giáp ranh giữa thôn An Thịnh, Yên Thịnh vàKiên Lao thấp, tring và van thường bị ngập sâu mỗi khi có mưa lũ.

Các thôn bản còn lại gồm Khe Rộng, Đồng Phay, Đồng Cát, Đồng Ruộng, ĐáKhánh và Đồng Song phân bố không tập trung mà nam rải rác trên các trién núi cao.Thôn xa nhất cách xã 12 km Hai thôn Đá Khánh và Đồng Song năm ở cuối trục đườnggiao thông chính của xã Còn các thôn Đồng Phay, Đồng Ruộng, Khe Rộng nằm han trêntrién núi cao, chưa có đường giao thông được san ủi mà chỉ có con đường mòn do ngườidân tự đi Những con đường mòn này nằm quanh co, khúc khuyu theo địa hình lên xuốngcủa các quả núi cao thấp khác nhau, các con dốc trên đường dựng đứng và chân dốc luôntrong tình trạng lầy thụt vào ngày mưa Trong đợt điền dã, chúng tôi đã đi vào thôn Đồng

Song và Đá Khánh và nhận thấy, để đi từ trung tâm xã vào hai thôn này ở điều kiện thờitiết có mưa nhẹ cũng phải mất khoảng gần 2 tiếng đồng hồ đi bằng xe máy Chúng tôimới di được đoạn đường đầu tiên dé vào thôn Đồng Ruộng nhưng đã phải quay về vì trờimới mưa, đường quá lầy thụt, trơn trượt Hầu như toàn bộ đường vao thôn nay đều là cáccon dốc cao, đứng, rất nhiều đá hộc năm ngay trên đường cản trở các phương tiện như xeđạp hoặc xe gắn máy Vào mùa mưa, đi trên những con đường vào các thôn này bằng xegan máy quả là một thử thách rat lớn.

Mua đông tương ứng với mùa khô, kéo dai từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Đây là

nơi chịu nhiêu ảnh hưởng của các đợt rét đậm, rét hại dài ngày, tác động tới sức khỏe và

! Tiểu vùng phía Tây có độ cao địa hình trên 700 m, gồm các huyện Mù Căng Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, thị xã NghĩaLộ Tiểu vùng này ít chịu tác động của gió mùa Đông Bắc nhưng lại có gió Tây Nam nóng và khô Vì thế, đặc điểm khíhậu vùng này là nắng nhiều, mưa tương đối ít và khí hậu có tính chất cận nhiệt.

151

Trang 29

sản xuất của người dân Điển hình trong thời gian gần đây là các năm 2009, 2010, lượng

mưa ít vào các thang mùa khô gây ra tình trang han han nghiêm trọng.

Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10 tương ứng với mùa mưa Đây là thời kỳ nóng

âm, nhiệt độ trung bình năm trên 25°C (tháng nóng nhất có thể lên tới 37°- 38°C).

Mưa nhiều, thường kèm gió xoáy, lũ quét gây sạt lở, cuốn trôi nhà cửa, hoa màu,thậm chí gây tai nạn thương tích ảnh hưởng tới sản xuất và người dân Ngoài ramua đá cũng xuất hiện rải rác vào cudi mùa xuân đầu mùa hạ và thường đi kèm với hiệntượng gió xoáy cục bộ Trong thời gian gần đây, hai năm 2008, 2010 chịu hậu quả nặngnề nhất của mưa lũ Mưa lớn trong 2 ngày 8 — 10/ 8 / 2008 gây ra lũ quét, sat lở nghiêm

trọng, làm thiệt hại nặng nề nhất trong vòng 40 năm gần đây Trong năm 2010, thiên taiảnh hưởng nhiều tới sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống người dân xã Kiên Thành.

Chỉ riêng một đợt mưa lũ trong tháng 8/ 2010 đã quét 14,86 ha lúa, 4 ha hoa màu khác,

vỡ toàn bộ 10 ao nuôi cá, cuốn trôi 3 cầu tạm, sạt lở ta-luy của 90 hộ gia đình, sạt lở taluy

làm cô lập giao thông liên thôn, liên xã.

Ngoài ra, địa phương cũng ghi nhận thay một số hiện tượng khí hậu cực đoan trongnhững năm gần đây như hiện tượng rét đậm, rét hại kéo dài vào các tháng 3, tháng 4,tháng 5, lượng mưa và lượng dòng chảy thường thấp hơn trung bình nhiều năm Đặc biệttrong 3 năm 2007, 2008, 2009, lưu lượng dòng chảy trên các khe suối chỉ băng 70% của

trung bình nhiều năm cùng kỳ, gây ảnh hưởng tới cây trồng và phát điện Ngược lại,những hiện tượng lốc xoáy, lũ lụt gây sạt lở đất có xu hướng gia tăng về cường độ và

mức độ bất thường Theo thống kê của ban Phòng chống lụt bão và cứu nạn tỉnh Yên

Bái, mỗi năm khu vực huyện Trấn Yên có từ 3 đến 5 trận lốc; 4 đến 6 trận lũ quét, còn

hiện tượng sạt lở thì năm nào cũng xảy ra gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về ngườivà tài sản Mưa to sớm và kéo dài làm cho mùa lũ trên hầu hết các sông xuất hiện sớmvào đầu tháng 7, sớm hơn so với quy luật lũ nhiều năm gần một tháng Lượng mưa ngày,mưa tháng đều tăng lên, đồng thời với việc gia tăng tan số các đợt mưa lớn trên diện rộngthì các đợt hạn hán cũng diễn ra khốc liệt Nền nhiệt 5 năm gần đây có sự tăng cao hơn

các thập ky qua Sự gia tăng cả về trị sô nhiệt độ va tân sô các đợt nang nóng Các hiện152

Trang 30

tượng thời tiệt cực đoan đó tác động sâu sắc tới sản xuat và sức khỏe của người dân dia

e Sông suối

Xã Kiên Thành có một mạng lưới khe (khudi) sudi (năm) day đặc, trong đó, lớn nhất

là suối Rao (ném Rào) và ngòi Gua (nặm Via) Ngòi Gua chảy qua địa phận thôn ĐồngSong, qua xã Y Can và cuối cùng hòa vào dòng sông Hồng đồ về xuôi Các dòng chảynhỏ của ngòi Gùa và dòng suối lớn này cung cấp nước cho khu vực thôn Đồng Song vàĐá Khánh Còn suối Rào” bắt nguồn từ những thác nước (dat/ tat) lớn trong những đỉnhnúi cao ở địa phận thôn Đồng An và chảy uốn lượn men theo chân thung lũng ở khu vựctrung tâm xã Con suối này chảy doc qua các thôn Đồng An, Kiên Lao, một phan của

thôn Yên Thịnh và hợp lưu với một khe suối nhỏ trước khi tạo thành một dong lớn ở đầu

thôn An Thịnh và chảy tiếp sang địa phận xã Y Can Tại xã Y Can, hai dòng suối lớn nàygặp nhau, cộng thêm một số khe nhỏ nữa, nhập thành một dòng chảy lớn hơn và dé rasông Hồng.

Mạng lưới khe suối này cung cấp nước sinh hoạt và là hệ thống tưới tiêu nước chotoàn bộ đất canh tác trong xã Trên các đầu nguôồn khe, suối, người dân thường đặt nhiềuống vầu hoặc nứa đại nối tiếp nhau, những ống nối tiếp này được giữ cố định trên các bờđất hoặc những cọc buộc chéo nhau dé dẫn nước (hệ thong dẫn nước này được gọi là lần)về tận nhà dé sinh hoạt Thường vài hộ gia đình chung nhau một Jan nước lay từ khe suốivề và xẻ nhỏ ra các ống dẫn phụ trực tiếp vào từng nhà Trong khu vực sinh sống củangười Tày, suối Rào chảy qua khu vực đất canh tác nông nghiệp ở thung lũng trung tâm

xã và gần như bao trọn lấy thung lũng này nên rất thuận lợi cho việc dẫn nước vào các

thửa ruộng nằm sát ngay bên bờ suối Với những thửa ở xa hơn, người dân cũng dẫnnước bằng những con mương nhỏ từ suối Rào hoặc từ một vài khe nhỏ gần ruộng hơn.Đặc điểm chung của những con mương ở khu vực này là tương đối ngắn bởi đã có dòng

? Suối Rào được gọi bằng những cái tên khác nhau khi chảy qua từng khu vực trong xã Những thác nước từ trên đỉnhnúi tạo ra dòng chảy này được gọi là “thác Rao (Đá Rào)”, nhưng đoạn đi qua thôn Đồng An và khu thung lũng trungtâm được gọi là suối Chuém (ndm Cudm), đến khi gặp một số dong chảy nhỏ hơn ở thôn An Thịnh, tạo thành con suốilớn lại được gọi là suối Rào (nam Rao).

153

Trang 31

suối chạy doc theo thung lũng, chi cần có các con mương nhỏ chạy ngang dé dẫn nước.Đề thuận tiện hơn cho việc dẫn nước vào đồng ruộng, người Tay ở đây cũng thường channgang dong suối bang các phai dé nước dâng cao hơn Trước đây, khi chưa có điện, trêncác phai này, nhiều gia đình cũng tận dụng dé đặt các máy phát điện nhỏ và tải điện vềthắp sáng Đến nay, điện lưới quốc gia đã được mắc ở khu vực trung tâm xã nên không aicòn đặt máy phát điện ở các phai nước nữa Không chỉ cung cấp nước cho sinh hoạt, sảnxuất, những khe suối này còn gắn chặt với cuộc sông thường ngày của người dân Chỉ vàinăm trước đây, khi chưa có bể chứa nước, các chị em phụ nữ hàng này phải mang quanáo ra giặt giũ bên bờ suối Những dòng chảy này cũng cung cấp nguồn thủy sản thường

xuyên, người dân van thường ra suôi Rao đánh bat cá, tôm, mò cua, Oc, trai, hên

Nhìn chung, những dòng suối và các khe nhỏ này cung cấp đủ nước cho sản xuất vàsinh hoạt của người dân ở đây Nhưng, vào mùa mưa, nước 6 ạt từ các núi cao chảy tranxuống thấp làm nước lũ dâng lên rất đột ngột Những cơn lũ thường tới rất bất ngờ, dữdội, khiến người qua suối không kịp quay vào bờ hoặc bơi qua suối Nhiều khi, buổi sánglội qua suối Rao van thấy dòng chảy êm dém, nước trong, nhưng đến trưa hoặc chiều,thậm chí chỉ vài tiếng sau thì dòng suối đã đục ngầu, sôi sục, chảy băng băng, rộng vàsâu gấp nhiều lần so với bình thường, có thể cuốn trôi mọi cầu công bắc ngang qua suốivà nhấn chìm hoa màu hai bên bờ suối Những chiếc cống bắc qua suối Rao ở thôn Đồng

An năm nao cũng bị lũ tàn phá Ngược lại, khi mùa khô hanh đến, những khe suối nay

cạn trơ lại đá tảng và cát sỏi, chỉ còn lại ít nước chảy cầm chừng Các con suối, khe, thácnước vẫn gắn với đời sống sinh hoạt thường ngày, vừa hiền hòa, gần gũi với người dânlại vừa de doa, hung dữ mang theo ân họa khôn lường.

e Rừng

Rừng chiếm tới 92% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã Kiên Thành Ở khu vựcthung lũng trung tâm, người dân sống tương đối tập trung kiêu mật tập, còn lại các thônbản ở xa, cư dân đều sống khá thưa thớt, rải rác, gần như bị bao bọc trong những cánh

rừng Thực ra, trong khu vực thung lũng, các gia đình người Tày cũng làm nhà ngay ở

khu vực giáp ranh giữa vùng dat tring của thung lũng sát với bìa rừng Những căn nhà ở154

Trang 32

khu vực này thường quay mặt ra phía thung lũng thấp, quay lưng lại phía sườn núi nênthường chỉ cần ra sau nhà vài trăm mét là đã lên tới khoảng rừng sau lưng.

Theo phân loại của chính quyền xã, rừng ở địa phương được chia làm hai loại: rừng

tự nhiên phòng hộ vả rừng sản xuất Những cánh rừng thuộc diện phòng hộ được bảo vệ,

không cho phép phát nương làm rẫy Tuy được chính quyền xã hô hào bảo vệ rừng chặt

chẽ, nhưng nhìn chung một diện tích rừng khá lớn của xã vẫn bị khai thác gỗ hoặc bị phát

dé trồng các loại cây lâm nghiệp một cách lén lút Ở những vạt rừng sâu, kiểm lâm khôngthường xuyên kiểm tra được, việc chặt gỗ, trồng cây diễn ra khá tự nhiên và thườngxuyên Còn lại, rừng sản xuất hiện nay được các hộ gia đình trồng cây lâm nghiệp hoặctrồng lúa nương và các hoa màu khác Những loại cây lâu năm phô biến được trồng ởđây gồm quế, keo, bồ đề, măng tre bắt độ.

Về các loại lâm sản trong rừng, theo người dân ở địa phương, rừng gỗ quý nhiềunăm tuổi gần như không còn nữa, ở những khu rừng được gọi là “rừng sâu” (tam khẩm —ở các thôn như Đồng Song, Đồng Ruộng) cũng đã có bước chân người vào khai thác gỗ.

Nhưng vẫn còn những vạt rừng rậm chứa những loại cây quý như đinh, lim, sến, táu,

Những vạt rừng này rất khó tiếp cận bởi núi cao hiểm trở nhưng van là mục tiêu khaithác trái phép từ nhiều năm nay mặc cho đôi khi có vài vụ tai nạn nghiêm trọng dẫn tới tử

vong tại những khu vực núi non trùng điệp này Trong rừng sâu vẫn còn một số loài động

vật tự nhiên như hoang, hươu, nai, nhím, trăn, ga rừng đôi khi có cả lợn rừng Từ hai,

ba mươi năm nay đã văng bóng các loài hô, báo quý hiém.

Ngoài rừng sâu, các cánh rừng phòng hộ ở gần khu trung tâm đã bị khai thác cạn

kiệt, hầu như chi còn những loại cây không có giá trị, nhiều nhất là các loài tre, nứa.Thậm chí những cánh rừng vốn dày đặc chuém, giang, nứa cũng cũng bị dao xới sâu vài

chục centimet dé tìm măng khiến cho các loài cây này không sinh trưởng kịp so với sứckhai thác của con người Quan sát từ xa, những quả núi này vẫn xanh ngắt nhưng thực rabên trong đã bị khai thác, đào xới tới từng lớp đất Nhìn những người dân tộc thiểu số

người Tày, Dao, Hmông ở đây lam lũ gùi từng gùi măng nặng nề sau cả ngày vác mai,

thuồng đi đào, chúng tôi hiểu răng họ không có nhiều lựa chọn dé có tiền trang trải sinh155

Trang 33

hoạt phí Và rằng khai thác gỗ ở tam kham nguy hiểm nhưng sẽ giải quyết được nhiềunhu cầu thiết yêu của cuộc sống hơn các chương trình sinh kế được tung hô là bền vững

nhưng lại chậm triển khai, nhỏ giọt hoặc không đem lại hiệu quả rõ ràng Dẫu vậy, rõ

ràng, việc khai thác rừng đó khiến cho các cơn lũ vốn rất hung dữ càng thêm khốc liệtcuốn phăng tất cả lớp mùn, đất bề mặt trong rừng mà không còn bị ngăn cản nhiều bởi

thảm thực vật dày đặc như trước kia.

Khu vực rừng sản xuất của người dân lại có hai diện mạo khác nhau Những cánhrừng trồng cây lâu năm luôn xanh tốt, thăng tắp và đều đặn cho cảm giác địa phương nàytrồng, giữ rừng rất tốt Thường các loại cây quế, keo, bồ đề, măng tre bất độ sẽ đượcthu hoạch theo chu kỳ hàng 7 đến 10 năm, và sau khi thu hoạch xong sẽ được trồng mớingay nên ít khi vắng bóng màu xanh trên những quả núi này Ngược lại, những nươngtương đối thấp được người dân trồng lúa khô, sẵn, ngô nhìn khá trơ trụi mỗi khi tới mùathu hoạch Ngay cả trong những ngày cây hoa màu xanh tốt hoặc gần thu hoạch vẫnmang lại cảm giác trống trải, trọc lốc trên những quả đồi vốn đã được gan liền với màu

Nhìn chung, rừng vẫn gắn chặt với đời sống thường ngày của người dân bởi nơi đâymang lại nguồn lợi thường xuyên, tương đối bền vững Mặc dù họ thấy rõ được nguy cotrước mắt và lâu dài đối với việc khai thác trắng nguồn lợi rừng nhưng gần như họ chưacó lựa chọn nào khác trước các đòi hỏi bức bách của nhu cầu sinh hoạt hàng ngày Dùđược khai thác nhiều, nhưng nhìn ngược từ thung lũng hay các chân núi nhìn lên, các

khu rừng vẫn xanh tham một màu, an chứa trong đó những bí ân mà con người chưa thé

hiểu hết được Và không gian lao động trong rừng, không gian sinh hoạt gần rừng khiến

cho con người không thôi có những thắc mắc, ám ảnh và cả những nỗi lo sợ trước màn

nhung đen thẫm của rừng thắm Những đứa trẻ sinh ra, lớn lên đã thấy rừng, người quađời nam xuống ngay ở bìa rừng, thế hệ nói tiếp thế hệ chung sống với rừng khiến nhữngcâu chuyện kế về ma trong rừng luôn hiện hữu với mỗi ai Tóm lại, cho dù có vai sự đổikhác, suy kiệt đi, nhưng không gian rừng, suối vẫn luôn gắn chặt với đời sông tinh than,vật chất của người dân nơi đây Không gian ấy bí ân, có những bat trắc rình rap, có théxảy ra với bat cứ ai Và phải chăng sự bat trắc ấy khiến người dân luôn duy trì niềm tin

156

Trang 34

tôn giáo của mình và luôn cân tới nó như một bảo hiém tinh thân? Có lẽ những điêu đó

khién niềm tin, tín ngưỡng về rừng vẫn còn lưu truyền và chưa dé gi mai một được.

1.2 Một số đặc điểm kinh tế xã hội của xã Kiên Thànhe Nhân khẩu hoc

Xã có 807 hộ, 3.491 khẩu, chủ yếu gồm hai tộc người Tày (chiếm 50,67%) và Dao(chiếm 38,76%) Người Kinh và người Hmông có số lượng rat ít, chiếm tỉ lệ tương ứng

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã Kiên Thành, 2010.

Đặc điểm gia đình của các hộ người Tày: Hầu hết các gia đình có từ 3 người trở lên,quy mô gia đình phổ biến ở các hộ trả lời bảng hỏi là gia đình có 4 hoặc 5 người (tươngứng là 37,8% và 22,2%), rất ít hộ gia đình chỉ có 2 người (6,7%) hoặc 7 người (2,2%).

Bảng 1.2: Quy mô gia đình của người Tày ở xã Kiên Thành

Số lượng % % cộng dồn

2 người 3 6,7 6,73 người 7 15,6 22,24 người 17 37,8 60,0

5 người 10 22,2 82,2

6 người 7 15,6 97,87 người 1 2,2 100,0

Téng 45 100,0

Nguồn: Nguyễn Thu Quỳnh, Điều tra bảng hỏi tháng 2 năm 2012157

Trang 35

Mô hình hộ gia đình gồm hai thé hệ (cha mẹ và con cái) phố biến nhất với 68,9%°,

hộ gia đình có từ 3 thế hệ trở lên có tỉ lệ thấp hơn (24.4%), chỉ có 6,7% tổng số hộ gia

đình có duy nhất 1 thế hệ.

Người Tay ở đây có hiện tượng kết hôn ngoại tộc Trong tổng số mẫu điều tra, có13,3% tổng số hộ gia đình người Tày có một thành viên trong gia đình là người Dao hoặcKinh Đây cũng là điều đáng chú ý, bởi sự khác biệt về tộc người sẽ dẫn tới những khác

biệt trong tri thức, thực hành chăm sóc sức khỏe trong một gia đình Những khác biệt đó

có thể bổ sung cho nhau, làm phong phú tri thức về sức khỏe nhưng cũng có thé dẫn tớinhững mâu thuẫn nhất định trong thực hành chăm sóc sức khỏe ở cùng một gia đình cócon/ cháu làm dâu/ ré là người khác tộc.

e Kinh tế

+ Cơ sở hạ tang trong xã

Giao thông: Mạng lưới giao thông được hình thành , san ủi phăng song chưa đượchoàn chỉnh, chưa có đường tiêu chuẩn kỹ th uật cao, phan lớn là đường cấp bốn, nhiềutuyến chưa vào cấp , chưa thông xe được tất cả các tháng trong năm, mùa mưa lũ nhiềuđoạn đường bị ngập hoặc sat lo nghiêm trọng Chỉ có một đoạn đường dốc rất dài, quanhco ngay khu vực bắt đầu vào xã (giáp với xã Y Can) mới được dé bê tông cho các

phương tiện giao thông dễ qua lại Con đường giao thông liên xã qua Kiên Thành được

san ủi từ năm 2004 đã dễ đi rất nhiều so với con đường cũ do lâm trường khai thác gỗ vàtrại tù để lại từ trước khi họ rời đi Con đường trước đây được mô tả là rất nhỏ, hẹp,nhiều đá hộc và rất dốc, nhất là ba đoạn đường bị dòng suối Rào chảy cắt ngang qua tạora những rãnh sâu tới vài mét Trước năm 2004, xã Kiên Thành gần như biệt lập với bênngoài, chỉ có một số lái buôn mua lâm sản qua lại mỗi khi tới mùa thu hoạch Từ khi conđường giao thông này được san ủi, giảm bớt độ cao của các con dốc dai dựng đứng vàbắc ba cây cầu qua ba đoạn suối sâu, điều kiện đi lại của người dân nơi đây đã thay đôihăn Người dân dễ dàng đi tới các khu vực trung tâm, các lái buôn mang hàng hóa vào

cũng như thu mua sản vật ở đây dễ dàng hơn so với trước Tuy vậy, những khó khăn vẫn

3 Để so sánh với tình hình chung trong cả nước, theo điều tra gia đình Việt Nam gần đây nhất vào năm 2006 cho thay tỉlệ hộ gia đình có mô hình 2 thế hệ là 64,3%.

158

Trang 36

chưa hết hoàn toàn, đèo đốc vẫn còn và sat lở taluy vào mùa mưa lũ vẫn xảy ra thường

xuyên Mặt khác, ké từ khi ủi lại đường, chính quyền cho phép khai thác mỏ sắt thuộcthôn Đá Khánh, xã Kiên Thành khiến các xe chở quặng di lại liên tục đã ảnh hưởng

nhiều tới chất lượng đường Cho tới thời điểm chúng tôi đi điền đã, cán bộ của UBND xãKiên Thành cho biết thời gian tới, xã sẽ có đường giao thông bằng bê tông do chươngtrình 135 bỏ vốn đầu tư.

Điện: Trước năm 2000, Kiên Thành chưa có điện lưới Toản bộ cư dân ở đây đềuthắp sáng bang dau hỏa; chỉ có 1 — 2 hộ gia đình có máy phát điện loại nhỏ đặt ở các phai

nước có bóng điện, tuy vậy, loại điện nước nay rất yếu, chập chon, đặc biệt vào những

ngày mưa lũ Từ năm 2000, điện lưới quốc gia đã được mắc tại xã Kiên Thành, đây trởthành nguồn thắp sáng của toàn bộ các hộ gia đình trong xã Những năm gần đây, nhucầu sử dụng điện không chỉ dừng lại ở thắp sáng, nhiều gia đình đã mua các thiết bị điện

gia dụng khác như nồi cơm điện, quạt điện, thậm chí cả tủ lạnh Tuy vậy, chất lượng dịch

vụ cung cấp điện ở đây không tốt, điện rất yếu, thường không thé nau chín một nồi comđiện vào mùa hè, thậm chí các bóng điện cũng rất mờ.

Chợ: Trước năm 2004, điều kiện giao thông từ Kiên Thanh ra tới các địa phương

khác cực kỳ khó khăn, muốn tới chợ huyện thường phải mat cả ngày đường cho cả đi lẫnvề Thời điểm đó cũng không có nhiều thương lái mang hàng hóa nhu yếu phẩm vào đây,

chỉ có vài thương lái thu mua lâm sản kết hợp mang hàng nhưng bán với giá rất đắt sovới chợ huyện Năm 2005, chợ phiên Kiên Thành được mở vào các ngày thứ 6 hàng tuầngiúp người dân dé dang mua bán hơn Nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm và thực phẩm đượcbày bán, ngược lại, người dân cũng có thể mang lâm sản bán ở đây Tuy vậy, cũng giốngthực trạng ở nhiều chợ và các gian hàng nông thôn miền núi khác, nhiều mặt hang được

bán ở chợ Kiên Thành có chất lượng rất kém, không rõ nguồn sốc, hết hạn sử dụng hoặc

là hàng hóa làm giả, làm nhái Theo quan sát của chúng tôi khi đi chợ, rất nhiều loại thực

phẩm như cá đông lạnh, gà công nghiệp đông lạnh có mùi khó chịu vẫn được bày bán và

* Đã có rất nhiều bài báo phản ánh thực trạng hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ quê, chợ miền núimột cách không có kiểm soát:

Thụy Văn, Tran ngập hàng kém chất lượng ở các chợ miễn núi, Báo Biên phòng online, ngày 20/ 1/2011.

PV, Hang gid, hàng nhái tuôn về nông thôn, Trang tin Chất lượng Việt Nam online, ngày 19/ 10/ 2012.

159

Trang 37

nhiều người mua Nhiều loại dầu ăn, nước mắm được đóng bao bì không có nhãn mác,

hạn sử dụng Trong thời gian chúng tôi điền dã, đã có một trường hợp người dân mua

thức ăn ở chợ về nấu và bị tiêu chảy cấp, gia đình họ cho răng thức ăn mua ở chợ khôngtốt gây ngộ độc thực phẩm Nhưng cán bộ của trạm y tế xã cho chúng tôi biết răng trườnghợp đó chỉ là rối loạn tiêu hóa, xã chưa ghi nhận trường hợp nào ngộ độc thực phẩm Cólẽ việc thừa nhận có trường hợp ngộ độc thực phẩm không dé dàng, bởi điều đó còn liênquan tới thành tích tuyên truyền, chống các loại hàng hóa kém chất lượng của xã.

Trường học: Xã Kiên Thanh có 1 trường liên cấp tiểu học — trung học cơ sở đặt tạitrung tâm xã và các lớp mẫu giáo ở mỗi thôn Học sinh ở các thôn gần trung tâm đi họctương đối dé dàng nhưng ở các thôn xa gặp rất nhiều khó khăn Nhiều em học sinh ngườiDao, Hmông ở các thôn xa như Đá Khánh, Đồng Song, Đồng Phay, Đồng Ruộng phảithuê nhà ở gần trường dé có thé đi học hàng ngày, cuối tuần về nhà Một số em học sinhvà phụ huynh cho chúng tôi biết, ké từ năm 2012, những hoc sinh ở các thôn xa (Đồng

An, Đá Khánh, Đồng Song, Đồng Ruộng, Đồng Phay, Khe Ba) được nhận một khoản

tiền trợ cấp nhỏ hàng tháng để giúp các em trả khoản tiền ăn và tiền thuê trọ Hết bậctrung học cơ sở, học sinh phải đi học ở trường phổ thông trung học của huyện Trấn Yên.

Không phải học sinh nào cũng có thê vào trường phô thông dân tộc nội trú, mà các emphải trải qua một vòng thi đầu vào Vì vậy, đa số học sinh ở đây học ở trường phổ thông

trung học Lê Quý Đôn của huyện Trấn Yên tại thị trấn Cô Phúc Vì đường xa, phải quađò nên các học sinh này phải thuê nhà ở thị tran, đến cuối tuần mới trở về nhà.

+ Nguồn thu chính: nguồn thu chính của toàn bộ người dân trong xã từ nông nghiệpvà lâm nghiệp Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã: 394,33 ha (chiếm 4,5% tổng diệntích đất tự nhiên), trong đó đất trồng lúa 2 vụ: 110 ha; tổng diện tích đất lâm nghiệp:7.959,24 ha (chiếm 91,8% diện tích đất tự nhiên); đất khác: 311,07 ha (chiếm 3,7% diệntích đất tự nhiên).

Diện tích đất nông nghiệp ở Kiên Thành tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa với

người Tày ở đây bởi họ tập trung sinh sống chủ yếu ở khu vực thung lũng thấp của xã

(địa bàn các thôn An Thịnh, Yên Thịnh, Kiên Lao, Đồng An, Đồng Cát, Cát Tường), sở

160

Trang 38

hữu đất rừng không nhiều bang người Dao vốn sinh sống ở các thôn có địa hình cao hơn.Hầu hết những hộ gia đình vừa có ruộng vừa có rừng đều có điều kiện sống trung bình,

họ trồng những cây lâu năm như qué, bồ dé, măng tre bát độ hoặc trồng ngô, san dé thu

hoa lợi đều đặn hàng năm Vài năm gần đây, giá quế ôn định, dao động ở mức 8.000đồng đến 15.000 déng/ kg tùy từng thời điểm, mức độ khô, độ day của vỏ quế Măng trebất độ cũng có giá khoảng 2.000 — 3.000 đồng/ kg Hoa màu như sắn không có giá cao,

thường chỉ 850 đồng đến 900 đồng/ kg.

Bên cạnh trồng trọt, người dân còn chăn nuôi nhiều loại gia suc, gia cầm khác nhau,thi thoảng có một vai hộ nuôi cá ở các ao nhỏ Loại gia súc lớn chủ yếu là trâu được nuôidé lấy sức cày kéo Hầu hết các hộ gia đình đều nuôi lợn như một khoản dự trữ lúc cầnđến tiền và dé mồ vào các dip tết hoặc phải làm lễ Ga là gia cầm phô biến nhất, ké đến làvit, rất ít hộ nuôi ngan hoặc ngỗng, đây là nguồn cung cấp thực phẩm, và cũng thườngđược dự trữ phòng đến các dip lễ, tết Nhìn chung chăn nuôi ở các hộ gia đình chỉ ở mứcnhỏ lẻ, chưa thấy có trường hợp dau tư lớn vào nuôi nhiều gia súc hay gia cam Ngườidân van ưa thích làm rừng, ray hơn là tập trung chăn nuôi Có lẽ một phần nguyên do là

các vấn đề về dịch bệnh khiến người dân lo lắng Ngoài ra, tập quán nuôi thả, nuôi tự

nhiên cũng ảnh hưởng tới chăn nuôi của người dân.

Trong vài năm qua, nhờ chủ chương, chính sách của nhà nước (trực tiếp từ chươngtrình giảm nghèo 135), chính quyền địa phương đã có nhiều động thái hỗ trợ sản xuất của

người dân thông qua việc hỗ trợ trực tiếp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, bao tiêu sảnphẩm lâm nghiệp Tuy vậy, đánh giá những chính sách này, người dân cho rằng những

hỗ trợ trực tiếp kiểu “cho không” của nhà nước và công việc xây dựng hệ thống cơ sở hạtầng là có ích nhất Còn các mô hình sinh kế khác không hoàn toàn khả thi."

> Các hộ nghèo, cận nghèo thường nhận được phân bón, giống cây con và được hỗ trợ kỹ thuật Để tìm đầu ra cho mộtsố sản phẩm lâm sản, chính quyền địa phương đã liên hệ với một số công ty tư nhân (công ty TNHH Vạn Đạt) để baotiêu đầu ra cho măng tre bất độ Ngoài ra, cũng bắt đầu có một tô chức phi chính phủ (Tổ chức Tầm nhìn thế giới —World vision) đến hỗ trợ cho các hộ nghèo bằng việc hỗ trợ đầu vào sản xuất cho một số hộ gia đình nghèo, cận nghèocũng như dạy kỹ thuật Những chương trình này mặc dù được cán bộ địa phương đánh giá rất cao nhưng từ phía ngườidân lại có nhiều phản ứng khác nhau Người dân hài lòng với các khoản “cho” trực tiếp như cho phân bón, giốngcây từ nhà nước, nhưng ngược lại, không hài lòng với hỗ trợ bao tiêu đầu ra vì có những tin đồn chính quyền cấu kết

161

Trang 39

Bình quân lương thực đầu người và bình quân thu nhập đầu người: Bình quân lương

thực có hạt là 310kg/người/ năm; Thu nhập bình quân 8,2 triệu đồng/ người/ năm Tỉ lệ

hộ nghèo của xã Kiên Thành năm 2010 là 22,8%, các thôn đặc biệt khó khăn hơn cả, có

tỉ lệ hộ nghèo cao đều tập trung người Hmông và người Dao sinh sống gồm: Đá Khánh,Đồng Song, Đồng Phay, Khe Rộng, Đồng Ruộng, Khe Ba (báo cáo Kết quả thực hiện

chương trình 135 giai đoạn II năm 2006 — 2010 xã Kiên Thành).

Tại thời điểm chúng tôi tiến hành làm phiếu hỏi thu thập thông tin phục vụ luậnvăn, khi trả lời câu hỏi về kinh tế hộ gia đình (câu hỏi: “theo nhận xét của ông/ bà, kinhtế gia đình ta thuộc loại nào, trong tương quan tới điều kiện chung ở thôn ”), trong tôngsố 45 mẫu phiếu tại các thôn An Thịnh, Kiên Lao, Đồng An, có 22,2% hộ nghèo, 62, 2%

hộ trung bình, 15,6% hộ khá.

Đa số người Tày ở đây có nguồn thu chính từ làm kết hợp nông nghiệp và lâmnghiệp (48,9%) hoặc nông nghiệp (26,7%), chỉ có một số ít hộ gia đình có thu nhập chínhtừ duy nhất lâm nghiệp (2,2%) hoặc dich vụ (2,2%).

Biểu đồ 1.3 Tỉ lệ hộ gia đình người Tay phân theo các nguồn thu chính

50.0% +

45.0% 4

40.0% +

2.2% ia

Nông Lâm Dịchvu Hưởng Nong+ Nông Nông,

=_1-ngiiệp nghiệp lương lam nghiệp+ lâm

nghiệp hưởng ngiiệp+lương dịchvu

Nguồn: Nguyễn Thu Quỳnh, Điều tra bảng hỏi tháng 2 năm 2012.

với tư nhân ép giá măng tre bất độ Giống vật nuôi (gà, lợn) của tổ chức Tầm nhìn thế giới nhiều lần bị từ chối, đùn đâyvà “nhận cho có” vì người dan cảm thay bị “hèn kém” đi trong mắt người khác khi nhận hỗ trợ từ ai đó.

162

Trang 40

Về tài sản hiện có, nhìn chung, các hộ gia đình người Tày được hỏi đều có những

tài sản thiết yếu cho cuộc sống như: điện thoại - công cụ truyền tải thông tin quan trọng(93,3% hộ được hỏi có điện thoại di động, 22,2% số hộ được hỏi có điện thoại bàn), mỗigia đình có ít nhất một chiếc điện thoại để liên lạc khi cần thiết, mặc dù sóng điện thoại ởđây yếu, chập chờn, hay mất sóng (các thôn Đồng Song, Đá Khánh chưa có sóng điện

thoại di động) do địa hình núi cao, chưa có trạm thu phát sóng Tỉ lệ hộ dân có xe máy là

95,6%, có xe đạp là 64,4%, đây là các phương tiện giao thông thiết yếu trong cuộc sốnghàng ngày, đặc biệt là những khi có công việc đột xuất, cần di chuyên ngay tức khắc.Việc có những phương tiện thông tin, phương tiện giao thông này cũng giúp ích nhiềutrong việc chăm sóc y tế khi có sự cố về sức khỏe xảy ra Tuy vậy, địa bàn xã KiênThành thường hay bị cô lập mỗi khi có mưa bão, lũ, khi đó, ngay cả việc liên lạc bangđiện thoại bàn hoặc điện thoại di động cũng rất khó khăn Mưa, bão vào mùa hè thường

gây ra tai nạn thương tích Mặt khác, đặc thù lao động của người Tày ở đây là thường

hay lao động trên núi cao, tìm kiếm lâm thổ sản trong rừng sâu Việc tìm kiếm cứu nạn

khan cấp trong rừng rất khó khăn”.

100% hộ dân có ti vi (tinh cả ti vi màu và đen trang), ít nhất đây là kênh cập nhật

nhiều luồng thông tin về xã hội, giáo dục, y tế của người dân 64,4% các hộ gia đình

có đầu video, một số ít gia đình có dàn karaoke (6,7%).

Những phương tiện hỗ trợ đời sống hàng ngày cũng ngày càng được bổ sung nhiều,như quạt điện (100%), bếp gas (25,6%), tủ lạnh (25,6%), thậm chí có một số ít gia đình

đã mua được máy giặt (6,7%) và bình nóng lạnh (2,2%).

e Điều kiện vệ sinh dịch té của người Tay ở địa phương

Da phan người dân có nguồn nước an toàn và sử dụng nhà xí tương đối hợp vệ sinh.

Nước uống an toàn và hồ xí hợp vệ sinh là những yếu tố thiết yếu nhằm đảm bảo sứckhỏe tốt Nước uống không an toàn và hồ xí không hợp vệ sinh có thé là yếu tố mangmầm mong các bệnh tật như đau mat hột, tiêu chảy, bệnh tả, thương hàn và sắn máng

® Tháng 12 năm 2009, một nhóm người Tày ở thôn An Thịnh vào rừng tìm kiếm lâm sản, không may gặp tai nạn trọng

thương nhưng không thé cap cứu kip thời, sau hơn 4 tiêng đường rừng, người bi nạn mới được đưa về trạm xá của xã dé

cấp cứu nhưng đã tử vong.

163

Ngày đăng: 29/06/2024, 03:01

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w