1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Các hành động thuộc nhóm cầu khiến tiếng Việt

228 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN THỊ THANH NGÂN

LUẬN ÁN TIEN SĨ NGÔN NGỮ HOC

Hà Nội - 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ THANH NGÂN

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ

Mã số: 62 22 01 01

LUẬN AN TIEN SI NGON NGU HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Hiệp

Hà Nội - 2012

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sôliệu, kêt quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bô

trong bất kỳ công trình khoa học nào.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Thanh Ngân

Trang 4

MỤC LỤC

MO DAU oo 11 Tính cấp thiết của đề tài - 2.21211211121111 1.11 1e 12 Déi tượng, phạm vi nghiên cứu

3 Phương pháp nghiên cứu -222222222222.12 2 1 ere 3

4 Nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu -2222222222.tEtrEtrrtrrtrrrrrrrrrrrrrrrree 34.1 Nhiệm vụ nghiên cứu -222.2222222222 1 111.e 3

4.2 Mục đích nghiên cứu -22221222222222 22 1.1e 4

5 Đóng góp của luận án -2-2222222222222.2.2 2 10.T 1 ri 4

SN VE mat IY WAN -43 À 45.2 Về mặt thực tHEN on mmmnmnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnninnnnnnnnnnnnnnn 46 Lich stt Van do 46.1 Hành động ngôn từ va hành động cau khiến -2-2 22.2 22.21.2722 46.2 Câu cầu khiến, lời cầu khiến -.2-.21.21221212172171117171-71- 1e, 97 Bố cục của luận án

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Khái quát về hành động cầu khiến -2222.222227222721 7127717712 120 12

1.1.1 Hành động cầu khiến và câu cầu khiến 2-2 2222.2221.1771.17 - 17 12

1.1.2 Hành động cầu khiến và van đề tình thái 2-2122 e2 171.1.3 Hành động cầu khiến và lý thuyết lịch sự 2-2 =eeezzree 181.1.4 Hành động cầu khiến và lý thuyết điển mẫu -2zcc.2Zc2.2Z22.12 20

1.2 Xác lập hành động cầu khiến 21.22212121 1211110011 xe 23

1.2.1 Điều kiện thuận ngôn -.-.21212277 21 2E 00 eeeeereeerree 231.2.2 Dấu hiệu ngôn hành 2222 2222222-121.1211201212017170 120.170 1701 20.1 29

0.7 50Chương 2 CAC HANH ĐỘNG CAU KHIEN THIEN LY TRÍ s 51

2.1 Đặc trưng của tiêu nhóm cầu khiến thiên lý trí -22:.2zc:.2zz2.2zz 512.1.1 Điều kiện thuận ngôn 2.2 22212122121221212711701217012100.1001100.100 0e 512.1.2 Dấu hiệu ngôn hành 2 21 2121121217717 77 011 1e 532.2 Xác lập các hành động cầu khiến thiên lý trí 2222 222122 57

Trang 5

2.2.11 DE Nb 1035807 106

Chương 3 CAC HANH ĐỘNG CAU KHIEN THIEN TINH CẢM 108

3.1 Đặc trưng của tiểu nhóm cầu khiến thiên tinh cảm -2-.2.2222253.1.1 Điều kiện thuận ngôn 3 2222.22721227011170111701170117011701170117 e6

3.1.2 Dấu hiệu ngôn hành

3.2 Xác lập các hành động cầu khiến thiên tinh cảm -.222.222-ZE- 2

1 NA 0

3.2.4 Nài (năn nỉ) -2222 2222222221222

Noo oan 23+

cu

Chương 4 CAC HANH ĐỘNG CAU KHIEN TRUNG HÒA

4.1 Đặc trưng của tiêu nhóm cầu khiến trung hòa 2.222.222.212 e24.1.1 Điều kiện thuận ngôn 222.2222271217221177121701 0117011701 0e4.1.2 Dau hidu ng6n hamh 4 4.2 Xác lập các hành động cau khiến trung hòa 2 21.21217212 2 e2

CA t0 Ò

Trang 6

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CUA TÁC GIA LIÊN QUAN DEN LUẬN ÁN 189

TÀI LIEU THAM KHẢO 3 2 2211.2221111121111122101121 0111 1e 1903;0800992 2 196

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮT

-CBD _ : cái biểu đạt

- CĐBĐ : cái được biéu đạt

- HĐNT : hành động ngôn từ

-JIFIDs_ : Hlocutionary force indicating devices

Các phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung (dấu hiệu ngôn hành)

- Spl :ngudi nói- Sp2 : người nghe

- VTNH: vị từ ngôn hành

Trang 8

MO DAU1 Tinh cấp thiết của dé tài

Dụng học là chuyên ngành trẻ của ngôn ngữ học Được đặt tên từ những năm

30 của thế kỷ trước- trong mô hình tam phân kết học- nghĩa học- dụng học của Ch.Moris, nhưng đến những năm 50, với công trình “How to do things with words” củaJ Austin, chuyên ngành này mới thực sự có được nền tảng lí luận của nó Dụng họcnghiên cứu việc sử dụng ngôn từ, cũng là nghiên cứu những vấn đề liên quan đếnnói năng Là hành động, nói năng được thực hiện theo một đích nhất định, băng mộtphương tiện đặc biệt- ngôn ngữ, nhằm tác động đến người nghe dé đạt đến những

khoảng giao nhau giữa hành động này với hành động khác Không ít người né tránh

việc định nghĩa và nêu lên bản chất từng hành động, chỉ gọi là “hành động cầukhiến” một cách chung chung Phức tạp là vậy, nhưng không ai có thê phủ nhậnrằng: việc phân loại hành động cầu khiến không những sẽ giúp các nhà dụng học

Việt ngữ “đong đếm” được số lượng “tài sản ngôn ngữ” mà người Việt đang sở

hữu, giúp các nhà ngôn ngữ học đối chiếu giải thích được những nét tương đồng, dịbiệt trong các hành động cầu khiến giữa tiếng Việt với các cộng đồng ngôn ngữkhác mà còn giúp những người tâm huyết với lí thuyết hành động ngôn từ có cơ sở

tìm hiểu sâu về từng hành động cụ thể, từ đó có những đóng góp vào kho tàng lí luận

chung về lí luận ngữ dụng học.

© Trong giao tiếp, người nói và người nghe liên tục đổi vai, do vậy, người nghe là người nói kế tiếp.

Trang 9

Việc xác lập các hành động nhóm này còn là cơ sở để nghiên cứu sâu hơnphép lịch sự và chiến lược lịch sự trong giao tiếp Như đã nói ở trên, đây là nhómthé hiện rõ nhất cái bản chất hành động của ngôn ngữ: khi cầu khiến, SpI muốn Sp2thực hiện / không thực hiện một việc gì đó trong tương lai (thường là tương lai gần).Nói khác đi, Spl, bằng các phát ngôn thuộc nhóm cầu khiến, tác động vào Sp2khiến Sp2 phải thay đổi trạng thái vật lý, dẫn đến phản ứng tức thời là Sp2 phảihành động theo những gi Spl] muốn (hoặc phải có lời nói từ chối), đi kèm với tâm

trạng khác hăn khi lời cầu khiến chưa phát ra Xét theo bản chất, cầu khiến được liệt

vào nhóm hành động có nguy cơ “đe doa thé diện (face threatening acts- FTA)” cao

nhất Làm thế nào để Spl vừa đạt được đích của hành động, lại đảm bảo giữ thể

diện hoặc giảm thiểu tính chất đe dọa thể diện cho người đối thoại, sao cho cuộcgiao tiếp đạt hiệu quả cao nhất- ấy là điều mà các nhà nghiên cứu về chiến lược lịch

sự rất mực quan tâm.

Xem xét ở phạm vi rộng hơn, ngôn ngữ là một phần quan trọng của văn hoá.Nghiên cứu dấu hiệu nhận biết kèm điều kiện thuận ngôn của các hành động cầukhiến cũng là nghiên cứu thói quen, nếp sinh hoạt và bản sắc văn hoá từng dân tộc.

Mối liên hệ ngôn ngữ và văn hoá cho phép sử dụng kết quả nghiên cứu của ngôn

ngữ học làm cơ sở cho văn hoá học và ngược lại.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, các công trình nghiên cứu về van dé này chưa

nhiều, chủ yếu dừng lại ở việc miêu tả, giải thích, nhận xét một số hành động cụ thể

trong nhóm, chưa có cái nhìn có tính khái quát, giúp các nhà nghiên cứu đưa ra

được những ý kiến tổng hợp về ngôn ngữ văn hoá bản ngữ trong quá trình so sánh,

đối chiếu với ngôn ngữ của các dân tộc khác.

Từ những lí do trên, chúng tôi cho rằng đề tài “Các hành động thuộc nhómcầu khiến tiếng Việt” sẽ nằm trong số những đề tài cấp thiết nhất của ngữ dụng họctrong bối cảnh hiện nay.

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của luận án là các hành động cầu khiến trong tiếng Việt.

Việc xác lập các hành động dựa trên hai căn cứ: dấu hiệu ngôn hành- còn gọi là

phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung (IFIDs- illocutionary force indicating

devices)-và điều kiện thuận ngôn- còn gọi là điều kiện may mắn (felicity conditions) Trong

khuôn khổ luận án, chúng tôi tiên hành khảo sát, xem xét các hành động có câu/

Trang 10

phát ngôn cầu khiến tường minh © chứa từ một đến ba dấu hiệu: kết cấu thôngdụng, từ ngữ chuyên dụng khi cầu khiến và vị từ ngôn hành (VTNH)” của nhóm

cầu khiến Riêng những hành động gắn liền với ngữ điệu- yêu cầu sự dày công

nghiên cứu với những phương thức công phu, đòi hỏi tiến hành thực nghiệm thì

chúng tôi xin dành dé nghiên cứu tiếp trong công trình có phạm vi rộng hơn.

Khi xác lập các tiêu nhóm và hành động cụ thể, luận án chú trọng khai thắccác điều kiện thuận ngôn cơ bản sau: vị thế của Spl và Sp2; lợi ích của việc thực

hiện hành động; khả năng từ chối của Sp2 Đây cũng chính là những điều kiện cụ

thê thuộc hệ điều kiện thuận ngôn mà J Searle đề xuất.

3 Phương pháp nghiên cứu

Miêu tả được coi là phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án, trong đó:

- thủ pháp phân tích ngôn cảnh được áp dụng khi lý giải điều kiện thuận

ngôn của toàn nhóm, của các tiểu nhóm và của từng hành động cầu khiến;

- thủ pháp phân tích vị từ- tham tố được áp dụng khi lý giải các dấu hiệungôn hành, đặc biệt là kết cấu thông dụng của nhóm/ tiểu nhóm/ từng hành độngcầu khiến cụ thẻ.

Phương pháp phân loại theo lý thuyết điển mẫu được áp dụng khi phân tíchcác tiêu nhóm và từng hành động cầu khiến cụ thé trong mỗi tiểu nhóm.

Ngoài ra, các thủ pháp đặc trưng của ngữ dụng học và ngữ pháp chức năng

như thay thế, cải biến giúp bộc lộ ý nghĩa và chức năng của đối tượng nghiên cứu

v.v cũng được áp dụng linh hoạt.

Bên cạnh đó, phương pháp khảo sát mang tính xã hội học- áp dụng cho các

phiếu điều tra dang bảng hỏi (anket)- cũng được áp dụng trong quá trình thu thập cứ

© Theo J Lyons, đây là “dạng phát- ngôn- thành- phẩm có chứa những từ ngữ dùng dé biéu thị hoặc, bằng một

cách nào đó khác, chỉ rõ loại hành động được thực hiện” [51 , tr.261]

® Thuật ngữ “vị từ ngôn hành” - performative verb (Vp) tương đương với các thuật ngữ “động từ ngôn

hành”/ “động từ ngữ vi” (xin xem [7], [12], [22] )

Trang 11

tra ) và gián tiếp (lấy lại các đoạn thoại trong các tác phẩm văn học) Luận án sẽáp dụng lý thuyết điển mẫu dé xử lý lượng cứ liệu này.

Thứ hai, thống kê các hành động ngôn từ thuộc nhóm cầu khiến tiếng Việt vàxác lập nhóm hành động cầu khiến tiếng Việt.

Thứ ba, căn cứ vào bộ tiêu chí của phạm trù cầu khiến dé sắp xếp các tiểunhóm cầu khiến; căn cứ vào bộ tiêu chí của từng tiêu phạm trù (ứng với tiêu nhómcầu khiến) dé sắp xếp các hành động trong mỗi tiểu nhóm theo thứ tự từ điển hìnhđến kém điền hình.

Thứ tư, tiến hành xác lập các tiểu nhóm và từng hành động cầu khiến cụ thé.

Hon thé nữa, việc xác lập được các hành động cầu khiến trong mỗi tiểu nhóm (từ

điển hình đến kém điển hình) có thê xem là sự đóng góp cho lý thuyết điển mẫu ở

lĩnh vực hành động ngôn từ.

5.2 Về mặt thực tiễn

Từ việc miêu tả cặn kẽ về điều kiện thuận ngôn và dấu hiệu ngôn hành, luận

án cung cấp các cách thức thực hiện hành động cầu khiến cơ bản, giúp người sửdụng tiếng Việt đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp Kết quả xác lập các hànhđộng cầu khiến tiếng Việt có thé coi là tư liệu dé người nước ngoài học và tự họctiếng Việt một cách hiệu quả.

6 Lich sử van đề

6.1 Hành động ngôn từ va hành động cau khiến

6.1.1 J Austin là người có công đầu trong việc xây dựng lý thuyết HĐNTvới ba bước co bản: i phân biệt câu nhận định và câu ngôn hành; ii khăng định mọi

Trang 12

câu đều mang bản chất hành động và đưa ra giả thuyết ngôn hành; iii công nhậnthất bại của giả thuyết ngôn hành, khang định rằng khi thực hiện mỗi HDNT là tathực hiện đồng thời ba hành động: tao /oi (locutionary act), tai /oi (illocutionaryact), mượn lời (perlocutionary act) Lý thuyết nay là sự bổ sung căn bản và cần thiếtcho lý luận của một ngành khoa học chân chính mà trước đó chỉ công nhận đối

tượng là ngôn ngữ, chưa nghiên cứu /ởi noi! ” — sự biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ

trong đời sống hàng ngày- với tư cách một đối tượng đích thực.

Các HDNT được J L Austin chia thành năm nhóm lớn: i phan xử

(verditives) gồm những hành động “đưa ra lời phán xét về một sự kiện hoặc một

giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào những lý lẽ vững chắc

như: xử trắng án, xem là, tính toán, miêu tả, phân tich ”; 11 hành xử (exercitives)gồm những hành động “đưa ra những quyết định thuận lợi hay chong lại một chuỗi

hành động nào đó: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ, khẩn cẩu, giới thiệu ” iii cam kết

(commissives) gồm những hành động “zàng buộc Sp! vào một chuỗi những hành

động nhất định: hứa hen, bày tỏ lòng mong muốn, giao ước, bảo đảm ”; iv trình

bày (expositives) gồm những hành động “trinh bày quan niệm, lập luận, dẫn dắt,giải thích các từ như khang định, phủ định, từ chối, trả lời, phản bác ”; v ứng xử

(behabitives) bao gồm những hành động “phản ứng với cách xử sự của người khác,

đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành

vi hay số phận của người khác: xin lỗi, cám ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phan,

ban phước ” (dẫn theo [7, tr 120])

Việc phân loại này có y nghĩa nhất định đối với việc nhận diện các HĐNTnói chung, xác lập các hành động cầu khiến nói riêng Song, chỗ yếu của Austin làtuy phân loại các HDNT, nhưng thực chất việc này được thực hiện trên cơ sở cácđộng từ Thêm vào đó, Austin không đưa ra một tiêu chí phân loại nào cụ thé, dovậy, kết quả tuy khá thuyết phục nhưng vẫn mang màu sắc cảm tính Ngoài ra, việcxác định phạm vi từng nhóm không rõ ràng, khiến các hành động bị chồng chéo-vừa ở nhóm này vừa thuộc nhóm khác, hoặc bỏ sót- nhất là các trường hợp hành

động trung gian giữa các nhóm.

®Ngôn ngữ- lời nói là cặp phạm trù đối lập theo quan điểm của F de Saussure.

Trang 13

6.1.2 J Searle là người kế thừa và phát triển lý thuyết HĐNT của Austin.Ông nhận định: thực hiện một HĐNT là thực hiện đồng thời ba hành động: phátngôn (utterance act), mệnh đề (propositional act), tai Joi (illocutionary act) Trong

đó, hành động phát ngôn tương đương với hành động tạo lời của Austin- Spl dùng

các đơn vị ngôn ngữ để tạo ta lời nói; hành động mệnh đề là nội dung của lời nói và

nội dung này có thể đánh giá theo tiêu chí chân tri; hành động tại lời là sự bày tỏ

chủ ý, ý định cua Sp] trong câu.

Khi phân loại các HDNT, khắc phục những điểm bất nhất của Austin, J.Searle đã đưa ra 12 điểm khác biệt, có thé quy thành bốn tiêu chí chủ yếu là: đích ở

loi (the point of the illocution); hướng khớp ghép lời với hiện thực (direction of fit);

trạng thái tâm lý được thể hiện (expressed psychological states) và nội dung mệnh

đề (propositional content) Với bốn tiêu chí này, ông xác lập thành năm nhóm

HĐNT lớn như sau: i tái hiện (biểu kiến- representatives) có “đích ở lời là miêu tảlại một sự tình đang được nói đến; hướng khop ghép là lời- hiện thực, trạng thai

tâm lý là niềm tin vào điều mình xác tín, nội dụng mệnh đề là một mệnh dé Các

mệnh dé này có thể đánh giá theo tiêu chí đúng/ sai logic’; ii cầu khiến (khuyếnlệnh/ điều khién- directives) có “dich ở lời là đặt Sp2 vào trách nhiệm thực hiện một

hành động tương lai; hướng khớp ghép hiện thực- loi; trạng thai tâm lý là sự mong

muốn của Spl và nội dung mệnh dé là hành động tương lai của Sp2” ;iii cam kết

(ước kết- commissives) có “dich ở lời là trách nhiệm phải thực hiện hành động

tương lai mà Sp! bị ràng buộc; hướng khớp ghép hiện thực- lời; trạng thai tâm lý là

ý định của Sp] và nội dung mệnh dé là hành động tương lai của Sp1” iv biểu cảm

(bày tỏ- expressives) có “dich ở lời là bay tỏ trạng thai tâm lý phù hợp với hành vi ở

lời (vui thích/ khó chịu, mong muốn/ ray bỏ ); trạng thái tam ly thay đổi tuỳ theo

từng loại hành vi; nội dung mệnh đề là một hành động hay tính chất nào đó của Splhay Sp2”’; v tuyên bố (declarations) có “đích ở lời là nhằm làm cho có tác dụng nội

dung của hành vi; hướng khớp ghép vừa là lời- hiện thực, vừa là hiện thực- lời; nội

dung mệnh dé là một mệnh dé” (dan theo [7, tr 126])

Cách phân loại của J.Searle được nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ, bởi các

nhóm hành động lớn được phân loại rõ ràng dựa trên những căn cứ xác đáng, từ đó,

việc xác lập các hành động không bị chong chéo Luận án nay dong tinh với cach

Trang 14

phân loại của J Searle, từ đó ứng dụng một cách có chọn lọc để xác lập nhóm hànhđộng cầu khiến tiếng Việt trong mối tương quan với các nhóm HĐNT khác.

6.1.3 A Wierzbicka, ở bình diện ngữ nghĩa, đã phân loại kèm theo giải

nghĩa 270 vị từ ngôn hành (speech acts verbs) tiếng Anh bang cách gắn chúng với

hành động 270 vị từ được quy về 37 nhóm, tiêu biểu là : ra lệnh (order), cầu xin

(ask1), hỏi (ask2), mời gọi (call), cắm (forbid), cho phép (permit), tranh cãi (argue),

trách mắng (reprimand) ) Quan trọng là, trong quá trình miêu tả và giải thích, tácgiả đã bám theo những tiêu chí của điều kiện thuận ngôn như: cương vị của Spl và

Sp2; SpI dùng chiến lược nào (ly trí hay tình cảm) dé hành động; Sp2 có quyền từ

chối việc thực hiện hành động được nêu ra trong nội dung mệnh đề hay không; khi công

việc hoàn tat, người hưởng lợi là Sp1 hay Sp2 [84]

Có thể nói, các tiêu chí phân loại của Searle và A Wierzbicka không quákhác biệt Thực chất, chúng hỗ trợ nhau: các tiêu chí của Searle giúp định dạng

nhóm các hành động lớn, các tiêu chí của A Wierzbicka giúp xác lập các hành động

cụ thé của từng nhóm, dựa trên sự khác biệt cụ thể của các điều kiện thuận ngôn,chăng hạn, phân biệt hành động ra lệnh, mời, khuyên, thỉnh cầu trong nhóm hànhđộng cầu khiến Đây là những gợi ý quý báu, giúp những người tâm huyết với việcphân loại các HDNT có cơ sở chắc chắn hơn dé nghiên cứu va thực hiện sự phân

loại của mình.

Ngoài J Searle và A Wierzbicka, còn rất nhiều nhà nghiên cứu kế tục công

việc phân loại hành động ngôn từ của J Austin theo các tiêu chí phân loại riêng,

chăng hạn: D Wunderlich, F Recanati, K Bach và R.M Hanish, K Allan Tuynhiên, trong phạm vi có hạn, chúng tôi xin phép không bàn sâu đến các căn cứ cũngnhư quan điểm cụ thê của từng tác giả.

6.1.4 Tác giả Đỗ Hữu Châu dành nhiều tâm huyết cho vấn đề HĐNT (tác giả

dùng thuật ngữ “hành vi ngôn ngữ”) Sau khi định nghĩa HDNT, tác giả trình bay

Trang 15

sự thất bại của giả thuyết này Tác giả cũng đã phân tích khá kỹ lưỡng các dấu hiệungôn hành Đặc biệt, khi giới thiệu động từ ngữ vi- một trong những dấu hiệu quantrọng nhất, tác giả đã chia động từ nói năng thành 3 loại: động từ vừa có thể dùngvới chức năng ngôn hành vừa có thể dùng với chức năng miêu tả; động từ chỉ được

dùng với chức năng miêu tả và động từ chỉ được dùng trong hiệu lực ngôn

hành-các động từ cụ thể chỉ được dùng trong chức năng này thật sự ít ỏi.

Về hành động cầu khiến, tác giả giới thiệu với tư cách người truyền tải tư

tưởng cua J Austin và J Searle thông qua việc trình bay cach phân loại HDNT của

hai tác giả này [7, tr 118- 126] Dù phan trình bay này không dài, nhưng đó là sựchắt lọc chính xác và rất hữu ích.

6.1.5 Tác giả Nguyễn Đức Dân, ngoài những nội dung giới thiệu quan điểm

của Austin, Searle, đã chỉ ra những hiện tượng mơ hồ giữa động từ ngữ vi và động

từ trần thuật [12, tr 36-37], giữa câu ngữ vi và câu trần thuật [12, tr 37] từ đó đềxuất một số cách phân biệt hai loại câu này.

Về dau hiệu ngôn hành, tác giả nhấn mạnh: “ngodi động từ ngữ vi còn cónhững dau hiệu ngữ vi khác nữa Do là những cau trúc ngữ pháp và những từ ngữcó quan hệ logic- ngữ nghĩa nhất định" [12, tr 49], đồng thời cũng chỉ ra conđường hình thành của những dấu hiệu này Trên cơ sở đó, tác giả phân tích một sốhành động cầu khiến Chăng hạn: được nhìn nhận dưới góc độ logic ngữ nghĩa, nênhành động “cấm thực hiện P (P: nội dung mệnh dé) được tác giả lý giải là “không

được thực hiện P”; hành động “khuyên (thực hiện) P=> rên (thực hiện P; hành động

khuyên (không thực hiện P=> đừng, chớ, không nên (thực hiện) P; bắt buộc, cưỡng

bức (thực hiện) P=> phdi (thực hiện) P; yêu cầu (thực hiện P => phdi thực hiện P; ra

lệnh (thực hiện)P => phai (thực hiện P)” [12, tr 50].

Tuy nhiên, ngoài những lời giới thiệu về hành động cầu khiến cùng một vàiví dụ ít ỏi minh họa cho câu ngôn hành và dấu hiệu ngôn hành, tác giả chưa dành sự

ưu ái nào cho riêng nhóm hành động này.

6.1.6 Tác giả Nguyễn Văn Độ đã chỉ ra những thói quen thực hiện hành

động và những đặc điểm cơ bản của hành động thỉnh cầu giữa tiếng Anh và tiếng

Việt Những đặc điểm có được thông qua sự đối chiếu ngôn ngữ này với ngôn ngữ

khác là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu môi liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá.

Trang 16

Tác giả khẳng định: “ văn hoá quy định sự phát triển và đồng thời là cội nguôn

của các đặc trưng ngôn ngữ (cả trên hai phương diện: cầu tạo và sử dung) thông

qua hành động thỉnh cầu” [15, tr 120].

6.1.7 Tác giả Vũ Thị Thanh Hương [38, tr 48]- căn cứ vào mức lợi thiệt ma

Spl và Sp2 nhận được- đã chia thành cầu khiến cạnh tranh và cầu khiến hoà đồng.Từ những phân tích cụ thé, tac gia kết luận: các chiến lược lich sự thay đổi mức lợi-thiệt dùng trong lời cầu khiến cạnh tranh là giảm thiệt/ tăng lợi cho Sp2 hoặc giảmlợi/ tăng thiệt cho Sp] va trong lời cầu khiến hoa đồng là giảm thiệt/ tăng lợi cho

Sp2; tang loi/ giảm thiệt cho Spl.

Theo đó, tác giả đưa ra các chiến lược cụ thé ma người Việt thường dùng chomỗi cách nêu trên Đây là những gợi ý quý báu cho việc thực hiện đề tài này.

6.2 Câu cầu khiến, lời cầu khiến

6.2.1 Tác giả Bùi Mạnh Hùng trong quá trình phân loại câu, có nhắc đến câucầu khiến với tư cách là biéu hiện trực tiếp của hành động cầu khiến Theo tác giả,về nguyên tắc, câu cầu khiến không cần xác lập thành một kiểu câu riêng, bởi mục

đích có thể đạt được bang các kiểu câu khác nhau như trần thuật, cảm than, nghỉ

vấn Nhưng một số hành động của nhóm cầu khiến mang tính thường xuyên vàquan trọng đến mức dường như không cộng đồng ngôn ngữ nao thiếu kiểu câu này.Với tiếng Việt, dấu hiệu hình thức của câu cầu khiến không được bộc lộ rõ Tác giả

quan niệm chỉ cần hai tiêu chí sau là có thể nhận diện: i có các từ cầu khiến nhưhãy/ đừng/ chớ và chủ thê của hãy/ đừng / chớ bao giờ cũng ở ngôi thứ hai hoặc ởngôi thứ nhất số nhiều, dạng ngôi gộp; ii có khả năng thêm từ hdy/ đừng/ chớ ở

những ngôi đã nêu trên [36] Tuy vấn đề kiểu câu thuộc lĩnh vực ngữ pháp nhưngđây là những gợi ý quý báu dé tìm hiểu về các dấu hiệu ngôn hành của nhóm hành

động cầu khiến với tư cách là nhóm hành động điển hình của kiểu câu cầu khiến.

6.2.2 Tác giả Đào Thanh Lan cũng dành nhiều công sức nghiên cứu lời cầukhiến dưới góc độ ngữ pháp- ngữ nghĩa [44] Dựa trên các phương tiện, phươngthức biểu hiện HĐNT, tác giả đi sâu xem xét lời cầu khiến chính danh với tư cách làphương thức biểu thị trực tiếp hành động cầu khiến trong tiếng Việt Khi xem xét

lời cầu khiến chính danh, tác giả đã cỗ gắng xây dựng hệ thống lý luận, tỉ mi lý giải

các phương thức biểu hiện của lời cầu khiến cũng như miêu tả những biểu hiện của

16 hành động câu khiên (căn cứ vao hai tiêu chí chủ yêu: mức độ cau và khiến)

Trang 17

Tuy nhiên, công trình có một số điểm mà chúng tôi cho là cần thảo luận lại.Thứ nhất, theo tác giả, trong lời cầu khiến chính danh có những phương tiện chỉ dẫn

“bán nguyên cấp”, “bán tường minh” Đây là hai thuật ngữ hoàn toàn riêng biệt của

tác giả mà chúng tôi chưa thấy trong bắt kỳ tài liệu ngôn ngữ học nào, ở Việt Namcũng như trên thế giới Thực tế thì, các phương tiện chỉ dẫn có vai trò chỉ ra rằnglực ngôn trung đang tồn tại ở mức độ mạnh hay yếu, và chúng có vẻ không liênquan đến nội hàm tường minh (có thể nhận diện trực tiếp bằng các yếu tố từ ngữ)hay nguyên cấp (phải nhờ đến thao tác suy ý) Khái niệm này dẫn đến cách phânloại không thống nhất: các dấu hiệu bán tường minh, bán nguyên cấp mà tác giả lý

giải đều là những từ ngữ tồn tại hiển ngôn bằng câu chữ Đó là chưa kể: nội hàm

của những khái niệm này gây mâu thuẫn- giữa hai hiện tượng “tường minh”,

“nguyên cấp” chỉ có một (chứ không thể có hai) khoảng trung gian, cũng như chỉ cóthể có một dải hiện tượng đáng gọi là “bán”- nửa Điểm cần lưu ý thứ hai, là tác giảđã nói rất nhiều đến mức độ “cầu” và mức độ “khiến” nhưng không định lượng

được các mức độ này, vì thế tiêu chí “tính/ mức độ cầu” và “ tính/ mức độ khiến”

khá mơ hồ Theo chúng tôi, không có căn cứ về mặt tình thái (ngữ nghĩa), điều kiệnsử dụng (ngữ dụng) nào cho biết có sự tồn tại của những tham số đó trong câu.Điểm thứ ba, các lý giải về lời cầu khiến van mang tinh thần của ngữ pháp truyềnthống: câu được tách khỏi ngữ cảnh dé xem xét các yếu t6 chi dẫn, do vậy khôngtính đến những khả năng lực cầu khiến bị biến đồi, thậm chí bị triệt tiêu do tác độngnhiều mặt của ngữ cảnh.

Dù còn nhiều điểm chưa thực sự tương đồng, song, không thé phủ nhận rang,

công trình của Đào Thanh Lan là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho chúng tôi khi

thực hiện luận án này.

Tóm lại, các tác giả nêu trên đã đề cập tới vấn đề cầu khiến ở các khía cạnh:xác nhận sự tổn tại của các hành động cầu khiến; những dấu hiệu cơ bản dé nhậnbiết chúng; những chiến lược lịch sự trong lời cầu khiến; câu cầu khiến và một sốdấu hiệu hình thức của câu Tuy nhiên, từ những trình bày trên đây, chúng tôi chorằng vẫn thiếu một công trình khái quát để nhận diện một cách có chiều sâu bảnchất của nhóm cau khiến, đặc biệt là phân biệt được các tiêu nhóm cũng như cáchành động cụ thé trong nhóm này Và đây cũng là mục đích khoa học mà công trình

của chúng tôi hướng tới.

10

Trang 18

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 4 chương:

Chương 1- Cơ sở li luận

Luận án giới thuyết những vấn đề đóng vai trò nền tảng của luận án như:hành động cầu khiến và câu cầu khiến; hành động cầu khiến với van dé tình thái, lý

thuyết lịch sự, lý thuyết điển mẫu Trong chương này, luận án đưa ra hai tiêu chí

quan trọng: điều kiện thuận ngôn và dau hiệu ngôn hành, từ đó xác lập được nhóm

hành động cầu khiến trong sự đối sánh với các nhóm hành động ngôn từ khác.

Ngoài ra, dựa trên tham sỐ lý trí và tình cảm, luận án tiễn hành phân loại nhóm hànhđộng cầu khiến thành ba tiểu nhóm: thiên lý trí, thiên tình cảm và trung hòa (kết hợp

cả lý trí và tình cảm).

Chương 2- Các hành động cau khiến thiên lý trí

Luận án xem xét các hành động cầu khiến thiên lý trí ở hai khía cạnh: cácđặc trưng của toan tiêu nhóm va đặc điểm từng hành động cầu khiến cụ thể của

nhóm (như lệnh, yêu cầu, cam, ép buộc ) Việc xem xét các đặc trưng của tiểu

nhóm và của mỗi hành động được thực hiện trên cơ sở chủ yếu là điều kiện thuậnngôn và dấu hiệu ngôn hành.

Chương 3- Các hành động cau khiến thiên tình cảm

Trong chương 3, đặc trưng của tiểu nhóm cầu khiến thiên tình cảm và đặc

điểm của từng hành động cầu khiến thiên tình cảm (như van, xin, can, nhờ ) được

phân tích, miêu tả trên cơ sở điều kiện thuận ngôn và dấu hiệu ngôn hành.

Chương 4- Các hành động cau khiến trung hòa (vừa lý trí, vừa tình cảm)

Điều kiện thuận ngôn và dấu hiệu ngôn hành tiếp tục được lay làm cơ sở dé

miêu tả đặc trưng của tiêu nhóm hành động cầu khiến trung hòa, để xác lập từng

hành động cụ thê thuộc nhóm (như khuyên, can, khuyến cáo, gợi ý )

Việc lựa chọn điều kiện thuận ngôn và dấu hiệu ngôn hành làm tiêu chíxuyên suốt giúp luận án có cái nhìn khái quát và khách quan về tất cả các hành động

câu khiên tiêng Việt.

11

Trang 19

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Khái quát về hành động cầu khiến

1.1.1 Hành động cau khiến và câu cầu khiến1.1.1.1 Hành động cau khiển

Hành động này được giới nghiên cứu Việt ngữ gọi bằng nhiều thuật ngữ

khác nhau: cau khiến/ khuyến lệnh/ điều khiển Mỗi thuật ngữ đều phan ánh đượcmột/ vài trong số các đặc trưng của nhóm: cau khiến (mong muốn + ép buộc);khuyến lệnh (gợi ý + bắt buộc); điều khiển (làm cho) người nghe thực hiện một việc

nào đó trong tương lai Tuy nhiên, thuật ngữ này chỉ là một tên gọi, chức năng

chính là định danh, chứ không phản ánh toàn bộ bản chất hành động của nhóm(cũng như một cái tên người không đủ nói hết tính cách phức tạp của một cá nhân).Chúng tôi không phân tích sự khác nhau giữa các thuật ngữ này vì cho răng trongphạm vi đề tài này, điều đó không thực sự cần thiết.

Hành động cầu khiến được giới nghiên cứu nhìn nhận như sau:

Một số tác giả như S Evrin- Tripp (1976) và S.C Levinson (1983) cho rằngđó là “hành động mà Sp! thực hiện nhằm buộc Sp2 làm một điều gì đó theo ý muốncua minh dé đem lại lợi ích cho Sp! và thường gây thiệt hại cho Sp2, ví dụ như ralệnh, sai bảo, yêu cau, nhờ va ” (dan theo [37, tr 35]).

Một số tác giả khác thì cho rằng cầu khiến “biểu thị thái độ của người nóiđối với hành động trong tương lai của người nghe, đồng thời cũng biểu thị một dựđịnh (khát vọng, niềm mong mỏi, nổi ước mong) của người nói rằng điều mình nóihay muốn truyền đạt trong lúc nói phải được xem như một lý do để người nghe thực

hiện một hành động nào do” (K Back và R M Hanish) (dẫn theo [15, tr 5]) Quan

điểm này cho thay thái độ, dự định của Sp1 đóng vai trò quan trọng, đồng nghĩa vớiviệc cho rằng Sp1 có những trông chờ nhất định vào sự chấp nhận sẽ thực hiện hành

động tương lai của Sp2.

Số đông những tác giả còn lại không thoả mãn với những cách hiểu theonghĩa hẹp đó Điển hình là J Searle (1979) - người coi hành động cầu khiến “iànhững cô gắng của Sp1 sao cho Sp2 thực hiện một việc gì đó Nó có thể là những cỗ

gắng ở mức độ thấp ví như khi ta gợi ý ai đó làm việc gì, nhưng cũng có khi lànhững cô gang ở mức độ cao (cương quyết) như khi ta tỏ rõ là nhất thiết ai đó phải

12

Trang 20

làm một việc cụ thể nào day (dan theo [15, tr 5]) Diéu nay cho thay J Searle chi radich thi cầu khiến là một dai hành động xét theo mức độ ép buộc của Spl từ thấp

đến cao hoặc ngược lại, chứ không đơn thuần là hai hành động (cầu và khiến:

khuyến và lệnh ) như một số tác giả đã nhận định Sau này, trong quá trình phân

loại các HDNT, ông đã dùng 4 tiêu chi cơ bản (đích ở lời; hướng khớp ghép hiện

thực và lời nói; nội dung mệnh đề và trạng thái tâm ly của Sp1) dé phân biệt nhómcầu khiến với bốn nhóm còn lại (xin xem trình bày của chúng tôi ở phần Mở đầu,mục 5 Lịch sử van đề) Chung quan điểm với J Searle là các tác giả: P Brown, S.

Levinson, Cao Xuan Hạo Trong luận an này, chúng tôi chọn quan niệm cua J.

Searle làm điểm tựa dé phân tích, lý giải các hành động cầu khiến.

1.1.1.2 Câu cầu khién- phương tiện quan trọng của hành động cau khiến

Thuật ngữ “hành động cầu khiến” và “câu/ phát ngôn cầu khiến” ? khôngđồng nhất Nói đến hành động cầu khiến thực chất là nói đến cả một quá trình tương

tác giữa Spl và Sp2, bao gồm từ khâu chuan bị (các điều kiện thuận ngôn), thựchiện, tới hậu thực hiện (các phản ứng, sự chấp nhận/ từ chối của Sp2), trong khi câu

cầu khiến chỉ là một trong những phương tiện quan trọng và trực tiếp nhat® đề thực

hiện hành động cầu khiến.

Câu cầu khiến được xác lập khi phân loại kiểu câu Các tác giả theo xu

hướng phân loại theo mục dich nói đã định nghĩa: “câu câu khiến nêu lên ý muốn

của chủ thé phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động” [38, tr 35].

Nói cách khác, loại câu này “chứa đựng ý muốn, nguyện vọng hay mệnh lệnh của

người nói đối với người nghe” [38, tr 35] Tuy nhiên, cách định nghĩa này không

thuyết phục, không giúp phân biệt được câu cầu khiến với các kiểu câu khác, bởi để

biểu đạt một mục đích duy nhất, sẽ có nhiều cách thé hiện khác nhau với các kiểu

câu khác nhau, thông qua các hàm ý hội thoại Chang hạn, Sp1 có thé thé hiện yêucầu, ý muốn, nguyện vọng hay mệnh lệnh bằng câu cảm thán (VD: Ngột ngạt quá!),

câu hỏi (Sao cậu chưa mở cửa ra?), thậm chí câu trần thuật (Trong phòng ngột ngạt

” Đứng trên lập trường của ngữ pháp chức năng- xem câu là đơn vi của lời nói, chúng tôi coi “câu”

và “phát ngôn” tương đương nhau Trong luận án này, cứ liệu được trích dân và phân tích không phải là đơn

vị được m6 xẻ về cau trúc cú pháp, mà là đơn vị được xem xét trong hiện thực giao tiép.

® Còn có thể dùng các kiểu câu khác dé cầu khiến thông qua cái gọi là “hành động tại lời gián tiếp”.

13

Trang 21

hơn ở ngoài) Ngoài ra, bản thân các tác giả cũng không thé giải thích được vì saolại chỉ có 4 kiểu câu, trong khi mục đích nói thực tế vô cùng phong phú.

Theo xu hướng kết hợp giữa hình thức và mục đích nói, tác giả Đào Thanh

Lan nhận định về loại câu này như sau: “cdu câu khiến (chính danh) là câu có ynghĩa cau khiến (hành vi cau khiến bao gom cả cầu và khiến hoặc cau, hoặc khiến)

được biểu hiện bằng hình thức cầu khiến: bằng phương tiện ngữ pháp hoặc phương

tiện từ vựng- ngữ pháp [41, tr 12] Theo chúng tôi, quan điểm này xác định phạm

vi ý nghĩa của câu cầu khiến khá hẹp, chỉ gồm “cả cầu và khiến hoặc cầu, hoặc

khiến”, trong thực tế bản chất của nhóm này phức tạp hơn rất nhiều (trong một bài

báo gần đây, chính tác giả Đào Thanh Lan đã mở rộng khái niệm cầu khiến, đưa

thêm vào nhiều loại hành động ngôn từ khác).

Theo xu hướng chỉ căn cứ vào hình thức, tác giả Bùi Mạnh Hùng cho rằng

chỉ nên căn cứ vào dấu hiệu hình thức, sau khi định ra kiểu câu thì mới định danh

câu theo công dụng Đó là cách “phân loại câu theo dấu hiệu hình thức gắn với mụcđích phát ngôn điển hình” Theo đó, câu cầu khiến là câu: “a Có ter cau khiến nhưhãy / dừng / chớ và chủ thể của hãy / đừng / chớ bao giờ cũng ở ngồi thứ hai hoặcngôi thứ nhất số nhiễu dạng ngôi gộp (tức là dạng ngôi thứ nhất có gộp cả ngôi thứhai, chỉ người nghe như: chúng ta, chúng mình, hoặc một tô hợp từ tương đương như:mẹ con mình, bố con ta, lớp minh, v.v.); b Có khả năng thêm từ hay / đừng / chớ ở

những ngôi đã nêu trên.” [36, tr 12] Với một căn cứ duy nhất, việc phân chia thành

các kiểu câu sẽ nhất quán và mang tính thực thi hơn.

Như vậy, các nhà ngữ pháp học đã khái quát các dấu hiệu hình thức (kết

học), tạo cơ sở quan trọng cho việc xem xét mặt nội dung (nghĩa học) và công dụng

(dụng học) của câu cầu khiến, phục vụ việc nghiên cứu của luận án.

Trên quan điểm chức năng, tác giả Cao Xuân Hạo, cho rang “cdu cẩu khiếnlà câu có lực ngôn trung tác động đến ngôi thứ hai, yêu cầu ngôi này thực hiện một

hành động đơn phương hay hợp tác” [24, tr 132] Định nghĩa này không đóng

khung câu cầu khiến ở những dấu hiệu hình thức, mà nhắn mạnh lực ngôn trung củahành động- linh hồn của câu trong giao tiếp Bản chất của câu cầu khiến, theo đó, làSự mong muốn hoặc ràng buộc Sp2 vao việc thực hiện một hành động nao đó.

Trên quan điểm ngữ dụng học, chúng tôi cho rằng câu cầu khiến là câu có

lực ngôn trung tác động đến Sp2 nhằm điều khiển Sp2 thực hiện hành động X, có

14

Trang 22

hình thức là sự có mặt của một/ một vài dấu hiệu ngôn hành như VTNH cầu khiến(trong câu đơn hai sự tình); các vị từ tình thái nên, can phải, các vi từ tinh thái

tính”) hãy, đừng, chớ , các tiêu từ tình thái 0® cuối câu thdi, nào, di, nhé (trongcâu đơn một sự tình có chủ thé ứng với Sp2) và một số kết cau thông dụng.

Từ các quan điểm về câu cầu khiến và hành động cầu khiến nêu trên, chúngtôi đi đến nhận định: hành động cau khiến là hành động đáp ứng các điều kiệnthuận ngôn của nhóm câu khiến, được thực hiện chủ yếu bằng cách sử dụng (nói ra/phát ra) câu cau khiến có sắc thải ly trí hoặc tình cảm (hoặc cả ly trí và tình cam),

khiến cho Sp2 có trách nhiệm thực hiện một hành động nào đó trong tương lai.

Theo đó, việc thỏa mãn các điều kiện thuận ngôn thuộc về khâu chuẩn bị,

việc nói ra lời câu khiên thuộc vê khâu thực hiện và việc Sp2 thực hiện hành

động X theo mong muốn của Sp1 hay không thuộc về khâu hậu thực hiện “”1.1.1.3 Van dé phân loại hành động cau khiến

Có thê phân loại hành động cầu khiến từ nhiều góc độ hay cách tiếp cận khác nhau.

Từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, tác giả Vũ Thị Thanh Hương căn cứ vào

mức lợi thiệt mà Sp1 và Sp2 nhận được, đã phân ra hai loại: cầu khiến cạnh tranhvà cầu khiến hoà dong [37] Theo đó khi cầu khiến cạnh tranh, lợi ich của Sp2

tương phản tiêu cực với lợi ich của Spl- Sp2 thường bị thiệt, còn Sp1 thì được lợi

hay chí ít cũng trung hoa; còn khi cầu khiến hoà đồng, lợi ích của Sp1 và Sp2 không

trái ngược hoặc tương phản tích cực Có thé coi đây là phương án khả quan với

những căn cứ xác đáng, phục vụ hữu ích cho việc nghiên cứu các chiến lược lịch sự.

Từ góc độ ngữ dụng, tác giả Nguyễn Văn Độ- căn cứ vào bản chat của hành

động X, chia thành hai loại: thinh cau để nhận được thông tin và thỉnh cau để nhận

được hành động Theo đó, “thỉnh câu dé nhận được thông tin là những phát ngôn

tìm hiểu thông tin về một thực tế khách quan như thời gian, tin tức Thinh cầu dénhận được hành động là những phát ngôn có nội dung yêu cau người nghe thực

hiện một hành động nào do ” [L5, tr.6T]

®) Vị từ tinh thai (modal verb) và vị từ tinh thái tính (modallity verb) không đồng nhất Vị từ tình thái tính(với một danh sách phong phú) có thê được miêu tả theo tham sô hiện thực , còn vị từ tình thái (với một số

lượng ít 61) không thể miêu tả theo tham số này (xin xem [29, tr.129- 141])

9 Tiểu từ tình thái (modal particle) là những yếu tố có nghĩa, thường rất ngắn gon, có tác dụng “biểu thi ý

nghĩa bổ trợ cho phát ngôn (Platt J)” (dan theo [29, tr.137])

a Ũ Chúng tôi xin trở lại vấn đề này ở mục 1.2 Xác lập hành động cầu khiến

d2 Do phạm vi có hạn, chúng tôi không đi sâu xem xét khâu hậu thực hiện của hành động cầu khiến

15

Trang 23

Từ góc độ ngữ nghĩa, tác giả Nguyễn Văn Hiệp căn cứ vào tính chủ quan của

tình thái đạo nghĩa, cho rằng: cầu khiến là nhóm các hành động mà Spl “thé hiện ý

chí, mong ước người nghe thực hiện hành động” [ 29, tr 110] Theo tinh thần đó,

khi cầu khiến, Sp] hoàn toàn có thé dùng lý trí dé thể hiện ý chí, hoặc dùng tìnhcảm dé thé hiện mong ước Sp2 thực hiện hành động X trong tương lai Trong côngtrình của mình, tác giả J Searle cũng thừa nhận sự tồn tại của hai yếu tố này khiphân tích điều kiện chân thành của hành động cầu khiến Đây chính cơ sở khoa họcđể luận án chọn tham số Jj} tri, tinh cảm của Sp1 làm căn cứ phân loại nhóm hànhđộng cầu khiến tiếng Việt Kết quả thu được như sau:

- Tiểu nhóm thiên lý trí: Sp1 dùng lý trí dé cầu khiến (gồm: lệnh, sai, ép

buộc, yêu cầu, cắm đoán, giao (khoán), phân công, vòi vĩnh, đòi hỏi, đề nghị )

- Tiểu nhóm thiên tình cảm: Sp1 dùng tình cảm (quan hệ than cận) dé cầukhiến (gồm: cầu, xin, nài, van, nhờ, mời, rủ )

- Tiểu nhóm trung hòa: Sp1 kết hợp cả lý trí và tình cảm dé cầu khiến (gồm:

khuyên, khuyến cáo, gợi ý, hướng dẫn, dặn đò, nhắc nhở ).

Luận án xem xét mỗi tiểu nhóm nêu trên là một phạm trù với các tính chấtđặc trưng Các tính chất này được khai thác trên cơ sở hai tiêu chí: điều kiện thuậnngôn và dấu hiệu ngôn hành (hai tiêu chí này được giới thiệu kỹ trong mục 1.2.1.1và 1.2.2.1.) Dấu hiệu ngôn hành được khai thác theo trình tự giảm dan của tác dụng

biểu thị lực ngôn trung, gồm: VTNH, từ ngữ (tổ hợp) chuyên dụng, kết cấu thông

dụng Riêng điều kiện thuận ngôn được xem xét trên cơ sở những yếu tô gây ra sựkhác biệt, có tác dụng phân biệt hành động này với hành động khác, tiểu nhóm nàyvới tiêu nhóm khác Thực tế cho thấy tất cả các hành động cầu khiến đều giống

nhau ở điều kiện căn bản (Sp1 quy cho Sp2 cái trách nhiệm thực hiện X) và một vàiyếu tố của điều kiện chuẩn bị (Sp biết/ cho là Sp2 có khả năng thực hiện X, nếu

Sp1 không nói ra thì không chắc Sp2 sẽ thực hiện X) Chúng chỉ khác biệt ở những

yếu t6 sau:

- lợi ich do kết quả của việc thực hiện hành động X (điều kiện chuẩn bi) có

thé thudc về Sp] (vi dụ: hành động cầu nguyện, nhờ, lệnh, yêu cau ); thudc về Sp2

(ví dụ: khuyên, can, khuyến cáo ) hoặc thudc về cả Sp! và Sp2 (ví du: mời, rủ );- vị thé của Sp2 (điều kiện chuẩn bị) có thé cao hon Sp1 ( ví dụ: nhờ, van, cầu ),

thấp hon Sp] (ví dụ: lệnh, yêu cầu, sai ), hoặc ngang bằng với Sp] (ví du: rủ );

16

Trang 24

- khả năng từ chối của Sp2 (điều kiện chuan bi) có thé trung bình (ví dụ: nhờ,mời ), thấp (ví dụ: lệnh, sai ) cao (vi dụ: khuyên, khuyến cáo ).

Sự khác biệt cơ bản này là căn cứ vững chắc để xác lập các hành động cầukhiến cụ thể, cũng là cơ sở dé phan biét cac tiểu nhóm cầu khiến (sẽ được trình bày

kỹ trong các chương 2, 3, 4 của luận án).

1.1.2 Hành động cau khiến và van đề tình thái1.1.2.1 Sơ lược về tình thái

Trong cấu trúc nghĩa của câu có hai thành phần cơ bản là nội dung mệnh đề(ứng với ngôn liệu -dictum) và tình thái, trong đó, nội dung mệnh đề là cái khung sựtình ở dạng tiềm năng, còn tình thái là “thái độ của người nói đối với nội dung mệnhdé mà câu biểu thị hay sự tình mà mệnh dé đó miêu tả (J Lyons), là “thông tin ngữnghĩa cua câu thể hiện thái độ hoặc y kién cua nguoi noi đối với điều được nói đến

trong câu” (Palmer), (dẫn theo [29, tr 85 ]) Trong hành động cầu khiến, thái độ, ý

kiến của người nói là một trong những điều kiện chuẩn bị cơ bản nhất làm nên thành

công, do vậy, tình thái đóng vai trò hết sức quan trọng.

Người ta thường nhắc đến hai phạm trù tình thái cơ bản là nhận thức và đạo

nghĩa Tình thái nhận thức “thé hiện sự đánh giá của cá nhân người nói đổi với tính

chân thực cua điều được nói đến trong câu, dựa trên những bằng chứng

(evidence/warrant) hoặc cơ sở suy luận (judgment) nào đó mà người nói có được ”.

Tinh thái đạo nghĩa “liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay những ràng buộcxã hội khác đối với hành động do một người nào do hay chính người nói thực hiện

(Palmer) (dan theo [29, tr 110]) Trong khuôn khổ tình thái đạo nghĩa, Sp1 có thébiểu hiện ý chí, mong ước của mình, muốn người nghe thực hiện hành động (ở hành

động cầu khiến) hay tự mình cam kết hành động (ở các hành động kết ước).

Nếu như tình thái nhận thức có mặt thường xuyên trong các hành động bàytỏ, thông bao , thì tình thai đạo nghĩa có mặt trong các hành động cầu khiến và kếtước Việc phân tích phạm tru tình thái đạo nghĩa là cần thiết, phục vụ trực tiếp cho

luận án này.

1.1.2.2 Tình thái đạo nghĩa trong hành động cau khiến

Cũng như phạm trù nhận thức, tình thái đạo nghĩa được thể hiện qua cáctham số: khả năng, tất yếu và hiện thực Trong hành động cầu khiến, tiểu phạm trùđạo nghĩa khả năng tương ứng với sự mong muốn (tình cảm) của Spl đối với hành

17

Trang 25

động dành cho Sp2; tiểu phạm trù đạo nghĩa tất yêu thì ứng với sự bắt buộc (ý chí)

của Spl đối với hành động cho Sp2; còn tiểu phạm trù đạo nghĩa hiện thực thi ứng

với hành động được nêu trong nội dung mệnh đề được hoàn thành, được hiện thựchoá hay bị ngăn cản, bị cam đoán “Tat cả các phát ngôn thuộc nhóm khuyến lệnh

đêu có thể được phân tích như là những phát ngôn áp đặt ai đó có nghĩa vụ phải

lam cho mệnh dé nêu trong phát ngôn trở thành hiện thực (hoặc ngăn cản nó trở

thành hiện thực) trong một tương lai nào đó” [29, tr.111] Mức độ áp đặt mạnh hay

yếu phụ thuộc vào phạm vi tất yếu hay khả năng; nội dung công việc được nêutrong mệnh đề có hoàn thành hay bị cưỡng chế không hoàn thành là phụ thuộc vàophạm vi hiện thực hay không hiện thực Mặc dù trên thực tế, phổ tình thái đạo nghĩatừ khả năng đến tất yếu, từ hiện thực đến phi hiện thực hết sức phức tạp, có nhiềumức độ, nhiều ô chuyên tiếp, nhưng theo Lyons (1977), tất cả đều có thể quy vềmay dang can ban: bat buộc, được phép, cấm đoán, miễn trừ.

Như vậy, van dé tình thái đạo nghĩa trong hành động cau khiến là cơ sở déphân loại, miêu tả từng tiéu nhóm cũng như từng hành động cụ thé.

1.1.3 Hành động cầu khiến và lý thuyết lịch sự

1.1.3.1 Sơ lược về ly thuyét lịch su và chiến lược lịch sự

Thực chất, lịch sự là sự tôn trọng lẫn nhau trong quá trình giao tiếp Lý

thuyết lịch sự ra đời nhằm phục vụ cho lý luận về giao tiếp.

Nhắc đến lý thuyết lịch sự phải ké đến các tác giả R Lakoff, G.N Leech, Brownva Levinson R Lakoff nêu ba quy tac lịch sự: khéng được áp đặt (quy tắc lịch sự quy

thức), đành cho người đối thoại sự lựa chọn; khuyến khích tình cảm bạn bè Tác giảcũng chỉ ra rằng, mỗi quy tắc thích hợp với một ngữ cảnh nhất định: quy tắc thứ nhất

phù hợp với những hành động mà vị thế của Sp1 cao hơn Sp2, lợi ích hành động thuộcvề Spl; quy tắc thứ hai phù hợp với những hoàn cảnh mà Sp1 và Sp2 có vị thé tương

đương nhau nhưng không thân cận; quy tắc thứ ba thích hợp với những hoàn cảnh mà

nhân vật giao tiếp có vị thế ngang bằng và có quan hệ thân cận.

G N Leech thì đưa ra sau quy tắc lịch sự: khéo léo; hào phóng; tán thưởng;khiêm tốn; hòa đồng: thiện cảm Sáu quy tắc này xoay xung quanh những mặt đốilập: loi/ thiệt; khen/ chê; hòa đồng/ bắt đồng; thiện cảm/ ác cảm giữa Spl và Sp2 Mỗi quy tắc nêu trên, theo Leech, lại ứng với những hành động cụ thể Chang han,

18

Trang 26

quy tắc khéo léo, hào phóng thích hợp với những hành động cầu khiến và kết ước; quy

tắc tán đồng phủ hợp với hành động biểu cam (dan theo [7, tr 261- 262]).

Brown và Levinson thì đề cập đến thể diện (face)- vốn là sự tự tôn trọngmình trước mặt mọi người và trong chốn riêng tư), gồm thê diện âm tính (negativeface)- vốn là mong muốn được tự do hành động, không bị người khác áp đặt) vàdương tinh (positive face)- vốn là nhu cầu, mong muốn hòa đồng) Khái niệm thédiện âm tính, thé diện đương tính được rất nhiều nhà nghiên cứu kế cận như J.Thomas, G Yule, G.M Green quan tâm Thé dién 4m tinh va dương tinh là haimặt bổ sung cho nhau Hai mặt nay đều có nguy cơ bị tổn hại bởi chính nhữngHĐNT vốn tiềm tàng khả năng trở thành những hành động đe dọa thể diện Chang

hạn: hành động hứa hẹn, tặng biếu có thê đe dọa thể diện âm tính của Spl; cảm ơn,

xin lỗi, nhận lỗi có thé đe dọa thé điện đương tính của Sp1; hỏi cung, hỏi vặn, nhắcnhở có thé đe doa thé diện âm tính của Sp2; phê bình, chê bai, khích bác, chế

giéu có thé đe dọa thê điện âm tinh của Sp2 Do vậy, cần phải có những chiến

lược nhất định dé cứu van thé diện của cả Spl và Sp2 Cho nên, về thực chất, lịchsự được coi là “mét (hay một loạt) chiến lược được người nói dùng để hoàn thànhmột số mục đích như thiết lập hoặc duy trì những quan hệ hài hòa”[1, tr 256].

Do tính phức tạp của vấn đề, trong phạm vi có hạn, luận án xin phép chỉdừng lại ở những nét chính, không bàn đến sâu hơn về vấn đề này.

1.1.3.2 Lịch sự trong hành động cẩu khiến

Theo Brown và Levinson, “cầu khiến là loại hành vi có mức de dọa thé diện

cao nên khi thực hiện nó, lịch sự đã trở thành một mối quan tâm chính cua người

nói, và dưới áp lực của sự quan tâm này mà người nói đã chọn một cách cau khiến

này hay khác.” (dan theo [38, tr 35])

Các hành động thuộc nhóm cau khiến có nguy cơ đe dọa thể diện cao vì mỗi

hành động nêu không ảnh hưởng đến thể điện dương tính/ âm tính của Sp2 thì cũng(hoặc đồng thời) ảnh hưởng đến thé diện âm tính/ dương tinh của Spl Chang han:

lời yêu cầu “Ra khỏi nhà tôi ngay!” làm mất thé diện đương tính của Sp2 (khiến

lòng tự trọng của Sp2 bị tổn thương), mat thé diện âm tinh của Sp2 (Sp2 khôngđược hành xử tự do theo ý mình), đồng thời cũng ảnh hưởng đến thể diện dươngtính của Spl (người ta có thể nghĩ kẻ yêu cầu người khác là kẻ ghê gớm ) Lời

thỉnh cầu “Xin anh đừng bỏ đi!” có thé ảnh hưởng đến thê diện dương tinh của Sp1

19

Trang 27

(Spl phải tự hạ thấp mình, người ngoài có thể nghĩ Spl là kẻ đớn hèn, nhunhược ), đến thể điện âm tính của Sp2 (không được hành xử theo ý minh) Dé dambảo lich sự, Sp] phải hạn chế thực hiện những hành động đe dọa thé diện của Sp2,phải cỗ gắng bù dap những hao ton, thiệt thoi do HDNT của minh gây ra bằng cách

thêm vào câu những thành phần nhất định có tác dụng làm gia tăng hoặc giảm nhẹlực ngôn trung- gọi là biểu thức điều biến (modification) Các biểu thức này kháhữu hiệu trong việc cứu van thể điện của người đối thoại Chăng hạn, dé mời mọc,thay vì “Mời bác vào chơi!”, có thé nói “Xin mời bác vào chơi!” Yếu tô “xin” cho

thấy sự tự khiêm của Spl và sự tôn trong Sp2, khiến hành động mời trở nên trang

trọng, lich sự Để nhờ vả, thay vì “Nhờ anh trông nhà cho em!”, có thé nói “ Nhờ

anh trông nhà cho em một chiut!” ) Biểu thức một chiit/ một tí cô tác dụng giảmbớt sự phiền toái mà Sp2 bỗng dưng phải gánh chịu.

Spl có thé tùy theo hoàn cảnh, đối tượng, tính chất của công việc tương laimà có những biểu thức điều biến phù hop Chang hạn, dé tăng tinh lý tri, Sp] thêm vi

từ tinh thái phải vào câu lệnh (chang hạn: Đồng chí phdi hoàn thành báo cáo đúng thờihạn! ), dé nhân mạnh tính tức thời, Sp1 có thé thêm các tô hợp ngay, ức khắc, lập tức

vào câu yêu cau (chăng hạn: “Anh hãy ra khỏi đây ngay!”, “C6 hãy tới đây mau!”)

Nhìn chung, các biểu thức điều biến được Spl cỗ ý sử dụng nhằm ràng buộc

Sp2 với việc thực hiện hành động trong tương lai, khiến Sp2 hoặc vì tuân thủ mệnhlệnh (nhân tổ lí trí), hoặc vì né nang (nhân tố tình cảm) mà khó lòng từ chối Dinhiên, không thể phủ nhận răng sự có mặt của không ít biểu thức còn khiến lời cầukhiến trở nên dễ nghe, dé khiến Sp2 hai lòng vì được tôn trọng Trong quá trìnhxem xét các dấu hiệu ngôn hành của nhóm, tiểu nhóm và của những hành động cụ

thể, chúng tôi nhận thấy rất nhiều từ ngữ chuyên dùng vốn là các biểu thức điều biến.

Nói cách khác, có rất nhiều biểu thức điều biến được sử dụng đến mức quen thuộc, trởthành từ ngữ, tô hợp đặc trưng giúp nhận diện hành động cầu khiến của người Việt.

1.1.4 Hành động cầu khiến và lý thuyết điển mẫu1.1.4.L Sơ lược về lý thuyết điển mẫu

Lý thuyết điển mẫu (prototype theory) được đề cập từ thập niên 70 của thế

kỷ XX, nhằm phản bác sự vận dụng máy móc quan điểm của logic học truyền thốngvào việc nghiên cứu ngôn ngữ Lý thuyết này cho rằng các thành viên thuộc một

phạm trù có tư cách ngang nhau, chỉ cân thỏa mãn các điêu kiện cân và đủ của

20

Trang 28

phạm trù đó Thực chất, lý thuyết điển mẫu là lý thuyết về phạm trù hóa, cho răngtrong một phạm trù, một số thành viên chiếm vị trí trung tâm, điển hình hơn so vớicác thành viên khác Chang hạn: theo quan điểm logic cô điển, phạm trù “chim” đòihỏi phải thỏa mãn các điều kiện cần và đủ sau: [+ có lông vũ], [+có mỏ], [+ biết

bay], do vậy, những con vật được gọi là “chim” sẽ có địa vị như nhau Còn theo lý

thuyết điển mẫu, các đặc tính này có vị thế không bình đăng, dẫn đến thực tế là một

con chim cổ đỏ (robin) là thành viên điển hình hơn so với chim cánh cụt [+ có lôngvũ], [+có mỏ], [- biết bay] Các thành viên điển hình được gọi là ví dụ tốt (goodexample), ngược lai là vi dụ tồi (bad example).

Lý thuyết điển mẫu được chính thức dé cap"? bởi Eleanor Rosch trong tác

phẩm “Các phạm trù tự nhiên” (1973), với các cứ liệu thuộc lĩnh vực từ vựng Sauđó, thuyết này được áp dụng nghiên cứu các lĩnh vực khác của ngôn ngữ Chăng hạn,khi nghiên cứu ngữ pháp, Langacker chỉ ra rằng: điển mẫu “không doi hỏi mọi thànhviên của một phạm trù phải có một đặc tính nào đó mà các thành viên khác đều có”.Nghĩa là nếu một thành viên nào đó không đáp ứng đầy đủ các đặc tính của phạm trù

thì hãy coi đó là thành viên phi điển mẫu, không nhất thiết bị loại khỏi phạm trù.“Điển mẫu cũng không hạn chế một danh sách tối thiểu các thành viên của phạm trù,ngược lại nó khuyến khích sự phạm trù hoá một cách khả thi nhát, đây đủ nhất cáctrường hợp điển mau.” Tit đó, Langacker nhận định: “với việc áp dung quan điểmđiển mẫu, chúng ta sẽ tránh được sự áp đặt những phân biệt quá rach roi giữa cáchiện tượng ngôn ngữ, dan đến hệ quả là miêu tả chúng một cách riêng biệt ” (dantheo [21, tr 31]) Ông đưa ra một loạt câu vốn được đánh giá là sai theo quan điểmcủa logic ngữ nghĩa, nhưng là đúng theo quan điểm của ngữ pháp tri nhận vì sự vật

được nhắc tới trong câu đã được liên kết với những thành viên điển mẫu.

Ở lĩnh vực cú pháp, Taylor nhận định: “các thành viên của một phạm trù ngữpháp không nhất thiết phải thể hiện một tập hợp các đặc tính cú pháp giống nhau",

và "khả năng xuất hiện của một cầu trúc dung hơn là vấn dé mức độ, một số luônluôn sẵn sàng (dé sử dụng), một số khác thì hoàn toàn bị loại trừ, còn ở giữa là một

số thứ tỏ ra mơ hô và rời rạc Các cau trúc, không kém những loại đối tượng ngôn

ngữ khác, cũng cán được coi là các phạm trù điên mau, với một số cau trúc hiện3 Trước đó, năm 1969, Berlin và Kay đã dé cập đến các phạm trù màu (Berlin và Kay, 1969, Những từ chỉ

màu cơ bản”) Công trình nay tạo cơ sở quan trọng cho thuyét điện mau.

21

Trang 29

thực hoá (instantiations) được coi như là những vi dụ tốt hơn của cấu trúc so với

các cau trúc khác" (Taylor, dẫn theo [21, tr 33]).

Ở lĩnh vực ngữ dụng, Taylor mượn lời Hudson dé khang định vai trò của lythuyết điển mau trong việc nghiên cứu hành động ngôn từ: “Hudson (1980) từngcho rang rất nhiễu cấu trúc của ngôn ngữ học xã hội- các loại hành động ngôn từ

(vi dụ: hứa hẹn), loại hình tương tác (ví du giao dịch kinh doanh), các thông số về

quyên lực và sự thống nhất, ngay cả chính quan niệm về cộng đồng ngôn ngữ — cóthé coi là những phạm trù điển mẫu hữu ích, có thé được định nghĩa trong các thídụ đứng dau phạm vi những trường hợp rõ ràng ” [84, tr 174].

Như vậy, lý thuyết điển mẫu có thể coi là một trong những cơ sở quan trọng

dé nghiên cứu các van đề ngôn ngữ, trong đó có HDNT.

1.1.4.2 Lý thuyết điển mẫu trong việc xác lập hành động cau khiến

Như đã nói ở trên, việc nhận diện hành động cầu khiến căn cứ vảo hai tiêuchí: các dấu hiệu ngôn hành và điều kiện thuận ngôn Nhờ đó, những hành độngthiên lý trí (ra lệnh, yêu cầu, cắm ) được phân biệt khá rõ với các hành động thiêntình cảm (cầu xin, nhờ ) và các hành động trung hòa (khuyên, khuyến cáo ) Tuy

nhiên, việc xác lập các hành động thuộc cùng một tiểu nhóm là điều không đơn

giản, vì ranh giới của chúng khá mờ nhạt Thuyết điển mẫu tỏ ra đắc dụng trong

việc phân loại những trường hợp này.

Theo lý thuyết về phạm trù hoá, nhóm cầu khiến ứng với một phạm trù, bao

gồm những phạm trù ở các cấp thấp hơn (các tiểu nhóm, các hành động cụ thể) Mỗiphạm trù có những đặc tính chuẩn mực, thể hiện ở điển mẫu Việc các thành viênnămở vị trí trung tâm, ngoại biên hay phân bố từ trung tâm đến ngoại biên sẽ phụ

thuộc vào việc đạt chuẩn hay lệch chuẩn ở mức độ nào đối với điển mẫu Một số

hành động thỏa mãn mọi điều kiện (mang đầy đủ đặc tính) của phạm trù cầu khiếnđược coi là điển hình; một số thỏa mãn nhưng không đầy đủ được coi là kém điểnhình; số khác nếu không phù hợp với bất kỳ đặc tính nào của phạm trù cầu khiến sẽbị gạt ra ngoài phạm vi của nhóm Như vậy, thuyết điển mẫu không chỉ góp phầnnhận diện các hành động cầu khiến mà còn giúp phân loại chúng.

Nhìn chung, cầu khiến là nhóm hành động phức tạp, liên quan chặt chẽ đếnnhiều hiện tượng như tình thái, lịch sự, điển mẫu Việc xem xét nhóm hành động

trong sự chi phôi của các hiện tượng này sẽ giúp luận án có được một cách xác lập,

22

Trang 30

lý giải khách quan và chính xác về nhóm các hành động cũng như các hành động

cầu khiến trong từng tiêu nhóm.

1.2 Xác lập hành động cầu khiến

Cũng như các don vị ngôn ngữ khác, HĐNT mang bản chat tín hiệu, nên mỗinhóm hành động hay mỗi hành động cụ thê đều có hai mặt: cái biểu đạt- CBD (hìnhthức) và cái được biểu đạt- CĐBĐ (nội dung khái niệm) CBĐ chỉ có giá trị khiphan ánh CDBD, và CDBD chỉ có thé thể hiện thông qua CBD Từ những dấu hiệuhình thức có tính quy luật (dau hiệu ngôn hành), có thé tìm ra bản chất của hànhđộng Ngoài ra, các HĐNT chịu sự chỉ phối của điều kiện thuận ngôn- những điềukiện quy định sự thành công hay thất bại của quá trình thực hiện HĐNT Do vậy,việc xác lập các hành động cầu khiến dựa trên hai căn cứ chủ đạo: điều kiện thuận

ngôn và dấu hiệu ngôn hành.

Ở mục này, do điều kiện thuận ngôn của các nhóm HĐNT có nhiều điểmtương đồng và dị biệt, nên điều kiện của nhóm cầu khiến- với tư cách đối tượng

trung tâm- được đặt trong thế đối sánh với các nhóm khác ở một số phương diện.

Riêng dấu hiệu ngôn hành là đặc trưng hình thức của mỗi nhóm, cho nên khi xem

xét dấu hiệu của hành động cầu khiến, chúng tôi không đặt trong mối tương quan

với các nhóm khác.

1.2.1 Điều kiện thuận ngôn

1.2.1.1 Điều kiện thuận ngôn của hành động ngôn từ

Tất cả các hành động ngôn từ, theo Austin, chỉ có thé thành công khi đảm

bảo các điều kiện thuận ngôn sau:

*“- (i) Phải có thủ tục có tính chất quy ước và thủ tục này phải có hiệu quả

cũng có tỉnh quy ước; (ii) Hoàn cảnh và con người phải thích hợp với những điều

quy định trong thủ tục.

- Thủ tục phải được thực hiện (i) một cách đúng đắn và (ii) day đủ.

- Thông thường thì (i) những người thực hiện hành vi ở lời (hành động ở lời)

phải có ý nghĩ, tình cảm, y định dung như đã được đề ra trong thủ tục và (ii) khi hànhđộng diễn ra thì ý nghĩ, tình cảm, ý định đúng như nó đã có (dan theo [7, tr 112)).

Các điều kiện mà J Austin đưa ra tuy cần thiết, nhưng tản mạn- mỗi ví dụ

nêu trên là một hành động khác nhau, do vậy, nêu dựa vào hệ điêu kiện này, khó có

23

Trang 31

thể lấy một hành động cụ thé để lần lượt phân tích sự vi phạm va mức độ thất bại

của nó Khắc phục nhược điểm này, Searle đưa ra hệ điều kiện thuận ngôn gồm:

- Điều kiện nội dung mệnh dé: HĐNT phải tương thích với nội dung mệnhđề Về cấu tạo, mệnh dé đó có thé là một mệnh đề đơn giản hay hàm mệnh dé; vềnội dung, đó có thé là hành động trong tương lai của Sp] (với nhóm hành động cầukhiến)/ của Sp2 (với nhóm hành động cam kết)

- Diéu kiện chuẩn bị: Sp1 cần phải có những hiểu biết nhất định về năng lực,

lợi ích, ý định của Sp2; về quan hệ liên nhân giữa các nhân vật giao tiếp; về hoàncảnh cụ thé của câu nói.

- Điều kiện chân thành: Sp1 phải có trạng thái tâm lý ứng với HDNT Spl

phải thực sự có niềm tin khi thực hiện hành động Nói cách khác, điều kiện này đòi

hỏi HĐNT phải được thực hiện một cách thành thực.

- Điều kiện căn bản: quy định kiều trách nhiệm mà Sp1 hoặc Sp2 bị ràngbuộc khi hành động nói được thực hiện Đó có thé là Spl ràng buộc Sp2/ tự ràng

buộc mình với hành động tương lai

Đề chứng minh, Searle tiến hành miêu tả một số hành động cụ thể với cácđiều kiện thuận ngôn tương ứng, chăng hạn: hành động cảm ơn có noi dung mệnhđề là hành động A trong quá khứ do Sp2 thực hiện; điều kiện chuẩn bị: hành động A

có lợi cho Sp1 hoặc được Sp! coi là có lợi cho mình; điều kiện chân thành: Sp1 biết

ơn Sp2 vì đã thực hiện A; điều kiện căn bản: nhằm bày tỏ lòng biết ơn của Sp].

J Austin và J Searle gặp nhau ở chỗ chỉ ra rằng sự chân thành của người

thực hiện góp phần làm nên thành công của hành động Chỗ khác nhau cơ bản làAustin thiên về phân tích lời nói như thủ tục có tính chất lễ nghi, phân tích tính hiện

thực của hành động gắn với hoàn cảnh nói, trong khi Searle gắn nội dung lời nói với

các tố chất, trách nhiệm của Spl và Sp2 Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế, chúng

tôi lay quan điểm của J Searle làm cơ sở dé xác lập nhóm hành động cầu khiếntrong mối tương quan với các nhóm hành động khác, đồng thời ứng dụng một cách

phù hợp đề xác lập các tiêu nhóm và các hành động cầu khiến.

1.2.1.2 Điều kiện thuận ngôn của hành động cau khiến

Đây là yếu tố dam bảo cho hành động cầu khiến được diễn ra thành công và

hiệu quả Dé cập đến van đề nay, tác giả Đào Thanh Lan nhấn mạnh “bối cảnh giaotiếp trực tiếp” là điều kiện dé xuất hiện hành động cau khiến, cũng /a diéu kiện tiễn

24

Trang 32

dé dé có lời cau khiến [44, tr.43- 44] Còn tác giả Lê Đình Tường thì cho rangnhững yếu tố đảm bảo này gồm: đường kênh giao tiếp thông suốt; nội dung ý muốn

cụ thé và chỉ cái hiện thực dưới dạng tiềm năng: phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp;

thé hiện tính chân thành của vai trao; thé hiện tinh cần thiết của việc thực hiện hànhđộng được nêu ra để hành động cầu khiến hiệu quả nhất [ 70] Hai tác giả đều nhấnmạnh tính trực tiếp của hành động, song, thực tế cho thấy đây không hoàn toàn làđặc trưng của hành động cầu khiến, mà còn là tính chất của không ít hành độngthuộc nhóm cam kết, bày tỏ Thêm nữa, các yêu tố mà tác giả Lê Đình Tường nêu

ra thực chất cũng là sự cụ thể hóa từ hệ điều kiện thuận ngôn của J Searle.

Theo tinh thần ấy, có thé khang định hành động cầu khiến tiếng Việt đòi hỏi

phải được thỏa mãn:

a Điều kiện căn bản

Điều kiện căn ban cho phép xác lập nhóm cau khiến với các nhóm cam kết,

tái hiện So sánh các ví dụ sau:

(1)- Tôi khẳng định trời sẽ mưa.(2)- Tôi hứa sẽ đến đúng giờ.

(3)- Đề nghị dong chí cho đội chúng tôi qua cầu (Phùng Quán)

Ở hành động khang định (vi dụ 1), Sp] phải tự ràng buộc bản thân vào tráchnhiệm nói đúng sự thật, cho nên thường bổ sung thêm những căn cứ hay băng

chứng nào đó (chang hạn “ Mây den đã nặng trich thé kia!”) Trong hành động hứa

(ví dụ 2), Sp1 phải tự quy cho mình trách nhiệm đến đúng giờ, đồng thời cho Sp2quyền lợi chờ đợi điều mình hứa hẹn (vì vậy, dé Sp2 an tâm, Spl có thể bổ sungmệnh đề giả định sự bat loi cho bản thân nếu X không được thực hiện, chăng hạn:

“nếu không , tôi xin chịu mọi kỷ luật theo quy định”) Trong hành động đề nghị

(vi dụ 3), Sp2 (anh công binh ) bi gan cho trách nhiệm phải cho đội thiếu niên trinhsát vượt cầu, còn Spl (đội trưởng) tự cho mình quyền được chờ đợi kết quả củahành động Như vậy, nếu trong các hành động tái hiện, cam kết, Spl tự quy tráchnhiệm cho chính mình thì ở các hành động cầu khiến, trách nhiệm thực hiện hành

động bị Sp1 ràng buộc cho Sp2.

b Điều kiện chuẩn bị

Điều kiện chuẩn bị cho phép phân biệt nhóm cầu khiến với hầu hết các nhóm

khác, cụ thé là:

25

Trang 33

Thứ nhất, Sp] phải có hiểu biết nhất định về năng lực của Sp2 Nếu hành

động tái hiện, bày tỏ, cam kết không đòi hỏi Sp] phải đánh giá năng lực của Sp2

(Sp2 nào cũng dé dàng có khả năng tiếp nhận lời kế chuyện, lời khen, chê, than thởhay hứa hen, thé thốt ở những mức độ khác nhau ) thì khi cầu khiến, SpI phải có

cơ sở để tin rằng Sp2 có khả năng cần thiết để thực hiện hành động X trong tương

lai Hành động lệnh “ Bắn!” của tiêu đội trưởng sẽ thất bại nếu các đội viên khôngbiết bắn súng hay thị lực kém Hành động nhờ vả của em Mừng “ Nhờ anh mang bó

lá tam gửi ni về cho mạ em” (Phùng Quan) sé bị anh So (Sp2) từ chối nếu anh

không được nghỉ phép, không tiện đường hoặc không được phép vận chuyền hànhlý — theo quy định của cấp trên Hiểu biết về năng lực của Sp2 là cơ sở tốt nhất déSpI dự đoán các khả năng từ chối thực hiện hành động tương lai X của Sp2, từ đó

đi đến quyết định có/ không nói ra lời cầu khiến.

Thứ hai, Spl phải tính toán xem lợi ích của việc thực hiện X thuộc VỀ ai.Trong nhóm cam kết, với lời hứa hẹn, thé bồi chính danh, lợi ích luôn thuộc về Sp2.

Còn ở nhóm cầu khiến, nếu việc thực hiện X có lợi cho mình, Sp] có thé ra lệnh,

yêu cầu, nhờ vả, cầu xin ; nếu có lợi cho Sp2, phải chon lời để khuyên, khuyếncáo Việc tính toán này là cơ sở để Spl chọn lựa các hành động cầu khiến phù

hợp với mục đích hành động.

Thứ ba, Sp] phải nhận biết được vị thế của mình trong thế đối sánh với Sp2.Vi thé được xem xét với tu cách điều kiện chuẩn bị của HDNT là vị thé xã hội, loạivị thế nhiều khi không trùng với vị thế giao tiếp Vị thế xã hội là chỗ đứng của cánhân trong xã hội, được tạo nên bởi sự kính nề ma cộng đồng dành cho cá nhân đó

ở các khía cạnh tuổi tác, chức quyền, năng lực, kinh nghiệm Trong khi đó, vị thế

giao tiếp được xác định bởi kha năng chủ động trong cuộc thoại, do vậy, “#gưởinào trong một cuộc hội thoại nắm quyên chủ động nêu dé tài diễn ngôn, lái cuộc

hội thoại theo hướng của mình, điều hành việc nói năng của những người cùng giao

tiếp với mình v.v thì người đó ở vị thé giao tiếp mạnh ” [7, tr 19].

Trong nhóm hành động cau khiến, nếu Sp1 ở vị thé cao hơn Sp2, anh ta cóquyền chọn các hành động lệnh, yêu cầu, cam , nếu Spl ở vị thế thấp hơn, anh tacó thé nhờ vả, cầu xin, nai ni Dé đảm bảo tính lich sự và các quy tắc của văn hóagiao tiếp, Spl không thé tùy tiện thực hiện hành động nếu không nắm rõ vị thé của

26

Trang 34

đối phương ““® Day là điểm khác biệt với hành động cam kết (Sp1 dù ở địa vị thấp

hay cao đều có thé hứa hẹn, thé thốt), bay tỏ (Spl ở vị thé nào cũng có thé đưa ranhững nhận xét, đánh giá chủ quan), tái hiện (Spl ở vị thé nào cũng có thé trầnthuật những sự kiện khách quan) Với hành động cầu khiến, việc đối chiếu vị thếquyết định việc lựa chọn các hành động thích hợp với nhân vật giao tiếp.

Tóm lại, điều kiện chuẩn bị là điều kiện có tính chất quyết định đối với việcthực hiện hành động cầu khiến.

c Điều kiện chân thành

Điều kiện chân thành là yếu tổ đảm bảo cho HĐNT diễn ra một cách thành

thật Xét các ví dụ sau:

(4) Thú thật là tôi dang rất buồn.

(5) Tôi đảm bảo là lô hàng sẽ đến tay quý khách đúng thời gian quy định.(6) Tôi đoán nó có vợ rồi

(7) Lúc nào rảnh, mời anh qua nhà tôi chơi!

(8) Yêu cầu anh lập tức xuống xel

Khi bày tỏ (hành động thuộc nhóm bay tỏ- vi dụ 4), Spl] phải nói ra tâm

trạng thực sự của mình (rất buồn) Khi đảm bảo (hành động thuộc nhóm cam kết- vídụ 5), Spl phải có cơ sở nhất định dé tin và có ý muốn hành động dé “hàng sẽ đếntay quý khách đúng thời gian” Khi tái hiện (vi dụ 6), Sp] phải có căn cứ dé tin rằng“nó có vợ rồi” Khi mời (vi dụ 7), Spl phải tin rằng Sp2 có khả năng thực hiện X

(qua nha Sp1 chơn)- tuy nhiên, do Spl và Sp2 tỏ ra có quan hệ thân cận, nên Spl

thường gia tăng yếu tổ tình cảm bang cách đưa ra điều kiện giả định “khi nào rảnh ”.Khi yêu cau (vi dụ 8), Sp1 thé hiện sự áp đặt bang cách dùng VTNH thiên lý trí kèm theocác từ ngữ mang tính thúc giục “lập tức”, buộc Sp2 phải thực hiện X (xuống xe).

Như vậy, nếu các hành động tái hiện, cam kết, bày tỏ đòi hỏi Sp1 phảihoan toàn tin tưởng vào điều mình nói ra, thì ở hành động cầu khiến, bên cạnh niềmtin rằng Sp2 có khả năng thực hiện X, Sp1 con thé hiện sự mong muốn hay bắt buộc

Sp2 thực hiện X Hệ quả là, tương ứng với mong muốn hay bắt buộc, Spl gia tăng

® Trường hợp Spl ở vị thế cao hơn chọn hình thức của hành động nhờ, cầu xin chứng tỏ Sp1 cố ý muốn

Sp2 nhận ra vi thê bat thường mà thay đôi cách suy nghĩ hiện tai và thực hiện X , hoặc Sp] là kẻ nhu nhượctrước Sp2.

27

Trang 35

các yếu tố tình thái thê hiện tình cảm hoặc lý trí Dĩ nhiên, nếu không đảm bảo điều

kiện chân thành, thì các hành động bay tỏ, đảm bảo, đoán, mời vẫn diễn ra,

nhưng là “nói nhăng nói cuội”, là “hứa hão”, là “mời rơi mời rụng”

d Điều kiện nội dung mệnh đề

Với hành động cầu khiến, nội dung mệnh đề phải là hành động- trong khicác nhóm khác có nội dung là một mệnh dé- do vậy không thé áp dụng tiêu chí

chân ngụy dé đánh giá Hơn nữa, các hành động X phải ở thì tương lai hay mang

nghĩa tương lai So sánh các ví dụ sau:

(9)T6i khẳng định là anh đã đến đây (+).(a) Tôi khăng định anh đang đến đây (+)

(b)Tôi khang định anh sẽ đến đây (+)

(10) Tôi phân công anh đã trực Tết (-)(a)Tôi phân công anh dang trực TẾt (-)

(b)Tôi phân công anh (sẽ) trực Tét (+)

Hành động khăng định cho phép nội dung mệnh đề là sự tình trong quá khứ,

ở hiện tại hay tương lai, trong khi hành động “phân công” trở nên vô nghĩa, thậm

chí lố bịch nếu hành động X (trực Tết) đã hoặc đang được Sp2 thực hiện Nói cáchkhác, nội dung mệnh đề của hành động “phân công” phải là một hành động trongtương lai Tình hình tương tự với các hành động khác trong nhóm hành động cầukhiến Như vậy, nhóm này chỉ chấp nhận nội dung mệnh đề là hành động trongtương lai so với thời điểm nói, bởi nếu Sp1 không nói ra, Sp2 có thé không biếtmình can/ nên/phải thực hiện X Ngay cả với hành động ra lệnh vốn đòi hỏi hànhđộng X phải được thực hiện ngay lập tức (chang hạn: “Ban!”), thi thời khắc Sp2 bắtđầu thực hiện X cho dù đã có sự chuẩn bị kỹ càng về tư thé va tinh than thì nhanh

nhất cũng không thé trùng với thời khắc Sp1 phát ngôn Do vậy, hành động tương

lai của Sp2 là điều kiện nội dung mệnh đề đặc trưng của hành động cầu khiến.

(Hệ điều kiện của nhóm hành động cầu khiến trong mối tương quan với cácnhóm hành động khác””)- theo sự phân loại của J Searle- được khái quát ở Phụ lục,bảng 1.1.) Đây là cơ sở vững chắc đề xác lập nhóm hành động cầu khiến.

5 7 Ấy nhóm cầu khiến làm trung tâm, chúng tôi chỉ xem xét những điểm khác biệt cơ bản, không xác lập hệ

điêu kiện cho bôn nhóm hành động còn lại.

28

Trang 36

1.2.2 Dấu hiệu ngôn hành

1.2.2.1 Dau hiệu ngôn hành của hành động ngôn từ

Như đã nói ở trên, khi thực hiện một HDNT, con người thực hiện không phải

một mà là ba hành động đồng thời Cụ thé:

Hành động tạo lời (tạo ngôn) là hành động được thực hiện băng cách vậnđộng các bộ phận cầu âm (miệng, thanh hau, vòm hong ) dé tạo ra lời nói hoặc cáccử động tay/ chân tạo ra chữ viết.

Hành động mượn lời (xuyên ngôn) là hành động mà Spl dùng ngôn ngữ

nhằm gây một hiệu quả ngoài ngôn ngữ ở Sp2 Hiệu quả ngoài ngôn ngữ thường làsự thay đổi trạng thái tâm lý/ vật lý

Hành động tại lời (ngôn trung, ở lời) là hành động mà Sp1 thực hiện ngay

khi nói năng nhăm gây ra những hiệu quả ngôn ngữ, khiến Sp2 thường có phan

ứng/hồi đáp tức thời Tương ứng với hành động này là lực ngôn trung (illocutionary

force)- von là ý nghĩa thật sự của phát ngôn, thường trùng với ý muốn của Spl.

Lực ngôn trung trong mỗi câu, theo Searle, được nhận diện khi câu chứa

một/ một vài dấu hiệu ngôn hành sau đây:

a VỊ từ ngôn hành

VTNH được coi là một trong những IFIDs đặc biệt, đánh dấu lực ngôn trung

một cách trực tiếp nhất ?®), IFID này chỉ tồn tại trong những câu ngôn hành — những

“câu có hành động tạo ngôn tương đương với hành động ngôn trung [14, tr 138],

chăng hạn:

(11) Tôi tuyên bố bị cáo vô tội.

(12) Tôi cám ơn anh (Dẫn theo ví dụ của Hoàng Dũng [ 14, tr 138])

Khi nói ra lời tuyên bố, cám ơn là khi hành động tuyên bố, cám ơn được thựchiện Hoàn toàn có thể nhận diện các hành động này thông qua các VTNH - “nhiingvị từ chỉ hành động được thực hiện bằng ngôn từ và làm hạt nhân cho câu ngôn

hành ( ) ” (14, tr 138] như “uyên bố”, “cám on” Như vậy, có thé nói: câu ngôn

hành là sự thé hiện trực tiếp ban chất của HĐNT, và VTNH là chỉ báo trực tiếp lực

ngôn trung của câu ngôn hành.

“9 Tuy nhiên, VTNH không phải dấu hiệu duy nhất có khả năng tường minh hóa lực ngôn trung Tác giả J.

Lyons từng khang định: ngoài VTNH, hiệu lực ở lời còn được đánh dau “bằng một tiểu từ tình thái đặc biệt,

bằng một hình thức ngữ pháp đặc biệt, hoặc thậm chí bằng một kiểu ngữ điệu đặc biệt” [51, tr.261]

29

Trang 37

Nhắc đến VTNH, các giáo trình ngôn ngữ- theo tinh thần của Austin- nêu ra

những điều kiện thiết yếu của VTNH: i chủ thé (subject) phải ở ngôi thứ nhất; ii vị

từ phải ở thì hiện tai; iii bổ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận phải ở ngôi thứ hai; iv câu/phát ngôn không chứa những biểu thức đóng vai trò trạng ngữ chỉ nguyên nhân,mục đích Thực tế thì, không có lớp VTNH chuyên dụng nảo, mà chỉ có những vịtừ có tiềm năng thực hiện chức năng ngôn hành, và tiềm năng Ấy được hiện thực hóaở câu ngôn hành Do vậy, điều kiện nêu trên phải là điều kiện của câu ngôn hành Nói

cách khác, nếu không thỏa mãn những điều kiện nêu trên, thì câu không phải là câu

ngôn hành, dẫn đến hệ quả là các vị từ trung tâm của câu đó cũng không phải VTNH.

Chính vì thế, trong luận án này, khi xem xét các VTNH với tư cách một dấuhiệu đắc lực nhận diện lực ngôn trung, chúng tôi đã mặc nhiên công nhận những

câu chứa chúng là các câu ngôn hanh.

b Các từ ngữ (tô hợp) chuyên dung

Trong tiếng Việt, các từ ngữ chuyên dụng đóng một vị trí khá quan trọng

trong việc nhận diện các HĐNT Số lượng các từ ngữ này trong mỗi nhóm HĐNT,

mỗi HĐNT cụ thé không giống nhau Tác giả Đỗ Hữu Châu đã giới thiệu khá chi

tiết về chúng Theo tác giả, đánh dấu hành động hỏi là các từ ngữ như: có (đã) không (chưa)? có phải hay khéng?; ai, cái gi, bao giờ, mắy ; a, u, nhỉ,

nhé chăng? Các từ hãy, đừng, chớ, di, hãy di; đừng, đừng nữa; xin, lam on, hộ,

cảm phiên; nào, thôi (di nào, di thôi ) đánh dau hành động cầu khiến Các từ ngữnên, không nên đánh dau hành động khuyên Các quán ngữ di dang dau, chết khôngnhắm mắt , thì trời tru đất diệt, thì trời đánh thánh vật biéu thị hành động cam

kết Những từ ngữ mở đầu như that là, qua là cho thay lực ngôn trung của hành

động đánh giá Và vô số những lời chửi như: cha (me) , tiên sư (nhân) , những lờirua xả như do (mặt) ; ăn (cái nọ, cái kia ), chết di cho rồi quỷ tha ma bắt (mày)

di [7, tr 93- 94].

Thực tế cho thấy, trên cứ liệu tiếng Việt, các từ ngữ chuyên dung thường tậptrung ở mấy loại:

- đại từ: gồm các đại từ nghỉ vấn trong các phát ngôn của hành động hỏi.

- các tổ hợp đóng vai trò vị từ tình thái như:

+ các vi từ tinh thai: nên, cân, phải, tát

30

Trang 38

“+ các vị từ tình thái tinh làm chính tổ trong ngữ đoạn vị từ: toan, định, cố,

muon, đành, được, bị, bỏ, hay, đừng, cho

+ các vị từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề: tôi erằng, tôi sợ rằng, tôi nghĩ rằng

+ các quán ngữ tình thái: dỉ bảo, nói gì thì nói, ngó bộ, thảo nào, tội gì,

dang thang ra, kế ra, làm như thé

+ các than từ: ôi, eo ôi, chao ôi, 6

+ các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương đương: a, u,

nhỉ, nhé, thôi, chứ, đi, mất, thật, cũng nên, lại còn, thì chết

+ các vị từ đánh giá và tổ hợp có tính đánh giá: may (là), may một cái (là),

đáng buôn (là), đáng mừng (là), dang tiếc (là) ” [29, tr 140]c Kết cầu thông dung

Như đã nói, biểu hiện cụ thể nhất của hành động nói năng vẫn là câu Mỗicâu đều được tạo lập trên cơ sở những kết cau ngữ pháp khá có định, được ngườibản ngữ chấp nhận Dựa vào kết cấu ấy, trong không ít trường hợp, ta có thể nhậndiện được bản chất của HDNT.

Trong tiếng Việt, để thực hiện hành động, Spl hoàn toàn có thể lựa chọn một

trong số các kiêu kết cau đặc trưng Chang hạn, thuộc kết cấu thé nguyén có: “$p7+thê+ P”; “nếu Sp1 không V thì X” (sự tình X mang lại điều rủi ro cho ban thân Sp1;

“Có Chúa/ Trời Phật/ quỷ than hai vai chứng giám/, S+ V ” Thuộc kết cau cảm than cókết câu tính ngữ “rat/ vô cùng+ A”; “Quả là/ Thật là/ Rat chỉ là+ A” (A- tinh từ)

Nhìn chung, kết cau của các HĐNT đều có thể quy về may dạng sau:

i kết cấu câu don hai sự tình- một sự tình hiện tại, một sự tình tương lai

(VD: kết cấu cầu khiến; kết cấu cam kết) hoặc một sự tình quá khứ (VD: kết cấucảm ơn) Kết cau này gồm hai dang nhỏ: có đủ chủ ngữ (S1+ Vp+S2+ VỊ+chủ ý] và an

chủ ngữ (Vp+ S2+ V) VD: Tôi hứa đến đúng giờ; Nhờ cậu bam quan cho tôi vào hau

ii kết cấu câu đơn một sự tình có chủ ngữ ứng với Sp2, dạng S2+ V VD:

Cậu hãy mở cửa!

iii kết cau câu phức có chủ ngữ ứng với chủ thể hành động Spl, vị từ chính

là vị từ ngôn hành, bé ngữ có cấu trúc tiêu cú: VD: Tôi xin thông báo: chúng ta chuẩn biđược tăng lương; Tôi tuyên bô hai người là vợ chong

31

Trang 39

iv kết cấu câu ghép giả định VD: Nếu Sp1 không V thì X” trong hành độngthé, hứa; Sp2 + V kéo X trong hành động giục giã; Sp2 mà V thi X (X bat lợi cho S)

trong hành động cảnh báo.

Đi vào chi tiết, mỗi hành động cụ thé trong các nhóm hành động lớn cónhững kiểu kết cấu đặc trưng Có những kiểu kết cấu có vẻ được ưa dùng trongnhiều hành động (chăng hạn, kết cấu ¡.), tuy nhiên, đặt vào từng hành động, cáikhung ấy được biến đổi ít nhiều ở VTNH, ở các phụ ngữ, ở các từ ngữ hay vị từ cụthé Quan trọng là, vai trò của kết cấu trong việc nhận diện HĐNT là điều khôngthé phủ nhận.

d Ngữ điệu

Ngữ điệu là hiện tượng ngôn điệu gắn liền với câu, luôn đi kèm, hỗ trợ cácdấu hiệu ngôn hành khác, có vai trò quan trọng trong việc nhận diện bản chất hành

động Cùng một tổ chức câu, nếu được thê hiện với ngữ điệu khác nhau sẽ tạo ra lực

ngôn trung khác nhau, và tương ứng là các hành động khác nhau Chăng hạn, theochúng tôi, với t6 chức “M6 cửa ra!” có thê có các kiểu ngữ điệu sau:

- chậm đều, nhắn mạnh ở cả 3 từ: ứng với hành động de doa.

- lên giọng (cao cực đại) ở vị từ “mở” và tiểu từ chỉ hướng cuối câu: tương

ứng với hành động ra lệnh.

- nhân mạnh vị từ: tương ứng hành động yêu cầu.

Ngữ điệu vốn “Jà một hiện tượng ngôn điệu xảy ra ở bậc câu của ngôn ngữ,

được tạo thành từ hoạt động của các đặc trưng như cao độ, cường độ, trường

độ ” [70, tr 37] Tuy nhiên, các tính chất như trường độ, cường độ, cao độ lànhững van đề của vật lý, khó có thé cảm nhận trọn ven bằng các giác quan, không

thé chỉ dùng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết mà phải có máy móc hiện đại dé

đo đạc, phân tích một cách ti mi, chính xác Vi vậy, vấn đề này sẽ được tiếp tục

nghiên cứu ở phạm vi rộng hon so với phạm vi của luận án.

e Mối quan hệ giữa câu và ngữ cảnh

“Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nam

ngoài diễn ngôn ” [7, tr 15] Theo đó, ngữ cảnh bao gồm các nhân vật và hoàn cảnh

giao tiếp Dựa vào quan hệ giữa câu (chính xác hơn là ngữ nghĩa tạo thành do tổ

hợp vị từ chính và nội dung mệnh đề mang lại) với ngữ cảnh, có thé phân biệt các

hành động với nhau Chang hạn, nội dung lời nói sau của thủ trưởng: “Đề nghị mọi

32

Trang 40

người đi hop đúng giờ!” đối với đa số nhân viên là hành động đề nghi; nhưng vớinhững nhân viên thường xuyên đi muộn, thi đây là hành động nhdc nhở mà thủ

trưởng cô ý hướng vào minh.

Mỗi quan hệ giữa nội dung câu- ngữ cảnh còn được sử dụng và tỏ ra đắc lực

trong các tổ chức, đảng phái khi các thành viên lần đầu liên lạc với nhau Dé

nhận ra nhau, người ta dùng mật khẩu Chang hạn, xét mâu đối thoại sau đây giữanhân vật Mai Lan- một tình báo viên và gã cắt tóc- một hộp thư sống của Nguy:

(13) - “Chào ông, tôi có it thuốc trụ sinh của Nhật Ban muốn ban, ông có mua không?

- Ở đây tôi chỉ cắt tóc thôi, không mua bán gì ca” (Đặng Thanh)

Sp2 hoàn toàn có thê từ chối băng lời, giống như gã cắt tóc nêu trên, nhưngkhông có các hành động và thái độ như kẻ đã được dặn mật khẩu: vừa đáp lời, vừathăm dò thái độ của SpI dé nhận ra quan hệ cùng hội cùng thuyền giữa hai người.Như vậy, với người dung, mật khâu có thé chỉ là các hành động hoi hết sức thông

thường Nhưng với người trong cùng tổ chức, đó là hành động nhận diện.

Như vậy, có thé nói, mỗi quan hệ giữa câu và ngữ cảnh hoàn toàn không thé

hiện bằng các dấu hiệu ngữ âm, do vậy, một câu nói, Spl có thể thực hiện hành

động này hay hành động khác tuỳ theo sự cảm nhận của các Sp2 khác nhau, ở các

hoàn cảnh nói năng cụ thể khác nhau Đây cũng chính là cơ sở để tạo ra các hànhđộng ở lời gián tiếp- một lĩnh vực khá thú vị nhưng cũng rất phức tạp, đòi hỏi sựđầu tư nghiên cứu nghiêm túc, có thể xem là vượt ra khuôn khô của luận án.

Nhìn chung, 4/5 IFIDs nêu trên gắn với các kiểu hình thức thể hiện, ít nhiềumang tính quy luật và đều là các dấu hiệu khá rõ để nhận diện các HDNT Duy“mối quan hệ giữa nội dung mệnh đề và ngữ cảnh” không có biéu hiện rõ ràng, khó

quy về các quy luật biểu hiện, va đặc biệt đòi hỏi sự tinh ý của những người tham

gia hội thoại Do vậy, trong phạm vi có hạn, chúng tôi xin gác việc nghiên cứu vấnđề này cho một công trình khác dài hơi hơn.

1.2.2.2 Dau hiệu ngôn hành cua hành động cau khiến

Như đã trình bày ở trên, luận án tập trung khai thác 3/5 IFIDs một cách có

chủ ý theo trình tự giảm dần của tác dụng biểu thị lực ngôn trung: VTNH, các từngữ (tổ hợp) chuyên dụng, kết cấu thông dụng Cụ thể là:

33

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN