1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phân tích diễn ngôn xã luận (Trên ngữ liệu Báo Nhân dân giai đoạn 1964 - 1975)

163 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ HONG NGA

LUAN AN TIEN SI NGON NGU HOC

Hà Nội — 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUONG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

NGUYÊN THỊ HỎNG NGA

PHAN TICH DIEN NGON XÃ LUẬN

(TREN NGU LIEU BAO NHAN DAN GIAI DOAN 1964-1975)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ hoc

Mã số: 62 22 02 40

LUẬN AN TIEN SĨ NGÔN NGỮ HOC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYÊN THỊ VIỆT THANH

Hà Nội - 2018

Trang 3

MỤC LỤC

MO DAU ee cece 4

1 Lido chon dé ni 8 ấäi3:iẦ44 4

2 Mục dich và nhiệm vụ nghiên ctu 0 ccc ccccececeseceeeeseeeseeeseeseesseseseeeees 4

3 Đối tượng và phạm Vi nghiên eứu - 22 s¿©++x++x++zx+zx+srxezred 6

4 Phương pháp nghiên €Ứu - - 5 3c 3132113951231 EEEkrrrkrrkrree 6h4) v8: 0) - 7

6 Bố cục của luận ánn - ¿- - 2 S+SE+SE2EE2EEEEEEEEEEEE1211211211 211111111111 re 8

Chương 1 TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU

VA CƠ SỞ LÍ LUẬN - cccccccccvverrrrrrrerrrree 10

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu -2- 2 2 2 sez++zx+zszzxz +2 101.1.1 Nghiên cứu phân tích dién ngôn trên thé giới -: 5- 10

1.1.2 Nghiên cứu phân tích diễn ngôn ở Việt Nam 2-52 12

1.1.3 Phân tích diễn ngôn báo chí nói chung và diễn ngôn chính luận,

XA IVAN NOI TIEN oo eee À 15

1.2 Co sở lí thuyết về phân tích diễn ngôn xã luận - 16

1.2.1 Cơ sở lí thuyết về phân tích diễn ngôn 2- 2-5 52+ +2£s+zxsrez 16

1.2.2 Các khuynh hướng tiếp cận phân tích dién ngôn : 22

1.2.3 Khái niệm “diễn ngôn xã luận” và đặc điểm của diễn ngôn xã luận

1.5 Ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong quá trình giao tiếp

của diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân: . 2-5-5555ccccccccc+ 35

1.5.1 Ngữ cảnh Chung - c1 TT HH HH nh nh ngư 36

1.5.2 Ngữ cảnh riêng, cụ thỂ 2-5252 St EE2E1211211212171 211111 ce 36

lv: 5 a 38

Chương 2 CÁC PHƯƠNG THỨC THẺ HIỆN CHỨC NĂNG TƯ TƯỞNG

TRONG DIEN NGÔN XÃ LUẬN BAO NHÂN DÂN 402.1 Chủ đề trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân giai đoạn 1964-1975 40

Trang 4

2.2 Từ ngữ, phương thức thể hiện giá trị kinh nghiệm, tư tưởng

trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân -.- 2-5-5555 5cccccccc+ 43

2.2.1 Hệ thống trường từ vựng thể hiện chủ đề, biểu thị giá trị thời đại 432.2.2 Hiện tượng chuyền nghĩa từ mang tính thời đại, những kết hợp

CU MGT MOL NNGỪ 45

2.2.3 Hệ thống từ ngữ biéu cảm, mang sắc thái đánh giá, nhận định 47

2.3 Một số thủ pháp ngôn ngữ thé hiện chức năng tư tưởng

trong diễn ngôn xã luận báo hân Dân 5-55-55c5525sc5cc52 52

2.3.1 Thủ pháp ân dụ - ¿+ t s+SE2EE2EE2E21717111211211211217111 1111 c0 52

PIN ¡o0 53PIN»: 801): 10 8 Ầ 54

2.4 Các quá trình chuyền tác biểu thị chức năng tư tưởng

trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân -2 2552 cccccxcce2 55

2.4.1 Biéu hiện qua hệ thong các quá trình vat Chất c5 ccccccterrkerxee 572.4.2 Biểu hiện qua hệ thống các quá trình tinh thần -5¿¿ 582.4.3 Biéu hiện qua hệ thống các quá trình quan hệ - 2-2 =s 592.4.4 Biểu hiện qua hệ thống các quá trình phát ngôn :- 59

2.5 Hiện tượng danh hoá trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân 62

2.6 Các phương thức lập luận thể hiện giá trị tư tưởng

trong diễn ngôn xã luận báo Nhân DGN -.- 2-5-5255 5cccccccc+ 64

2.6.1 Dấu hiệu nhận diện lập luận - 2: + ++x+2zx+zx++zxezrxesrxee 65

2.6.2 Các phương thức lập luận -. ¿5c S221 32+ SEEssiresrsesrrsrrsee 70

2.7 THOU Ket nh 81

Chuong 3 CAC PHUONG THUC THE HIEN CHUC NANG LIEN NHAN

TRONG DIEN NGON XÃ LUẬN BAO NHÂN DAN 83

3.1 Phương tiện biểu thị tình thái thể hiện chức năng liên nhân

trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân 2- 252552 ccccccccce2 83

3.1.1 Phụ từ tình thai tinh ““hãy” - c Sc kg TH HH Hy 1g re 833.1.2 Vi ter tinh that oo 85

3.1.3 Các động từ va tô hợp tinh thái . ¿-c++cxccxcccvrxerxeres 89

3.1.4 Quan ngit timh that :'ỐẦ® 91

3.1.5 Tidu ti Ch na 913.2 Hành động ngôn từ thé hiện chức năng liên nhân

trong diễn ngôn xã luận báo hân Dân -©5-5525527<55c552 92

3.2.1 Nhóm hành động cầu khiến/điều khiển (directives) - 93

Trang 5

3.4 Quan hệ xưng hô thé hiện chức năng liên nhântrong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân - 5c 5©52ccccscce2 1023.5 Chiến lược lịch sự thể hiện chức năng liên nhân trong diễn ngônxã luận báo Nhân DGN - SH nS SH HH Hi, 1083.6 Tiểu kết -::-c2vvt th HH HH re 112Chương 4 CÁC PHƯƠNG THỨC THẺ HIỆN CHỨC NĂNG VĂN BẢNTRONG DIEN NGON XÃ LUẬN BAO NHÂN DÂN 113

4.1 Cau trúc tổ chức diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân: 113

4.1.1 Tiêu dé trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân - 113

4.1.2 Phần Mở đầu trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân - 118

4.1.3 Phần Triển khai van dé trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân 120

4.1.4 Phần Kết luận trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân 129

4.2 Mạch lạc trong triển khai thông điệp của diễn ngôn xã luậnDAO NAGI DGN SN EEE 133

4.2.1 Mach lac trong diễn ngOn ccccsccseccsssesessesesesssscsesscsesessseseessesseeeeseees 1334.2.2 Mach lac biéu hién trong cach duy tri va trién khai chu décủa diễn ngôn xã luận báo Nhân DGN.isescececcecescesescessssessssssseeseseeseseeees 1344.3 Mạng quan hệ lập luận trong tổ chức thông điệp của diễn ngônxã luận báo Nhân Dân - SẶ TS SH HH Hy 1404.3.1 Mạng quan hệ lập luận chuyên tiẾp - 2-2 2 2 +xe£xz£zzxcez 1404.3.2 Mạng quan hệ lập luận diễn dịch/quy nạp - -s<cc+<<c<x 1424.3.3 Mạng quan hệ lập luận tổng - phân - hợp - 2-22: 1444.3.4 Mạng quan hệ lập luận kết hợp 2-2 2 2+s£+s+zx+£xerxerxsxez 1454.4 Tiểu KếT -:-©22++22+t222 2221122211222 e 1504000/1158 152

DANH MỤC CÔNG TRINH KHOA HỌC CUA TÁC GIA LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN 156IV.100i2000:7904:7 (000 156

bod Os BO | Onn 161

Trang 6

MỞ DAU

1 Lí do chọn đề tài

Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis) trong vài thập kỷ gần đây đã thu hútsự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam và đang phát triểnhết sức mạnh mẽ, thể hiện là một ngành khoa học thực sự Một số nhà nghiên cứu tậptrung phân tích diễn ngôn hoàn toàn từ góc độ lí luận nhằm xây dựng một bộ khunglí thuyết cho phân tích diễn ngôn vừa với tư cách là một khoa học, vừa với tư cách làmột phương pháp Một số nhà nghiên cứu lại đi sâu vận dụng các lí thuyết phân tíchdiễn ngôn hiện có vào phân tích các kiểu loại diễn ngôn Trong cả hai hướng nghiêncứu, không ít người đã đạt được những kết quả mặc dù mới là bước đầu nhưng rat

môi trường hoạt động và định hướng tác động của chúng Cho tới nay, đã có một số

công trình lựa chọn một kiểu loại nào đó thuộc thê loại diễn ngôn chính trị - xã hội như

Diễn văn của các nguyên thủ, Lời kêu gọi của Hồ Chủ tich, làm đối tượng nghiên cứu

của mình, góp phần làm rõ đặc trưng của thê loại này từ góc độ phân tích diễn ngôn.

Cùng với định hướng trên, luận án áp dụng lí thuyết và hệ các vấn đề của phântích diễn ngôn vào nghiên cứu diễn ngôn xã luận (DNXL), một kiểu loại diễn ngôn vừamang tính điền hình trong thé loại báo chí, đồng thời cũng rất tiêu biểu với tư cách làmột thé loại diễn ngôn nghị luận chính tri xã hội Có thé nói, đây là công trình đầu tiên

đi sâu nghiên cứu thê loại diễn ngôn này từ cách tiếp cận và phương pháp phân tích

diễn ngôn.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục dich nghiên cứu

Mục đích của luận án là phân tích chiến lược tô chức diễn ngôn dưới tác động của

tư tưởng, kinh nghiệm, chức năng liên nhân của ngôn ngữ trong diễn ngôn theo hướngkết hợp các khía cạnh văn hoá - xã hội vào quá trình kiến tạo diễn ngôn và giải thích quá

Trang 7

trình đó bằng các phân tích ngôn ngữ theo lí thuyết chức năng hệ thống của M A K.Halliday Đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa văn bản và thực tiễn xã hội được chuyêntải bởi kinh nghiệm diễn ngôn, nhờ đó con người sử dụng ngôn ngữ dé tô chức và giải

mã văn bản.

Với mục dich này, luận án nghiên cứu tông thé đặc điểm tổ chức cấu trúc và nộidung DNXL bang việc phối hợp đồng thời hai cách tiếp cận của phân tích diễn ngôn làcách tiếp cận vĩ mô (khảo sát diễn ngôn với tư cách là một chỉnh thể hoàn chỉnh, khảosát mô hoá hình, sơ đồ hoá kết cấu diễn ngôn) và cách tiếp cận vi mô (khảo sát nhữnghành vi tạo ngôn, những tổ chức liên kết, phương thức lập luận nối kết các nội dung bêntrong, những đặc điểm làm nên đặc trưng phong cách riêng của diễn ngôn trong những

ngữ cảnh cụ thể), thê hiện mối quan hệ biện chứng, các chức năng kinh nghiệm, liên

nhân, văn bản của DNXL trong những điều kiện chính trị - xã hội rất đặc thù của thờiđiểm lịch sử được lựa chọn khảo sát: giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1964-1975).

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với việc lựa chọn DNXL báo Nhân Dân làm đối tượng nghiên cứu, luận án đặt

ra một số nhiệm vụ cụ thé sau:

- Làm rõ vai trò của diễn ngôn chính trị - cụ thể là cương vị của DNXL trong

không gian diễn ngôn chính luận.

- Khao sát cách thức tô chức thông điệp của DNXL, vai trò của nhân tô ngữ cảnh

tác động đến việc lựa chọn chủ đề, ý nghĩa của sự lựa chọn chủ đề diễn ngôn và các

ngôn ngữ biểu hiện nhằm thê hiện chức năng tư tưởng của DNXL báo Nhân Dân.

- Nhận diện mối quan hệ liên nhân, sức mạnh của ngôn ngữ trong DNXL, sự

tương tác giữa ngôn ngữ - tư tưởng được thê hiện trong ngôn ngữ xã luận báo NhânDân thông qua khảo sát tình thái trong diễn ngôn, hành động ngôn từ, từ ngữ xưng

hô sự tác động và hiệu ứng của mối quan hệ đó trong DNXL.

- Khảo sát các phương thức tổ chức cau trúc và tô chức thông điệp của DNXL,bao gồm các phương thức truyền thống và những phương thức riêng, đặc trưng Trên

cơ sở đó, luận án khảo sát cụ thể mạng quan hệ lập luận trong diễn ngôn như là mộtphương thức đặc biệt của DNXL, các dấu hiệu nhận diện và mục tiêu của việc tô

chức lập luận trong DNXL báo Nhân Dân.

Trang 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Diễn ngôn xã luận là tiếng nói chính thức của Dang, Nhà nước hoặc của các tôchức chính trị, xã hội, nghề nghiệp về một vấn đề nóng, cấp thiết của xã hội hoặcđược đông đảo người dân quan tâm, nên thực tế có thể xuất hiện trên một số báo là

cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng, quân đội hay tô chức chính trị xã hội như

báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Lao động, Tiên phong, Trong phạm vi luận án,

chúng tôi tập trung khảo sát các DNXL được đăng trên báo Nhân Dân - tờ báo chính

thức đại diện cho tiếng nói của Đảng, Nhà nước, trong đó có DNXL luôn chiếm số

lượng lớn và giữ vi trí quan trọng của tờ báo.

Về mẫu khảo sát, luận án chọn các DNXL báo Nhân Dân trong giai đoạn 1964

- 1975, giai đoạn cả nước tập trung vào cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước giảiphóng miền Nam, bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Theo thống kê của chúng tôi, tổng số xã luận xuất hiện trên báo Nhân Dântrong 12 năm, từ năm 1964 tới năm 1975 là 3787 bài Thông thường mỗi số có 1 bàixã luận, đặc biệt có một số trường hợp xuất hiện 2 bài và rất ít số báo không có bàinào Do số liệu quá lớn, trong khuôn khổ luận án, chúng tôi chọn 250 DNXL tronggiai đoạn nay làm đối tượng khảo sát trực tiếp, trung bình mỗi năm chon 20 hoặc 21bai, phân bé theo tỉ lệ xuất hiện của 7 mảng chủ dé cơ bản trong từng năm là: chính

trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng các nhóm phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích diễn ngôn: là phương pháp cơ bản nhất mà luận án sử

dụng khi nghiên cứu DNXL trong bối cảnh tác động đa chiều của lịch sử, chính trị, văn

hoá, xã hội Luận án phân tích diễn ngôn xã luận trong quá trình hành chức với nhữngđặc trưng ngôn ngữ từ các bình diện cấu trúc, t6 chức ngữ nghĩa, cấu trúc diễn ngôn

trong mối tương tác với ngữ cảnh, kênh giao tiếp, mục đích giao tiếp, người phát/người

nhận diễn ngôn Trên cơ sở phân tích ngữ liệu, luận án phân tích, lí giải quan hệ giữa

ngôn ngữ của diễn ngôn với đặc trưng tâm lí, văn hoá, xã hội, nhận diện và mô tả diễn

ngôn xã luận trong một ngữ cảnh đa chiều Cu thé, luận án chọn đường hướng phân tích

diễn ngôn dựa trên cơ sở ngữ pháp chức năng hệ thong của M.A.K Halliday.

Trang 9

- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: là phương pháp phân tích mối quan hệ

nghĩa của các don vi trong từ vựng, các nghĩa được sử dụng trong ngữ cảnh, ý nghĩa

lịch sử, văn hoá của từ vựng Trên cơ sở đó, luận án lí giải, phân xuất các đặc điểmthuộc ngữ cảnh văn hoá, ngữ cảnh tình huống của diễn ngôn được khảo sát, nhằmgiải thuyết diễn ngôn ở tầm rộng và chiều sâu của văn hoá, đời sống xã hội, tâm lí

người nhận diễn ngôn.

Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số thủ pháp nghiên cứu khác:

- Thi pháp thong kê, phân loại: Luận án thông kê tần số sử dụng các đơn vị

ngôn ngữ phục vụ cho mục đích nghiên cứu như: chủ đề diễn ngôn, hành động ngôntừ, các từ, ngữ tình thái, chủ đề của diễn ngôn, các quá trình, phương tiện biểu thi giátrị kinh nghiệm, liên nhân của diễn ngôn, , dé đưa ra những đánh giá, nhận xét khoa

học về đối tượng.

- Thủ pháp phân tích, miêu tả: được sử dụng liên tục và xuyên suốt trong luận

án Từ kết quả thu được sau khi thống kê, phân loại và so sánh, luận án phân tích,miêu ta, tong hợp những đặc điểm, những nét điển hình của việc sử dụng ngôn ngữ

trong DNXL báo Nhân Dân giai đoạn 1964-1975.

5 Đóng góp của luận án

Về lí luận:

- Luận án là một ứng dụng về việc sử dụng lí thuyết phân tích diễn ngôn vào

việc khảo sát, nghiên cứu một kiểu loại cụ thể của diễn ngôn nghị luận chính tri - xãhội, qua đó góp phần làm rõ thêm cơ sở lí luận của phân tích diễn ngôn vừa với tưcách là một phương pháp, vừa với tư cách là một cách tiếp cận trong nghiên cứu của

- Kết quả nghiên cứu chủ dé, cấu trúc chủ đề và cách tổ chức/phân tích mạng

quan hệ chủ đê giúp các phóng viên, biên tập viên có một cái nhìn hệ thông và tông thê

Trang 10

khi tô chức, phân tích, xử lí, điều chỉnh văn bản ở mọi tầng bậc, mọi thê loại trở nên có

hệ thống, logic, mạch lạc và khoa học.

- Kết quả phân tích cách thức tổ chức và các phương tiện ngôn ngữ thể hiệnchức năng tác động, liên nhân của thể loại diễn ngôn nghị luận chính trị xã hội gópphần phục vụ công tác quản lí báo chí, xuất bản; hỗ trợ các cơ quan quản lí báo chí,xuất bản trong việc định hướng chiến lược sử dụng ngôn ngữ trên các phương tiệntruyền thông, thông tin đại chúng, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Số liệu thống kê toàn bộ DNXL báo Nhân Dân giai đoạn 1964-1975 gồm 3787

bài với các chủ đề khác nhau và việc phân tích đặc trưng ngôn ngữ gắn với bối cảnhxã hội cho phép các thế hệ sau có dịp hiểu rõ hơn một giai đoạn lịch sử khốc liệtnhưng hết sức hào hùng của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh chỗng Mỹ cứunước Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng là một minh chứng về vai trò của cácphương tiện ngôn ngữ trong chức năng định hướng, tác động, thuyết phục và tô chức

hoạt động xã hội trong những hoàn cảnh đặc biệt.

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm

4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận

Trình bày tổng quan vấn đề nghiên cứu như: lịch sử, các đường hướng nghiêncứu về diễn ngôn, phân tích diễn ngôn trên thế giới và Việt Nam hiện nay; giới thiệumột số khái niệm quan trọng liên quan đến phân tích diễn ngôn xã luận; các đặctrưng điển hình của thé loại diễn ngôn nay; cơ sở lí luận của phương pháp phân tích

diễn ngôn trong đó có mối quan hệ giữa đường hướng phân tích diễn ngôn chức năng

hệ thống với thể loại xã luận.

Chương 2: Các phương thức thể hiện chức năng tư tưởng trong diễn ngôn xã

luận báo Nhân Dân

Tập trung nghiên cứu các chiến lược lựa chọn chủ đề, đặc điểm sử dụng từ ngữ,các quan hệ ngữ pháp thê hiện giá trị kinh nghiệm, chức năng tư tưởng trong DNXL báo

Nhân Dân Trên cơ sở đó làm rõ môi quan hệ hai chiêu giữa tư tưởng và ngôn ngữ.

Trang 11

Chương 3: Các phương thức thể hiện chức năng liên nhân trong diễn ngôn xã

luận bao Nhân Dân

Tập trung khảo sát các phương thức thé hiện chức năng liên nhân, tác độngtrong DNXL nhằm diễn dat các quan hệ xã hội và thái độ của cá nhân, đồng thời tácđộng nhằm thay đổi nhận thức, thúc đây phát triển xã hội theo định hướng chung củaĐảng trong giai đoạn lịch sử 1964-1975, cụ thể: quan hệ tình thái, xưng hô, hành

động ngôn từ, các chiến lược lịch sự

Chương 4: Các phương thức thể hiện chức năng văn bản trong diễn ngôn xã

luận báo Nhân Dân

Khảo sát những phương thức thé hiện chức năng văn bản của DNXL ở bìnhdiện cấu trúc (khuôn hình thể loại của DNXL, được quy định bởi phong cách diễnngôn) và bình diện nội dung (hệ thống lập luận, liên kết, mạch lạc, những phương

thức ngôn ngữ học nhằm triển khai nội dung cho phù hợp với khuôn hình thé loại

văn bản, với ngữ cảnh cụ thể và mục đích của diễn ngôn) Trên cơ sở đó, nghiên cứuđi sâu khảo sát mạng quan hệ lập luận như là một phương thức tô chức văn bản điển

hình của thê loại diễn ngôn xã luận.

Trang 12

Chương 1.

TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Téng quan về tình hình nghiên cứu

1.1.1 Nghiên cứu phân tích diễn ngôn trên thé giới

Bắt đầu hình thành từ những năm 60 và cho tới giữa những năm 70 của thé ki XX,phân tích diễn ngôn tập trung lấy văn bản mà cụ thé là văn bản viế làm đôi tượngnghiên cứu Việc xuất hiện khái niệm “diễn ngôn” thường đặt trên cơ sở so sánh với

khái niệm “văn bản” Theo đó “văn bản” thuộc bề mặt ngôn từ, “diễn ngôn” thuộc vềngữ nghĩa, chức năng Giai đoạn này văn bản và diễn ngôn vẫn chưa được phân biệt

một cách rạch ròi, những gì được sử dụng làm lí luận, phương pháp nghiên cứu cho

phân tích diễn ngôn vẫn là lí luận, phương pháp của nghiên cứu câu Vì thế, nghiêncứu diễn ngôn giai đoạn này vẫn dừng ở “ngữ pháp văn bản”, chủ yếu căn cứ vào cácđặc điểm hình thức ngôn ngữ mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm về ngữ

cảnh, tri thức, vai xã hội, trong việc tô chức, duy trì và phát triển diễn ngôn.

Từ những năm 80-90 của thé ki XX, phân tích diễn ngôn phát triển mạnh mẽ cabề rộng lẫn chiều sâu Thời kì này có rất nhiều đường hướng tiếp cận phân tích diễn

ngôn khác nhau như: đường hướng dụng học với hai nhánh chính là dựa trên lí thuyết

hành động ngôn từ (J.L Austin, J Searle) và dựa trên tư tưởng triết học của Grice về

phân biệt các loại ý nghĩa khác nhau; đường hướng ngôn ngữ học xã hội tương tác;

đường hướng dân tộc học giao tiếp, mà tiêu biểu là S.C Dik (1978), T Givon(1979), M.A.K Halliday (1985), F.R Palmer (1986) Tất cả các đường hướng trên

đều có mục tiêu là phân tích diễn ngôn dé làm rõ những mối quan hệ của nội dung

phát ngôn và hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những cách diễn đạt đúng và đạthiệu quả giao tiếp cao, hoặc làm bộc lộ các ý sâu chứa đựng trong văn bản khép kín.Điều này có nghĩa là ngôn ngữ học văn bản giai đoạn này nghiên cứu cả văn bản viếtvà văn bản nói Giai đoạn này cũng bắt đầu xuất hiện đường hướng phân tích diễnngôn phê phán, trọng tâm là van đề quyền lực và tư tưởng trong dién ngôn.

10

Trang 13

Trong giai đoạn này một số công trình về diễn ngôn và phân tích diễn ngôn của

các tác giả nước ngoài cũng đã được dich ra tiếng Việt như: Dung học, một số dan

luận nghiên cứu ngôn ngữ (George Yule, 1997), Dan nhập phân tích diễn ngôn(David Nunan, 1998), Phân tích diễn ngôn (Gillian Brown - George Yule, 2002),

Dẫn luận ngữ pháp chức nang (M.A.K Halliday, 2004), Cau trúc thông tin va hìnhthức câu: Chủ dé, Tiêu điểm và các biểu hiện tinh than của sở chỉ diễn ngôn (Knud

Lambrecht, 2015), Trong đó, Gillian Brown - George Yule, M.A.K Halliday xem

“văn ban” cũng chính là một trong những don vị biểu hiện của diễn ngôn, đồng thời

đề cập đến vấn đề cơ sở lí luận phân tích diễn ngôn chuyên từ nghiên cứu bậc câu

sang nghiên cứu mặt nghĩa của diễn ngôn, chỉ ra việc khai thác diễn ngôn từ các

phương diện khác nhau; phương pháp nghiên cứu diễn ngôn, phân tích đối tượngdiễn ngôn dựa vào ngữ cảnh tình huống, đóng góp sự hiểu biết về văn bản: phân tích

ngôn ngữ có thể chỉ ra và làm thế nào mà ngôn bản lại có nghĩa như chính nó có, từđó có thể làm bộc lộ các hiện tượng đa nghĩa, chuyên nghĩa, an du.

Tuy nhiên M.A.K Halliday đưa ra một cấp độ cao hơn trong phân tích diễnngôn đó là phân tích, đánh giá văn bản, trên cơ sở đó chỉ ra được hiệu quả giao tiếp(thành công/ít thành công/thất bai) của ngôn bản Ở cấp độ này đòi hỏi việc phân tíchdiễn ngôn không chỉ lí giải chính nó mà còn phải lí giải cả ngữ cảnh mà nó xuất hiện(ngữ cảnh văn hoá, ngữ cảnh tình huống), hơn nữa, còn phải chỉ ra mối quan hệ hệthống giữa diễn ngôn và ngữ cảnh Còn Knud Lambrecht “phác hoạ một mô hình

đơn giản về vũ trụ diễn ngôn” “Vũ trụ diễn ngôn được chia thành hai phần: a) thế

giới trong văn bản, bao gồm: (¡) các ngôn thể, nghĩa là người nói và một hoặc mộtvài người nghe, va (ii) ngôn trường, nghĩa là không gian, thời gian va tình huốngtrong đó sự kiện ngôn từ xảy ra; b) thế giới ngoài văn bản, bao gồm các ngôn biéu(từ, ngữ, câu) và ý nghĩa của chúng” Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra rằng “vũ trụ diénngôn là các yếu tô thuộc thế giới ngoài văn bản không phải được thiết lập bởi người

nói thông qua các hình ảnh diễn ngôn mà được xác nhận bởi sự có mặt của chúng

trong ngôn trường, hoặc tính có thể khôi phục từ ngôn trường” [Knud Lambrecht,

2015: 52].

Điều này cho thấy, các đơn vị diễn ngôn (bất luận ở hình thức nói hay viết)không thé tồn tại ở dạng tự nó, biệt lập Nếu được tách ra riêng rẽ, không một đơn vi

11

Trang 14

nào có khả năng hoạt động thực sự Đây cũng chính là quan điểm nghiên cứu của tác

gia luận án nay.

1.1.2 Nghiên cứu phân tích diễn ngôn ở Việt Nam

Trong Việt ngữ học, từ thập niên 80 của thé ki XX những van đề về văn ban đã

bắt đầu được quan tâm nghiên cứu Công trình đầu tiên đánh dấu sự mở đầu của

khuynh hướng nghiên cứu này là Hệ thong liên kết văn bản tiếng Việt của Tran Ngọc

Thêm (1985) Tiếp đó là một số công trình của Đỗ Hữu Châu (1985), Nguyễn ThịViệt Thanh (1999), Diệp Quang Ban (2002, 2009), Nguyễn Hoà (2003), Nguyễn

Thiện Giáp (2008) lần lượt xuất hiện, tập trung vào những van đề khác nhau của

văn bản/diễn ngôn Về cơ bản, tại Việt Nam, nghiên cứu diễn ngôn có thê khái quát

thành hai giai đoạn tiếp cận:

- Giai đoạn tiếp cận tĩnh, khép kín: Chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi ngôn ngữ học

cau trúc, các nhà nghiên cứu giai đoạn nay tập trung vào khám phá cấu trúc tĩnh tại,bất biến của các văn bản - chỉ mô tả đến bản thân văn bản Tư tưởng này đã loại trừtat cả thuộc tính đơn nhất, cá thé của lời nói, chi chú ý đến phương diện ổn định, batbiến của ngôn ngữ như một bản thé xã hội Và đối tượng hướng tới của các nhànghiên cứu không phải là những văn bản/diễn ngôn cụ thể, mà họ chỉ coi đó là chấtliệu dé tìm kiếm các mô hình cau trúc “khung” cho các văn bản Dưới cái nhìn củacác nhà cấu trúc, tất cả các hành động của con người và các cơ cau tô chức của xãhội đều liên quan đến ngôn ngữ, và có thé được tìm hiểu như một hệ thống gồm các

yêu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau Mỗi yếu tố trong hệ thống chỉ có ý nghĩa khi nó

được đặt trong một cau trúc tông thé Diễn ngôn trong giai đoạn này cũng được xem làmột cấu trúc khép kín, nội tại, vì thế, khi phân tích diễn ngôn, các nhà nghiên cứu đặcbiệt chú trọng đến phương diện cấu trúc và nỗ lực tìm kiếm những mô hình của tổchức ngôn từ trong văn bản cũng như diễn ngôn, với các khái niệm điền hình: liên kết,

mach lạc, cấu trúc, Trên cơ sở đó, các nghiên cứu chủ yếu đi sâu phân tích những

biểu hiện cụ thể trong cấu tạo của văn bản Tiêu biểu là: Hé thong liên kết văn bantiếng Việt (Trần Ngọc Thêm), Văn bản và liên kết văn bản trong tiếng Việt (DiệpQuang Ban), Hé (hồng liên kết lời nói tiếng Việt (Nguyễn Thị Việt Thanh), Phép tỉnhlược và ngữ trực thuộc trong tiếng Việt (Pham Văn Tình)

12

Trang 15

- Giai đoạn tiếp cận “động”: Diễn ngôn giai đoạn này không chỉ được coi như

một cái gì ton tại cố hữu, tự thân và có thé được phân tích một cách cô lập mà lànhững quy tắc và cấu trúc nhằm tạo ra những phát ngôn và những văn bản cụ thể -

quan tâm đến sự diễn giải diễn ngôn Đó là một hệ thống của những tư tưởng, quanđiểm, khái niệm, cách thức tư duy và hành xử, những cái được hình thành trong một

bối cảnh xã hội cụ thé, có một hiệu lực chung đối với cách suy nghĩ va nói năng của

mỗi nhóm người cũng như mỗi cá nhân Giai đoạn này các nhà nghiên cứu tập trungđi sâu phân tích diễn ngôn dưới góc độ dụng học, với các vấn đề: ngữ cảnh diễnngôn, diễn ngôn và văn hoá, tác động liên nhân của diễn ngôn Các nhà nghiên cứu

không nghiên cứu diễn ngôn như một thực thé biệt lập, mà có xu hướng đặt nó trongmối liên hệ với những loại hình diễn ngôn khác; không chỉ nghiên cứu văn bản vànhững hình thức tổ chức ngôn từ của nó mà cô gang tìm hiéu những cơ chế tạo lập và

chi phối các văn bản ngôn từ - yếu tố năm 4n sâu, đăng sau các văn bản Vì thé, có

thể nói các phân tích dién ngôn theo cách tiếp cận này tập trung phân tích chức năng

của ngôn ngữ trong việc thiết lập, duy trì các mối quan hệ xã hội, sự tác động, điều

khiến xã hội của văn bản diễn ngôn.

Tuy nhiên, có thể do xu hướng tiếp cận về phân tích diễn ngôn trên thế giới nênphần lớn các công trình này dù đi theo hướng phân tích ứng dụng đối với một kiểuloại diễn ngôn nhất định của tiếng Việt, song chủ yếu vẫn theo lối phân tích đối chiếucấu trúc diễn ngôn, chưa di sâu vào ngữ cảnh văn hoá, mối quan hệ giữa tư tưởng -ngôn ngữ được thé hiện trong diễn ngôn tiếng Việt Có thé kể đến một số công trìnhsau: Phân tích thư tín thương mại (Nguyễn Trọng Đàn, 1996) phân tích đối chiếumột số đặc điểm về ngữ vực giữa thư tín tiếng Anh và tiếng Việt, Một số đặc điểmcủa ngôn ngữ luật pháp tiếng Việt (Lê Hùng Tiến, 1999) đưa ra các đặc điểm diễnngôn văn bản luật pháp và một số ứng dụng trong biên dịch văn bản luật pháp từtiếng Việt sang tiếng Anh

Bằng việc tiếp tục và bổ khuyết vào hành trình nghiên cứu về văn bản, liên kết,mạch lạc, công trình mang tính lí luận rất dày dặn Giao tiếp, diễn ngôn và cầu tao

văn bản của Diệp Quang Ban (2009) đã tập trung trình bày các vấn đề lí luận cơ bảncủa phân tích diễn ngôn như: phân tích hội thoại, phân tích diễn ngôn từ ngữ cảnh

13

Trang 16

đến cấu trúc diễn ngôn, mạng mạch, trường, thức, không khí diễn ngon , đồng thờidé xuất ứng dụng phân tích diễn ngôn vào phân tích ngôn ngữ nghệ thuật.

Tiếp đó, như một sản phẩm cập nhật tình hình nghiên cứu diễn ngôn trên thếgiới vào Việt ngữ học, Nguyễn Hoà trong các công trình: Nghién cứu diễn ngôn vềchính trị - xã hội trên tư liệu báo chí tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại (1999); Phântích diễn ngôn: một số van đề lí luận và phương pháp (2003), Phân tích diễn ngôn

phê phán: lí luận và phương pháp (2006) đã tập trung hệ thống hoá, đi sâu vào các

van đề về lí luận cũng như thực tiễn phân tích diễn ngôn, những đường hướng chínhtrong phân tích diễn ngôn: dụng học, biến đổi ngôn ngữ, ngôn ngữ học xã hội tương

tác, nhân học, phân tích hội thoại, tâm lí học xã hội, phân tích diễn ngôn phê phán

(CDA), giao tiếp liên văn hoá, phương pháp phân tích tổng hợp Trên cơ sở đó,Nguyễn Hoà đi vào phân tích cụ thé một số thé loại diễn ngôn trong tiếng Anh vàtiếng Việt như: diễn ngôn bình luận chính trị, diễn ngôn tin để chứng tỏ rằng phântích dién ngôn có thé áp dụng cho nhiều ngôn ngữ có loại hình khác nhau Trong

công trình Phân tích diễn ngôn phê phan: lí luận và phương pháp, ông cho rang,

CDA quan tâm chủ yếu đến quan hệ quyền lực, quan hệ xã hội và sự tác động củathực tại xã hội đến ngôn ngữ Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện tưtưởng, điều khiển và làm thay đổi xã hội Giai đoạn này hình thành một xu hướng

mới là vận dụng lí thuyết và phương pháp phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu một

số kiểu loại diễn ngôn cụ thể như diễn ngôn bản tin, diễn ngôn tiêu thuyết, diễn ngôn

phóng sự, diễn ngôn lời kêu gọi, diễn ngôn kí, diễn ngôn thông cáo báo chí, diễn

ngôn hợp đồng, diễn ngôn khẩu hiệu

Nhìn chung, phân tích diễn ngôn đến giai đoạn này đã bắt đầu khăng định được

vi trí riêng cua mình trong nghiên cứu ngôn ngữ học, hơn nữa còn trở thành phươngpháp nghiên cứu cho các ngành khoa học xã hội nhân văn khác: văn học, dân tộc

học, văn hoá học, nhân học, triết học, và khăng định không ít thành quả Dẫu vậy,

dù đã qua giai đoạn phân biệt văn bản hay diễn ngôn, phân tích diễn ngôn hay phân

tích văn bản mà đi vào phân tích các đường hướng tiếp cận, mảnh đất phân tích diễnngôn - đặc biệt là phân tích diễn ngôn nghị luận chính trị, xã hội trong tiếng Việt vẫn

còn rât nhiêu vân đê cân phải quan tâm nghiên cứu.

14

Trang 17

1.1.3 Phân tích diễn ngôn báo chí nói chung và diễn ngôn chính luận, xã

luận nói riéng

Hiện nay, ở Việt Nam, nghiên cứu diễn ngôn báo chí chính luận, đáng kể nhất

là công trình của Nguyễn Hoà với phân tích diễn ngôn bình luận chính trị trong Phân

tích diễn ngôn: một số vấn đê lí luận và phương pháp Ngoài ra, số lượng các luận

án, luận văn, các bài nghiên cứu chọn đối tượng này dé khảo sát vẫn còn rất khiêm

tốn so với sự phong phú của bản thân đối tượng Có thê liệt kê một vài công trình ởbậc tiến sĩ như: Luận án Phân tích diễn ngôn phóng sự (Nguyễn Thị Thanh Hương,2001) tập trung phân tích đặc trưng tô chức thông tin của một số thé loại phóng sự

trên báo Tién phong; luận án Khảo sát chức năng ngôn ngữ văn bản quản li nhà

nước qua phương pháp phân tích diễn ngôn (Nguyễn Thị Hà, 2010) nghiên cứu các

chức năng chính của văn bản quản lí nhà nước, chỉ ra được sự tác động tích cực của

phương tiện ngôn ngữ đến chất lượng và hiệu quả của văn bản quản lí nhà nước; luậnán Nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hợp đông tiếng Việt từ bình diện phân tích diễn

ngôn (Trần Thị Thuỳ Linh, 2016), luận án Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu

hiệu tiếng Anh và tiếng Việt (Đỗ Thị Xuân Dung, 2016), Ngoài ra, một số luận văncũng sử dụng cách tiếp cận và phương pháp phân tích diễn ngôn đề khảo sát một sốkiểu loại diễn ngôn, như Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có

mục đích kêu gọi - loi kéu gọi (Vũ Thị Oanh, 2011); Huynh Thị Chuyên (2014) với

Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng Việt hiện nay,

Nhìn chung, trong tat cả các công trình nhắc trên còn một khoảng trồng nhỏ, đólà mặc dù đi sâu phân tích, ứng dụng phương pháp phân tích diễn ngôn theo một kiêu

loại văn bản nhất định, song phan lớn đề cập đến phân tích dién ngôn trên bình diệnso sánh đối chiếu hoặc theo một lĩnh vực cụ thể; hoặc mô tả định lượng, hoặc theo

phương pháp phân tích cấu trúc truyền thống Mặt khác, đối với thé loại diễn ngônchính luận xã luận báo chí, những công trình nghiên cứu chuyên sâu về thể loại nàycòn rất ít Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu đặc trưng thể loại này của diễnngôn và phân tích cách mà diễn ngôn xã luận tác động, thể hiện sức mạnh của diễnngôn báo chí dé điều khiến và tác động đến xã hội Tình hình này là cơ sở thôi thúc

tác giả luận án lựa chọn DNXL báo Nhân Dân làm đối tượng khảo sat và di theo

15

Trang 18

hướng phân tích diễn ngôn Theo đường hướng này, DNXL được phân tích ở thê

“động”, nghĩa là nó đang hoạt động trong ngữ cảnh phát ngôn, ngữ cảnh xã hội cụ

thể, chỉ ra được quyền lực của ngôn ngữ và khả năng quyền biến, điều chỉnh, tác

động xã hội, đồng thời cho thấy mối quan hệ giữa ngôn ngữ với chức năng tác động,chức năng liên nhân của thể loại diễn ngôn chính luận.

1.2 Cơ sở lí thuyết về phân tích diễn ngôn xã luận

1.2.1 Cơ sở lí thuyết về phân tích diễn ngôn

1.2.1.1 Khái niệm “diễn ngôn” và “phân tích diễn ngôn ”

Trong các công trình nghiên cứu về diễn ngôn, với mỗi giai đoạn phát triển của

phân tích diễn ngôn - tuỳ thuộc vào việc xác định đối tượng, mục đích nghiên cứu,

phương pháp nghiên cứu, góc độ tiếp cận, mà mỗi nhà nghiên cứu lại xây dựng haylựa chọn cho mình một định nghĩa khác nhau về diễn ngôn Sự phân hoá phức tạp vềnghĩa của thuật ngữ khi xuất hiện trong những khung lí thuyết khác nhau đã dẫn đếnsự chồng chéo của các tầng nghĩa, tạo nên một ma trận đầy thách thức đối với nhà

nghiên cứu.

Từ khái niệm “diễn ngôn” với cách hiểu /à văn bản liên kết ở cấp độ cao hơn

câu (Z Harris, dẫn theo Nguyễn Hoà, 2006] và coi diễn ngôn như là một hệ phương

pháp hình thức phân tích văn bản thành các đơn vi nhỏ hơn, các nhà nghiên cứu cũng

tập trung phân biệt khái niệm diễn ngôn (discourse) và khái nệm văn ban (text) Tuynhiên, trong thực tế, cho đến nay, các nhà ngôn ngữ học chưa đi đến sự thống nhất

trong việc định nghĩa hai khái niệm này.

Các tác giả như Barthes (1970), Ballert (1971), Halliday và Hassan đều có chung

quan niệm diễn ngôn trùng với văn bản Nhưng Brown G và Yule G, Cook, DavidNunan, lại cố gắng dé phân biệt diễn ngôn với văn bản Vi dụ Brown G va Yule G

xem “Văn bản như là một thuật ngữ khoa học dé chỉ di liệu ngôn từ của một hành vigiao tiếp” hay “văn bản là sự thê hiện của diễn ngôn” [Brown G, Yule G, 2002: 22].

Fairclough đồng nhất diễn ngôn với tập quán xã hội, hành động xã hội, thựctiễn xã hội; diễn ngôn thể hiện đời sống xã hội và tri thức, diễn ngôn được tạo lập và

sử dụng dé hợp thức hoá các van đề xã hội.

Theo David Nunan “diễn ngôn như là một chuỗi ngôn ngữ gồm một số câu,

những câu này được nhận biệt là có liên quan với nhau theo một cách nào đó không

16

Trang 19

chỉ theo ý tưởng ma chúng cùng có, ma còn theo các công việc ma chúng thực hiện

trong diễn ngôn - nghĩa là theo các chức năng của chúng” [David Nunan, 1997: 19).

Ở Việt Nam, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng hai khái niệm này coi như đồngnhất, có thé thay thé cho nhau “Phân tích diễn ngôn bao trùm một phạm vi rất rộng

các hoạt động, từ việc nghiên cứu cách dùng các từ như thế nào trong các cuộc thoạiđến việc nghiên cứu tư tưởng nổi bat của một nền văn hoá đã được thé hiện trong

thực tiễn chính trị và giáo dục, v.v Trong phạm vi ngôn ngữ học, phân tích diễn

ngôn tập trung vào quá trình sử dụng ngôn ngữ dé thé hiện ý định trong ngữ cảnh naođó” [Nguyễn Thiện Giáp, 2008: 345] Vì thế, ông đi sâu giải thuyết diễn ngôn qua

các khái niệm trường diễn ngôn, không khí và thức diễn ngôn.

Đỗ Hữu Châu quan niệm mỗi diễn ngôn có thể do một hoặc một số hành vingôn ngữ tạo ra Diễn ngôn có nội dung thông tin và nội dung liên cá nhân, hai nội

dung này thống nhất với nhau thể hiện các chức năng khác nhau của giao tiếp trong

diễn ngôn Mỗi diễn ngôn gồm nhiều phát ngôn, các phát ngôn này gắn bó với nhau,lệ thuộc nhau ở mức độ nhất định về nội dung và hình thức Như vậy, Nguyễn Thiện

Giáp và Đỗ Hữu Châu đều dùng khái niệm diễn ngôn dé chỉ ngôn ngữ đang hoạt

động, ngôn ngữ trong sử dụng, ngôn ngữ trong ngữ cảnh.

Tác giả Nguyễn Hoà lại cho rằng “Diễn ngôn như là sự kiện hay quá trình giao

tiếp hoàn chỉnh thông nhất có mục đích, không giới hạn được sử dụng trong các hoàncảnh giao tiếp xã hội cụ thể”, và “với tư cách là một quá trình giao tiếp hay sự kiện

giao tiếp, nó còn bao hàm cả các yếu tố ngoài ngôn ngữ như ngữ cảnh tình huống, yếu

tố dụng học, và tác động của các chiến lược văn hoá ở người sử dụng ngôn ngữ”; và“diễn ngôn như là sự kiện hay quá trình giao tiếp hoàn chỉnh thống nhất có mục đích

không có giới hạn được sử dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể” [NguyễnHoà, 2003: 32, 33] Như vậy, theo Nguyễn Hoà, diễn ngôn và văn bản được phân biệtnhau ở góc độ sản phâm/quá trình nhưng ông cũng cho răng chúng không phải là hai

thực thé độc lập, hoàn toàn tach biệt nhau ma chỉ là những biểu hiện khác nhau củangôn ngữ hành chức trong những điều kiện ngữ cảnh giao tiếp cụ thé.

Diệp Quang Ban đã dựa vào một định nghĩa văn ban và cho rằng có thé dùngchung cho cả diễn ngôn khi chưa cần có sự phân biệt: “Văn bản là một loại đơn viđược hình thành từ một khúc đoạn lời nói hay lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu

17

Trang 20

trúc, có dé tài như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉđường ” [Diệp Quang Ban, 2012: 438] Theo cách hiểu này, văn bản và diễn ngôn

là những chỉnh thể có cấu trúc xác định, nội dung hoàn chỉnh tồn tại dưới cả hai dạng

nói và viết.

Tựu trung lại, khái niệm diễn ngôn được các nhà nghiên cứu định nghĩa không

giống nhau, nhưng vẫn thống nhất với nhau ở quan điểm diễn ngôn là những chỉnhthể có cấu trúc xác định, nội dung hoàn chỉnh, có chức năng giao tiếp xác định Ở

đây, luận án sử dụng khái niệm diễn ngôn với nghĩa này, và đồng nhất diễn ngôn với

văn bản.

Trên cơ sở đó, luận án xác định phân tích diễn ngôn là phân tích ngôn ngữ

trong sử dụng Diễn ngôn là khái niệm còn phân tích diễn ngôn là phương pháp và

cách tiếp cận Vì vậy ngữ cảnh chính là yếu tố quan trọng trong phân tích diễn ngôn.

Các nhà ngữ pháp chức năng - hệ thống cho rằng người ta không thé hiểu được ý

nghĩa của những điều được nói ra nếu không biết gì về ngữ cảnh xung quanh chúng.Hay là, nếu hiểu được những gi viết hoặc nói ra thì cũng có thé hình dung ra được

ngữ cảnh của chúng Như vậy, để giải thích và hiểu được một diễn ngôn người ta

không những chỉ cần phân tích bản thân diễn ngôn đó mà còn phải phân tích ngữ

cảnh diễn ngôn đó được sử dụng Ví dụ, trong các diễn ngôn báo chí, người nhận

không cùng chung ngữ cảnh với người phát, do đó người phát chỉ có thể sử dụngngôn ngữ đề truyền đạt, đồng thời phải dự đoán trước thái độ và phản ứng của ngườinhận, nhằm lựa chọn những phương thức phủ hợp và hạn chế tới mức tối đa nhữngsai lệch trong quá trình giao tiếp.

1.2.1.2 Các cách phân loại diễn ngôn

Từ khái niệm diễn ngôn cũng cho thấy, các kiểu loại diễn ngôn hết sức đa dạng.Diễn ngôn được các nhà nghiên cứu phân tích nằm trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau

của cuộc sống: có thê là diễn ngôn giao tiếp hàng ngày trong gia đình, giữa bạn bè và

những người thân thuộc; có thé là diễn ngôn trong văn chương hay trong khoa học; có

thể là diễn ngôn trong sách giáo khoa hay trong lĩnh vực giáo dục; trong quảng cáo vàtruyền thông đại chúng: trong những bài diễn văn chính trị, hay trong văn bản hành

chính hay pháp luật, v.v Vì thế, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân loại chúng.

Tuy vậy, việc phân loại diễn ngôn cũng không dé dàng, bởi có nhiều cách phân loại

18

Trang 21

theo những tiêu chí khác nhau như: phương thức biểu dat; thé thức cấu tạo văn bản(theo khuôn hình cứng nhắc hay mềm dẻo); theo mức độ đơn giản/phức tạp, tính độclập/lệ thuộc, tính liên tuc/gian đoạn của cấu trúc nội tại của diễn ngôn; theo chức năngngôn ngữ; Về cơ bản có các cách phân loại diễn ngôn sau:

a) Phân loại diễn ngôn theo cấu trúc

Theo Hausenblas, để có sự phân loại có hệ thống và thoả đáng thì phải cần đến

sự hợp tác của cả hai bộ phận cùng quan tâm đến việc miêu tả ngôn ngữ Đó là ngữ

pháp và phong cách học Theo đó, ông đưa ra các cách phân loại diễn ngôn như sau:

- Phân loại diễn ngôn theo cau trúc: các tiêu chí dé phân loại dién ngôn theocách này là tính đơn giản/ phức tạp trong cấu trúc văn bản của diễn ngôn, tính độc

lập/lệ thuộc của các diễn ngôn, và tính liên tục/ gián đoạn của các diễn ngôn.

- Phân loại diễn ngôn dựa trên cấu tạo khuôn hình văn bản: có hai loại cau tạokhuôn hình văn bản chính là khuôn hình cứng nhắc và khuôn hình mềm dẻo Các

diễn ngôn có khuôn hình cứng nhắc là các văn bản thuộc phong cách hành chính

công vụ và một số văn bản pháp lí thuộc lĩnh vực khoa học - kĩ thuật; các diễn ngôn

có khuôn hình mềm dẻo như: các văn bản khoa học (bài báo, luận án khoa học) và

một số văn bản báo chí, các tác phẩm văn chương, [theo Cù Đình Tú, 2001: 175].

Theo cách phân loại này, diễn ngôn xã luận thuộc loại diễn ngôn có cau taokhuôn hình mềm dẻo.

b) Phân loại diễn ngôn theo phong cách học

Quan điểm này xuất phát từ việc đối lập giữa ngôn ngữ văn học và khẩu ngữ ngôn ngữ viết và nói; dựa vào chức năng giao tiếp, chức năng thông báo, tác động,trao đôi, thâm mĩ; sự phân chia ba bình diện của các hiện tượng ngôn ngữ: hệ thốngngôn ngữ, hoạt động lời nói và lời nói (hay sản phẩm của hoạt động lời nói) Trongphong cách học, chức năng kết hợp với thuật ngữ phong cách dé biểu đạt một phạm

-vi sử dụng ngôn ngữ Với sự phân giới ba bình diện của hiện tượng ngôn ngữ: hệ

thống ngôn ngữ, hoạt động lời nói và tư liệu ngôn ngữ, tác giả Môrôkhốpxki đã phân

định phong cách học thành các bậc: phong cách học ngôn ngữ; phong cách học hoạt

động lời nói; phong cách học lời nói; phong cách học ngôn ngữ nghệ thuật Ứngdụng vào tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc đã phân chia các phong cách chức năng củahoạt động lời nói thành: phong cách hành chính công vụ là khuôn mẫu thích hợp dé

19

Trang 22

xây dựng lớp văn bản trong đó thê hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnhvực hành chính công vụ (mệnh lệnh, công hàm, hiệp ước, hợp đồng ); phong cách

khoa học là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của

người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực khoa học (tạp chí, báo cáo khoa học, giáo

trình, ), phong cách báo chí - công luận là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp

văn bản trong đó thé hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí công luận (tin tức, quảng cáo, điều tra, phỏng van, ), phong cách chính luận làkhuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thê hiện vai của người thamgia giao tiép trong lĩnh vực chính trị - xã hội (báo cáo chính tri, lời kêu gọi, xã luận,bình luận báo chí, ), phong cách sinh hoạt hằng ngày là khuôn mau thích hop déxây dựng lớp phát ngôn trong đó thê hiện vai của người tham gia giao tiếp trong sinhhoạt hằng ngay (lời trò chuyện, tâm sự, nhật kí, lời tâm su, ).

-Tác gia Hữu Dat, dựa vào chức năng giao tiếp, hình thức thé hiện, phạm vi giao

tiếp, cho răng trong tiếng Việt có 6 phong cách chức năng khác nhau, đó là: phongcách sinh hoạt hằng ngày, phong cách hành chính - công vụ, phong cách khoa học,

phong cách chính luận, phong cách báo chí, phong cách văn học nghệ thuật [Hữu

Đạt, 1999] Mỗi loại phong cách có các thé loại dién ngôn khác nhau Điều này cũngquy định cách thức tổ chức diễn ngôn, nội dung diễn ngôn

Theo các cách phân loại này, xã luận thuộc loại diễn ngôn có phong cách chính luận.

c) Phân loại diễn ngôn theo chức năng

Căn cứ vào chức năng của ngôn ngữ, Brown và Yule cho rằng diễn ngôn có hai

chức năng cơ bản: chức năng giao dịch (dé chuyền tải nội dung mệnh dé) và chứcnăng tương tác (để diễn đạt quan hệ xã hội) Còn theo D Nunan có thé chia diễn

ngôn thành diễn ngôn “có tính chất giao dịch”, là ngôn ngữ được dùng dé dat đượchang hoá va dich vu, va ngôn ngữ “liên cá nhân” là ngôn ngữ duoc dùng cho sự xãhội hoá” [David Nunan, 2003: 38] DNXL có cả hai chức năng trên nhưng chức năng

giao dịch được thể hiện nồi trội hơn.

d) Phân loại diễn ngôn theo nội dung

Căn cứ vao nội dung các diễn ngôn phản ánh, các diễn ngôn lại được phân loại

thành: diễn ngôn khoa học, diễn ngôn chính trị, diễn ngôn kinh tế, diễn ngôn bao chi,

diễn ngôn van học, dién ngôn hành chính,

20

Trang 23

Theo sự phân loại này, DNXL thuộc diễn ngôn báo chí, nhưng đồng thời cũng

là diễn ngôn chính trị, vì DNXL vừa đảm nhiệm chức năng thông tin, giao dịch (nội

dung đặc trưng của diễn ngôn báo chí) vừa phải đảm nhiệm chức năng tác động, liênnhân (nội dung đặc trưng của diễn ngôn chính trị); vừa thông báo sự kiện (nội dungđặc trưng của diễn ngôn báo chí) vừa thông qua sự kiện đó, tác động tới người nhận

nhằm định hướng, lôi kéo sự đồng thuận, chia sẻ của người nhận (nội dung đặc trưng

của diễn ngôn chính trị).

e) Phân loại diễn ngôn theo ngữ vực

Ngữ vực (register), theo Halliday và Hassan, là một cấu hình có tính chất nghĩatiềm năng của văn bản, gắn liền với đặc điểm tình huống, được đặc trưng bởi trường(field), thức (mode), không khí chung (tenor) Trong đó, trường biểu thị điều đượcnói ra hay viết ra, là phạm vi hoạt động xã hội trong đó ngôn ngữ được sử dụng như là

một phương tiện để giao tiếp, để hành động; không khí thể hiện mối quan hệ giữa

người phát và người nhận hay nói cách khác là nó quy chiếu đến các vai tham gia giaotiếp, thé hiện địa vị và quyền lực cũng như mối quan hệ giữa các vai; cách thức biểuthị kiêu loại ngôn bản được tạo lập Ba thông số này cùng xác lập ngữ cảnh tình huống

của văn bản, chỉ cần một trong ba thông số có sự thay đồi là chúng ta đã có ngữ cảnh

khác nhau, từ đó tạo ra những văn bản khác nhau Như vậy, ngữ vực được hiểu rộnghơn phong cách học, nó bao chứa các thể loại, các phong cách văn bản khác nhau.“Các ngữ vực có thé được nhìn nhận như là một tập hợp các thé loại con” [Nguyén

Hoa, 2003: 38] Chang hạn, ngữ vực văn chương được phân loại thành các ngữ vực

như: văn xuôi, thơ, văn học dân gian, văn học bác học, văn học cô đại, văn học trung

đại, văn học hiện đại, ; các tiểu ngữ vực là các thể loại con như: truyện ngắn, tiêu

thuyết, truyện cổ tích, truyện truyền kì, Ngữ vực báo chí gồm các thé loại như: tin,

bài phóng sự, bài bình luận, bai tường thuật, bài xã luận,

Từ những cách phân loại đó, luận án xác định: DNXL thuộc loại diễn ngôn cócau tạo khuôn hình mém dẻo, mang phong cách chính luận, thuộc diễn ngôn báo chí,nhưng dong thời cũng là diễn ngôn chính trị và thuộc ngữ vực báo chí Sự phân loại

theo các tiêu chí trên giúp luận án có những phân xuất ban đầu về các đặc điểm thể

loại của văn bản trong hướng tiếp cận phân tích Qua đó cũng có thê thấy răng bức

21

Trang 24

tranh phân loại diễn ngôn rất đa dạng, tuy nhiên vẫn chủ yếu căn cứ trên bình diện

cấu trúc (đơn giản/phức tạp; cứng nhắc/mềm dẻo/tự do) hoặc căn cứ trên bình diện

chức năng và mục đích giao tiếp Vì thế, dù có thuộc thể loại điễn ngôn nào thì việctiếp cận phân tích diễn ngôn vẫn phải xuất phát từ trọng tâm là nghiên cứu ngôn ngữhành chức trong mối quan hệ với xã hội - văn hoá.

1.2.2 Các khuynh hướng tiếp cận phân tích diễn ngôn

Những năm gan đây, sự thâm nhập mạnh mẽ của phân tích diễn ngôn vào khoa

học nhân văn và chính trị - xã hội học đã dẫn tới sự bùng nô của các lí thuyết diễn

ngôn khác nhau, trong đó nền móng của những lí thuyết này là các quan niệm về thếgiới và phương pháp luận cụ thê trong việc giải thích bản thân khái niệm diễn ngôn, lànhững truyền thống nghiên cứu khác nhau, là phương thức giải thích và mô tả các thựctiễn diễn ngôn cùng cau trúc và chức năng của chúng Hang năm, số lượng các an

phẩm, các hội thảo khoa học, các giáo trình đại học, các luận văn, luận án dành cho

những lĩnh vực khác nhau trong việc vận dụng các lí thuyết diễn ngôn và phân tíchdiễn ngôn đang không ngừng tăng lên Trong phạm vi khoa học hàn lâm, đã thấy xuấthiện các trường phái và khuynh hướng khởi xướng nhiều mô hình lí thuyết dién ngôn

và phương pháp ứng dụng phân tích diễn ngôn độc đáo, đồng thời xuất hiện một số

khuynh hướng phân loại và hệ thống hoá các lí thuyết diễn ngôn và phân tích diễn

ngôn từ các góc độ khác nhau.

1.2.2.2 Khuynh hướng tiếp cận Ngôn ngữ học

Theo hướng này phải ké đến các lí thuyết diễn ngôn của Van Dijk Quan điểmcủa Van Dijk thé hiện “hướng tiếp cận khoa học - nguồn gốc”, “cho phép tiến hành

phân chia các lí thuyết diễn ngôn, với điểm xuất phát là công cụ, phương pháp luậncủa bộ môn khoa học nào đó có ảnh hưởng nhiều nhất tới sự phát triển của diễn ngôn

phân tích ở một lát cắt thời gian cụ thể” [Lã Nguyên, 2013] Tại đây, Van Dijk đãtrình bày phân tích diễn ngôn như một khoa học liên ngành, phát triển gắn với việc

mở rộng phạm vi đối tượng nghiên cứu, với việc vận dụng tất cả các môn khoa học

mới vào nghiên cứu diễn ngôn Đồng thời, quá trình này kéo theo ứng dụng quan

điểm phương pháp luận từ các bộ môn khoa học khác vào lí thuyết diễn ngôn Nhờ

vậy, phạm vi đôi tượng của phân tích diễn ngôn được mở rộng sang việc nghiên cứu

22

Trang 25

sản phẩm văn hoá và giao tiếp đại chúng, và được phân tích như một lĩnh vực tri thứcliên ngành Điều này cũng cho thấy cách tiếp cận của Van Dijk rất gần với quan

niệm của diễn ngôn trong xã hội học.

Cách tiếp cận của M Jorgensen và L Phillips: Trong cuỗn Discourse Analysisas Theory and Method của M Jorgensen và L Phillips, việc phân loại các lí thuyếtdiễn ngôn được thực hiện thông qua sự so sánh ba quan điểm lí thuyết - phương phápluận phân tích diễn ngôn mà theo các tác giả có thể xếp chung vào cùng một lĩnh vựckhoa học liên ngành Tuy nhiên, cả ba hướng tiếp cận phân tích diễn ngôn đều cóchung một nguồn gốc, đều ra đời ngay trong lòng chủ nghĩa cấu trúc và hậu cấu trúcluận Chúng đều dựa vào cách giải thích ngôn ngữ trên quan điểm cấu trúc luận vàhậu cấu trúc luận, xem ngôn ngữ là những sức mạnh kiến tạo thế giới Cơ sở phânloại của M Jorgensen và L Phillips là nguyên tắc phân biệt các lí thuyết diễn ngônkiến tạo - xã hội, xuất phát từ chỗ, các lí thuyết ấy đã diễn giải như thế nào về mối

quan hệ tương hỗ giữa thực tiễn diễn ngôn và thực tiễn phi diễn ngôn Các tác giả

phân tích so sánh các lí thuyết diễn ngôn từ việc khám phá các điều kiện cơ bản, cótính tiên quyết, tạo thành nền tảng của hướng tiếp cận diễn ngôn theo quan điểm củathuyết kiến tạo xã hội Các điều kiện tiên quyết được nhắn mạnh như sau: 1 Tri thứcvà ý niệm của con người về thế giới không phải là sự phản ánh trực tiếp thế giới bênngoài, mà là kết quả phân loại hiện thực bằng các phạm trù; tri thức của con người làsản phẩm của diễn ngôn do nó được biéu đạt băng ngôn ngữ phân tích diễn ngôn; 2.Các phương thức nhận thức và biểu đạt thế giới chịu sự quy định của ngữ cảnh lịchsử và văn hoá; “diễn ngôn là hình thức của hành vi xã hội dùng để mô tả thế giới xã

hội (bao gồm tri thức, con người và các quan hệ xã hội)”; 3 Tri thức xuất hiện trong

quá trình tương tác xã hội, ở đó con người kiến tạo chân lí, chứng minh cho nhau, cái

gì là đúng đắn, cái gì là sai lầm; 4 Ung với một thé giới quan nào đó, những loại

hành vi nào đó sẽ được định hình như những hành vi tự nhiên, còn những hành vi

khác thì bị cự tuyệt, quan niệm xã hội khác nhau về thế giới sẽ dẫn tới hành vi xã hộikhác nhau, vì thé cau trúc xã hội của tri thức và chân lí có những hệ quả xã hội”.

Ở Việt Nam, theo hướng tiếp cận ngôn ngữ học, khi phân tích diễn ngôn, cácnhà ngôn ngữ học nghiên cứu các phương thức xây dựng diễn ngôn, trên cơ sở tham

23

Trang 26

chiếu mục đích và chức năng mà vì chúng diễn ngôn được tạo lập Nhà nghiên cứu

Trần Ngọc Thêm đã tiếp cận theo hướng này và bắt đầu đưa ra những vấn về nộidung, về mạch lạc, tổ chức văn ban, những tiền đề ban đầu cho sự ra đời của phântích diễn ngôn.

Còn Diệp Quang Ban cho rằng, “trong cách hiểu ngắn gọn nhất, phân tích diễnngôn là một cách tiếp cận phương pháp luận đối với việc phân tích ngôn ngữ bậc trênbậc câu, gồm các tiêu chuẩn như tính kết nối, hiện tượng hồi chiéu, Hiéu một cáchcụ thé hơn thì phân tích diễn ngôn là đường hướng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói vàviết bậc trên câu (diễn ngôn/văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các

mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thê hiện trong khái niệm

ngôn vực mà nội dung hết sức phong phú và đa dạng.” [Diệp Quang Ban, 2012: 158].

Theo ông, phân tích diễn ngôn nhằm làm nổi bật mối quan hệ mật thiết giữa kết cấungôn từ bên trong văn bản với những yếu tố ngoài văn bản như: trường (hoàn cảnhbao quanh diễn ngôn), thức (vai trò của ngôn ngữ trong tình huống), không khíchung (các vai xã hội trong giao tiếp) Trên cơ sở tổng quát tình hình phân tích diễnngôn trên thế giới, Diệp Quang Ban đã làm rõ hàng loạt các khái niệm mà phân tíchdiễn ngôn cần phải áp dụng khi phân tích các thé loại văn bản/diễn ngôn cụ thể, như:văn bản truyện kê, lời kêu gọi, Từ đó, ông cũng đưa ra cách tiếp cận vi mô đối với

phân tích diễn ngôn.

Theo Nguyễn Thiện Giáp, “ Trong phạm vi ngôn ngữ học, phân tích diễn ngôn

tập trung vào quá trình sử dụng ngôn ngữ dé thé hiện ngôn ngữ trong ngữ cảnh nao

đó” [Nguyễn Thiện Giáp, 2008: 443-444].

Dinh Văn Đức lại cho rang phân tích diễn ngôn dù ở dang nói hay viết đều cóliên kết, có mach lạc Nội dung tông thé diễn ngôn là dùng phương pháp ngôn ngữhọc dé phân tích các yêu tố ngôn ngữ, cách thức tô chức, chức năng của chúng trong

phạm trù diễn ngôn [Đinh Văn Đức, 2013: 39].

Theo hướng này các nhà phân tích diễn ngôn dựa trên việc phân tích các diễn

ngôn cụ thé, có gắng chỉ ra những cau trúc khái quát, những thuộc tinh ban chất củatừng loại hình diễn ngôn Điều này vô hình chung đã mô hình hoá các diễn ngôn vàomột cấu trúc khép kín, nội tại trong đó các yếu tố đều liên quan đến ngôn ngữ và phụ

thuộc phân lớn vào một ngữ cảnh cô định mà bỏ qua những vân dé như tâm lí xã hội

24

Trang 27

của người nhận, các đặc điểm tri thức, vai trò của ngôn ngữ trong việc tô chức diễn

- Từ giữa những năm 1990, trong nghiên cứu diễn ngôn xuất hiện một nhánh

mới: Phân tích diễn ngôn phê phán (Critical discourse analysis - CDA) do Faircloughđề xướng, tiêu biểu là các nhà ngôn ngữ: Fairclough, Fowler, Van Dijk, Wodak, Trên cơ sở đó các nhà ngôn ngữ học đã chuyền đổi và kết hợp các khái niệm cốt lõitừ hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và điều chỉnh chúng cho phù hợp Theo hướngnày, nghiên cứu CDA chủ yếu dựa trên ba siêu chức năng của ngôn ngữ, đó là: chức

năng kinh nghiệm, chức năng liên nhân, chức năng văn bản Cũng chính họ đã tìm ra

cơ sở cho việc sử dụng chức năng hệ thống của M.A.K Halliday để làm rõ các cấutrúc thé hiện quyền lực trong văn bản Đây là hướng nghiên cứu ngôn ngữ theo điểm

nhìn chính trị nhằm chỉ ra mỗi quan hệ tư tưởng - ngôn ngữ - quyền lực.

Tiếp cận theo hướng này, ở Việt Nam, Nguyễn Hoà đi sâu phân tích thê loại

văn bản dién hình (văn bản tin) Trên cơ sở tiếp thu các đường hướng phân tích CDA

trên thế giới, ông đã áp dụng đường hướng CDA ở Việt Nam Đây là bước đi quan

trọng trong phân tích diễn ngôn nói chung, CDA ở Việt Nam nói riêng Nguyễn Hoà

cho rằng “phê phán” tức là làm rõ tính quan hệ của các sự vật, hiện tượng, làm chodiễn ngôn trở nên có thái độ Đồng thời, theo ông, ngay từ những ngày đầu, CDA đã

đặt trọng tâm vảo việc nghiên cứu quan hệ quyền lực được thể hiện, tái tạo, hay bị

phản kháng qua văn bản hội thoại trong hoàn cảnh xã hội và chính trị Hơn nữa,

CDA sử dụng một loạt các thao tác để nghiên cứu, phân tích các thực tiễn sử dụng

diễn ngôn hay ngôn ngữ như là một tập quán xã hội và văn hoá Theo đó, “thuật ngữ

“phân tích diễn ngôn phê phán” được hiểu như là phân tích diễn ngôn nhằm khámphá một cách hệ thống các mối quan hệ về tính nguyên nhân mờ ảo và quy định giữa(a) thực tiễn suy diễn, sự kiện và văn bản, (b) các cấu trúc xã hội và văn hoá, các mốiliên hệ và quá trình rộng lớn hơn nhằm nghiên cứu xem thực tiễn, sự kiện và văn bảnđược phát sinh hay được định hình bởi các mối quan hệ và đấu tranh vì quyền lựcnhư thế nào, nhằm khám phá băng cách nào mà tính mờ ảo của các mối quan hệ nàygiữa diễn ngôn và xã hội lại là một yếu tố trong việc giành quyền lực và bá quyền”

[Nguyễn Hoà, 2006: 20].

25

Trang 28

1.2.2.3 Khuynh hướng tiếp cận Phong câch học

Tiín phong cho xu hướng năy lă M Bakhtin với câc công trình Van dĩ câc thể

loại lời nói, Lí luận vă thi phâp tiểu thuyết, Những van dĩ thi phâp Đôxtoiepxi v.v

Đối lập với F.de Saussure, M Bakhtin xem diễn ngôn lă ngôn ngữ trong chỉnh thĩsống động, lă một hiện tượng xê hội “Ông đề xuất một lĩnh vực nghiín cứu mới mẵng gọi lă siíu ngôn ngữ, một ngănh khoa học chuyín nghiín cứu “đời sông của lời

nói”, “đòng chảy của ngôn từ”, nói câch khâc lă ngôn ngữ như một thực thể đa dạng,sông động, mang tính lịch sử chứ không phải lă ngôn ngữ như một hệ thống khĩp kín

vă trừu tượng” [Nguyễn Thị Ngọc Minh, 2012] Đối với M Bakhtin, diễn ngôn lăngôn ngữ có tư tưởng, có tính hoạt động xê hội, có thực tiễn vì thế nó không ngừngbiến đổi theo lịch sử vă mang tính tư tưởng hệ.

Tại Việt Nam, trong một mức độ nhất định, câch tiếp cận năy có thĩ thay trong

công trình Phong câch hoc văn bản của Dinh Trọng Lac (2004) Từ góc độ phong

câch, công trình đê tông kết thănh câc phạm trù của văn bản (diễn ngôn), trong đó cónhững phạm trù lă bat biến, có mặt ở mọi văn bản thuộc mọi phong câch như phạmtrù về tính nhất thể, phạm trù về tinh khả phđn, nhưng cũng có những phạm tro thĩhiện ở những mức độ khâc nhau đối với câc phong câch khâc nhau như tính địnhhướng giao tiếp, tinh câ thĩ/phi câ thĩ của văn bản Việc âp dụng câch tiếp cận phđn

tích diễn ngôn văo khảo sât thể loại thơ, văn học dđn gian, truyện kể cho thiếu nhi

cũng bước đầu được âp dụng nhằm lăm rõ đặc trưng tô chức diễn ngôn thông qua câc

block, mạng mạch vă hoạt động ngôn từ.

1.2.2.4 Khuynh hướng tiếp cận Xê hội học

Không hoăn toăn thống nhất với quan điểm của Van Dijk, J Torfing cho rằng

mục dich cơ bản của lí thuyết diễn ngôn lă mở rộng viễn cảnh cho sự phđn tích kiểu

mới trong việc nghiín cứu câc phương thức kiến tạo căn tính xê hội, chính trị vă vănhoâ Tính đa trị vă sự cởi mở của câc lí thuyết diễn ngôn mới có sức hấp dẫn đối vớiphần đông giới nghiín cứu, những học giả tìm thấy ở đó một sơ đồ lăm việc không

giâo điều để phât triển những xu hướng trí tuệ mới dựa trín nền tảng trực giâc hậu cầutrúc luận vă chủ nghĩa hậu hiện đại Theo J Torfing, hậu cấu trúc luận lă trăo lưu cóảnh hưởng lớn nhất, trăo lưu đề xuất một hướng kiến giải cụ thể về lí thuyết diễn ngôn,

26

Trang 29

góp phần đổi mới phương pháp luận của nhiều bộ môn khoa học, bao gồm lí thuyết

quan hệ quốc tế, phân tích truyền thông đại chúng, dia văn hoá luận,

Michel Foucault cho rằng, tri thức được tạo nên qua sự kết nối giữa chủ thể

diễn ngôn và hệ quy chiếu của xã hội “Có thể thấy ba cách định nghĩa khác nhau vềdiễn ngôn trong các trước tác của Foucault Thứ nhất, diễn ngôn được coi là tất cảcác nhận định nói chung, đó là tất cả phát ngôn hoặc văn bản có nghĩa và có một hiệulực nao đó trong thế giới thực Thứ hai, diễn ngôn là một nhóm các diễn ngôn cụ thé,

được quy ước theo một cách thức nao đó va có một mach lạc hoặc một hiệu lực nói

chung, “được nhóm lại với nhau bởi một áp lực mang tính thiết chế nào đó, bởi sựtương tự giữa xuất xứ và bối cảnh hay bởi chúng cùng hành động theo một cách gầngiống nhau” Thứ ba, diễn ngôn là một thực tiễn sản sinh ra vô số các nhận định vàchi phối việc vận hành của ching, Chính những công trình phân tích diễn ngôn của

Michel Foucault, đã mang lại cảm hứng cho Fairclough di theo hướng phân tích diễn

ngôn phê phán Michel Foucault xem diễn ngôn là một trong số các phương thức xáclập quyền lực, điều chỉnh các quan hệ của các vai xã hội.

Diễn ngôn không chỉ được coi như “một cái gi tồn tại cố hữu, tự thân và có thé

được phân tích một cách cô lập”, mà là những quy tac va cấu trúc nhằm tạo ra những

phát ngôn và những văn bản cụ thé Do là một hệ thống của “những tư tưởng, quanđiểm, khái niệm, cách thức tư duy và hành xử, những cái được hình thành trong mộtbối cảnh xã hội cụ thể”, có một hiệu lực chung đối với cách suy nghĩ và nói năng của

mỗi nhóm người cũng như mỗi cá nhân.” (Nguyễn Thị Ngọc Minh, 2012).

Trải qua những sự thay đổi của xã hội và các khung lí thuyết ứng dụng trongphân tích diễn ngôn, có thé thay rằng ngôn ngữ không chỉ đơn giản đóng khung trong“cầu trúc luận” của chính nó, mà phải được thừa nhận như một phương tiện của tưtưởng, mang giá trị kinh nghiệm điều khiển và làm thay đổi xã hội Vì thế, người tổ

chức diễn ngôn phải biết tổ chức các kết cấu và nội dung của điều mình muốn nói,

muốn viết dé làm sao đạt hiệu quả nhất Vì vậy, “Phân tích diễn ngôn nhất thiết phảilà phân tích ngôn ngữ trong hành chức”, là miêu tả các cơ chế cấu trúc của ngôn ngữ,phân tích được các chức năng ngôn ngữ, cách nó chi phối nhận thức, điều chỉnh

quyên lực và làm rõ môi quan hệ giữa ngôn ngữ - bôi cảnh văn hoá - xã hội Điêu

27

Trang 30

này đòi hỏi phân tích diễn ngôn phải được tiếp cận dựa trên căn cứ của cấu trúc chứcnăng hệ thống ngôn ngữ học, có sự soi sáng của xã hội học, phong cách học, dụnghọc, ngôn ngữ học xã hdi, ; nghĩa là có sự phối hợp giữa khung lí thuyết “cau trúcluận” và “chức năng luận”, bởi “khó có thé tách bạch giữa cấu trúc và chức năng”.

“Sự kết hợp giữa chức năng và cấu trúc là cần thiết cho lí luận phân tích diễn ngôn.

Schiffrin hoàn toàn có lí khi nói rằng: Sự phân tích cấu trúc dẫn đến việc xác định

chức năng, và chức năng được phân tích trong diễn ngôn được hiện thực hoá về mặt

ngôn ngữ theo những cách thức tạo ra cau trúc” [theo Nguyễn Hoa, 2003: 144].

1.2.3 Khái niệm “diễn ngôn xã luận” và đặc điểm của diễn ngôn xã luận

báo Nhân Dân

1.2.3.1 Khái niệm “diễn ngôn xã luận ”

Báo chí có quan hệ chặt chẽ, biện chứng với quá trình hình thành và phát triển

xã hội, tham gia giải quyết các van đề kinh tế xã hội, tác động đến người tiếp nhận décùng biết, cùng hiểu, thống nhất nhận thức và tiến tới thống nhất hành vi Đây cũng

chính là khả năng liên nhân của diễn ngôn báo chí nói chung và xã luận nói riêng.

Bàn về thể loại DNXL, có rất nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau, nhưng có thểkhái quát về DNXL với một số tiêu chí như sau:

- Là một thê loại báo chí thuộc phong cách chính luận

- Là bài báo quan trọng nhất của một tờ báo (thường đăng ở trang nhất), có một

số chức năng cơ bản: Trình bày, đưa thông tin về một vấn đề mang tính thời sự cấp

thiết hoặc giải thích cho một chủ trương, đường lối mới của Đảng, Nhà nước; Dua ranhững ban luận tông quát, thé hiện quan điểm của toà soạn (cơ quan ngôn luận củamột tô chức chính trị, xã hội nào đó) về một vấn đề thời sự nhất định đang được xã hộiquan tâm; Mục tiêu của xã luận là định hướng nhận thức cho công chúng, đồng thời đềxuất nhiệm vụ trước mắt, phương hướng hành động theo nhận thức được quán triệt Đề

thực hiện được các chức năng này thì ngôn ngữ xã luận phải có tính lí luận, lập luậnchặt chẽ, có sức thuyết phục mạnh mẽ Bởi muốn thuyết phục được người nhận thông

điệp thì cần phải giải thích, chứng minh một cách có lí lẽ, có căn cứ, dựa trên các luậnđiểm, luận cứ xác thực Tóm lại, xã luận có hai nhiệm vụ chính là thông tin và giáodục, tác động, can thiệp nham thay đôi hành vi của người nhận.

28

Trang 31

Với mục tiêu phân tích DNXL báo Nhân Dân, luận án xác định một định nghĩa

khái quát làm cơ sở để nghiên cứu là: Xã luận là một thể loại diễn ngôn chính luận

được các tô chức chính trị dùng để tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục

người khác làm theo các đường hướng, chính sách của họ nhằm thống nhất nhậnthức, tiễn tới thống nhất hành vi, giải quyết các van đề của xã hội.

1.2.3.2 Đặc điểm của diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân giai đoạn 1964 - 1975

Đặc điểm của các diễn ngôn này là rõ ràng về đề tài, sâu sắc và rành mạch

trong khi phân tích các van dé chính trị, độ chính xác và biểu cảm cao trong cáchđánh giá, sắc bén khi bút chiến, phong phú về cảm xúc, chuẩn mực về ngôn từ và cô

đọng trong cách trình bày Cũng chính nhờ những đặc điểm trên mà xã luận có thể

tác động tới người tiếp nhận cả về lí trí và tình cảm, từ đó đạt được mục đích định

hướng, cổ vũ lôi cuốn, và cuối cùng là thuyết phục được người tiếp nhận biến

những chủ trương, đường lối, lời kêu gọi đó thành hành động.

Nghiên cứu về DNXL, Nguyễn Hoà cho rang: “Bài xã luận về thực chất là một

loại văn bản có tính chất hướng dẫn công luận, song cũng thuộc về thể loại bình luận

chính trị Có thê có một số loại bình luận chính trị như: diễn ngôn bình luận ngắn, diễn

ngôn bình luận trong ngày, diễn ngôn bình luận trong tuần, hay diễn ngôn bình luận

mang tính bút chiến và tính giải thích Về nội dung, không có sự khác biệt giữa diễnngôn bình luận (commentary) và bài xã luận do đều thê hiện ý kiến (opinion) giải thích

hay phê phán một hiện tượng, một sự kiện hay một cá nhân nào đó Sự khác biệt lại

nằm trên một phương diện tương đối hình thức: cụ thể là, diễn ngôn bình luận chính trị

do một cá nhân viết thể hiện quan điểm riêng của mình, còn bài xã luận (cũng vẫn do

cá nhân viết) lại thé hiện quan điểm, hay ý kiến của ban biên tập tờ bao (editors) hayngười xuất bản (publishers)” [Nguyễn Hoà, 2003: 240].

Theo Vũ Quang Hào, diễn ngôn xã luận “đòi hỏi người phát luôn tỏ rõ lập

trường, quan điểm và tình cảm cách mang cũng như biểu thị rõ ràng thái độ đối

Ax?? 66

với sự kiện hay van dé được dé cập”; “có lập luận chắc chắn, rõ ràng, chặt chẽ,

logic”, “có sức truyền cảm, dễ hiểu, giản di, chân thật” [Vũ Quang Hào, 2010: 62].

Là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, là tiếng nói của

Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, báo Nhân Dân đăng tải các chủ trương

chính sách, các sự kiện chính trị, xã hội, văn hoá lớn trong nước và quôc tê theo quan

29

Trang 32

điểm, lập trường chính thức của Đảng, Nhà nước Việt Nam Trong hai cuộc khángchiến giải phóng dân tộc vĩ đại, thống nhất đất nước và trong cả công cuộc đổi mới,

xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay, báo Nhân Dân luôn có mặt trên những trận

tuyến nóng bỏng để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, tuyên truyền, cô vũ việc thực hiện

đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phản ánh tâmtư nguyện vọng, sáng kiến và ý chí của các tầng lớp nhân dân, tham gia tổng kết thực

tiễn, hoàn thiện đường lối Đồi mới Tuy nhiên, nếu xét về số lượng, trong khoảng 10

năm gần đây, xã luận với tư cách là một loại hình báo chí chính luận ít xuất hiện hơn.

Ngoài hai tờ báo lớn là Nhân Dân và Quân đội Nhân dân, còn hầu hết tại các tờ báokhác, sự xuất hiện của xã luận là không đáng kẻ.

Luận án lựa chọn khảo sát các DNXL trên báo Nhân Dân giai đoạn 1965- 1975

vì một số lí do cơ bản sau:

- Thứ nhất, đây là giai đoạn quan trọng, đặc biệt và đánh dấu nhiều hoạt động,sự kiện mang tính lịch sử to lớn của đất nước: đấu tranh giải phóng miền Nam, xâydựng và bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước và là các hoạt động khắc phục hậuquả chiến tranh, xây dựng kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội Đây là giai đoạn đòihỏi cả dân tộc phải thống nhất ý chí, tập trung nỗ lực tinh thần và lực lượng ở mức

cao nhất Trong hoàn cảnh ấy, nhân dân rất cần có những thông tin chính xác, kịpthời từ mọi mặt trận (chính trị, quân sự, xã hội, ), những lời tổng động viên, kêugọi, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước Đề định hướng, tập trung ý chí của toàn dân,Ban Biên tập báo Nhân Dân đã liên tục đăng những bài xã luận trên trang nhất, coi

đây là kênh giao tiếp chính thống kết nối Đảng, Nhà nước với Nhân dân Trong hoàn

cảnh lịch sử ay, DNXL thé hiện rõ nhất những đặc điểm thể loại, tính điển hình trong

cách sử dụng ngôn ngữ, vì vậy, phân tích DNXL giai đoạn này cho phép thấy đượcmối quan hệ biện chứng tư tưởng - ngôn ngữ - xã hội.

- Thứ hai, đây là thời điểm xã luận trên báo Nhân Dân xuất hiện với tần số và

số lượng lớn chưa từng thấy so với giai đoạn trước và sau, trong đó có những ngày

có tới 2 bài, đồng thời bộc lộ rõ nhất hiệu quả của nó trong xã hội.

- Thứ ba, để nhận diện những giá trị kinh nghiệm, chức năng liên nhân, sự tácđộng của ngôn ngữ; đánh giá được hiệu quả tac động của DNXL trong thời điểm lịch

30

Trang 33

sử ấy, cần phải có một cái nhìn toàn cảnh hơn, có độ lùi về không - thời gian dé đánh

giá được thấu đáo và xuyên suốt những đặc điểm của DNXL giai đoạn đó Các

DNXL báo Nhân Dân thời ki này đóng vai trò tiên phong, phát ngôn chính thức củaĐảng, Nhà nước ta, và chính xã luận khi đó đã có hiệu quả vô cùng to lớn trong việc

thông tin, tuyên truyền, giáo dục, tác động.

Như vậy, có thé nói đây là giai đoạn mà thê loại diễn ngôn xã luận trên báo NhânDân phát huy cao độ nhất chức năng kinh nghiệm, chức năng liên nhân, văn bản cần yếu

so với các thé loại báo chí khác trong điều kiện xã hội đặc biệt của Việt Nam.

1.3 Quan điểm phân tích diễn ngôn của luận án

Từ tong quan về phân tích diễn ngôn, có thé thay rằng bức tranh phân tích diễnngôn vô cùng phong phú, đa dạng và còn rất nhiều vấn đề cần đi sâu nghiên cứu Đểcó thé khái luận tất cả các quan niệm về diễn ngôn và đưa ra một cách hiểu là việclàm ôm đồm và không tránh khỏi những mâu thuẫn trong quan niệm Vì vậy, trong

khuôn khổ của luận án - với việc phân tích diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân - chúng

tôi áp dụng đồng thời hai phương pháp tiếp cận động và tĩnh cả trong phương phápvà khung lí luận để giải thích quá trình kiến tạo diễn ngôn và chức năng tác động,liên nhân của DNXL Trên cơ sở luận điểm phân tích diễn ngôn là phân tích ngônngữ trong hành chức, là miêu tả các cơ chế cấu trúc của ngôn ngữ, phân tích được

các chức năng ngôn ngữ, cách nó chi phối nhận thức, điều chỉnh tư tưởng và làm rõ

mỗi quan hệ giữa ngôn ngữ - bối cảnh văn hoá - xã hội (ngữ cảnh diễn ngôn), luận ándé xuất một cách hiểu về phân tích diễn ngôn như sau:

Diễn ngôn là một chỉnh thể có cấu trúc xác định, nội dung hoàn chỉnh, tồn tạidưới cả hai dạng văn bản/phi văn bản; dùng để chỉ ngôn ngữ trong hoạt động, được

sử dụng trong ngữ cảnh văn hoá - xã hội, chịu sự tác động của ngữ cảnh diễn ngôn

hành chức Phân tích diễn ngôn còn là giải mã diễn trình của nó, tái tạo các cấu trúcvà chiến lược của diễn ngôn với vị thế của các bên tham gia: người phát, người nhận,

mục tiêu mà diễn ngôn hướng đến, ngôn ngữ, thé loại, phong cách, các chủ đề, sự

kiện và ngữ cảnh diễn ngôn Thông qua phân tích diễn ngôn, có thể khảo sát các giá

trị tư tưởng, mối quan hệ liên nhân, cách thức tổ chức diễn ngôn về mặt cấu trúc và

thông tin như là một thước do quan trọng dé đánh giá đặc trưng bối cảnh ra đời củadiễn ngôn trong những điều kiện xã hội nhất định.

31

Trang 34

Như vậy, diễn ngôn là dé chỉ toàn bộ quá trình tương tác xã hội trong đó vanbản chỉ là một phan, chi là sản phẩm, ngoài ra còn có quá trình sản xuất, tổ chức văn

bản, quá trình giải mã văn bản, mà bản thân văn bản là một tài nguyên Vì thế, việc

chỉ ra các đặc điểm của diễn ngôn, đường hướng phân tích diễn ngôn giúp luận ánnhận diện những nội hàm của diễn ngôn và có phương pháp cụ thể để phân tích

DNXL Trên cơ sở đó, luận án xác định ba phương diện quan trọng của diễn ngôn là

các từ ngữ, phương thức thể hiện chức năng tư tưởng của DNXL, chức năng liên

nhân/tác động của diễn ngôn và chiến lược tổ chức thông điệp theo chủ đề của diễn

ngôn thê hiện chức năng văn bản thông qua các từ ngữ, hiện tượng ngữ pháp biểu thịthời dai, mang giá tri kinh nghiệm, hệ thong tình thái, các hành động ngôn từ đượcthể hiện trong diễn ngôn Đồng thời luận án tập trung vào vai trò của chủ đề và mạngquan hệ chủ đề trong diễn ngôn, những mối quan hệ giữa các bên tham gia diễn ngôn

và được biểu hiện bang dẫn chứng và phương thức, tri thức xã hội và kinh nghiệm dé

diễn giải mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư tưởng được thê hiện trong diễn ngôn Vithé, ngoài khung lí thuyết của ngữ pháp chức năng hệ thống của M.A.K Halliday,

luận án còn sử dụng một số cơ sở lí thuyết khác ứng dụng vào phân tích diễn ngôn xã

luận, như: lí thuyết giao tiếp, hành động ngôn từ (Austin), nguyên tắc cộng tác(Grice), lí thuyết lập luận.

1.4 Các cơ sở lí luận được áp dụng để phân tích diễn ngôn xã luận

1.4.1 Ba siêu chức năng ngôn ngữ cua Halliday

Thực tiễn phân tích CDA những năm qua cho thấy Lí thuyết ngữ pháp chứcnăng hệ thống của Halliday là khung lí thuyết phù hợp, là một căn cứ ngôn ngữ quantrọng dé phân tích CDA Theo Halliday, ngữ pháp là một hệ thống, chứ không phảilà một quy tắc, và ngôn ngữ là một nguồn lực tạo nghĩa Ngôn ngữ là một công cụgiao tiếp, đảm nhiệm ba siêu chức năng: chức năng kinh nghiệm; chức năng liênnhân; chức năng tạo văn bản diễn đạt hop phần nghĩa có được qua việc tô chức câutrong văn bản và trong ngữ cảnh tình huống.

Theo đó, chức năng kinh nghiệm là sự thé hiện kinh nghiệm của con người vềthế giới xung quanh và trong bản thân người tạo lập diễn ngôn Có thể chia chứcnăng này thành hai mặt là kinh nghiệm và logic Mặt kinh nghiệm là các thông tin về

hoàn cảnh, mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia, ví dụ: tác thể, quá trình, Mặt32

Trang 35

logic là các thông tin sắp xếp giữa các câu dựa trên các mối quan hệ, ví dụ: quan hệnhân quả, quan hệ điều kiện, quan hệ lập luận

Trong cuộc sống hàng ngày, ngôn ngữ được sử dụng không chi dé truyền tin,mà hơn thé, chúng được dùng dé “liên nhân” Con người sử dụng ngôn ngữ trong các

chiến lược giao tiếp liên nhân nhằm giảm thiểu sự xung đột, duy trì và tăng cườngmỗi quan hệ xã hội Chức năng liên nhân làm cho người nói can dự vào một ngữ

cảnh tình huống nào đó, biểu đạt thái độ và suy đoán của họ và tính toán khả năngtác động tới thái độ và hành vi của người nghe Vì vậy, nó cũng biểu đạt vai quan hệvới tình huống có liên quan, tức là vai quan hệ giữa các bên tham gia chiến lược giaotiếp Trong chiến lược này, chức năng liên nhân đồng thời thé hiện vi thế xã hội, tônti, thé hiện uy quyền, tính bình dang và bat bình đẳng trong giao tiếp, sự chi phối của

quyền lực trong giao tiếp Đề phân tích chức năng này, còn cần phải viện dẫn đến cácnội dung: ngữ cảnh, tương tác các vai giao tiếp, hành động ngôn từ, quyền lực trong

phát ngôn,

Với chức năng tạo văn bản, nhiệm vụ của phân tích diễn ngôn là xác định và

phân tích các thành tổ tham gia tô chức diễn ngôn, xác định vị trí của các yếu tố câuthành, xem xét các cách thức tô chức diễn ngôn (tổ chức hình thức và tô chức nội

dung) dé phù hợp với mục đích giao tiếp.

1.42 Hành động ngôn từ

Với hệ chức năng luận, phân tích diễn ngôn có nhiệm vụ xác định và phân tích

các hành động nói của người phát nhằm thực hiện các mục đích giao tiếp nhất địnhcũng như hiểu các ý nghĩa xã hội, văn hoá hay cá nhân Theo Austin, nói năng cũnglà một loại hành động và nó có tác động đến người nhận Trong khi nói, người tađồng thời thực hiện ba hành động nói: hành động tại lời, hành động tạo lời, hànhđộng mượn lời Hành động nói thể hiện ý định, mục đích của người nói, chăng hạn:

để hỏi, để yêu cầu, khẳng định, phủ định, giải thích, cam on, xin lôi,, Tiếp tục lí

thuyết của Austin, dựa trên bốn tiêu chí để phân loại hành động tại lời như: đích ởlời, hướng của sự khớp ghép, trạng thái tâm lí được biểu hiện, nội dung mệnh đề,

Searle đã đi sâu nghiên cứu và phân loại thành năm hành động ngôn từ: 1) Hành động

biểu hiện: trình bay những gì người nói tin là đúng hoặc không đúng, bao gồm các

hành động ngôn từ: miêu tả, kể, tự sự, trần thuật, báo cáo, thuyết minh, ; ii) Hanh33

Trang 36

động điều khiển/cầu khiến: dùng dé làm cho người nghe làm một việc gì đó, baogồm các hành động ngôn từ: yêu cẩu, dé nghị, xin, xin phép, ra lệnh, sai khiến, hỏi,khuyên, kêu goi, ; iii) Hành động cam kết: dùng dé ràng buộc chính bản thân người

nói vào một việc nào đó trong tương lai, bao gồm các hành động ngôn từ: Aira, thé,

cam kết, đảm bảo, thỏa thuận, tình nguyén, ; iv) Hành động biểu cảm: trình bày

trạng thái tâm lí của người nói do cảm nhận được sự vật nào đó, bao gồm các hànhđộng ngôn từ: than, than thở, cảm ơn, xin lỗi, khen, ché, ; v) Hành động tuyên bố:làm thay đổi thế giới từ ngữ trong nội dung mệnh đề, bao gồm các hành động ngôn

từ: uyên bó, tuyên an, buộc tội, 1.4.3 Lập luận

Lập luận từ rất lâu đã được các nhà nghiên cứu quan tâm vì nó xuất hiện và góp

mặt ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống “Lập luận là một hoạt động ngôn

từ Bang công cụ ngôn ngữ, người nói dua ra những lí lẽ nhằm dan dắt người nghe

đến một hệ thong xác tín nào do: rut ra một (một số) kết luận hay chấp nhận một (mộtsố) kết luận nào đó [Nguyễn Đức Dân, 1998: 165] Trong DNXL báo Nhân Dân, sựvận động lập luận góp phần làm thay đổi nhận thức của người nhận, làm cho ngườinhận từ chưa biết đến biết, từ chưa hiểu đến hiéu, từ chưa đúng đến đúng đắn hơn, từnông đến sâu, từ khác biệt đến tương đồng, cuối cùng đi đến thống nhất nhận thức déhình thành niềm tin, ý chí làm cơ sở cho hành động của nhân dân, nhằm giải quyết cácvấn đề đang đặt ra của đất nước Có nhiều định nghĩa về lập luận, tuy có thể khác nhauvề cách diễn đạt nhưng các nhà nghiên cứu vẫn thống nhất với nhau về bản chất và cácyếu t6 cau thành lập luận Ba yếu tố đó là luận cứ, lí lẽ và kết luận.

+ Luận cứ: là những căn cứ để rút ra kết luận Một phát ngôn chỉ được xem

như là một luận cứ khi người nói có ý định dùng nó làm luận cứ cho một lập luận

nào đó, phát ngôn tự thân nó không phải là luận cứ mà nó chỉ tạo nên lí lẽ nham dẫndắt người nghe đi đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đó Chính mụcđích này khiến cho một phát ngôn, một sự kiện có thể được nhìn nhận như là một

luận cứ hay không.

+ Lí lẽ: là những yếu tố mà nhờ đó từ những luận cứ chúng ta suy ra được kết

luận Lí lẽ được xem là những nguyên tắc lập luận và được hình thành từ những suy

luận logic hoặc từ những nhận thức, hiéu biệt của con người về các quy luật cua tự

34

Trang 37

nhiên, xã hội, về hành vi, tâm sinh lí của con người, Hệ thống giá trị, quy tắc

chung này mặc nhiên được đa số thành viên trong một xã hội chấp nhận, được xem

như là tri thức nền của xã hội.

+ Kết luận: là một khang định đích hay một khang định mục tiêu được suy ra từnhững luận cứ và lí lẽ Một lập luận tốt là một lập luận phục vụ tốt cho mục đích của

người phát.

Trong kiến giải lập luận, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi người nhận càngphải luận suy nhiều, càng phải huy động nhiều nhân tố để tìm ra được những thànhphan hàm ẩn của lập luận thì lập luận càng hấp dan Vì thé, lập luận không chỉ khóhiểu ở ý nghĩa mà còn phức tạp trong tổ chức lập luận, trong các mối quan hệ giữa

các luận cứ - kết luận, giữa lập luận này với lập luận khác trong diễn ngôn.

Ngoài các lí thuyết cơ bản trên, luận án còn sử dụng /i thuyết lịch sự VỚI các

nhân tố tác động chi phối quá trình giao tiếp và kết quả giao tiếp, như: thé diện

-vốn là sự tự tôn trọng mình trước mặt mọi người và trong chốn riêng tư, gồm thédiện âm tính - vốn là mong muốn được tự do hành động, không bị người khác ápđặt và dương tính - vốn là nhu cầu, mong muốn hoà đồng

Các lí thuyết này được đưa ra dé tạo khung, và làm cơ sở quan trọng cho việctiếp cận tư liệu, đồng thời đưa ra đường hướng phân tích diễn ngôn của luận án Tuynhiên, trong quá trình phân tích các diễn ngôn cụ thé, các bình diện này không táchrời mà giao thoa, đan bện vào nhau, soi chiếu và biện giải lẫn nhau nhằm tạo hiệu

quả cao nhất cho diễn ngôn.

1.5 Ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong quá trình giao tiếp của diễn ngôn

xã luận báo Nhân Dân

Các nhà ngữ pháp chức năng hệ thống cho rằng người ta không thê hiểu được ýnghĩa của diễn ngôn nếu không biết về ngữ cảnh xung quanh nó, hoặc nếu có thểhiểu được diễn ngôn thì có thé hình dung ra được ngữ cảnh của nó, nghĩa là phải việndẫn đến những yếu tố bên ngoài thông điệp dé làm rõ/làm chắc chắn thêm thông tinđược phát đi trong thông điệp Vì vậy, “ngữ cảnh” dùng để chỉ một loại môi trườngnào đó, là những gì xảy ra xung quanh mà ngôn ngữ có liên quan đến” và “môitrường phi ngôn mà trong đó ngôn ngữ được sử dụng” Phân tích diễn ngôn, dù tiếp

cận theo đường hướng nao, cũng déu coi trọng yêu tô ngữ cảnh.

35

Trang 38

Trong lí thuyết phân tích diễn ngôn, ngữ cảnh có vai trò đặc biệt trong việcnhận diện sự tác động, liên nhân và quyền lực của diễn ngôn Các nhà nghiên cứuphân biệt thành hai loại ngữ cảnh là ngữ cảnh văn hoá và ngữ cảnh tình huống Ngữ

cảnh văn hoá được hiểu là ngữ cảnh ngoài của văn bản, thé hiện những đặc điểm của

nền văn hoá sử dụng ngôn ngữ, bao gồm những đặc điểm về cách xưng hô, nghỉ thức

lời nói, chiến lược lịch sự, v.v Bên trong ngữ cảnh văn hoá, người phát sử dụng ngônngữ trong những ngữ cảnh cụ thé hơn, được gọi là ngữ cảnh tình huống Ngữ cảnh tình

huống bao chứa những thứ diễn ra trong thực tế đời sống, làm cho ngôn bản trở nên có

nghĩa Ở vào những ngữ cảnh khác nhau, con người buộc phải có những suy nghĩ,

lựa chọn cách hành xử phù hợp với các giá trị, các khuôn mẫu xã hội, “lựa lời mà

nói” để làm sao người nhận chấp nhận và thích nghỉ với những khuôn mẫu hành xửđó - nghĩa là chấp nhận, phối hợp với chiến lược giao tiếp mà người phát đưa ra.

1.5.1 Ngữ cảnh chung

Giai đoạn 1964-1975 là giai đoạn mà bối cảnh lịch sử, xã hội, tình hình chínhtrị, của thế giới nói chung, của nước ta nói riêng vô cùng đặc biệt, là giai đoạn ghidấu quá trình đấu tranh gian khổ mà hào hùng của cả dân tộc, ghi dấu sự thắng lợitrên mọi mặt trận xã hội, chính tri, quân sự, ngoại giao cua đất nước Dé quốc Mỹgây chiến tranh phá hoại sự nghiệp xây dựng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từmiền Bắc vào miền Nam, làm lung lay ý chí giải phóng miền Nam của Đảng ta vànhân dân ta Quân va dân miền Nam giữ vững và phát triển thế tiến công, càng quyếttâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, liên tục tiến công và giành thắng lợi Quân dân miền Bắcquyết tâm vừa đánh thang Mỹ vừa đảm bao sản xuất và đời sống, vừa tích cực chiviện cho miền Nam Với hàng loạt cuộc tiễn công, tổng tiến công liên tiếp thànhcông, cuộc kháng chiến chống Mỹ của đất nước đi đến thắng lợi hoàn toàn Nhân dânViệt Nam ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới với quy mô lớnnhất, dài ngày nhất, ác liệt nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước đã hoàn thành thăng lợi, mở ra một ki nguyên mới của lịch sửdân tộc - cả nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất.

1.5.2 Ngữ cảnh riêng, cụ thể

Trong giai đoạn 1964-1975 có những thời điểm cụ thể gắn liền với cuộc chiếntranh chống Mỹ cứu nước Các mốc lich sử cũng được thé hiện trong bức tranh chủ

36

Trang 39

đề tổng thê của giai đoạn và sự biến động về chủ dé, tập trung nội dung thông tin chủ

đề, thông tin sự kiện theo giai đoạn, như các năm: 1964, 1968, 1972, 1975.

- Năm 1964: Hoa Kỳ dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ để có một cái cớ ném bommiền Bắc Việt Nam Mục tiêu chiến lược hàng đầu của Hoa Kỳ là làm suy giảm ý

chí của quân dan ta, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam Trong quá

trình leo thang đánh phá miền Bắc, Hoa Kỳ xúc tiến mạnh mẽ con bài ngoại giaobang nhiều con đường và thủ đoạn khác nhau, nhằm buộc miền Bắc ngừng chi viện

cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Từ năm 1965, Hoa Kỳ đưa hàng chục

van quân viễn chỉnh va quân các nước đồng minh của Hoa Kỳ vào xâm lược miềnNam, mặt khác tiền hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Từ đây, lịch sử của cảhai miền Nam - Bắc chuyền vào thời kỳ mới: cả nước trực tiếp chống Mỹ, cứu nước.

- Năm 1968: là năm đánh dấu một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất và

có vai trò, hệ quả mang tính bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam - sự kiện Tết

Mậu Thân - cuộc tổng tiến công và vận động quan chúng nỗi dậy chiếm chính quyềncủa quân và dân ta trên hầu hết lãnh thé của Việt Nam Cộng hoà Cuộc tổng tiễncông và nổi dậy này đã đập tan ý chí xâm lược miền Nam của Hoa Kỳ, buộc Hoa Kỳphải ngồi đàm phán với Việt Nam ở bàn Hội nghị, buộc Hoa Kỳ chấm dứt ném bommiền Bắc không điều kiện và phải thay đổi chiến lược ở miền Nam Tổng tiễn côngvà nổi dậy năm 1968 tao ra cục diện mới trên chiến trường miền Nam đưa sự nghiệpkháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam sang thời kì lịch sử mới.

- Năm 1972: Những thắng lợi trên chiến trường miền Nam cùng với chiếnthắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của địch ở miền Bắc, đặc biệt chiến thắngđập tan đợt tập kích B52 của Hoa Kỳ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972 đã trở

thành “Điện Biên Phủ trên không”, buộc địch phải kí Hiệp định Paris, lập lai hoabình ở Việt Nam và Đông Dương.

- Năm 1975: Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi day mùa Xuân 1975 đãkết thúc vẻ vang 30 năm đấu tranh kiên cường chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới,kết thúc hơn 100 năm đô hộ của dé quốc thực dân Thắng lợi đó mở ra thời kì mới

cho lịch sử Việt Nam: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Ngữ cảnh lịch sử đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải thông tin chính thức, kịp thời

cho toàn thê nhân dân vê tinh hình thực tê của dat nước, vê diễn biên quân sự, chính

37

Trang 40

trị, xã hội, về các chủ trương đường lối, mục tiêu, kế hoạch hanh động từ đó kêu

gọi, tác động đến đông đảo nhân dân, thúc đây trách nhiệm, lợi ích và nghĩa vụ củanhân dân, tạo sự đồng thuận, đồng lòng trong công cuộc chiến đấu thống nhất đất

nước và xây dựng đất nước Đây cũng chính là cơ sở, động lực và mục tiêu của các

bài xã luận báo Nhân Dân giai đoạn 1964-1975 Bởi mỗi bài xã luận bao giờ cũng

phải gắn chặt với những thời điểm đang có những biến có quan trọng và ý nghĩa rộnglớn - mà theo lí luận báo chí thì đó phải là những vấn dé thuộc dòng thời sự chủ lưu.

Trong giai đoạn lịch sử hào hùng ay, mỗi sự kiện, diễn biến của mỗi trận đánh, biến

động lớn trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, thời khắc chuyền giao lịch sử, đều được các phản ánh kịp thời và sống động trong các bài xã luận của giai đoạn này.

1.6 Tiểu kết

Việc phân tích dién ngôn có thé bao hàm tìm kiếm những yếu tố trong văn bản

và những yếu tố ngoài văn bản Đó có thé là tìm kiếm những chuẩn mực, quy tắc,

thói quen, hành vi ngôn ngữ/xã hội đã được định hình hoặc sự thay đôi của chúng,nhưng cũng có thé là những yếu tố mới nồi lên, đang nhen nhóm va đang định hìnhtrong diễn ngôn Khi phân tích diễn ngôn, có rất nhiều những bình diện khác nhaumà nhà nghiên cứu cần phải lưu tâm đến Dựa trên những luận điểm khái quát trongnghiên cứu ngữ học thế giới và Việt ngữ học, chương này tập trung trình bày nhữngvan đề có tính chất nền tảng liên quan trực tiếp đến luận án như: khái niệm về diễnngôn, phân tích diễn ngôn, các đường hướng tiếp cận diễn ngôn; các cơ sở lí thuyết

được vận dụng đề phân tích DNXL như: ba chức năng của Halliday, hành động ngôn

từ, lập luận,

i Trên cơ sở đó, luận án xác định một cách thống nhất trong sử dụng khái niệmdiễn ngôn là để chỉ ngôn ngữ trong hoạt động, ngôn ngữ được sử dụng trong ngữ

cảnh văn hoá - xã hội; diễn ngôn được tạo ra, sử dụng và giải mã trong ngữ cảnh văn

hoá - xã hội, vào cộng đồng ngôn ngữ cụ thể.

ii Nghiên cứu, phân tích diễn ngôn hiện nay có rất nhiều đường hướng tiếp cận,nhiều giải thuyết, tuy nhiên, từ định hướng nghiên cứu, luận án xác định vận dụngkhung lí thuyết chức năng hệ thống của Halliday dé phân tích DNXL báo Nhân Dân.Đây là đường hướng phân tích diễn ngôn từ tiếp cận ngôn ngữ học phù hợp với việc

38

Ngày đăng: 09/06/2024, 23:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w