1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

193 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẢN THỊ THANH HƯƠNG

LUAN AN TIEN SI NGON NGU HOC

HA NOI - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẢN THỊ THANH HƯƠNG

CHUYEN NGANH: NGON NGU HOC

MA SO: 62 22 02 40

LUẬN AN TIEN SĨ NGON NGỮ HOC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:GS.TS NGUYÊN VĂN KHANG

HÀ NOI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn

của GS.TS Nguyễn Văn Khang Những tư liệu và số liệu trong luận ánlà trung thực do tôi thực hiện Đề tài nghiên cứu va các kết luận chưa

được ai công bô.

Tác giả luận án

Trần Thị Thanh Hương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Nhà khoa học, Giáo sư Tiến sĩNguyễn Văn Khang - người đã hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và động viên tôi rấtnhiều trong quá trình thực hiện luận án Sự hiểu biết khoa học sâu sắc, kinhnghiệm và sự quan tâm của Giáo sư là điểm tựa giúp tôi vượt trở ngại dé có được

cách làm việc khoa học, đạt được những thành quả và kinh nghiệm quý giá.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa, tập thể các Giáo sư, các

Thầy Cô giáo, các cán bộ của Khoa Ngôn ngữ học và Ban Lãnh đạo, các cán bộ

phòng Đào tạo trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ, tạo

điều kiện và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và thực

hiện luận án.

Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Thăng Long, Khoa

Ngoại ngữ và Bộ môn Ngôn ngữ Anh, các đồng nghiệp, sinh viên của tôi tại

trường Đại học Thăng Long, các nghiên cứu sinh khóa 2014 tại Khoa Ngôn ngữhọc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo thuận lợi, động viên và

giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.

Tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình và những người thân đã chia sẻ những

khó khăn với tôi trong quá trình học tập, công tác và thực hiện công trình này.

Tác giả luận án

Trần Thị Thanh Hương

Trang 5

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3 DOI TƯỢNG, PHAM VI VÀ NGUON TU LIEU NGHIÊN CỨU4 PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU

5 Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA LUẬN ÁN6 BÓ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÍLUẬN CỦA LUẬN ÁN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thé giới về ngôn ngữ đánh giá1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước về ngôn ngữ đánh giá

1.2 Cơ sở lí luận của luận án

1.2.1 Giao tiếp ngôn ngữ trên truyền hình thực tế1.2.2 Một số van dé li luận về ngôn ngữ đánh giá

FBP \O OM ~¬I NA WR PHY ¬ — N1313

48

Trang 6

2.1 Tổng quát về sự kiện giao tiếp đánh giá của giám khảo

2.2 Biểu thức đánh giá tường minh của giám khảo truyền hình thực tếtiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

2.2.1 Biểu thức đánh giá tường minh của giám khảo truyền hình thực tế

nhìn từ việc sử dụng từ ngữ chứa giá trị

2.2.2 Biểu thức đánh giá tường minh của giám khảo truyền hình thựctế nhìn từ cấu trúc nghĩa của biểu thức đánh giá

2.3 Biéu thức đánh giá không tường minh của giám khảo truyền hìnhthực tế tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

2.3.1 Biểu thức đánh giá không tường minh của giám khảo truyềnhình thực tế theo chức năng của hành động ngôn từ

2.3.2 Biểu thức đánh giá không tường mình của giám khảo truyềnhình thực tế theo phương tiện từ vựng

2.4 Tiểu kết chương 2

Chương 3 BIEU THỨC DANH GIÁ THEO THANG DO VA CHU ĐÈCUA GIAM KHAO TRUYEN HINH THUC TE TIENG VIET (CO LIENHỆ VOI TIENG ANH)

3.1 Biéu thức đánh giá theo thang độ của giám khảo truyền hình thực tếtiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

3.1.1 Dấu hiệu tham số giá trị trong biểu thức đánh giá3.1.2 Dau hiệu thang độ trong biểu thức đánh giá

3.1.3 Thang độ trong biểu thức đánh giá

3.2 Biểu thức đánh giá theo chủ đề của giám khảo truyền hình thực tếtiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

3.2.1 Các chủ dé đánh giá của giám khảo truyền hình thực tế3.2.2 Hình thức biểu thức và chủ đê đánh giá của giám khảo

3.2.3 Thang độ đánh giá xét theo chủ dé và kết quả đánh giá của

113117

Trang 7

Chương 4 NHÂN TO QUYEN LỰC TRONG BIEU THỨC ĐÁNH GIÁCUA GIAM KHẢO TRUYEN HÌNH THỰC TE TIENG VIỆT (CO LIÊNHE VOI TIENG ANH)

4.1 Dấu hiệu quyền lực trong giao tiếp đánh giá của giám khảo truyềnhình thực tế tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

4.1.1 Dau hiệu từ vựng chỉ thị quyển lực giao tiếp đánh giá4.1.2 Dau hiệu diễn ngôn về kiểm soát giao tiếp đánh giá

4.2 Sự thể hiện quyền lực trong biểu thức đánh giá của giám khảotruyền hình thực tế tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

4.2.1 Quyển hợp pháp4.2.2 Quyên qui chiếu4.2.3 Quyển chuyên gia

4.2.4 Sự đầu tranh quyên lực4.3 Tiểu kết chương 4

165

Trang 8

Danh mục các chữ viet tat

ĐG : Đánh giá

GK : Giám khảo

HĐNT : Hành động ngôn từNNĐG : Ngôn ngữ đánh giá

BTĐG : Biểu thức đánh giáTHTT : Truyền hình thực tế

TS : Thí sinhVN : Việt Nam

Danh mục các kí hiệu trong dữ liệu khảo sát

: Chương trình Bước nhảy hoàn vũ Việt Nam

: Dance with the stars US (Chương trình Bước nhảy hoàn vũ Mỹ)

: America's Got Talents (Chương trinh Tìm kiếm tài năng Mỹ): MasterChef US (Chương trình Vua Đầu bếp Mỹ)

: Chương trình Nhân tố bí ân Việt Nam

: Chương trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam: Chương trình Vua Đầu bếp Việt Nam

: X-factor US (Chương trình Nhân tổ bí ân Mỹ)

: Nguồn biểu thức đánh giá [Mã Chương trình.Mã Giám khảo.

Mã Thí sinh]

: Nơi xảy ra hiện tượng ngắt lời

Trang 9

Bang 1.1.Bang 1.2.

Bang 3.3.

Bang 3.4.

Bang 3.5.

Bang 3.6.Bang 3.7.Bang 3.8.

Bang 4.1.

Bang 4.2.

Danh muc cac bang

Tóm tat ba hướng nghiên cứu ngôn ngữ đánh giáTóm tắt hướng nghiên cứu “thẩm định”

Thang đo thái độ

Các phương tiện điều biến lực ngôn trung

Danh sách các từ ngữ đánh giá tiếng Việt có tan suất sử dụng caoThanh tô cấu trúc nghĩa đánh giá theo hiện dang cú pháp trongbiểu thức đánh giá tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

Mười mô hình nghĩa đánh giá pho biến nhất trong ngôn ngữ đánhgiá của giám khảo bằng tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

Hình thức đánh giá của giám khảo Việt xét theo tham số giá trị

Biểu thức đánh giá không tường mình tiếng Việt xét theo tham số

định của giảm khảo

Số lượng từ ngữ của giám khảo theo giới và tuổi của giám khảotrên truyền hình thực tế tiếng Việt

Số lượng từ ngữ của giám khảo theo giới và tuổi của giám khảotrên truyền hình thực tế tiếng Anh

130

Trang 10

Danh mục các sơ đô, biêu đồ

Danh mục các biêu đô

Biéu đồ 2.1 Biểu thức đánh giá biểu cảm và biểu kiến tiếng Việt và tiếng AnhBiểu đồ 2.2 Biểu thức đánh giá không tường minh tiếng Việt theo chức

năng cua hành động ngôn từ (có liên hệ với tiếng Anh)

Biểu đồ 2.3 Biểu thức đánh giá không tường mình tiếng Việt theophương tiện từ vựng (có liên hệ với tiếng Anh)

Biểu đồ 3.1 Tỉ 1é biểu thức đánh giá tiếng Việt theo thang độ đánh giá

Biểu đồ 3.2 Hinh thức ngôn ngữ đánh giá tiếng Việt từ góc độ chủ dé

đánh giá

111

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 LÍDO CHỌN ĐÈ TÀI

1.1 Ngôn ngữ sử dụng trên truyền hình nhìn từ góc độ ngôn ngữ học xã hộilà một dạng biến thể với những đặc thủ của ngành truyền hình Ngôn ngữ, đặc biệt làdạng thức nói, được hiện thực hóa ở từng chương trình cụ thể Nghiên cứu ngôn ngữtruyền hình sẽ góp phần vào nghiên cứu sự lựa chọn ngôn ngữ trong sử dụng, mộtnội dung quan trọng bậc nhất của ngôn ngữ học hiện đại nói chung, ngôn ngữ học xãhội nói riêng Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề này còn ít được quan tâm Đặc biệt, sựphát triển của các chương trình giải trí dưới dang truyền hình thực tế phiên bản quốctế đem lại một nguồn ngôn ngữ tự nhiên, dễ tiếp cận với hiện trường giao tiếp tươngđồng, tạo cơ hội nghiên cứu vấn đề giao tiếp ngôn ngữ liên văn hóa đương đại.

1.2 Ngôn ngữ đánh giá (Language of evaluation) xuất hiện thường xuyêntrong đời sống giao tiếp của con người và trở thành một nội dung nghiên cứu củangữ dụng học Gắn liền với những giá trị văn hóa-xã hội của cá nhân và cộng dong,ngôn ngữ đánh giá có cách biểu đạt đa dạng tùy thuộc vào chủ đề, thậm chí cùngmột chủ đề nhưng được nhìn nhận ở các cộng đồng khác nhau Điều này thể hiện rấtrõ trong một số chương trình truyền hình chung cho toàn thế giới nhưng được thựchiện ở các quốc gia khác nhau Ở Việt Nam, các chương trình giải trí trên truyềnhình xuất hiện và nở rộ khoảng 10 năm trở lại đây, theo đó, ban giám khảo vớinhững thành viên là “người đánh giá” khá đa dạng và vì thế, ngôn ngữ đánh giá

cũng đa dạng Cách thức nói năng, nội dung thông điệp của họ không những có giá

trị thực tiễn đối với thí sinh mà còn ảnh hưởng tới khán giả Nghiên cứu ngôn ngữgiao tiếp của giám khảo trên truyền hình thực tế (THTT) ở Việt Nam sẽ làm sáng tỏđặc điểm ngôn ngữ đánh giá (NNDG) tiếng Việt Đồng thời, nghiên cứu liên hệ vớidữ liệu tiếng Anh trong ngữ cảnh giao tiếp tương đương trên THTT ở Mỹ sẽ củng cốthêm kết quả nghiên cứu và cho thay đặc điểm NNDG từ góc độ liên văn hóa.

1.3 Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống về nộidung này và đặc biệt với những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Ngồn ngữđánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải

Trang 12

trí tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)” Nghiên cứu góp phần làm phong phú khotàng lí luận về giao tiếp tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế Đồng thời, kếtquả nghiên cứu có thé phục vụ giảng dạy, nghiên cứu ứng dụng có liên quan Do nộiham và ngoại điên của NNDG rat rộng, luận án giới hạn xem xét từ góc độ ngôn ngữhọc xã hội về một số khía cạnh ngữ pháp-ngữ nghĩa chủ yếu cùng với những biểuđạt về thang độ, chủ dé và quyền lực trong giao tiếp đánh giá của khách thể trên cơ

sở tham sô giá tri.

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm chi ra đặc điểm NNDG của các giám khảo trên THTTtrong một số chương trình giải trí tiếng Việt, xây dựng các mô hình NNDG Đồng

thời, luận án liên hệ với NNDG của các giám khảo trong các chương trình giải trí

tiếng Anh tương đương để chỉ ra những đặc điểm chung và đặc điểm riêng về ngônngữ của các giám khảo khi sử dụng ngôn ngữ khác nhau; từ đó góp phần nghiên cứuNNDG trong mối tương quan ngôn ngữ-văn hóa-xã hội.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích này, luận án đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu như sau:

2.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước nghiên cứu

về ngôn ngữ đánh giá và những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ đánh giá.

2.2.2 Xây dựng cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài: Tập hợp, hệ thống hóamột số nội dung cơ bản về lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ liên quan đến ngôn ngữ đánh

giá từ góc độ ngôn ngữ học xã hội.

2.2.3 Khảo sát các biểu thức đánh giá của các giám khảo trên THTT trongmột số chương trình giải trí tiếng Việt gần đây Từ đó tìm ra các đặc điểm NNDGtường minh và không tường minh, có liên hệ với ngữ liệu tiếng Anh từ các chươngtrình tương đương ở Mỹ dé làm rõ kết quả nghiên cứu.

2.2.4 Xác định đặc điểm ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo qua biểu đạtvề thang độ và chủ đề đánh giá, có liên hệ với ngữ liệu tiếng Anh.

Trang 13

2.2.5 Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo qua biểu đạtquyền lực giao tiếp, có liên hệ với ngữ liệu tiếng Anh.

3 DOI TƯỢNG, PHAM VI VÀ NGUON TƯ LIEU NGHIÊN CỨU3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án này là ngôn ngữ đánh giá của các giámkhảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng Việt.

3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

- Về nội dung: NNDG băng lời của khách thé (các biểu thức đánh giá củagiám khảo, các biểu đạt về giá trị, thang độ, nhân tố chủ đề và quyền lực), khôngxem xét tới những dấu hiệu cận ngôn (ngôn điệu) và phi ngôn (điệu bộ, cử chỉ).

- Về tư liệu: các đoạn trích giao tiếp đánh giá trong một số tập đầu trên 4

chương trình THTT (theo phiên bản quốc tế) phát sóng tại Việt Nam và Mỹ từ

2012-2014, khi THTT bắt đầu phát triển rộng khắp tại Việt Nam Mỗi chương trình xoayquanh một chủ đề thi đấu: tài năng, khiêu vũ, nấu ăn và ca nhạc (Xin xem Bảng 1.1Phu lục 1 về các chương trình được khảo sát).

3.3 Nguồn tư liệu nghiên cứu

Tư liệu nghiên cứu được thu thập từ nguồn giao tiếp nói trên các chương trình

THTT có uy tín, cung cấp nguồn sinh ngữ chính thống ở Việt Nam và ở Mỹ Luận

án chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi các đoạn thoại đánh giá của giám khảo đối với thísinh ở vòng sơ khảo Tổng số đã thu thập 70 đoạn trích đánh giá 70 lượt thí sinh từ

13 giám khảo trên các chương trình tiếng Việt và số lượng tương tự trên các chươngtrình tiếng Anh Ngoài ra, nguồn tư liệu từ các công trình nghiên cứu có liên quancủa các tác giả khác cũng được sử dụng nhằm củng cé các nhận định của luận án và

làm sang tỏ van đê đang tìm hiệu.

4 PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhằm đạt được mục đích và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận

án sử dụng những phương pháp, thủ pháp sau:

Trang 14

4.1 Phương pháp và thủ pháp của ngôn ngữ học xã hội

Luận án sử dụng phương pháp và thủ pháp của ngôn ngữ học xã hội (như

phương pháp thu thập đữ liệu và làm việc với ngữ liệu từ phương tiện truyền thông,một số thủ pháp phân tích dân tộc học giao tiếp, thủ pháp phân tích dữ liệu ngôn ngữ

học xã hội, phân tích mỗi tương quan giữa biến số ngôn ngữ học và biến số xã hội),

kết hợp một số phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học khác (phân tích từ vựng,phân đoạn ngữ pháp cục bộ, phân tích cấu trúc ngữ nghĩa theo ngữ pháp cục bộ)nhằm tìm hiểu ngôn ngữ đánh giá của khách thể theo hai biến số chủ đề và quyềnlực giao tiếp Biến số chủ đề được xem xét chủ yếu dựa trên các dấu hiệu ngôn ngữhọc Biến số quyền lực được nghiên cứu dựa trên sự liên hệ với một số chỉ báo vềphân tầng xã hội (giới, tuổi, nghề nghiệp, địa vị ) Dữ liệu nghiên cứu được lay từngôn ngữ trên truyền hình, vốn là nguồn ngữ liệu sống được ngôn ngữ học xã hội sửdụng rộng rãi [66, tr.180] Việc phiên mã đữ liệu từ phương tiện truyền thông sangngôn ngữ viết là một thách thức [66, tr.82] và đã được giảm thiêu sai sót băng cách

kiểm tra lại nhiều lần.

4.2 Phương pháp phân tích hội thoại

Phân tích hội thoại là một trong số các phương pháp phân tích diễn ngôn được

ngôn ngữ học xã hội vận dụng [66, tr.231] Luận án áp dụng phương pháp phân tíchhội thoại trong ngôn ngữ học xã hội của Holmes va Hazen (2014) [66, tr.230-245]

theo hai bước: (1) tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ tường minh, cấu trúc ngữnghĩa, ngôn ngữ không tường minh trong BTDG, từ đó tiến hành khảo sát về hìnhthức, thang độ và chủ đề đánh giá; (2) xem xét hành động ngôn từ, lượt lời và chuỗiphối hợp đánh giá Bước 1 có vai trò quan trọng, cung cấp cơ sở cho việc thực hiệnbước 2 nhằm nghiên cứu những biéu đạt quyền lực giao tiếp đánh giá của khách thể.

4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu ngôn ngữ

Trên cơ sở các phát hiện cơ bản trong đữ liệu tiếng Việt, luận án tiến hành liênhệ thông qua so sánh, đối chiếu với dit liệu tiếng Anh dé củng cố kết quả nghiên cứuvà tìm hiểu khía cạnh liên văn hóa trong giao tiếp đánh giá Day là phương pháp bé

trợ cho phương pháp của ngôn ngữ học xã hội.

10

Trang 15

4.4 Phương pháp thống kê

Các phương pháp và thủ pháp nêu trên được sử dụng đề phân tích định tính,nghiên cứu theo cách thức diễn dịch nhằm xác định kết quả nghiên cứu dựa trên nềntảng các lập luận kế thừa từ những quan điểm, đường hướng tiếp cận đã được ứngdụng rộng rãi về ngôn ngữ đánh giá, hành động ngôn từ, nhân tố xã hội chủ đề vàquyền lực trong giao tiếp ngôn ngữ Dé hỗ trợ cho các phân tích định tính, luận ánsử dụng phương pháp thống kê định lượng hóa Tần số sử dụng các phương tiệnngôn ngữ cùng với các biến số xã hội (chủ dé, giới, tuổi) được thống kê phân loại,phân tích quy nạp, xác định mối tương quan giữa các biến số cơ bản, từ đó rút ra cácđặc điểm của đối tượng nghiên cứu Thủ pháp thống kê toán học thực hiện trên phầnmềm SPSS (IBM SPSS Statistics 20).

5 Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA LUẬN AN5.1 Ý nghĩa lí luận

Luận án phân tích, lí giải những đặc điểm của NNDG thông qua biểu thức

đánh giá (BTDG) của các giám khảo trên THTT, từ đó làm giàu cho lí thuyết NNDGnói riêng và kiến thức ngôn ngữ học xã hội nói chung Ngoài ra, bằng việc phân tíchcầu trúc nghĩa đánh giá, luận án góp phần ứng dụng lí thuyết ngữ pháp cục bộ (Local

grammar) vào nghiên cứu ngữ nghĩa trong từng bộ phận ngôn ngữ.

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận án góp phần nghiên cứu giao tiếp đánh giá bằng tiếng Việt với tư cáchlà kết quả của sự lựa chọn ngôn ngữ dưới tác động của các nhân tố xã hội Kết quảnghiên cứu giúp tăng cường hiệu quả trong giao tiếp của người Việt, đặc biệt trong

các môi trường có sử dụng đánh giá bằng ngôn ngữ Các đoạn trích sự kiện giao tiếpđánh giá và các BTDG của giám khảo Mỹ có thé trở thành tư liệu cho người Việthọc tiếng Anh Ngoài ra, các phát hiện về dấu hiệu NNDG tường minh, thành tô cautrúc ngữ nghĩa đánh giá, tham số giá trị (tích cực-tiêu cực), thang độ đánh giá có thểphục vụ phát triển khung phân tích về NNDG trong các phản hồi, thăm dò ý kiến,

11

Trang 16

góp ý của học viên tại các cơ sở dao tạo, khách hàng hoặc người sử dụng sản

phẩm, dịch vụ; nghiên cứu NNĐG trong trí tuệ nhân tạo.

6 BÓ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Nội dung luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụlục, gồm 4 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận của luận án

Chương 2 Biểu thức đánh giá tường minh và không tường minh của giámkhảo truyền hình thực tế tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

Chương 3 Biểu thức đánh giá theo thang độ và chủ dé của giám khảo truyềnhình thực tế tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

Chương 4 Nhân tổ quyên lực trong biểu thức đánh giá của giám khảo truyénhình thực tế tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

12

Trang 17

có một giá tri Việc tách nghĩa của một từ ngữ ra khỏi đánh giá sẽ không tránh

được việc loại bỏ nghĩa về vị trí của nó trong quá trình sống của xã hội - nơi nghĩaluôn thắm đẫm sự phán xét về giá trị” [110, tr.105] Do đó, nghiên cứu ngôn ngữ xétcho cùng là tìm hiểu về giá trị, đó là sự đánh giá Và ở chiều ngược lại, thật khónghiên cứu hệ thống giá trị mà không xem xét ngôn ngữ mà con người sử dụng dé bộclộ các giá trị ay Đây chính là chức năng đánh giá của ngôn ngữ - vốn được coi là mộttrong những chức năng cơ bản và quan trọng nhất của ngôn ngữ [108, tr.5].

Từ khởi nguyên của những tư tưởng xem xét về giá trị, NNDG cho tới tận

ngày nay luôn được cho là sự bộc lộ hai thái cực hoặc hai trục giá trị của một nội

dung nhất định, chăng hạn: t6t/xdu, dung/sai, hay tích cực/tiêu cực [108, tr.5] Tuynhiên, NNDG còn thé hiện ở nhiều phương diện năng động khác Nó có thé côngkhai hoặc ngầm ấn; một ngôn từ mà bề mặt tỏ ra trung tính lại có thể ngầm ấn mộtđánh giá đối với người thụ ngôn; một nhận xét tỏ ra tích cực có khi ấn đấu một nhậnxét tiêu cực, và ngược lại Do đó, NNDG càng ngày càng được xem xét trong thénăng động của nó: trong bối cảnh hành chức thực tế [108, tr.6].

Tiếp cận truyền thống về NNĐG trong ngôn ngữ học chức năng thường tậptrung ở cấp độ từ vựng-ngữ pháp Ngôn ngữ học vào cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21trở nên quan tâm nhiều hơn tới tính đánh giá, đặc biệt từ góc độ ngữ dụng học vàngôn ngữ học xã hội với sự xuất hiện và phát triển của nhiều tiếp cận và quan điểm

khác nhau [108, tr.4-5] Nhìn chung, NNDG không đơn giản là một biểu đạt của cánhân trong đó người nói/viết “nhận xét” về thế giới mà đó là một hiện tượng xã hộiliên nhân mà ở đó lí do cơ bản để đưa ra một ý kiến là “để gợi lên tình thân hữu từ

13

Trang 18

phía người thụ ngôn” [108, tr.4] Trong cô gang tong kết các phương pháp tiếp cận vềNNDG, Hunston (2011) [68] đã chỉ ra bốn kiểu quan niệm sau:

- Đánh giá là một hành động cá nhân không tường minh nhưng cũng có khi thé

hiện trong ngôn ngữ Quan niệm này thường có trong đường hướng phân tích hội

thoại, chang hạn các tác giả Hutchby và Wooffitt (2008).

- Đánh giá gồm “một bộ các tr ngữ” biêu đạt nghĩa đánh giá Do đó, trong tâmnghiên cứu là các thành tố ngôn ngữ (từ, ngữ, phạm trù ngữ pháp) Đại điện là các tác

giả Hyland và Tse (2004), Conrad và Biber (2000).

- Đánh giá là “một bộ các nghia” biểu đạt trong một văn bản “sử dụng một loạt

các tài nguyên ngôn ngữ khác nhau” Đại diện là các tác giả Martin và White (2005).

- Đánh giá là một chức năng mà văn bản hoặc phần văn bản biểu đạt Chính

Hunston và Thompson là đại diện của quan niệm này [68, tr.11].

Hunston cũng nêu ra sáu điểm chung giữa các quan niệm trên về NNDG, gồm:

(1) thừa nhận tính chủ quan và tính chủ quan liên nhân của đánh giá (chức năng tương

tác); (2) cho rằng qua đánh giá, một hệ tư tưởng chung giữa người viết/nói và ngườiđọc/nghe được cấu trúc; (3) nhận định có một phạm vi rộng rãi về từ vựng và vềnhững dấu hiệu nghĩa đánh giá, có thé xác định được thông qua xem xét những gi

“mong muốn” hoặc “không mong muốn”; (4) cho rang NNDG phụ thuộc mạnh vàongữ cảnh và có tính tích tụ (tập trung tại một vài vi tri nhất định trong diễn ngôn); (5)xác định răng nói đến ngôn ngữ đánh giá là nói đến đích, hoặc đối tượng và nguồnđánh giá, bản chất của ngôn ngữ đánh giá phụ thuộc vào bản chất của đối tượng; và(6) khang định rất khó dé nhận dang, phân biệt một cách đáng tin cậy những gi mang

tính đánh giá và những gi không trong ngôn ngữ [68, tr.12-19].

Hiện nay, có ba hướng nghiên cứu nổi bật về NNDG và mỗi hướng gắn liềnvới một thuật ngữ đại diện, lần lượt là: “lập trường”, “đánh giá” và “thâm định” [38,

68, 108] Nhìn chung, cả ba hướng nghiên cứu này đều xem xét NNDG dựa trên chứcnăng của nó trong giao tiếp liên nhân Tuy nhiên, giữa ba đường hướng này có nhiềuđiểm khác biệt Bang 1.1 dưới đây tổng hợp những nét chính yếu về ba hướng này xét

vê mục đích, trọng tâm, tiệp cận và các tac giả đại diện Các đường hướng này khác

14

Trang 19

nhau ngay từ trong định nghĩa: Lập £rường là “các biểu đạt từ vựng và ngữ pháp vềthái độ, cảm xúc, phán xét và cam kết của tác giả/người nói liên quan đến các nộidung mệnh đề của thông điệp” [40, tr.1]; Đánh giá là “một thuật ngữ bao trùm rộngrãi dé diễn đạt thái độ hoặc lập trường, quan điểm hoặc cảm xúc của người nói/viếtđối với các thực thê hoặc các mệnh dé mà người đó nói tới” [109]; Tham định là “cáctài nguyên ngữ nghĩa được sử dụng dé thương lượng những cảm xúc, phán xét và xácđịnh giá trị, cùng với việc khuếch đại và tham gia vào những đánh giá này” [84].

Bảng 1.1 Tóm tắt ba hướng nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá

Hướn , Phương phá

on a Quan diém trong tam im ` P P Đại diện

nghiên cứu tiép cận

ˆ ` NN lập trường biêu đạt | - Tiệp cận dựa trên khôi ngữ | Biber va

Lập trường be gn es , lê ằthái độ, cảm giác, phán | liệu (corpus-based) đông sự

(Stance) se h sở ,

xét và cam kêt - Tiệp cận kêt hợp (1999)

¬ NNDG biểu đạt thái độ | - Khung nghiên cứu dựa trên | Hunston và

Đánh gia Loa l k

l hoặc lập trường, quan tham sô (parameter-based) Thompson

(Evaluation) | ; , , ' ,

điêm, cảm xúc - Tiệp cận kêt hợp (2000)

ay NN thâm định dùng dé | Tiép cận phân tích diễn ngôn | Martin va

Thâm định „ „ ;

thương lượng cảm xúc, | (discourse analytic) White

(Appraisal) Reprieve cee 7 phán xét và thâm giá - Tiếp cận riêng (2005)

(Nguồn: Tóm tắt dựa trên [41, 84, 109])Dưới đây là miêu tả văn tắt về các đường hướng này:

Thứ nhất, hướng nghiên cứu NNDG là sự biểu đạt vé “lập trường ”:

“Lập trường” do Biber và đồng sự (1999) đề xuất là một tiếp cận đi từ hìnhthức đến chức năng, gồm ba phạm trù: Lập trường “nhận thức” (Epistemic); “thái

độ” (Attitudinal); và “phong cách nói năng” (Style of speaking) Theo các tác giả,

dấu hiệu lập trường nhận thức là người nói/viết nhận xét về trạng thái thông tin trongmột mệnh đề (chắc chắn/nghi ngờ, thực tế, chính xác, hoặc hạn chế; về nguồn hoặcquan điểm cung cấp kiến thức, thông tin) Dấu hiệu lập trường thái độ gồm hainhóm: thái độ (ví du: thu vị, thật may mắn) và cảm giác (vi dụ: sợ, yêu) Hai nhómnày không phải lúc nào cũng phân biệt rõ ràng (ví du: hy vọng, mong đợi) Các dau

15

Trang 20

hiệu lập trường thái độ ít phổ biến hon các dấu hiệu lập trường nhận thức va cũnghạn chế hơn trong biểu đạt về ngữ pháp Lập trường phong cách nói năng “thé hiệnđánh giá của người nói về bản thân việc giao tiếp” (Ví dụ nhận xét về cách thức nóinăng: mot cách trung thực, một cách ngắn gon) [41, tr.972-975] Sơ đồ 1.1 tom tắt

các nội dung cơ bản của hướng nghiên cứu NNDG là sự biểu đạt về lập trường.

3 nhận dạng: 3 loại:

- cận ngôn - lập trường nhận thức Xác định dựa

- tỪ vựng - lập trường thái độ trên nghiên cứu

- ngữ pháp (chủ yếu) - lập trường phong cách | | khôi ngữ liệu

(Nguồn: Tóm tắt từ [41])Sơ đồ 1.1 Tóm tắt hướng nghiên cứu “lập trường”

So với hai mô hình kia, lí thuyết về “lập trường” dựa trên một quan điểm tương

đối khác, cho rằng ngôn ngữ thực hiện những “chức năng” hoặc “nhiệm vụ tư tưởng,

văn bản, cá nhân, liên nhân, ngữ cảnh và mỹ học” [41, tr.41] Các đặc điểm ngôn ngữ

bộc lộ lập trường nằm trong nhóm “các nhiệm vụ cá nhân”, truyền đạt thái độ, suy

nghĩ và cảm xúc của người nói Mô hình lí thuyết nay tập trung vào những biểu đạttường minh về từ vựng-ngữ pháp - thông qua các phương tiện ngữ pháp, từ vựng vàcác phương tiện cận ngôn [41, tr.965-971] - hau như không xem xét ngôn ngữ đánhgiá gián tiếp như hai mô hình kia Do đó, phạm vi của lí thuyết này hẹp hơn Biber vàđồng sự đã đóng góp nhiều bằng chứng định lượng và định tính về các đặc điểm từvựng-ngữ pháp biéu đạt lập trường qua nghiên cứu khối ngữ liệu Lí thuyết này đã trởthành nền tang cho nhiều nghiên cứu khác nhau [68] Nó cũng được Thompson vàHunston (2000) vận dụng dé nghiên cứu về các dấu hiệu của NNDG [109].

Thứ hai, hướng nghiên cứu NNDG là sự phán xét về “giá tri”:

Thuật ngữ “đánh giá” (Evaluation) của Thompson và Hunston (2000) rộng

hơn so với cách hiểu thông thường về các biểu hiện t6t hay xấu trong ngôn ngữ Dođó, mô hình dé nhận dạng nó cũng rất “mở” [38, tr.44] Truyền thống ngôn ngữ học

16

Trang 21

thường nghiên cứu nghĩa đánh giá theo hai lĩnh vực tách rời nhau là ngôn ngữ cảm

xúc và tình thái Ở mô hình này, các tác giả đưa hai khía cạnh đó đến cạnh nhau Sovới mô hình “thẩm định”, khung lí thuyết NNDG dựa trên tham số sử dụng phươngpháp tiếp cận kết hợp, không tách riêng “lập trường cảm xúc” và “lập trường nhậnthức” Hơn thế, nó còn nhắn mạnh sự giống nhau giữa “lập trường cảm xúc” và “lập

trường nhận thức” [38, tr.35] Ngoài ra, khái niệm “đánh gia” cũng không trùng với

“lập trường” bởi vì ngay trong định nghĩa, Thompson và Hunston đã chỉ rõ NNDG

tạo nên những biểu đạt về lập trường hoặc thái độ của người nói “Lập trường làkhái niệm trừu tượng hơn, và đánh giá là sự hiện thực hóa lời nói hoặc sự biểu hiệnthực tế của /ập trong” [108, tr.10].

2 loại:

- biêu cảm

- biểu kiến

3 chức năng: 3 dấu hiệu: Cách thức biểu hiện:

- bộc lộ ý kiến | | - có sự so sánh | | - tường minh

- duy trì quan hệ - biểu đạt sự chủ quan - ham Ấn (chưa được

- tổ chức diễn ngôn - từ vựng chứa giá trị các tác giả nêu rõ)

Sơ đồ 1.2 tóm tắt những nét quan yếu của hướng nghiên cứu này Các tác giảdường như đã xem xét NNDG theo ba tang: tang vi mô về chức năng của đánh giátrong giao tiếp (bộc lộ ý kiến, duy trì quan hệ và tổ chức diễn ngôn), tang trung gianvề các dấu hiệu NNDG, và tang vi mô về các tham số biểu hiện khuynh hướng củacác dấu hiệu đó Các dau hiệu NNDG gồm sự so sánh, tính chủ quan và giá trị xã hội.Các tác giả có dé cập đến những hình thức biểu đạt tinh tế gần với những giá trị hàman nhưng không phân tích cụ thể Mặc dù một số yếu tố trong mô hình này tươngđồng với khung “thẩm định” của Martin và White (2005), nhưng Thompson và

17

Trang 22

Hunston không đề xuất một hệ thống dưới dang mô hình tông thé theo tang bậc nhưkhung “thâm định” Họ đã đề xuất bốn tham số của NNDG, chỉ thị khuynh hướng về

giá trị (tốt/xấu), trạng thái (chắc chắn/không chắc chan), sự thích đáng (quantrọng/không quan trọng) và sự mong đợi Các tham số này nhằm đến những chiềuđánh giá khác nhau Trong đó phạm trù tốt-xâu, hay tích cực-tiêu cực (dé đánh giá về

giá tri) là cơ bản nhất, mà các tham số còn lại đều có thé xếp vào [109, tr.22-25].

Hướng tiếp cận này của Thompson và Hunston về NNDG đi từ chức năngđến hình thức Mô hình phân tích của nó theo khuynh hướng kết hợp, tức là có thểđưa thêm vào mô hình những khung phân tích khác có liên quan Chang hạn,Blackwell (2010) [42] kết hợp các dấu hiệu xác định NNDG của hướng tiếp cận nàyvới khung phân tích về quyền lực của Thomas (1995) để nghiên cứu ngôn ngữ đánhgiá của người kế chuyện về một bộ phim Vi dụ khác về sự kết hợp đó là công trìnhcủa Hunston và Sinclair (2000) [69] Các tác giả đã phân tích những biểu đạt củatính từ và danh từ đánh giá trong khung phân tích ngữ pháp cục bộ để tìm ra mô

hình ngữ nghĩa của ngôn ngữ đánh giá Cũng dựa trên cơ sở lí thuyết “đánh giá”,

Badnarek (2006) [38] đề xuất một khung đánh giá, gồm 9 tham số, tập hợp tất cả cácchiều đánh giá của người nói về các khía cạnh của thé giới Nhóm tham số đánh giá

cốt lõi gồm: khả năng hiểu, cảm xúc, sự mong đợi, tầm quan trọng, sự cần thiế/có

thé, sự tin cậy Nhóm tham số đánh giá ngoại vi gồm: sự chứng thực, trạng thái tâm

ly, và phong cách Tác gia ứng dụng khung trên vào nghiên cứu NNDG trên báo in ở

nước Anh Theo tác giả, việc sử dụng khung phân tích dựa trên tham số giúp tìmhiểu NNDG linh hoạt hơn mà không phải “lập mã kép” (phân loại bị chồng chéo) và“phân loại đứt đoạn” (phân loại tách rời những đặc điểm phức tạp có tính nối tiếp vềchức năng) như khi sử dụng các tiếp cận “lập trường” và “thâm định” [38].

Thứ ba, hướng nghiên cứu NNDG với tư cách là “sự thẩm định ”:

Lí thuyết “thấm định” mà trọng tâm là khung “thâm định” (Apraisalframework) do Martin và White (2005) phát triển dựa trên đường hướng ngôn ngữhọc chức năng hệ thống của Halliday ở “cấp độ ngữ nghĩa diễn ngôn”, chú trọng đếnnghĩa đánh giá của ngôn ngữ ở bình diện giao tiếp liên nhân [84, tr.1-41] Mô hình lí

18

Trang 23

thuyết này nhận định theo cách hệ thống hóa các lựa chọn ngữ nghĩa và phương tiệnngôn ngữ của người nói/viết trong giao tiếp đánh giá Bảng 1.2 dưới đây tóm tắt cácphạm trù của khung “thâm định” với ba miền ngữ nghĩa chính: “thái độ”, “giao kết”và “thang độ” Chúng chứa đựng “các tài nguyên NNDG”, là cơ sở dé nhà nghiên

cứu xem xét các khía cạnh năng động và phong phú của ngữ nghĩa đánh giá [84].

Bang 1.2 Tóm tắt hướng nghiên cứu “thẳm định”

Miên nghĩa | Giá tri và tài nguyên | Tiêu hệ thông Hình thức biêu thị

Tham gia phan ứng; câu tạo; giá tri xã hội

Giao kết |Các tuyến: đơn ngữ và dị ngữ

Lực 2 hướng: nâng cao, hạ thấp

Thangđộ ——— ; x :

Tiêu diém 2 hướng: sâu sac thêm, dịu nhẹ di

(Nguôn: Tóm tắt dựa trên [84] )

Trong hệ thống “thái độ”, tiểu hệ thống “cảm xúc” gồm các tài nguyên ngôn

ngữ diễn ta các phản ứng về tình cảm (sốc, Jo, mừng, ) Tiêu hệ thống “phán xét” tậphợp các nguồn tài nguyên ngôn ngữ dé đánh giá hành vi của con người theo các quiước xã hội (ví dụ: keo kiệt, thân thiện, ) Tiêu hệ thống “thâm giá” xem xét giá trịcủa “sự tình, sự thé bao gồm cả các hiện tượng tự nhiên" (không thuộc về hành vi củacon người) dựa trên các nguyên tắc mỹ học và các hệ thống khác về giá trị xã hội (vídụ đánh giá về giọng hát: phiêu phiêu, phóng khoáng ) [84, tr.35-36] Nói chung,“thái độ” có thé hàm ẩn - mà các tác giả gọi là “được khơi gợi” (invoked), hoặc tườngminh - “được khắc ghi” (inscribed), theo cách tích cực hay tiêu cực [84, tr.67].

Hệ thống “giao kết” chỉ các tài nguyên ngữ nghĩa xác định vị trí của ngườinói/viết trong mối quan hệ với mệnh đề được truyền tải, trong đó người nói/viết khôngnhận diện hoặc bỏ qua quan điểm và ý kiến khác (tuyến tài nguyên đơn ngữ) hoặcthương lượng dé có được một không gian liên nhân cho vị trí của mình (tuyến tàinguyên đa ngữ, vi dụ: nh các bạn đã biết, mọi người đều biét, ) [84., tr.92-104].

19

Trang 24

Hệ thong “thang độ” được phan chia thành các phạm trù “lực” và “tiêuđiểm”, trong đó các giá trị được người nói/viết xác định mức độ theo cách: 1) nângcao hoặc hạ thấp những tác động, lực, dung lượng, lời nói của họ (vi dụ: rat, hơihoi, ); 2) làm sâu sắc thêm hoặc làm dịu nhẹ đi tiêu điểm ngữ nghĩa (ví dụ: người

bạn thực thu, một lời kiểu như xin lỗi, ) [84, tr.137-153].

Lí thuyết của Martin và White trở thành cơ sở cho nhiều nghiên cứu vềNNDG, cho phép xem xét NNDG một cách thấu đáo và toàn diện ở bình diện cấu trúcngữ nghĩa theo đường hướng ngôn ngữ học chức năng hệ thống Mô hình này cũngđược áp dụng rộng rãi để khám phá các khía cạnh của nghĩa đánh giá trong những ngữcảnh khác nhau, chang hạn trong giáo dục hoặc ngôn ngữ đa phương thức [89].

1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước về ngôn ngữ đánh giá1.1.2.1 Nghiên cứu trực tiếp về ngôn ngữ đánh giá

Ở Việt Nam, NNDG tới nay mới chỉ được nghiên cứu trực tiếp theo tiếp cận“thâm định” của Martin và White trong luận án của Nguyễn Hong Sao (2010) [32].Thông qua đánh giá so sánh ngôn ngữ báo chí tiếng Việt và tiếng Anh, tác giả tìm ramột số điểm giống và khác trong hình thức cấu trúc và nội dung giữa hai ngôn ngữ.Theo tác giả, “vốn từ vựng của tiếng Anh phong phú hơn, nhiều màu sắc hơn so vớinguồn từ vựng tiếng Việt nên các từ ngữ chỉ thang độ trong tiếng Anh đa dạng hơn”.

Tác giả cho rằng “ngôn ngữ phóng sự trên báo tiếng Anh phong phú hơn, đa dạnghơn, thể hiện được chiều sâu tri thức của tác giả trên nhiều lĩnh vực khác nhau” [32].

1.1.2.2 Nghiên cứu liên quan đến ngôn ngữ đánh giá

Có thể thấy, ở Việt Nam một số lượng rất lớn các đề tài không nhằm nghiêncứu chủ yếu về NNDG, mà chỉ dé cập tới chúng trong van đề nghiên cứu có liên quan.

Các nghiên cứu về tình thái trong Việt ngữ học đã có những kết quả rất đáng

kể liên quan đến NNĐG Trong số đó, cần nhắc tới nhận định về NNDG dựa trên các

biểu hiện chủ quan tinh của Nguyễn Văn Hiệp (2009, 2012) Tác giả cho biết nhữngđánh giá mang tính lập trường thuộc các yếu tố chủ quan được mã hóa trong câu [16,

17] Sáu khía cạnh đánh giá được dé cập: đánh giá tích cực/tiêu cực; đánh giá về

lượng; vê chung loại; vê thời gian sớm/muộn; về tính cùng cực, bat thường; và về tính

20

Trang 25

mong muốn/không mong muốn [17] Về phương tiện biểu đạt đánh giá chủ quantrong tiếng Việt, các trợ từ tình thái thường được dùng dé biểu thị những “đánh giámang tinh lập trường” Nội dung mà các trợ từ tình thái này biểu thị là kiểu hàm ngônqui ước - có thể khử bỏ, phụ thuộc vào từ ngữ sử dụng, khác với hàm ngôn hội thoại -có thé bị khử bỏ, phụ thuộc vào ngữ cảnh Dé cập đến những hình thức biểu hiện củatính chủ quan trong câu tiếng Việt, tác giả nêu sáu phương tiện: quán ngữ tình tháithường đứng đầu hoặc cuối câu; phó từ thời, thể; vị từ tình thái tính; tiểu từ tình tháicuối câu; các từ chêm xen tình thái hay lối nói -iéc hóa; va trợ từ Ngoài ra, theo tácgiả, tính chủ quan còn được thé hiện qua việc lựa chọn những từ ngữ có sac thái biểucảm đặc thù Tác giả cũng nhận định “những nội dung thuộc về đánh giá chủ quan cóthé được bộc lộ theo lối hiển ngôn, trực tiếp nhưng cũng có thé được bộc lộ theo lốihàm ngôn, gián tiếp” [17].

Ngoài ra, tình thái trong tiếng Việt còn được xem xét ở rất nhiều công trìnhkhác Tổng kết của Nguyễn Thiện Giáp (2014) cho thấy các nhà Việt ngữ họcthường quan tâm tới các phương tiện biéu đạt, các phân loại và chức năng ngữ pháp-ngữ nghĩa của các yếu tổ tình thái [12] Dang chú ý là quan điểm của Nguyễn VănHiệp và đồng sự (2012, tr.126), cho rằng ở phương diện ngữ dụng, tình thái của

hành động phát ngôn là “tình thái của lời được phát ngôn, xác định đặc trưng của

hành động ngôn trung, dưới hình thức những cam kết, những đánh giá và những thái

độ của người nói đối với những gì mà anh ta nói ra” [17].

Khen và chê là hai trong những khía cạnh của đánh giá nhận được nhiều sựquan tâm hơn cả, chăng hạn công trình của Phạm Thị Hà (2013) [13], Nguyễn ThịHoàng Yến (2007) [37] và Đỗ Thị Bình (2012) [2] Những kết quả nghiên cứu của họcó nêu một số bình giải về NNDG Theo Phạm Thi Hà (2013) “khen là những đánh

giá tích cực của người nói” Chức năng ngôn ngữ-xã hội của khen là bay tỏ sự ngưỡng

mộ (trường hợp người hâm mộ với nghệ si) Tuy nhiên, lời khen còn có thé bay tỏ

những hàm ý khác nữa (chẳng hạn: sự tán thành, sự khuyến khích, ) nếu được

nghiên cứu ở ngữ cảnh khác [13] Nghiên cứu hành động chê trong tiếng Việt về ngữnghĩa, Nguyễn Thị Hoàng Yến (2007) nhận định “chê là hành vi đánh giá tiêu cực,

21

Trang 26

chủ quan của người nói về một vấn đề nào đó (người/vật/việc) khi nhận thấy vấn đềđó không đúng, không tốt, không phù hợp hoặc chưa thỏa đáng” “Bên cạnh các kiểuchê trực tiếp, hành vi chê còn xuất hiện gián tiếp dưới các dạng ấn dụ, nói tránh, nóimia hoặc dưới dạng một số biểu thức của các hành vi khác như hỏi, khuyên, khen Người Việt thường chê nhiều hơn đối với những người thân thuộc, gần gũi, và đối vớingười dưới vai giao tiếp” [37] Đỗ Thị Bình (2012) đặt lời khen và lời chê bằng tiếngAnh và tiếng Việt cạnh nhau dé xem xét Tác giả khang định tầm quan trọng của việcsử dung hư từ trong khen chê của người Việt Các yếu tô tuôi tác, vai vé, địa vị xã hộican thiệp vào sự chọn lựa lời khen, lời chê theo hướng càng có đặc quyền thì càng tự

do phát ngôn hơn [2].

Ngoài ra, NNDG cũng được nghiên cứu thông qua việc xem xét các nhóm

hành động ngôn từ Chang hạn, Lương Thị Hiền (2013) [15], khi nghiên cứu vềngôn ngữ giao tiếp pháp đình, ở cấp độ từ vựng, tác giả nhận thấy các nhân vật thamgia giao tiếp có chiến lược lựa chọn các lớp từ vựng có màu sắc biểu cảm-đánh giávới lớp từ mang “ý nghĩa biểu cảm-đánh giá tiêu cực” và lớp từ mang “ý nghĩa biểucảm-đánh giá tích cực” Đặc biệt, trong 11 nhóm HDNT đánh dấu quyền lực cao màtác giả tổng kết, có nhóm “bình xét” với đích ngôn trung là người nói xử lí, bình xétmột nội dung thông tin hoặc một sự kiện, đối tượng Đây là nhóm đe dọa thể diện

cao do chúng nhăm vào nhân cách và tiềm tàng định kiến trong nhận xét [15].

Ở lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ liên văn hóa, các tác giả như Nguyễn Quang

(1999) [30], Nguyễn Phương Chi (2005) [4], Hoàng Thi Xuân Hoa (2008) [60],

Nguyễn Quang Ngoạn (2009) [90], cũng xem xét HĐNT trong mối quan hệ với cácbiến xã hội như giới, dia vi, quyền lực, nghề nghiép Chang han, Hoang Thi Xuan

Hoa (2008) nghiên cứu hành động phê bình của người Việt và người Mỹ va tim ra

rang cả hai đối tượng trên đều thấy đây là một HDNT khó thực hiện Người Mỹ ít phêbình hơn người Việt, đặc biệt là ở các chủ đề cá nhân hoặc khi lời phê bình bao gồm ýkiến cá nhân Khi người Việt phê bình, họ dé bị ảnh hưởng bởi những nhân tố xã hộivà tình huống hơn người Mỹ Lời phê bình của người Mỹ có khuynh hướng bị ảnh

hưởng bởi khoảng cách xã hội trong khi lời phê bình của người Việt bị ảnh hưởng bởi

22

Trang 27

quyền lực và tuôi tac [60] Nguyễn Quang Ngoạn (2009) nghiên cứu về ngôn ngữ théhiện “sự bất đồng” giữa những người không bình đăng về quyền lực và cho thấyViệt Nam là nền văn hóa khoảng cách-quyền lực cao hon Australia Tuổi tac, khảnăng trí tuệ, địa vị thâm quyền là những khía cạnh chính bộc lộ quyền lực trong hainền văn hóa nói trên Nghiên cứu cho thay ảnh hưởng mạnh mẽ của quyền lực lên

cách diễn đạt sự bất đồng, biểu hiện qua cách chọn lựa và kết hợp chiến lược lịch sự

trong các tình huống khác nhau về quyền lực [90].

Như vậy, trên thế giới, hiện nay những phương pháp tiếp cận và khung phântích cụ thé đã được phát triển dé xem xét NNDG trên một số phương diện khácnhau Trong đó, chỉ có khung “thẩm định” đi theo một tiếp cận độc lập, nhưngkhung này tập trung chủ yếu vào bình diện ngữ nghĩa Các tiếp cận khác đều có tính

tích hợp, nghĩa là chúng đòi hỏi nhà nghiên cứu phải lựa chọn và xây dựng khung

phân tích cụ thê để phục vụ mục đích nghiên cứu của mình Tình hình nghiên cứutrong nước cho thấy, NNDG bằng tiếng Việt còn chưa thu hút được nhiều sự quantâm và thường xuất hiện nhỏ lẻ thông qua các nghiên cứu về nội dung có liên quan,

chăng hạn nghiên cứu về tình thái, HDNT khen, chê, phê bình, sự bất đồng, và ngôn

ngữ pháp đình Do đó, rat cần nghiên cứu trực tiếp về NNDG bằng tiếng Việt ở bìnhdiện ngữ dụng và xem xét nó trong tương quan ngôn ngữ-văn hóa-xã hội cụ thể.

1.2 Cơ sở lí luận của luận án

Dé làm rõ đặc điểm ngôn ngữ của khách thé và trên cơ sở mục đích giao tiếpcủa họ trong vai trò giám khảo, luận án lựa chọn tiếp cận nghiên cứu đánh giá với tưcách là sự phán xét về giá trị Tiếp cận này cho phép kết hợp nghiên cứu những biếnsố xã hội dé làm rõ thêm khía cạnh ngôn ngữ học xã hội của NNDG Nội dung dướiđây trình bày những cơ sở lí luận chính được lựa chọn cho đề tài luận án.

1.2.1 Giao tiếp ngôn ngữ trên truyền hình thực té1.2.1.1 Khái quát về giao tiếp ngôn ngữ

Giao tiếp ngôn ngữ là tâm điểm của mọi đường hướng nghiên cứu ngôn ngữhọc từ thời kỳ đầu cho tới nay Nó được coi là “một hành vi quan trọng bậc nhất củacon người” [21] Ngôn ngữ trong sử dụng là kết quả của sự lựa chọn xuất phát từ

23

Trang 28

những nhân tố ngôn ngữ và xã hội [20] Đó là sự lựa chọn mang tính chức năng [39,tr.27] Do đó, giao tiếp được nhìn nhận là một van đề rất phức tạp và sự vận hànhcủa ngôn ngữ đã được xem xét, lí giải theo nhiều cách khác nhau.

Giao tiếp ngôn ngữ diễn ra theo một quá trình truyền tin Trong ngôn ngữhọc, đã có nhiều tiếp cận khác nhau với nhiều cách sơ đồ hóa quá trình giao tiếpngôn ngữ của con người, nhưng nhìn chung, một cuộc giao tiếp gồm 4 yếu tố thenchốt: 1) Người tham gia giao tiếp; 2) Thông điệp truyền đi; 3) Cách thức/kênhtruyền thông điệp; 4) Môi trường truyền thông điệp [21].

Giao tiếp trong xã hội có khuynh hướng được phân loại theo sự kiện (events)hơn là một chuỗi diễn ngôn, với ít hay nhiều những ranh giới được xác định giữa

chúng và những qui ước hành vi khác nhau phù hợp cho mỗi loại sự kiện Các ranh

giới xác định sự kiện giao tiếp phô biến nhất là khi có sự thay đôi chủ đề, thành viên,mục đích giao tiếp, hay biến thê giao tiếp Sự kiện giao tiếp là đơn vị miêu tả cơ bảntrong nghiên cứu giao tiếp ngôn ngữ [20, tr.353; 96, tr.109].

Việc hiểu được nghĩa của một thông điệp trong cuộc giao tiếp phụ thuộc vàotương tác trong ngữ cảnh văn hóa-xã hội của các tham thể giao tiếp Người nói vàngười nghe dựa trên “ân hiệu ngữ cảnh hóa” (contextualization cues) [20] Trongcác tương tác, người nghe có gắng hiểu ý định của người nói và “ngữ cảnh hóa” hoạtđộng ngôn từ đang diễn ra Sau đó người nói sử dụng một loạt các “ẩn hiệu ngữ cảnhhóa” dé suy dién được tốt nhất ý định của người nói Dé tham gia được vào các traođổi bang lời đó, người tham thoại phải có kiến thức va khả năng vượt lên trên nănglực ngữ pháp mà họ cần vận dụng khi giải mã các thông điệp đơn lẻ [56] Các “ânhiệu ngữ cảnh hóa” rất đa dạng Chăng hạn, chúng có thê bao gồm hiện tượng tiếtđiệu, các lựa chọn về từ vựng và cú pháp, các quá trình chuyên mã, chuyển phươngngữ, chuyển phong cách, các đặc điểm ngôn ngữ phi lời cùng các cách nói quen

thuộc, các sáo ngữ, [20, tr.352; 56, tr.131].

1.2.1.2 Giao tiếp ngôn ngữ trên truyền hình

- Giao tiếp trên truyền hình nói chung: Theo Nguyễn Thế Kỷ (2011), truyềnhình có tính chất báo chí, điện tử, chuẩn mực, qui thức và đa kênh Giao tiếp truyền

24

Trang 29

hình là quá trình giao tiếp ngôn ngữ, với các nhân tố chủ chốt là chit thé phát, thểphát, thông điệp, thể nhận và chủ thể nhận Hội thoại trên truyền hình gồm hai bên

tham thoại, tuân thủ nguyên tắc luân phiên lượt lời “Các hình thức hội thoại, kê cảđối thoại trực tiếp, phỏng vấn trực tiếp, xét cho cùng đều là những hình thức,phương tiện biểu đạt, chuyên tải tới người xem những tư tưởng, mục tiêu (về chính

trị, văn hóa, giáo dục, nhận thức, thâm mĩ, ) của đài truyền hình, cao hơn là giai

cấp thống tri” [24].

- Giao tiếp trên truyền hình thực tế: THTT là một thể loại truyền hình phitruyền thống, phát triển rất mạnh mẽ trong những thập niên vừa qua và được coi là“khu vực tiếp xúc” giữa địa phương và toàn cầu, nơi bao chứa những bối cảnh vănhóa-xã hội phong phú, nơi giao tiếp được định hình từ nhiều biến số ngôn ngữ học xãhội như quyền lực, địa vị, giới, [88] THTT thiết lập dựa trên sự phán xét, được cụthé hóa trong các cuộc thi, cạnh tranh [93] Trong đó, rõ nét hơn cả là các chương

trình có sử dụng vai trò giám khảo, họ trở thành trung tâm của các đánh giá, có

quyền lực quyết định đối với thí sinh và các phán xét của họ phản ánh giá trị vănhóa-xã hội Khác với đại đa số chủ thé giao tiếp khác trên truyền hình, vốn phải tuânthủ nghỉ thức giao tiếp chuyên ngành [24], giám khảo THTT không phải là nhânviên của đài truyền hình, nhưng thực hiện trải nghiệm của những người thật, tương

tác không có kịch bản và đưa ra đánh giá thực sự.

Các định nghĩa về THTT trải rộng từ định nghĩa rất bao trùm tới định nghĩa cụthé về đối tượng và phạm vi Cavender và Fishman (1998) cho rang, THTT là truyềnhình mà thé hiện thực tế - một định nghĩa bao trùm tat cả kiểu loại ban tin, phát hìnhvề trò chuyện, phỏng vấn và tường thuật người thật việc thật [46] Theo A Hill

(2005), “Truyền hình thực tế (Reality Television) là một loại hình chung bao gồm một

phạm vi rộng các chương trình giải trí về người thật Đôi khi (nó) được gọi là truyền

hình dựa trên sự kiện được ưa thích, đây là một thể loại giao cắt giữa thông tin, giảitrí, tài liệu và sân khấu” [59] Deery (2004) định nghĩa “THTT thường được coi là trai

nghiệm của những con người có thực hoặc bình thường (không phải diễn viên) trong

một môi trường thực tế và không có kịch bản” [50].

25

Trang 30

Hầu hết các chương trình trên truyền hình thực tế là các chương trình giải trí.

“Giải trí thường chỉ tới kiểu chương trình có nội dung thể hiện những đặc điểm và

phương tiện của những thể loại nhất định, ( ) với ý định gây cười và/hoặc thư

giãn” [111] Luận án lựa chon xem xét một sé chương trình giải tri trên truyền hình

thực tế có sự tham gia của ban giám khảo Mỗi thành viên của ban này nắm giữ mộtvai trò giám khảo có quyền quyết định ngang nhau Giám khảo có thé được hiểu là“người quyết định ai chiến thắng trong cuộc thi, cuộc tranh tài” hoặc là “người có đủtrình độ và khả năng dé đưa ra một ý kiến về giá trị hoặc phẩm chat của ai/cái gì đó”

[91] Hầu hết các chương trình THTT có thi đấu cạnh tranh áp dụng một kiều qui trìnhđánh giá nào đó dé tìm ra người chiến thắng, trong đó có hình thức đánh giá của bangiám khảo Thành viên của ban nay có vai trò quyết định và hữu hình trên truyền hình,

các quyết định của họ đem lại kết quả thực tế cho thí sinh và các phán định của họ có

tính thé chế [93] Các giám khảo trong nghiên cứu này là những người nổi tiếng, do

đó, ngôn ngữ đánh giá của họ có ảnh hưởng trong xã hội Việt Nam hiện nay.

1.2.2 Một số vấn đề lí luận về ngôn ngữ đánh giá

1.2.2.1 Khái niệm “đánh giá”, “ngôn ngữ đánh giá”, “biểu thức đánh gid”- Khái niệm “đánh giá” và một số khái niệm có liên quan:

“Đánh giá” được định nghĩa là “nhận định giá trị” [36] Nghĩa của thuật ngữ

nay trong tiếng Việt rat phù hợp với khuynh hướng giá trị học của NNDG trong các

nghiên cứu về ngôn ngữ trên thế giới Khi đưa ra đánh giá, người nói/viết thườngnhận xét, bình luận, khen, chê Do đó, cần thiết phải làm rõ những khái niệm có liênquan này Trước hết, nhận xét là “đưa ra ý kiến có xem xét và đánh giá về một đốitượng nào đó” [36] Bình luận “đánh giá và bàn luận về một sự kiện, một hiệntượng, một vấn đề nào đó và những điều do vấn đề đó gợi ra” [29] Khen là “nói lênsự đánh giá tốt về ai, về cái gì, việc gì với ý vừa lòng” [36], là việc biểu lộ sự cangợi, thán phục, tán đồng [13] Ngược lại, chê là “tỏ ra không thích, không vừa ý vìcho là kém, là xấu” [37] Từ những định nghĩa trên, có thé thay đớnh giá là mộtthành tô của nhận xét và bình luận, nhưng khen và chê thì lại là những thành tố củađánh giá Bản thân mỗi hành động khen, chê đều là đưa ra phán xét về khía cạnh giá

26

Trang 31

trị nào đó của đối tượng đích So với khen/chê, nhận xét và bình luận gần hơn vớiđánh giá ở chỗ bản thân chúng không mang tính xác định về hướng tham chiếu giátrị Nhận xét và bình luận nghiêng nhiều hơn về việc đưa ra ý kiến mà trong đó đánhgiá là một phần Giữa đánh giá, nhận xét và bình luận có sự chồng lắn, không có

đường biên rõ ràng Khen và chê xác định rõ trong nội hàm nghĩa của chúng: khenhướng tới các giá tri tích cực (dương tính), được mong đợi; chê hướng tới các giá tritiêu cực (âm tính), không được mong đợi.

- Khái niệm “ngôn ngữ đánh giá”:

Hunston (2011, tr.19) [68] cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác (Thompson và

Alba-Juez, 2014 [108]; Volosinov, 1973 [110]; Martin và White, 2005 [84]; ) khang

định trong ngôn ngữ gan như moi thứ đều được xem là có tính đánh giá “Thực tế, cóthể nói rằng tính chủ quan và giá trị tư tưởng thâm thấu thậm chí ở những diễn ngônkhách quan nhất Chúng ta có thé lập luận hợp lí rang mọi văn bản và mọi ngôn từ đềucó tính đánh giá, đến mức mà bản thân hiện tượng này bị khuất lấp, và bị thay thé đơngiản bằng ngôn ngữ” [68, tr.19] Hunston (2011, tr.14) [68] dan quan niệm của DuBois (2007) cho răng, NNDG là ngôn ngữ chỉ báo hành động đánh giá hoặc hành

động khang định lập trường NNDG tập trung vào su biểu đạt thái độ, tính chủ quan

và giá trị xã hội “Nó (NNDG) bộc lộ thái độ đối với một người, tình huống hoặc thựcthé khác và vừa mang tính chủ quan, vừa có vi trí trong hệ thống giá trị xã hội” [68,tr.1] Quan điểm trên của Hunston nhất quán với định nghĩa NNDG của bà vaThompson (2000): “(Ngôn ngữ) đánh giá là một thuật ngữ bao trùm rộng rãi dé diễnđạt thái độ hoặc lập trường, quan điểm hoặc cảm xúc của người nói/viết đối với cácthực thé hoặc các mệnh đề mà người đó nói tới” [109, tr.5].

Gần đây, Thompson và Alba-Juez (2014) [108] đã nêu NNDG là “một tiểu hệthống động của ngôn ngữ, thâm thấu ở tất cả các cấp độ ngôn ngữ và bao gồm sự

bộc lộ thái độ hoặc lập trường của người nói hoặc người viết, quan điểm, hoặc cảm

xúc về các thực thé hoặc các mệnh dé mà người đó đang nói tới, mà kéo theo nhữngthứ có liên quan bao gồm phản hồi (phản hồi có thé có và được mong đợi theokhuôn mẫu và phản hồi đến sau) của người nghe hoặc khán giả (tiềm năng) Phản

27

Trang 32

hồi có liên quan này nhìn chung là có quan hệ với tập hợp các giá trị cá nhân, nhóm

hoặc văn hóa của người nói và/hoặc người nghe” [108, tr.13] Định nghĩa trên gợi ý

khả năng xem xét NNĐG từ hai chiều: trực tiếp qua những biểu hiện ngôn ngữ củangười lập mã, và gián tiếp qua phản ứng của người thụ ngôn khi họ giải mã NNDGđó và hồi đáp Nó cũng cho thấy mối quan hệ qua lại giữa NNDG với hệ thống giá

trị văn hóa-xã hội Chúng tôi giới han xem xét NNDG từ phía người lập mã, do đó,

luận an sử dụng khái niệm của Thompson và Hunston (2000) [109] về NNĐG.

- Khái niệm “biểu thức đánh giá”:

Theo Lyons (1995), trong ngôn ngữ học, thuật ngữ thường xuyên được sử

dụng làm don vị do lường là “biểu thức” (expression) Theo đó, biểu thirc được hiểulà “đơn vị hợp thành mà có cả hình thức và nghĩa” và gồm hai bộ phận: một là “cácbiểu thức từ vựng đơn giản”, có thê thấy trong từ điển; hai là “các biểu thức từ vựnghợp thành”, có cau tạo theo các quy tắc ngữ pháp, có thé “bao gồm câu và bat kỳthành tố cú pháp có thé xác định được” Lyons cho rang, khái niệm “biểu thức” của

ông tương tự như khái niệm “câu lõi” (kernel) để chỉ câu lõi (sentence-kernel) hoặc

chuỗi lõi (kernel-string) của Chomsky “Lõi của câu (hoặc cú) là một biểu thirc, màcó hình thức (không nhất thiết là có thể phát âm được) và nghĩa của nó là (hoặc baogồm) nội dung mệnh dé của nó” [81, tr.204-205] Coi “biéu thức đánh giá” là don vịphân tích chủ yếu dé xem xét đặc điểm ngôn ngữ đánh giá, luận án cho rằng: mét

biểu thức đánh giá là một kết cấu cú lỗi mang nội dung mệnh dé đánh giá.

1.2.2.2 Chức năng của ngôn ngữ đánh giá

Đánh giá chỉ tới sự bộc lộ ý kiến của người nói hoặc người viết về bất cứ trạngthái van đề gì cho dù nó tích cực hay tiêu cực, chắc chắn hay không chắc chắn, v.v NNDG có ba chức năng chính: 1) bộc lộ ý kiến của người nói/viết, và từ đó phản ánhhệ thống giá trị của họ và cộng đồng của họ; 2) xây dựng và duy trì các mối quan hệ

giữa người nói/viết với người nghe/đọc; 3) tổ chức diễn ngôn [109, tr.6-13].

Biéu đạt ý kiến là “chức năng hiển nhiên nhất của đánh giá”, cho biết suy nghĩhoặc cảm nhận của người nói/viết về đối tượng mà họ nói tới “Mỗi hành động đánhgiá bộc lộ một hệ thống giá trị chung của cộng đồng và mỗi hành động đánh giá lại

28

Trang 33

hướng đến xây dựng hệ thống giá trị đó” Nếu xác định được người nói/viết nghĩ gì thì“có thé khám phá hệ tư tưởng mà sản sinh ra văn bản đó” [109, tr.6].

Chức năng thứ hai thường được nghiên cứu trong ba lĩnh vực chính: tác động

(manipulation), rào đón (hedging) và lịch sự (politeness) Trong mỗi lĩnh vực, người

viết “khai thác các tài nguyên NNDG dé xây dựng một kiểu quan hệ cụ thé với

người đọc” NNDG có thể tác động lên người đọc, thuyết phục họ nhìn nhận gì đó

theo một cách cụ thé nào đó Nghiên cứu về ngôn ngữ rào đón cũng chính là nghiêncứu về NNĐG trong việc “điều chỉnh giá trị đúng-sai hoặc sự chắc chắn của ngôntừ” Đây vốn cũng là “một phương tiện dé thực hiện chiến lược lịch sự để duy trìmỗi quan hệ giữa người viết và người đọc” [109, tr.8-10].

NNDG thực hiện chức năng thứ ba thông qua việc đánh dấu tổ chức của vănban hay diễn ngôn, giúp người viết/nói và người đọc/nghe theo sát được tiến triển củavăn bản hay diễn ngôn NNDG “có khuynh hướng xuất hiện ở các điểm ranh giớitrong một diễn ngôn”, và do đó cung cap căn cứ về tô chức của nó (Sinclair, 1987, dẫntheo [70]) Khi NNDG vừa tổ chức được diễn ngôn vừa chỉ ra tầm quan trọng của nó,nó có thê cho người đọc biết về “mục đích” (point) của điễn ngôn [109, tr.10-13].

1.2.2.3 Các dau hiệu xác định ngôn ngữ đánh giá

Thompson and Hunston (2000) [109] đã xác định các đặc điểm ngôn ngữ họccủa NNĐG và phân thành 3 nhóm (dựa trên các bằng chứng tiếng Anh):

e Nhóm các dấu hiệu về sự so sánh (so sánh đối tượng đánh giá với một thangđo), bao gồm: tính/trạng từ so sánh; chỉ mức độ; phủ định về ngữ pháp và từ vựng.

e Nhóm biểu dat tính chủ quan Day là một nhóm lớn, gồm: động từ tình tháivà các dấu hiệu khác về sự (không) chắc chắn, tính từ không xác định, những trạngtừ, danh từ, động từ nhất định: các trạng từ bố nghĩa cho câu và liên từ; các cau trúcbáo cáo và bố nghĩa; các cấu trúc cú đánh dấu (ví dụ: cú giả chêm xen).

e Nhóm chứa đựng giá trị xã hội (dau hiệu về giá trị), gồm hai tiêu nhóm: tiểunhóm “dấu hiệu từ vựng thường được dùng trong môi trường đánh giá”, và tiéu nhóm“biểu đạt về sự tồn tại của các mục tiêu và (không) đạt được chúng” [109, tr.21].

29

Trang 34

Các tác giả cho rằng nhóm thứ ba có bản chất từ vựng, nhóm thứ nhất và thứhai cơ bản là về ngữ pháp Họ qui bản chất mang tính chủ quan của đánh giá tươngđương với kiêu “nội đánh giá” (internal evaluation) của Labov, khi ông chỉ sự phảnứng chủ quan của người nói về một sự kiện người đó nói tới [109, tr.22].

Một số từ ngữ mang tính đánh giá rất rõ, do chúng có chức năng và ngữ nghĩađánh giá Hunston (2011) [68] đề nghị chúng bao gồm: (1) Tính từ, ví du: splendid

(tuyệt vời), terrible (kinh khủng); (2) Trạng từ, ví dụ: happily (một cách vui vẻ),

unfortunately (không may); (3) Danh từ, vi du: success (sự thành công), failure (sự

thất bai); (4) Động từ, ví du: succeed (thành công), doubt (nghi ngờ) [68, tr L3].

Các dấu hiệu từ vựng chỉ báo trực tiếp trạng thái cảm xúc, thái độ của người

nói/viết Chúng cũng thể hiện sự đánh giá của họ về một đối tượng là người, vật thể

hoặc mệnh dé [41, tr.968] Day là “các từ ngữ chứa giá trị” (value-laden words),

nghĩa đánh giá được gắn liền trong từ ngữ [41, 109] Thompson và Hunston (2000)

nhận định trong các tài liệu có sự trùng hợp cao trong việc xác định nghĩa đánh giá

của các từ ngữ kiểu như vậy Tuy nhiên, các tác giả cũng thừa nhận rất khó xác địnhtiêu chí dé phân biệt từ vựng có tính đánh giá hay không [109] Theo Hunston (2011,tr.14-15) [68], cần phải co ngữ cảnh khi xác định ban chất đánh giá thực sự của một

từ ngữ Bà đưa ra vi dụ từ điện (electric) trong ngữ cảnh lứa điện (electric fire) hoặcbão điện (electric storm) là một từ không mang tính đánh giá Nhưng trong ngữ cảnh

her performance was electric (“màn biéu dién của cô ấy sôi động”), từ electric mangnghia danh gia tich cuc [68] Theo Biber va đồng sự (1999, tr.968-969) [41], phầnlớn “từ ngữ chứa giá trị” thuộc lớp từ vựng phô biến trong tiếng Anh, và chúng hayxuất hiện dưới hình thức danh từ, động từ chính và tính từ Sự phân bố của chúngkhác nhau tùy theo ngữ vực: Các tinh từ good, (tốt), bad (xấu), nice (hay), và right

(phải) xuất hiện nhiều trong hội thoại; trong khi các từ difficult (khó), best (nhất) và

appropriate (thích hợp) rất phô biến trong diễn ngôn học thuật Các tác giả đưa trạngtừ sang nhóm đánh dấu nghĩa đánh giá bằng ngữ pháp [41, tr.968-969].

Về dấu hiệu ngữ pháp của NNĐG, hầu hết các tác giả thống nhất chúng baogồm các phương tiện so sánh, phương tiện tăng cường và phương tiện tình thái:

30

Trang 35

Phương tiện so sánh: Labov (1972, tr.381-386) [75] nhắn mạnh bản chất sosánh của đánh giá NNDG bao gồm bat cứ cái gì mà được so sánh hoặc đối chiếu vớichuẩn qui ước Phương tiện đầu tiên thể hiện sự so sánh mà Labov nêu ra, sau đó

được Thompson va Hunston [109] thừa nhận là sự phủ định Phủ định không nói cho

biết cái gì xảy ra mà ngược lại, nó biểu đạt sự gạt bỏ một mong đợi về cái gì đó đánglẽ đã xảy ra Các ngôn từ phủ định “cung cấp một cách đánh giá sự kiện qua việc đặtchúng đối lập với nền tảng của các sự kiện khác mà đáng lẽ đã có thê xảy ra, nhưng đãkhông xảy ra” (Labov, 1972, tr.381) [75] Các phương tiện so sánh khác gồm: so sánhhơn, so sánh nhất, so sánh sử dung as (như), like (giống như), ấn dụ và vi von [75].

Phương tiện tăng cường: Ngoài các phương tiện phi ngôn từ (cử chỉ, điệu bộ)

và phương tiện cận ngôn (ngữ âm, ngữ điệu), Labov (1972) [75] cho thấy lượng từ,

phép lặp, và ngôn từ nghi thức (ritual utterances) là các phương tiện tang cường

nghĩa đánh giá Ong khang định lượng từ là phương tiện phổ biến nhất giúp tăng

cường một cú đánh giá, ví du: all (tất cả) Phép lặp xét về phương diện cú pháp thìkhá đơn giản nhưng nó hiệu quả trong việc biểu đạt nghĩa đánh giá Trong ngôn ngữkế chuyện, phép lặp làm sâu sắc thêm một hành động cụ thé và giúp trì hoãn hànhđộng kê, dé người nghe có thêm nhiều thời gian tiếp thu điều đang được nói Cũngtheo Labov, các ngôn từ nghỉ thức (trong ngôn ngữ kế chuyện) không chứa bat kì

dau hiệu nhấn mạnh nao “nhưng kiến thức văn hóa báo hiệu cho chúng ta biết rang

những ngôn từ này ( ) đánh dấu và đánh giá tình huống” [75, tr.379-380].

Phương tiện tình thái: Phương tiện ngôn ngữ chỉ báo mạnh về sự đánh giátrong diễn ngôn chính là tình thái [57, 83] Tinh thái là “thái độ của người nói đối vớinội dung mệnh dé mà câu biểu thị hay tình trạng mà mệnh đề đó miêu tả” (Lyons, dẫntheo [12]) Nó cũng được hiểu là “thông tin ngữ nghĩa của câu thé hiện thái độ hoặc ýkiến của người nói đối với điều được nói ra” (Palmer, dẫn theo [12]) Tình thái baogồm cả các phương thức từ vựng và ngữ pháp tham gia bộc lộ nghĩa đánh giá.

Trong tiếng Anh, tinh thái thé hiện qua trợ từ tinh thái (can, could, may, might,

must, shall, have to, ought to, ) và cụm từ tình thai (be bound to, be supposed to, be

sure to) Ngoài ra, con có rat nhiéu cach dién dat khac, chang han: trang từ tinh thái

31

Trang 36

(probably “có lẽ”), obviously “hiển nhiên”; ngữ tinh thái tinh (all being well, but don’tcount on it “không có gi bất thường, nhưng đừng trông chờ vào nó”); và cú tình thái

tính (what they call “cai họ gọi là”); và thời của động từ (vi dụ: thời quá khứ trong 7

heard that Harry was dead “Tôi đã nghe nói răng Harry đã chết” so với thời hiện tạiđơn giản trong J hear that Harry is dead “Tôi nghe nói rằng Harry chết”) [38, tr.69].

Liên quan đến tình thái, hiện tượng rào đón (hedging) được nhìn nhận rấtkhác nhau trong ngôn ngữ học Theo Bednarek (2006) [38], trong nghiên cứu về ràođón và nghiên cứu về NNDG ít có đồng thuận về những gì rào đón biểu thị Thậm

chí, nó được coi là “thuật ngữ cạnh tranh với tình thái nhận thức” [38, tr.21] Hyland

và Tse (dẫn theo [68]) xếp rào đón vào “những tài nguyên tương tác” Nhóm nàygồm các phương tiện rào đón (t6i đồng ý, thật không may), biêu thức tăng cường,dấu hiệu về thái độ và đề cập đến người viết (tôi, chúng tôi) hoặc người đọc (bạn,

các bạn) Nhóm này phân biệt với nhóm “tài nguyên tác động qua lai (interactive

resources)” - gồm các chỉ thị về mối quan hệ nghĩa giữa các cú, phần văn bản (tuynhiên, do đó, trong phan kết luận), và bang chứng (X nói rang, theo X) [68, tr.24].

Nghiên cứu về tình thái tiếng Việt rất phong phú với nhiều nhận định khácnhau về những gì tạo nên nghĩa tình thái của phát ngôn Nhìn chung, theo NguyễnThiện Giáp (2014, tr.264-265), nghĩa tình thái có thể được thể hiện bằng: vị từ tình

thái (trot, nên, dang, van, ); trợ từ (ngay, chính, à, ); cặp liên từ (nếu thi, gid

thi, ); ngữ đoạn (lẽ ra, mới chết chứ, ), câu trúc dé-thuyét với đề là tôi và thuyết làvị từ có nghĩa nhận thức (/ôi nghĩ, tôi biết, tôi lấy làm mừng, ) [ L2].

Chỉ tiết hơn, Nguyễn Văn Hiệp (2012, tr.140) giới thiệu 12 phương tiện bănglời biểu thị tình thái trong tiếng Việt Đó là: “(1) các phó từ làm thành phần phụ củangữ vị từ (đã, sẽ, đang, từng, vừa, mới ); (2) các vị từ tình thái tính làm chính tốtrong ngữ đoạn vị từ (oan, định, cố, muốn, đành, được, bi, bỏ, hãy, đừng, chớ );(3) các vị từ chi thái độ mệnh dé trong cau trúc chỉ thái độ mệnh đề (tdi e rằng, tôisợ rằng, tôi nghĩ rang, ); (4) các quán ngữ tình thái (ai bảo, nói gì thì nói, ngó bộ,

thảo nào, tội gì, dang thang ra, ké ra, làm như thể, ); (5) các vị từ (động từ) ngôn

hành trong kiêu câu ngôn hành - với những điêu kiện về ngôi, vê chi tô thời, (ra

32

Trang 37

lệnh, van, xin, dé nghị, yêu cdu, ); (6) các than từ (ôi, eo ôi, chao ôi, 6, ) ; (7) các

tiêu từ tình thái cuối câu và tô hợp đặc ngữ (idiom) tương đương (4, w, nhỉ, nhé, thôi,chứ, di, mất, thật, cũng nên, lại còn, thì chết, ); (8) các vị từ đánh giá và tô hợp cótính đánh giá (may (là), may một cái (là), đáng buồn (là), đáng mừng (là), đáng tiếc(là), ); (9) các trợ từ (đến, những, mỗi, nào, ngay, cả, chính, dich thị, đã, mới,chi, ); (10) những dai từ nghi van dùng trong câu phủ định - bác bỏ (P làm gi? Pthé nào được?), các liên từ ding trong câu hỏi (Hay P? Hay là P?); (11) các từ ngữchêm xen biểu thị tình thái (nó biết cóc gi, mua cha nó cho rồi, hỏi cái đếch gi );(12) kiểu câu điều kiện, giả định (nếu thi, gid thi, cứ thì, )” [L7].

1.2.2.4 Cầu trúc nghĩa đánh giá

Để nhận diện đơn vị và chức năng ngữ nghĩa trong BTĐG, Hunston và

Sinclair (2000) [69] đã tiên phong trong việc áp dụng ngữ pháp cục bộ (Local

grammar) vào phân tích cấu trúc nghĩa của các biểu thức đánh giá Họ trình bảy môhình cấu trúc nghĩa tương ứng với 6 cấu trúc cú pháp của tính ngữ đánh giá và cấutrúc của biểu thức đi với danh từ nuisance (điều phiền toái) Phương pháp này củaHunston va Sinclair cho thay có thé miêu tả một cách hệ thống các đặc điểm củaNNDG qua chức năng của các thành tố trong hiện dạng cú pháp của chúng Các biéuthức có cấu trúc chức năng nghĩa khác nhau nhưng có thể có hiện dạng cú pháp

giống nhau, và ngược lại.

Những thành tổ cau trúc nghĩa cơ bản được các tác giả sử dụng khi phân tích

là: (1) Người đánh giá (Evaluator): người chịu trách nhiệm cho sự đánh giá, (2) Sựvật được đánh giá (Thing evaluated): những gì được đánh giá, (3) Hạng đánh giá

(Evaluative Category): loại đánh giá được biểu đạt, (4) Phản ứng đánh giá(Evaluative response): phản ứng của cá nhân đối với sự vật được đánh giá, (5) Giớihạn đánh giá (Restriction on evaluation): những gì đánh giá liên quan đến, (6) Ngườiđược đánh giá (Evaluation carrier): đối tượng mang sự đánh giá, (7) Bản lề (Hinge):kết nối giữa các phần của mô hình đánh giá [69].

Dưới đây là một số ví dụ của các tác giả:

Tính ngữ đánh gia là hạng đánh giá [69, tr.87]:

33

Trang 38

Sự vatduocDG Bản lề Hạng đánh giá Gidi hạn đánh gia

noun group link verb adjective group _to-infinitive clause

(danh ngỡ) (động từ nối) (tính ngữ) (cú nguyên thể to-)

This book is interesting to read.

Cuốn sách này (là) thú vi dé đọc.

Tính ngữ đánh gia là phản ứng đánh giá: [69, tr.95]:

Người đánh giá Bản lề Phản ứng đánh giá

noun group link verb adjective group

It link verb noun group to-infinitive clause

(động từ nối) (danh ngữ) (cú nguyên thé to-)

It was a damn nuisance to have to put on new clothes and go out.

Do là một phiền toái (khi) phải mặc quan áo mới va đi chơi.

Các tác giả đã phân đoạn cấu trúc nghĩa đánh giá song hành với mẫu câu(sentence pattern) Mẫu câu này được phân tích theo quan điểm của ngữ pháp hiệnđại, cho rằng “một câu sẽ bao gồm những thành tố cụ thể nhất định xếp trong mộttrật tự nhất định ( ) bao gồm các từ và các phần của từ khi xem xét đến cùng” (F.Palmer, dan theo [26, tr.310]) Câu bao gồm các từ Các từ gộp lại thành các thành tốnhỏ hơn câu: cụm từ, ngữ va cú [26] Mặc dù các tác giả nhấn mạnh nhiều hơn đếncác mô hình cú pháp và các dấu hiệu cú pháp để xác định các thành tố đánh giá,

nhưng họ chưa phân tích rõ vai trò của chúng trong việc diễn đạt nghĩa đánh giá.

Tuy nhiên, đây là những cơ sở cho nhiều công trình khác đi sâu vào phân đoạn ngữnghĩa đánh giá cụ thé hơn Chăng hạn, Bednarek (2008, tr.70-71) [39] đã phân đoạnngữ nghĩa cảm xúc, Hunston (201 1) [68] phân biệt các thành tố phân đoạn ngữ nghĩa

cảm xúc và ngữ nghĩa đánh giá riêng biệt H Su (2015) [105] phân đoạn ngữ nghĩa

trong các mô hình bổ ngữ tính từ mang nghĩa đánh giá phán xét.1.2.2.5 Tham số và thang độ đánh giá

Thompson và Hunston (2000) [109] nhận định đánh giá là một chứ không phải

một vai hiện tượng và có thê nghiên cứu nó theo nhiêu tham sô khác nhau Trong đó,

34

Trang 39

tham số tốt-xấu (tích cực-tiêu cực) là cơ bản nhất dé nghiên cứu về NNĐG và mọitham số khác đều có thé xếp vào đó Tham số này phụ thuộc vào hệ giá trị hàm chứatrong văn bản “Những gi fot có thé mang vẻ ngoài là những gì đạt được mục tiêu củachúng ta, và những gì xấu có thể mang vẻ ngoài là những gì cản trở việc đạt đượcmục tiêu của chúng ta” [109] Tham sé nay thâm thấu trong toàn bộ NNDG va “bất cứgiá trị đánh giá nào đều có thể hiện diện trong phô tích cực-tiêu cực và do đó cũng cóthể được tìm thấy ở bất kì điểm nào trên chuỗi tiếp biến này” [109] Do đó, BTĐGtích cực thể hiện các giá trị đương tính, tốt (good), được ngưỡng mộ, ca ngợi vàBTDG tiêu cực biểu đạt các giá trị âm tính, xấu (bad), bị phê phán, lên án

Nhiều nhà nghiên cứu, chang han Martin và White (2005) [84], Blackwell

(2010) [42], Thompson và Alba-Juez (2014) [108], Nguyễn Văn Hiệp (2012) [17],

đã sử dụng tham số tích cực-tiêu cực để xem xét tính đánh giá của ngôn ngữ nhưngtheo các tiếp cận khác nhau Cũng dựa trên tham số này, Đỗ Thị Bình (2012) [2] xây

dựng 50 thang độ cụ thể cho lời khen và lời chê Anh-Việt, trải từ cực âm đến cực

dương Tuy vậy, tác giả không xác định một thang độ chung cho HĐNT đánh giá.

Một thang đo khái quát hơn với 3 mức cao/giữa/thấp (high/median/low) đã được

Halliday (1994), Martin và White (2005), Sue Hood sử dung (dan theo [84]); va

được Martin va White (2005) [84] áp dung dé nghiên cứu NNDG Chang han, thang

do thái độ được Martin và White (2000) [84] minh họa như sau:

Bang 1.3 Thang do thai d6

Mức thấp Mức cao

cầu thủ có năng lực cấu thu chơi tot câu thủ xuất sắc

Phán (competent player) (good player) (brilliant player)

xét câu thủ choi được câu thủ chơi khá cầu thủ chơi rấttốt — cẩu thủ cực giỏi

(reasonably good player) (quite good player) (very good player) (extremely good player)

bang long hạnh phúc vui mừng sướng mê li

Cảm (contentedly) (happily) (joyously) (ecstatically)

xuc hơi bối rồi có vẻ bối rồi rất bối rồi cực kì bối rồi

(slightly upset) (somewhat upset) (very upset) (extremely upset)

Tha bề bộn một chút có vẻ bé bộn rất bê bộn hoàn toàn bê bộn

am (a bit untidy) (somewhat untidy) (very untidy) (completely untidy)

gia hap dẫn (attractive) dep (beautiful) tuyét dep (exquisite)

(Nguồn: Martin và White, 2005, tr.136) [84]

35

Trang 40

Đó là một số căn cứ dé chúng tôi xây dựng thang độ cao/vừa/thấp dựa trêntham số đánh giá tiêu cực-tích cực cho luận án, với 6 mức biểu đạt (Sơ đồ 1.3).

(al) xuất sắc, điển 10, iv] (al) spectacular, really great

(bl) hay, phù hop, tot (b1) good, nice, right

(cl) có vẻ ổn, hình như dung, (cl) probably high, it seems fine,

(c2) hoi chéng chénh mot ti, hoi bi (c2) a little bit shocking, may look like a

tanh một chiit, mess,

(b2) xấu, do, khó (b2) bad, difficult, dry,

(a2) điểm 1, thật là tệ hai, (a2) too wet, absolutely disgusting,

Sơ đồ 1.3 Minh hoa về thang độ đánh giá tích cực va tiêu cực

- Các mức độ tich cực-cao (a1) hoặc tiêu cực-cao (a2), BTDG chứa các giá tri

dương/âm tính ở mức độ cao; hoặc các giá trị dương/âm tính kèm theo các biéu thức

tăng cường lực ngôn trung của BTDG.

- Các mức độ tich cực-vừửa (b1) hoặc tiéu cực-vừa (b2), BTDG biểu đạt các giátrị đương/âm tính ở mức vừa phải Đánh giá ở mức độ vừa phải có chỉ báo về sự tồntại của mức cao hơn và thấp hơn nó trong ngữ cảnh.

- Các mức độ tich cực-thấp (c1) hoặc tiêu cực-thấp (c2), BTDG thé hiện cácgiá trị đương/âm tính ở mức thấp; hoặc các giá trị dương/âm tính mức độ vừa kèmtheo các từ ngữ làm giảm thiểu sự tích cực hoặc tiêu cực của BTDG.

Đánh giá tích cực của các giám khảo trên THTT bao gồm các chỉ báo về việc

giám khảo đánh giá “tốt” về thí sinh, cho rằng họ đạt yêu cầu, khen ngợi họ và các

khuynh hướng tương đương như thế Ngược lại các chỉ báo trong BTDG của giámkhảo cho thấy thí sinh chưa đạt yêu cầu, có sai sót, hoặc bị chê bai sẽ là những đánhgiá tiêu cực Những ý kiến nhất trí với đánh giá tiêu cực của giám khảo khác sẽthuộc về các đánh giá tiêu cực và những ý kiến phản bác đánh giá tích cực của giám

khảo khác sẽ là những đánh giá tiêu cực, và ngược lại.1.2.3 Hành động ngôn từ danh giá

1.2.3.1 Một số van dé chung về hành động ngôn từ

- Khái niệm “hành động ngôn từ” (speech act):

36

Ngày đăng: 09/06/2024, 23:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w