1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu chính sách ngôn ngữ ở một số quốc gia Đông Nam Á Hải Đảo: trường hợp Indonesia và Malaysia

224 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

LUẬN AN TIEN SĨ NGON NGỮ HOC

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:

GS.TS Lé Quang Thiém

HA NOI - 2010

Trang 2

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Danh mục các chữ viêt tat

Mục dich nghiên cứu

Phạm vi và đối tượng nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu

Đóng góp và cái mới của luận ánBo cục của luận án

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Cơ sở lý luận về chính sách ngôn ngữKhái mệm chính sách ngôn ngữ

Bản chất và vai trò của chính sách ngôn ngữ

Mối quan hệ của chính sách ngôn ngữ với kế hoạch hoá ngôn ngữ

Mối quan hệ của chính sách ngôn ngữ với lập pháp về ngôn ngữ

Cảnh huống ngôn ngữ của Indonesia và Malaysia

Khái niệm cảnh huông ngôn ngữ

Bức tranh tông quát về cảnh huéng ngôn ngữ ở các quốc gia Đông Nam A

hải đảo

Cảnh huống ngôn ngữ của IndonesiaCảnh huống ngôn ngữ của MalaysiaTiểu kết

42

Trang 3

Khai niệm và tiêu chuẩn ngôn ngữ quốc gia

Sự lựa chọn tiếng Melayu làm ngôn ngữ quốc gia của Indonesia và Malaysia

Chính sách đối với ngôn ngữ quốc gia - tiếng Indonesia (Bahasa Indonesia)

của Indonesia

Tiếng Melayu thời kỳ trước khi Indonesia giành được độc lập năm 1945

Chính sách đối với ngôn ngữ quốc gia - tiếng Indonesia thời kỳ sau độc lập

Chính sách phố biến va phát triển tiếng Indonesia trong lĩnh vực giáo duc

Chính sách đối với tiếng Indonesia trong lĩnh vực thông tin đại chúng và giao

tiép xã hội

Chính sách đối với ngôn ngữ quốc gia - tiếng Malaysia (Bahasa Malaysia)của Malaysia

Các bước ngoặt trong việc thực hiện chính sách ngôn ngữ

Vai trò của Viện Ngôn ngữ và Hội đồng Ngôn ngữ và Văn học

Chính sách truyền bá và phát triển ngôn ngữ quốc gia - tiếng Malaysia tronglĩnh vực giáo dục

Vai trò của ngôn ngữ quốc gia - tiếng Malaysia trong lĩnh vực thông tin đại

chúng va giao tiép xã hội

Việc chuan hoá và hiện đại hoá ngôn ngữ quốc gia ở Indonesia và

Xác định chuân mực ngũ âmChuẩn hoá chính tả

Chuan hoá thuật ngữ và các từ vay mượn nước ngoài

Sự phát triển ngôn ngữ quốc gia ở Indonesia và Malaysia — thực trạng và

Trang 4

CÚA INDONESIA VÀ MALAYSIA

Tình hình ngôn ngữ của các cộng đồng dân tộc ở Indonesia và MalaysiaTình hình ngôn ngữ của các cộng đồng dân tộc bản địa ở Indonesia

Tình hình ngôn ngữ của cộng đồng nhập cư va cộng đồng các dân tộc bản địa ítngười ở Malaysia

Chính sách đối với ngôn ngữ các dân tộc bản địa của IndonesiaQuy định của Hiến pháp và Luật Giáo dục

Chiến lược bảo tồn và phát triển ngôn ngữ - văn hoá các dân tộc bản địa ởIndonesia

Chính sách đối với ngôn ngữ cộng đồng nhập cư và cộng đồng các dân tộcbản địa ít người của Malaysia

Quy định chung đối với ngôn ngữ của cộng đồng nhập cư và cộng đồng các

dân tộc bản địa ít người

Tiếng Hoa và tiếng Tamil trong chính sách giáo dục của Malaysia

Việc bảo tồn và phát triển một vài ngôn ngữ dân tộc bản địa của Malaysia

Vị trí của tiếng Anh ở Malaysia

Chính sách đối với tiếng Anh của Indonesia

Chiến lược quốc gia về tăng cường khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt làtiếng Anh

Tiếng Anh trong hệ thống giáo dục của Indonesia

Những biện pháp nâng cao tính hiệu quả của việc học tiếng Anh

Những thành quả và hạn chế của tiếng Anh ở Indonesia

Chính sách đối với tiếng Anh của Malaysia

Các chính sách và biện pháp phát triển tiếng Anh qua các thời kỳ lịch sử

Những tác động của Chính sách Giáo dục Quốc gia đối với tiếng Anh và vai trò

Trang 5

của tiếng Anh trong bối cảnh hoạch định ngôn ngữ quốc gia

Sự phát triển của tiếng Anh ở Malaysia, thực trạng và những van đề đặt raToàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó đối với ngôn ngữ dân tộc

Tiểu kết

KET LUẬN

NHUNG CONG TRÌNH ĐÃ CONG BO CUA TÁC GIÁ CÓ LIÊN

QUAN DEN LUẬN ÁN

TÀI LIEU THAM KHAO

Trang 6

Kế hoạch hoá ngôn ngữ

Đông Nam Á

Pupils Own Languages - ngôn ngữ của chính hoc sinh

Viện Ngôn ngữ học Mùa hè

Trang 7

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

May chục năm gan day, ở nhiều nước trên thé giới, van dé xây dựng CSNN đã trởthành vô cùng cấp bách, đặc biệt là ở những nước thé giới thứ ba, nơi mà khi giành đượcđộc lập phải lựa chọn một ngôn ngữ giao tiếp chung cho toàn xã hội Vấn đề NNQG,

chuẩn hoá ngôn ngữ văn học, vấn đề thuật ngữ, chính sách đối với ngôn ngữ các dân

tộc ít người, giải quyết mối quan hệ giữa ngôn ngữ thực dân và ngôn ngữ bản địa là

những công việc thực tế cần phải giải quyết Indonesia và Malaysia đều rơi vào trường

hợp trên.

Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiép hội các Quốc gia DNA

(ASEAN) nhu cầu hiểu biết, hội nhập và hợp tác với các nước trong khu vực càng trở

nên cần thiết hơn bao giờ hết Cũng như Việt Nam, Indonesia và Malaysia đều là nhữngquốc gia đa dân tộc, đa văn hoá, đa ngôn ngữ và đều chịu sự xâm lược của thực dânphương Tây Việc tìm hiểu CSNN của các nước này sẽ giúp chúng ta rút ra được nhữngkinh nghiệm quý báu trong việc thực thi CSNN ở Việt Nam.

2 Lịch sử vấn đề

Ngôn ngữ là một trong những yếu tô quan trọng nhất của ý thức dân tộc và là đặctrưng dân tộc Đồng thời ngôn ngữ vừa là phương tiện thống nhất đoàn kết dan tộc,củng có và phát triển xã hội tộc người, vừa là công cụ bảo tồn văn hoá dân tộc Đối với

các quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đa văn hoá, đa tôn giáo như Indonesia và

Malaysia vấn đề ngôn ngữ và dân tộc bao giờ cũng là vấn đề chính trị xã hội, văn hoá

phức tạp và hết sức nhạy cảm, nhất là ở những nước còn có sự bất bình đăng giữa cácdân tộc, các ngôn ngữ, các tôn giáo mà dang sau no là xung đột chính trị Chính vi vay,

việc xây dựng CSNN dân tộc là một trong những van dé hàng dau trong sự phát triển đấtnước của các nước nảy.

Nhận thức được tầm quan trọng như vậy nên đã từ lâu CSNN đã được các học giả

phương Đông và phương Tây quan tâm xem xét Tuy nhiên trong lịch sử nghiên cứu,CSNN ở các nước Indonesia và Malaysia cũng chỉ được khảo sát và nghiên cứu riêng

biệt từng nước hoặc chỉ xem xét từng mặt của vấn đề chứ chưa đưa ra được một cái nhìntổng quan về CSNN trên tất cả các mặt.

Trang 8

Việc nghiên cứu ngôn ngữ và CSNN ở các nước này mới bắt đầu tại ViệtNam được chưa lâu.

Đặt nền móng cho việc tìm hiểu về các nước trong khu vực, các học giả Việt Namđã cho ra đời rất nhiều các công trình nghiên cứu trên tất cả các mặt như lịch sử, văn

hoá, xã hội của các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Lào, Campuchia, Philipines,

Brunei Darussalam “Tim hiểu văn hod Indonesia” và “Liên bang Malaysia - Lich sử,văn hoá và những van dé hiện dai” là hai cuốn sách giúp người đọc có được cái nhìn

tong quan chung về hai nước, trong đó có dé cập đến van đề ngôn ngữ.

Nghiên cứu về Ngôn ngữ học xã hội không thê không nhắc đến hai chuyên luận

“Ngôn ngữ học xã hội - những vấn đề cơ bản” (ÑXB Khoa học Xã hội 1999) và “Kể

hoạch hoá ngôn ngữ - Ngôn ngữ học xã hội vĩ mô ”(ÑXB Khoa học Xã hội 2003) của

học giả Nguyễn Văn Khang Trong hai tác phẩm này, tác giả đã bàn luận rất sâu sắc vềcác van dé lý thuyết của ngôn ngữ học xã hội, đặc biệt là KHHNN và CSNN cũngnhư tình hình thực tế của việc thực hiện CSNN của các quốc gia trên thế giới Đây là hai

công trình rất hữu ích cho những người quan tâm đến ngôn ngữ học xã hội.

Năm 1997, Viện Ngôn Ngữ học đã cho ra đời cuốn sách “Cánh huồng và Chínhsách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc” Đây là một tập hợp các bài viết, chủ yếu của

các nhà ngôn ngữ học Nga về các vấn đề liên quan đến cảnh huống ngôn ngữ và CSNNở một số quốc gia đa dân tộc trên thé giới như cảnh huống ngôn ngữ, xung đột ngôn

ngữ, các đạo luật về ngôn ngữ, xây dựng luật ngôn ngữ, CSNN, KHHNN, sự đảm bảo

pháp luật đối với ngôn ngữ (ở Liên bang Nga, Thái Lan, Lào, Philipines, Canada, Trung

Quốc, các nước Châu Phi ).

Đến năm 1998, Viện Ngôn Ngữ học đã hoàn thành chương trình cấp nhà nước:“Chính sách của nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong lĩnh vực ngônngữ”, trong đó có một dé tài nhánh là “Mộ: số vấn dé về chính sách ngôn ngữ ở cácquốc gia khu vực Đông Nam Á” Đề tài nhánh này là các bài viết của các học giả nướcngoải như Asmah Haji Omar, N.V Solseva, N.V.Omeljanovich, T.V Đôrôpêeva, M.A.

Makarenko vé CSNN6 Singapore, Malaysia, Philipines, Brunei

Như vậy có thé thay rang do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, cho đếntận gần đây việc nghiên cứu ngôn ngữ các nước Malaysia, Indonesia chưa được các họcgiả Việt nam tìm hiêu một cách quy mô và đây đủ Đã có một sô nhà nghiên cứu quan

Trang 9

tâm đến ngôn ngữ bản địa như Phạm Đức Dương, Mai Ngọc Chừ, Đoàn Văn Phúc, Phú

Văn Han, Nguyễn Thị Vân, Lê Thị Minh Hà và thực sự cũng chưa có chuyên gia di

thật sâu vào vấn đề này Ngoài ra còn có một số ấn phâm đáng chú ý như:

Chính sách quốc gia về ngôn ngữ của Bianco J.L (1987), Australian Government

Publishing Service, Canberra.

Những van đề ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam và khu vực Đông Nam A Viện

Ngôn Ngữ hoc, NXB KHXH, Hà Nội 1988.

Tư liệu nghiên cứu về CSNN ở Việt Nam khá phong phú, trong đó đề cập đến

nhiều vấn đề như việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số (xây dựng chữ viết,

nâng cao chất lượng đảo tạo, chỉ ra thực trạng giáo dục song ngữ ), giữ gìn, phô biến vàphát triển tiếng Việt.

Bàn về vấn đề CSNN trong cuốn “Những cơ sở triết học trong ngôn ngữ học”(Trúc Thanh dịch, NXB Giáo dục 1984) đã nêu lên đường lối triết học Marx Lenin tiêubiểu trong công tác nghiên cứu ngôn ngữ học ở Liên Xô qua một số bài viết của các tácgiả và đánh giá có phê phán các khuynh hướng ngôn ngữ học Tây Âu và Mỹ từ lậptrường triết học Marx Lenin Cuốn sách này còn có một phần bàn về nguyên tắc Leninittrong CSNN, trong đó V.I Lenin nhấn mạnh rằng: Trong điều kiện một nhà nước gồmnhiều dan tộc như Liên Xô, CSNN là một trong những bộ phận cau thành quan trọngnhất của chính sách dân tộc CSNN đã được dành một vị trí như vậy trong các trước tácbat hủ của V.I Lenin và trong các văn kiện có tính chất cương lĩnh của Đảng Cộng sảnLiên Xô.

Phan lớn những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ và CSNN ở các nước DNA hải

đảo do các học giả các nước này thực hiện Chúng ta không thể không nhắc đến nhà

ngôn ngữ học xã hội nổi tiếng của Malaysia, Asmah Haji Omar với các công trình đáng

Trang 10

English in Malaysia, University of Singapore, 7-9 September Nationnal 1982.

Tat cả các chuyên luận nghiên cứu của ba đều dé cập đến các van dé về ngôn ngữ

học xã hội ở Malaysia, đặc biệt là sự thực thi CSNN va mối quan hệ của tiếng Malaysia

với các ngôn ngữ cùng gốc với nó là tiếng Indonesia ở Indonesia, tiếng Melayu ởSingapore va Brunei.

Nhưng đề cập cụ thé đến CSNN ở các nước DNA hai đảo không thé không nhắcđến cuốn “Language Planning in Southest Asia” của Abdullah Hassan (Dewan Bahasadan Pustaka, Ministry of Education, Kuala Lumpur 1994) Tác giả cuốn sách đã dé cậpđến kế hoạch phát triển ngôn ngữ va CSNN của Malaysia, Singapore, Indonesia, Việt

Nam, Lào Trong đó chú trọng nhiều hơn cả đến việc thực thi chính sách giáo dục ngônngữ ở Malaysia và các nước hải đảo Ngoài ra còn một số chuyên luận tiêu biểu như:

- Language Policy Planning and Practice, Oxford University Press, 2004

- Robertl Cooper, Language Planning and Social Change, Cambridge UniversityPress 1999

- Varieties of English in Southeast Asia and Beyond, University of Malaya Press, 2006Và một số các chuyên luận bằng tiếng Melayu như:

- Politik Bahasa (Chính sách ngôn ngữ), Pusat Bahasa, Departemen PendidikanNasional, Jakarta 2000

- A Chaedar Alwsilah, Politik Bahasa dan Pendidikan (Chính sách ngôn ngữ va

Gido duc), Remaja Rosdakarya Bandung 1997

- James T Collins Bahasa Melayu - Bahasa Dunia (Tiếng Melayu - Ngun ngữ

Quốc té), NXB: Jayasan Obor Indonesia, 2005)

Như vậy, có thé thay răng CSNN ở các nước DNA hải đảo đã được nhiều nhanghiên cứu đề cập đến, tuy nhiên các công trình nghiên cứu của các học giả ở trong vàngoài nước chỉ khảo sát và nghiên cứu từng mặt của vấn đề và thường được khảo sát

CSNN riêng biệt của từng nước.

Luận án này của chúng tôi đưa ra cái nhìn tổng quát về CSNN của Indonesia vàMalaysia trên các mặt: Chính sách đối với NNOG, ngôn ngữ của cộng dong các dân tộc(bao gốm các dân tộc ban địa ở Indonesia; các dân tộc nhập cư và dân tộc ban địa it

người ở Malaysia) và chính sách doi với tiếng Anh.

3 Mục đích nghiên cứu

Trang 11

Đưa ra được bức tranh toàn cảnh về cảnh huống ngôn ngữ của Indonesia vàMalaysia, trên cơ sở đó tìm hiệu chính sách của hai nhà nước này đối với NNQG, ngôn

ngữ của các cộng đồng nhập cư (Malaysia), ngôn ngữ của các dân tộc bản địa (Indonesia

và Malaysia) và tiếng Anh — ngôn ngữ quốc tế nhưng lại có một vị trí quan trọng (đặcbiệt ở Malaysia) Trên cơ sở phân tích và đánh giá đề tìm ra đươc những mặt thành công

và hạn chế trong việc thi hành CSNNở hai nước này và rút ra được những bài học kinh

nghiệm đối với việc thực thi CSNN ở Việt Nam.4 Pham vi và đối tượng nghiên cứu

4.1 Phạm vi nghiên cứu

4.1.1 DNA hai đảo bao gồm Cộng hoà Indonesia, Liên bang Malaysia, Cộng hoaPhilipines, Cộng hoà Singapore, Cộng hoà Đông Timor và Vương quốc BruneiDarussalam Tuy nhiên do phạm vi của dé tài, luận án chỉ tiến hành khdo sát và nghiên

cứu CSNN của Indonesia và Malaysia vì những lý do sau:

Thứ nhất, Indonesia và Malaysia là những quốc gia lớn trong khu vực DNA hải đảovà đều là những quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ (nhưng hau hết các ngôn ngữ bản địa đềuthuộc ngữ hệ Malayo — Polinesia) và về mặt lịch sử giữa hai nước có rất nhiều điểm chung.

Thứ hai, cả hai nước này đều thuộc “thế giới Melayu” (bao gồm Indonesia,Malaysia, Brunei Darussalam và Singapore) và đều lựa chọn NNQG là tiếng Melayu, cónền văn hoá chung là văn hoá Melayu và có nền văn học chung là văn học Melayu Vìvậy, sự lựa chọn NNQG đều có những nguyên nhân chung và mỗi nước đều có những lý

do riêng khi lựa chọn tiếng Melayu làm NNQG Khi triển khai luận án, chúng tôi sẽ tìmra được những điểm chung nhất trong việc thực thi, phát triển và phổ biến NNQG củahai nước này: như việc chuan hoá chính tả, thuật ngữ cũng như những thực trạng còntôn đọng của NNQG và những van dé mà hai nước cân giải quyêt.

Thứ ba, các nước ĐNA hải đảo (trừ Indonesia) đều lựa chọn một ngôn ngữ nước

ngoài, cụ thê là tiếng Anh bên cạnh ngôn ngữ bản địa là NNQG và là ngôn ngữ chínhthức Tiếng Anh với vị trí cao nhất là một trong hai NNQG ở Philipines, là một trong

bốn ngôn ngữ chính thức ở Singapore và là ngôn ngữ giáo dục ở Malaysia và Brunei.

Chúng tôi đã lựa chọn Malaysia là đại diện cho những nước thuộc DNA hải dao sử dụng

tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức thứ hai (dùng trong giáo dục), Indonesia là quốc gia

5

Trang 12

đã lựa chọn mô hình đơn ngữ (giống như Việt Nam) và tiếng Anh chỉ được coi là ngoạingữ quan trọng nhất.

4.1.2 Trong quá trình triển khai luận án, chúng tôi sử dụng một khái niệm chung làngôn ngữ các cộng đông dân tộc khi nói về ngôn ngữ các dân tộc bản địa ở Indonesiavà Malaysia và ngôn ngữ các cộng dong nhập cư (người Hoa và người An Độ) ởMalaysia Khái niệm ngồn ngữ các cộng đồng dân tộc để phân biệt với khái niệmNNQG - tiếng Indonesia (Bahasa Indonesia) và tiếng Malaysia (Bahasa Malaysia).

4.1.3 Phạm vi của luận án chủ yếu chỉ giới hạn nghiên cứu và khảo sát CSNN củaIndonesia và Malaysia từ sau khi các nước này giành được độc lập từ thực dân phương

4.2 Đối tượng nghiên cứu

CSNN của nhà nước Indonesia và Malaysia là đối tượng nghiên cứu của luận án.Các văn bản luật pháp của hai nhà nước này là cơ sở đáng tin cậy dé chúng tôi triểnkhai nghiên cứu.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp chính như sau:

- Điều tra, khảo sát tổng hợp tư liệu, tai liệu văn bản liên quan đến CSNN, đến hiện

trạng thực thi chính sách qua các thời kỳ

- Phân tích, miêu tả thực trạng từng nước

- So sánh, đối chiếu các mặt, các chính sách dé thay rõ cái chung, cái riêng, những

mặt phù hợp và hạn chế của CSNN hai quốc gia được nghiên cứu; liên hệ với Việt

- Sử dụng các thủ pháp thông kê định lượng, những biéu bảng thống kê minh hoa

làm rõ tình hình thực trạng chính sách thê hiện ở các mặt được nghiên cứu.

- Phương pháp tư duy khoa học diễn dịch, quy nạp cũng được vận dụng triệt dé

trong luận an.

6 Đóng góp và cái mới của luận án

6.1 Về lý luận: Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu về CSSN của các quốc giatrong khu vực, cụ thé là hai quốc gia Indonesia và Malaysia một cách tổng quát và toàn

Trang 13

diện trên tất cả các mặt Vì vậy, những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm sáng tỏthêm một số van đề về co sở lý luận củu CSNN va góp phần bé sung thêm mảng nghiên

cứu vẫn còn thiếu hụt về CSNN của các quốc gia trong khu vực.

6.2 Về thực tiễn:

- Nghiên cứu CSNN của Indonesia và Malaysia sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõhơn những thành công và hạn chế trong việc thực thi CNNN ở Việt Nam và qua đócũng rút ra được những kinh nghiệm bé ich trong việc phô biến và phát triển NNQG,bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc, xác định lại vị trí và vai trò của ngoại ngữ

(đặc biệt là tiếng Anh).

- Những kết quả nghiên cứu đạt được sẽ phục vụ trực tiếp công tác đào tạo đại học,sau đại học và nghiên cứu khu vực học mà trước hết là DNA học nói riêng và ĐôngPhương học nói chung.

- Việc tìm hiểu CSNN sẽ góp phần thúc day giao lưu văn hoá và hợp tác giữa Việt

Nam với Indonesia và Malaysia

7 Bo cục của luận án

Luận án ngoai phần mở đầu, kết luận được chia làm 4 chương:

Chương I Cơ sở lý luận

Chương 2 Chính sách đối với ngôn ngữ quốc gia của Indonesia và Malaysia

Chương 3 Chính sách đối với ngôn ngữ các cộng đồng dân tộc của Indonesia vàMalaysia

Chương 4 Chính sách đối với tiếng Anh của Indonesia và Malaysia

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Cơ sở lý luận về chính sách ngôn ngữ

1.1.1 Khai niệm chính sách ngôn ngit

Trong lịch sử loải người, từ xa xưa ngôn ngữ được ý thức như một đặc trưng dân

tộc Ngôn ngữ can dự tích cực vào mọi hoạt động của con người như kinh tế, văn hoá,

chính trị, giáo duc và được coi là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất.

Ngôn ngữ phát triển theo những quy luật khách quan Tuy nhiên, nhân tố chủ quancủa con người cũng góp phần không nhỏ trong sự phát triển của ngôn ngữ CSNN théhiện ý chí chủ quan của con người đối với sự phát triển ấy hay nói cách khác CSNN thêhiện sự can thiệp của con người vào ngôn ngữ hoặc cảnh huống ngôn ngữ, “tác độngtrước hết đến mặt chức năng ngôn ngữ và trong một chừng mực nào đó, tác động đếnmặt kết cầu của ngôn ngữ” [20, 13].

Như vậy, sự can thiệp của con người vào ngôn ngữ không phải là điều mới mẻ

nhưng CSNN là một khái niệm khá mới Cho tới những năm 1970, khái nệm CSNN

(Language Policy) mới xuất hiện trong ba tác phẩm: “Ngôn ngữ học xã hội”

(Sociolinguistics) năm 1970 của J.A Fisman (bằng tiếng Anh), “Cấu trúc Xã hội và

Chính sách ngôn ngữ” (Estructura Social y Political Linguista) của Rafael Ninyoles va

“Cau trúc ngôn ngữ và Chính sách ngôn ngữ” (Sprach Theorie und Sprachien Politik)

năm 1981 của Helmut Gluck (bằng tiếng Đức và tiếng Pháp) [40, 3 - 4].

CSNN (Language Policy) là một bộ phận hay một nội dung trong hệ thống chính

sách chính tri - xã hội của một quốc gia, cụ thể hơn CSNN là một trong những bộ phậncau thành của chính sách dan tộc trong các quốc gia đa dân tộc Chính sách dân tộc baogồm nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và bộ phận này có tác động tích cựcđến đời sống kinh tế, văn hoá và chính trị của nhân dân CSNN phải phản ánh được nội

Trang 15

dung của chính sách dân tộc, giải quyết được những van đề ngôn ngữ do nhà nước đặt rava gop phan thực hiện chính sách dân tộc va các chính sách xã hội khác Cũng như mọi

chính sách, CSNN bao gồm hai mặt:

“Mặt lý thuyết là những cơ chế của sự giao tiếp ngôn ngữ, về chức năng, bản chấtvà quy luật phát triển của ngôn ngữ Mặt hành động thực tiễn là những chủ trương củanhà nước và đồng thời là những chương trình, kế hoạch thực hiện những chủ trương ấynhằm tác động vào sự phát triển của ngôn ngữ ” [42,62].

Vậy CSNN được hiểu như thế nào?

Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa chính sách là “sách lược và kế hoạch cụ thể

nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thựctế mà dé ra” [59, 173] Như vậy thuật ngữ CSNN là một trong những khái niệm của rat

nhiều các khái niệm chính sách mà chính phủ, nhà nước hay đảng phái đề ra về vấn

đề ngôn ngữ, nhăm hướng sự hoạt động của ngôn ngữ vào những mục đích nhất định.

CSNN đã được dành một vị trí vô cùng quan trọng trong các trước tác bất hủ củaV.L Lenin và trong các văn kiện có tính chất cương lĩnh của Dang Cộng sản Liên Xô.CSNN là một trong những bộ phận cau thành quan trọng nhất của chính sách dân tộc,đặc biệt đối với một nhà nước bao gồm nhiều dân tộc như Liên Xô Vì vậy, nhiệm vụcủa CSNN đã được nhiều nhà ngôn ngữ học Xô Viết nhận rõ từ những năm 20-30, đólà: “Hệ thống các biện pháp dùng để tác động điều chỉnh có ý thức đối với mặt chứcnăng của ngôn ngữ, rồi thông qua mặt chức năng này mà tác động đến cấu trúc của ngônngữ trong một chừng mực nhất định, là CSNN của một giai cấp xã hội nhất định, củaĐảng, của nhà nước” [38, 55].

CSNN về cơ bản là “chủ trương, chính sách được chính phủ thực hiện dé định

hướng sự phát triển của ngôn ngữ” (Tollefson 1991)

Đối với Liên bang Xô Viết các khái niệm “CSNN”, “xây dung ngôn ngữ” và“van hoá ngôn ngữ” đều được nhiều các học giả quan tâm nhưng tựu chung lại đềuchung quan niệm đó là “khả năng tác động vào các quá trình phát triên của ngônngữ” (Isajev, 1979).

“CSNN là phạm trù khái nệm thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội, biểu thị hệ thốngnhững quan điểm, những chủ trương và biện pháp của một nhà nước hay của một tổ

9

Trang 16

chức chính trị - xã hội, nhằm tác động một cách có ý thức theo một định hướng nhấtđịnh vào sự hành chức và phát triển của ngôn ngữ, phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ và

bối cảnh chính trị - xã hội của đất nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nhằm

phục vụ cho lợi ích của đất nước, của các giai tầng xã hội mà nhà nước ay, hay tổ chức

chính trị - xã hội ay làm người dai diện” (Hoang Van Hanh 2002).

“Nói đến CSNN là nói đến sự can thiệp có ý thức, có tổ chức, có cơ sở khoa họccủa xã hội vào sự hoạt động và phát triển của ngôn ngữ Nói cách khác, CSNN là sựlãnh đạo những yêu cầu ngôn ngữ học của xã hội dựa trên sự hiểu biết khoa học vềnhững quy luật của ngôn ngữ, đưa ngôn ngữ vào quỹ đạo phát triển chung của xã hội,làm cho ngôn ngữ phục vụ ăn khớp với sự phát triển của xã hội” ( Nguyễn Hàm Dương,

“CSNN được hiểu là chủ trương chính trị của nhà nước, chính xác hơn là của giai

cấp thống trị nhà nước, một đảng phái hay một tổ chức xã hội và các biện pháp thực

hiện các chủ trương đó nhằm hướng sự hoạt động của ngôn ngữ và các hình thức ton tại

của ngôn ngữ theo những mục dich nhất định Tính quy định chính trị là cơ sở dé phânbiệt và đánh giá tính chất tiến bộ và phản tiến bộ của CSNN trong các nước có chế độ

xã hội khác nhau Nó cũng là chỗ dựa dé phân biệt các khái niệm CSNN, xây dựng ngôn

ngữ vốn đang được dùng như là các khái niệm đồng nghĩa trong các khuynh hướngngôn ngữ học xã hội ngày nay” (Nguyễn Như Ý, 1985).

Các định nghĩa trên đã làm nảy sinh ra những cách luận giải không giống nhau vềbản chất của CSNN:

a Một số tác giả coi CSNN là một bộ phận hữu cơ trong chính sách dân tộc củamột nhà nước, một giai cấp, một đảng phái và coi đó là bình điện ngôn ngữ trong chính

sách của nhà nước về vấn đề dân tộc Có hai vấn đề cần được làm sáng tỏ:

- Phải chăng CSNN được quy định chỉ bởi chính sách dân tộc và nhằm giải quyếtnhững van đề thuộc phạm trù dân tộc?

- Nếu CSNN là một bộ phận hữu cơ của chính sách dân tộc thì có hay không cóCSNN trong các quốc gia đơn dân tộc?

Với tư cách là một trong những phương tiện thực hiện chủ trương chính tri của một

nhà nước, một đảng phái trong lĩnh vực ngôn ngữ và trong các lĩnh vực hoạt động khác,

10

Trang 17

CSNN có mặt trong tất cả các quốc gia Tuy nhiên như đã nói ở trên, nội dung của

CSNN ở hai loại hình trên không như nhau.

Ở các quốc gia đơn dân tộc, nhiệm vụ trọng tâm của CSNN là phát triển và hoànthiện các chức năng xã hội và chuẩn hoá NNQG (cũng đồng thời là ngôn ngữ dân tộc).

Còn ở các quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, nội dung, nhiệm vụ và tính chất của CSNNphức tạp hơn rất nhiều Việc giải quyết vấn đề ngôn ngữ ở các quốc gia này gắn liền với

hàng loạt vấn đề ngoài ngôn ngữ học như chính trị, xã hội, tâm lý dân tộc, tôn giáo, tín

ngưỡng và trực tiếp nhất là van dé phát triển nền giáo dục dân tộc, bảo tồn và phát triểnvăn hoá truyền thông dân tộc.

b Có người xem xét CSNN không chỉ trong mối quan hệ với chính sách dân tộc

mà còn trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác thuộc phạm vi hoạt động đối nội của

nhà nước Quan niệm này phù hợp với thực tế hơn nhưng lại không đủ cơ sở dé giảithích nhiều quá trình ngôn ngữ và văn hoá đã và đang dién ra ở nhiều nước như quátrình tiêu điệt các ngôn ngữ bản địa, song song với nó là quá trình đề cao địa vị của ngôn

ngữ thực dân, biến nó thành công cu áp bức dân tộc, banh trướng van hoá, cạnh tranh thị

trường của chủ nghĩa Đề quốc My, chủ nghĩa thực dân mới và cũ trên lục địa châu Phi

và châu Mỹ La tinh.

Sức thuyết phục hạn chế của các luận giải trên là ở chỗ, các nhà nghiên cứu đãkhông nắm lấy đặc trưng cơ bản nhất trong nội dung khái niệm chính sách, trong đókhái nệm CSNN là tính quy định chính trị của nó CSNN được hiểu là toàn bộ các biệnpháp ngôn ngữ cụ thể được thi hành và thực hiện các chủ trương lý thuyết về phươngpháp phát triển ngôn ngữ Như vậy, cần phân biệt trong CSNN hai bình diện: Chủtrương chính trị và các biện pháp dé thực hiện chủ trương đó Chủ trương chính trị làmthành nội dung chính của CSNN và là yếu tố quy định CSNN.

Dù nhìn từ góc độ nào CSNN cũng được ý thức như một bộ phận hay một nộidung trong hệ thống chính sách xã hội của một quốc gia Theo chúng tôi, nếu hiểu mộtcách tường tận hơn, CSNN chính là một hệ thống các biện pháp (có thể biểu hiện dưới

dạng các văn bản pháp luật, các đường lối chủ trương, các kế hoạch, quy chế ) nhăm

tác động vào các quá trình phát triển của cảnh huống ngôn ngữ, tạo phương hướng chongôn ngữ phat trién phù hợp với các nhu cầu của xã hội CSNN cũng chính là kế hoạch

11

Trang 18

phát triển ngôn ngữ có liên quan đến kế hoạch phát triển xã hội, tộc người; có liên quanđến chính sách phát triển văn hoá, giáo dục của nhà nước Kế hoạch phát triển ngôn ngữthường được thể hiện ra bằng một loạt biện pháp như: Quy định NNQG; xây dựng chữviết cho các dân tộc chưa có chữ viết; xác định ngôn ngữ chuân; giải quyết các mối quanhệ giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ nói; giải quyết mối quan hệ của NNQG và ngôn

ngữ nước ngoài; xác định các chuẩn ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chính ta

Việc xác định NNQG và CSNNQG trong mối quan hệ với ngôn ngữ các dân tộckhác là không đơn giản Không thé không thấy rằng trong một quốc gia da dân tộc,

cương vị thấp kém hơn của các ngôn ngữ riêng, ngôn ngữ mẹ đẻ luôn là vấn đề tế nhị,rat dé gây ra phản ứng chống đối NNQG, làm rạn nứt sự thống nhất về chính trị của

quốc gia Việc thực hiện CSNN cũng tuỳ theo sự ứng xử của từng nhà nước CSNN làmột hoạt động của con người nên bất cứ một tô chức xã hội hay một Đảng phái cũng cóthê đưa ra một CSNN.

1.1.2 Bản chất và vai trò của chính sách ngôn ngữ

Xét về ban chất, CSNN thực chat là nhăm giải quyết ba van dé sau:

- Thứ nhất: Quan hệ giữa NNQG và ngôn ngữ các dân tộc thiểu sé.

- Thứ hai: Quan hệ giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ nói.

- Thứ ba: Quan hệ giữa ngôn ngữ bản địa và ngôn ngữ nước ngoài.

CSNN có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt làở các quốc gia đa dân tộc Mỗi dân tộc muốn phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội thì vấnđề đầu tiên cần lưu tâm là phát triển ngôn ngữ Một CSNN phù hợp không chỉ đảm bảo

cho sự 6n định xã hội mà còn thúc đây nền kinh tế đất nước phát triển.

Với tư cách là một phần của chính sách dân tộc, chịu ảnh hưởng trực tiếp của mộtchính sách chính trị cũng như đường lối phát triển của quốc gia, CSNN góp phần thựchiện chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác CSNN phải phản ánh được nộidung của chính sách dân tộc, giải quyết được những vấn đề ngôn ngữ do nhà nước đặt ravà góp phần thực hiện chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác Bất kỳ nhà nướcnào muốn duy trì và bảo tồn nền văn hoá dân tộc thì cũng đồng thời phải duy trì chínhsách ngôn ngữ dân tộc Đôi với các quôc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đa tôn giáo, đa văn

12

Trang 19

hoá việc xây dựng CSNN - dan tộc là một trong những van dé hàng đầu trong sự phát

Hiện nay trên thế giới, van dé dân tộc và tôn giáo đã và đang là van đề nóng bỏngcó tính toàn cầu Trên thế giới đã có nhiều bài học liên quan đến sự xung đột về dân tộc,về tôn giáo và ngôn ngữ mà chúng ta từng biết Ngôn ngữ trên mọi phương diện có vaitrò rất quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia, thậm chí đôi khi ngôn ngữ lànhân tô quyết định và đảm bảo sự ổn định và tiến bộ của một quốc gia bang cách giữvai trò tác nhân giao tiếp thống nhất dân tộc, pháp luật, quản lý nhà nước, chính trị Ngôn ngữ là phương tiện đoàn kết dân tộc, thống nhất đất nước nên đất nước có được ônđịnh và phát triển hay không phụ thuộc vào chính sách của nhà nước Trước đây, vấn đềngôn ngữ thường gắn với phẩm giá của quốc gia và dân tộc và là công cụ dé có kết xãhội thuộc quốc gia đó Nhưng tình hình thế giới thay đổi đã đặt ngôn ngữ ở vị trí caohơn và qnan trọng hơn trong một quốc gia Công cuộc công nghiệp hoá đất nước đãnâng cao vai trò của ngôn ngữ như là chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế và nâng caothanh thế của quốc gia trên trường quốc tế Chính vì vậy quốc gia nào cũng phải xây

dựng cho mình một chính sách thích hợp trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Hiện nay bên cạnh thuật ngữ CSNN (Language Policy) người ta còn nói nhiều đếncác khái niệm KHHNN (Language Planning), Lập pháp về ngôn ngữ (Language

Legislation) và hai khái niệm này có quan hệ khang khít với CSNN hay nói một cách

chính xác hơn là một phần không thể tách rời của CSNN.

1.1.3 Mỗi quan hệ của chính sách ngôn ngữ với kế hoach hoá ngôn ngữ1.1.3.1 Khái niệm kế hoạch hoá ngôn ngữ (Language Planning)

Thuật ngữ Kế hoạch hoá ngôn ngữ (còn được gọi là quy hoạch ngôn ngữ hay

hoạch định ngôn ngữ: Language Planning) xuất hiện từ những năm 60 của thé ky 20dưới ngòi bút của E Haughen, cùng thời với sự xuất hiện của thuật ngữ “Ngôn ngữ học

xã hội” (Sociolinguistics) Thời điểm được coi là có sự phân đôi giữa nghiên cứu cấu

trúc và nghiên cứu hậu cấu trúc (chú ý tới tính xã hội của ngôn ngữ), cho nên KHHNN

là một phần quan trọng của ngôn ngữ học xã hội Đặc biệt tác động đến lý luận KHHNNkhông thé không nhắc đến Truong phái ngôn ngữ hoc Praha (được thành lập vào những

năm 30 của thế kỷ 20) với những đóng góp quan trọng của trường phái này cho lý luận

13

Trang 20

Từ dién tiếng Việt (1992) đã định nghĩa:

(1) Chính sách: “Sách lược và kế hoạch cu thé nhằm đạt một mục đích nhất định,dựa vào đường lỗi chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra” [59, 173].

(2) Kế hoạch: “Toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống những công việclàm trong một thời gian nhất định, với mục tiêu cách thức, thời gian tiến hành” [59,

Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, các quốc gia trên thế giới mới giành được độclập gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, trong đó có vấn đề ngôn ngữ Hầu hết các quốc gia này đều rất đa dạng về ngôn ngữ, vì vậy các vấn đề về ngôn ngữbản địa và ngoại ngữ trong các chính sách cộng đồng là mối quan tâm lớn nhất của cácnhà ngôn ngữ học xã hội Do hậu quả của chính sách áp bức dân tộc của chế độ thực dân

cũ nên một số nước hiện nay đang dùng ngôn ngữ thực dân làm ngôn ngữ chính thức

sau khi đất nước giành được độc lập, còn ngôn ngữ bản địa chỉ dùng trong sinh hoạt

hàng ngày Do đó mà có vấn đề ngôn ngữ cần đặt ra là: phải giải quyết mâu thuẫn giữa

ngôn ngữ của thực dân và ngôn ngữ các dân tộc bản địa, phục hồi lại ngôn ngữ dân tộc ở

vị trí xứng đáng của nó.

Tuy nhiên KHHNN luôn gắn liền với hoàn cảnh xã hội ở từng quốc gia cụ thể.

Vì vậy, ở các quốc gia khác nhau và ở các thời kỳ lịch sử khác nhau trong một quốc

gia thì sẽ có chương trình KHHNN khác nhau Công việc KHHNN luôn được coi là

một bộ phận của công cuộc xây dựng đất nước: tăng cường ý thức dân tộc, củng côthong nhất đất nước KHHNN có một vai trò vô cùng to lớn đối với việc ôn định về

chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của một quốc gia: “Các nước trên thế giớikhông có lúc nào là không kế hoạch hoá kinh tế KHHNN cũng như vậy” (B Jernudd

&D Gupta) [28, 12-13]

14

Trang 21

1.1.3.2 Một số định nghĩa về kế hoạch hoá ngôn ngữ

Từ trước đến nay có rất nhiều cách hiéu khác nhau về KHHNN Có thé dẫn ra đây12 quan niệm của các tác giả về KHHNN như sau: [106, 29- 35]

1 “KHHNN bao gồm các công trình có tính quy chuẩn về ngôn ngữ hàn lâm vàngôn ngữ đời thường cùng tất cả những dạng thức của ngôn ngữ nói chung và những đề

xuất đối mới hay chuẩn hoá ngôn ngữ” ( Haughen 1969).

2 “KHHNN xuất hiện khi người ta cô tìm cách áp dụng những kiến thức tong hợp

về ngôn ngữ nhằm thay đổi các thói quen sử dụng ngôn ngữ trong một nhóm người”

(Thorburn 1971).

3 “KHHNN là việc xem xét ti mi các thay đối trong hệ thống các quy tắc ngônngữ hoặc trong việc sử dụng ngôn ngữ do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện Nhuvậy, KHHNN chú trọng vào việc giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ và các biện pháp

được cụ thê hoá bang việc xây dung các kế hoạch nhằm tìm ra biện pháp hiệu quả nhất”(Rubin và Jemudd 1971).

4.“ KHHNN không phải là sự chọn lọc và lý tưởng hoá ngôn ngữ mà là nhữngbiện pháp quản lý hành chính và chính trị nhăm giải quyết các van đề về ngôn ngữ trong

xã hội” (Jernudd và Das Gupta 1971).

5 “ KHHNN là việc tô hợp các phương pháp nhăm lựa chọn, hệ thống hoá, trongmột vài trường hợp còn tạo thêm ra các quy tắc chính tả, ngữ pháp, từ vựng hay ngữpháp mới của một ngôn ngữ và triển khai, phô biến chúng” (Gorman 1973).

6 “KHHNN đề cập tới một hệ thống những hoạt động tô chức và phát triển ngônngữ trong cộng đồng theo một lịch trình thời gian đã được định sẵn” (Das Gupta 1973).

7 “Thuật ngữ KHHNN đề cập tới những hoạt động có tính tổ chức nhằm tìm ra

các giải pháp cho những vấn đề ngôn ngữ thông thường ở cấp độ quốc gia” (Fishman1974)

8 “KHHNN là sự hoạt động điều chỉnh và cải thiện các ngôn ngữ sẵn có hoặc tạora những ngôn ngữ mới (Tauli 1974).

9 “KHHNN là những cô gắng giải quyết các van đề về ngôn ngữ (thường trong

phạm vi quốc gia), chú trọng vào các quy tắc trong ngôn ngữ và cách sử dụng ngônngữ” (Karam 1974).

10 “KHHNN là thâm quyền của chính phủ nhằm phát triển và chuyên đổi các

15

Trang 22

chức năng của một ngôn ngữ trong xã hội dé giải quyết các van đề về truyền thông”(Weinstein 1980).

11 “KHHNN là việc quan tâm một cách có hệ thống, có tô chức và mang tính xãhội tới các van đề ngôn ngữ” (phát biểu của Neustupny 1983).

12 “KHHNN bao hàm những quyết định có quan hệ tới việc dạy và sử dụng ngônngữ, cùng với những quy tắc do những người có thâm quyên quy định để hướng dẫn

mọi người thực hiện” (theo Markee 1986)

Qua những định nghĩa trên chúng ta có thé thấy, một số định nghĩa chỉ giới hanKHHNN là các hoạt động do chính phủ các cơ quan có thâm quyền hay các bộ phận

chức năng quản lý (định nghĩa 3,4,10,12) Những định nghĩa như vậy sẽ hạn chế vai tròcủa quy hoạch ngôn ngữ nảy sinh tự phát ở cấp độ cơ sở, chúng cũng sẽ loại bỏ nhữngnỗ lực KHHNN của các cá nhân Bởi vậy dường như là hơi hạn chế khi chỉ tính đến

công việc của bộ ngành có trách nhiệm khi đề cập đến KHHNN.

Trong số 12 định nghĩa này cho thấy những mối liên hệ với “những thay đổi trongngôn ngữ nói” (định nghĩa 3), “những thay đổi trong các chức năng của một ngônngữ (định nghĩa 10), “cách sử dụng ngôn ngữ” (định nghĩa 12) và “tổ chức của nhữngngôn ngữ trong một cộng đồng” (định nghĩa 6) Định nghĩa của Tauli lại đề cập tới“những ngôn ngữ chung của các vùng, quốc gia và quốc tế” và những định nghĩa khácthì đề cập tới “cộng đồng” (6), “xã hội” (4, 10,11) và “quốc gia” (7,9) Bởi vậy, không

có định nghĩa nào đề cập tới mục đích của việc quy hoạch ngôn ngữ (ngoại trừ định

nghĩa của Thorburn) là chỉ ra hay có nói tới việc KHHNN thường được tiến hành chomột số đông Định nghĩa (12) có nói tới giảng dạy ngôn ngữ là một mục tiêu của việcKHHNN Đối với Plator, KHHNN với trách nhiệm là giảng dạy ngôn ngữ bao gồmkhông chỉ là những quyết định mang tính quốc gia mà còn là những quyết định thấp hơnmang tinh phụ trợ dé hoàn chỉnh những quyết định ở cấp cao hơn Như Markee (1986)nhận xét: “một quyết định của người giáo viên về việc loại sách giáo khoa nào được

dùng cũng tương đương với quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục quyết định rằng

tiếng Anh sẽ được dạy khoảng x giờ trong một tuần ở tất cả các trường trung học cơ

sở” Neustupnyb coi KHHNN là một dạng đặc biệt mà ông gọi là diéu chỉnh ngôn ngữ

(language correction) và “giải pháp ngôn ngữ” (language treatment) Ông định nghĩaKHHNN là một biện pháp giải quyết các van đề ngôn ngữ mang tính hệ thống dựa trên

16

Trang 23

cơ sở lý thuyết và sự hợp lý có tính hệ thống Và cũng theo ông giải pháp ngôn ngữ là

tất cả các biện pháp thường dùng để giải quyết van đề ngôn ngữ và là một tập hợpnhững điều chỉnh trong ngôn ngữ

Như vậy, KHHHH hướng đến không chỉ phạm vi quốc gia mà còn hướng tới

những phạm vi nhỏ hơn như các dân tộc, các tôn giáo Hoạt động của hoạch định ngôn

ngữ có thể áp dụng từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp (và cấp cao nhất là cấp độ

thuộc chính phủ) Sẽ là sai sót khi chỉ định nghĩa KHHNN riêng rẽ trong phạm vi cáchoạt động xã hôi cực nhỏ.

Sau khi phân tích những mặt được và hạn chế của các định nghĩa trên, chúng tôi

cho răng, KHHNN đề cập tới những quy định về cấu trúc, chức năng trong hệ thốngcác quy tắc ngôn ngữ nhằm tác động tới sự hoạt động của ngôn ngữ đối với các cộngđồng trong xã hội.

Vậy thì KHHNN chú trọng vào gi? Theo Kross (1969) KHHNN chú trọng vào haithành phan rõ rệt, đó là thé hoạch định và cấp độ hoạch định [106, 37- 40]:

Thể hoạch định đề cập tới những biện pháp như xây dựng các thuật ngữ mới, đôimới việc phát âm hay áp dụng các chữ cái mới Tóm lại là việc tạo ra các quy tắc mới,thay đôi các dạng thức cũ Mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động của ngôn ngữ, sửa đôivà tiêu chuẩn hoá ngôn ngữ đều được nhắc đến trong định nghĩa của Haughen (1) Sự

lựa chọn và hệ thong hoá đã được trình bày trong định nghĩa của Gorman (5).

Cap độ hoạch định: Kross nhìn nhận mục tiêu của cấp độ hoạch định đặt trong mối

quan hệ về tầm quan trọng hay vị trí của một ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác đượcchính phủ một nước ý thức được Tuy nhiên, thuật ngữ này từ khi mở rộng thường dùngdé chi quá trình phân chia ngôn ngữ hay những chức năng mới được đưa thêm vào cácloại ngôn ngữ đó, chang hạn chức năng về phương tiện truyền thông dai chúng, ngônngữ hành chính, phương tiện truyền đạt thông tin Gorman (1973:73) định nghĩa mởrộng ngôn ngữ như là “các quyết định mang tính chuyên môn nhăm duy trì, mở rộnghay thay đổi phạm vi sử dụng (phạm vi chức năng) của một ngôn ngữ trong một dạng

thức đặc biệt” Bởi vậy sự thăng tiến của tiếng Hebrew trở thành một thứ ngôn ngữ đượcdùng trong nhà trường tại Palestin và quyết định sử dụng nhiều loại ngôn ngữ như một

phương tiện truyền đạt văn chuong cổ trong phong trào văn học quan chúng ở Etiopia cóthé coi là những vi dụ của phân định ngôn ngữ và rất nhiều trong số đó có thé coi là ví

17

Trang 24

dụ cho cấp độ hoạch định

Như Fishman đã chỉ ra (1983), sự tách biệt giữa thể hoạch định và cấp độ hoạchđịnh rõ ràng trong lý thuyết hơn là trong thực tế Sự thăng tiến của tiếng Hebrew tạiPalestine, phong trào văn học đại chúng cua Ethiopia và sự thành lập Academie

Francaise đã minh chứng cho tính độc lập giữa thé hoạch định va cấp độ hoạch định.

Như vậy “KHHNN (còn được gọi là Quy hoạch ngôn ngữ: Language Planning) có

thé được hiểu là các công việc quản lý ngôn ngữ Hay nói một cách cụ thé, đây là phảnứng điều tiết có chủ động, có tổ chức, có kế hoạch đối với hoạt động của ngôn ngữ, baogồm ba nội dung lớn là kế hoạch hoá địa vị ngôn ngữ, kế hoạch hoá bản thể ngôn ngữ và

kế hoạch hoá uy tín ngôn ngữ với hàng loạt các van đề như lựa chọn ngôn ngữ, chuẩnhoá ngôn ngữ, sự phân bố chức năng giữa các ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ, hiện đạihoá ngôn ngữ, cải cách, chế tác chữ viết Mục đích cuối cùng của công việc này là giảiquyết sự lưu thông về giao lưu tin tức trong quan hệ giao tiếp giữa con người với conngười ” [28, 7] Đối với các quốc gia đa dân tộc và đa ngôn ngữ khi làm KHHNNkhông được áp đặt, cứng nhắc, vội vàng, đối xử thiên lệch.

KHHNN bao gồm ba nội dung lớn, đó là [28, 242 - 244]:

- Kế hoạch hoá địa vị ngôn ngữ (hay còn gọi là Kế hoạch hoá vị thé ngôn ngữ:Status Planning) là làm thay đôi chức năng xã hội của một ngôn ngữ hay của mộtphương ngữ Đối với các quốc gia đa dân tộc và có quá nhiều ngôn ngữ cùng tôn tại thìvan đề kế hoạch hoá địa vị ngôn ngữ có một vị trí vô cùng to lớn, bởi vì nó liên quan

đến việc lựa chọn ngôn ngữ nào có chức năng cao nhất trong xã hội Vì vậy, kế hoạch

hoá địa vị ngôn ngữ nhằm giải quyết mối quan hệ về địa vị ngôn ngữ trong phạm vi mộtquốc gia, một khu vực như lựa chọn NNQG, ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ hành

chính, ngôn ngữ giáo dục Day là lĩnh vực thuộc phạm vi quan tâm của nhà nước dướicác hình thức chính phủ trực tiếp chi đạo hoặc giao cho tổ chức chính quyên.

- Kế hoạch hoá bản thể ngôn ngữ (hay còn gọi là Kế hoạch hoá khối liệu ngôn

ngữ: Corpus Planning) nhằm chuẩn hoá và phát triển bản thân ngôn ngữ như xác địnhngôn ngữ chuẩn, chuẩn hoá về mặt chính tả, ngữ âm, từ vựng, chuẩn hoá các thuật ngữ

khoa học kỹ thuật, đặc biệt là các thuật ngữ vay mượn hoặc tạo ra các từ mới hoặc bồsung từ cho những hình thức ngôn ngữ hiện có Tuy nhiên, kế hoạch hoá bản thể ngôn

ngữ ở mỗi nước là khác nhau Đối với những ngôn ngữ đã có truyền thống, đã ở mức

18

Trang 25

tương đối phát triển thì nhiệm vụ kế hoạch hoá bản thê ngôn ngữ chủ yếu tập trung vàohai mặt: chuẩn hoá và giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ Còn đối với những ngôn ngữchưa có truyền thông chữ viết, chưa phát triển thì phải tập trung chủ yếu vào cấu trúcbản thé ngôn ngữ Vì vậy, một trong những nội dung cơ ban của kế hoạch hoá bản théngôn ngữ là biến ngôn ngữ không có truyền thống chữ viết thành ngôn ngữ có truyềnthống chữ viết.

- Kế hoạch hoá uy tín ngôn ngữ (Prestige Planning): Trong quá trình thực hiện

KHHNN nếu thiếu kế hoạch hoá uy tín ngôn ngữ thi sự cố gang của kế hoạch hoá địa vịngôn ngữ và kế hoạch hoá bản thể ngôn ngữ có thể sẽ không thành công Giữa ba nội

dung này có mối quan hệ mật thiết, không thé tách rời.

Một điều cần phải nhân mạnh là muốn thực hiện được KHHNN thì phải có ngườikhởi phát, có nghĩa là phải có một cơ quan nhà nước uỷ quyền chuyên trách, hoặc tổ

chức kinh tế, tổ chức tôn giáo có ảnh hưởng đến việc thực thi.

1.1.4 Mi quan hệ của chính sách ngôn ngữ với lập pháp về ngôn ngữ

Vấn đề xung đột ngôn ngữ đã ton tại từ lâu trong lịch sử, đặc biệt trong thời đạingày nay Đối với các quốc gia đa dân tộc, đặc biệt là những nước nghèo, chậm pháttriển luôn tiềm ân những nguy cơ của sự mat ôn định, thường dan tới những xung độtsắc tộc mà nguyên nhân bắt nguồn từ những mối bất hoà về ngôn ngữ, về tôn giáo, vềlãnh thổ Vì vậy quốc gia nào cũng vậy, đặc biệt là đối với các quốc gia tồn tại nhiềungôn ngữ trên lãnh thé đã phải đưa ra các đạo luật về ngôn ngữ.

Theo từ điển tiếng Việt 1992, “/dp pháp” là việc “định ra pháp luật” [59, 551] Vì

vây thuật ngữ “lập pháp về ngôn ngữ” (Language Legislation) được hiểu là sự định rapháp luật vé ngôn ngữ.

“Mục tiêu cơ bản của lập pháp ngôn ngữ là thông qua pháp luật để xác định địa vịcủa một ngôn ngữ nao đó va quy định phạm vi sử dụng của chúng” [28,188] Bên cạnhđó, quy định quyền lợi và nghĩa vụ ngôn ngữ, ưu tiên và hiện thực hoá một sé ngôn ngữđã được xác định thông qua pháp luật Chăng hạn như, Cộng hoà Indonesia và Liên

bang Malaysia đã thông qua Hiến pháp để tuyên bố tiếng Melayu là NNQG củaIndonesia và Malaysia Điều này đồng nghĩa với việc người dân hai nước này có nghĩa

vụ phải học tập và sử dụng tiếng Melayu trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Luật pháp về ngôn ngữ thường tập trung vào các lĩnh vực như [28, 188]:

19

Trang 26

- Xác định vị thế của NNQG và các ngôn ngữ còn lại trong quốc gia;

- Xác định quyền, nghĩa vụ của công dân đối với ngôn ngữ và trách nhiệm của nhà

nước và các cơ quan pháp luật đối với van đề ngôn ngữ;

- Quy định cụ thé về sử dụng từng ngôn ngữ ở các phạm vi đối nội (trong hànhchính, giáo dục, xuất bản, phương tiện thông tin đại chúng ) và đối ngoại (trong ngoạigiao, trong các tô chức quốc tế);

- Quy định về các chuẩn mực ngôn ngữ như cách đọc, cách viết, ngữ pháp (với

ngữ Có thê thấy rằng, nhờ có một hệ thống lập pháp mà CSNN mới có thể thực thi vàtiền hành thành công được.

Tuy nhiên, khi đưa ra một đạo luật ngôn ngữ cần phải tính đến cả kinh nghiệm tíchcực lẫn kinh nghiệm tiêu cực, cũng như không dập khuôn các đạo luật về ngôn ngữ, bởilẽ mỗi nước đều có những truyền thống về lịch sử - văn hoá và chính trị - kinh tế riêngcủa mình Những khác biệt về cảnh huống ngôn ngữ - dân tộc trong nuớc phải được xemxét đến khi dự thảo các đạo luật [26, 104-105].

1.2 Cảnh huống ngôn ngữ của Indonesia và Malaysia1.2.1 Khái niệm cảnh huỗng ngôn ngữ

Nếu CSNN là phạm trù thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội thì cảnh huống ngôn ngữlà phạm trù thuộc văn hóa tinh than (hay là văn hoá phi vật thé) [9,7] Tuy vậy, cảnhhuống ngôn ngữ và CSNN có một mối quan hệ vô cùng khang khít, không thé tách rờivà khái niệm này là một trong những phạm trù rất cơ bản của ngôn ngữ học xã hội.

CSNN chỉ đạt được hiệu quả khi tính đến tất cả các nhân tố của cảnh huống ngônngữ Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì, cảnh huống ngôn ngữ là một trong những nhân tốquan trọng nhất, quan trọng đến mức không thê không tính đến, không dựa vào trong

20

Trang 27

qúa trình hoạch định CSNN Nếu đánh giá cảnh huống ngôn ngữ không đầy đủ, khôngchuẩn xác thì khó có thé có được một CSNN có tính toàn điện va đúng dan Vì vậy, việc

nghiên cứu, điều tra, đánh giá và xác định cảnh huống ngôn ngữ phải hết sức thận trọng

và nếu xác định được cảnh huống ngôn ngữ chuẩn xác thì mới có được một CSNN toàndiện, hợp lý và đúng đăn Và ngược lai, một CSNN có tính toan diện va đúng đắn sẽ có

tác dụng sâu sắc đến đời sống ngôn ngữ của đất nước, làm cho cảnh huống ngôn ngữ

biến đổi theo chiều hướng lành mạnh, tích cực, có lợi cho đất nước, cho nhân dân [9,

7-8] Đối với các quốc gia da dân tộc, đa ngôn ngữ thì cảnh huống ngôn ngữ lại càng

chiếm một vị trí then chốt hơn trong việc xác định địa vị các ngôn ngữ trong quốc giađó Trong những năm gần đây, “ ở các quốc gia đa dân tộc, sự ôn định chính trị, xã hội,kinh tế có liên quan không ít đến cảnh huống ngôn ngữ ở quốc gia đó ” [34, 9].

Bàn về khái niệm cảnh huống ngôn ngữ có rất nhiều các định nghĩa khác nhau.Hoàng Văn Hành đã khái lược: “Cảnh huống ngôn ngữ là phạm trù thuộc văn hoá tỉnhthan của cộng dong tộc người hay liên cộng đồng tộc người, định hình trong tiến trình lịch

sử lâu dài trên một vùng lãnh thé (một quốc gia, một khu vực) phản ánh trạng thái tồn tạivà các hình thái thể hiện sự hoạt động và tác động qua lại của các ngôn ngữ” [25, 30]

Nguyễn Như Ý thì cho rằng cảnh huống ngôn ngữ là: “Toàn bộ các ngôn ngữ hoặctoàn bộ các hình thức tồn tại của một ngôn ngữ có các quan hệ tương hỗ về mặt lãnh thôvà xã hội, có sự tác động qua lại với nhau về mặt chức năng trong phạm vi một vùng địa

lý hoặc một thé thống nhất về chính trị - hành chính nhất định [28, 30].

“Thông thường cảnh huống ngôn ngữ được hiểu là toàn bộ các hình thái tồn tại (kê

cả các phong cách) của một ngôn ngữ hay của các ngôn ngữ trong một quốc gia hay một

khu vực địa lý nhất định” [28, 266].

Như vậy từ những định nghĩa trên chúng ta thấy răng, cảnh huống ngôn ngữ chínhlà các chức năng và các hình thức tồn tại của ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ với cácđiều kiện xã hội, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước Cảnh huống ngôn ngữ của một

quốc gia hay một khu vực luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong việc xác địnhđịa vị của các ngôn ngữ, nhất là ở các nước đa dân tộc Có thé nói cảnh huống ngôn ngữgắn bó trực tiếp và mặt thiết với CSNN như Mikhailichenco đã từng nhận định: CSNN

gắn bó chặt chẽ với cảnh huống ngôn ngữ Chỉ có CSNN mà tính đến tất cả các nhân tố

của cảnh huống ngôn ngữ thì mới có thể có kết quả Vì vậy, việc thực thi CSNN có

21

Trang 28

thành công hay không thì những người làm nghiên cứu phải xác định được cảnh huéngngôn ngữ của quốc gia đó (mà theo B.H Mikhachenco, cảnh huống ngôn ngữ gồm bốn

nhân tố, đó là: Các nhân tố dân tộc - nhân khẩu, các nhân tố ngôn ngữ học, các nhân tố

vật chất và nhân tố con người) Xác định được cảnh huống ngôn ngữ thì mới đề ra được

CSNN, lập pháp ngôn ngữ và KHHNN một cách thích hợp.

1.2.2 Bức tranh tổng quát về cảnh huỗng ngôn ngữ ở các quốc gia Đông NamÁ hải đảo

Các nước DNA hải dao bao gồm Cộng hoà Indonesia, Liên bang Malaysia, Cộng

hoà Singapore, Cộng hoà Philipines, Vương quốc Brunei Darussalam và Cộng hoàĐông Timor Đặc điểm chung nhất ở các quốc gia này là đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đa tôngiáo và cùng chịu sự xâm lược của thực dân phương Tây Thời kỳ đô hộ đã dé lại nhữngảnh hưởng sâu sắc trong cảnh huống ngôn ngữ ở các nước này.

Những cuộc di dân thường xuyên trong lịch sử cộng với sự phong phú của các dântộc ban địa đã làm cho bức tranh tộc người ở các quốc gia DNA hải đảo vốn đã phongphú lại càng trở nên muôn màu, muôn vẻ Da dân tộc kéo theo sự đa dạng về ngôn ngữ.Đó chính là nguyên nhân làm cho cảnh huống ngôn ngữ ở các nước DNA hải đảo trởnên vô cùng phức tạp và làm cho các nhà hoạch định CSNNở các quốc gia này gặp rấtnhiều khó khăn.

Như trên đã nói, cảnh huống ngôn ngữ là các chức năng và các hình thức tồn tạicủa một ngôn ngữ, liên quan chặt chẽ với các điều kiện xã hội, kinh tế, văn hoá, xã hộicủa một đất nước Nếu hiểu như vậy thì cảnh huống ngôn ngữ ở các nước này đều có

b Một ngôn ngữ có thể được phân bố ở nhiều quốc gia Trong ho các ngôn ngữ

Nam Đảo thì các ngôn ngữ thuộc chi nhánh phía Tây Indonesia có số người sử dụngđông nhất Điền hình là tiếng Melayu với hơn 200 triệu người sử dụng, nó vừa là ngôn

22

Trang 29

ngữ khu vực của “thế giới Melayu” bao gồm bốn quốc gia: Indonesia, Malaysia,Sigapore và Brunei Darussalam và cũng là NNQG của bốn nước này [32, 43-47] Tuycùng là tiếng Melayu nhưng do điều kiện phát triển và tiếp xúc văn hoá khác nhau màchúng đã có sự khác biệt ít nhiều (chủ yếu là từ vựng) Tiếng Melayu (Bahasa Melayu) ở

Malaysia được gọi là tiếng Malaysia (Bahasa Malaysia), ở Indonesia là tiếng Indonesia(Bahasa Indonesia), ở Singapore và Brunei Darussalam được biết đến với tên gọi tiếng

Melayu (Bahasa Melayu).

c Các ngôn ngữ nước ngoài du nhập vào các quốc gia DNA hải dao chủ yếu là

tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Hà Lan, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Dao Nha, tiếng A Rap,các thứ tiếng Án Độ bằng nhiều con đường khác nhau và mức độ ảnh hưởng cũngkhác nhau Trong số các ngôn ngữ ngoại nhập nay thì tiếng Anh có vai trò quan trọngnhất, sau đó là tiếng Hoa và tiếng Tamil Tiéng Anh với mức độ cao nhất trở thànhNNOG thứ hai ở Philipines, một trong bốn ngôn ngữ chính thức ở Singapore, là ngônngữ thứ hai ở Malaysia và Brunei Darussalem và là ngoại ngữ số một ở Indonesia.Tiếng Hoa thuộc về cộng đồng người Hoa Đây là một cộng đồng lớn, phân bé hầu hết ởcác quốc gia DNA hai đảo nhưng tập trung chủ yếu ở Singapore (76,1% dân số),Malaysia (khoảng 30% dân số), Brunei Darussalem (22,5% dân số) Họ là những ngườinăm vị trí then chốt trong nền kinh tế nên tiếng Hoa có ảnh hưởng khá mạnh mẽ ở cácquốc gia này Tiếng Tamil là ngôn ngữ tiêu biéu của cộng đồng người An Độ (mà cộng

đồng này có số lượng không lớn bằng cộng đồng người Hoa) Hơn nữa, họ cũng không

có vai trò kinh tế và chính trị trong các nước này Tiếng Ả Rập cũng chỉ là ngôn ngữ tôn

giáo của các tín đồ theo Đạo Hồi Các thứ tiếng nước ngoài khác cũng chỉ là dư âm của

thời kỳ thực dân.

d Theo ý kiến của Pham Đức Dương [17, 85-87], các ngôn ngữ DNA đã trải qua

một giai đoạn thay đổi hình thái học dẫn đến sự phân chia ngữ hệ DNA thành các dòngngôn ngữ trong mối quan hệ tiếp xúc với các ngữ hệ thuộc các loại hình khác nhau.Cũng theo nghiên cứu của Phạm Đức Dương [19, 20-22], quá trình biến đổi phương

pháp phụ tố hoá theo hai hướng trái ngược nhau: bỏ mat phương pháp phụ tố và phat

triển phương pháp này Các ngôn ngữ DNA lục địa trong quá trình phát triển bỏ matphương pháp phụ tố, ngược lại các ngôn ngữ hải đảo do tiếp xúc với ngôn ngữ Châu Đại

23

Trang 30

Dương phát triển phương pháp phụ tố theo chiều hướng mới, trở thành ngôn ngữ đa tiết,chắp dính, không biến hình

Hau hết các ngôn ngữ bản địa của các quốc gia DNA hải đảo đều thuộc ngữ hệNam Đảo (Austronesia) hay còn gọi là Malayo - Polinesia Ngữ hệ này gồm 4 nhómnhỏ: Malaynesia, Polynesia, Micronesia và Indonesia Nhóm Indonesia gồm rất nhiềungôn ngữ nhưng hai ngôn ngữ lớn nhất và có số người sử dụng đông nhất là tiếngMelayu và tiếng Tagalog Tiếng Melayu với hơn 200 triệu người, sử dụng chủ yếu ở 4

nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Brunei Darussalem và hiện nay được dùng làm

NNQG của bốn nước này Trong khi đó ở Philipines, tiéng Tagalog được khoảng 50

triệu người sử dụng và được công nhận là một trong hai NNQG của Philipines (cùng với

tiếng Anh) và vào năm 1959 được đổi tên là tiéng Pilipino [47, 111] Ngoài ra còn cóhàng trăm ngôn ngữ của các tộc người khác như tiếng Jawa, Sunda, Minangkabau,Madura, Bali, Bantac, Iloca, Panganpin, Iban, Sebuano, Kazarandusun

Như vậy, các quốc gia này đều có bối cảnh ngôn ngữ rat phức tạp Vì vậy, việc lựa

chọn một ngôn ngữ nào đó đại diện cho quốc gia và là phương tiện giao tiếp chung cho

các dân tộc không phải là dé dàng Nếu sự lựa chọn không phù hợp không chi gây ra

khó khăn cho chính quyền khi tiếp xúc với nhân dân và ngược lại mà bản thân dân

chúng cũng có thé tự thay khó khăn trong giao tiếp giữa các tộc người Y thức được điều

đó nên các quốc gia DNA hai đảo đều đã đưa ra hoặc chính sách song ngữ hoặc đa ngữ.Trong đó, họ cố gắng mở rộng ảnh hưởng của NNQG - tiếng Melayu ở Indonesia,Malaysia, Singapore, Brunei Darussalam và tiếng Tagalog ở Philipines, đồng thời cũngcông nhận vai trò to lớn của tiếng Anh Tuy nhiên, do mỗi nước có các thành phần dântộc và mối quan hệ giữa các tộc người khác nhau, có cơ cau kinh tế - xã hội, định hướngchính trị - xã hội va văn hoá khác nhau nên việc thi hành CSNN cũng có những điểmkhác biệt

Việc thi hành chính sách song ngữ Melayu - Anh ở Malaysia, Brunei Darussalam,Singapore và chính sách song ngữ Tagalog - Anh ở Philipines, chính sách đa ngữ ởSingapore, chính sách đơn ngữ ở Indonesia mặc dù vấp phải nhiều cản trở do van dé dântộc song đã tránh được những xung đột gián tiếp do việc lựa chọn NNQG gay nên và làmột giải pháp đúng đắn cho việc nâng cao vị thế ngôn ngữ bản địa với tư cách làNNQG Đồng thời vẫn không coi nhẹ vai trò của tiếng nước ngoài nhằm đáp ứng nhu

24

Trang 31

cầu hội nhập với thế giới Việc lựa chon này của các quốc gia DNA đảm bảo được việcgiải quyết các quan hệ sắc tộc, đồng thời giữ gìn và phát trién được ngôn ngữ dân tộc.

Văn hoá dân tộc được bảo tồn nhưng vẫn có khả năng hội nhập và nắm bắt tỉnh hoa của

nhân loại.

Như vậy, cảnh huống ngôn ngữ ở các quốc gia DNA hai dao rất phức tạp, nhưngchúng ta có thé thay có 3 loại cảnh huống cơ bản:

Loại I: Cảnh huống ngôn ngữ ở những quốc gia mà ngôn ngữ giao tiếp giữa các

tộc người trùng với ngôn ngữ của một trong các tộc người lớn nhất Đó là cảnh huéng

ngôn ngữ của Malaysia và Brunei Darussalam.

Loại 2: Cảnh huông ngôn ngữ ở những quốc gia là một ngôn ngữ thiểu số giữ vaitrò là công cụ giao tiếp giữa các tộc người Đó là cảnh huống ngôn ngữ ở Indonesia vàPhilippines.

Loại 3: Là cảnh huông ngôn ngữ của Singapore Ngôn ngữ giao tiếp giữa các tộcngười không phải là một ngôn ngữ bản địa mà là ngôn ngữ Châu Âu.

1.2.3 Cảnh huỗng ngôn ngữ của Indonesia1.2.3.1 Đặc điểm ngôn ngữ - tộc người

Đất nước của hơn 17.000 hòn đảo, với số dân hơn 200 triệu người không chỉ là đấtnước đa đảo mà còn là đất nước đa dân tộc Nhiều nhà ngôn ngữ học, văn hoá học đã ví

Indonesia như một bức tranh sặc sỡ với hàng trăm loại ngôn ngữ đan xen quan hệ lẫn

nhau Một số ngôn ngữ chuyền hoá phát triển lên và cũng có những ngôn ngữ đang trênđà diệt vong Chúng là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc lẫn các nền văn hoá địaphương Nhiều ngôn ngữ bị hạn chế theo tính lịch sử và địa lý và chỉ bó gọn trong cộngđồng các dân tộc ở một vài địa phương nhất định hay theo chức năng sử dụng ngôn ngữ

[76, 195-196].

Indonesia có một nhóm dân tộc chiếm ưu thế cả về số lượng lẫn trình độ phát triểnso với những dân tộc anh em khác Trong nhóm dan tộc ấy, trước hết phải ké đến ngườiJawa, tiếp đến là người Sunda và Madura Tiếng Jawa, Sunda, Madura đều có truyềnthống văn học rất lâu đời Ba dân tộc này sinh sống trên hai hòn đảo lớn nhất của đấtnước là đảo Jawa và Madura Tất cả các tộc này đều gần gũi với nhau và quá trình đồnghoá giữa các tộc người là điều không tránh khỏi Bên cạnh những dân tộc đông người,

25

Trang 32

còn có những dân tộc có số đân sử dụng trên một triệu người như tiếng Minangkabau,

Acheh, Batak, Makassar, Madurese, Bali, Iban, Papua, Kalimantan Dayak, Buginese trong đó phần lớn bao gồm ít nhất hai phương ngữ trở lên Rất nhiều dân tộc ít người

sống xen kẽ hoặc rải rác trên những hòn đảo phía đông Indonesia Không hiếm trường

hợp những dân tộc hoặc tộc người mang tên những hòn đảo nơi họ cư trú như người

Sumbava, Baru, Ambon chủ yếu sinh sống ở dao Sumatra, Jawa va Kalimantan.

Ngoài những dân tộc, những tộc người văn minh ở “đất nước ba nghìn hon đảo”

này vẫn còn những bộ lạc nguyên thuỷ sống hoang da như thời kỳ đồ đá Những bộ lạcnày cư trú ở những vùng núi heo hút, trong các hang động, hoàn toàn biệt lập với thế

giới bên ngoài Họ sinh sống bằng cách săn bắn, hái lượm và đánh cá [1 1, 17]

Như vậy có thể thấy, Indonesia hình thành nên ba nhóm dân tộc lớn [54, 114]:

Nhóm thứ nhất thường được người ta nhắc đến với tên gọi là "người Indonesia"bao gồm 5 dân tộc lớn: người Jawa, Sunda, Madura, Minangkabau và người Melayu.Nhóm này chiếm hơn 3/4 dân số của đất nước, sinh sống chủ yếu trên đảo Jawa, đảo

Sumatra và vùng duyên hải đảo Kalimantan.

Nhóm dân cư thứ hai là các tộc người Papua, cư trú ở Iran - Giaya, phía bắc đảoHalmahera, các dao Alor và Pantar, phía đông đảo Timor và các vùng đông đảo Kisar.

Nhóm thứ ba là các cộng đồng có nguồn gốc từ nước ngoài: Cộng đồng người Hoachiếm vị trí số một, sau đó là người Ấn Độ Ngoài ra còn có một SỐ người Anh, người ẢRap, người Hà Lan Họ sinh sống chủ yếu ở các thành phố lớn và các khu côngnghiệp phát triển.

Về mặt lịch sử, người Melayu ngay từ những thế kỷ đầu sau công nguyên đã đến

cư trú ở cao nguyên Padang và sau đó lan rộng sang miền nam và miền đông Sumatra.

Vào thé ky thứ VII - XIII, họ di cư sang Malacca và vào cuối thời kỳ này một bộ phậnngười Melayu từ Malacca quay trở lại cư trú ở tây Nam Sumatra Từ Sumatra vàMalacca những người Melayu di cư đến miền duyên hải của Kalimantan và các hòn đảophía đông Sự hòa trộn người Melayu với các nhóm khác nhau của các tộc bản địa đãhình thành nên các tộc nói tiếng Melayu khác nhau (chủ yếu về mặt từ vựng) Và các

quá trình cố kết tộc người Indonesia có tính hai mặt Một mặt đang diễn ra sự xích lại

gần nhau của các nhóm bộ lạc có mối liên hệ chặt chẽ (như các tộc Batak) hay các tộc

gần gũi với nhau (như Jawa, Sunda và Madura) và dần dần sẽ liên kết họ lại thành các

26

Trang 33

tộc lớn hơn Mặt khác sự thống nhất của toàn dân tộc Indonesia ngày càng được tăngcường, tính gần gũi về văn hoá của các tộc lớn nhất ở Indonesia và cả sự truyền bá rộngrãi NNQG thống nhất góp phan tạo nên điều đó [54, 122].

Vào những năm 70 của thế kỷ 19 khi việc khai thác các mỏ, đồn điền và sản xuấtnông trại phát triển, hàng loạt người Hoa đồ bộ đến Indonesia Họ chủ yếu di cư từ tỉnh

Phúc Kiến và Quảng Đông và có nguồn gốc thuộc nhóm người Hacca và Hoklo Đại đa

số người Hoa trên đảo Jawa đều tập trung ở các thành phố, còn ở các đảo khác tỉ lệ

người Hoa sống ở nông thôn khá cao Những nam giới là người Hoa kết hôn với nữ giới

Indonesia, nhưng những đứa trẻ sinh ra từ các cuộc hôn nhân hỗn hợp đó vẫn tự coi

mình là người Hoa.

Người A Rap có mặt ở Indonesia ngay từ thé kỷ thứ VIII và cho đến nay ho đãđóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển lịch sử - văn hoá của đất nước Chođến nay, Indonesia là nước có số dân theo Đạo Hồi đông nhất thế giới (chiếm 87 % dân

Những người Án Độ đầu tiên có mặt ở Indonesia từ hai nghìn năm trước đâynhưng phải đến giữa thé kỷ 19 làn sóng người An Độ mới 6 ạt di cư đến đất nước này.Người Ấn Độ ở Indonesia chủ yếu đến từ vùng duyên hải Malabar và Tamil - Nadu (chủyếu là người Tamil và Gudgiarat) Những người Ấn Độ cuối cùng đến đất nước này saukhi Ấn Độ được tách thành Ấn độ và Pakistan (khoảng vào cuối những năm 40 của thếkỷ 20).

Số lượng người châu Âu có mặt ở Indonesia không nhiều Trước Chiến tranh Thếgiới lần thứ hai có gần 250.000 người châu Âu mà chủ yếu là người Hà Lan Sau khi đất

nước giành được độc lập, số người châu Âu giảm hăn Hiện nay, ngoài người Hà Lan, ở

Indonesia còn có một lượng không lớn người Mỹ, người Nhật, người Anh [54,

Bảng: Tỷ lệ các dân tộc lớn trong dân số IndonesiaDân tộc Tỉ lệ %

27

Trang 34

Jawa 46,2 %Sunda 13,1 %

Madura 6.0 %

Melayu 5.5 %Minangkabau 3.9 %

Cac tộc người khác 22.7 %

Nguồn: Pusat Bahasa [135, 46]

Nhìn chung, mỗi dân tộc đều có những truyền thống văn hoá riêng, chịu ảnh hưởng

từ bên ngoài với mức độ đậm nhạt khác nhau Tuy nhiên, từ lâu hiện tượng đa ngữ và

song ngữ đã là bình thường, phổ biến ở đất nước da đảo này.

1.2.3.2 Tình hình ngôn ngữ

Như trên đã nói, Indonesia có một dân tộc chiếm ưu thế cả về số luợng lẫn trình độphát triển so với những dân tộc anh em khác, đó là người Jawa chiếm gần một nửa dânsố nhưng tiếng Jawa lại không đóng vai trò là ngôn ngữ chính thức Trong khi đó tiếng

Melayu - ngôn ngữ của một dân tộc thiểu số chỉ chiếm 5,5 % dân số nhưng ngôn ngữ

của họ lại vượt lên trở thành NNQG và là ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc, là ngônngữ giáo dục và có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của các dân tộc trên

đất nước quốc đảo này.

Trong quá trình phát triển của mình, tiếng Indonesia được bổ sung từ vựng từcác tiếng địa phương như tiếng Jawa, Sunda, Minangkabau và các thuật ngữ và từvay mượn nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Hà Lan, tiếng A Rap Tiếng Hà Lan

28

Trang 35

trước đây được giới trí thức sử dụng nay đang dân dan bị tiếng Anh thay thế Trong

tất cả các ngôn ngữ Indonesia hiện nay, hầu hết đều sử dụng bảng chữ cái Latinh,nhưng trong các thứ tiếng Jawa, Sunda, Bali và một vài ngôn ngữ khác cùng với chữ

cái Latinh còn sử dụng từng phần cả các kiểu chữ cũ - các phương án cải biên của

chữ viết An Độ Grantkhi [54, 122].

Sự ra đời của Bahasa Indonesia không mang tính ngẫu nhiên mà nó là sản phẩm tất

yêu của cả quá trình vận động ý thức dân tộc Tầm quan trọng đặc biệt như là một công

cụ của hệ thống truyền thông liên lạc khiến cho mọi người không thể xem thường ngôn

ngữ này Tiếng Indonesia là ngôn ngữ giao tiếp, ngôn ngữ giáo dục, truyền thông đạichúng và là sợi dây liên kết giữa nhà nước và nhân dân Nó có một vai trò đặc biệt quantrong trong quá khứ, là một trong những nhân tố dẫn đến thành công của phong trào giảiphóng dân tộc Vào thời điểm này, nó cũng là sợi dây nối kết Indonesia với cộng đồngcác quốc gia ASEAN thông qua mối quan hệ gần gũi với các nước thuộc “thé giớiMelayu” (bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore và Brunei) hay chỉ là ngôn ngữ củamột dân tộc thiêu số nhưng có vị trí đặc biệt quan trọng (Thái Lan) [76, 198-200].

Đặc trưng của bức tranh ngôn ngữ hiện đại ở Indonesia cho ta thấy, một mặt vẫn

hiện điện một số lượng lớn những ngôn ngữ, phương ngữ ở những cấp độ phát triểnkhác nhau của những nhóm dân tộc bản địa khác nhau, mặt khác là vai trò đặc biệt củaBahasa Indonesia như một NNQG hay ngôn ngữ phô thông Ngoài NNQG - tiếngIndonesia, một số ngôn ngữ các dân tộc khác được phố biến và phát triển (có chữ viếtvà nền văn học riêng của mình) và được dùng giảng day trong ít nhất là ba lớp đầu của

phổ thông, được sử dụng trong giao tiếp Đó là các thứ tiếng như tiếng Jawa, Sunda,

Madura, Minangkabau, Bali, Lampan, Macacar, Bugi, Toba Tabac Trong đó tiéng Jawava Sunda nắm giữ vi trí quan trọng hon cả vì đây là thứ tiếng của hai dân tộc lớn nhất ởIndonesia Một số tiếng địa phương chỉ được chính dân tộc đó sử dụng, ví dụ như tiếngAchehn cũng có nền văn học của mình nhưng thường thì phạm vi hoạt động của cácngôn ngữ này chỉ hạn chế trong lĩnh vực sinh hoạt, lao động, giao lưu buôn bán và tấtnhiên là văn học dân gian truyền miệng Những ngôn ngữ như vậy có rất nhiều ở

Indonesia nhưng đa phan là không có chữ viết và ngày càng mất vai trò và vị tri của

mình vì sự phát triển của các ngôn ngữ lớn Bên cạnh đó còn là sự tồn tại của nhữngngôn ngữ thuộc nhóm người nhập cư như tiếng Anh, tiếng Hà Lan, tiếng Hoa, các thứ

29

Trang 36

tiếng An Độ, tiếng A Rap Tuy nhiên tiếng A Rap và tiếng Anh là các thứ tiếng nướcngoài được phô biến rộng rãi nhất Tiếng Ả Rập với vai trò là ngôn ngữ của tôn giáo -Đạo Hồi và tiếng Anh ngày càng phát huy ưu thé là ngôn ngữ khoa học, ngoại giao

Trong khi đó nhiều ngôn ngữ ở các giai đoạn khác nhau đóng vai trò quan trọng ở xã hội

Indonesia đã lùi bước đề lại dấu vết trong vốn từ của tiếng Indonesia hiện đại, đó là tiếngSanskrit, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nhật Ngay cả tiếng Hà Lan, ngôn ngữ của thời kỳ

thực dân cũng không còn có vai trò to lớn gì nữa trong xã hội Indonesia ngày nay.

Theo số liệu thống kê, thành phần dân cư sử dụng tiếng mẹ đẻ là các thứ tiếng dân

tộc chiếm đa số 86,54%, trong đó 12,11% có tiếng mẹ đẻ là tiếng Indonesia và 0,64% cótiếng mẹ đẻ là tiếng nước ngoài Số lượng người nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Indonesa hiệnnay có xu hướng ngày cảng tăng lên Không dưới 13,41% dân số (24.041.574 người) sử

dụng tiếng Indonesia là ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày Cho đến nay có thể ghi nhận84,87% dân số Indonesia có thé nói tiếng Indonesia, Ngược lại trong số 15,13% nguoidân Indonesia không thé nói được NNQG (38,33% độ tuổi từ 5 — 24 và 22,77% độ tuditừ 25 đến 49 và 39,91% là trên 49 tuổi) Như vậy là có sự thuyên giảm tỷ lệ ngườikhông biết tiếng Indonesia từ 12,14% từ thế hệ thứ nhất đến thé hệ thứ hai, nhưng lại cósự gia tăng 8% từ thé hệ thứ hai đến thé hệ thứ ba [68, 384] Day là một câu hỏi mà chođến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Căn cứ vào tình hình thực tế có thé khang định rằng, phần lớn người Indonesia cóthể nói hai ngôn ngữ Không dưới 131.108.151 (chiếm 73,14% dân số) người Indonesiađược liệt vào nhóm những người nói hai ngôn ngữ Những đữ liệu ở trên cũng cho thấy,những người nói được tiếng Indonesia có số lượng khoảng 85% dân số nhưng mức độthành thạo là khác nhau và chất lượng sử dụng NNQG chưa đạt được kết quả như mongmuốn Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng theo ý kiến của một sốnhà nghiên cứu có thê chỉ ra vài nguyên nhân cơ bản sau:

- Phần lớn người Indonesia không phải là những người có tiếng mẹ đẻ là tiếng

Trang 37

Ở Indonesia đang diễn ra sự xích lại gần nhau giữa các nhóm có mối liên hệ chặtchẽ (như các tộc Batak) hay các tộc gần gũi với nhau (như Jawa, Sunda, Madura) sẽ liênkết họ lại thành những tộc lớn hơn Đồng thời, sự thống nhất của toàn dân tộc

Indonesia, sự gần gũi về mặt văn hoá và sự truyền bá rộng rãi NNQG ngày càng được

tăng cường đã góp phần làm cho các dân tộc ở Indonesia xích lại gần nhau hơn Một mặt

vẫn hiện diện một số lượng lớn các ngôn ngữ, phương ngữ ở những cấp độ phát triểnkhác nhau, mặt khác là vai trò đặc biệt của của Bahasa Indonesia như một NNQG hay

ngôn ngữ phô thông Ngoài ra đó là sự tồn tại của những ngôn ngữ thuộc nhóm người

nhập cư như tiếng Anh, tiếng Hà Lan, tiếng Hoa, các thứ tiếng An Độ, tiếng A Rap Cònlại đa số ngôn ngữ của các dân tộc bản địa ít người chỉ hạn chế trong lĩnh vực sinh hoạtvà văn học dân gian truyền miệng của dân tộc đó và phần lớn là không có chữ viết.Những ngôn ngữ này ngày càng mất vai trò và vị trí của mình vì sự phát triển của ngônngữ lớn và rất nhiều trong số đó có nguy cơ bị diệt vong (người ta đã thống kê có tới

hơn 100 ngôn ngữ ở Indonesia đang có nguy cơ bị biến mắt).

Trong số các thứ tiếng nước ngoài thì tiếng A Rap và tiếng Anh được phô biếnrộng rãi nhất Tiếng A Rap với vai trò là ngôn ngữ tôn giáo - Đạo Hồi Tiếng Anh vớiưu thế là ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ ngoại giao.

Nhiều ngôn ngữ ở các giai đoạn khác nhau đóng vai trò quan trọng trong xã hội đãlùi bước dé lại dấu vết trong vốn từ tiếng Indonesia hiện đại, đó là tiếng Sanskrit, tiéngBồ Đào Nha, tiếng Nhật Ngay cả tiếng Hà Lan không còn có vai trò to lớn gì nữa trongxã hội Indonesia ngày nay mà đã nhường chỗ cho sự thống trị của tiếng Anh.

Không giống như các quốc gia thuộc khối DNA hải đảo và cũng không lựa chọnnhư nước láng giéng Malaysia, Indonessia đã thi hành chính sách đơn ngữ, lay một ngônngữ bản địa làm NNQG và là ngôn ngữ chính thức duy nhất Tiếng Indonesia được xãhội hoá một cách rộng rãi và được pháp luật bảo vệ Chính sách của Indonesia ưu tiênphát triên NNQG một cách tối đa nhưng van tính đến vai trò của tiếng Anh trong công

cuộc đôi mới, vì vậy tiếng Anh được công nhận là ngoại ngữ số một ở đất nước này.

Đề đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoácủa đất nước, tiếng Indonesia không ngừng được phát triển và ngày càng được hoàn

thiện về tất cả các phương diện ngôn ngữ Mặc dù, trình độ sử dụng tiếng Indonesia của

người dân còn nhiêu vân đê còn phải bàn cãi nhưng những thành tựu mà nên giáo dục

31

Trang 38

Indonesia đã đạt được trong việc đưa Bahasa Indonesia vào mọi cấp học là không thể

phủ nhận Có thé nói Indonesia là nước thuộc “thế giới Melayu” thành công nhất trong

việc phô biến và phát triển tiếng Melayu là NNQG.1.2.4 Cảnh huống ngôn ngữ của Malaysia

1.2.4.1 Đặc điểm ngôn ngữ - tộc người

Malaysia là một quốc gia đa dân tộc, một xã hội sử dụng nhiều ngôn ngữ và mức

độ đa ngữ cũng rất phức tạp Theo Asmah Haji Omar - nhà ngôn ngữ học xã hội nỗitiếng của Malaysia thì số lượng ngôn ngữ của nước này chỉ đứng ở vị trí sau "lượng ánhnắng của Malaysia" Cho đến nay cũng chưa có con số chính xác về số lượng ngôn ngữđang hiện diện trên đất nước này: 137 ngôn ngữ (theo thống kê của Viện Ngôn Ngữ học

Mùa hè), 100 ngôn ngữ (cựu Bộ trưởng Bộ thông tin Malaysia Mohd Adib Bin Haja

Adam), còn theo A.H Omar thì có gần 80 ngôn ngữ" [83, 7] Con số này là chưa ké đếncác tiếng nước ngoài như Pháp, Đức, Nhật đang được day ở các trường phố thông,

đại học và Viện Kỹ thuật Mata ở Malaysia Ở đây chúng ta chỉ xét tới tiếng Melayu

(Bahasa Melayu), các ngôn ngữ bản xứ và không thuộc bản xứ như tiếng Anh, tiếng ẢRập, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Thái, tiếng Nhật Các ngôn ngữ ở Malaysia không chỉ

phong phú mà còn thuộc nhiều họ ngôn ngữ và loại hình khác nhau Một cộng đồng dântộc cụ thé cũng lại không thuần nhất mà tồn tại nhiều ngôn ngữ và phương ngữ, ngoài racòn có rất nhiều ngôn ngữ phức hợp như ngôn ngữ kết hợp giữa tiếng Hoa - Melayu,tiếng Bồ Đào Nha - Melayu Theo nhiều nhà nghiên cứu, con số 80 ngôn ngữ là một số

lượng đã cũ, đặc biệt là khi tính tới vùng Sabah và Sarawak là khu vực trước đây được

coi là có nhiều ngôn ngữ không chuẩn thì bây giờ lại là những ngôn ngữ hỗn tạp Haibang này đã trở thành “ngôi nhà chung” của vô số các ngôn ngữ không đồng nhất [83, 8-

Đất nước này là một quốc gia có thành phan dân cư rat phức tạp Do đặc điểm pháttriển của lịch sử, dần dần trong thành phần cư dân của Malaysia hình thành nên hai cộngđồng chính [48, 89-90]:

1 Cộng đồng người bản địa (có tên gọi theo tiếng Melayu là Bumiputra) chiếmkhoảng 60% dân số đất nước và gần 90% nói các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo

(Austronesia) hay Malayo - Polinesia, bao gồm:

32

Trang 39

- Người Melayu có số dân lớn nhất trong cư dân bản địa (khoảng 47% dân số cả

nước), là dân tộc chiếm số đông ở bán dao Mã Lai, còn ở Sabah và Sarawak họ chi làmột nhóm thiểu số

- Orang Asli (thô dân) được phân thành ba nhóm theo bình diện nhân loại học:

Negrito, Senoi và Proto - Malay và đều sống trên bán đảo Mã Lai

- Các dân tộc bản địa ở Sabah va Sarawak như người Iban, Kazarandusun,

Bidayuh, Murut, Xenoi, Xemang, Kelabit, Katasan, Klemantan

2 Cộng đồng người nhập cư, với sô lượng chiếm vi trí áp dao là cộng đồng người

Hoa chiêm khoảng 30% dân số và sau đó là cộng đồng người An Độ với số dân khiêmtốn 8%.

Như vậy, ba cộng đồng dân cư cơ bản ở Malaysia là người Melayu, người Hoa vàngười An Độ Ba cộng đồng này có vai trò và vị trí khác nhau trong các lĩnh vực kinh tế,

văn hoá, xã hội của đất nước Người Melayu nắm giữ vai trò về chính trị còn ngườiHoa giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế của đất nước Nếu như người Hoa tập trung ởcác thành phố, các trung tâm khai thác thiếc, người Ấn Độ sống ở các đồn điền cao suphía Tây bán đảo Malacca thì phần lớn người bản địa lại tập trung ở các bang nôngnghiệp lạc hậu ở Kedah, Perlis, Kalimantan, Trenganu cũng như các vùng nôngnghiệp lạc hậu khác ở Sarawak và Sabah Nhưng vấn đề phức tạp không phải vì đân cưở Malaysia đa sắc tộc mà vì sự đa sắc tộc ở đây rất khác nhau Một mặt, có những tộcngười cùng thuộc một ngữ hệ, họ được biết đến như những người Bumiputra và có

chung một số đặc điểm nào đó: người Melayu, người Jawa, người Iban, người Jakun Mặt khác, các nhóm tộc người có nguồn gốc khác nhau không được xem là ngườiBumiputra và không mang những đặc điểm chung như người An Độ, người Hoa, ngườiHà Lan Ngoài những nhóm dân tộc chính này, ở biên giới giáp Thái Lan có khoảngần 30.000 người Thái sinh cơ lập nghiệp ở đó Ở các thành phó ven biển của Malaccacó người A Rap, người Bồ Dao Nha, người Apganixtan Có khoảng 1000 người Nhật

sinh sống ở Kuala Lumpur [86, 15-17] Những người Anh cũng cư trú ở những khu vựccó đồn điền Ngôn ngữ thân thuộc của họ là tiếng Anh Nhìn chung, toàn bộ người châuÂu đều là cư dân của những thành phố lớn và những khu công nghiệp phát trién.

1.2.4.1 Tình hình ngôn ngữ

a Những nhân tổ thúc đây hệ thống đa ngữ ở Malaysia

33

Trang 40

Hệ thống đa ngữ của Malaysia ra đời là kết quả của rất nhiều sự kiện và quá trìnhphát triển Trước khi có những cuộc di cư của những người Nam A thì đất nước này đã

sử dụng nhiều ngôn ngữ Thậm chí, trước khi có sự xâm nhập của tiếng Ả Rập, tiếng

Hoa, tiếng An Độ thì bán dao Mã Lai đã là "ngôi nhà chung của vô số ngôn ngữ ban

dia" [83, 12] Thực sự Malaysia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các ngôn ngữ này Ởnhững khu vực hẻo lánh hay vùng cao vẫn còn tồn tại các thứ tiếng của người Orang

Asli (tức là thé dân Mã Lai) Ngày nay chỉ còn khoảng hon 20 bộ tộc nhưng có thể trước

đây con số đó lớn hơn rất nhiều Hệ thống ngôn ngữ bản địa của Malaysia được tăng lênvào năm 1963 khi mà Sabah và Sarawak sát nhập với Malaysia để hình thành nên nhà

nước Malaysia bây giờ Hai bang này đã trở thành “ngôi nhà chung” của vô số các ngônngữ không đồng nhất Chúng cùng với các ngôn ngữ Melayu và Orang Asli đã hìnhthành nên hệ thống đa ngữ ở Malaysia Sự phát triển của hệ thống đa ngữ này là kết qua

của một quá trình mang tính lịch sử.

Có thể nói răng, khu vực hình thành nên Malaysia ngày nay đã tồn tại rất nhiềucộng đồng nói các ngôn ngữ không đồng nhất trước khi có người nước ngoài vượt biênđến định cư ở đây Nhưng phải nói răng sự có mặt của các dân tộc mới đã làm tăng thêm

mức độ đa ngữ ở quốc gia này Theo nghiên cứu của chúng tôi, sự xâm nhập của các

ngôn ngữ nước ngoài vào Malaysia rất đa dạng nhưng chủ yếu là qua 3 con đường:

al Sự thâm nhập ngôn ngữ vào Malaysia qua con đường tôn giáo: Đó là trườnghợp của tiéng A Rap.

Đạo Hồi du nhập vào Malaysia từ rat sớm và cho đến thé ky 15 Hồi giáo đã chiếm

địa vị bá chủ, được công nhận là quốc giáo ở đất nước này Cho đến nay, gần như toàn

bộ người Melayu theo đạo Hồi, chiếm 1/2 dân số cả nước.

Tiếng A Rap đến Malaysia thông qua Đạo Hồi, là phương tiện để truyền bá Dao

Hồi thông qua các thay tu và các trường truyền giáo thường được gọi là Suro, Pondok

hay Madrasah Do đó những gì được dạy cho người Melayu chỉ là thứ ngôn ngữ trong

các cuốn kinh, là thứ ngôn ngữ A Rap cổ điển chứ không phải là tiếng A Rap mà ngườiA Rap giao tiếp hàng ngày Ngoài ra, mục đích chính của việc học tiếng A Rap là déhiểu Kinh Koran, Kinh thánh Mohamed và tất cả những lời giáo huấn của Đạo Hồi Đólà ly do giải thích tại sao mà phương pháp giáo duc theo kiểu "Pondok" đã không tạo rađược một cộng đồng nói tiếng Ả Rap như là một ngôn ngữ thứ hai, mặc dù "Pondok" đã

34

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:44

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w