1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNVIEN NGAN HÀNG - TÀI CHÍNH

Dé bai:

GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA QUAN LY RUI RO

TIN DUNG TRUNG VA DAI HAN TAI NGAN HANG TMCP

SAI GON- HA NOI

Sinh vién thuc hién : Bui Minh Tuan

Ma SV : 11165687

Lớp : Tài chính doanh nghiệp 58A

Giảng viên hướng dẫn : ThS Lê Thu Thủy

Hà Nội, tháng 6 năm 2020

Trang 2

LOI CẢM ON

Đề hoàn thành chuyên dé báo cáo thực tập nay trước tiên em xin gửi đến

các quý thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế Quốc dân lời cảm ơn chân thànhvà sâu sắc nhất.

Đặc biệt, em xin gởi đến ThS Lê Thu Thủy — người đã tận tình hướng dan,

giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất.

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị cán bộ, nhân

viên bộ phận tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn — Hà Nội đã tạo điều

kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại

Ngân hàng.

Em cũng xin bay tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo của Trường Đại học

Kinh tế Quốc dân và các Khoa Phòng ban chức năng đã tạo cho em có cơ hộiđược thực tập nơi ma em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp

dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy Qua công việc thựctập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bé ích trong việc kinh doanh dé

giúp ích cho công việc sau này của bản thân.

Vì kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, trong quá trình thực tập, hoànthiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận

được những ý kiến đóng góp từ cô cũng như quý ngân hàng.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2020Sinh viên

Bùi Minh Tuấn

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BANG BIEU

LOT MỞ ĐẦU 5< <9SE+eESEA4E9.3497E34 07734097944 97214 070940020948 nree 1

CHƯƠNG 1: CƠ SO LÝ LUẬN VE HIỆU QUA QUAN LÝ RỦI RO TÍN

DỤNG TRUNG VA DAI HAN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.2 Rui ro tín dụng ngân hàng thương mai - 5< 52 «5< 55x59 sse4 8

1.2.1 Khái niệm rủi ro tin dụng . 5 + +1 11 1 9 1n ng ng ng 81.2.2 Phân loại rủi ro tín Ụng - - - - << 13 111121 ng ky 9

1.3 Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng

(hương IẠÌ 55 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 95 9.9 9 0 0 00008 9

1.3.1 Khái niệm hiệu qua quản lý rủi ro tín dụng trung và dai hạn 9

1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả quan lý rủi ro tín dụng trung và dài han.10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRUNG VÀ

DAI HAN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SHB - 2s ssecssesssessecse 14

2.1 Một số nét về ngân hàng thương mại cỗ phần Sài Gòn- Hà Nội 142.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển phòng giao dịch Lạc Trung ngân hàng

kI€0i0s0 00 aaắš ,Ô 18

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động ngân hàng TMCP Sài Gon- Hà Nội

phòng giao dịch Lac Trung - c2 3 3133333 EEEEEErrirerrrrrrerreree 19

2.2 Phân tích tình hình huy động vốn trung và dài hạn -. -<- 242.3 Phân tích tình hình cấp tín dụng trung và dài hạn -. -s- 262.3.1 Phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn -: s+-5+¿ 26

2.3.2 Phân tích tình hình thu nợ trung và đài hạn +-«<<<<<<+ 292.3.3 Phân tích tình hình dư nợ trung và dài hạn «+ s+<sss+<sx++ 30

Trang 4

2.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn s- 55s «e 322.5 Đánh giá hoạt động tín dụng trung và dài hạn s- s55 55s se 35

2.5.1 Chỉ số dư nợ trên vốn huy động trung và dài hạn - 55+ 35

2.5.2 Hệ số thu nợ trung và đài hạn - 2-2 +x2E£+EE+EE+EEezEzEEzrxerxerxee 36

2.5.3 Chỉ số vòng quay vốn tín dụng trung và đài hạn - s5 s2 38

2.6 Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trung và dài hạn ngân hàng TMCPSài GOn- Hà Nội - s0 006000100040004 0080 40

2.6.1 Phân tích tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trung dài hạn 40

2.6.2 Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng trung và đài hạn - 46

CHUONG 3: DE XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA QUAN LÝ RỦI

RO TÍN DỤNG TẠI NGAN HÀNG TMCP SAI GÒN- HÀ NỘI 54

3.1 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng - . -°-sss 543.1.1 Giải pháp về huy động, sử dung và thu hôi vốn -: - 543.1.2 Giải pháp pháp về nợ quá hạn 2-2 + ++£+++££+£x+zx+zx+zze+zxerxerxee 54

3.1.3 Cải tiến, đa dạng hóa loại hình cho vay trung và dài han 54

3.1.4 Thực hiện tốt công tác khách hàng và mở rộng tin dụng - 55

3.1.5 Nâng cao chat lượng tín dụng trung và dài han trên cơ sở nâng cao hon

nữa chất lượng thâm định dự án đầu tư - + s+Sx+EeE+EEkeErkerxekerxererxee 563.1.6 Thực hiện tăng cường kiểm tra tín dụng -. ¿ ¿-s©++cs++cxe2 58

3.1.7 Nâng cao chat lượng chuyên môn của chuyên viên tín dụng 58

3.1.8 Ngăn ngừa và xử lí những khoản nợ quá hạn, nợ xấu - 593.2 Các giải pháp hạn chế rủi rO -.s s << s< se se sessessessesseseeseesesse 60

3.2.1 Phân loại khách hàng - - - Ă +1 11911991119 111g ngư, 60

3.3 Một so kiên nghị với các cơ quan nham nâng cao hiệu qua quản lý rủi ro

tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội phòng giao

dịch Lạc 'TTUnng - d o- s5 << 9 9 9 0009 000 0.000 0004.000091 009008061

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội - 613.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước - 2 ¿+ cx+cs+cssce2 623.3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ và các ban ngành liên quan - 64

TÀI LIEU THAM KHAO -.22 22+°°©EEEEEEVE222ved£eEEEvv22vvvvzrssree 66

Trang 5

DANH MỤC BANG, BIEU DO

Bang 2.1 Tình hình huy động vốn trung và đài hạn - 2-2 2 + s2 s2 e2 24Bảng 2.2 Doanh số cho vay trung và đài hạn 2 s¿©+¿+s++2x++zxzrxrrxesree 26

Bang 2.3 Tình hình thu nợ trung và dài hạn - 5 6 + + *kEseessksseesee 29Bảng 2.4 Tình hình dư nợ trung và dài han 5 55-5 + +sesseeeeeereeeers 30

Bang 2.5 Tình hình nợ quá hạn trung và dai hạn 5 +55 <++<++ssseeese 32

Bang 2.6 Ty 1é no 8: 0117 33

Bảng 2.7 Chỉ số dư nợ trên vốn huy động -¿- 2¿+¿2++2x++cx++zxzxesrsz 35Bang 2.8 H6 86 du 10 NA '"'.'"' - 37Bang 2.9 Vong quay vốn tín dụng - 2 2 ¿+ +E+EE+EE+EE£EE2EZEEEerkerkerkerkrree 39Bảng 2.10 Nợ quá hạn và nợ xấu trung đài han theo thời hạn - - -««40Bang 2.11 Nợ quá hạn và nợ xấu trung dài hạn theo ngành kinh tế 41

Bang 2.12 Tình hình nợ quá han và nợ xấu ngành bán buôn, bán lẻ 42

Bảng 2.13 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống ¬ 44Bang 2.13 Hoạt động kinh doanh bat động sản 2-2 25x2£2+£++cxsrxcrez 45Bảng 2.14 Nợ quá hạn và nợ xau trung dai han theo thanh phan kinh tế 45Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động vốn trung và dài hạn - ¿2s s+cxe=sz 24Biéu đồ 2.2 Tăng trưởng tiền gửi các NHTM giai đoạn 2013-6T2019 26Biểu đồ 2.2 Doanh số cho Vayy - 2 2 2 £+ESE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkrree 29Biểu đồ 2.3 Doanh số thu nỢ 2¿©5++t222++t22EEvtttEEktttrkrtrtrtrkrrrrrtrrrrrkrrrrie 30Biểu đồ 2.4 Tình hình dư nỢ - 2¿-©2+2++2E++ttEEEktttEEkrtttrtrrrrtrirrrrrirrrrririio 32Biểu đồ 2.5 Tình hình nợ quá hạn - 2 2 ¿+ E+EE+EE+EE£EE+EEZEEEEerEerkerkrrkrree 33Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ nợ quá hạn - 2: ¿5£ +£+Ex2EE+EEESEE+2EEEEEEEEEerkrrrrerresree 34Biểu đồ 2.7 Chỉ số dư nợ trên vốn huy động 2-2 2 2+s£+xe£xezxerxersxez 36Biểu đồ 2.8 Hệ số dư nợ 55:2 2E tt tre 37Biểu đồ 2.9 Vòng quay vốn tín dụng ¿- 2¿©2+2++2x+2Ext2EEtrxterxsrxerresree 39Biểu đồ 2.10 Nợ quá hạn và nợ xấu trung dài hạn theo thời hạn 40Biểu đồ 2.11 Nợ quá hạn và nợ xấu trung đài hạn theo ngành kinh (Ế ve, 4IBiểu đồ 2.12 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu ngành bán buôn, bán lẻ 42Biểu đồ 2.13 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống 44

Biểu đồ 2.13 Hoạt động kinh doanh bat ð0i130 0 45

Biéu đồ 2.14 Nợ quá hạn và nợ xấu trung dài hạn theo thành phan kinh tế 46

Trang 6

LOI MỞ DAU

Vài năm trở lại đây, có thé thay nền kinh tế nước đang trong đà tăng trưởng

mạnh mẽ, tiến trình hội nhập sâu rộng với thế giới Tuy nhiên đi cùng đó nước ta

còn gặp phải một số khó khăn và thách thức Chính những lúc như vậy, ngân hàng

là nơi đóng vai trò kênh dẫn truyền vốn cho cả nền kinh tế, giúp đảm bảo cho quátrình vận động nhịp nhàng của dòng tiền Với sự phát triển không ngừng nghỉ củanền kinh tế, nhu cầu vốn là nhu cầu bức thiết nhằm đáp ứng những yêu cầu như xây

dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, mua sắm trang thiết bị Mỗi cá nhân hay doanh nghiệp

có rất nhiều nguồn dé có vốn như vay mượn từ bạn bè, người thân, từ các doanhnghiệp khác, từ các tổ chức tài chính ngoài ngân hang, tài sản tích lũy, phát hành cỗphiếu, phát hành trái phiếu, Nhưng khi xét về nguồn vốn đồi dào, 6n định, antoàn nhất thì ngân hàng xếp hàng đầu trong số đó Một trong số các hoạt động căn

bản và thường xuyên nhất của ngân hàng là hoạt động tín dụng, đây được xem là

hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng nói riêng và của các tô chức trung gian tài

chính nói riêng, hoạt động này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạonhiều thu nhập từ lợi nhuận nhất nhưng cũng đi kém theo đó là tiềm ân nhiều rủi ronhất, là loại rủi ro truyền thống nhất và khó tránh khỏi nhất, quản lý rủi ro tín dụngchủ yêu nhăm mục đích hạn chế những tác động của nó tới hoạt động chung của

ngân hang Làm sao dé hạn chế những tác động của rủi ro tín dụng chính là ưu tiên

hàng đầu của các nhà quản lý ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách và những

nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính Trong quá trính thực tập tại Ngân hang

SHB Phòng giao dịch Lạc Trung Chi nhánh Hà Nội, em đã được tiếp xúc với quátrình cho vay, thâm định dự án, thu hồi nợ, quản lý rủi ro các khoản cho vay, được hiểu thêm về tam quan trọng của hoạt động cấp tín dụng và hoạt động quản lý

rủi ro tại ngân hàng.

1 Lý do chọn đề tài

Với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, với nhiềuthành tựu về kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, môi trường vĩ mô ồn định,

Trang 7

thị trường ngày càng sôi động, cùng mức thu nhập của người dân có sự cải thiện

qua từng năm, những yếu tố đó đã góp phần thuận lợi cho các hoạt động trong thị

trường tài chính nói chung và hoạt động của ngân hàng nói riêng, giúp thị trường tài

chính trong nước bám sát hơn với những thông lệ quốc tế Nhưng đây cũng là mộtlĩnh vực có độ nhạy cảm cao, chịu nhiều tác động cả trực tiếp và gián tiếp, chịu tácđộng từ những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, từ đó sẽ xảy ra rất nhiều rủi ro,một khi đã xảy ra rủi ro với hệ thống ngân hàng thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt

động của cả nên kinh tế, trong đó hoạt động cho vay là hoạt động dễ bị tôn thương

nhất, theo đó ảnh hưởng đến chu trình lưu chuyển dòng vốn của hầu hết các hoạt

động kinh doanh Nghiệp vụ tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhât

của ngân hàng, đặc biệt là tác động của tín dụng trung và dài hạn đóng vai trò trong

việc phục hồi và thúc đây tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng Hoạt động tín dụngcó hiệu quả không chỉ có ý nghĩa với bản thân mỗi ngân hàng mà còn là mối quan

tâm của cả nền kinh tế Hiện nay, trong khi nguồn vốn trung và hạn đang rất cầnthiết để cung cấp cho các hoạt động mở rộng kinh doanh và các nhu cầu khác nhưmua nhà đất, hầu hết các hoạt động này đều dựa phần lớn vào nguồn vốn vay ngânhàng nên đặt ra nhiều thách thức đối với hoạt động này là cần thâm định dự án,khách hàng một cách chặt chẽ, tránh trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mụcđích, kém hiệu quả, tác động xấu tới khả năng thanh toán lãi và hoàn trả vốn, thậmchí ảnh hưởng đến tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, tạo nguy cơ dẫn tớimột cuộc khủng hoảng tài chính Một trong những việc làm cần thiết là đánh giá,

kiểm định chất lượng các khoản tín dụng dựa trên các chỉ tiêu cụ thé, dé nhanh

chóng đưa ra các biện pháp ngăn chặn hoặc hạn chế tốn thất xảy ra Nang cao chất

lượng quản lý rủi ro trong ngân hàng sẽ góp phần nâng cao sức đề kháng của cả nềnkinh tế trước các biến động khó lường của kinh tế thế giới Chính vì những lý dotrên cùng với thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình tín dụng thực tế tại Phòng giaodịch Lạc Trung Ngân hàng Sài Gòn- Ha Nội Chi nhánh Ha Nội em đã nhận thấy các

van dé tồn tại tại phòng giao dịch, từ đó quyết định thực hiện bài chuyên đề thực tập

Trang 8

tốt nghiệp với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu qua quản lý rủi ro tín dụng trung

và đài hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gon- Ha Nov’.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp là nghiên cứu vềthực trạng quản lý rủi ro tín dụng trung và đài hạn từ đó đưa ra các giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Lạc Trung Chi nhánh

Hà Nội Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội.

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp lần này em có sử dụng các phươngpháp thống kê, phân tích, từ nguồn số liệu thu thập được trong quá trình thực tập.

4 Phạm vỉ nghiên cứu

Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng trung và dài hạn tại Phòng giao dịchLạc Trung Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội giai đoạn 2017-

2019.

Trang 9

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HIỆU QUA QUAN LÝ RỦI RO TÍNDỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tín dụng ngân hàng

1.1.1 Khai niệm ngân hàng thương mai

Tùy thuộc vào các quốc gia, các khu vực mà có các cách thức hiểu khác nhauvề ngân hàng thương mại Ở một vài quốc gia, khái niệm ngân hàng thương mạiđược hiểu là các tổ chức có hoạt động kinh doanh chính là nhận tiền gui của các cánhân và tô chức kinh tế rồi sau đó cho vay lại với cá nhân hay tổ chức có nhu cầu vềvốn, ngoài hoạt động đó ra thì ngân hàng không được thực hiện thêm các hoạt độngkhác như đầu tư tài chính, cung cấp sản phẩm dịch vụ cho các nhóm ngành riêngbiệt Ở một số quốc gia khác thì ngân hàng thương mại được hiểu là tôt chức tàichính được phép thực hiện tất cả các dịch vụ ngân hàng Theo đạo luật ngân hàng

Pháp năm 1941 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở

mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký

thác, hoặc dưới hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các

nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính” Tại Việt Nam, theo Luật Ngân hàngNhà nước Việt Nam 2010: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ màhoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với tráchnhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó dé cho vay và thực hiện nghiệp vụ chiết khẩu

và làm phương tiện thanh toán”.

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mai

a) Nhận tiền gửi

Một trong những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại là hoạt động

nhận tiền gửi, khi ngân hàng nhận một khoản tiền của khách hàng bằng một trongcác hình thức như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán,tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Sau khi nhận tiền gửi của các cá nhân và tổ

chức, ngân hàng có nhiệm vụ hoàn trả cả sốc và lãi khi đến hạn hoặc khi kháchhàng có yêu cầu rút tiền Từ hoạt động này ngân hàng đã huy động được một số tiền

Trang 10

nhàn rỗi rất lớn trong cư dân, rồi sau đó có thé sử dụng cho các mục đích cho vay,

cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế.

b) Hoạt động tài trợ ngân hàng

Ngân hàng nhận khi đã có được một khoản tiền lớn từ hoạt động nhận tiền gửi

và sau khi đã trừ đi các khoản dự phòng theo quy định của ngân hàng nhà nước thì

khoản tiền còn lại ngân hàng sẽ sử dụng cho mục đích của tài trợ cho các dự án.

c) Tài trợ cho một số hoạt động của chính phủ

Với khả năng nhận được nguồn vốn dồi dào, trong khi đó chính phủ cũng cầnnguồn vốn tài trợ cho các dự án công do thường thiếu hụt nguồn cung từ ngân sách,nên đây là một trong những nguồn huy động ưu tiên hàng đầu Chính phủ thường

thông qua một số hoạt động như phát hành trái phiếu, tín phiếu, hoặc ngân hàngcũng có thể làm đại lý phát hành giấy tờ có giá của chính phủ Từ hoạt động này sẽ

đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và chính phủ, khi chính phủ có thêm nguồn tiềncho các dự án của mình đồng thời ngân hàng cũng có thêm nguồn thu nhập từ lãi.

d) Tài trợ cho nền kinh tế

Một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh củamỗi doanh nghiệp là vốn, nguồn vốn ban đầu với mục đích sản xuất và cung ứng ra

thị trường, sau đó có vai trò trong việc mở rộng hoạt động, mở rộng thị trường, tăng

sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác Vốn tự có của mỗi doanh nghiệp thường

chỉ đóng một vai trò nhỏ, ngoài ra họ sẽ vay ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng

thương mại dé bổ xung cho nguồn vốn lưu động, tận dụng những ý nghĩa của donbay tài chính Ngân hàng sẽ xem xét những yếu tố như ngành nghề kinh doanh, mục

đích sử dụng mà đưa ra các hạn mức cho vay, hay các phương thức, thời hạn khác

nhau Các nghiệp vụ tài trợ kinh tế là các hoạt động quan trọng nhất, đem lại nhiềulợi nhuận nhất.

Trang 11

ii Cho thuê tài chính

Phương thức này giúp cho khách hàng sử dụng được các tài sản có giá tri lớn

cho hoạt động kinh doanh khi mà chưa đủ tiền mua tài sản đó, qua đó khách hàng sẽ

trả cho ngân hàng khoản phí thuê tài sản Trong thời gian sử dụng cả phía ngân

hàng và khách hàng không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng Đây là một dạnghình thức cho vay trung và dài hạn, khi kết thúc hợp đồng khách hàng có quyền lựachọn hoặc mua lại tài sản đó hoặc tiếp tục thuê theo các điều khoản quy định tronghợp đồng.

ii Góp vốn đầu tư

Ngân hàng và các đối tác của mình thực hiện góp vốn cho một dự án, phương

thức góp vôn có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, qua đó ngân hang có những quyền lợivà nghĩa vụ tương đương một cô đông thông thường.

iv Mua nợ

Mua nợ là nghiệp vụ ngân hàng thực hiện hoạt động tài trợ vốn cho kháchhàng bằng việc thực hiện mua lại một số khoản nợ hoặc chiết khấu giấy to c6 giá.

e) Mua ban ngoai té

Ngân hàng giúp khách hàng thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, chuyển

đổi đồng tiền của nước này sang nước khác dựa trên tỷ giá được niêm yết, thay vào

đó ngân hàng sẽ nhận được lợi nhuận từ việc thu chênh lệch tỷ giá hối đoái Tứ đóngân hàng có được số tiền ngoại tệ và có thê cho vay khách hàng bằng ngoại tệ hoặcthanh toán quốc tế.

f) Các dịch vụ ngân hang

i Mở tài khoản giao dich và thanh toán hộ

Khách hàng thực hiện các giao dịch thông qua tài khoản đã mở, từ đó ngân

hàng sẽ thu được các khoản phí quản lý hộ tài sản, phí giao dịch từ khách hàng cá

nhân và khách hàng doanh nghiệp Đồng thời nghiệp vụ này cũng giúp khách hàngnhiều trong việc giảm bớt chỉ phí trong việc thực hiện các giao dịch.

ii Bao quan vật có giá

Trang 12

Hoạt động này là việc ngân hàng cung cấp cho khách hàng dịch vụ thuê két,

bảo quản các tài sản có giá trị lớn như vàng, trang sức, tranh, giấy tờ, đảm bảo

tính an toàn gần như tuyệt đối Đây cũng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận cho

ngân hàng.

iii Dich vụ bảo lãnh

Là việc ngân hàng cam kết bang văn bản với bên thứ ba về việc thực hiện

nghĩa vụ tài chính của khách hàng khi khách hàng không thể thực hiện như đúng

cam kết trong hợp đồng Việc ngân hàng chấp nhận bảo lãnh hay không được tuân

theo một quy trình chặt chẽ, mức phí bảo lãnh phụ thuộc vào độ rủi ro của khoản

bảo lãnh.

iv Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư van đầu tư

Ngân hàng chiếm được sự tin tường của khách hàng thông qua đội ngũ chuyêngia tư vấn tài chính giàu kinh nghiệm, nên rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhờtới sự tư van của ngân hàng trong việc quan lý tài sản hộ.

v Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán

Ngoài hoạt động như nhận tiền gửi, cho vay, chiết khấu, thanh toán, bảo lãnh,bảo quản tài sản, tư vấn quản lý tài sản, thì ngân hàng còn mở rộng hoạt động ra thị

trường chứng khoán, bằng việc mở các công ty chứng khoán hoặc tư van cho khách

hàng về thị trường chứng khoán Vốn di có lợi thé trong việc sở hữu trang thiết bịhiện đại, hệ thống thông tin nhanh chóng, chính xác, hay đội ngũ chuyên gia tư vanchuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, sản phẩm đa dạng, ngân hàng dễ dàng trong việc

tạo được niềm tin của khách hàng thực hiện giao dịch chứng khoán tại đây.vi Cung cấp dịch vụ đại lý

Việc thiết lập hệ thống chi nhánh trên toàn quốc hoặc khắp thé giới là điều khókhăn, vậy nên các ngân hàng lớn sẽ cung cấp dịch vụ đại lý cho các ngân hàng nhỏ,thực hiện một số nghiệp vụ như phát hành chứng chỉ tiền gửi, thanh toán hộ, pháthành chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hang đầu mối trong các thương vụ góp von.

1.1.3 Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Trang 13

Việc một ngân hàng, được gọi là bên cho vay, cấp tín dụng cho tổ chức, cánhân, được gọi là bên đi vay, là việc ngân hàng cho các chủ thế đó sử dụng hoặccam kết cho sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc vay có hoàn trả thông qua cácnghiệp vụ như cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnhngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác

Trong mối quan hệ tín dụng thì người cho vay có nhiệm vụ chuyên giao quyền

sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho người đi vay trong một khoảng thời gian nhất địnhđược thỏa thuận trong hợp đồng, theo đó bên đi vay sẽ có trách nhiệm hoàn trả cả

vốn vay và phần lãi theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng.1.14 Đặc điểm tín dụng ngân hàng

Loại hình phổ biến nhất của tín dụng ngân hàng là hoạt động cho vay tiền tệ,đây là loại hình rất linh hoạt, đáp ứng mọi nhu cầu của mọi đối tượng trong nềnkinh tế.

Nguồn tiền dé cho vay chủ yếu có được từ hoạt động huy động vốn nhàn rỗicủa các chủ thé trong xã hội với nhiều hình thức khác nhau với khối lượng lớn,nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong đó.

Thời han tín dụng ngân hang rất phong phú, với các thời hạn ngắn, trung hay

dài hạn, phù hợp với tất cả nhu cầu vay vốn khác nhau, do có sự cân đối, điều chỉnh

nguồn vốn từ phía ngân hàng.

1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro thường được hiểu là khả năng xảy ra những sự kiện ngoài ý muốn, gây

ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới cá nhân hoặc tổ chức Rui ro có thé xảy ra

với mọi đối tượng trong nên kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính vốn dĩ đã rấtnhạy cảm Với ngân hàng, rủi ro được hiểu là tác động có thé dẫn tới nguy cơ giảmsút trong doanh thu, thậm chí day ngân hàng vào những tình huống khó khăn về tàichính, tính thanh khoản của các khoản vay Vì vậy việc dự báo rủi ro là hết sức

quan trọng với mỗi ngân hàng

Trang 14

Rui ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất đối với các khoản tín dụng ngânhàng cung cấp, khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả hoặc hoàn trảkhông day đủ như hợp đồng tín dụng đã ký trước đó giữa ngân hàng và khách hàng.Đây là loại rủi ro lâu đời và quan trọng bậc nhất với mỗi ngân hàng, tần suất xảy ra

lớn và hậu quả để lại rất nghiêm trọng cho hoạt động kinh doanh, vì các khoản tíndụng thường có cơ cấu trên 50% tổng tài sản và tạo ra khoảng 70-90% thu nhập chongân hàng Rủi ro tín dụng đồng thời cũng là loại rủi ro phức tạp nhất, khó quản lý

và phòng ngừa nhất, đòi hỏi mỗi ngân hàng đều phải đưa ra những giải pháp hữu

hiệu, đồng bộ, phù hợp với tình hình nội tại của mình, nhăm ngăn ngữa, hạn chế,giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thé xảy ra.

1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng

1.2.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng

e Tín dụng ngắn hạn: thời hạn không quá 12 tháng.e Tín dụng trung hạn: thời hạn từ 12 đến 60 tháng.

e Tín dụng dài hạn: thời hạn trên 60 tháng.

1.2.2.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng

e Tín dụng vốn lưu động: loại tín dụng này tạo lập nên vốn lưu động hoạt

động sản xuất kinh doanh.

e Tín dụng vốn có định: loại tín dụng này tạo lập nên vốn mua sắm tài sản cố

1.2.2.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

e Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: loại vốn dành cho các chủ thékinh doanh thực hiện hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa.

e Tin dụng tiêu dùng: loại vốn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.

1.3 Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương

1.3.1 Khái niệm hiệu quả quan lý rủi ro tín dụng trung và dai hạn

Quản lý rủi ro tín dụng là một hệ thống hoạt động hoàn chỉnh bao gồm quá

trình nhận dạng, phân tích yêu tô rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, từ đó có thê kiêm

Trang 15

soát, hạn chế, loại trừ rủi ro, đem lại lợi ích tối đa cho ngân hàng Hoạt động này

được dựa trên cơ sở đánh giá một khoản tín dụng và một danh mục tín dụng.

Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng là việc ngân hàng dựa trên hệ thống các chỉtiêu đánh giá rủi ro để đánh giá hiệu quả của các khoản tín dụng, danh mục tíndụng, từ đó đưa ra các quyết định về việc huy động tiền gửi và cho vay Đặc biệt

đánh giá các khoản vay trung và dài hạn vì các khoản tín dụng này có thời hạn dài

nên việc đo lường rủi ro thường xuyên là việc cần thiết, nhằm đưa ra các giải pháp

kịp thời.

1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng trung và dài hạn

1.3.2.1 Chỉ tiêu trực tiếp đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

1.3.2.1.1.Nợ quá han

Chỉ tiêu nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá rủi

ro tín dụng, nhằm phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng các khoản nợ đến hạn mà

khách hàng không trả được một phần hay toàn bộ khoản vay cho ngân hàng Nợ quá

hạn được phản ánh qua 2 tiêu chí sau:

nya , Số dư no quá han

Tỷ lệ nợ quá hạn = ——_.——-———_ x 100

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn thường cho thấy chất lượng tín dụng tại một ngân

hàng, khả năng quản lý khoản cho vay, đôn đốc thu nợ khách hàng, thông thườngcho thấy chỉ tiêu này dưới 5% thì hoạt động kinh doanh vẫn bình thường, tỷ lệ này

càng cao thì chất lượng các khoản tín dụng càng kém và ngược lại.

Tở lê khách hà shan = Số khách hàng có nợ qua hạn

ý €Iách nang ne qua han = Tổng số khách hang có nợ quá han

1.3.2.12 Nợ xấu

Nợ xấu được hiểu là các khoản tín dụng mà rất khó hoặc không thể thu hồiđược bởi một số lý do như công ty đi vay kinh doanh thua lỗ, phá sản, mất khả năng

thanh toán, Bên cạnh chỉ tiêu nợ quá hạn, sử dụng chỉ tiêu nợ xấu sẽ giúp phân

tích thực chat tình hình chất lượng tín dụng Tổng nợ xấu được tính tổng của nợ quá

10

Trang 16

hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyền về nợ trong hạn; cho nên nó cho thấy thực chấthơn tình hình nợ.

Tình hình nợ xấu được phản ánh thông qua một số chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ ấu trên uốn dự phòng tổn thất No xấuệ nợ xấu trên uốn dự phòng tốn that = ——————————_x.

y1 ¥Ppnong Quỹ dự phòng tốn that

1.3.2.1.3 Dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập nhằm dự phòng cho các

tốn thất có thé xảy do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng Dự

phòng rủi ro cho thấy khả năng đáp ứng chỉ trả của ngân hàng khi có rủi ro Mục

đích của việc lập và sử dụng khoản dự phòng rủi ro là dé bù đắp những tổn that với

những khoản vay của khách hàng trong trường hợp khách hàng không có khả năng

trả nợ do giải thể, phá sản, chết, mắt tích hoặc khoản vay được xếp vào một trong 5

nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Cách tính dự phòng rủi ro tín dụng được dựa trên số du nợ gốc của khách hànggồm 2 loại;

() dự phòng cu thể: mục đích của dự phòng cụ thé là bảo hiểm rủi ro cho tùngkhoản vay cụ thể.

(ii) dự phòng chung: mục đích của dự phòng chung nhằm bảo hiểm cho rủi rochung không xác định được trong các danh mục tín dụng, đồng thời chi phí dự

phòng chung sẽ được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng.

Cách sử dụng dự phòng rủi ro tuân theo nguyên tắc sử dụng các khoản dựphòng cụ thé đối với từng khoản nợ trước, sau đó là phat mại tài sản đảm bảo dé thuhồi nợ, đến cuối cùng nếu đã phát mại tài sản nhưng không đủ thu hồi nợ thì tiếp

đến sử dụng dự phòng chung Dé tránh chi phí tăng quá cao ảnh hưởng trực tiếp tới

thu nhập ròng thì các ngân hàng phải có cách tính dự phòng phù hợp đủ để bù đắp

TỦI r0.

11

Trang 17

Một số chỉ số thê hiện dự phòng rủi ro tín dụng:

Tủ lê dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD được trích lập x 100

y lệ dự phòng — Tổng dư nợ cho kỳ báo cáo

Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị lỗ

1.3.2.2 Chỉ tiêu gián tiếp đánh giá rủi ro tín dụng

Một số chỉ tiêu không phản ánh cụ thê rủi ro tín dụng của ngân hàng được gọi

là các chỉ tiêu gián tiếp, khi các chỉ tiêu này có sự thay đổi lớn xảy ra ở kỳ này sovới kỳ trước, hoặc so với trung bình hệ thống ngân hàng thì nó phản ánh rủi ro tíndụng của ngân hàng, cho nên mỗi ngân hàng cần xem xét toàn diện cả chỉ tiêu trựctiếp và gián tiếp dé phát hiện sớm rủi ro.

1.3.2.2.1 Quy mô tín dụng

Quy mô tín dụng tuy không phản ánh trực tiếp rủi ro tín dụng tuy nhiên khi

quy mô tín dụng tăng quá nhanh, không tương thích với khả năng kiểm soát của

ngân hàng thì chỉ tiêu này sẽ phản ánh rõ ràng hơn nguy cơ rủi ro tín dụng.

Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng:

Trang 18

Số lượng khách hàng trên số lượng cán bộ tín dụngTổng số khách hàng

_ Tổng số cán bộ tín dụng bình quân

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh té

Tốc độ tăng trưởng tín dụngTốc độ tăng trưởng kinh tế

Có nhiều trường hợp dẫn tới rủi ro tín dụng khi ngân hàng muốn mở rộng quymô tín dụng như noi lỏng tín dụng cho khách hàng có thé dẫn tới việc khách hangsử dụng vốn không đúng mục đích ghi trong hồ sơ, không kiểm soát được mục đíchsử dụng vốn vay,

1.3.2.2.2 Cau trúc tín dụng

Khi xem xét cấu trúc tín dụng một ngân hàng ta có thé thay mức độ tập trungtin dụng ngân hàng đó trong một ngành nghé, lĩnh vực hay loại tiền nào đó, Nếucơ cấu tín dụng quá tập trung vào các mảng kinh doanh mạo hiểm sẽ góp phần làm

tăng nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng.

Cơ cấu tín dụng được phân chia thành 3 nhóm như sau:

Nhóm 1: cơ cấu tín dụng theo loại hình khách hàng, nếu ngân hàng tập trungcấp tín dụng cho những ngành có độ rủi ro cao thì rủi ro cho ngân hàng càng cao vìkhách hàng có thể không trả được nợ.

Nhóm 2: cơ cấu tín dụng theo loại hình doanh nghiệp, được phân chia ra thànhcác chủ thé như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài.

Nhóm 3: cơ cấu tín dụng theo loại hình tiền tệ, sự biến động mạnh và bắt lợi

về tỷ giá sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro, ngân hàng không đáp ứng được nguồn vốn huyđộng theo từng loại tiền tệ đối với dư nợ cho vay.

13

Trang 19

CHUONG 2: THUC TRANG QUAN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRUNGVÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SHB

2.1 Một số nét về ngân hàng thương mại cỗ phần Sài Gòn- Hà Nộis* Giới thiệu chung

- Trong quá trình phát triển 27 năm của mình, Ngân hàng Sài Gòn — Hà Nội(SHB) đã có được tăng trưởng, phát triển an toàn, minh bạch và bền vững Hiệnnay, SHB đã đứng trong Top 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, Top 10 Ngânhàng Thương mai uy tín nhất Việt Nam; Top 1.000 ngân hàng toàn cau và là 1 trong

16 tô chức tín dụng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt

Nam SHB vinh dự được trao tặng Huân chương lao động Hạng Nhì (Lần thứ 2),Huân chương lao động Hạng Ba và rất nhiều cờ, Bằng khen, Giấy khen của ChínhPhủ, các Bộ, Ngành, Đoàn thê và các Giải thưởng cao quý khác.

- Tính đến 31/03/2020, SHB có tổng tài sản đạt gần 369.000 tỷ đồng Vốn

điều lệ 14.551 tỷ đồng Vốn tự có đạt 29.655 tỷ đồng Hiện SHB đã phát triển mạnh

mẽ với hơn 8.500 cán bộ nhân viên đang làm việc tại 530 điểm giao dịch trong vàngoài nước, phục vụ hơn 4 triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và kết nối tới400 ngân hàng đại lý trên khắp các châu lục.

- Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hop”, SHB hướng tớimục tiêu TOP 3 ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế

Basel II và chiến lược phát triển ngân hàng sé, trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại,

đa năng với các sản phẩm, dịch vụ tài chính chất lượng trên nền tảng công nghệ cao.s* Tầm nhìn

- SHB đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại, đa năng

hàng đầu Việt Nam và tầm nhìn đến năm 2020 trở thành một tập đoàn tài chính

mạnh theo chuẩn quốc tế với hạ tầng công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp,

mạng lưới rộng trên toàn quốc và quốc tế nhằm mang đến cho đối tác và kháchhàng các sản phẩm dịch vụ đồng bộ, tiện ích với chi phí hợp lý, chất lượng dich vu

14

Trang 20

s Giá trị cốt lõi

- Lợi ích của cô đông

SHB luôn cam kết bảo toàn và gia tăng giá trị ngân hàng, phát triển an toànbền vững, đem lại lợi ích tối đa cho các cổ đông.

SHB không ngừng tăng trưởng, đáp ứng sự kỳ vọng của các cô đông, các nhàđầu tư vì một SHB thịnh vuong.

- Trọng tâm là khách hang

SHB luôn am hiểu, hướng tới khách hàng và thị trường với phong cách phục

vụ chuyên nghiệp, hiện đại.

SHB cam kết cung cấp cho khách hang các san phẩm dịch vụ hiện đại, đa

dạng, tiện ích, thân thiện, nhanh chóng, hiệu quả, có sự khác biệt và mang tính cạnhtranh cao.

- Coi trọng phát triển đội ngũ nhân viên

SHB trẻ trung, năng động, môi trường làm việc chuyên nghiệp, tin cậy

Phát triển và tự hào bản sắc văn hóa SHB sang tạo, đoàn kết, tạo cơ hội phát

triên cho tât cả mọi người, hướng tới giá trị tôn vinh những cá nhân có thành tích

- Liêm chính và minh bach

SHB chú trọng tính minh bạch, trung thực trong tất cả mọi hoạt động trên toànhệ thống

Nâng cao năng lực quản trị điều hành, công tác quản trị rủi ro, kiểm toán kiêm

soát nội bộ.

- Không ngừng đổi mới

SHB luôn xây dựng chiến lược cạnh tranh, tạo ra sự khác biệt, không ngừnglắng nghe, học hỏi, cải tiến, đôi mới và phát trién.

- Giá trị thương hiệu

SHB là ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng, có ban sắc riêng, có uy tín và vị thétrong nước và quốc tế.

Thương hiệu là tài sản của ngân hàng, là vinh dự của CBNV ngân hàng.

16

Trang 21

s* Chiến lược phát triển

- Luôn xây dựng chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, có tính

định hướng dài hạn với chiến lược cạnh tranh, luôn tạo ra sự khác biệt, hướng tới thị

trường và khách hàng.

- Hệ thống quản trị rủi ro được xây dựng đồng bộ có chiều sâu trên toàn hệ

thống, chất lượng, hiệu quả và chuyên nghiệp đảm bảo cho hoạt động được an toàn

bền vững.

- Xây dựng văn hóa SHB thành yếu tổ tinh thần gắn kết xuyên suốt toàn hệthống Xây dựng chiến lược quản trị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đảmbảo quá trình vận hành thông suốt, hiệu quả và liên tục trên toàn hệ thống SHB.

- Phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng trưởng lợi nhuận từ dịch vụ/ tổng lợinhuận qua từng năm với nền tang công nghệ hiện đại tiên tiến.

- Luôn đáp ứng lợi ích cao nhất của các cô đông, các nha đầu tư vì một SHB

Những mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự ra đời và trưởng thành của SHB:

13/11/1993: Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái (tiền thân của Ngân hàng

thương mại cô phan Sài Gòn - Hà Nội (SHB) được thành lập theo giấy phép số

0041/NH/GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp

và chính thức di vào hoạt động ngày 12/12/1993.

20/01/2006: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Quyết định số93/QD- NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyên đồi mô hình hoạt động từ Ngânhàng Thương mại Cổ phần Nông thôn sang Ngân hàng Thương mại Cô phần đô thị,

từ đó tạo được thuận lợi cho SHB có điều kiện nâng cao năng lực về tài chính, mởrộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển, đánh dấu

một giai đoạn phát triển mới của SHB và đây là Ngân hàng TMCP đô thị đầu tiên

18

Trang 22

có trụ sở chính tại Thành phố Cần Thơ, trung tâm tài chính - tiền tệ của khu vực

đồng bằng sông Cửu Long.

22/7/2008: Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định chấp thuận việc Ngân hàngTMCP Sài Gòn - Hà Nội chuyên địa điểm đặt trụ sở chính từ Cần Tho ra Hà Nội.

Ngày 09/9/2008, SHB đã long trọng tô chức lễ khai trương trụ sở mới tại số 77 Trần

Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Việc đặt trụ sở chính tại Hà Nội sẽ tạo điềukiện tốt nhất cho SHB tiếp cận với các cơ hội phát triển và nâng cao vị thế của mìnhkhi đây là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị của cả nước và là nơi hội tụ nhiều tổchức kinh tế, tài chính hàng đầu trong và ngoài nước Đồng thời đây cũng là mốcđánh dau bước ngoặt mới của SHB từ sau chuyên đổi từ một ngân hàng thương mạicô phần nông thôn lên đô thi, tạo một trong những bước tiến dau tiên trong mục tiêu

trở thành tập đoàn tài chính đa năng vào năm 2015.

20/4/2009: 50 triệu cổ phiếu phổ thông của SHB đã chính thức chào san tại

Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội với mã chứng khoán là SHB.

06/08/2009: Niêm yết b6 sung 150 triệu cổ phiếu phố thông của SHB lên sàngiao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội Sau 16năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB luôn nỗ lực không ngừng dé mang

đến cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách

phục vụ chuyên nghiệp nhất Với quyết tâm trở thành một Ngân hàng bán lẻ hiệnđại, đa năng hàng đầu Việt Nam và là một Tập Đoàn tài chính — công nghiệp — bấtđộng sản lớn mạnh Tổng số điểm giao dịch của SHB trên toàn hệ thống tính đến

31/12/2009 là 95 điểm bao gồm 01 Trụ sở chính, 16 Chi nhánh với 78 Phòng giao

Trang 23

Đại hội đồng cổ đãng

Ban OL& xử lý nợ cả vấn đề

P.KD tiền tệTổ KD VND

Tổ KD ngoại tệ —>| P Phát triển KHDN

P KD giấy tờ có giá P Tín dụng KHDN P.KTKSNB

Tổ phat triển KH

P Marketing ee To tham dinh

Trang 24

a) Cơ cầu bộ máy quan trị

i Đại hội đồng cô đông:

Đại hội đồng cổ đông chính là cơ quan có chức năng, thâm quyền cao nhấttrong ngân hàng TMCP Sài Gon- Hà Nội, nơi đưa ra những quyết định về các vanđề thuộc nhiệm vụ và quyên han được pháp luật cho phép và điều lệ ngân hàng đã

quy định.

ii Hội đồng quan trị:

Hội đồng quản trị là bộ phận do đại hội đồng cổ đông bau ra, với chức năngquản trị ngân hàng, toàn quyền nhân danh ngân hàng đưa ra các quyết định mọi vấn

21

Trang 25

đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, ngoại trừ các vấn đề thuộc

thầm quyền của đại hội đồng cô đông Vai trò của hội đồng quản trị là định hướng

chiến lược , kế hoạch hoạt động hăng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của ngânhàng thông qua ban điều hành và các hội đồng.

iii.Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát được bầu ra bởi hội đồng cổ đông, giữ nhiệm vụ thanh tra hoạtđộng tài chính của ngân hàng, giám sát sự chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, hoạt

động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ, thâm định các báo cáo tài chính

hang năm, sau đó báo cáo cho đại hội đồng cô đông tính chính xác, trung thực, hợppháp về báo cáo tài chính.

Cơ cấu của ban tông giám đốc bao gồm tông giám đốc va các phó tổng giám

đốc Tổng giám đốc là người thực hiện quyền và nghĩa vụ theo điều lệ quy định.

Tổng giám đốc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của ngân hàng Tổ chứcthực hiện triển khai các quyết định của hội đồng quản trị, kế hoạch kinh doanh dođại hội đồng cổ đông thông qua Kiến nghị các phương án sắp xếp cơ cấu tô chức vàquy chế quản lý nội bộ ngân hàng theo đúng điều lệ và nghị quyết của đại hội cổđông và hội đồng quản trị công ty Tổng giám đốc có trách nhiệm báo cáo định kỳtrước hội đồng quản trị về tình hình hoạt động, tình hình tài chính, kết quả kinhdoanh và chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của ngân hàng trước hội đồng quản

Hỗ trợ cho tông giám đốc trong điều hành hoạt động của ngân hang còn có các

phó tổng giám đốc, được tổng giám đốc phân công, ủy quyền thực hiện các nhiệm

22

Trang 26

vụ Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Tổng Giám đốc bằng văn bản phân côngnhiệm vụ do tông giám đốc quy định cụ thể.

Trong trường hợp tông giám đốc vắng mặt, một phó tổng giám đốc được tổnggiám đốc ủy quyền thay mặt để giải quyết công việc chung của ngân hàng và phảichịu trách nhiệm về các công việc mà mình đã quyết định trong thời gian ủy quyền.

1i Các phòng ban nghiệp vụ chính tại trụ sở chính

Thực hiện theo những yêu cầu Tổng giám đốc ban hành, tuân theo các quy

định của Ngân hàng nhà nước về chức năng và quyền hạn.

Các phòng nghiệp vụ tại hội sở có thé được tổng giám đốc ủy quyên giải quyếtvà thực hiện một số công việc cụ thé dựa trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ được

quy định tại quy chế tô chức điều hành Đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ theo quy

định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn do tổng giám đốc ban hành và tuân thủ

những quy định của ngân hàng nhà nước.

c) Hệ thống kiểm tra, kiểm soát.

Ngân hàng TMCP SHB đã xây dựng được hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộphù hợp với Quyết định 36/2006/Qđ-NHNN ngày 01/08/2016 của ngân hàng nhànước, thành lập phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại hội sở và các tô kiểm soát nộibộ trực thuộc sự quản lý của hội sở, với chức năng kiểm tra, kiểm soát phát hiện kịp

thời các thiếu sót, sai phạm trong quá trình hoạt động của các chi nhánh.

Ngoài ra, tại ngân hàng TMCP SHB, mội nghiệp vụ phát sinh đều có các cánbộ chuyên trách giàu kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực liên

quan, thực hiện kiểm tra trong suốt quá trình.

Bên cạnh các bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ, ngân hàng TMCP SHB còn

có các bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc ban kiểm soát Phòng kiểm toán nội bộlại thực hiện kiểm tra, đánh giá chéo với hệ thống kiểm soát nội bộ, để đưa ra cáckiến nghị chỉnh sửa bố sung hoàn thiện các quy trình, quy chế nhằm đảm hoạt động

hiệu quả của hệ thông kiêm tra, kiêm soát.

23

Trang 27

2.2 Phân tích tình hình huy động vốn trung và dài hạn

Kiểm soát viênSố lượng 1

Một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng là huy động vốn,với chức năng của một tô chức tài chính trung gian, ngân hàng sử dụng tiền huyđộng được để cho vay, cung cấp vốn cho nền kinh tế Cũng tương tự như vậy, tại

Phòng giao dịch Lạc Trung Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội

thì nghiệp vụ huy động vốn là một trong hai nghiệp vụ quan trọng nhất.Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn trung và dài hạn

100000 5.00%

0 0.00%2017 2018 2019

Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động vốn trung và dài hạn

24

Trang 28

Số tiền huy động vốn trung và dài hạn có con số tuyệt đối đối tăng trưởng đều

đặn qua các năm, năm 2017 tang 59 916 triệu so với 2016 (tức tang 19.81%), năm

2018 tăng 65 654 triệu so với 2017 (tức tăng 18.12%), năm 2019 tăng 61 716 triệu(tức tăng 14.42%).

Mức độ tăng trưởng số tiền huy động vốn trung và dài hạn của phòng giaodịch SHB Lạc Trung có sự giảm nhẹ trong 3 năm gan day, nam 2019 da giamkhoảng 5% so với 2016, xu hướng giảm tăng trưởng huy động vốn của phòng giao

dịch hoàn toàn phù hợp với xu hướng của toàn hệ thống ngân hàng tại Việt Nam Tỷ

lệ giảm này tương đối gần so với tỷ lệ giảm tăng trưởng toàn bộ hệ thống ngân hàngthương mại tại Việt Nam, khi so sánh mức tăng trưởng của năm 6 tháng đầu năm

2019 đã giảm khoảng 8% so với mức tăng trưởng cả năm 2017 Nhưng khác với

toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại, phòng giao dịch SHB Lạc Trung vẫn giữđược mức tăng trưởng 2 con số, đây là một điều đáng khích lệ, thé hiện nỗ lực trong

việc tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân.

Kết quả đó đến từ việc ngân hàng SHB đã không ngừng nỗ lực trong quảng báhình ảnh, phủ sóng rộng hơn tới mọi người dân, nâng cao chất lượng dịch vụ, nhânviên luôn thân thiện, nhiệt tình, dịch vụ nhanh chóng, thuận tiện Đồng thời với ưu

thế là điểm giao dịch nằm ngay tại khu phố đông đúc dân cư, nên giúp phòng giao

dịch SHB Lạc Trung tận dụng được nguồn vốn huy động là tiền gửi tiết kiệm củadân cư khu vực này Cộng với việc ngân hàng SHB liên tục có mức lãi suất cạnhtranh so với những ngân hàng thương mại khác nên đã thu hút được nhiều cư dângửi tiền vào ngân hàng này, khi mà trong năm 2019 ngân hàng đưa ra mức lãi suấttiền gửi tiết kiệm thời hạn trên 12 tháng có thé lên tới 8.1%, còn trong năm 2018 cóthê lên tới 7.8% với gửi tiết kiệm trên 12 tháng.

Trong năm 2018, đối mặt với tình hình thiếu dần vốn cho vay trung-dài hạn,trong khi đó ngân hàng nhà nước cũng có quy định thắt chặt hoạt động sử dụng vốnngắn hạn cho vay trung dài hạn, nên ngân hàng đã nâng lãi suất tiền gửi tiết kiệmtrung-dài hạn nhằm thu hút nguồn vốn này đáp ứng nhu cầu cho vay theo đúng quy

định Đây là cách thức phô biến nhất, được nhiều ngân hàng áp dụng hiện nay.

25

Trang 29

Thách thức mới khi ngân hàng cần đáp ứng quy định mới của ngân hàng nhà

nước theo thông tư 36, quy định siết chặt việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay

trung-dài hạn, theo đó dư nợ ngắn hạn để cho vay trung-trung-dài hạn phải giảm từ mức 40%xuống 30% dư nợ ngắn hạn, áp dụng muộn nhất vào tháng 7/2022, nên SHB cũng

tăng cường hơn huy động vốn trung dài hạn đáp ứng quy định cũng như nhu cầu

trong tương lai.

- 10%

2000 S0%- an%

Năm 215 Nam 2014 Nim20i5 Năm 201ñ Năm 2ù] 7 Nam2018 éT2014

mms ‘Tién gửi khách hing —#—Täng trưởng tiên gửi khách hàng

Nguồn: Bao cáo tài chính các ngắn hang thương mai

Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng tiền gửi các NHTM giai đoạn 2013-6T2019

2.3 Phân tích tình hình cấp tin dụng trung và dài hạn

2.3.1 Phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn

Song song với nghiệp vụ huy động vốn thì nghiệp vụ cho vay là quan trọngcòn lại được thực hiện là hoạt động tạo nguồn thu nhập lớn nhất tại đây.

Doanh số cho vay được hiểu là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân chokhách hàng tính trong 1 giai đoạn/thời kỳ; (hay ngược lại: Là số tiền mà khách hàng

vay được từ ngân hang trong 1 giai đoạn/thời kỳ).

Bảng 2.2 Doanh số cho vay trung và dài hạn

Năm 2017 2018 2019

Số tiền cho vay 216471 255192 293892

Tăng trưởng 18.76% 17.88% 15.17%

26

Trang 30

Đối tượng khách hàng cho vay tại Phòng giao dịch Lạc Trung Chi nhánh HàNội Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội là khách hàng cá nhân có nhu cầu bổ xungvốn mua bất động sản, hộ kinh doanh nhỏ lẻ muốn mở rộng quy mô hoạt động,không có khách hàng doanh nghiệp vì phòng giao dịch không có chuyên viên thâm

định tài chính doanh nghiệp, thêm vào đó cho vay doanh nghiệp không phải thếmạnh của giám đốc phòng giao dịch này Tài sản đảm bảo tại đây gần như toàn bộlà bất động sản hoặc sô tiết kiệm Hạn mức cho vay với phòng giao dịch là 700 triệu

VNĐ Thời hạn cho vay chủ yếu là trung và dài hạn, có thể kéo dài 12 năm.

Năm 2017, mức tăng trưởng con số tuyệt đối với cho vay trung và đài hạn là34 194 triệu so với năm 2016 (tức tăng 18.76%) Năm 2018 có mức tăng con số

tuyệt đối cho vay là 38 715 triệu so với 2017 (tức tăng 17.88%) Năm 2019 có mứctăng con số tuyệt đối là 38 700 triệu (tức tăng 15.17%).

Cùng với sự tăng trưởng của huy động trung dài hạn thì hoạt động cho vay

trung và dài hạn cũng tăng trưởng ở hai con số Ở số tiền cho vay tuyệt đối thì tathấy sự tăng trưởng liên tiếp qua các năm Cho thấy hoạt động mở rộng cho vay tạiđây khá mạnh mẽ khi phòng giao dịch SHB Lạc Trung đặt ra mục tiêu tìm kiếm, mở

rộng hơn nữa khách hàng không chỉ ở khu vực quận Hai Bà Trưng mà còn ở toàn

thành phố Hà Nội.

Mức tăng trưởng của số tiền cho vay trong 2 năm 2017 và 2018 đang ởngưỡng rất an toàn khi thấp hơn từ 0.2 đến 1% mức tăng trưởng số tiền huy động,

chỉ duy nhât có năm 2019 là mức tăng trưởng này cao hơn mức tăng trưởng huy

động vốn trung và đài hạn, nhưng xét về con số tuyệt đối thì số tiền huy động được

vẫn cao hơn so với số tiền cho vay ra, nên vẫn có thé nhận định mức tăng trưởng

này là phù hợp.

Theo thông tư 34/2014/TT-NHNN và Quyết định 2788/QD-NHNN do ngânhàng nhà nước ban hành nêu các điều kiện xét duyệt về gói hỗ trợ mua nhà với mụcđích định cư hoặc cho thuê, với mức lãi suất khoảng 5%/năm, thời hạn thanh toán từ

10-15 năm, điều này đã giúp cho thị trường bất động sản có phần sôi động hơn.

27

Trang 31

Sự tăng trưởng của hoạt động cho vay cũng tác động khá nhiều bởi thị trường

theo đà tăng trưởng của thị trường trong 3 năm qua, nhiều hộ kinh doanh có hoạt

động kinh doanh tốt hơn trước, có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, đặc biệtlà trong các hoạt động kinh doanh nhỏ mà phòng giao dịch Lạc Trung có lợi thế như

hộ kinh doanh bán hàng ăn, các dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phó Các cá nhân

có mức thu nhập tăng cũng có nhu cầu mua bất động sản, vay ngân hàng vói mục

số 09/2017/TT-NHNN, Thông tư số 16/2018/TT-NHNN, nhằm kiểm soát hoạt độngtín dụng trong các lĩnh vực tiềm ấn rủi ro, trong đó có bất động sản, nên tín dụng

mảng này có sự tăng trưởng chậm lại.

28

Trang 32

Doanh số cho vay

350000 20.00%18.00%16.00%14.00%12.00%10.00%300000

150000 8.00%

2017 2018 2019

Mmmm S6 tien chovay ====Tăng trưởng

Biểu đồ 2.2 Doanh số cho vay

2.3.2 Phân tích tình hình thu nợ trung và dài hạn

Là tổng số tiền mà ngân hàng thu được nợ từ khách hang trong l giaiđoạn/thời kỳ; (hay ngược lại: Là số tiền mà khách hàng trả nợ cho ngân hàng trong

612 triệu đồng (tức tang 20.42%).

Doanh số thu nợ cũng có mức tăng trưởng nhanh, cho thấy kha năng trả nợcủa khách hàng đang tốt, các hoạt động kinh doanh diễn ra 6n định, gặp ít rủi ro, các

cá nhân có mức thu nhập tốt Ngoài ra còn cho thấy công tác thúc giục khách hàng

trả nợ, tránh dé nợ tồn đọng dẫn tới nợ quá hạn của ngân hàng diễn ra tot Những

29

Trang 33

điều này cũng nhờ yêu cầu khi cho vay đối với khách hàng tại phòng giao dịch SHBLạc Trung là phải có tài sản đảm bảo, khách hàng có thể sử dụng chính bất động sản

vay vốn dé mua làm thé chấp, hay quyền sử dụng đất, Đây là những tài sản đảm

bảo có giá tri lớn, nên khách hang sẽ nô lực hơn trong việc trả nợ ngân hàng.

Biểu đồ 2.3 Doanh số thu nợ

2.3.3 Phân tích tình hình dự nợ trung và dài hạn

La toàn bộ số tiền mà khách hàng nợ ngân hang tại 1 thời điểm bat kỳ; gồm cả

nợ gôc và nợ lãi Mức dư nợ phụ thuộc nhiêu vào mức huy động của ngân hàng đó,

mức huy động tăng thì mức cho vay cũng tăng và ngược lại.

Bảng 2.4 Tình hình dư nợ trung và dài hạn

Năm 2017 2018 2019

Dư nợ cho vay trung và dài hạn 106639.429 | 145436.883 167665.92Tăng trưởng 29.07% 36.38% 15.28%

So với năm 2016, dư nợ cho vay trung và dai hạn năm 2017 đã tăng 24020.07

triệu đồng (tức tăng 29.07%) Đến năm 2018, số dư nợ cho vay trung và dài hạn

30

Trang 34

tăng 38779.45 triệu đồng (tức tăng 36.38%) Sang năm 2019, số dự nợ này tiếp tựctăng 22229.04 triệu đồng (tức tăng 15.28%).

Khoản mục dư nợ của phòng giao dịch SHB Lạc Trung tăng nhanh trong 3

năm qua, đặc biệt trong năm 2018 đã tăng tới 36.38% so với 2017, nguyên nhân

được lý giải bởi phòng giao dịch đang có xu hướng mở rộng thị phần trong khu vực

thành phố Hà Nội, mở rộng đối tượng cho vay, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng

Việc mở rộng này phù hợp với chính sách tín dụng của hệ thống ngân hàngSHB, nhưng vẫn cố gắng duy trì, đảm bảo an toàn cho khoản vay bằng các phươngpháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đưa ra các sản phâm cho vay phù hợp, lãi suất

cạch tranh với từng nhóm khách hàng, dịch vụ giám sát sau cho vay diễn ra thường

xuyên, sát sao để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả Chămsóc khách hàng sau cho vay, giải ngân đúng tiễn độ, giúp khách hàng tháo gỡ một

số khó khăn về thủ tục, đem lại sự thuận tiện nhất cho khách hàng

Đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng dư nợ đã giảm mạnh xuống còn 15.28%,sau 2 năm tăng trưởng nhanh thì bộ phận tín dụng phòng giao dịch đã cân trọng hơntrong việc cấp các khoản vay

Khi xét về tình hình vĩ mô tại hệ thống các ngân hàng thương mại, trong năm2019, có tới 13 trên 22 ngân hàng thương mại có tổng du nợ trung và dai hạn trên50% tổng dư nợ, đặc biệt là các ngân hàng khối tư nhân, chứng tỏ đây là xu hướngmà các ngân hang đang theo đuôi, gia tăng tỷ trọng cho vay trung-dài hạn đáp ứng

nhu câu hiện nay

3l

Ngày đăng: 29/06/2024, 01:52

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w