1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của trung quốc

37 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc
Tác giả Lê Thanh Hùng, Nguyễn Xuân Hồng Quân
Người hướng dẫn THS. Đoàn Thị Cẩm Vân
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Marx - Lenin
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2022-2023
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 280,5 KB

Cấu trúc

  • A. LỜI MỞ ĐẦU (3)
  • B. NỘI DUNG (4)
  • CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨ TRUNG QUỐC (0)
    • 1.1. Kinh tế Trung Quốc giai đoạn trước đổi mới (4)
    • 1.2. Quá trình phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc (20)
    • CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU , ĐẶC TRƯNG VÀ THÀNH TỰU CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC (23)
      • 2.1. Mục tiêu (23)
      • 2.2. Đặc trưng (28)
      • 2.3. Thành tựu (31)
      • C. KẾT LUẬN (34)
      • D. TÀI LIỆU THAM KHẢO (35)
      • E. PHÂN CHIA CÔNG VIỆC GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM (36)

Nội dung

Mộtcuộc chấn hưng các xí nghiệp quốc doanh đang từ từ bắt đầu.Giai đoạn 1984-1992: Rối loạn và náo động♦ Để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp nhà nước, một chính sách mang tên“hệ thống

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨ TRUNG QUỐC

Kinh tế Trung Quốc giai đoạn trước đổi mới

Trước đổi mới, nền kinh tế Trung Quốc bị chi phối bởi sở hữu nhà nước và kế hoạch hóa tập trung Từ năm 1950 tới 1973, GDP thực tế bình quân đầu người của Trung Quốc tăng trung bình 2,9% mỗi năm; mặc dù sự thay đổi thất thường bắt nguồn từ Đại nhảy vọt và Cách mạng văn hóa Mức này gần với mức trung bình của những quốc gia châu Á trong thời kì này, so với những quốc gia tư bản như Nhật Bản, Nam Triều Tiên và của Đài Loan thì tỉ lệ tăng của Trung Quốc thấp hơn nhiều Bắt đầu năm 1970, nền kinh tế đã bước vào một giai đoạn trì trệ, và sau cái chết của Mao Trạch Đông, lãnh đạo Đảng cộng sản hướng vào cải cách theo định hướng thị trường để cứu sự sụp đổ của nền kinh tế.

Những người cầm quyền Đảng cộng sản đã thực hiện những cải cách thị trường trong hai giai đoạn Giai đoạn đầu tiên, khoảng cuối những năm thập kỷ 70 và đầu những năm thập kỷ 80, bao gồm phi tập thể hóa nông nghiệp, mở của đất nước để đón nhận đầu tư nước ngoài, và cho phép doanh nhân bắt đầu công việc kinh doanh Tuy niên hầu hết nền công nghiệp vẫn thuộc sở hữu nhà nước Giai đoạn hai của cải cách, khoảng cuối những năm thập kỉ 80 và đầu thập kỉ 90, bao gồm tư nhân hóa và rút vốn khỏi nhiều ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và bãi bỏ những chính sách kiểm soát giá cả, chủ nghĩa bảo hộ, và các quy định, mặc dù sự độc quyền nhà nước trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng và dầu mỏ vẫn còn Khu vực tư nhân đã phát triển đặc biệt, chiếm 70 % tổng sản phẩm quốc nội khoảng năm 2005 Từ năm 1978 cho tới 2013, sự phát triển chưa từng thấy đã xảy ra, với nền kinh tế tăng khoảng 9.5% một năm Chính quyền bảo thủ của Hồ Cẩm Đào đã điều chỉnh và quản lý nền kinh tế chậm chạp hơn sau năm 2005, đảo chiều một vài cải cách.

Tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XI Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1978) mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, mở ra một thời kỳ mới cho nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong công cuộc cải cách, mở cửa, hội nhập quốc tế Trải qua 40 năm, sự nghiệp cải cách, mở cửa của Trung Quốc đạt nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo cơ sở vững chắc đưa quốc gia này tiếp tục tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Giai đoạn 1978-1983: Mở cửa và kích hoạt

♦ Trước 1978, chế độ công xã nhân dân thực hiện trong 20 năm ròng kèm với những mặt trái của cơ chế tập thể hóa ruộng đất, kết quả là hiệu suất nông nghiệp thấp, nông dân đi vào bước đường cùng Trong tình cảnh không biết đi về đâu, nông dân đòi phải được khoán ruộng đất.Và chế độ khoán ruộng đất ấy rất hiệu nghiệm, nhanh chóng lan rộng trên toàn quốc, mang lại Trung Quốc những thay đổi mà cả thế giới đều phải thừa nhận.

♦ Vào năm 1978, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc chỉ có 167.000.000 USD, rất thấp 30 năm sau, đến năm 2008, con số này đã vượt quá 1.700 tỷ USD, gấp 10.000 lần.Trong thời kì đầu cải cách , Đặng Tiểu Bình dựa vào “ nguồn vốn lớn tập trung đầu tư ”, dùng tiền CNTB để xây dựng Trung Quốc Kêu gọi đầu tư nước ngoài là nhiệm vụ hàng đầu của chính phủ Nhưng mọi việc không thuận lợi, những nhà đầu tư nhanh chóng phát hiện ra rằng, một nước Trung Quốc với môi trường chính sách dao động không rõ ràng, thiết bị và cơ sở hạ tầng vô cùng lạc hậu, vì thế không phải là một nước lí tưởng cho việc đầu tư Ngay khi nhận ra kế hoạch này không thể thực hiện được, Đặng Tiểu Bình lập tức thay đổi chiến lược, ông bắt đầu tập trung vào cải tạo mấy chục ngàn xí nghiệp nhà nước, tập trung xây dựng đặc khu ở những nơi có vị trí heo hút, thực lực kinh tế thấp kém tại miền Nam, cụ thể là Thâm Quyến, để từ đó thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài.

♦ Năm 1979 là năm nền kinh tế của Trung Quốc bắt đầu khôi phục Do bởi

“cha chung không ai khóc”, hiệu suất thấp luôn là vấn đề khó khăn bủa vây lấy những xí nghiệp quốc doanh Trung Quốc Để kích hoạt những xí nghiệp quốc doanh, “phương thuốc” đầu tiên mà mọi người nghĩ tới là mở rộng quyền dân chủ Nhà nước công bố 5 văn kiện:”mở rộng quyền tự chủ quản lí kinh doanh của các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh”; “thực hiện giữ tỉ lệ lợi nhuận”; “thu thuế trên tài sản cố định”;”Nâng cao phương pháp sử dụng khấu hao và thay đổi chi phí khấu hao”;”thực hiện mở rộng tín dụng” Một cuộc chấn hưng các xí nghiệp quốc doanh đang từ từ bắt đầu.

Giai đoạn 1984-1992: Rối loạn và náo động

♦ Để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp nhà nước, một chính sách mang tên

“hệ thống hai giá” đã ra đời.”Hệ thống hai giá có nghĩa là, một loại nguyên liệu sản xuất nhưng có hai loại giá, cùng một loại giá do nhà nước kiểm soát gọi là “giá trong định mức” của thị trường hóa; dành cho các công nghiệp cổ phần và tư nhân là “giá ngoài định mức”, giá ngoài định mức cao hơn nhiều so với giá trong định mức Đánh giá “hệ thống hai giá”, một mặt giữ lại được giá cả của thời kinh tế kế hoạch , đồng thời lại mở ra một bộ phận thị trường không thuộc sở hữu nhà nước có cơ hội phát triển nhanh chóng, tuy nhiên mặt trái “hệ thống hai giá” sinh ra hiện tượng tham ô đồi bại.

♦ Để vật giá nhanh chóng đi vào quỹ đạo điều tiết của thị trường , 3-1988 Trung ương quyết định nới lỏng quản chế, bãi bỏ “hệ thống hai giá” và tiến hành chính sách để “vật giá đột phá” làm cho giá các sản phẩm gia tăng nhanh chóng Thế nhưng “vật giá đột phá” lại nhanh chóng bị mất tầm kiểm soát, nạn lạm phát cùng đà tiến tới Năm 1988 là năm vật giá tăng cao nhất, nạn lạm phát diễn biến nhanh nhất kể từ năm 1950 Cùng lúc ấy, nạn lạm phát còn dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu sản xuất Trung Quốc đang rơi vào mất kiểm soát nghiêm trọng ”Vật giá đột phá’ sau này được xem là đợt mất kiểm soát về kinh tế lớn nhất của Trung Quốc kể từ khi cải cách vào năm 1978.

♦ Năm 1989, tình hình nghiêm trọng, bước thứ nhất trong việc chỉnh đốn là bắt đầu kiểm tra tình hình trốn thuế của doanh nghiệp tư.”tình trạng trốn thuế của các hộ cá thể chiếm 80% tỉ lệ doanh nghiệp cả nước” Bước thứ hai của công cuộc sửa đổi chỉnh đốn là thanh lý chỉnh đốn những xí nghiệp mới hoạt động nằm bên ngoài hệ thống xí nghiệp nhà nước, họ bị cho là đầu mối của tai họa đã gây nên tình trạng lạm phát, thị trường mất tầm kiểm soát và tranh giành nguyên vật liệu của các xí nghiệp nhà nước.

Năm 1989, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sụt giảm tới mức thấp nhất kể từ năm 1978, các ngân hàng thoi thóp, tỉ lệ tiêu dung giảm, các công xưởng không đủ năng lực thi công, các xí nghiêp ở thôn trấn phần lớn phải đóng cửa, tỉ lệ thất nghiệp tăng vọt, lưu thông tiền tệ gặp vấn đề lớn Trong tình cảnh ấy, năm 1989 Đặng Tiểu Bình đưa ra “ Vấn đề Trung Quốc, muốn áp đảo tất cả thì cần phải ổn định”.

♦ Tháng 10-1992, đại hội đại biểu lần thứ 14 Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức và xác định rõ mục tiêu “xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc’ Cơn sốt bắt đầu bùng nổ từ thị trường cổ phiếu và sự ra đời của Ủy Ban Chứng khoán Trung Quốc Năm

1992, Trung Quốc đẩy nhanh cải cách và mở cửa, các công ty nước ngoài lại lần nữa tiến quân đến với Trung Quốc.

Nhìn lại lịch trình cải cách mở cửa từ 1989-1992, rõ ràng Trung Quốc đã đi qua một giai đoạn vô cùng nhạy cảm và đầy ấp những “luân chuyển tuần hoàn” nguy hiểm Và thế là, trong sự tấn công của kinh tế thị trường, kinh tế Trung Quốc cũng tìm được cuộc sống mới trong bao lần rạn nứt rồi thay đổi.

Giai đoạn 1993-1997: cấp tiến và ước mơ

♦ Các hiện tượng cho thấy, Trung Quốc năm 1993 đã không còn là một đất nước của nền kinh tế kế hoạch mang ý nghĩa truyền thống nữa Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế tư nhân,”đầu cơ trục lợi” trở thành một khái niệm lịch sử , kinh tế thôn trấn mọc lên khắp nơi, thị trường tiền vốn là một bộ phận cấu thành tất yếu của kinh tế thị trường hiện đại cũng đã vận hành những bước đầu tiên Do thất bại của “vật giá đột phá”, cộng thêm những điều chỉnh vĩ mô sau đó đã đẩy việc sản xuất rơi vào chuỗi tháng ngày ảm đạm Sáu tháng đầu năm 1993, tổng chỉ số giá cả nguyên vật liệu sản xuất trên cả nước đã tăng lên 44,7%, ngân hàng tư nhân bất hợp pháp hoạt động sôi nổi, tỉ lệ cho vay nặng lãi của người dân ngày càng cao, lãi suất chính thức trở thành con số ảo.

♦ Chu Dung Cơ, người có tài chỉnh đốn, sửa đổi trong lĩnh vực Kinh tế, đảm nhận vai trò phó thủ tướng chủ quản về kinh tế Ngày 23/7/1993 ông đưa ra

“chế độ chia thuế” Chế độ chia thuế được thực hiện đã khiến cho trật tự ngân sách quốc gia có những cải thiện lớn, tài chính nhà nước tìm lại được sức sống.

Quá trình phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc

Về mặt lý luận, thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (KTTTXHCN) ở Trung Quốc là sản phẩm của sự kết hợp giữa lý luận của chủ nghĩa Mác với thực tiễn lịch sử phát triển đất nước Trung Quốc, là quá trình kế thừa tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận về chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện” của Giang Trạch Dân, quan điểm phát triển khoa học của Hồ Cẩm Đào đến lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới của Tập Cận Bình. Thể chế KTTTXHCN ở Trung Quốc đã có một quá trình dài hình thành và phát triển Từ năm 1978 khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách mở cửa, đến tháng 10-1992, vấn đề xây dựng thể chế KTTTXHCN mới chính thức được đưa ra tại Đại hội Đảng lần thứ XIV: “Mục tiêu cải cách thể chế kinh tế nước ta là xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, điều này có lợi cho việc giải phóng tư tưởng và phát triển lực lượng sản xuất hơn nữa”(1). Đại hội XIV đánh dấu cải cách thể chế kinh tế đã bước vào một giai đoạn phát triển mới.

Trên thực tiễn, quá trình hình thành quan điểm lý luận về thể chếKTTTXHCN ở Trung Quốc gắn với ba giai đoạn quan trọng của cải cách kinh tế: (i) Giai đoạn 1978 - 1984: Giai đoạn khởi đầu của nhận thức về cải cách thể chế kinh tế, đó là từ kinh tế kế hoạch đơn thuần sang kinh tế kế hoạch là chủ yếu, điều tiết thị trường là bổ sung, hay còn gọi là “kinh tế hàng hóa có kế hoạch”; (ii) Giai đoạn 1984 - 1989: Giai đoạn chuyển sang nhận thức về “kết hợp kinh tế kế hoạch với điều tiết thị trường” và (iii) Giai đoạn

1989 - 1992: Giai đoạn xác lập nhận thức về “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”.

Những thành tựu vượt bậc trong 30 năm cải cách mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc là cơ sở để quan điểm “sự kết hợp giữa xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường đã tạo ra kỳ tích tăng trưởng của Trung Quốc” nhận được sự đồng thuận rộng rãi của phần đông nhà nghiên cứu, và họ gọi đây là “mô hình kiểu Trung Quốc”(2) Sau khi chính thức được đưa ra tại Đại hội XIV năm

1992, coi xây dựng thể chế KTTTXHCN là phương hướng cải cách thể chế kinh tế, đến Hội nghị Trung ương 3 Khóa XIV, Trung Quốc đưa ra “Quyết định về một số vấn đề xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” xác định các nhiệm vụ cụ thể của cải cách thể chế KTTTXHCN Và đến năm

2013, trải qua 10 năm thực tiễn thì đến Hội nghị Trung ương 3 Khóa XVIII đã thông qua “Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề quan trọng đi sâu cải cách toàn diện”, nhấn mạnh đến việc để thị trường phát huy vai trò mang tính “quyết định” trong phân bổ nguồn lực, kiên trì và hoàn thiện chế độ kinh tế cơ bản; đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống thị trường hiện đại, hệ thống điều tiết vĩ mô, hệ thống kinh tế loại hình mở; đẩy nhanh chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế; đẩy nhanh xây dựng quốc gia sáng tạo(3) Thị trường phát huy vai trò mang tính quyết định trong phân bổ nguồn lực có thể coi là yêu cầu mang tính bản chất của nền kinh tế thị trường, ở đó việc phân bổ tài nguyên, nguyên liệu đầu vào được giải quyết theo quy luật của kinh tế thị trường mà cốt lõi là quy luật cung cầu, không sức mạnh nào có thể cao hơn hay thay thế cho vai trò thị trường, thị trường được đặt vào vị trí chủ thể Mặt khác, nhấn mạnh đến vai trò mang tính quyết định của thị trường không có nghĩa bỏ qua hay phủ định vai trò của Nhà nước Đặc trưng cơ bản của thể chế KTTTXHCN là sự kết hợp giữa chế độ XHCN với phát triển kinh tế thị trường, chế độ công hữu giữ vị trí chủ thể Điểm khác biệt và cũng là điểm ưu việt của thể chế KTTTXHCN so với thể chế kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa đó là ở chỗ nó quan tâm và bảo đảm đồng thời hiệu quả kinh tế và sự công bằng xã hội.

Dưới góc độ lý luận, thể chế kinh tế thị trường đặc sắc Trung Quốc là kết quả của sự tham khảo, vận dụng hài hòa, sáng tạo những học thuyết, quan điểm lý luận của kinh tế học phương Tây và chủ nghĩa Mác vào thực tiễn lịch sử phát triển đất nước Trung Quốc; là một bộ phận cấu thành quan trọng hàng đầu trong hệ thống lý luận về CNXH đặc sắc Trung Quốc Nội dung quan trọng nhất trong lý luận của Trung Quốc về thể chế KTTTXHCN nằm ở quan điểm xác lập vai trò của Nhà nước là “hỗ trợ và hợp tác”.

Khác với kiểu thể chế và chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa điển hình tại các nước Âu - Mỹ, hay tiền tư bản chủ nghĩa tại một số nước khu vực châu Phi và Trung Đông, đồng thời cũng không giống với thể chế kinh tế kế hoạch và chế độ kinh tế XHCN truyền thống hiện còn tồn tại ở Cu Ba, Triều Tiên, thể chế

KTTTXHCN đặc sắc Trung Quốc thể hiện ở chỗ Nhà nước đóng vai trò “hỗ trợ và hợp tác”, hay nói cách khác là thực hiện kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước Vai trò hỗ trợ quy định chức năng Nhà nước khơi dậy và bảo vệ các nhân tố của thị trường, ổn định hệ thống tài chính tiền tệ Vai trò hợp tác là Nhà nước hoạch định những chính sách kinh tế phù hợp với sự vận động của các quy luật trong nền kinh tế thị trường bên cạnh việc bảo đảm các mục tiêu kinh tế - xã hội của mình Đặc điểm cơ bản của nó là Nhà nước có thể thông qua các chính sách tín dụng, thuế, tiền tệ để tác động tích cực lên nền kinh tế, song không được can thiệp vào các hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh doanh sản xuất trên thị trường Các chính sách này phải bảo đảm sự thống nhất, không đối đầu, đi ngược với thị trường, đồng thời có ý nghĩa bù đắp những khiếm khuyết, sửa chữa những sai lệch của thị trường.

Thực thi thể chế KTTTXHCN tại Trung Quốc nhằm phát huy vai trò “hỗ trợ và hợp tác” của Nhà nước một cách hiệu quả, hướng tới triển khai các chính sách điều tiết vĩ mô phù hợp của Nhà nước, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, điều chỉnh bố cục cơ cấu kinh tế hướng tới các mục tiêu phát triển lâu dài, đồng thời vẫn phải kích thích tối đa sức mạnh của từng tế bào kinh tế Nhà nước đưa ra các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn, mỗi 5 năm một lần (Trung Quốc gọi là kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm). Nhà nước xuất phát từ các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và lợi ích quốc gia tổng thể, lâu dài để thực hiện điều tiết vĩ mô một cách chủ động và có sức mạnh, không bị ràng buộc bởi vấn đề đảng phái chính trị hay tập đoàn lợi ích như thường xuất hiện trong thể chế tư bản chủ nghĩa(4).

Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIV (năm 1992) xác định thể chế KTTTXHCN tại Trung Quốc có các đặc trưng cơ bản sau: (i) Thể chế kinh tế thị trường được hình thành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và trong điều kiện chính trị của chính quyền dân chủ nhân dân; (ii) Kinh tế thị trường hoạt động trong sự kết hợp với chế độ kinh tế cơ bản, mà công hữu là chủ thể, kết hợp với các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; (iii) Kinh tế thị trường thực hiện nguyên tắc cùng giàu có; (iv) Xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại, hệ thống thị trường có cạnh tranh trong trật tự; (v) Thiết lập hệ thống điều hành vĩ mô, trong đó điều hành gián tiếp là chính; (vi) Xây dựng chế độ phân phối và chế độ bảo đảm xã hội thích ứng với thể chế thị trường.

Trải qua các kỳ đại hội Đảng, từng đặc trưng nêu trên không ngừng được nhận thức mới lại và làm rõ hơn nữa Đặc biệt, Hội nghị Trung ương 3 Khóa XVIII thông qua “Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề quan trọng đi sâu cải cách toàn diện” đã chỉ ra: Chế độ kinh tế cơ bản với chế độ công hữu là chủ thể, các chế độ sở hữu khác cùng phát triển là trụ cột quan trọng của chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, cũng là nền tảng của thể chế KTTTXHCN.

Như vậy, có thể nhận thấy đặc trưng cơ bản của thể chế KTTTXHCN đặc sắc Trung Quốc là “sự kết hợp hữu cơ giữa kinh tế thị trường với chế độ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc” Đặc trưng này mang lại ba ưu thế so với các thể chế kinh tế thị trường khác: Một là, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đảng cầm quyền duy nhất tại Trung Quốc, từ đó phát huy tối đa ưu thế ổn định về mặt chính trị, thống nhất về các chủ trương chính sách cải cách phát triển kinh tế có liên quan; Hai là, chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo phát huy tối đa tính ưu việt của chế độ XHCN so với chế độ tư bản; Ba là, thực hiện và phát triển kinh tế thị trường, bảo đảm phát huy tối đa tính ưu việt của nền kinh tế thị trường Hay nói cách khác, xây dựng và phát triển nền KTTTXHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là đặc trưng cơ bản nhất của CNXH đặc sắc Trung Quốc.

MỤC TIÊU , ĐẶC TRƯNG VÀ THÀNH TỰU CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC

Được tổ chức 5 năm một lần, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc được coi là hoạt động quan trọng nhất trong đời sống chính trị của quốc gia đông dân nhất thế giới này Trải qua 19 kì đại hội, những mục tiêu, đặc trưng và thành tựu được định hướng một cách rõ ràng.

Sau Hội nghị Trung ương 3 khóa XI (năm 1978), Đặng Tiểu Bình đã chỉ rõ:

"Muốn phát triển sức sản xuất, phải cải cách thể chế kinh tế" Đây chính là một trong những nội dung đổi mới quan trọng về lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc Mục tiêu và thực chất của cuộc cải cách này là thay đổi cơ chế quản lý kinh tế cũ (cơ chế kinh tế kế hoạch) sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, giải phóng và phát triển sức sản xuất để thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa Quá trình hình thành và phát triển lý luận xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc có thể chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất (từ tháng 12-1978 đến tháng 9-1984): xây dựng cơ chế kinh tế bước đầu có sự điều tiết của thị trường.

- Giai đoạn thứ hai (từ tháng 10-1984 đến tháng 12-1991): xây dựng thể chế kinh tế theo hướng thị trường Hội nghị Trung ương 3 khóa XII (năm 1984) thông qua Nghị quyết về cải cách thể chế kinh tế, trong đó nêu rõ:

"Kinh tế XHCN là kinh tế hàng hóa có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu Phát triển đầy đủ kinh tế hàng hóa là giai đoạn không thể bỏ qua của sự phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện tất yếu để thực hiện hiện đại hóa kinh tế của Trung Quốc" Đây là một bước đột phá quan trọng về lý luận, chỉ ra phương hướng cho công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.

- Giai đoạn thứ ba (từ năm 1992 đến nay): xây dựng bước đầu thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc

(tháng 10-1992) đã chính thức tuyên bố: "Mục tiêu cải cách thể chế kinh tế của Trung Quốc là xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa". Đại hội cũng chỉ rõ: "Thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa chính là làm cho thị trường phát huy được vai trò mang tính cơ sở trong việc bố trí các nguồn lực dưới sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, khiến cho các hoạt động kinh tế tuân theo yêu cầu của quy luật giá trị; thông qua chức năng của đòn bẩy giá cả và cơ chế cạnh tranh, phân phối các nguồn lực một cách hiệu quả, tạo ra động lực và sức ép cho doanh nghiệp, thực hiện chọn lọc tự nhiên, lợi dụng ưu điểm của thị trường phản ứng mau lẹ với các tín hiệu kinh tế, thúc đẩy điều tiết kịp thời sản xuất và nhu cầu tiêu dùng" Để đạt được mục tiêu trên, Hội nghị Trung ương 3 khóa XVI đã xác định nhiệm vụ chủ yếu để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là:

"Hoàn thiện chế độ kinh tế cơ bản lấy chế độ công hữu làm chủ thể, nhiều chế độ sở hữu cùng phát triển, xây dựng thể chế có lợi cho việc dần dần thay đổi cơ cấu kinh tế ở thành thị và nông thôn, hình thành cơ chế thúc đẩy sự phát triển hài hòa kinh tế khu vực, hình thành hệ thống kinh tế thị trường hiện đại thống nhất mở cửa, cạnh tranh lành mạnh, hoàn thiện hệ thống điều tiết vĩ mô, thể chế quản lý hành chính và chế độ pháp luật kinh tế, kiện toàn chế độ việc làm, phân phối thu nhập và bảo đảm xã hội, xây dựng cơ chế thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bền vững." Đặc biệt, Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt mục tiêu phát triển theo

2 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (2020 - 2035), hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, cơ bản thực hiện hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội; giai đoạn thứ hai (2035 - giữa thế kỷ XXI), thực hiện hiện đại hóa, xây dựng Trung Quốc thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp. Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quán triệt quan điểm phát triển mới, xây dưng hệ thống kinh tế hiện đại hóa

- Phấn đấu thực hiện “hai mục tiêu một trăm năm”, thực hiện giấc mơ phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa; không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân; cần kiên định không thay đổi coi phát triển là nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng trong việc điều hành và phát triển đất nước, kiên trì giải phóng và phát triển năng lực sản xuất xã hội, kiên trì phương hướng cải cách kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy nền kinh tế phát triển lành mạnh bền vững.

- Nền kinh tế Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn tăng trưởng cao sang giai đoạn phát triển chất lượng cao Hiện đang ở thời kỳ then chốt chuyển đổi phương thức phát triển, tối ưu hóa kết cấu kinh tế, chuyển đổi động lực tăng trưởng Xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa là yêu cầu cấp bách để vượt qua cửa ải và là mục tiêu chiến lược trong phát triển của Trung

Quốc Cần kiên trì coi chất lượng là số một, ưu tiên hiệu quả và lợi ích. Dựa vào cải cách kết cấu theo hướng trọng cung làm dòng chính, thúc đẩy thay đổi chất lượng, thay đổi hiệu suất và thay đổi động lực của phát triển kinh tế Nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp, ra sức đẩy nhanh phát triển đồng bộ giữa xây dựng hệ thống ngành nghề của nền kinh tế thực, sáng tạo khoa học kỹ thuật, tài chính hiện đại và nguồn nhân lực Nỗ lực xây dựng thể chế kinh tế với cơ chế thị trường hiệu quả, chủ thể vi mô có sức sống và điều tiết vĩ mô hợp lý, không ngừng tăng cường sức cạnh tranh và sáng tạo của nền kinh tế Trung Quốc 5 mục tiêu được đề cập:

- 1.Đi sâu cải cách kết cấu theo hướng trọng cung Xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa, cần đưa trọng điểm của phát triển kinh tế vào nền kinh tế thực, đưa hệ thống nguồn cung chất lượng cao trở thành phương hướng chính, tăng cường rõ rệt ưu thế chất lượng của nền kinh tế Trung Quốc Đẩy nhanh xây dựng cường quốc chế tạo, đẩy nhanh phát triển ngành chế tạo tiên tiến, thúc đẩy hội nhập sâu rộng giữa mạng Internet, số liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và kinh tế thực thể; tạo dựng điểm tăng trưởng mới, hình thành động năng mới trong các lĩnh vực tiêu dùng trung và cao cấp; dẫn dắt sáng tạo, môi trường xanh, carbon thấp, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng hiện đại, dịch vụ nguồn nhân lực và các lĩnh vực khác Khuyến khích nâng cấp, tối ưu hóa các ngành nghề truyền thống, đẩy nhanh phát triển ngành dịch vụ hiện đại, nhắm đúng tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao trình độ Thúc đẩy ngành nghề Trung Quốc bước vào chuỗi giá trị trung, cao cấp của toàn cầu, bồi dưỡng nhiều nhóm ngành chế tạo tiên tiến đẳng cấp thế giới Tăng cường xây dựng mạng lưới thủy điện, đường sắt, đường bộ, vận tải đường thủy, hàng không, ống dẫn, mạng lưới điện, thông tin, logistic và các cơ sở hạ tầng khác Kiên trì loại bỏ năng lực sản xuất, loại bỏ tồn kho, loại bỏ đòn bảy, giảm giá thành, bổ sung thiếu sót, tối ưu hóa phân phối nguồn tài nguyên tồn đọng, mở rộng nguồn cung chất lượng tốt, thực hiện cân bằng động thái cung cầu Kích thích phát triển và bảo hộ tinh thần của doanh nghiệp, cổ vũ nhiều hơn các chủ thể xã hội đầu tư sáng tạo lập nghiệp Xây dựng đội ngũ lao động với mô hình tri thức, tay nghề và sáng tạo, phát huy tinh thần người thợ lành nghề và tinh thần tấm gương trong lao động, tạo ra nền nếp xã hội với phương châm lao động là vinh quang và không khí yêu nghề kính nghiệp với mong muốn đã tốt lại phải tốt hơn.

- 2 Đẩy nhanh xây dựng đất nước với mô hình sáng tạo Sáng tạo chính là động lực số một dẫn dắt phát triển, là trụ cột chiến lược xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa Cần nhắm vào tuyến đầu của khoa học công nghệ thế giới, tăng cường nghiên cứu cơ bản, thực hiện đột phá quan trọng thành quả về nghiên cứu cơ bản đi trước đón đầu, sáng tạo căn bản mang tính dẫn dắt Tăng cường nghiên cứu ứng dụng cơ bản, mở rộng thực thi dự án khoa học kỹ thuật quan trọng của quốc gia, nêu bật sáng tạo công nghệ và tính then chốt của công nghệ, công nghệ dẫn dắt mũi nhọn, công nghệ công trình hiện đại, công nghệ mang tính đảo chiều nhằm cung cấp sự hỗ trợ mạnh mẽ cho việc xây dựng cường quốc về khoa học công nghệ, cường quốc chất lượng, cường quốc hàng không vũ trụ, cường quốc mạng, cường quốc giao thông, kỹ thuật số Trung Quốc và xã hội trí tuệ Tăng cường xây dựng hệ thống sáng tạo quốc gia, tăng cường sức mạnh khoa học công nghệ chiến lược Đi sâu cải cách thể thế khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống sáng tạo với doanh nghiệp là chủ thể, lấy thị trường làm định hướng, hội nhập sâu sắc giữa các ngành nghề, đào tạo và nghiên cứu, tăng cường hỗ trợ đối với sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy chuyển đổi thành quả khoa học công nghệ Đề xướng văn hóa sáng tạo, tăng cường sáng tạo, bảo vệ, sử dụng quyền sở hữu trí tuệ Bồi dưỡng đào tạo số lượng lớn nhân tài khoa học công nghệ chiến lược đạt trình độ quốc tế, các nhân tài khoa học công nghệ hàng đầu, nhân tài khoa học công nghệ trẻ và đội ngũ sáng tạo trình độ cao.

- 3 Thực thi chiến lược chấn hưng nông thôn Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân là vấn đề mang tính căn bản liên quan đến kế hoạch dân sinh quốc gia, cần trước sau như một coi việc giải quyết tốt vấn đề “tam nông” là công tác trọng điểm của toàn Đảng Cần kiên trì ưu tiên phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng kiện toàn hệ thống chính sách và cơ chế thể chế phát triển hội nhập giữa thành thị và nông thôn, nhanh chóng thúc đẩy hiên đại hóa nông nghiệp nông thôn Củng cố và hoàn thiện chế độ kinh doanh cơ bản của nông thôn, đi sâu cải cách chế độ đất đai vùng nông thôn, hoàn thiện chế độ phân tách 3 quyền[5] của đất khoán Duy trì quan hệ đất khoán ổn định và không thay đổi trong thời gian lâu dài, gia hạn 30 năm sau khi thời gian khoán đất lần thứ hai đáo hạn Đi sâu cải cách chế độ quyền sở hữu tập thể nông thôn, bảo đảm quyền lợi tài sản của nông dân, phát triển lớn mạnh kinh tế tập thể Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giữ chặt bát cơm của người Trung Quốc trong tay mình Xây dựng hệ thống ngành nghề, hệ thống sản xuất và hệ thống kinh doanh nông nghiệp hiện đại, hoàn thiện chế độ hỗ trợ bảo vệ nông nghiệp, phát triển kinh doanh với quy mô vừa phải dưới nhiều hình thức, bồi dưỡng chủ thể kinh doanh nông nghiệp loại hình mới, kiện toàn hệ thống dịch vụ xã hội hóa nông nghiệp, thực hiện gắn kết hữu cơ giữa nông hộ cá thể với sự phát triển nông nghiệp hiện đại Thúc đẩy phát triển hội nhập ngành nghề số 1, số 2, số 3 vùng nông thôn, ủng hộ và khuyến khích nông dân tìm công ăn việc làm và khởi nghiệp, mở rộng các kênh tăng thêm thu nhập Tăng cường công tác cơ sở nền móng nông thôn, kiện toàn hệ thống quản lý nông thôn kết hợp tự quản lý, quản lý theo pháp luật và quản lý theo đạo đức Đào tạo đội ngũ làm công tác “tam nông” hiểu về nông nghiệp, yêu nông thôn và thương nông dân.

- 4 Thực thi chiến lược phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền Tăng cường hỗ trợ các vùng căn cứ địa cách mạng, khu vực dân tộc, khu vực biên cương, khu vực nghèo đói phát triển nhanh chóng; tăng cường biện pháp thúc đẩy công cuộc đại khai phát miền Tây hình thành bố cục mới, đi sâu cải cách đẩy nhanh việc chấn hưng các cơ sở công nghiệp truyền thống như khu công nghiệp vùng Đông Bắc Phát huy ưu thế thúc đẩy khu vực miền Trung trỗi dậy, dẫn dắt sáng tạo đi đầu thực hiện phát triển tối ưu hóa khu vực miền Đông, xây dựng cơ chế mới hiệu quả hơn trong việc phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền Xây dựng bố cục thành thị phát triển nhịp nhàng giữa các thành phố lớn, vừa và nhỏ với các đô thị nhỏ với chủ thể là cụm thành phố; đẩy nhanh chuyển dịch dân số từ nông nghiệp trở thành người thành thị Lấy việc giải tỏa các chức năng phi thủ đô của Bắc Kinh làm “điểm then chốt” để thúc đẩy phát triển nhịp nhàng Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, xây dựng khu mới Hùng An với xuất phát điểm quy hoạch và tiêu chuẩn cao Thúc đẩy phát triển vành đai kinh tế sông Trường Giang với định hướng cùng nhau bảo vệ, không khai thác quá mức Hỗ trợ phát triển chuyển đổi mô hình kinh tế khu vực loại hình tài nguyên Đẩy nhanh phát triển vùng biên cương, bảo đảm biên cương được củng cố, biên giới được an toàn Kiên trì tính toán tổng thể giữa lục địa và hải dương, đẩy nhanh xây dựng cường quốc biển.

Ngày đăng: 28/06/2024, 22:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w