1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề phát triển chương trình dạy học phân hoá

32 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển chương trình dạy học phân hoá
Tác giả Lê Anh Tuấn
Người hướng dẫn PGS.TS Chu Cẩm Thơ
Trường học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Chuyên ngành Sư phạm Toán
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,16 MB

Cấu trúc

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU (6)
    • 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu (6)
    • 2. Mục đích nghiên cứu (7)
  • B. PHẦN NỘI DUNG (8)
    • 1. Khái niệm và nguyên tắc dạy học phân hoá (8)
    • 2. Đặc điểm của chương trình dạy học phân hóa (9)
      • 2.1 Mục tiêu chủ yếu của phương pháp dạy học phân hoá (9)
      • 2.2 Nội dung học tập được điều chỉnh, bổ sung phù hợp (10)
      • 2.3 Phương pháp và hình thức dạy học phân hoá (10)
      • 2.4 Các cấp độ dạy học phân hoá (12)
    • 3. Quy trình phát triển chương trình dạy học phân hóa (13)
    • 4. Ứng dụng chương trình dạy học phân hóa vào thực tiễn: KHBD chương III. Tứ giác – Toán 8, tập 1 - Kết nối tri thức vào cuộc sống (15)
  • CHƯƠNG III. TỨ GIÁC (16)
    • BÀI 10. TỨ GIÁC (1 TIẾT) (16)
      • C. PHẦN KẾT LUẬN (32)
        • 1. Đề xuất những phương pháp hoàn thiện và mở rộng mô hình dạy học phân hoá trong trường học (32)

Nội dung

Bởi lẽ đó mà một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tíc

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Trong thời đại ngày nay, phương pháp dạy học truyền thống đã không còn phù hợp với nhu học tập và phát triển của xã hội Phương pháp này giáo viên nắm quyền chủ động nên chương trình dạy sẽ không được linh hoạt Giảng dạy truyền thống chỉ tập trung vào việc ghi nhớ, ít khi quan tâm tới việc hình thành kỹ năng tư duy cho học sinh ở chế độ cao hơn Vì thế, nó là trở ngại lớn nhất đối với những học sinh gặp khó khăn trong việc ghi nhớ

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, sự chiếm lĩnh của nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người phải tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học Sự phát triển đó của xã hội đặt ra cho giáo dục nước ta phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học nhằm tạo nguồn nhân lực không những làm chủ tri thức, mà còn phải biết vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo và có hiệu quả

Vậy, phải làm gì để phát huy được hết vai trò của giáo dục? Bởi lẽ đó mà một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập cho học sinh Tiếp tục tận dụng các ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và dần làm quen với những phương pháp dạy học mới Để đạt được kết quả cao trong giáo dục thì trong quá trình giảng dạy, chúng ta cần biết lựa chọn phương pháp dạy tối ưu nhất, phù hợp với phương pháp đổi mới, mục tiêu và nội dung của bài học, ở đó giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là chỉ ra con đường và phương pháp tự học cho học sinh

Những năm gần đây, trong ngành giáo dục có sự vận động đổi mới phương pháp giáo dục, với quan điểm “Phương pháp giáo dục cần hướng vào tổ chức cho người học: học tập trong hoạt động, bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo”

Trong phương pháp tích cực, HS được kích thích các hoạt động học tập, cuốn vào các hoạt động học tập do GV tổ chức Thông qua các hoạt động trao đổi, thảo luận, những tri thức mới, vấn đề mới được nảy sinh, được phát hiện, học sinh có thể đề xuất phương pháp giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình Qua đó vừa có đựợc những nhận thức mới, kỹ năng mới, vừa nắm được phương pháp tìm ra kiến thức, kỹ năng đó

Thông qua hoạt động học sinh tự mình khám phá ra những điều mình chưa biết Và đặc biệt trong quá trình dạy học giáo viên cần nắm rõ nhu cầu, năng lực, tính chất và môi trường học tập để có thể phân hoá được học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Vì những lí do trên em chọn đề tài “Phát triển chương trình dạy học phân hoá”

Mục đích nghiên cứu

Phát triển chương trình nhà trường là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện không ngừng chương trình giáo dục Thể theo quan điểm này chương trình giáo dục là một thể thực không được thiết kế một lần và dùng cho mai mãi mà đã được phát triển, bổ sung, hoàn thiện tuỳ theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế

- xã hội, các thành tự khoa học, kỹ thuẩn và công nghệ, và cũng theo yêu cầu của thị trường sử dụng lao động

Dạy học phân hoá là định hướng trong đó giáo viên tổ chức dạy học tuỳ theo đói tượng nhằm đảm bảo yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý, nhịp đổ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của những người học trên cơ sở đó, giáo viên có thể phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh

Như vậy, phát triển chương trình nhà trường theo định hướng dạy học phân hoá có ý nghĩ vô cùng to lớn cho việc phân loại, định hướng tệp học sinh Nhằm đáp ứng được các nhu cầu, điều kiện học tập phù hợp, phát triển được những nguồn lực sẵn có, những tiềm năng cuả học sinh được phát triển một cách tốt nhất.

PHẦN NỘI DUNG

Khái niệm và nguyên tắc dạy học phân hoá

Dạy học phân hóa là một nguyên tắc dạy học, đòi hỏi phải tiến hành các hoạt động dạy học dựa vào những khác biệt về năng lực, sở trường, thiên hướng, các điều kiện học tập,… của các đối tượng học sinh, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển tốt nhất cho từng người học Phân hóa là một cách dạy học mà theo đó, giáo viên tích cực thay đổi hoặc điều chỉnh chương trình, phương pháp giảng dạy, các nguồn lực, hoạt động học và những sản phẩm của học sinh để đáp ứng nhu cầu của cá nhân học sinh

Phương pháp dạy học là một quá trình tiếp cận với việc dạy và học của học sinh có những năng lực khác nhau trong cùng một lớp Trong phương pháp dạy học, giáo viên trên lớp, nỗ lực rất lớn để đáp ứng nhu cầu của học sinh trong quá trình học tập, làm cho họ tiến càng nhanh và xa càng tốt trong môi trường lớp học hỗn hợp các năng lực

Nhiều nhà giáo dục đã đưa ra các khái niệm khác nhau về DHPH, trong bài viết này chúng tôi khái quát hóa về DHPH như sau: Dạy học phân hóa làmột quan điểm dạy học chủ yếu tập trung vào việc thiết kế kế hoạch bài dạy xuất phát từ tình hình thực tế của HS về đặc điểm cá nhân, tâm sinh lí, nhu cầu, hứng thú, động cơ học tập, nguyện vọng cá nhân, điều kiện hoàn cảnh gia đình,… mà GV tìm ra phương pháp dạy học trên cơ sở tôn trọng sự khác biệt của từng HS nhằm giúp cho cá nhân người học thành công trong suốt quá trình học để đạt được kết quả học tập tốt nhất, sự phát triển tối đa cho từng HS và đảm bảo được tính công bằng, bình đẳng về cơ hội học tập cho người học

- Nguyên tắc cơ bản của dạy học phân hoá:

Nguyên tắc thông nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục: được thể hiện ở việc kiến thức chính xác, cập nhật, các phương pháp hình thức tổ chức dạy học phù hợp,…

Nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn: là học đi đôi với hành, là toàn bộ hệ thống lí thuyết đưuojc trang bị cho học sinh, là quá trình dạy học các phân môn có thể tiến hành một cáh linh hạot phù hợp…

Nguyên tắc vừa sức: là những yêu cầu, nhiệm vụ, phương pháp, mức độ kiến thức phù hợp với những đặc điểm về trí tuệ đối tượng

Nguyên tắc mềm dẻo, linh hoạt: đó chính là bao hàm cả 3 nguyên tắc trên, sử dụng và kết hợp các nguyên tắc trên một cách phù hợp với dối tượng học sinh hay nhóm học sinh dạy học phân hoá có thể tiến hành trong suốt tiết học hoặc từng hoạt động miễn sao học sinh cảm thấy những bài tập/ hạot động đó phù hợp với chính năng lực của mình.

Đặc điểm của chương trình dạy học phân hóa

2.1 Mục tiêu chủ yếu của phương pháp dạy học phân hoá

Là phát huy tối đa sự trưởng thành của học sinh bằng cách đáp ứng nhu cầu của người học và giúp người học có tiến bộ Như vậy, có thể thấy dạy học phân hoá có chức năng làm cho quá trình và hệ thống dạy học thích ứng cao hơn với cá nhân người học, với những đặc điểm của nhóm đối tượng để đảm bảo chất lượng học tập, đồng thời đáp ứng hiệu quả mục tiêu giáo dục, nhu cầu và lợi ích xã hội

Dạy học phân hoá định hướng trong đó giáo viên tổ chức dạy học tuỳ theo đối tượng, nhằm đảm bảo yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của những người học

Nhằm phát huy mọi năng lực, sở trường, hứng thú… của từng học sinh để học sinh tìm tòi, khám phá ra những nội dung mới của bài học

Phân phổ học sinh theo trình độ nhận thức, giao nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm học sinh tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện ra các tình huống có vấn đề, tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm, lập kế hoạch để giải quyết hay tiếp nhận vấn đề một cáh thuận lợi nhất

Phương pháp dạy học phân hoá nhằm khuyến khích giaos viên chủ độn và sáng tạo trong nghề nghiệp, đồng thời yêu cầu giáo viên phải chan trọng mọi cố gắng dù còn nhỏ bé của từng học sinh Như vậy mục tiêu chủ yếu của phương pháp dạy học phân hoá nhằm phát huy tối đa sự trưởng thành của học sinh

2.2 Nội dung học tập được điều chỉnh, bổ sung phù hợp

Do năng lực và nguyện vọng của mỗi cá nhân không giống nhau, mỗi người đều mong muốn được hưởng một nền giaos dục phù hợp với mình, mong muốn có những nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhất với bản thân để có thể phát huy được điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân, từ đó nang cao được chất lượng học tập chính vì vậy, phương pháp dạy học phân hoá là phương pháp nổi bật và chỉ có phương pháp dạy học phân hoá mới đáp ứng được yêu câu nội dung học tập được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với từng cá nhân, từng nhóm học sinh

- Phân hoá nội dung giảng dạy: Giáo viên có thể phân hoá về mức độ yêu cầu thể hiện ở những nhiệm vụ được giao Có thể phân hoá về mặt số lượng để kiến tạo một kiến thức, rèn luyện Mặc dù vậy giáo viên phải lấy trình độ chung của cả lớp làm nền tảng và dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học

- Phân hoá quá trình giảng dạy: trong quá trình gainrg dạy cùng một nội dung nhưng giáo viên có thể đưa ra sự hỗ trợ cho cá đối tượng học sinh khác nhua, có thể mang tính thử thách hoặc có tính chất phức tạp kahcs nhau Khi đó những học sinh khá, giỏi không cảm thấy nhàm chán, đơn giản khi khám khá kiến thức, còn những học sinh trung bình và yếu, kém không đến mưucs thất vọng vì phải đối mặt với những vấn đề khó với năng lực

- Phân háo bài tập về nhà: khi giao bài tập về nhà cho học sinh tuỳ theo các đói tượng học sinh khác nhau, giáo viên giao bài tập ở mức độ khác nhau về các yếu tố như số lượng bài tập được giao về nhà cho học sinh, mức độ khó của cá dạng bài tập, mực độ gợi ý,…

2.3 Phương pháp và hình thức dạy học phân hoá

Phương pháp và hình thức dạy học phân hoá rất đa dạng, linh hoạt, khuyến khích học sinh chủ động, sáng tạo đa dạng hoá các loại hình trường lớp, các hình thức đào tạo, ban hành quy chế các trường lớp dân lập, tư học, mở một số trường năng khiếu với sự đầu tư đặc biệt và hệ thống trường dành cho trẻ có tật, cho con em các dân tộc ít người Là minh chứng rõ nhất cho việc đảng và Nhà nước rất quan tâm và coi trọng việc dạy học phân hoá Ngoài ra, việc dạy học còn được thể hiện rõ nét trong các trường chuyên và múi nhọn của các trường học

Giáo viên phải sử dụng linh hạot nhiều phương pháp dạy học, đặc biệt là những phương pháp dạy học tích cực dựa vào hứng thú của học sinh và hướng đến huy động năng lực tiềm tàng của các em Những phương pháp được sử dụng một cách hiệu quả cho phương pháp dạy học phân hoá là hệ thóng phương pháp trong đó chú trọng kỹ năng làm việc nhóm như dạy học theo nhóm, dạy học dự án, dạy học theo góc, dạy theo hợp đồng,…

Hình thức của dạy học phân hoá

Phân hóa theo hứng thú (căn cứ vào đặc điểm hứng thú học tập của học sinh để tổ chức cho người học tìm hiểu khám phá kiến thức)

Phân hóa theo sự nhận thức (lấy sự phân biệt nhịp độ làm căn cứ phân hóa

Nhịp độ được tính bằng lượng thời gian chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác)

Phân hóa giờ học theo học lực (căn cứ vào trình độ học lực có thực của người học để có những tác động sư phạm phù hợp với người học Dựa trên trình độ khá, trung bình, yếu mà giáo viên giao cho người học những nhiệm vụ tương ứng) Phân hóa giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của người học (với nhóm học sinh có nhu cầu tìm tòi, hiểu biết cao cần xác định nhiệm vụ học tập cao hơn và đưa thêm nhiều nội dung, tài liệu học tập cho học sinh tự học

Hình thức tổ chức dạy học phân hoá

Dạy học trên lớp: đây là hình thức có thể tiến hành thường xuyên và đa số các bài học trên lớp

Hoạt động ngoại khoá: là hình thức dạy học được tổ chức ngoài giờ học nhằm hỗ trợ cho dạy học trên lớp, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh phân hoá phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu

Dạy học qua seminar: giáo viên định hướng chủ đề semona theo năng lực, sở thích của học sinh rồi yêu cầu học sinh chủ động chuẩn bị tài liệu, trình bày nội dung đưa dẫn chứng, trao đổi, thảo luận với các học sinh khác và sau đó tự rút bài học hay vấn đề khoa học

Có nhiều hình thức dạy học phân hoá, nhưng dù chọn lựa hình thức dạy học nào, giáo viên vẫn cần phải đảm bảo nguyên tắc “ sát đối tượng” với người học

2.4 Các cấp độ dạy học phân hoá

Dạy học phân hóa có thể thực hiện ở 2 cấp độ:

Dạy học phân hóa ngoài (cấp vĩ mô): là tổ chức quá trình dạy học phân hóa thông qua cách tổ chức các loại hình trường, lớp khác nhau dành cho các đối tượng HS khác nhau, lên kế hoạch và xây dựng các chương trình giáo dục khác nhau

Quy trình phát triển chương trình dạy học phân hóa

Đây là công việc đầu tiên mà các nhà giáo dục cần làm khi thực hiện phát triển chương trình một môn học Trong thiết kế chương tình môn học việc phân thích nhu cầu nhắm tới các đối tượng sau: Mối quan hệ giữa môn học với mục đích, mục tiêu của cả chương trình giáo dục, những thông tin về người học, tính hữu dụng của kiến thức môn học khi học lên hoặc khi đi vào cuộc sống lao động nghề nghiệp, bối cảnh dạy học, nhưng ưu tiên của cơ sở đào tạo, nhu cầu của người học, sở trưởng sở thích và năng lực của người học,…

Mục đích của chương trình giáo dục là sự diễn đạt khái quát cái đích chung của chương trình giáo dục phải đạt tới định hướng cho toàn bộ quá trình đào tạo về năng lực chuyên môn, phẩm chất hành vi

Mục tiêu đào tạo là sự mô tả cụ thể những gì người học có khả năng thực hiện được sau khi hoàn tất một kháo học hay môn học Để có thể xây dựng được chương trình dạy học phân hoá người giáo viên cần nắm rõ và đưa ra được nhưng mục đích và mục tiêu cụ thể để có thể xây dựng được chương trình phù hợp cho người học Từ đó, có thể đưa ra những nội dung về kiến thức chuẩn hoá và phù hợp với những mục tiêu, mục đích của chương trình đào tạo

Bước 2: Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học phân hoá

Căn cứ vào thông tin đã phân tích, thu tập từ bước 1 về trình đọ nhận thức của học sinh, kết hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng,… giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cho từng đối tượng học sinh, lựa chọn các nội dung dạy và tiến hành quy trình dạy học theo hướng phân hoá Nội dung và sản phẩm học tập vừa đảm bảo tích chính xác khoa học, tính hệ thống vừa liên hệ lý thuyết với thực tiễn Khai thác triệt để và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác để khích thích khả năng tư duy của học sinh Đặt ra những nhiệu vụ có kết thúc mở cho phép học sinh làm việc ở các cấp độ và nhịp độ tiến triển khác nhau Tập trung vào hứng thú của ngừoi học, tạo cơ hội hạot động chủ động, tích cực cho người học thông qua sự điều khiển của giáo viên Kết hợ dạy học toàn lớp, nhóm và cá nhân để tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa kinh nghiệm học tập của cả lớp, nhóm và học tập cá nhân

Khi xây dựng kế hoạch dạy học, người giáo viên phải căn cứ vào các yếu tố như; mục tiêu, nội dung dạy học, đặc điểm của học sinh, cơ sở vật chất của trường, số lượng học sinh, khả năng của giáo viên, để lựa chọn các phương pháp dạy học phân hoá phù hợp mới đem lại hiệu quả cao nhất Để thực hiện thanh công phương pháp dạy học phân hoá, giáo viên phải có năng lực toàn diện, phải vững vàng về các thao tác kĩ thuật dạy học, đặc biệt là kĩ thuật dạy học nhóm Vì cùng một thời điềm, tỏng lớp học ở các đối tượng khác nhau, giáo viên sử dụng các phương pháp làm việc khác nhau đối với cái nhóm bước 3: Đánh giá và tổng kết

Sử dụng đánh giá quá trình để theo dõi tiến trình học tập của học sinh Coi trọng chất lượng hơn số lượng thông qua đánh giá hiệu quả cuả nhiệm vụ chứ không phải số lượng Chú trọng đánh giá sự tiến bộ của học sinh so với những thành tích trước đó học sinh có được chứ không phải so sánh với các học sinh khác Giáo viên đánh giá chính thức hoặc không chính thức từ đó rút ra những kinh nghiệm vần thiết và có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học tiếp theo

Về việc đánh giá, phân loại học sinh ( ban đầu, trước khi dạy học): giáo viên có thể căn cứ vào nhiều yếu tố ví dụ: chuẩn đầu ra của môn học, trình độ nhận thức, nhịp độ nhận thức, hứng thú học tập, phong cách học tập của học sinh, từ đó giáo viên xây dựng mục tiêu dạy học theo các cấp độ khác nhau và lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp dạy học phù hợp Chương trình tổng thể 2018 đã thể hiện rất rõ việc đánh giá người học thông quá đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh

Ứng dụng chương trình dạy học phân hóa vào thực tiễn: KHBD chương III Tứ giác – Toán 8, tập 1 - Kết nối tri thức vào cuộc sống

III Tứ giác – Toán 8, tập 1 - Kết nối tri thức vào cuộc sống

Dạy học phân hóa được ứng dụng vào trong chương trình GDPT 2018 làm tăng hiệu quả giảng dạy, học tập trong lớp nói chung và học tập cá nhân nói riêng Ở bài viết này, tôi tập trung phát triển chương trình Toán thông qua kế hoạch giảng dạy, phiếu học tập, Đặc biệt, tôi tập trung phát triển chương trình Toán 8, tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống Và cụ thể là những nội dung trong chương III Tứ giác

 Vận dụng vào soạn giáo án chương III Tứ giác (Toán 8- tập 1 - bộ sách Kết nối tri thức vào cuộc sống)

TỨ GIÁC

TỨ GIÁC (1 TIẾT)

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết được, mô tả được thế nào là một tứ giác, một tứ giác lồi

- Biết được, mô tả được đỉnh, hai đỉnh kề nhau, hai đỉnh đối nhau, cạnh, hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, hai đường chéo và các góc của tứ giác lồi

Biết được kí hiệu một tứ giác

- Biết định lí tổng bốn góc của tứ giác lồi bằng 360 o ; giải thích được tính chất đó Chú ý quy ước dùng chữ “tứ giác” thay cho chữ “tứ giác lồi”

- Vận dụng tính chất tổng bốn góc của tứ giác bằng 360 o vào giải toán

Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học

- Tư duy và lập luận toán học: Bằng cách áp dụng các khái niệm và quy tắc toán học, ta có thể dùng lập luận để chứng minh các đẳng thức, quan hệ và tính chất của tứ giác

- Giao tiếp toán học: Trong bài viết về tứ giác, giao tiếp toán học được thể hiện qua việc trình bày ý kiến, quan điểm và phân tích các kết quả toán học liên quan đến tứ giác Giao tiếp toán học trong bài này có thể bao gồm việc trình bày các khái niệm, công thức, định lý và phương pháp giải quyết vấn đề liên quan đến tứ giác

- Mô hình hóa toán học: Mô hình hóa toán học đóng vai trò quan trọng để tạo ra các mô hình và hình vẽ minh họa bài toán tương ứng với các loại tứ giác khác nhau Các mô hình này giúp hiểu và biểu diễn tứ giác theo cách mà các yếu tố và quy tắc toán học được áp dụng vào

- Giải quyết vấn đề toán học: Xử lý các bài toán lý thuyết và thực tế liên quan đến góc của tứ giác, cắt ghép hình tứ giác,…

- Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng

- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao

- Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn

- Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT (ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước ), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: Giúp HS có hứng thú với nội dung bài học thông qua một tình huống liên quan đến tứ giác b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện bài toán dưới sự dẫn dắt của

GV (HS chưa cần giải bài toán ngay) c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán (chưa cần HS giải):

+ “Cắt bốn tứ giác như nhau bằng giấy rồi đánh số bốn góc của mỗi tứ giác như tứ giác ABCD trong Hình 3.1a Ghép bốn tứ giác giấy đó để được hình như Hình 3.1b

- Em có thể ghép bốn tứ giác khít nhau như vậy không?

- Em có nhận xét gì về bốn góc tại điểm chung của bốn tứ giác? Hãy cho biết tổng số đo của bốn góc đó.”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Để giải quyết được 2 câu hỏi ở bài toán mở đầu trên chúng ta cần phải hiểu được nội dung của bài ngày hôm nay Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài Tứ giác”

B HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tứ giác lồi a) Mục tiêu:

- Hiểu được khái niệm, nhận biết được tứ giác lồi

- Chỉ ra được các yếu tố của tứ giác lồi b) Nội dung:

- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về tứ giác lồi theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về tứ giác lồi để thực hành làm các bài tập ví dụ, luyện tập, vận dụng d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV gợi nhớ cho HS về tam giác là gì?

Từ đó dẫn ra khái niệm của tứ giác ABCD

- GV cho HS quan sát hình 3.2 (SGK – tr.49) về hình ảnh của tứ giác

+ GV mời 1 HS giải thích hình nào không phải là một tứ giác

+ GV mời 1 HS nêu các đỉnh, các cạnh của tứ giác

+ HS vẽ hình vào vở ghi và trình bày câu trả lời

1 Tứ giác lồi Tứ giác lồi và các yếu tố của nó

- Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó không có hai đoạn thẳng nào nằm trên cùng một đường thẳng

- Hình 3.2d không phải là tứ giác vì nó chỉ có 3 cạnh

- Trong tứ giác ABCD, các điểm A, B, C, D là các đỉnh; Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA là các cạnh

- GV cho HS quan sát lại hình 3.2 a, b, c và xét đường thẳng x đi qua CD từ đó dẫn dắt vào Tứ giác lồi

+ GV: Kẻ một đường thẳng x đi qua đỉnh C và D của mỗi tứ giác hình a, b và c Thì ta thấy được:

→ Góc C và D của hình a cùng nằm về một phía của đường thẳng x

→ Góc C của hình b bị đường thẳng x chia thành 2 góc mới Do đó góc D và C này không cùng nằm về một phía của đường thẳng x

→ Góc C và D của hình c nằm về hai phía của đừng thẳng x

- GV nhận xét: Trong các hình vừa được phân tích trên, chỉ có một hình 3.2a là có hai góc C và D thuộc cạnh CD luôn nằm về cùng một phía của đường thẳng x

- GV tiếp tục dẫn dắt: Như vậy những hình giống như hình 3.2a sẽ được gọi là tứ giác lồi Vậy, tứ giác lồi là tứ giác như thế nào?

+ GV mời 1 HS đọc phần kiến thức trọng tâm SGK – tr.49

- GV nêu phần Chú ý cho HS nắm được cách gọi tên tứ giác

- GV gợi ý cho HS làm phần Câu hỏi trong GSK – tr.49

+ GV gợi ý: “Dựa vào định nghĩa của

- Tứ giác lồi là tứ giác mà hai đỉnh thuộc một cạnh bất kì luôn nằm về một phía của đường thẳng đi qua hai đỉnh còn lại

- Trong tứ giác lồi ABCD, các góc ABC, BCD, CDA và DAB gọi là các góc của tứ giác Kí hiệu đơn giản lần lượt là:

- Khi nói đến tứ giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi

- Tứ giác ABCD trong hình 3.2a còn được gọi tên là tứ giác BCDA, CDAB, DABC, ADCB, DCBA, CBAD, BADC

Câu hỏi tứ giác lồi và nối lần lượt 4 điểm lại”

+ GV mời 1 HS đứng tại chỗ nêu đáp án

+ HS vẽ hình và trả lời câu hỏi vào vở ghi

- GV yêu cầu HS quan Luyện tập 1 và nêu ra các khái niệm mới về: “Hai đỉnh đối nhau; đường chéo; cặp cạnh đối; cặp góc đối trong tứ giác”

+ HS vẽ hình và dựa vào khai niệm trước đó để nêu câu trả lời

+ GV mời 2 HS lên bảng vẽ hình và trình bày câu trả lời

+ GV nhận xét và chốt đáp án cho HS

- Hai đỉnh không cùng thuộc một cạnh gọi là hai đỉnh đối nhau Đoạn thẳng nối hai đỉnh đối nhau là một đường chéo Ví dụ AC là một đường chéo Đường chéo còn lại là BD

- Cặp cạnh AB, CD là cặp cạnh đối Cặp cạnh AD, BC cũng là cặp cạnh đối

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở

- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án

Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét

- GV: quan sát và trợ giúp HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại về tứ giác lồi

- Cặp góc A, C là cặp góc đối Cặp góc B, D cũng là cặp góc đối

Hoạt động 2: Tổng các góc của một tứ giác a) Mục tiêu:

- Nắm được số đo của tổng 4 góc trong một tứ giác và vận dụng, xử lí được một số bài toán có luên quan b) Nội dung:

- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về tổng các góc của một tứ giác theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, luyện tập trong SGK c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về tổng các góc của một tứ giác để thực hành hoàn thành phần HĐ; Luyện tập 2 và Vận dụng d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV mời 1 HS nhắc lại về định lí

“Tổng ba góc trong một tam giác”

Sau đó GV cho HS áp dụng định lí để làm phần HĐ để nêu ra định lí tổng các góc của một tứ giác

Ngày đăng: 28/06/2024, 15:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình giống như hình 3.2a sẽ được gọi là  tứ  giác  lồi.  Vậy,  tứ  giác  lồi  là  tứ  giác  như thế nào? - chuyên đề phát triển chương trình dạy học phân hoá
Hình gi ống như hình 3.2a sẽ được gọi là tứ giác lồi. Vậy, tứ giác lồi là tứ giác như thế nào? (Trang 21)
- Chuẩn bị bài sau “Bài 11. Hình thang cân”. - chuyên đề phát triển chương trình dạy học phân hoá
hu ẩn bị bài sau “Bài 11. Hình thang cân” (Trang 31)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w