Trí nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ tới đời sống của con người, là sự nhận thức thế giới bằng cách ghi lại, rồi phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức
Trang 1MĐ: 3214
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
BÀI TIỂU LUẬN
(tên chuyên đề)……TLDC………
Họ và tên: Hoàng Thị Ngọc Anh
Ngày sinh: 29/11/1984
Nơi sinh: Khánh Hòa
Đơn vị công tác: Khánh Hòa
Năm 2024
Trang| 1
Trang 2Câu 1: Anh/ Chị hãy phân tích những đặc điểm trí nhớ của con người, vận
dụng các quy luật của trí nhớ vào hoạt động dạy học?
I Đặc điểm trí nhớ của con người
1 Trí nhớ là gì?
Trí nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ tới đời sống của con người, là sự nhận thức thế giới bằng cách ghi lại, rồi phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng Trí nhớ bao gồm sự ghi nhớ, lưu trữ và tái hiện lại trong não bộ những cái mà con người đã cảm giác, tri giác, hành động hay suy nghĩ trước đây Nếu như cảm giác, tri giác chỉ phản ánh sự vật, hiện tượng đang tác động trực tiếp vào giác quan thì trí nhớ phản ánh các sự vật, hiện tượng đã tác động mà không cần sự hiện diện của chúng trong hiện tại
2 Vai trò của trí nhớ
“Trí nhớ là quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lí con người Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể có bất cứ một hoạt động nào, không thể có ý thức bản ngã, do đó cũng không thể hình thành nhân cách được I.M Sechenov - nhà sinh lí học Nga đã viết một cách dí dỏm rằng: Nếu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh.”
Trong cuộc sống của con người, trí nhớ có vai trò rất quan trọng, nó là điều kiện để con người có cuộc sống bình thường và ổn định Nếu không có trí nhớ, con người không có quá khứ, không biết mình là ai và không thể định hướng không gian, thời gian Trí nhớ là điều kiện cho con người phát triển và sử dụng được các chức năng tâm lý bậc cao, tích lũy kinh nghiệm và sử dụng kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã hội Khi có trí nhớ, con người lưu giữ được kết quả của quá trình nhận thức, do đó họ có thể học tập và phát triể trí tuệ của bản thân
3 Các quan điểm tâm lý học về sự hình thành trí nhớ
Trên bình diện tâm lý học có nhiều quan điểm khác nhau về trí nhớ: Quan điểm của thuyết liên tưởng, quan điểm của tâm lý học Gestal và quan điểm của tâm lý học hiện đại
a Quan điểm của thuyết liên tưởng : coi liên tưởng là nguyên tắc quan trọng nhất của sự hình thành trí nhớ Các liên tưởng được hình thành theo một số quy luật sau: Quy luật tương tự: Ý thức của chúng ta dễ dàng đi từ một ý tưởng này sang một ý tưởng khác tương tự với nó; Quy luật tương cận: Khi
Trang| 2
Trang 3nghĩ đến một vật, ta có khuynh hướng nhớ lại những vật khác đã trải qua cùng một nơi và cùng một thời gian Ví dụ: Nghĩ đến món quà, nhớ đến người tặng quà Có thể diễn ra tương cận theo không gian, thời gian và theo tương phản giữa các cảm giác và ý tưởng; Quy luật nhân quả: Khi có một ý tưởng về kết quả thường xuất hiện các ý tưởng là nguyên nhân dẫn đến kết quả đó Trong các quy luật trên, quy luật nhân quả có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận thức và phát triển trí tuệ Sự phát triển nhận thức
là quá trình tích lũy các mối liên tưởng Sự khác biệt về trình độ nhận thức được quy về số lượng các mối liên tưởng, về tốc độ hoạt hoá các mối liên tưởng đó - Các liên tưởng được giải thích về phương diện sinh lí thần kinh là
sự hình thành và khôi phục các đường mòn thần kinh nhờ các kích thích Ứng dụng của thuyết liên tưởng vào giáo dục có thể kể đến:
- Liên tưởng cục bộ: là liên tưởng tương đối độc lập, chưa có mối quan hệ qua lại, chỉ mới là những kiến thức riêng lẻ
- Liên tưởng biệt hệ: là liên tưởng có quan hệ qua lại nhưng vẫn đóng khung trong một phạm vi hẹp, chẳng hạn như kiến thức trong một chương trình
- Liên tưởng nội bộ: liên tưởng này đã có mối quan hệ qua lại với nhau và trong một phạm vi rộng hơn Chỉ các mối liên tưởng trong một môn khoa học hay một ngành nghề, chúng có mối liên hệ riêng, có tác dụng lớn trong việc hình thành kiến thức một khái niệm, một phạm trù trong một khoa học nhất định
- Liên tưởng liên môn: liên tưởng dựa trên các kiến thức liên quan giữa các ngành khoa học với nhau
b Quan điểm của tâm lý học Gestal Tâm lý học Gestal phê phán kịch liệt thuyết liên tưởng về trí nhớ Theo quan điểm này, mỗi đối tượng có một cấu trúc thống nhất các yếu tố cấu thành (chứ không phải tổng số những bộ phận riêng lẻ của nó như tâm lý học liên tưởng quan niệm) Cấu trúc này là cơ sở
để tạo nên trong bán cầu đại não một cấu trúc tương tự của những dấu vết và
do đó trí nhớ được hình thành Tâm lý học Gestal coi nguyên tắc của tính trọn vẹn của những hình ảnh như một quy luật (được gọi là quy luật Gestal) Tất nhiên, để ghi nhớ thì cấu trúc vật chất là cái cơ bản, song cấu trúc này chỉ được phát hiện nhờ hoạt động của cá nhân Do đó tách tính trọn vẹn của hình ảnh ra khỏi hoạt động thì quan điểm Gestal vẫn không vượt xa được quan điểm tâm lý học liên tưởng
Trang| 3
Trang 4c Quan điểm của tâm lý học hiện đại: hoạt động các nhân quyết định sự hình thành trí nhớ Theo quan điểm này thì sự ghi lại, giữ gìn và tái hiện được quy định bởi vị trí của tài liệu đối với hoạt động cá nhân; những quá trình đó có hiệu quả nhất khi tài liệu trở thành mục đích của hành động Như vậy sự hình thành những mối quan hệ giữa những biểu tượng riêng lẻ không quy định bởi bản thân tính chất của tài liệu cần được ghi nhớ, mà trước hết phụ thuộc vào chỗ cá nhân làm gì với tài liệu ấy
4 Các loại trí nhớ
Trí nhớ được phân loại theo đặc điểm của hoạt động mà trong đó diễn ra quá trình ghi nhớ cũng như tái hiện
Phân loại trí nhớ
4.1 Trí nhớ không có chủ định và trí nhớ có chủ định
a Trí nhớ không có chủ định: là loại trí nhớ không có mục đích chuyên biệt ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện tài liệu Trong đời sống cá thể, loại trí nhớ này xuất hiện đầu tiên và kinh nghiệm sống thu thập được chính là nhờ loại trí nhớ này
b Trí nhớ có chủ định : là trí nhớ có mục đích ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện cái gì
đó Ở đây con người thường dùng các biện pháp kỹ thuật để ghi nhớ Trí nhớ này có sau trí nhớ không chủ định ở trong đời sống cá thể, nhưng ngày càng tham gia nhiều hơn vào quá trình tiếp thu tri thức
4.2 Trí nhớ hình ảnh, trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ từ ngữ-logic
a Trí nhớ vận động là loại trí nhớ về những hoạt động (có thể là đơn lẻ hoặc theo nhóm) Tiêu chí để đánh giá xem một người có trí nhớ vận động tốt hay không gồm 2 yếu tố: tốc độ hình thành nhanh (số lần lặp lại động tác ít) và mức độ bền vững của trí nhớ (có nhớ lâu hay không) Vai trò của trí nhớ vận
Trang| 4
Dựa vào mục đích
của hoạt động
Trí nhớ không có chủ
định
Trí nhớ có chủ định
Dựa trên sự hình thành
Trí nhớ hình ảnh Trí nhớ vận động Trí nhớ cảm xúc Trí nhớ từ ngữ- logic
Dựa vào thời gian
Trí nhớ ngắn hạn Trí nhớ dài hạn Trí nhớ thao tác
Trang 5động là giúp con người học những hoạt động từ đơn giản đến phức tạp như bước đi, cầm nắm, thêu thùa, nấu nướng,…
b Trí nhớ cảm xúc: là loại trí nhớ về cảm xúc, tình cảm mà chủ thể đã cảm nhận trước đó Những xúc cảm, tình cảm đó trở thành một loại tín hiệu đặc biệt, hoặc thúc đẩy con người hoạt động, hoặc nhắc nhở họ những phương thức hành vi trước đây đã gây ra những tình cảm đó Ví dụ, khi nhớ đến một người mà ta cảm thấy đỏ mặt, vui vẻ thì đó là trí nhớ cảm xúc Trong nhiều trường hợp, trí nhớ cảm xúc còn mạnh mẽ hơn các loại trí nhớ khác
c Trí nhớ hình ảnh: là trí nhớ đối với một ấn tượng mạnh thuộc về một cơ quan cảm giác Thí dụ, nhớ đến một phong cảnh đẹp (thị giác), một giai điệu hay (thính giác)… Dựa vào các cơ quan cảm giác tham gia vào tiếp nhận thông tin (ghi nhớ và nhớ lại), trí nhớ hình ảnh sẽ được chia thành các loại trí nhớ hình ảnh khác nhau như trí nhớ nhìn, trí nhớ nghe, trí nhớ mùi… Mỗi người
sẽ mạnh về 1 hay vài loại trí nhớ hình ảnh khác nhau, đa phần con người phát triển trí nhớ nghe và trí nhớ nhìn, vì hai giác quan thính giác và thị giác được
sử dụng nhiều hơn Một số người có trí nhớ hình ảnh vượt trội do nghề nghiệp như người điều chế nước hoa hoặc nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Ngoài
ra, trí nhớ hình ảnh cũng đặc biệt phát triển ở những người có khiếm khuyết
về thể chất như người mù, người điếc…
d Trí nhớ từ ngữ- logic: là trí nhớ về những mối quan hệ, liên hệ mà nội dung được tạo nên bởi tư tưởng của con người; nó có cơ sở sinh lý là hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ) Trí nhớ này phát triển trên cơ sở các loại trí nhớ đã nêu trên, ngày càng có vị trí thống trị và ảnh hưởng trở lại các loại trí nhớ đó Đây là loại trí nhớ chỉ có ở người Trí nhớ này rất quan trọng và được phát triển mạnh ở học sinh, kể từ khi bắt đầu vào lớp 1 4.3 Trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn và trí nhớ thao tác
a Trí nhớ ngắn hạn : Trí nhớ ngắn hạn hay còn gọi là trí nhớ tức thời, là trí nhớ
ở ngay sau giai đoạn vừa ghi nhớ Lúc đó người ta thường nói: “Tôi còn đang nhìn thấy nó trước mắt tôi hay “Nó còn đang vang lên trong tai tôi (như
là đang tri giác chúng) Quá trình này còn chưa ổn định, nhưng có ý nghĩa lớn trong tiếp thu kinh nghiệm Đây là một sự đặc biệt của sự ghi nhớ, của tích lũy và tái hiện thông tin và là cơ sở của trí nhớ dài hạn
b Trí nhớ dài hạn : Trí nhớ dài hạn là trí nhớ sau giai đoạn ghi nhớ một khoảng thời gian cho đến mãi mãi Nó rất quan trọng để con người tích lũy tri thức
Để trí nhớ dài hạn có chất lượng tốt, ở giai đoạn đầu cá nhân cần có sự luyện
Trang| 5
Trang 6tập để củng cố, tái hiện nhiều lần và sử dụng nhiều biện pháp củng cố, tái hiện khác nhau
c Trí nhớ thao tác : Trí nhớ thao tác, về mặt thời gian, là trí nhớ sau giai đoạn trí nhớ ngắn hạn và ở trước trí nhớ dài hạn; về mặt bản chất trí nhớ thao tác
là trí nhớ làm việc, tức được huy động từ trí nhớ dài hạn (và có khi cả từ trí nhớ ngắn hạn, tức thời) để cá nhân thực hiện những thao tác hay hành động khẩn thiết, đặc biệt là các hành động phức tạp Trí nhớ thao tác cũng rất cần
để thực hiện các hành động lời nói Thí dụ, lưu giữ và sử dụng những thông tin ngôn ngữ từ khi bắt đầu đọc để hiểu toàn bộ một đoạn văn hay một văn bản, hay lưu giữ sử dụng chương trình (kế hoạch) lời nói đã lập để thực hiện đến cùng một hành động lời nói…
5 Quá trình trí nhớ
Quá trình trí nhớ bao gồm trong nó nhiều quá trình, thành phần: quá trình ghi nhớ (tạo vết), quá trình lưu giữ thông tin (củng cố vết), quá trình tái hiện (từ những dấu vết làm sống lại những hình ảnh…) và quá trình quên (không tái hiện được) Mỗi quá trình riêng lẻ này có một chức năng xác định, nhưng chúng không đối lập nhau (ghi nhớ giữ giìn tốt thì mới tái hiện tốt…), thâm nhập vào nhau và chuyển hóa cho nhau (khi tái hiện cũng chính là để giữ gìn; muốn tái hiện tài liệu nào đó cho hành động thì phải có khả năng quên đi những tài liệu khác…)
5.1 Quá trình ghi nhớ
Đây là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động trí nhớ nào đó Ghi nhớ là một quá trình trí nhớ đưa tài liệu nào đó vào ý thức, gắn tư liệu đó với những kiến thức hiện có; làm cơ sở cho quá trình giữ gìn về sau đó Quá trình ghi nhớ rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích lũy kinh nghiệm Sự ghi nhớ của con người được quyết định bởi hành động, nói cách khác, động cơ, mục đích và phương tiện đạt mục đích đó quy định chất lượng của sự ghi nhớ Những kết quả nghiên cứu mối quan hệ của ghi nhớ với hoạt động đã khẳng định rằng, sự ghi nhớ một tài liệu nào đó là kết quả của hành động với tài liệu đó, đồng thời nó là điều kiện, phương tiện để thực hiện những hành động tiếp theo của hoạt động Sự ghi nhớ thường diễn ra theo hai hướng: không chủ định và có chủ định
a Ghi nhớ không có chủ định
Sự ghi nhớ không chủ định là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ trước Sự ghi nhớ này được thực hiện trong trường hợp nội dung của tài liệu trở thành mục đích chính của hành động, hơn nữa hành động lại lặp đi lặp lại nhiều lần dưới hình thức
Trang| 6
Trang 7nào đó Nếu nội dung tài liệu có khả năng tạo ra sự tập trung chú ý cao độ hay một xúc cảm mạnh mẽ thì sự ghi nhớ này sẽ đạt được hiệu quả tối ưu Từ đây áp dụng vào dạy học cho thấy nếu thầy giáo tạo được ở học sinh động cơ học tập và hứng thú đối với môn học thì họ sẽ dễ dàng ghi nhớ tài liệu một cách không chủ định, việc học sẽ trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn
b Ghi nhớ có chủ định
Sự ghi nhớ có chủ định cũng diễn ra trong hành động nhưng mục đích ghi nhớ được
cá nhân tự giác đặt ra, đồng thời có tìm kiếm những biện pháp mang tính chất kỹ thuật đế đạt mục đích ghi nhớ Cho nên ghi nhớ có chủ định là sản phẩm của những hành động mang tính kỹ thuật đặc thù, trong đó bản thân sự ghi nhớ là mục đích của những hành động ấy Kết quả của sự ghi nhớ này phần lớn phụ thuộc vào động cơ, mục đích của sự ghi nhớ
5.2 Quá trình lưu giữ thông tin
Quá trình này củng cố dấu vết đã được hình thành trên vỏ não có liên quan tới trí nhớ ngắn hạn
5.3 Quá trình tái hiện
a Nhận lại: là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại Sự nhận lại cũng có thể không đầy đủ và do đó không xác định (như khi gặp một người, biết là người quen đã gặp, nhưng không nhớ được tên người đó Trong nhận lại có khi đòi hỏi những quá trình rất phức tạp mới đạt được kết quả xác định (tưởng tượng những cái gì đó có liên quan…) thường ở đây sự nhận lại trở thành sự nhớ lại Nhận lại rất
có nghĩa trong đời sống mỗi người Nó giúp con người định hướng trong hiện thực tốt hơn và đúng hơn
b Nhớ lại : là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác lại đối tượng Nhớ lại là một điều kiện của hoạt động (nhớ lại có chủ định), nhưng có khi ta không ý thức được trong hoạt động vừa qua ta đã nhớ lại cái gì (nhớ lại không chủ định) Nhớ lại không diễn ra tự nó, mà bao giờ cũng có nguyên nhân, theo quy luật liên tưởng, mang tíinh chất logic chặt chẽ và có hệ thống Từ đây ta thấy có thể điều khiển sự nhớ lại của học sinh thông qua hoạt động học tập để việc tiếp thu tri thức có logic
và hệ thống
c Hồi tưởng: là hình thức tái hiện phải có sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ Đây là một hành động trí tuệ phức tạp mà kết quả của nó phụ thuộc vào chỗ cá nhân ý thức
rõ rang, chính xác đến mức nào nội dung của nhiệm vụ tái hiện Trong hồi tưởng
Trang| 7
Trang 8những ấn tượng trước đây không được tái hiện máy móc, mà thường được sắp xếp khác đi, gắn với những sự kiện mới
5.4 Quá trình quên
Quên là quá trình không tái hiện được thông tin đã nhớ, đã biết trong một thời điểm cần thiết Quên thông thường do cơ chế bảo vệ của não (nhằm lưu trữ các thông tin khác “có ích “ hơn đối với đời sống, quá trình quên có có nhiều mức độ khác nhau bao gồm: quên 1 phần, quên toàn bộ và quên vĩnh viễn
Quên có nhiều nguyên nhân Có thể là do quá trình ghi nhớ, có thể là do các quy luật ức chế của hoạt động thần kinh (ức chế ngược, ức chế xuôi, ức chế tới hạn) trong quá trình ghi nhớ và do không gắn được vào hoạt động hàng ngày, ít có ý nghĩa thực tiễn với cá nhân
Trước khi lựa chọn được các phương pháp giúp kéo dài trí nhớ, ta cần tìm ra nguyên nhân của quá trình này và tìm được phương hướng đúng đắn khắc phục tình trạng quên
- Quên những gì không gắn bó hay có ý nghĩa thực tế, liên quan mật thiết với đời sống Trong đời sống, mỗi cá nhân đều có những vấn đề cần nhớ như học sinh, sinh viên cần nhớ nội dung bài học, luật sư nhớ các loại luật mà mình thụ lý, giáo viên nhớ kiến thức chuyên ngành giảng dạy của mình… Tuy nhiên, với những kiến thức
dù đơn giản nếu chúng ta chỉ gặp 1 hay vài lần và không có sự thực hành thì chúng
ta nhanh chóng quên đi, hay nói cách khác kiến thức, thông tin không được tái hiện
và sử dụng nhiều lần sẽ rơi vào trạng thái quên
- Quên các thông tin, dữ liệu không phù hợp với nhu cầu đời sống, sở thích Nhu cầu là một trong các yếu tố thúc đẩy động lực học tập và làm việc của con người
Do đó, những thứ liên quan tới sở thích, khơi dậy hứng thú sẽ thường được chú ý
và lưu trữ rất lâu trong não, ngược lại một vấn đề, thông tin không gợi lên sự quan tâm thường nhanh chóng bị loại bỏ khỏi vùng trí nhớ ngắn hạn, tiến tới quá trình quên
- Quên do không thể chuyển một hiện tượng, sự vật từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn khi chưa hiểu kĩ bản chất của vấn đề đó Quá trình “học vẹt” tức là nhồi nhét lượng kiến thức vào đầu mà không hiểu rõ bản chất thường sẽ dẫn đến tình trạng quên
Ngoài ra, sự quên diễn ra theo tốc độ không đồng đều, giai đoạn đầu thì tốc độ quên khá lớn, giai đoạn sau tốc độ quên giảm dần
Trang| 8
Trang 9II Vận dụng các quy luật của trí nhớ vào hoạt động dạy học
- Người học tiếp thu và nhớ bài nhanh hơn khi có nhiều giác quan cùng tham gia vào quá trình học tập, do đó người giảng viên cần tạo bài giảng sinh động với nhiều hình ảnh minh họa thực tế, lối giảng dạy cuốn hút và
có tương tác cao với người học, khiến người học tham gia tích cực vào việc xây dựng bài học
- Với quy luật hiệu ứng bài kiểm tra thì giảng viên có thể thường xuyên đưa ra các bài tập nhỏ, tạo cơ hội cho người học tái hiện tài liệu học tập
và làm bài tập ngay sau khi học xong Kiểm tra thường xuyên giúp sinh viên ôn tập lại kiến thức mình được học theo từng giai đoạn, đào sâu hơn vào nội dung mình đã học và tự kiểm tra lại trí nhớ và tiến trình quên của bản thân
- Với hiệu ứng ngắt quãng thì nguyên tắc chủ yếu là ôn tập kiến thức lặp
đi lặp lại trong một khung giờ nhất định để đưa chúng vào trí nhớ dài hạn Giảng viên có thể hướng dẫn cho sinh viên/ người học một lộ trình học tập có tính chu kỳ ứng dụng kỹ thuật lặp lại cách quãng (Spaced repetition), tạo khoảng trống giữa những lần ôn tập định kỳ
Mô hình đường cong mô tả phần trăm lượng kiến thức đã học mà một cá nhân có thể gợi nhớ và tái tạo qua thời gian
Ngoài ra, các kĩ thuật học tập để cải thiện bộ nhớ cũng cần được áp dụng linh hoạt tùy theo từng cá nhân/ đối tượng ghi nhớ
1 Các kĩ thuật học tập để cải thiện bộ nhớ
a Bộ nhớ phụ thuộc vào trạng thái
Trang| 9
Trang 10Bộ nhớ phụ thuộc vào trạng thái là kỹ thuật đưa bản thân về lại cùng trạng thái mà trong đó bạn đã học được một thông tin Trong trường hợp này, “trạng thái” đề cập đến môi trường xung quanh của một cá nhân, cũng như trạng thái tinh thần và thể chất của họ tại thời điểm học tập Một ví dụ cụ thể, kỳ thi IETLS thường diễn ra vào buổi sáng từ 9h đến 11h Để ôn luyện cho kỳ thi, các bạn cần ôn luyện vào đúng khung giờ này, tại môi trường giống như kỳ thi thật, để khi vào phòng thi, môi trường trạng thái giống lúc ôn thi sẽ giúp các bạn “nhớ” tốt hơn
b Các lược đồ, “bản đồ tư duy”
Các lược đồ đề cập đến các “bản đồ tư duy” mà một cá nhân tự tạo ra trong đầu để giúp họ có thể hiểu và tổ chức thông tin theo cách riêng của mình Các lược đồ hoạt động như một “lối tắt” nhận thức ở chỗ chúng cho phép các cá nhân diễn giải thông tin nhanh hơn khi không sử dụng lược đồ Tuy nhiên, các lược đồ cũng có thể ngăn các học viên nhớ các thông tin liên quan nhưng lại nằm ngoài phạm vi của lược đồ
đã được tạo ra Chính vì lý do này mà học viên được khuyến khích thay đổi hoặc phân tích lại lược đồ của mình khi cần thiết Khi học viên gặp thông tin quan trọng, nhưng có thể không trùng hoặc phù hợp với niềm tin và quan niệm hiện tại của họ
về một chủ đề, học viên cần xây dựng tiếp “bản đồ tư duy” để có một lược đồ ngày càng chi tiết và hoàn chỉnh cho một chủ đề Kỹ thuật này đặc biệt quan trọng trong việc chuẩn bị ý tưởng cho bài thi Nói, và Viết trong kỳ thi IELTS, TOEFL
c Chunking
Chunking là quá trình nhóm các mẩu thông tin lại với nhau để tạo điều kiện nhớ tốt hơn Thay vì nhớ lại từng phần riêng lẻ, các cá nhân nhớ lại toàn bộ nhóm, và sau
đó có thể lấy từng mục trong nhóm đó ra dễ dàng hơn Ví dụ nhớ chuỗi “1345-4321-3215” theo “chunk” sẽ dễ hơn nhớ đơn lẻ từng số trong dãy dài
“134543213215” (Nhớ 3 items dễ hơn nhớ 12 items trong trí nhớ ngắn hạn)
d Thực hành có chủ ý
Kỹ thuật cuối cùng mà học viên có thể sử dụng để cải thiện việc “Nhớ” là thực hành
có chủ ý Nói một cách đơn giản, thực hành có chủ ý đề cập đến hành động cố tình
và tích cực thực hành một kỹ năng với mục đích nâng cao hiểu biết và hiệu suất kỹ năng nói trên Bằng cách khuyến khích học viên thực hành một kỹ năng liên tục và
có chủ ý (ví dụ, viết một bài luận đảm bảo các yêu cầu để bài có cấu trúc tốt), bạn sẽ giúp học viên nhận thực về quá trình “học” và “nhớ” một cách chủ động hơn
Trang| 10