1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận Phân Tích Outsourcing Các Bộ Phận Của Công Ty Hyundai Tại Việt Nam.pdf

25 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Outsourcing Các Bộ Phận Của Công Ty Hyundai Tại Việt Nam
Người hướng dẫn Huỳnh Tịnh Cát
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Thương mại quốc tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 3,61 MB

Nội dung

Vì vậy nên, hiện nay thị trường đã bắt đầu xuất hiện một thuật ngữ mới và được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi hiện nay đó chính là thuê “Outsource”.. OutsourcingKhái niệm: Outsource h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 07 năm 2023.

Lời Mở Đầu

Hiện nay, Đa Thương mại đang là xu thế phát triển mà nhiều doanh nghiệp đang nhắm tới, với các nguồn cung ứng và nhu cầu ngày càng đòi hỏi phải chất lượng và phù hợp hơn với xu thế ngày nay, khiến cho việc cạnh tranh đang dần trở nên gay gắt hơn đối với các doanh nghiệp Vì vừa thiếu đi kiến thức chuyên môn lẫn chất lượng nguồn cung ứng sản phẩm trong thị trường đa ngành, vừa phải quản lí và đưa ra nhiều chiến lược để cạnh tranh thì đây chắc chắn là một bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp từ lớn đến vừa và nhỏ Vì vậy nên, hiện nay thị trường đã bắt đầu xuất hiện một thuật ngữ mới và được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi hiện nay đó chính là thuê “Outsource” Với Outsource, doanh nghiệp có thể tập trung vào năng lực lõi của mình và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động, giúp giảm chi phí vận hành, giảm thời gian quản lí và tăng cường khả năng cạnh tranh… Vậy “Outsource” là gì? “Outsource” bao gồm những hoạt động nào? Và lý do vì sao Huyndai lại chọn Việt Nam

để thực hiện hình thức Outsourcing? Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng mình sẽ đưa đến một cái nhìn tổng quan về khái niệm, ưu và nhược điểm của hình thức Outsourcing, đưa ra các lý do mà Huyndai chọn Việt Nam để áp dụng hình thức “Thuê ngoài” và cuối cùng là Huyndai đã sử dụng Outsourcing tại Việt Nam như thế nào?

2 | P a g e

Trang 3

MỤC LỤC

LVI MY ĐZU 2

I Outsourcing 4

1 Khái niệm 4

2 Ưu điểm 4

3 Nhược điểm 5

II Tổng quan về Hyundai 5

1 Giới thiệu 5

2 Nguồn gốc và lịch sử hình thành 6

III Lý do Huyndai chọn Oursourcing tại Việt Nam 9

IV Mô hình kim cương Porter mà Hyundai áp dụng vào Việt Nam 10

1 Các điều kiện yếu tố sản xuất 10

2 Điều kiện nhu cầu 14

3 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan 15

4 Cấu trúc, chiến lược và đối thủ cạnh tranh 16

5 Chính phủ 19

6 Thời cơ 20

7 Những kết quả, thành tựu mà Hyundai đạt được khi thuê ngoài 21

KẾT LUẬN 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 26

3 | P a g e

Trang 4

I Outsourcing

Khái niệm:

Outsource hay Outsourcing được dịch là “thuê ngoài”, đây là hành động doanh nghiệpthuê đơn vị ngoài để thực hiện các nhiệm vụ, dự án hoặc sản xuất sản phẩm theo yêucầu riêng của doanh nghiệp Công ty, tổ chức được thuê thường có trình độ chuyênmôn cao, cung cấp dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực Phương án này thường đượcdoanh nghiệp lựa chọn khi không có đủ nguồn lực để thực hiện tốt công việc hoặcmuốn tiết kiệm chi phí sản xuất, vận hành

Ưu điểm:

- Chuyên môn hóa cao: các công ty Outsource thường chỉ tập trung vào một mảng

duy nhất và phát triển năng lực tốt nhất trong mảng đó, ví dụ content tuyển dụng haytuyển dụng logistics, Vì vậy trình độ và kinh nghiệm của họ sẽ đem lại hiệu quả tốtnhất cho doanh nghiệp hơn là nhân viên nội bộ Doanh nghiệp khi thuê ngoài có thểtập trung cho các nhiệm vụ khác quan trọng hơn

- Giảm thiểu tối đa chi phí vận hành: chi phí khi doanh nghiệp thuê ngoài thườngthấp hơn chi phí đào tạo, hỗ trợ cho nhân viên nội bộ thực hiện công việc Lý do là vìcác công ty Outsource đã trang bị sẵn các thiết bị, nguồn lực liên quan để thực hiệncông việc, không tốn thêm chi phí đầu tư Bên cạnh đó, doanh nghiệp khi thuê ngoàikhông có nghĩa vụ phải chi trả các phí như bảo hiểm, lương thưởng như nhân viên nộibộ

- Tiếp cận nguồn công nghệ hiện đại: đối với các doanh nghiệp hoạt động liên quanđến công nghệ thì việc cập nhật, tiếp cận công nghệ mới nhất là vô cùng quan trọng.Tuy nhiên, để đầu tư cho công nghệ mới thì vô cùng tốn kém Do đó, Outsourcinggiúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận được công nghệ nhờ vào sự trợ giúp từ cácnguồn lực bên ngoài mà không tốn quá nhiều chi phí

- Nâng cao hiệu suất lao động: việc sử dụng nguồn lực bên ngoài có thể giúp doanh

nghiệp tiết kiệm thời gian, tập trung các công việc quan trọng, có tính bảo mật caocho nhân viên nội bộ Cả hai bên đều thực hiện song song công việc sẽ giúp doanhnghiệp nâng cao năng suất lao động, kịp tiến độ của kế hoạch chung

- Tiết kiệm không gian làm việc: vì công ty Outsource hoạt động hoàn toàn độc lập

với doanh nghiệp nên khi thuê, doanh nghiệp không cần trang bị bất kỳ không gian

4 | P a g e

Trang 5

hay thiết bị nào thêm cho họ Điều này càng có lợi cho các công ty có diện tích khôngquá lớn, thay vì thuê thêm nhân viên nội bộ và sắp xếp chỗ làm việc thì có thể lựachọn Outsource mà không cần chuẩn bị gì.

- Đảm bảo công việc vận hành hiệu quả: vì doanh nghiệp và công ty Outsource làm

việc theo hợp đồng nên cả hai bên phải đảm bảo thực hiện đúng các thỏa thuận Trong

đó, công ty được thuê phải hoàn thành đúng thời gian, chất lượng công việc đượcgiao, nếu thực hiện sai thì phải bồi thường theo hợp đồng Do đó, doanh nghiệp có thểyên tâm hơn vì các đơn vị ngoài sẽ không muốn phải mất khoản tiền bồi thường mà sẽ

cố gắng đảm bảo công việc hoàn thành tốt nhất

- Tâm lý: việc doanh nghiệp thuê ngoài có thể xuất phát từ lý do nguồn lực nội bộ

của doanh nghiệp chưa đủ giỏi Vì vậy, khi doanh nghiệp quyết định thuê đơn vị bênngoài thì nhân viên có thể sẽ suy nghĩ lại về năng lực, trình độ của bản thân để cốgắng phát triển bản thân hơn Điều đó là một dấu hiệu tích cực giúp nhân lực củadoanh nghiệp càng trở nên vững mạnh hơn

Nhược điểm:

- Vấn đề bảo mật: thông tin bảo mật là vấn đề mà các doanh nghiệp thường lo lắng

nhất khi lựa chọn hình thức Outsource Tuy đã cam kết không sử dụng và tiết lộ thôngtin doanh nghiệp nhưng vẫn không đảm bảo hoàn toàn là công ty được thuê sẽ âmthầm sử dụng hoặc bán thông tin cho các đối thủ của doanh nghiệp hay không

- Trách nhiệm: trên thực tế, không phải công ty nào cũng có trách nhiệm và cố gắng

làm tốt nhiệm vụ Một số công ty Outsource không thực hiện công việc đúng thời hạnđược giao hoặc làm việc thiếu trách nhiệm làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượngcông việc của doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp cần cẩn thận trong việc lựa chọncông ty khi quyết định thuê ngoài

- Chất lượng: trong giai đoạn chuyển giao công việc từ doanh nghiệp sang đơn vị

thuê ngoài, một số trường hợp công ty thuê ngoài chưa hiểu được hết mục đích và nộidung công việc Dẫn đến thực hiện công việc chưa đúng theo yêu cầu doanh nghiệp,khiến chất lượng công việc bị giảm sút

- Chi phí thuê: tuy thuê ngoài thường có chi phí thấp hơn là nội bộ doanh nghiệp

thực hiện công việc Nhưng trong một số trường hợp công ty được thuê phát sinhnhiều chi chí thêm trong quá trình thực hiện Nếu hợp đồng giữa hai bên không chặtchẽ thì bên thuê có thể phải chi trả thêm nhiều chi phí không mong muốn

II Tổng quan về Hyundai

1 Giới thiệu

5 | P a g e

Trang 6

Hyundai Motor Company - thuộc Hyundai Kia Automotive Group - là hãng sản xuấtôtô lớn nhất Hàn Quốc và đứng thứ 5 thế giới về doanh số bán hàng năm Đặt trụ sởchính ở Seoul Tên thương hiệu Hyundai được nhà sáng lập Chung Ju-Yung lựa chọn.

Trong tiếng Hàn, Hyundai có nghĩa là “hiện đại” hoặc “mới mẻ”.

Do đó, Hyundai tượng trưng cho việc đón đầu xu hướng phát triển của xã hội và tâm

lý khách hàng Ý nghĩa tên thương hiệu cũng chính là tôn chỉ và triết lý kinh doanh xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển của Hyundai

Logo của Hyundai gồm một chữ “H” được bao

bọc trong vòng oval Chữ “H” vừa là chữ cái đầu

của thương hiệu, đồng thời cũng là hình ảnh về hai

con người đang nắm tay Trong đó, một người là

khách hàng, người còn lại là sản xuất, hàm ý thể

hiện sự đoàn kết, cùng mang lại giá trị tốt đẹp

Vòng oval bên ngoài mang ý nghĩa quả địa cầu

hàm ý rằng Hyundai sẽ mở rộng hoạt động của mình trên toàn thế giới Có thể thấy, nhà sáng lập Chung Ju-Yung đã đặt rất nhiều tâm huyết của mình của đối với thương hiệu này ngay từ cái tên và logo

2 Nguồn gốc và lịch sử hình thành

Năm 1947, Chung Ju-yung đã sáng lập ra Công ty xây dựng và cơ khí Hyundai.

6 | P a g e

Trang 7

Giai đoạn khởi đầu của Hyundai

Hyundai được thành lập vào năm 1947 với lĩnh vực kinh doanh ban đầu là xây dựng với tên gọi đầy đầy đủ là Công ty Xây dựng Dân dụng Hyundai Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau công ty đã bị đánh bom do ảnh hưởng từ chiến tranh tại Hàn Quốc.Tuy nhiên, Hyundai đã khiến nhiều người phải bất ngờ trước sự phục hồi nhanh chóng để rồi trở thành công ty xây dựng lớn nhất tại Hàn Quốc vào những năm 1950.Sau đó, Hyundai lấn sân sang lĩnh vực đóng tàu và cũng nhanh chóng gặt hái được thành công Đến năm 1980, Hyundai chính thức trở thành nhà đóng tàu lớn nhất thế giới khiến các nước khác phải “ngả mũ”

Hyundai lấn sân sang lĩnh vực ô tô

Hyundai chính thức nhảy vào thị trường ô tô từ những năm 1960 Y thời điểm này, nhiều người nghĩ rằng quyết định của Chung Ju-Yung là sai lầm bởi quan điểm của chính phủ lúc bấy giờ là nhập khẩu ô tô sẽ tốt hơn sản xuất trong nước

Bỏ ngoài tai những ý kiến trái chiều, Chung Ju-Yung quyết tâm thực hiện quyết định của mình khi thành lập Công ty ô tô Hyundai vào năm 1967

Hyndai hợp tác với Ford Motor Company

Năm 1968, Hyndai hợp tác với Ford Motor

Company cho ra đời model đầu tiên của công ty

là Cortina Pony, chiếc xe Hàn Quốc đầu tiênxuất xưởng vào năm 1975, được thiết kế bởiGiorgio Giugiaro theo phong cách Ý, với côngnghệ dẫn động do Mitsubishi Motors cung cấp.Những năm sau đó, sản phẩm của Hyndai đượcxuất khẩu sang Ecuado và nhanh chóng tiếp cậnthị trường các nước Benelux (Belgium,Netherlands, và Luxembourg) Năm 1991,Hyundai đã mở đường độc quyền công nghệ cho mình khi phát triển thành công động

cơ xăng, I4 Alpha và có hộp truyền động

7 | P a g e

Trang 8

Đến năm 1986, xe của Hyndai bắt đầu được

bán tại Mỹ Nhờ giá cả phải chăng, modelExcel đã lọt vào top “10 xe được ưa chuộngnhất” do tạp chí Fortune bình chọn Năm 1988,công ty bắt đầu sản xuất các model với côngnghệ của riêng mình, khởi đầu là chiếc Sonataloại midsize đến nay vẫn còn được sản xuất

Xe của Hyndai bắt đầu được bán tại Mỹ

Năm 1996, Hyundai Motors India Limited được thành lập, đặt xưởng sản xuất tại

Irrungattukatoi gần Chennai, Ấn Độ

Năm 1998, Hyndai bắt đầu nỗ lực xây dựng hình ảnh của mình như một thương hiệu

toàn cầu Một năm sau, Chung Ju Yung quyết định trao quyền lãnh đạo Hyndai Motorcho con trai mình là Chung Mong Koo Hyndai Motor Group, công ty mẹ củaHyundai đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển chất lượng, mẫu mã, tăng cường sảnxuất và nghiên cứu dài hạn cho ngành ôtô nói riêng Tập đoàn đã tăng thời gian bảohành lên tới 10 năm hay 160.000 km đối với xe bán tại Mỹ, đồng thời phát động chiếndịch marketing quy mô lớn

Trong cuộc khảo sát về chất lượng xe hơi của tổ chức J.D Power and Associates năm

2004, Hyundai đã vượt qua nhiều đối thủ tiếng tăm và giữ vị trí thứ 2 Hiện nayHyndai nằm trong top 100 thương hiệu ôtô lớn nhất thế giới Từ năm 2002 Hyndaicũng là một trong những nhà tài trợ chính thức cho giải World Cup của FIFA

Năm 2006, chính phủ Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra về những hoạt động của Chủ

tịch Chung Mong Koo và phát hiện ông đã có hành vi tham ô Kết quả, ngày28/4/2006 ông Chung bị bắt giữ vì đã biển thủ 100 tỉ won (tương đương với 106 triệuđô) và ông Kim Dong-jin được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hànhcông ty

Sự xuất hiện của model midsize SUVSanta Fe năm 2007 đã đem đến choHyundai thành công vang dội vàgiành giải thưởng “2007 Top SafetyPick” của IIHS.Tại triển lãm ôtô quốc

tế Bắc Mỹ 2008, Hyundai đã trìnhlàng model Hyundai Genesis Coupe

8 | P a g e

Trang 9

dẫn động bánh sau Phiên bản mới này đã có mặt tại các đại lý trong nước vào hè

2008 vừa qua và sẽ có mặt tại thị trường Mỹ vào mùa xuân năm 2009

Các mẫu xe ngày càng được hoàn thiện

Hyundai tuyên bố sẽ cho ra mắt phiênbản hatchback 5 cửa của model Elantracompact sedan vào năm 2009 với têngọi Elantra Touring

Huyndai Santafe

III Lý do Hyundai chọn outsourcing tại Việt Nam

Hyundai bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam từ năm 2007 tại Ninh Bình hiện nay Hyundai thuộc trong danh sách nhóm công ty đứng đầu của Hàn Quốc về số vốn đầu tư cho Việt Nam Theo xu hướng phát triển , Việt Nam trở thành đối tác quan trong, một thị trường cung cấp hàng đầu cho Hyundai Hyundai tại Việt Nam tạo ra số lượng lớn xe và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động Việt Nam.Việt Nam là một thị trường lớn, yêu cầu của dân cư trong thị trường này chưa tới mức khắc khe nên khả năng xâm nhập thị trường tương đối dễ Điều này khiến các thương nhân nước ngoài muốn tạo cơ hội làm việc với Việt Nam để chiếm thị trường hoặc thông qua việc gia công để dần dần chiếm lĩnh thị trường

Xe Hyundai là một trong những sản phẩm tập trung sử dụng máy móc nhiều hơn là sức lao động, với chi phí cao, dân số ít thì việc outsourcing tại các nơi khác là không khả thi Hyundai hướng tới các dòng xe là xe bus sau đó là các dòng xe con,

xe ben

Hyundai không trưc tiếp tham gia vào công đoạn sản xuất mà thay vào đó tận dụng thuê ngoài từ các quốc gia có chi phí thấp Làm việc theo chuỗi công việc máy mócgiúp Hyundai giảm chi phí công nhân, chi phí cơ sở hạ tầng Mà thay vào đo Hyundai tập trung vào thiết kế sản phẩm, marketing, hoạch định Đó là lí do Hyundai sử dụng outsourcing tại Việt Nam

9 | P a g e

Trang 10

IV.Mô hình kim cương Porter mà Huyndai áp dụng vào Việt Nam

1 Các điều kiện yếu tố sản xuất

a Vị trí địa lý

-Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á là nơi có nhiều tiềm năng phát triển kinh

tế cao và năng động Vị trí của Việt Nam nằm trên tuyến đường giao lưu hàng hảiquốc tế từ các nước: Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sang các nướcNam Á, Trung Đông và Châu Phi, Ven biển Việt Nam có nhiều cảng sâu, khí hậutốt, ít bão và sương mù, tàu bè nước ngoài có thể cập bến an toàn quanh năm ViệtNam còn nằm trên trục đường bộ và đường sắt từ Châu Âu sang Trung Quốc quaCampuchia, Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ, Về vận tải hàng không có sân bay TânSơn Nhất nằm ở vị trí trung tâm của các thủ đô và thành phố trong vùng nên việc đilại và vận chuyển rất thuận lợi Với vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống cơ sở hạ tầng,phương tiện vận tải đầy đủ đảm bảo tốt cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và sảnphẩm

-Cùng với xu hướng mở cửa hội nhập nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư , khoa họccông nghệ tiên tiến của thế giới, đặc biệt là thành viên của khối ASEAN ,WTO hệ

10 | P a g e

Trang 11

thống pháp lý , hàng rào hạn ngạch thuế quan của Việt Nam đã và đang tạo điềukiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp thâm nhập đầu tư.

c Nguồn nhân lực

-So với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam có lực lượng lao động dồi

dào và chi phí thấp Năm 2021 tổng dân số nước ta là 98,51 triệu người, cũng làquốc gia đông dân xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á Trong số này có 50,5 triệungười đang ở độ tuổi lao động, chiếm tới 67,7% dân số Hơn 70% dân số dưới độtuổi 35, điều đó có nghĩa Việt Nam sở hữu nguồn nhân lực trẻ, năng động, nhiệthuyết và trình độ công nghệ cao với tầng lớp trung lưu tăng nhanh, tạo nên một thịtrường có sức mua khá lớn, đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài.-Ngoài ra, có thể dễ dàng nhận thấy, ở Việt Nam giá lao động được xếp vào mức rẻmạt, giá nhân công khoảng 0,6 USD/giờ trong khi ở Nhật Bản là 13 USD/1 giờ.Chi phí nhân công giá rẻ và nguồn lực lao động dồi dào chính là lý do quan trọngnhất khiến Hyundai thâm nhập Outsourcing ở thị trường Việt Nam

-Lao động Việt Nam với kỹ năng tay nghề cao và ổn định, đảm bảo được chấtlượng sản phẩm theo yêu cầu từ đối tác Số lượng lao động có chuyên môn chiếm24,1% trong tổng lao động, lao động đã qua đào tạo và có chứng chỉ, bằng ở cáctrình độ từ sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng đến đại học và sau đại học chiếm20,92% (Theo số liệu năm 2021) Lực lượng lao động có chuyên môn và tay nghềgiúp Việt Nam dễ dàng cạnh tranh với các nước láng giềng trong khu vực nhưSingapore, Malaysia, Philippines, Trung Quốc,

d Cơ sở hạ tầng

-Công tác quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng: công tác quy hoạch ở Việt Nam đượctriển khai khá nhanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư đến thuê mặt bằngtại Việt Nam Việt Nam không ngừng hợp tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng( nhàmáy, đường đi, điện nước ), đặc biệt ưu tiên cho các ngành công nghiệp xuất khẩugiày da ,may mặc nhằm tận dụng lợi thế về nguồn lao động

11 | P a g e

Trang 12

-Hơn nữa, theo như con số ước tính của Ngân hàng Thế giới (World Bank), ViệtNam sẽ đầu tư khoảng hơn 25 tỷ USD mỗi năm vào phát triển hạ tầng trong vòng 5năm tới ( kể từ năm 2022).

-Hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế ở Việt Nam lớn, rộng khắp 61/63 tỉnh,thành phố với 403 khu công nghiệp, 18 khu kinh tế ven biển và 26 khu kinh tế cửakhẩu được thành lập, đã thu hút được lượng vốn đầu tư lớn, bổ sung nguồn lựcquan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội cho đất nước nói chung cũng nhưcác địa phương nói riêng Các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút được hơn 10nghìn dự án trong nước và gần 11 nghìn dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu

tư đăng ký tương ứng khoảng 340 tỷ USD (trong đó tổng vốn FDI khoảng 230 tỷUSD) Những năm gần đây, trung bình hằng năm, vốn FDI trong khu công nghiệp,khu kinh tế chiếm khoảng 35-40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước;nếu tính riêng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo thì vốn FDI trong khu công nghiệp,khu kinh tế chiếm từ 70-80% tổng vốn đăng ký cả nước ở cùng lĩnh vực

-Giai đoạn sau đại dịch Covid-19, thu hút FDI vào Việt Nam đang đứng trướcnhiều cơ hội để có thể đón được một làn sóng đầu tư mới với việc kiểm soát hiệuquả dịch Covid-19, duy trì ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh, Việt Nam vẫnđược đánh giá là điểm đến đầu tư an toàn, tiềm năng và hấp dẫn trong chính sách

đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu của các nhà đầu tư Vị thế quốc tế của ViệtNam đang được nâng cao cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại tích cực củalãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước

-Với sự quan tâm cao của Chính phủ và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sựđồng lòng của các doanh nghiệp, môi trường đầu tư - kinh doanh của Việt Namngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư Doanh nghiệp trongnước có cơ hội tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam còn có

cơ hội đón đầu xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất toàn cầu để thu hút các nhà

12 | P a g e

Ngày đăng: 26/04/2024, 15:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w