1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn đến sinh kế của người dân ở việt nam

221 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Với mục đích mở rộng phạm vi kiến thức, luận án lần đầu tiên xem xét “Ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn đến sinh kế của người dân ở Việt Nam”, đóng góp vào nguồn tài liệu còn ít ỏi về tác độ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1: PGS.TS VŨ VĂN HƯỞNG 2: TS NGUYỄN THẾ KIÊN

Hà Nội, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án “Ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn đến sinh kế

tin, kết quả nghiên cứu được sử dụng trong luận án là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực, chuẩn xác của nội dung luận án

Hà Nội,ngày tháng năm 2024

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Ngọc Thụy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành Luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của rất nhiều cá nhân và tập thể, của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:

Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC), đặc biệt là Ban Tổng Giám đốc và các chuyên gia cao cấp, đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa đào tạo tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế

Tập thể giảng viên, chuyên viên công tác tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, hướng dẫn, hỗ trợ tôi hoàn thành các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ của Nhà trường

Các thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Vũ Văn Hưởng và TS Nguyễn Thế Kiên đã luôn khuyến khích, động viên, tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành Luận án này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thiện Luận án

Tôi xin chân thành cám ơn !

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Ngọc Thụy

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về ô nhiễm bom mìn 9

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 9

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 12

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về sinh kế của người dân 14

1.2.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước 14

1.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 16

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa ô nhiễm bom mìn và sinh kế của người dân 18

1.4 Khoảng trống nghiên cứu 22

2.1.2 Đánh giá sự ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn đến sinh kế người dân 40

2.1.3 Vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn đến sinh kế, phúc lợi của người dân 50

2.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về rà phá bom mìn cho phát triển sinh kế của người dân 70

2.2.1 Kinh nghiệm của Afghanistan về đảm bảo phúc lợi và sinh kế cho các người dân vùng ô nhiễm bom mìn 71

2.2.2 Kinh nghiệm của Gioóc-đa-ni về đảm bảo phúc lợi và sinh kế cho các người dân vùng ô nhiễm bom mìn 77

Trang 6

2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 84

Tiểu kết chương 2 87

CHƯƠNG 3 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 88

3.1 Khung phân tích 88

3.2 Dữ liệu nghiên cứu 91

3.3 Phương pháp nghiên cứu 92

4.1.2 Thực trạng sinh kế người dân ở Việt Nam 101

4.2 Thực trạng ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn đối với sinh kế của người dân ở Việt Nam 109

4.2.1 Ô nhiễm bom mìn ảnh hưởng tới sinh kế người dân 109

4.2.2 Ô nhiễm bom mìn ảnh hưởng tới phúc lợi của người dân 121

4.3 Vai trò của Nhà nước trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam 130

4.3.1 Các chính sách, quy hoạch của nhà nước 132

4.3.2 Hỗ trợ tái thiết 135

4.3.3 Chương trình tái định cư và hỗ trợ nạn nhân bom mìn 135

4.3.4 Tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn 137

4.3.5 Rà soát, cảnh báo bom mìn 138

4.3.6 Hợp tác quốc tế KPHQBM sau chiến tranh 141

Trang 7

4.4 Đánh giá 143 4.4.1 Kết quả giảm thiểu OMBM đến sinh kế của người dân 143 4.4.2 Hạn chế, bất cập trong công tác khắc phục hậu quả ô nhiễm bom mìn 145 4.4.3 Vấn đề đặt ra 150 Tiểu kết chương 4 153

CHƯƠNG 5 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM BOM MÌN ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN Ở VIỆT NAM 154

5.1 Dự báo xu hướng, bối ảnh mới tác động tới rà phá bom mìn đến năm 2030 154 5.2 Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý rà phá bom mìn cho phát

triển sinh kế của người dân đến năm 2030 155 5.3 Nhóm khuyến nghị đối với cơ quan nhà nước nhằm tăng cường quản

lý công tác rà phá bom mìn đến năm 2030 158 5.3.1 Hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp lý, tổ chức đối với công tác

quản lý công tác rà phá bom mìn 158 5.3.2 Hoàn thiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến, giáo

dục về KPHQBM 159 5.3.3 Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý công tác rà

phá bom mìn 160 5.3.4 Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch, lực lượng, đào tạo, huấn

luyện trong KPHQBM 161 5.3.5 Hoàn thiện quy định và quản lý vận động tài trợ, hợp tác quốc tế 162 5.4 Nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả cho phát triển sinh kế người dân

tại Việt Nam 163 5.4.1 Về Vốn tài chính 163 5.4.2 Về Vốn thể chế 164

Trang 8

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 172

TÀI LIỆU THAM KHẢO 173

PHỤ LỤC

Trang 9

DFID Department for

CCM Convention on Cluster Munitions

Công ước về bom đạn chùm

ERW Explosive Remnants of War

Bom mìn vật nổ sót lại sau chiến tranh

quốc gia IED Improvised explosive

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

HĐBA United Nations Security Council Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc

MRE Mine Risk Education Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ

VA Victim Assistance Hỗ trợ nạn nhân bom mìn

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê tỷ lệ số năm kinh nghiệm của nhân viên chuyên môn kỹ

thuật nghiệp vụ 67

Bảng 4.1 Diện tích ô nhiễm bom mìn, vật nổ theo tỉnh/thành phố 98

Bảng 4.2 Tỷ lệ thu nhập theo sinh kế 109

Bảng 4.3 Phúc lợi người dân theo các loại hình sinh kế 110

Bảng 4.4 Các đặc điểm theo sinh kế 113

Bảng 4.5 Tác động của ô nhiễm bom mìn và vật liệu nổ đối với lựa chọn sinh kế 119

Bảng 4.6 Cơ cấu thu nhập hộ ở thành thị và nông thôn, 2018-2020 121

Bảng 4.7 Cơ cấu thu nhập hộ cả nước theo các vùng, 2018-2020 122

Bảng 4.8 Cơ cấu thu nhập theo nhóm sinh kế, 2018-2020 125

Bảng 4.9 Thu nhập hộ theo 5 nhóm sinh kế, 2018 và 2020 126

Bảng 4.10 Tác động của ô nhiễm bom mìn tới phúc lợi người dân 127

Bảng 4.11 Bảng thống kê diện tích và kinh phí nhà nước cho rà phá bom mìn giai đoạn 2006-2022 141

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Quy trình xây dựng và triển khai dự án 65 Hình 2.2 Mối quan hệ giữa thời gian, chi phí và kết quả dự án 66 Hình 2.3 Bản đồ phân bố các vùng ô nhiễm bom mìn đã rà phá ở Gioóc-đa-ni 79 Hình 3.1 Tác động của cường độ bom mìn vật nổ đối với lựa chọn sinh kế và phúc lợi người dân 90

Trang 12

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương nổ ra, Việt Nam đã trải qua ba cuộc chiến tranh khốc liệt trong thế kỷ 20 Cuộc chiến tranh đầu tiên nổ ra vào năm 1945 và kết thúc khi người Pháp bị đánh bại vào năm 1954 và buộc phải chấm dứt chế độ cai trị ở Đông Dương Ở Việt Nam, cuộc chiến thứ hai được biết đến với cái tên “Cuộc kháng chiến Mỹ cứu nước”, hay ở phương Tây là “Chiến tranh Việt Nam” Cuộc chiến này bắt đầu vào năm 1955 giữa chính phủ miền Bắc Việt Nam (tên chính thức là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – DRV) và chính phủ miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa) và đồng minh chính là Hoa Kỳ (U.S.) (Spector, 2021) Cuộc chiến này kết thúc vào năm 1975 khi chính quyền miền Nam Việt Nam sụp đổ, chấm dứt ba mươi năm chiến tranh và hai miền Nam – Bắc Việt Nam chính thức thống nhất vào năm 1976 Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là giai đoạn xung đột kéo dài Chiến tranh Campuchia-Việt Nam, được biết đến ở Việt Nam là Cuộc chiến tranh vệ quốc ở biên giới Tây Nam, bắt đầu vào tháng 5 năm 1975 và kết thúc vào tháng 12 năm 1989 Trong khi đó, chiến tranh biên giới Trung-Việt nổ ra trong thời gian ngắn từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1979 tại biên giới phía bắc của Việt Nam (Spector, 2021) Những cuộc chiến tranh này đã để lại một di sản khủng khiếp, đó là ô nhiễm chất độc da cam/dioxin, bom mìn và vật liệu nổ, hơn 15 triệu tấn thuốc nổ đã được sử dụng ở Việt Nam

Tính từ khi kết thúc chiến tranh chống Mỹ cứu nước năm 1975 đến nay, trên toàn quốc có 46.191 người bị thương vong do BMVN sót lại sau chiến tranh gây ra, trong đó có 23.775 người bị thương và 22.416 người chết

Nguyên nhân dẫn đến các tai nạn bao gồm dò tìm xử lý bom mìn, tìm kiếm phế liệu sắt thép, trồng trọt chăn nuôi, xây dựng công trình, chơi đùa nghịch

Trang 13

Trong đó, hoạt động tìm kiếm phế liệu và chơi đùa nghịch là hai nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn BMVN chiếm tỷ lệ 31,19% và 27,55% Tiếp đến là hoạt động trồng trọt, chăn nuôi cũng là nguyên nhân của 20,34% số vụ tai nạn do bom mìn vật nổ gây ra và hoạt động xây dựng, đào kênh, làm thủy lợi, đắp đê, làm rẫy, khai thác lâm sản, khai thác cát sỏi cũng dễ dẫn đến tai nạn BMVN Do nhu cầu kiếm sống, những nông dân khi đang chăn nuôi, trồng trọt gặp phải bom mìn, đồng thời do không có kiến thức về nguyên lý hoạt động của bom mìn nên khi tiếp xúc với bom mìn gây ra nổ trở thành nạn nhân của bom mìn

Về độ tuổi của nạn nhân bom mìn, nạn nhân là trẻ em dưới 15 tuổi tập trung chủ yếu khi tham gia các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và chơi đùa Đối với hoạt động tìm kiếm phế liệu nạn nhân tập trung chủ yếu vào nhóm có độ tuổi là lao động chính của các gia đình từ 15 đến 44 tuổi

Qua nghiên cứu ở cấp xã, đối với những xã (phường, thị trấn) có tỷ lệ đói nghèo cao, sẽ là những nơi mà ảnh hưởng của bom mìn lớn nhất Nguyên nhân ở đây là càng đói nghèo, đi kèm với trình độ dân trí thấp, thì khả năng thích ứng và nhận thức của người dân về phòng chống tai nạn bom mìn tại địa phương đó càng kém

Bom mìn sau chiến tranh làm ảnh hưởng đến việc xây dựng công trình, bao gồm cả các công trình của nhà nước và người dân Nhiều gia đình trong quá trình xây dựng nhà ở khi đào móng phát biện bom mìn, sẽ phát mất thời gian và kinh phí để mời các cơ quan chức năng đến xử lý Các công trình dân sinh bao gồm nhà ở, trường học, cơ sở y tế, chợ, trung tâm thương mại, sân thể thao và nhà văn hóa Đối với các dự án của nhà nước thì trước khi tiến hành xây dựng phải thực hiện rà phá bom mìn Các công trình, dự án có thể kể đến là xây dựng đường điện, đường giao thông, cầu cống, đê, đập, kênh mương, cảng biển, nhà máy, khu công nghiệp và trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức

Trải qua ba cuộc chiến tranh, hơn 15 triệu tấn thuốc nổ đã được sử dụng ở Việt Nam, gấp 4 lần số lượng được sử dụng trong Thế chiến II (Martin và cộng

Trang 14

sự, 2019) Hiện nay, các bom mìn còn sót lại được tìm thấy ở hầu hết các địa phương trên khắp đất nước, bao gồm đồng bằng, rừng núi và dưới nước Theo thống kê từ Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC, 2021), khoảng 800.000 tấn bom mìn chưa được rà phá, gây ô nhiễm cho khoảng 6,1 triệu ha đất, chiếm khoảng 18,71% tổng diện tích cả nước Với tỷ lệ bom hỏng là 30% (Trung tâm Dữ liệu vệ tinh Khoa học Môi trường, 2021), Việt Nam bị ô nhiễm bom mìn chưa nổ nghiêm trọng (Martin và cộng sự, 2019) Sự xuất hiện liên tục của bom mìn và chất nổ còn sót lại đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế và tình hình xã hội ở Việt Nam Nó ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác mỏ, phát triển thủy điện, xây dựng đường, trường học và chăm sóc sức khỏe (Martin và cộng sự, 2019)

Đặc biệt, ô nhiễm bom mìn và chất độc màu da cam đã gây ra những tác hại lớn cho sức khỏe của người dân, nhất là ở các vùng nông thôn và miền núi Theo báo cáo của Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc, khoảng 86% dân số của Việt Nam sống ở nông thôn (UNDP, 2017), với nhiều người phụ thuộc vào nông nghiệp để kiếm sống Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, xuất hiện của ô nhiễm bom mìn, chất độc màu da cam và các chất độc khác đã gây nên nhiều vấn đề sức khỏe đáng chú ý cho người dân, bao gồm sự trì hoãn trong sự phát triển, bệnh cùng một số loại ung thư (Martin và cộng sự, 2019)

Bom mìn và vật liệu chưa nổ gây ra mối đe dọa tiềm tàng, nhất là đối với thu nhập của người dân, tác động tiêu cực lâu dài tới cuộc sống của người dân, thậm chí là thương vong (Martin và cộng sự, 2019) Tuy nhiên, cho đến hiện nay có rất ít các nghiên cứu về tác động của của UXO đến sinh kế hay phúc lợi của người dân tại Việt Nam Việc thiếu bằng chứng về mối liên hệ giữa hành động bom mìn với lựa chọn sinh kế và phúc lợi người dân khiến cho việc phân bổ nguồn lực kém hiệu quả và trở thành vấn đề Do đó, ngày càng có nhiều chính phủ yêu cầu cơ sở bằng chứng cho hành động bom mìn và nhấn mạnh nhu cầu về một lý thuyết đáng tin cậy (O'Reilly và cộng sự, 2012) Hiểu rõ hơn

Trang 15

về những tác động này là cần thiết cho các học giả và nhà hoạch định chính sách Đó chính là cơ sở để luận án này được thực hiện

Các quốc gia bị ảnh hưởng ô nhiễm bom mìn có cũng chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn kết nối với các hoạt động nhân đạo, các kế hoạch phát triển của đất nước và các chiến lược khác có liên quan Trong đó bao gồm việc thực hiện Chương trình Phát triển bền vững 2030 Các kế hoạch quốc gia cần bao gồm các chiến lược nhằm thiết lập một khuôn khổ quản lý và giải quyết rủi ro tồn dư từ ô nhiễm vật nổ, trong đó cần bao gồm xây dựng năng lực quốc gia bền vững

Trong một số trường hợp, các quốc gia đang tranh chấp chính trị hoặc lãnh thổ, chính quyền khu vực hoặc chính quyền đương nhiệm thực tế cũng có thể đảm nhận một số hoặc tất cả các chức năng của Cơ quan hành động mìn quố gia trong một số khu vực trong thực hiện trách nhiệm quản lý và điều phối các hoạt động của hành động bom mìn quốc gia Trong các tình huống khác và trong một số giai đoạn giới hạn nhất định, Liên Hợp Quốc hoặc một số cơ quan quốc tế được công nhận khác có thể cần đảm nhận một số hoặc tất cả các trách nhiệm và thực hiện một số hoặc tất cả các chức năng của Cơ quan hành động mìn quốc gia

Hậu quả của ô nhiễm bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến khai thác sử dụng tài nguyên đất, rừng, nước và gây ô nhiễm môi trường Nhiều vùng đất bị bỏ hoang, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân và hàng năm nhà nước phải chi hàng trăm tỷ đồng để rà phá bom mìn

Với mục đích mở rộng phạm vi kiến thức, luận án lần đầu tiên xem xét

“Ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn đến sinh kế của người dân ở Việt Nam”,

đóng góp vào nguồn tài liệu còn ít ỏi về tác động lâu dài của chiến tranh đối với việc theo đuổi sinh kế và phúc lợi người dân ở các quốc gia bị chiến tranh tàn phá như Việt Nam Luận án cũng kết hợp xem xét quản lý của nhà nước đối

Trang 16

với hoạt động rà phá bom mìn, các nhân tố ảnh hưởng đến nó, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác rà phá bom mìn cho phát triển sinh kế và phúc lợi người dân tại Việt Nam

2 Mục tiêu, nhiệm vụ, câu hỏi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở tổng hợp mức độ ô nhiễm của bom mìn vật nổ còn sót sau chiến tranh ở Việt Nam, luận án sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn tới việc lựa chọn sinh kế của người dân và vai trò của nhà nước trong khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ảnh hưởng đến phát triển sinh kế của người dân, để đề xuất các giải pháp và khuyến nghị hoàn thiện hoạt động rà phá bom mìn và phát triển sinh kế của những người dân bị ảnh hưởng

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

(i) Tổng quan các công trình nghiên cứu để tìm ra khoảng trống nghiên cứu của Luận án

(ii) Đánh giá thực trạng ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ảnh hưởng đến lựa chọn sinh kế của người dân ở Việt Nam

(iii) Đánh giá vai trò của nhà nước trong hoạt động điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn cho phát triển sinh kế của người dân ở Việt Nam

(iv) Đề xuất lý luận về khắc phục hậu quả bom mìn ảnh hưởng đến sinh kế của người dân

(v) Đề xuất khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý công tác rà phá bom mìn phục vụ cho phát triển sinh kế của người dân tại Việt Nam

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu của luận án bao gồm:

(1) Thực trạng ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn lại trên toàn quốc và các loại sinh kế của người dân ở các vùng bị ô nhiễm?

Trang 17

(2) Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn đến việc lựa chọn sinh kế của người dân ở Việt Nam?

(3) Đánh giá vai trò của nhà nước đối với công tác rà phá bom mìn có những điểm gì nổi bật, hạn chế gì và nguyên nhân của hạn chế là gì?

(4) Đề xuất giải pháp và khuyến nghị chính sách đối với nhà nước để hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân tại nơi bị ô nhiễm?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu sự ảnh hưởng của bom mìn sót lại sau chiến tranh đối với việc lựa chọn sinh kế của người dân ở Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đánh giá thực trạng ô nhiễm bom mìn, sinh kế của người dân, cung cấp những phân tích định lượng về ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn đối với lựa chọn sinh kế của người dân và vai trò của nhà nước trong công tác rà phá bom mìn để đề xuất, kiến nghị chính sách hoàn thiện các công tác này

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu ảnh hưởng của bom mìn trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam

- Phạm vi về thời gian: Các số liệu được thu thập trong giai đoạn 2018 đến 2021

4 Đóng góp mới của luận án

4.1 Đóng góp về lý luận

Luận án bổ sung và làm rõ hơn một số khía cạnh lý luận về sinh kế và phát triển sinh kế trên phương diện của khoa học quản lý, trong đó đề cập tới nhà nước là chủ thế quan trọng trong phát triển sinh kế của người dân Cụ thể, luận án đã là: (1) Làm rõ hơn khái niệm sinh kế cho người dân ở Việt Nam, đặc biệt những vùng bị ô nhiễm bom mìn; (2) xây dựng khái niệm phát triển sinh kế và bổ sung vào khung phân tích nhân tố ô nhiễm bom mìn như là một rào cản trong tiếp cận các

Trang 18

cơ hội sinh kế (3) làm rõ hơn về mặt lý thuyết rằng ô nhiễm bom mình là bất lợi cho phát triển sinh kế của người dân ở khu vực ô nhiễm bom mìn cũng như khó đảm bảo các mục tiêu về chính trị, quốc phòng an ninh song song với việc phát triển sinh kế bền vững ở cấp cộng đồng

4.2 Đóng góp về thực tiễn

Về mặt thực nghiệm, đây là nghiên cứu đầu tiên lượng hóa được tác động của ô nhiễm bom mìn tới sự lựa chọn sinh kế và kết quả sinh kế của các hộ gia đình Việt Nam Bằng chứng kinh tế lượng cho thấy sau nhiều thập kỷ, bom mìn vẫn còn tác động tiêu cực về kinh tế tới đời sống của người dân và từ đó là căn cứ khoa học cho chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ rà phá bom mìn cũng như ưu tiên hỗ trợ sinh kế cho nhóm hộ bị ảnh hưởng

Thứ hai, luận án cũng đã phân tích thực trạng rà soát bom mìn, dưới góc độ quản lý nhà nước ở Việt Nam Luận án đã phân tích các khâu từ lập kế hoạch, thực thi và giám sát để từ đó rút ra những thành công và hạn chế còn tồn tại trong quá trình rà phá bom mìn Nhìn chung, tiến độ rà phá bom mìn còn chậm so với kế hoạch và mất nhiều năm nữa mới hoàn thành Hạn chế này chủ yếu từ khâu thực thi và giám sát, khâu phối hợp giữa các bên trong thực hiện và thiếu nguồn lực cần thiết

Trên cơ sở những hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong hoạt động rà soát bom mìn và phát triển sinh kế cho người dân trên địa bàn vùng bị ô nhiễm bom mìn, luận án có đóng góp về mặt chính sách qua việc đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển sinh kế người dân theo hướng bền vững trên vùng bị ô nhiễm bom mìn trong giai đoạn tới Luận án cũng kết hợp đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong công tác rà phá bom từ, từ đó đề xuất chính sách cải thiện hiệu quả rà phá bom mìn, phát triển sinh kế bền vững cho người dân

Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu hữu ích đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô và xây dựng kế hoạch để triển khai các chính sách

Trang 19

nhằm phát triển sinh kế của người dân trên địa bàn ô nhiễm bom mìn trên toàn quốc giai đoạn đến năm 2030

5 Bố cục và kết cấu của luận án

Để thực hiện hoàn thành mục tiêu và các nhiệm vụ của luận án, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu luận án gồm 5 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn tới sinh kế của người dân

Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn đến sinh kế của người dân Việt Nam

Chương 5: Quan điểm và giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn đến sinh kế của người dân ở Việt Nam

Trang 20

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về ô nhiễm bom mìn

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Chiến tranh để lại hậu quả nặng nề đối với đời sống con người cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến thương tích và tử vong (Miguel và Roland, 2011; Justino, 2012; Akbulut-Yuksel, 2014; Islam và cộng sự, 2015; De-Luca và Verpoorten, 2015) Nó phá hủy tài nguyên và cơ sở hạ tầng, hủy hoại môi trường, phá hoại kết cấu xã hội, làm suy yếu quyền tự do dân sự, gây ra khủng hoảng sức khỏe và nạn đói Bất kỳ yếu tố nào trong số này hoặc tác động kết hợp của chúng đều ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế (Miguel và Roland, 2011)

Theo Azariadis và Drazen (1990), chiến tranh có thể gây ra “bẫy nghèo đói” Mô hình bẫy nghèo này do Ngân hàng Thế giới (2003) xây dựng, trong đó chỉ ra rằng chiến tranh tàn khốc phá hủy nguồn vốn, dẫn đến “bẫy xung đột” đẩy các quốc gia vào tình trạng kém phát triển trong dài hạn Do đó, chiến tranh và xung đột vũ trang là trở ngại lớn trong quá trình phát triển (Drèze, 2000; Singhal, 2019)

Theo các nghiên cứu hỗn hợp của Frost et al (2017), ở hầu hết các quốc gia bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, tàn dư của bom mìn và vật liệu nổ tiếp tục gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống, sức khỏe, giáo dục và các hoạt động kinh tế của người dân Ví dụ, bom mìn đã dẫn đến thương vong, di dời dân cư, tăng chi phí y tế và mất an ninh lương thực ở Afghanistan, Bosnia, Campuchia và Mozambique (Andersson và cộng sự, 1995), gây tử vong hoặc gây ra sự gia tăng mạnh về chi phí giáo dục ở Campuchia (Merrouche, 2011) và tình trạng nghèo đói ở Mozambique (Merrouche, 2008) Ước tính có đến 250 triệu trẻ em sống ở các

Trang 21

khu vực bị xung đột và chiếm gần một nửa trong số 65 triệu người hiện đang phải di dời do chiến tranh (UNICEF, 2016; UNHCR, 2016)

Hậu quả lâu dài của việc tiếp xúc với bom đạn từ rất sớm là ảnh hưởng nặng nề đối với sức khỏe tâm thần ở tuổi trưởng thành, gây thương tích tâm lý (Asadoliahi và cộng sự, 2010; Gunaratnam và cộng sự, 2003) Khi còn nhỏ, não bộ đang trong quá trình phát triển và đặc biệt nhạy cảm với nồng độ cortisol tăng cao (căng thẳng độc hại), nhất là trong khoảng thời gian dài Điều này có thể thay đổi vĩnh viễn cấu trúc não, dẫn đến giảm khả năng điều chỉnh các phản ứng căng thẳng và sợ hãi, và do đó làm tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần và hành vi ở tuổi trưởng thành (Shonkoff và cộng sự, 2012; Danese và McEwen, 2012)

Ở Liban, cuộc chiến năm 2006 không chỉ dẫn đến thiệt hại trực tiếp về cơ sở hạ tầng mà còn tạo ra chi phí gián tiếp do không thể canh tác trên các cánh đồng do ô nhiễm bom mìn (Darwish và cộng sự, 2009) Bom mìn cũng dẫn đến những tác động tiêu cực lâu dài đối với nguồn nhân lực Các ví dụ bao gồm ở Ăng-gô-la, nơi bom mìn có tác động nhân quả đến việc giảm chiều cao và cân nặng theo tuổi của trẻ em (Arcand và cộng sự, 2015), trong khi ô nhiễm bom mìn gây ra sự suy giảm từ 0,5-1 năm về trình độ học vấn của trẻ em ở Campuchia (Merrouche, 2011) Lớn lên trong chiến tranh, bom đạn, trẻ em bị căng thẳng độc hại - kích hoạt liên tục hệ thống phản ứng căng thẳng trong một thời gian dài dẫn đến nồng độ hormone căng thẳng cortisol trong não tăng cao, dẫn đến phì đại ở amygdala, và suy giảm mạng lưới thần kinh ở vùng đồi thị và vỏ não trước trán (Heim và Nemeroff, 2001; Shonkoff và cộng sự, 2012), ảnh hưởng xấu đến trí nhớ, khả năng học tập và khả năng chịu đựng căng thẳng, từ đó giảm chất lượng của nguồn nhân lực trong tương lai

Người dân là nạn nhân bom mìn có khả năng gặp khó khăn hơn 40% trong việc tiếp cận thực phẩm ở Afghanistan, Bosnia, Campuchia và Mozambique (Andersson và cộng sự, 1995) Hơn nữa, tình trạng thiếu lương thực, gián đoạn

Trang 22

trong việc tiếp cận vệ sinh và chăm sóc sức khỏe, khiến trẻ em phải đối mặt với xung đột gấp đôi khả năng thiếu dinh dưỡng so với trẻ em ở các nước thu nhập thấp và trung bình (World Bank, 2011)

Bất chấp những tác động ngắn hạn mang tính hủy diệt của chiến tranh, nhiều ý kiến cho rằng chiến tranh có lợi cho sự phát triển lâu dài (Drèze, 2000) hoặc ít nhất là không có tác động bất lợi lâu dài (Miguel và Roland, 2011)

Một số lý do đã được đưa ra, đó là vai trò lịch sử của các cuộc chiến tranh trong việc hình thành nhà nước, xây dựng quốc gia và phát triển công nghệ (Drèze, 2000) Nhiều báo cáo cho rằng nghiên cứu và phát triển quân sự có thể thúc đẩy tiến bộ công nghệ và có thể bù đắp cho những hậu quả tiêu cực của chiến tranh (Miguel và Roland, 2011) Hơn nữa, Miguel và Roland (2011) cho rằng chiến tranh thúc đẩy sự phát triển của nhà nước và quốc gia ở châu Âu (Tilly, 1975) và có thể thúc đẩy tiến bộ xã hội bằng cách khuyến khích sự tham gia của nhiều người hơn (Keyssar, 2000) hoặc bằng cách loại bỏ quyền lực của các nhóm cố thủ đang cố gắng ngăn cản các chính sách ủng hộ tăng trưởng (Olson, 2008)

Đáng chú ý, một nghiên cứu của Churchill và cộng sự (2021) tiết lộ rằng những cá nhân bị sốc đầu đời do đánh bom dữ dội có nhiều khả năng là lao động tự do Các tác giả giải thích rằng việc tiếp xúc với các sự kiện bất lợi thời thơ ấu có thể dạy cho các cá nhân trở nên tự lực hơn (Bonanno, 2004), kiên cường hơn (Bullough và cộng sự, 2014) và sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn (Haushofer và Fehr, 2014), tất cả trong số đó là những đặc điểm chính của doanh nhân (Ayala và Manzano, 2014; Cope, 2011)

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Guo (2020) cho thấy tác động tiêu cực lâu dài của các cuộc chiến tranh ở Lào Bên cạnh đó, nhìn từ di sản khủng khiếp của Chiến tranh Việt Nam, có thể thấy sự tồn tại của bom mìn (ở cấp làng xã) đã làm giảm đáng kể hiệu quả canh tác cũng như hạn chế trình độ học vấn của nhiều người

Trang 23

Các phát hiện trên cho thấy chỉ có một số ít tác động tích cực mà chiến tranh mang lại đồng thời sự tàn phá của chiến tranh, ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn lại ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống, để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, những cuộc chiến tranh khốc liệt đã để lại một di sản khủng khiếp, đó là ô nhiễm chất độc da cam/dioxin và bom mìn và vật liệu nổ Từ năm 1945–1975, hơn 15 triệu tấn thuốc nổ đã được sử dụng ở Việt Nam, gấp 4 lần số lượng được sử dụng trong Thế chiến II (Martin và cộng sự, 2019) Trong cuộc xung đột giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (1955–1975), trọng lượng bom và các loại vũ khí khác mà Lực lượng Không quân Hoa Kỳ thả xuống gần gấp ba lần trọng lượng được sử dụng ở cả chiến trường Châu Âu và Thái Bình Dương trong Thế chiến II, và gấp khoảng 15 lần so với tổng trọng tải sử dụng trong Chiến tranh Triều Tiên (Clodfelter, 1995) Hậu quả là Việt Nam đã bị ô nhiễm bom mìn và vật liệu nổ nghiêm trọng Vật liệu nổ còn sót lại được tìm thấy ở hầu hết các địa phương, ở đồng bằng, rừng núi và dưới nước Số liệu thống kê chính thức từ Trung tâm Hành động Bom mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC, 2021) cho thấy vẫn còn khoảng 800.000 tấn bom mìn chưa được rà phá ở tất cả các vùng miền, gây ô nhiễm hoặc có thể gây ô nhiễm cho khoảng 6,1 triệu ha, chiếm khoảng 18,71% tổng diện tích trên cả nước

Trong hơn 40 năm kể từ khi kết thúc chiến tranh ở Việt Nam, cường độ ném bom và bom mìn từ các cuộc xung đột khác nhau tiếp tục gây ra những tác động tiêu cực lâu dài đến cuộc sống của người dân, gây ra thương vong (Martin và cộng sự, 2019) và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần (Phung và cộng sự, 2012; Singhal, 2019) Các nghiên cứu đã xem xét tác động của việc Mỹ ném bom đối với sự phát triển kinh tế địa phương (Miguel và Roland, 2011), sức khỏe tâm thần và trình độ học vấn của người dân (Singhal, 2019), cú sốc đầu đời và tinh thần kinh doanh (Churchill và cộng sự, 2021)

Trang 24

Cụ thể, điều tra tác động của chiến tranh ở Việt Nam đối với sức khỏe bằng cách sử dụng một loạt các chỉ số bao gồm người lớn, ung thư tự báo cáo (Do, 2009), chức năng tâm thần (Teerawichitchhai và Korinek, 2012), và cho trẻ em, bẩm sinh suy yếu (Le và cộng sự, 1990), tỷ lệ tử vong (Savitz và cộng sự, 1993; Hirschman và cộng sự, 1995), phát triển thần kinh ở trẻ sơ sinh (Phạm và cộng sự, 2013)

Một số bài báo đề cập đến tác động đến dân số nói chung ở Việt Nam, trong khi các bài báo khác tập trung vào các nhóm nhỏ cụ thể như các gia đình được biết là có phơi nhiễm chất độc da cam (Le và cộng sự, 1990; Savitz và cộng sự, 1993; Do, 2009; Phạm và cộng sự, 2013;) và các cựu chiến binh (Ngo và cộng sự, 2006, Teerawichitchhai và Korinek, 2012) Tóm tắt nguy cơ suy giảm bẩm sinh liên quan đến phơi nhiễm chất độc da cam được tìm thấy cao hơn ở những người Việt Nam bị phơi nhiễm so với người không phải là người Việt Nam và tăng theo mức độ phơi nhiễm (Ngo và cộng sự 2006) Trẻ sơ sinh tiếp xúc với chất độc da cam thông qua sữa mẹ trong giai đoạn chu sinh được phát hiện có điểm số nhận thức, vận động hỗn hợp và vận động tinh tốt hơn (Phạm và cộng sự, 2013) Trong số các nhóm bà mẹ có chồng phục vụ trong chiến tranh ở những vùng bị nhiễm chất độc da cam, 9% phụ nữ mang thai bị sảy thai và 66% trẻ em sinh ra bị khuyết tật bẩm sinh (Le và Johansson, 2001)

Palmer và cộng sự (2019) chỉ ra 40 năm sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, việc phơi nhiễm với hậu quả của các cuộc bắn phá đã làm tăng tỷ lệ khuyết tật ở cấp huyện Singhal (2019) cũng cung cấp bằng chứng rằng ở cấp độ cá nhân, việc tiếp xúc lâu với bom đạn dữ dội trong những năm từ 1965 –1975 làm tăng nguy cơ về vấn đề tâm thần nghiêm trọng của các nạn nhân

Tuy nhiên, những tác động lâu dài này không được tìm thấy được đánh giá tích cực theo một số nghiên cứu khác Ví dụ, Miguel và Roland (2011) đã không thể xác định được mối quan hệ nhân quả giữa các vụ đánh bom dữ dội

Trang 25

và các tác động ở cấp huyện đối với nghèo đói và tiêu dùng, cơ sở hạ tầng, tỷ lệ biết chữ và mật độ dân số Đáng chú ý, nghiên cứu của Churchill và cộng sự (2021) chỉ ra rằng những nạn nhân trải qua cú sốc đầu đời sau các vụ đánh bom dữ dội có xu hướng trở thành lao động tự do Các tác giả giải thích rằng việc tiếp xúc với các sự kiện bất lợi thời thơ ấu giúp các nạn nhân trở nên tự lực hơn (Bonanno, 2004), kiên cường hơn (Bullough và cộng sự, 2014) và sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn (Haushofer và Fehr, 2014), tất cả đều là những đặc điểm chính của doanh nhân (Ayala và Manzano, 2014; Cope, 2011)

Các nghiên cứu trên cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa cường độ ném bom và ô nhiễm bom mìn, tuy nhiên các tài liệu nghiên cứu về tác động của ô nhiễm bom mìn đến khía cạnh kinh tế, phúc lợi cũng như sinh kế của người dân Việt Nam là rất ít, và chưa có bằng chứng kinh tế lượng nào về vấn đề này

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về sinh kế của người dân

1.2.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Khái niệm về sinh kế được sử dụng và trích dẫn trong các nghiên cứu đều dựa trên ý tưởng về sinh kế của các tác giả Chambers và Conway (1992), với định nghĩa đầy đủ về sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người

Phát triển định nghĩa về sinh kế, Scoones (1998) đã định nghĩa rõ hơn, nó bao gồm khả năng, nguồn lực (bao gồm các nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người Năm 2001, Cơ quan Phát triển Quốc tế Anh (DFID) đã đưa ra khái niệm chính thức về sinh kế để hướng dẫn cho các hoạt động hỗ trợ cho các quốc gia trên thế giới, theo đó, sinh kế “bao gồm khả năng, nguồn lực cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống cho con người”

Một số nghiên cứu đã đề cập đến sinh kế bền vững ở khu vực thành thị (Rebotier, 2012), hầu hết tập trung vào nhóm dân cư dễ bị tổn thương ở khu vực nông thôn (Wang và cộng sự, 2016) Đa dạng hóa sinh kế được áp dụng

Trang 26

chủ yếu ở nông thôn hay các hộ nghèo, như một công cụ để ứng biến với các cú sốc kinh tế và chống lại sự dễ bị tổn thương Chiến lược sinh kế là sự kết hợp giữa tài sản và sự tìm kiếm thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, các người dân lựa chọn làm các hoạt động khác nhau để tồn tại và cải thiện mức sống (Ellis, 1998) Các quyết định đa dạng hóa này gắn liền với các chiến lược giảm thiểu rủi ro được các người dân áp dụng bằng cách thay đổi về thu nhập (Holzmann và Jorgensen, 1999; Heitzmann và cộng sự, 2002)

Các vùng nông thôn là nơi cung cấp các sản phẩm nông nghiệp chính cho đất nước, tuy nhiên mặc dù nhận thấy nhu cầu cấp thiết phải duy trì một ngành nông nghiệp vững mạnh, nhưng ngày càng rõ ràng rằng không thể chỉ dựa vào ngành nông nghiệp là một hoạt động cốt lõi cho các người dân nông thôn như một phương tiện để cải thiện sinh kế và giảm nghèo Một xu hướng đang trở nên nổi bật trong các tài liệu về phát triển nông thôn là việc thúc đẩy và hỗ trợ các cơ hội đa dạng hóa phi nông nghiệp (Stifel, 2010) Các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp bao gồm di cư theo mùa vụ ra khỏi trang trại để làm công ăn lương, sản xuất thủ công mỹ nghệ, mua bán và chế biến nông sản, cung cấp dịch vụ nông nghiệp, Sự không chắc chắn (liên quan đến khí hậu, tài chính, thị trường, ô nhiễm,…) gắn liền với nông nghiệp và tạo ra một cách điều chỉnh thu nhập qua các năm và các mùa Tầm quan trọng tương đối của các hoạt động phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn đã được chứng minh đầy đủ trong các nghiên cứu của Reardon (1997), Reardon và cộng sự (2001) và Barret và cộng sự (2001)

Cách tiếp cận sinh kế bền vững là cách tiếp cận toàn diện, đa chiều và tập trung vào các khả năng, tài sản và hoạt động cần thiết để một cá nhân, người dân hoặc cộng đồng đối mặt với nghèo đói (Ming và cộng sự, 2019) Đồng thời, việc đa dạng của sinh kế, đa dạng của thu nhập được coi là con đường chính tháo gỡ vòng luẩn quẩn của đói nghèo Việc áp dụng đa dạng thu nhập, các yếu tố khác không đổi, sẽ mang lại thu nhập bổ sung cho người dân (Amfo và cộng

Trang 27

sự, 2021) Việc đa dạng thu nhập có tác động đáng kể đối với phúc lợi người dân Phúc lợi người dân là điều kiện sống chung của các thành viên trong gia đình được đo lường bằng chi tiêu tiêu dùng, chi tiêu cho thực phẩm và phi thực phẩm và mức độ nghèo đói (Arouri và cộng sự, 2015; Unnikrishnan và Imai, 2020)

Về mặt lý thuyết, đa dạng thu nhập và phúc lợi bắt nguồn sâu xa từ các lựa chọn xã hội của con người (cá nhân hoặc người dân) sao cho phương thức đa dạng hóa thu nhập thì mức thỏa dụng và phúc lợi của cá nhân cũng như người dân càng cao (Pressman và Summerfield, 2000) Cụ thể, lý thuyết thừa nhận rằng việc tăng thu nhập cho các cá nhân và người dân sẽ nâng cao tiện ích và phúc lợi của họ (Arrow, 1999) Có rất nhiều nghiên cứu đã xem xét tác động của đa dạng thu nhập tới phúc lợi người dân, thu nhập đa dạng có tác động tích cực đến phúc lợi và giảm xu hướng nghèo đói (Gautam và Andersen, 2016; Rahut và cộng sự, 2017;Ebenezer và Abbyssinia, 2018; Kidane và Zegeye, 2019; Khan và Morrissey, 2019;Omotesho và cộng sự, 2020)

Các nghiên cứu trên cho thấy việc đa dạng sinh kế, nhất là đối với các người dân ở nông thôn, các hộ dễ bị tổn thương là quan trọng và cần thiết để đa dạng thu nhập của mình, từ đó tăng phúc lợi người dân Do đó, việc xem xét các tác yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn sinh kế và phúc lợi người dân cần được nghiên cứu kỹ hơn ở các khía cạnh khác nhau

1.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, đã có rất nhiều các nghiên cứu xem xét đến việc phát triển, lựa chọn sinh kế, các yếu tố ảnh hưởng đến phúc lợi người dân

Chiến lược sinh kế bền vững và động lực nghèo đói ở các người dân nông thôn Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (Trinh và Pham, 2016), đa dạng sinh kế giúp các người dân ứng phó với xáo trộn kinh tế (Nguyen và Hare, 2018), cải thiện nghèo đói (Nguyen và Nguyen, 2020) Nghiên cứu của Nguyen (2016) cho thấy rằng việc đa dạng hóa sinh kế trong người dân nông thôn ở

Trang 28

Việt Nam có thể giảm thiểu sự tồn tại của đội ngũ nghèo đói, tăng khả năng chống chịu đối với tổn thất và đổi mới kinh tế

Đa dạng hóa sinh kế, đa dạng hóa thu nhập và phúc lợi người dân tại Việt Nam có mối quan hệ tích cực (Minh và cộng sự, 2016; Vu và Nguyen, 2018; Nguyen và Berg, 2020), nó cải thiện phúc lợi người dân, giảm nghèo ở các gia đình nông thôn (Nguyen và Vu, 2019; Nguyen và Molenberghs, 2021)

Với tầm quan trọng của sinh kế bền vững, nhiều nghiên cứu đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sinh kế của các người dân Pham và cộng sự (2014) tìm thấy rằng các yếu tố tác động đến việc đa dạng sinh kế bền vững bao gồm: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình hình kinh tế, nguồn lực và quyền hạn trong gia đình Bui và Nguyen (2019) tìm thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đa dạng hóa thu nhập của người dân nông thôn ở khu vực núi phía Bắc Việt Nam, bao gồm: địa điểm, quy mô người dân, trình độ học vấn và nguồn lực

Nghiên cứu của Tran và cộng sự (2020) xác định rằng giảm sự phụ thuộc vào thu nhập nông nghiệp và tìm kiếm công việc ngoại trú có thể giúp gia đình nông thôn đa dạng hóa thu nhập Bên cạnh đó, sự đa dạng hóa và tăng cường quy mô các hoạt động kinh tế có thể đóng góp vào phát triển nông thôn và cải thiện sinh kế của các người dân (Le và Nguyen, 2021)

Sinh kế của các người dân tại các vùng nông thôn còn bị ảnh hưởng bởi bởi các vấn đề liên quan đến quy định về đất đai Truong và Nguyen (2022) đã xem xét tác động của hợp đồng canh tác đối với sinh kế của người lao động Nguyen và cộng sự (2005) cho thấy những tác động hỗn hợp của thu hồi đất nông nghiệp đối với người dân nông thôn ở một số vùng ven đô thị lớn ở Hà Nội và các tỉnh lân cận Tuyen và cộng sự (2014) chỉ ra tác động ngắn hạn của việc thu hồi đất nông nghiệp có thể gây bất lợi cho các người dân bị mất đất, đặc biệt là những người có thu nhập chính từ nông nghiệp

Trang 29

Từ các nghiên cứu trên cho thấy, sinh kế bền vững là điều kiện vô cùng quan trọng để các người dân có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống và giảm đói nghèo Việc lựa chọn sinh kế, đa dạng nó và đa dạng thu nhập luôn là vấn đề cấp thiết, xem xét trong từng giai đoạn và từng hoàn cảnh Do đó, nghiên cứu các yếu tố tác động đến lựa chọn sinh kế và phúc lợi người dân cần được đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhất là các vấn đề liên quan đến đất đai và bom mìn, vấn đề tác động trực tiếp đến sinh kế ở các vùng nông thôn tại Việt Nam

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa ô nhiễm bom mìn và sinh kế của người dân

Ở các nước chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh liên miên, nặng nề, mối quan hệ giữa ô nhiễm bom mìn và lựa chọn sinh kế của người dân đã được xem xét và nghiên cứu

Beatie và cộng sự (2019) khi nghiên cứu ô nhiễm bom mìn tác động đến tình hình phát triển ở Lào, cho thấy sự tác động tiêu cực của ô nhiễm bom mìn đến tình hình phát triển và sự gia tăng nghèo đói ở Lào Jo Durham và cộng sự (2015) đã giải thích cách rà phá bom mìn và tác động tích cực của hành động này đến cải thiện sinh kế và phát triển kinh tế

Nghiên cứu của Merrouch (2008) đã cung cấp bằng chứng về hậu quả kinh tế của các cuộc nội chiến trong bối cảnh ô nhiễm bom mìn ở Mozambique Tác động nhân quả được xác định của chiến tranh đối với nghèo đói và tiêu dùng vài năm sau khi ngừng bắn là rất lớn

Paterson và cộng sự (2013) trình bày cách tiếp cận sinh kế bền vững đã được sử dụng để hiểu rõ hơn về lợi ích của hành động bom mìn, và cách các năng lực đã được phát triển để tiến hành đánh giá trong tương lai mà không phụ thuộc vào các chuyên gia quốc tế, giảm cả chi phí và rủi ro tại Afghanistan

Tại Campuchia, Dauvergne và Le Billon (2004) tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa ô nhiễm bom mìn và phát triển kinh tế, chính trị sau cuộc khủng hoàng, ô nhiễm bom mìn đã để lại hậu quả nặng nề làm trì trệ sự phát triển của

Trang 30

đất nước sự tăng sự thiếu ổn định về mặt chính trị Takasaki (2020) đã xem xét vấn đề khuyết tật do bom mìn đối với sự nghèo đói cho thấy khuyết tật gây ra một vòng luẩn quẩn làm giảm công việc, thu nhập thấp và hạn chế tích lũy tài sản sản xuất và vốn xã hội Bên cạnh đó, nghiên cứu của Fayissa và Paul (2018) so sánh tác động của ô nhiễm bom mìn đến thu nhập người dân và mức độ nghèo đói ở Campuchia và Rwanda

Liên kết giữa bối cảnh bom mìn sát thương ở Colombia với sinh kế bền vững cho thấy bom mìn sát thương ảnh hưởng đến việc sử dụng đất (Schultz và cộng sự, 2016; Gilanders và cộng sự, 2017), trong đó lần lượt tác động đến năng suất nông nghiệp, thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân ở các vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng ở vùng nông thôn Colombia, do đó có ảnh hưởng đến cả vốn tài chính và vốn vật chất Ngoài ra, những hành động như vậy cũng có hại cho các thế hệ tương lai vì những vùng đất này trở nên không thể tiếp cận được trong nhiều thập kỷ, dẫn đến việc người dân địa phương phải nhổ bỏ gốc rễ và di chuyển đến những nơi khác để bắt đầu lại với gia đình của họ (Elsheikh và cộng sự, 2016; Ryken và cộng sự, 2017), tất cả đều tác động rõ ràng đến vốn xã hội của các cộng đồng bị ảnh hưởng Tương tự, Gutierrez và cộng sự (2020) tìm hiểu sinh kế bền vững bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự hiện diện của mìn sát thương phi truyền thống được đặt ở các vùng nông thôn bằng cách hiểu tác động của mìn sát thương đối với các loại vốn khác nhau (tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội và con người) để duy trì sinh kế nông thôn

Tại Campuchia, Trung tâm rà phá bom mìn nhân đạo quốc tế (GICHD) đã phối hợp với các tổ chức hành động mìn đang hoạt động tại Campuchia như Humanity & Inclusion, Mines Advisory Group, Norwegian People’s Aid, HALO Trust và Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) đã xây dựng báo cáo tác động của bom mìn và các mục tiêu phát triển Liên Hợp quốc (SDG)

Trang 31

Trong nghiên cứu điển hình ở Campuchia cung cấp bằng chứng rõ ràng về tác động của hành động bom mìn đối với sự phát triển bền vững ở các cấp độ khác nhau, bằng cách giảm thiểu rủi ro mà cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của bom mìn (EO) Xét đến vai trò nổi bật của nông nghiệp đối với nền kinh tế Campuchia, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, sự hiện diện của EO không chỉ là mối đe dọa đối với cuộc sống của các cộng đồng bị ảnh hưởng mà còn là trở ngại quan trọng cho sự phát triển Bom mìn gây nổ cản trở việc tiếp cận, mở rộng và phát triển hiệu quả các hoạt động nông nghiệp, ảnh hưởng đến sinh kế và an ninh lương thực Tuy nhiên, việc giải phóng đất đã mang lại nhiều kết quả tích cực khác Ví dụ, có thể thấy các mối liên kết với việc quản lý tài nguyên hiệu quả hơn cũng như việc tăng cường và phát triển cơ sở hạ tầng, những điều rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và hòa nhập kinh tế bền vững

Khuôn khổ Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) cho phép xác định đóng góp trực tiếp của hành động bom mìn cho mục tiêu SDG số 13 và ít nhất 48 mục tiêu ở Campuchia, mang lại lợi ích cho năm khía cạnh quan trọng của Chương trình nghị sự 2030: quan hệ đối tác, hòa bình, con người, hành tinh và thịnh vượng Trong trường hợp nghiên cứu này, các cột mốc quan trọng có thể được quy cho các phương pháp tiếp cận rõ ràng và nỗ lực chung của các bên liên quan Hành động bom mìn được lồng ghép trong các kế hoạch và chính sách phát triển quốc gia của Campuchia, coi đây là ưu tiên quốc gia và thừa nhận nhiều trở ngại mà ô nhiễm EO đặt ra đối với khát vọng phát triển bền vững của đất nước Việc đưa hành động bom mìn một cách có hệ thống vào các quy trình chính sách và chiến lược quốc gia rộng hơn cũng góp phần vào việc thực hiện và vận hành các nỗ lực hành động bom mìn toàn diện và tổng thể hơn Cụ thể, nghiên cứu cung cấp bằng chứng về cách thức thiết kế và việc thực hiện các chương trình phát triển và hành động bom mìn tổng hợp có khả năng đạt

Trang 32

được tốt hơn cả các kết quả nhân đạo và phát triển, và do đó để hành động bom mìn có tác động mạnh hơn so với khi được thực hiện trong một khu vực riêng lẻ, đảm bảo tính phù hợp của các biện pháp can thiệp hành động bom mìn, trong trung và dài hạn

Thông qua khuôn khổ SDG, cộng đồng quốc tế và các bên liên quan chính có thể tăng cường sự gắn kết chính sách xuyên suốt, lập kế hoạch, báo cáo và thu thập dữ liệu dựa trên bằng chứng để giúp lồng ghép các hoạt động hành động bom mìn vào các nỗ lực SDG quốc gia và nâng cao tầm nhìn và cơ hội tài trợ của họ Việc liên tục hoàn thiện các phân tích có phương pháp về kết quả nhân đạo và phát triển bắt nguồn từ hành động bom mìn sẽ giúp củng cố bằng chứng về vai trò của ngành trong việc thúc đẩy mối quan hệ ba bên bằng cách đóng góp vào các sáng kiến nhân đạo, phát triển và hòa bình rộng hơn, hỗ trợ cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững

Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu xem xét tác động của chiến tranh, ô nhiễm bom mìn đối với sự phát triển kinh tế Nghiên cứu dữ liệu về cường độ chiến tranh cấp tỉnh ở Việt Nam, cùng với các chỉ số kinh tế xã hội khác, Miguel và Roland (2011) đã ước tính tác động của chiến tranh lên các biến đầu ra kinh tế như GDP, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ nghèo đói, Kết quả cho thấy chiến tranh có tác động tiêu cực đáng kể đến phát triển kinh tế ở Việt Nam Các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh có mức GDP, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn và tỷ lệ nghèo đói cao hơn so với các tỉnh ít chịu ảnh hưởng Nguyen và cộng sự (2022)sử dụng dữ liệu về FDI tại các tỉnh ở Việt Nam, cùng với dữ liệu về mức độ ô nhiễm bom mìn, để kiểm tra mối quan hệ giữa hai biến này Kết quả cho thấy ô nhiễm bom mìn có tác động tiêu cực đến FDI Các tỉnh có mức độ ô nhiễm bom mìn cao thu hút ít FDI hơn so với các tỉnh ít ô nhiễm bom mìn Bên cạnh đó, người dân ở các khu vực có bom mìn có mức sống thấp hơn, điều kiện nhà ở và vệ sinh kém hơn, và khả năng

Trang 33

tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục hạn chế hơn so với người dân ở các khu vực không có bom mìn (Son, 2021)

Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào thực sự xem xét tác động của ô nhiễm bom mìn đối với việc lựa chọn sinh kế của người dân Do tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu và lỗ hổng trong tài liệu, nghiên cứu này đóng góp vào nguồn tài liệu ít ỏi về tác động lâu dài của ô nhiễm bom mìn đến lựa chọn sinh kế và phúc lợi của người dân tại Việt Nam

1.4 Khoảng trống nghiên cứu

Từ các tài liệu nghiên cứu trên cho thấy nghiên cứu về tác động của ô nhiễm bom mìn đến lựa chọn sinh kế của người dân còn một số vấn đề nghiên cứu chưa được làm rõ, đó là:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu trước đây chưa sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững nông thôn để mô tả và phân tích đầy đủ các kênh truyền dẫn tác động của ô nhiễm bom mìn tới sinh kế người dân

Thứ hai, các nghiên cứu trước thường chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng hoặc định tính, chưa có nghiên cứu nào sử dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu để cho ra kết quả nghiên cứu khách quan hơn

Thứ ba, các nghiên cứu trước thường tập trung vào một vài địa phương nhỏ do đó chưa thể khái quát hết được đặc điểm của một quốc gia

Thứ tư, các nghiên cứu trên chưa đo lường tác động của ô nhiễm bom mìn đến các khía cạnh khác nhau của sinh kế và thu nhập người dân Các nghiên trước cứu thường tập trung và việc chuyển đổi sinh kế, nhưng chưa xem xét tới khía cạnh tài sản sinh kế hoặc kết quả sinh kế

Thứ năm, các nghiên cứu chưa chỉ rõ về vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn đến sinh kế của người dân, mà được hiểu đây là trách nhiệm đương nhiên, trong khi nguồn lực của nhà nước có hạn

Trang 34

Thứ sáu, các nghiên cứu trước cũng chưa đưa ra thực trạng về công tác quản lý, rà phá bom mìn để nhìn nhận các điểm đã thực hiện được và những điểm còn hạn chế, chưa đề xuất được các khuyến nghị chính sách cụ thể, khả thi và phù hợp với điều kiện địa phương để góp phần đảm bảo sinh kế và phúc lợi của người dân trong vùng bị ô nhiễm bom

Đây chính là khoảng trống nghiên cứu cả về mặt khoa học và thực tiễn chính sách đòi hỏi cần có một nghiên cứu được thiết kế tốt hơn để thực hiện chủ đề nghiên cứu về tác động của ô nhiễm bom mìn đến lựa chọn sinh kế người dân ở Việt Nam

Trang 35

Tiểu kết chương 1

Vấn đề về tình hình ô nhiễm bom mìn trong và ngoài nước, tình hình sinh kế của người dân, mối quan hệ giữa ảnh hưởng của bom mìn đối với phát triển sinh kế của người dân đã cho thấy được còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu, bom mìn đã làm ảnh hưởng đến sinh mạng, tinh thần và sức khỏe của người dân, đồng thời làm giảm nguồn lợi của các gia đình đặc biệt là đối với các gia đình có nguồn sinh kế chủ yếu bằng việc sử dụng đất đai Ô nhiễm bom mìn và lựa chọn sinh kế, phúc lợi người dân là điều cần được quan tâm và nghiên cứu, nhất là ở Việt Nam, đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và bom mìn còn sót lại sau chiến tranh

Việc xác định được các khoảng trồng nghiên cứu đã cho tác giả định hướng được mục tiêu, phạm vi và các nội dung nghiên cứu làm cơ sở hoàn thiện nội dung của Luận án

Trang 36

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM BOM MÌN TỚI SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm

2.1.1.1 Ô nhiễm bom mìn

Bom mìn là tên gọi chung cho các loại bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn pháo, các loại đạn, ngòi nổ, thuốc nổ, phương tiện gây nổ (Công ước Ottawa về Cấm bom mìn chống người)

Ô nhiễm bom mìn là một khu vực đất đai được xác định có dấu vết của bom mìn và các loại vật nổ khác còn sót lại sau chiến tranh

Khu vực ô nhiễm bom mìn gồm hai khu vực: khu vực bãi mìn và khu vực không phải bãi mìn Khu vực bãi mìn là khu vực được phát hiện có bố trí mìn theo (hoặc không theo) một quy cách nhất định Khu vực không phải bãi mìn là khu vực không có mìn nhưng có các loại bom đạn, vật nổ khác ở các mức độ khác nhau còn sót lại sau chiến tranh do hành động khác nhau của các bên liên quan (Nghị định 18/2019/NĐ-CP)

Có hai loại bằng chứng có dấu vết của bom mìn và các vật nổ khác gồm bằng chứng dán tiếp và bằng chứng trực tiếp

Bắng chứng gián tiếp là khu vực đã từng xảy ra hoạt động quân sự và các

cuộc xung đột vũ trang tại khu vực lân cận trong quá khứ; Có các trận ném bom, bắn pháo trong khu vực; có dữ liệu lưu trữ và các báo cáo về sự tồn tại của BMVN trước đây; Người dân đã nhìn thấy BMVN, hố bom, mảnh hoặc các bộ phận của BMVN; Có thông tin về việc xảy ra các vụ nổ, vụ tai nạn đối với người và vật nuôi do BMVN trong khu vực lân cận; Trong khu vực lân cận trước đây là kho vũ khí, trường bắn, bãi hủy, căn cứ quân sự, đồn bốt; Có các loại BMVN đã được

Trang 37

phát hiện trong quá trình RPBM do các lực lượng chức năng thực hiện trước đây tại khu vực lân cận và chưa được khảo sát và rà phá bom mìn

Bằng chứng trực tiếp là khu vực có bằng chứng trực tiếp về sự hiện diện của BMVN (quan sát trực quan phát hiện có BMVN, mảnh hay bộ phận của BMVN, phễu nổ hay hố bom đạn); Khu vực chưa được RPBM và có ít nhất hai trong các yếu tố có hồ sơ đủ tin cậy xác định ô nhiễm BMVN từ các cuộc ĐT, KS trước đó hoặc/và nằm trong khu vực căn cứ quân sự cũ, trận địa, đồn bốt, trường bắn, bãi hủy, kho vũ khí trước đây; Đất đai đang không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào vì người dân nghi ngờ có BMVN; Có tai nạn do BMVN cho người hoặc gia súc, hoặc có các vụ nổ do BMVN trong khoảng thời gian 10 năm tính đến thời điểm điều tra và chưa được rà phá bom mìn

Các chủng loại bom mìn, vật nổ đã phát hiện và sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đa dạng, đã phát hiện khoảng 92 loại BMVN gồm bom phá, bom bi, bom phốt pho, đạn, pháo, lựu đạn, mìn…

Với mức độ ô nhiễm và tiến độ triển khai khắc phục như hiện nay, ước tính phải hàng chục năm nữa, Việt Nam mới có thể khắc phục, làm sạch bom mìn một cách triệt để Bom mìn vật nổ đã làm ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế nói chung như đến việc phát triển nông lâm nghiệp, xây dựng công trình kinh tế và bảo đảm an toàn của người dân

Việt Nam là đất nước đại bộ phận người lao động là nông dân với nguồn thu nhập chính là sản xuất nông nghiệp, nhưng do còn nhiều BMVN sót lại sau chiến tranh nằm sâu trong lòng đất, sẽ ảnh hưởng nhiều đến điều kiện và hiệu quả, năng suất lao động của người dân Bom mìn vật nổ làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, trước hết là diện tích đất sinh hoạt, đất canh tác bị hạn chế vì ô nhiễm bom mìn Theo dữ liệu điều tra đã công bố (VNMAC, 2018), diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 82,32% và diện tích đất đai chưa sử dụng chiếm 6,36 % diện tích đất tự nhiên với khoảng 65% dân số sống ở nông thôn

Trang 38

nghiêm trọng cho môi trường, ảnh hưởng đến con người và ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng tài nguyên đất, nước, không khí và kìm hãm sự phát triển của sản xuất nông nghiệp

Bom mìn vật nổ làm ảnh hưởng đến nguồn tài chính, kinh tế, với việc còn sót lại nhiều BMVN sau chiến tranh, cần nhiều thời gian và kinh phí để RPBM mới có thể tiến hành khôi phục và xây dựng mới hệ thống các công trình, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, những công trình xây dựng kinh tế trước khi tiến hành đầu tư xây dựng đều phải thực hiện RPBM Những vùng mà bị ô nhiễm BMVN cao thì ở đó kinh tế đều kém phát triển, các nhà đầu tư không muốn đầu tư vào những khu vực này Do vậy tăng thêm khó khăn cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng này và đời sống nhân dân càng ngày càng khó khăn thêm Hàng năm, Chính phủ phải dành ra khoản kinh phí hàng ngàn tỷ đồng cho công tác RPBM khắc phục hậu quả chiến tranh Để dọn sạch hết BMVN còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam ước tính cần khoản kinh phí rất lớn, đây thật sự là một khó khăn đối với điều kiện, hoàn cảnh của Chính phủ Việt Nam hiện nay

Bom mìn vật nổ làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn xã hội, do trên khắp mọi miền của đất nước cả 63/63 tỉnh thành còn sót BMVN, nên nhân dân lao động một số địa phương còn khó khăn đã tự động đi dò tìm thu nhặt phế liệu, trong đó có các loại BMVN về để cưa cắt lấy thuốc nổ và phế liệu bán Có thuốc nổ, người mua dùng để đánh bắt cá, huỷ diệt tài nguyên của đất nước, gây ô nhiễm môi trường nước và gây ra những vụ nổ mìn mất kiểm soát, ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự và an toàn xã hội

2.1.1.2 Sinh kế người dân

Những năm thập niên 80 của thế kỷ trước, mục tiêu của tăng trưởng là phát triển kinh tế thế giới, tuy nhiên việc ra đời lý thuyết sinh kế bền vững đã làm thay đổi cách tiếp cận, trong đó mục tiêu phát triển con người và bảo đảm

Trang 39

tính bền vững của phát triển là yêu cầu quan trọng Tương ứng với việc phát triển bền vững thì việc xây dựng và phát triển sinh kế bền vững cho người dân cần được Liên Hợp quốc và mỗi quốc gia quan tâm Trong đó xây dựng các chính sách nhằm xóa đói giảm nghèo, phát triển đồng đều giữa các khu vực thành thị, nông thôn và miền núi, phát triển đồng đều giữa các dân tộc đã được các nhà hoạch định Việt Nam quan tâm

Nghiên cứu và triển khai các hoạt động xây dựng sinh kế bền vững đã làm thay đổi các cách tiếp cận đối với hoạt động phát triển trong giai đoạn thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước theo hướng đảm bảo cho phúc lợi của con người và có tính bền vững hơn là mục tiêu tăng trưởng kinh tế Đây là bắt nguồn từ tư tưởng phát triển bền vững trong Báo cáo Bruntland (1987) và Báo cáo Phát triển Con người đầu tiên (1990), khái niệm phát triển sinh kế bền vững sau đó đã được các nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế thay đổi và phát triển để áp dụng vào triển khai các dự án xóa đói giảm nghèo cho các quốc gia trên thế giới Cách tiếp cận này ngày càng nhận được sự đồng thuận của các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia bởi cách tiếp cận hướng vào con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người

Sinh kế (livelihood) là vấn đề luôn được quan tâm của nhiều diễn đàn, nhiều học giả trong, ngoài nước nhằm đưa ra được những nền tảng học thuật và nguyên tắc làm cơ sở cho những giải pháp xóa đói, giảm nghèo, tạo nhiều công ăn việc làm, nâng cao đời sống người dân Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, vấn đề sinh kế được xem là vấn đề cốt lõi của cộng đồng để cải thiện đời sống nhân dân gồm khả năng (capabilities), nguồn lực/tài sản (assets) (vật chất và phi vật chất) và các hoạt động cần thiết (activities) làm phương tiện sống của con người [2, tr 45 - 49] Trong Từ điển tiếng Việt [12, tr 1064], khái niệm sinh kế được giải thích là: “Việc làm để kiếm ăn, để mưu sống”

Theo DFID, khái niệm sinh kế “bao gồm khả năng, nguồn lực cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống cho con người” [3, tr 10] Khái niệm

Trang 40

trên cho thấy sinh kế bao gồm các nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa mà các cá nhân người dân, hoặc nhóm xã hội sở hữu có thể tạo ra thu nhập để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần hoặc có thể được sử dụng, trao đổi để đáp ứng nhu cầu của họ trong cuộc sống

Khái niệm về sinh kế thường xuyên được sử dụng và trích dẫn trong các nghiên cứu của Chambers và Conway (1992), trong đó sinh kế theo cách hiểu đơn giản nhất là phương tiện để con người kiếm sống Một định nghĩa đầy đủ hơn của Chambers và Conway về sinh kế là: sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người Một sinh kế là bền vững “khi có thể giải quyết được hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng và đột biến, duy trì hoặc tăng cường khả năng và nguồn lực; tạo ra các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tương lai và mang lại lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cả cấp độ địa phương và cấp toàn cầu, trong ngắn và dài hạn” [52, tr6]

Scoones (1998) đã dựa trên khái niệm về sinh kế bền vững của Chambers và Conway để đưa ra định nghĩa sinh kế “bao gồm khả năng, nguồn lực (bao gồm các nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người Một sinh kế được coi là bền vững khi nó có thể giải quyết được hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng; duy trì và tăng cường khả năng và nguồn lực hiện tại mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên” [72, tr.5]

Năm 2001, Cơ quan Phát triển Quốc tế Anh (DFID) đưa ra khái niệm về sinh kế để hướng dẫn cho các hoạt động hỗ trợ của mình, theo đó, sinh kế “bao gồm khả năng, nguồn lực cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống cho con người” [56, tr.5] Khái niệm này về cơ bản hoàn toàn giống với khái niệm về sinh kế của Chambers và Conway (1992) và Scoones (1998)

Trong Luận án này, sinh kế được hiểu là việc sử dụng các nguồn lực cần thiết của con người để thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các kết quả mong

Ngày đăng: 27/06/2024, 10:50

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w