1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá thực trạng việc duy trì đáp ứng các nguyên tắc Thực hành tốt phòng thí nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Lạng Sơn

149 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá thực trạng việc duy trì đáp ứng các nguyên tắc Thực hành tốt phòng thí nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Lạng Sơn
Tác giả Hà Thanh Tùng
Người hướng dẫn TS. Đỗ Xuân Thắng
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Tổ chức Quản lý Dược
Thể loại Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp II
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

Đánh giá thực trạng việc duy trì đáp ứng các nguyên tắc Thực hành tốt phòng thí nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Lạng Sơn. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá việc duy trì đáp ứng với 21 nhóm tiêu chí theo nguyên tắc GLP-WHO quy định tại Thông tư 04/2018/TT-BYT của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Lạng Sơn năm 2022; Phân tích nguyên nhân của những tiêu chí còn tồn tại và đề xuất áp dụng một số giải pháp can thiệp, tiến tới cơ sở được công nhận đáp ứng tiêu chuẩn GLP-WHO trong kỳ đánh giá duy trì. Mục đích nghiên cứu: Xác định tình trạng duy trì đáp ứng đối với 21 nhóm tiêu chí Thực hành tốt phòng thí nghiệm GLP - WHO theo Thông tư 04/2018/TT-BYT tại Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Lạng Sơn. Trên cơ sở đó, tiến hành xác định, phân tích nguyên nhân của các vấn đề tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp giúp đơn vị định hướng, khắc phục các vấn đề còn tồn tại

Trang 1

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HÀ THANH TÙNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC DUY TRÌ ĐÁP ỨNG CÁC NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH TỐT PHÒNG THÍ NGHIỆM CỦA TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM THUỐC, MỸ PHẨM,

THỰC PHẨM TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 2

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HÀ THANH TÙNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC DUY TRÌ ĐÁP ỨNG CÁC NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH TỐT PHÒNG THÍ NGHIỆM CỦA TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM THUỐC, MỸ PHẨM,

THỰC PHẨM TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC

MÃ SỐ: CK 62720412

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Xuân Thắng

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, dưới

sự hướng dẫn khoa học của TS Đỗ Xuân Thắng Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực, chính xác và chưa từng được bảo vệ ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2024

Học viên Hà Thanh Tùng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình tham gia học tập chương trình đào tạo Dược sĩ chuyên khoa cấp

II và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu từ các thầy, cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội, các đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Đỗ Xuân Thắng,

Trưởng phòng Cơ sở vật chất - vật tư trang thiết bị, giảng viên kiêm nhiệm Khoa Quản

lý và kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn

Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, cùng toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội đã truyền đạt kiến thức, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, cùng tập thể cán bộ Trung tâm Kiểm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Lạng Sơn đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và đồng nghiệp đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ tôi những lúc khó khăn để hoàn thành chương trình học tập và luận văn này

Học viên Hà Thanh Tùng

Trang 5

MỤC LỤC

1.1 Tổng quan về nguyên tắc “Thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP) 3

1.1.2 Sự hình thành, phát triển nguyên tắc “Thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)

1.1.3 Sự hình thành, phát triển nguyên tắc “Thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)

1.2 Tổng quan về nguyên tắc “Thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP-WHO)”

1.2.1 Những nội dung cơ bản của nguyên tắc GLP-WHO theo Phụ lục I thông tư

1.2.2 Những điểm mới tại thông tư 08/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung thông tư

1.3 Thực trạng đáp ứng nguyên tắc GLP của hệ thống kiểm nghiệm toàn quốc 14

1.3.4 Một số nghiên cứu thực trạng đáp ứng và duy trì nguyên tắc GLP tại các trung

1.4 Khái quát về Trung tâm Kiểm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Lạng Sơn 23

Trang 6

2.2.3 Biến số nghiên cứu 31

3.1 Thực trạng duy trì đáp ứng các tiêu chí GLP-WHO quy định tại Thông tư 04/2018/TT-BYT của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh

3.2.2 Nhóm nguyên nhân và giải pháp khắc phục tồn tại về vật liệu, máy móc, thiết bị

Trang 7

4.3 Về hạn chế của đề tài và các biện pháp khắc phục hạn chế 89

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt

Spectrophotometric Quang phổ hấp thụ nguyên tử API Active Pharmaceutical Ingredient Thành phần có tác dụng dược lý CoA Certificate of Analysic Chứng nhận phân tích

EEC European Economic Community Cộng đồng kinh tế Châu Âu

US FDA The United States Food and Drug

GLP Good Laboratory Practices Thực hành tốt phòng thí nghiệm

chromatography Sắc ký lỏng hiệu năng cao

LC-MS/MS

Liquid Chromatography with tandem mass spectrometry Sắc ký lỏng ghép khối phổ MAD Mutual Acceptance of Data Chấp nhận dữ liệu lẫn nhau OECD Orgnization for Economic Co-

operation and Development

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

OOS Out Of Specification Ngoài khoảng giới hạn (tiêu

chuẩn)

SOP Standard Operating Procedure Quy trình thao tác chuẩn

UV-VIS Ultraviolet - Visible Quang Phổ tử ngoại khả kiến WHO World Health Orgnization Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Những quy định mới sửa đổi, bổ sung quy định tại thông tư

08/2020/TT-BYT so với thông tư 04/2018/TT-08/2020/TT-BYT 12

Bảng 1.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng của các trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh 17

Bảng 1.3 Thực trạng công trình phụ trợ của các trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh 17

Bảng 1.4 Thống kê thực trạng thiết bị phân tích của hệ thống kiểm nghiệm năm 2021 - 2022 19

Bảng 1.5 Một số vấn đề khó khăn của các trung tâm kiểm nghiệm trong triển khai, áp dụng, duy trì GLP 22

Bảng 2.6 Mẫu nghiên cứu, đối tượng thu thập dữ liệu 27

Bảng 2.7 Biến số nghiên cứu 32

Bảng 3.8 Thực trạng nhân lực và cơ cấu cán bộ của Trung tâm 38

Bảng 3.9 Thực trạng đáp ứng yêu cầu GLP-WHO về tổ chức, quản lý và nhân sự 39

Bảng 3.10 Thực trạng đáp ứng yêu cầu GLP-WHO đối với các hoạt động quản lý chất lượng, kiểm soát tài liệu, hồ sơ, hợp đồng 40

Bảng 3.11 Hiện trạng cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm của Trung tâm 41

Bảng 3.12 Thực trạng đáp ứng yêu cầu GLP-WHO về chỉ tiêu cơ sở hạ tầng nhà xưởng của phòng thí nghiệm 42

Bảng 3.13 Thực trạng đáp ứng yêu cầu GLP-WHO về các thiết bị, máy móc, dụng cụ 42

Bảng 3.14 Thực trạng đáp ứng yêu cầu GLP về các vật liệu dùng cho thử nghiệm 44

Bảng 3.15 Thực trạng đáp ứng yêu cầu GLP-WHO về các hoạt động thử nghiệm, thẩm định 45

Bảng 3.16 Thực trạng đáp ứng yêu cầu GLP-WHO về hồ sơ và phiếu kiểm nghiệm, thông tin truy xuất 46

Bảng 3.17 Thực trạng đáp ứng tiêu chí về an toàn phòng thí nghiệm theo GLP-WHO 47

Bảng 3.18 Tổng hợp những tiêu chí chưa đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn GLP – WHO 48

Bảng 3.19 Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tồn tại về quản lý và cơ sở hạ tầng 55

Trang 10

Bảng 3.20 Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tồn tại về vật liệu, máy móc, thiết bị

và dụng cụ 56 Bảng 3.21 Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tồn tại về tuân thủ quy định, quy trình thao tác 61 Bảng 4.22 Một số nguyên nhân, giải pháp khắc phục tiêu chí còn tồn tại theo tiêu chuẩn GLP-WHO tại một số trung tâm kiểm nghiệm 81 Bảng 4.23 Một số nguyên nhân, giải pháp khắc phục tiêu chí còn tồn tại về hệ thống chất lượng tại một số trung tâm kiểm nghiệm 83 Bảng 4.24 Một số nguyên nhân, giải pháp khắc phục tiêu chí còn tồn tại về cơ sở hạ tầng tại một số trung tâm kiểm nghiệm 84 Bảng 4.25 Một số nguyên nhân, giải pháp khắc phục tiêu chí còn tồn tại về đánh giá năng lực nhà cung cấp, nhà thầu phụ tại một số trung tâm kiểm nghiệm 85 Bảng 4.26 Một số nguyên nhân, giải pháp khắc phục tiêu chí còn tồn tại về vật liệu, máy móc, thiết bị và dụng cụ tại một số trung tâm kiểm nghiệm 86 Bảng 4.27 Một số nguyên nhân, giải pháp khắc phục tiêu chí còn tồn tại về tuân thủ quy định, quy trình thao tác tại một số trung tâm kiểm nghiệm 88

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Lược đồ mô tả quá trình chọn mẫu 31 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức của Trung tâm 38

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc giả, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng có tác động trực tiếp tới hiệu quả điều trị của thuốc và phác đồ điều trị bệnh Việc sử dụng thuốc giả, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người

sử dụng, có thể gây tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc, gây tác động tiêu cực tới xã hội Bên cạnh đó, chất lượng thuốc cũng là vấn đề thường xuyên được xã hội quan tâm

và phản ánh qua các phương tiện truyền thông Vì vậy, công tác đảm bảo chất lượng thuốc luôn được Đảng, Nhà nước và ngành y tế hết sức quan tâm

Hiện nay, Bộ Y tế đã và đang áp dụng các nguyên tắc thực hành tốt để quản lý chất lượng thuốc toàn diện trong toàn hệ thống từ giai đoạn sản xuất (GMP), bảo quản (GSP), kiểm nghiệm (GLP), phân phối (GDP), tới cung cấp, bán lẻ thuốc đến người sử dụng (GPP) Trong đó, công tác kiểm nghiệm là một khâu quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng thuốc trong hệ thống quản lý chất lượng thuốc toàn diện Đây cũng là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, bao gồm một chuỗi các hoạt động của phòng thí nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, đưa ra kết quả thử nghiệm chính xác, khách quan, đảm bảo tin cậy và đúng quy định

Ngày 02 tháng 9 năm 2018, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 04/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP) theo hướng tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế Tiếp đó, ngày 27 tháng 5 năm 2020, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 08/2020/TT-BYT quy định việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2018/TT-BYT ngày

09 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thực hành tốt phòng thí nghiệm Theo đó, các cơ sở thử nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc lựa chọn triển khai áp dụng và đáp ứng GLP được quy định tại Thông tư đã ban hành và tài liệu cập nhật Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ, lộ trình đến năm 2021, cơ sở hoạt động dược không vì mục đích thương mại, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, phải tuân thủ đầy đủ thực hành tốt tương ứng với phạm vi hoạt động Trong đó, các cơ sở kiểm nghiệm không vì mục tiêu lợi nhuận, bao gồm tất cả các trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh phải đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt phòng thí nghiệm

Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Lạng Sơn được công nhận đạt tiêu chuẩn GLP lần đầu tiên theo Quyết định số 109/QĐ-QLD ngày 11 tháng

3 năm 2021 của Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) Tới năm 2023, Trung tâm

Trang 13

đến kỳ hạn xem xét, đánh giá lại các hoạt động theo nguyên tắc GLP quy định tại thông tư 04/2018/TT-BYT và tài liệu cập nhật

Vậy thực trạng duy trì đáp ứng đối với một số nguyên tắc Thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP) theo Thông tư 04/2018/TT-BYT tại Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc,

mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay như thế nào? Những giải pháp nào cần triển khai để góp phần giúp Trung tâm tiếp tục được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn GLP-WHO quy định tại Thông tư 04/2018/TT-BYT và văn bản cập nhật?

Để trả lời những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá thực trạng việc

duy trì đáp ứng các nguyên tắc Thực hành tốt phòng thí nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Lạng Sơn”, hướng tới các mục tiêu

sau:

1- Đánh giá việc duy trì đáp ứng với 21 nhóm tiêu chí theo nguyên tắc WHO quy định tại Thông tư 04/2018/TT-BYT của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Lạng Sơn năm 2022

GLP-2- Phân tích nguyên nhân của những tiêu chí còn tồn tại và đề xuất áp dụng một số giải pháp can thiệp, tiến tới cơ sở được công nhận đáp ứng tiêu chuẩn GLP- WHO trong kỳ đánh giá duy trì

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về nguyên tắc “Thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)

1.1.1 Khái niệm “Thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)

GLP các chữ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Good Laboratory Practices” nghĩa Tiếng Việt là “Thực hành tốt phòng thí nghiệm” [1]

Thực hành tốt phòng thí nghiệm là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về hệ thống quản

lý chất lượng liên quan đến quá trình tổ chức và điều kiện tiến hành nghiên cứu phi lâm sàng trong hoạt động về dược đối với sức khỏe con người và an toàn môi trường được lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, ghi lại, lưu trữ và báo cáo [2]

Một số khái niệm liên quan:

- Hệ thống quản lý chất lượng: Một cơ cấu hạ tầng thích hợp, bao gồm cơ cấu

tổ chức, các quy trình, quá trình và các nguồn lực, và các hoạt động một cách có hệ thống cần thiết để đảm bảo với độ tin cậy nhất định rằng một sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng [1]

- Tồn tại là sai lệch so với nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt phòng thí

nghiệm hoặc với quy định khác của pháp luật về dược [1]

- Cơ sở thử nghiệm là cơ sở có hoạt động phân tích, kiểm nghiệm thuốc, nguyên

liệu làm thuốc trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng kiểm nghiệm, cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc [1]

1.1.2 Sự hình thành, phát triển nguyên tắc “Thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP) trên thế giới

Năm 1972, nguyên tắc thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP) lần đầu tiên được giới thiệu ở New Zealand và Đan Mạch, sau đó, những nguyên tắc này được giới thiệu tại Mỹ vào năm 1976 để đối phó với vụ bê bối công nghiệp Bio Test Lab Năm 1979, khái niệm về "Thực hành tốt phòng thí nghiệm - GLP" chính thức ra đời tại Mỹ Các quy định của GLP đưa ra nhằm đảm bảo những dữ liệu nghiên cứu trình US FDA là trung thực, phản ánh đúng các công việc đã được thử nghiệm Tuy nhiên, tới năm

1983, bản quy tắc GLP cuối cùng mới được ban hành [3]

Trang 15

Vào những năm 1980, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã xây dựng nguyên tắc GLP đầu tiên của khối Ngày 18 tháng 12 năm 1986, Hội đồng Châu

Âu ban hành Chỉ thị 87/18/EEC lần đầu tiên chính thức giới thiệu về GLP và được công nhận trong hệ thống pháp luật Châu Âu [4]

Năm 1984, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra dự thảo đầu tiên với tựa đề: Good Laboratory Practice in Governmental Drug Control Laboratories (Thực hành tốt

ở các phòng kiểm nghiệm thuốc thuộc Chính phủ) Năm 1999, WHO đã ban hành lần thứ 2 về bộ nguyên tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc” (Good drug quality control laboratory Practices (GLP)) [5] Năm 2002, trên tinh thần tiếp thu những đóng góp ý kiến vào bộ nguyên tắc GLP phiên bản năm 1999, WHO đã cập nhật, hoàn thiện

và ban hành bộ nguyên tắc mới với tiêu đề: Good Practices for National Pharmaceutical Control Laboratories (Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm dược phẩm quốc gia) [6] Tiếp đó, năm 2010, WHO đã có bản hướng dẫn về các nguyên tắc GLP mới nhất với tên Thực hành tốt quản lý phòng kiểm nghiệm dược phẩm So với phiên bản năm 2002, bản hướng dẫn về các nguyên tắc GLP năm 2010 bổ sung thêm 02 nguyên tắc, được cập nhật, hài hòa với các hệ thống chất lượng của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), chi tiết và bao quát hầu hết các hoạt động của PTN, yêu cầu cao hơn trên cả hai lĩnh vực về năng lực quản lý và năng lực kỹ thuật [7]

Cùng với sự phát triển thương mại toàn cầu hiện nay, hệ thống chấp nhận dữ liệu lẫn nhau về đánh giá hóa chất của các nước thành viên tổ chức OECD (Hệ thống MAD); một thỏa thuận đa phương cho phép các nước thành viên tổ chức OECD và các nước không phải là thành viên OECD, nếu tự nguyện tham gia kết quả thử nghiệm phi lâm sàng về dược phẩm ở một nước sẽ được chấp nhận trong các quốc gia khác ký kết tham gia hệ thống MAD, điều đó giúp cho hàng hóa được lưu thông thuận lợi, tránh đánh giá hai lần hoặc tạo các hàng rào kỹ thuật để cản trở lưu thông hàng hóa và làm giảm nguy cơ tranh chấp thương mại Điều này thúc đẩy việc áp dụng nguyên tắc GLP ngày càng phổ biến ở các nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh [8]

Ở Đông Nam Á, tháng 12/1994, cuộc họp lần thứ 14 về hợp tác kỹ thuật khối ASEAN tại Malaysia đã thông qua văn bản “Hướng dẫn Thực hành tốt Phòng Kiểm nghiệm ASEAN” (Asean Good Control Laboratory Practice Guidelines) Mục tiêu của GLP-ASEAN là đưa ra những tiêu chuẩn tối thiểu mà các phòng kiểm nghiệm dược phẩm phải tuân theo để đảm bảo cho kết quả thực hiện được chính xác và tin cậy [9]

Trang 16

1.1.3 Sự hình thành, phát triển nguyên tắc “Thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP) tại Việt Nam

Năm 1996, Bộ Y tế ban hành quyết định 1516/BYT-QĐ quy định về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất thuốc GMP” của Hiệp hội các nước Asean Trong tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Asean mục kiểm tra chất lượng sản phẩm đề cập đến nguyên tắc thực hành tốt phòng kiểm nghiệm GLP Như vậy “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm (GLP)” trong các đơn vị sản xuất dược phẩm

là một phần của GMP [10]

Năm 2000, Bộ Y tế ban hành quyết định số 1570/2000/QĐ-BYT quy định về nguyên tắc thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc Nguyên tắc "Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc" (GLP) được áp dụng ở Việt Nam bao gồm 10 nội dung cơ bản liên quan đến toàn bộ hoạt động của một phòng kiểm nghiệm thuốc [11]

Năm 2018, Bộ Y tế ban hành thông tư 04/2018/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn, nguyên tắc “Thực hành tốt phòng thí nghiệm GLP” gồm hai bộ tiêu chuẩn được ban hành kèm theo hai phụ lục của thông tư; phụ lục I: Nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm dược phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới GLP - WHO”; Phụ lục II: các nguyên tắc “Thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)” [12] Phòng kiểm nghiệm thuốc và nguyên liệu làm thuốc

có thể lựa chọn các nguyên tắc thực hành tốt phòng thí nghiệm theo phụ lục I WHO) hoặc theo phụ lục số II (GLP-OECD) để triển khai áp dụng [1], [12]

(GLP-Tới năm 2020, Bộ Y tế ban hành thông tư số 08/2020/TT-BYT Thông tư quy định việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2018/TT-BYT ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thực hành tốt phòng thí nghiệm Theo đó, Phụ lục I

- Nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt phòng kiểm nghiệm dược phẩm của Tổ chức Y

tế Thế giới được giữ nguyên, không sửa đổi hay bổ sung

1.2 Tổng quan về nguyên tắc “Thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP-WHO)” theo phụ lục I thông tư 04/2018/TT-BYT

1.2.1 Những nội dung cơ bản của nguyên tắc GLP-WHO theo Phụ lục I thông tư 04/2018/TT-BYT

Bộ nguyên tắc GLP quy định tại Phụ lục I thông tư 04/2018/TT-BYT được kế thừa các nguyên tắc GLP của tổ chức Y tế Thế giới năm 2010 đồng thời tiếp thu, cập nhật và hài hòa với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 : 2017 của tổ chức Tiêu Chuẩn Hóa

Trang 17

Quốc Tế giúp các phòng thí nghiệm có thể đồng thời cập nhật và đạt được cả hai bộ tiêu chuẩn quản lý phòng thí nghiệm [2], [7], [13]

Những nội dung, yêu cầu cơ bản của nguyên tắc GLP-WHO quy định tại thông

tư 04/2018/TT-BYT gồm 4 phần như sau:

đủ năng lực, được trao thẩm quyền và nguồn lực cần thiết để có thể duy trì hoạt động phòng thí nghiệm theo đúng quy định của hệ thống chất lượng đã đề ra

Các nhân viên phòng thí nghiệm được đào tạo phù hợp, được xác định trách nhiệm rõ ràng Có quy trình để giám sát, kiểm tra các hoạt động thử nghiệm, đánh giá kết quả

Phòng thí nghiệm phải duy trì bộ phận tiếp nhận mẫu độc lập với phòng thử nghiệm, có quy định để thực hiện việc bảo mật các thông tin về mẫu thử, khách hàng

và các thông tin hình thành trong quá trình thử nghiệm; có cơ chế để đảm bảo việc phối hợp giữa các bộ phận liên quan khi cùng tham gia thử nghiệm một mẫu

* Quản lý Chất lượng

Phòng thí nghiệm phải thiết lập, triển khai và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và bao trùm mọi hoạt động bao gồm cả các hoạt động kỹ thuật cũng như hoạt động hành chính

Các hoạt động của phòng thí nghiệm phải được thanh tra, đánh giá một cách

có hệ thống và định kỳ, bao gồm đánh giá nội bộ và đánh giá từ bên ngoài

Dữ liệu từ hoạt động đánh giá, thanh tra là cơ sở cho việc xem xét của lãnh đạo để chỉ ra những điểm chưa phù hợp, phân tích nguyên nhân và tiến hành các hoạt động khắc phục, cải tiến

* Kiểm soát tài liệu

Trang 18

Phòng thí nghiệm phải ban hành quy định và duy trì việc xem xét tài liệu hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo luôn duy trì hiệu lực, cập nhật các quy định mới, phù hợp với các hoạt động Mọi thông tin cập nhật của hệ thống chất lượng phải được thông báo, cập nhật đến các nhân viên có liên quan để áp dụng thực hiện

* Hồ sơ

Phòng thí nghiệm phải ban hành quy định và duy trì áp dụng việc thiết lập, xử

lý, sữa chữa, bảo quản, lưu trữ đối với các hồ sơ trong phòng thí nghiệm bao gồm cả các hồ sơ kỹ thuật cũng như hồ sơ về các hoạt động quản lý

Tất cả các hồ sơ phải đảm bảo tính bền vững, truy xuất được nguồn gốc các

dữ liệu, đảm bảo liên kết chuẩn đo lường

* Nhân sự

Phòng thí nghiệm phải đảm bảo đủ nhân sự, có năng lực phù hợp để thực hiện tất cả các nhiệm vụ được giao Tất cả các nhân viên của phòng thí nghiệm phải được đào tạo, huấn luyện đảm bảo đủ năng lực kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ của mình Nhân viên tham gia thử nghiệm phải có năng lực pháp lý (nhân viên chính thức hoặc hợp đồng của phòng thí nghiệm)

Nhân viên đang trong quá trình đào tạo phải được giám sát chặt chẽ, có bằng chứng đánh giá, chứng minh đủ năng lực kỹ thuật để thực hiện thử nghiệm; hồ sơ nhân sự (bao gồm mô tả các đánh giá, kinh nghiệm, đào tạo) phải được quản lý, lưu trữ để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch đào tạo cập nhật và đào tạo mở rộng kiến thức Có bản mô tả công việc hiện tại chi tiết cho các nhân viên tham gia vào quá trình thử nghiệm, thẩm định, đánh giá

Người đứng đầu phòng thí nghiệm phải có đủ năng lực để đảm nhận vị này trí này: có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích chất lượng thuốc, hoặc lĩnh vực công

Trang 19

nghiệp; phải chịu trách nhiệm về phiếu kiểm nghiệm, phiếu phân tích và phải chịu trách nhiệm đảm bảo rằng:

Tất cả nhân viên chủ chốt của phòng thí nghiệm phải có năng lực cần thiết và trình độ phải đáp ứng nhiệm vụ của mình; đủ nhân sự kỹ thuật với năng lực phù hợp,

có quy trình quản lý và đào tạo được định kỳ xem xét;

Người quản lý kỹ thuật giám sát đầy đủ và đảm bảo rằng: Các quy trình để thực hiện hiệu chuẩn, đánh giá và đánh giá lại của máy móc, giám sát điều kiện môi trường, điều kiện bảo quản được thực hiện theo yêu cầu; Thường xuyên tổ chức Chương trình đào tạo để cập nhật và mỡ rộng kiến thức chuyên môn và kỹ thuật; Việc lưu giữ an toàn các chất phải quản lý đặc biệt (bao gồm cả thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất) tại phòng thí nghiệm phải dưới sự giám sát của người được ủy quyền; Thường xuyên tham gia thử nghiệm thành thạo và so sánh liên phòng thí nghiệm để đánh giá quy trình phân tích hoặc các chất đối chiếu; Kiểm nghiệm viên phải tốt nghiệp đại học ngành dược, hóa học phân tích, vi sinh hoặc các lĩnh vực khác có liên quan, với các kiến thức cần thiết, kỹ năng và khả năng để thực hiện đầy

đủ các nhiệm vụ được phân công bởi quản lý và giám sát đội ngũ nhân viên kỹ thuật;

* Nhà xưởng (Cơ sở phòng thí nghiệm)

Phòng thí nghiệm phải có cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm phù hợp với công năng sử dụng, các phòng thí nghiệm được thiết kế đáp ứng các yêu cầu về điều kiện môi trường với các phép thử thực hiện; khu vực vi sinh đáp ứng các tiêu chuẩn riêng của WHO;

Phải bố trí riêng các khu vực để: bảo quản hóa chất, thuốc thử, chất chuẩn chuyên biệt; lưu mẫu đảm bảo đúng theo điều kiện bảo quản mẫu và các quy định liên quan; lưu trữ hồ sơ đảm bảo an toàn và truy xuất được khi cần; lưu trữ và xử lý các chất thải lỏng, rắn và khí phát sinh trong quá trình hoạt động

* Thiết bị, máy móc và dụng cụ

Thiết bị phân tích, dụng cụ phải được thiết kế, lắp đặt, hiệu chuẩn, kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ đảm bảo luôn trong tình trạng sẵn sàng và hoạt động chính xác

* Hợp đồng

Phòng thí nghiệm phải có quy định và thực hiện đánh giá nhà cung cấp dịch

vụ, vật tư có ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm Danh sách các nhà cung cấp phải

Trang 20

được thiết lập, phê duyệt, sẵn có, và định kỳ đánh giá, đánh giá lại các nhà cung cấp

Khi cần thiết phải thực hiện hợp đồng phụ phải ký hợp đồng với tổ chức đã được phê duyệt, phòng thí nghiệm phải định kỳ đánh giá nhà thầu phụ Phải thông báo cho khách hàng biết về việc tiến hành thầu phụ, phải thiết lập hợp đồng quy định

rõ trách nhiệm của các bên tham gia, nhà thầu phụ không được giao cho bên thứ 3 thực hiện công việc của hợp đồng, phòng thí nghiệm có trách nhiệm với cả kết quả thử nghiệm do nhà thầu phụ cung cấp

Phần 2 Vật liệu, máy móc, thiết bị và dụng cụ khác

* Thuốc thử

Tất cả các thuốc thử phải được mua từ nhà cung cấp có uy tín đã được phê duyệt, kèm theo các tài liệu để chứng minh chất lượng (CoA), được bảo quản phù hợp

để luôn đảm bảo chất lượng

Việc pha chế thuốc thử phải được thực hiện theo đúng quy trình đã ban hành, kèm theo đầy đủ các thông tin để truy xuất nguồn gốc, nhận biết tình trạng pha chế, hạn dùng, điều kiện bảo quản và được thực hiện bởi người được phân công

Khi ra lẻ thuốc thử phải sử dụng bao bì sạch, và dánh nhãn đầy đủ các thông tin

Nước dùng trong phòng thí nghiệm cũng được coi là một thuốc thử, cần có quy định để chống tạp nhiễm trong quá trình cung ứng, tồn trữ, thường xuyên kiểm tra chất lượng nước để đảm bảo các loại nước đều phù hợp tiêu chuẩn quy định

* Chất đối chiếu và vật liệu đối chiếu

Cần có quy trình lựa chọn, mua sắm, bảo quản, phân phối đểTất cả các chất đối chiếu dùng trong phòng thí nghiệm đều đảm bảo chất lượng, có liên kết chuẩn đo lường đến hệ SI

* Hiệu chuẩn, đánh giá hiệu năng và thẩm định thiết bị, dụng cụ

Mỗi thiết bị, dụng cụ cần được gắn mã để định danh, có quy trình quy định chi tiết, các hoạt động bao gồm: việc thẩm định thiết kế, thẩm định lắp đặt, thẩm định vận hành, thẩm định hiệu năng, hoạt động bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, hiệu chuẩn; các điều kiện để tiến hành gồm: con người, điều kiện môi trường, chất chuẩn sử dụng để đảm bảo chứng minh thiết bị luôn sẵn sàng trong tình trạng hoạt động tốt và đảm bảo tính chính xác cho hoạt động thử nghiệm

Trang 21

Trên nhãn thiết bị phải thể hiện được các thông tin về tình trạng hiệu chuẩn, hiệu lực của hiệu chuẩn thiết bị

* Truy xuất nguồn gốc

Phòng thí nghiệm phải đảm bảo đầy đủ các thông tin để có thể truy xuất nguồn gốc các kết quả thử nghiệm đến tận chất chuẩn gốc; các kết quả hiệu chuẩn, thẩm định thiết bị thử nghiệm được truy xuất nguồn gốc đến hệ chuẩn đo lường quốc tế SI

Phần 3 Quy trình thao tác

* Nhận mẫu

Phòng thí nghiệm phải bố trí bộ phận nhận mẫu độc lập để dảm bảo tính bảo mật và khách quan; bộ phận này phải đảm bảo số lượng mẫu đủ để thực hiện lặp lại một số phép thử theo quy định; mỗi mẫu được gắn mã định danh để truy xuất cũng như bảo mật thông tin

Phải có quy định về việc tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ, phân phối mẫu thử nghiệm Bộ phận nhận mẫu phân phối mẫu đến các bộ phận liên quan cùng tài liệu thử nghiệm, yêu cầu thử nghiệm và có trách nhiệm kết nối thông tin giữa các bộ phận liên quan thực hiện việc phân tích các chỉ tiêu chất lượng của cùng một mẫu

* Hồ sơ kiểm nghiệm

Hồ sơ thử nghiệm là tài liệu nội bộ được kiểm nghiệm viên sử dụng để ghi lại các thông tin về mẫu, quá trình thử nghiệm, tính toán kết quả và kết luận về mẫu thử

Phòng thí nghiệm phải ban hành quy định về việc thiết lập, sửa chữa, thẩm xét, phê duyệt, mã hóa, lưu trữ hồ sơ thử nghiệm để đảm bảo tính truy xuất về dữ liệu, liên kết chuẩn đo lường

* Thẩm định quy trình phân tích

Các quy trình phân tích được sử dụng để thử nghiệm phải phù hợp với mục đích phân tích và phải chứng minh bằng việc thẩm định, khi có sự thay đổi trong quy trình phân tích hoặc thành phần mẫu phải thực hiện việc thẩm định lại để chứng minh sự phù hợp của quy trình với mục đích sử dụng

Việc thẩm định phải được thực hiện theo một đề cương thẩm định, bao gồm: độ đúng, độ chính xác, độ lặp lại, độ chính xác trung gian, tính đặc hiệu, độ tuyến tính, khoảng xác định, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng

Trang 22

Hồ sơ thử nghiệm phải mô tả rõ quy trình thử nghiệm cùng với số liệu gốc để đảm bảo có thể lặp lại chính xác thử nghiệm Bất kỳ sai khác nào so với quy trình thử nghiệm đều phải được ghi chép và phê duyệt

* Đánh giá kết quả thử nghiệm

Phòng thí nghiệm phải ban hành và thực hiện quy định về rà soát kết quả thử nghiệm bao gồm việc phân tích thống kê các kết quả thu được để đảm bảo thử nghiệm

ổn định và phù hợp với tiêu chuẩn

Khi kết quả thử nghiệm nằm ngoài khoảng giới hạn cần tiến hành đánh giá toàn

bộ quy trình để xác định các rủi ro có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm bao gồm: hiệu năng của các thiết bị tham gia vào quá trình thử nghiệm, dụng cụ thủy tinh, hóa chất, thuốc thử đã sử dụng, tiêu chuẩn áp dụng, cách thức tính toán kết quả, con người tham gia thử nghiệm đã hiểu đúng quy trình và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình

* Phiếu kiểm nghiệm

Một phiếu kiểm nghiệm được ban hành cho mỗi lô sản phẩm phải ghi đầy đủ các thông tin theo quy định

Trang 23

Đảm bảo đủ trang phục bảo hộ lao động đảm bảo theo quy định, nhân viên biết cách sử dụng và tuân thủ các quy định về sử dụng trang phục bảo hộ lao động

Có quy định về thực hiện việc vô hiệu hóa các sản phẩm độc hại hoặc nguy hiểm; các sản phẩm này phải tách riêng và dán nhãn phù hợp và hạn chế sử dụng nếu

Bảng 1.1 Những quy định mới sửa đổi, bổ sung quy định tại thông tư

08/2020/TT-BYT so với thông tư 04/2018/TT-08/2020/TT-BYT

STT Điều khoản Nội dung sửa đổi, bổ sung theo

thông tư 08/2020/TT-BYT

Nội dung theo thông tư 04/2018/TT-BYT

Khoản 1 Điều 5 Đề cập Hồ sơ làm căn cứ để

đánh giá đáp ứng GLP đối với cơ

sở thử nghiệm Bổ sung yêu cầu thực hiện theo khoản 31 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một

số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của

Bộ Y tế

Tài liệu kỹ thuật về cơ sở thử nghiệm được trình bày theo hướng dẫn về hồ sơ tổng thể của

cơ sở thử nghiệm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này hoặc hồ sơ tổng thể được cập nhật trong trường hợp bổ sung phạm vi hoạt động

Chỉ đề cập Hồ sơ làm căn

cứ để đánh giá đáp ứng GLP đối với cơ sở kinh doanh dược Chưa có quy định theo khoản 31 Điều 5

155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ

Khoản 2 Điều 6 Trình tự tiếp nhận và thẩm định

hồ sơ thực hiện theo quy định tại

2 mục a và b

Trình tự tiếp nhận và thẩm định hồ sơ thực hiện theo quy định tại 4 mục a, b, c,

Trang 24

STT Điều khoản Nội dung sửa đổi, bổ sung theo

thông tư 08/2020/TT-BYT

Nội dung theo thông tư 04/2018/TT-BYT

a) Khoản 2 và khoản 5 Điều 33 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP và khoản 12 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP;

b) Các quy định về Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của

Chỉ yêu cầu cơ sở thử nghiệm báo cáo giải trình

về việc chưa nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ

Khoản 5 Điều 9 Trong thời hạn 45 ngày, kể từ

ngày đến hạn nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ, nếu sau thời hạn này, cơ sở thử nghiệm không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định

kỳ, Cục Quản lý Dược tiến hành đánh giá đột xuất, thanh tra, kiểm tra việc duy trì đáp ứng GLP của cơ sở theo quy định tại Điều 12 Thông tư này

Trong thời hạn quy định, nếu cơ sở thử nghiệm không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ theo quy định thì Cục Quản lý Dược trình Bộ trưởng Bộ

Y tế ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược của

cơ sở kinh doanh dược hoặc có văn bản yêu cầu dừng hoạt động thử nghiệm đối với cơ sở thử nghiệm không vì Mục đích

Bộ trưởng Bộ Tài chính về phí thẩm định tiêu chuẩn và điều

Trang 25

STT Điều khoản Nội dung sửa đổi, bổ sung theo

thông tư 08/2020/TT-BYT

Nội dung theo thông tư 04/2018/TT-BYT

kiện kiểm nghiệm thuốc đến Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế

Bổ sung Điểm đ

vào Khoản 2

Điều 12 (Đánh

giá đột xuất,

thanh tra, kiểm

tra việc duy trì

Mục 7 Phụ lục

III

Phụ lục III Hồ sơ tổng thể về cơ

sở thử nghiệm được sửa đổi

Phụ lục III Hồ sơ tổng thể

về cơ sở thử nghiệm Phụ lục V Sửa đổi Mẫu 03 Mẫu báo cáo

đánh giá GLP và Mẫu 04 Giấy chứng nhận Phụ lục V Biểu mẫu văn bản tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này

Mẫu 03 Mẫu báo cáo đánh giá GLP và Mẫu 04 Giấy chứng nhận Phụ lục V Biểu mẫu văn bản

Theo những điều khoản sửa đổi, bổ sung được tổng hợp ở trên, thông tư 08/2020/TT-BYT không điều chỉnh sửa đổi hay bổ sung Phụ lục I - Nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt phòng kiểm nghiệm dược phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới của thông tư 04/2018/TT-BYT Như vậy, Phụ lục I của thông tư 04/2018/TT-BYT hiện vẫn còn hiệu lực áp dụng và các cơ quan, đơn vị liên quan vẫn áp dụng toàn bộ những nguyên tắc, tiêu chuẩn quy định tại phụ lục này để xem xét, triển khai thực hiện GLP-WHO và đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn GLP-WHO Nghiên cứu viên cũng căn cứ Phụ lục I của thông tư 04/2018/TT-BYT để thực hiện đề tài

1.3 Thực trạng đáp ứng nguyên tắc GLP của hệ thống kiểm nghiệm toàn quốc

1.3.1 Đối với các đơn vị kiểm nghiệm tuyến Trung ương

Hiện nay, hệ thống kiểm nghiệm thuốc của Nhà nước tuyến Trung Ương gồm

03 Viện (Viện KN thuốc Trung Ương, Viện KN thuốc Tp Hồ Chí Minh, Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế) [15] Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương

và Viện Kiểm nghiệm Thuốc thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,

Trang 26

giám sát chất lượng thuốc trên toàn quốc; xây dựng và thẩm định các tiêu chuẩn quốc gia về thuốc; chỉ đạo công tác chuyên môn đối với hệ thống kiểm nghiệm tuyến tỉnh [16] Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế có chức năng kiểm định và giám sát chất lượng vắc xin, sinh phẩm y tế, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ viên chức và chỉ đạo tuyến về lĩnh vực kiểm định chất lượng vắc xin và sinh phẩm y tế trên phạm vi toàn quốc [17]

Hiện nay, hai Viện kiểm nghiệm thuốc tuyến Trung Ương đã đạt và duy trì hai tiêu chuẩn GLP và ISO/IEC 17025 trên lĩnh vực Dược và hiệu chuẩn thiết bị, đều được công nhận là phòng thí nghiệm tiền đánh giá của WHO Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế đạt GLP-WHO [15]

1.3.2 Đối với các đơn vị tuyến tỉnh trong hệ thống kiểm nghiệm nhà nước

Hệ thống kiểm nghiệm Nhà nước tuyến tỉnh có 62 trung tâm kiểm nghiệm (tỉnh Đắk Nông hiện không có trung tâm kiểm nghiệm), thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, thuốc cổ truyền sản xuất, lưu thông trên địa bàn Các trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh là những đơn vị phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tại địa phương, hoạt động không

vì mục tiêu lợi nhuận [18]

Theo lộ trình quy định đến 01/01/2021 tất cả các đơn vị thuộc hệ thống kiểm nghiệm tuyến tỉnh đều phải đạt tiêu chuẩn GLP, nếu không phải chuyển đổi mô hình hoạt động, không làm nhiệm vụ kiểm nghiệm, chỉ làm nhiệm vụ giám sát [19], [20], [21]

Theo danh sách công bố của Cục Quản lý Dược cập nhật tới ngày 04/7/2023, ngoài các viện kiểm nghiệm tuyến Trung ương, toàn hệ thống kiểm nghiệm nhà nước tuyến tỉnh có 27 đơn vị đã được công nhận đạt tiêu chuẩn GLP (Phụ lục 14)

Như vậy, tới thời điểm thống kê, trong số 62 trung tâm kiểm nghiệm, có 35 đơn

vị chưa được công nhận đạt GLP

1.3.3 Thực trạng của hệ thống kiểm nghiệm nhà nước tuyến tỉnh

1.3.3.1 Thực trạng về hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ

Tổ chức hệ thống kiểm nghiệm nhà nước từ trung ương đến địa phương chưa đồng bộ Lĩnh vực kiểm nghiệm thuốc, vắc xin và sinh phẩm y tế tuyến Trung ương có Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh; Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế Lĩnh vực kiểm nghiệm

Trang 27

thực phẩm tuyến Trung ương có Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm quốc gia Tuyến tỉnh được tổ chức thành các trung tâm kiểm nghiệm, cơ bản mỗi tỉnh có một trung tâm, hiện có 62 trung tâm kiểm nghiệm/ 63 tỉnh, thành phố (riêng tỉnh Đắk Nông chưa có trung tâm kiểm nghiệm)

Về chức năng nhiệm vụ: Theo khảo sát của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương (2019), có 62/62 trung tâm được giao nhiệm vụ kiểm nghiệm thuốc và mỹ phẩm; 40/62 trung tâm được giao nhiệm vụ kiểm nghiệm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, trong đó có 26 trung tâm được giao nhiệm vụ kiểm nghiệm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

và thực phẩm thông thường khác [22] Tới năm 2022, hệ thống kiểm nghiệm nhà nước tuyến tỉnh có 37 trung tâm được giao nhiệm vụ kiểm nghiệm thực phẩm chức năng và

25 trung tâm được giao chức năng kiểm nghiệm thực phẩm (tăng 02 trung tâm được giao chức năng kiểm nghiệm thực phẩm so với năm 2021) [23] Như vậy, tổng số TTKN được giao chức năng kiểm nghiệm thực phẩm và thực phẩm chức năng đã tăng đáng kể so với giai đoạn trước

Bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm nhiều đơn vị kiểm nghiệm tuyến tỉnh còn được giao những nhiệm vụ khác, như tham gia các đoàn đánh giá GPP, GDP, các đoàn kiểm tra liên ngành; tham gia hoạt động đấu thầu thuốc, vật tư y tế, sinh phẩm chẩn đoán

1.3.3.2 Thực trạng về nhân lực

Năm 2021, tổng số viên chức của Hệ thống kiểm nghiệm Nhà nước là 2.049 viên chức Số viên chức của 62 TTKN là 1.724 người Trong đó: trên và sau đại học (bao gồm TS, ThS, CK I và CK II) chiếm 20,4%, đại học chiếm 48,7% Số cán bộ/viên chức dưới 40 tuổi chiếm 68,2%, số cán bộ/viên chức trong biên chế chiếm 90,0% [24] Tới năm 2022, số lượng nhân sự có chiều hướng tăng Cụ thể, tổng số viên chức của

Hệ thống kiểm nghiệm Nhà nước là 2.201 viên chức Số viên chức của 62 TTKN là 1.876 người Trong đó: trên và sau đại học (bao gồm TS, ThS, CK I và CK II) chiếm 20,6%, đại học chiếm 45,9% Số cán bộ/viên chức dưới 40 tuổi chiếm 60,9%, số cán bộ/viên chức trong biên chế chiếm 90,2% [23]

Đội ngũ cán bộ của hệ thống kiểm nghiệm được đánh giá có trình độ chuyên môn cao, trẻ, sẽ là nguồn lực quan trọng trong việc xây dựng và duy trì tiêu chuẩn thực hành tốt phòng thí nghiệm GLP, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc trong những năm tiếp theo [23]

1.3.3.3 Thực trạng về cơ sở hạ tầng, công trình phụ trợ

Theo kết quả khảo sát của Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương cho thấy, cơ

Trang 28

sở hạ tầng của các trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh không đồng đều, diện tích đất của các đơn vị dao động từ 80 m2 đến 5.000 m2; diện tích làm việc dao động từ 150 m2đến 8.000 m2; diện tích phòng thí nghiệm dao động từ 85 m2 đến 4.700 m2

Thực trạng về cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm được trình bày ở bảng 1.2:

Bảng 1.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng của các trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh

STT Trung tâm có diện tích phòng

hệ thống xét về tiêu chí cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm mới có 41,9% các đơn vị đáp ứng với yêu cầu của GLP [22]

Thực tế khảo sát cho thấy còn một số đơn vị kiểm nghiệm, đặc biệt là khu vực phía nam đang sử dụng trụ sở là các cơ sở y tế cũ được chuyển đổi công năng, thậm trí

là nhà liền kề mặt phố thuê lại của người dân làm phòng thí nghiệm nên không phù hợp về công năng, diện tích nhỏ hẹp, khó cải tạo sửa chữa để đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn; không khả thi để triển khai, áp dụng tiêu chuẩn GLP

Các công trình phụ trợ bắt buộc phải có để đáp ứng với tiêu chuẩn thực hành tốt phòng thí nghiệm GLP gồm: hệ thống xử lý chất thải lỏng và hệ thống xử lý chất thải khí

Thực trạng các công trình phụ trợ bắt buộc theo yêu cầu của tiêu chuẩn WHO trên toàn hệ thống kiểm nghiệm nhà nước được trình bày ở bảng 1.3:

GLP-Bảng 1.3 Thực trạng công trình phụ trợ của các trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh

STT Trung tâm có công trình xử lý

khí thải, nước thải

Trang 29

STT Trung tâm có công trình xử lý

khí thải, nước thải

Các đơn vị chưa có hoặc chưa hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải lỏng, chất thải khí có thể bị các cơ quan chức năng kiểm tra, chịu sự giám sát thường xuyên, thậm chí

bị yêu cầu dừng hoạt động do vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

1.3.3.4 Thực trạng về trang thiết bị thử nghiệm và hiệu chuẩn thiết bị thử nghiệm

Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, Ủy ban nhân dân và Sở Y tế các địa phương đã

có sự quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị thử nghiệm cho các đơn vị kiểm nghiệm tuyến tỉnh nhằm nâng cao năng lực thử nghiệm, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc Nhiều thiết bị thử nghiệm hiện đại, tiếp cận với mặt bằng kỹ thuật quốc tế đã được đầu tư như: HPLC; AAS; GC/MS; LC-MS/MS Tuy vậy, nhiều trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc và mỹ phẩm trong điều kiện thị trường thuốc và mỹ phẩm phát triển nhanh và đa dạng về chủng loại với số hoạt chất đăng ký lưu hành tại Việt Nam ngày càng nhiều

Theo báo cáo của Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương, năm 2021, hệ thống các đơn vị kiểm nghiệm có 4/64 đơn vị (tăng 03 đơn vị so với năm 2020) chưa có đủ

bộ 3 thiết bị máy sắc ký lỏng hiệu năng cao, máy đo quang phổ UV-Vis, máy thử độ hòa tan để thực hiện nhiệm vụ [24] Năm 2022, hệ thống kiểm nghiệm còn có 2/64 đơn

vị chưa có đủ bộ 3 thiết bị máy sắc ký lỏng hiệu năng cao, máy đo quang phổ UV-Vis, máy thử độ hòa tan Một số thiết bị cơ bản khác như máy quang phổ hồng ngoại, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử, máy sắc ký khí, máy sắc khí ký khí khối phổ, máy chuẩn

độ Karl-Fischer, … chưa được trang bị đầy đủ cho các đơn vị [23]

Thực trạng thiết bị thử nghiệm cơ bản theo yêu cầu của Phòng thí nghiệm GLP tại các trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh/thành phố tính đến hết năm 2022 được thể hiện trong bảng 1.4

Trang 30

Bảng 1.4 Thống kê thực trạng thiết bị phân tích của hệ thống kiểm nghiệm năm

Trang 31

Theo kết quả thống kê nêu trên, số trang thiết bị phân tích kiểm nghiệm của các

Trung tâm/Khoa kiểm nghiệm tỉnh/thành phố năm 2022 nhìn chung ít thay đổi so với

năm 2021, vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được bình quân mỗi đơn vị một thiết bị theo

bảng trên [23]

Ngoài ra, theo một số nguyên cứu, một số trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh

còn thiếu các trang thiết bị sử dụng trong công tác kiểm tra điều kiện môi trường, kiểm

tra thiết bị, dụng cụ để thử nghiệm như ở Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa [25],

Trung tâm Kiểm nghiệm Hưng Yên [26]

1.3.4 Một số nghiên cứu thực trạng đáp ứng và duy trì nguyên tắc GLP tại các trung

tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh

Theo nghiên cứu về đánh giá thực trạng đáp ứng GLP-WHO của Trung tâm

Kiểm nghiệm Thanh Hóa của tác giả Trịnh Lê Anh, giai đoạn nghiên cứu năm 2018,

Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa còn có 09 tiêu chí chưa đáp ứng tiêu chuẩn

GLP-WHO với 13 điểm tồn tại mức độ nặng và có 14 tiêu chí chưa đáp ứng tiêu chuẩn

GLP-WHO với 22 điểm tồn tại mức độ nhẹ Đồng thời, tác giả cũng tiến hành phân

tích nguyên nhân, đề xuất, áp dụng một số giải pháp can thiệp nhằm mục tiêu xây

dựng Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn GLP - WHO [25]

Theo nghiên cứu của tác giả Dương Thị Oanh năm 2020, ở giai đoạn nghiên

cứu, Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm Hà Nam còn có một số

tiêu chí chưa đáp ứng theo nguyên tắc GLP, như yêu cầu về tổ chức và quản lý (1 tiêu

chí), yêu cầu về nhà xưởng (1 tiêu chí), chỉ tiêu về thiết bị, máy móc, dụng cụ và hiệu

chuẩn (1 tiêu chí), thẩm định quy trình phân tích (1 tiêu chí), yêu cầu về an toàn phòng

thí nghiệm (3 tiêu chí) [27]

Tác giả Nguyễn Mạnh Dũng, qua nghiên cứu phân tích khả năng đáp ứng một

số nguyên tắc Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP) tại Trung tâm Kiểm

nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Tuyên Quang năm 2020, chỉ ra còn 3 chỉ tiêu về

cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm chưa đáp ứng ở mức độ nặng, 2 tiêu chí yêu cầu về

Trang 32

thiết bị xử lý dữ liệu chưa đáp ứng ở mức độ nặng, 1 tiêu chí quy định quản lý chất chuẩn, vật liệu đối chiếu chưa đáp ứng ở mức độ nặng, 2 tiêu chí về thử nghiệm và đánh giá kết quả thử nghiệm chưa đạt với mức độ nặng, 1 tiêu chí về hồ sơ kiểm nghiệm chưa đáp ứng ở mức độ nặng, 1 yêu cầu về thẩm định quy trình phân tích chưa đạt ở mức độ nặng tại Trung tâm [28]

Trong nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng một số tiêu chuẩn thực hành tốt phòng kiểm nghiệm (GLP) tại Trung tâm kiểm nghiệm Hưng Yên năm 2020, tác giả

Đỗ Trọng Đại chỉ ra Trung tâm còn có một số tồn tại, như chưa đáp ứng yêu cầu của GLP với 2 tiêu chí về nhân sự, 3 tiêu chí về cơ sở vật chất phòng thí nghiệm, 1 tiêu chí

về thiết bị, máy móc và dụng cụ, 3 tiêu chí về thuốc thử, chất đối chiếu và vật liệu đối chiếu, 2 tiêu chí về hiệu chuẩn, đánh giá hiệu năng và thẩm định thiết bị, dụng cụ [26]

Theo tác giả Nguyễn Thị Hạnh trong nghiên cứu phân tích khả năng đáp ứng một số quy định về Thực hành tốt phòng thí nghiệm tại Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh Bắc Ninh năm 2022, so với các yêu cầu của tiêu chuẩn GLP - WHO, Trung tâm này còn có một số chỉ tiêu chưa đáp ứng, gồm có 13/48 chỉ tiêu về tổ chức và quản lý, 7/21 chỉ tiêu về vật liệu, máy móc, thiết bị và dụng cụ khác, 3/30 tiêu chí về quy trình thao tác, 1/4 tiêu chí về an toàn phòng thí nghiệm [29]

Trong một nghiên cứu khác nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng một số nguyên tắc thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc - GLP tại Trung tâm Kiểm nghiệm Dược

phẩm, mỹ phẩm Ninh Bình năm 2022, tác giả Bùi Thị Hoa Hiên cũng chỉ ra những chỉ

tiêu mà đơn vị này chưa đáp ứng so với yêu cầu nguyên tắc GLP - WHO, như chưa đạt 1/8 chỉ tiêu về nhân sự, 4/9 chỉ tiêu về nhà xưởng, 4/10 chỉ tiêu về thiết bị, máy móc, dụng cụ, hiệu chuẩn, đánh giá hiệu năng và thẩm định thiết bị, dụng cụ, 1/5 chỉ tiêu về chất đối chiếu, vật liệu đối chiếu, 2/7 tiêu chí về hồ sơ kiểm nghiệm, 2/4 tiêu chí về thẩm định quy trình phân tích, 2/5 tiêu chí về an toàn phòng thí nghiệm [30]

Các kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy những tiêu chí chưa đáp ứng yêu cầu tại các trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh phân bố ở cả 4 phần theo quy định của GLP - WHO, gồm phần Quản lý và cơ sở hạ tầng, phần Vật liệu, máy móc, thiết bị và dụng

cụ khác, phần Quy trình thao tác và phần An toàn PTN

Ngoài ra, theo nghiên cứu phân tích khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc” (GLP) tại Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm và

Mỹ phẩm Lạng Sơn (tên cũ của Trung tâm Kiểm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Lạng Sơn) của tác giả Hoàng Thanh Thúy (2014), giai đoạn nghiên cứu này, Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm Lạng Sơn còn có 46/132 tiêu chí cần phải can thiệp, trong đó có 23 tiêu chí chưa được xây dựng và 23 tiêu chí đã được xây dựng

Trang 33

nhưng thực hiện chưa đầy đủ Trung tâm cũng có những tiêu chí không đạt về nhân sự (Tỷ lệ kỹ thuật viên trình độ trung học/ KNV trình độ đại học còn cao, chưa hợp lý so với yêu cầu), cơ sở vật chất (hệ thống xử lý chất thải lỏng PTN, hệ thống cấp khí sạch cho phòng kiểm nghiệm vi sinh), trang thiết bị (thiếu 10/36 trang thiết bị phân tích theo khuyến cáo) [31] Tuy nhiên, đây là nghiên cứu đã thực hiện từ năm 2013, giai đoạn này, Trung tâm được xem xét, phân tích khả năng đáp ứng theo tiêu chuẩn GLP quy định tại Quyết định số 1570/2000/QĐ-BYT ngày 22/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Y

tế về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc” (GLP), thông tư số 45/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1570/2000/QĐ-BYT ngày 22/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc” (GLP) Mặc

dù giai đoạn nghiên cứu và văn bản căn cứ thực hiện về GLP khác xa nhau, nhưng nghiên cứu được thực hiện ở cùng địa điểm, kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thanh Thúy có thể sử dụng để so sánh với kết quả của nghiên cứu này ở giai đoạn gần đây, để làm rõ hơn sự thay đổi của Trung tâm

1.3.5 Một số khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai áp dụng GLP

Bên cạnh việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, nguyên tắc, tiêu chuẩn GLP có những yêu cầu nghiêm ngặt về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng Từ các báo cáo về thực trạng triển khai áp dụng GLP của các trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh, Viện Kiểm Nghiệm thuốc Trung Ương đã tổng hợp các nhóm vấn đề khó khăn vướng mắc

Cơ sở hạ tầng (trụ sở làm việc, phòng thí nghiệm, hệ thống xử

lý chất thải lỏng, khí, rắn, kho lưu trữ hóa chất, thuốc thử,

phòng bảo quản mẫu lưu ) không đáp ứng yêu cầu

73,0%

2 Thiếu các trang thiết bị thiết yếu để thực hiện các phép thử cơ

3

Thiếu kinh phí cho hoạt động chuyên môn, hiệu chuẩn, bảo

trì, bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị phân tích theo quy định của

GLP và ISO/IEC 17025

40,4%

4 Thiếu nhân sự có đủ năng lực để triển khai áp dụng và duy trì

Trang 34

Như số liệu thống kê ở trên, những khó khăn về kinh phí dành cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo trì, hiệu chuẩn trang thiết bị là những vấn đề thường gặp ở các trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh trong giai đoạn khảo sát

Báo cáo của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương (2023) [23], qua số liệu tại bảng 2.4, đã thể hiện rõ việc thiếu về số lượng, chủng loại và chưa đáp ứng cả về yêu cầu hiệu chuẩn thiết bị tại một số trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh Điều này cũng thể hiện qua một số nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa [25], Trung tâm Kiểm nghiệm Hưng Yên [26]

Mặt khác, mặt hàng thuốc đăng ký lưu hành ngày càng đa dạng về chủng loại hoạt chất, ngày càng nhiều thuốc có nguồn gốc sinh học, ngày càng nhiều dạng bào chế mới (hệ trị liệu qua da, thuốc giải phóng có kiểm soát…) có nhiều dạng thuốc được bào chế bằng công nghệ cao (công nghệ nano, liposome…) đòi hỏi hệ thống kiểm nghiệm cần tăng cường đầu tư trang thiết bị phân tích, tăng cường quỹ chất chuẩn, đào tạo kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu [23], [24] Vấn đề này là khó khăn và thách thức trong việc đáp ứng các tiêu chí GLP cả về thiết bị, máy móc, chất đối chiếu, đào tạo và duy trì đào tạo cập nhật

Ngoài ra, việc bàn giao tiêu chuẩn sau khi cấp giấy đăng ký lưu hành của Cục Quản lý Dược còn chậm và thiếu dẫn đến khó khăn trong kiểm tra chất lượng thuốc Nhiều mẫu thuốc phải hủy mẫu do không có tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm, nhiều mẫu thuốc phải áp dụng tiêu chuẩn Dược điển để kiểm tra chất lượng dẫn đến không kiểm tra được một số chỉ tiêu quan trọng như “Độ hòa tan”, “Tạp chất liên quan” [23], [24] Vấn đề này có thể dẫn tới khó khăn trong việc đáp ứng và duy trì nguyên tắc GLP với các tiêu chí về xem xét yêu cầu thử nghiệm, các hoạt động thử nghiệm, hồ sơ thử nghiệm (Lựa chọn tiêu chuẩn chất lượng)

1.4 Khái quát về Trung tâm Kiểm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Lạng Sơn

1.4.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ

a) Vị trí, chức năng

Năm 2019, tại Quyết định số 1562/QĐ-UBND ngày 16/8/2019 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc đổi tên và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm tỉnh Lạng Sơn, trực thuộc Sở Y tế, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm tỉnh Lạng Sơn đổi tên thành Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Lạng Sơn [32]

Trang 35

Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Lạng Sơn (viết tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Lạng Sơn, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế trong việc kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng các loại thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người được sản xuất, tồn trữ, lưu hành và sử dụng trên địa bàn tỉnh; chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế Lạng Sơn và sự quản lý, chỉ đạo về mặt chuyên môn, nghiệp vụ của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia

Trung tâm là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có trụ sở làm việc riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước [32]

b) Nhiệm vụ

Kiểm nghiệm và nghiên cứu kiểm nghiệm các loại thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm

kể cả nguyên liệu, phụ liệu làm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm qua các khâu thu mua, sản xuất, pha chế, bảo quản, lưu thông, sử dụng do các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc,

mỹ phẩm, thực phẩm gửi tới hoặc lấy mẫu trên địa bàn tỉnh để kiểm tra, giám sát chất lượng [32]

Xây dựng phương pháp kiểm nghiệm, chỉ đạo và hướng dẫn về mặt kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm của các đơn vị hành nghề dược, mỹ phẩm, thực phẩm trên địa bàn tỉnh

Tổ chức nghiên cứu, thẩm định các tiêu chuẩn kỹ thuật cấp cơ sở đối với thuốc,

mỹ phẩm và thực phẩm, tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cấp Nhà nước về thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm theo sự phân công của Bộ Y tế Hướng dẫn việc áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm ở địa phương, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật đó

Báo cáo định kỳ về tình hình chất lượng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm trên địa bàn tỉnh với Giám đốc Sở Y tế, tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế trong việc giải quyết những tranh chấp về chất lượng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tại địa phương, tham gia giải quyết các trường hợp khiếu nại về chất lượng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm thuộc lĩnh vực chuyên môn kiểm nghiệm; tham gia vào việc kiểm tra thực hiện các quy chế, chế độ chuyên môn về thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm

Nghiên cứu khoa học nhằm thúc đẩy các mặt hoạt động của công tác kiểm soát, kiểm nghiệm ở địa phương và phục vụ cho yêu cầu nâng cao chất lượng thuốc, mỹ

Trang 36

1.4.2 Quá trình áp dụng, chứng nhận phù hợp với nguyên tắc GLP

Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Lạng Sơn được công nhận đạt tiêu chuẩn GLP (Thực hành tốt phòng thí nghiệm) lần đầu tiên theo Quyết định số 109/QĐ-QLD ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), với 37 phép thử [33]; đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 (yêu cầu chung

về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn) năm 2021 (cấp lần 3), hiệu lực công nhận tới ngày 10/12/2023

Tới nay, Trung tâm đến kỳ hạn xem xét, đánh giá lại các hoạt động theo nguyên tắc GLP quy định tại thông tư 04/2018/TT-BYT và tài liệu cập nhật Đơn vị đã đăng

ký tái kiểm tra GLP với Cục Quản lý Dược và chờ sắp xếp lịch tái kiểm tra

1.5 Tính cấp thiết của đề tài

Năm 2021, Trung tâm đã được đánh giá và công nhận đáp ứng nguyên tắc GLP-WHO Đến nay chưa có nghiên cứu đánh giá đầy đủ sự duy trì đáp ứng của đơn

vị với tiêu chuẩn thực hành tốt phòng thí nghiệm GLP-WHO trong giai đoạn gần đây

Theo kết quả hoạt động xem xét của lãnh đạo và đánh giá nội bộ định kỳ và đột xuất của đơn vị, tính đến thời điểm hiện tại đơn vị còn có một số nội dung cần xem xét, đánh giá so với yêu cầu của nguyên tắc, tiêu chuẩn GLP-WHO quy định tại phụ lục I thông tư 04/2018/TT-BYT

Do đó, yêu cầu xem xét, đánh giá lại khả năng đáp ứng của đơn vị theo nguyên tắc GLP-WHO là cần thiết, nhằm phát hiện các vấn đề chưa phù hợp và đề xuất các giải pháp can thiệp giúp Trung tâm có những chuẩn bị tốt, tiến tới được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GLP-WHO quy định tại thông tư 04/2018/TT-BYT trong kỳ tái kiểm tra tới

Trang 37

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tài liệu hệ thống quản lý chất lượng, biên bản, báo

cáo, hồ sơ đánh giá nội bộ các hoạt động liên quan tới GLP của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Lạng Sơn

- Thời gian nghiên cứu: Năm 2022 - tháng 11/2023

- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm

tỉnh Lạng Sơn; Trường Đại học Dược Hà Nội

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, so sánh với bộ tiêu chuẩn GLP-WHO để đánh giá tại thời điểm tiến hành nghiên cứu

Các bước tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp phân tích:

- Thời gian thực hiện: Tháng 3/2023 - tháng 02/2024

- Nội dung:

Nghiên cứu viên làm việc với ban lãnh đạo Trung tâm, cán bộ quản lý chất lượng, quản lý kỹ thuật, đánh giá viên trưởng để triển khai kế hoạch nghiên cứu, kết hợp đánh giá nội bộ

Hướng dẫn kỹ thuật thu thập dữ liệu, cách đánh giá, cách ghi chép trong đánh giá nội bộ cho cán bộ tham gia Chuẩn bị đầy đủ các biểu mẫu thu thập dữ liệu, công

cụ, phương tiện phục vụ công việc thu thập dữ liệu

Cán bộ tham gia đánh giá được phát biểu mẫu thu thập dữ liệu để thực hiện Người đánh giá tiến hành so sánh các yêu cầu của tiêu chuẩn GLP-WHO được mô tả

cụ thể tại biểu mẫu thu thập dữ liệu với các dữ liệu thu thập được trong quá trình đánh giá, ghi nhận các sai khác so với tiêu chuẩn và đưa ra kết luận (Đạt/ Không đạt)

Khi phát hiện được những điểm tồn tại, người đánh giá tiến hành khảo sát kỹ các đối tượng liên quan, ghi chép đầy đủ câu hỏi và câu trả lời để phân tích nhằm xác định chính xác nguyên nhân của vấn đề Những điểm phát hiện chưa rõ ràng hay còn

có nghi ngờ hoặc điểm sai khác mà người trực tiếp đánh giá chưa thể kết luận một

Trang 38

cách chắc chắn được thì tiến hành ghi chép lại, sau đó đưa ra thảo luận nhóm nghiên cứu khi họp ban quản lý chất lượng để phân tích, đánh giá

Họp ban quản lý chất lượng cùng nghiên cứu viên và cán bộ liên quan để xem xét các tiêu chí tồn tại, xác định mức độ tồn tại, phân tích nguyên nhân của những vấn

đề tồn tại

2.2.2 Mẫu nghiên cứu

2.2.2.1 Xác định mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được xác định theo theo từng đối tượng nghiên cứu, chỉ tiêu, nội dung nghiên cứu trình bày tại bảng sau:

Bảng 2.6 Mẫu nghiên cứu, đối tượng thu thập dữ liệu

TT Chỉ tiêu/ Nội dung

nghiên cứu Mẫu nghiên cứu/ đối tượng thu thập dữ liệu

Phần 1 Quản lý và cơ

sở hạ tầng

1 Tổ chức và quản lý Toàn bộ hồ sơ, sơ đồ tổ chức; tài liệu hệ thống chất

lượng; quan sát hoạt động thực tế của đơn vị

2 Quản lý chất lượng

Toàn bộ hồ sơ, văn bản của hệ thống chất lượng; hồ

sơ đánh giá nội bộ; hồ sơ xem xét của lãnh đạo của Trung tâm năm 2022; nhân viên, cán bộ quản lý PTN

3 Kiểm soát tài liệu Quy định về kiểm soát tài liệu; hệ thống tài liệu hiện

có (danh mục, thực tế tài liệu)

4 Hồ sơ

Quy định về kiểm soát hồ sơ; hệ thống các hồ sơ hiện

có tại Trung tâm (danh mục, thực tế); hồ sơ kiểm nghiệm được lựa chọn theo tiêu chuẩn lựa chọn

5 Thiết bị xử lý dữ liệu Các phần mềm xử lý dữ liệu hiện được sử dụng; quy

định và việc thực hiện sao lưu dữ liệu điện tử

6 Nhân sự

Danh sách nhân sự hiện có; quy định về tiêu chuẩn nhân sự; toàn bộ hồ sơ đào tạo, theo dõi, đánh giá nhân sự và hồ sơ thử nghiệm thành thạo của Trung tâm năm 2022

Trang 39

TT Chỉ tiêu/ Nội dung

nghiên cứu Mẫu nghiên cứu/ đối tượng thu thập dữ liệu

7 Nhà xưởng Cơ sở hạ tầng hiện trạng của Trung tâm

và việc thực hiện kiểm tra, cấp nước dùng cho thử nghiệm tại Trung tâm

11 Chất đối chiếu, vật liệu

13 Truy xuất nguồn gốc Hồ sơ hiệu chuẩn thiết bị; hồ sơ kiểm nghiệm được

lựa chọn theo tiêu chuẩn lựa chọn

15 Hồ sơ kiểm nghiệm Hồ sơ kiểm nghiệm được lựa chọn tại mục 2.2.4.2,

2.2.4.3

Trang 40

TT Chỉ tiêu/ Nội dung

nghiên cứu Mẫu nghiên cứu/ đối tượng thu thập dữ liệu

16 Thẩm định quy trình

phân tích

Hồ sơ thẩm định quy trình phân tích; hồ sơ thử

nghiệm được lựa chọn tại mục 2.2.4.2, 2.2.4.3

17 Thử nghiệm Hồ sơ kiểm nghiệm được lựa chọn tại mục 2.2.4.2,

2.2.4.3

18 Đánh giá kết quả thử

nghiệm

Hồ sơ thử nghiệm được lựa chọn tại mục 2.2.4.2,

2.2.4.3, bao gồm hồ sơ kiểm nghiệm của tất cả các

mẫu thuốc không đạt; hồ sơ, báo cáo xác định nguyên nhân OOS tương ứng; các quy trình, hướng dẫn về đánh giá kết quả thử nghiệm; nhân viên thử nghiệm, cán bộ quản lý PTN nếu cần để làm rõ

19 Phiếu kiểm nghiệm Hồ sơ kiểm nghiệm được lựa chọn tại mục 2.2.4.2,

2.2.4.3

20 Mẫu lưu Hồ sơ: mẫu lưu, hủy mẫu năm 2022; quan sát thực tế

hoạt động lưu mẫu

2.2.2.2 Công thức tính cỡ mẫu

Nghiên cứu viên tiến hành thu thập các thông tin từ hồ sơ kiểm nghiệm của Trung tâm Những năm gần đây, đơn vị kiểm nghiệm khoảng 800 mẫu thử/năm, số lượng hồ sơ kiểm nghiệm khá lớn Để đảm bảo tiến độ, đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tính toán số lượng đối tượng thu thập dữ liệu và lựa chọn để đảm bảo tính đại diện, phản ánh đúng thực trạng các hoạt động được ghi lại trong hồ

sơ theo quy định của GLP-WHO

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu đối với nghiên cứu cắt ngang:

2 ) 2 / 1 ( 2

) 1 (

d

P P Z

 Trong đó:

Ngày đăng: 24/06/2024, 20:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN