1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hệ thống ngân hàng thương mại của mỹ liên hệ sự giống và khác nhau với hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

21 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong những năm gần đây với sựảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm cho nền kinh tế Mỹ khủng hoảng trầm trọngnhưng ngành ngân hàng lại có doanh thu tăng do thu được từ quản lí tài sản,

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA NGÂN HÀNG

Giảng viên hướng dẫn: Tạ Thanh Huyền

Lớp học phần: FIN 17A-01

Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Bùi Thị Huế – 22A4010543 (Nhóm trưởng)Bùi Thị Ánh Minh – 22A4010535Nguyễn Huyền Trang – 22A4011064Hoàng Thị Thu – 22A4060017Dương Thúy Nga – 22A4010887

Học phần: Ngân hàng thương mại

Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2021

Đềề tài: H thốống ngân hàng thệương m iạt i Mỹỹạ

Trang 2

II Hệ thống NHTM của Hoa Kỳ……… ……….7

1 Sự ra đời của NHTM Hoa Kỳ……… ……….………… 7

2.Đặc điểm hệ thống NHTM Hoa Kỳ……… ………….………… 8

3 Vai trò của NHTM đối với nền kinh tế Hoa Kỳ………… … ….……10

4.Các hoạt động của NHTM Hoa Kỳ……….…….11

5.Tổng quan hệ thống NHTM Hoa Kỳ năm 2020……….……… ……16

III So sánh NHTM Mỹ và Việt Nam ……….……….18

Trang 3

Lời mở đầu

Hiện nay trong xu thế hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, thị trường tài chính đóng vai trò rất quan trọng Đối với một số quốc gia trên thế giới thì nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn Để đáp ứng nhu cầu này thì các quốc gia đã đưa ra những biện pháp để thu hút vốn cả trong nước và ngoài nước Từ đó, hoạt động của các tổ chức tài chính trên thế giới đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trong đó phải kể đến hệ thống ngân hàng Hệ thống này đã giúp các quốc gia điều hành nền kinh tế thông qua các định chế tài chính, các chính sách tiền tệ và lãi suất.

Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn mạnh và năng động Mỗi biến độngkinh tế của Mỹ đều tác động tới nền kinh tế toàn cầu Trong những năm gần đây với sựảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm cho nền kinh tế Mỹ khủng hoảng trầm trọngnhưng ngành ngân hàng lại có doanh thu tăng do thu được từ quản lí tài sản, phí bảo lãnhtăng lên nhờ làn sóng phát hành trái phiếu – IPO,…Từ đây ta thấy được mặc dù hệ thốngtài chính Mỹ phụ thuộc vào thị trường nhưng hệ thống ngân hàng đặc biệt là ngân hàngthương mại vẫn đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ.

Việt Nam là một quốc gia với thị trường tài chính phụ thuộc vào ngân hàng và ít nhiềuchịu sự tác động của nền kinh tế Mỹ và toàn cầu Do đó việc tìm hiểu và cập nhật nhữngtin tức mới trên thế giới là vô cùng quan trọng Hiểu được tính cấp thiết đó chúng em đãlựa chọn đề tài “Hệ thống ngân hàng thương mại của Mỹ, liên hệ sự giống và khác nhauvới hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”

Bài tiểu luận có sử dụng một số tài liệu trong nước và nước ngoài, chúng em sẽ tríchdẫn ở phần cuối của tiểu luận Mặc dù đã làm hết khả năng của mình nhưng do trình độ,kinh nghiệm còn hạn chế chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng em hy vọngcô nhận xét, đánh giá và góp ý để bào tiểu luận được hoàn thiện nhất Chúng em chânthành cảm ơn.

2

Trang 4

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số cácnghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tàikhoản.

1.2 Chức năng ngân hàng thương mại:

Chức năng trung gian tín dụng: Được xem là chức năng quan trọng nhất của Ngân

hàng thương mại Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò làcầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năng này, ngân hàngthương mại vừa đóng vai trò nhận tiền gửi, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởnglợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạolợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay

Chức năng trung gian thanh toán: Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh

nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từtài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoảntiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủynhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu,khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp Chức năng này vôhình trung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưuchuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.

Chức năng tạo tiền: Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất củaNHTM Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại vàphát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đãvô hình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.

Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chứcnăng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngânhàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàngsử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửithanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sửdụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làmtăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trảcủa xã hội NHTM tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ươngđã áp dụng đối với NHTM Do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượngcung tiền vào nền kinh tế lớn.

3

Trang 5

2 Vị trí, vai trò của NHTM trong HTTC2.1 Vị trí

Trong các trung gian tài chính thì NHTM là một tỏ chức quan trọng nhất, nó giữkhoảng 2/3 tài sản có trong hệ thống ngân hàng Chính vì vậy NHTM là tổ chức trunggian tài chính có vai trò quan trọng nhất trong tài chính gián tiếp, có khả năng chi phốihoạt động của hệ thống tài chính

Thứ nhất, NHTM là một trung gian tài chính có số lượng lớn nhất trong hệ thống các tổchức tài chính và thực hiện phần lớn các hoạt động của các trung gian tài chính nóichung.

NHTM tập trung và huy động vốn ngân hàng bằng cách nhận tiền gửi của dân chúngdưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm Với số vốn đóngân hàng tiến hành cho vay các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu về vốn Là một trunggian tài chính giữa nhà tiết kiệm và nhà đầu tư, NHTM thu lợi nhuận thông qua chênhlệch lãi suất vay và lãi suất huy động.

Thứ hai, NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng đầy đủ lợi ích của hệ thống

tài chính NHTM cho phép tiết kiệm thời gian, chi phí để thu thập và xử lý thông tin chonhững người cho vay cũng như người đi vay Trên cơ sở đó hạ thấp chi phí sử dụng vốn NHTM cho phép tiết kiệm được chi phí giao dịch giữa người đi vay và người cho vay.Thông thường một cá nhân đi vay hoặc cho vay trên thị trường tài chính phải chịu chi phígiao dịch cao vì vậy đối với cả hai đều không có lợi Sự có mặt của NHTM đã giải quyếtđược tình hình trên NHTM là tổ chức thường xuyên nhận tiền gửi và cho vay do đó chiphí giao dịch sẽ giảm đi rất nhiều, đồng thời huy động một lượng vốn lớn để phát triểnkinh tế.

Như vậy, NHTM đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống tài chính, nó góp phầnđẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn trên thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế.

2.2 Vai trò của NHTM đối với sự phát triển kinh tế.

Vai trò trung gian: Chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình, thành các khoảntín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần khác để đầu tư vào nhà cửa, thiếtbị và các tài sản khác.

Vai trò thanh toán: Thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hóa

và dịch vụ (như bằng cách phát hành và bù trừ sec, cung cấp lưới thanh toán điện tử, kếtnối các quỹ và phân phối tiền giấy và tiển đúc).

Vai trò người bảo lãnh: Cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng

thanh toán (chẳng hạn phát hành thư tín dụng).

Vai trò thực hiện chính sách: Thực hiện các chính sách của chính phủ, góp phần điều

tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi mục tiêu xã hội.

3.So sánh ngân hàng thương mại với các tổ chức tài chính khác

4

Trang 6

Nguồn vốnCác khoản tiền nhận gửi, các khoản tiền đivay và các khoản tiền tự có

Vốn tự góp, các quỹ trợ cấp; từ cáchợp đồng bảo hiểm với kháchhàng; phát hành thương phiếu, cổphiếu và trái khoản để dùng tiềnthu được cho vay.

Đặc điểm

Nhận tiền gửi

Nhận gửi tiết kiệm (đi vay) các khoản tiềnnhỏ với lãi suất thấp hơn và cho vay lại cáckhoản lớn hơn với lãi suất cao

Không được nhận tiền gửi Đi vay các khoản lớn và cho vaycác khoản nhỏ

Hoạt động

Chịu sự quản lý của nhà nước và sự ràng buộc về tiền gửi dự trữ; bảo hiểm các khoản vay.

Cho vay với mọi đối tượng không hạn chế(trừ Chính phủ để đảm bảo nó không nắm các khoản đầu tư quá mạo hiểm dẫn tới vỡ nợ) gồm các cá nhân tập thể vay theo nhiềumục đích: mua nhà đầu tư,…

Không được tham gia vào thị trường chứng khoán nhằm giảm nguy cơ vỡ nợ, rủi ro pháp lý

Không bị nhà nước ràng buộc chặtchẽ như các ngân hàng thương mại Các tổ chức tài chính lại chủ yếuđầu tư bất động sản, cổ phiếu vàthương phiếu,…

Khả năng sinh lợi nhuận

Có thể nhận tiền gửi và xoay vòng đồngtiền, có thể đem cho vay qua các hoạt độngcủa Ngân hàng nó đã tạo ra 1 hệ số tiền.

Các tổ chức tài chính không làmđược điều này.

II Hệ thống ngân hàng thương mại Hoa Kỳ 1 Sự ra đời của NHTM Hoa Kỳ

5

Trang 7

Vào ngày 4/1/1782, ngân hàng thương mại đầu tiên ở Mỹ - Bank of North America khaitrương, đã cấp một lượng lớn các khoản vay cho cả khu vực công và tư nhân Người dânNew York, do Alexander Hamilton lãnh đạo và người Bostonians do William Phillipslãnh đạo, không chịu thua kém và đến đầu năm 1784 đã thành lập các ngân hàng thươngmại của riêng họ Vào cuối thế kỉ 18, các nhà lãnh đạo trọng thương ở hơn 1 chục thànhphố khác cũng thành lập các ngân hàng thương mại như ngân hàng New York, ngân hàngHoa Kỳ,…

Sau năm 1800, số lượng, vốn được phép và tài sản của các ngân hàng thương mại đãtăng lên nhanh chóng Ngay từ năm 1820, tài sản của các ngân hàng thương mại Hoa Kỳđã bằng khoảng 50% tổng sản lượng của Hoa Kỳ, một con số mà các lĩnh vực ngân hàngthương mại của hầu hết các quốc gia trên thế giới không thể đạt được vào năm 1990 Hiện tại thì ngân hàng thương mại ở Hoa Kỳ vẫn đóng vai trò quan trọng đặc biệt làtrung gian tài chính giúp vận hành dòng vốn đầu tư trên toàn thị trường.

2 Đặc điểm hệ thống ngân hàng thương mại Hoa Kỳ2.1 Đặc điểm của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ

Thứ nhất, hệ thống tài chính của Hoa Kỳ phụ thuộc vào thị trường do đó khối lượng tíndụng ngân hàng cung ứng là rất nhỏ thường chỉ cung cấp các dịch vụ nhận tiền gửi, chovay truyền thống Vốn chủ yếu huy động trên thị trường chứng khoán nhưng không thểphủ nhận vai trò của hệ thống ngân hàng đối với hệ thống tài chính Hoa Kỳ

Thứ hai, hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ có sự phân hóa về quy mô tài sản là vô cùng lớntrung bình tổng tài sản của một ngân hàng lớn ở Mỹ gấp 450 lần quy mô của tổng tài sảnngân hàng thương mại nhỏ, điều nay dẫn đến tình trạng “too big to fail” tức những ngânhàng quá lớn thì không thể sụp đổ.

Thứ ba, đặc điểm của ngành ngân hàng Hoa Kỳ là các tổ chức ngân hàng được điềuhành, giám sát và quản lý ở cả cấp tiểu bang và liên bang, số lượng rất lớn các ngân hàngrất nhỏ và các ngân hàng Hoa Kỳ có thẩm quyền hạn chế hơn trong việc cung cấp cácdịch vụ tài chính liên quan đến chứng khoán, bảo hiểm và bất động sản so với các ngânhàng nước ngoài ở nhiều nước

Thứ tư, một điểm khác biệt chính khác của thị trường ngân hàng Hoa Kỳ là thiếu sựphân nhánh đầy đủ trên toàn quốc cho các ngân hàng thương mại Chỉ mới khoảng 10năm kể từ khi các ngân hàng được phép mở rộng trên khắp các tiểu bang và thậm chí

6

Trang 8

ngày nay không có ngân hàng nào có mặt ở tất cả 50 tiểu bang Yếu tố này, cùng với cáchạn chế của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đối với hoạt động cho vay ngân hàng, nóichung dẫn đến việc nhiều công ty Hoa Kỳ ở bất kỳ quy mô nào có một vài hoặc trongmột số trường hợp là hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm mối quan hệ ngân hàng Thứ năm, yếu tố quan trọng trong môi trường ngân hàng Hoa Kỳ là vai trò của Cục Dựtrữ Liên bang trong việc quản lý hệ thống thanh toán

Thứ sáu, ở Hoa Kỳ, bản chất và chiều sâu của mối quan hệ giữa khách hàng và ngânhàng bị ảnh hưởng bởi cả các quy định và thực tiễn kinh doanh Điều này có nghĩa là cáckhách hàng Hoa Kỳ cần nắm giữ số dư ngoại tệ phải nắm giữ bên ngoài Hoa Kỳ Ngoàira còn có các giới hạn về số tiền mà ngân hàng có thể cho bất kỳ khách hàng nào vay, dẫnđến mối quan hệ giữa các ngân hàng Hoa Kỳ và khách hàng của họ nhiều hơn so với cácquốc gia khác Một thực tiễn độc đáo khác là nhiều ngân hàng Hoa Kỳ tuân theo mốiquan hệ định giá “không theo nhóm” với các khách hàng doanh nghiệp của họ

2.2 Đặc trưng của ngân hàng thương mại Hoa Kỳ

Một đặc trưng nổi bật nhất của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ chính là hệ thống ngânhàng song hành (dual banking system) là hệ thống trong đó các ngân hàng thương mạiđược phép hoạt động như ngân hàng quốc gia hoặc ngân hàng bang Hệ thống ngân hàng

này được ra đời trong thời kỳ Nội chiến ở Hoa Kỳ Ngày nay, hệ thống ngân hàng képcho phép sự tồn tại của hai cấu trúc điều tiết khác nhau ở ngân hàng nhà nước và quốcgia Điều này dẫn đến sự khác biệt về cách thức quản lý tín dụng, giới hạn cho vay hợppháp và các biến thể của các quy định từ tiểu bang Cấu trúc này đã trải qua thời gian thửnghiệm và hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý rằng nó là cần thiết cho hệ thống ngânhàng Ngân hàng quốc gia cung cấp tính hiệu quả bắt nguồn từ tính kinh tế quy mô và sảnphẩm cùng với những cải tiến dịch vụ nhờ áp dụng các nguồn lực tốt hơn Mặt khác, cácngân hàng nhà nước nhanh nhẹn và linh hoạt hơn để đáp ứng nhu cầu riêng của kháchhàng ở chính quốc gia của họ, có thể mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng Ngày nay, hệ thống ngân hàng song hành cho phép cùng tồn tại hai cấu trúc điều tiếtkhác nhau cho các ngân hàng tiểu bang và ngân hàng quốc gia Điều này dẫn đến sự khácbiệt trong cách tín dụng được quy định, giới hạn cho vay hợp pháp và các biến thể củaquy định từ tiểu bang này sang tiểu bang khác.

3 Vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế Hoa Kỳ

7

Trang 9

Thứ nhất, vai trò của ngân hàng thương mại trong phát triển kinh tế Mỹ chủ yếu như làmột trung gian tài chính Trong vai trò này, các ngân hàng thương mại giúp vận hànhdòng vốn đầu tư trên toàn thị trường Cơ chế phân bổ vốn trong nền kinh tế này đượcthực hiện thông qua quá trình cho vay, giúp các ngân hàng đánh giá rủi ro tài chính Thứ hai, ngân hàng thương mại đóng vai trò như người nắm toàn quyền kiểm soát rủiro Điều này giúp làm giảm bớt nguy cơ thiệt hại tài chính Từ đó tạo ra một nguồn vốnlớn hơn để ngân hàng tiếp tục cho vay, hỗ trợ phát triển kinh tế.

Thứ ba, các ngân hàng thương mại cũng hỗ trợ chính phủ liên bang với vai trò như mộtcơ quan phát triển kinh tế Nhìn chung, các ngân hàng thương mại Mỹ giúp quỹ chi tiêucủa chính phủ bằng cách mua trái phiếu do Bộ Tài chính Mỹ phát hành Về ngắn và dàihạn, trái phiếu kho bạc sẽ hỗ trợ các hoạt động, chương trình tài chính của chính phủcũng như bù đắp thâm hụt chi tiêu.

Thứ tư, ngân hàng thương mại cũng hỗ trợ cho vay doanh nghiệp theo nhiều cách khácnhau Chủ doanh nghiệp có thể nhận được một khoản vay để giải quyết các chi phí banđầu của một doanh nghiệp nhỏ Sau khi có vốn, các doanh nghiệp nhỏ có thể bắt đầu hoạtđộng và tham gia vào kế hoạch phát triển Tác động tổng hợp của các hoạt động doanhnghiệp nhỏ là tạo ra một tỷ lệ việc làm đáng kể cho cả nước Mỹ

Thứ năm, ngân hàng thương mại cũng cung cấp các loại tài khoản nhằm cất giữ hoặctạo ra của cải cá nhân Đổi lại, tiền gửi vào ngân hàng thương mại được sử dụng để chovay và đầu tư.

Như vậy, mặc dù hệ thống tài chính phụ thuộc vào thị trường nhưng không thể phủnhận vai trò mà ngân hàng thương mại đã tạo ra cho nền kinh tế Mỹ Hệ thống ngân hàngnói chung và ngân hàng thương mại nói riêng đã góp phần tạo nên một nền kinh tế Mỹsống động và phát triển như ngày nay.

4 Các hoạt động của ngân hàng thương mại Hoa Kỳ4.1 Phương thức luân chuyển vốn

Hệ thống tài chính Mỹ cũng giống như các hệ thống tài chính khác, sự luân chuyển vốnđều diễn ra bằng cả 2 phương thức: Luân chuyển vốn trực tiếp (thị trường tài chính) vàluân chuyển vốn gián tiếp( trung gian tài chính)

8

Trang 10

Kênh dẫn vốn trực tiếp: Với sự thống trị của đồng Đô La Mỹ trên thế giới, thị trườngngoại hối, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán của Mỹ hoạt động rất hiệu quả vàlàm “ông chùm” trên thị trường tài chính thế giới Nó không chỉ lớn về khối lượng giaodịch, giá trị giao dịch mà còn rất đông các thành viên tham giao, đặc biệt là các NHTWcác nước khác trên thế giới Sự huy động vốn cũng như đầu tư vốn ở đây rất hiệu quả.“Không quá khó để huy động vốn từ thị trường chứng khoán Mỹ” là một nhận định trênmột tờ báo.

Kênh dẫn vốn gián tiếp: Ngoài các loại tiền gửi như của Việt Nam thì Mỹ còn có cácloại tiền gửi đặc biệt Đó là tiền gửi phối hợp giữa tiền gửi dùng séc và tiền gửi tiết kiệmvào các tài khoản giao dịch bao gồm lệnh rút tiền giao dịch và dịch vụ chuyển ngân tựđộng thông qua việc cho vay với lãi suất lớn hơn lãi suất mà họ trả cho những người gửitiết kiệm.

4.2 Tạo vốn

Do hệ thống tài chính Mỹ là hệ thống tài chính dựa vào thị trường nên khối lượng tíndụng ngân hàng cung ứng là rất nhỏ( đối với doanh nghiệp với tín dụng dài hạn thậm chílà bằng 0).Vốn chủ yếu được huy động trên thị trường chứng khoán-nơi náo nhiệt vànhộn nhịp nhất trên thị trường tài chính Mỹ, thị trường chứng khoán có vai trò tích cựchơn là ngân hàng trong việc tài trợ vốn và cung cấp các công cụ quản lí rủi ro cho các chủthể kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ huy động vốn mở rộng và phát triểnsản xuất, tạo đà cho sự đổi mới liên tục trong toàn bộ nền kinh tế và theo đó là sự tăngtrưởng,phát triển kinh tế

Mỹ đã áp dụng những chính sách, quy định hạn chế đối với hệ thống ngân hàng để thúcđẩy doanh nghiệp tìm nguồn tài trợ từ thị trường chứng khoán và theo đó thúc đẩy sựphát triển của thị trường chứng khoán.

Đầu tư cho chứng khoán cũng là một biện pháp vô cùng quan trọng để huy động vốn.Đây là nguồn lợi rất lớn đối với không chỉ các trung gian tài chính Mỹ mà với bất kì nướcnào Nếu tính về thời hạn có những chứng khoán có thời hạn rất ngắn mà chỉ có ở Mỹ chỉ

9

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w