1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhóm khách hàng nông sản

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhóm khách hàng nông sản
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Hơn nữa, trình độ chế biến, năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam so với nhiều nước còn hạn chế, nhận thức của nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp về cơ giới hóa chưa cao nên đầu tư c

Trang 1

NHÓM KHÁCH HÀNG NÔNG SẢN:

 Chi phí

Chi phí logistics trong chuỗi cung ứng nông sản được cấu thành từ các chi phí cơ bản như: Chi phí kho bãi, bảo quản, chi phí vận tải, chi phí quản lý

Chi phí kho bãi: Trước sự hoành hành của dịch COVID 19, sự gia tăng liên tục của chi phí vận chuyển đường biển và chi phí lưu kho, nhiều mặt hàng nông sản chưa xuất đi được, phải tiếp tục lưu kho Nông sản là sản phẩm dễ hư hỏng nên phải chọn các kho lạnh, đông (kho kiểm soát khí hậu) để quản lý và kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm Phải đảm bảo được hàng hóa đến tay khách hàng vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu Hàng tồn kho tăng cao khiến cho nhu cầu kho lạnh để phục vụ việc bảo quản chế biến thực phẩm trở nên cấp thiết

Chi phí vận tải: Chi phí vận tải vẫn là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí logistics Chi phí vận tải chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố như chủng loại hàng hóa, quy mô sản xuất, tuyến đường vận tải…Chi phí vận tải một đơn vị hàng hóa tỉ lệ nghịch với khối lượng vận tải (khối lượng vận tải càng lớn thì cước vận chuyển một đơn vị hàng hóa càng rẻ) và tỷ lệ thuận với quãng đường vận chuyển (quãng đường càng dài thì chi phí vận chuyển càng lớn)

Chi phí quản lý: Bao gồm chi phí chi trả cho người làm công cho hoạt động logistics và chi phí thông tin liên lạc Chi phí quản lý nhân sự gián tiếp, nhân viên hỗ trợ, nhân viên trung tâm phân phối, nhân viên marketing, nhân viên lập kế hoạch và phân tích hàng tồn kho và bộ phận vận chuyển

 Sản xuất

Lợi thế về nguồn nguyên liệu nông nghiệp phong phú và cam kết mở cửa thị trường nông sản từ những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cánh cửa xuất khẩu nông sản của … ngày càng rộng

Trang 2

Cùng với đó, kinh tế càng phát triển thì người tiêu dùng càng đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng, quy trình sản xuất, chế biến nông sản Hơn nữa, trình độ chế biến, năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam so với nhiều nước còn hạn chế, nhận thức của nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp về cơ giới hóa chưa cao nên đầu tư cho máy móc sản xuất còn thấp

Đặc biệt, khâu bảo quản nông sản là vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng nông sản và sản phẩm sau chế biến nhưng hiện nay hệ thống kho còn thiếu, nhất là kho lạnh Bên cạnh đó, cơ giới hóa còn đòi hỏi phải có chất lượng hạt giống đồng đều và quy trình chăm sóc tốt để

có thể thu hoạch đại trà

Hiện nay công nghệ bảo quản trái cây, rau củ hiện đại nhất là bảo quản lạnh, đòi hỏi phải có kho lạnh ngay tại vùng trồng, phương tiện vận chuyển cũng phải có hệ thống làm lạnh trong khi các vùng trồng trái cây lớn đều chưa có kho lạnh và xe lạnh

Mặt khác, Việt Nam hiện có rất nhiều loại trái cây nhưng là giống trái cây dành cho nhu cầu ăn tươi, chưa có nhiều giống trái cây phù hợp cho hoạt động chế biến nên vào mùa vụ chính trái cây tươi tiêu thụ không hết đành phải đổ bỏ, trong khi một số nhà máy chế biến không có đủ nguyên liệu đạt chuẩn để hoạt động hết công suất

 Chất lượng dịch vụ

Có thể thấy, hàm lượng giá trị trong đa số nông sản Việt còn thấp, do khâu chế biến, bảo quản, mẫu mã, thương hiệu chưa được chú trọng làm tốt Việc liên kết trong chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản còn yếu, dẫn tới tình trạng chất lượng, giá cả, tiêu thụ hàng hoá không ổn định Đặc biệt, việc tiếp cận nhu cầu thị trường, tìm hiểu thông tin khách hàng còn khá hạn chế Điều này cũng cho thấy năng lực tham gia thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam còn ở mức thấp

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước chưa hiểu biết rõ về nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng, một phần do hạn chế về năng lực

Trang 3

tiếp cận nhưng mặt khác do sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, hiệp hội ngành nghề cũng chưa trúng, chưa thiết thực với doanh nghiệp

 Giá trị chất lượng dịch vụ

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản

Các chỉ tiêu về dinh dưỡng:

Chất lượng dinh dưỡng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản tươi quan trọng nhất của thực phẩm Một mặt hàng nông sản tươi có hàm lượng dinh dưỡng cao là mặt hàng đó phải có khả năng thỏa mãn nhiều nhất các yếu tố liên quan đến dinh dưỡng như:

 Năng lượng

 Muối khoáng

 Các chất có hoạt tính sinh học khác

Các chỉ tiêu về chất lượng cảm quan và chất lượng ăn uống

Các chỉ tiêu cảm quan của nông

sản gồm:

 Tình trạng tươi mọng

 Hương thơm

 Kích thước

 Các dấu vết lạ xuất hiện trên

nông sản như vết côn trùng cắn,

vết sâu bệnh…

 Các triệu chứng rối loạn

sinh lý và vết bẩn khác

Các chỉ tiểu chất lượng ăn uống của nông sản gồm:

Trang 4

Các chỉ tiêu về chất lượng hàng hóa

Chất lượng hàng hóa để xét các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản bao gồm:

 Chất lượng bao gói

 Chất lượng vận chuyển

 Chất lượng thẩm mỹ

Các chỉ tiêu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thường dựa trên các chỉ tiêu:

 Mức độ ô nhiễm của môi trường đất, nước, không khí

 Dư lượng thuốc trừ sâu và chất hóa học bảo vệ thực vật, phân bón nông nghiệp

 Quy trình chế biến, bảo quản và bày bán nông sản

Các chỉ tiêu về chất lượng giống

Chất lượng giống được đánh giá là 1 trong 4 yếu tố quan trọng nhất của cây trồng và nông sản tươi Một hạt giống hay củ giống có chất lượng cao phải đáp ứng các chỉ tiêu như:

 Dịch hại tiềm tàng ít nhất

 Có tuổi sinh lý hay còn gọi là tuổi cá thể phù hợp

 Sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất lượng cây trồng cao nhất

Các chỉ tiêu về chất lượng bảo quản

Trang 5

Chất lượng bảo quản của nông sản tươi là chỉ tiêu dùng để đảm bảo nông sản được bán ra là mặt hàng sạch nhất và tốt nhất cho sức khỏe Chất lượng bảo quản được đánh giá dựa vào một số chỉ tiêu như:

 Độ hoàn thiện của nông sản

 Tình trạng vỏ của nông sản

 Độ cứng của nông sản

 Độ chứa của vi sinh vật hại tiềm tàng

Chuỗi giá trị cam

* Giá trị sản xuất cam:

Đối với nhóm hộ có diện tích trên 0,8 ha (diện tích lớn) thì chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí sử dụng phân bón, thuốc BVTV cao hơn các hộ trồng diện tích dưới 0,8 ha Giá bán cam của hộ có diện tích trên 0,8 ha thường cao hơn so với hộ có diện tích dưới 0,8 ha do chất lượng, mẫu

mã, chất lượng sản phẩm cao hơn Lợi nhuận: Hộ có diện tích lớn có lợi nhuận cao hơn so với các hộ có diện tích nhỏ

* Giá trị về chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất:

Các quầy kinh doanh vật tư nông nghiệp ở địa phương đã cung ứng tương đối đầy đủ hàng hóa cho nông dân Việc sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả chưa cao, người dân không dám vay vốn để đầu tư cho sản xuất

do không biết tính toán, sợ mất mùa, nợ nần Các hoạt động khuyến nông và tập huấn được triển khai tích cực Dịch vụ cung cấp thông tin thị trường còn yếu, người dân chủ yếu tiếp cận qua 2 nguồn thông tin chính đó là từ chợ và người hàng xóm Cơ sở hạ tầng vườn cam đang cho thu hoạch nằm phân tán rải rác ở các xã, nhiều vườn ở các địa hình khá phức tạp, đường giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn đặc biệt là khi trời mưa

Trang 6

Hoạt động thu gom và tiêu thụ sản phẩm: Vận chuyển cam đến nơi tập kết chủ yếu dùng sức người gánh, sức ngựa kéo, vận chuyển dọc theo các lối mòn quanh vườn Sản phẩm của chuỗi giá trị cam chủ yếu bán trực tiếp sản phẩm không thông qua chế biến Kênh tiêu thụ lớn nhất là

từ người sản xuất tới thu gom cấp huyện chiếm 77,63% tổng sản lượng cam, gần 20% 12 sản lượng cam được thu gom qua người thu gom nhỏ

lẻ cấp xã Khoảng 1,48% sản lượng cam người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại địa phương Hiện nay, hệ thống bán hàng vào các siêu thị đã dần được hình thành, nhưng khối lượng rất nhỏ mới chỉ

có 1,23% Cam được bán chủ yếu tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nghệ An

* Giá trị Chi phí:

chủ yếu là thu hoạch, phân loại và vận chuyển cam Việc bảo quản sản phẩm chưa được quan tâm chú trọng mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng các bao tải, sọt tre để đựng sản phẩm chưa có các dụng cụ bảo quản sản phẩm đảm bảo chất lượng sản phẩm Thu nhập: Nếu xét thu nhập/1tấn cam thì hộ có quy mô thu mua trên 100 tấn/năm có thu nhập cao nhất là 1.420.000 đồng/tấn, bình quân mỗi vụ thu gom thu mua được 200 tấn, thì thu nhập 1 vụ của nhóm hộ này là 284.000.000 đồng/vụ, còn hộ thu gom có quy mô dưới 100 tấn/năm, bình quân mỗi vụ thu gom thu mua được 50 tấn, thì thu nhập 1 vụ bình quân đạt được là 62.000.000 đồng/vụ Như vậy cho thấy thu nhập của hộ thu gom có quy mô lớn cao hơn nhiều so với hộ thu gom nhỏ lẻ

* Phân tích tổng hợp về chi phí, giá bán và thu nhập: Qua khảo sát cho thấy hoạt động sản xuất diễn ra trong suốt chu kỳ 1 năm của cây cam còn hoạt động thu gom chỉ diễn ra trong 3 tháng cuối năm, hộ thu gom

có tỉ trọng thu nhập cao hơn nhiều so với hộ sản xuất Chi phí ở cấp độ sản xuất chiếm đại đa số trong chuỗi giá trị Các hộ thu gom, bán buôn

Trang 7

nhận được tỷ trọng lợi nhuận cao hơn cả trong chuỗi giá trị, điều này cho thấy sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn nếu gia tăng giá trị thông qua thu gom

Chuỗi giá trị trâu

Sự tham gia của khâu chế biến trong CGT trâu còn hạn chế, thịt trâu vẫn

cơ bản được tiêu thụ trực tiếp sau khi giết mổ CGT trâu cơ bản gồm 5 khâu: Đầu vào; sản xuất; thu gom; giết mổ/ chế biến; tiêu dùng

* Giá trị về chất lượng dịch vụ:

Dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất gồm các hoạt động: Dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất, chăm sóc, thú ý Khâu thu gom, giết mổ/ chế biến: Các lái trâu thường đến các thôn bản, các hộ gia đình để thu mua và vận chuyển đi tiêu thụ ở huyện, tỉnh khác hoặc giết mổ bán tại địa phương Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa có nhiều các cơ sở chế biến các sản phẩm từ trâu, chỉ có một mô hình sấy thịt trâu khô do dự án RIDP đầu tư tại xã Năng Khả huyện Na Hang nhưng cũng chưa phát huy công suất thường xuyên Các lò giết mổ gia đình nằm rải rác ở các xã, huyện để phân phối thịt sống cho các hộ mua bán ở các chợ

Trâu giống được bán ngay tại địa phương Trâu hơi xuất bán cho ngoài tỉnh chiếm doanh thu cao nhất, thịt trâu đa số bán tại trung tâm xã, huyện Trâu thịt được bán hầu hết cho lái trâu, những người thu gom nhỏ, người giết mổ trong xã Các hộ dân chăn nuôi bán tại nhà, các lái trâu thu gom rồi thuê người dắt trâu tập trung tại một địa điểm, sau đó ô

tô đến trở đi tiêu thụ ở ngoài tỉnh

* Giá trị tổ chức sản xuất CGT trâu:

Tuyên Quang hiện đã hình thành 22 tổ hợp tác chăn nuôi trâu, trong đó huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, mỗi huyện có 9 tổ hợp tác Các tổ

Trang 8

hợp tác này hoạt động chủ yếu theo hình thức tập trung các hộ cùng chăn nuôi, chưa có tổ hợp tác nào liên kết được với doanh nghiệp, HTX trong việc liên kết theo chuỗi, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm dưới hình thức có hợp đồng Ngoài việc liên kết với bà con chăn nuôi trâu, hai HTX này liên kết với nhau, cùng tham gia vào chuỗi liên kết chăn nuôi

và chế biến trâu an toàn vệ sinh thực phẩm

* Giá trị về Giá cả, chi phí, lợi nhuận:

Kết quả khảo sát cho thấy, sau khi trừ hết các chi phí, mỗi hộ nuôi trâu thịt sẽ có lãi khoảng 4 triệu đồng/con, sau 3 tháng nuôi và chăm sóc Hộ thu gom có quy mô trên 200 con trâu thịt/năm, sau khi trừ hết các chi phí, tác nhân thu gom trâu thịt có lãi khoảng 550.000 đồng/con Hộ giết

mổ trâu có quy mô khoảng 150-200 con/năm, lợi nhuận khoảng 1.450.000 đồng/con 15 Nếu hộ giết mổ bán thịt trâu buôn cho người bán

lẻ, thì mỗi con lợi nhuận giảm từ 400.00-500.000 đồng

GIẢI PHÁP

Chính vì thế, để nâng cao giá trị cũng như sự hiện diện nông sản của công ty … tại các thị trường XK, cần nhìn nhận và giải quyết 5 vấn đề:

Kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ, xu hướng tiêu dùng và thể chế

Nếu nhìn chế biến nông sản là một loại hình dịch vụ, Việt Nam còn thiếu nhiều thị trường, như: Khoa học - công nghệ, công nghiệp hỗ trợ, logistics Chỉ khi phát triển được các thị trường, dịch vụ chế biến nông sản mới có điều kiện thuận lợi phát triển

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng khâu bảo quản sau thu hoạch, thiết

kế bao bì, hướng dẫn sử dụng và chỉ tiêu chất lượng sản phẩm bằng tiếng Anh như: Halal, ISO, VietGAP, GlobalGAP; nâng cao chất lượng, giữ gìn uy tín cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm…

Trang 9

Hơn nữa, các cam kết về cắt giảm thuế, hạn ngạch thuế quan là cơ hội cho các địa phương, doanh nghiệp tận dụng được lợi thế

Do đó, các địa phương và doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị, nắm bắt tốt các thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm, về dư lượng, ô nhiễm vi sinh vật

Mặt khác, để sau quả xuất khẩu vào EU, việc doanh nghiệp các chứng nhận như GlobalGAP, hay đối với ngành gỗ là chứng nhận FSC… sẽ là chìa khóa hết sức quan trọng để đi được vào thị trường này

Nêu cao quan điểm về tăng giá trị XK cho sản phẩm của ngành CNTP là giả pháp Chế biến sâu, bảo hộ chặt chẽ sở hữu trí tuệ cho mặt hàng nông sản là yếu tố then chốt

Cơ giới hóa đồng bộ phải kiên quyết thực hiện được liên kết cánh đồng lớn Điều này đồng nghĩa phải có giải pháp khuyến khích nông dân dồn điền, đổi thửa, thành lập hợp tác xã tập trung diện tích để sản xuất lớn Chính sách khuyến khích đầu tư và nông nghiệp đã có rất nhiều nhưng chưa đi vào thực tế nên hiệu quả chưa cao Do đó, thay vì đề ra các chính sách, Nhà nước nên tập trung nâng cao hiệu quả thực thi những chính sách hiện có một cách cụ thể như hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất cánh đồng lớn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng nhà kho, cơ sở thu gom trên đất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thu mua, bảo quản nông sản tại chỗ trong giai đoạn cao điểm thu hoạch…

Ở mảng chế biến: Chế biến nông sản phải dựa trên những tiêu chuẩn chất lượng nhất định tùy vào đặc điểm của mỗi loại nông sản Sản xuất, xuất khẩu nông sản Việt Nam hiện xếp thứ 15 thế giới và có sự linh hoạt theo nhu cầu khách hàng nhưng nông sản Việt Nam khó tiếp cận các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản một phần vì chất lượng nông sản chưa cao, phần khác là sản phẩm nông sản Việt Nam chủ yếu xuất thô,

Trang 10

tươi, thiếu sự đa dạng trong chế biến.

Để thúc đẩy hoạt động chế biến nông sản, cơ quan quản lý cần xây dựng

bộ tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật rõ ràng để doanh nghiệp thực hiện đồng bộ, tránh trường hợp mỗi cơ sở chế biến làm một kiểu, sản phẩm nhiều nhưng không thuyết phục được người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu

Bên cạnh đó, đầu tư vào nhà máy chế biến công suất lớn, công nghệ hiện đại cần nguồn vốn rất lớn, thời gian thu hồi chậm nên Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn hợp lý

Theo ông Đỗ Hà Nam, hiện nay có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn quan tâm vào lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm nhưng không có kinh nghiệm, kiến thức trong ngành, trong khi đó những doanh nghiệp chế biến lại không có vốn để đầu tư và người nông dân đang sản xuất rời rạc, không xác định được đầu ra

Vì vậy, muốn giải quyết bài toán chất lượng, giá trị, đầu ra cho nông sản, cách hiệu quả nhất là kết hợp những nhà đầu tư có vốn với doanh nghiệp

có kinh nghiệm trong ngành chế biến và tổ chức sản xuất theo mô hình hợp tác xã, cánh đồng lớn

Khi đó, nông dân liên kết được bao tiêu sản phẩm, doanh nghiệp có nguồn vốn xây dựng nhà máy, mua sắm thiết bị mở rộng chế biến và đầu

tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao Đặc biệt, Nhà nước đóng vai trò kết nối và điều tiết để công nghiệp chế biến nông sản phát triển đúng định hướng, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu

Cần tổ chức lại họat động sản xuất theo hướng hàng hóa lớn, tập trung

Ngày đăng: 24/06/2024, 17:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w