1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đông A Thiên Phát.pdf

132 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đông A Thiên Phát
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Giang
Người hướng dẫn T.S Nguyễn Thị Lan Anh
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Khóa luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 6,52 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cần thiết đề tài nghiên cứu (8)
  • 2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu (9)
  • 3. Mục tiêu và nhiệm vụ (12)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 6. Kết cấu khóa luận (14)
  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU (0)
    • 1.1. Tổng quan về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp (16)
      • 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu (16)
      • 1.1.2. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu (17)
      • 1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu (22)
    • 1.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp (23)
      • 1.2.1. Chứng từ sử dụng và thủ tục nhập xuất tồn nguyên vật liệu (23)
      • 1.2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu (27)
    • 1.3. Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu (0)
      • 1.3.1. Nội dung và phương pháp kiểm kê (0)
      • 1.3.2. Quy trình kiểm kê (0)
      • 1.3.3. Phương pháp hạch toán (0)
    • 1.4. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu (0)
      • 1.4.1. Phương pháp xác định mức trích lập dự phòng (0)
      • 1.4.2. Tài khoản kế toán sử dụng và phương pháp trích lập dự phòng giảm giá (0)
      • 1.3.1. Hình thức Nhật ký chung (0)
      • 1.3.2. Hình thức Nhật ký - Sổ cái (0)
      • 1.3.3. Hình thức Chứng từ ghi sổ (0)
      • 1.3.4 Hạch toán trên kế toán máy (0)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐÔNG A THIÊN PHÁT (36)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH đông A Thiên Phát (36)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH đông A Thiên Phát (36)
      • 2.1.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH đông A Thiên Phát (38)
      • 2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH đông A Thiên Phát (39)
      • 2.1.4. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH đông A Thiên Phát (45)
      • 2.1.4. Đặc điểm về tổ chức kế toán của Công ty TNHH đông A Thiên Phát (50)
    • 2.2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát (52)
      • 2.2.1. Đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát (52)
      • 2.2.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát (52)
      • 2.2.3. Thực trạng kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát (54)
      • 2.2.4. Thực trạng kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát (60)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐÔNG A THIÊN PHÁT (0)
    • 3.1.1 Ưu điểm (61)
    • 3.1.2 Những tồn tại (63)
    • 3.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện Công ty TNHH đông A Thiên Phát (66)
    • 3.3. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát (66)
  • KẾT LUẬN (48)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (75)
  • PHỤ LỤC (76)

Nội dung

Tác giả cũng đưa ra được những hạn chế của việc quản lý nguyên vật liệu tại công ty như công tác quản lý NVL về mặt hiện vật còn lỏng lẻo, ở phòng kế toán không tổ chức theo dõi các NVL

Tính cần thiết đề tài nghiên cứu

Những năm gần đây, trong điều kiện nền kinh tế đang cạnh tranh rất gay gắt và quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì cần phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dung Để tồn tại và phát triển Công ty TNHH đông A Thiên Phát luôn cố tập trung mọi cố gắng vào hai mục tiêu quan trọng đó là: kinh doanh có lợi và đảm bảo khả năng thanh toán

Tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu Nó là cơ sở vật chất chủ yếu để hình thành nên các sản phẩm Một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất thì nhất thiết phải có nguyên vật liệu Hơn nữa, chi phí nguyên vật liệu có chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm đầu ra Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp có thể sử dụng rất nhiều biện pháp quản lý kinh tế khác nhau, trong đó kế toán được coi là công cụ quan trọng và hiệu quả nhất Trong điều kiện hiện nay, việc tiết kiệm chi phí sản xuất được coi là biện pháp quan trọng để đứng vững trong cạnh tranh Vì vậy tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu cũng đóng vai trò mật thiết trong tổng chi phí sản xuất

Tuy nhiên kế toán nguyên vật liệu tại công ty vẫn còn nhiều tồn tại như công ty chưa xây dựng định mức nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, chưa lập bảng danh điểm nguyên vật liệu hàng kỳ chưa tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu định kỳ Nhận thức được ý nghĩa của chi phí nguyên vật liệu cũng như vai trò quan trọng của kế toán nguyên vật liệu, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát, được tiếp cận với điều kiện thực tế cùng với kiến thức được học từ nhà trường, em đã chọn đề tài : “Kế

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát ” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

Tổng quan các đề tài nghiên cứu

Kế toán nguyên vật liệu là một trong các phần hành kế toán đã được đề cập đến trong nhiều giáo trình của các trường Đại học, không chỉ là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học mà còn là đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, luận văn của học viên và sinh viên của nhiều trường đại học Tuy nhiên các luận văn này hầu như mới chỉ dừng lại ở việc mô tả khái quát quy trình kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại các đơn vị nghiên cứu mà chưa đi sâu vào những thủ tục, quy trình của một số nghiệp vụ điển hình

Một số công trình nghiên cứu về kế toán hàng tồn kho nói chung và “Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nói riêng” là:

 Khóa luận: “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH 1 Thành viên Hung Tech” của Mai Ngọc Ánh trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2021 Luận văn đã nêu được đặc điểm quản lý và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại công ty cũng như đã chỉ rõ sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp, những vấn đề lý luận liên quan đến nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ theo chuẩn mực kế toán 02 , kế toán tổng hợp theo quyết định 15/2006 QĐ–BTC Tác giả cũng đã tìm hiểu rõ thủ tục nhập xuất kho NVL, tổ chức kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty Chương 2 của luận văn tác giả cũng nêu được thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty để từ đó Chương 3 tác giả nêu được ưu nhược điểm và đề xuất phương án hoàn thiện bộ máy kế toán nguyên vật liệu của công ty TNHH 1 Thành viên Hung Tech Tác giả đã nêu được rất rõ và chi tiết ưu và nhược điểm của tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu của công ty, sau khi nêu ra những nhược điểm tác giả cũng đưa ra các biện pháp phương hướng để khắc phục các nhược điểm đó Tuy nhiên đề xuất

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp tác giả nêu ra còn chung chung, chưa giải quyết thỏa đáng được vấn đề đã nêu, nội dung cũng chưa thực sự đầy đủ

 Khóa luận : “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH đầu tư thương mại Lim” của Ngô Thị Nga Đại học công nghiệp Hà Nội năm 2021 Kết cấu khóa luận của Ngô Thị Nga có phần hoàn thiện hơn khóa luận của tác giả Mai Ngọc Ánh Tác giả đã đưa ra các nghiệp vụ rất rõ ràng cho thấy được bộ máy kế toán nguyên vật liệu hoạt động ra sao, những nhược điểm và đề xuất khá chi tiết Tác giả cũng chỉ ra được những ưu điểm của công ty như: Bộ máy kế toán tương đối gọn nhẹ, hệ thống chứng từ sổ sách sử dụng hợp lý theo đúng quy định của BTC Tác giả đã đưa ra được những giải pháp giúp hoàn thiện kế toán NVL tại công ty hóa chất Tác giả cũng đưa ra được những nhược điểm của công ty như: luân chuyển chứng từ không có biên bản giao nhận chứng từ, công ty không tiến hành lập dự phòng giảm giá NVL, điều này làm cho công việc tính giá NVL chưa chính xác, công ty chưa xây dựng được hệ thống kho đủ tiêu chuẩn làm khó khăn cho công tác quản lý và sử dụng NVL Bên cạnh những ưu điểm thì luận văn còn có một vài phần nội dung chưa được chi tiết, cụ thể, chưa nêu rõ ràng được một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu của công ty Các dẫn chứng của tác giả chưa có nguồn rõ ràng, cũng như chưa có chứng từ gốc cụ thể

 Khóa luận: “Kế toán NVL tại công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Sáng

Tạo” của Bùi Thị Thu trường Học viện Tài Chính năm 2021 Luận văn đã nêu được sự cần thiết phải tổ chức công tác quản lý nguyên vật liệu và phân loại nguyên vật liệu theo chủng loại, chức năng, ngoài ra cũng đã đánh giá được những ưu điểm cũng như những hạn chế của bộ máy kế toán nói chung và công tác NVL nói riêng như hệ thống kho bảo quản vật tư chưa tốt gây khó khăn cho công tác quản lí Tác giả đã đi sâu khảo sát thực trạng công tác hạch toán nguyên vật liệu tại công ty và cũng đã lấy ví dụ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, với mỗi nghiệp vụ tác giả đều nêu ra được các định khoản và cách vào sổ sách có liên quan Thêm vào đó, tác giả có đưa ra cách lập định

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp mức nguyên vật liệu để tiết kiệm nguyên vật liệu tối đa, việc quản lý NVL cũng phải được chú trọng nhiều hơn Tác giả cũng đưa ra được những hạn chế của việc quản lý nguyên vật liệu tại công ty như công tác quản lý NVL về mặt hiện vật còn lỏng lẻo, ở phòng kế toán không tổ chức theo dõi các NVL đã xuất dung về mặt hiện vật mà giao cho nhà máy sử dụng nguyên vật liệu theo dõi Tuy nhiên, luận văn lại chưa chỉ rõ được phương pháp hạch toán kế toán chi tiết NVL và CC, DC cũng như chưa đi sâu phân tích các phương pháp hạch toán cũng như quy trình hạch toán cụ thể

 Khóa luận: “ Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH sản xuất cơ khí Long

Hưng” do sinh viên Lê Thanh Trà năm 2023, Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội thực hiện Trong đề tài này, tác giả đã đi sâu lý thuyết về công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp, trình bày các khái niệm, vai trò, yêu cầu quản lý, các nhiệm vụ vủa kế toán NVL và tác giả đã viết rất chi tiết về cách phân loại, tính giá kế toán chi tiết, tổng hợp NVL Bài viết có đầy đủ các chứng từ NVL của doanh nghiệp nghiệp, chỉ ra được những ưu nhược điểm trong công tác kế oán NVL và đưa ra các giải pháp cho tổ chức công tác kế toán NVL Ưu điểm: Tác giả đã phân tích khá sâu vào thực trạng kế toán nguyên vật liệu có các số liệu, cụ thể chỉ tiết Các giải pháp đưa ra để khắc phục nhược điểm có tính khả thi và tương đối phù hợp với tình hình thực tế tại công ty Nhược điểm: Phân lý luận tác giả trình bày quá nhiều nội dung dẫn đến có những chỗ thừa, không cần thiết hoặc không có tính thuyết phục trong bài

 Khóa luận: “ Kế toán NVL tại Công ty TNHH Hải Hà ” do sinh viên Lê Thị

Thanh Hương năm 2022, Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội thực hiện Trong bài, tác giả đã khái quát được cơ sở lý luận về công tác kế toán NVL, phần thực trạng tác giả đã nêu rất chi tiết, rõ ràng những loại NVL thực tế tại công ty, phương pháp tính giá mà Công ty đang áp dụng, các thủ tục nhập, xuất kho và các chứng từ thực tế tại Công ty Ngoài ra tác giả đã nêu được nhược điểm cần khắc phục và nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty Tuy nhiên, bài khóa luận còn những hạn

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp chế về phần phương pháp nghiên cứu chưa nêu rõ ràng về cách áp dụng, phần giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán NVL trong công ty tác giả nêu chưa cụ thể và đầy đủ

Các khóa luận trên hầu như đều đã nêu được cơ sở lý luận và thực trang hách toán công tác nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp Từ đó, các tác giả nêu được ưu điểm và nhược điểm để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán của doanh nghiệp Tuy nhiên có những phương pháp đưa ra còn khá chung chung và chưa có ý nghĩa thực tiễn có thể áp dụng vào doanh nghiệp Thông qua những khóa luận trên đã phần nào cho chúng ta thấy được những tồn tại, khó khăn liên quan đến kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ Đồng thời, tác giả cũng đưa ra được những ý kiến, giải pháp đối với những vấn đề đó Tuy nhiên cho đến nay, chưa có đề tài nào đề cập đến việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá và hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát.

Mục tiêu và nhiệm vụ

- Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng kế toán nguyên vật liệu của Công ty TNHH đông A Thiên Phát Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác nâng cao và hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu của công ty

 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất nói chung

 Phân tích thực trạng về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát

 Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty

- Cơ sở lý luận kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp?

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

- Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát như thế nào?

- Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát?

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán nguyên vật liệu theo góc độ kế toán tài chính tại công ty

 Phạm vi không gian: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát

 Phạm vi thời gian: Dữ liệu kế toán năm 2023 tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát

 Nội dung: dưới góc độ kế toán tài chính theo chế độ thông tư 133

Khóa luận kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

 Phương pháp thu thập số liệu o Thu thập số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn trực tiếp: Đưa ra những câu hỏi cho bà Phạm Thị Trang nhân viên kế toán phòng kế toán của công ty (Cán bộ hướng dẫn thực tập tại công ty) Các câu hỏi trực tiếp liên quan tới nội dung công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu tại công ty Bảng câu hỏi và kết quả phỏng vấn tại Phụ lục 1

- Quan sát trực tiếp: Quan sát công tác tổ chức, cách làm việc tại các phòng ban của công ty, đặc biệt là quan sát cách thức hoạt động của phòng kế toán Quan sát dưới hai hình thức gián tiếp và trực tiếp, trong đó:

+ Gián tiếp: Quan sát kết quả đạt được từ phòng kế toán

+Trực tiếp: Quan sát trực tiếp hoạt động của các thành viên trong phòng kế toán đang thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp o Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập từ những nguồn dữ liệu có sẵn do Công ty cung cấp như báo cáo tài chính của Công ty, tình hình lao động… hay các nghiên cứu liên quan, Internet

- Các quy định về kế toán bán hàng được quy định trong chế độ kế toán ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 từ ngày 01/01/2015, chuẩn mực kế toán Việt Nam, các bài nghiên cứu khoa học và đề tài tốt nghiệp về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại - sản xuất, giáo trình, bài giảng …

 Phương pháp phân tích o Phương pháp so sánh: Kết hợp giữa những vấn đề chung và thực tiễn để xác định tính hợp lý về các hệ thống sổ sách, chứng từ và phương pháp ghi sổ của kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty ,từ đó đưa ra những ưu, nhược điểm và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát o Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng những tài liệu đã thu thập được trong quá trình thu thập dữ liệu, để tìm hiểu những thông tin mong muốn, từ đó có cái nhìn tổng quan về kế toán nguyên vật liệu của Công ty TNHH đông A Thiên Phát theo quy định của nhà nước hương pháp mô tả: Dựa trên cơ sở thực tiễn mô tả lại có thể giúp người đọc hiểu được quá trình, diễn biến của đề tài Thống kê và mô tả chi tiết về các khoản doanh thu, chi phí trong doanh nghiệp, diễn biến của quá trình tập hợp các khoản mục doanh thu, chi phí, kết quả bán hàng từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp giúp hoàn thiện về tổ chức kế toán Phương pháp này nhằm tập hợp, thống kê số liệu kế toán của công ty, đối chiếu

Nội dung của đề tài được chia thành ba chương chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến T.S Nguyễn Thị Lan Anh đã tâm huyết hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian hoàn thành đồ án tốt nghiệp Do thời gian thực tập có hạn cũng như kinh nghiệm thực tế của bản thân chưa nhiều nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cũng như cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty để đồ án của em có thể hoàn thiện hơn

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG

DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu

Theo chuẩn mực kế toán số 02: Hàng tồn kho (Ban hành và công bố theo Quyết định số

149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003)

N g u y n vật liệu là đối tượng lao động do doanh nghiệp mua ngoài hoặc tự chế biến, dự trữ, để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm

 C c n g u y n vật liệu sẽ thay đổi về hình thái, không giữ nguyên được trạng thái ban đầu khi đưa vào sản xuất

Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất hình thành nên thực thể của sản phẩm Trong các doanh nghiệp, vật liệu được sử dụng phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, sử dụng cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp

1.1.1.2 Đặc điểm Đặc điểm của nguyên vật liệu là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vật liệu bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn để tạo ra hình thái vật chất sản phẩm mới dưới sự tác động của lao động

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

Nguyên vật liệu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như mua ngoài, tự sản xuất, nhận vốn góp liên doanh, nhận vốn góp của các thành viên tham gia công ty trong đó, chủ yếu là doanh nghiệp mua ngoài

Nguyên vật liệu là khi tham gia vào từng chu kỳ sản xuất và chuyển hóa thành sản phẩm, do đó giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành nên giá thành sản phẩm ề mặt giá trị: giá trị của nguyên vật liệu khi đưa vào sản xuất thường có xu hướng tăng ề hình thái: Khi đưa vào quá trình sản xuất thì nguyên vật liệu thay đổi về hình thái và sự thay đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào hình thái vật chất mà sản phẩm do nguyên vật liệu tạo ra

Giá trị sử dụng: Khi sử dụng nguyên vật liệu dùng để sản xuất thì nguyên vật liệu đó sẽ tạo thêm những giá trị sử dụng khác

1.1.2 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu

Mỗi loại hình doanh nghiệp, do tính chất đặc thù trong sản xuất kinh doanh khác nhau nên vật liệu sử dụng khi sản xuất có nhiều loại, nhiều thứ và có nhiều vai trò sử dụng khác nhau, trong điều kiện đó đòi hỏi phải phân loại NVL thì mới tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán NVL

Tùy theo mỗi loại hình xí nghiệp cụ thể và tùy theo chức năng cũng như nội dung kinh tế của vật liệu sử dụng trong từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có cách phân loại khác nhau Mỗi cách phân loại khác nhau đều có những tác dụng nhất định trong quản lý và hạch toán Đối với vật liệu, căn cứ vào vai trò và công dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu được chia thành các loại sau:

Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

 Phương pháp thu thập số liệu o Thu thập số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn trực tiếp: Đưa ra những câu hỏi cho bà Phạm Thị Trang nhân viên kế toán phòng kế toán của công ty (Cán bộ hướng dẫn thực tập tại công ty) Các câu hỏi trực tiếp liên quan tới nội dung công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu tại công ty Bảng câu hỏi và kết quả phỏng vấn tại Phụ lục 1

- Quan sát trực tiếp: Quan sát công tác tổ chức, cách làm việc tại các phòng ban của công ty, đặc biệt là quan sát cách thức hoạt động của phòng kế toán Quan sát dưới hai hình thức gián tiếp và trực tiếp, trong đó:

+ Gián tiếp: Quan sát kết quả đạt được từ phòng kế toán

+Trực tiếp: Quan sát trực tiếp hoạt động của các thành viên trong phòng kế toán đang thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp o Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập từ những nguồn dữ liệu có sẵn do Công ty cung cấp như báo cáo tài chính của Công ty, tình hình lao động… hay các nghiên cứu liên quan, Internet

- Các quy định về kế toán bán hàng được quy định trong chế độ kế toán ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 từ ngày 01/01/2015, chuẩn mực kế toán Việt Nam, các bài nghiên cứu khoa học và đề tài tốt nghiệp về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại - sản xuất, giáo trình, bài giảng …

 Phương pháp phân tích o Phương pháp so sánh: Kết hợp giữa những vấn đề chung và thực tiễn để xác định tính hợp lý về các hệ thống sổ sách, chứng từ và phương pháp ghi sổ của kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty ,từ đó đưa ra những ưu, nhược điểm và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát o Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng những tài liệu đã thu thập được trong quá trình thu thập dữ liệu, để tìm hiểu những thông tin mong muốn, từ đó có cái nhìn tổng quan về kế toán nguyên vật liệu của Công ty TNHH đông A Thiên Phát theo quy định của nhà nước hương pháp mô tả: Dựa trên cơ sở thực tiễn mô tả lại có thể giúp người đọc hiểu được quá trình, diễn biến của đề tài Thống kê và mô tả chi tiết về các khoản doanh thu, chi phí trong doanh nghiệp, diễn biến của quá trình tập hợp các khoản mục doanh thu, chi phí, kết quả bán hàng từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp giúp hoàn thiện về tổ chức kế toán Phương pháp này nhằm tập hợp, thống kê số liệu kế toán của công ty, đối chiếu

Kết cấu khóa luận

Nội dung của đề tài được chia thành ba chương chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến T.S Nguyễn Thị Lan Anh đã tâm huyết hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian hoàn thành đồ án tốt nghiệp Do thời gian thực tập có hạn cũng như kinh nghiệm thực tế của bản thân chưa nhiều nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cũng như cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty để đồ án của em có thể hoàn thiện hơn.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

Tổng quan về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu

Theo chuẩn mực kế toán số 02: Hàng tồn kho (Ban hành và công bố theo Quyết định số

149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003)

N g u y n vật liệu là đối tượng lao động do doanh nghiệp mua ngoài hoặc tự chế biến, dự trữ, để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm

 C c n g u y n vật liệu sẽ thay đổi về hình thái, không giữ nguyên được trạng thái ban đầu khi đưa vào sản xuất

Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất hình thành nên thực thể của sản phẩm Trong các doanh nghiệp, vật liệu được sử dụng phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, sử dụng cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp

1.1.1.2 Đặc điểm Đặc điểm của nguyên vật liệu là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vật liệu bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn để tạo ra hình thái vật chất sản phẩm mới dưới sự tác động của lao động

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

Nguyên vật liệu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như mua ngoài, tự sản xuất, nhận vốn góp liên doanh, nhận vốn góp của các thành viên tham gia công ty trong đó, chủ yếu là doanh nghiệp mua ngoài

Nguyên vật liệu là khi tham gia vào từng chu kỳ sản xuất và chuyển hóa thành sản phẩm, do đó giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành nên giá thành sản phẩm ề mặt giá trị: giá trị của nguyên vật liệu khi đưa vào sản xuất thường có xu hướng tăng ề hình thái: Khi đưa vào quá trình sản xuất thì nguyên vật liệu thay đổi về hình thái và sự thay đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào hình thái vật chất mà sản phẩm do nguyên vật liệu tạo ra

Giá trị sử dụng: Khi sử dụng nguyên vật liệu dùng để sản xuất thì nguyên vật liệu đó sẽ tạo thêm những giá trị sử dụng khác

1.1.2 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu

Mỗi loại hình doanh nghiệp, do tính chất đặc thù trong sản xuất kinh doanh khác nhau nên vật liệu sử dụng khi sản xuất có nhiều loại, nhiều thứ và có nhiều vai trò sử dụng khác nhau, trong điều kiện đó đòi hỏi phải phân loại NVL thì mới tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán NVL

Tùy theo mỗi loại hình xí nghiệp cụ thể và tùy theo chức năng cũng như nội dung kinh tế của vật liệu sử dụng trong từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có cách phân loại khác nhau Mỗi cách phân loại khác nhau đều có những tác dụng nhất định trong quản lý và hạch toán Đối với vật liệu, căn cứ vào vai trò và công dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu được chia thành các loại sau:

- Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, gia công, chế biến để cấu thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

- Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính Nó dùng để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường hoặc để phục vụ nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý

- Nhiên liệu: Là những thứ vật liệu được dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh như than, củi, xăng dầu, hơi đốt, khí đốt…

- Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

- Phế liệu thu hồi: Là những vật liệu thu hồi từ quá trình SXKD để sử dụng lại hoặc bán ra ngoài

- Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên như: bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng…

Căn cứ vào nguồn hình thành:

- Nguyên vật liệu tự chế: Là những NVL doanh nghiệp tự tạo ra để phục vụ cho nhu cầu sản xuất

- Nguyên vật liệu mua ngoài: Là loại NVL doanh nghiệp không tự sản xuất mà do mua ngoài từ thị trường trong nước hoặc nhập khẩu

- Nguyên vật liệu khác: Là những loại NVL hình thành do được cấp phát, biếu tặng, góp vốn liên doanh

Căn cứ vào mục đích sử dụng:

- NVL dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm

- NVL dùng cho các nhu cầu khác: Phục vụ cho sản xuất chung, cho nhu cầu bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp

1.1.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho

* Đối với nguyên vật liệu nhập do mua ngoài : Giá thực tế nhập kho là trị giá vốn thực tế nhập kho

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

Giá thực tế NVL nhập kho

Giá mua trên hoá đơn

Các khoản giảm trừ (nếu có)

- Giá mua trên hóa đơn: là giá trị hàng hóa trên hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng; + Đối với các đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua thực tế là giá không có thuế GTGT đầu vào

+ Đối với các đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và là cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế thì giá mua thực tế là giá mua đã có thuế GTGT + Đối với nguyên vật liệu mua vào sử dụng đồng thời cho cả hai hoạt động chịu thuế GTGT thì về nguyên tắc phải hạch toán riêng và chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với phần nguyên vật liệu chịu thuế GTGT đầu ra

- Chi phí thu mua gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có)

- Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB: là các loại thuế tính cho NVL nhập khẩu

- Các khoản giảm trừ: như chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán…

* Đối với NVL do doanh nghiệp tự gia công chế biến:

Giá thực tế NVL nhập kho = Giá thực tế sản xuất (giá thành công xưởng)

* Đối với NVL do doanh nghiệp thuê gia công chế biến:

Giá thực tế NVL nhập kho Giá thực tế NVL xuất gia công chế biến

+ Chi phí gia công chế biến

Trong đó, chi phí thuê ngoài gia công bao gồm: Tiền thuê gia công phải trả, chi phí vận chuyển đến cơ sở gia công và ngược lại

* Đối với NVL nhận góp vốn liên doanh, cổ phần là:

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

Giá thực tế NVL nhập kho = Trị giá vốn góp do hội đồng liên doanh xác định + Chi phí vận chuyển bốc dỡ (nếu có)

1.1.2.3 Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho

Nguyên vật liệu được nhập mua ở nhiều thời điểm khác nhau nên có nhiều mức giá khác nhau Do đó, khi sử dụng tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động, yêu cầu, trình độ quản lý và điều kiện trang thiết bị phương tiện kỹ thuật tính toán ở từng doanh nghiệp mà lựa chọn một trong các phương pháp hợp lý theo thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 của Bộ tài chính thì có 3 phương pháp tính giá trị hàng xuất kho (giá vốn hàng xuất bán) như sau:

- Phương pháp tính theo giá đích danh

- Phương pháp bình quân gia quyền

- Phương pháp nhập trước, xuất trước

 Phương pháp tính theo giá đích danh

Theo phương pháp này, giá trị thực tế hàng hóa xuất chính là giá thực tế của hàng hóa nhập vì vậy phải để riêng từng lô hàng, loại hàng và theo dõi số lượng đơn giá nhập của từng lô hàng, loại hàng đó: Ưu điểm : Đây là phương án tốt nhất , nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra : Giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó

Kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

1.2.1 Chứng từ sử dụng và thủ tục nhập xuất tồn nguyên vật liệu

 Chứng từ sử dụng a Chứng từ nhập

- Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT)

- Hóa đơn GTGT (Mẫu 01-GTGT)

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 03-VT) b Chứng từ xuất

- Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT)

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức c Chứng từ theo dõi, quản lý

- Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn

 Thủ tục nhập xuất tồn nguyên vật liệu Để công tác quản lý nguyên vật liệu đạt hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Phải đầy đủ thông tin tổng hợp cả về vật liệu và giá trị, về tình hình nhập - xuất - tồn kho Tùy theo điều kiện và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp mà có thể cần những thông tin chi tiết hơn; Phải tổ chức hệ thống kho đảm bảo an toàn cho vật liệu cả về số lượng và chất lượng; Phát hiện và ngăn ngừa những biểu hiện vi phạm làm thất thoát vật

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp liệu; Quản lý mức dự trữ vật liệu, tránh tình trạng ứ đọng hoặc khan hiếm, ảnh hưởng đến tình trạng tài chính và tiến độ sản xuất của doanh nghiệp

Trên cơ sở đó, nội dung và công tác quản lý nguyên vật liệu tại các khâu như sau: Ở khâu thu mua: Đòi hỏi phải quản lý về khối lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí mua cũng như việc thực hiện kế hoạch mua theo đúng tiến độ thời gian, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời tổ chức tốt khâu vận chuyển để tránh thất thoát Ở khâu bảo quản: Doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống kho hợp lý, đúng chế độ bảo quản với từng nguyên vật liệu để tránh hư hỏng, hao hụt, mất phẩm chất, chất lượng sản phẩm Ở khâu dự trữ: Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi, không bị đình trệ, gián đoạn, doanh nghiệp phải xác định mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất, không quá nhiêu gây ứ đọng vốn, không quá ít làm gián đoạn quá trình sản xuất Ở khâu sử dụng: Đòi hỏi phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức, dự toán chi phí, nhằm hạ thấp mức tiêu hao nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm, giáp tăng thu nhập tích lũy cho doanh nghiệp Vì vậy, trong khâu này cần tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

1.2.2.2 Phương pháp kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu

Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song Ở kho: Hàng ngày khi có chứng từ nhập - xuất, thủ kho phải tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi căn cứ vào số lượng thực nhập, thực xuất trên chứng từ để ghi vào thẻ kho liên quan, mỗi chứng từ ghi vào một dòng trên thẻ kho Thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật tư, cuối tháng thủ kho phải tiến hành tổng cộng số lượng nhập, xuất, tính ra số tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm vật liệu Hàng

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp ngày hoặc định kỳ sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuất kho về phòng kế toán Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu để theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho hàng ngày Sổ chi tiết được theo dõi cả về mặt hiện vật và giá trị khi nhận được các chứng từ nhập- xuất kho do thủ kho chuyển đến, nhân viên kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ phải kiểm tra đối chiếu chứng từ nhập, xuất kho với các chứng từ liên quan như (hoá đơn GTGT, phiếu mua hàng )

Cuối tháng, kế toán cộng sổ tính ra tổng số nhập, tổng số xuất và số tồn kho của từng danh điểm vật liệu Số lượng vật tư tồn kho phản ánh trên sổ kế toán chi tiết phải được đối chiếu khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho tương ứng Sau khi đối chiếu với thẻ kho của thủ kho kế toán phải căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho, số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của sổ kế toán tổng hợp

- Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu, dễ phát hiện sai sót, đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho của từng danh điểm vật tư một cách chính xác, nhanh chóng

- Nhược điểm: Ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán ở chỉ tiêu số lượng, làm tăng khối lượng công việc của kế toán, tốn nhiều công sức và thời gian Hơn nữa việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng, do vậy hạn chế chức năng kiểm tra kịp thời của kế toán

- Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán máy và doanh nghiệp thực hiện kế toán bằng tay trong điều kiện doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư

Trình tự ghi sổ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song tại Phụ lục 1.1

Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiểu luân chuyên

Kho: Thủ kho cũng tiến hành ghi chép, phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư như phương pháp thẻ song song

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật liệu ở từng kho dùng cho cả năm nhưng mỗi tháng chỉ ghi 1 lần vào cuối tháng Cuối kỳ trên cơ sở phân loại chứng từ nhập xuất theo từng danh điểm NVL= và từng kho kế toán lập bảng kê nhập, xuất vật tư và dựa vào bảng kê này để ghi sổ đối chiếu tổng lượng nhập của từng thẻ kho với sổ đối chiếu luân chuyển, đồng thời từ sổ đối chiếu luân chuyển để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp NVL

Trình tự ghi sổ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển tại Phụ lục 1.2

- Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản dễ kiểm tra, đối chiếu giữa kho và phòng kế toán

- Nhược điểm: Tiến hành vào cuối tháng nên trong trường hợp số lượng chứng từ của từng danh điểm nguyên vật liệu khá nhiều thì công việc kiểm tra, đối chiếu sẽ gặp khó khăn và hơn thế nữa làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán khác cũng như ảnh hưởng đến tính kịp thời và đầy đủ của việc cung cấp thông tin cho các đối tượng có nhu cầu dùng khác nhau

- Điều kiện áp dụng: Áp dụng thích hợp trong các DN sản xuất không có nhiều nghiệp vụ nhập, xuất, DN không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết vật liệu

Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư

Nguyên tắc hạch toán: ở kho theo dõi từng thứ NVL, phòng kế toán chỉ theo dõi từng nhóm NVL

Trình tự ghi sổ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư tại Phụ lục 1.3 Ở kho: Thủ kho cũng dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn theo chỉ tiêu hiện vật, cuối tháng, thủ kho còn sử dụng sổ số dư để ghi chép số tồn kho của vào cuối kỳ theo chỉ tiêu số lượng hoặc hiện vật

Sổ số dư do phòng kế toán mở sử dụng cho cả năm được chuyển xuống kho cho thủ kho Thủ kho căn cứ vào sổ số dư cuối tháng của từng thứ vật tư trên thẻ kho để ghi vào cột số lượng trên sổ số dư sau đó chuyển sổ số dư cho phòng kế toán

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp Ở phòng kế toán: Kế toán dựa vào số lượng nhập xuất của từng danh điểm NVL được tổng hợp từ các chứng từ nhập xuất mà kế toán nhận được khi kiểm tra các kho theo định kỳ 3, 5 hoặc 10 ngày một lần kèm theo phiếu giao nhận chứng từ và giá hạch toán để tính trị giá thành tiền NVL nhập, xuất theo từng danh điểm, từ đó ghi vào bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn (bảng này được mở theo từng kho) cuối kỳ tiến hành tính tiến trên sổ số dư do thủ khi chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm NVL trên sổ số dư với tồn kho trên bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn Từ bảng luỹ kế nhập, xuất tồn kế toán lập bảng tổng hợp nhập, xuất tồn vật tư để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp về vật tư

- Ưu điểm: Giảm khối lượng ghi chép, công việc được dàn đều trong tháng nên đảm bảo cung cấp kịp thời các số liệu cần thiết

Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu

đây Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính

Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy tại Phụ lục 1.12

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐÔNG A THIÊN PHÁT

Tổng quan về Công ty TNHH đông A Thiên Phát

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH đông A Thiên Phát

- Tên: CÔNG TY TNHH ĐÔNG A THIÊN PHÁT

- Tên viết tắt: THIPHA CO., LTD

- Tên nước ngoài: THIEN PHAT DONG A COMPANY LIMITED

- Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Đá Thâm, Xã Đông Xuân, Huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

- Đại diện pháp luật: Trần Phúc Thành

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài NN

- Chi cục thuế: Chi cục Thuế khu vực Thạch Thất - Quốc Oai

- Vốn điều lệ: 9.900.000.000 (Chín tỷ chín trăm triệu đồng chẵn)

- Ngành nghề hoạt động: Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh

- Hình ảnh giấy đăng ký kinh doanh của công ty trích dẫn tại Phụ lục 2.1

Công ty TNHH Đông A Thiên Phát được thành lập theo quyết định số 1000450508 ngày 26/06/2008 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp Với số vốn ban đầu là một tỷ tám trăm triệu đồng Thời gian đầu, công ty tập trung vào sản xuất, thăm dò thị trường thông qua người thân, mạng xã hội cũng như truyền thông Trong cơ chế thị trường khắc nghiệt công ty đã tăng cường sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường trên cơ sở lấy chất lượng và uy tín là hàng đầu

Năm 2009, công ty tập trung đầu tư mua sắm, từng bước hiện đại hoá các thiết bị máy móc sản xuất để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và yêu cầu kỹ thuật

Sản phẩm chủ lực của công ty là các sản phẩm chăm sóc tóc chuyên nghiệp như: thuốc nhuộm, thuốc uốn, thuốc ép tóc và các dòng hấp, dưỡng chăm sóc tóc Tất cả đều được sử dụng công nghệ hiện đại, kết hợp với đặc tính địa phương để cho ra đời những sản phẩm phù hợp với người Việt nhất

Nhờ hướng đi đúng đắn và khác biệt của mình, sau 15 năm phát triển, Đông A Thiên Phát đã được khách hàng tin tưởng và sử dụng ủng hộ rất nhiệt tình không chỉ ở nông thôn mà còn ở thành thị Sản phẩm của Công ty TNHH Đông A Thiên Phát hiện đã phổ biến khắp Việt Nam, công ty còn có thêm chi nhánh ở miền Nam Hiện nay, công ty có hàng trăm đại lý nhà phân phối lớn nhỏ khác nhau bao phủ toàn khu vực Chính vì vậy, công ty đã mang đến thương hiệu và doanh số không thua kém bất kỳ đối thủ nào trên thị trường

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, chắc chắn rằng thị trường tóc Việt Nam vẫn trong đang trong đà tăng trưởng và còn nhiều cơ hội để phát triển trong thời gian tới Công ty sẽ từng bước tập trung vào xây dựng nhà máy đạt quy chuẩn cao, tập trung nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới phù hợp với thị trường Thêm vào đó, công ty còn tập trung xây dựng kênh bán hàng và kênh phân phối dựa trên nền tảng mạng xã hội, ứng dụng phù hợp công nghệ 4.0 để đưa các sản phẩm của mình đến với khách hàng một cách nhanh và thuận tiện nhất

2.1.2 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH đông A Thiên Phát

Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty được trích dẫn tại Phụ lục 2.2

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận

Giám đốc: Là người có quyền cao nhất trong doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc điều hành hoạt động trong doanh nghiệp Giám Đốc quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, các biện pháp khuyến khích mở rộng kinh doanh Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng đối với các phòng ban, các chức danh tương đương Quyết định mức lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, bảo toàn và phát triển vốn

Phòng Tài chính - Kế toán: chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về tổ chức, điều hành hoạt động có hiệu quả, có nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin về tính hình tài chính của công ty để tìm ra phương hướng giải quyết những khó khăn, chịu trách nhiệm về tài chính, lợi nhuận của công ty, thực hiện trả lương cho CNV trong công ty, đồng thời thực hiện các chế độ của Nhà nước liên quan đến tài chính

Phòng tổ chức hành chính: là đơn vị tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo quản lý về tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công tác thanh tra, pháp chế và ban hành các quy chế nội bộ Đồng thời tổng hợp hành chính quản trị giúp Giám đốc chỉ đạo quản lý công tác pháp chế, thi đua, tuyên truyền

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

Phòng kỹ thuật: Xây dựng, quản lý và phát triển các quy trình chất lượng trong

Công ty Tiến hành đánh giá sản xuất thử nghiệm đối với sản phẩm mới Tổ chức các hoạt động nhằm cải tiến chất lượng, kiểm tra chất lượng sản phẩm trong Công ty; Lập phương án kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch, sửa chữa máy móc thiết bị của Công ty, đề xuất tham mưu cho giám đốc các phương án kỹ thuật trong sản xuất

Phòng kinh doanh: giúp Giám đốc thực hiện triển khai các kế hoạch kinh doanh của Công ty, gồm các Tổ bán hàng thực hiện việc bán sản phẩm

Phân xưởng sản xuất: tổ chức sản xuất các mặt hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng hoặc theo chi tiết mẫu, phối hợp với phòng kỹ thuật để cho ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH đông A Thiên Phát

Công ty TNHH Đông A Thiên Phát là công ty chuyên "Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh" có các mặt hàng chủ yếu như:

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

Bước 1: Nhập nguyên vật liệu sản xuất và kiểm nghiệm nguyên liệu Để có thể sản xuất mỹ phẩm đạt chất lượng tốt nhất thì điều quan trọng là phải nhập và sử dụng các nguyên vật liệu đạt chất lượng cao Nguyên vật liệu có thể lấy ở ngoài tự nhiên hoặc được trồng nhân tạo ở các cơ sở, trang trại Bên cạnh đó, tùy thuộc vào khả năng tài chính mà doanh nghiệp có thể tự nhập khẩu hoặc cung ứng để sản xuất

Sau khi nhập về, tất cả các nguyên liệu cần phải được thông qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt về an toàn cũng như chất lượng Ngoài ra, cần đảm bảo các nguyên liệu

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đạt tiêu chuẩn về chất lượng do Nhà nước đặt ra Điều này giúp cho thành phẩm sau cùng có hiệu quả cao nhất khi sử dụng

Bước 2: Chuyển nguyên vật liệu đã kiểm nghiệm vào sản xuất

Sau khi nguyên liệu đã được kiểm tra kỹ lưỡng và đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được chuyển vào nhà máy Đối với những nguyên liệu không đạt những điều kiện về an toàn, chất lượng cũng như không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ hoặc tiêu hủy

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

Bước 3: Chia từng mẻ nguyên liệu để sản xuất theo công thức

Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát

2.2.1 Đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát

Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn từ 50% - 70% trong giá thành sản xuất sản phẩm nên việc hạch toán NVL có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng các công trình cũng như tiến độ, chi phí giá thành công trình, liên quan trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Hoạt động của Công ty là sản xuất các sản phẩm hóa chất như chất tẩy rửa, mỹ phẩm, hóa chất công nghiệp Do vậy, Công ty sử dụng một lượng lớn nguyên vật liệu và liên quan đến ngành hóa chất như: Phẩm màu, Cenllulose ether PMC-50US(HEC), hóa chất Iso propyl alcohol (IPA) , HC Taycapol 2-70 ( Sless -2EO 70% ), Cồn công nghiệp 96%, Hương Bạc Hà… Nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất sẽ chuyển hóa thành sản phẩm, do đó giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành nên giá sản phẩm

- Về mặt giá trị: Giá trị của nguyên vật liệu khi đưa vào quá trình sản xuất thường có xu hướng tăng lên khi nguyên vật liệu đó cấu thành nên sản phẩm

- Về hình thái: Khi nguyên vật liệu đưa vào quá trình sản xuất thì nguyên vật liệu sẽ thay đổi về hình thái và sự thay đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào hình thái vật chất mà sản phẩm do nguyên vật liệu tạo ra

- Giá trị sử dụng: Khi sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất thì nguyên vật liệu đó sẽ tạo thêm những giá trị sử dụng khác

- Danh mục các loại NVL chính tại công ty được trích dẫn tại Phụ lục 2.6

2.2.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát 2.2.2.1 Phân loại

Nguyên vật liệu trong công ty được phân loại như sau:

Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp thì nguyên vật liệu được chia làm các loại sau:

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

- Nguyên liệu, vật liệu chính: Phẩm màu, Cenllulose ether PMC-50US(HEC)…

- Vật liệu phụ: Hương Bạc Hà,…

- Nhiên liệu: dầu máy, nhớt

 Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho

Nguyên vật liệu nhập kho tại công ty chủ yếu mua ngoài từ các nhà cung cấp hóa chất trong nước

NVL mua ngoài nhập kho (Giá gốc)

Giá mua + Chi phí thu mua +

Thuế nhập khẩu (nếu có)

Giảm giá hàng mua, giá trị hàng mua trả lại

Ví dụ: Ngày 07/10/2023 Mua vật liệu về nhập kho của Công ty cổ phần VMCGROUP Việt Nam theo hóa đơn số 00002092 Mã hàng Cenllulose ether PMC-50US(HEC) số lượng 60kg đơn giá 178.000đ/kg tổng tiền hàng chưa thuế GTGT là 10.680.000đ, thuế GTGT 10% là 1.068.000 không có chi phí vận chuyển

Trị giá nhập kho của Cenllulose ether PMC-50US(HEC)= 60x178.000.680.000 đồng

 Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho

Công ty thực hiện tính giá xuất kho theo tháng và thực hiện phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ

+) Phương pháp xuất kho theo bình quân gia quyền cuối kỳ: theo phương pháp này giá trị thực tế NVL xuất kho trong kỳ được tính trên cơ sở số lượng NVL xuất kho trong kỳ và đơn giá thực tế bình quân gia quyền cuối kỳ

Giá trị thực tế của NVL xuất kho trong kỳ = Số lượng NVL xuất kho trong kỳ x Đơn giá thực tế bình quân gia quyền cuối kỳ

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp Đơn giá thực tế bình quân gia quyền cuối kỳ

Trị giá thực tế NVL tồn kho đầu kỳ + Trị giá thực tế NVL nhập kho trong kỳ

Số lượng NVL tồn kho đầu kỳ + Số lượng NVL nhập kho trong kỳ

Ví dụ: Tính giá xuất kho của Cenllulose ether PMC-50US(HEC) tháng 10/2023 Đầu kỳ: Số lượng 462.260 kg, trị giá 79.857.081 đồng

Nhập trong kỳ: Ngày 04/10/2023 Số lượng 40 kg, trị giá 7.120.000 đồng

Ngày 07/10/2023 Số lượng 60 kg, trị giá 10.680.000 đồng

Ngày 22/10/2023 Số lượng 60 kg, trị giá 11.100.000 đồng Đơn giá thực tế bình quân gia quyền cuối kỳ

+ (7.120.000+10.680.000+11.100.000) Đơn giá thực tế bình quân gia quyền cuối kỳ= 174.777,55đ/kg

Trị giá xuất kho 19/10/2023= 18x174.777,55=3.145.996 đồng

2.2.3 Thực trạng kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát

2.2.3.1 Chứng từ sử dụng và thủ tục nhập xuất kho

 Chứng từ kế toán tăng nguyên vật liệu Để hạch toán tăng nguyên vật liệu kế toán sử dụng chứng từ phiếu nhập kho (mẫu

01 - VT), đồng thời sử dụng hóa đơn GTGT điện tử có mã của cơ quan thuế

Luân chuyển chứng từ nhập kho nguyên vật liệu được trích dẫn tại Phụ lục 2.7

Bước 1: Khi mua hàng về, nhân viên mua hàng, hoặc người nhập hàng sẽ có yêu cầu nhập kho Yêu cầu nhập kho này có thể lập thành mẫu hoặc bằng lời nói

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

Bước 2: Kế toán kho nhận được yêu cầu nhập kho, và lập phiếu nhập kho Phiếu nhập kho được lập thành nhiều liên: 1 liên lưu tại sổ, giao cho nhân viên mua hàng 2-3 liên để làm thủ tục nhập kho

Bước 3: Sau khi có phiếu nhập kho, nhân viên mua hàng sẽ giao hàng cho thủ kho Bước 4: Hàng được kiểm đếm và nhập kho Trường hợp vật tư hàng hóa có thừa, thiếu,

Thủ kho phải lập biên bản và báo cáo ngay với người có trách nhiệm để xử lý theo quy định

Bước 5: Sau khi nhập kho, thủ kho sẽ ký nhận hàng vào phiếu nhập kho, lưu lại một liên và ghi thẻ kho, một liên sẽ giao lại cho kế toán kho, một liên sẽ giao lại cho người người nhập hàng

Bước 6: Căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán kho sẽ ghi sổ kho và hạch toán hàng nhập

Nghiệp vụ 1: Ngày 07/10/2023 Mua vật liệu về nhập kho của Công ty cổ phần VMCGROUP Việt Nam theo hóa đơn số 00002092 Mã hàng Cenllulose ether PMC- 50US(HEC) số lượng 60kg đơn giá 178.000đ/kg tổng tiền hàng chưa thuế GTGT là 10.680.000đ, thuế GTGT 10% là 1.068.000 không có chi phí vận chuyển

Căn cứ vào nhu cầu cần nguyên vật liệu sản xuất, bộ phận phân xưởng gửi giấy đề nghị mua vật tư được trích dẫn tại Phụ lục 2.8

Căn cứ vào giấy đề nghị mua vật tư đã được duyệt phòng vật tư tiến hành tìm nhà cung cấp và mua vật liệu về ta nhận được hóa đơn GTGT số 00002092 được trích dẫn tại Phụ lục 2.9, biên bản bàn giao hóa đơn GTGT số 00002092 được trích dẫn tại Phụ lục 2.10

Từ hóa đơn GTGT như trên kế toán tiến hành nhập vào phần mềm theo trình tự nghiệp vụ => mua hàng => chứng từ mua hàng hóa, như hình dưới, trước khi nhập kho kế toán kho kiểm kê hàng hóa sau đó lập phiếu nhập kho

Nhập liệu hóa đơn GTGT số 00002092 được trích dẫn tại Phụ lục 2.11

Sau khi hạch toán vào phần mềm xong như hình trên kế toán tiến hành in phiếu nhập kho và tiến hành ký phiếu nhập kho được trích dẫn tại Phụ lục 2.12

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

Nghiệp vụ 2: Ngày 19/10/2023 Mua vật liệu về nhập kho của Công ty TNHH hóa chất công nghiệp Việt Hoa theo hóa đơn số 00006867 Mã hàng Hóa chất Sodium laury Ether sulfate Taycopol2-70 (SLES-2EO 70%)-VN số lượng 420kg đơn giá 35.000đ/kg tổng tiền hàng chưa thuế GTGT là 14.700.000đ, thuế GTGT 10% là 1.470.000 không có chi phí vận chuyển

Căn cứ vào nhu cầu cần nguyên vật liệu sản xuất, bộ phận phân xưởng gửi giấy đề nghị mua vật tư được trích dẫn tại Phụ lục 2.13

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐÔNG A THIÊN PHÁT

Ưu điểm

Qua thời gian làm việc tiếp thu kiến thức tại phòng Tài chính-Kế toán của Công ty TNHH đông A Thiên Phát, em đã có điều kiện tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng, em nhận thấy rằng, tổ chức kế toán và bộ máy kế toán của Công ty được Ban giám đốc Công ty rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo sâu sát, cán bộ kế toán của Công ty có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đối vững chắc, hệ thống sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung tương đối đầy đủ Các chứng từ ban đầu làm cơ sở để hoạch toán kế toán phù hợp với chế độ quy định Công tác kế toán vật liệu đã giúp cho lãnh đạo của Công ty có phương hướng và biện pháp chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu của Công ty Đồng thời thông qua đó cung cấp những số liệu chính xác về tình hình nhập, xuất vật liệu, đối tượng sử dụng… phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

- Trong quá trình hoạch toán nguyên vật liệu nhận thấy giá trị nguyên vật liệu chiếm một phần tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh Do đó Công ty đã tổ chức quản lý khá tốt khâu thu mua, sử dụng vật liệu tạo điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, với một hệ thống sổ sách hợp lí, chi tiết cho từng danh điểm nguyên vật liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho ghi chép, theo dõi và kiểm tra Phân nhiệm vụ hoạch toán chi tiết nguyên vật liệu cho thủ kho và kế toán vật tư (việc ghi chép, hoạch toán chi tiết theo chức năng) tránh việc bố trí kiêm chức năng, tạo lên một hê thống tự kiểm soát trong công tác kế toán nhằm kịp thời xử lí những sai sót, hạn chế tối đa tổn thất cho Công ty, kế toán công ty đã tổ chức hoạch toán vật liệu theo từng công trình, hạng mục công trình, trong từng tháng, từng quý rõ ràng

- Công ty đã có kế hoạch lập dự trữ nguyên vật liệu hợp lí phục vụ sản xuất Kế hoạch thu mua nguyên vật liệu được xác định trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã kí kết, tính toán của phòng vật tư để từ đó xác định khối lượng nguyên vật liệu cần cung ứng đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành bình thường, tránh tồn đọng dự trữ quá nhiều tại kho sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn của Công ty Do vậy khi có dự án, Công ty luôn chủ động được nguồn nguyên vật liệu, phục vụ kịp thời tiến độ xây dựng, nâng cao được uy tín của Công ty với bạn hàng và lượng khách hàng của Công ty ngày càng nâng cao

- Công ty đã có kho hàng tương đối rộng rãi, nguyên vật liệu được sắp xếp gọn gàng phù hợp với đặc tính lý hóa của từng loại nguyên vật liệu, thuận tiện cho việc quản lý nguyên vật liệu, đáp ứng đủ nhu cầu vật liệu cho xây dựng

-Về tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho hiện tại của Công ty là phương pháp nhập trước xuất trước là phương pháp khá đơn giản, doanh nghiệp ước tính được ngay trị giá vốn hàng hóa xuất kho trong từng lần

- Việc lập định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong Công ty TNHH đông A Thiên Phát rất được quan tâm Hệ thống định mức sử dụng vật tư được sử dụng và được điều

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp chỉnh theo sự biến động của vật liệu xuất dùng thực tế nên đảm bảo được tính phù hợp, tính xác thực và tính khoa học làm tăng hiệu quả của công tác quản lí nguyên vật liệu

- Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp đúng với quy định của chế độ kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp, phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của Công ty Phương pháp này cung cấp thông tin một cách thường xuyên, kịp thời và đầy đủ về tình hình hàng tồn kho nhằm giúp cho ban lãnh đạo có các quyết định mua vào và dự trữ đúng đắn

- Quá trình thu mua nguyên vật liệu được tiến hành căn cứ vào định mức kế hoạch nên vật liệu nhập kho đảm bảo đúng đủ về số lượng, chất lượng, kịp thời giúp cho quá trình sản xuất được nhịp nhàng không bị gián đoạn Các thủ tục xuất, nhập kho đầy đủ với sự xét duyệt kỹ càng của Ban giám đốc và các phòng ban khác theo đúng quy định của Công ty cũng như Bộ Tài chính Do đó các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu luôn đảm bảo tính kịp thời, hợp lý, hợp pháp Nguyên vật liệu nhập kho được kiểm nghiệm trước của Ban kiểm nghiệm do Công ty thành lập nên đảm bảo cả về số lượng và chất lượng vật liệu Như vậy, về cơ bản Công ty đã tiến hành hoạch toán đầy đủ mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến mọi chi phí về vật liệu và phản ánh vào hệ thống sổ kế toán chi tiết và tổng hợp thể hiện mọi yêu cầu quản lí cao, chặt chẽ về nguyên vật liệu

=> Tóm lại, có được kết quả trên là do sự cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng Cùng với sự phát triển lớn mạnh của Công ty, công tác kế toán tại phòng Tài chính-Kế toán ngày càng được hoàn thiện và đổi mới để đáp ứng yêu cầu quản lí và hoạch toán quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Những tồn tại

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, nên số lượng nguyên vật liệu rất lớn, đa dạng về chủng loại và phức tạp về chất lượng Cùng với đó, công ty còn phải thực hiện luân chuyển nguyên vật liệu đến kho của từng công trình, mỗi công trình lại

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp có một đặc điểm, yêu cầu riêng, chính vì thế công tác quản lý và kế toán nguyên vật liệu còn tồn đọng một số vấn đề sau:

3.1.2.1 Về công tác quản lý nguyên vật liệu:

Thu mua nguyên vật liệu: Trước sự biến động của thị trường nguyên vật liệu sản xuất, công ty gặp khó khăn trong việc tìm được nguồn cung đảm bảo chất lượng, số lượng và sự ổn định Chính vì thế xảy ra hiện tượng thiếu một số nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình liệu sản xuất

Nhập xuất nguyên vật liệu: Tuy công tác kiểm tra nguyên vật liệu được thực hiện tại thời điểm nhập kho, tuy nhiên do số lượng nguyên vật liệu lớn, phức tạp về chủng loại và nhân lực ban kiểm nghiệm còn hạn chế vì thế khi phát sinh các vấn đề thì quá trình xử lý tiến hành chậm, tốn nhiều thời gian

3.1.2.2 Về công tác kiểm kê nguyên vật liệu

Kiểm kê nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu trong kho thường được luân chuyển liên tục, hoạt động nhập kho, xuất kho diễn ra thường xuyên, điều này làm cho công ty không thực hiện việc kiểm kê nguyên vật liệu theo định kỳ Công ty cũng chưa thành lập tổ kiểm kê riêng chuyên phụ trách công tác kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho Việc không kiểm kê nguyên vật liệu có thể dẫn tới việc mất mát, hư hao Ngoài ra, có thể bị nhầm lẫn chủng loại Kế toán không nắm bắt được số lượng kịp thời của nguyên vật liệu dẫn đến việc ghi chép, tính toán bị sai

3.1.2.3 Về phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho:

Công ty hiện đang sử dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ để tính giá nguyên vật liệu xuất kho Như vậy, cuối tháng kế toán mới xác định được giá trị xuất kho của nguyên vật liệu nên tại thời điểm trong tháng Công ty không có số liệu về giá trị nguyên vật liệu xuất kho và tồn kho, nên không thể cung cấp thông tin về trị giá nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho công trình tại từng ngày mà phải cuối tháng khi kế toán thực hiện tính giá xuất kho trên phần mềm misa thì phần mềm khi đó mới cập nhật giá xuất kho thì mới biết được trị giá nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho công trình

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp đó là bao nhiêu trong trường hợp đã xuất thừa hoặc xuất thiếu so với dự toán thì cũng không xác định được kịp thời Đồng thời việc tính gia xuất kho theo phương pháp này thường được tính vào thời điểm cuối tháng, mà cuối tháng công việc của kế toán thường phát sinh nhiều dễ xảy ra sai xót và dồn việc

3.1.2.4 Về việc sổ danh điểm nguyên vật liệu

Hiện tại công ty chưa xây dựng được hệ thống sổ danh điểm cho các loại nguyên vật liệu Đây là một bất lợi lớn bởi số lượng nguyên vât liệu hiện tại doanh nghệp sử dụng là rất lớn, cùng với đó trong tương lai, lượng nguyên vật liệu cũng sẽ thay đổi trước nhu cầu và biến động của thị trường Thiếu hệ thống danh điểm sẽ khiến doanh nghiệp khó quản lý, nắm bắt chính xác nguyên vật liệu mà mình sử dụng Đồng thời cũng khiến cho công tác kế toán trở nên kém linh hoạt, làm tăng khả năng xảy ra sai sót, mắc lỗi, lãng phí thời gian, chi phí và công sức Chính vì không lập danh điểm nguyên vât liệu mà tại doanh nghiệp đã xảy ra một số trường hợp nhầm lẫn nguyên vật liệu, chồng chéo loại, nhóm nguyên vât liệu, gây ra khó khăn trong việc phân biệt và sử dụng nguyên vật liệu

3.1.2.5 Về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Công ty hiện tại chưa tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nguyên vật liệu Trước những biến động ngày càng khó lường của thị trường nguyên vật liệu, giá nguyên vật liệu thay đổi rất khó nắm bắt Khi giá nguyên vật liệu bị giảm so với giá gốc sẽ gây ra tổn thất cho doanh nghiệp, dự phòng giảm giá hàng tồn kho nguyên vật liệu là phần bù đắp cho tổn thất đó Việc thiết trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nguyên vật liệu làm cho khi có biến động giá cả nguyên vật liệu thì công ty không có khoản tiền để bù đắp những khoản chênh lệch

3.1.2.6 Về việc phân loại kho nguyên vật liệu

Hiện nay trên phần mềm quản lý thì nguyên vật liệu đang được theo dõi chung cho toàn bộ nguyên vật liệu mà chưa phân loại theo nhóm nguyên vật liệu chính, phụ Điều này gây khó khan chol việc quản lý và kiểm soát

Nguyễn Thị Thanh Giang-2020ĐHKETO08-K15 Khóa luận Tốt Nghiệp

Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện Công ty TNHH đông A Thiên Phát

Việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đông A Thiên Phát phải dựa trên tình hình thực tế của công ty đã trải qua nhiều năm hoạt động, tìm ra được những hạn chế kết hợp với các quy định của chế độ kế toán rồi đưa ra hướng giải quyết khắc phục

Nguyên tắc: Hoàn thiện kế toán thuế giá trị gia tăng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Yêu cầu: Để hoàn thành tốt phần hành kế toán thuế giá trị gia tăng ngoài tuân thủ nguyên tắc kế toán còn đảm bảo những yêu cầu sau:

- Tập hợp đầy đủ các bảng chấm công các phòng ban

- Đối chiếu chiếu sắp xếp đúng trình tự hạch toán

Ngày đăng: 23/06/2024, 19:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1: Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa - Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đông A Thiên Phát.pdf
Hình 3.1 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Trang 69)
Sơ đồ 3.1: Phương pháp hạch toán kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho khi có chênh - Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đông A Thiên Phát.pdf
Sơ đồ 3.1 Phương pháp hạch toán kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho khi có chênh (Trang 70)
Bảng 3.2 Sổ danh điểm nguyên vật liệu - Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đông A Thiên Phát.pdf
Bảng 3.2 Sổ danh điểm nguyên vật liệu (Trang 71)
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ kế toán dự phòng giảm giá NVL - Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đông A Thiên Phát.pdf
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ kế toán dự phòng giảm giá NVL (Trang 73)
Bảng kê nhập, xuất, tồn - Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đông A Thiên Phát.pdf
Bảng k ê nhập, xuất, tồn (Trang 76)
Bảng kê nhập - Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đông A Thiên Phát.pdf
Bảng k ê nhập (Trang 77)
Bảng kê lũy kế - Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đông A Thiên Phát.pdf
Bảng k ê lũy kế (Trang 78)
Phụ lục 1.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp TK 152 theo phương pháp kiểm kê định kỳ - Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đông A Thiên Phát.pdf
h ụ lục 1.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp TK 152 theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Trang 80)
Phụ lục 1.9: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NKC - Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đông A Thiên Phát.pdf
h ụ lục 1.9: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NKC (Trang 83)
Phụ lục 1.10: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký sổ cái - Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đông A Thiên Phát.pdf
h ụ lục 1.10: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký sổ cái (Trang 84)
Phụ lục 1.11: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ - Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đông A Thiên Phát.pdf
h ụ lục 1.11: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ (Trang 85)
Phụ lục 1.12: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy - Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đông A Thiên Phát.pdf
h ụ lục 1.12: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy (Trang 86)
Phụ lục 2.1: Hình ảnh giấy phép kinh doanh - Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đông A Thiên Phát.pdf
h ụ lục 2.1: Hình ảnh giấy phép kinh doanh (Trang 87)
Phụ lục 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty - Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đông A Thiên Phát.pdf
h ụ lục 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Trang 89)
Phụ lục 2.3: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2021-2023 - Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đông A Thiên Phát.pdf
h ụ lục 2.3: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2021-2023 (Trang 90)
Phụ lục 2.5: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty - Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đông A Thiên Phát.pdf
h ụ lục 2.5: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Trang 91)
Bảng tổng hợp tồn kho - Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đông A Thiên Phát.pdf
Bảng t ổng hợp tồn kho (Trang 112)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w