Các thông tin kế toán cần công bố đối với khoản mục công cụ vốn của một ngân hàng sẽ bao gồm:- Nguồn hình thành vốn của Ngân hàng trên Bảng CĐKT- Giải thích về sự thay đổi số liệu của cô
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG
BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
Đề tài: Tìm hiểu thông tin kế toán các công cụ vốn được
trình bày theo VAS và IFRS tại Ngân hàng Techcombank giai đoạn
2020 - 2021
Giảng viên: TS Nguyễn Hồng Yến
Lớp: K22CLCA – Nhóm Mono
Thành viên: Lê Quỳnh Khanh – 22A4010449
Phạm Tuấn Anh – 22A4010532 Dương Kim Long – 22A4010280 Dương Phương Linh – 22A4011092 Nguyễn Thanh Huyền – 22A4011191
Trang 2Hà Nội, 2022
Trang 3MỤC LỤC
I Tổng quan 1
1 Tổng quan về công cụ vốn 1
2 Công cụ vốn của Techcombank giai đoạn 2020 - 2021 1
II Vốn 2
1 Sự hình thành và ý nghĩa của vốn 2
2 Cách trình bày 2
3 Cách ghi nhận 3
3.1 Cổ phiếu phổ thông 3
3.2 Cổ phiếu quỹ 6
III Các quỹ 7
1 Sự hình thành và ý nghĩa của các quỹ 7
2 Cách trình bày 8
3 Cách ghi nhận 9
IV Lợi nhuận giữ lại 11
1 Sự hình thành và ý nghĩa của lợi nhuận giữ lại 11
2 Cách trình bày theo 2 phương pháp 12
3 Cách ghi nhận 12
V Tác động đến người sử dụng BCTC 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 4II Tổng quan
1 Tổng quan về công cụ vốn
Theo chuẩn mực kế toán IAS, công cụ vốn được coi là bất kỳ hợp đồng nào
chứng minh được lợi ích còn lại đối với tài sản của một đơn vị sau khi trừ đi tất cả các
khoản nợ phải trả của đơn vị đó (IAS 32)
Theo VAS, công cụ vốn thể hiện một phần tài sản trong tổng số tài sản của
doanh nghiệp sau khi đã thực hiện tất cả các nghĩa vụ nợ (CV 7459/NHNN)
Tuy có sự khác biệt về cách diễn giải nhưng nhìn chung, khái niệm về công cụ vốn là khá tương đồng giữa hai chuẩn mực Có thể hiểu, công cụ vốn là một công cụ tài chính thể hiện được tài sản của một tổ chức sau khi đã hoàn tất hết các khoản nợ
So với chuẩn mực kế toán VAS, IAS/IFRS không bị áp đặt về hình thức như:
hệ thống tài khoản, biểu mẫu báo cáo, hình thức sổ kế toán Hơn nữa, các chủ thể sử dụng IAS/IFRS đều được tự do sử dụng hệ thống tài khoản cũng như các biểu mẫu kế toán phù hợp và thuận lợi với đặc thù của doanh nghiệp
Các thông tin kế toán cần công bố đối với khoản mục công cụ vốn của một ngân hàng sẽ bao gồm:
- Nguồn hình thành vốn của Ngân hàng (trên Bảng CĐKT)
- Giải thích về sự thay đổi số liệu của công cụ vốn trong kỳ (Thuyết minh báo
cáo tài chính - đối với VAS và Báo cáo thay đổi vốn chủ - đối với IFRS)
2 Công cụ vốn của Techcombank giai đoạn 2020 - 2021
Thông thường, công cụ vốn của Ngân hàng sẽ bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu chuyển đổi Tuy nhiên, trong giai đoạn năm
2020 - 2021, Techcombank chỉ phát hành cổ phiếu thường; đồng thời phát sinh một số ghi nhận liên quan đến cổ phiếu quỹ theo chuẩn mực IFRS và không có các giao dịch phát sinh liên quan đến trái phiếu chuyển đổi Chính vì vậy, nhóm sẽ làm rõ về Công
cụ vốn của ngân hàng thông qua sự khác biệt về Vốn, Các Quỹ và Lợi nhuận giữ lại
Trang 5III Vốn
1 Sự hình thành và ý nghĩa của vốn
Khoản mục vốn trong báo cáo tài chính của Techcombank thể hiện giá trị do ngân hàng tạo lập hoặc huy động được dùng để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình Công cụ vốn được Techcombank ghi nhận bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu quỹ Trong đó, giá trị cổ phiếu thường sẽ được thể hiện thông qua:
- Vốn điều lệ của Ngân hàng là số vốn đã được chủ sở hữu thực cấp hoặc là số
vốn đã được các cổ đông, các thành viên góp vốn thực góp và được ghi nhận trong Điều lệ của ngân hàng Giá trị khoản mục này được ghi nhận theo mệnh giá, do đó nó thể hiện tổng giá trị của các cổ phiếu được tung ra thị trường Vốn điều lệ được ghi nhận khi các quyền và nghĩa vụ của các cổ đông và Ngân hàng liên quan tới vốn điều lệ được xác lập Các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu được ghi giảm vào thặng dư vốn cổ phần
- Thặng dư vốn cổ phần phản ánh phần chênh lệch (tăng hoặc giảm) do giá phát
hành cổ phiếu cao hoặc thấp hơn mệnh giá (kể cả trường hợp tái phát hành cổ phiếu quỹ), cũng như các chi phí trực tiếp liên quan đến việc phát hành cổ phiếu hoặc bán cổ phiếu quỹ
Đối với Cổ phiếu quỹ, đây là khoản mục chỉ được trình bày trên báo cáo theo chuẩn mực IFRS Công cụ vốn này được ghi nhận theo nguyên giá và trừ vào vốn chủ
sở hữu Ngân hàng sẽ không ghi nhận các khoản lãi/(lỗ) khi mua, bán, phát hành hoặc hủy các công cụ vốn chủ sở hữu của mình
2 Cách trình bày
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2021
2
Trang 6Theo chuẩn mực kế toán VAS, khoản mục “Vốn” của Techcombank bao gồm Vốn điều lệ và Thặng dư vốn cổ phần
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2021
Trong khi đó, ngoài hai khoản mục như VAS, báo cáo chuẩn mực kế toán theo
IFRS còn yêu cầu ngân hàng trình bày thêm mục “Treasury shares” - Cổ phiếu quỹ
Đây là điểm khác biệt rõ nhất trong cách trình bày phần “Vốn” của hai chuẩn mực này
3 Cách ghi nhận
3.1 Cổ phiếu phổ thông
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2021
Dựa trên báo cáo thuyết minh của ngân hàng, Vốn điều lệ của Techcombank được làm rõ thông qua số lượng Cổ phiếu phổ thông được phát hành trong năm 2020
và 2021 nhân với mệnh giá 10,000VND/cổ phiếu Cụ thể trong năm 2020, với số lượng Cổ phiếu phổ thông là hơn 3.504.906.230 cổ phiếu phổ thông, vốn điều lệ của Techcombank đạt giá trị khoảng 35.049 tỷ đồng Trong đó, số lượng cổ phiếu được
Trang 7lưu hành đầu năm là hơn 3,5 tỷ cổ phiếu và số lượng được phát hành trong năm 2020
là 4.766.268 cổ phiếu Sang năm 2021, số lượng cổ phiếu được phát hành thêm là 6.008.568 cổ phiếu với tổng giá trị khoảng 35.109 tỷ đồng
Có thể thấy, giá trị vốn chủ sở hữu của Techcombank theo VAS và IFRS đang
có sự chênh lệch Điều này một phần đến từ giá trị chỉ tiêu Thặng dư vốn cổ phần của ngân hàng được ghi nhận khác nhau do sự khác biệt giữa hai chuẩn mực VAS và IFRS
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2021
Cụ thể, với báo cáo theo chuẩn mực VAS, Thặng dư cổ phần của ngân hàng có
sự chênh lệch so với đầu kỳ do khoản mục “Tăng vốn trong năm” Theo đó, khoản
mục này ghi nhận giá trị âm trong hai năm lần lượt là -60 triệu đồng và -33 triệu đồng thể hiện phần chi phí ngân hàng bỏ ra cho việc phát hành thêm cổ phiếu Vì vậy, Thặng dư vốn của Techcombank trong năm 2020 và 2021 lần lượt là 476.507 triệu đồng và 476.474 triệu đồng
4
Trang 8Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2021
Theo IFRS, bên cạnh “Capital increase” - Tăng vốn trong năm, Thặng dư vốn
cổ phần của ngân hàng được tính thêm cả mục Vốn được tạo lập bởi khoản chi trả cổ
tức bằng cổ phiếu được Ngân hàng giữ lại (Equity settled share based payment) Cụ thể, “Equity settled share based payment” năm 2020 và 2021 lần lượt là 93.425 và
317.817 triệu đồng làm cho thặng dư vốn chủ sở hữu trong năm 2020 - 2021 theo chuẩn mực IFRS được ghi nhận lớn hơn so với chuẩn mực kế toán VAS Cụ thể, sự thay đổi thặng dư vốn chủ trong năm 2021 theo chuẩn mực kế toán IFRS là 93.365 triệu đồng, trong khi đó theo chuẩn mực kế toán VAS thì sự thay đổi thặng dư vốn chủ chỉ ghi nhận là 33 triệu đồng
Trang 93.2 Cổ phiếu quỹ
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2021
Theo chuẩn mực VAS, khoản mục “Cổ phiếu quỹ” không ghi nhận sự thay đổi
do Techcombank đã bán hết cổ phiếu quỹ từ năm 2018 Sau đó, ngân hàng không phát sinh thêm giao dịch nào nên khoản mục này không được trình bày và thuyết minh trên báo cáo tài chính của Ngân hàng từ năm 2019 trở đi
Tuy nhiên, báo cáo theo IFRS năm 2020 – 2021 của Techcombank lại ghi nhận suy giảm giá trị cổ phiếu quỹ Có thể thấy trên số liệu trên Báo cáo thay đổi vốn chủ của Techcombank, chuẩn mực IFRS ghi nhận các giao dịch thanh toán trên cổ phiếu
được chi trả bằng công cụ vốn (Equity settled share based payment) Theo đó, từ năm
2020, ngân hàng triển khai chương trình ESOP - phát hành cổ phiếu cho chính nhân viên của Techcombank Các giao dịch này được thanh toán chính bằng Cổ phiếu quỹ, chính vì vậy, khoản mục này nhận giá trị trong năm 2020 và 2021 lần lượt là 14,730
và 23,458 triệu đồng
IV Các quỹ
1 Sự hình thành và ý nghĩa của các quỹ
Techcombank thực hiện trích lập các quỹ dự trữ sau đây trước khi phân phối lợi nhuận theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Nghị định số 93/2017/NĐ-CP
và theo Điều lệ của Ngân hàng như sau:
6
Trang 10Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2021
Quỹ dự phòng tài chính dùng để bù đắp tổn thất tài chính phát sinh trong quá
trình hoạt động kinh doanh Quỹ dự phòng tài chính và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ không được phép phân phối và được ghi nhận như một phần của vốn chủ sở hữu
Các quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu được phân bổ từ lợi nhuận sau thuế.
Việc phân bổ từ lợi nhuận sau thuế và việc sử dụng các quỹ khác phải được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt Các quỹ này không được quy định bởi luật pháp và được phép phân phối hết
Các quỹ dự trữ và quỹ khác của công ty con:
Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam: Theo Thông tư số 27/2002/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng 3 năm 2002, Công ty được yêu cầu thực hiện trích lập các quỹ tương tự như Ngân hàng
Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương và Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ
Kỹ thương: Theo Thông tư số 146/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 6 tháng 10 năm 2014, lợi nhuận thực hiện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối như sau:
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2021
Quỹ dự phòng tài chính được dùng để bù đắp cho các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh Các quỹ dự trữ pháp định này được trích vào cuối năm, không được phép phân phối và được phân loại là vốn chủ sở hữu của Ngân hàng
Trang 112 Cách trình bày
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2021
Đối với các quỹ, bên cạnh các quỹ theo quy định thì IFRS còn có thêm khoản
“Fair value reserves” - quỹ giá trị hợp lý Quỹ dự phòng sự thay đổi thuần lũy kế về giá trị hợp lý của các công cụ nợ được phân loại theo FVOCI, trừ đi dự phòng cho ECL; và thay đổi thuần lũy kế trong giá trị hợp lý của các công cụ vốn tại FVOCI Đây là khoản dự phòng ngoài luật định và là yêu cầu bắt buộc khi áp dụng chính sách
kế toán đối với tài sản tài chính
Theo chuẩn mực kế toán IFRS, sự thay đổi của các quỹ sẽ được trình bày trên báo cáo thay đổi nguồn vốn của ngân hàng Trong khi đó đối với kế toán VAS, sự thay đổi các quỹ sẽ được trình bày trên báo cáo thuyết minh tài chính của ngân hàng Việc có sự trình bày khác nhau này là do chuẩn VAS không quy định trình bày riêng biệt báo cáo biến động vốn chủ sở hữu như IAS1 mà chỉ quy định trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính
8
Trang 123 Cách ghi nhận
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2021
Theo chuẩn mực kế toán VAS, trong năm các quỹ của Techcombank bao gồm Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và các quỹ khác Trong đó, các quỹ này đều được ngân hàng trích lập quỹ dự trữ trong năm Trong đó, quỹ dự phòng tài chính được trích lập lớn nhất là khoảng 1.078.363 triệu đồng sau đó là quỹ
dự trữ vốn điều lệ với giá trị 539.211 triệu đồng Và tổng giá trị các quỹ của Techcombank được tính bằng cách tổng số dư đầu kỳ và phát sinh trong năm của quỹ
dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ khác Tuy nhiên, thay vì các khoản quỹ này được lấy từ trích lập quỹ dự trữ như năm 2020 thì năm 2021 sẽ được ngân hàng lấy từ quỹ phúc lợi trong năm Giá trị của quỹ phòng tài chính vẫn lớn nhất (1.584.668 triệu đồng)
Tổng các quỹ = Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ + Quỹ dự trữ tài chính + Các quỹ khác
Trang 13Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2021
Giống như VAS, chuẩn mực kế toán IFRS khi ghi nhận giá trị cuối kỳ của
“Statutory reserves” (các quỹ theo quy định) sẽ bao gồm “Capital supplementary reserve” (quỹ dự trữ bổ sung vốn), “Financial reserve” (quỹ dự trữ tài chính) và
“Other reserve” (quỹ khác) Trong đó sự thay đổi của các quỹ này đến từ việc ngân
hàng sẽ được chuyển 1 phần từ lợi nhuận giữ lại trong năm vào các quỹ này, cụ thể trong năm 2020 là quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2021
Theo đó, số dư cuối kỳ của các quỹ sẽ bằng số dư đầu kỳ +/- sự tăng/giảm của các quỹ trong năm
Statutory reserves = Capital supplementary reserve + Financial reserve + Other reserve
10
Trang 14Ngoài ra IFRS còn thêm “Fair value reserve” - quỹ giá trị hợp lý, và sự thay
đổi của quỹ này là dựa vào sự thay đổi giá trị hợp lý của các công cụ nợ, công vụ vốn trong năm 2020 cộng với số dư đầu kỳ của khoản quỹ này Trong năm 2021, khoản
mục “Fair value reserve”, tăng lên chủ yếu là do ngân hàng tăng dự phòng tổn thất của công cụ nợ (Net change in allowance for expected credit losses of debt
instruments at FVOCI)
Có thể thấy, giá trị tại thời điểm cuối năm 2021 của quỹ theo luật định được ghi nhận giống nhau Sự khác biệt đến từ việc trình bày sự thay đổi của các quỹ trong năm Theo VAS, sự thay đổi của quỹ được là do sự thay đổi của quỹ tài chính, trong
khi đó theo IFRS, giá trị của “Statutory reserves” là do sự thay đổi của quỹ bổ sung
vốn trong năm 2021 Ngoài ra, theo IFRS các công cụ vốn và công cụ nợ được đánh giá lại theo giá trị hợp lý thị trường nên trong bảng cân đối kế toán của IFRS sẽ có
thêm khoản mục “Fair value reserve”
V Lợi nhuận giữ lại
1 Sự hình thành và ý nghĩa của lợi nhuận giữ lại
Sự hình thành
Lợi nhuận giữ lại hay còn gọi là Retained Earning (hoặc Retention Ratio hay Retained Surplus) Đây là phần lợi nhuận sau thuế, được doanh nghiệp giữ lại nhằm mục đích sử dụng cho đầu tư (mở rộng kinh doanh, mua tài sản, nghiên cứu và phát triển (R&D)…) chứ không trả cho chủ sở hữu công ty dưới dạng cổ tức
Ý nghĩa
Là một nguồn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đầu tư, phát triển quy mô Thêm vào đó, nguồn vốn giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trên thị trường Từ đó làm gia tăng giá trị của cổ phiếu và thương hiệu doanh nghiệp Giúp doanh nghiệp phòng ngừa được các rủi ro và duy trì được tính thanh khoản trước những biến động bất ngờ không dự đoán trước được (thiên tai, dịch bệnh,
…) Việc chủ động có được nguồn vốn dư thừa giúp doanh nghiệp không phải đi vay vốn gấp, tránh được rủi ro lãi suất, tạo được niềm tin cho nhà đầu tư và khách hàng Vốn dư thừa đảm bảo doanh nghiệp vận hành ổn định trong bất kì điều kiện nào
Trang 15Với phần tiền mặt trong tổng vốn từ lợi nhuận giữ lại, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các cơ hội đầu tư, hợp tác tiềm năng Còn với khoản tiền gửi ngân hàng, tuy không nhận được lợi nhuận lớn từ các dự án đầu tư nhưng doanh nghiệp có thể nhận tiền sinh lãi
Về thuế, do phần lợi nhuận này được sử dụng với mục đích đầu tư, sản xuất mà không chi trả cho cổ đông nên doanh nghiệp có thể tránh được khoản thuế nộp trên cổ tức
2 Cách trình bày
Nhìn chung, cách trình bày khoản mục Lợi nhuận giữ lại của VAS và IFRS tương tự nhau Theo VAS và IFRS, Lợi nhuận giữ lại được tính bằng công thức sau:
Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận sau thuế - Lợi nhuận cổ đông không kiểm soát
Với VAS, Lợi nhuận giữ lại được trình bày trong báo cáo KQHĐKD sau đó thuyết minh thêm ở phần nguồn vốn Với IFRS, Lợi nhuận giữ lại được trình bày ở báo cáo Thu nhập toàn diện và thuyết minh ở báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
3 Cách ghi nhận
Về cơ bản, hoạt động kinh tế của ngân theo IFRS và VAS là giống nhau, vậy nên có sự khác biệt trong lợi nhuận giữ lại khác nhau về số là do cách đánh giá tài sản
và hoạt động kinh doanh có đôi chút khác biệt
Theo chuẩn mực VAS
12