1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tài chính và định giá công ty Cổ phần Hàng không Vietjet
Tác giả Hồ Tấn Tài, Lê Đoàn Thành Tâm, Nguyễn Thị Mỹ Tâm, Lê Nguyễn Linh Thảo, Nguyễn Tống Đăng Thiện, Nguyễn Đàm Như Thơ
Người hướng dẫn ThS. Hàng Lê Cẩm Phương
Trường học Đại Học Quốc Gia Tp. HCM
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,22 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY (6)
    • 1.1. Tổng quan về Công ty Hàng không Vietjet (6)
    • 1.2. Sơ lược về hoạt động kinh doanh (8)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ (12)
    • 2.1. Phân tích và đánh giá hoạt động của Vietjet trong quá khứ và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai (12)
    • 2.2. Phân tích các báo cáo tài chính và bình luận đánh giá tình hình tài chính (17)
      • 2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán (17)
      • 2.2.2. Phân tích xu hướng (18)
      • 2.2.3. Phân tích so sánh (21)
    • 2.3. Ước tính chi phí sử dụng vốn trung bình WACC (24)
      • 2.3.1. Cơ sở lý thuyết (24)
      • 2.3.2. Ước tính chi phí sử dụng vốn trung bình WACC (24)
    • 2.4. Định giá doanh nghiệp và định giá cổ phiếu (26)
      • 2.4.1. Phương pháp định giá (26)
      • 2.4.2. Định giá cổ phiếu theo phương pháp định giá P/E (29)

Nội dung

BTL môn TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP được cung cấp và soạn thảo uy tín từ trường ĐHQG - ĐHBK TP.HCM, ĐH Kinh Tế TP.HCM, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật, ...

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

Tổng quan về Công ty Hàng không Vietjet

1.1.1 Công ty cổ phần Hàng không Vietjet

VietJet tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Hàng không VietJet, tên tiếng Anh “Vietjet Aviation Joint Stock Company” Trên thị trường hàng không dân dụng Việt Nam, hàng không Vietjet Air là hãng hàng không tư nhân đầu tiên có mặt trên thị trường Bên cạnh hoạt động vận chuyển hàng không, doanh nghiệp còn cung cấp các mặt hàng tiêu dùng, hàng hóa, dịch vụ thông qua các hệ thống công nghệ thương mại điện tử được phát triển dành riêng cho doanh nghiệp Hiện nay, Vietjet Air là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) với Chứng nhận “An toàn Khai thác”(IOSA)

Kể từ khi hoạt động khai thác, Vietjet đã được vinh danh với nhiều giải thưởng uy tín không những tại Việt Nam mà còn ở quốc tế Bên cạnh vị trí “Top 500 thương hiệu hàng đầu Châu Á 2016”, Vietjet cũng được bình chọn là “Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất châu Á 2015” do TTG Travel Awards bình chọn, cũng như giải thưởng “Hãng hàng không được yêu thích nhất tại Việt Nam” do Thời báo kinh tế bình chọn Vietjet liên tục trong nhiều năm được bình chọn là “Nơi làm việc tốt nhất” và “Thương hiệu tuyển dụng tốt nhất Châu Á” Ngoài ra Vietjet cũng vinh hạnh nhận được Bằng khen Thủ tướng Chính phủ dành cho đơn vị có thành tích trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ vì những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Lịch sử hình thành và phát triển của Vietjet trải qua nhiều giai đoạn và có những cột mốc quan trọng như sau:

Tháng 11/ 2007: Vietjet Air được thành lập với vốn điều lệ 600 tỷ đồng – 37.5 triệu USD

Tháng 12/2007: Hãng hàng không chính thức được cấp giấy phép hoạt động

Ngày 05/12/2011: Mở bán vé máy bay đợt đầu tiên

Ngày 25/12/2011: Thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên từ TP.HCM đi Hà Nội Ngày 10/02/2013: Vietjet Air chính thức mở đường bay đi Băng Cốc – Thái Lan

Ngày 26/06/2013: VietJet Air thành lập liên doanh hàng không tại Thái Lan

Ngày 23/10/2014: Nhận giải Top 10 hãng hàng không giá rẻ tốt nhất Châu Á

Ngày 31/01/2015: Chào đón hành khách thứ 10 triệu của hãng

Ngày 23/05/2016: Hoàn tất đặt mua 100 máy bay Boeing 737 MAX200

Ngày 08/11/2017: Nhận chứng chỉ khai thác bay tại Thái Lan, công bố mở đường bay Đà Lạt – Bangkok

Ngày 16/03/2018: Vietjet công bố kế hoạch mở đường bay thẳng giữa Việt Nam và Australia

Hình 1: Các mốc sự kiện quan trọng và giải thưởng 1.1.3 Sứ mệnh và tầm nhìn

Tầm nhìn của Vietjet là trở thành tập đoàn hàng không đa quốc gia, có mạng bay rộng khắp khu vực và thế giới, phát triển không chỉ dịch vụ hàng không mà còn cung cấp hàng tiêu dùng trên nền tảng thương mại điện tử, là thương hiệu được khách hàng yêu thích và tin dùng

Sứ mệnh của doanh nghiệp là khai thác và phát triển mạng đường bay rộng khắp trong làm cho dịch vụ hàng không trở thành phương tiện di chuyển phổ biến ở Việt Nam và quốc tế, mang lại niềm vui và sự hài lòng cho khách hàng bằng dịch vụ vượt trội, sang trọng và những nụ cười thân thiện

Vietjet đang khai thác 80 tàu bay A320 và A321, thực hiện hơn 385 chuyến bay mỗi ngày, vận chuyển hơn 65 triệu lượt hành khách Hãng hiện đang khai thác 120 đường bay nội địa và đường bay quốc tế đến những thành phố thuộc các quốc gia như: Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc… Trong kế hoạch mở rộng đường bay vào tương lai, doanh nghiệp dự kiến sẽ vận hành thêm các đường bay khác nhau tới khắp các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Hình 2: Mạng lưới hoạt động

Sơ lược về hoạt động kinh doanh

Khách hàng có nhu cầu di chuyển nội địa và quốc tế: Khách hàng có nhu cầu di chuyển trong và ngoài nước

Trung gian, đại lý phân phối vé máy bay nhỏ lẻ: Vietjet có hệ thống mạng lưới các đại lý phân phối nhỏ lẻ trên khắp cả nước qua đó giúp mở rộng đối tượng khách hàng của mình

Khách hàng online: Ngoài khách hàng mua vé trực tiếp và các đại lý bán vé Vietjet cũng phục vụ các cá nhân tổ chức có nhu cầu mua vé trực tuyến thông qua trang web riêng của mình

Khách hàng với các nhu cầu phân khúc khác nhau: Phân khúc khách hàng được chia ra với 4 hạng vé khác nhau (Eco, Deluxe, Skyboss, Skyboss business) nhắm tới đối tượng khách hàng khác nhau

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu vận chuyển hàng hóa: Hiện nay các chuyến bay của Vietjet còn cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm trên một số tuyến bay của mình

Các cá nhân, tổ chức nhân đạo vì mục đích phi lợi nhuận: Vietjet mở ra một số chuyến bay phục vụ các cá nhân, tổ chức vì mục đích nhân đạo ở một số chuyến bay của hãng trong năm

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu xe đưa đón ở sân bay: Ngoài cung cấp các dịch vụ hàng không, Vietjet còn cung cấp dịch vụ xe đưa rước (Bus) ở sân bay đối với khách hàng có nhu cầu

Khách đi tour du lịch: Hiện nay Vietjet ngày càng mở rộng hợp tác, phối hợp và đồng hành cùng các hãng tour du lịch thông qua việc kết hợp với tour du lịch đưa khách du lịch di chuyển bằng hãng hàng không của mình

1.2.2 Các công ty đối thủ

Các hãng hàng không khác trong và ngoài nước là đối thủ cạnh tranh trực tiếp Đây là các hãng hàng không đối thủ trực tiếp cạnh tranh thị phần với Vietjet trong lĩnh vực hàng không Các hãng hàng không trong nước: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Bamboo Airways, …Các hãng hàng không quốc tế hoạt động tại Việt Nam: Asiana Airlines, Korea Air, Japan Airlines International, …

Các đơn vị vận chuyển khác là đối thủ cạnh tranh gián tiếp Đây là các đối thủ gián tiếp ảnh hưởng đến thị phần của Vietjet trong việc vận chuyển khách du lịch cũng như hàng hóa, bưu phẩm Các hãng xe du lịch: Phương Trang, Mai Linh, Thành Bưởi,

…Các đơn vị vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm: Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Viettel post, …

Nhu cầu du lịch trong nước tăng mạnh củng cố đà phục hồi của hàng không trong nước sau đại dịch Covid 19 Số lượng khách du lịch trong nước trong 7 tháng của năm

2022 cao hơn 37% so với con số ghi nhận trong cùng kỳ năm 2019 Thị trường mạng lưới đường bay ngày càng rộng lớn giúp Vietjet có thị phần lớn trong ngành hàng không Việt Nam

Vietjet đã có đóng góp lớn vào sự phát triển của thị trường hàng không nội địa ở Việt Nam Nhờ vào mô hình kinh doanh giá rẻ của VietJet đã thu hút một đối tượng khách hàng rộng lớn, đặc biệt là nhóm khách hàng có nhu cầu đi lại và du lịch thường xuyên Bên cạnh đó VJC có số lượng chuyến bay phục hồi nhanh nhất trong số các hãng hàng không trong nước kể từ cuối năm 2021 với thị phần tăng từ 32% vào năm 2021 lên 36% trong 7 tháng đầu năm 2022

Hình 3: Lượt khách trong nước theo tháng (2022 và 2019)

Vietjet đã và đang nỗ lực mở rộng trong hoạt động quốc tế vì vậy đã tập trung vào việc xây dựng và phát triển mạng lưới đường bay quốc tế Chiến lược giá rẻ và mô hình kinh doanh cạnh tranh của họ đã thu hút sự chú ý từ đối tượng khách hàng quốc tế, đặc biệt là nhóm người sẵn sàng mua vé với giá trực tiếp cạnh tranh

Năm 2023 Vietjet đã mở thêm các đường bay quốc tế đến các quốc gia như Úc, Indonesia, Ấn Độ nâng tổng số lên 120 đường bay (45 đường bay quốc nội, 75 đường bay quốc tế)

Trong quý 2/2023, Vietjet tiếp tục đạt tăng trưởng cao, có lợi nhuận nhờ vào chiến lược kinh doanh bền vững, trong đó tiên phong phát triển mạng bay quốc tế, liên tục đổi mới và tăng cường sản phẩm, dịch vụ phụ trợ có tỷ suất lợi nhuận cao, sở hữu đội bay mới và đơn đặt hàng tàu bay lớn với Airbus, Boeing mang lại lợi thế về hiệu suất hoạt động

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ

Phân tích và đánh giá hoạt động của Vietjet trong quá khứ và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai

2.1.1 Phân tích đánh giá tình hình hoạt động công ty trong quá khứ

Tổng doanh thu thuần hợp nhất ghi nhận năm 2020 là 18.220 tỷ đồng, giảm 64% so với năm 2019 (50.602 tỷ đồng) Doanh thu giảm, nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhìn chung không chênh lệch nhiều dẫn đến lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh là 2.017 tỷ đồng, lợi nhuận giảm 152%

Lợi nhuận sau thuế hợp nhất Vietjet đạt 68.591 tỷ đồng, là một trong số ít các hãng hàng không trên thế giới không sa thải nhân viên và hoạt động có lợi nhuận trong năm

2020 Lợi nhuận riêng lẻ ghi nhận lỗ từ hoạt động vận chuyển hàng không thấp hơn dự kiến khoảng 31% (1.453 tỉ đồng)

Dựa trên báo cáo, tổng tài sản của Vietjet đạt 45.197 tỷ đồng, trong đó có nguồn vốn chủ sở hữu là 17.325 tỷ đồng, kể cả cổ phiếu quỹ Chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu của công ty đang ổn định ở mức rất thấp (0.66 lần) Ngoài ra, chỉ số thanh khoản hiện hành của Vietjet duy trì ở mức 1.28 lần, đây là mức đánh giá tích cực trong lĩnh vực hàng không toàn cầu

Trong năm 2020, Vietjet đã trở thành hãng hàng không đầu tiên được phê chuẩn để vận chuyển hàng hóa trên khoang hành khách Bằng cách tối ưu hóa tải trọng và mở rộng mạng bay quốc tế, Vietjet đã thực hiện thành công hơn 60.000 tấn hàng hóa thông qua gần 1.200 chuyến bay Đồng thời, Vietjet đã thành công trong việc khai thác

78.462 chuyến bay với tổng thời gian bay an toàn là 120.093 giờ, vận chuyển hơn 15 triệu hành khách Bằng cách nghiêm túc tuân thủ các quy định an toàn phòng chống dịch của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan chức trách, Vietjet đã đảm bảo an toàn cho toàn bộ nhân viên và hành khách trong suốt năm 2020

Ngoài hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không, Vietjet đang mở rộng các lĩnh vực đầu tư như dịch vụ hàng không, tài chính, và các dự án khác nhằm đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả và bền vững

Tổng doanh thu thuần hợp nhất ghi nhận năm 2021 là 12.875 tỷ đồng, giảm 29% so với năm 2020 (18.220 tỷ đồng) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 172 tỷ đồng, tăng 109% Lợi nhuận sau thuế đạt 80 tỉ đồng Lợi nhuận sau thuế hợp nhất thấp hơn so với báo cáo tài chính tự lập do việc ghi nhận tăng chi phí thuế thu nhập hoãn lại

Dựa trên báo cáo, tổng tài sản của Vietjet năm 2021 đạt gần 51.654 tỉ đồng, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ 0.9 lần và chỉ số thanh khoản 1.6 lần, nằm ở nhóm tốt trong ngành hàng không

Trong năm 2021, Vietjet đã thành công với khoảng 42.000 chuyến bay và vận chuyển 5,4 triệu hành khách trên hơn 50 đường bay Hãng cũng ghi nhận khối lượng hàng hóa vận chuyển vượt quá 66 nghìn tấn, và doanh thu tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng, vượt qua 200% so với cùng kỳ trước đó

Trong năm 2021, Vietjet đã tiếp tục ghi nhận nhiều thành công, bao gồm mở rộng đường bay mới, giới thiệu nhiều sản phẩm và dịch vụ chất lượng cho khách hàng Đồng thời, cũng mở rộng hợp tác với các tập đoàn lớn trên thế giới để phát triển đội tàu bay và nâng cao chất lượng phục vụ hành khách Tất cả những nỗ lực này hướng đến tương lai khi Vietjet đặt mục tiêu trở thành một tập đoàn hàng không đa quốc gia

Ngoài ra, Vietjet cũng tiếp tục thực hiện dự án chuyển đổi số nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng Qua đó ta thấy được, doanh nghiệp đang thúc đẩy sự phát triển của các mảng kinh doanh mới, bao gồm dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ phục vụ mặt đất, nhằm đa dạng hóa nguồn doanh thu và tối ưu hóa chi phí Đồng thời, Vietjet cũng triển khai các sản phẩm vé và chương trình khách hàng mới để gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hình 4: Báo cáo tài chính Vietjet (2022 và 2021)

Tổng doanh thu thuần hợp nhất ghi nhận năm 2022 là 40.141 tỷ đồng, tăng so 212% so với năm 2021 (12.875 tỷ đồng), trong đó doanh thu vận tải hàng không đạt 33.077 tỷ đồng, lỗ sau thuế 2.261 tỷ đồng, chênh lệch không đáng kể so với báo cáo tự lập (do Vietjet đã chuyển lợi nhuận trên 3.559 tỷ đồng về Công ty mẹ để tăng cường đầu tư tài sản)

Kết thúc năm 2022, tổng tài sản của Vietjet đã đạt hơn 68.000 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021 Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ việc tài sản dài hạn tăng trên 200 triệu USD Công ty duy trì chỉ số nợ vay dài hạn/vốn chủ sở hữu ở mức 0.7 lần và chỉ số thanh khoản ở mức 1.3 lần, đây là mức đánh giá tích cực trong ngành hàng không Đến thời điểm 31/12/2022, số dư tiền và các khoản tương đương tiền duy trì ở mức 1.800 tỷ đồng, đáp ứng tốt nhu cầu thanh khoản cho hoạt động kinh doanh

Trong năm 2022, Vietjet đã thành công với 116.000 chuyến bay và vận chuyển 20,5 triệu hành khách trên 103 đường bay nội địa và quốc tế Trong đó, vận tải hành khách nội địa đã đóng góp một phần lớn vào sự phục hồi với hơn 99.000 chuyến bay và đạt 115% so với kế hoạch năm

Bên cạnh đó, Vietjet đối mặt với thách thức khi chi phí nhiên liệu bay tăng hơn 60%, đạt mức bình quân 130 USD/thùng Ngoài ra, chi phí kỹ thuật và động cơ bay cũng tăng hơn 20% do chuỗi cung ứng toàn cầu gặp khó khăn và thiếu nguồn nhân lực, điều này đặt ra những thách thức lớn đối với chi phí vận hành và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hãng

Phân tích các báo cáo tài chính và bình luận đánh giá tình hình tài chính

2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Hình 7: Bảng cân đối kế toán các năm (vn.investing.com)

Vietjet Air là hãng hàng không tư nhân giá rẻ đầu tiên của Việt Nam được cấp phép hoạt động từ năm 2007 Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, Vietjet Air ngày càng khẳng định vị thế của mình Không chỉ vận chuyển hàng không, Vietjet còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ thông qua các ứng dụng công nghệ thương mại điện tử Nhìn chung, tình hình hoạt động của Vietjet air trong những năm gần đây đã chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 Đứng trước những khó khăn, thách thức Vietjet vẫn giữ vững được chiến lược hoạt động đã đề ra và từng bước khắc phục, phát triển

Từ bảng cân đối kế toán trên ta nhận thấy một số vấn đề sau:

Về khoản mục tổng tài sản của công ty, ta nhận thấy có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm 2020 đến 2023 Đây là một chỉ số rất ấn tượng, khẳng định được quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp Chính sách thu hút nguồn lực, cùng những thay đổi phù hợp mà công ty đề ra trong khắc phục tốt hậu quả của dịch bệnh đã tạo nên bước đệm tăng trưởng về nguồn tài sản của công ty

Về khoản mục nợ ngắn hạn, từ năm 2021 đến năm 2022 tăng gần 96%, và tiếp tục tăng khoảng 19% từ năm 2022 đến năm 2023 Nợ phải trả tăng 52,7% từ 2021 đến 2022 và tăng 29,9% từ 2022 đến 2023 Các khoản nợ đều tăng ở giai đoạn 2020-2023

Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 15,5% từ 2021 đến 2022 và tăng 9,77% từ 2022 đến

2023 Nguồn vốn bắt đầu tăng nhẹ cho thấy dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của Vietjet

Tỷ thanh toán hiện thời 1,73 1,10 1,05

Tỷ số thanh toán nhanh 1,68 1,07 1,03

Bảng 1: Tỷ số thanh khoản

Tỷ số thanh toán hiện thời là tỷ số cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Năm 2022 và năm 2023 có sự chênh lệch không đáng kể cụ thể năm 2022 tỷ số thanh toán hiện hành là 1,10 còn năm 2023 là 1,05 Tuy nhiên, ở năm 2021 thì tỷ số này là 1,73 có sự khác biệt khá lớn so với năm 2022 và 2023, điều này đã cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang giảm dần qua các năm cũng như là sự báo hiệu về việc công ty có thể gặp những khó khăn về tài chính ở thời gian sắp tới Mặt khác, có một tín hiệu đáng mừng là tài sản ngắn hạn của công ty đang lớn hơn so với nợ ngắn hạn vì tất cả các tỷ số đều lớn hơn một

Tỷ số thanh toán nhanh của công ty đang ở mức khá tốt (lớn hơn một) nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm cụ thể như sau: năm 2021 tỷ số này là 1,68 đến năm 2022 giảm còn 1,07, con số này tiếp tục giảm vào năm 2023 chỉ còn 1,03 Tỷ số thanh toán nhanh phản ánh việc công ty có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà có cần bán số lượng hàng tồn kho đi hay không Điều đó thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty đang giảm dần

2.2.2.2 Tỷ số hoạt động hiệu quả

Vòng quay hàng tồn kho 1,84 4,28 7,9

Vòng quay khoản phải thu 1,56 1,78 1,83

Bảng 2: Tỷ số hoạt động

Qua bảng số liệu ta có thể quan sát được vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp đang tăng qua các năm Năm 2021 vòng quay hàng tồn kho là 1,84 đến năm 2022 tăng gấp 2,3 lần so với năm 2021 lên 4,28, con số này tiếp tục tăng đến năm 2023 là 7,9 Vòng quay khi hàng tồn kho ngày càng ít và có xu hướng giảm từ năm 2021 đến năm 2023 Vòng quay hàng tồn kho là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty, cho thấy số lần công ty bán hết và tái nhập hàng tồn kho trong một khoảng thời gian nhất định Hệ số này càng cao thì đó là một tín hiệu tốt cho công ty, bởi vì vòng quay hàng tồn kho càng cao có nghĩa công ty đang bán được hàng hóa và người tiêu dùng đang có nhu cầu rất lớn về mặt hàng của công ty cụ thể ở đây là nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không của khách hàng đang ngày càng lớn và có triển vọng phát triển trong tương lai

Hệ số quan trọng còn lại là vòng quay khoản phải thu, nó cho thấy mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc thu hồi các khoản nợ và các khoản phải thu Vòng quay khoản phải thu của công ty đang tăng dần qua các năm, năm 2021 là 1,56 tăng lên 1,78 năm 2022 và con số này 1,83 vào năm 2023 Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang có khả năng thu hồi các khoản phải thu và các khoản nợ một cách hiệu quả và đồng thời cho thấy rằng dòng tiền của doanh nghiệp tăng lên sau khi thu được các khoản nợ từ khách hàng

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) 922,26 -26,21 253,67 Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) 4,12 3,98 3,83

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) 0,47 -14,25 1,53

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA) 0,15 -3,78 0.3

Bảng 3: Chỉ số tài chính CTCP Hàng không Vietjet

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS), chỉ số này cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu của doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp đó Trong ba năm thì chỉ số P/E của Vietjet cao nhất ở năm

2021 là 922,26 và tới năm 2022 con số này giảm một cách chóng mặt và rơi xuống con số âm là -26,21 Có nhiều lý do để doanh nghiệp có chỉ số P/E xuống thấp, như là tại thời cổ phiếu (EPS) tăng lên khiến cho P/E xuống thấp hoặc là doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường từ thanh lý tài sản hay bán công ty con, Việc P/E thấp thì cổ phiếu ở thời điểm đó sẽ giảm bởi triển vọng phát triển của doanh nghiệp khá là u ám Đến năm 2023 thì con số này lại tăng lên khá nhiều lên đến 253,67, có sự biến động liên tục như vậy khiến người mua cần có những xem xét kỹ lưỡng hơn khi quyết định mua cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách trong ba năm giảm dần, năm 2021 là 4,12 giảm còn 3,83 vào năm 2023 thể hiện rằng doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn phục hồi của một chu kì kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh dần được cải thiện, lợi nhuận tăng giúp giá trị sổ sách tăng lên, ở trường hợp này cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn so với giá trị ghi sổ

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) là tỷ số cho thấy khả năng sử dụng vốn một cách hiệu quả của doanh nghiệp và đồng thời thể hiện mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành, đồng thời với tỷ số này cổ đông sẽ biết được liệu họ có nhận được lợi nhuận tốt từ số tiền góp vốn thông qua hình thức sở hữu cổ phiếu của công ty hay không Tỷ số này âm vào năm 2022 là -14,25 nhưng đến năm 2023 lại tăng lên nhanh chóng lên đạt 1,53 Đây là tín hiệu khả quan cho doanh nghiệp trong tương lai, chứng tỏ công ty đang phát triển tốt trong việc tạo ra giá trị cho cổ đông, biết tái đầu tư, tăng năng suất và lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA), thấp nhất vào năm 2022 năng chỉ số âm -3,78 đến năm 2023 tăng lên 0,3 cho thấy rằng công ty sử dụng tài sản một cách ngày càng hiệu quả và đang biết cách tối ưu hóa nguồn lực sẵn có

Phương pháp so sánh trong phân tích tài chính doanh nghiệp thường được sử dụng để phân tích, đánh giá sự thay đổi của các khoản mục/chỉ tiêu thông qua việc sử dụng báo cáo tài chính trong cùng 1 năm với nhiều doanh nghiệp cùng ngành khác Qua đó có thể đưa ra những nhận định về các khuynh hướng, tốc độ của các khoản mục/chỉ tiêu của công ty

Vietjet Air Vietnam Airlines Trung bình

Tỷ số thanh toán hiện thời 1.05 0.24 0.65

Tỷ số thanh toán nhanh 1.03 0.23 0.63

Bảng 4: Tỷ số thanh khoản của Vietjet và công ty cùng ngành

Tỷ số thanh toán hiện thời là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong vòng 12 tháng bằng tài sản lưu động ròng Vietjet Air có lợi thế hơn Vietnam Airlines về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn dựa trên các tỷ số thanh toán năm 2023 Tuy nhiên, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của cả hai hãng vẫn còn hạn chế và cần được cải thiện Vietjet Air có điểm mạnh về khả năng thu hồi nợ và sử dụng ít nợ vay hơn tài sản để hoạt động Cả hai hãng cần tập trung vào việc tăng cường thu hồi nợ, giảm chi phí hoạt động và tìm kiếm nguồn vốn vay mới Việc cải thiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn sẽ giúp nâng cao an toàn tài chính và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai

Vietjet Air vượt trội hơn Vietnam Airlines về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn khi sở hữu tỷ số thanh toán nhanh cao gấp bốn lần Điều này cho thấy Vietjet Air có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn bằng tài sản thanh toán nhanh tốt hơn Vietnam Airlines và các hãng cùng ngành khác

Vietjet Air Vietnam Airlines Trung bình

Vòng quay khoản phải thu 1.83 6.88 4.34

Bảng 5: Tỷ số hoạt động của Vietjet và công ty cùng ngành

Ước tính chi phí sử dụng vốn trung bình WACC

Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC (Weighted Average Cost of Capital) là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỉ trọng của các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng Nguồn vốn tài trợ bao gồm cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, trái phiếu, nợ vay và các khoản nợ dài hạn khác

WACC: chi phí sử dụng vốn bình quân

𝑊 𝑑 : tỉ trọng của nợ trong cấu trúc nguồn vốn

𝑊 𝑝 : tỉ trọng của cổ phần ưu đãi trong cấu trúc nguồn vốn

𝑊𝑠: tỉ trọng của cổ phần thường trong cấu trúc nguồn vốn

𝑘 𝑑 (1 − 𝑇): chi phí vốn vay sau thuế

𝑘 𝑝 : chi phí cổ phần ưu tiên

𝑘 𝑠 : chi phí cổ phần thường

Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc ra quyết định cơ cấu nguồn vốn nhằm tối đa hóa giá trị cổ phiếu và biết được doanh nghiệp tốn bao nhiêu chi phí cho mỗi đồng được tài trợ Đối với nhà đầu tư, chỉ số này thể hiện lợi nhuận dành cho cổ đông và trái chủ

2.3.2 Ước tính chi phí sử dụng vốn trung bình WACC

Hình 8: Cơ cấu nguồn vốn của Vietjet 2023

2.3.2.2 Chi phí sử dụng vốn vay và chi phí vốn cổ phần thường

Thực tế, có 3 phương pháp để tính chi phí cổ phần thường (suất sinh lợi yêu cầu của cổ phiếu thường):

Phương pháp chiết khấu dòng ngân lưu (mô hình tăng trưởng cổ tức)

Phương pháp lấy lãi suất trái phiếu cộng phần thưởng rủi ro

Mỗi phương pháp trên đều có ưu và nhược điểm riêng Dựa trên nguồn dữ liệu mà nhóm nghiên cứu thu thập được, nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp CAPM (Capital asset pricing model) để xác định chi phí vốn cổ phần thường trong báo cáo này

𝑘 𝑠 : suất sinh lợi yêu cầu của cổ phiếu thường

𝑘 𝑟𝑓 : lãi suất phi rủi ro

𝛽 𝑖 : hệ số 𝛽 (hệ số rủi ro)

Tuy nhiên phương pháp CAPM có vài điều cần lưu ý như sau phương pháp này khó xác định 𝑘 𝑟𝑓 , khó dự đoán được hệ số rủi ro (thường thay đổi theo thời gian) và khó xác định được phần lợi nhuận bù đắp cho rủi ro thị trường

Hình 9: Bảng hồi quy tuyến tính

Theo bảng trên ta có hệ số 𝛽 = 0,62

Hình 10: Bảng giả định mô hình công ty Vietjet

Ta có chi phí sử dụng vốn vay (nợ) của công ty cổ phần hàng không Vietjet 𝑘𝑑 3,35%, thuế suất thu nhập doanh nghiệp hiện hành T = 12,9%, hệ số 𝛽 = 0,9 năm 2023, phần bù rủi ro (km – krf) = 9% và lãi suất phi rủi ro kỳ hạn 10 năm krf = 2,73%

Từ những số liệu trên, ta có: 𝑘 𝑠 = 𝑘 𝑟𝑓 + (𝑘 𝑚 − 𝑘 𝑟𝑓 )𝛽 𝑖

2.3.2.3 Chi phí sử dụng vốn trung bình có trọng số WACC

Chi phí sử dụng vốn trung bình có trọng số:

Định giá doanh nghiệp và định giá cổ phiếu

2.4.1.1 Khái quát các phương pháp định giá doanh nghiệp Định giá doanh nghiệp là quá trình ước tính giá trị của một doanh nghiệp nhằm đáp ứng một mục đích nhất định Quá trình được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp thẩm định giá phù hợp Việc thẩm định giá doanh nghiệp được hiểu là quá trình đánh giá hoặc ước lượng giá trị thị trường của các quyền và lợi ích liên quan đến sở hữu doanh nghiệp cho chủ sở hữu

Một số phương pháp định giá doanh nghiệp tiêu biểu có thể được kể đến như là: Phương pháp định giá theo giá trị nội tại (giá trị tài sản ròng); Phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền (FCFF) Các phương pháp trên giúp các cá nhân, tổ chức có thể đánh giá và ước lượng giá trị thị trường của doanh nghiệp một cách chính xác nhất

2.4.1.2 Phương pháp định giá Vietjet theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần

Phương pháp định giá theo chiết khấu dòng tiền thuần (FCFF) là một phương pháp phổ biến trong việc định giá doanh nghiệp FCFF (Free Cash Flow to Firm) là lượng tiền mà một doanh nghiệp có thể sinh ra từ hoạt động kinh doanh sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí cần thiết để duy trì và mở rộng doanh nghiệp, bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động

FCFFt: Dòng tiền thuần của doanh nghiệp năm t v0: Giá trị doanh nghiệp

WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp

Bằng cách sử dụng phương pháp tính FCFF từ thu nhập trước thuế và lãi suất (EBIT) ta có công thức FCFF như sau:

CFO: Tiền từ hoạt động kinh doanh

IE: Chi phí lãi vay

CAPEX: Chi phí tài sản cố định (Thu mua tài sản cố định, dài hạn - thanh lý tài sản cố định, dài hạn)

Hình 11: Định giá Vietjet theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần

2.4.1.3 Phương pháp định giá Vietjet theo giá trị nội tại (giá trị tài sản ròng)

Giá trị nội tại của doanh nghiệp là tổng giá trị được đánh giá của các bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp theo phương pháp kế toán hiện hành Phương pháp này phản ánh giá trị thực tế, giá bán từng phần các tài sản hiện có của doanh nghiệp ở thời điểm định giá

Giá trị doanh nghiệp (giá trị tài sản ròng) = Tổng giá trị tài sản hiện có - Các khoản nợ

Tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán, bao gồm giá trị các tài sản lưu động, tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn Giá trị các tài sản trên đã được điều chỉnh và đánh giá lại theo giá hiện hành

Tổng các khoản nợ của doanh nghiệp gồm các khoản nợ vay ngắn hạn và dài hạn, các khoản phải trả cho khách hàng, cho công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, các khoản nợ khác Các khoản nợ được phản ánh ở phần nguồn vốn hình thành trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

Căn cứ để xác định giá trị theo phương pháp trên là các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan, các báo cáo kế toán hàng năm của doanh nghiệp trong những năm gần nhất, các báo cáo kiểm kê tài sản, vật tư, hàng hóa, tiền vốn, các biên bản đối chiếu công nợ, các hợp đồng liên doanh liên kết (nếu có), các tài liệu khác về đầu tư tài chính

Hình 12: Định giá Vietjet theo phương pháp định giá theo giá trị nội tại

Vậy giá trị của Công ty cổ phần Vietjet được định giá vào năm 2023 theo phương pháp định giá theo giá trị nội tại là 15.253.140.303.435 tỷ đồng

2.4.2 Định giá cổ phiếu theo phương pháp định giá P/E

Tỷ số P/E là tỷ số giá thị trường 1 cổ phiếu trên thu nhập của một cổ phiếu Chỉ số này phản ánh với 1 đồng thu nhập cổ phiếu nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền

𝐸 Lợi nhuận của một cổ phiếu(EPS) → Giá cổ phiếu = P/E × Lợi nhuận của một cổ phiếu (EPS) Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán

Nhược điểm: Nếu thị trường chứng khoán hoạt động không ổn định thì tỷ số P/E sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu cơ, lũng đoạn thị trường, dẫn đến việc tính toán giá cổ phiếu bị sai lệch

2.4.2.2 Định giá cổ phiếu của công ty Vietjet qua các năm bằng phương pháp định

Năm Giá cổ phiếu (VNĐ/cổ phiếu) EPS (VNĐ/cổ phiếu) P/E

Bảng 7: Chỉ số tài chính của Vietjet qua các năm

Việc định giá và phân tích tình hình tài chính của một công ty trong thị trường tài chính là vô cùng quan trọng trong các quyết định liên quan đến đầu tư tài chính Bài báo cáo này đã hệ thống hóa lại các lý thuyết cơ bản và tiến hành ứng dụng thực tiễn trong việc định giá và phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần hàng không Vietjet

Kết quả phân tích cho thấy tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản, nguồn vốn và doanh thu tăng trưởng khá mạnh mẽ, khả năng thanh toán vượt trội hơn so với trung bình ngành Bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho cũng được kiểm soát tốt với số vòng quay hàng tồn kho lớn hơn trung bình của ngành hàng không Tuy nhiên, ROE của Vietjet còn khá thấp so với trung bình ngành ROA của Vietjet đã thể hiện một hiệu suất tương đối tích cực so với đối thủ cùng ngành, con số này cho thấy công ty đã có khả năng tạo ra lợi nhuận từ mỗi đơn vị của tài sản mà họ sở hữu hoặc điều hành

Với những phân tích trên đây, có thể kết luận rằng công ty cổ phần hàng không Vietjet đang ở trạng thái ổn định Cổ phiếu VJC của công ty phù hợp là một cổ phiếu đáng giá đầu tư

1 Vietjet Air - Hành Trình xây dựng và Phát triển Hiện Thực ‘Giấc Mơ Bay’ Cho đại Chúng Việt Nam (2021) Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2022 Link: https://news.timviec.com.vn/vietjet-air-la-gi-lich-su-phat-trien- cua-hang-hang-khong-gia-re- viet-nam-65778.html (Truy cập 25/2/ 2024)

2 Gia Khánh (2022) Vietjet: Doanh Thu Vận Chuyển Hàng Hóa Năm 2021 Tăng Trưởng Phi Mã

200% Lên Gần 3.000 tỷ đồng, Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam Link: https://cafef.vn/vietjet-doanh-thu-van-chuyen-hang-hoa-nam- 2021-tang-truong-phi-ma-200- len-gan-3000-ty-dong-20220410084247845.chn (Truy cập: 25/2/2024)

3 Bạch Huệ (2022) Đấu Trường Hàng Không Ngày càng Chật Chội: Cạnh Tranh Khốc Liệt, Các

Hãng Bay Lại Nhận thêm ‘Cú đấm’ mới ngốn hàng chục ngàn tỷ từ nhiên liệu bay, Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam Link: https://cafef.vn/dau-truong-hang-khong-ngay-cang-chat- choi-canh-tranh-khoc- liet-cac-hang-bay-lai-nhan-them-cu-dam-moi-ngon-hang-chuc-ngan-ty-tu- nhien- lieu-bay-20220317220057177.chn (Truy cập: 25/1/ 2024)

Ngày đăng: 23/06/2024, 15:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vietjet Air - Hành Trình xây dựng và Phát triển Hiện Thực ‘Giấc Mơ Bay’ Cho đại Chúng Việt Nam (2021) Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2022. Link:https://news.timviec.com.vn/vietjet-air-la-gi-lich-su-phat-trien- cua-hang-hang-khong-gia-re- viet-nam-65778.html (Truy cập 25/2/ 2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietjet Air - Hành Trình xây dựng và Phát triển Hiện Thực ‘Giấc Mơ Bay’ Cho đại Chúng Việt "Nam " (2021) "Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2022
2. Gia Khánh. (2022) Vietjet: Doanh Thu Vận Chuyển Hàng Hóa Năm 2021 Tăng Trưởng Phi Mã 200% Lên Gần 3.000 tỷ đồng, Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam. Link:https://cafef.vn/vietjet-doanh-thu-van-chuyen-hang-hoa-nam- 2021-tang-truong-phi-ma-200- len-gan-3000-ty-dong-20220410084247845.chn (Truy cập: 25/2/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietjet: Doanh Thu Vận Chuyển Hàng Hóa Năm 2021 Tăng Trưởng Phi Mã "200% Lên Gần 3.000 tỷ đồng, Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam
3. Bạch Huệ. (2022) Đấu Trường Hàng Không Ngày càng Chật Chội: Cạnh Tranh Khốc Liệt, Các Hãng Bay Lại Nhận thêm ‘Cú đấm’ mới ngốn hàng chục ngàn tỷ từ nhiên liệu bay, Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam. Link: https://cafef.vn/dau-truong-hang-khong-ngay-cang-chat-choi-canh-tranh-khoc- liet-cac-hang-bay-lai-nhan-them-cu-dam-moi-ngon-hang-chuc-ngan-ty-tu-nhien- lieu-bay-20220317220057177.chn (Truy cập: 25/1/ 2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đấu Trường Hàng Không Ngày càng Chật Chội: Cạnh Tranh Khốc Liệt, Các "Hãng Bay Lại Nhận thêm ‘Cú đấm’ mới ngốn hàng chục ngàn tỷ từ nhiên liệu bay, Kênh thông "tin kinh tế - tài chính Việt Nam
4. CafeF.vn. Link: https://s.cafef.vn/report/cap-nhat-nganh-hang-khong-hang- khong-noi-dia-tang- tich-cuc-dan-dat-da-phuc-hoi-63c5003fe64c254f3aa0ff0a.chn (Truy cập: 25/1/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: CafeF.vn
5. Person (2023) Khai Thác thị trường Mới, vietjet đưa du khách quốc TẾ đến Việt Nam, baochinhphu.vn. Link: https://baochinhphu.vn/khai-thac-thi-truong-moi- vietjet-dua-du-khach- quoc-te-den-viet-nam-102230717104404808.htm (Truy cập: 25/1/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai Thác thị trường Mới, vietjet đưa du khách quốc TẾ đến Việt Nam, baochinhphu.vn
6. Vietjet Air: Bay là thích ngay! Website chính thức. Link: https://www.vietjetair.com/vi/pages/ve-chung-toi-1652684966520 (Truy cập: 25/2/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietjet Air: Bay là thích ngay! Website chính thức
8. Khôi Đ. (2021, June 2). Báo cáo kiểm toán 2020: Vietjet ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Tin Nhanh Chứng Khoán. Link: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/bao-cao-kiem-toan-2020- vietjet-ghi-nhan- ket-qua-kinh-doanh-tich-cuc-post268179.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tin Nhanh Chứng Khoán
Tác giả: Khôi Đ
Năm: 2021

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Các mốc sự kiện quan trọng và giải thưởng  1.1.3. Sứ mệnh và tầm nhìn - Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet
Hình 1 Các mốc sự kiện quan trọng và giải thưởng 1.1.3. Sứ mệnh và tầm nhìn (Trang 7)
Hình 2: Mạng lưới hoạt động - Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet
Hình 2 Mạng lưới hoạt động (Trang 8)
Hình 3: Lượt khách trong nước theo tháng (2022 và 2019) - Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet
Hình 3 Lượt khách trong nước theo tháng (2022 và 2019) (Trang 10)
Hình 4: Báo cáo tài chính Vietjet (2022 và 2021) - Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet
Hình 4 Báo cáo tài chính Vietjet (2022 và 2021) (Trang 14)
Hình 5: Tiềm năng phát triển (Báo cáo KQHDKD T9/2023) - Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet
Hình 5 Tiềm năng phát triển (Báo cáo KQHDKD T9/2023) (Trang 16)
Hình 7: Bảng cân đối kế toán các năm (vn.investing.com) - Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet
Hình 7 Bảng cân đối kế toán các năm (vn.investing.com) (Trang 18)
Bảng 2: Tỷ số hoạt động - Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet
Bảng 2 Tỷ số hoạt động (Trang 19)
Bảng 1: Tỷ số thanh khoản - Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet
Bảng 1 Tỷ số thanh khoản (Trang 19)
Bảng 3: Chỉ số tài chính CTCP Hàng không Vietjet - Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet
Bảng 3 Chỉ số tài chính CTCP Hàng không Vietjet (Trang 20)
Bảng 4: Tỷ số thanh khoản của Vietjet và công ty cùng ngành - Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet
Bảng 4 Tỷ số thanh khoản của Vietjet và công ty cùng ngành (Trang 22)
Bảng 5: Tỷ số hoạt động của Vietjet và công ty cùng ngành - Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet
Bảng 5 Tỷ số hoạt động của Vietjet và công ty cùng ngành (Trang 22)
Bảng 6: Tỷ số thanh khoản khác của Vietjet và công ty cùng ngành - Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet
Bảng 6 Tỷ số thanh khoản khác của Vietjet và công ty cùng ngành (Trang 23)
Hình 8: Cơ cấu nguồn vốn của Vietjet 2023 - Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet
Hình 8 Cơ cấu nguồn vốn của Vietjet 2023 (Trang 25)
Hình 10: Bảng giả định mô hình công ty Vietjet - Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet
Hình 10 Bảng giả định mô hình công ty Vietjet (Trang 26)
Hình 9: Bảng hồi quy tuyến tính - Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet
Hình 9 Bảng hồi quy tuyến tính (Trang 26)
Hình 11: Định giá Vietjet theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần - Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet
Hình 11 Định giá Vietjet theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần (Trang 28)
Hình 12: Định giá Vietjet theo phương pháp định giá theo giá trị nội tại - Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet
Hình 12 Định giá Vietjet theo phương pháp định giá theo giá trị nội tại (Trang 29)
Bảng 7: Chỉ số tài chính của Vietjet qua các năm - Btl tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần hàng không vietjet
Bảng 7 Chỉ số tài chính của Vietjet qua các năm (Trang 30)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w