BTL môn TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP được cung cấp và soạn thảo uy tín từ trường ĐHQG - ĐHBK TP.HCM, ĐH Kinh Tế TP.HCM, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật, ...
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Phân tích các chỉ số tài chính theo xu hướng từ năm 2021-2023
Chỉ số tài chính Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Tỷ số thanh toán hiện hành (Đơn vị: lần) 1.3 1.64 1.72
Tỷ số thanh toán nhanh (Đơn vị: lần) 0.44 0.41 0.56
Tỷ số Vốn lưu động ròng trên Tổng tài sản (%) 16.09 22.47 27.10
Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt (Đơn vị: lần) 0.03 0.05 0.09
Bảng 2.1.1 Tính toán tỷ số thanh khoản
Có thể thấy, tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio) của HSG tăng liên tục từ năm
2021 đến 2023 Vào năm 2021, một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bởi 1.3 đồng tài sản lưu động; tương tự vào năm 2022 là 1.64 đồng và vào năm 2023 là 1.72 đồng Vì vậy, khả năng thanh toán nợ cho chủ nợ của HSG ngày càng cao và vị thế thanh khoản của công ty ngày càng tốt
Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio) của HSG biến động không đều từ năm 2021 đến năm 2023 và có xu hướng tăng Trong 3 năm gần đây, tăng từ 0.44 đến 0.56 Đây là tín hiệu tốt trong mắt các chủ nợ, vì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của HSG ngày càng tăng cao
Vốn lưu động ròng của HSG từ 2021 đến 2023 biến động không đều Ta tính được tỷ số Vốn lưu động ròng trên Tổng tài sản, có thể thấy tỷ số này tăng liên tục từ 2021 đến
2023 Cuối cùng, ta thấy 3 chỉ số trên đều tăng, khẳng định khả năng thanh toán nợ của HSG ngày càng cao
Cuối cùng, tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt (Cash coverage ratio) của HSG luôn bé hơn 1 từ 2021 đến 2023, chứng tỏ doanh nghiệp trong 3 năm này không đủ tiền mặt để chi trả các khoản nợ ngắn hạn ngay lập tức Đây cũng là điều thường xảy ra ở các công ty, vì giữ nhiều tiền mặt thể hiện việc sử dụng tiền mặt kém hiệu quả hoặc không tối đa hóa lợi ích tiềm năng của các khoản vay chi phí thấp Vậy nên, có thể thấy HSG đã sử dụng nguồn tiền mặt của mình hiệu quả Tóm lại, các tỷ số thanh khoản của HSG đều tăng, cho thấy tập đoàn có dòng tiền và năng lực tài chính tốt
Chỉ số tài chính Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Vòng quay tồn kho (Đơn vị: vòng) 4.46 4.54 3.81
Vòng quay khoản phải thu (Đơn vị: vòng) 15.97 18.05 20.83
Kỳ thu tiền bình quân (Đơn vị: ngày) 22.86 22.22 17.52
Vòng quay tài sản (Đơn vị: vòng) 2.2 2.28 1.84
Vòng quay tài sản cố định (Đơn vị: vòng) 6.84 7.88 5.77
Bảng 2.1.2 Tính toán tỷ số hiệu quả hoạt động
Vòng quay tồn kho (Inventory turnover) của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, từ
2021 đến 2022, tăng 0.08 vòng, chứng tỏ hàng hóa ít bị tồn kho hơn năm trước Thế nhưng, từ 2022 đến 2023, chỉ số này giảm nhanh, từ 4.54 vòng xuống 3.81 vòng, chứng tỏ hàng hóa đang có xu hướng ứ đọng và khó bán ra Điều này có thể lý giải bằng hiện tượng suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến việc bán và xuất khẩu tôn thép bị hạn chế hơn
Tỷ lệ vòng quay khoản phải thu năm 2021 là 15,97 vòng, tương ứng với thời gian thu hồi nợ khoảng 22,86 ngày Trong khi đó, DSO (khoảng thời gian thu tiền) năm 2021 là 22,86 ngày Tương tự, DSO năm 2022 và 2023 lần lượt là 22,22 ngày và 17,52 ngày Qua các số liệu này, ta nhận thấy vòng quay khoản phải thu có xu hướng tăng, dẫn đến thời gian thu tiền giảm dần Điều này phản ánh khả năng thu hồi nợ của HSG ngày càng hiệu quả hơn.
Có thể thấy từ năm 2021 đến 2023, vòng quay tài sản và vòng quay tài sản cố định đều có xu hướng giảm Tuy vào năm 2022, tỷ số vòng quay tài sản và vòng quay tài sản cố định tăng, nhưng nó lại nhanh chóng giảm vào năm 2023 Điều này chứng tỏ việc công ty sử dụng tài sản và tài sản cố định giảm hiệu quả, bởi vì sản lượng giảm, dẫn đến giảm hiệu suất sử dụng tài sản cố định
2.1.3 Tỷ số đòn cân nợ
Chỉ số tài chính Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Tỷ số nợ (Đơn vị: %) 59.31 36.07 37.92
Tỷ số nợ dài hạn (Đơn vị: %) 11.55 1.21 0.15
Tỷ số nợ/vốn cổ đông (Đơn vị: %) 145.74 56.43 61.09
Tỷ số tổng tài sản trên vốn (Đơn vị: lần) 2.46 1.56 1.61 Khả năng thanh toán lãi vay (Đơn vị: lần) 14.84 2.46 1.75
Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt (Đơn vị: lần) 0.03 0.05 0.09
Vốn chủ sở hữu (Đơn vị: tỷ đồng) 10.832 10.884 10.780
Tổng tài sản (Đơn vị: tỷ đồng) 26.618 17.025 17.365
Bảng 2.1.3 Tính toán tỷ số đòn cân nợ
Tỷ số nợ của HSG giảm mạnh trong giai đoạn 2021-2022, sau đó tăng nhẹ năm 2023 Tuy nhiên, tỷ số nợ dài hạn liên tục giảm, cho thấy sự giảm phụ thuộc vào vay nợ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng giảm, chứng tỏ sự tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp khi tổng nợ nhỏ hơn vốn chủ sở hữu.
Tỷ số tổng tài sản trên vốn (Equity Multiplier) giảm từ 2021 đến 2022 và tăng từ
2022 đến 2023, nhưng nhìn chung tỷ số này có xu hướng giảm từ 2.46 lần xuống 1.61 lần từ năm 2021 đến 2023, điều này cho thấy công ty sử dụng mức độ vay ngày càng giảm trong quá trình hoạt động, từ đó giảm rủi ro cho doanh nghiệp
Năm 2021, khả năng thanh toán lãi vay là 14.84 lần, chứng tỏ HSG đang có 14.84 đồng lợi nhuận thu được trước thuế và lãi vay từ hoạt động sản xuất kinh doanh để chi trả cho một đồng chi phí lãi vay Tương tự, năm 2022 và 2023 lần lượt là 2.46 và 1.75 đồng Đây là tín hiệu xấu về khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp, vì chỉ số khả năng thanh toán lãi vay giảm liên tục trong 3 năm
2.1.4 Tỷ số khả năng sinh lợi
2.1.4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy Lợi nhuận sau thuế chia cho Doanh thu, nó xác định số lợi nhuận sau thuế trên 100 đồng doanh thu Phản ánh hiệu quả quản lý chi phí của doanh nghiệp Dương là lãi, càng lớn càng tốt
ROS = (Lợi nhuận sau thuế)/(Doanh thu)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Bảng 2.1.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một công ty Qua biểu đồ trên ta thấy ROS của CTCP Hoa Sen năm 2021 nhưng giảm dần qua các năm do tiêu thụ thép cả niên độ 2022/2023 giảm gần 22% trong nước và ngoài nước còn có chính sách Zero Covid của Trung Quốc khiến nhu cầu thép nội địa giảm để khắc phục Trung Quốc cho xuất khẩu thép ra nước ngoài với giá rẻ Bên cạnh đó, cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine gây khủng hoảng giá dầu khiến chi phí vận chuyển tăng cao Đó là những yếu tố khiến ngành thép năm 2022 trở nên ảm đạm và HSG phải chịu ảnh hưởng không nhỏ Trong trường hợp của công ty năm 2021 - 2022, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đã giảm mạnh, chỉ còn 0,51% Điều này cho thấy lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu đã giảm đáng kể so với các năm trước đó Mặc dù công ty không ghi nhận lỗ, nhưng việc tỷ suất lợi nhuận giảm đồng nghĩa với việc doanh thu giảm và chi phí tăng cao Điều này đòi hỏi sự quản lý hiệu quả hơn về chi phí và tăng cường hoạch định chiến lược kinh doanh để đảm bảo sự bền vững trong tương lai
2.1.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA cho biết cứ một trăm đồng tài sản doanh nghiệp hiện có thì bao nhiêu đồng lợi nhuận được mang lại Chỉ số này cho biết thông tin về khoản lãi được tạo ra từ số tài sản trong doanh nghiệp Chỉ số ROA càng cao cho thấy doanh nghiệp càng kiếm được nhiều lợi nhuận từ số tài sản hiện có
ROA = (Lợi nhuận sau thuế)/(Tổng tài sản)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Bảng 2.1.4.2 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)
ROA của doanh nghiệp giảm dần theo các năm và giảm mạnh vào năm 2022, sự biến động này theo chiều hướng khá tiêu cực, cho thấy rằng năm nay đơn vị đã khai thác chưa tốt khả năng sinh lời trên tài sản Từ năm 2021 về sau hiệu quả sử dụng và khai thác tài sản của doanh nghiệp giảm làm cho vòng quay tài sản cũng giảm theo Đây là yếu tố khiến tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản của doanh nghiệp giảm
2.1.4.3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE là chỉ số phản ánh hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn sử dụng Chỉ số này đóng vai trò quan trọng trong phân tích tài chính, giúp các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
ROE = (Lợi nhuận sau thuế)/(Vốn chủ sở hữu)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Bảng 2.1.4.3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Phân tích hoạt động công ty trong quá khứ
So sánh chỉ tiêu kế hoạch và tình hình thực tế trong quá khứ (2021 - 2023)
Kết thúc niên độ tài chính 2021 - 2022, sản lượng tiêu thụ HSG đạt 1.819.009 tấn, hoàn thành 91% kế hoạch; doanh thu đạt 49.711 tỷ đồng, hoàn thành 107% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 251 tỷ đồng, hoàn thành 17% kế hoạch
Bảng 2.2.1: Kết quả kinh doanh hợp nhất NDTC 2021- 2022
Trong niên độ tài chính 2021-2022, lợi nhuận sau thuế giảm so với năm tài chính 2020-2021 do lợi nhuận gộp giảm mạnh Nguyên nhân chủ yếu là giá thép giảm liên tục trong khi nhu cầu tiêu thụ chậm trễ, dẫn đến biên lợi nhuận gộp sụt giảm đáng kể.
Trong năm 2022 HSG đã được dự báo về tình hình kinh tế năm khó khăn và việc cạnh tranh gay gắt tại thị trường nội địa ở năm 2023, các chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, tỷ giá leo thang có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành Tuy nhiên, xét ở góc độ nội tại, HSG vẫn đang duy trì sự ổn định về tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh Chính vì vậy, HSG đặt kế hoạch kinh doanh NĐTC 2022-2023 theo 2 phương án
Kết thúc niên độ tài chính 2021 - 2022, HSG đã đưa ra chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh trong niên độ tài chính 2022 - 2023 như sau:
Bảng 2.2.2: Chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh của HSG trong NĐTC 2022-2023 Đối với hoạt động xuất khẩu, HSG tiếp tục tận dụng tốt các lợi thế mở ra từ các FTA, tìm kiếm, mở rộng các thị trường mới giàu tiềm năng và phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu
Xét riêng ngành thép của HSG, vào quý 3 năm 2023 với việc sản lượng tiêu thụ nội địa toàn ngành thép Việt Nam tăng 1% so với quý 2/2023 và đến quý 4 năm 2023 sản lượng tiêu thụ đã phục hồi 7% nhờ yếu tố mùa vụ Tính chung biên độ của năm 2020 đến 2023 trở đi, biên lợi nhuận gộp của HSG đã rơi xuống mức 9,6% - mức đáy lợi nhuận của một chu kỳ ngành thép Tuy nhiên dự báo kế hoạch của năm 2024 sản lượng tiêu thụ nội địa có thể sẽ tăng 7-10% khi các đại lý gia tăng nhập hàng cho dịp cuối năm và tăng tích trữ hàng tồn kho trong bối cảnh giá thép cuộn cán nóng (HRC) có dấu hiệu tăng trở lại
Kết thúc NĐTC 2022-2023, sản lượng tiêu thụ hợp nhất HSG đạt trên 1.433.830 tấn, hoàn thành 94% kế hoạch; doanh thu hợp nhất HSG đạt 31.651 tỷ đồng, hoàn thành 93% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế hợp nhất HSG đạt 30 tỷ đồng
Kết thúc NĐTC 2022-2023, sản lượng tiêu thụ hợp nhất HSG đạt trên 1.433.830 tấn, hoàn thành 94% kế hoạch; doanh thu hợp nhất HSG đạt 31.651 tỷ đồng, hoàn thành 93% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế hợp nhất HSG đạt 30 tỷ đồng
Bảng 2.2.3: Kết quả kinh doanh hợp nhất NDTC 2022-2023 của HSG so với cùng kỳ
Trong NĐTC 2022-2023, lợi nhuận sau thuế đã kiểm toán đạt 30 tỷ đồng, giảm 221 tỷ đồng so với NDTC 2021-2022 Nguyên nhân chính là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm do tác động từ việc giảm lợi nhuận gộp
Bảng 2.2.4: Kết quả kinh doanh hợp nhất NDTC 2022-2023 trước và sau kiểm toán
Lợi nhuận sau thuế của hợp nhất đã kiểm toán tăng 1,69 tỷ đồng so với lợi nhuận sau thuế BCTC trước kiểm toán, nguyên nhân là do:
Giá vốn hàng bán giảm 3 tỷ đồng
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 8,4 tỷ đồng
Thuế TNDN hoãn lại giảm 7,6 tỷ đồng.
Tiềm năng tăng trưởng của công ty trong tương lai (niên độ 2023-2024)
Dấu hiệu tăng trưởng trở lại
Trong niên độ tài chính 2022/2023 (1/10/2022 – 30/9/2023), Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã cổ phiếu: HSG – HOSE) ghi nhận doanh thu 31650 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chỉ 30 tỷ đồng Nửa cuối năm 2022 khi nhu cầu thép trong nước và quốc tế sụt giảm, lợi nhuận của tập đoàn Hoa Sen cũng theo đó giảm mạnh nhưng đã có dấu hiệu phục hồi kể từ giữa niên độ tài chính 2022/2023 khi nhu cầu thép dần phục hồi, giá các sản phẩm thép dần bật khỏi đáy, chi phí đầu vào thấp hơn và ổn định hơn Cụ thể, tại quý I niên độ tài chính 2023/2024 (1/10/2023 – 31/12/2023), doanh thu của HSG đã đạt 9073 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 103 tỷ đồng Doanh thu của HSG đã tăng 15% so với cùng kì năm ngoái, bên cạnh đó biên lợi nhuận gộp cũng tăng từ 2% tại quý I niên độ tài chính lên 11% tại quý I niên độ tài chính 2023/2024
Hình 2.3 Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen từ đầu năm 2023 đến nay (Nguồn: TradingView) Đánh giá của các tổ chức tài chính
Hiện nay, Maybank Securities Vietnam (MSVN) dự đoán lợi nhuận năm 2024 của HSG sẽ có thể tăng 27 lần so với năm 2023, đạt khoảng 810 tỷ đồng Các tổ chức tài chính khác cũng cho rằng việc tập đoàn Hoa Sen dốc toàn lực hoàn thành hệ thống siêu thị vật liệu xây dựng Hoa Sen Home sẽ tạo động lực tăng trưởng mới cho tập đoàn này Họ đánh giá việc cải thiện và mở rộng hệ thống này là chiến lược tốt hơn so với việc mở rộng năng lực sản xuất thép
Kế hoạch kinh doanh tương lai
Theo như kế hoạch kinh doanh trong niên độ tài chính sắp tới, ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen cho biết tuy thị trường đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhưng vẫn chưa hoàn toàn có thể đạt được mức tăng trưởng mạnh do nền kinh tế trong nước và thế giới vẫn còn nhiều rủi ro
Trong năm 2024, Tập đoàn Hoa Sen lên kế hoạch kinh doanh dựa theo kì vọng về giá nguyên liệu chính sẽ không xảy ra nhiều biến động và tránh vay nợ bằng đồng USD nhằm tránh rủi ro về tỷ giá SSI Research đã dự báo lợi nhuận của Hoa Sen sẽ hồi phục mạnh trong năm 2024 với mức tăng hơn 20 lần so với năm 2023 và thị trường nội địa sẽ phục tốt hơn kênh xuất khẩu Bên cạnh đó, đối với thị trường tiêu thụ, tập đoàn sẽ không chỉ tập trung vào một thị trường duy nhất mà thay vào đó sẽ phân phối đồng đều ở các thị trường khác nhau như nội địa, Châu Âu, Mỹ,…Không chỉ vậy, Tập đoàn Hoa Sen đang hết sức tập trung vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của dự án hệ thống siêu thị vật liệu xây dựng Hoa Sen Home Khi dự án thành công tốt đẹp, tập đoàn sẽ đạt được những tiến triển vượt bậc.
Phân tích và so sánh công ty với 3 công ty cùng ngành năm 2023
Ba công ty cùng ngành bao gồm:
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
CTCP Thép Nam Kim (NKG)
CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE (VGS)
2.4.1 Nhóm chỉ số thanh khoản
Chỉ số tài chính HSG HPG NKG VGS Trung bình
Tỷ số thanh toán hiện hành (Đơn vị: lần) 1.72 1.16 1.37 1.18 1.36
Tỷ số thanh toán nhanh (Đơn vị: lần) 0.56 0.67 0.53 0.84 0.65
Tỷ số Vốn lưu động ròng trên Tổng tài sản (Đơn vị: 27.10 5.97 20.75 9.03 15.71
Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt (Đơn vị: lần) 0.09 0.17 0.12 0.13 0.13
Bảng 2.4.1 Tính toán tỷ số thanh khoản
Trong 4 công ty, HSG có tỷ số thanh toán hiện thời cao nhất, chứng tỏ khả năng thanh toán nợ và vị thế thanh khoản của HSG là cao nhất trong 4 công ty được liệt kê ở bảng 2.4.1 Điều này diễn ra bởi vì HSG có năng lực tài chính tốt Tuy nhiên, tỷ số thanh toán nhanh của HSG lại thấp hơn so với tỷ số trung bình của 4 công ty Chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ở mức thấp Đồng thời, vào năm 2023, các chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của HSG cao, khiến lợi nhuận của HSG ngày càng giảm, dẫn tới khả năng thanh toán nợ ngắn hạn không cao hơn những công ty cùng ngành
Tỷ số Vốn lưu động ròng trên Tổng tài sản của HSG cao nhất và cao hơn trung bình của 4 công ty Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của công ty cao (như đã đánh giá ở tỷ số thanh toán hiện thời) Ta thấy tỷ số thanh toán bằng tiền mặt của HSG thấp và nhỏ hơn 1 Chỉ số này nhỏ hơn chỉ số trung bình, đồng thời cũng nhỏ hơn các công ty cùng ngành Chứng tỏ doanh nghiệp không đủ tiền mặt để chi trả các khoản nợ ngắn hạn ngay lập tức, bởi vì tập đoàn có chính sách hiệu quả trong việc dùng tiền mặt để tối đa hóa lợi ích tiềm năng của các khoản vay chi phí thấp
2.4.2 Nhóm chỉ số đòn cân nợ
Chỉ số tài chính HSG HPG NKG VGS Trung bình
Tỷ số nợ (Đơn vị: %) 37.92 45.24 55.68 59.9 49.69
Tỷ số nợ dài hạn (Đơn vị: %) 0.15 11.55 0.51 17.42 7.41
Tỷ số nợ/vốn cổ đông (Đơn vị: %) 61.09 82.6 125.62 149.38 104.67
Tỷ số tổng tài sản trên vốn (Đơn vị: lần) 1.61 1.83 2.26 2.49 2.05
Khả năng thanh toán lãi vay (Đơn vị: lần) 1.75 3.17 1.61 3 2.38
Bảng 2.4.2 Các tỷ số đòn cân nợ
Ta thấy, tỷ số nợ ở mức dưới 1 và tỷ số nợ của HSG nhỏ hơn mức trung bình Chứng tỏ, so với các công ty cùng ngành, HSG có khả năng thanh toán nợ bằng việc sử dụng các tài sản sẵn có của mình tốt hơn Vì vậy, việc đầu tư vào HSG mang lại ít rủi ro hơn Tỷ số nợ dài hạn của HSG rất thấp so với những công ty khác Với mức chênh lệch lên tới 17.27% so với CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE Vì vậy, so với các công ty khác, việc kinh doanh của doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nợ theo thời gian hơn Giống như tỷ số nợ và tỷ số nợ dài hạn, tỷ số nợ/vốn cổ đông của HSG ở mức thấp hơn mức trung bình Chứng tỏ doanh nghiệp có sự tự chủ về tài chính Khi mà tổng số nợ nhỏ hơn vốn chủ sở hữu, trong khi những công ty khác (NKG và VGS) có số nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu của công ty
Tỷ số tổng tài sản trên vốn nhỏ hơn những công ty khác Điều này một lần nữa khẳng định HSG có năng lực tài chính tốt, khi công ty ít đi vay hơn so với những doanh nghiệp khác, dẫn tới mức rủi ro thấp hơn những công ty khác Về khả năng thanh toán lãi vay, năm 2023, HSG chỉ có 1.75 đồng lợi nhuận thu được trước thuế và lãi vay từ hoạt động sản xuất kinh doanh để chi trả cho một đồng chi phí lãi vay Đây là một chỉ số khá thấp, chứng tỏ so với những doanh nghiệp cùng ngành, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp khá thấp
Tỷ số hoạt động HSG HPG NKG VGS Trung bình Vòng quay hàng tồn kho (đv: lần) 3.75 3.07 3.06 17.23 6.78
Vòng quay hàng tồn kho theo ngày 96.1 117.17 117.75 20.9 87.98
Vòng quay khoản phải thu (đv: lần) 12.84 9.45 9.65 8.59 10.13
Kỳ thu tiền bình quân (đv: ngày) 28.04 38.08 37.3 418.77 130.55
Vòng quay tài sản cố định (đv: lần) 6.31 1.65 7.88 59.97 18.95
Vòng quay tổng tài sản (đv: lần) 1.82 0.63 1.52 3.09 1.77
Bảng 2.4.3: Bảng tỷ số hoạt động
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho cho phép doanh nghiệp biết được thời gian hàng tồn kho được bán hết và tái đầu tư vào hàng tồn kho mới Điều này giúp doanh nghiệp đánh giá và cải thiện quy trình quản lý hàng tồn kho, từ đó tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và tăng cường cạnh tranh trên thị trường Nhìn vào tỷ số vòng quay hàng tồn kho của HSG (3.75 lần) cơ bản đang ở mức tốt đối với các công ty cùng lĩnh vực dù Điều này cho thấy HSG tuy chưa nổi bật nhưng vẫn đang làm khá tốt trong việc quản lý tồn kho, hoạt động kinh doanh ổn định, bán hàng tốt và hàng không bị tồn kho ứ đọng nhiều Còn VGS (17.23 lần) tồn kho rất nhiều so với các công ty cùng ngành
Tỷ số vòng quay khoản phải thu là một chỉ số quan trọng phản ánh hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn (HSG) đạt tỷ số vòng quay khoản phải thu cao nhất là 12,84 lần, cho thấy khả năng thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng nhanh chóng, cải thiện dòng tiền và tăng cường vốn lưu động Mặc dù cần so sánh tỷ số này với các công ty cùng ngành để đánh giá hiệu quả cạnh tranh, nhưng HSG vẫn vượt trội với tỷ số cao nhất Do đó, việc theo dõi và cải thiện tỷ số vòng quay khoản phải thu là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng cường sức cạnh tranh trong ngành.
Trong trường hợp của HPG, tỷ số tài sản cố định đang ở mức rất thấp (1.65 lần) so với các công ty cùng ngành, cho thấy công ty đang sử dụng tài sản cố định không hiệu quả Ngược lại, tỷ số tài sản cố định của VGS đạt mức cao nhất (59.97 lần), cho thấy công ty đang sử dụng tài sản cố định một cách hiệu quả Điều này có thể làm nảy sinh những câu hỏi và đánh giá sâu hơn về cách quản lý và sử dụng tài sản cố định trong kinh doanh của VGS và HPG
Tỷ số vòng quay vòng quay tổng tài sản là một chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp Qua việc so sánh với trung bình của 3 công ty cùng ngành, chúng ta có thể thấy rằng HSG và NKG duy trì mức tỷ số tương đối ổn định, cho thấy sự ổn định trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu Trong khi đó, VGS đạt tỷ số cao nhất cũng như gấp đôi hai công ty còn lại (3.09 lần), cho thấy công ty đang sử dụng tài sản một cách hiệu quả và có khả năng tạo ra doanh thu cao từ mỗi đơn vị tài sản
2.4.4 Nhóm chỉ số khả năng sinh lời
Tỷ số khả năng sinh lời HSG HPG NKG VGS Trung bình Lợi nhuận ròng trên doanh thu 0.0095 0.057 0.006 0.007 0.02
Lợi nhuận trên tổng tài sản ROA 0.0017 0.036 0.095 0.024 0.039
Lợi nhuận trên vốn ROE 0.0027 0.07 0.02 0.06 0.04
Bảng 2.4.4: Bảng các chỉ số sinh lời
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất kinh doanh của một doanh nghiệp Tuy nhiên, khi so sánh các doanh nghiệp, cần phải xem xét đến các yếu tố khác nhau như chiến lược kinh doanh và sách lược sản xuất Mức tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu của HPG là 0.057 có chênh lệch so với các doanh nghiệp cùng ngành cho thấy sự tốt đẹp trong kinh doanh của công ty, nhưng cũng cần phải cẩn trọng khi đưa ra nhận định về năng lực thực sự của các doanh nghiệp khác
Tỷ số ROA là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận Tỷ số này cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc sinh lời từ số vốn đầu tư Về phía các doanh nghiệp, ta có thể thấy được tỷ suất chưa vượt mức tiêu chuẩn điều này phản ánh việc quản lý chưa tốt chi phí khiến cho lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp còn lại thấp đi rất nhiều Nhưng theo báo cáo ngành với hai công ty có tỷ số cao nhất là NKG với tỉ lệ 0.095 và HPG với tỉ lệ 0.036 sẽ có khả năng phục hồi với nguồn cầu tăng nhưng nguồn cung có xu hướng giảm nhẹ trong năm tới
Tỷ số ROE là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nó cho biết tỉ lệ lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra so với tổng số vốn chủ sở hữu
Tỷ số này giúp nhà đầu tư và người quản lý đánh giá được khả năng sinh lời và hiệu quả của việc sử dụng vốn cổ đông Nếu tỷ số ROE cao, điều này có thể cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng vốn hiệu quả và tạo ra lợi nhuận tốt cho cổ đông Ngược lại, nếu tỷ số ROE thấp, có thể doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc sinh lời từ vốn sở hữu Trong trường hợp này so với các công ty còn lại HPG có tỉ số cao nhất với mức 0.07 thể hiện hiệu quả sử dụng vốn dùng trong hoạt động kinh doanh tốt hơn nhiều so với doanh nghiệp đối thủ, củng cố khả năng cạnh tranh của HPG cũng như VGS đã sử dụng vốn vô cùng hiệu quả để công ty có thể đạt mức 0.06 gần bằng với HPG
2.4.5 Nhóm chỉ số giá thị trường
Tỷ số khả thị trường HSG HPG NKG VGS Trung bình
Tỷ số EPS (đơn vị: nghìn đồng) 0.09 1.75 0.45 1.19 0.87
Tỷ số PE (đơn vị: lần) 111.11 5.71 22.22 8.40 36.86
Bảng 2.4.5: Nhóm các chỉ số giá thị trường
Tỷ số EPS là chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư đánh giá sức khỏe của công ty Với EPS của HPG ở mức 1750 đồng, cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành, cho thấy HPG có khả năng vận hành ổn định và kinh doanh hiệu quả Điều này thể hiện sự tin tưởng của nhà đầu tư và là yếu tố quan trọng tác động tới quyết định đầu tư cổ phiếu của doanh nghiệp.
Tỷ số P/E (Price/Earnings) là một chỉ số quan trọng để đánh giá giá trị cổ phiếu của một công ty trên thị trường chứng khoán Tỷ số này cho biết mức độ định giá của cổ phiếu so với lợi nhuận mà công ty tạo ra Với tỷ số P/E thấp nhất trong ngành, HPG (5.71 lần) có thể được xem xét là một cơ hội đầu tư hấp dẫn Tuy nhiên, việc đánh giá cổ phiếu không chỉ dựa vào tỷ số P/E mà còn cần xem xét các yếu tố khác như triển vọng tương lai, cơ cấu doanh thu, và ngành công nghiệp.
ƯỚC TÍNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TRUNG BÌNH WACC
Cơ sở lý thuyết
WACC - Weighted Average Cost of Capital, nghĩa là nghĩa là chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền hay chi phí sử dụng vốn bình quân sau thuế của một doanh nghiệp tính trên tất cả các nguồn tài trợ (nguồn vốn) mà doanh nghiệp huy động được cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu và các hình thức vay nợ khác Nói cách khác, WACC là việc tính bình quân chi phí vốn chủ sở hữu và vốn vay, trong đó, trọng số là tỷ trọng từng nguồn tài trợ trên tổng số vốn huy động được
3.1.2 Ý nghĩa của WACC đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần tính toán, theo dõi WACC thường xuyên để đảm bảo đang sử dụng vốn một cách hiệu quả và có thể đạt được mục tiêu kinh doanh WACC đối với doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp nắm được cơ cấu vốn đầu tư, hỗ trợ ra quyết định mua sắm tài sản mới, xác định được rủi ro kinh doanh và WACC cũng là chỉ số dựa vào để xác định sức khỏe tài chính của doanh nghiệp
Nếu một công ty sử dụng cả nợ và vốn chủ sở hữu, chi phí vốn là bình quân gia quyền của mỗi loại Ta tính WACC như sau:
𝑆+𝐵 ) r B (1- Tc) r WACC : Chi phí sử dụng vốn trung bình
S: Tài sản, vốn cổ phần của doanh nghiệp
B: Nợ của doanh nghiệp r S : Chi phí sử dụng vốn r B : Chi phí sử dụng vốn vay
T c : Thuế thu nhập doanh nghiệp
Tính toán
3.2.1 Cơ cấu nguồn vốn của HSG
Theo số liệu báo cáo tài chính tại website cafef.vn, cơ cấu nguồn vốn của HSG được thể hiện như sau: Đơn vị: nghìn đồng 2021 2022 2023
Tổng tài sản 26.618.030.002.939 17.025.411.187.931 17.365.305.645.644 Đơn vị: %
Bảng 3.2.1: Cơ cấu nguồn vốn của HSG niên độ 2021-2023
3.2.2 Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường
Để tính chi phí vốn cổ phần riêng lẻ, các tác giả sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) thông qua công thức re=Rf +β i(Rm-Rf) Công thức này giúp xác định tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với lợi nhuận giữ lại, dựa trên tỷ suất sinh lời không rủi ro (Rf), beta của cổ phiếu (β i) và chênh lệch tỷ suất sinh lời giữa danh mục đầu tư thị trường (Rm) và Rf.
Rf: Tỷ suất sinh lời (hay lãi suất) phi rủi ro, thường được tính bằng lãi suất trái phiếu của Chính phủ
Rm: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng thị trường βi: Hệ số đo lường rủi ro thực tế của cổ phiếu của công ty so với danh mục thị trường
Mặc dù phương pháp này đơn giản và dễ tính toán, việc xác định hệ số beta thường dựa vào dữ liệu từ các công ty cung cấp dịch vụ hoặc nguồn công khai, dẫn đến áp dụng hệ số beta vào WACC một cách cứng nhắc.
Qua đó, nhóm tác giả cũng đã thu thập dữ liệu để có thể đưa ra ví dụ áp dụng cụ thể: Lãi suất phi rủi ro (Rf) là 10%, tỷ suất sinh lời thị trường (Rm) là 12%, hệ số rủi ro đối với cổ phiếu của công ty X được xác định là 1,5 Vậy, tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư với cổ phần công ty X là: re=Rf +β i(Rm-Rf) = 10% + 1,5(12%-9%) = 14,5%
3.2.3 Chi phí sử dụng vốn trung bình có trọng số WACC
Lấy một ví dụ khác về tính chi phí sử dụng vốn trung bình có trọng số WACC, nhóm tác giả cũng đã thu thập dữ liệu thực tế năm 2023 của HSG tại cafef.vn để có thể đưa ra ví dụ áp dụng cụ thể:
Nguồn vốn Giá trị (nghìn tỷ) Tỷ trọng (%)
Bảng 3.2.3: Chi phí sử dụng vốn trung bình WACC
Theo tính toán, chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là 10%/năm Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là 13,4% Thuế suất thuế TNDN là 20% Áp dụng công thức ở phần 3.1.3, ta được chi phí sử dụng vốn trung bình: r WACC=
ĐỊNH GIÁ CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
Định giá công ty
Trong việc định giá một doanh nghiệp, công ty có nhiều phương pháp được áp dụng, tuy nhiên trong bài báo cáo này, chúng chúng em chọn sử dụng phương pháp dựa trên bảng cân đối kế toán
Phương pháp này được lựa chọn vì tính đơn giản và dễ hiểu của nó Tuy nhiên, đáng tiếc là ít được áp dụng trong thực tế do mang tính chất lí thuyết Nhược điểm là các giá trị của các báo cáo trên bảng cân đối kế toán đều là giá trị lịch sử, nên tính hữu ích đối với các đối tượng sử dụng thông tin về giá trị doanh nghiệp sẽ rất hạn chế Để khắc phục hạn chế này, cần điều chỉnh các giá trị lịch sử trên bảng cân đối kế toán để sát với giá trị hiện tại hơn Ví dụ, có thể sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền để tính toán giá trị hiện tại của các tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp là giá trị của tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm xác định.
Giá trị doanh nghiệp = Tài sản
Giá trị doanh nghiệp 26,618,030 17,025,411 17,365,306 ĐVT: Triệu Đồng
Bảng 4.1.1: Bảng thống kê giá trị doanh nghiệp
Ngoài phương pháp trên, còn có thể sử dụng các phương pháp như: chiết khấu dòng tiền; hiện tại hóa lợi tức cổ phần; lợi nhuận; Chúng ta có thể kết hợp phương pháp định giá dựa trên Bảng cân đối kế toán với các phương pháp khác như phương pháp chiết khấu dòng tiền hay phương pháp so sánh thị trường sẽ giúp nâng cao độ chính xác và hiệu quả của quá trình định giá doanh nghiệp Định giá một doanh nghiệp là một vấn đề lớn và thường không chắc chắn Mọi phương pháp đều chỉ có thể ước lượng tương đối giá trị thực của doanh nghiệp, chứ không thể đảm bảo tính chính xác tuyệt đối Trong quá trình định giá, chúng ta phải đối mặt với sự không chắc chắn về tình hình kinh tế và các yếu tố liên quan…
Các sai số trong định giá doanh nghiệp xảy ra do sự không chắc chắn về kinh tế chứ không phải từ các phương pháp định giá doanh nghiệp Sự không chắc chắn trong định giá doanh nghiệp thường phản ánh sự không chắc chắn trong tình hình kinh tế và thị trường, chứ không phải từ các phương pháp định giá cụ thể Các sai số có thể xuất phát từ việc ước lượng các dòng tiền tương lai, dự báo tăng trưởng, hoặc thậm chí là việc đánh giá rủi ro
Do đó, việc định giá doanh nghiệp không chỉ là một vấn đề của các phương pháp định giá mà còn là sự kết hợp khéo léo giữa kiến thức về kinh tế và tài chính, cùng với sự hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp và ngành công nghiệp mà nó hoạt động.
Định giá cổ phiếu
Trong chứng khoán, chỉ số P/E là viết tắt của Price to Earning Ratio (PER) Chỉ số P/E là chỉ số đánh giá tỷ lệ giữa giá thị trường với thu nhập trên một cổ phiếu Chỉ số này thể hiện mức giá mà một người sẵn sàng bỏ ra để thu lại một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu
Công thức tính P/E như sau:
P/E = Thị giá cổ phiếu/Lợi nhuận của một cổ phiếu (EPS)
Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Thị giá cổ phiếu (VNĐ) 37,426.45 11,548.36 22,797.77
Bảng 4.2.1 Định giá cổ phiếu HSG theo phương pháp P/E
Tỷ số P/E thấp có nghĩa là thị giá cổ phiếu ở mức thấp hoặc lợi nhuận trên một cổ một cổ phiếu rất cao nhưng trong hai năm 2022,2023 lại tăng cực kỳ mạnh (gấp khoảng 8 lần năm 2022 và hơn 100 lần năm 2023) Nguyên nhân làm cho P/E của HSG tăng mạnh là do EPS ở mức quá thấp mà giá thị trường tuy giảm nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến tỷ số P/E Bên cạnh đó, ngành thép nói chung và tập đoàn Hoa Sen nói riêng đều rơi khó khăn do tình hình kinh tế thế giới năm 2022 và 2023 xảy ra nhiều biến động và cực kỳ khó khăn
Chỉ số P/B (Price to Book Ratio) phản ánh mối quan hệ giữa giá thị trường của một cổ phiếu và giá trị sổ sách của nó, thể hiện mức định giá tương đối Chỉ số này cho biết nhà đầu tư đang phải trả bao nhiêu cho mỗi đồng vốn chủ sở hữu của công ty P/B là một công cụ hữu ích để so sánh các cổ phiếu cùng ngành và giúp đánh giá mức định giá của cổ phiếu có hợp lý so với giá trị sổ sách hay không.
Công thức tính P/B như sau:
P/B = Thị giá cổ phiếu/Giá trị thị trường của cổ phiếu
Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Thị giá cổ phiếu (VNĐ) 37,426.45 11,548.36 22,797.77
Bảng 4.2.2 Định giá cổ phiếu HSG theo phương pháp P/B
Trong năm 2021, chỉ số P/B của HSG nhỏ hơn 1, từ đó có thể thấy thị trường đánh giá đánh giá cao tiềm năng phát triển của HSG trong tương lai sau khi vượt qua đại dịch Covid-19 Vì thế các nhà đầu tư sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho giá trị sổ sách Tuy nhiên, trong năm 2022, chỉ số này dưới 1, điều này cho thấy giá trị sổ sách của cổ phiếu đang bị thổi phồng so với giá trị thực mà cổ phiếu đang có Trong năm 2023, khi bước vào giai đoạn phục hồi sau khi nền kinh tế suy thoái, thị giá cổ phiếu của HSG lại được đánh giá cao trở lại từ đó chỉ số P/B cũng lớn hơn 1
4.2.3 Các phương pháp định giá cổ phiếu khác Định giá cổ phiếu là hoạt động đi tìm giá trị nội tại hay giá trị thực của cổ phiếu của các nhà đầu tư chứng khoán Có thể hiểu đơn giản là việc đánh giá giá trị thực của 1 cổ phiếu tại thời điểm hiện tại
Có nhiều các phương thức khác để định giá 1 cổ phiếu ngoài 2 phương pháp P/E và P/B kể trên, chẳng hạn như giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EV/EBITDA) EV/EBITDA là chỉ số được sử dụng để đánh giá giá trị thực của một công ty Chỉ số này giúp đánh giá được giá trị thực của công ty mà không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như giá cổ phiếu hiện tại, tình hình thị trường,…
Bảng 4.2.3.1: bảng tổng hợp kết các quả định giá cổ phiếu
Tỷ lệ EV/EBITDA thấp, điều đó thể hiện rằng doanh nghiệp đó đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực, và ngược lại, nếu tỷ lệ EV/EBITDA cao, tức là công ty đang bị đánh giá cao hơn so với giá trị thực Có thể thấy trong năm 2021, tập đoàn Hoa Sen không được các nhà đầu tư đánh giá cao so với giá trị thực như năm 2022 Lý do cho việc này đến từ việc khủng hoảng hậu Covid và sự vực dậy của Hoa sau khó khăn Sen khiến các nhà đầu tư đánh giá cao tập đoàn Hoa Sen ngày một cao hơn.