1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình tài chính doanh nghiệp (tập 2) phần 1 trường đh tài chính ngân hàng hà nội

172 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Tài Chính Doanh Nghiệp Tập 2
Tác giả TS. Bạch Đức Hiển
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hàng Hà Nội
Thể loại giáo trình
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

- Phần 5: Chi phí sử dụng vốn, đòn bẩy và chính sách cổ tức Phần này trước hết cung cấp những kiến thức cơ bản giúp cho người học hiểu được khái niệm về chi phí sử dụng vốn, cách thức xá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI

Chủ biên: TS Bạch Đức Hiển

GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

TÂP 2

HÀ NỘI – Tháng 1 năm 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI

Chủ biên: TS Bạch Đức Hiển

GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

TÂP 2

HÀ NỘI – Tháng 1 năm 2015

Trang 3

Phần 5: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN, ĐÒN BẨY VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Error! Bookmark not defined

Chương 10: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN 13

10.1 TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN 13

10.2 CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA TỪNG NGUỒN TÀI TRỢ RIÊNG BIỆT 14

10.2.1 Chi phí sử dụng vốn vay 14

10.2.2 Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi 17

10.2.3 Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư 18

10.2.4 Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới 22

10.3 CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN BÌNH QUÂN VÀ CHI PHÍ CẬN BIÊN SỬ DỤNG VỐN 24

10.3.1 Chi phí sử dụng vốn bình quân 24

10.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn 25

10.3.3 Chi phí cận biên sử dụng vốn 27

10.4 KẾT HỢP ĐƯỜNG CHI PHÍ CẬN BIÊN VÀ ĐƯỜNG CƠ HỘI ĐẦU TƯ TRONG VIỆC DỰ TOÁN VỐN 33

Chương 11: ÐÒN BẨY VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 36 11.1 RỦI RO KINH DOANH VÀ ÐÒN BẨY KINH DOANH 36

11.1.1 Rủi ro kinh doanh 36

11.1.2 Đòn bẩy kinh doanh 36

11.2 RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH 46

11.2.1 Rủi ro tài chính 46

11.2.2 Đòn bẩy tài chính 46

11.3 ĐÒN BẨY TỔNG HỢP 57

11.4 CƠ CẤU NGUỒN VỐN 59

11.5 CÁC LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN 60

11.5.1 Lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn tối ưu (quan điểm truyền thống) 60

11.5.2 Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng 62

11.5.3 Lý thuyết M&M về cơ cấu nguồn vốn của công ty 63

11.5.4 Lý thuyết trật tự phân hạng (pecking order theory) 66

11.6 HOẠCH ĐỊNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN MỤC TIÊU 68

11.6.1 Cơ cấu nguồn vốn mục tiêu 68

Trang 4

11.6.2 Các nguyên tắc hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu 69

11.6.3 Các yếu tố chủ yếu cần cân nhắc trong việc hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu 75

Chương 12: ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN DỰ ÁN CÓ SỬ DỤNG VỐN VAY 81 12.1 DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN VAY VÀ CÁC QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ 81 12.1.1 Quan điểm tổng đầu tư 81

12.1.2 Quan điểm của chủ sở hữu 82

12.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG VỐN VAY 83

12.2.1 Phương pháp chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (Phương pháp WACC) 84

12.2.2 Phương pháp giá trị hiện tại điều chỉnh (Phương pháp APV) 87

11.2.3 Phương pháp dòng tiền thuộc vốn chủ sở hữu (Phương pháp FTE) 91

11.2.4 So sánh giữa 3 phương pháp WACC, APV, FTE 95

Chương 13: CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 99 13.1 KHÁI QUÁT VỀ CỔ TỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 99

13.1.1 Khái niệm về cổ tức 99

13.1.2 Hình thức và trình tự trả cổ tức 100

13.2 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 103

13.2.1 Khái niệm và tầm quan trọng của chính sách cổ tức 103

13.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách cổ tức của công ty cổ phần 105

13.3 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG THỰC TIỄN 109

13.3.1 Chính sách ổn định cổ tức 109

13.3.2 Chính sách thặng dư cổ tức 110

13.3.3 Các chính sách cổ tức khác 112

13.4 CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU 113

13.4.1 Khái niệm và những tác động của trả cổ tức bằng cổ phiếu 113

13.4.2 Những điểm lợi và bất lợi trả cổ tức bằng cổ phiếu 115

13.5 MUA LẠI CỔ PHIẾU 116

13.5.1 Khái quát về mua lại cổ phiếu 116

13.5.2 Mua lại cổ phiếu thay vì trả cổ tức 117

Trang 5

Chương 14: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 120

14.1 TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 120

14.1.1 Bảng cân đối kế toán 120

14.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 124

14.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 126

14.1.4 Thuyết minh báo cáo taì chính 126

14.2 CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP 127

14.2.1 Hệ số khả năng thanh toán 128

14.2.2 Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản 132

14.2.3 Hệ số hiệu suất hoạt động 134

14.2.4 Hệ số khả năng sinh lời 137

14.2.5 Hệ số giá trị thị trường 140

14.2.5 Mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (phương pháp phân tích DU PONT) 144

14.3 PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN 147

Chương 15: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 153 15.1 TẦM QUAN TRỌNG VÀ NỘI DUNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 153

15.1.1 Tầm quan trọng của kế hoạch tài chính 153

15.1.2 Nội dung kế hoạch tài chính 153

15.2 CĂN CỨ VÀ TRÌNH TỰ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 154

15.2.1 Những căn cứ chủ yếu lập kế hoạch tài chính 154

15.2.2 Trình tự lập kế hoạch tài chính 155

15.3 NỘI DUNG CHỦ YẾU LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 158

15.3.1 Kế hoạch tài chính hàng năm của doanh nghiệp 158

15.3.2 Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ 163

15.3.3 Dự kiến bảng cân đối tài sản theo các chỉ tiêu tài chính đặc trương 169 Phần 7: NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆPError! Bookmark not defined Chương 16: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP 173 16.1 KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP 173

16.1.1 Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ 173

16.1.2 Nguồn vốn tạm thời và nguồn vốn thường xuyên 174

Trang 6

16.1.3 Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài 178

16.2 NGUỒN TÀI TRỢ NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 182

16.2.1.Những nguồn tài trợ ngắn hạn chủ yếu của doanh nghiệp 182

16.2.2 Những điểm lợi và bất lợi sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn 186

16.3 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI TRỢ DÀI HẠN 187

15.3.1 Nguồn tài trợ dài hạn bên trong 187

16.3.2 Nguồn tài trợ dài hạn bên ngoài 188

16.4 MÔ HÌNH VỀ NGUỒN TÀI TRỢ 189

16.4.1.Nhu cầu tài trợ và nguồn vốn lưu động thường xuyên 189

16.4.2 Các mô hình tài trợ vốn cho doanh nghiệp 191

Chương 17: TÀI TRỢ BẰNG CỔ PHIẾU THƯỜNG VÀ CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI 194 17.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT HÀNH THÊM CỔ PHIẾU THƯỜNG 194

17.1.1 Phát hành cổ phiếu mới không thu tiền 194

17.1.2 Phát hành cổ phiếu mới có thu tiền 195

17.2 PHƯƠNG THỨC PHAT HÀNH CỔ PHIẾU 196

17.2.1 Phát hành riêng lẻ 196

17.2.2 Chào bán ra công chúng 196

17.3 CHÀO BÁN CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG 198

17.3.1 Thủ tục chủ yếu và trình tự chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng199 17.3.2 Các phương thức chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng 202

17.4 HUY ĐỘNG VỐN BẰNG DÀNH QUYỀN MUA CỔ PHIẾU THƯỜNG CHO CỔ ĐÔNG HIỆN HỮU 209

17.4.1 Sự cần thiết dành quyền mua cổ phiếu thường mới cho cổ đông hiện hữu 209 17.4.2 Ước định giá trị quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu 210

17.4.3 Những điểm lợi và bất lợi huy động vốn bằng dành quyền mua cổ phiếu thường cho cổ đông hiện hữu 212

17.5 HUY ĐỘNG VỐN BẰNG CHÀO BÁN THÊM CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG 213

17.6 CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI 217

17.6.1 Những đặc trưng của cổ phiếu ưu đãi 217

17.6.2 Những điểm lợi và bất lợi của việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi 219

Trang 7

Chương 18: TÀI TRỢ BẰNG VAY DÀI HẠN VÀ THUÊ TÀI CHÍNH 221

18.1 HUY ĐỘNG VỐN BẰNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU 221

18.1.1 Các loại trái phiếu doanh nghiệp: 221

18.1.2 Hệ số tín nhiệm và trái phiếu 223

18.1.3 Các phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp 227

18.1.4 Những điểm lợi và bất lợi của huy động vốn bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp (Loại có lãi suất cố định) 227

18.2 HUY ĐỘNG VỐN BẰNG VAY DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH KHÁC 231

18.3 THUÊ TÀI CHÍNH 232

18.3.1 Khái niệm và đặc trưng của thuê tài chính: 232

18.3.2 Các hình thức thuê tài chính 234

18.3.3 Những điểm lợi và bất lợi tài trợ bằng thuê tài chính 238

18.4 TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI 240

18.4.1 Khái niệm và các yếu tố cơ bản của trái phiếu chuyển đổi 240

18.4.2 Lượng định giá trị của trái phiếu chuyển đổi 242

18.4.3 Những điểm lợi và bất lợi tài trợ bằng trái phiếu chuyển đổi 245

18.5 CHỨNG QUYỀN VÀ TRÁI PHIẾU KÈM CHỨNG QUYỀN 247

18.5.1 Chứng quyền 247

18.5.2 Trái phiếu kèm chứng quyền 248

Phần 8: NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH ĐẶC BIỆT 250

Chương 19: SÁP NHẬP, HỢP NHẤT VÀ MUA LẠI DOANH NGHIỆP 250 19.1 KHÁI NIỆM VỀ SÁP NHẬP, HỢP NHẤP VÀ MUA LẠI DOANH NGHIỆP 250 19.1.1 Tăng trưởng của doanh nghiệp 250

19.1.2 Sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp 251

19.2 ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY SÁP NHẬP, HỢP NHẤT VÀ MUA LẠI DOANH NGHIỆP 255

19.2.1 Lợi thế nhờ quy mô (Rconomies of scale) 255

19.2.3 Kết hợp các nguồn lực bổ sung cho nhau 256

19.2.4 Gia tăng năng lực và hiệu quả tài chính 257

19.2.5 Khai thác cơ hội đầu tư 258

19.2.6 Loại bỏ sự thiếu hiệu quả 258

19.2.7 Gia tăng năng lực cạnh tranh 259

Trang 8

19.3 NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH TRONG VIỆC SÁP NHẬP, HỢP NHẤT VÀ MUA

LẠI 259

19.3.1 Đánh giá lợi ích và chi phí 259

19.3.2 Tác động của giao dịch mua lại hay sáp nhập tới thu nhập 1 cổ phần (EPS) 273

Chương 20: TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH TRONG PHÁ SẢN, TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP 281 20.1 TÀI CHÍNH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CHU KỲ KINH DOANH VÀ TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 281

20.1.1 Tài chính trong các giai đoạn chu kỳ kinh doanh 281

20.1.2 Tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp 285

20.2 PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP 291

20.2.1 Khái niệm phá sản doanh nghiệp 291

20.2.2 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản 292

20.3 TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH 294

20.3.1 Sự cần thiết thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp 294

20.3.2 Các giải pháp tài chính trong việc tổ chức lại tổ chức doanh nghiệp 294 20.4 THANH LÝ TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH KHI DOANH NGHIỆP BỊ PHÁ SẢN THEO LUẬT PHÁ SẢN 297

20.4.1 Tổ chức thanh lý tài sản khi thực hiện phá sản doanh nghiệp 298

20.4.2 Trình tự phân chia giá trị tài sản khi phá sản doanh nghiệp 299

PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, tài chính doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, nó liên quan tới tất cả các măt hoạt động và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Qua thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ vừa qua cho thấy sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp chịu sự chi phối rất lớn của chính sách tài chính và các quyết định tài chính chiến lược của doanh nghiệp Hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới Điều đó càng đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao trình độ quản trị tài chính, có chiến lược tài chính phù hợp để tăng năng lực cạnh tranh và

Trang 9

nâng cao hiệu quả kinh doanh Trước bối cảnh đó, việc đổi mới nội dung chương trình giảng dạy bậc đại học để phù hợp và đáp ứng những đòi hỏi cuả xã hội và của nền kinh tế

là rất cần thiết Việc biên soạn cuốn giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà nội là nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước, vừa phù hợp với việc đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà nội nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ tài chính – ngân hàng cho nền kinh tế

Trong việc biên soạn giáo trình này, tập thể tác giả đã cố gắng bám sát yêu cầu của một giáo trình là cơ bản và hiện đại, vừa cung cấp những kiến thức cơ bản, vừa cập nhật

và bổ sung những kiến thức mới về Tài chính doanh nghiệp trên thế giới, đồng thời cũng bám sát những vấn đề về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tài chính ở Việt Nam Vì vậy, giáo trình vừa đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của sinh viên Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà nội, vừa có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu

và các cán bộ nghiệp vụ làm công tác quản lý kinh tế, tài chính nói chung

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp được bố cục thành 8 phần với 20 chương như sau:

- Phần 1: Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp

Trong phần này, xem xét tổng quan về tài chính doanh nghiệp bao gồm các vấn đề

cơ bản như nội dung, vai trò và mục tiêu của tài chính doanh nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp, đồng thời trong phần này cũng đề cập đến vấn đề giá trị theo thời gian của tiền Đây là một khái niệm nền tảng làm cơ sở cho toàn bộ vấn đề tài chính, nó cần phải được quán triệt xuyên suốt quá trình xem xét các vấn đề tài chính của doanh nghiệp

- Phần 2: Lợi nhuận và vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Phần này cung cấp những kiến thức cơ bản và cách thức quản trị các vấn đề về chi phí, doanh thu, lợi nhuận và vốn kinh doanh bao hàm vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp, trong đó đi sâu xem xét việc quản trị vốn bằng tiền, quản trị nợ phải thu và quản trị hàng tồn kho

- Phần 3: Rủi ro, tỷ suất sinh lời và định giá trái phiếu, cổ phiếu

Trang 10

Rủi ro và tỷ suất sinh lời cũng là những yếu tố thường xuyên cần phải quán triệt xuyên suốt quá trình xem xét các vấn đề tài chính của doanh nghiệp Trong phần này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về khái niệm và các công cụ đo lường rủi ro và tỷ suất sinh lời trong hoạt động của doanh nghiệp Trên cơ sở đó sẽ vận dụng vào việc định giá trái phiếu và cổ phiếu của công ty cổ phần

- Phần 4: Quyết định đầu tư dài hạn

Đầu tư và nhất là đầu tư dài hạn là yêú tố tạo ra giá trị mới và từ đó gia tăng giá trị doanh nghiệp Tuy nhiên, thực hiện đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn lớn và đối mặt với rủi ro Vì thế, quyết định đầu tư là một trong những quyết định tài chính chiến lược có tính sống còn của doanh nghiệp, nó đòi hỏi phải có sự tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng và thận trọng Phần này sẽ giúp cho người học hiểu đươc các thước đo tài chính đánh giá đầu tư và trên cơ sở đó nắm vững và vận dụng được các phương pháp đánh giá hiệu quả về tài chính của dự án đầu tư trong điều kiện bình thường và trong điều kiện có rủi ro

- Phần 5: Chi phí sử dụng vốn, đòn bẩy và chính sách cổ tức

Phần này trước hết cung cấp những kiến thức cơ bản giúp cho người học hiểu được khái niệm về chi phí sử dụng vốn, cách thức xác định chi phí sử dụng vốn cho từng nguồn tài trợ riêng biệt và chi phi bình quân sử dụng vốn của doanh nghiệp, việc sử dụng chi phí

sử dụng vốn vào việc đánh giá dự án đầu tư có sử dụng vốn vay Mặt khác, phần này cũng trang bị những kiến thức về hệ thồng đòn bẩy của doanh nghiệp và cách thức sử dụng các loại đòn bẩy đó để gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời cũng xem xét một vấn

đề tài chính rất quan trọng là cơ cấu nguồn vốn và hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu của doanh nghiệp Một vấn đề rất quan trọng cũng được đề cập trong phần này, đó là đánh giá và lựa chọn dự án có sử dụng vốn vay Sau khi xem xét chi phí sử dụng vốn, hệ thống đòn bẩy và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, phần này tiếp tục xem xét vấn đề về cổ tức và chính sách cổ tức của công ty cổ phân

- Phần 6: Kế hoạch hóa tài chính

Kế hoạch hóa tài chính là một nội dung quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp Trong phần này, trước hết nghiên cứu báo cáo tài chính và các hệ số tài chính của doanh nghiệp với góc độ phân tích các hệ số tài chính là một căn cứ quan trọng để lập kế

Trang 11

hoạch tài chính Tiếp đó, sẽ xem xét căn cứ và trình tự lập kế hoạch tài chính, nội dung chủ yếu lập kế hoạch tài chính, trong đó đi sâu hơn vào kế hoạch lưu chuyển tiền tệ

- Phần 7: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp

Bằng cách nào để có tiền cho các hoạt động của doanh nghiệp? Sử dụng các công

cụ tài chính và hình thức huy động vốn nào để có lợi cho doanh nghiệp?Đây là những câu

hỏi luôn luôn đặt ra đối với quản trị tài chính doanh nghiệp Phần này trước hết xem xét

khái quát các nguồn tài trợ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Trên cơ sở đó đi sâu xem xét những vấn đề về những điểm lợi và bất lợi của các công cụ tài chính chủ yếu như cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu doanh nghiệp, thuê tài chính và vay dài hạn khác; cách thức sử dụng các công cụ tài chính này

- Phần 8: Những vấn đề tài chính đặc biệt

Trong phần này, xem xét những vấn đề tài chính trong các tình huống có tính chất đặc biệt như: Vấn đề tài chính trong sáp nhập và mua lại doanh nghiệp; vấn đề tài chính trong phá sản doanh nghiệp và tổ chức lại doanh nghiệp

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp là công trình tập thể do các giảng viên của Bộ mônTài chính thuộc Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà nội và các giảng viên khác bên ngoài Trường tham gia biên soạn và được phân công như sau:

- TS Bạch Đức Hiển - Trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng, Trưởng Bộ môn Tài chính, Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà nội, chủ biên và trực tiếp biên soạn các chương 1, chương 2, chương 10, chương 11, chương 12, chương 13, chương 14, chương

16, chương 17 và đồng biên soạn chương 5, chương 8, chương 15, chương 19

- TS Vũ Văn Ninh - Phó Trưởng Khoa, Trưởng Bộ môn TCDN, Học viện Tài chính, biên soạn chương 7, chương 20

- TS Đoàn Hương Quỳnh- Phó Trưởng Khoa, Phó Trưởng Bộ môn TCDN, Học viện Tài chính, biên soạn chương 12, đồng biên soạn chương 6

- TS Phạm Thị Vân Anh - Phó Trưởng Bộ môn TCDN, Học viện Tài chính, biên soạn chương 3, đồng biên soạn chương 5

- TS Nguyễn Thị Hà - Phó Trưởng Bộ môn TCDN, Học viện Tài chính, đồng biên

Trang 12

soạn chương 6, chương 18

- TS Bạch Thị Thanh Hà – Giảng viên Bộ môn TCDN, Học viện Tài chính, biên soạn chương 4, đồng chủ biên chương 18

- ThS Vũ Thị Hoa – Giảng viên Bộ môn TCDN, Học viện Tài chính, biên soạn chương 9, đồng chủ biên chương 8

- ThS Nguyễn Tuấn Dương – Giảng viên Bộ môn TCDN, Học viện Tài chính, đồng chủ biên chương 15, chương 19

Mặc dù tập thể tác giả đã có nhiều cố gằng, song do khả năng còn hạn chế, thêm vào đó tài chính doanh nghiêp vốn dĩ là vấn đề rất phức tạp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Tập thể tác giả mong nhận được những đóng góp nhận xét để giáo trình được hoàn thiện hơn

Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà nội chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài Trường: PGS.TS Nguyễn Ngọc Ánh; TSKH Bùi Xuân Biên; TS Bùi Văn Vần; TS Nguyễn Minh Hoàng; ThS Võ Thị Pha, đã góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình đánh giá nghiệm thu và hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng khoa học của giáo trình này

Hà Nội, tháng 2 năm 2015

Phòng Quản lý khoa học Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội

Trang 13

Phần 5 CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN, ĐÒN BẨY VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

Chương 10 CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN

10.1 TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư và hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động sử dụng nhiều nguồn vốn hay nói khác đi là nhiều nguồn tài trợ khác nhau như vay vốn, phát hành cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường (đối với công ty cổ phần) v.v.v Để

có quyền sử dụng các nguồn vốn này, doanh nghiệp phải trả một khoản thu nhập nhất định cho nguời cung cấp vốn - Người chủ sở hữu vốn Đó chính là cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng nguồn tài trợ để thực hiện đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh nói chung của doanh nghiệp hay còn gọi là chi phí sử dụng vốn

Trên góc độ tài chính doanh nghiệp, giá hay chi phí sử dụng vốn được xem xét ở đây là chi phí cơ hội và chi phí đó được xác định từ thị trường vốn Chi phí sử dụng vốn

có thể được xác định bằng số tuyệt đối là một số tiền hay được xác định bằng số tương đối

là một tỷ lệ phần trăm (%) Cách thông thường là người ta hay sử dụng tỷ lệ phần trăm (%) Trên góc độ của người đầu tư là người cung cấp vốn cho doanh nghiệp thì chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cung cấp vốn cho doanh nghiệp Mức sinh lời này phải tương xứng với mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có khả năng gặp phải khi cung cấp vốn Nói chung, khi nhà đầu tư nhận thấy mức độ rủi ro của doanh nghiệp lớn hơn thì

họ cũng sẽ đòi hỏi một tỷ suất sinh lời lớn hơn tương xứng với mức rủi ro

Đối với doanh nghiệp là người sử dụng nguồn tài trợ thì chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời tối thiểu cần phải đạt được khi sử dụng nguồn tài trợ đó cho đầu tư hay hoạt

Trang 14

động kinh doanh để đảm bảo cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một

cổ phần là không bị sụt giảm (nói rộng hơn đối với công ty cổ phần là để đảm bảo duy trì giá cổ phần trên thị trường)

Chi phí sử dụng vốn được xác định tại một thời điểm, có thể được xác định cho các

dự án đầu tư hay một doanh nghiệp nhưng cần phải được xác định trên cơ sở xem xét các chi phí vốn ở hiện tại chứ không phải dựa trên chi phí trong quá khứ

Việc xem xét chi phí sử dụng vốn là vấn đề rất quan trọng đối với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp:

- Xem xét chi phí sử dụng vốn tạo ra tầm nhìn cho nhà quản trị khi xem xét chiến lược huy động vốn của doanh nghiệp

- Chi phí sử dụng vốn là một căn cứ quan trọng để lựa chọn dự án đầu tư làm gia tăng giá trị doanh nghiệp

10.2 CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA TỪNG NGUỒN TÀI TRỢ RIÊNG BIỆT

Mỗi ngưồn tài trợ hay nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng có đặc điểm khác nhau

và chi phí khác nhau Sau đây sẽ xem xét chi phí sử dụng vốn của từng nguồn tài trợ riêng biệt

10.2.1 Chi phí sử dụng vốn vay

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động, doanh nghiệp có thể sử dụng vốn vay như vay vốn Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác, phát hành trái phiếu (đối với một số loại hình doanh nghiệp) v.v.v Khi sử dụng vốn vay doanh nghiệp phải tạo ra khoản lợi nhuận tối thiểu bằng số tiền lãi vay phải trả cho chủ nợ thì mới đảm bảo thu nhập của chủ sở hữu không bị sụt giảm Do vậy, chi phí sử dụng vốn vay là tỷ suất sinh lời tối thiểu

mà doanh nghiệp cần phải đạt được từ việc sử dụng vốn vay đế sao cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập của một cổ phần là không bị sụt giảm

Một trong những ưu thế khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay là tiền lãi vay phải trả được coi là khoản chi phí hợp lý và được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, đây cũng được xem là một “lá chắn thuế” Do vậy, khi xem xét chi phí sử dụng vốn vay cần phân biệt hai trường hợp: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế và chi phí sử dụng vốn

Trang 15

vay sau thuế

- Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế

Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là tỷ suất sinh lời tối thiểu doanh nghiệp phải đạt được khi sử dụng vốn vay chưa tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp để tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu không bị sụt giảm và có thể hiểu qua công thức sau:

- Vt: Là số tiền vay thực tế mà doanh nghiệp thực sự sử dụng được cho đầu tư

- Tt: Là số vốn gốc và tiền lãi doanh nghiệp trả ở năm thứ t cho chủ nợ hay người cho vay (t = )

- rdt: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế

Trang 16

+ Năm thứ 3: 43,5 triệu đồng

+ Năm thứ 4: 44,75 triệu đồng

Vậy, chi phí sử dụng khoản tiền vay trước thuế của doanh nghiệp là bao nhiêu? Nếu gọi rdt là chi phí sử dụng khoản tiền vay trước thuế thì nó được thể hiện qua biểu thức sau:

Sử dụng phương pháp nội suy sẽ xác định được rdt 15,74%

- Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế

Một công ty cổ phần huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường thì khoản thu nhập trả cho người cung cấp vốn là lấy từ thu nhập sau thuế Trong khi đó, nếu công ty sử dụng vốn vay lãi tiền vay phải trả được coi là một khoản chi phí hợp lý và được trừ vào phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp Như vậy, công ty phải nộp thuế thu nhập ít hơn so với trường hợp sử dụng tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu Đây là một lợi ích chủ yếu của việc sử dụng vốn vay Khoản thuế thu nhập công ty phải nộp ít hơn

đó được các nhà kinh tế gọi là khoản tiết kiệm thuế hay “Lá chắn thuế của lãi vay” và có thể xác định theo công thức sau:

BI = I x t

Trong đó: - BI: Khoản tiết kiệm thuế do sử dụng vốn vay hay “Lá chắn thuế của lãi vay” tính cho 1 năm

- I: Lãi vay vốn phải trả trong năm

- t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Khoản tiết kiệm thuế đã khiến cho chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn so với sử dụng các nguồn tài trợ khác Do vậy, để so sánh chi phí sử dụng các nguồn tài trợ khác nhau cần tính về chi phí sử dụng vốn sau thuế để đảm bảo sự so sánh đồng nhất

Trang 17

Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế có thể xác định theo công thức sau:

rd = rdt x (1 - t) Trong đó:

- rd: Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế

- rdt: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế

- t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Như vậy, có thể thấy chi phí sử dụng vốn vay sau thuế sẽ thấp hơn chi phí sử dụng vốn vay trước thuế do lãi vay được tính trừ vào thu nhập chịu thuế, từ đó làm giảm bớt gánh nặng chi phí sử dụng vốn đối với vốn vay đó cũng là tác động lá chắn thuế của lãi tiền vay

Với thí dụ trên, doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập là 28% thì chi phí sử dụng vốn vay sau thuế của khoản vay trên sẽ là:

rd = 15,74 x (1 - 28%)  11,33%

10.2.2 Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi

Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi Loại cổ phiếu

ưu đãi thường được các Công ty cổ phần ở nhiều nước sử dụng là loại cổ phiếu ưu đãi có cổ tức cố định và không có quyền biểu quyết Đây là loại chứng kho¸n lai ghép giữa cổ phiếu thường và trái phiếu

Đối với Công ty cổ phần, chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi là tỷ suất sinh lời tối thiếu cần phải đạt được khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi để đầu tư sao cho thu nhập trên 1 cổ phần hay giá cổ phiếu của công ty không bị sụt giảm Và có thể được xác định bằng công thức sau:

r𝑓 = Df

𝑃𝑓(1−𝑒) Hoặc r𝑓 = Df

𝑃𝑓𝑛

Trong đó:

- rf: Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi

- Df: Cổ tức của 1 cổ phần ưu đãi

Trang 18

- Pf: Giá phát hành một cổ phiếu ưu đãi

- e: Tỷ lệ chi phí phát hành tính theo giá phát hành

- Pfn: Giá phát hành ròng của 1 cổ phiếu ưu đãi

10.2.3 Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư

Công ty cổ phần cũng như các doanh nghiệp khác có thể sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để lại tái đầu tư Đây là nguồn vốn chủ sở hữu nội sinh của công ty

Xét về mặt kế toán, khi doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp không phải trả một khoản chi phí nào cho việc sử dụng nguồn vốn này Tuy nhiên, trên góc

độ tài chính phải tính đến chi phí cơ hội của số lợi nhuận giữ lại

Lợi nhuận sau thuế của công ty sau khi trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi (nếu có) thuộc quyền sở hữu của cổ đông thường Cổ đông có thể nhận toàn bộ số lợi nhuận đó dưới hình thức cổ tức và sau đó có thể sử dụng số tiền cổ tức nhận được để đầu tư vào nơi khác hoặc theo một cách khác, cổ đông nhận một phần lợi nhuận sau thuế dưới hình thức cổ tức, còn một phần để lại công ty để tái đầu tư Vậy, vấn đề đặt ra khi nào cổ đông có thể chấp nhận

để lại lợi nhuận để tái đầu tư?

Nếu công ty quyết định sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư thì công ty cần phải đảm bảo đạt được tỷ suất sinh lời tối thiểu bằng tỷ suất sinh lời mà cổ đông có thể thu được khi

sử dụng số tiền đó đầu tư vào nơi khác với mức độ rủi ro tương đương với mức rủi ro hiện tại của công ty

Từ đó có thể rút ra, chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông đối với cổ phần thường của công ty

- Xác định chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư

Có ba phương pháp chủ yếu xác định chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư:

a Phương pháp theo mô hình tăng trưởng cổ tức

Đây là một phương pháp thường được sử dụng Theo mô hình tăng trưởng cổ tức, giá cổ phiếu thường là giá trị hiện tại của dòng cổ tức mà nhà đầu tư kỳ vọng thu được ở tương lai và được xác định theo công thức sau:

Trang 19

P0 = D1(1 + re)1+ D2

- P0: Giá hiện hành của cổ phiếu thường

- Dt: Cổ tức dự tính nhận được trong năm thứ t

- re: Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông đối với cổ phần thường

Trường hợp giả định cổ tức tăng đều đặn hàng năm với tốc độ tăng trưởng là g thì giá cổ phiếu được xác định bằng công thức:

+ g là tốc độ tăng trưởng cổ tức đều đặn hàng năm dự tính

Từ công thức trên, có thể suy ra tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông và cũng chính

là chi phí sử dụng lợi nhuận để lại được xác định theo công thức sau:

re = D1

P0 + g Cách xác định chi phí sử dụng lợi nhuận để lại như trên đã nêu được gọi là phương pháp theo mô hình tăng trưởng cổ tøc hay phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) Trong phương pháp này, việc xác định tốc độ tăng trưởng cổ tức đều đặn hàng năm (g) trong tương lai là vấn đề không đơn giản Thông thường, đối với các công ty mà việc trả cổ tức không có sự tăng, giảm đột biến các nhà đầu tư dựa vào tình hình và số liệu trả cổ tức trong những năm đã qua để xác định tốc độ tăng trưởng cổ tức bình quân từ đó dự kiến cho tương lai Đối với các công ty có cổ tức trả không ổn định phải xem xét kỹ đồng thời tham khảo

Trang 20

ý kiến dự báo của các nhà phân tích chứng khoán để dự tính

Ví dụ về xác định chi phí sử dụng lơị nhuận để lại: Giá hiện hành 1 cổ phiếu thường trên thị trường của công ty A là 23.000đ, cổ tức kỳ vọng trong năm tới là 1.240đ/cổ phần

và tốc độ tăng cổ tức trong những năm sắp tới 8%/năm, Công ty dự định trong năm tới dành 40% lợi nhuận sau thuế để lại tái đầu tư Vậy, chi phí sử dụng lợi nhuận để lại là:

re =

1.240

+ 8% = 13,4%

23.000 13,4% là tỷ suất sinh lời mà cổ đông đòi hỏi và cũng là tỷ suất sinh lời tối thiểu cần phải đạt được khi công ty quyết định giữ lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư

Sử dụng phương pháp theo mô hình tăng trưởng cổ tức để xác định chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư có những ưu điểm, hạn chế chủ yếu sau:

Ưu điểm: Phương pháp này dễ hiểu và dễ sử dụng

Hạn chế: Phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho những công ty cổ phần có trả cổ

tức và cổ tức không có sự tăng, giảm đột biến; Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại xác định theo phương pháp này rất nhạy cảm với tốc độ tăng trưởng cổ tức ước định (g); Phương pháp này cũng không cho thấy một cách rõ dàng tác động của yếu tố rủi ro đến chi phí sử dụng vốn của công ty

b Phương pháp mô hình định giá tài sản (phương pháp CAPM)

Mô hình định giá tài sản cho thấy mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi và mức bù rủi ro, do vậy có thể sử dụng phương pháp CAPM để xác định chi phí

sử dụng lợi nhuận để lại và có thể xác định theo công thức sau:

ri = Rf + βi(Rm – Rf) Trong đó:

ri: Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với cổ phiếu i

Rf: Tỷ suất sinh lời (hay lãi suất) phi rủi ro, thường được tính bằng lãi suất trái phiếu của Chính phủ

Rm: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng thị trường

Trang 21

βi: Hệ số rủi ro của cổ phiếu i

Ví dụ: lãi suất phi rủi ro (Rf)là 8%, tỷ suất sinh lời thị trường (Rm) là 13%, hệ số rủi

ro đối với cổ phiếu của công ty X được xác định là 1,2 Vậy, tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư hay cổ đông đối với cổ phần của công ty X là:

Rx = rsx = 8% + 1,2.(13% - 8%) = 14%

14% cũng là chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư của công ty X

Áp dụng phương pháp CAPM để xác định chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu

tư có ưu điểm chủ yếu sau: phương pháp này cho thấy tác động của rủi ro đến chi phí sử

dụng vốn một cách rõ ràng, mặt khác phương pháp này có thể áp dụng cho cả các công ty trả cổ tức ổn định hay không ổn định cũng có nghĩa là nó có thể sử dụng cho nhiều tình

huống hơn Tuy vậy, phương pháp này cũng có một số hạn chế: việc sử dụng phương pháp

nay đòi hỏi phải ước định mức bù rủi ro thị trường và hệ số rủi ro cổ phiếu của công ty Đây là vấn đề không đơn giản, hơn nữa các yếu tố này thường thay đổi theo thời gian Mặt khác, cũng giống như phương pháp theo mô hình tăng trưởng cổ tức, khi sử dụng phương pháp CAPM là dựa vào quá khứ để dự đoán tương lai Hiện nay, các điều kiện của nền kinh tế thay đổi rất nhanh, v× thế quá khứ không phải luôn luôn là sự chỉ dẫn tốt cho tương lai

c Phương pháp theo lãi suất trái phiếu cộng thêm mức bù rủi ro

Cơ sở chủ yếu của phương pháp này thể hiện ở chỗ: Người đầu tư vào trái phiếu công ty sẽ chịu rủi ro Ýt hơn so với cổ đông là người đầu tư vào cổ phiếu của công ty, do vậy tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông có thể xác định bằng cách lấy lãi suất trái phiếu của công ty cộng thêm một mức bù rủi ro Như vậy, công ty có rủi ro cao thì lãi suất trái phiếu của công ty cũng ở mức cao và hiển nhiên mức bù rủi ro đòi hỏi của cổ đông cũng cao hơn, từ đó có thể rút ra:

Chi phí sử dụng LN để lại= Lãi suất trái phiếu+ Mức bù rủi ro tăng thêm

Lãi suất trái phiếu được xác định là lãi suất đáo hạn của trái phiếu (YTM) Ở Mỹ, mức bù rủi ro tăng thêm theo các nhà kinh tế là khoảng từ 3% - 5%

Ví dụ, công ty cổ phần X vừa phát hành 1 loại trái phiếu có lãi suất cố định 9%/năm,

Trang 22

mỗi năm trả lãi 1 lần ở cuối mỗi năm, thời hạn là 5 năm Mức bù rủi ro tăng thêm được xác định là 4% Vậy, chi phí sử dụng lợi nhuận để lại sẽ là:

re = 9% +4% = 13%

Nhìn chung, phương pháp có ưu điểm dễ hiểu, nó cũng cho thấy mối líên hệ giữa rủi ro và chi phí sử dụng vốn, tuy nhiên hạn chế chủ yếu ở chỗ, phương pháp này mang tính chủ quan khá cao trong việc xác định mức bù rủi ro tăng thêm

Trên đây là 3 phương pháp chủ yếu xác định chi phí sử dụng lợi nhuËn để lại tái đầu tư Xem xét rộng hơn cũng có thể thấy rằng, trong trường hợp muốn xác định chi phí

sử dụng cổ phần thường hiện hành của công ty thì chi phí sử dông cổ phần thường hiện hành cũng chính là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông đối với cổ phần thường hiện hành

mà công ty đang sử dụng

10.2.4 Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới

Để tăng thêm vốn đầu tư, công ty cổ phần có thể thực hiện huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu thường mới bán ra thu thêm tiền vốn Đây là nguồn vốn chủ sở hữu ngoại sinh của công ty

Khi công ty phát hành thêm cổ phiếu thường mới để tăng thêm vốn đầu tư, công ty phải chịu thêm hai tác động chủ yếu liên quan đến chi phí sử dụng vốn:

- Giá phát hành cổ phiếu thường mới thông thường sẽ thấp hơn giá thị trường của

cổ phiếu trước thời điểm phát hành

- Để phát hành cổ phiếu mới, công ty phải chịu chi phí phát hành, số chi phí này làm giảm số tiền vốn thực thu được khi phát hành cổ phần mới

Nếu gọi: P'0 là giá phát hành 1 cổ phiếu thường mới

e là tỷ lệ chi phí phát hành so với giá phát hành, vậy giá ròng phát hành 1 cổ phiếu thường mới (Pro) sẽ là: Pro = P'0 (1-e)

Sử dụng mô hình ước định giá cổ phiếu có thể xác định được chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới theo công thức sau:

Trang 23

Hoặc rc=

D1

+ g P'0(1-e)

Do khi phát hành cổ phiếu thường mới công ty phải chịu chi phát hành và giá phát hành thường thấp hơn giá thị trường hiện hành, vì thế, chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới cao hơn so với chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư và cũng lớn hơn chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu

Vậy, có thể rút ra: Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới là tỷ lệ sinh lời tối thiểu

mà công ty cần đạt được khi sử dụng số vốn huy động bằng phát hành cổ phiếu thường mới

để sao cho thu nhập trên một cổ phần của các cổ đông hiện hành hay giá cổ phiếu của công

ty không bị sụt giảm

Giả sử công ty A như đã nêu trong ví dụ trên, ngoài số lợi nhuận dự tính giữ lại để tái đầu tư, công ty dự kiến phát hành thêm cổ phiếu thường mới để huy động thêm vốn đầu tư, giá phát hành dự kiến là 23.000 đ/CP và chi phí liên quan đến phát hành cổ phiếu mới là 10% so với giá phát hành Từ đó, có thể xác định được chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới:

số vốn cổ phần mới thực tế huy động được đưa vào đầu tư thì khi đó mức thu nhập trên một cổ phần (EPS) sẽ không bị giảm đi so với mức kỳ vọng dự tính trước khi phát hành cổ phiếu mới và cũng sẽ duy trì được mức cổ tức của một cổ phần theo như dự kiến, từ đó giá

cổ phiếu thường của công ty sẽ không bị sụt giảm Ngược lại, nếu tỷ suất sinh lời của số vốn cổ phần thực tế huy động được đưa vào đầu tư đạt được thấp hơn 14% thì sẽ dẫn đến thu nhập và cổ tức của một cổ phần sẽ thấp hơn mức dự kiến và do vậy, giá cổ phiếu của

Trang 24

công ty sẽ bị giảm đi Đương nhiên, nếu công ty đạt được tỷ suất sinh lời trên 14% thì sẽ làm cho giá cổ phiếu của công ty tăng lên

10.3 CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN BÌNH QUÂN VÀ CHI PHÍ CẬN BIÊN SỬ DỤNG VỐN

10.3.1 Chi phí sử dụng vốn bình quân

Trong phần trên đã xem xét chi phí của từng nguồn tài trợ riêng biệt Tuy nhiên, thông thường trong thực tế hoạt động kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc đầu tư, doanh nghiệp phải huy động sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau và mỗi nguồn tài trợ

có chi phí sử dụng vốn không giống nhau Do vậy, cần xác định chi phí sử dụng vốn bình quân

Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền và có thể được xác định bằng công thức sau:

WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân

E: Vốn chủ sở hữu (bao hàm cổ phiếu thường và lợi nhuận tái đầu tư)

Cf: Vốn tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi

rE: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (bao hàm chi phí sử dụng cổ phiếu thường và chi phí sử dụng lợi nhuËn tái đầu tư)

V: Tổng nguồn vốn hay tổng số vốn huy động từ các nguồn tài trợ

ri: Chi phí sử dụng vốn của vốn i

Wi: Tỷ trọng của nguồn vốn i trong tổng nguồn tài trợ

Trang 25

i: Nguồn tài trợ tính theo thứ tự (i = )

Khi tính chi phí sử dụng vốn bình quân thì chi phí sử dụng vốn của từng nguồn tài trợ riêng biệt đưa vào tính toán phải là chi phí sử dụng vốn sau thuế

Có thể xem xét chi phí sử dụng vốn bình quân theo thí dụ sau:

Một công ty cổ phần có tổng số vốn là 8.000 triệu đồng và được hình thành từ các nguồn tài trợ sau:

Bảng 10.1: Nguồn vốn của công ty

Đơn vị: Triệu đồng

3 Vốn chủ sở hữu (cổ phần thường và lợi

Kết cấu nguồn vốn trên được xem là tối ưu Trong năm tới công ty dự kiến huy động

2000 triệu đồng vốn cho đầu tư và việc huy động vốn được thực hiện theo kết cấu nguồn vốn tối ưu, trong đó công ty dự kiến số lợi nhuận để tái đầu tư là 1.060 triệu đồng Theo tính toán chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là 10%/năm, chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi

là 10,3%, chi phí sử dụng lợi nhuận để lại là 13,4% Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 28%

Từ đó, có thể tính được chi phí sử dụng vốn bình quân cho đầu tư của công ty:

- Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế: 10% x (1 - 28%) = 7,2%

- Chi phí bình quân sử dụng vốn:

WACC = (45% x 7,2%) + (2% x 10,3%) + (53% x 13,4%) = 10,548%

10.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn

Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố Có thể

n

, 1

Trang 26

chia các nhân tố đó thành hai loại: Các nhân tố doanh nghiệp không thể kiểm soát và các nhân tố doanh nghiệp có thể kiểm soát

a Những nhân tố doanh nghiệp không thể kiểm soát

Đây là những nhân tố có tính khách quan nằm ngoài sự kiểm soát trực tiếp của doanh nghiệp Hai nhân tố quan trọng nhất thuộc nhóm này la lãi suất thị trường và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

- Lãi suất thị trường

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sử dụng vốn vay Nếu lãi suất thị trường tăng lên, thì doanh nghiệp phải trả cho người cho vay khoản lãi tiền vay nhiều hơn Mặt khác, khi lãi suất thị trường tăng lên sẽ kéo theo tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với vốn cổ phần tăng lên, từ đó làm tăng chi phí sử dụng cổ phần thường và cổ phần

ưu đãi Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm xuống sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn vay của doanh nghiệp giảm xuống

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Như phần trên đã nêu việc sử dụng vốn vay đã tạo ra khoản tiết kiệm thuế cho doanh nghiệp, từ đó làm giảm chi phí sử dụng vốn vay Do vậy, nếu các yếu tố khác không có gì thay đổi việc giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ làm

b Những nhân tố doanh nghiệp có thể kiểm soát

Một doanh nghiệp có thể tác động trực tiếp đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp đó thông qua những nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được như cơ cấu nguồn vốn, cổ tức, quyết định đầu tư.v.v

- Chính sách tài trợ

Mỗi loại nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn khác nhau Chi phí bình quân sử dụng vốn (WACC) phụ thuộc trực tiếp vào hai yếu tố: chí phí sử dụng của từng nguồn vốn và tỷ trọng của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Do vậy, khi doanh nghiệp thay đổi tỷ trọng nguồn vốn mục tiêu sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bính quân của doanh nghiệp thay đổi Có thể nhận thấy chi phí sử dụng vốn vay sau thuế thấp hơn chi phí

sử dụng vốn cổ phần thường và vốn cổ phần ưu đãi, do vậy nếu thay đổi theo hướng tăng

Trang 27

tỷ trọng vốn vay trong cơ cấu nguồn vốn mục tiêu sẽ có khuynh hướng làm giảm chi phí bình quân sử dụng vốn và ngược lại Tuy nhiên, cần thấy rằng khi việc sử dụng vốn vay tăng lên sẽ làm tăng thêm rủi ro cho cả người cho vay và cổ đông và tới một giới hạn nhất định tỷ suất sinh lời đòi hỏi của các nhà đầu tư sẽ tăng lên và cũng sẽ làm cho chi phí bình quân sử dụng vốn tăng lên

- Chính sách cổ tức

Chính sách này ảnh hưởng đến khoản lợi nhuận giữ lại tái đầu tư của công ty cổ phần Như phần trên đã nêu chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư thấp hơn chi phí sử dụng cổ phiếu thường, bởi lẽ khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường công ty phải chịu chi phí phát hành Do đó, nếu công ty trả cổ tức với tỷ lệ cao sẽ khiến cho lợi nhuận giữ lại nhỏ hơn và như vậy để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư công ty phải phát hành cổ phiếu mới từ đó khiến cho chi phí sử dụng vốn bính quân của công ty tăng lên Ngược lại, nếu công ty trả cổ tức ít hơn thì khoản lợi nhuận để lại tái đầu tư sẽ nhiều hơn

và công ty sẽ có thể không phải phải phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn cho đầu tư,

từ đó làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty giảm xuống

- Chính sách đầu tư

Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro của khoản đầu

tư mà doanh nghiệp thực hiện Thông thường khi tính chi phí sử dụng vốn người ta sử dụng

tỷ suất sinh lời đòi hỏi đối với các tài sản hiện tại của doanh nghiệp với giả định việc sử dụng vốn mới tăng thêm đầu tư vào các tài sản cùng loại giống như tài sản hiện tại và cùng mức độ rủi ro như tài sản hiện tại Nhìn chung, giả định như vậy là đúng, vì thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản tương tự như những tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng Tuy nhiên, một khi doanh nghiệp có sự thay đổi lớn về chiến lược đầu tư chẳng hạn doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào một ngành kinh doanh mới, một loại sản phẩm mới…làm cho mức độ rủi ro của khoản đầu tư có sự thay đổi đáng kể so với rủi

ro hiện tại của doanh nghiệp, khi đó tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi sẽ tăng lên Và

vì vậy, chi phí sử dụng vốn bính quân cũng sẽ tăng lên

10.3.3 Chi phí cận biên sử dụng vốn

a Khái niệm về chi phí cận biên

Trang 28

Chi phí cận biên sử dụng vốn (MCC) là chi phí cho đồng vốn mới nhất mà doanh nghiệp huy động tăng thêm vào đầu tư hay hoạt động kinh doanh

Khi doanh nghiệp huy động vốn, nếu quy mô vốn huy động của doanh nghiệp gia tăng và tới một mức giới hạn nhất định sẽ làm cho chi phí cận biên sử dụng vốn tăng lên Bởi vì, khi quy mô vốn huy động vượt qua một điểm giới hạn nhất sẽ làm tăng thêm rủi ro cho những người cung cấp vốn cho doanh nghiệp, khi đó người cung cấp vốn sẽ đòi hỏi một tỷ suất sinh lời cao hơn đối với số vốn gia tăng để bù đắp cho sự rủi ro tăng thêm mà

họ có thể phải gánh chịu

b Điểm gẫy

Một trong những yêu cầu quan trọng đối với việc huy động vốn của doanh nghiệp

là tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn đồng thời tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp Để thực hiện yêu cầu này, thông thường các doanh nghiệp thực hiện huy động vốn theo kết cấu nguồn vốn tối ưu hay kết cấu nguồn vốn mục tiêu đã được xác định mà trong đó, trọng tâm

là phối hợp cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay Khi huy động các nguồn vốn riêng biệt trong quá trình phối hợp các nguồn vốn để đảm bảo cơ cấu nguồn vốn tối ưu Doanh nghiệp

sẽ huy động lần lượt theo trình tự: Huy động số vốn có chi phí thấp trước sau đó mới đến

số vốn có chi phí cao hơn Chẳng hạn đối với nguồn vốn chủ sở hữu trong quá trình huy động để đảm bảo tỷ lệ tham gia vào kết cấu nguồn vốn tối ưu, công ty cổ phần trước hết sẽ huy động nguồn vốn chủ sở hữu nội sinh tức là sử dụng số lợi nhuận để lại tái đầu tư, khi

đã huy động hết nhưng vẫn chưa đủ vốn, lúc này bắt buộc công ty phải sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu ngoại sinh có nghĩa là công ty phải phát hành thêm cổ thường mới có chi phí

sử dụng vốn cao hơn và chính khi đó nảy sinh một điểm gọi là điểm gãy

Như vậy, điểm gẫy là điểm thể hiện một quy mô vốn được huy động ở mức độ nhất định mà khi doanh nghiệp tiếp tục huy động vốn tăng thêm vượt qua mức quy mô đó thì phải tăng thêm chi phí sử dụng vốn Từ đây có thể nhận thấy, điểm gẫy nảy sinh khi chi phí sử dụng vốn của một trong những nguồn vốn riêng biệt tăng lên và có thể xác định điểm gẫy theo công thức sau:

BPji =

ACji

Wj

Trang 29

Trong đó:

BPji: Điểm gẫy của nguồn tài trợ j với chi phí sử dụng vốn  i

ACji: Tổng số vốn huy động từ nguồn tài trợ j với chi phí sử dụng vốn  i Wj: Tỷ trọng nguồn tài trợ j trong cơ cấu tổng các nguồn tài trợ

Trên cơ sở xác định các điểm gãy của từng nguồn tài trợ riêng biệt có thể xác định được tổng các điểm gãy của tổng quy mô vốn mà doanh nghiệp huy động

Có thể thấy rõ các điều trình bày trên qua thí dụ sau:

Một công ty cổ phần có kết cấu nguồn vốn hiện hành được coi là kết cấu tối ưu:

Bảng 10.2: Kết cấu nguồn vốn của công ty

Công ty đang xem xét một số dự án đầu tư trong năm tới Để thực hiện đầu tư, công

ty dự định huy động theo kết cấu nguồn vốn tối ưu và có khả năng huy động các nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn như sau:

- Số lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư trong năm là 768,5 triệu đồng với chi phí sử dụng vốn là 13,4%

- Có khả năng huy động vốn bằng phát hành thêm cổ phần thường mới và chi phí

sử dụng vốn là 14%

- Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi với chi phí sử dụng vốn là 10,3%

- Vay vốn: Công ty có khả năng vay vốn và nếu vay với số vốn từ 900 triệu đồng trở xuống thì lãi suất vay vốn là 10%/năm và nếu vay số vốn trên 900 triệu đồng thì phải chịu lãi suất 13%/năm của số vốn tăng thêm (mỗi năm trả lãi 1 lần ở cuối mỗi năm) và toàn

Trang 30

bộ số vốn gốc trả ở thời điểm cuối của năm cuối cùng

- Công ty phải nộp thuế thu nhập với và toàn bộ vốn gốc trả ở thời điểm cuối của năm cuối cùng thuế suất 28%

Từ tình hình và số liệu trên có thể xác định được điểm gẫy:

- Điểm gẫy thứ nhất xuất hiện khi sử dụng hết 768,5 triệu đồng lợi nhuận giữ lại với chi phí sử dụng vốn 13,4%

BPE =

768,5 triệu

= 1.450 triệu đồng 53%

- Điểm gẫy thứ 2 khi sử dụng hết 900 triệu đồng vốn vay với chi phí sử dụng vốn vay sau thuế là: 10% (1-28%) = 7,2%

BPD =

900 triệu

= 2.000 triệu đồng 45%

Như vậy, trong việc huy động vốn của công ty nảy sinh 2 điểm gẫy tương ứng với quy mô vốn huy động 1.450 triệu đồng và 2.000 triệu đồng Sau khi xác định được các điểm gãy có thể xác định được chi phí sử dụng vốn của khoảng vốn huy động giữa điểm 0

và điểm gãy thứ nhất và giữa điểm gãy thứ nhất với điểm gãy thứ hai và các khoảng vốn

kế tiếp v.v.v Có thể thấy qua biểu tính toán dưới đây:

Trang 31

Bảng 10.3: Chi phí sử dụng vốn bình quân của từng khoảng vốn huy động

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tổng nguồn vốn mới

huy động

Nguồn tài trợ

Tỷ trọng (%)

Chi phí sử dụng vốn (%)

Chi phí sử dụng vốn tính theo kết cấu (%)

* Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế:13% x (1-28%) = 9,36%

Như vậy, công ty có 3 khoảng vốn huy động và chi phí bình quân sử dụng vốn ở mỗi khoảng vốn cũng khác nhau Ở khoảng vốn thứ nhất (từ 0 đến 1.450 triệu đồng) chi phí bình quân sử dụng vốn WACC1 là 10,548% ( 10,55%), điều đó cũng cho thấy chi phí cận biên của mỗi đồng vốn mới mà công ty huy động thêm vào đầu tư trong khoảng vốn

Trang 32

này cũng là 10,548% và khi quy mô vốn huy động vượt quá 1.450 triệu đồng thì chi phí cận biên của đồng vốn mới huy động tăng thêm sẽ tăng lên ở mức 10,866% ( 10,87%) và nếu vượt quá 2.000 triệu đồng thì chi phí cận biên sử dụng vốn là 11,838%

Trang 33

Chi phí sử dụng vốn và quy mô huy động vốn được thể hiện qua hình 10.1 dưới đây:

10.4 KẾT HỢP ĐƯỜNG CHI PHÍ CẬN BIÊN VÀ ĐƯỜNG CƠ HỘI ĐẦU TƯ TRONG VIỆC DỰ TOÁN VỐN

Một doanh nghiệp có thể có một số dự án đầu tư độc lập tiềm năng với quy mô vốn đầu tư khác nhau, tỷ suất doanh lợi nội bộ khác nhau (IRR) và có cùng mức độ rủi ro tương đương nhau (và cùng mức độ rủi ro hiện tại của doanh nghiệp) Có thể biểu diễn các cơ hội đầu tư của doanh nghiệp bằng đồ thị đường cơ hội đầu tư (IOS) Đường IOS là đường biểu diễn tỷ suất doanh lợi nội bộ của các dự án ứng với quy mô vốn đầu tư Việc xác định đường cơ hội đầu tư được thực hiện bằng cách sắp xếp các dự án trên đồ thị theo trật tự ưu tiên: Xếp các dự án theo tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) từ cao đến thấp

Cùng với việc vẽ đồ thị đường cơ hội đầu tư, tiếp tục biểu diễn đồ thị đường chi phí cận biên sử dụng vốn trên cùng đồ thị Trên cơ sở đó, xác định được điểm cắt giao nhau giữa đường IOS và MCC Điểm cắt này thể hiện chi phí cận biên sử dụng vốn trong dự

1.000 1.450

Quy mô vốn huy động (triệu đồng)

Trang 34

toán huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp

Tiếp tục xem xét thí dụ về công ty cổ phần ABC đã nêu ở phần trên với dữ liệu bổ sung là công ty này hiện có 4 dự án đầu tư độc lập có mức độ rủi ro tương đương nhau và

có số liệu, tình hình như sau:

Bảng 10.4: Tài liệu về 4 dự án đầu tư độc lập

tỷ suất sinh lời (%)

Trang 35

Hình 10.2: Kết hợp đường MCC và đường IOS

Như vậy, đường MCC và đường IOS cắt nhau ở điểm 10,87%, vì thế 10,87% là chi phí cận biên sử dụng vốn của doanh nghiệp trong dự toán huy động vốn đầu tư Mức chi phí cận biên này được sử dụng để lựa chọn dự án đầu tư và xác định quy mô vốn đầu tư tối

ưu huy động Do đó, doanh nghiệp chỉ có thể chấp nhận những dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ lớn hơn hoặc bằng chi phí cận biên sử dụng vốn Việc sử dụng chi phí cận biên sử dụng vốn để lựa chọn các dự án đầu tư và dự toán huy động vốn đầu tư như vậy sẽ đưa lại kết quả cho doanh nghiệp có được tổng giá trị hiện tại thuần (NPV) của các dự án đầu tư được chọn là tối đa Với thí dụ trên, ba dự án: Dự án B, Dự án D và dự án C đều có tỷ suất doanh lợi nội bộ lớn hơn chi phí cận biên sử dụng vốn của doanh nghiệp, vì thế 3 dự án này đều được chấp nhận và dự án A bị loại bỏ và như vậy, quy mô vốn đầu tư huy động với mức 1.500 triệu đồng là quy mô dự toán vốn đầu tư tối ưu

Trang 36

Chương 11 ÐÒN BẨY VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

11.1 RỦI RO KINH DOANH VÀ ÐÒN BẨY KINH DOANH

Trong tài chính đòn bẩy được coi là công cụ mà doanh nghiệp có thể sử dụng để gia tăng lợi nhuận Các đòn bẩy mà các nhà quản trị tài chính thường sử dụng là đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy cũng làm gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp

11.1.1 Rủi ro kinh doanh

Rủi ro kinh doanh hay rủi ro hoạt động nảy sinh bắt nguồn từ chính ngay các yếu tố trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Rủi ro kinh doanh là sự dao động hay sự không chắc chắn về lợi nhuận trước lãi vay

và thuế hoặc tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

Thước đo chủ yếu thường được sử dụng để đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp là độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)

Rủi ro kinh doanh có thể biến động từ ngành này sang ngành kia và thay đổi theo thời gian Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro kinh doanh của một doanh nghiệp, trong đó bao hàm các yếu tố chủ yếu: Sự biến động của cầu về loại sản phẩm doanh nghiệp sản xuất; biến động giá của sản phẩm đầu ra; biến động giá các yếu tố đầu vào; khả năng điều chỉnh giá bán sản phẩm của doanh nghiệp khi giá của yếu tố đầu vào có sự thay đổi; mức độ đa dạng hóa sản phẩm; tốc độ tăng trưởng; cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh hay mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp

Trong việc quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải nhận biết, phân tích đánh giá

để hạn chế, phòng ngừa và quản lý rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp

11.1.2 Đòn bẩy kinh doanh

Đòn bẩy kinh doanh hay đòn bẩy hoạt động là việc sử dụng các tài sản có chi phí cố định kinh doanh nhằm hy vọng gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản Nói cách khác, đòn bẩy kinh doanh thể hiện mức độ sử dụng chi phí cố

Trang 37

định kinh doanh của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm hy vọng gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (hay tỷ suất lợi nhuận kinh tế của tài sản)

Chi phí cố định kinh doanh là những chi phí ít hoặc không biến động khi sản lượng sản phẩm thay đổi Chi phí cố định kinh doanh của doanh nghiệp thường bao gồm các loại như: chi phí khấu hao, phí bảo hiểm tài sản, và một bộ phận chi phí quản lý doanh nghiệp Trong chi phí cố định kinh doanh thì chi phí khấu hao thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, đồng thời quy mô chi phí khấu hao chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp thông qua quyết định đầu tư mua sắm, trang bị TSCĐ

Mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở tỷ trọng chi phí cố định kinh doanh trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí cố định kinh doanh ở mức cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn và ngược lại

Một doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh cao thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của doanh thu (hoặc sản lượng hàng hoá tiêu thụ), có thể dẫn đến sự thay đổi lớn hơn về lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là lợi nhuận trước lãi vay

và thuế của doanh nghiệp rất nhạy cảm với mức độ sử dụng chi phí cố định kinh doanh trong mối quan hệ với chi phí biến đổi và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên,

sử dụng đòn bẩy kinh doanh như sử dụng con dao hai lưỡi Doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn có khả năng gia tăng nhanh lợi nhuận trước lãi vay và thuế, nhưng cũng ẩn chứa rủi ro kinh doanh lớn Do vậy nếu doanh thu của doanh nghiệp giảm sút sẽ làm cho lợi nhuận trước lãi vay và thuế sụt giảm nhanh hơn, và nếu doanh nghiệp bị lỗ thì sẽ bị thua lỗ nặng nề hơn so với doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh thấp hơn

11.1.2.1 Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh

Để đánh giá tác động của đòn bẩy kinh doanh đến lợi nhuận trước lãi vay và thuế, hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản người ta sử dụng thước đo: Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh - DOL

Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh đo lường mức độ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế do sự thay đổi của doanh thu hoặc khối lượng hàng bán

Trang 38

Mức độ tác động của

đòn bẩy kinh doanh

(DOL)

=

Tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Tỷ lệ thay đổi của doanh thu hay sản lượng

hàng bán Nếu gọi:

F: là chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay) V: Chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm

P: Giá bán đơn vị sản phẩm Q: Số lượng sản phẩm bán ra EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Khi đó:

D0L =

∆EBITEBIT

∆QQ

=

∆Q(P − V)Q(P − V) − F

∆QQ

= Q(P − V)Q(P − V) − F

Ví dụ: Một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A, giá bán đơn

vị sản phẩm là 200.000đ Chi phí cố định kinh doanh là 600 triệu đồng; chi phí biến đổi là 160.000đ/sản phẩm Yêu cầu xác định sản lượng hoà vốn kinh tế và mức độ tác động của kinh doanh ở mức sản lượng 25.000 sản phẩm A

Căn cứ số liệu trên, sản lượng hoà vốn kinh tế của doanh nghiệp sẽ là:

QH =

600.000

= 15.000 sản phẩm A 200.000 – 160.000

Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh ở mức sản lượng sản xuất 25.000 đơn vị sản phẩm là:

DOL =

25.000 (200.000 - 160.000)

= 2,5 25.000 (200.000 – 160.000) –

600.000.000

Trang 39

Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh phản ánh khi doanh nghiệp đã có mức sản xuất 25.000 sản phẩm, nếu tăng 1% khối lượng hàng bán sẽ làm tăng 2,5% lợi nhuận trước lãi vay và thuế Ngược lại, nếu sản lượng hàng bán giảm đi 1% cũng sẽ làm giảm lợi nhuận trước lãi vay và thuế 2,5%

Nếu sản lượng hàng bán là 30.000 sản phẩm và các yếu tố khác giữ nguyên thì DOL

= 2,0 Nếu sản lượng hàng bán là 20.000 thì DOL = 4,0 V.v

Qua xem xét đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp có thể nhận thấy:

- Tại các mức sản lượng sản phẩm tiêu thụ (hay doanh thu) khác nhau thì mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh cũng khác nhau

- Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh cũng là một trong những thước đo mức

độ rủi ro của doanh nghiệp

Việc nghiên cứu đòn bẩy kinh doanh có ý nghĩa quan trọng với các nhà quản trị doanh nghiệp, nó giúp cho các nhà quản trị thấy được mối quan hệ giữa thị trường và các yếu tố đầu ra với quyết định về quy mô kinh doanh và quyết định đầu tư vào các loại tài sản, từ đó đưa ra quyết định đầu tư một cách hợp lý nhằm gia tăng trực tiếp lợi nhuận trước lãi vay và thuế để gia tăng tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế (tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản), từ đó gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần, đồng thời phải tính đến rủi ro kinh doanh có thể gặp phải

11.1.2.2 Quan hệ giữa mức độ tác động đòn bẩy kinh doanh và điểm hoà vốn

Để thấy rõ mối quan hệ giữa đòn bẩy kinh doanh và điểm hoà vốn, ta xem xét ví dụ sau:

Công ty X chuyên sản xuất tiêu thụ loại sản phẩm A với quy mô MMTB và cơ cấu nguồn vốn đã xác định, có các tài liệu sau:

- Tổng chi phí kinh doanh cố định (F): 4.000 triệu đồng/năm

- Chi phí biến đổi/sản phẩm (V): 120.000 đồng/sản phẩm

- Giá bán sản phẩm chưa có thuế GTGT (P): 200.000 đồng /sản phẩm

Từ các tài liệu trên, giả sử sản lượng sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp chưa

Trang 40

vượt quá công suất thiết kế, trong điều kiện các yếu tố chi phí đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp là ổn định, ta có các kết quả về lợi nhuận hoạt động (lợi nhuận trước lãi vay và thuế), mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh ứng với các sản lượng khác nhau như sau:

Ngày đăng: 20/02/2024, 14:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN