Vídụ, việc xử lý, khắc phục loại rủi ro chung về cơ bản là thuộc trách nhiệm củatoàn xã hội, phần lớn các rủi ro riêng thường là được bảo hiểm bởi các sảnphẩm bảo hiểm thương mại nhất đị
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI
Giáo trình BẢO HIỂM
Hà Nội, năm 2019
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Bảo hiểm là một học phần trong chương trình đào tạo các ngành Tàichính - Ngân hàng, ngành Quản trị kinh doanh của Trường ĐH Tài chính -Ngân hàng Hà Nội Thời lượng giảng dạy học phần là 2 tín chỉ
Mục tiêu của học phần là cung cấp những kiến thức cơ bản về lĩnh vựcbảo hiểm - gồm: bảo hiểm thương mại, các loại bảo hiểm thuộc hệ thống ASXH
và BHTG Đó là những kiến thức bổ trợ chuyên ngành cần thiết cho sinh viêncác ngành đào tạo nói trên Trên cơ sở được trang bị những kiến thức này, các
cử nhân khi ra trường sẽ có được những kiến thức lý luận và kỹ năng cần thiết
để sử dụng các loại hình bảo hiểm như những phương pháp, công cụ quản trị rủi
ro, đặc biệt là xử lý những hậu quả tài chính bất lợi mà rủi ro mang đến cho tổchức, doanh nghiệp
Nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên, giảng viên một tài liệu cơ bảntrong học tập và giảng dạy học phần Bảo hiểm, Trường ĐH Tài chính – Ngânhàng đã tổ chức biên soạn giáo trình Bảo hiểm
Tham gia biên soạn gồm có các tác giả sau:
1) TS Nguyễn Thị Thu Hà: Đồng chủ biên, biên soạn chương 2;
2) Ths Võ Thị Pha: Đồng chủ biên, biên soạn chương 1, chương 3 vàchương 4
Để hoàn thành giáo trình, ban biên soạn xin chân thành cảm ơn sự chỉđạo, hướng dẫn, đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học Trường, các nhà khoahọc đến từ trong và ngoài Trường như: các giảng viên của Học viện Tài chính
Ban biên soạn hy vọng những nội dung được đề cập trong giáo trình sẽkhông chỉ cần thiết cho sinh viên của Trường mà còn là hữu ích cho những độcgiả trong và ngoài Trường
Trang 3Mặc dù giáo trình đã được biên soạn nghiêm túc, thận trọng nhưng cũngkhông tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.Tập thể tác giả rất mong nhậnđược và trân trọng những ý kiến đóng góp cho giáo trình được hoàn thiện hơn.
Thay mặt tập thể tác giả
TS Nguyễn Thị Thu Hà
Trang 4MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM 1
1.1 Quản lý rủi ro và hoạt động bảo hiểm 1
1.1.1 Khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro 1
1.1.2 Quản lý rủi ro 6
1.1.3 Hoạt động bảo hiểm 9
1.2 Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm 10
1.2.1 Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm 10
1.2.2 Phân loại bảo hiểm 12
1.2.3 Vai trò của bảo hiểm 15
Chương 2 BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI 21
2.1 Khái niệm, sự ra đời và phát triển của bảo hiểm thương mại 21
2.1.1 Khái niệm bảo hiểm thương mại 21
2.1.2 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm thương mại 22
2.2 Hợp đồng bảo hiểm 28
2.2.1 Khái niệm 28
2.2.2 Nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm 31
2.2.3.Xác lập, thực hiện và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm 39
2.3 Các loại bảo hiểm thương mại 43
2.3.1 Bảo hiểm phi nhân thọ 43
2.3.2 Bảo hiểm nhân thọ 71
Chương 3 BẢO HIỂM PHI THƯƠNG MẠI 81
3.1 Các loại bảo hiểm thuộc hệ thống an sinh xã hội 81
3.1.1 Khái niệm an sinh xã hội 81
3.1.2 Hệ thống an sinh xã hội trên thế giới 84
3.1.2 Khái quát về các loại bảo hiểm thuộc hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam .85
Trang 53.1.3 Nội dung cơ bản các loại bảo hiểm thuộc hệ thống an sinh xã hội Việt
Nam 94
3.2 BẢO HIỂM TIỀN GỬI 121
3.2.1 Khái quát về bảo hiểm tiền gửi 121
3.2.2 Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam 122
Chương 4 TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM 130
4.1 Khái quát về tổ chức, quản lý hoạt động bảo hiểm 130
4.1.1 Khái niệm tổ chức quản lý nhà nước 130
4.1.2 Công cụ quản lý 131
4.2 Tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm 133
4.2.1 Mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm 133
4.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm 136
4.2.3 Pháp luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam 137
4.3 Tổ chức, quản lý hoạt động bảo hiểm thuộc hệ thống an sinh xã hội .138
4.3 1 Mô hình tổ chức hoạt động bảo hiểm 138
4.3.2 Tổ chức, quản lý hoạt động bảo hiểm thuộc an sinh xã hội ở Việt Nam
144
4.3.3 Pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam 152
4.4 Tổ chức, quản lý bảo hiểm tiền gửi 154
4.4.1 Mô hình tổ chức hoạt động bảo hiểm tiền gửi 154
4.4.2 Tổ chức, quản lý bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam 160
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM
1.1 QUẢN LÝ RỦI RO VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM
1.1.1 KHÁI NIỆM RỦI RO VÀ PHÂN LOẠI RỦI RO
1.1.1.1 Khái niệm rủi ro
Cho đến nay, vẫn có những quan điểm khác nhau về khái niệm rủi ro.Theo quan niệm thông thường, rủi ro là những hiểm nguy về thiệt hại, mất mátxảy ra cho con người Theo trường phái hiện đại, rủi ro được hiểu rộng hơn, chỉnhững biến cố bất trắc có thể xảy ra, mang tính tiêu cực nhưng cũng bao hàm cảnhững trường hợp vừa có tính tiêu cực lại vừa có tính tích cực, tích cực ở khíacạnh là sự biến động của biến cố cũng có thể mang lại những cơ hội cho việcgia tăng lợi ích cho các chủ thể liên quan
Như vậy, tổng quát, rủi ro được hiểu là khả năng xảy ra biến cố bất
thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không như dự tính cho chủ thể của đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của rủi ro.
Bản chất rủi ro là sự không chắc chắn nên cần phải đánh giá rủi ro để cóphương án đối phó thích hợp Việc đánh giá rủi ro về cơ bản liên quan đến cácyếu tố như: xác suất xảy ra biến cố, khả năng ảnh hưởng đến đối tượng và thờilượng ảnh hưởng Sẽ không đúng nếu cho rằng tất cả mọi rủi ro đều có khả năngphát sinh như nhau và gây thiệt hại giống nhau Một ngôi nhà xây gần sông vàmột ngôi nhà xây cách xa sông thì nguy cơ bị rủi ro lũ lụt của hai ngôi nhà làkhác nhau Mặt khác, nếu ngôi nhà gần sông có trị giá nhỏ hơn ngôi nhà xasông thì nếu xảy ra lũ lụt mức độ thiệt hại của ngôi nhà cách xa sông có thể vẫnlớn hơn Thực tiễn, khi đo lường rủi ro, người ta dùng các tiêu thức cơ bản sau:
+Tần suất xuất hiện biến cố: là số lần có thể xảy ra biến cố trong một
khoảng thời gian nhất định hay là khoảng cách thời gian trung bình giữa các lầnbiến cố xuất hiện Ví dụ, thống kê cho biết: cứ 30 năm lại xuất hiện một đợt lũ
Trang 7mấp mé đê sông Hồng tại Hà Nội Như vậy, tần suất rủi ro là cứ 100 năm thì cótrên 3 lần xuất hiện lũ lớn mấp mé đê sông Hồng
+Mức độ nghiêm trọng của rủi ro hay tính khốc liệt của tổn thất Tổn thất
là hậu quả của rủi ro Đối tượng chịu ảnh hưởng của rủi ro khác nhau thì tổnthất gây ra cũng khác nhau Giá lạnh có thể gây tổn thất cho loại cây trồng nàynhưng không gây thiệt hại cho loại cây trồng khác
Tổn thất trực tiếp có nhiều dạng, đó là: tổn thất về vật chất, tổn thất về thu
nhập, tổn thất về tinh thần, tình cảm, về tính mạng, sức khoẻ con người Thực
tế, để đo lường, phân tích, đánh giá các loại tổn thất khác nhau như vậy buộcphải có các quy ước của con người để quy chúng về điểm chung cơ bản của tất
cả các loại tổn thất, đó là hậu quả tài chính - các chi phí khắc phục hậu quả rủi
ro như chi phí sửa chữa, thay thế tài sản bị tổn thất; chi phí cấp cứu điều trị, mấtgiảm thu nhập khi người bị thương hoặc bị chết Lượng hóa về tài chính của hậuquả rủi ro, tổn thất là một vấn đề không thể thiếu trong đánh giá rủi ro, quản trịrủi ro nói chung và bảo hiểm nói riêng
1.1.1.2 Phân loại rủi ro
Rủi ro nếu nói về các hiện tượng cụ thể thì khó có thể liệt kê, song vì mụctiêu đối phó với rủi ro nên phân nhóm rủi ro theo những tiêu chí nhất định làkhông thể thiếu Tiêu chí phân nhóm rủi ro sẽ tùy vào nhiều yếu tố như mụcđích phân loại, phạm vi rủi ro nghiên cứu (ví dụ phạm vi địa bàn, thời gian, đốitượng chịu ảnh hưởng của rủi ro…) Phần này sẽ trình bày việc phân loại rủi roxuất phát từ nhu cầu quản lý rủi ro trong xã hội nói chung và liên quan tới kỹthuật bảo hiểm nói riêng Những rủi ro có khả năng xảy ra trong xã hội từ cácnguyên nhân khác nhau (từ tự nhiên, từ hoạt động con người…) có thể ảnhhưởng đến cá nhân, tổ chức thậm chí cả hành tinh trái đất được xếp vào các cặpđối ứng sau:
- Rủi ro chung (hoặc rủi ro cơ bản) và rủi ro riêng
Rủi ro chung bao gồm những rủi ro có khả năng ảnh hưởng trên phạm vi,quy mô rộng, nằm ngoài vòng kiểm soát của con người và gây hậu quả đồng
Trang 8thời cho rất nhiều người, tổ chức cũng như xã hội nói chung Thuộc loại nàygồm có các thảm họa thiên tai như động đất, lũ lụt, núi lửa phun, sóng thần, hạnhán…hoặc cũng có thể do hoạt động con người gây ra như chiến tranh, khủnghoảng …Trong khi đó, rủi ro riêng bao gồm những biến cố ảnh hưởng đến cácđối tượng trong một phạm vi hẹp hơn (một hoặc một số cá nhân, tổ chức) Vídụ: một vụ cháy một cơ sở sản xuất, một vụ tai nạn xe chở khách.
Cũng cần nói thêm là sự phân tách thành rủi ro chung và rủi ro riêng nhưvậy cũng có nhiều trường hợp cũng không có ranh giới rõ rệt, đôi khi phải nhờđến quy định chủ quan của con người qua hệ thống luật pháp quyết định, ví dụ,trong trường hợp nào thì mới được công bố là đại dịch hoặc thiên tai Sự phântách là tương đối nhưng rất cần thiết cho yêu cầu quản lý rủi ro nóichung và bảohiểm nói riêng Với những đặc tính khác nhau giữa rủi ro chung và rủi ro riêng
sẽ cần đến những phương pháp quản lý rủi ro, kỹ thuật bảo hiểm phù hợp Ví
dụ, việc xử lý, khắc phục loại rủi ro chung về cơ bản là thuộc trách nhiệm củatoàn xã hội, phần lớn các rủi ro riêng thường là được bảo hiểm bởi các sảnphẩm bảo hiểm thương mại nhất định hoặc các hoạt động bảo hiểm phi thươngmại thuộc hệ thống ASXH như BHYT chẳng hạn
- Rủi ro thuần túy và rủi ro theo suy tính
Rủi ro thuần túy là những rủi ro mà nếu chúng xảy ra thì chỉ có thể dẫnđến hậu quả thiệt hại, ví dụ: tai nạn giao thông, cháy nhà, mất trộm tài sản, ốmđau, bệnh tật…Rủi ro theo suy tính là những rủi ro liên quan đến sự biến động,thay đổi Sự biến động của một yếu tố nào đó có thể phù hợp hoặc không nhưsuy đoán, dự tính của một chủ thể nhất định và vì thế, sẽ ảnh hưởng đến chủ thể
đó ở các chiều hướng, mức độ khác nhau Điều này là phổ biến đối với các loạihoạt động, yếu tố bị chi phối bởi các điều kiện, môi trường thay đổi Những rủi
ro suy tính nếu chúng phát sinh thì hậu quả của nó có thể có chiều hướng bấtlợi, nhưng cũng có thể sẽ mang đến khả năng gia tăng lợi ích cho các chủ thể
Ví dụ: rủi ro biến động giá thị trường của cổ phiếu, rủi ro về đầu cơ tích trữnông sản hay hàng hoá khác, rủi ro tỷ giá…Chấp nhận đối mặt với các rủi ro
Trang 9này thì chủ thể của đối tượng chịu ảnh hưởng của rủi ro có thể gặp hậu quả bấtlợi nhưng cũng có cũng có khả năng kiếm lợi.
- Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính
Rủi ro tài chính là những rủi ro mà hậu quả có thể xác định thành tiền (mộtcách trực tiếp hoặc thông qua những quy định của con người - luật pháp), ví dụ:cháy nhà, tai nạn giao thông làm người bị thương, phát sinh trách nhiệm bồithường Tài sản bị hư hỏng sẽ dẫn đến thiệt hại về tài chính, đó là chi phí khôiphục, sửa chữa tài sản, chi phí thay thế bộ phận tài sản bị hỏng, chi phí mua tài sảntương tự thay thế tài sản đã bị hư hại, thiệt hại do gián đoạn kinh doanh Nhữngthiệt hại liên quan đến tổn thất về người cũng có thể đánh giá bằng tiền, đó là chiphí điều trị, thu nhập bị giảm sút do mất khả năng lao động
Rủi ro phi tài chính là những rủi ro mà nếu chúng phát sinh thì hậu quảkhông xác định thành tiền mà bằng những tiêu thức khác.Ví dụ: hậu quả chánchường, buồn bã của các quyết định lựa chọn nghề nghiệp, bạn đời hay khi trótmua phải một căn nhà không hợp, những trường hợp này cũng có thể coi là đãgặp rủi ro nhưng hậu quả của nó không trực tiếp gây thiệt hại tài chính mà làgây cảm giác khó chịu, không hài lòng Việc xác định rủi ro tài chính hoặc phitài chính là không bất biến, nhất là đối với các rủi ro liên quan tới hậu quả thiệthại về người và thiệt hại liên quan tới hậu quả phát sinh trách nhiệm dân sự Đó
là những trường hợp mà thiệt hại được quy bằng một khoản tiền nhất định lạiphụ thuộc vào quy định của con người thông qua hệ thống luật pháp, trong khi
hệ thống luật pháp của con người là tùy thuộc vào mỗi quốc gia và có thể thayđổi theo thời gian
Các phân loại với 3 cặp rủi ro đối ứng trên là một căn cứ cho việc xâydựng các phương pháp quản lý rủi ro phù hợp Đối với các hoạt động bảo hiểm,
đó sẽ là cơ sở cho việc xác định loại nào có thể được bảo hiểm ở loại hình bảohiểm nào (bào hiểm thương mại hay các loại hình bảo hiểm thuộc hệ thốngASXH hay BHTG) Sau đó, việc xác định cụ thể còn phải dựa trên một số vấn
đề liên quan đến các yếu tố đặc thù của từng lĩnh vực bảo hiểm
Trang 10Chẳng hạn, đối với bảo hiểm thương mại, rủi ro có thể được bảo hiểm đượcxác định trên cơ sở các yêu cầu về kỹ thuật, pháp lý và thương mại như sau:
Là biến cố ngẫu nhiên
Việc xảy ra rủi ro và hậu quả không phụ thuộc vào mong muốn của ngườitham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng bảo hiểm và phảitính được xác suất rủi ro (xác suất không quá lớn) Là ngẫu nhiên nhưng nếukhông đủ số liệu tính xác suất thì rất khó bảo hiểm.Xác suất rủi ro lớn sẽ khôngbảo hiểm vì yêu cầu thương mại trong kinh doanh Không thể nào bảo hiểm một
sự kiện chắc chắn sẽ xảy ra bởi vì nó không mang tính chất ngẫu nhiên, chẳnghạn như những hỏng hóc do hao mòn tự nhiên gây ra Cũng không thể bảo hiểmnhững gì bên mua bảo hiểm (kể cả người tham gia bảo hiểm, người được bảohiểm và người thụ hưởng bảo hiểm) cố ý gây ra Những hành động cố ý củangười khác sẽ không bị loại trừ nếu như nó là hoàn toàn bất ngờ đối với ngườiđược bảo hiểm Cũng có trường hợp nằm ngoài quy tắc này, đó là rủi ro tử vongcủa người được bảo hiểm trong một số loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Rủi ro
đó dù chắc chắn sẽ xảy ra trong thời hạn bảo hiểm nhưng vẫn có thể được bảohiểm vì thời điểm xảy ra vẫn còn là bất ngờ
Nếu đối chiếu những phân tích trên với các nhóm rủi ro thì nhìn chungnhững rủi ro riêng biệt có thể được bảo hiểm trong khi các rủi ro cơ bản là khóbảo hiểm hơn và cần đến những kỹ thuật bảo hiểm đặc biệt như tái bảo hiểm,đồng bảo hiểm… để xử lý các hiện tượng tập trung, tích tụ, tích lũy rủi ro;những rủi ro thuần túy nhìn chung là có thể được bảo hiểm trong khi các rủi rotheo suy tính sẽ không xử lý bằng những sản phẩm bảo hiểm thương mại truyềnthống mà cần đến những sản phẩm khác như các sản phẩm tài chính phái sinhchẳng hạn
Phải định lượng được về tài chính
Ý nghĩa của bảo hiểm chính là ở chỗ phát huy tác dụng như một cơ chếchuyển giao rủi ro và bù đắp về tài chính cho những chủ thể bị ảnh hưởng củarủi ro Bảo hiểm không thể loại bỏ được rủi ro, không can thiệp trực tiếp vào
Trang 11các tổn thất, khắc phục những hậu quả trực tiếp phi tài chính Dịch vụ mà bảohiểm cung cấp khác với việc chữa cháy của dịch vụ phòng chống cháy hay côngviệc cứu chữa người bị thương của dịch vụ y tế chẳng hạn Điều mà bảo hiểmcần làm và có thể làm tốt là bảo vệ về mặt tài chính để đối phó với hậu quả củanhững rủi ro, bất trắc xảy ra.
Phải đảm bảo số lớn
Nếu số lượng đối tượng hứng chịu cùng một rủi ro đủ lớn thì người bảohiểm có thể dự đoán trước được tương đối chính xác trên tổng thể mức độ tổnthất mà họ sẽ phải bảo đảm Nếu số đối tượng hứng chịu rủi ro cùng loại không
đủ lớn thì công việc đó sẽ khó khăn hơn nhiều và việc tính toán số phí bảo hiểmcần thu sẽ chỉ là sự phỏng đoán có thông tin chứ không thể là sự tính toán cócăn cứ khoa học Trong những trường hợp như vậy, người bảo hiểm có thể thậntrọng khi tính phí bảo hiểm, để bảo đảm an toàn, chắc chắn sẽ cố gắng thu phíbảo hiểm rất cao đảm bảo bù đắp được tổn thất trong những trường hợp xấunhất Tuy nhiên, trong thực tế đôi khi người ta vẫn nhận bảo hiểm cả những rủi
ro không đủ số lớn, như sự cố xảy ra đối với các vệ tinh phóng lên vũ trụ
Việc bảo hiểm không bị luật pháp cấm, không trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội
Nguyên tắc chung là hợp đồng bảo hiểm ký kết không được trái vớinhững điều mà xã hội cho là chuẩn mực đạo đức và lẽ phải và thường đã đượcchuyển hóa trong hệ thống pháp luật, chẳng hạn, hợp đồng bảo hiểm bảo vệhành vi giết người, các hành vi cố ý hủy hoại hoặc lấy cắp tài sản của ngườikhác là không thể chấp nhận, không thể chấp nhận một người tránh được hìnhphạt hình sự bằng cách mua sự bảo vệ từ bảo hiểm
1.1.2 QUẢN LÝ RỦI RO
1.1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro trước hết cần xác định là phải gắn liền với một chủ thể,một phạm vi đối tượng ảnh hưởng nhất định nào đó, đó là quản lý toàn bộ cácrủi ro của một tổ chức, một doanh nghiệp, của một khu vực thị trường hay quản
Trang 12lý những rủi ro nhất định của toàn bộ một thị trường, một quốc gia Các tổ chức,doanh nghiệp, thị trường…tiến hành các hoạt động nhất định và tất yếu phải tìmmọi cách để đạt được các mục tiêu đã đề ra, ví dụ, một doanh nghiệp cần đạtđược kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận; các thị trường cầntăng trưởng về quy mô, về chất lượng dịch vụ, phát triển lành mạnh…Tuynhiên, thực tế luôn luôn có hàng loạt những rủi ro, biến cố có thể tác động theochiều hướng bất lợi và các chủ thể buộc phải tìm đến việc quản lý rủi ro để đạtđược mục tiêu đã đề ra.
Với quan điểm “quản lý rủi ro toàn diện”, quản lý rủi ro được định nghĩa
là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, nói chung là những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.
1.1.2.2 Nội dung quản lý rủi ro
Mục đích của quản lý rủi ro là vừa giảm đến mức độ tối thiểu những rủi
ro và hậu quả bất lợi có thể xảy ra, vừa tối đa các cơ hội tiềm năng hữu ích Nộidung, quy trình quản lý rủi ro cụ thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố về chủ thể quản
lý, đối tượng cần quản lý, phạm vi quản lý,…song, nhìn chung quản lý rủi robao hàm các quá trình sau:
- Nhận dạng rủi ro
Đối với các chủ thể hoạt động trong các lĩnh vực, môi trường khác nhauthì động thái đầu tiên là cần nhận biết hoạt động đó sẽ buộc phải chấp nhận đốimặt với những loại rủi ro nào Chẳng hạn, nếu là hoạt động kinh doanh chở dầubằng tầu biển thì đó là các rủi ro đặc trưng của vận tải biển như tàu gặp bão,sóng thần, va phải tảng băng trôi, mắc cạn…và nhất là hậu quả ô nhiễm dầu
Nhận dạng rủi ro tất yếu không thể chỉ là liệt kê các loại rủi ro, điều quantrọng là trên cơ sở thống kê rủi ro một cách có hệ thống để nghiên cứu, phântích đánh giá định tính, định lượng rủi ro (phân tích các nguy cơ, nguyên nhân,xác định tần suất xảy ra, mức độ nghiêm trọng của thiệt hại, tổn thất có thể xảy
Trang 13ra), trên cơ sở đó để xác định các rủi ro trọng yếu và cuối cùng là công việc dựbáo, cảnh báo rủi ro dựa trên các căn cứ khoa học.
- Lập kế hoạch xử lý rủi ro
Kế hoạch xử lý rủi ro bao hàm quá trình tìm kiếm, lựa chọn, tổ chức thựchiện các phương án xử lý rủi ro nhằm phòng tránh, hạn chế và khắc phục hậuquả của rủi ro Có thể sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
+ Né tránh rủi ro: chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra (tránh
không tham dự vào các hoạt động, lĩnh vực có rủi ro, tránh xa nơi có khả năng
xảy ra rủi ro) hoặc bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro Phương
pháp này có ưu điểm là mang lại hiệu quả và cần thiết trong trường hợp rủi robất khả kháng hoặc mức độ rủi ro là rất lớn nhưng cũng có hạn chế: mang tínhthụ động, không thể quá lạm dụng
+ Giảm nhẹ rủi ro bằng cách giảm bớt khả năng xảy ra rủi ro và ảnh
hưởng của nó, gồm có: phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu nguy cơ rủi ro - tạo thế
chủ động trong quản lý rủi ro bằng cách giảm thiểu các yếu tố tác động đến khảnăng xảy ra rủi ro Phương pháp này có ưu điểm là mang tính chủ động, tíchcực của con người nhưng bên cạnh đó là hạn chế về khả năng áp dụng Việc ápdụng trong nhiều trường hợp là không dễ thực hiện vì bị chi phối bởi nhiều yếu
tố như: trình độ nhận thức của con người; tiến bộ khoa học kỹ thuật; áp lực vềchi phí/lợi ích kinh tế …
Bên cạnh phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro thì ngăn ngừa,
giảm thiểu tổn thất là những biện pháp hướng tới tổn thất - tập trung tác động vào chính mối nguy hiểm hoặc môi trường rủi ro để hạn chế tổn thất, thiệt hại (ví dụ: cứu vớt tài sản còn sử dụng được).
+ Chấp nhận rủi ro: chấp nhận khả năng rủi ro có thể xảy ra và tìm cách
giải quyết hậu quả bất lợi bằng các nguồn lực thích hợp như nguồn lực tài chínhcho việc khắc phục hậu quả bất lợi về tài chính (tài trợ rủi ro)
Tài trợ rủi ro có thể dưới hình thức chấp nhận tự gánh chịu thông quahình thức tiết kiệm hoặc lập quỹ dự trữ, dự phòng tự bảo hiểm của các cá nhân,
Trang 14gia đình, tổ chức Hạn chế chủ yếu của tự bảo hiểm: quy mô quỹ khó có thể lớn
đủ để khắc phục các rủi ro, tổn thất lớn
Chấp nhận rủi ro sẽ có hiệu quả hơn khi thực hiện theo cách thức chuyểngiao rủi ro Chuyển giao rủi ro mang đặc trưng cơ bản là: khi áp dụng phươngpháp này thì hậu quả tài chính của rủi ro xảy ra cho cá nhân, tổ chức sẽ đượcchuyển giao cho các cá nhân, tổ chức khác cùng gánh chịu
- Giám sát và đánh giá hiệu quả
Giám sát quản lý rủi ro bao gồm thông hiểu về trạng thái của rủi ro; điềuchỉnh thực hiện các kế hoạch quản lý rủi ro khi cần, xử lý phản ứng khi đãkhông có kế hoạch trước đối với các sự kiện rủi ro Kết quả chính của giám sát
và quản lý rủi ro là các hoạt động hiệu chỉnh, các yêu cầu thay đổi hoạt động vàsửa đổi các kế hoạch khác
1.1.3 HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM
Hoạt động bảo hiểm là phương pháp xử lý rủi ro, được sử dụng để tài trợnhững hậu quả tài chính bất lợi của rủi ro trên cơ sở chuyển giao rủi ro đượcthực hiện qua hoạt động của các tổ chức chuyên nghiệp hóa việc chuyển giao
rủi ro.
Đứng trên phương diện quản lý rủi ro thì các hoạt động bảo hiểm làphương pháp xử lý rủi ro nhưng so với các phương pháp sử dụng để quản lý rủi
ro khác, bảo hiểm mang những đặc tính riêng, đó là:
+ Bảo hiểm thuộc nhóm phương pháp tài trợ rủi ro, được sử dụng trướchết là để đối phó với những rủi ro có hậu quả có thể xác định được về tài chính
+ Khác với tự tài trợ của phương pháp lập quỹ dự trữ, dự phòng, hoạtđộng bảo hiểm thực hiện theo cơ chế chuyển giao rủi ro trên nguyên tắc tương
hỗ, phân chia/phân tán rủi ro Chuyển giao rủi ro trên thực tế có thể chỉ mộtchiều (từ tổ chức, cá nhân gặp rủi ro sang tổ chức, cá nhân khác) nhưng hiệuquả cao hơn bội lần khi được tiến hành dựa trên nguyên tắc phân chia/phân tán,tương hỗ (nhiều chiều), tức là: rủi ro xảy ra cho một, một số ít thành viên trongmột cộng đồng nhất định (thường bao gồm những tổ chức, cá nhân có khả năng
Trang 15chịu ảnh hưởng của một số rủi ro tương đồng) thì hậu quả tài chính sẽ được chianhỏ và chuyển cho số đông các thành viên của cộng đồng cùng gánhchịu.Chuyển giao rủi ro như vậy được thực hiện bằng nhiều hình thức cụ thểkhác nhau trong xã hội, ví dụ như các hoạt động thiện nguyện, quyên góp ủng
hộ, cứu trợ…Trong số đó đáng kể nhất là chuyển giao rủi ro được thực hiện bởihoạt động bảo hiểm của các tổ chức chuyên nghiệp hóa việc chuyển giao rủi ronhư ở Việt Nam đó là là các tổ chức kinh doanh bảo hiểm; hệ thống BHXH,BHYT và tổ chức BHTG
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM
1.2.1 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM
- Nguyên tắc thứ nhất: thực hiện cơ chế chuyển giao rủi ro ràng buộc
Trang 16như loại rủi ro thuộc phạm vi chuyển giao, thời gian chuyển giao, cách thức tính
số phí/tiền đóng góp vào quỹ chung, mức trả tiền bảo hiểm từ tổ chức bảohiểm…
- Nguyên tắc thứ hai: vận dụng luật số lớn trong kỹ thuật bảo hiểm
Trong thực tế, người ta nhận thấy một số lượng lớn các hiện tượng ngẫunhiên thường xuất hiện lặp đi lặp lại và theo luật số lớn, nếu thực hiện việcnghiên cứu trên một lượng đủ lớn đối tượng nghiên cứu, người ta sẽ tính toánđược xác suất tương đối chính xác về khả năng xảy ra của một biến cố.Tầmquan trọng của luật này là: số lượng các đối tượng tham gia càng lớn, kết quảxảy ra trên thực tế sẽ càng gần hơn những kết quả tính toán toán học của lýthuyết xác suất biến cố
Kỹ thuật bảo hiểm ứng dụng những nghiên cứu, kết luận của luật sốlớn.Việc quan sát, nghiên cứu, phân tích để xác định những căn cứ khoa họclàm cơ sở trong kỹ thuật bảo hiểm phải tiến hành trên một số lượng lớn đốitượng, thời gian đủ dài, trên cơ sở phân nhóm rủi ro, phân nhóm đối tượng bảohiểm theo những tiêu thức thích hợp Ví dụ: để tính toán thiệt hại về thương tậtthân thể con người do tai nạn, người ta thống kê quan sát trên một số lượng lớncác vụ tai nạn xảy ra, gây thiệt hại cho sức khoẻ con người và trong một khoảngthời gian (thường là một năm), tuy nhiên đối với rủi ro động đất hay sóng thầnxảy ra trên một địa bàn nhất định thì khoảng thời gian lấy số liệu cần nhiềunăm Ứng dụng luật này giúp các tổ chức bảo hiểm ước tính xác suất rủi ro nhậnbảo hiểm, xác định hợp lý mức phí bảo hiểm (hoặc số tiền đóng góp), trong mốitương quan với số tiền chi trả bảo hiểm và các chi phí khác, đảm bảo sự cân đốithu chi của quỹ bảo hiểm chung Đối với hoạt động bảo hiểm như bảo hiểmthương mại, chẳng hạn, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bảo đảm cho các sự cố ngẫunhiên, nếu tính riêng từng trường hợp đơn lẻ, việc bảo hiểm có thể giống nhưmột trò chơi may rủi, song tính trên một số lớn đối tượng được bảo hiểm, doanh
Trang 17nghiệp bảo hiểm có thể dự đoán được về khả năng xảy ra sự cố ở mức độ tươngđối chính xác có thể chấp nhận được.
Luật số lớn là cơ sở khoa học quan trọng của mọi loại hình bảohiểm.Hoạt động bảo hiểm nói chung nhằm tạo ra được một "sự đóng góp của sốđông vào sự bất hạnh của số ít" trên cơ sở quy tụ một lượng đủ lớn, nhữngngười có khả năng ảnh hưởng bởi một số loại rủi ro nhất định thành một cộngđồng,càng lớn càng có hiệu quả khi hậu quả tài chính của mỗi một biến cố đượcdàn mỏng, chia sẻ rộng hơn, Nói cách khác, số người tham gia bảo hiểm càngđông, tổn thất càng được phân tán mỏng để mức phí bảo hiểm hoặc số tiền cầnđóng góp của mỗi thành viênlà nhỏ nhất và như vậy, những người tham gia đềukhông phải chịu áp lực về chi phí có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinhdoanh hoặc hoạt động khác của họ
Vận dụng các nguyên tắc trên liên quan đến vấn đề mấu chốt về mặt quản
lý tài chính là xây dựng cơ chế tạo lập và sử dụng quỹ bảo hiểm phù hợp vớimỗi loại hình, trong đó, có nhiều vấn đề như xác định như: đối tượng bảo hiểm,phạm vi bảo hiểm, vai trò của nhà nước (quy định bảo hiểm bắt buộc hay tựnguyện, mức độ hỗ trợ tài chính…) cuối cùng là tạo cơ sở cho việc đảm bảo antoàn quỹ chung An toàn quỹ bảo hiểm ở đây chủ yếu tập trung vào sự an toàntài chính mà về cơ bản được hiểu là sự đảm bảo trạng thái cân đối trong mốiquan hệ thu và chi của quỹ bảo hiểm, nhất là đối với các loại bảo hiểm dài hạn
có thực hiện chuyển giao rủi ro theo thời gian như bảo hiểm hưu trí, bảo hiểmnhân thọ - yêu cầu cân đối quỹ thường phải bảo đảm kết hợp ngắn hạn vàtrong dài hạn (cho cả thời gian kéo dài có thể lên đến nhiều thập kỷ)
1.2.2 PHÂN LOẠI BẢO HIỂM
1.2.2.1 Phân loại căn cứ vào mục đích tiến hành hoạt động bảo hiểm
Trên tổng thể, các loại hình, hoạt động bảo hiểm trong nền kinh tế -xã hộikhông ngừng phát triển đa dạng và cho đến nay vẫn được tách thành hai mảng
cơ bản đó là: Bảo hiểm thương mại và Bảo hiểm phi thương mại
Trang 18- Bảo hiểm thương mại: bao hàm tất cả các sản phẩm/dịch vụ bảo hiểm
được tiến hành bởi những tổ chức kinh doanh, với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận
từ việc cung cấp các sản phẩm/dịch vụ bảo hiểm cho các tổ chức/cá nhân muabảo hiểm và đầu tư tài chính Bảo hiểm thương mại được phân tách thành haingành Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm phi nhân thọ
+ Bảo hiểm nhân thọ bao gồm những loại bảo hiểm có đối tượng bảohiểm là sinh mạng, tuổi thọ con người Hợp đồng bảo hiểm chủ yếu mang tínhdài hạn, mục đích chuyển giao rủi ro được kết hợp với các mục đích khác nhưtiết kiệm, đầu tư sinh lời tiền nhàn rỗi
+ Bảo hiểm phi nhân thọ bao hàm các loại bảo hiểm ngắn hạn có đốitượng bảo hiểm là các loại tài sản, trách nhiệm dân sự và sinh mạng, sức khỏe,khả năng lao động/hoạt động của con người
- Bảo hiểm phi thương mại: các loại bảo hiểm phi thương mại đa dạng và
phát triển tùy theo sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của mỗi quốcgia nhưng về cơ bàn có các loại bảo hiểm thuộc hệ thống ASXH, như ở ViệtNam hiện nay đó là: BHXH Việt Nam (bao hàm cả BHTN), BHYT và BHTG.Nguyên tắc chung của các loại này là được tiến hành bởi các tổ chức khôngmang tính kinh doanh, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận
1.2.2.2 Phân loại từ góc độ quản lý nhà nước
Từ góc độ quản lý nhà nước, bảo hiểm tách thành Bảo hiểm bắt buộc vàBảo hiểm tự nguyện,
a) Bảo hiểm bắt buộc: là loại bảo hiểm mà việc tham gia bảo hiểm là bắtbuộc Những đối tượng trong diện xác định buộc phải được bảo hiểm; sự bắtbuộc được xác định bởi các nguồn luật tương thích, cụ thể theo quy định hiệnhành như sau:
- Đối với bảo hiểm thương mại
+ Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam:
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Trang 19Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đốivới hành khách
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật+ Luật Hàng Hải Việt Nam: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàubiển đối với tàu biền vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc hàng hóanguy hại khác đối với ô nhiễm môi trường khi hoạt động tại vùng nước các cảngbiển và khu vực hàng hảo của Việt Nam
+ Quyết đinh số 99/2005/QD-BTC: Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân
sự của người kinh doanh vận tải hành khách hàng hóa dễ cháy và dễ nổ trênđường thủy nội địa
+ Nghị định 199/2015/NĐ-CP:
Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng
Bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường
- Đối với bảo hiểm phi thương mại
+ Luật BHXH: qui định nhóm người lao động phải tham gia BHXH vớicác đảm bảo: chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ Tai nạm lao động, Bệnhnghề nghiệp; Chế độ tử tuất, chế độ hưu trí;
+ Luật Việc làm: bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp
+ Luật BHYT: qui định nhóm đối tượng phải tham gia BHYT
+ Luật BHTG: Các tổ chức tín dụng phải tham gia BHTG
b) Bảo hiểm tự nguyện
Khác với bảo hiểm bắt buộc, việc mua bảo hiểm hoàn toàn do nhu cầucủa người tham gia bảo hiểm Trong bảo hiểm thương mại, các sản phẩm bảohiểm triển khai dưới hình thức tự nguyện rất đa dạng Hầu hết các sản phẩmbảo hiểm thuộc loại bảo hiểm tự nguyện Trong bảo hiểm phi thương mại, nếukhông thuộc nhóm đối tượng buộc phải tham gia bảo hiểm, những ngườitrong diện nhất định có chịu ảnh hưởng bởi rủi ro có thể được bảo hiểm sẽ tự
Trang 20lựa chọn cho quyết định tham gia bảo hiểm hoặc không Ví dụ, theo LuậtBHXH Việt Nam, người lao động không thuộc nhóm phải tham gia BHXHbắt buộc có thể tham gia BHXH tự nguyện với 2 đảm bảo: chế độ tử tuất vàchế độ hưu trí.
Trong nền kinh tế - xã hội phát triển các loại hình bảo hiểm trên phát triểnsong song tạo nên một mạng lưới rộng khắp để các cá nhân, tổ chức, quốc gia
có thể sử dụng các loại hình bảo hiểm như những giải pháp hữu hiệu cho sựphát triển ổn định, bền vững trong điều kiện dù muốn hay không, mọi tổ chức,
cá nhân đều phải ít nhiều chấp nhận đối mặt với các loại rủi ro vẫn luôn tồn tạinhư những tất yếu khách quan của cuộc sống loài người
1.2.3 VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM
Hoạt động bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử văn minhnhân loại, gắn liền với sự phát triển của lịch sử loài người trong quá trình conngười phải từng bước thích nghi với tự nhiên, luôn phải chịu sự tác động củathiên nhiên, phải đương đầu với thiên tai và gánh chịu những hậu quả do thiêntai gây ra Thông thường, người ta chống chọi bằng nhiều cách như tránh né rủi
ro, tự đề phòng Tuy nhiên, con người dần sớm nhận ra rằng việc dự trữ chungtheo cộng đồng có hiệu quả hơn Cần có nhiều người cùng nhau góp tiền hoặclập ra một quỹ chung để khi có thiên tai, tai nạn xảy ra bất ngờ thì người ta sẽlấy từ quỹ chung ra để bù đắp cho những người bị tổn thất do thiên tai, tai nạnbất ngờ đó, đó chính là tiền đề của mọi loại hình bảo hiểm
Cuộc sống ngày càng phát triển, yếu tố tác động đến đời sống con ngườikhông chỉ có thiên nhiên mà còn cả yếu tố xã hội và những tổn thất không chỉ
do thiên nhiên mà còn do cả những hoạt động, hành vi của con người gây nên nhưchiến tranh, khủng hoảng kinh tế, ô nhiễm môi trường Cùng với sự phát triển củakhoa học kỹ thuật, khi đã có những loại rủi ro đã được khống chế phần nào thì lạixuất hiện thêm nhiều loại mới có tính chất nguy hiểm hơn Trong khi đó nhu cầu
an toàn của con người luôn phát triển theo chiều hướng cao hơn Đó là những lý do
Trang 21khiến các loại hình bảo hiểm ngày càng đa dạng, phong phú và tính ưu việt củachúng được thể hiện ngày một rõ nét hơn ở các vai trò cơ bản sau:
- Thứ nhất: Vai trò cung cấp các dịch vụ/hoạt độngbảo hiểm, góp phần
đáp ứng các nhu cầu an toàn trong nền kinh tế - xã hội
Dù ở trình độ nào của sự phát triển, cuộc sống vẫn luôn tiềm ẩn những rủi
ro không lường trước, rủi ro chưa bao giờ bị loại trừ một cách tuyệt đối Rủi rochỉ có thể xử lý hoặc giảm thiểu nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nỗ lực của xã hội vàcủa mỗi cá nhân, tổ chức Sự tồn tại khách quan và nhiều trường hợp là bất khảkháng của rủi ro chính là một trong những nguồn gốc phát sinh nhu cầu an toàncủa các cá nhân, tổ chức Trong đà phát triển của các nền kinh tế hiện nay, cáchoạt động bảo hiểm ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng của mìnhđối với đời sống kinh tế - xã hộivới tư cách là một loại hình dịch vụ tài chínhquan trọng
Trong nghiên cứu, phân tích về nhu cầu của con người thì được biết hơn
cả là tháp nhu cầu của Abraham Maslow, theo đó, nhu cầu của con người phùhợp với sự phân cấp từ nhu cầu thấp nhất đến nhu cầu cao nhất Nhu cầu sinh lý(về ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục) là nhu cầu cơ bản,nguyên thủy nhất để duy trì cuộc sống của con người Nếu thiếu những nhu cầu
cơ bản này con người sẽ không tồn tại được và một khi những nhu cầu này chưađược thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu kháccủa con người sẽ không thể tiến thêm nữa
Nhu cầu về an toàn là nhu cầu ở tầng tháp thứ hai, đó là nhu cầu về mộtmôi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh củacon người, tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe dọa mất việc, mất tài sản…
An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như
an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế/tàichính, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,…đó là những nhucầu khá cơ bản và phổ biến của con người Để sinh tồn con người tất yếu phảixây dựng trên cơ sở đảm bảo nhu cầu về sự an toàn Nhu cầu an toàn nếu không
Trang 22được đảm bảo thì công việc của con người sẽ không tiến hành bình thường được
và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được
Bản chất của các dịch vụ/hoạt động bảo hiểm là cung cấp sự bảo đảm vềmặt tài chính trước những hậu quả bất lợi của rủi ro Tầm quan trọng của dịch
vụ bảo hiểm xuất pháp từ sự cần thiết ổn định về tài chính - yếu tố chi phối,quyết định sự ổn định cuộc sống con người, sự tồn tại và phát triển bền vữngcủa tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia Cho đến nay, đặc biệt trong nền kinh tế thịtrường, bảo hiểm càng thể hiện rõ là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo choquá trình tái sản xuất có thể tiến hành thường xuyên và liên tục, đồng thời gópphần ổn định đời sống của các thành viên trong xã hội.Nếu không tham gia bảohiểm, các tổ chức, cá nhân không phải bỏ ra khoản chi phí (phí bảo hiểm)nhưng thay vào đó họ phải tự mình lập ra những khoản dự phòng (có thể rấtlớn) để đề phòng cho những rủi ro, tổn thất có thể sẽ gặp phải trong tương lai,hoặc sống với "chờ đợi" khi rủi ro, tổn thất xảy ra sẽ phải có những khoản chiphí phát sinh (có thể rất lớn) để bù đắp, giải quyết thiệt hại, tổn thất,…như vậy,nói chung là không thể chủ động về mặt chi phí để "đối phó" với những bất lợi
về mặt tài chính - hậu quả khôn lường của rủi ro, tổn thất
- Thứ hai: Vai trò trung gian tài chính
Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức bảo hiểm được xếp vào loạitrung gian tài chính Hoạt động trung gian tài chính của các tổ chức bảo hiểm có
cơ sở khách quan bắt nguồn từ đặc thù trong hoạt động bảo hiểm, đó là: phầnlớn lượng tiền tập trung qua thu phí bảo hiểm (hoặc tiền đóng góp vào quỹ bảohiểm) có thời gian tạm thời nhàn rỗi Đối với các loại bảo hiểm dài hạn như bảohiểm hưu trí, bảo hiểm nhân thọ thì thời gian tạm thời nhàn rỗi khá dài, có khilên đến cả hàng chục năm Đặc thù này tạo điều kiện và trong nhiều trường hợpđòi hỏi tổ chức bảo hiểm phải tiến hành các hoạt động đầu tư sinh lợi
Các tổ chức bảo hiểm tiến hành thu hút, tập trung vốn, chuyển hóa và đầu
tư và điều đó cũng chính là quá trình cung cấp đáp ứng các nhu cầu vốn từnhiều khoản tiền thu hút được từ số lớn các tổ chức, cá nhân tham gia bảo
Trang 23hiểm.Để có thể cung ứng được vốn một cách hiệu quả nhất, các tổ chức bảohiểm có khả năng chuyển hóa về thời hạn và lượng vốn Bằng cơ chế chạy tiếpsức liên tục của rất nhiều khoản phí/đóng góp vào quỹ bảo hiểm các khoản tiềnnhỏ lẻ, ngắn hạn được tập hợp thành nguồn vốn lớn, tập trung đủ khả năng đápứng các nhu cầu vốn ngắn, trung và dài hạn
Hoạt động đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức bảo hiểm tạo nênkênh dẫn vốn vào nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu là trên thị trường tài chính, đặcbiệt là thị trường chứng khoán, từ đó góp phần điều tiết quan hệ cung cầu vốn,nâng cao hiệu quả của việc phân bổ các nguồn lực tài chính có hạn trong nềnkinh tế - xã hội
- Thứ ba: Các vai trò khác
Tùy thuộc vào mỗi loại hình bảo hiểm, hoặc bảo hiểm thương mại hoặccác loại bảo hiểm thuộc hệ thống ASXH hoặc BHTG sẽ thể hiện những vai tròriêng biệt nhưng nhìn chung, có thể kể đến các khía cạnh đáng chú ý sau:
+ Góp phần giảm thiểu tổn thất, thiệt hại: Vai trò này được khẳng định
qua hoạt động thống kê, nghiên cứu rủi ro để đề xuất, phối hợp và thực hiện cácbiện pháp phòng tránh, giảm thiểu rủi ro của các tổ chức bảo hiểm Chẳng hạn,đối với bào hiểm thương mại, trong quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp
vụ, các doanh nghiệp bảo hiểm luôn chú ý đến việc tăng cường áp dụng cácbiện pháp phòng tránh cần thiết để bảo vệ đối tượng bảo hiểm, góp phần đảmbảo an toàn cho tính mạng, sức khỏe con người, của cải và vật chất của xã hội
Ví dụ: các doanh nghiệp bảo hiểm tài trợ việc lắp đặt gương phản chiếu giaothông; xây dựng đường lánh nạn tại những tuyến đường nguy hiểm, thường xảy
ra tai nạn; yêu cầu những đối tượng khi tham gia bảo hiểm phải thực hiện nhữngbiện pháp đề phòng hạn chế tổn thất như lắp đặt hệ thống báo cháy, chữacháy…Khi xảy ra rủi ro với đối tượng được bảo hiểm, các doanh nghiệp bảohiểm nhanh chóng thực hiện cứu hộ, khôi phục, sửa chữa tài sản thiệt hại…
+ Mang lại sự an tâm về mặt tinh thần: tham gia bảo hiểm, các tổ chức,
cá nhân đã chuyển phần rủi ro của mình sang tổ chức bảo hiểm nên giải toả
Trang 24được nỗi sợ hãi và lo lắng về những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra.Con người sẽ
có được sự tự tin, thanh thản tâm trí khi đã có bảo hiểm song hành để tập trungtrí lực cho những hoạt động kinh tế - xã hội mà họ theo đuổi Tham gia bảohiểm là thể hiện một nếp sống, một tư duy văn minh trong kinh doanh cùngnhững kế hoạch bài bản trong ứng phó với rủi ro, bất trắc, điều đó thực sự cầnthiết đối với mọi cá nhân, gia đình, tổ chức Ví dụ, một cá nhân là trụ cột mộtgia đình với hai con nhỏ, thu nhập khoảng 10 triệu đồng một tháng Với rấtnhiều công việc phải lo toan trong cuộc sống, người đó nghĩ rằng: nếu khôngmay có điều gì đó xảy ra, vợ con mình sẽ ra sao? Họ sống thế nào khi khoản thunhập của gia đình bị giảm? Bằng cách tham gia bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp chomình với số tiền bảo hiểm 100 triệu đồng, anh sẽ được an tâm về tinh thần, giảitoả những lo lắng đối với gia đình nếu không may những rủi ro xảy ra hay vớimột cơ sở sản xuất, nếu người giám đốc quan tâm đến các sản phẩm bảo hiểmcần thiết như bảo hiểm như bảo hiểm cháy nổ, BHXH, BHYT… cho cán bộcông nhân viên thì không chỉ lãnh đạo đơn vị mà mọi thành viên sẽ yên tâm làmviệc, phát triển sản xuất kinh doanh
+ Kích thích tiết kiệm: sự có mặt của các dịch vụ, hoạt động bảo hiểm đã
tạo ra và dần đưa con người ta vào những hình thức tiết kiệm kế hoạch, nề nếp,tác động đến tư duy của các cá nhân, chủ hộ gia đình, chủ doanh nghiệp, gópphần hình thành nên một ý thức, thói quen dành dụm một phần thu nhập để cómột tương lai an toàn hơn Đặc biệt, trong bảo hiểm nhân thọ với nhiều loại sảnphẩm bảo hiểm đa dạng vừa mang tính bảo vệ, vừa mang tính tiết kiệm hoặcliên kết đầu tư tạo điều kiện cho các cá nhân, hộ gia đình xây dựng và thực hiệnmột kế hoạch tài chính tích lũy, tiết kiệm, đầu tư ổn định ngay cả khi thu nhập
dư dật không phải là lớn
+ Tạo việc làm: xét trên bình diện vĩ mô, các loại hình bảo hiểm, đặc biệt
là ngành bảo hiểm thương mại đã trực tiếp góp phần giải quyết công ăn việclàm cho một số lớn người lao động làm việc trong ngành, và những ngành nghềliên quan Ngoài ra, thông qua đầu tư dưới nhiều hình thức, bảo hiểm còn gián
Trang 25tiếp tạo thêm nhiều việc làm cho các ngành khác.Hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt độngkinh doanh, thương mại cũng là tác dụng đáng kể của các hoạt động bảo hiểm,đặc biệt là bảo hiểm thương mại Thực tế hiện nay, đối với một số ngành nghềnhư kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, ngành vận tải, đặc biệt là vận tải biểnhay vận tải hàng không hay hoạt động thăm dò, khai thác vận chuyển dầu khí…thì sự hỗ trợ của bảo hiểm thậm chí đã trở thành một điều kiện cần thiết trongtriển khai hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
-Câu hỏi hướng dẫn nghiên cứu
1) Mối liên hệ giữa quản lý rủi ro và bảo hiểm?
2) Những ưu điểm và hạn chế của xử lý rủi ro bằng tham gia bảo hiểm?
Để khắc phục những hạn chế của lập quỹ dự trữ, dự phòng trong xử lý rủi ro cácchủ doanh nghiệp cần áp dụng phương pháp nào?
3) Hoạt động bảo hiểm dựa trên những nguyên tắc cơ bản nào? Liên hệ vớitừng loại bảo hiểm (bảo hiểm thương mại, các loại bảo hiểm phi thương mại)?
4) Tại sao các nhà nước thường có quy định về các loại bảo hiểm bắt buộc?5) Vai trò của bảo hiểm? Liên hệ với từng loại bảo hiểm (bảo hiểmthương mại, các loại bảo hiểm phi thương mại)?
Trang 26Chương 2 BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
2.1 KHÁI NIỆM, SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
2.1.1 KHÁI NIỆM BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
Như chương 1 đã đề cập, loại hình bảo hiểm được tiến hành bởi các tổchức có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch
vụ bảo hiểm được gọi là bảo hiểm thương mại Có nhiều quan điểm về bảohiểm thương mại Theo giáo sư Herman, trường Đại học quốc gia Paris, “bảohiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm chấp nhận trảmột khoản tiền (phí bảo hiểm hay tiền đóng góp bảo hiểm) cho chính mình hoặccho một người thứ ba khác để trong trường hợp rủi ro xảy ra, sẽ được trả mộtkhoản tiền bổi thường từ một bên khác là người bảo hiểm, người chịu tráchnhiệm đối với toàn bộ rủi ro, đền bù những thiệt hại theo luật thống kê” Theotài liệu của tập đoàn bảo hiểm AIG (Mỹ), bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chếnày một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro chodoanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm đó sẽ chi trả bồi thường chongười được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trịthiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm”
Như vậy, tổng hợp, bảo hiểm thương mại được hiểu là phương pháp
chuyển giao rủi ro được tiến hành trên cơ sở ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa người tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm) và người bảo hiểm (bên bán bảo hiểm), theo đó người tham gia bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm để người bảo hiểm thực hiện cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Khái niệm này tiếp cận bảo hiểm đồng thời ở những góc độ khác nhau.Xét về bản chất và kỹ thuật chuyên môn, nhấn mạnh đặc tính chuyển giao rủi rocủa bảo hiểm, bên cạnh đó là sự chú trọng đến đặc thù pháp lý - thỏa thuận/hợp
Trang 27đồng trong chuyển giao rủi ro của bảo hiểm thương mại so với các phương phápchuyển giao rủi ro khác Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, rủi ro trở nên
đa dạng, khiến các cá nhân, tổ chức ngày càng quan tâm tới việc xử lý rủi ro,đặc biệt là khắc phục hậu quả rủi ro như thế nào hiệu quả nhất Với chi phí choviệc chuyển giao rủi ro nhìn chung có thể chấp nhận được so với khả năng củachủ thể cần chuyển giao rủi ro, bảo hiểm được xem là một phương pháp khắcphục hậu quả rủi ro hiệu quả được lựa chọn phổ biến trong nền kinh tế- xã hội
2.1.2 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM THƯƠNG MẠIMầm mống hoạt động tương hỗ bảo hiểm đã hình thành từ rất lâu, nhữngdấu tính từ thời tiền sử để lại cũng đã chứng minh sự tồn tại của quỹ trợ giúpcác thành viên của một hội hoặc gia đình họ trong trường hợp ốm đau, hỏahoạn Trước Công nguyên, ở Ai Cập, những người thợ đẽo đá đã biết thành lập
“quỹ tương trợ” để giúp đỡ nạn nhân trong các vụ tai nạn Từ đó, các hoạt độngmang tính chất bảo hiểm phát triển dần theo sự phát triển của xã hội loài người
Thời Trung cổ, khá thịnh hành việc cho vay mạo hiểm lớn ở Babylon đốivới hoạt động buôn bán bằng đường biển Hoạt động này mang đặc điểm cơ bản
là các nhà buôn khi vay tiền từ các chủ ngân hàng sẽ không phải hoàn trả khoảnvay nếu con tàu bị đắm nhưng nếu việc buôn bán thành công, người đi vaykhông những hoàn trảtiền vay gốc mà còn phải trả khoản lãi với mức lãi suất rấtlớn, có thể lên tới 40, 50% Khoản lãi này chính là để bù trừ cho rủi ro mà ngânhàng cho vay đã cam kết chấp nhận Như vậy, có thể hiểu, lãi suất cao này làhình thức sơ khai của phí bảo hiểm.Tuy nhiên, do mức lãi suất quá lớn, nên hoạtđộng này đã bị cấm, mặt khác, do nhu cầu vay vốn của các nhà buôn là rất lớnnhưng lại rất rủi ro đối với ngân hàng cho vay nên dần hình thành hệ thống đảmbảo rằng ngân hàng có thể lấy lại khoản tiền đã cho vay, đó chính là bảo hiểmhàng hải Các nhà buôn sẽ được đảm bảo giá trị tàu thuyền, hàng hóa trongtrường hợp bị tổn thất bằng việc chấp nhận trả một khoản tiền ấn định trước.Vào thế kỷ XIV, ở Floren, Genoa nước Ý, đã xuất hiện các hợp đồng bảo hiểmhàng hải đầu tiên mà theo đó một người bảo hiểm cam kết với người được bảo
Trang 28hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về tài sản mà người được bảo hiểm phảigánh chịu khi có thiệt hại xảy ra trên biển, đồng thời với việc nhận trước mộtkhoản phí Hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy có ghi ngày22/04/1329 hiện còn được lưu giữ tại Floren Sau đó cùng với việc phát hiện ra
Ấn Độ dương và tìm ra Châu Mỹ, ngành hàng hải nói chung và bảo hiểm hànghải nói riêng đã phát triển rất nhanh
Thế kỷ XVII, nước Anh đã chiếm vị trí hàng đầu trong buôn bán và hànghải quốc tế với Luân Đôn là trung tâm phồn thịnh nhất Tàu của đi từ Châu Á,
Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi đều về cập bến hai bờ sông Thame của thành phố
Luân Đôn Các tiệm cà phê là nơi gặp gỡ của các nhà buôn, chủ ngân hàng,người chuyên chở, người bảo hiểm … để giao dịch, trao đổi tin tức, bàn luận.Edward Lloyd’s là một thuyền trưởng về hưu bắt đầu mở quán cà phê ở phốGreat Tower ở Luân Đôn vào khoảng năm 1692 Các nhà buôn, chủ ngân hàng,người chuyên chở, người bảo hiểm…thường đến đó để trao đổi các thông tin vềcác con tàu viễn dương, về hàng hóa chuyên chở trên tàu, về sự an toàn và tinhhình tai nạn của các chuyến tàu Ngoài việc quản lý quán cà phê, năm
1696 Edward Lloyd’s còn cho ra một tờ báo tổng hợp các tình hình tàu bè vàcác vấn đề khác nhằm cung cấp thông tin cho các khách hàng của ông Tuynhiên, việc làm chính của ông vẫn là cung cấp địa điểm để khách hàng đến giaodịch bảo hiểm, hội họp Sau khi Edward Lloyd’s qua đời người ta thấy rằng cầnphải có một nơi tương tự như vậy để các nhà khai thác bảo hiểm hàng hải tập
trung đến giao dịch bảo hiểm và năm 1770, “Society of Lloyd’s” với tư cách là
một tổ chức tự nguyện đã thành lập và thu xếp một địa điểm ở Pope’s HeadAlley cho các thành viên của họ Sau đó, tổ chức này rời địa điểm đến trung tâmhối đoái của Hoàng gia và ở đó đến năm 1828 thì rời đến toà nhà riêng của họtại phố Leaden Hall Tổ chức này hoạt động với tư cách là tổ chức tư nhân đếnnăm 1871 thì hợp nhất lại theo luật Quốc hội và trở thành Hội đồng Lloyd’s vàsau này đã trở thành nơi giao dịch kinh doanh bảo hiểm và hãng bảo hiểm lớnnhất thế giới
Trang 29Về cơ sở pháp lý, có thể coi chiếu dụ Barcelona năm 1435 là văn bản pháp luật đầu tiên trong ngành bảo hiểm Sau đó là sắc lệnh của Philippe de
Bourgogne năm 1458, những sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville năm 1552
và ở Amsterdam năm 1558 Ngoài ra còn có sắc lệnh của Phần Lan năm 1563
liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hoá.Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVI –XVII cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì hoạtđộng bảo hiểm mới phát triển rộng rãi và ngày càng đi sâu vào nhiều lĩnh vựccủa đời sống kinh tế - xã hội Dấu mốc cho sự phát triển là luật 1601 của Anh
thời Nữ hoàng Elisabeth, sau đó là Chỉ dụ 1681 của Pháp do Colbert biên soạn
và Vua Louis XIVban hành, đó là những đạo luật mở đường cho lĩnh vực bảohiểm hàng hải
Sau bảo hiểm hàng hải là sự xuất hiện của bảo hiểm hoả hoạn, đánh dấubằng vụ cháy thảm khốc ở Luân Đôn nước Anh ngày 2/9/1666 hủy diệt khoảng13.000 ngôi nhà trong đó có gần 100 nhà thờ trong 4 ngày để lại một sự thiệt hạiquá lớn không thể cứu vãn Sau đó, những nhà kinh doanh ở nước Anh đã nghĩ
ra việc cộng đồng chia sẻ rủi ro hoả hoạn bằng cách đứng ra thành lập nhữngCông ty bảo hiểm hoả hoạn như: “Fire Office” (năm 1667), “Friendly Society”(năm 1684), “Hand and Hand” (năm 1696), “Lom Bard House” (năm 1704) …Lúc đó, Công ty bảo hiểm Lloyds đã ra đời nhưng chỉ hoạt động trong lĩnh vựchàng hải Mãi tới thế kỷ XX mới chuyển sang hoạt động cả lĩnh vực nội địa vàtái bảo hiểm
Tại Pháp quốc, năm 1786 công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên mới được
thành lập đó là “Company L’assurance Centree L’incendie” và “Company
Royade” (năm 1788) Sự kiện đáng được lưu truyền thời gian này và trong lịch
sử bảo hiểm là công trình toán học của Pascal về “Hình học của rủi ro”(Lageometric Du Hasard) năm 1654 đã đưa đến khoa học toán xác suất Đó là
cơ sở thống kê xác suất phục vụ cho hoạt động bảo hiểm và ngày nay vẫn đượccoi là kỹ thuật cơ bản của ngành bảo hiểm Sang thế kỷ XVIII, nhiều công tybảo hiểm hoả hoạn nổi tiếng ở Mỹ cũng ra đời
Trang 30Về bảo hiểm nhân thọ, dưới thời đế quốc La Mã cổ đại người ta đã lậpnên các hội mai táng để lo chi phí tang ma cho các thành viên, ngoài ra, hộicũng hỗ trợ tài chính cho thân nhân người chết Các phường hội thủ công vàthương nghiệp đã lập nên nhiều hình thức bảo hiểm thành viên để bù đắp thiệthại các vụ hỏa hoạn, lũ lụt, trộm cướp, ngoài ra, còn có bảo hiểm thương tật, tửvong và thậm chí là bảo hiểm tù ngục Dịch vụ bảo hiểm ở Ấn Độ bắt nguồn từ
bộ kinh Veda, chẳng hạn như trường hợp của tập đoàn bảo hiểm nhân thọYogakshema, một Công ty trực thuộc tổng hội liên hiệp bảo hiểm Ấn Độ Têncủa Công ty này được lấy từ trong kinh Rig Veda Cụm từ Yogakshema chothấy ở Ấn Độ vào khoảng năm 1000 trước Công Nguyên, hình thức “bảo hiểmcộng đồng” đã phát triển rất thịnh hành và người Aryan khi đó cũng đã tham giarất nhiều vào hình thức bảo hiểm này Ở Châu Âu, Vương Quốc Anh công nhậntính pháp lý của bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ ra đời khá sớm - hợpđồng bảo hiểm nhân thọ cổ xưa nhất được lưu giũ đến ngày nay được ký kếtnăm 1583, tại Luân đôn nhưng vẫn thiếu cơ sở khoa học Đến thế kỷ 17, Ferma,Pascal và sau đó là Bernouli khai sinh và phát triển khoa học xác suất thống kêtoán và cơ sở khoa học của bảo hiểm đã được hình thành.Công ty bảo hiểmnhân thọ đầu tiên ra đời ở Anh vào năm 1762 Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ
XX, nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, các nghiệp vụ bảo hiểm mới nốitiếp nhau ra đời để bảo đảm cho các rủi ro mới như: bảo hiểm hàng không, bảohiểm rủi ro xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm khai thác dầu khí… Bên cạnh cáccông ty bảo hiểm, các tổ chức tái bảo hiểm ra đời càng góp phần mang lạinhững bước phát triển ngày mạnh mẽ và vững chắc của ngành bảo hiểm trêntoàn thế giới
Ở Việt Nam, bảo hiểm xuất hiện từ bao giờ? Không có tài liệu nào chứngminh một cách chính xác mà chỉ phỏng đoán vào năm 1880 có các Hội bảohiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa kỳ… đã chú ý đếnkhu vực Đông Dương Các Hội bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởicác công ty thương mại lớn, ngoài việc buôn bán, các công ty này mở thêm một
Trang 31trụ sở để làm đại diện bảo hiểm Vào năm 1926, Chi nhánh đầu tiên là của Công
ty Fraco-Asietique Đến năm 1929 mới có Công ty Việt Nam đặt trụ sở tại SàiGòn, đó là Việt Nam Bảo hiểm Công ty, nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô
tô Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng với sự hoạtđộng của nhiều Công ty bảo hiểm trong nước và ngoại quốc
Giai đoạn trước năm 1975, Ở Miền Nam có trên 52 công ty trong nước vànước ngoài.Các công ty trong nước được thành lập dưới hình thức Hội Vô danh
và Hội tương hỗ.Các công ty nước ngoài được thành lập dưới hình thức chinhánh.Hầu hết các công ty đều đặt trụ sở chính ở Sài Gòn Các công ty thựchiện các nghiệp vụ đa dạng như: Bảo hiểm hỏa tai, bảo hiểm chuyên chở, bảohiểm xe tự động, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểmkhác,…Ở Miền Bắc, chỉ có 1 công ty bảo hiểm duy nhất là Công ty Bảo hiểmViệt Nam, được thành lập vào ngày 17/12/1964 và chính thức hoạt động vàongày 15/01/1965, Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến hành các nghiệp vụbảo hiểm hàng hải như bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm tàu viễndương và tái bảo hiểm Khi thống nhất đất nước, ở Miền Nam thành lập công tybảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam (Bavina).Năm 1976, Bavina được chuyểnthành chi nhánh công ty bảo hiểm Việt Nam tại Tp Hồ Chí Minh Trong giaiđoạn này, Bảo Việt trực thuộc Bộ Tài chính có chức năng giúp Bộ Tài chínhthống nhất quản lý công tác bảo hiểm nhà nước và trực tiếp tiếp tiến hành cácnghiệp vụ bảo hiểm Năm 1993, Bảo Việt có mạng lưới hầu khắp các tỉnhthành, ngoài nhiệm vụ chính là tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm trongnước và nước ngoài, Bảo Việt còn là đại lý giám định bồi thường cho nhiềucông ty trên thế giới
Ngày 18/12/1993, trước nhu cầu cần thiết phải đổi mới nhằm đáp ứng yêucầu của nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trường, Chính phủ ban hànhNghị định 100-CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm Với quy định này, các tổchức bảo hiểm theo nhiều hình thức pháp lý khác nhau thuộc nhiều thành phầnkinh tế có thể tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam Lúc này, một loạt
Trang 32các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm được thành lậpnhư VinaRe, Bảo Minh, Bảo Long, PJICO, cùng với sự thành lập của các liêndoanh và văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài tại Việt Nam: Aon-Inchibrok, VIA, UIC,… Điều này làm cho các doanh nghiệp bảo hiểm cạnhtranh với nhau, tạo điều kiện cho các chi nhánh, đại lý và môi giới ra đời mộtcách rộng khắp và người được bảo hiểm có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìmcho mình loại hình bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp Bảo hiểmnhân thọ: được triển khai đầu tiên vào năm 1996 bởi Bảo Việt, sau đó là cáccông ty bảo hiểm nhân thọ có vốn đầu tư của nước ngoài như: AIA, Prudential,Dai-Ichi, Manulife, ACE Life, Prévoir Ngày 24/12/1999 Hiệp hội bảo hiểmViệt Nam được thành lập với mục đích tạo ra môi trường cạnh tranh và pháttriển lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên.
Ngày 09/12/2000 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá X,Quốc hội đã thôngqua Luật Kinh doanh bảo hiểm, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triểnlành mạnh và bền vững của thị trường bảo hiểm Việt Nam, phù hợp với xu thếhội nhập quốc tế Hệ thống các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đangdần hoàn thiện theo tiêu chuẩn quốc tế Mục tiêu phát triển ngành bảo hiểm ViệtNam mà Bộ Tài chính đưa ra cho từng giai đoạn 5 năm, 10 năm và 20 năm tớinhằm nhanh chóng nâng cao trình độ quản lý và kinh doanh bảo hiểm để ngangbằng với các nước phát triển trong khu vực, tăng tỷ lệ đóng góp của ngành bảohiểm vào GDP của đất nước, nâng cao vai trò của ngành bảo hiểm trong việc ổnđịnh đời sống xã hội, phát triển kinh tế nước
Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổchức thương mại thế giới – WTO, thị trường dịch vụ bảo hiểm trở thành mộttrong những lĩnh vực đi dầu trong việc hội nhập kinh tế thế giới.Với những camkết khi gia nhập WTO, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục mở cửa rộng hơn
và sâu hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.Điều này làm cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam tăng cường cải tiếnhoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, giúp cho người tiêu dùng
Trang 33bảo hiểm Việt Nam tiếp cận dịch vụ một cách đa dạng, chất lượng quốc tế vàgiá cả hợp lý nhất Với việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chứcThương mại Thế giới, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những thay đổi đáng
kể, trong đó có việc sửa đổi lại Luật kinh doanh bảo hiểm tiếp tục hoàn thiệnmôi trường pháp lý và chính sách của Nhà nước cho thị trường bảo hiểm tiếptục củng cố và phát triển
Thị trường cũng ghi nhận sự nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm trongviệc nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới thông qua hợp tác với cácđối tác lớn, đa dạng hóa tiện ích, đặc biệt là các tiện ích được khai thác từ môitrường công nghệ số, nhằm giúp khách hàng thuận tiện, linh hoạt hơn trong giaodịch bảo hiểmtạo môi trường thuận lợi để thị trường bảo hiểm phát triển đồng
sự phát triển của các sản phẩm bảo hiểm, các yêu cầu cao hơn về kỹ thuật côngnghệ bảo hiểm, phức tạp hơn về yếu tố pháp lý, các mẫu hợp đồng bảo hiểmcũng ngày càng phong phú, đa dạng về nội dung, điều khoản
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam, hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa
thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm nộp phí bảo hiểm còn doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Về hình thức, luật pháp các quốc gia
đều đòi hỏi hợp đồng bảo hiểm phải thể hiện dưới hình thức văn bản.Ngay cảkhi các giao dịch được thực hiện bằng thương mại điện tử, doanh nghiệp bảohiểm vẫn phải soạn thảo, theo dõi và lưu trữ một lượng lớn các tài liệu liên quanđến hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm được cấu thành từ nhiều bộ phận,tùy thuộc vào từng sản phẩm bảo hiểm, từng trường hợp giao kết hợp
Trang 34đồng.Thông thường, một hợp đồng bảo hiểm được cấu thành bởi những văn bảnnhất định trong số các tài liệu dưới những cái tên khá đa dạng, đó là: giấy yêucầu bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản
bổ sung, phụ lục hợp đồng
2.2.2.1 Chủ thể và khách thể của hợp đồng bảo hiểm
- Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm:
Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm gồm bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảohiểm/tổ chức bảo hiểm) và bên được bảo hiểm Bên bảo hiểm là tổ chức đượccấp giấy phép hoạt động trên thị trường bảo hiểm, thiết kế sản phẩm bảo hiểm,mẫu hợp đồng bảo hiểm, đứng ra chào mời khách hàng mua bảo hiểm, thỏathuận hợp đồng, đứng tên trong hợp đồng bảo hiểm đã ký kết và cấp cho bênđược bảo hiểm Bên được bảo hiểm gồm ba tư cách pháp lý: người tham gia bảohiểm, người được bảo hiểm, người được hưởng quyền lợi bảo hiểm (người thụhưởng bảo hiểm) Người tham gia bảo hiểm là cá nhân, tổ chức đứng ra làm cácthủ tục giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm, trả phí bảohiểm và có các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm hoặc luậtpháp liên quan Để có thể giao kết hợp đồng, người tham gia bảo hiểm phải đảmbảo qui định về năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự đồng thờiphải đảm bảo qui định về quyền lợi có thể được bảo hiểm của pháp luật về kinhdoanh bảo hiểm
Người tham gia bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm vàngười thụ hưởng bảo hiểm Người được bảo hiểm là cá nhân, tổ chức có tài sản,trách nhiệm dân sự, thân thể, sinh mạng, sức khỏe được bảo hiểm trong hợpđồng bảo hiểm.Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng củahợp đồng bảo hiểm
Người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm là cá nhân, tổ chức có quyền nhậntiền bồi thường, tiền trả bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Người thụ hưởngbảo hiểm thông thường là người được bảo hiểm nhưng cũng có thể là ngườikhác được chỉ định trong hợp đồng bảo hiểm, trường hợp này thường phát sinh
Trang 35trong bảo hiểm con người, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ, đó là những loại bảohiểm thường đảm bảo cho sự cố chết của người được bảo hiểm Tiền bảo hiểmchỉ được trả khi người được bảo hiểm không còn nữa Trong một số trường hợpkhác, chẳng hạn, khi các ngân hàng cho vay có thể đề nghị khách hàng vay tiềnmua bảo hiểm cho tài sản hình thành từ vốn vay và kèm theo là chỉ định ngânhàng cho vay đó là người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm trong hợp đồng bảohiểm.
- Khách thể của hợp đồng bảo hiểm
Khách thể của hợp đồng bảo hiểm là lợi ích kinh tế của bên được bảohiểm gắn liền với sự tồn tại của đối tượng bảo hiểm Để hợp đồng bảo hiểmkhông bị vô hiệu thì bên được bảo hiểm phải đảm bảo quy định về quyền lợi cóthể được bảo hiểm của pháp luật Bản chất của quỵ định này là: tổ chức/cá nhân
sẽ có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm nếu tổ chức/cánhân đó có lợi ích kinh tế hợp pháp bị tổn hại khi đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro
và như vậy họ có thể trở thành bên được bảo hiểm
Cơ sở hình thành quyền lợi có thể được bảo hiểm được xác định bởi cácmối quan hệ nhất định giữa đối tượng bảo hiểm và bên được bảo hiểm, phổ biếnhơn cả là quan hệ về quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng tài sản; quan hệ nuôidưỡng, cấp dưỡng; quan hệ tín dụng, hợp đồng lao động với chủ thể có đốitượng bảo hiểm
Quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm nhằm ngăn chặn rủi ro đạođức, việc lợi dụng tham gia bảo hiểm để trục lợi; tránh hiện tượng biến việctham gia bảo hiểm thành trò cá cược với rủi ro, nhất là rủi ro có thể ảnh hưởngđến sinh mạng con người Điều này đã xuất phát từ thực tế đã được lịch sử ghinhận, đó là: cho đến năm 1774 việc xem xét quyền lợi có thể được bảo hiểmvẫn chưa là một yêu cầu pháp lý cho bất kỳ loại hình bảo hiểm nào.Vì vậy, ởmột số nước Âu châu, việc mua bảo hiểm nhân thọ cho các nhân vật nổi tiếng
đã là phổ biến Báo chí hàng ngày còn đăng tải thông tin về tỷ lệ phí bảo hiểmnếu mua bảo hiểm nhân thọ cho những thành viên trong giới quý tộc và người ta
Trang 36mua bảo hiểm như chơi trò cá cược với sự sống chết của người khác Khôngloại trừ khả năng một số người chơi trò cá cược trên sẽ rắp tâm tìm cách đểthắng cá cược Cuối cùng, để ngăn chặn hoạt động cá cược trong bảo hiểm, Anhquốc đã thông qua Đạo luật bảo hiểm nhân thọ năm 1774 Đạo luật này thiết lậpnhững nguyên tắc về quyền lợi có thể được bảo hiểm, đạo luật bảo hiểm hànghải năm 1788 cũng được thông qua để ngăn chặn những hành vi tránh né cácyêu cầu về quyền lợi có thể được bảo hiểm.
2.2.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Nội dung hợp đồng bảo hiểm tùy thuộc vào từng loại sản phẩm bảo hiểm
và nhìn chung là phức tạp, phần này chỉ có thể đề cập đến một số điều khoản cơbản buộc phải có trong hợp đồng bảo hiểm
2.2.2.1 Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của rủi ro
và vì thế khiền quyền lợi được bảo vệ bởi hợp đồng bị tổn hại Trong bảo hiểmthương mại, đối tượng bảo hiểm rất đa dạng nhưng có thể chia thành 3 nhóm:
Các loại tài sản và những lợi ích liên quan
Các loại trách nhiệm dân sự
Con người: thân thể, sinh mạng, sức khỏe, tuổi thọ của con người
Từ các nhóm chính đó, đối tượng bảo hiểm được xác định cụ thể hơn đốivới mỗi loại sản phẩm bảo hiềm và sau đó là trong mỗi một hợp đồng bảo hiểm
đã ký bằng điều khoản quy định về đối tượng bảo hiểm Chằng hạn, đối với sảnphẩm bảo hiểm thân tàu thì đối tượng bảo hiểm là vỏ tàu, máy móc và trangthiết bị của tàu có khả năng bị những tổn thất do những hiểm họa của biển/sôngnước gây ra, do những tai nạn bất ngờ gây ra hay bảo hiểm trách nhiệm sảnphẩm có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm pháp lý phát sinh của người đượcbảo hiểm (các nhà sản xuất, nhà phân phối) phải bồi thường đối với những thiệthại bất ngờ về người và tài sản của bên thứ ba gây nên bởi hàng hoá do ngườiđược bảo hiểm cung cấp, sửa chữa thay thế, xử lý hay phục vụ có liên quan đếnhoạt động sản xuất kinh doanh do họ thực hiện
Trang 372.2.2.2 Phạm vi bảo hiểm, loại trừ bảo hiẻm
Phạm vi bảo hiểm (trong những mẫu hợp đồng bảo hiểm khác nhau, điềukhoản này còn được mang những tên khác như: rủi ro được bảo hiểm, phạm vitrách nhiệm bảo hiểm ) là điều khoản làm rõ phạm vi các loại rủi ro, loại tổnthất, chi phí phát sinh mà người bảo hiểm sẽ phải chịu trách nhiệm nếu nó phátsinh Nói cách khác, điều khoản này xác định phạm vi giới hạn về những loạirủi ro, tổn thất, thiệt hại, chi phí xảy ra cho đối tượng bảo hiểm mà người bảohiểm chịu trách nhiệm (được xác định theo loại rủi ro, nguyên nhân, hậu quả,giới hạn về không gian, lãnh thổ…)
Ví dụ: trong một mẫu hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ô tô có ghi:
“Quyền lợi và phạm vi bảo hiểm xe ô tô:
Người bảo hiểm bồi thường cho chủ xe những thiệt hại vật chất xe xảy ra
do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong những trường hợp:
Đâm va, lật đổ, rơi, chìm và/hoặc bị các vật thể khác rơi, va chạm
vào;
Hỏa hoạn, cháy, nổ;
Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên: bão, lũ lụt, sụt lở, sét
đánh, động đất, mưa đá, sóng thần;
Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe
Ngoài ra, còn thanh toán những chi phí cần thiết và hợp lý phát sinh trong tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm, bảo vệ và đưa xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất, giám định tổn thất”.
Đi đôi với phạm vi bảo hiểm là điều khoản loại trừ bảo hiểm (trongnhững mẫu hợp đồng bảo hiểm khác nhau điều khoản này cũng có thể dướinhững tên khác như rủi ro loại trừ, không thuộc trách nhiệm bảo hiểm ) Loạitrừ bào hiểm xác định những rủi ro, tổn thất, chi phí mà doanh nghiệp bảo hiểmkhông chịu trách nhiệm nếu nó xảy ra hoặc phát sinh
Trang 38Loại trừ bảo hiểm có 2 loại: loại trừ tuyệt đối và loại trừ tương đối Loạitrừ tuyệt đối tức là không bao giờ được chấp nhận bảo hiểm nhưng loại trừ tuyệtđối lại có thể được bảo hiểm với những điều kiện nhất định như bên mua bảohiểm cháp nhận trả thêm phí bảo hiểm
Ví dụ: trong một mau hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba có liệt kê các loại trừ chính như:
Người bị thiệt cố ý gây thiệt hại
Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy
Giấy phép lái xe không hợp lệ
Gây ra hậu quả gián tiếp từ thiệt hại
Thiệt hại từ tài sản bị mất cắp hoặc cướp sau tai nạn
Các hoạt động bất khả kháng như động đất, khủng bố
Các loại tài sản đặc biệt như: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ
có giá trị như tiền, đồ cổ……
Điều khoản phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm là những điều khoảnrất quan trọng của hợp đồng Các điều khoản này phân định trách nhiệm giữadoanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm khi mà người bảo hiểm không baogiờ có thể bảo hiểm cho tất cả các rủi ro, tổn thất, chi phí phát sinh cho đối tượngbảo hiểm trong khoảng thời gian chấp nhận bảo hiểm Điều đó xuất phát từ nhữngyêu cầu từ kỹ thuật bảo hiểm, vấn đề pháp lý và yếu tố kinh doanh Hai điều khoảnnày khi được xác định cụ thể chi tiết thì sẽ giảm tranh chấp giữa doanh nghiệp bảohiểm và bên được bảo hiểm Tuy nhiên, thực tế, cho dù mẫu hợp đồng bảo hiểm cósoạn thảo chi li đến mấy cũng không lường hết được sự đa dạng, phức tạp của cáctình huống rủi ro, do đó, một số mẫu hợp đồng bảo hiểm chỉ nêu phần loại trừ bảohiểm, như vậy cũng có nghĩa là: những gì không bị loại trừ sẽ thuộc trách nhiệmbảo hiểm
2.2.2.3 Điều khoản xác định giới hạn trách nhiệm của bảo hiểmtrong bồi thường, trả tiền bảo hiểm
Thuật ngữ bồi thường được sử dụng để chỉ việc doanh nghiệp bảo hiểmthực hiện cam kết đền bù cho bên mua bảo hiểm một phần hoặc toàn bộ thiệthại xảy ra trong sự kiện bảo hiểm.Thông thường, thuật ngữ này được sử dụng
Trang 39trong bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự Trả tiền bảo hiểm làviệc doanh nghiệp bảo hiểm chi trả một khoản tiền nhất định theo thỏa thuậncủa hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp phát sinh sụ kiện bảo hiểm, thường sửdụng trong bảo hiểm con người, nhất là bảo hiểm nhân thọ.
Nội dung điều khoản này về cơ bản là: xác định số tiền tối đa mà bảohiểm có thể trả hoặc sẽ trả trong một sự kiện bảo hiểm và/ hoặc trong cả thờihạn bảo hiểm
Đối với hợp đồng bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tài sản, giới hạntrách nhiệm bảo hiểm được xác định bằng: số tiền bảo hiểm hoặc hạn mức bồithường của bảo hiểm thỏa thuận (có thể tính trên một sự cố hoặc 1vụ) hay cho
cả thời hạn bảo hiểm
Ví dụ: Mẫu đơn bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt quy định:
“Trách nhiệm của Người bảo hiểm trong mọi trường hợp sẽ không vượt quá:
- Số tiền bảo hiểm tương ứng với mỗi hạng mục tài sản và tổng cộng lại không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất
- Số tiền bảo hiểm còn lại sau khi bồi thường bất kỳ tài sản nào bị mất mát hủy hoại hay hư hại xảy ra trong thời hạn bảo hiểm, trừ khi người bảo hiểm
đã đồng ý khôi phục lại số tiền bảo hiểm sau mỗi lần thanh toán bồi thường”
Đối với hợp đồng bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự,giới hạn trách nhiệm được biểu thị bằng các mức trách nhiệm
Ví dụ: 1 hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba trong xây
dựng - trích quy định về giới hạn trách nhiệm bảo hiểm như sau:
- Thương tật (thiệt hại về người):
Cho mỗi người: 50.000.000 đồng (mức tránh nhiệm)
Tổng số: 250.000.000 đồng (tổng mức trách nhiệm)
- Thiệt hại tài sản: 500.000.000 đồng
(Giới hạn trách nhiệm liên quan đến mỗi và mọi tổn thất phát sinh từ một
sự cố)
Trang 40Đối với hợp đồng bảo hiểm con người, giới hạn trách nhiệm trong mộthợp đồng có thể là số tiền bảo hiểm, mức trách nhiệm hoặc số tiền trả định kỳ(ví dụ khoản tiền trả niên kim nhân thọ)
Ví dụ: 1 hợp đồng bảo hiểm an sinh giáo dục có số tiền bảo hiểm là 50
triệu đồng; 1 hợp đồng bảo hiểm tai nạn con người theo chỗ ngồi trên xe cơ giới
có mức trách nhiệm là 30 triệu đồng/1 chỗ/vụ
2.2.2.4 Phí bảo hiểm và các điều khoản liên quan
Phí bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải trả để nhận được camkết bồi thường, trả tiền bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm khi xảy ra sự kiệnbảo hiểm Mức phí bảo hiểm chính là giá cả của sản phẩm bảo hiểm Nhìnchung, mức phí bảo hiểm phải đảm bảo bù đắp các chi phí liên quan, bao gồm:chi phí thực hiện cam kết bồi thường, trả tiền bảo hiểm, chi phí khai thác hợpđồng bảo hiểm, chi phí quản lý hợp đồng Do đó, phí bảo hiểm được kết cấu bởi
2 phần: phí thuần (phí thu đảm bảo cam kết bồi thường, trả tiền bảo hiểm) vàphụ phí (phí thu bù đắp chi phí khai thác, chi phí quản lý)
Trong hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm có thể được qui định bằng một
số tiền nhất định tính trên một đơn vị đối tượng bảo hiểm hoặc phổ biến hơn làbằng tỷ lệ phí bảo hiểm Cùng với qui định về mức phí phải nộp, trong hợpđồng bảo hiểm còn có những điều khoản liên quan như: kỳ hạn nộp phí, thờigian gia hạn nộp phí, phương thức trả phí, thưởng, phạt bằng phí…
2.2.2.5 Một số điều khoản chi phối cách tính số tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm
- Mức miễn thường:
Mức miễn thường chỉ phần giá trị tổn thất của đối tượng bảo hiểm màdoanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận sẽ không bồi thường hay nói cách khác, bênđược bảo hiểm phải tự gánh chịu Khi hợp đồng bảo hiểm có thỏa thuận ápdụng mức miễn thường, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thườngkhi thiệt hại của đối tượng bảo hiểm vượt quá mức miễn thường đó Cách quy