1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm môn phân tích và định giá tài sản tài chính phân tích tình hình tài chính của ctcp tập đoàn hòa phát hpg và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp năm 2023

28 7 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình tài chính của CTCP Tập đoàn Hòa Phát - HPG và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp năm 2023
Tác giả Phùng Thị Thu Hoài, Đỗ Thị Mai Hương, Nguyễn Đình Huy, Trịnh Diệp Khánh, Nguyễn Thị Tuấn Kiều, Hoàng Diệu Linh, Nguyễn Thị Thùy Linh, Phạm Nguyễn Hoàng Linh, Nguyễn Văn Long, Phan Thị May, Phạm Ngọc Minh
Người hướng dẫn Vũ Thị Thúy Nga
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Phân tích và định giá tài sản tài chính
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNHBÀI TẬP NHÓM MÔN PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TÀICHÍNHGiảng viên: Vũ Thị Thúy Nga___Đề bài___Phân tích tình hình tài chính của CTCP Tập đoàn Hòa Phát - HPG

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TÀI

CHÍNH Giảng viên: Vũ Thị Thúy Nga _Đề bài _

Phân tích tình hình tài chính của CTCP Tập đoàn Hòa Phát - HPG và đánh

giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp năm 2023

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU - Khánh

Trước tình hình nền kinh tế toàn cầu hóa, bên cạnh đó là diễn biến khólường của đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, sự phát triển của các doanhnghiệp Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đã và đang gặp phảirất nhiều rủi ro Vậy nên việc phân tích tình hình tài chính và đánh giá triểnvọng doanh nghiệp là vô cùng cấp thiết Trong số nhiều doanh nghiệp về théptại Việt Nam, CTCP tập đoàn Hòa Phát cũng là một trong những doanh nghiệp

có tình hình tài chính nổi bật trong ngành với mã cổ phiếu HPG đang được niêmyết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam

Năm 2020, dù ngành thép có kết quả kinh doanh suy giảm do chịu ảnhhưởng tiêu cực từ dịch COVID-19, nhưng CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã chứngkhoán: HPG) vẫn mở rộng được sản xuất, tăng thị phần trong nước và tìm kiếmcác thị trường xuất khẩu mới

Năm 2021, là một năm để lại nhiều dấu ấn của tập đoàn Hòa Phát, doanhthu và lợi nhuận tăng trưởng kỷ lục Doanh thu cả năm vượt mốc 150 nghìn tỷđồng, lợi nhuận hơn 34 nghìn tỷ đồng phản ánh một năm kinh doanh đầy ấntượng của HPG

Tuy nhiên, vào thời điểm càng về cuối năm 2022, kết quả kinh doanh củaHòa Phát có xu hướng giảm mạnh, do những diễn biến bất lợi từ thị trường théptrong và ngoài nước Nhờ kết quả 2 quý đầu năm có khả quan hơn, nên khi tínhlũy kế cả năm 2022, hoạt động kinh doanh của HPG vẫn có lãi sau thuế là 8.444

tỷ đồng Nhưng kết quả này vẫn giảm mạnh hơn 75% so với năm 2021.Hướng tới năm 2023, Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu lợi nhuận đạt 8.000

tỷ đồng trong năm 2023 (TBTCO) - Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm

2023, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã thông qua kế hoạch sản xuấtkinh doanh năm là 150.000 tỷ đồng doanh thu, 8.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

và nhiều nội dung quan trọng khác

Trang 3

Dưới đây là phân tích chi tiết tình hình tài chính của CTCP Tập đoàn HòaPhát - HPG và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp năm 2023.

I THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT - HPG

1 Tổng quan về CTCP Tập đoàn Hòa Phát - Thùy Linh

1.1.Giới thiệu Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG)

- Tên pháp định: Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

- Tên quốc tế: Hoa Phat Group

xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan trên cùng một conthuyền, hướng tới sự phát triển bền vững Đặc biệt, Tập đoàn Hòa Phát đãxây dựng được mối quan hệ đối tác bền vững, lâu dài, tin tưởng như

Trang 4

người một nhà với các đại lý bán hàng song hành cùng tập đoàn ngay từngày đầu phát triển

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam

- Tháng 8/1992 Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loạimáy xây dựng từ, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khácnhư Nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nôngnghiệp

- Ngày 15/11/2007: Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thịtrường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG

- năm 2016-2019: Tiếp tục thành lập thêm các Công ty thành viên

- Tháng 12/2020: Tập đoàn Hòa Phát tái cơ cấu mô hình hoạt độngvới việc ra đời các Tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động củaTập đoàn

1.3 Ngành nghề kinh doanh chính

- Kinh doanh thương mại sắt, thép

- Sản xuất các loại thép xây dựng

- Khai thác khoáng sản

- Sản xuất than coke

- Sản xuất nội thất văn phòng, gia đình, trường học, kinh doanh

Trang 5

- Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ốngthép và thịt bò Úc.

Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát nằm trong:

- Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

- Top 10 Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất

- Top 5 Doanh nghiệp niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứngkhoán Việt Nam

- Vốn hóa thị trường của HPG đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm trong top 15 công

ty thép có mức vốn hóa lớn nhất trong ngành thép thế giới

1.4.2 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Các đối thủ cạnh tranh của Hòa Phát bao gồm VNSteel, Vina Kyoei,Pomina, PY Vina, TISCO, Vinausteel, Hoa Sen Group Trong đóCông ty thépPomina là trong những nhà máy sản xuất thép lớn nhất Việt Nam hiện nay.Pomina là 1 chuỗi 3 nhà máy luyện phôi và cán thép xây dựng với tổng côngsuất mỗi năm là 1,1 triệu tấn thép xây dựng và 1,5 triệu tấn phôi Hiện nay,Pomina là một trong những nhà sản xuất thép xây dựng lớn nhất, hiện đại nhấtViệt Nam và là doanh nghiệp dẫn đầu thị phần thép xây dựng tại khu vực phíanam Cạnh tranh trực tiếp với công ty thép Hòa Phát trong lĩnh vực sản xuấtthép xây dựng

2 Phân tích chiến lược SWOT của HPG - Thùy Linh

2.1 Strengths (Điểm mạnh) của Hòa Phát

Giữthịphầnsố1ViệtNamvềthépxâydựng,ốngthép:

● Hiện tại, Tập đoàn Hòa Phát hiện có công suất thép thô 8,5 triệutấn/năm, trong đó có 5,5 triệu tấn phôi thép, thép xây dựng và 3 triệutấn HRC/năm Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng,ống thép và là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được thépcuộn cán nóng

● Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát đã sản xuất 3,6 triệutấn thép thô, tăng 10% so với cùng kỳ Sản lượng bán hàng phôi thép,thép xây dựng và HRC đạt 3,4 triệu tấn, tăng 5% Thép xây dựng đónggóp 2 triệu tấn, tăng 26% so với 5 tháng 2021, trong đó có 631.000 tấn

Trang 6

xuất khẩu, gấp hơn 2 lần cùng kỳ HRC ghi nhận 1,2 triệu tấn, tăng nhẹ sovới cùng kỳ năm trước Bên cạnh đó, Hòa Phát còn cung cấp trên 300.000tấn ống thép, 152.000 tấn tôn mạ các loại cho thị trường trong và ngoàinước.

Tàichínhổnđịnh:

● Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Hòa Phát đã ghi nhận 82.118 tỷ đồngdoanh thu và 12.229 tỷ lợi nhuận sau thuế, qua đó hoàn thành 46% kếhoạch năm Hòa Phát đã sản xuất 4,3 triệu tấn thép thô, tăng 8% so vớicùng kỳ Tiêu thụ thép xây dựng, phôi thép và HRC đạt gần 4 triệu tấn,tăng 6% so với cùng kỳ Trong đó, thép xây dựng là 2,38 triệu tấn, tăng29% so với 6 tháng đầu năm 2021 Sau nửa năm, bán hàng HRC củaHòa Phát ghi nhận 1,4 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ Sản phẩm hạnguồn HRC như ống thép, tôn mạ đạt lần lượt 377.000 tấn và 180.000tấn, tương đương mức tiêu thụ nửa đầu năm 2021.Các lĩnh vực kháccủa doanh nghiệp vẫn hoạt động theo đúng kế hoạch quý Nông nghiệpđóng góp 4% doanh thu chung Về bất động sản, tháng 6/2022, HòaPhát đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mở rộng Khu công nghiệpYên Mỹ II thêm 216 ha Về ngành điện máy gia dụng, dự kiến trongquý III/2022, công ty dự kiến sẽ cung cấp cho thị trường một số dòngsản phẩm mới như máy lọc nước, máy lọc không khí…

● Năm 2022, Hòa Phát tròn 30 năm thành lập và phát triển với thép làlĩnh vực cốt lõi, tạo việc làm cho 30.000 lao động 6 tháng đầu năm

2022, Tập đoàn đã nộp vào ngân sách Nhà nước gần 7.400 tỷ đồng,tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021, vượt xa số nộp của cả năm 2020

Hệ thống phân phối rộng khắp:Một phần tư thế kỷ đi qua với xuất phátđiểm từ một Công ty chuyên kinh doanh các loại máy xây dựng vàotháng 8/1992, đến nay, Tập đoàn Hòa Phát có 12 công ty thành viênvới khoảng 14.200 CBCNV và hàng chục nhà máy trên cả nước.HoạtđộngMarketingđổimới:

Trang 7

● Chiến lược Marketing của Hòa Phát với chính sách khuyến mại doanh

số năm cũng đã được ban hành với nhiều giải thưởng như Khách hàngKim Cương tuyệt hảo, Khách hàng Kim Cương, Khách hàng Ngọc,Khách hàng Vàng, Khách hàng Bạch Kim…

● Chiến lược Marketing của Hòa Phát với quảng cáo ngoài trời hayquảng cáo OOH là một kênh truyền thông rất quen thuộc Những Panoquảng cáo ngoài trời của Hòa Phát được đặt tại những vị trí đường phốđông đúc, nhiều người qua lại Không chỉ vậy các phương tiện truyềnthông như TV, Social Media, cũng được tập đoàn Hòa Phát chú trọngtrong Chiến lược Marketing của Hòa Phát

2.2 Weaknesses (Điểm yếu) của Hòa Phát

● Bất động sản: HPG triển khai đầu tư vào lĩnh vực bất động sản khá muộn

và phân khúc bất động sản của Hòa Phát là chung cư cao cấp nên mặc dù

có vị thế đẹp, chi phí sản xuất thấp nhưng trong tình hình thắt chặt tiền tệ

và nhu cầu phân khúc này không lớn sẽ khiến sản phẩm tiêu thụ chậm

● Ngành thép: Đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng nhu cầu công nghệ hiện đại

● Ngành nội thất: Tập trung chưa đầy đủ vào các chức năng mang lại giá trịgia tăng cao nhất

● Ngành khoáng sản: Nguồn nhân lực, lãnh đạo chưa đáp ứng nhu cầu pháttriển của ngành

2.3 Opportunities (Cơ hội) của Hòa Phát

Nắm bắt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA:

● Năm 2021, ngành thép Việt Nam đã lập được kỳ tích khi lần đầu tiênghi tên vào danh sách những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 10

tỷ USD, đưa nước ta trở thành nước xuất siêu thép sau nhiều năm nhậpsiêu Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của HòaPhát

● Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy,Tập đoàn đã cung cấp cho thịtrường trong và ngoài nước hơn 2 triệu tấn, tăng 5% so với 9 tháng

Trang 8

2021 và đóng góp 36% sản lượng của chung của Hòa Phát thời gianqua Sản phẩm hạ nguồn HRC là ống thép đạt 577.000 tấn, tăng 16%

so cùng kì 2021

● Sản phẩm thép của Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 30 thị trườngtrên thế giới.Năm 2022, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường 7,2 triệutấn thép Trong đó, sản lượng xuất khẩu đóng góp gần 1,2 triệu tấn,tăng 15% so với năm 2021

● Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2022,sản lượng thép thành phẩm của nước ta đạt 18,825 triệu tấn, giảm 3,7%

so với cùng kỳ năm 2021; bán hàng thép thành phẩm đạt 17,1 triệu tấn,giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó xuất khẩu thép đạt4,146 triệu tấn, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước

2.4.Threats (Thách thức) của Hòa Phát

Phân tích mô hình SWOT của Hòa Phát cuối cùng là Threats (Thách thức) củaHòa Phát

Cạnhtranhtrongngànhthép:

● Trong ngành thép, đối thủ của Tập đoàn Hòa Phát có Thép Việt – Đức,Tôn Hoa Sen Phương Nam, Thái Nguyên-Tisco, Vinakyoei, Thép Việt–Ý, Thép Đình Vũ, CTCP Thép Việt Đó là các doanh nghiệp có nănglực và ngành nghề kinh doanh tương đồng, có năng lực tài chính vàthiết bị có khả năng cạnh tranh cao với Tập đoàn

● Các đối thủ này đều là các doanh nghiệp có truyền thống trong ngànhthép, trong thời gian qua với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam, các doanhnghiệp này đều tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách: mởrộng quy mô hoạt động, tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, tăngcường đào tạo, nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh nhằm: hạ giáthành sản phẩm, đảm bảo tiến độ, chất lượng sản phẩm xây dựng đồngthời tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, khuếch trương thương

Trang 9

hiệu đồng thời cũng rất chủ động sáng kiến, cải tiến sản phẩm mới nênphải nói thị trường xây dựng Việt Nam càng ngày càng cạnh tranhmạnh mẽ.

● Tuy nhiên, Hòa Phát lại không phải chỉ tập trung vào ngành thép mà còn

có các sản phẩm từ thép như máy xây dựng, điện lạnh, nội thất hoặc các

dự án trong lĩnh vực xây dựng cơ bản vì vậy so với các đối thủ đây cũng

là một lợi thế và giảm thiểu rủi ro của Tập đoàn

● Sự ra đời của các nhà máy phôi thép, cán thép lớn đi vào hoạt động nhưcông ty TNHH thép đặc biệt Thắng Lợi, CTCP thép Việt Ý, nhà máy thépcán nguội POSCO Vũng Tàu – Việt Nam, CTCP Thép Việt… chưa kể các

dự án thép ngoài quy hoạch làm cho sự cạnh tranh và thách thức trongngành thép gay gắt hơn

Giánguyênvậtliệutrênthếgiớităngmạnh,xungđộtNga–Ukrainediễnbiến

phứctạpkhiếnchogiáthanluyệncoketăng100-200USD/tấn:

● Nguyên nhân chính tác động đến khó khăn, thua lỗ của ngành thép,theo các chuyên gia kinh tế là bởi, ảnh hưởng từ căng thẳng Nga –Ukraine nên khủng hoảng giá nhiên liệu toàn cầu tăng cao Đặc biệt,biến động giá than – một trong những nguyên liệu chính cho sản xuấtgang thép bằng công nghệ lò cao liên tục tăng dẫn đến giá thành sảnxuất các sản phẩm thép tăng mạnh Đối với doanh nghiệp sử dụng phếluyện thép, giá phế liệu cũng liên tục có chiều hướng tăng cao, hiện giáphế liệu đang dao động khoảng 600 USD/tấn Trong vòng hơn 3 thángqua, giá thép liên tục giảm với mức giảm giá cao nhất lên tới hơn 5triệu đồng/tấn, tùy thương hiệu, loại thép và vùng miền Giá bán thépthành phẩm tại khu vực phía Nam đang giao dịch chỉ khoảng 15 đến 16triệu đồng/tấn; phía Bắc khoảng 14 đến 15 triệu đồng/tấn Như vậy,chênh lệch giá nguyên liệu đầu vào lớn hơn giá thép thành phẩm, làmcho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh

3 Thực trạng tình hình tài chính của CTCP Tập đoàn Hòa Phát

Trang 10

3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty:

3.1.1 Đánh giá tình hình biến động tài sản - May

a Hệsốđầutưtàisảnngắnhạn

Hệ số đầu tư vào TSNH= Tổng TSNH / Tổng TS

Trích bảng số 3.1.1a: Hệ số đầu tư vào TSNH của HPG năm 2020-2022

- Qua số liệu bảng trên ta thấy giá trị tổng TSNH năm 2022 là80.514.710.854.456đ , năm 2021 là 94.154.859.648.304đ , giảm -13.640

tỷ đồng với tỷ lệ giảm tương ứng -14,4% Điều này cho thấy chính sáchđầu tư của Doanh nghiệp thiên về TSDH hơn, sẽ làm giảm khả năngthanh toán Tuy nhiên nếu đầu tư nhiều hơn vào TSDH về lâu dài sẽ có lợicho DN

- Tổng TS năm 2022 của doanh nghiệp là 170.335.521.637.132đ , năm

2021 là 178.236.422.358.249 , giảm -7.901 tỷ đồng với tỷ lệ giảm tươngứng -4,4% Nhìn chung Hòa Phát là một doanh nghiệp lớn , có quy môkinh doanh lớn Tuy nhiên vào cuối năm 2022 tổng giá trị TS lại giảm,cho thấy DN đang thu hẹp quy mô kinh doanh

- Hệ số đầu tư vào TSNH có xu hướng giảm từ 0,5282 xuống còn 0,4727cho thấy DN đang thiên về đầu tư TSDH hơn TSNH Việc đầu tư nhiềuhơn vào TSDH cho thấy DN đang đầu tư cho thiết bị máy móc, dâychuyền sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Ngoài raviệc giảm đầu tư vào TSNH sẽ làm giảm khả năng thanh toán của DN

b Hệsốđầutưtàisảndàihạn

Hệ số đầu tư vào TSDH= Tổng TSDH / Tổng TS

Trích bảng số 3.1.1b: Hệ số đầu tư vào TSDH của HPG năm 2020-2022

- Qua số liệu bảng trên ta thấy giá trị tổng TSDH năm 2022 của doanhnghiệp là 89.820.819.782.676đ , năm 2021 là 84.081.562.709.945đ, tăng

Trang 11

5.739 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 6,825% Tỷ trọng đầu tư vàoTSDH cao hơn tỷ trọng đầu tư TSNH cho thấy Doanh nghiệp thiên về đầu

tư TSDH

- Hệ số đầu tư vào TSDH năm 2022 > 0,5 phản ánh khả năng trang bị cơ sởvật chất kỹ thuật, quy trình công nghệ, hướng phát triển trong tương laicủa DN là tốt

c SovớicôngtyVNSteel(TVN)

Qua bảng số 3.1.1c, ta thấy các hệ số đầu tư vào TSNH, hệ số đầu tư vào TSDHcủa công ty đều lớn hơn công ty VNSteel, các hệ số này của công ty đều ổn địnhqua từng năm Tuy có giảm ở năm 2021 nhưng vẫn tăng trưởng ở mức dương vàbắt đầu tăng trở lại vào năm 2022

3.1.2 Đánh giá tình hình biến động nguồn hình thành tài sản (so sánh với các công ty cạnh tranh) - May

Nguồn hình thành tài sản chính là nguồn vốn của công ty Đểđánh giá tình hình biến động nguồn hình thành tài sản ta đi xemxét, phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty

Bảng số 3.1.2: Bảng phân tích biến động nguồn vốn giai đoạn2021-2022

Qua bảng trên, có thể nhận thấy sự giảm đi của tổng vốn của công

ty qua các năm chịu ảnh hưởng bởi cả hai bộ phận: sự gia tăng củavốn chủ sở hữu và sự giảm đi của nợ phải trả Năm gần nhất thì sựgiảm đi của nợ phải trả nhất là nợ ngắn hạn đã ảnh hưởng trực tiếpđến sự giảm đi của tổng nguồn vốn Hoạt động vay nợ luôn tiềm ẩnrủi ro thanh toán do vậy DN cần sử dụng hiệu quả các khoản vaynày để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh nhất là nợ ngắn hạn

Do đó công ty cần tập trung quản lý, sử dụng hiệu quả các khoản

Trang 12

nợ vay để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, an toàn toàn tài chínhtrong kinh doanh.

3.1.3 Đánh giá tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty (so sánh với các công ty cạnh tranh) - Kiều

Qua bảng 3.1.3: bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

ta thấy

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2022 là 8.444.429.054.516 đồngcòn năm 2021 là 34.478.143.197.460 đồng đã giảm 25.994.632.643.429 đồngvới tỷ lệ giảm là 75.39% cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp giảm

Trong đó hoạt động bán hàng của doanh nghiệp chiếm phần lớn Doanh thuthuần từ hoạt động bán hàng giảm 8.270.515.518.713 do các khoản giảm trừtăng lên có thể là do hàng bán bị trả lại tăng lên hay do các khoản chiết khấuthương mại tăng lên Giá vốn hàng bán tăng 16074467774727 đồng với tỷ lệtăng 14.81% có thể là do các xung đột chính trị tăng làm giá nguyên vật liệutăng mạnh mà doanh thu thuần lại giảm đã khiến lợi nhuận gộp giảm24.344.983.293.440 với tỷ lệ 59.22% qua đó cho thấy doanh nghiệp chưa quản

lý tốt chi phí giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng tăng lên với tỷ lệ 25.74%doanh nghiệp cần phải bỏ nhiều chi phí hơn để tạo doanh thu Do đó doanhnghiệp quản lý chi phí bán hàng đang kém đi Tuy nhiên, Chi phí quản lý doanhnghiệp đang giảm đi 23.02% chứng tỏ doanh nghiệp phải bỏ ra ít đồng chi phíhơn để tạo ra doanh thu Chứng tỏ hiệu quả quản lý chi phí quản lý doanhnghiệp đang tốt lên

Về hoạt động tài chính, doanh thu hoạt động tài chính năm 2022 là3.743.650.707.331 đồng năm 2021 là 3.071.440.640.188 đồng đã tăng672.210.067.143 đồng với tỷ lệ là 21.89% Doanh thu hoạt động tài chính tăng

Trang 13

chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi Tuy nhiên cùng với doanh thu tăng thì chiphí tài chính cũng tăng 88.31%

Về hoạt động khác, lợi nhuận khác năm 2022 là 128.910.499.975 đồng năm

2021 là 48.334.267.925 đồng đã tăng 80.576.232.050 đồng với tỷ lệ tăng là166.71% Trong đó thu nhập khác tăng 75.358.619.001 đồng với tỷ lệ 9.46% vàchi phí khác giảm 5.217.613.049 với tỷ lệ giảm 0.7% điều này chứng tỏ doanhnghiệp đang có lãi và hiệu quả quản lý chi phí khác của doanh nghiệp đang tốtlên

Qua đó ta thấy rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpkém, doanh nghiệp cần quản lý tốt chi phí bán hàng và giá vốn hàng bán

3.2 Phân tích công cụ nợ và khả năng thanh toán của công ty 3.2.1 Phân tích tình hình công nợ - Hoàng Linh

a Tỷlệcáckhoảnphảithu

Từ bảng 3.2.1a, ta thấy tỷ lệ các khoản phải thu của HPG trong giaiđoạn 2020 - 2022 đều nhỏ hơn 1 Điều này cho thấy các khoản phải thucủa HPG thấp hơn nhiều các khoản phải trả, có nghĩa HPG chiếm dụngvốn của người bán cao hơn vốn bị khách hàng chiếm dụng Đây là dấuhiệu tốt, giúp cho HPG giảm áp lực nhu cầu vốn lưu động Mặt khác, tỷ

lệ các khoản phải thu của HPG trong 3 năm qua có sự biến động không

ổn định khi tỷ lệ khoản phải thu năm 2021 giảm 0,08 lần so với năm2020; sau đó tăng 0,06 lần để đạt 0,27 lần vào năm 2022 Nguyên nhân

do năm 2021 có Phải thu khách hàng và Phải trả người bán đều tăngnhưng tốc độ tăng Phải trả người bán (tăng 75%) nhanh hơn tốc độ tăngPhải thu khách hàng (tăng 26%) nên tỷ lệ này năm 2021 giảm so vớinăm 2020 Sang năm 2022, Phải thu khách hàng và Phải trả người bánđều giảm nhưng tốc độ giảm Phải trả người bán (giảm 53%) mạnh hơn

Trang 14

- Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) là một tỷ số đo lường khả năng sinh lời củamột công ty so với tổng tài sản của nó.

- ROA phản ánh bình quân mỗi đồng vốn mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạtđộng kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

- Công thức: ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất khả năng sinh lời của tài sản năm 2020 là 11.58% và năm 2022 là4.85%, đã giảm đi 6.73% Tuy chỉ tiêu này của doanh nghiệp trong 3 năm quađều lớn hơn 0, nhưng trong giai đoạn 2020-2022, tỷ suất này có xu hướng giảm.Đối với doanh nghiệp, chỉ số này càng cao càng tốt, tuy vậy chỉ số này giảmxuống chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được sử dụng kém hiệu quả hơn trước,

đó là nhân tố góp phần làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

Hệ số lợi nhuận sau thuế so với chi phí của HPG giảm 0.1112 lần tương ứng với

tỉ lệ giảm 64.43% (từ 0.1726 lần năm 2020 xuống 0.0614 lần năm 2022) Qua

đó cho thấy, đi cùng với sự giảm xuống của lợi nhuận sau thuế là sự tăng lên củatổng chi phí kinh doanh, đã làm cho hệ số này giảm xuống Điều này chứng tỏdoanh nghiệp đang có những chính sách kinh doanh kém hiệu quả, gây ảnhhưởng tiêu cực đến lợi nhuận, và việc quản lý chi phí kinh doanh của doanhnghiệp kém hiệu quả hơn trước

Ngày đăng: 17/05/2024, 12:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w