PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia lớn ở khu vực Đông Á với những điểm giống nhau như đa dạng dân tộc, lịch sử lâu dài và sự phát triển kinh tế nhanh chóng Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng khu vực Đông Á và có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau.
1 Về đặc điểm địa lý:
- Việt Nam nằm ở phía Đông Bắc bán đảo Đông Dương với nền địa hình đa dạng với núi non, sông ngòi, và bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động như đánh bắt hải sản và phát triển du lịch ven biển; bên cạnh đó, Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực lợi thế cho nông nghiệp.
- Trung Quốc chiếm một diện tích rộng lớn trải dài từ phía Đông Nam châu Á đến Trung Á với địa hình đa dạng từ sa mạc Gobi, cao nguyên Tây Bắc đến dãy núi Himalaya tạo ra sự đa dạng trong nguồn tài nguyên tự nhiên và ảnh hưởng đến phân phối các ngành công nghiệp trên toàn quốc.
Cả hai đất nước đều có lịch sử lâu dài và văn hóa độc đáo
- Văn hoá Việt Nam thường phản ánh sự đa dạng và ảnh hưởng của nền văn minh Đông Á
- Văn hóa Việt Nam, với các giá trị truyền thống, tôn giáo, và lối sống cộng đồng, thường xuyên ảnh hưởng đến nền kinh tế
- Sự tập trung vào gia đình và mối quan hệ cá nhân có thể tạo ra môi trường làm việc tích cực, đồng thời ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa.
- Văn hóa Trung Quốc với lịch sử hàng nghìn năm, đóng góp nhiều vào văn hóa thế giới với những yếu tố như ngôn ngữ, triết học, và nghệ thuật
- Với một lịch sử lâu dài, văn hóa Trung Quốc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thức quản lý doanh nghiệp, quan hệ làm việc và chiến lược kinh doanh
- Phong tục và nghi lễ cổ truyền cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong các giao dịch kinh tế.
- Dân số Việt Nam đa dạng với nhiều dân tộc khác nhau, nhưng đa số là dân tộc Kinh
- Dân số trẻ chiếm tỷ lệ lớn, với một độ tuổi trung bình thấp
- Dân số trẻ và đa dạng dân tộc có thể tạo ra nguồn lao động đa dạng và năng động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế
- Tuy nhiên, cũng có thách thức về việc cung ứng việc làm và giáo dục để đáp ứng nhu cầu của một dân số trẻ ngày càng tăng
- Trung Quốc có dân số đông đúc và đa dạng với nhiều dân tộc Tuy nhiên, đa số là dân tộc Hán
- Quốc gia này đã trải qua một quá trình gia tăng độ tuổi trung bình, với sự gia tăng đáng kể của dân số già Dân số lớn có thể cung cấp một lực lượng lao động đáng kể, giúp thúc đẩy sản xuất và tăng cường kinh tế
- Tuy nhiên, thách thức của việc quản lý dân số già và đảm bảo an sinh xã hội trở nên ngày càng quan trọng Đối mặt với việc giảm dân số lao động và gia tăng dân số già, Trung Quốc cũng đang đối mặt với áp lực trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định.
4 Về sự phát triển kinh tế:
Việt Nam và Trung Quốc đều là nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng trong khu vực Đông Á Tuy có sự khác biệt trong mô hình kinh tế và quy mô nhưng cả hai quốc gia đều đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế và thương mại trong khu
- Kinh tế Việt Nam đang trải qua giai đoạn tăng trưởng ổn định, với sự chuyển đổi từ nền nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.
- Chế biến thực phẩm, dệt may, điện tử và du lịch là những lĩnh vực mạnh mẽ trong nền kinh tế Việt Nam.
- Việt Nam đang thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
- Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất thế giới, với tầm ảnh hưởng toàn cầu Quốc gia này nổi tiếng với vai trò chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu và xuất khẩu hàng hóa.
- Các ngành công nghiệp nổi bật bao gồm điện tử, ô tô, và sản xuất hàng tiêu dùng.
- Trung Quốc đang dần chuyển đổi từ mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu sang sự đa dạng hóa và tăng cường tiêu thụ nội địa.
Dù có sự chênh lệch về quy mô và mô hình kinh tế, cả Việt Nam và Trung Quốc đều đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế châu Á và thế giới.
Phân tích khái quát thu nhập nền kinh tế
a Khái quát 5 chỉ tiêu của Trung Quốc
Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ
Từ năm 2018 đến năm 2022 tình hinh kinh tế Trung Quốc có những biến động về xã hội tiêu biểu như đại dịch bệnh Covid-19, các chính sách kinh tế định hướng phát triển 2022 và có sự điều chỉnh chính sách kinh tế năm 2019 trước đó bên cạnh đó thương mại quốc tế với Mỹ trở nên căng thẳng cộng với tác động liên đới từ các xung đột Nga-Ukraine dẫn đến các chỉ số GDP, GNP, GNI, NDI và chỉ số GDP bình quân đầu người nhìn chung có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng biến động. Tổng giá trị GDP Trung Quốc vẫn đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ trong các năm 2018-2022, theo thông tin thống kê từ Wikipedia.org.
GDP năm 2018 là 13.894,908 tỷ đồng với tốc độ tăng là 6,75% tính đến năm 2020 đã tăng nhẹ lên đến 14.687,744 tỷ đồng với tỷ lệ thấp hơn còn 2,24% qua mốc năm
2019 là 14.279,969 tỷ đồng- tỷ lệ 5,95%
- Nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do các chính sách thuế quan đáp trả Mỹ năm
2019 gây ra cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước này
- Bên cạnh đó do đại dịch covid-19 bùng nổ khiến nhiều khu công nghiệp trọng điểm, doanh nghiệp, hoạt động giao thương đình trệ thay vào đó thị trường thương
=> Dẫn tới sự thụt giảm sâu về tốc độ tăng GDP trong năm 2020 nhưng tổng khối lượng GDP vẫn tăng nhẹ - Đây là điểm mốc tốc độ tăng GDP thấp nhất trong cả thập kỷ trước đó của Trung Quốc.
GDP năm 2020 14.687,744 tỷ đồng với tỷ lệ 2,24% đã tăng mạnh lên đến 17.820,460 tỷ đồng- tỷ lệ tăng 8,45% trong năm 2021.
- Nguyên nhân chủ quan là do kiểm soát được tình hình dịch bệnh và việc các nhà máy, khu công nghiệp quay lại hoạt động.
- Nguyên nhân khách quan : do khả năng kiểm soát dịch bệnh ở nhiều nước khác còn chậm và muộn nên việc mở cửa sản xuất và giao thương còn hạn chế hơn Trung Quốc.
GDP từ năm 2022 là 17.963,171 đã tăng nhẹ 2,99%, tỷ lệ tăng giảm mạnh so với giai đoạn 2020-2021.
- Nguyên nhân chủ quan : các chính sách kinh tế 2022 của nhà nước giúp tăng giá trị GDP
- Nguyên nhân khách quan : khủng hoảng bất động sản và biến động lạm phát cao là rào cản khiến tỷ lệ tăng GDP thấp.
GNP gia tăng nhẹ qua các năm 2018 đến 2022 lần lượt là : 13894,847 tỷ đồng(2018); 14279,928 tỷ đồng (2019); 14687,627 tỷ đồng (2020); 17820,335 tỷ đồng(2021); 17962,979 tỷ đồng (2022).
- Nguyên nhân chủ quan do các chính sách kinh tế nhà nước và chiến lược kiểm soát bệnh dịch, an ninh xã hội luôn được đề cao và tập trung phát triển nâng được tổng giá trị GDP qua các năm, cùng với thu nhập ròng từ nước ngoài là con số âm nhưng không đáng kể.
- Nguyên nhân khách quan do các biến động về thương mại quốc tế, biến động đại dịch và lạm phát toàn cầu đặc biệt các năm 2021-2022 Chiến tranh Nga- Ukraine: Cuộc chiến đã gây ra “một cú sốc năng lượng to lớn và ở tầm lịch sử”, thổi bùng lạm phát, bào mòn niềm tin, làm suy yếu sức mua và gia tăng rủi ro trên khắp thế giới, khiến cho tăng trưởng Trung Quốc chậm lại rõ rệt.
So sánh thấy chỉ số GNP luôn nhỏ hơn GDP qua các năm chứng tỏ Trung Quốc đang có mức NIA luôn âm và đang thực hiện thúc đẩy các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn việc đầu tư ra nước ngoài.
Cùng xu hướng tăng của GDP và GNP là tăng theo các năm nhưng tốc độ tăng còn biến động Tổng giá trị GNI tăng liên tục : 13,833.879 tỷ USD (2018); 14,239.959 tỷ USD (2019); 14,570.139 tỷ USD (2020); 17,696.313 tỷ USD (2021) và 17,770.852 tỷ USD (2022) Tốc độ tăng trưởng GNI từ 2018-2022 lần lượt là 6.42%, 6.12%, 1.71%, 8.56% và 2.60%.
- Nguyên nhân chủ quan : Năm 2019 Trung Quốc đã có những chính sách điều chỉnh kinh tế như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm kích cầu để đảm bảo tài chính- kinh tế trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung 2018-2019-> tốc độ tăng trưởng GN năm 2018 và 2019 không chênh lệch nhiều Đến 2020 Trung Quốc định hướng tăng sẳn lượng công nghiệp và tăng cung hàng hóa nhân cơ hội thiếu cung về hàng hóa toàn cầu trong đại dịch Covid-19 -> tổng GNI năm 2020 có tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng lại thụt giảm mạnh 2021 có các chính sách xã hội ( chính sách tiêm trủng, chính sách thúc đẩy quay lại sản xuất mạnh ) giúp tổng GNI quốc gia này tăng mạnh 2022 ra thêm chính sách kinh tế 2022 giúp tăng GNI 2022 nhưng chịu tác động mạnh của lạm phát khiến tốc độ tăng trưởng thấp.
- Nguyên nhân khách quan : 2019-2020 covid-19; 2021-2022 chiến tranh Nga-Ukraine và xung đột với khối EU.
* So sánh: GNI qua các năm luôn thấp hơn GDP nhưng không đáng kể chứng tỏ chính sách thuế tại Trung Quốc có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước này nhận được thu nhập từ nước ngoài và chuyển về quốc gia mẹ.
4 GDP bình quân đầu người :
Có xu hương tăng tổng khối lượng và tỷ lệ gần như tương đương với tỷ lệ tăng của GDP Từ năm 2018- 2022 GDP bình quân đầu người có khối lượng là: 9905.406; 10143.860; 10408.720; 12617.505 và 12720.216 (USD) tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.94%; 2.32%; 21.46% và 0.42%.
- Nguyên nhân chủ quan là do các chính sách việc làm sau đại dịch và tổng GDP tăng dẫn đến tổng GDP bình quân đầu người tăng theo.
Tăng đều qua các năm có xu hướng giống như các chỉ tiêu GDP, GNP; GNI và GDP bình quân đầu người Cụ thể năm 2018-2022 có tổng khối lượng NDI là 13831.863; 14250.185; 14578.414; 17712.158; 17789.910 (tỷ USD) NDI tăng thể hiện một phần thu nhập và mức chi tiêu của người dân đang tăng dần lên.
- Nguyên nhân chủ quan : GNI tăng cùng với chuyển nhượng hiện hành thuần từ nước ngoài tăng dần theo từng năm nhưng không đáng kể.
- Nguyên nhân khách quan : cùng với biến động thị trường xuất nhập khẩu, giao thương thế giới tác động đến chỉ số NDI.
Kết luận : Tổng thể xu hướng tiêu dùng, lích lũy và thu nhập của Trung Quốc trong giai đoạn 2018-2022 đã và đang theo xu hướng tăng dần, ổn định mặc dù các tác nhân khách quan có kìm hãm mức độ tăng trưởng về sản lượng quốc nội dẫn đến ảnh hưởng các chỉ tiêu khác nhưng nhà nước Trung Quốc cũng đã chủ động có những chính sách điều tiết kinh tế, ổn định an ninh xã hội nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và ổn định tình hình tài chính- kinh tế trong nước.
Giải pháp: Hiện tại các chế tài của Trung Quốc đang phát huy tốt tác dụng tăng trưởng kinh tế đều và ổn định, tuy nhiên cần phát triển thêm, nhà nước Trung Quốc cần xem xét thêm các yếu tố cơ sở hạ tầng và xã hội như vấn đề việc làm, giáo dục,
1 Tăng cường đầu tư công: tăng cường đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng như đường cao tốc, cầu cảng, và các dự án năng lượng tái tạo Điều này không chỉ tạo ra việc làm mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Phân tích GDP theo thành phần kinh tế
Kinh tế ngoài Nhà nước 3.514.624,36 50,2 3.895.947,83 50,6 4.067.451,27 50,56 4.260.408,80 50,2 4.818.156,90 50,46
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1.369.513,10 19,54 1.534.823,16 19,91 1.609.113,00 20 1.717.814,54 20,24 1.953.549,00 20,46 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 629.410,60 8,98 689.302,07 8,94 705.470,32 8,77 742.480,14 8,75 816.105,84 8,55
Căn cứ vào bảng phân tích, tổng GDP và GDP theo các thành phần kinh tế trong giai đoạn 2018 - 2022 đều tăng qua các năm Tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2022 đã đạt 9.548.737,67 tỷ đồng Trong giai đoạn 2018 - 2022, nền kinh tế phải chịu ảnh hưởng nặng nề của bối cảnh xã hội và biến động của thời đại Đại dịch Covid-19 đã có những tác động rõ rệt với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt là trong năm 2020, 2021 khi nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh Thế nhưng theo khảo sát, GDP Việt Nam vẫn luôn tăng hạng từ năm 2018 và đến năm 2022 GDP Việt Nam đứng thứ 36 trong tổng số 207 nền kinh tế trên thế giới GDP tăng là do sự đóng góp của cả 3 thành phần kinh tế, bao gồm: Thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế ngoài nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, tỷ trọng GDP của các thành phần kinh tế trong tổng GDP trong 5 năm không có sự thay đổi đáng kể, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn đến từ kinh tế ngoài Nhà nước (khoảng hơn 50%) Trong giai đoạn năm 2018 - 2022, tỷ trọng từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng tăng qua các năm.
GDP tăng cho thấy quy mô nền kinh tế được mở rộng, khối lượng hàng hóa dịch vụ tăng lên giúp chính phủ thực thi các chính sách xã hội, gia tăng mức độ tín nhiệm quốc gia Ngoài ra, tăng trưởng GDP một phần đã khẳng định tính đúng đắn, kịp thời và hiệu quả của các biện pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt của các cấp, bộ ban ngành, các địa phương cùng thực hiện
Trong khi đó Trung Quốc trong giai đoạn từ 2018 đến 2022, kinh tế Trung Quốc trải qua sự giảm tốc độ tăng trưởng nhưng vẫn duy trì sự ổn định Đối mặt với chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai chính sách kích thích nội địa, giảm thuế, và tập trung vào đổi mới công nghệ Ngành công nghiệp và công nghệ tiếp tục phát triển, trong khi những biện pháp bảo vệ môi trường và chuyển đổi năng lượng cũng được tăng cường Mặc dù gặp thách thức từ biến động tài chính và chiến tranh thương mại, nhưng Trung Quốc vẫn giữ vững vị thế lớn và là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới trong nhiều năm liền cho đến thời điểm hiện tại.
Xét về mặt bằng chung hai nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc có sự
GDP của Trung Quốc Tuy nhiên, chúng ta cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực trong giai đoạn này của kinh tế Việt Nam, vượt lên trên những ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những định hướng, chính sách cấp thiết, phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Theo thể chế Việt Nam, đất nước ta đang tồn tại 3 thành phần kinh tế, bao gồm: Kinh tế Nhà nước, Kinh tế ngoài Nhà nước, Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài GDP theo 3 thành phần kinh tế đều gia tăng qua các năm Trong đó, kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP, tiếp theo là kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng GDP Cụ thể:
+ Thành phần kinh tế Nhà nước:
GDP quý IV/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019 Tính đến cuối năm 2022, khu vực kinh tế Nhà nước đạt 1.960.925,94 tỷ đồng, tăng 1.061.262,07 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 12,5% so với năm 2021 Nhìn chung, từ năm 2018, số tiền trong khu vực kinh tế Nhà nước đều tăng qua các năm nhưng tỷ trọng lại có sự biến động Năm 2018, tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 21,34% nhưng đến năm 2019, giảm còn 20,59% Sau đó lại tăng nhẹ vào năm 2020 (20,67%), năm 2021 (20,81%), và lại giảm vào năm 2022 (20,53%)
Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế (bao gồm các yếu tố thuộc sở hữu nhà nước và các yếu tố thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước được giao quyền đại diện chủ sở hữu) do nhà nước tổ chức, quản lý, điều hành Có thể xác định rằng,vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước không chỉ là sự định hướng phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm thực hiện các mục tiêu của tiến trình phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, mà còn cho thấy sự khác biệt lớn của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Ðó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Chính vì thế, dù tỉ trọng của thành phần kinh tế Nhà nước trong tổng GDP chỉ đứng thứ 2 sau thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.
+ Vị trí, vai trò: Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và đặc biệt trong nền kinh tế Việt Nam Kinh tế Nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường
+ Ví dụ: Trong giai đoạn 2018 - 2022, do có sự ảnh hưởng vô cùng lớn đến từ đại dịch COVID-19, đã tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, tuy nhiên chúng ta đã ghi nhận những kết quả đáng tự hào từ các tập đoàn, các Tổng công ty Nhà nước như: Tập đoàn Viễn thông Quân Đội Viettel, BIDV, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn EVN, CTCP Lọc - Hóa dầu Bình Sơn. Phân tích cụ thể vào Viettel giai đoạn 2018 - 2022, thu được mức tăng trưởng doanh thu 6,1% đem lại cho Viettel lợi nhuận trước thuế lên tới 43,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2021; nộp ngân sách nhà nước 38 nghìn tỷ đồng tương đương đóng góp năm 2019 – trước đại dịch Covid của Tập đoàn Nguồn doanh thu chủ lực từ viễn thông được Viettel duy trì khi tiếp tục giữ vững vị trí nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động số 1 Việt Nam với 54% thị phần Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ viễn thông Viettel bằng 1,5 lần trung bình ngành trên thế giới. Thực tiễn cho thấy các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã bước đầu khẳng định được vai trò là lực lượng nòng cốt, đầu tàu trong việc dẫn dắt nền kinh tế đất nước và thực hiện chính sách xã hội và an sinh xã hội Như vậy, trong nhiều năm qua, kinh tế Nhà nước đã và đang có sự phát triển tốt, ngày càng khẳng định vị thế chủ đạo trong nền kinh tế, đồng thời có những đóng góp tích cực giúp cho "kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện.
+ Ưu điểm: Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước có quy mô vốn lớn, nắm giữ các ngành then chốt trong xã hội như ngân hàng, dầu khí…, từ đó đảm bảo nhu cầu an sinh xã hội.
+ Nhược điểm: Tuy nhiên, quy mô vốn của các doanh nghiệp này do Nhà được chọn ngành nghề để kinh doanh cũng ảnh hưởng một phần đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ So sánh với Trung Quốc: Nền kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nền kinh tế đang phát triển định hướng thị trường kết hợp kinh tế kế hoạch thông qua các chính sách công nghiệp và chiến lược kế hoạch 5 năm Kinh tế Trung Quốc chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các doanh nghiệp có vốn sở hữu hốn hợp, mặc dù vậy khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài vẫn có điều kiện thuận lợi để phát triển trong hệ thống chủ nghĩa xã hội thị trường Doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 60% giá trị vốn hóa thị trường của Trung Quốc vào năm 2019, đóng góp tới 15 nghìn tỷ USD vào năm 2021 Mặc dù cũng phải chịu tác động từ đại dịch COVID-19, đồng thời đến tận năm 2022 chính phủ Trung Quốc vẫn kiểm soát nghiêm và phong tỏa nhiều thành phố lớn tại Trung Quốc, nhưng nền kinh tế Trung Quốc năm 2022 có thể tăng trưởng ít nhất 4,4% Trong bài phát biểu năm mới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này đã vượt hơn 120.000 tỷ nhân dân tệ (17.400 tỷ USD) trong năm 2022 Điều này đồng nghĩa GDP năm qua dự kiến tăng trưởng ít nhất 4,4% Năm 2021, GDP Trung Quốc là 114.900 tỷ nhân dân tệ, theo ước tính sửa đổi của Cục Thống kê Quốc gia nước này hồi đầu năm 2023 Chính vì việc kiểm soát tốt các doanh nghiệp nhà nước theo thành phần kinh tế Nhà nước cùng những chính sách kiểm soát nền kinh tế phù hợp mà trong nhiều năm gần đây Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 theo xếp hạng GDP danh nghĩa trong hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới.
+ Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước:
Năm 2022, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt 4.818.156,90 tỷ đồng, tăng557.748,10 tỷ đồng so với năm 2021 với tỷ lệ tăng là 13,09% Đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng GDP với 50,46% Từ thời điểm 2018,thành phần kinh tế ngoài Nhà nước luôn tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thành phần kinh tế (hơn 50%) Thực tiễn 35 năm đổi mới đất nước,dưới sự lãnh đạo của Đảng, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đã phát triển rộng khắp trong cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an sinh xã hội của đất nước Đặc biệt, lực lượng doanh nghiệp tư nhân đã góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi diện mạo đất nước, tạo dấu ấn, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; hình thành nhiều thương hiệu có tính cạnh tranh khu vực và quốc tế Trong giai đoạn 2018 - 2022, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước phải chịu ảnh hưởng rất lớn đến từ đại dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp tư nhân phải đứng trên bờ vực phá sản, tuy nhiên thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời
“Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, các doanh nghiệp đã nhanh chóng hòa nhập và thích ứng với điều kiện khó khăn của dịch bệnh, không để xảy ra gián đoạn sản xuất - kinh doanh, giữ vững kế hoạch tăng trưởng đề ra.
+ Vị trí, vai trò: Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, được hỗ trợ phát triển thành các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao.
Phân tích GDP theo ngành (khu vưc) kinh tế
Giải pháp
Trung Quốc đã trải qua sự phát triển đáng kể trong thập kỷ gần đây và có những điều mà Việt Nam có thể học hỏi để cải thiện và phát triển Dưới đây là một số điểm quan trọng:
- Đối với ngành du lịch và dịch vụ
Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp mở rộng thời hạn visa, giảm phí visa hoặc thậm chí miễn visa cho một số quốc gia nhất định, nhằm tăng cường du lịch giữa Trung Quốc và các đối tác quốc tế
Việt Nam có thể áp dụng chính sách miễn visa hoặc visa 0 đồng cho một số quốc gia có mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam Điều này có thể giúp tăng cường quan hệ ngoại giao và thu hút du khách từ các thị trường quan trọng Ngoài ra, Việt Nam có thể giảm phí Visa hoặc khuyến mãi Visa để giảm áp lực tài chính đối với du khách Điều này có thể tạo động lực cho họ chọn Việt Nam thay vì các quốc gia cạnh tranh.
+ Bảo dưỡng và phục hồi di tích lịch sử văn hóa
Ngành du lịch Trung Quốc phát triển mạnh trước hết là dựa vào thế mạnh tiềm năng văn hoá đặc sắc, phong phú Trung Quốc luôn cung cấp nguồn lực tài chính cho các dự án bảo tồn và phục hồi di tích Ngân sách được phân bổ để duy trì, bảo quản và khôi phục di tích lịch sử và văn hóa quan trọng Trung Quốc xác định những di tích nào cần được ưu tiên và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn bảo tồn
Ngành du lịch Việt Nam cần chú trọng thêm vào phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa và giá trị truyền thống của dân tộc; đặc biệt tập trung phát triển du lịch biển, đảo, các địa điểm du lịch văn hóa, tâm linh có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao Nhà nước nên phân bổ ngân sách để bảo dưỡng định kỳ, phục hồi và bảo tồn các di tích đồng thời tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để cải thiện trải nghiệm của du khách, sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong việc khôi phục và giới thiệu di tích Một số di tích lịch sử văn hóa Việt Nam nên chú trọng đó là: Tràng An (Ninh Bình), Cố đô Huế (Huế), Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội),
+ Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch
Ngày nay, ở hầu hết các vùng địa phương của Trung Quốc, việc xây dựng thành công khu phố đi bộ và mua sắm trở thành xu hướng phổ biến, như Vương Phủ Tỉnh ở Bắc Kinh Các đô thị lớn của Trung Quốc đã thành công trong việc phát triển mô hình du lịch kết hợp với thương mại, thu hút du khách không chỉ để tham quan mà còn để trải nghiệm mua sắm, nghiên cứu thị trường và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Đa dạng hóa về sản phẩm và thị trường du lịch nên được đặt là mục tiêu hàng đầu để phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới Ngành du lịch nước ta cần tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, có quy mô và đặc điểm riêng biệt, độc đáo, chú trọng vào việc phát huy những điểm mạnh, bản sắc văn hóa địa phương và quốc gia Có thể kể đến các loại hình như Du lịch hang động, rừng; Du lịch khám phá và mạo hiểm; Du lịch nghỉ dưỡng,
+ Quảng bá và tiếp thị
Trung Quốc đã thực hiện chiến lược quảng bá và tiếp thị hiệu quả trên thị trường quốc tế để thu hút du khách Việt Nam có thể học hỏi về cách tiếp cận thị trường quốc tế, sử dụng mạng xã hội và các kênh truyền thông khác để tăng cường quảng bá.
+ Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch:
Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch, bao gồm cả việc cung cấp tài trợ và ưu đãi thuế Việt Nam có thể xem xét các chính sách tương tự để thúc đẩy phát triển của ngành du lịch.
- Đối với ngành xây dựng
+ Mở rộng, phát triển cơ sở hạ tầng
Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các chính sách đầu tư đồng bộ, tập trung vào nhiều lĩnh vực hạ tầng khác nhau như đầu tư vào xây dựng và mở rộng đường cao tốc, cầu đường, cảng biển, và các cơ sở hạ tầng giao thông khác như đường sắt và sân bay Chính sách tập trung vào việc phân phối đầu tư để đảm bảo rằng các khu vực, đặc biệt là những khu vực phát triển kém, nhận được sự hỗ trợ cần thiết Điều này nhằm giảm bất đồng địa bàn và thúc đẩy sự cân đối về phát triển kinh tế.
Việt Nam có thể xem xét việc đầu tư mạnh mẽ vào các dự án hạ tầng quy mô lớn như xây dựng và mở rộng đường cao tốc, cầu đường, cảng biển, đường sắt, và các cơ sở hạ tầng khác để nâng cao khả năng vận chuyển và thúc đẩy sự phát triển kinh tế Đồng thời, Việt Nam cần đảm bảo phân phối đầu tư hợp lý để giảm bất đồng phát triển giữa các khu vực, không chỉ tập trung vào các thành phố lớn mà còn cả những vùng chưa phát triển Cần xác định rõ những vùng có nhu cầu hạ tầng cao và ưu tiên đầu tư vào những dự án quan trọng có thể kết nối các vùng miền.
+ Quy trình xây dựng tiên tiến
Trung Quốc đã tích hợp công nghệ tự động hóa vào quy trình xây dựng, từ giai đoạn lập kế hoạch đến thi công; quy trình xây dựng tiên tiến của Trung Quốc chú trọng vào việc sử dụng máy móc và robot hiện đại Các máy móc như máy đào, máy xúc, và thiết bị tự động hóa được tích hợp để thay thế công việc lao động lớn và tăng cường sức mạnh làm việc Điều này không chỉ giảm chi phí lao động mà còn giúp tăng cường an toàn và chính xác trong xây dựng Một trong những công trình đường sắt cao tốc tiêu biểu áp dụng quy trình xây dựng tiên tiến củaTrung Quốc là Mạng lưới Đường sắt Cao tốc Trung Quốc (CRH - China Railway
Trước hết, Việt Nam cần phát triển thêm các chương trình đào tạo và phát triển nhân sự chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng và quản lý hạ tầng Điều này bao gồm việc học kỹ thuật sử dụng máy móc và công nghệ tự động hóa Việt Nam nên đầu tư vào việc áp dụng công nghệ tự động hóa trong quy trình xây dựng, từ lập kế hoạch đến thi công Sử dụng máy móc và robot hiện đại giúp giảm sức lao động, tăng cường hiệu suất và giảm thời gian xây dựng Ngoài ra, nước ta có thể phát triển hệ thống quản lý thông tin đa dạng để giám sát và điều khiển quá trình xây dựng từ xa Sự tích hợp của công nghệ thông tin giúp cải thiện đồng bộ và hiệu quả trong toàn bộ dự án Chính phủ Việt Nam cần có chính sách quản lý chi phí một cách hiệu quả để giảm lãng phí và tối ưu hóa nguồn lực.
+ Xây dựng nhà ở phù hợp với nhu cầu thị trường
Trung Quốc đã chú trọng vào việc xây dựng nhà ở phù hợp với nhu cầu thị trường, bao gồm cả những dự án nhà ở xã hội Việt Nam có thể tìm hiểu cách thích ứng với nhu cầu thị trường và đảm bảo sự bền vững trong phát triển nhà ở.
+ Chú trọng vào quản lý chất lượng
Trung Quốc đã tập trung vào việc nâng cao chất lượng công trình thông qua các tiêu chuẩn chất lượng và kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt Việt Nam có thể mô phỏng mô hình này để đảm bảo rằng các công trình xây dựng đáp ứng các yêu cầu chất lượng và an toàn.
- Đối với ngành công nghiệp
+ Hỗ trợ công nghiệp công nghệ cao
Trung Quốc đã tập trung vào việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), và các công nghệ tiên tiến khác Chính phủ đã cung cấp các gói hỗ trợ tài chính và thuế để khuyến khích nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao Các doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu có thể đăng ký để nhận được hỗ trợ tài chính từ các quỹ này, giúp họ thực hiện các dự án nghiên cứu đổi mới và phát triển sản phẩm công nghệ tiên tiến